Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2532/QĐ-TTg Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận 2020 2030 2016

Số hiệu: 2532/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 28/12/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2532/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thphát triển kinh tế - xã hội;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gồm những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển:

- Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận trong tổng thể phát triển chung của cả nước và khu vực; phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam miền Trung, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Huy động cao nhất các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ và chất lượng tăng trưng kinh tế, sớm rút ngắn chênh lệch và tiến kịp trình độ phát triển chung của cả nước. Xây dựng Bình Thuận trở thành một tỉnh công nghiệp - dịch vụ theo hướng hiện đại.

- Chủ động hội nhập, thực hiện tốt việc liên kết vùng; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vừa phát triển theo chiều rộng, vừa chú trọng đúng mức phát triển theo chiều sâu, tăng nhanh khu vực có năng suất lao động cao, hiệu quả lớn; hình thành rõ nét những sản phẩm mũi nhọn, những vùng động lực của tỉnh trên cơ sở phát huy nhân tố con người, các khâu đột phá trọng điểm mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh.

- Phát triển kinh tế - xã hội bền vững: Kết hợp tăng trưng kinh tế với đảm bảo thực hiện công bằng xã hội; bảo vệ tài nguyên - môi trường; đng thời, thường xuyên rà soát quá trình phát triển để Điều chỉnh cho phù hợp.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh trên từng địa bàn.

2. Mục tiêu phát triển:

a) Mục tiêu tổng quát:

Khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế, chủ động hội nhập, phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng. Xây dựng và phát triển Bình Thuận đến năm 2030 căn bản trthành một tnh công nghiệp theo hướng hiện đại, tập trung xây dựng 3 trung tâm mang tầm quốc gia: Trung tâm năng lượng; trung tâm du lịch - thể thao biển; trung tâm chế biến quặng sa khoáng titan; có đủ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, đồng bộ, liên thông với cnước; quan hệ sản xuất tiến bộ; an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người không thấp hơn bình quân chung của cả nước, môi trường được bảo vệ tốt; quốc phòng - an ninh không ngừng được củng cố, trật tự xã hội được giữ vững.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Về kinh tế:

+ Phấn đấu giai đoạn 2016 - 2020 có tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt bình quân 7,0 - 7,5%/năm, trong đó: Nông - lâm - thủy sản tăng 3,3 - 3,8%, Công nghiệp - xây dựng tăng 9,0 - 9,5%, Dịch vụ tăng 8,2 - 8,7%. Tầm nhìn giai đoạn 2021 - 2030 có tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt bình quân 7,2 - 7,5%/năm, trong đó: Nông - lâm - thủy sản tăng 2,8 - 3,0%, Công nghiệp - xây dựng tăng 10,0 - 11,5%, Dịch vụ tăng 6,2 - 6,4%.

+ Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Đến năm 2020: Tỷ trọng nông - lâm - thủy sản giảm còn 21,4 - 21,8%, công nghiệp - xây dựng chiếm 31,4 - 31,8%, dịch vụ chiếm 46,6 - 47,0%. Đến 2030: Tỷ trọng nông - lâm - thủy sản giảm còn 12,0 - 12,5%, công nghiệp - xây dựng chiếm 45,0 - 46,0%, dịch vụ 42,0 - 43,0%.

+ Phấn đấu GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 3.100 - 3.200 USD. Đến năm 2030 đạt 8.200 - 8.500 USD.

+ Thu hút vốn đầu tư toàn xã hội so với GRDP bình quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 chiếm 43 - 44%, giai đoạn 2021 - 2030 chiếm 44 - 45%.

+ Tỷ lệ thu nội địa so với GRDP bình quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 (chưa tính các khoản thu trực tiếp từ dầu khí và thuế xuất nhập khẩu) đạt 9,5 - 10,0%, giai đoạn 2021 - 2030 đạt 9,0 - 9,5%.

+ Chi đầu tư phát triển trong cân đối chi ngân sách địa phương bình quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 chiếm 35%, giai đoạn 2021 - 2030 chiếm 40%.

+ Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt khoảng 600 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 380 triu USD. Đến 2030 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt khoảng 1 tỷ USD.

- Về xã hội:

+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2020 giảm còn 0,87%; tỷ lệ tăng dân số trung bình giai đoạn 2016 - 2020 là 0,7%/năm và giai đoạn 2021 - 2030 là 0,65%.

+ Giải quyết việc làm bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 24.000 lao động/năm; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ. Tỷ lệ lao động qua đào tạo bằng các hình thức đến năm 2020 đạt 65 - 70%, đến 2030 đạt 70 - 75%.

+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) bình quân hàng năm từ 1,0 - 1,2%.

+ Tăng tỷ lệ huy động và nâng cao chất lượng giáo dục. Đến năm 2020, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt trên 40%; tỷ lệ phổ cập mm non đạt 80%; tlệ đi học trung học cơ sở đúng độ tuổi đạt 90% và tỷ lệ đi học trung học phổ thông đạt trên 50%. Đến năm 2030, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 70 - 80%; tỷ lệ phổ cập mầm non bằng trung bình cả nước.

+ Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; xây dựng, nâng cấp các trạm y tế xã theo chuẩn quốc gia. Phấn đấu đạt tỷ lệ 7,0 bác sĩ/vạn dân và 30,6 giường bệnh/vạn dân vào năm 2020, bằng trung bình cả nước vào năm 2030. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đến năm 2020 (theo chuẩn mới) đạt 100%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tui suy dinh dưỡng đến năm 2020 duy trì ở mức dưới 9%, đến năm 2030 bng mức trung bình cả nước.

+ Phấn đấu đến năm 2020 có 50% số xã (48 xã) đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, đến năm 2030 đạt 100% số xã nông thôn mới. Đến năm 2020 có 50% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; phấn đấu đạt 100% thôn, khu phố vùng đồng bằng và 60% thôn, bản miền núi, hải đảo có nhà văn hóa và khu thể thao.

+ Tỷ lệ đô thị hóa phấn đấu đạt 40 - 45% vào năm 2020 và đạt 50 - 55% vào năm 2030.

- Về môi trường:

+ Đến năm 2020, có trên 98% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có 65% hộ dân được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế; đến năm 2030 đạt 100% hộ dân sử dụng nước sạch.

+ Tỷ lệ hộ dùng điện đến năm 2020 đạt trên 99%, đến 2030 đạt trên 99,5%.

+ Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom xử lý đến năm 2020 đạt 93 - 94%, đến năm 2030 là 100%. Tỷ lệ chất thải rắn ở khu vực nông thôn được thu gom xử lý đến năm 2020 đạt 50%, đến năm 2030 là 60 - 70%.

+ Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đến năm 2020 đạt 100%.

+ Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 43% (nếu tính cả cây công nghiệp và cây lâu năm đạt 55%).

3. Nội dung quy hoạch:

a) Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực:

- Khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, nông thôn:

+ Nông nghiệp:

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại; phát triển nông thôn gắn với đô thị, công nghiệp - dịch vụ. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn đi đôi với bảo vệ môi trường.

Cụ thể hóa và triển khai thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định s899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, cht lượng cao, không ngừng nâng cao giá trị gia tăng trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế của địa phương. Cơ cấu lại ngành trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung; phát triển vững chắc các loại cây trồng chủ lực, lợi thế như cây thanh long, cao su, Điều và các loại cây trồng phù hợp với lợi thế và Điều kiện thổ nhưỡng và khả năng ứng phó với biến đi khí hậu của từng vùng. Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương sử dụng linh hoạt, có hiệu quả diện tích đất lúa. Chuyển mạnh chăn nuôi sang hình thức trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp có kiểm soát an toàn dịch bệnh và môi trường; gắn quy hoạch phát triển chăn nuôi với hệ thống giết mổ, chế biến, bảo quản và tiêu thụ.

Hết sức coi trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, bảo quản, chế biến các loại nông sản; tập trung cải tiến giống cây trồng và vật nuôi đi đôi với tăng cường công tác an toàn vệ sinh thực phẩm; từng bước hình thành mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; gắn chặt sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đi với các sản phẩm lợi thế và có khả năng cnh tranh cao; chú ý nâng cao cht lượng quả thanh long; nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng lúa chất lượng cao. Tchức lại sản xuất trong nông nghiệp, cùng với việc khuyến khích phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã và các hình thức hợp tác khác, cn quan tâm phát triển các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị.

Phấn đấu đến năm 2020: Sản lượng lương thực đạt 811.000 tấn (trong đó: thóc đạt 616.000 tấn, bắp 195.000 tấn); sản lượng mủ cao su đạt 65.000 tấn; sản lượng thanh long đạt 750.000 tấn; Điều đạt 14.000 tấn; sản lượng thịt hơi các loại sản xuất đạt 40.000 tấn.

+ Lâm nghiệp:

Tăng cường các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, ngăn chặn và đẩy lùi nạn phá rừng; đặc biệt chú ý rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, vùng giáp ranh với các tỉnh lân cận. Khuyến khích thực hiện thuê, nhận khoán bảo vệ rừng, trồng rừng kết hợp chăn nuôi, phát triển lâm sản ngoài gỗ để tăng thu nhập, phát triển rừng bền vững.

Đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng phải tổ chức bảo vệ nghiêm ngặt, tăng quyền hạn cho người bảo vệ, tăng quyền lợi cho họ nhiều hơn. Đối với rừng sản xuất, mạnh dạn xem xét giao rừng cho tổ chức, cá nhân có đủ Điều kiện và có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả để thực hiện giữ rừng và kinh doanh, không nhất thiết phải là lâm trường, công ty nhà nước.

Phát triển mạnh trồng rừng sản xuất trên cơ sở tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nhất là giống, đầu tư thâm canh để tăng năng suất, chất lượng rừng phù hợp với Điều kiện cụ thtừng vùng sinh thái. Song song với phát triển trồng rừng nguyên liệu gỗ nhỏ, phục vụ nguyên liệu cho chế biến trong ngn hạn phải ưu tiên nghiên cứu xây dựng các mô hình trng rừng kinh tế với các loài cây gỗ lớn có mức độ gia tăng sinh khối nhanh, sản lượng khai thác cao, chu kỳ khai thác được rút ngắn, tạo nguồn cho công nghiệp chế biến lâm sản n định về lâu dài; thực hiện tốt việc trng rừng thay thế khi chuyn đi mục đích sử dụng.

Phát triển công nghiệp chế biến lâm sn theo quy hoạch, đa dạng về quy mô, loại hình sản phẩm, thị trường tiêu thụ. Gắn quy hoạch vùng trồng rừng nguyên liệu với quy hoạch chế biến lâm sản; hỗ trợ các công ty lâm nghiệp, các doanh nghiệp đầu tư phát triển cơ sở chế biến lâm sản có công nghệ hiện đại sử dụng nguyên liệu tại chỗ, chế biến các mặt hàng xuất khẩu theo mô hình quản lý, sử dụng rừng bền vững (FSC); đồng thời, sắp xếp các cơ sở chế biến đồ gỗ nội thất, gia dụng các địa bàn nông thôn phục vụ nhu cầu tại chỗ trên cơ sở quản lý chặt chẽ nguyên liệu đầu vào.

Phấn đấu trong giai đoạn 2016 - 2020, trồng mới rừng tập trung 44.440 ha; trồng cây phân tán 3.540 ha; chăm sóc rừng trng 14.410 ha; giao khoán bảo vệ rừng 159.880 ha; khoanh nuôi rừng tái sinh 6.730 ha.

+ Thủy sản:

Quan tâm chđạo đúng mức đối với kinh tế biển. Đồng thời với phát triển công nghiệp, du lịch biển, khuyến khích ngư dân đầu tư đóng thuyền công suất lớn, phát huy mô hình đội tàu khai thác xa bờ, gắn với dịch vụ hậu cần, chế biến trên biển và góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản theo Điều kiện từng vùng. Tập trung phát triển sản xuất giống có lợi thế; duy trì ổn định diện tích nuôi nước lợ, nuôi trên biển; khuyến khích phát triển một số vùng nuôi thủy sản nước ngọt tập trung theo quy hoạch. Tăng cường các biện pháp bảo vệ ngư trường.

Đẩy mạnh phát triển thủy sản theo hướng toàn diện, nâng cao hiệu quả khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Triển khai thực hiện tốt các chính sách ưu đãi của Chính phủ để đẩy mạnh phát triển năng lực tàu thuyền công suất lớn; tiếp tục nhân rộng và phát huy mô hình Tổ Đoàn kết sản xuất, Nghiệp đoàn nghề cá. Hạn chế tối đa phát triển thuyền công suất nhỏ, khai thác ven bờ; xử lý nghiêm mọi hoạt động làm cạn kiệt, hủy hoại môi trường. Huy động tối đa các nguồn vốn, tăng cường đầu tư, cải tạo, duy tu, bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật nghề cá. Khuyến khích đầu tư thiết bị, công nghệ nuôi trồng, bảo quản, chế biến thủy sản; nhất là sn xuất tôm giống, chế biến thủy sản xuất khẩu để giảm tlệ tổn thất, nâng cao cht lượng, giá trị, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Xây dựng đảo Phú Quý trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần cho khai thác hải sản xa bờ; chú trọng phát triển hợp lý về quy mô của từng lĩnh vực, trong đó tập trung chủ yếu vào các khâu khai thác, bảo quản, sơ chế và các dịch vụ hậu cần nghề cá.

Phấn đấu trong giai đoạn 2016 - 2020 giá trị gia tăng ngành thủy sản tăng bình quân 10%/năm, chiếm tỷ trọng khoảng 35% GRDP khu vực nông lâm thủy sản vào năm 2020; đến năm 2020 sản lượng hải sản khai thác đạt 200.000 tấn, sản lượng thủy sản nuôi đạt 16.000 tấn, tôm giống đt 28,0 tỷ post.

+ Diêm nghiệp:

Ổn định diện tích vùng sản xuất muối theo quy hoạch đạt 990 ha; tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sn xuất, phát triển công nghiệp sau muối để đa dạng hóa sản phẩm, tăng chất lượng muối, nâng cao hiệu quả đầu tư. Ngăn ngừa, khc phục tình trạng ô nhim môi trường trong sản xut và chế biến muối.

+ Phát triển nông thôn mới:

Phấn đấu đến năm 2020, hầu hết diện tích canh tác lúa được tưới chủ động, năng lực khai thác từ các công trình thủy lợi đạt 80%; có trên 60% hộ nông dân sử dụng nước sạch; tất cả các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các thôn đều có đường ô tô thông suốt đến trung tâm; đáp ứng nhu cầu về điện cho sản xuất và sinh hoạt của 100% hộ dân ở các khu dân cư tp trung. Đến năm 2020 có 50% số xã (48 xã) đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; đến năm 2030 đạt 100% sxã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

- Khu vực công nghiệp - xây dựng:

+ Thúc đẩy mạnh mẽ phát triển công nghiệp, chú trọng đúng mức phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sn; tập trung phát triển công nghiệp điện năng, công nghiệp chế biến sâu quặng sa khoáng titan. Phấn đấu tc độ tăng trưởng bình quân giá trị gia tăng ngành công nghiệp (giá so sánh 2010) trong giai đoạn 2016 - 2020 là 10%/năm, giai đoạn 2021 - 2030 là 13%/năm. Đến năm 2020, có tỷ trọng công nghiệp chiếm 70% tổng giá trị gia tăng khu vực công nghiệp - xây dựng, đến năm 2030 chiếm khoảng 80%.

Cơ cấu công nghiệp chuyn dịch theo hướng tập trung phát triển mạnh các nhóm ngành sản phẩm: Năng lượng, chế biến nông - lâm - thủy sản; chế biến sâu sa khoáng; cơ khí, điện tử, đóng - sửa chữa tàu, thuyền đánh bt hải sản; sản xuất nước khoáng, nước giải khát, sợi, dệt, may, giày dép; các ngành công nghiệp hỗ trợ cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đy mạnh xuất khu hàng hóa gn với đu tư đi mới công nghệ tạo bước tiến rõ rệt về cht lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, hợp tác kinh tế quốc tế nhằm củng cố thị trường truyền thống, tìm kiếm thị trường mới phục vụ xuất khẩu.

Tạo Điều kiện thuận lợi và tích cực đôn đốc triển khai các dự án năng lượng (nhiệt điện, phong điện, điện mặt trời, khí điện) để Bình Thuận trở thành Trung tâm năng lượng mang tầm quốc gia. Phát huy hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tng các khu, cụm công nghiệp; thu hút đu tư hình thành Trung tâm chế biến quặng sa khoáng titan, gắn chặt với bảo vệ môi trường, cảnh quan. Khuyến khích đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; giảm tỷ trọng và tiến tới chấm dứt xuất khẩu các sản phẩm thô, không qua chế biến, tăng sản phẩm có hàm lượng khoa học - công nghệ cao; bên cạnh chế biến các loại thủy sản, lâm sản, chú trọng chế biến các sản phẩm từ quả thanh long, mủ trôm, mủ cao su, viên tảo,... Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp đóng, sửa tàu thuyền; ưu tiên thu hút các dự án đầu tư các cơ sở dịch vụ phục vụ đánh bắt xa bờ. Thực hiện tốt chính sách khuyến công và biện pháp hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp về ưu đãi tín dụng, mặt bng sản xuất, thông tin thị trường, tư vn về kỹ thuật và đào tạo ngun nhân lực; hỗ trợ và tạo Điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao.

Đẩy mnh chế biến các loại thủy sn, nông sản (cao su, thanh long,...), tảo phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, đồng thời thúc đẩy triển khai các dự án nhiệt điện Vĩnh Tân, điện khí Sơn Mỹ, các dự án điện gió và khuyến khích thu hút đầu tư phát triển điện sử dụng năng lượng mặt trời.

Triển khai thực hiện tốt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét tới năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Gắn khai thác với chế biến sâu theo kế hoạch, lộ trình phù hợp, gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, bo vệ môi trường,... Thăm dò, khai thác quy mô lớn nguyên liệu quặng titan - zircon tập trung tại khu vực Lương Sơn, Bắc Bình để cung cấp cho các dự án nhà máy chế biến sâu tại khu vực. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy chế biến sâu quặng titan (rutil nhân tạo, pigmen, titan xốp, titan kim loại) theo hướng công nghệ tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường. Hình thành ngành công nghiệp khai khoáng titan - zircon tương xứng với tim năng tài nguyên. Từng bước xây dựng Bình Thuận trở thành Trung tâm năng lượng và Trung tâm chế biến sa khoáng titan lớn của cả nước.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đảm bảo đồng bộ; hoàn chỉnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp và thu hút đầu tư lấp đầy tối thiểu 80% diện tích cho thuê các khu công nghiệp: Phan Thiết giai đoạn 2, Hàm Kiệm I, Sông Bình; lấp đy 50% diện tích Khu công nghiệp Hàm Kiệm II, Tuy Phong. Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Sơn Mỹ I và II. Đến năm 2020 mỗi huyện, thị xã, thành phcó từ 1 - 2 cụm công nghiệp đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư để thu hút những dự án mới theo hướng ưu tiên những nhà đầu tư có năng lực mạnh, suất đầu tư cao, công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, tạo được nhiều việc làm.

Đến năm 2020 quy hoạch trên địa bàn tỉnh có 32 cụm công nghiệp vi tổng diện tích là 996,7 ha, ngoài mục đích thu hút đầu tư còn làm nhiệm vụ di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm khu dân cư vào cụm, trong đó: Thành phố Phan Thiết 3 cụm 48,1 ha, thị xã La Gi 4 cụm 180 ha, huyện Đức Linh 5 cụm 140,3 ha, Tánh Linh 4 cụm 97,5 ha, Hàm Tân 4 cụm 155 ha, Hàm Thuận Nam 1 cụm 30 ha, Hàm Thuận Bắc 4 cụm 101,2 ha, Bắc Bình 3 cụm 122 ha, Tuy Phong 3 cụm 77,56 ha, Phú Quý 1 cụm 25 ha.

+ Trong giai đoạn 2016 - 2020 ngành công nghiệp của tỉnh tập trung vào sản xuất các sản phẩm lợi thế mang tính cạnh tranh. Sau năm 2020 - 2030 phát huy hết tiềm năng của các sản phẩm lợi thế này:

. Công nghiệp sản xuất điện năng: Tập trung phát triển nhiệt điện, điện gió và điện mặt trời. Sản lượng điện phấn đấu đến năm 2020 đạt khoảng 14 tỷ kWh, đến năm 2030 đạt khoảng 60 tỷ kWh. Điện năng sẽ là sản phẩm mang tính đột phá cao của ngành công nghiệp tỉnh từ nay đến năm 2030.

. Công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản:

Tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh, thủy sản khô, nước mắm.

Tập trung kêu gọi đầu tư công nghiệp chế biến sâu thanh long, cao su, Điều.

. Công nghiệp khai thác và chế biến sâu sa khoáng titan: Đến 2020 từng bước hình thành ngành công nghiệp titan với các sản phẩm chế biến sâu từ xỉ titan trở lên. Đến năm 2030 phát triển ngành công nghiệp titan ổn định và bền vững với Trung tâm khai thác, chế biến quặng titan quy mô lớn công nghệ tiên tiến; tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm pigment, titan xp, titan kim loại và titan hợp kim phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

. Tiếp tục mở rộng và phát triển ngành công nghiệp may mặc.

. Nước khoáng Vĩnh Hảo: Giữ vững thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phm.

+ Xây dựng: Nâng cao năng lực xây dựng, tăng dần quy mô, chất lượng; tập trung vào các công trình trọng điểm trên địa bàn; tiếp tục chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh, hiện đại phù hợp với yêu cầu trong từng giai đoạn phát triển.

- Khu vực dịch vụ:

Đa dạng hóa loại hình dịch vụ và nâng cao trình độ phát triển của các ngành và sản phẩm dịch vụ; tập trung phát triển các ngành, sản phẩm dịch vụ: Dịch vụ thương mại, du lịch, dịch vụ xây dựng, khách sạn, nhà hàng, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, thông tin truyền thông, dịch vụ logistics, giáo dục và đào tạo, y tế, dịch vụ cung cp điện, nước sinh hoạt, các loại dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

Phấn đấu giá trị gia tăng dịch vụ giai đoạn 2016 - 2020 tăng 8,4% và giai đoạn 2021 - 2030 tăng 6,2%. Đến năm 2020 có tỷ trọng dịch vụ chiếm 46,8% tổng giá trị gia tăng (VA) của tỉnh và đến năm 2030 chiếm khoảng 42,5%.

+ Thương mại:

. Tiếp tục phát triển thị trường tiêu thụ nội địa thông qua việc tổ chức tốt các kênh phân phối vật tư, hàng tiêu dùng và tiêu thụ sản phẩm lợi thế của địa phương. Tiếp tục đẩy mnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đến năm 2020 đạt khoảng 72.000 tỷ đồng, tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 14,6% và đến năm 2030 đạt khoảng 200.000 tỷ đồng, tăng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 là 10,7%.

. Củng cố và mrộng thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa thị trường, sản phẩm; ưu tiên khai thác và tận dụng tối đa các cơ hội từ các thị trường xuất khẩu trọng điểm, chiến lược; khai thác hiệu quả các thị trường truyền thống. Tập trung thực hiện các giải pháp đy mạnh xuất khu các sản phm lợi thế và chủ lực của tỉnh, trọng tâm là các mặt hàng thủy sn, cao su, thanh long, đồ gỗ gia dụng, may mặc và mỹ nghệ. Tăng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp và sản phẩm xut khu đã qua chế biến, hạn chế dn ủy thác xuất khẩu, sản phẩm sơ chế, gia công. Phấn đấu tổng kim ngạch xut khẩu đến năm 2020 đạt khoảng 600 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt khoảng 380 triệu USD. Đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt khoảng 1 tỷ USD.

+ Dịch vụ tín dụng ngân hàng, thu chi ngân sách:

. Triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng, tạo Điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn ngân hàng và thụ hưởng được chính sách của Nhà nước. Thực hiện tt các giải pháp xử lý nợ xấu; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Phấn đấu trong giai đoạn 2016 - 2020, huy động vốn tín dụng tăng bình quân 17% - 25%/năm, dư nợ cho vay tăng bình quân 15% - 22%/năm.

. Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, tăng cường công tác thu ngân sách đi đôi với bi dưỡng ngun thu, tạo Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhằm khai thác tốt các nguồn thu nội địa; tăng cường công tác quản lý thuế, công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu ngân sách. Tăng cường lãnh đạo công tác thu thuế, chống thất thu và lạm thu; chú ý quản lý, khai thác tốt các nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh, nhất là nguồn thu từ quỹ đất; phấn đấu trong giai đoạn 2016 - 2020 thực hiện tổng thu ngân sách nội địa đạt khoảng 34.150 tỷ đồng, chiếm 9,78% so GRDP.

. Bố trí chi ngân sách tích cực, tiếp tục thực hiện tốt tái cơ cấu đầu tư công; ưu tiên cho các nhiệm vụ trọng yếu, những công trình trọng điểm. Quản lý chặt chẽ các khoản chi, bảo đảm đúng dự toán, đúng chế độ quy định, triệt để tiết kiệm chi cho bộ máy quản lý nhà nước, sự nghiệp công, tăng cường kỷ Luật, kỷ cương tài chính.

+ Dịch vụ du lịch:

Xây dựng ngành du lịch trthành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng lượng khách du lịch giai đoạn 2016 - 2020 là 8,07%/năm; giai đoạn 2021 - 2030 là 08 - 10%/năm. Phấn đấu doanh thu du lịch tăng trung bình giai đoạn 2016 - 2020 là 19,3%/năm, 2021 - 2025 là 15,35%/năm, 2026 - 2030 là 17,05%/năm.

Khai thác tiềm năng, lợi thế về biển, đảo, núi, đồi và những giá trị văn hóa của địa phương để phát triển mạnh loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá, du lịch sinh thái, du lịch gắn với các môn th thao trên biển; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tăng cường liên kết với các địa phương trong tỉnh và các tỉnh lân cận để hình thành các tour, tuyến du lịch nhm thu hút mạnh du khách.

Chú trọng bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội để phát triển du lịch bền vững. Trong đó tập trung công tác khắc phục ô nhim, tôn tạo và bảo vệ cảnh quan môi trường; bảo đảm trật tự xã hội và an toàn vệ sinh thực phẩm.

b) Phát triển các lĩnh vực xã hội:

- Dân số, lao động và giải quyết việc làm:

+ Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản, phấn đấu tốc độ tăng dân số trung bình đạt 0,7% giai đoạn 2016 - 2020 và 0,65% giai đoạn 2021 - 2030.

+ Đến năm 2020: Nguồn lao động chiếm 62% dân số, nhu cầu lao động làm việc chiếm khoảng 60,4% dân số (chiếm 97,5% tổng nguồn lao động); giai đoạn 2016 - 2020 cần giải quyết việc làm cho khoảng 68.430 lao động (mới tăng thêm). Cơ cấu lao động làm việc đạt: Khu vực nông nghiệp chiếm 40,5%; khu vực công nghiệp chiếm 26,4%; khu vực dịch vụ chiếm 33,1%. Tổng số lao động qua đào tạo đạt 65 - 70% (khu vực nông nghiệp đạt 61,7%, khu vực công nghiệp đạt 64,7%, khu vực dịch vụ đạt 84,4%); tỷ lệ lao động từ trung cấp trở lên đạt 20,9%; số lao động cần đào tạo trong giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 151.911 người (mỗi năm trung bình 30.382 lao động).

+ Đến năm 2030: Nguồn lao động chiếm 63% dân số, nhu cầu lao động làm việc chiếm khoảng 61,0% dân số (chiếm 96,8% tổng nguồn lao động); giai đoạn 2021 - 2030 cần giải quyết việc làm cho khoảng 58.010 lao động (mới tăng thêm). Cơ cu lao động làm việc ở khu vực nông nghiệp chiếm 22%; khu vực công nghiệp chiếm 40%; khu vực dịch vụ chiếm 38%. Tổng số lao động qua đào tạo đạt 70 - 75% (khu vực nông nghiệp đạt 64,0%, khu vực công nghiệp đạt 71,5%, khu vực dịch vụ đạt 85%); tỷ lệ lao động từ trung cấp trở lên đạt khoảng 50%; số lao động cn đào tạo trong giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 165.842 người (mỗi năm trung bình 16.584 lao động).

- Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân:

+ Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị y tế hiện đại cho hệ thống khám chữa bệnh từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển xã hội hóa công tác y tế. Đến năm 2020 phấn đấu: Nâng tỷ lệ giường bệnh/10.000 lên 30,6 giường; tăng tuổi thọ trung bình lên 76 tuổi; duy trì tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trem dưới 5 tuổi ở mức dưới 9%; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tui được tiêm chủng đầy đủ trên 98%; nâng tỷ lệ bác sỹ/10.000 dân lên 7,0 bác sỹ; nâng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế lên 82,1%.

+ Tăng cường công tác y tế dự phòng; chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhân dân; làm tốt công tác phòng dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm và các chương trình y tế quốc gia; kiểm soát, khống chế dập tắt ngay từ đầu không để xảy ra các loại dịch bệnh. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; phát triển mô hình bệnh viện vệ tinh và bác sỹ gia đình. Khuyến khích xã hội hóa hoạt động y tế; tạo Điều kiện thuận lợi phát triển y tế ngoài công lập và hình thức hợp tác công - tư. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; duy trì, cng cố và giữ chuẩn quốc gia về y tế ở tuyến xã. Tiếp tục xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện đi đôi với tăng cường đầu tư trang thiết bị theo hướng đồng bộ, hiện đại. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý ở các bệnh viện công lập theo hướng tự chủ. Triển khai có hiệu quả Luật bảo hiểm y tế. Đặc biệt coi trọng công tác đào tạo, giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có y đức tốt, tâm huyết, trách nhiệm, đảm bảo đủ cơ cấu hợp lý và đồng bộ để đáp ứng tốt nhu cu phòng bệnh, khám chữa bệnh. Kết hợp các phương pháp chữa bệnh hiện đại với y học cổ truyền. Tăng cường công tác truyền thông, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.

- Giáo dục - đào tạo:

+ Phấn đấu đến năm 2020: Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường: Nhà trẻ 15%, mẫu giáo 85%, tiểu học đúng độ tuổi 99,8%, trung học cơ sở 90%, trung học phổ thông 50%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình cấp tiểu học hàng năm đạt 99,9%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm đạt trên 99%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm cao hơn mức bình quân chung cnước; tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia trên 40%. Đến năm 2030 phấn đấu đưa ngành giáo dục - đào tạo của tnh đạt bằng các chtiêu chung của cả nước.

+ Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền làm cho cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn dân, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển; thực hiện nhiệm vụ giáo dục phải kết hợp đồng bộ ba môi trường giáo dục là gia đình, nhà trường và xã hội. Chú trọng nâng chất lượng giáo dục ở các vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy và học theo hướng đạt chun quốc gia. Đẩy mạnh xã hội hóa sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp, xây dựng đội ngũ lao động lành nghề, làm việc có khoa học, có kỹ thuật, có năng suất, chất lượng và hiệu quả; chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

+ Xây dựng con người có nhân cách, đạo đức, có năng lực, sáng tạo, trách nhiệm xã hội và ý thức tuân thủ pháp Luật.

- Văn hóa, thể dục thể thao:

+ Phấn đấu đến năm 2020: Có 50% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 50% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 100% thôn, khu phố ở vùng đồng bằng và 60% thôn, bản miền núi, hải đảo có nhà văn hóa và khu ththao; 52% xã, phường, thị trấn có Ban Chđạo mô hình phòng, chống bạo lực gia đình; 12% thôn, khu phố có Câu lạc bộ gia đình phát triển bn vững; 31,57% tỷ lệ người tập luyện thể dục thể thao thưng xuyên. Tầm nhìn đến năm 2030 phấn đấu đạt chuẩn các chỉ tiêu về văn hóa, thể dục thể thao ngang bằng mức trung bình của cả nước.

+ Đẩy mạnh xã hội hóa và chuyển mạnh các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao về cơ sở; phát triển mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ qun chúng. Kết hợp sự hỗ trợ của Nhà nước với huy động sức dân đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao; ưu tiên đu tư các thiết chế văn hóa cơ bản: Trung tâm văn hóa thể thao tỉnh, Bảo tàng tỉnh,... Làm tốt công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc; có kế hoạch tôn tạo, trùng tu, chống xuống cp các di tích lịch sử, văn hóa đi đôi với sưu tầm, khai thác, phát huy tốt hơn nữa giá trị văn hóa của các dân tộc ở địa phương. Quan tâm chăm sóc và bảo vệ trẻ em, công tác gia đình, bình đẳng giới; chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. Phát triển phong trào thể dục thể thao toàn dân, có biện pháp tích cực đẩy mạnh thể thao thành tích cao, ththao chuyên nghiệp.

- Công tác giảm nghèo, an sinh xã hội:

+ Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giai đoạn 2016 - 2020 giảm bình quân hàng năm từ 1 - 1,2%/năm, riêng các xã có Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn giảm từ 2 - 3%/năm; đến năm 2020 bảo đảm 100% đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh được trợ giúp theo chính sách hiện hành của nhà nước dưới hai hình thức nuôi dưng tập trung tại các cơ sở bảo trợ xã hội và trợ giúp thường xuyên tại cộng đồng; 95% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc.

+ Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, thực hiện đầy đủ kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng, người nghèo, hộ nghèo, cận nghèo. Bằng các biện pháp tích cực và hữu hiệu, tiếp tục giảm nghèo một cách bền vững gắn với giải quyết có hiệu quả những bức xúc về mặt xã hội trên cơ sở tiếp tục lồng ghép, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu bằng nguồn vốn ngân sách, vốn viện trợ quốc tế và hỗ trợ của các doanh nghiệp gắn với phong trào của quần chúng nhân dân. Quan tâm đúng mức vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

c) Phát triển khoa học - công nghệ:

- Đến năm 2020, khoa học và công nghệ góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và tái cấu trúc nn kinh tế, giá trị sản phm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 30% GRDP. Tc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt trên 20%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Giá trị giao dịch của thị trường khoa học và công nghệ tăng trung bình 15 - 17%/năm. Phấn đấu tăng tổng vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ đạt trên 2% GRDP vào năm 2020. Bảo đảm mức đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ không dưới 2% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm. Số cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt 11 - 12 người trên một vạn dân vào năm 2020.

- Thực hiện tốt chính sách đi mới công nghệ - thiết bị đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của tỉnh; vận động, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ hiện đi, thân thiện với môi trường, cho năng suất và giá trị gia tăng cao. Gn chặt giữa các cơ quan khoa học công nghệ với công tác khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư và các cơ quan chức năng liên quan.

- Tiếp tục tăng cưng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước về khoa học công nghệ. Thành lập khu ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sản xuất sản phẩm theo hướng hàng hóa kết hợp với dự án nâng cao năng lực của Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; Triển khai dự án xây dựng công trình Trạm quan trc và cảnh báo phóng xạ môi trường.

d) Bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng:

- Phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom xử lý chiếm 93 - 94%, đến năm 2030 là 100%; tỷ lệ chất thi rắn ở khu vực nông thôn được thu gom xử lý đến năm 2020 đạt 50%, đến năm 2030 là 60 - 70%; đến năm 2020 tỷ lệ hộ dân được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 98%, trong đó tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt 65%, đến năm 2030 đạt 100% hộ dân sử dụng nước sạch; tỷ lệ khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghđang hoạt động có hệ thng xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đến năm 2020 đạt 100%; tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 43% (nếu tính ccây công nghiệp dài ngày và cây lâu năm đạt 55%).

- Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai và chủ động ứng phó với biến đi khí hậu: Đẩy mạnh công tác quản lý tài nguyên, đất đai, rừng, biển, khoáng sản, nước,... Đánh giá tiềm năng, trữ lượng các loại khoáng sản trên đất liền và vùng biển Bình Thuận đrà soát quy hoạch, kế hoạch khai thác, quản lý, bảo vệ, bảo đảm sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, đồng thời đổi mới công tác quy hoạch sử dụng đất. Có kế hoạch sử dụng đất lúa một cách linh hoạt, hiệu quả. Thực hiện tốt công tác phân công, phân cấp quản lý nhà nước đối với các loại tài nguyên, khoáng sản,... theo quy định của pháp Luật. Nâng cao chất lượng dự báo, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu; thường xuyên kiểm tra bảo đảm an toàn đê kè, hồ chứa nước; nạo vét lòng sông, cửa biển và thoát nước ở các khu đô thị; có kế hoạch chủ động di dời dân ra khỏi những vùng có nguy cơ sạt lở, chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

- Đặt yêu cầu bảo vệ môi trường lên trên hết khi xem xét các dự án đầu tư; không chấp nhận đầu tư các dự án có công nghệ, trang thiết bị lạc hậu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Có kế hoạch xử lý căn bản tình trạng ngập úng nước vào mùa mưa ở các đô thị. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp xử lý nước thải, chất thải, các loại hóa chất có chứa các yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất, kinh doanh. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm và xử lý nghiêm các vi phạm. Có biện pháp tích cực chống hoang mạc hóa vùng ven biển; đẩy mạnh phát triển rừng, trồng rừng ven biển, rng đu nguồn, trồng cây xanh ở các đô thị để góp phần cải thiện môi trường. Khuyến khích phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Tiến hành đánh giá tác động của biến đi khí hậu trong tng lĩnh vực, từng ngành, địa phương để Điều chnh bổ sung quy hoạch, kế hoạch phát triển một cách phù hợp.

- Xây dựng và thực hiện các giải pháp hạn chế và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, đc biệt ở các điểm khai thác khoáng sản (khai thác titan, khai thác cát trắng, đá các loại...) đồng thời với giải pháp hoàn thổ để tái tạo môi trường, các khu công nghiệp, trung tâm nhiệt điện, các đô th(Phan Thiết, La Gi, Phan Rí Cửa) và các khu du lịch; tăng cường bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn (tập trung vào cung cấp nước sạch, xây dựng hố xí hợp vệ sinh, thu gom và xử lý chất thi, sử dụng an toàn các loại hóa chất bảo vệ thực vật...), nhất là chất thải khu vực chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm, chế biến thủy hải sản. Cải thiện các yếu tố môi trường để nâng cao chất lượng môi trường sống.

- Ngăn ngừa quá trình suy thoái môi trường, nhất là những hiện tượng đặc thù đối với Bình Thuận như hoang mạc hóa, xói mòn đất, xâm thực và xói lở bờ biển, ô nhiễm nước biển... Tăng cường trồng rừng, nhất là ở các vùng ven biển, kết hợp bảo vệ tốt rừng phòng hộ đầu nguồn, các khu bảo tồn thiên nhiên, nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt mức an toàn sinh thái. Khai thác hợp lý tài nguyên, bo tồn đa dạng sinh học rừng, biển và các vùng đồi đụn cát tự nhiên tiến tới phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường những khu vực bị suy thoái.

đ) Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật:

- Tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư giải quyết cơ bản những nhu cầu cấp bách, thiết yếu nhất và hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối đồng bộ, liên thông với cả nước, đm bảo cho tăng trưởng nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn mới, thu hẹp dần khoảng cách và thúc đẩy phát triển đồng đều giữa các vùng trong tỉnh và nâng cao đời sống nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp, hiện đại hóa. Trong đầu tư kết cấu hạ tầng, tập trung trước hết vào 3 trọng tâm: Giao thông, thủy lợi, hạ tầng các khu công nghiệp và điện lực để đảm bảo phục vụ phát triển hàng hóa tập trung, phát triển dịch vụ, du lịch và ứng phó biến đổi khí hậu.

- Huy động nhiều nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ - hiện đại:

+ Rà soát lại toàn bộ quy hoạch tổng thể ngành, lĩnh vực, địa phương. Nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo đảm hiệu quả tổng thể và tính hệ thống, nhất là mạng lưi giao thông, điện, nước, thủy lợi, thông tin truyền thông, giáo dục, y tế. Huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, bảo đảm tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 43 - 44% GRDP. Thực hiện tốt việc phân bổ và quản lý sử dụng vốn trong xây dựng cơ bn, ưu tiên trước hết cho các công trình trọng điểm, bc xúc, công trình đang thi công dở dang để hoàn thành đưa vào khai thác, khc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán. Khuyến khích và tạo Điều kiện thuận lợi cho tư nhân đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển các ngành, các sản phẩm lợi thế, có tiềm năng phát triển. Phát huy phong trào nhà nước và nhân dân cùng làm; nhất là nhà nước hỗ trợ để xây dựng, chỉnh trang bộ mặt khu phố, thôn, làm thủy lợi nhỏ, giao thông nông thôn.

+ Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình quan trọng, thiết yếu; trước hết là các công trình giao thông, thủy lợi. Hỗ trợ tạo Điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công đường cao tc Dầu Giây - Phan Thiết, Phan Thiết - Nha Trang, Quốc lộ 55, Quc lộ 28, Quc lộ 28B. Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh căn bn đnước phục vsản xuất và sinh hoạt; giao thông thuận tiện, thông suốt: cảng tổng hợp, có sân bay, các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh, các tuyến giao thông đối ngoại quan trọng, giao thông ven biển được cải tạo, nâng cấp và xây dựng hoàn chnh, 70% chiều dài đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, nhựa hóa. Đầu tư hoàn thành cơ bản kết cấu hạ tầng nông thôn. Các khu neo, đậu tránh trú bão cho tàu thuyền ở các địa phương, trước hết ở Phú Quý, Mũi Né,... được đầu tư hoàn chỉnh và phát huy hiệu quả. Các điểm xung yếu về xâm thực bờ biển cơ bản được khắc phục. Có hệ thống hạ tầng thương mại phù hợp, từng bước hoàn chnh theo hướng văn minh, hiện đại; chú ý đầu tư kết cấu hạ tầng gắn với chỉnh trang bộ mặt các đô thị trên địa bàn tỉnh. Thực hiện có hiệu quả Đề án đầu tư nâng cấp chuẩn hóa sở trường lớp, trạm y tế, cơ sở khám, Điều trị bệnh và các thiết chế văn hóa, thể thao.

e) Định hướng phát triển không gian theo lãnh thổ:

- Phát triển không gian theo quy hoạch sử dụng đất:

Trong giai đoạn đến năm 2020 cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn tỉnh chuyển dịch theo hướng: Đất nông nghiệp sẽ giảm từ 86% năm 2015 xuống còn 84% trong tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp sẽ tăng từ 12% lên 14% trong tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng giảm từ 2,3% xung còn 1,7% trong tổng diện tích tự nhiên.

- Định hướng phát triển hệ thống đô thị:

+ Đến năm 2020 tnh Bình Thuận phát triển tổng cộng 15 đô thị, trên cơ sở nâng cấp mở rộng 14 đô thị hiện có, xây dựng mới 1 đô thị, bao gồm: 1 đô thị loại II (thành phố Phan Thiết), 1 đô thị loại III (thị xã La Gi), 1 đô thị loại IV (thị xã Phan Rí Cửa) và 12 đô thị loi V: Liên Hương, Vĩnh Tân (mới), Chợ Lầu, Lương Sơn, Ma Lâm, Thuận Nam, Lạc Tánh, Võ Xu, Đức Tài, Tân Nghĩa, Tân Minh và Trung tâm huyện lỵ Phú Quý.

+ Đến năm 2030: tnh Bình Thuận phát triển tổng cộng 21 đô thị, trên cơ sở nâng cấp mở rộng các đô thị trong giai đoạn trước và xây dựng thêm các đô thị mới, bao gồm: 1 đô thị loại I (thành phố Phan Thiết), 2 đô thị loại III (thị xã La Gi, thị xã Phan Rí Cửa), 3 đô thị loại IV (Liên Hương, Chợ Lầu, Võ Xu) và 15 đô thị loại V: Thị trấn Vĩnh Tân, Lương Sơn, Ma Lâm, Đa Mi (mới), Hòa Thắng (mới), Hải Ninh (mới), Hàm Đức (mới), Thuận Nam, Tân Thành (mới), Lạc Tánh, Đức Tài, Tân Nghĩa, Tân Minh, Sơn Mỹ (mới) và Trung tâm huyện lỵ Phú Quý.

Dự báo giai đoạn 2016 - 2020 dân số đô thị tăng 1,8%/năm, đến 2020 dân số đô thị của tỉnh dự kiến 529.200 người, đạt tỷ lệ đô thị hóa 40 - 45%; giai đoạn 2021 - 2030 dân số đô thị sẽ tăng rất nhanh 3,4%/năm, đến 2030 dân số đô thị ca tỉnh dự kiến 739.200 người, đạt tỷ lệ đô thị hóa 50 - 55,0%.

- Định hướng phát triển và phân bố dân cư nông thôn:

+ Phát triển dân cư nông thôn theo mô hình nông thôn mới phù hợp với các vùng miền:

. Vùng trung du, miền núi: Gắn với sản xuất lâm nghiệp theo mô hình truyền thống bố trí gần đường giao thông, nguồn nước. Hình thành các điểm dân cư nông thôn tập trung tại các trung tâm kinh tế mới như hthủy điện, các khu phục vụ du lịch, các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả,... Di chuyển các điểm dân cư hiện có và không xây dựng các điểm dân cư mới tại các khu vực có nguy cơ lũ quét, trượt đất, lở, sụt đất,...

. Vùng đồng bằng: Tổ chức dân cư theo mô hình tập trung, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn. Phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, theo hướng sản xuất hàng hóa. Cải tạo, xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đặc biệt giao thông, cấp nước, cấp điện theo xu hưng tiếp cận nếp sống đô thị.

. Vùng ven biển: Mô hình các điểm dân cư nông thôn gắn liền với nuôi trồng, đánh bắt hải sản, phục vụ du lịch, dịch vụ, vùng ven biển,... Di chuyển các điểm dân cư hiện có và không xây dựng các điểm dân cư mới tại các vùng có nguy cơ sóng thần, cửa sông, cửa biển có nguy cơ sạt lở. Kiên cố hóa nhà ở các khu vực thường xuyên ngập lụt, tăng cường trng cây phòng hộ ven biển.

+ Dự báo giai đoạn 2016 - 2020 dân số nông thôn sẽ giảm nhẹ - 0,04%/năm, đến 2020 dân số nông thôn của tnh dự kiến còn 730.800 người, chiếm khoảng 58% tổng dân số; giai đoạn 2021 - 2030 dân số nông thôn sẽ giảm mạnh - 1,87%/năm, đến 2030 dân số nông thôn của tỉnh dự kiến còn 604.800 người, chiếm khoảng 45% tổng dân số.

- Phát triển các đơn vị hành chính:

+ Đến năm 2020: Kiến nghị đưa Thị trấn Phan Rí Cửa trở thành Thị xã Phan Rí Cửa; thành lập mới 2 thị trấn: Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong); Phú Q(huyện đảo Phú Quý); giữ nguyên và nâng cấp các thị trấn cũ. Như vậy, đến năm 2020 Bình Thuận có 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện (với 12 thị trấn).

+ Đến năm 2030: Tiếp tục nâng cấp các đô thị trong giai đoạn 2016 - 2020 (trong đó: Phấn đấu đưa thành phố Phan Thiết lên đô thị loại I; thị xã Phan Rí Cửa lên đô thị loại III; các thị trấn: Liên Hương, Chợ Lầu, Võ Xu lên đô thị loại IV); thành lập thêm 6 thị trấn mới: Đa Mi, Hàm Đức (huyện Hàm Thuận Bắc); Tân Thành (huyện Hàm Thuận Nam); Hải Ninh và Hòa Thắng (huyện Bắc Bình); Sơn Mỹ (huyện Hàm Tân). Như vậy, đến năm 2030 Bình Thuận có 1 thành phố, 5 thị xã và 8 huyện (với 15 thị trấn).

- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo không gian:

Vùng tỉnh Bình Thuận được phân thành 4 vùng phát triển kinh tế cụ thể như sau:

+ Vùng kinh tế động lực: Gồm thành phố Phan Thiết, huyện Hàm Thuận Bắc, huyện Hàm Thuận Nam và huyện đảo Phú Quý; thành phố Phan Thiết vừa là đô thị trung tâm toàn vùng và là hạt nhân vùng động lực. Thế mạnh của vùng là phát triển đô thị, trung tâm du lịch chất lượng cao tầm cỡ khu vực và quốc tế, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa, thanh long, khai thác và chế biến hải sản và là trung tâm dịch vụ hậu cn nghcá và hậu cn cho đảo Trường Sa,...

+ Vùng kinh tế phía Tây Nam: Gồm thị xã La Gi và huyện Hàm Tân, là vùng phát triển năng động thứ 2 của tỉnh Bình Thuận; đô thị hạt nhân là thị xã La Gi. Thế mạnh của vùng là phát triển công nghiệp tập trung, hình thành các trung tâm dịch vụ, thương mại.

+ Vùng kinh tế La Ngà: Gồm huyện Tánh Linh và Đức Linh, đô thị hạt nhân là thị trấn Võ Xu. Thế mạnh của vùng là phát triển vùng nông nghiệp hàng hóa có chất lượng cao chủ yếu phát triển vùng chuyên canh sản xuất lúa, cao su, Điều, phát triển du lịch sinh thái rừng, hồ, thác.

+ Vùng kinh tế phía Đông Bắc: Gồm huyện Bắc Bình và huyện Tuy Phong, thị xã Phan Rí Cửa là đô thị trung tâm vùng Đông Bắc. Thế mạnh của vùng là phát triển công nghiệp điện năng (nhiệt điện, phong điện), công nghiệp khai khoáng, phát triển cảng nước sâu, phát triển du lịch biển, du lịch văn hóa lịch sử.

g) Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với đảm bảo an ninh quốc phòng:

- Chđạo thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự - quốc phòng. Nâng cao năng lực chđạo, chhuy ở các cấp, xây dựng lực lượng vũ trang chất lượng ngày càng cao; nắm chắc tình hình địch, thực hiện tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội và chính sách hậu phương quân đội; các chính sách về dân tộc, tôn giáo; phát huy dân chủ và giữ vững kỷ cương xã hội; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh trong khu vực phòng thủ.

- Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tăng cường đm bảo an ninh nội bộ, an ninh văn hóa - tư tưng, an ninh thông tin, truyn thông,... không để phần tử xấu lợi dụng kích động tụ tập đông người biểu tình gây mất an ninh trật tự. Chủ động mcác đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự trên từng địa bàn. Nâng cao hiệu quả công tác Điều tra, xử lý án, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và những nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Phấn đấu kiềm chế và giảm tai nạn giao thông trên cả 3 mặt; đẩy lùi tệ nạn ma túy, số đề, triệt phá các băng nhóm lưu manh côn đồ trên địa bàn. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

4. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư: Phụ lục kèm theo.

5. Các giải pháp thực hiện quy hoạch:

a) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường kinh doanh của tỉnh:

- Thường xuyên thực hiện nhiệm vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp Luật của tnh và kịp thi bãi bỏ, Điều chỉnh, bsung những văn bản có nội dung không còn phù hợp với quy định hiện hành của trung ương và tình hình thực tế của địa phương.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định pháp lý về tài chính, ngân sách nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các ngành, các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước theo đúng quy định.

- Triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

- Duy trì tổ chức hội nghị đối thoại giữa các doanh nghiệp với lãnh đạo cấp tnh, cấp huyện và các ngành chuyên môn nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân, đề xuất loại bỏ những thủ tục không cần thiết, gây phiền hà, rút ngắn thi gian thực hiện, đảm bảo nhanh gọn, đúng quy định.

- Tiếp tục rà soát, đơn giản, hoàn thiện quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông của các cơ quan, đơn vị và địa phương.

b) Nâng cao chất lượng quy hoạch, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch:

Rà soát quy hoạch phát triển từng ngành, từng lĩnh vực phù hợp với quy hoạch chung của cả nước, của vùng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gắn với đẩy mnh tái cơ cấu nền kinh tế nói chung, từng ngành nói riêng, phù hợp với yêu cu hội nhập quốc tế và khu vực; làm tốt công tác quy hoạch phân vùng chức năng biển. Trong quy hoạch, cn hết sức chú ý gn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng - an ninh, góp phần thực hiện tốt chiến lược biển, đảo của cả nước, đảm bảo hiệu quả tổng hợp, trong đó chú trọng đúng mức yêu cầu bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chú trọng việc hoàn thiện và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, các quy hoạch đô thị, khu công nghiệp, các quy hoạch ngành và sản phẩm quan trọng thuộc loại ưu tiên phát triển.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy hoạch ở các sở, ngành, địa phương.

c) Đổi mới cơ chế, chính sách huy động, phân bổ, sử dụng vốn đầu tư:

- Thực hiện quyết liệt, hiệu quả tái cơ cấu đầu tư công:

+ Tập trung khắc phục hiệu quả tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, thiếu đồng bộ.

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định, cơ chế chính sách phân cấp, quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh.

+ Xây dựng và thực hiện nhất quán, hiệu quả kế hoạch đầu tư trung hạn; trong đó tập trung vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các dự án, công trình trọng điểm, quan trọng; dành một phần thỏa đáng vốn ngân sách nhà nước để thực hiện công tác giải phóng mặt bng và quy hoạch quỹ đt xây dựng các khu dân cư tạo vốn.

+ Thực hiện công khai hóa, minh bạch hóa thông tin về đầu tư; khuyến khích và tạo Điều kiện cho hoạt động giám sát của cộng đồng đối với các dự án đầu tư công.

- Đổi mới cơ chế huy động nguồn lực, chế độ ưu đãi, khuyến khích đầu tư, cơ chế quản lý đầu tư, mở rộng cơ hội thu hút đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư nước ngoài:

+ Xác định và công bố danh mục các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng khả thi, có khả năng thu hồi vốn, xác định cơ chế chính sách đặc thù cho từng dự án cho từng giai đoạn để thu hút, huy động tư nhân đầu tư phát triển hạ tầng. Xây dựng kế hoạch vận động và xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển các ngành, nghề ưu tiên phát triển. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư các công trình văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục - thể thao, đào tạo nghề, hạ tầng thương mại,...; phát huy phong trào “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “Nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ”.

+ Thực hiện cơ chế đấu thầu quyền thăm dò và khai thác các loại khoáng sản, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất đi với các dự án phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo sử dụng khoáng sản, đt đai, tài nguyên một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.

+ Triển khai thực hiện việc quy định cụ thể Điều kiện để nhà đầu tư được giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, xã hội; có chế tài đồng bộ, cụ thể để x lý nghiêm, dứt điểm các trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhưng sử dụng lãng phí, không đúng mục đích, đầu cơ đất, chậm đưa đất vào sử dụng.

d) Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; nâng cao chất lượng doanh nghiệp tư nhân:

- Thực hiện mạnh mẽ, nhất quán tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước theo đúng quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính ph, các văn bản pháp Luật trong từng thời k. Bảo đảm doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường và cạnh tranh bình đẳng như các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng vốn tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn.

- Triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình quốc gia về phát triển, nâng cao chất lượng các doanh nghiệp dân doanh. Tiếp tục thực hiện Chương trình “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” để nâng cao ý thức tiêu dùng hàng Việt Nam và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

đ) Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và liên kết, giữa các ngành, lĩnh vực, liên kết hợp tác với các địa phương trong cả nước và hội nhập quốc tế:

- Tập trung chđạo tái cơ cấu sản xuất, ưu tiên phát triển những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, áp dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghệ sạch, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường.

- Rà soát thực hiện các cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển ngành, liên kết ngành. Mở rộng và đẩy mnh liên kết, hợp tác với các địa phương trong cả nước, trước hết các tỉnh trong vùng nhằm khai thác và phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế có được; làm tốt công tác đối ngoại gắn liền với tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường một cách chủ động, vững chắc.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội về hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện tốt các kế hoạch, chương trình hành động của trung ương, của tnh về hội nhập quốc tế. Tchức tốt công tác thị trường từ khâu thông tin, dự báo, quảng bá sản phẩm với sự hỗ trợ của nhà nước và sự chủ động tham gia tích cực của các thành phần kinh tế.

- Tiếp tục chđạo quyết liệt triển khai có hiệu quả, đúng tiến độ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư và chuẩn bị Điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư; thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát huy lợi thế, giảm thiểu các tác động bất lợi đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh khi nước ta tham gia hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, nhất là đối với các Hiệp định về cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), các hiệp định thương mại tự do, hiệp định TPP.

e) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tạo Điều kiện thuận lợi cho tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng:

- Tăng cường thực hiện có hiệu quả Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020; Chiến lược đào tạo nghề gắn với nhu cu xã hội giai đoạn 2012 - 2020; Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020,...

- Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bsung các chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, nhất là cán bộ kỹ thuật, công nghệ và quản lý cho các ngành ưu tiên phát triển.

- Tăng cường đào tạo nghề theo nhu cầu thực tế của thị trường và yêu cầu, địa chỉ cụ thể của người sử dụng lao động. Tiếp tục đổi mới phương thức đào tạo theo hướng linh hoạt, đa dạng; đẩy mạnh liên kết đào tạo giữa các trường trên địa bàn tỉnh, giữa các trường trong nước và nước ngoài.

- Rà soát lực lượng lao động hiện có trên địa bàn tỉnh để có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại lao động cho phù hợp với yêu cu phát triển của nn kinh tế, chú ý lực lượng lao động phục vụ trong các lĩnh vực, phát triển các sản phẩm có lợi thế của tnh.

- Nâng cao chất lượng lao động cho phát triển nông nghiệp và nông thôn thông qua việc mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao công nghệ mới, chuyển giao các kỹ thuật và quy trình sản xuất mi cho các hộ nông dân; nhân rộng các mô hình tốt trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề cho các làng nghề, các vùng sản xuất chuyên canh, tạo cơ hội việc làm cho lao động nông thôn.

g) Phát triển khoa học và công nghệ thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng:

- Triển khai chính sách hỗ trợ đi mi công nghệ đối vi các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và bảo hộ thương hiệu. Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu thanh long Bình Thuận và nước mm Phan Thiết ra nước ngoài.

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; ưu tiên thực hiện các chương trình, đề tài ứng dụng gắn với sản xuất và phục vụ sản xuất, các lĩnh vực có khả năng tạo đột phá về năng sut, chất lượng sản phẩm và thích ứng với Điều kiện biến đổi khí hậu; đẩy nhanh thực hành ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đối với các khâu: Giống, quy trình canh tác, bảo quản sau thu hoạch, nhất là các sản phẩm nông nghiệp lợi thế của tỉnh.

- Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách đổi mới công nghệ - thiết bị đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của tỉnh; vận động; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đi mới dây chuyền công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, cho năng suất và giá trị gia tăng cao.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch

Trên cơ sở nội dung Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, cần khẩn trương tổ chức thực hiện Điều chỉnh quy hoạch với những công việc chính như sau:

1. Giới thiệu và quảng bá dự án Điều chỉnh quy hoạch nhm thu hút sự quan tâm của toàn dân và các nhà đầu tư cùng tham gia thực hiện.

2. Xây dựng chương trình hành động và lộ trình thực hiện Điều chnh quy hoạch nhằm phối kết hợp hài hòa lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái và an ninh quc phòng.

3. Xây dựng cơ chế phối hợp các ngành, các cấp, định chế trong việc thực hiện Điều chỉnh quy hoạch, giám sát và kiểm tra chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, triển khai xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của tỉnh và pháp Luật của nhà nước trong từng giai đoạn, nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Điều chỉnh quy hoạch.

4. Phối hợp quy hoạch và kế hoạch. Điều chỉnh và bổ sung kịp thời quy hoạch các lĩnh vực phát triển ngành. Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; các chương trình phát triển trọng điểm, các dự án phù hợp với tình hình mới theo hưng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm môi trường sinh thái.

5. Nghiên cứu Đề án phát triển hoặc Điều chỉnh lại quy hoạch chi tiết một số lĩnh vực trên địa bàn tỉnh làm căn cứ cho xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện/thị/thành phố; quy hoạch phát triển hệ thng đô thị và các điểm dân cư; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, để bảo đảm sự phát triển tổng thể, đồng bộ theo quy hoạch.

6. Cụ thể hóa các dự án ưu tiên trong Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể đã được duyệt (xây dựng luận chứng kinh tế - kỹ thuật), công bố để huy động vốn, bố trí các nguồn vốn và tổ chức thực hiện.

Điều 3. Các bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận trong quá trình thực hiện Quy hoạch; nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận trong từng giai đoạn nhằm sử dụng có hiệu quả các ngun lực; khuyến khích, thu hút đu tư theo mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nêu trong Điều chỉnh quy hoạch.

2. Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận trong việc Điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch ngành, lĩnh vực đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của Điều chỉnh quy hoạch; xem xét, hỗ trợ tỉnh trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để thực hiện Điều chỉnh quy hoạch.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 120/2009/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tư
ng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân t
i cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Qu
c gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ qu
c Việt Nam;
- Cơ quan trung ư
ơng của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ
lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 2532/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

I. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ ƯU TIÊN ĐẦU TƯ TRONG GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH:

Danh mục dự án

2016 - 2020

2021 - 2030

I. Các công trình do bộ, ngành đầu tư:

 

 

1. Công trình thủy lợi Tà Pao.

x

 

2. Hồ Sông lũy.

x

 

3. H La Ngà 3.

x

 

4. Dự án khu neo đậu tránh bão Phú Quý.

x

 

5. Nâng cấp, mở rộng QL1, QL55, QL28, QL28B, QL55B (dự kiến).

x

x

6. Đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết.

x

 

7. Đường cao tốc Phan Thiết - Nha Trang.

x

x

8. Đường sắt cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang.

 

x

9. Xây dựng sân bay Phan Thiết.

x

 

10. Xây dựng nâng cấp sân bay Phú Quý.

x

x

11. Trung tâm Thể thao biển quốc gia thuộc xã Hòa Thắng.

x

x

II. Các dự án do tnh làm chủ đầu tư:

 

 

1. Từ nguồn vốn ngân sách trung ương:

 

 

- Hồ Sông Dinh 3, hồ Ka Pet.

x

 

- Dự án kênh tiếp nước Biển Lạc - Hàm Tân.

x

 

- Dự án cấp nước từ Sông Lũy lên Khu Lê Hồng Phong.

x

 

- Dự án tiếp nước Tà Mú - Suối Măng, Suối Măng - Cây Cà.

x

 

- Nâng cấp, cải tạo đê chắn sóng cảng Phú Quý, huyện Phú Quý.

x

 

- Xây dựng hệ thống kè chống xâm thực, xói lở bờ biển.

x

x

- Nâng cấp và mở rộng đường quanh đảo Phú Quý.

x

 

- Cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên đảo Phú Quý.

x

 

- Hiện đại hóa thông tin liên lạc viễn thông đảo Phú Quý.

x

x

2. Vốn ngân sách trung ương hỗ trợ và ngân sách địa phương:

 

 

- Nâng cấp nhà máy cấp nước sạch tại các đô thị vùng biển.

x

x

- Nâng cấp cảng cá Phan Thiết (có Chợ Cá đu mi).

x

 

- Nâng cấp cảng cá La Gi.

x

 

- Nâng cấp cảng cá Phan Rí Cửa.

x

 

- Khu tránh bão cho tàu cá: Phan Rí Cửa, La Gi, Cửa Liên Hương, cửa sông Ba Đăng, Mũi Né, Chí Công.

x

x

- Đập dâng Sông Phan.

x

 

- Nhà máy xử lý chất thải, rác thải, nước thải ở các khu công nghiệp, các khu chế biến thủy sản tập trung.

x

x

- Xây dựng Khu bảo tồn biển Cù Lao Câu và đảo Phú Quý.

x

x

- Cải tạo, nâng cấp trục đường ven biển Tuy Phong - La Gi - Hàm Tân.

x

x

- Các dự án ổn định định canh, định cư.

x

x

- Các dự án di dời, tái định cư vùng sạt lở: Phan Thiết, La Gi, Tuy Phong,...

x

x

- Xây dựng mới đường trục ven biển quốc gia (Đường ĐT 719B, Hòn Lan - Tân Hải, Hòa Phú - Bình Thạnh).

x

x

- Đường dọc kênh chính qua các huyện: Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong.

x

 

- Đường vành đai thành phố Phan Thiết.

 

x

- Các tuyến đường tỉnh quy hoạch chưa đầu tư.

x

x

- Dự án trồng rừng phòng hộ ven biển, quy mô 38.000 ha.

x

x

3. Các dự án ODA (WB, ADB):

 

 

- Dự án sửa chữa và nâng cấp an toàn hồ đập (WB8).

x

 

- Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn (WB).

x

 

III. Các dự án kêu gọi đầu tư:

 

 

- Kênh tưới Đu Đ- Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam (ADB).

x

 

- Nâng cấp hệ thống tưới Hồ Trà Tân, huyện Đức Linh (ADB).

x

 

- Cảng Phan Thiết, Hệ thống Cảng tổng hợp phía Nam.

x

x

- Cảng ICD tại Hàm Thuận Nam và Bến cảng Sông Dinh ở La Gi.

x

x

- Xây dựng tuyến đường st Tây Nguyên - Bình Thuận.

 

x

- Các dự án ưu tiên phát triển hạ tng đô thị theo quy hoạch (thành ph Phan Thiết, thị xã La Gi).

x

x

- Hoàn chỉnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phan Thiết giai đoạn 2, Hàm Kiệm I, Sông Bình và Tuy Phong; Khu công nghiệp Hàm Kiệm II, Sơn Mỹ I, Tân Đức.

x

x

- Khi công xây dựng Khu công nghiệp Sơn Mỹ II.

x

 

- Nhà máy xử lý rác thải đô thị.

x

x

- Các dự án ưu tiên hạ tầng giáo dục - đào tạo theo quy hoạch.

x

x

- Các dự án ưu tiên phát triển hạ tng y tế theo quy hoạch.

x

x

- Khu liên hiệp thể dục thể thao tnh (Phan Thiết + Hàm Thuận Bắc).

x

 

- Các dự án ưu tiên hạ tầng thương mại theo quy hoạch.

x

x

- Các dự án ưu tiên phát triển hạ tầng du lịch.

x

x

* Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích chiếm đất, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên, sđược tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động các nguồn lực của từng giai đoạn.

II. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ TRONG GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH:

1. Lĩnh vực dịch vụ:

- Khu du lịch Suối nước nóng Bưng Thị - Tà Cú.

- Khu du lịch Hồ Hàm Thuận Đa Mi.

- Khu du lịch Hồ Sông Quao.

- Khu du lịch sinh thái Thác Bà.

- Khu du lịch ven biển Hòa Thắng - Hòa Phú.

- Khu du lịch Bàu Trắng.

- Khu đô thị - Thương mại - Dịch vụ và đường trc ngang QL.55 - ĐT.719.

- Tàu cao tốc Phan Thiết - Phú Quý.

- Dịch vụ y tế cao cấp.

2. Lĩnh vực công nghiệp:

- Nhà máy sản xuất ván nhân tạo; bao bì carton.

- Nhà máy chế biến - đóng hộp thịt, thực phẩm các loại.

- Nhà máy chế biến, đóng hộp nước giải khát, trái cây.

- Nhà máy sản xuất các sản phẩm từ muối và sau sản xuất muối.

- Nhà máy sản xuất các sản phẩm từ to, rong biển.

- Nhà máy sản xuất phân bón.

- Nhà máy sản xuất cao su tổng hợp, sản xuất lốp xe các loại.

- Nhà máy xử lý nhiệt (trái thanh long).

- Nhà máy chiếu xạ thực phẩm.

- Nhà máy chế biến thức ăn gia súc các loại.

- Nhà máy sản xuất bia, rượu cao cấp.

- Nhà máy sản xuất, lắp ráp thiết bị điện - điện tử.

- Nhà máy sản xuất phụ tùng ôtô, xe máy; lắp ráp ôtô, xe máy.

- Nhà máy sản xuất vật tư, thiết bị y tế.

- Nhà máy sản xuất, lắp ráp máy động lực phục vụ nông nghiệp (máy kéo, máy cày nhỏ 20 - 50 mã lực).

- Nhà máy dệt lưới đánh cá và sản xuất ngư cụ.

- Nhà máy chế biến sâu titan, gồm: xỉ, hợp chất zircon, rutin nhân tạo, pigment, titan xốp, titan kim loại, ferro titan.

- Dự án khai thác và tinh chế bentônit.

- Nhà máy may xuất khẩu.

- Trung tâm nhiệt điện khí Sơn Mỹ công suất 4.000 MW.

- Các nhà máy phong điện công suất 500 - 3.000 MW.

- Các nhà máy điện năng lượng mặt trời.

- Nhà máy chế biến khí hóa lỏng (KCN Sơn Mỹ).

- Nhà máy luyện nhôm và chế tạo các sản phẩm nhôm.

- Nhà máy đóng tàu Composite.

- Sản xuất muối tinh.

- Nhà máy chế biến hạt Điều.

- Nhà máy ép dầu thực vật.

- Nhà máy chế biến hải sản đóng hộp và hàng đông cao cấp.

- Nhà máy chế biến mủ cao su.

- Nhà máy chế biến nước trái cây thanh long.

3. Lĩnh vực nông - lâm - thủy sản:

- Dự án phát triển chăn nuôi bò thịt tập trung.

- Dự án trồng rừng nguyên liệu giấy.

- Dự án vùng sản xuất giống thủy sản CN Tuy Phong.

- Dự án nuôi hải đặc sản trên biển.

- Dự án đi mới, hiện đại hóa đội tàu dịch vụ và đánh bắt xa bờ.

- Dự án nuôi trồng chế biến thủy sản nước ngọt.

- Các dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao.

* Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích chiếm đất, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên, sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động các nguồn lực của từng giai đoạn.

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 2532/QD-TTg

Hanoi, December 28, 2016

 

DECISION

APPROVING THE ADJUSTED MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF BINH THUAN PROVINCE THROUGH 2020 WITH A VISION TOWARD 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the June 19, 2015 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Government s Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7, 2006, on formulation, approval and management of master plans on socio-economic development;

Pursuant to the Government’s Decree No. 04/2008/ND-CP of January 2008, amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7, 2006, on formulation, approval and management of master plans on socio-economic development;

At the proposal of the People's Committee of Binh Thuan province,

DECIDES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Development viewpoints

- To ensure socio-economic development of Binh Thuan province in line with national and regional development and in conformity with the national socio-economic development strategy, the master plan on socio-economic development of the Northern Central and Central Coastal regions and sectoral master plans through 2020 already approved by the Prime Minister.

- To mobilize to the utmost all resources to accelerate, and improve the quality of, economic growth in order to reach the national development level. To build the province into a modernity-oriented industrial and service one.

- To take the initiative in integration and effectively realize regional connectivity; to boost economic restructuring toward industrialization and modernization, paying due attention to extensive and intensive growth and fast increase in high-productivity and effective sectors. To develop spearhead products and driving-force areas based on promoting the province’s human resources and breakthrough fields with competitive advantages.

- To ensure sustainable socio-economic development by combining economic growth and realization of social justice, protecting natural resources and the environment, and concurrently reviewing the development process in order to make appropriate adjustments.

- To closely combine socio-economic development with strengthening national defense and security in each area.

2. Development objectives:

a/ General objectives:

To effectively tap resources, potentials and advantages, actively promote integration and develop marine economy, tourism and energy. To build and develop Binh Thuan province into a modernity-oriented industrial one by 2030 with focus on building three national centers, namely the energy center, the marine tourism-sports center and the titanium ore processing center, and adequate essential and synchronous socio-economic infrastructure connected with the national infrastructure system. The province will have progressive production relations; ensure social security and welfare, improved living conditions for its people, average per- capita income not lower than the average national level, and well-protected environment; and unceasingly strengthen defense and security and maintain social order.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Economically:

+ The average economic growth rate will be 7-7.5%/year in the 2016-2020 period in which the agriculture-forestry-fishery sector will grow 3.3-3.8%; the industry-construction sector, 9.0-9.5%; and the service sector, 8.2-8.7%. The average economic growth rate will be 7.2-7.5%/year in the 2021-2030 period in which the agriculture-forestry-fishery sector will grow 2.8-3%; the industry-construction sector, 10-11.5%; and the service sector, 6.2- 6.4%/year.

+ To restructure the economy in the direction of increasing the proportion of industry- construction and services. The proportions of agriculture-forestry-fisheries, industry- construction, and services will be 21.4-21.8%, 31.4-31.8% and 46.6-47% by 2020, and 12-12.5%, 45-46% and 42-43% by 2030, respectively.

+ The average gross regional domestic product (GRDP) will reach USD 3,100-3,200 by 2020 and USD 8,200-8,500 by 2030.

+ The total social investment capital will make up 43-44%/year of the GRDP between 2016 and 2020 and 44-45%/year between 2021 and 2030.

+ Total domestic revenues will make up 9.5-10%/year of the provincial GRDP between 2016 and 2020 (excluding revenues from petroleum royalty and import and export duties) and 9-9.5%/year between 2021 and 2030.

+ Development investment expenditures will make up 35%/year of the province’s local budget expenditures between 2016 and 2020, and 40%/year between 2020 and 2030.

- By 2020, export value will reach USD 600 million, including USD 380 million from export of commodities. By 2030, export value will reach about USD 1.5 billion, including around 1 billion from export of commodities.

- Socially:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Some 24,000 new jobs will be created annually in the 2016-2020 period. Labor restructuring will be accelerated positively. The rate of trained laborers will make up 65- 70% of the workforce by 2020 and 70-75% by 2030.

+ To reduce the annual rate of poor households under the new standards by between 1-1.2%.

+ To raise the enrolment rate and the quality of education. By 2020, the rate of schools up to national standards will reach over 40%, the rate of preschool education universalization will reach 80%, the rates of students of proper age groups attending lower secondary schools and upper secondary schools will reach 90% and more than 50%, respectively. By 2030, the rate of schools up to national standards will be 70-80% and the rate of preschool education universalization will reach the country’s average level.

+ To consolidate and upgrade the grassroots healthcare network. To build and upgrade commune health centers up to national standards. There will be 7 medical doctors per 10,000 people and 30.6 patient beds per 10,000 people by 2020 and such proportions will reach the country’s average by 2030. The rate of communes meeting the new national criteria set for communal health will be 100% by 2020. The malnutrition rate among under-5 children will be kept under 9% by 2020 and equal to the country’s average level by 2030.

+ To strive that 50% (or 48 communes) and 100% of communes will meet the new countryside standards by 2020 and 2030, respectively. By 2020,50% of wards and townships will meet urban civilization standards, all hamlets and residential quarters in the plain area and 60% of mountainous and island villages will have cultural houses and sports facilities.

+ The urbanization rate will reach 40-45% by 2020 and 50-55% by 2030.

- Environmentally:

+ More than 98% of households will have access to hygienic water by 2020, including 65% having access to clean water under standards set by the Ministry of Health; all households will have access to clean water by 2030.

+ The rate of households having access to electricity will surpass 99% by 2020 and 99.5% by 2030.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ All operating industrial parks will have centralized wastewater treatment systems up to environmental standards by 2020.

+ The forest coverage will reach 43% (55% if industrial and perennial trees are included) by 2020.

3. Planning contents:

a/ Orientations for sectoral development:

- Agriculture-forestry-fishery and rural areas:

+ Agriculture:

To promote comprehensive and sustainable agricultural development associated with building a new countryside. To concentrate on developing modernity-oriented agriculture, combine rural development and urban, industrial and service development. To speed up industrialization and modernization in association with environmental protection in rural areas.

To concretize and effectively implement the scheme on agricultural restructuring under the Prime Minister’s Decision No. 899/QD-TTg of June 10, 2013, focusing on agricultural development along the line of production of high-quality and high-added-value commodities based on full exploitation of local advantages. To restructure cultivation toward large-scale and centralized production development, sustainably develop major and advantageous plants such as dragon fruit, rubber and cashew and other species suitable to each area’s strengths and soil conditions with capability to respond to climate change. To effectively implement the policy on flexible and efficient uses of rice-farming land areas. To further shift breeding toward disease-free industrial and semi-industrial farm and household scale models that ensure environmental protection; to formulate a master plan on breeding development associated with slaughtering, processing, preservation and consumption networks.

To attach great importance to scientific and technological application to farm-produce production, preservation and processing; to focus on improving plant varieties and livestock breeds together with enhancing management of food hygiene and safety; to step by step establish hi-tech agricultural production models; to combine production, processing and consumption of advantageous and highly competitive products in the product value chain; to pay attention to improving dragon fruit’s quality; and to multiply large-scale, high-quality rice fields. To re-organize agricultural production combined with encouraging the development of enterprises, cooperatives and other forms of cooperation and paying attention to the development of partnership in the value chain.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Forestry:

To intensify forest management, protection and development, prevent and combat deforestation, paying special attention to riverhead forests, protection forests, special-use forests and areas adjacent to neighboring provinces. To encourage the contractual lease of forests for protection and afforestation associated with breeding and development of non- timber products to increase income and develop forests in a sustainable manner.

For protection and special-use forests, it is necessary to organize strict protection of these forests and increase powers and benefits of forest rangers. For production forests, to consider allocation to eligible organizations and individuals with effective production and business plans, not necessarily forestry farms and state-owned companies, for protection and business.

To strongly develop production forests based on the application of technical advances, especially in tree varieties, and investment in intensive cultivation to increase forest yield and quality suitable to each area’s specific ecological conditions. Along with developing forests of small-diameter timber trees for processing in the short term, to prioritize the study and establishment of models of developing forests of large-timber tree species that grow fast, have a high output and a shorter exploiting cycle, thus creating stable resources for the forest product processing industry; to effectively re-plant forests upon conversion of use purpose.

To develop the forest product processing industry as planned on diverse scales, and with different types of products and consumption markets. To zone off forest material areas in line with the master plan on forest product processing; to support forestry companies and enterprises in developing forest product processing establishments equipped with modem technologies using local materials to process exports under the Forestry Stewardship Council (FSC) models of sustainable forest management and use and to concurrently arrange interior woodwork processing establishments in rural areas to meet local demand based on strict management of input materials.

In the 2016-2020 period, to plant 44,440 hectares of concentrated forests and 3,540 hectares of scattered trees, take care of 14,410 hectares of planted forests, allocate on a contractual basis 159,880 hectares of forests for protection, and zone off 6,730 hectares of regenerated forests.

+ Fisheries:

To pay due attention to marine economy. Along with developing marine industries and tourism, to encourage fishermen to build high-capacity vessels, bring into play the fleet of offshore fishing vessels associated with logistics services, at-sea processing and safeguarding of the homeland’s sea and island sovereignty. To further develop aquaculture suitable to each area’s conditions. To concentrate on producing advantageous species, stably maintain areas for brackish and marine water aquaculture, and promote the development of freshwater aquaculture zones according to planning. To take more measures to protect the fishing grounds.

To further comprehensive fisheries development and raise the effectiveness of fishing, aquaculture, processing and related services in association with protecting aquatic resources. To effectively implement the Government’s preferential policies to further develop the capability of high-capacity vessels; to multiply and bring into play the model of production solidarity groups and fisheries trade unions. To minimize the development of small-capacity vessels and fishing in coastal areas and strictly punish activities that deplete marine resources and destroy the environment. To raise capital for and increase investment in upgrading and maintaining fisheries technical infrastructure. To promote investment in aquaculture, preservation and seafood processing equipment and technology, especially in rearing shrimp breeds, processing seafood products for export to minimize losses, improve the quality and value and increase the competitiveness of products.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To strive for a fisheries growth rate of 10%/year in the 2016-2020 period, representing around 35% of the agriculture-forestry-fisheries sector in the GRDP by 2020. To reach the fishing output of 200,000 tons, aquaculture output of 16,000 tons, and 28 billion prawn fries by 2020.

+ Salt production

To stabilize salt-making areas at 990 hectares according to planning; to promote the application of up-to-date technology in production and development of post-salt industry to diversify products, improve salt quality and investment efficiency. To prevent and remedy environmental pollution in salt production and processing.

+ New-countryside development:

By 2020, almost all rice cultivation areas will be proactively watered, irrigation works’ operational capacity will reach 80%; more than 60% of farmer households will have access to clean water; all concentrated commodity production zones and hamlets will have car-accessible roads to their centers; and the production and daily life electricity demands of all households in concentrated residential areas will be satisfied. The rate of communes reaching new-country side standards will be 50% (or 48 communes) by 2020 and 100% by 2030.

- Industry-construction:

+ To strongly promote industrial development, pay proper attention to development of farm, forest and fishery product processing industry and focus on developing power and titanium ore processing industries. To strive for an average added-value industrial growth of 10%/year and 13%/year (in comparison to the 2010 price) in the 2016-2020 period and the 2021 -2030 period, respectively. Industry will make up 70% and around 80% of the total added value of the industry-construction sector by 2020 and 2030, respectively.

To restructure industries toward strongly developing groups of industries and products: energy and farm, forest and fishery product processing; ore intensive processing; mechanical engineering, electronics, building and repair of fishing vessels and boats; production of mineral water and beverage, fibers, textiles, garments and footwear; and supporting industries for the southern key economic region. To boost commodity exports associated with investment in technological renovation to make significant progress in quality, efficiency and competitiveness of products; to enhance trade promotion and international economic integration so as to consolidate traditional markets and seek new outlets for exports.

To facilitate and actively urge the implementation of energy (thermal, wind, solar and gas power) projects for Binh Thuan to become the national energy center. To bring into play the efficiency and speed up investment in infrastructure of industrial parks and clusters; to attract investment to set up a titanium ore processing center associated with environmental and landscape protection. To promote the development of processing industry for domestic consumption and export; to reduce the proportion and gradually terminate export of raw and unprocessed products and increase products with high scientific and technological content; apart from processing seafood and forest products, to attach importance to processing dragon fruit, sterculia foetida tree latex, rubber latex and spirulina (natural algae powder). To encourage all economic sectors to invest in developing ship building and repair industry; to prioritize investment projects on building offshore fishing service facilities. To effectively implement industrial promotion policies and support industrial and handicraft production establishments in accessing to preferential credit, production premises, market information, technical advice and human resource training; support and create conditions for enterprises to operate effectively.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To effectively implement the Prime Minister-approved master plan on exploration, extraction, processing and use of titanium ore through 2020 with a vision to 2030. To combine extraction with intensive processing under appropriate plans and roadmaps and ensuring economic and social efficiency as well as environmental protection. To explore and extract titanium-zirconium ore materials on a large and concentrated scale in Luong Son and Bac Binh areas for supply to intensive processing plant projects in the areas. To speed up the construction of non-polluted titanium ore intensive processing plants (artificial rutile, pigment, soft and metal titanium) using advanced technologies. To develop a titanium- zirconium mining industry compatible with resources potential. To step by step build Binh Thuan into the country’s large energy and titanium ore processing centers.

In the 2016-2020 period, to focus resources on building synchronous industrial park and cluster infrastructure; to complete the construction of industrial park infrastructure and attract investment to fill up at least 80% of the total area of Phan Thiet industrial park in the second phase, Ham Kiem I and Song Binh industrial parks and 50% of Ham Kiem II and Tuy Phong industrial parks. To commence construction of Son My I and II industrial parks. By 2020, each district, town and city will have one or two industrial complexes with complete infrastructure. To boost investment promotion to attract new projects with priority given to strong, capable investors possessing large investment and advanced and environment- friendly technologies and being able to create many jobs.

By 2020, the province will have 32 industrial clusters covering a total area of 996.7 hectares with the aim of not only attracting investment but also relocating polluting production facilities out of residential areas into the clusters. They include Phan Thiet city with three clusters covering 48.1 hectares; La Gi town with four clusters, 180 hectares; Due Linh district with five clusters, 140.3 hectares; Tanh Linh district with four clusters, 97.5 hectares; Ham Tan district with four clusters, 155 hectares; Ham Thuan Nam district with one cluster, 30 hectares; Ham Thuan Bac district with four clusters, 101.2 hectares; Bac Binh district with three clusters, 122 hectares; Tuy Phong district with three clusters, 77.56 hectares; and Phu Quy district with one cluster, 25 hectares.

+ In 2016-2020 period, the province’s industries will focus on producing advantageous competitive products. From 2020 to 2030, to bring into play the potentials of the province’s advantageous products:

. Power generation industry will develop thermal, wind and solar power. The power output will reach around 14 billion kWh and 60 billion kWh by 2020 and by 2030, respectively. Power will be a breakthrough product of the province’s industry from now until 2030.

. Agricultural, forest and fishery product processing:

To further develop frozen and dried seafood processing and fish sauce production.

To call for investment in intensive processing of dragon fruit, rubber and cashew.

. Titanium ore extraction and intensive processing: To step by step form a titanium industry with processed titanium slag products. By 2030, to develop the titanium industry in a stable and sustainable manner with a large-scale titanium ore extraction and processing center equipped with advanced technologies; to prioritize the development of pigment, soft, metal and alloy titanium for domestic consumption and export.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

. Vinh Hoa mineral water: To maintain the brand and expand outlets.

+ Construction: To raise construction capability and incrementally increase scale and quality; to focus on key projects in the locality; to further embellish urban centers to be civilized and modem and meet requirements in each development period.

- Services:

To diversify services and raise the development level of service sectors and products; to focus on developing trade, tourism, construction, hotel and restaurant services, finance- banking, insurance, transport, information and communications, logistics, education and training, healthcare, power and water supply, agricultural production and fisheries services.

To strive for a service added value growth of 8.4% in the 2016-2020 period and of 6.2% in the 2021-2030 period. By 2020, services will represent 46.8% and around 42.5% of the province’s total added value by 2020 and 2030, respectively.

+ Trade:

. To further develop the domestic consumption market through effectively organizing channels for supplies and consumer goods distribution and sale of local advantageous products. To step up the “Vietnamese give priority to using Vietnamese goods” campaign. The total retail sales and service turnover will reach around VND 72 trillion by 2020, recording an average increase of 14.6%/year in the 2016-2020 period, and around VND 200 trillion by 2030, recording an average increase of 10.7%/year in the 2021-2030 period.

. To strengthen and expand export markets by diversifying markets and products; to prioritize the exploitation of and take advantage opportunities from key and strategic export markets; to effectively exploit traditional markets. To focus on implementing solutions to promote export of local key advantageous products, particularly seafood, rubber, dragon fruit, wooden furniture, textiles and garments and fine-art products. To increase revenues from direct export and export of processed products and step by step restrict entrusted export and export of pre-processed products. The total export turnover will reach around USD 600 million by 2020 with goods export bringing about USD 380 million. The export turnover will reach around USD 1.5 billion by 2030 with goods export earning around USD 1 billion.

+ Bank credit service, budget revenues and expenditures:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

. To synchronously implement solutions for budget collection, combining budget collection with fostering revenue sources and facilitating socio-economic development in order to effectively exploit domestic revenue sources; to enhance tax administration and step up inspection and examination to prevent losses of budget revenues. To increase the leadership over tax collection to prevent losses as well as over-collection; to effectively manage and exploit budget revenue sources in the province, especially from land. The total domestic budget revenue will reach around VND 34,150 billion, representing 9.78% of the province’s GRDP.

. To actively arrange budget expenditures and continue to effectively restructure public investment; to give priority to major tasks and key works. To strictly manage expenses according to estimates and regulations, thoroughly economize spending on state management apparatus and public services and tighten financial discipline.

+ Tourism:

To develop tourism into the province’s spearhead industry with a tourist arrival growth of 8.07%/year in the 2016-2020 period and of 8-10%/year in the 2021-2030 period and a tourism revenue increase of 19.3%/year in the 2016-2020 period, of 15.35%/year in the 2021-2025 period and of 17.05%/year in the 2026-2030 period.

To exploit potentials and strengths of the sea, islands, mountains and hills and local cultural values to strongly develop resort-based, exploration and ecological tourism, tourism associated with marine sports; to diversify tourism products and promote the linkage among areas in the province and with neighboring provinces to develop tours and tourism routes attractive to tourists.

To attach importance to protecting natural and social environments to sustainably develop tourism, with focus on tackling pollution and restoring and protecting environmental landscapes, ensuring social order and food hygiene and safety.

b/ Social development:

- Population, labor and employment:

+ To effectively implement family planning and reproductive health care with the population growth rate kept at 0.7% in the 2016-2020 period and at 0.65% in the 2021 -2030 period.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ By 2030, the workforce will make up 63% and the demand for employment will account for around 61% of the population (96.8% of the total workforce). It is necessary to create about 58,010 new jobs in the 2021-2030 period. The labor force in agriculture will make up 22%; in industry, 40%; and in service, 38%. The rate of trained laborers will reach 70-75% (64% in agriculture, 71.5% in industry, and 85% in service). The rate of laborers holding immediate or higher degrees will reach about 50%. In the 2016-2020 period, 165,842 laborers (or an average of 16,584 a year) will be trained in the 2021-2030 period.

- Medicine and public healthcare:

+ To invest in upgrading medical equipment for the medical examination and treatment system from provincial to grassroots level. To step up the socialization of healthcare. By 2020, to raise the number of hospital beds per 10,000 people to 30.6; to raise the life expectancy to 76 years; to reduce the malnutrition rate among under-5 children to under 9%; to reach the full vaccination rate of more than 98% among under-one children; to raise the number of medical doctors per 10,000 people to 7 and the rate of health insurance to 82.1% among the province’s population.

+ To enhance preventive medicine and people’s primary healthcare; to effectively implement epidemic prevention, food hygiene and safety and national health programs; to control and stamp out all epidemic outbreaks. To improve medical examination and treatment quality, expand the models of satellite hospitals and family doctors. To promote the socialization of healthcare activities and facilitate non-public healthcare and public-private cooperation development. To consolidate and complete the grassroots healthcare network; to maintain and consolidate the national health standards at commune-level health centers. To further build, renovate and upgrade district and inter-district general hospitals together with increasing investment in synchronous and modem medical equipment. To renew management at public hospitals toward self-management. To effectively implement the Law on Health Insurance. To attach special importance to training and education, building and development of a contingent of highly qualified, responsible and dedicated health workers who possess good professional ethics, ensuring a rational synchronous structure to satisfy medical prevention, examination and treatment demands. To combine modem medical treatment methods with traditional medicine. To step up communication on reproductive healthcare and family planning.

- Education-training:

+ By 2020, the enrolment rate among children of eligible age groups will be 15% for kindergartens, 85% for preschools, 99.8% for primary schools, 90% for lower secondary schools, and 50% for upper secondary schools; the rate of primary school graduates will be 99.9%, the rate of lower secondary school graduates, more than 99%, and the rate of upper secondary school graduates will be higher than the country’s average level, the rate of public schools meeting national standards will be more than 40%. By 2030, the province’s education and training sector will reach the national targets.

+ To promote public information work to make the whole political system and people of all strata in the province to regard education and training as a top national policy and the cause of the entire people and investment in education is investment for development. Education tasks are the common tasks of families, schools and the society. To attach importance to improving educational quality in remote, deep-lying, island and ethnic minority-inhabited areas. To increase investment in teaching and learning facilities up to national standards. To step up the socialization of education and training. To promote training of human resources who possess professional knowledge, skills and ethics and develop a contingent of skilled workers who are able to work in a scientific, technological, productive, qualitative and efficient manner; to attach importance to high-quality human resource training and development.

+ To create people with dignity, ethics, capability, creativeness, social responsibility and a sense of law observance.

- Culture, sports and physical training:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ To strongly socialize and promote cultural, sports and physical training activities at grassroots level; to strongly develop mass cultural and song and dance movements. To combine the State’s support and people’s contributions to building cultural, sports and physical training institutions, giving priority to basic cultural institutions such as the province’s culture and sports center and museum. To effectively perform state management in culture, conservation and upholding of national cultural heritages; to have plans for renovation, embellishment and prevention of the degradation of historical and cultural relics together with the collection, exploitation and further bringing into play of cultural values of ethnic groups in the province. To pay attention to child care and protection, family affairs and gender equality; to take care and bring into play the role of elderly people. To step up mass sports and physical training movements and implement active measures to boost high- achievement and professional sports.

- Poverty reduction, social security:

+ The rate of poor households under the new standards in the 2016-2020 period will be reduced to 1-1.2% and 2-3% in communes with difficult or extremely difficult socio- economic conditions. By 2020, all social protection beneficiaries in the locality will benefit from the state’s current policies in the form of centralized stay at social relief establishments or regular assistance in the community; 95% of disadvantaged children will be provided with care.

+ To effectively implement social security policies. To further step up the “gratitude” movement and fully and timely implement policies toward people who rendered meritorious services to the revolution, poor people, poor and near-poor households. To adopt active and effective measures to further reduce poverty in a sustainable manner in association with effective settlement of social pressing issues based on further integrating and effectively implementing national target programs and the climate change response program funded by the state, international community and enterprises in association with mass movements. To pay proper attention to ethnic minority-inhabited areas.

c/ Science-technology development:

- By 2020, science and technology will make considerable contributions to economic growth and economic restructuring, with the hi-tech product value making up about 30% of the GRDP. The annual technology and equipment renovation rate will be over 20% in the 2016-2020 period. The science and technology market will record an average growth rate of 15-17%/year in trading value. The total investment in science and technology will represent more than 2% of the GRDP by 2020. State budget funds for science and technology will account for at least 2% of the total annual state budget expenditures. The number of scientific researchers and technology developers per 10,000 people will be 11-12 by 2020.

- To effectively apply technology and equipment renovation policies to enterprises producing provincial advantageous products; to mobilize and encourage enterprises to invest in modem and environment-friendly technology lines with high yield and added value. To closely combine the work of scientific and technological agencies with agricultural, industrial and fishery promotion and activities of related agencies.

- To increase investment in physical foundations and technical equipment for state management of science and technology. To form a bio-technology application zone to serve the production of commercial products in association with the project to build capacity for the Center for Information and Application of Scientific and Technological Advances; to implement a project to build an environmental radioactivity observation and warning station.

d/ Environmental protection, response to climate change and sea level rise

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To intensify management of natural resources, environment protection, prevention and control of natural disasters and active response to climate change. To enhance management of natural resources, land, forests, sea, minerals and water. To assess mineral potential and deposits on the mainland and in the sea area of the province in order to revise mineral exploitation, management and protection master plans and plans to ensure rational, economical and efficient use and environmental protection. To develop a land database and concurrently renew land use planning work. To adopt plans to use rice-farming land in a flexible and efficient manner. To efficiently assign and decentralize the state management of natural resources and minerals in accordance with law. To improve forecast quality, actively respond to climate change and prevent and control natural disasters. To continue implementing the target program on response to climate change; to conduct regular inspections to ensure the safety of dikes and embankments and reservoirs; to dredge the riverbeds, estuaries and drainage systems in urban centers; to work out plans for proactive evacuation of people from erosion-prone areas that are seriously affected by climate change.

- To consider environment protection a prerequisite when considering investment projects; not to approve investment projects with outdated technology and equipment that are likely to pollute the environment. To adopt plans to basically tackle flooding in rainy season in urban centers. To step up the inspection and supervision of the treatment of wastewater and disposal of waste and chemicals containing pollutants discharged from production and business activities. To closely control polluting sources and strictly sanction violations. To take active measures against desertification in coastal areas; to step up forest development and planting of coastal and riverhead forests and of trees in urban centers to improve the environment. To promote the development and use of new and renewable energies. To assess climate change impacts on each field, sector and locality so as to make appropriate revisions to development master plans and plans.

- To devise and implement solutions to minimize and prevent environmental pollution, especially in mining sites (titanium, white sand and stone exploitation) and to refill mining sites to restore the environment in industrial parks, thermo-power centers and urban centers (Phan Thiet, La Gi, Phan Ri Cua) and tourist areas; to enhance rural environmental protection (with focus on supplying clean water, building hygienic latrines, and collecting and disposing of waste and safely using pesticides), especially waste in cattle and poultry breeding and slaughtering and seafood processing facilities. To improve environmental factors to raise the living environment quality.

- To stop the environmental degradation process, especially phenomena specific to Binh Thuan such as desertification, land erosion, salinization and land sliding in coastal areas and seawater pollution. To accelerate afforestation, especially in coastal areas and properly protect riverhead protection forests and natural reserves, increasing the forest coverage to the ecological safety level. To rationally exploit natural resources and preserve the biodiversity of forests, the sea and natural sand dunes toward restoring and improving the quality of the environment in degraded areas.

dd/ Technical infrastructure development:

- To mobilize all resources for investment in basically addressing the most urgent and essential demands and building a relatively synchronous socio-technical infrastructure system which is connected to the national infrastructure, ensuring fast and sustainable growth, environmental protection, response to climate change, building of a new countryside, gradually narrowing the gap and promote the harmonious development among areas in the province and improving people’s living conditions, thus meeting the requirements of industrialization and modernization. To focus infrastructure investment in three areas: transport, irrigation, industrial parks’ infrastructure and electricity to serve centralized commodity development, service and tourism development and climate change response.

- To mobilize various investment resources for synchronicity- and modernity-oriented infrastructure development:

+ To review all sectoral and local master plans. To improve the quality of the socio- economic infrastructure construction master plan to ensure the overall efficiency and systematicity of transport, electricity, water, irrigation, information and communications, education and health networks. To mobilize to the utmost resources for development investment and ensure total social investment capital will make up around 43-44% of the GRDR To properly allocate funds to capital construction and manage their use, prioritizing funds for the completion of key, urgent and on-going works, putting an end to thinned-out investment. To encourage and facilitate private investment in developing infrastructure and advantageous and potential sectors and products. To bring into full play the State and the people make joint efforts campaign, especially the state’s support in building and embellishing residential quarters and hamlets and in rural small irrigation and transport works.

+ To build synchronous infrastructure; to prioritize the construction of important key works, first of all transport and irrigation works. To speed up the construction of Dau Giay- Phan Thiet, and Phan Thiet-Nha Trang expressways, and national highways 55,28 and 28B. By 2020, the province will have sufficient water for production and daily life and convenient and smooth transport with general ports, airport, national highway sections running through the province, important outbound routes and coastal roads renovated, upgraded and completed and 70% of rural roads concreted or asphalted. To basically complete rural infrastructure. To completely build and effectively operate mooring and storm-shelter areas for vessels, first of all in Phu My and Mui Ne. To basically remedy coastal erosion in important areas. To build and gradually complete appropriate civilized and modem trade infrastructure facilities; to combine investment in infrastructure with embellishment of urban centers. To effectively implement the plan on investment in upgrading and standardization of schools, health stations, medical treatment and examination facilities and cultural and sports institutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Spatial development according to the land use master plan:

By 2020, the province’s land use structure will be shifted as follows: Agricultural land will decrease from 86% in 2015 to 84% of the total natural land area. Meanwhile, non-agricultural land will increase from 12% to 14% and unused land will fall from 2.3% to 1.7% of the total natural land area.

- Orientations for urban system development:

+ By 2020, Binh Thuan province will develop 15 urban centers based on upgrading and expanding 14 existing urban centers and building a new one. They include one urban center of grade II (Phan Thiet city), one urban center of grade III (La Gi town); one urban center of grade IV (Phan Ri Cua town) and 12 urban centers of grade V, namely Lien Huong, Vinh Tan (new), Cho Lau, Luong Son, Ma Lam, Thuan Nam, Lac Tanh, Vo Xu, Due Tai, Tan Nghĩa, Tan Minh and Phu Quy district center.

+ By 2030, Binh Thuan province will develop 21 urban centers based on upgrading and expanding the urban centers in the previous period and building new ones. They include one urban center of grade I (Phan Thiet city), two urban centers of grade III (La Gi and Phan Ri Cua towns); three urban centers of grade IV (Lien Huong, Cho Lau and Vo Xu) and 15 urban centers of grade V: Vinh Tan, Luong Son, Ma Lam, Da Mi (new), Hoa Thang (new), Hai Ninh (new), Ham Due (new), Thuan Nam and Tan Thanh (new), Lac Tanh, Duc Tai, Tan Nghía, Tan Minh and Son My (new) townships and Phu Quy district center.

The urban population is forecast to grow at 1.8%/year in the 2016-2020 period and estimated to be 529,200 people, with the urbanization rate reaching 40-45% by 2020; the urban population will increase fast by 3.4%/year in the 2021-2030 period and be estimated to be 739,200 people, with the urbanization rate reaching 50-55% by 2030.

- Orientations for development and distribution of rural population:

+ To develop rural population after the new rural model suitable to each area:

. Midland and mountainous areas: To develop rural population associated with forestry production after the traditional model near roads and water sources. To form centralized rural population spots in new economic centers such as hydropower reservoirs, tourism sites and industrial plant and fruit tree cultivation zones. To relocate existing residential points from and not to build new ones in flash flood-, landslide- and land subsidence-prone areas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

. Coastal areas: To combine rural residential points with aquaculture and fishing to serve tourism, services and coastal areas. To relocate existing residential spots from and not to build new ones in tsunami-prone areas and landslide-prone estuaries. To build permanent houses in areas frequently hit by floods and plant more trees in coastal areas.

+ The rural population will decrease slightly by 0.04%/year in the 2016-2020 period to 730,800 people by 2020, representing about 58% of the total population; it will decrease sharply by 1.87%/year in the 2021-2030 period to 604,800 people by 2030, representing about 45% of the total population.

- Development of administrative units:

+ By 2020, to propose to upgrade Phan Ri Cua township into Phan Ri Cua town; to establish two new townships Vinh Tan (Tuy Phong district) and Phu Quy (Phu Quy island district); to maintain and upgrade the existing townships. Thus, by 2020, Binh Thuan will accommodate one city, two towns and eight districts (with 12 townships).

+ By 2030: To further upgrade the urban centers in the 2016-2020 period, including upgrading Phan Thiet city into an urban center of grade I; Phan Ri Cua town into an urban center of grade III; and Lien Huong, Cho Lau and Vo Xu townships into urban centers of grade IV; to establish six new townships, namely Da Mi and Ham Due (Ham Thuan Bac district); Tan Thanh (Ham Thuan Nam district); Hai Ninh and Hoa Thang (Bac Binh district); Son My (Ham Tan district). By 2030, Binh Thuan will be home to one city, five towns and eight districts (with 15 townships).

- Orientations for space-based socio-economic development:

Binh Thuan province will be divided into four specific economic development areas as follows:

+ The motive-force economic area covers Phan Thiet city, Ham Thuan Bac district, Ham Thuan Nam district and Phu Quy island district. Phan Thiet city will be its central and core urban center. The zone will develop regional- and international-level urban centers and high-quality tourism centers and form zones specialized in rice and dragon fruit cultivation, fishing and seafood processing, and will become a fishing logistics service and logistics center for Truong Sa (Spratly) island, etc.

+ The southwestern economic area embraces La Gi town and Ham Tan district and is the second motive-force development zone of the province with its core urban center being La Gi town. The zone will see development of centralized industries and appearance of trade and service centers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ The northeastern economic area covers Bac Binh and Tuy Phong districts with Phan Ri Cua town being its central urban center. The zone will see development of power industry (thermal and wind power), mining industry, deep-water ports and marine and cultural and historical tourism.

g/ Socio-economic development associated with security and defense assurance

- To direct proper performance of military and defense tasks. To enhance direction and command capacity at all levels and build armed forces of increased quality; to thoroughly grasp the enemy’s situation and effectively perform ready-to-fight tasks and fight with success. To be determined to prevent and foil all schemes and activities of hostile forces. To well implement social policies and policies toward soldiers’ families, ethnic and religious policies, to bring into play democracy and firmly maintain social discipline; to preserve and uphold the national cultural identity, build a sound cultural and spiritual life in defensive zones.

- To firmly maintain political security and social order and safety. To intensify the assurance of internal security, cultural and ideological security, information and communication security in order not to let ill-intentioned elements incite mass protests, causing social disorder. To take the initiative in launching campaigns to attack and suppress crimes to ensure security and order in the locality. To raise the effectiveness of investigation, trial and settlement of complaints, denunciations and petitions and people’s legitimate aspirations. To strive to control and reduce traffic accidents in terms of the numbers of cases, deaths and injuries; to push back drug evils and illegal lotteries and stamp out gangs of scoundrels and hooligans in the locality. To step up the movement “All people safeguard the homeland’s security.”

4. List of projects prioritized for investment (See enclosed Appendix) translated).

5. Solutions to implementing the master plan

a/ To improve institutions of socialist-oriented market economy, improve the competitiveness of the province’s business environment:

- To regularly review and systematize the province’s legal documents and timely annul, adjust and supplement documents with contents no longer conforming to central current regulations and suitable to local practical conditions.

- To complete mechanisms, policies and regulations on finance and state budget to ensure publicity, transparency and accountability of sectors, levels and budget-funded units in accordance with regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To maintain dialogues between enterprises and leaders of provincial and district administrations and specialized sectors to remove difficulties and resolve problems for enterprises during their operation in the locality.

- To further reform administrative procedures, improve the quality of administrative procedure settlement and propose eradication of unnecessary and troublesome procedures to shorten time and ensure fast, proper settlement.

- To continue to review, simplify and complete the process of receiving and settling administrative dossiers under the single-window mechanism at agencies, units and local administrations.

b/ To improve planning quality and effect of state management of planning:

To revise sectoral development master plans in line with national and regional master plans and the master plan on the province’s socio-economic development associated with pushing ahead the restructuring of the provincial economy in general and of each sector in particular to meet requirements of international and regional integration; to effectively zone off function-based maritime areas. In planning, to pay special attention to closely combining socio-economic development and national defense-security assurance and due attention to the requirements of environmental protection and active response to climate change, thus contributing to the implementation of the national sea and island strategy.

To complete and make public land use master plans and plans and master plans on infrastructure development and urban centers, industrial parks and important sectors and products prioritized for development.

To step up the inspection and supervision of departments, sectors and local administrations in complying with the master plan.

c/ To renew mechanisms and policies to mobilize, allocate and use investment capital

- To drastically and effectively restructure public investment;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To further review and complete regulations, mechanisms and policies on decentralization and management of public investment in the province.

+ To elaborate and consistently and effectively implement medium-term investment plans in which state budget funds will be focused on key important works and projects and an appropriate part of the funds will be earmarked for site clearance and zoning off land areas for building residential areas.

+ To make public and transparent investment information; to promote and facilitate the community’s supervision of public investment projects.

- To renew mechanisms for resource mobilization and investment encouragement and management, expanding opportunities to attract domestic private investment and foreign investment:

+ To draw up and make public a list of feasible infrastructure investment projects capable of retrieving capital and determine specific mechanisms and policies for each project in each period so as to attract and mobilize private investment. To elaborate a foreign direct investment mobilization and promotion plan so as to develop sectors and trades prioritized for development. To step up the socialization of investment in cultural, education, health, sports-physical training, vocational training, and trade infrastructure works; to step up the movement “the State and the people join efforts” and “the people do, the State supports.”

+ To implement the mechanism of bidding of mineral exploration and exploitation rights, auction of land use rights and land-occupying projects to allocate or lease land for socio-economic development projects so as to ensure economical, efficient and sustainable use of minerals, land and natural resources.

+ To specify conditions for investors to be allocated or leased land to implement production, business or socio-economic development projects; to work out synchronous and specific sanctions against cases of using allocated or leased land wastefully, for improper purposes or speculation or of slowly putting land into use.

d/ To restructure state-owned enterprises; to improve quality of private enterprises

- To drastically and consistently restructure state enterprises: to equitize state enterprises and divest state capital under the Government and Prime Minister’s regulations and legal documents in each period. To ensure state enterprises operate under the market mechanism and compete equally with enterprises of other economic sectors. To increase examination and control of state enterprises in using capital in the locality.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd/ To promote economic restructuring and increase the efficiency and connectivity among sectors and fields and cooperation with other localities in the country and international integration:

- To focus direction on production restructuring and prioritize the development of high added-value products with the application of high technology, information technology, clean technology, conservation of energy and protection of the environment.

- To review the implementation of mechanisms and policies to promote sectoral and inter-sectoral development. To expand and step up the partnership and cooperation with other localities around the country, especially provinces in the region, in order to exploit and bring into play to the utmost their potential and strengths; to properly perform external relations work together with actively seeking and expanding markets in a proactive and stable manner.

- To step up public information work to raise the awareness of the political system, business community and whole society about international economic integration. To effectively implement central and provincial action plans and programs on international integration. To well organize marketing work from the stage of communication, forecast and advertisement with the state’s support and active engagement of all economic sectors.

- To drastically guide the effective implementation of solutions to improving the investment environment on schedule and prepare necessary conditions for investment attraction; to adopt solutions to assisting enterprises in bringing into play their advantages and mitigating adverse impacts on the province’s key products upon the country’s deeper and wider integration into the international economy, especially implementation of the agreement on the ASEAN Economic Community (AEC), free trade agreements and Trans- pacific Partnership (TPP) agreement.

e/ To improve human resource quality to facilitate economic restructuring and change of the growth model:

- To effectively implement the master plan on development of human resources in Binh Thuan province in the 2011-2020 period; the strategy on vocational training associated with social demands in the 2012-2020 period; and the scheme on vocational training for rural laborers in Binh Thuan province through 2020.

- To study the revision and supplementation of policies to support training of human resources with high qualifications, especially technicians, technologists and managers for sectors prioritized for development.

- To increase vocational training to satisfy the market’s practical demand as well as employers’ specific requirements. To further renovate training methods to be flexible and diversified; to step up training alignment among schools in the province and between local and foreign schools.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To improve the quality of labor for rural and agricultural development through expanding forms of vocational training combined with the transfer of up-to-date technologies and techniques and new production processes to farmer households; to multiply good models of vocational training for rural laborers, traditional craft villages and specialized cultivation zones, thus create job opportunities for rural workers.

g/ To develop science and technology to step up economic restructuring together with change of the growth model

- To implement policies to support producers and exporters in renovating technologies. To support enterprises in building and protecting their brands. To support enterprises in registering Binh Thuan dragon fruit and Phan Thiet fish sauce brands overseas.

- To promote the research, application and transfer of scientific and technological advances in agricultural, forestry, fisheries and salt production; to prioritize the implementation of applied research programs and projects associated with and serving production and capable of creating breakthroughs in productivity and product quality and adapting to climate change; to accelerate the application of high technologies in plant varieties, cultivation process and post-harvest preservation, especially for the province’s advantageous agricultural products.

- To further implement technology-equipment renewal policies for enterprises that produce the province’s advantageous products; to mobilize and encourage enterprises to invest in modern, environment-friendly, high-productivity and high added-value production lines.

Article 2. Organization of implementation of the master plan

Based on the adjusted master plan on socio-economic development of Binh Thuan province through 2020 with a vision toward 2030, to quickly organize the implementation of the adjusted master plan according to the following principal contents:

1. To introduce and advertise the adjusted master plan to attract the attention of the entire people and participation of investors in the implementation.

2. To formulate an action program and a roadmap for the implementation of the adjusted master plan so as to harmoniously combine socio-economic development, ecological environment and national security-defense.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. To combine plans and master plans. To timely adjust and supplement sectoral development master plans. To formulate long-, medium- and short-term plans, key development programs and projects suitable to the new circumstances along the direction of synchronicity, modernity and assurance of ecological environment.

5. To study development schemes or readjust detailed master plans on a number of fields in the province as a basis for formulating five-year and annual plans: master plans on socio-economic development of districts, towns and city; master plans on development of urban system and residential spots; construction master plan; land use master plan and plans and sectoral development master plans to ensure overall and synchronous development under planning.

6. To detail and make public prioritized projects in the approved master plan (build economic-technical grounds) to raise capital and arrange capital sources for the implementation.

Article 3. Relevant ministries and sectors shall, within the ambit of their functions, duties and powers:

1. Guide and assist the People’s Committee of Binh Thuan province in the implementation of the master plan in studying, formulating and submitting to competent authorities for promulgation mechanisms and policies meeting the province’s socio-economic development requirements in each period so as to effectively utilize resources, and encourage and attract investment according to the socio-economic development objectives and tasks set out in the master plan.

2. Coordinate with the People’s Committee of Binh Thuan province in adjusting and supplementing sectoral master plans to ensure the adjusted master plan’s synchronicity and consistency; support the province in mobilizing investment capital sources at home and abroad for the implementation of the master plan.

Article 4. This Decision takes effect on the date of its signing and replaces the Prime Minister’s Decision No. 120/2009/QD-TTg of October 6, 2009.

Article 5. The chairperson of the People’s Committee of Binh Thuan province, ministers, and heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies shall implement this Decision.-

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2532/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.131

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.130.149
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!