Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2350/QĐ-TTg 2014 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến 2020

Số hiệu: 2350/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Vũ Đức Đam
Ngày ban hành: 24/12/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2350/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ và Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Vị trí địa lý, quy mô, ranh giới

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (sau đây gọi là Vùng) bao gồm thành phố Đà Nẵng và 07 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận, có diện tích tự nhiên: 44.376,9 km2, vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế;

- Phía Đông giáp biển Đông;

- Phía Tây giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng;

- Phía Nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

2. Quan điểm phát triển

a) Phát triển du lịch Vùng phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam; với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và thống nhất với các quy hoạch ngành có liên quan trong khu vực quy hoạch.

b) Phát triển đồng thời du lịch biển - đảo, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái; trong đó lấy du lịch biển - đảo làm mũi nhọn; du lịch văn hóa là nền tảng, tập trung vào các giá trị văn hóa Chăm Pa, Sa Huỳnh, văn hóa của cư dân vùng biển duyên hải Miền Trung, văn hóa các dân tộc phía Đông dãy Trường Sơn, các di tích gắn với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, để phát triển các loại hình du lịch đặc thù của Vùng.

c) Tập trung phát triển du lịch Vùng có chiều sâu, theo hướng nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp để bảo đảm sản phẩm du lịch có thương hiệu và tính cạnh tranh cao.

d) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển du lịch với bảo đảm quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường; tăng cường liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong Vùng để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch chung toàn Vùng.

đ) Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch, huy động các nguồn vốn hợp pháp trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch.

3. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát

Khai thác tiềm năng, lợi thế của Vùng để phát triển du lịch biển - đảo trở thành thế mạnh hàng đầu của du lịch Việt Nam. Phát triển các đô thị du lịch hiện đại, các khu du lịch, điểm du lịch quốc gia với các cơ sở dịch vụ cao cấp.

Đến năm 2020 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và phấn đấu đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của Vùng, góp phần khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển và hải đảo Việt Nam.

b) Mục tiêu cụ thể

- Về các chỉ tiêu phát triển ngành

+ Khách du lịch: Đến năm 2020 thu hút khoảng 15 triệu lượt khách, trong đó khoảng 4,5 triệu lượt khách quốc tế; phấn đấu đến năm 2030 thu hút khoảng 25 triệu lượt khách, trong đó khoảng 7,5 triệu lượt khách quốc tế.

+ Tổng thu từ khách du lịch: Đến năm 2020 đạt khoảng 70.000 tỷ đồng; phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 160.000 tỷ đồng.

- Cơ sở lưu trú du lịch: Đến năm 2020 có trên 95.000 buồng khách sạn, trong đó tỷ lệ buồng đạt tiêu chuẩn từ 3 sao đến 5 sao chiếm khoảng 15%; phấn đấu đến năm 2030 có khoảng 140.000 buồng khách sạn, trong đó tỷ lệ buồng đạt tiêu chuẩn từ 3 sao đến 5 sao chiếm khoảng 30%.

- Chỉ tiêu việc làm: Đến năm 2020 tạo việc làm cho trên 400.000 lao động, trong đó hơn 130.000 lao động trực tiếp; phấn đấu đến năm 2030 tạo việc làm cho khoảng 700.000 lao động, trong đó khoảng 230.000 lao động trực tiếp.

4. Các định hướng phát triển chủ yếu

a) Phát triển đồng thời thị trường khách du lịch nội địa và thị trường khách du lịch quốc tế.

- Thị trường khách du lịch quốc tế:

+ Thu hút, phát triển mạnh thị trường Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan); thị trường Nga và các nước Đông Âu và thị trường các nước Đông Nam Á;

+ Duy trì khai thác thị trường truyền thống từ: Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ và Châu Úc;

+ Mở rộng thị trường mới: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, các nước đến từ khu vực Trung Đông...

- Thị trường khách du lịch nội địa:

+ Phát triển mạnh thị trường du lịch nội Vùng; thị trường khách đến từ thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên; chú trọng thị trường khách du lịch với mục đích nghỉ dưỡng, giải trí, nghỉ cuối tuần, lễ hội, tâm linh, mua sắm;

+ Khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường du lịch theo chuyên đề và du lịch kết hợp công vụ.

b) Phát triển sản phẩm du lịch

Khai thác các tiềm năng và lợi thế của Vùng để hình thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao; chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ lữ hành, lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí.

- Ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm chính:

+ Nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển.

+ Nhóm sản phẩm du lịch gắn với di sản văn hóa thế giới.

- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch với các sản phẩm bổ trợ như du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch tàu biển; du lịch thể thao biển; du lịch sinh thái biển; du lịch khám phá thiên nhiên; du lịch tham quan; du lịch văn hóa ẩm thực; du lịch đô thị; du lịch chữa bệnh, làm đẹp; du lịch cộng đồng; du lịch nông thôn, nông nghiệp; du lịch lễ hội, tâm linh...

c) Tổ chức không gian phát triển du lịch

- Không gian phát triển du lịch

+ Tiểu vùng du lịch phía Bắc: Gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định; với hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng, gồm: Du lịch di sản văn hóa thế giới gắn với đô thị cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn, các giá trị văn hóa Chăm Pa, Sa Huỳnh, tham quan di tích lịch sử gắn với các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc; nghỉ dưỡng biển - đảo; hội nghị, hội thảo; sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ cuối tuần; lễ hội, tâm linh...

+ Tiểu vùng du lịch phía Nam: Gồm các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận; với hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng, gồm: nghỉ dưỡng biển - đảo; du lịch văn hóa gắn với các giá trị văn hóa Chăm Pa, văn hóa các dân tộc phía Đông dãy Trường Sơn; sinh thái nông nghiệp, nông thôn; lễ hội, tâm linh...

- Khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch và trung tâm du lịch

+ Tập trung đầu tư phát triển 09 Khu du lịch quốc gia, gồm: Sơn Trà, Bà Nà (Đà Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Mỹ Khê (Quảng Ngãi), Phương Mai (Bình Định), Vịnh Xuân Đài (Phú Yên), Bắc Cam Ranh (Khánh Hòa), Ninh Chữ (Ninh Thuận) và Mũi Né (Bình Thuận); 06 điểm du lịch quốc gia, gồm: Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Mỹ Sơn (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Lũy (Quảng Ngãi, Bình Định), Trường Sa (Khánh Hòa) và Phú Quý (Bình Thuận) và 04 đô thị du lịch, gồm: thành phố Đà Nẵng, thành phố Hội An (Quảng Nam), thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) và thành phố Phan Thiết (Bình Thuận).

+ Trung tâm du lịch: Phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch của Vùng và tiểu vùng du lịch phía Bắc; thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) thành trung tâm du lịch của tiểu vùng du lịch phía Nam, đồng thời giữ vai trò trung tâm phụ trợ của Vùng; thành phố Quy Nhơn (Bình Định) thành trung tâm phụ trợ của tiểu vùng du lịch phía Bắc và thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) thành trung tâm phụ trợ của tiểu vùng du lịch phía Nam.

- Các tuyến du lịch

+ Tuyến du lịch nội vùng:

Tuyến du lịch chính: bao gồm các quốc lộ lớn kết nối các trung tâm du lịch Vùng, trung tâm tiểu vùng, trung tâm du lịch của các địa phương với các khu du lịch, điểm du lịch trong Vùng.

Tuyến du lịch phụ trợ: là các tuyến du lịch nối từ trung tâm du lịch tiểu vùng, trung tâm du lịch của các địa phương, đô thị du lịch đến các điểm du lịch phụ cận trong không gian tiểu vùng.

Dựa trên hệ thống tuyến nội vùng hình thành và khai thác các tuyến du lịch chuyên đề: sinh thái biển, khám phá biển - đảo ven bờ và xa bờ; du khảo đồng quê, tham quan làng nghề nông nghiệp, nông thôn; du lịch đường sông...

+ Tuyến du lịch liên vùng theo đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không, kết nối đến các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh phía Nam; vùng Bắc Trung Bộ và các tỉnh phía Bắc.

Dựa trên hệ thống tuyến du lịch liên vùng tiếp tục khai thác các tuyến du lịch chuyên đề: tuyến du lịch “Con đường Di sản ASEAN” kết nối với tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên” và “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” và tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử - văn hóa Chăm Pa.

+ Phát triển tuyến du lịch quốc gia dựa trên việc mở rộng các tuyến du lịch liên vùng gắn với hệ thống các cảng hàng không quốc tế là Đà Nẵng, Cam Ranh (Khánh Hòa) và Chu Lai (Quảng Nam); tuyến đường sắt và đường bộ xuyên Á; các tuyến quốc lộ: 1A, 9 và 19 thuộc hành lang Đông - Tây nối với hệ thống cửa khẩu quốc tế đường bộ Lao Bảo (Quảng Trị), Cha Lo (Quảng Bình), Bờ Y (Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai) và tuyến đường thủy thông qua các cảng biển: Tiên Sa (Đà Nẵng), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hòa).

d) Đầu tư phát triển du lịch

- Vốn đầu tư từ ngân sách (kể cả vốn ODA), vốn FDI, vốn huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được bố trí căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm và theo tiến độ từng giai đoạn.

- Các chương trình và dự án đầu tư: Ưu tiên đầu tư phát triển 09 khu du lịch quốc gia, 06 điểm du lịch quốc gia trong Vùng. Đầu tư 04 chương trình phát triển du lịch: Đào tạo phát triển nguồn nhân lực; xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch vùng; bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên và phát triển hạ tầng du lịch then chốt.

5. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

a) Giải pháp về cơ chế, chính sách

Nghiên cứu, hoàn thiện và áp dụng hệ thống các cơ chế chính sách đặc thù trong các lĩnh vực: đầu tư phát triển du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, phát triển thị trường, xã hội hóa du lịch, phát triển gắn với bảo tồn và phát triển bền vững và cơ chế phối hợp liên vùng, liên ngành.

b) Giải pháp đầu tư phát triển du lịch

- Tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển du lịch, theo hướng: ưu tiên tập trung vốn để phát triển cơ sở hạ tầng các khu du lịch, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia gắn với phát triển du lịch; đẩy mạnh huy động nguồn vốn ODA thông qua vay ưu đãi nước ngoài hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ cho các công trình đầu tư lớn như: sân bay, đường cao tốc, cảng tàu du lịch; tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế để thu hút tài trợ cho các chương trình phát triển dài hạn.

- Huy động tối đa các nguồn vốn, phát huy triệt để nguồn lực tài chính trong nhân dân, tiềm lực tài chính của các tổ chức trong và ngoài nước để bảo đảm đủ nguồn vốn khác cho phát triển du lịch.

c) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch

- Phát triển đội ngũ nhân lực du lịch đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, bảo đảm về chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch cao cấp và bền vững của Vùng.

- Cụ thể hóa Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch trên địa bàn vùng bằng các kế hoạch, chương trình phát triển nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng địa phương.

- Tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên, đào tạo viên, thẩm định viên nghề du lịch; chú trọng đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo; tăng cường công tác đào tạo tại chỗ đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của từng địa phương và phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch để nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về du lịch và ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.

d) Giải pháp hợp tác, liên kết phát triển du lịch

- Tăng cường khả năng và tạo môi trường liên kết thuận lợi, bình đẳng giữa các địa phương trong vùng.

- Thực hiện liên kết chặt chẽ trong vùng về đầu tư phát triển du lịch, xây dựng các chương trình du lịch chung của vùng, liên kết trong quảng bá xúc tiến du lịch vùng và liên kết trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

- Xây dựng mô hình liên kết trong đó xác định vai trò và nhiệm vụ từng chủ thể liên kết đối với cơ quan quản lý du lịch ở Trung ương, chính quyền các địa phương và doanh nghiệp, Hiệp hội du lịch.

- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các địa phương trong Vùng, với các Vùng và các địa phương khác trong cả nước; giữa du lịch với các ngành, lĩnh vực liên quan, đặc biệt với Công an, Bộ đội Biên phòng để bảo đảm an toàn cho khách du lịch, góp phần giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch để góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

đ) Giải pháp tổ chức quản lý quy hoạch

- Tăng cường phối hợp, liên kết công tác quản lý nhà nước về du lịch giữa Trung ương và các địa phương trong vùng:

+ Tiếp tục phát huy vai trò của của Ban chỉ đạo phát triển du lịch các địa phương, đặc biệt Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch trong việc phối hợp liên ngành, liên tỉnh.

+ Phối hợp, liên kết trong công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý tài nguyên, phát triển nhân lực du lịch.

- Thực hiện phân cấp quản lý triệt để và thống nhất: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương quản lý theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm ngành; các địa phương trong Vùng trực tiếp quản lý tài nguyên và phát triển du lịch theo quy hoạch ngành, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và các tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành.

e) Giải pháp xúc tiến, quảng bá

- Tăng cường nguồn lực cho hoạt động xúc tiến quảng bá: tăng cường vốn ngân sách cho xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch Vùng; đẩy mạnh việc tuyên truyền thực hiện xã hội hóa để huy động mọi nguồn lực cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.

- Nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch: Tập trung xúc tiến, quảng bá du lịch Vùng theo chiến dịch trọng điểm, bằng nhiều hình thức, đa dạng cả trong và ngoài nước; sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông, huy động sự hợp tác của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch.

- Định kỳ tổ chức đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch Vùng để cập nhật đầy đủ, chính xác các thông tin phục vụ công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.

g) Giải pháp phát triển thị trường - sản phẩm và xây dựng thương hiệu du lịch Vùng

- Xây dựng chiến lược về thị trường khách; các cơ chế, chính sách phát triển thị trường trong đó ưu tiên phát triển thị trường gần, duy trì thị trường truyền thống và hướng tới thị trường mở rộng để phát triển du lịch một cách ổn định và bền vững; thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu thị trường để nắm bắt đặc điểm, thị hiếu từng thị trường từ đó có kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch phù hợp.

- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch theo từng tiểu vùng và địa phương; huy động mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch để góp phần phát huy hiệu quả của công tác xã hội hóa phát triển du lịch; phát triển mạnh sản phẩm du lịch chuyên đề để tăng thời gian lưu trú của khách du lịch.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch gắn với việc phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của Vùng, có tính cạnh tranh cao; tiến tới xây dựng thương hiệu “Nghỉ dưỡng biển” thành thương hiệu du lịch đặc trưng của Vùng.

h) Giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch và ứng phó với biến đổi khí hậu

- Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của tài nguyên và môi trường đối với hoạt động du lịch.

- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để kiểm soát các vấn đề về môi trường, quản lý tài nguyên và phát triển du lịch.

- Khuyến khích các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường; khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng tham gia đầu tư phát triển du lịch, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm trong việc khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch.

- Nâng cao nhận thức, tăng cường khả năng thích ứng và công tác ứng phó với biến đổi khí hậu và hiện tượng nước biển dâng trong hoạt động du lịch Vùng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ban Chỉ đạo nhà nước về Du lịch

Ban Chỉ đạo nhà nước về Du lịch chỉ đạo hoạt động của các Bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương trong vùng trong việc giải quyết những vấn đề mang tính liên ngành, liên tỉnh trong quá trình tổ chức thực hiện Quy hoạch.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

a) Tổ chức công bố và triển khai thực hiện Quy hoạch.

b) Chủ trì xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia mang tính liên tỉnh hoặc có vai trò quan trọng đối với quốc phòng, an ninh trên địa bàn Vùng.

c) Phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng thực hiện các nhiệm vụ liên quan trong mọi hoạt động du lịch; rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư và tổ chức các hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực du lịch của Vùng trên cơ sở Danh mục dự án ưu tiên đầu tư đính kèm Quyết định này.

Căn cứ vào tình hình thực tế thực hiện quy hoạch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng có thể thống nhất việc điều chỉnh tên, quyết định bổ sung hoặc giảm bớt dự án ưu tiên đầu tư.

d) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động phát triển du lịch cho các giai đoạn 5 năm phù hợp định hướng của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng.

đ) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, quy hoạch, chương trình, đề án, dự án chuyên ngành văn hóa, thể thao phù hợp với định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng.

e) Hướng dẫn các địa phương trong Vùng xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; quy hoạch các khu, điểm du lịch địa phương.

g) Tiến hành sơ kết hằng năm, đề xuất các chính sách và giải pháp thực hiện điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp thực tế; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển vùng, cụ thể:

- Tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình hành động của ngành với việc thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng;

- Chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch hành động của ngành thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng;

- Phối hợp có hiệu quả với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc giải quyết những vấn đề liên ngành.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng

Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Chủ động triển khai và mở rộng liên kết với các địa phương trong Vùng trong công tác xúc tiến, quảng bá để thu hút khách du lịch và kêu gọi đầu tư du lịch;

- Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của Vùng; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp liên kết hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong Vùng;

- Căn cứ nội dung Quy hoạch tổng thể du lịch Vùng tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, các quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư phù hợp và gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong Vùng;

- Chỉ đạo, quản lý việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch đặc biệt đối với những khu vực được định hướng phát triển thành khu du lịch, điểm du lịch quốc gia;

- Chú trọng công tác trật tự an toàn giao thông nhằm cải thiện an toàn cho du khách, nâng cao hình ảnh du lịch Vùng và địa phương;

- Giáo dục quần chúng nhân dân gìn giữ và phát huy giá trị tài nguyên du lịch hướng tới mục tiêu phát triển bền vững;

- Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch để phát huy sức mạnh các thành phần kinh tế cho phát triển du lịch;

- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của quy hoạch, thiết lập kênh trao đổi thông tin thường xuyên giữa các cấp quản lý trong lãnh thổ để có được những phương án chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch, các nhà đầu tư thực hiện sát những tư tưởng phát triển chung của toàn Vùng;

- Thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư, khai thác phát triển du lịch.

5. Doanh nghiệp du lịch, Hiệp hội du lịch và các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội khác

- Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng, các doanh nghiệp chủ động bố trí nguồn kinh phí cho công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch cụ thể các khu du lịch, điểm du lịch, dự án đầu tư phát triển du lịch.

- Hiệp hội Du lịch và các tổ chức xã hội khác theo phạm vi chức năng hoạt động nắm bắt mục tiêu, quan điểm và định hướng trong Quy hoạch này để cụ thể hóa thành Chương trình hành động của mình.

- Các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với ngành du lịch và chính quyền các địa phương trong Vùng trong việc quảng bá hình ảnh du lịch Vùng; vận động, tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức về du lịch, về quy hoạch du lịch và ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.

- Cộng đồng dân cư tích cực tham gia vào các hoạt động du lịch, cung ứng dịch vụ du lịch cộng đồng và các hoạt động bảo tồn, khai thác bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch theo các quy hoạch phát triển du lịch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Văn phòng Ban Chỉ đạo nhà nước về Du lịch;
- Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL);
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2350/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên dự án

Phân kỳ thực hiện

I

Đầu tư phát triển khu du lịch quốc gia

1

Khu du lịch Sơn Trà (Đà Nẵng)

Đến 2020

2021 - 2030

2

Khu du lịch Bà Nà (Đà Nẵng)

 

2021 - 2030

3

Khu du lịch Cù Lao Chàm (Quảng Nam)

Đến 2020

 

4

Khu du lịch Mỹ Khê (Quảng Ngãi)

 

2021 - 2030

5

Khu du lịch Phương Mai (Bình Định)

Đến 2020

 

6

Khu du lịch vịnh Xuân Đài (Phú Yên)

 

2021 - 2030

7

Khu du lịch Bắc Cam Ranh (Khánh Hòa)

Đến 2020

2021 - 2030

8

Khu du lịch Ninh Chữ (Ninh Thuận)

Đến 2020

2021 - 2030

9

Khu du lịch Mũi Né (Bình Thuận)

Đến 2020

 

II

Đầu tư phát triển điểm du lịch quốc gia

1

Điểm du lịch Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)

Đến 2020

 

2

Điểm du lịch Mỹ Sơn (Quảng Nam)

Đến 2020

 

3

Điểm du lịch Lý Sơn (Quảng Ngãi)

Đến 2020

 

4

Điểm du lịch Trường Lũy (Quảng Ngãi, Bình Định)

 

2021 - 2030

5

Điểm du lịch Trường Sa (Khánh Hòa)

 

2021 - 2030

6

Điểm du lịch Phú Quý (Bình Thuận)

Đến 2020

2021 - 2030

III

Các chương trình phát triển du lịch vùng

1

Phát triển nguồn nhân lực

Đến 2020

2021 - 2030

2

Xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch vùng

Đến 2020

2021 - 2030

3

Bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên

Đến 2020

2021 - 2030

4

Phát triển hạ tầng du lịch then chốt

Đến 2020

2021 -2030

Ghi chú: Quy mô, diện tích đất sử dụng của các khu, điểm du lịch và tổng mức đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư cho từng thời kỳ./.

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
----------------

No. 2350/QD-TTg

Hanoi, December 24, 2014

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON TOURISM DEVELOPMENT IN THE SOUTHERN CENTRAL COAST THROUGH 2020, WITH A VISION TOWARD 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the June 14, 2005 Tourism Law;

Pursuant to the Government’s Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7, 2006, formulating, approving and managing the master plan on socio-economic development and the Government’s Decree No. 04/2008/ND-CP of January 11, 2008, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7, 2006;

Pursuant to the Government’s Decree No. 92/2007/ND-CP of June 1, 2007, detailing a number of articles of the Law on Tourism and the Government s Decree No. 180/2013/ND-CP of November 14, 2013, amending and supplementing a number of articles of the Government s Decree No. 92/2007'/ND-CP of June 1, 2007;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 201/QD-TTgofJanuary 22,2013, approving the master plan on development of Vietnam’s tourism through 2020, with a vision toward 2030;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

At the proposal of the Minister of Culture, Sports and Tourism,

DECIDES:

Article 1. To approve the master plan on tourism development of the southern central coast through 2020, with a vision toward 2030, with the following principal contents:

1. Geographical position, scale, boundary

The southern central coast (below referred to as the region) embraces Da Nang city and seven provinces of Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, Phu Yen, Khanh Hoa, Ninh Thuan and Binh Thuan, covering an area of 44,376.9 km2. Its geographical position is as follows:

- Bordering Thua Thien-Hue province to the north;

- Bordering the East Sea to the east;

- Bordering the Lao People’s Revolutionary Party (LPRP) and Kon Turn, Gia Lai, Dak Lak and Lam Dong provinces to the west; and

- Bordering Dong Nai and Ba Ria-Vung Tau provinces to the south.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To develop the region’s tourism in conformity with Vietnam’s tourism development strategy and master plan; and the master plan on the socio-economic development of the central key economic region and in alignment with relevant sectoral plans in the region.

b/ To concurrently develop marine-island, cultural and ecological tourism, in which marine-island tourism will be regarded as the spearhead and cultural tourism as the foundation, focusing on Champa and Sa Huynh cultural values, the culture of central coastal residents and ethnic minority groups living on the eastern side of Truong Son mountain range, and relics of the history of the struggles for national construction and defense, to develop typical types of tourism in the region;

c/ To focus on the in-depth development of tourism in the region toward improving quality and professionalism to ensure tourist products with strong brands and high competitiveness.

d/ To closely combine tourism development, assurance of national defense security and environmental protection, to promote linkage between localities in the region to bring into the fullest play the region’s tourism potential and strengths;

dd/ To step up the socialization of tourism development, mobilizing all lawful domestic and overseas funding sources for investment in tourism development.

3. Development objectives

a/ General objectives

To exploit the region’s potential and strengths to develop marine-island tourism into a top strength of national tourism. To develop modem tourism cities and national tourist zones and sites with high-class service establishments.

To develop tourism into an important industry by 2020 and a spearhead industry in the region’s economic structure by 2030, contributing to affirming the national sovereignty and sovereign rights over Vietnam’s sea and islands.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Sectoral development targets

+ Tourists: to attract around 15 million tourist arrivals, including around 4.5 million international tourist arrivals, by 2020; and around 25 million tourist aưivals, including around 7.5 million international tourist arrivals, by 2030.

+ Total revenues from tourism will reach around VND 70 trillion, by 2020; and around VND 160 trillion, by 2030.

- Tourist accommodation establishments: There will be more than 95,000 hotel rooms by 2020, with around 15 percent of which reaching the standards of three to five stars; and around 140,000 hotel rooms by 2030, with around 30 percent of which reaching the standards of three to five stars.

- Employment: By 2020, more than 400,000 people (including more than 130,000 directly engaged in tourist activities) will be employed in the industry; and by 2030, this figure will be around 700,000 (including around 230,000 directly engaged in tourist activities).

4. Major development orientations

a/ To concurrently develop domestic and international tourist markets.

- International tourist markets:

+ To attract and strongly develop Northeast Asian markets (Japan, China, the Republic of Korea and Taiwan); Russia and Eastern Europe and Southeast Asian markets;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ To expand new markets: India, Turkey and the Middle East.

- Domestic tourist markets:

+ To strongly develop intra-regional tourist markets and the market of tourists coming from Hanoi, Ho Chi Minh City and central highlands provinces; and to attach importance to tourists who travel for leisure, recreation, weekend rests, spiritual purposes or shopping;

+ To encourage the development and expansion of specialized tourism and business tourism.

b/ To exploit the region’s potential and advantages to develop highly competitive and attractive tourist products; to attach importance to improving the quality of travel, accommodation, catering and recreation and entertainment services.

- To prioritize the development of groups of main products:

+ Group of marine tourist products;

+ Group of tourist products linked with the world cultural heritage sites.

- To diversify tourist products and auxiliary products such as convention tourism; cruise tourism; marine sports tourism; marine eco-tourism; nature exploration tourism; sightseeing tourism; cuisine tourism; urban tourism; convalescence and beauty service tourism, community tourism, rural and agricultural tourism; festival and spiritual tourism.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Tourism development space

+ The northern tourism sub-region, embracing Da Nang city and Quang Nam, Quang Ngai and Binh Dinh provinces: To exploit typical tourist products, including tours to the world cultural heritage sites linked with Hoi An Ancient Town and My Son Sanctuary, Champa and Sa Huynh cultural values, tours to historical relics associated with the struggles for national construction and defense; marine-island leisure; convention; ecology, recreation and entertainment, sports, weekend rests; festivals and spiritual sites.

+ The southern tourism sub-region, embracing Phu Yen, Khanh Hoa, Ninh Thuan and Binh Thuan provinces: To exploit typical tourist products, including marine-island leisure; cultural tourism associated with Champa group’s cultural values, the culture of ethnic minority groups living on the eastern side of Truong Son mountain range; agricultural and rural ecology; festivals and spiritual sites.

- Tourist zones, tourist sites, tourist cities and tourist centers

+ To focus investment on developing nine national tourist zones, namely Son Tra, Ba Na (Da Nang), Cu Lao Cham (Quang Nam), My Khe (Quang Ngai), Phuong Mai (Binh Dinh), Vinh Xuan Dai (Phu Yen), Northern Cam Ranh (Khanh Hoa), Ninh Chu (Ninh Thuan) and Mui Ne (Binh Thuan); six national tourist sites, namely Ngu Hanh Son (Da Nang), My Son (Quang Nam), Ly Son (Quang Ngai), Truong Luy (Quang Ngai, Binh Dinh), Truong Sa (Khanh Hoa) and Phu Quy (Binh Thuan); and four tourist cities, namely Da Nang city, Hoi An city (Quang Nam), Nha Trang city (Khanh Hoa) and Phan Thiet city (Binh Thuan).

+ Tourist centers: To develop Da Nang city into a tourist center of the region and the northern tourism sub-region; Nha Trang city (Khanh Hoa) into a tourist center of the southern tourism sub-region and the region’s auxiliary center; and Quy Nhon city (Binh Dinh) into an auxiliary center of the northern tourism sub-region and Phan Thiet city (Binh Thuan) into an auxiliary center of the southern tourism sub-region.

- Tourist routes

+ Intra-regional tourist routes:

Major tourist routes include national highways linking regional tourist centers, subregional centers, local tourist centers and tourist zones and sites in the region.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Based on the system of the intra-regional routes to open and operate specialized tours such as marine ecology to explore the sea and coastal and off-shore islands, countryside tours to rural and agricultural trade villages, and river tourism.

+ The inter-regional tourist route by land, railway, waterway and air linking Central Highlands provinces; the southeastern region and southern provinces; and the northern central region and northern provinces.

Based on the inter-regional tourist route, to further operate specialized tourist routes such as the “ASEAN Heritage Path” linking the “Green Path of the Central Highlands” and the “Legendary Ho Chi Minh Trail” and tours to the Champa group’s historical and cultural relics.

+ To develop national tourist routes based on the expansion of inter-regional tourist routes linking with international airports, including Da Nang, Cam Ranh (Khanh Hoa) and Chu Lai (Quang Nam); the trans-Asia railway and land routes; national highways 1A, 9 and 19 on the East-West Corridor connected with the international land border gates of Lao Bao (Quang Tri), Cha Lo (Quang Binh), Bo Y (Kon Turn), and Le Thanh (Gia Lai) and the waterway route via the seaports of Tien Sa (Da Nang), Quy Nhon (Binh Dinh), Nha Trang and Cam Ranh (Khanh Hoa).

d/ Tourism development investment

- Investment capital from the budget (including ODA), FDI capital, capital raised from domestic organizations, enterprises and economic sectors and other lawful sources. Investment capital from the state budget shall be allocated based on the annual budget balance capacity and schedule in each period.

- Investment programs and projects: To prioritize investment in developing nine national tourist zones and six national tourist sites in the region. To invest in four tourism development programs on training and development of human resources; promotion, advertising and branding of the region’s tourism; preservation, embellishment and development of natural resources; and development of key tourism infrastructure.

5. Solutions for implementation of the master plan

a/ Mechanisms and policies

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Investment in tourism development

- To increase, and improve the effectiveness of, state budget investment in tourism development toward prioritizing the development of tourist zones’ infrastructure, integrating tourism development into national target programs; further mobilizing ODA capital and borrowing foreign concessional loans or issuing government bonds for major projects such as airports, expressways and tourist ports, making use of international assistance to attract funding for long-term development programs.

- To mobilize to the utmost various capital sources; making the fullest use of financial sources from the population and the financial potential of domestic and overseas organizations to ensure other sufficient capital sources for tourism development.

c/ Development of human resources for tourism

- To develop human resources for tourism to be sufficient in quantity, balanced in trained jobs and training levels and good in quality to meet the requirements of the region’s high-class tourism and sustainable development.

- To concretize the master plan on development of human resources for tourism in the region via human resources development plans and programs tailored to each locality’s tourism development demand.

- To focus on building a contingent of lecturers, trainers and appraisers for the tourism profession, and renewing training contents, programs and methods; to increase on-the-spot training to meet the requirements of each locality’s human resources development and the requirements of international integration.

- To formulate programs and plans to raise public awareness about tourism and the protection of natural resources and the tourism environment.

d/ Cooperation and linkage in tourism development

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To ensure close linkage in tourism development investment, formulating regional tourism programs, developing linkage in tourism advertising and promotion and in human resources training and development.

- To build a model of linkage specifying the role and tasks of each party, including the central tourism management agency, local authorities, and tourism businesses and associations.

- To enhance cooperation and linkage among localities in the region, with other regions and localities nationwide; between tourism and relevant industries and sectors, especially with the public security and border guard forces, to ensure safety for tourists, contributing to maintaining social order and safety and national security.

- To enhance international cooperation in tourism development to contribute to safeguarding national sovereignty and territorial integrity.

dd/ Management of planning

- To promote the coordination and collaboration in tourism state management between central and local levels:

+To continue upholding the role of local Steering Committees for Tourism Development, particularly of the State Steering Committee on Tourism, in inter-sectoral and inter-provincial coordination.

+ To coordinate planning work and planning management, management of natural resources and development of human resources for tourism.

- To implement decentralization in a thorough and uniform manner: the central state management agency of tourism shall perform management based on the industry’s standards, regulations and norms; localities in the region shall directly manage natural resources and develop tourism according to the industry’s plan, the construction master plan approved by competent authorities and specialized standards and regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To increase resources for tourism promotion and advertising: to increase budget funds for promotion, advertising and branding of the region’s tourism; to boost public information on the socialization to mobilize resources for tourism promotion and advertising.

- To raise the professionalism in tourism promotion and advertising activities: To concentrate efforts on carrying out tourism promotion and advertising campaigns in different forms in the country and overseas; to effectively utilize means of communication and involve overseas Vietnamese diplomatic representative missions in tourism promotion and advertising.

- To regularly assess the region’s tourism potential and development situation to fully and accurately update information to serve tourism promotion and advertising activities.

g/ Marketing and branding

- To formulate a strategy on tourist markets and create market development mechanisms and policies to prioritize the development of adjacent markets, maintain traditional markets and look toward new markets to develop tourism in a stable and sustainable manner; to regularly explore markets to grasp their characteristics and tastes so as to draw up suitable tourist product development plans.

- To diversify tourist products according to each sub-region and locality; to mobilize all economic sectors to invest in creating tourist products, contributing to raising the effectiveness of the socialization of tourism development; to strongly develop specialized tourist products to increase tourists’ length of stay.

- To combine raising the quality of tourist products and developing the region’s highly competitive typical tourist products toward developing the “marine leisure” brand into the region’s typical tourist brand.

h/ Protection of natural resources and the tourist environment and response to climate change

- To implement education and public information activities to raise awareness about the role and significance of natural resources and the environment in tourist activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To encourage environment-friendly tourist activities, to encourage and support local communities in investing in tourist development, sharing benefits and responsibilities in exploiting natural resources for tourism development.

- To raise awareness and increase the adaptability and response to climate change and sea level rise in the region’s tourist activities.

Article 2. Organization of implementation

1. The State Steering Committee on Tourism

The State Steering Committee on Tourism shall direct ministries, central sectors and localities in the region in dealing with inter-sectoral and inter-provincial issues arising the course of implementing the master plan.

2. The Ministry of Culture, Sports and Tourism

a/ To organize the announcement and implementation of the master plan;

b/ To assume the prime responsibility for formulating and implementing master plans on development of national tourist zones and sites bearing inter-provincial characteristics or holding a significant role in the region’s defense and security;

c/To coordinate with other ministries, sectors and provincial-level People’s Committees in the region in performing relevant tasks in all tourist activities; to review and complete mechanisms and policies to encourage and call for investment in building a physical infrastructure system and training human resources for the region’s tourism on the basis of the list of prioritized investment project promulgated together with this Decision;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ To draw up, and organize the implementation of, action plans for tourism development for every five-year period in line with the orientations of the region’s tourism development master plan;

dd/ To formulate, and organize the implementation of, culture and sports policies, master plans, programs, schemes and projects in line with the orientations of the region’s tourism development master plan;

e/ To guide localities in the region to formulate their local tourism development master plans and master plans on local tourist zones and sites.

g/ To conduct annual preliminary reviews and propose policies and solutions to adjust the master plan to suit reality; and report them to the Prime Minister.

3. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall, within the scope of their functions, tasks and powers, coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in implementing the regional development master plan, specifically:

- Advising the Government and the Prime Minister on the integration of national target programs and sectoral action plans into the region’s tourism development master plan;

- Assuming the prime responsibility for formulating sectoral programs and action plans to implement their assigned tasks in the region’s tourism development master plan.

- Effectively coordinating with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in settling inter-sectoral matters.

4. Provincial-level People’s Committees in the region

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To take the initiative in implementing and expanding linkage among localities in the region in promotion and advertising activities to attract tourists and call for investment in tourism;

- To encourage local businesses to develop typical tourist products for the region; to facilitate enterprises’ linkage and cooperation with localities in the region to develop tourism;

- Based on the contents of the regional tourism master plan, to formulate tourism development master plans, detailed plans and investment projects conformable to and associated with local socio-economic development master plans in the region;

- To direct and manage the protection of natural resources and the tourism environment, especially for zoned-off national tourist zones and sites;

- To attach importance to traffic safety and order so as to increase safety for tourists and promote the regional and local tourist image;

- To educate local people on preserving and upholding the values of tourist resources toward sustainable development;

- To socialize tourism development in order to bring into play the strength of all economic sectors in tourism development;

- Based on the master plan’s research results, to set up a channel for regular information exchange among different managerial levels in the region to direct and guide tourist businesses and investors in closely following the common development thoughts of the whole region;

- To inspect and examine tourism investment, development and exploitation activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Based on the region’s master plan on tourism development, businesses shall take the initiative in allocating funds for elaborating and implementing detailed plans on tourist zones and sites and tourism development investment projects.

- Tourism associations and other social organizations shall, within the ambit of their functions and operation, grasp and concretize the objectives, viewpoints and orientations of the master plan into their action plans.

- Mass organizations and socio-political organizations shall coordinate with the tourism industry and local authorities in the region in promoting the region’s tourist image; mobilize and educate local people to raise their awareness about tourism, tourism planning and protection of natural resources and tourist environment.

- Local communities shall actively participate in tourist activities such as provision of community tourism services, conservation and sustainable exploitation of natural resources and protection of the tourist environment under tourism development master plans.

Article 3. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People’s Committees of Da Nang, Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, Phu Yen, Khanh Hoa, Ninh Thuan, and Binh Thuan shall implement this Decision.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Vu Duc Dam

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

APPENDIX

LIST OF PRIORITIZED INVESTMENT PROJECTS
(To the Prime Minister’s Decision No. 2350/QD-TTg of December 24, 2014)

No.

Name of project

Implementation phases

I

Investment in developing national tourist zones

1

Son Tra tourist zone (Da Nang)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2021-2030

2

Ba Na tourist zone (Da Nang)

 

2021-2030

3

Cu Lao Cham tourist zone (Quang Nam)

To 2020

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

My Khe tourist zone (Quang Ngai)

 

2021-2030

5

Phuong Mai tourist zone (Binh Dinh)

To 2020

 

6

Xuan Dai Bay tourist zone (Phu Yen)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2021-2030

7

Northern Cam Ranh tourist zone (Khanh Hoa)

To 2020

2021-2030

8

Ninh Chu tourist zone (Ninh Thuan)

To 2020

2021-2030

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Mui Ne tourist zone (Binh Thuan)

To 2020

 

II

Investment in developing national tourist sites

1

Ngu Hanh Son tourist site (Da Nang)

To 2020

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

My Son tourist site (Quang Nam)

To 2020

 

3

Ly Son tourist site (Quang Ngai)

To 2020

 

4

Truong Luy tourist site (Quang Ngai, Binh Dinh)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2021-2030

5

Truong Sa tourist site (Khanh Hoa)

 

2021-2030

6

Phu Quy tourist site (Binh Thuan)

To 2020

2021-2030

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Regional tourism development programs

1

Human resources development

To 2020

2021-2030

2

Promotion, advertising and development of regional tourist brands

To 2020

2021-2030

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Conservation, embellishment and development of natural resources

To 2020

2021-2030

4

Development of key tourist infrastructure

To 2020

2021-2030

Note: The sizes and land areas of tourist zones and sites and total investment amounts for the above projects will be calculated, selected and specified in the stages of formulation and submission of investment projects, depending on the capacity of balancing and raising investment capital in each period.-

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2350/QĐ-TTg ngày 24/12/2014 phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.345

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.48.21
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!