HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 109/NQ-HĐND
|
Bà
Rịa - Vũng Tàu, ngày 10 tháng 12 năm 2021
|
NGHỊ QUYẾT
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ TƯ
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân
sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số
163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của
Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Ngân sách nhà nước;
Căn
cứ Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội Phê duyệt
chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2021 - 2025;
Căn
cứ Quyết định số 1705/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm
2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Xét Tờ trình số
223/TTr-UBND ngày 08 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự thảo Nghị
quyết phê duyệt Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025 trên địa
bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Báo cáo thẩm tra số 185/BC-VHXH ngày 24 tháng 11
năm 2021 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của
đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (có Chương trình kèm theo), với những nội
dung chính như sau:
1.
Mục tiêu
a)
Mục tiêu tổng quát
-
Triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách giảm nghèo nhằm góp phần từng bước
nâng cao mức sống cho người nghèo gần với mức sống chung của xã hội; thực hiện
hiệu quả chính sách hỗ trợ cho vay tín dụng ưu đãi, nhân rộng các mô hình giảm
nghèo có hiệu quả, hỗ trợ về y tế, giáo dục, hỗ trợ về nhà ở, đào tạo nghề tạo
việc làm cho người nghèo góp phần tăng thu nhập ổn định cuộc sống.
-
Nâng cao chất lượng các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, việc
làm, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu
số nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ngày càng thuận lợi, đầy đủ.
b)
Mục tiêu cụ thể
-
Giảm tỷ lệ hộ nghèo: phấn đấu đến cuối năm 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh
(bao gồm hộ nghèo chuẩn Quốc gia, hộ cận nghèo chuẩn Quốc gia và hộ nghèo theo
chuẩn của tỉnh) còn từ 0.5% trở xuống, cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc
gia (không bao gồm hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo).
-
Về thu nhập: đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện
được vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất, tăng thu nhập; 100%
lao động nghèo có nhu cầu học nghề được hỗ trợ đào tạo nghề. Hỗ trợ phát triển sản xuất,
xây dựng nhân rộng các mô hình khuyến nông có hiệu quả, mô hình liên kết phát
triển sản xuất, phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản; tập huấn chuyển giao
khoa học kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho hộ nghèo.
- Về các dịch vụ xã hội cơ bản:
+
Việc làm: giúp cho người nghèo có cơ hội tìm kiếm việc làm thông qua các chương
trình tư vấn việc làm, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề để chuyển đổi việc làm
và vay vốn để tạo việc làm.
+
Tiếp cận y tế: 100% người nghèo, người cận nghèo và người thuộc hộ gia đình mới
thoát nghèo được hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế. Người nghèo theo chuẩn quốc gia
và chuẩn tỉnh, người cận nghèo theo chuẩn quốc gia bệnh nặng được hỗ trợ chi
phí khám chữa bệnh.
+
Tiếp cận giáo dục: thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học
tập cho học sinh, sinh viên con hộ nghèo của tỉnh, hộ mới thoát nghèo, hạn chế
tình trạng bỏ học và tăng tỷ lệ trẻ em đến trường. Phấn đấu đạt tỷ lệ trẻ đến
trường đúng độ tuổi nhà trẻ đạt tỷ lệ 40%, mẫu giáo đạt 96%, học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT đạt
60%.
+
Nhà ở: những hộ nghèo có khó khăn về nhà ở được hỗ trợ kinh phí từ nguồn quỹ vận
động Vì người nghèo và tạo điều kiện vay vốn để xây mới, sửa chữa nhà ở.
+
Tiếp cận nước sạch và vệ sinh: về nước sạch phấn đấu đạt 95% dân số nông thôn
được sử dụng nước sạch, trong đó tỷ lệ người nghèo sử dụng nước sạch là 80%; về
vệ sinh môi trường phấn đấu 99% người dân sử dụng nhà tiêu vệ sinh, trong đó tỷ
lệ người nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 90%.
+
Về tiếp cận thông tin: nâng cao chất lượng, dịch vụ viễn thông và vùng phủ sóng
thông tin di động, phát thanh, truyền hình nhằm đảm bảo cung cấp các dịch vụ viễn
thông với chất lượng tốt, độ tin cậy cao, đáp ứng nhu cầu của người dân.
+
Trợ giúp pháp lý: phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ người dân biết đến trợ giúp pháp
lý là 95%, tỷ lệ người nghèo được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu theo đúng quy
định được trợ giúp pháp lý miễn phí là 100%.
2.
Các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo (bao gồm hộ nghèo chuẩn quốc gia, hộ cận nghèo quốc
gia, hộ nghèo chuẩn tỉnh) và hộ mới thoát nghèo.
a)
Chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi
Tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo trong
vòng 03 năm có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn tín dụng ưu đãi. Mức vay và
lãi suất cho vay hộ nghèo chuẩn tỉnh, hộ mới thoát nghèo bằng mức hỗ trợ hộ cận
nghèo theo chuẩn quốc gia theo quy định hiện hành.
b)
Chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục
-
Chính sách hỗ trợ về y tế: kịp thời mua và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người
nghèo, hỗ trợ 100% mệnh giá mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo của tỉnh và
người mới thoát nghèo trong vòng 3 năm; Hỗ trợ một phần chi phí khám chữa bệnh,
chi phí đi lại, tiền ăn cho người nghèo, người cận nghèo theo chuẩn quốc gia và
người nghèo theo chuẩn của tỉnh.
-
Chính sách hỗ trợ về giáo dục: thực hiện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học
tập cho học sinh, sinh viên con hộ nghèo của tỉnh, hộ mới thoát nghèo trong
vòng 03 năm. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hỗ trợ giáo dục, huy động mọi nguồn lực
đầu tư cho giáo dục và đào tạo phát triển.
Mức
hỗ trợ về y tế; hỗ trợ về giáo dục cho học sinh thuộc hộ cận nghèo quốc gia, hộ
nghèo chuẩn tỉnh, hộ mới thoát nghèo bằng mức hỗ trợ đối với hộ nghèo chuẩn quốc
gia theo quy định hiện hành.
c)
Hỗ trợ tiền điện
Thực
hiện chi trả tiền điện cho hộ nghèo của tỉnh kịp thời. Mức hỗ trợ hộ cận nghèo
quốc gia, hộ nghèo chuẩn tỉnh bằng mức hộ nghèo quốc gia theo quy định hiện
hành.
d)
Chính sách hỗ trợ về nhà ở
Thực
hiện việc hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh
theo Quy chế quản lý và sử dụng quỹ Vì người nghèo các cấp (không bao gồm hộ
nghèo là người dân tộc thiểu số); lồng ghép hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo đồng bào
dân tộc thiểu số trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội
cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giai đoạn 2022 - 2025; tạo
điều kiện hỗ trợ người nghèo đủ điều kiện vay vốn để xây mới hoặc sửa chữa nhà ở;
phát huy nội lực các tổ chức đoàn thể giúp đỡ các đoàn viên, hội viên nghèo về
nhà ở.
đ)
Hỗ trợ giải quyết việc làm
Tư
vấn, giới thiệu việc làm cho người nghèo của tỉnh và người thuộc hộ mới thoát
nghèo. Hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm cho hộ nghèo để tự tạo việc làm. Mức
cho vay, thời hạn vay, mức lãi suất thực hiện theo quy định hiện hành.
e)
Hỗ trợ phát triển sản xuất và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo
Tổ
chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ nghèo của tỉnh để ứng dụng
vào phát triển sản xuất nông nghiệp; thực hiện hỗ trợ cho các hộ nghèo theo chuẩn
của tỉnh và hộ mới thoát nghèo trong vòng 3 năm các mô hình khuyến nông có hiệu
quả nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
g)
Chính sách trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo
Thực
hiện trợ giúp pháp lý cho các hộ nghèo của tỉnh, hộ mới thoát nghèo, trong đó
chú trọng các hình thức trợ giúp pháp lý.
h)
Hỗ trợ nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường
Hỗ
trợ hộ nghèo của tỉnh thiếu hụt về nước sạch, vệ sinh vay vốn từ chương trình
nước sạch, vệ sinh môi trường để lắp đặt, sửa chữa, cải tạo công trình. Mức
vay, thời gian vay, mức lãi suất thực hiện theo các quy định hiện hành.
i)
Nhân sự làm công tác giảm nghèo
Bố trí đủ cán bộ, công chức và người làm công tác giảm
nghèo để triển khai thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2022 - 2025 (cấp tỉnh 04 người, cấp huyện 15 người và cấp xã 82
người), được hưởng chế độ như cán bộ công chức nhà nước (đối với cấp tỉnh và
huyện), được hưởng chế độ như người hoạt động không chuyên trách theo Nghị quyết
của Hội đồng nhân dân tỉnh (đối với cấp xã). Hàng năm tổ chức tập huấn nâng cao
trình độ và trang bị kiến thức cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp.
k)
Hoạt động tuyên truyền về công tác giảm nghèo.
l)
Hoạt động giám sát, đánh giá chương trình.
m)
Một số chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo được thực hiện lồng ghép
trong các chương trình, đề án khác.
-
Chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm.
-
Chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.
3.
Kinh phí thực hiện Chương trình
a)
Tổng nguồn vốn bố trí để triển khai thực hiện các chính sách thuộc Chương trình
giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh là
937.104.084.000 đồng (Chín trăm ba mươi bảy tỷ, một trăm lẻ bốn triệu, không
trăm tám mươi tư ngàn đồng). Trong đó:
-
Nguồn vốn trung ương (nguồn vốn cho vay): 300.000.000.000 đồng.
-
Nguồn vốn địa phương: 621.104.084.000 đồng.
+
Nguồn vốn cho vay: 350.000.000.000 đồng.
+
Nguồn vốn thực hiện các chính sách: 271.104.084.000 đồng.
-
Nguồn vốn huy động: 16.000.000.000 đồng.
b) Nguồn vốn thực hiện các chính sách:
- Chính sách tín dụng: 650.000.000.000 đồng.
- Chính sách hỗ trợ về y tế: 132.836.224.000 đồng.
- Chính sách hỗ trợ về giáo dục: 108.460.000.000 đồng.
- Chính sách hỗ trợ tiền điện: 13.807.860.000 đồng.
- Chính sách hỗ trợ về nhà ở: 16.000.000.000 đồng.
- Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo: 12.000.000.000
đồng.
- Tập huấn cho cán bộ giảm nghèo các cấp:
1.600.000.000 đồng.
- Hoạt động tuyên truyền công tác giảm nghèo:
800.000.000 đồng.
- Hoạt động giám sát, đánh giá chương trình:
1.600.000.000 đồng.
4.
Thời gian thực hiện: giai đoạn
2022 - 2025.
Điều
2. Tổ chức thực hiện
1.
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2.
Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu
Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện
Nghị quyết.
Điều
3. Điều khoản thi
hành
Nghị
quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Khóa VII, Kỳ họp thứ
Tư thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.
CHƯƠNG TRÌNH
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2022- 2025
TRÊN ĐỊA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Kèm theo Nghị quyết số 109/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm
2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh)
I.
ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Thực
hiện Nghị quyết số 47/2016/NQ-HĐND ngày 04/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
giai đoạn 2016-2020, trong 05 năm qua các cấp, các ngành đã triển khai thực hiện
đồng bộ các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, nguồn vốn được bố trí đầy đủ, kịp
thời từ ngân sách địa phương để thực hiện theo phân kỳ hàng năm. Tổng nguồn vốn đã được bố trí 758.772 triệu đồng/1.423.566
triệu đồng đạt 54% so với Nghị quyết số 47/2016/NQ-HĐND. Cụ thể:
-
Chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo: Trong giai đoạn 2016-2020 đã giải quyết
cho 40.400 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo vay vốn với số tiền
1.112.000 triệu đồng. Tổng dư
nợ cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo là 205.441 triệu đồng với
6.859 hộ còn dư nợ.
-
Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo: Thực hiện cấp 448.630 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo, người mới thoát nghèo với số tiền là
285.512 triệu đồng.
-
Chính sách hỗ trợ về giáo dục: Thực hiện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học
tập cho 71.494 lượt học sinh con hộ nghèo, hộ cận nghèo với số tiền 38.479 triệu
đồng.
-
Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo: Thực hiện hỗ trợ
tiền điện cho 44.837 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo với số tiền 21.241 triệu đồng.
-
Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo: Thực hiện xây mới và sửa chữa 1.438
căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo với số tiền 71.329 triệu đồng từ Quỹ vận động
vì người nghèo và 6.882 triệu đồng từ nguồn ngân sách địa phương thực hiện theo
Nghị quyết số 45/2017/NQ-HĐND ngày 09/12/2017 quy định mức hỗ trợ hộ nghèo về
nhà ở trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2018-2020.
-
Trợ cấp tết cho hộ nghèo: thực hiện trợ cấp tết cho 32.085 lượt hộ nghèo, hộ cận
nghèo với số tiền 28.719 triệu đồng từ nguồn ngân sách tỉnh, huyện và nguồn vận
động.
-
Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo: Tuyên truyền cho người dân trên địa
bàn tỉnh về các chính sách của Nhà nước dành cho đối tượng yếu thế trong xã hội;
nâng cao hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Thực
hiện trợ giúp pháp lý 1.468 vụ việc/1.468 lượt người nghèo; tổ chức thực hiện
60 đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu
số tại các thôn, ấp đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, cấp phép miễn phí các tài liệu
pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện
kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn.
-
Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo: Thực hiện hỗ trợ cho 400 hộ nghèo, hộ cận
nghèo và hộ mới thoát nghèo với 09 mô hình hỗ trợ; tổ chức 125 lớp tập huấn với
khoảng 4.050 người tham dự với nội dung chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt
và chăn nuôi nhằm cung cấp cho bà con kiến thức về cây trồng và vật nuôi, nắm bắt
quy trình sản xuất, biết cách lựa chọn các loại giống phù hợp để người dân vươn
lên thoát nghèo. Tổng kinh phí thực hiện 5.730 triệu đồng.
-
Hoạt động truyền thông về giảm nghèo: Thực hiện tuyên truyền về chủ trương của
Đảng, chính sách của Nhà nước về giảm nghèo, phổ biến và nhân rộng các kinh
nghiệm mô hình giảm nghèo hiệu quả, nâng cao nhận thức về giảm nghèo. Tuyên
truyền các gương điển hình, sáng kiến, nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu
quả. Đa dạng hóa các hình thức đưa thông tin về cơ sở kết hợp với các hình thức
tuyên truyền miệng của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp, qua Đài
Truyền thanh huyện và hệ thống Đài phát thanh cơ sở, qua các loại hình báo chí,
các bản tin, tờ rơi, tờ gấp, xây dựng các hình ảnh, panô, áp phích,......
Bên cạnh những kết quả
đạt được, việc triển khai Đề án thực hiện Nghị quyết 47/2016/NQ-HĐND còn một số
khó khăn, tồn tại, hạn chế nhất định:
-
Nguồn vốn thực hiện đạt 54% với kế hoạch Đề án đề ra (758.772 triệu đồng/1.423.566
triệu đồng) là do nguồn vốn cho vay tín dụng dự kiến bố trí 840 tỷ đồng, thực tế
đã được bố trí 298/840 tỷ đồng. Một số kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ cho
hộ nghèo giảm so với kế hoạch như chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo tham gia dự án
nhân rộng mô hình giảm nghèo đạt 80% so với mục tiêu đề ra (400/500 hộ), chính
sách hỗ trợ về y tế thực hiện 285.512/389.951 triệu đồng, chính sách hỗ trợ về
giáo dục 38.479/106.178 triệu đồng, chính sách hỗ trợ dự án nhân rộng mô hình
giảm nghèo 5.730/9.500 triệu đồng.
-
Việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo còn gặp khó khăn. Một số hộ nghèo có nhu cầu được
hỗ trợ về nhà ở nhưng không có đất ở hoặc đất nông nghiệp, đất nằm trong quy hoạch
vì vậy việc hỗ trợ xây nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo vẫn còn gặp nhiều khó
khăn.
-
Trong những năm đầu giai đoạn công tác điều tra, rà soát xác định hộ nghèo tại
một số địa phương thực hiện còn thiếu chặt chẽ, dẫn đến việc sai sót trong xác
định hộ nghèo; Việc xét duyệt cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát
nghèo tại một số địa phương còn xảy ra tình trạng cho vay không đúng đối tượng,
không đúng nguồn vốn. Tuy nhiên tồn tại này đã được các địa phương chấn chỉnh,
khắc phục.
-
Cán bộ làm công tác giảm nghèo tại cơ sở không ổn định, thường xuyên thay đổi dẫn
đến việc nắm bắt thực hiện quy trình rà soát hộ nghèo, chính sách giảm nghèo
không kịp thời ảnh hưởng đến công tác tham mưu, tổ chức thực hiện chính sách giảm
nghèo tại cấp cơ sở.
II.
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2022-
2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU (Gọi
tắt là Chương trình)
Trong những năm qua
cùng với chính sách phát triển kinh tế - xã hội,
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội,
trong đó có công tác giảm nghèo. Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01 tháng 6 năm
2012 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề
về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 đã đề ra mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu
về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông; góp
phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh
phúc của nhân dân.
Ngày
06 tháng 8 năm 2021 Quốc hội ban hành Nghị quyết số 24/2021/QH15 của về phê duyệt
chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2021-2025; Ngày 12 tháng 10 năm 2021 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
1705/QĐ-TTg Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm
2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Để
tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo giai đoạn 2022-2025
trên địa bàn tỉnh hướng tới mục tiêu hỗ trợ toàn diện, bao trùm người nghèo,
giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu về
điều kiện sống; tiếp cận, sử dụng hiệu quả các dịch vụ xã hội cơ bản. Do đó việc xây
dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2022-2025 trên địa
bàn tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, đẩy mạnh giảm
nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhằm giảm dần sự
chênh lệch khoảng cách giàu nghèo của người dân trên địa bàn tỉnh là yêu cầu bức
thiết và khách quan.
III.
NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
-
Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6
năm 2015;
-
Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm
2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách
nhà nước;
-
Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Quốc hội về phê duyệt
chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2021-2025;
-
Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chuẩn
nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025;
-
Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng
đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg
ngày 23 tháng 02 năm 2013 về tín dụng đối với hộ cận nghèo; Quyết định số
28/2015/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2015 về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo;
Quyết định số 02/2021/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ;
-
Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về
cơ chế thu, quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ
trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo;
-
Nghị quyết số 25/2019/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh
quy định mức hỗ trợ, nội dung chi và mức chi cho dự án nhân rộng mô hình giảm
nghèo thuộc Dự án 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững trên địa
bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
-
Nghị quyết 09-NQ/ĐH ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025;
-
Nghị quyết số 97/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu;
-
Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ
về khám, chữa bệnh cho người nghèo; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng
10 năm 2018 Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của
Luật bảo hiểm y tế; Thông tư số 30/2020/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2020 Quy định
chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Nghị định số
146/2018/NĐ-CP ;
- Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07 tháng
4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện;
Thông tư số 190/2014/TT-BTC ngày 11 tháng 12 năm 2014 quy định thực hiện chính
sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội;
-
Quyết định số 38/2017/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh
ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua
hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để cho vay đối với
người nghèo và các đối tượng chính sách khác; Quyết định 17/2018/QĐ-UBND ngày
04 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi điều 7 của Quy chế ban
hành kèm theo Quyết định số 38/2017/QĐ-UBND .
IV.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Tên chương
trình:
Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu.
2. Đơn vị đề xuất
chính sách: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Đối tượng thụ hưởng:
Hộ nghèo, hộ
cận nghèo theo chuẩn quốc gia, hộ nghèo chuẩn tỉnh.
4. Mục tiêu
thực hiện Chương trình
a)
Mục tiêu tổng quát
-
Triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách giảm nghèo nhằm góp phần từng bước
nâng cao mức sống cho người nghèo gần với mức sống chung của xã hội; thực hiện
hiệu quả chính sách hỗ trợ cho vay tín dụng ưu đãi, nhân rộng các mô hình giảm
nghèo có hiệu quả, hỗ trợ về y tế, giáo dục, hỗ trợ về nhà ở, đào tạo nghề tạo
việc làm cho người nghèo góp phần tăng thu nhập ổn định cuộc sống.
-
Nâng cao chất lượng các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, việc
làm, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu
số nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ngày càng thuận lợi, đầy đủ.
b)
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
-
Mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo: Phấn đấu đến cuối năm 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo của
tỉnh (bao gồm hộ nghèo chuẩn Quốc gia, hộ cận nghèo chuẩn Quốc gia và hộ nghèo
theo chuẩn của tỉnh) còn từ 0,5% trở xuống, cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn
quốc gia (không bao gồm hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo).
-
Về thu nhập: đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện
được vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất, tăng thu nhập; 100%
lao động nghèo có nhu cầu học nghề được hỗ trợ đào tạo nghề. Hỗ trợ phát
triển sản xuất, xây dựng nhân rộng các mô hình khuyến nông có hiệu quả, mô hình liên kết
phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản;
tập
huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho hộ nghèo.
- Về các dịch vụ xã hội cơ bản:
+
Về việc làm: Giúp cho người nghèo có cơ hội tìm kiếm việc làm thông qua
các chương trình tư vấn việc làm, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề để chuyển đổi
việc làm và vay vốn để tạo việc làm.
+
Về tiếp cận y tế: 100% người nghèo, người cận nghèo và người thuộc hộ gia đình
mới thoát nghèo được hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế. Người nghèo theo chuẩn quốc
gia và chuẩn tỉnh, người cận nghèo theo chuẩn quốc gia bệnh nặng được hỗ trợ
chi phí khám chữa bệnh.
+
Về tiếp cận giáo dục: thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí
học tập cho học sinh, sinh viên con hộ nghèo của tỉnh, hạn chế tình trạng bỏ học
và tăng tỷ lệ trẻ em đến trường. Phấn đấu đạt tỷ lệ trẻ đến trường đúng độ tuổi
nhà trẻ đạt tỷ lệ 40%, mẫu giáo đạt 96%,
học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT đạt
60%.
+
Về nhà ở: những hộ nghèo có khó khăn về nhà ở được hỗ trợ kinh phí từ nguồn quỹ
vận động Vì người nghèo và tạo điều kiện vay vốn để xây mới, sửa chữa nhà ở.
+
Về tiếp cận nước sạch và vệ sinh: Về nước sạch phấn đấu đạt 95% dân số nông
thôn được sử dụng nước sạch, trong đó tỷ lệ người nghèo sử dụng nước sạch là
80%; Về vệ sinh môi trường phấn đấu 99% người dân sử dụng hố xí vệ sinh, trong
đó tỷ lệ người nghèo sử dụng hố xí hợp vệ sinh đạt 90%.
+
Về tiếp cận thông tin: Nâng cao chất lượng, dịch vụ viễn thông và vùng phủ sóng
thông tin di động, phát thanh, truyền hình nhằm đảm bảo cung cấp các dịch vụ viễn
thông với chất lượng tốt, độ tin cậy cao, đáp ứng nhu cầu của người dân.
+Trợ
giúp pháp lý: phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ người dân biết đến trợ giúp pháp lý
là 95%, tỷ lệ người nghèo được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu theo đúng quy định
được trợ giúp pháp lý miễn phí là 100%.
2.
Các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo (bao gồm hộ nghèo chuẩn quốc gia, hộ cận
nghèo quốc gia, hộ nghèo chuẩn tỉnh) và hộ mới thoát nghèo.
a)
Chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi
Tạo điều kiện cho hộ nghèo của tỉnh (bao gồm hộ nghèo
chuẩn Quốc gia, hộ cận nghèo chuẩn Quốc gia và hộ nghèo theo chuẩn tỉnh), hộ mới
thoát nghèo trong vòng 03 năm có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn tín dụng
ưu đãi. Mức vay và lãi suất cho vay hộ nghèo chuẩn tỉnh, hộ mới thoát nghèo bằng
mức hỗ trợ hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia theo quy định hiện hành.
b)
Chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục
-
Chính sách hỗ trợ về y tế: Kịp thời mua và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người
nghèo, hỗ trợ 100% mệnh giá mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo của tỉnh (bao
gồm người nghèo chuẩn Quốc gia, người cận nghèo chuẩn Quốc gia và người nghèo
theo chuẩn tỉnh) và người mới thoát nghèo trong vòng 3 năm; Hỗ trợ một phần chi
phí khám chữa bệnh, chi phí đi lại, tiền ăn cho người nghèo, người cận nghèo
theo chuẩn quốc gia và người nghèo theo chuẩn của tỉnh.
-
Chính sách hỗ trợ về giáo dục: Thực hiện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học
tập cho học sinh, sinh viên con hộ nghèo của tỉnh (bao gồm hộ nghèo chuẩn Quốc
gia, hộ cận nghèo chuẩn Quốc gia và hộ nghèo theo chuẩn tỉnh), hộ mới thoát
nghèo trong vòng 03 năm. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hỗ trợ giáo dục, huy động
mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo phát triển.
Mức
hỗ trợ về y tế; hỗ trợ về giáo dục cho học sinh thuộc hộ cận nghèo quốc gia, hộ
nghèo chuẩn tỉnh, hộ mới thoát nghèo bằng mức hỗ trợ đối với hộ nghèo chuẩn quốc
gia theo quy định hiện hành.
c) Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo
Thực
hiện chi trả tiền điện cho hộ nghèo của tỉnh (bao gồm hộ nghèo chuẩn Quốc gia,
hộ cận nghèo chuẩn Quốc gia và hộ nghèo theo chuẩn tỉnh) kịp thời. Mức hỗ trợ hộ
cận nghèo quốc gia, hộ nghèo chuẩn tỉnh bằng mức hộ nghèo quốc gia theo quy định
hiện hành.
d)
Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo
Thực
hiện việc hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo theo Quy chế
quản lý và sử dụng quỹ Vì người nghèo các cấp (không bao gồm hộ nghèo là người
dân tộc thiểu số); lồng ghép hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số
trong Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã
hội cho đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2021-2025; tạo điều kiện hỗ trợ
người nghèo đủ điều kiện vay vốn để xây mới hoặc sửa chữa nhà ở; phát huy nội lực
các tổ chức đoàn thể giúp đỡ các đoàn viên, hội viên nghèo về nhà ở.
đ)
Hỗ trợ giải quyết việc làm
Tư
vấn, giới thiệu việc làm cho người nghèo của tỉnh và người thuộc hộ mới thoát
nghèo. Hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm cho hộ nghèo để tự tạo việc làm. Mức
cho vay, thời hạn vay, mức lãi suất thực hiện theo quy định hiện hành.
e)
Hỗ trợ phát triển sản xuất và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo
Tổ
chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ nghèo để ứng dụng vào
phát triển sản xuất nông nghiệp; thực hiện hỗ trợ cho các hộ nghèo theo chuẩn của
tỉnh và hộ mới thoát nghèo trong vòng 3 năm các mô hình khuyến nông có hiệu quả
nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
g)
Chính sách trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo
Thực
hiện trợ giúp pháp lý cho các hộ nghèo của tỉnh, hộ mới thoát nghèo, trong đó
chú trọng các hình thức trợ giúp pháp lý.
h)
Hỗ trợ nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường
Hỗ
trợ hộ nghèo thiếu hụt về nước sạch, vệ sinh vay vốn từ chương trình nước sạch,
vệ sinh môi trường để lắp đặt, sửa chữa, cải tạo công trình. Mức vay, thời gian
vay, mức lãi suất thực hiện theo các quy định hiện hành.
i)
Nhân sự làm công tác giảm nghèo
Bố
trí đủ cán bộ, công chức và người làm công tác giảm nghèo để triển khai thực hiện
tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025 (cấp
tỉnh 04 người, cấp huyện 15 người và cấp xã 82 người), được hưởng chế độ như
cán bộ công chức nhà nước (đối với cấp tỉnh và huyện), được hưởng chế độ như
người hoạt động không chuyên trách theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh
(đối với cấp xã). Hàng năm tổ chức tập huấn nâng cao trình độ và trang bị kiến
thức cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp.
k)
Hoạt động tuyên truyền về công tác giảm nghèo
l)
Hoạt động giám sát, đánh giá chương trình
m)
Một số chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo được thực hiện lồng ghép
trong các chương trình, đề án khác
-
Chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm.
-
Chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.
5. Nhiệm vụ và giải
pháp
a)
Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp,
các ngành, người dân về chương trình giảm nghèo và phương pháp tiếp cận nghèo
đa chiều:
-
Tăng cường công tác tuyên truyền quán triệt mục đích, ý nghĩa chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo tới cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm
nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực của cấp ủy đảng, chính quyền, ban,
ngành, đoàn thể trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình giảm
nghèo, đặc biệt là giúp người nghèo nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi tự ý
thức vươn lên thoát nghèo.
-
Đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, tổ chức thực hiện tốt chương trình đưa
thông tin, văn hóa về cơ sở giúp người nghèo thuận lợi tiếp cận thông tin, biết
và tiếp cận các chính sách giảm nghèo; phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu
quả; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, làm ăn có hiệu quả, những hộ vươn
lên lên làm giàu chính đáng.
b)
Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách giảm nghèo:
-
Phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể thẩm định, xét duyệt cho vay hộ nghèo và
hộ mới thoát nghèo, phân công hướng dẫn hộ nghèo cách làm ăn, giám sát việc sử
dụng vốn vay hiệu quả, đúng mục đích. Bồi thêm vốn cho những hộ nghèo sử dụng vốn
vay làm ăn có hiệu quả.
-
Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, vay vốn đối với hộ
nghèo, hộ thoát nghèo theo quy định.
-
Phổ biến và nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, tăng cường công tác
tuyên truyền phổ biến và hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; Chú trọng hướng
dẫn hỗ trợ cho người nghèo về kiến thức, bố trí sản xuất hợp lý, áp dụng tiến bộ
kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi, trồng trọt và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm để
tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững. Hướng dẫn hộ nghèo chủ động lựa chọn
mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế, với môi trường xã hội,
giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
-
Thực hiện tốt chính sách bảo trợ xã hội, hỗ trợ đúng đối tượng, không bỏ sót đối
tượng. Nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội nhằm tạo điều kiện cho đối tượng bảo trợ
xã hội không có khả năng thoát nghèo có mức sống gần hơn với mức sống người dân
trên địa bàn cư trú.
c)
Kết nối và huy động các nguồn lực phục vụ cho chương trình giảm nghèo:
-
Vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia giảm nghèo, giúp đỡ xã có
tỷ lệ hộ nghèo cao, hỗ trợ về nhà ở, đường giao thông, nước sinh hoạt nông
thôn, các công trình văn hóa, phúc lợi công cộng cho người nghèo; xây dựng,
nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả. Tổ chức vận động các doanh nghiệp
trên địa bàn nhận đỡ đầu hỗ trợ tạo việc làm, nguồn lực hoặc bao tiêu sản phẩm
tạo điều kiện giúp hộ nghèo phát triển sản xuất.
-
Tiếp tục vận động xây dựng Quỹ Vì người nghèo hỗ trợ người nghèo xây dựng và sửa
chữa nhà ở, hỗ trợ cây con giống cho hộ nghèo, trợ giúp đột xuất cho người
nghèo khi gặp khó khăn,….; phát huy nội lực của các tổ chức đoàn thể giúp đỡ
các đoàn viên, hội viên nghèo.
d)
Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập
cho người nghèo:
-
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người nghèo đăng ký tham gia học nghề.
Tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là
lao động nghèo, gắn đào tạo nghề với tạo việc làm; tổ chức đào tạo ngắn hạn miễn
phí cho người lao động thuộc hộ nghèo những nghề phù hợp với tình hình thực tế ở
địa phương để sau khi ra trường tự tạo việc làm, có thu nhập ổn định vươn lên
thoát nghèo bền vững.
-
Hướng dẫn hộ nghèo cách làm ăn có hiệu quả, khuyến nông và chuyển giao kỹ thuật
vào sản xuất cho hộ nghèo.
đ)
Nhân sự làm công tác giảm nghèo:
-
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, đổi mới phương thức
hoạt động đảm bảo việc thực hiện chính sách giảm nghèo được công khai đúng đối
tượng và đạt hiệu quả, trong đó chú trọng việc rà soát, xác định hộ nghèo và
các hộ thoát nghèo đảm bảo chặt chẽ, chính xác; thường xuyên sâu sát kiểm tra từng
hộ nghèo, phân công cụ thể các tổ chức đoàn thể nắm bắt tình hình, hướng dẫn,
giúp đỡ các hộ nghèo, người nghèo theo từng địa chỉ cụ thể phát triển sản xuất
chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh nhằm đảm bảo việc sử dụng các nguồn hỗ trợ giảm
nghèo hiệu quả, tăng thu nhập thoát nghèo bền vững.
-
Thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo ở các cấp; quan tâm bố trí nhân sự
thực hiện công tác giảm nghèo theo quy định (cấp tỉnh 04 người, cấp huyện 15
người và cấp xã 82 người), hạn chế việc điều động cán bộ làm công tác giảm
nghèo sang làm công tác khác; thực hiện chế độ hỗ trợ cho cán bộ làm công tác
giảm nghèo cấp xã như người hoạt động không chuyên trách theo Nghị quyết của Hội
đồng nhân dân tỉnh để cán bộ làm công tác giảm nghèo yên tâm công tác, đảm bảo
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
-
Hàng năm tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn, phổ
biến kịp thời những chủ trương, chính sách về công tác giảm nghèo cho cán bộ
chuyên trách, chính quyền và các hội đoàn thể.
e)
Hoạt động tư vấn, tham vấn hộ nghèo:
-
Thực hiện hoạt động tư vấn, tham vấn đối với người nghèo, hộ nghèo nhằm giúp hộ
nghèo thuận lợi tiếp cận các chính sách, các dịch vụ xã hội, giúp hộ nghèo phát
huy năng lực sẵn có để chủ động tư vươn lên thoát nghèo góp phần giảm nghèo bền
vững.
-
Tập trung hoạt động trao đổi để người nghèo lựa chọn mô hình phát triển kinh tế
phù hợp với điều kiện thực tế của hộ nghèo. Kết nối hỗ trợ các nguồn lực cần
thiết để giúp người nghèo phát triển sản xuất, giới thiệu việc làm ổn định cuộc
sống.
g)
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình điều tra, rà
soát hộ nghèo, giám sát việc triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo,
phát
huy
vai trò của từng thành viên trong Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc
gia về giảm nghèo từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp xã trong hoạt động kiểm tra,
giám sát.
6. Kinh phí thực hiện Chương trình
Tổng
nguồn vốn bố trí để triển khai thực hiện các chính sách thuộc Chương trình giảm
nghèo bền vững trong giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh là 937.104.084.000 đồng.
Trong đó:
-
Nguồn vốn trung ương (nguồn vốn cho vay): 300.000.000.000 đồng.
-
Nguồn vốn địa phương: 621.104.084.000 đồng.
+
Nguồn vốn cho vay: 350.000.000.000 đồng.
+
Nguồn vốn thực hiện các chính sách: 271.104.084.000 đồng.
-
Nguồn vốn huy động: 16.000.000.000 đồng.
7. Nguồn kinh phí
thực hiện từng chính sách
a)
Chính sách về tín dụng ưu đãi:
Trong
giai đoạn 2022-2025, có khoảng 50% hộ nghèo và hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được
vay vốn (còn lại 50% không có nhu cầu vay vốn, đó là những hộ không còn khả
năng lao động, người già neo đơn, hoặc hộ không có thiếu hụt và nhu cầu về vốn).
Nhu cầu dự kiến bình quân 01 hộ được vay 50 triệu đồng để hỗ trợ cho vay vốn để
phát triển sản xuất kinh doanh.
Nhu
cầu vay vốn : 13.000 hộ x 50 triệu đồng = 650.000 triệu đồng.
Theo
báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh 30 tháng 10 năm 2021 nguồn
vốn cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo là 167.222 triệu đồng
(bao gồm nguồn vốn trung ương là 80.366 triệu đồng, nguồn vốn địa phương là
86.856 triệu đồng). Như vậy nguồn vốn địa phương cần bổ sung cho giai đoạn
2022-2025 là 263.144 triệu đồng, trong đó bố trí cho từng năm:
-
Năm 2022 50.000 triệu đồng (Năm mươi tỷ đồng)
-
Năm 2023 80.000 triệu đồng (Tám mươi tỷ đồng)
-
Năm 2024 70.000 triệu đồng (Bảy mươi tỷ đồng).
-
Năm 2025 63.144 triệu đồng (Sáu mươi ba tỷ một trăm bốn mươi bốn triệu đồng).
b)
Chính sách hỗ trợ về y tế:
Dự
kiến kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế bình quân cho 01 hộ trong 01 năm: 805.000 đồng/thẻ
x 4 người = 3.220.000 đồng (kinh phí này thay đổi khi mức lương cơ sở được điều
chỉnh). Tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người
mới thoát nghèo là 132.836,224 triệu đồng.
Kinh
phí bố trí từng năm:
Năm
2022: 42.249 triệu đồng.
Năm
2023: 35.809,62 triệu đồng.
Năm
2024: 23.153,364 triệu đồng.
Năm
2025: 31.623,62 triệu đồng.
c)
Chính sách hỗ trợ về giáo dục:
Mức
miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập thực hiện theo các quy định hiện
hành, kinh phí hỗ trợ có thể thay đổi khi Chính phủ hoặc tỉnh điều chỉnh mức hỗ
trợ. Dự kiến kinh phí thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí
học tập cho con hộ nghèo giai đoạn 2022-2025 là 108.460 triệu đồng. Kinh phí bố
trí từng năm:
Năm
2022: 32.802,5 triệu đồng.
Năm
2023: 27.802,5 triệu đồng.
Năm
2024: 23.302,5 triệu đồng.
Năm
2025: 43.384 triệu đồng.
d)
Chính sách hỗ trợ tiền điện:
Dự
kiến kinh phí thực hiện cho giai đoạn 2022-2025 là 13.807,86 triệu đồng. Mức hỗ
trợ thay đổi khi Chính phủ điều chỉnh mức hỗ trợ. Kinh phí bố trí từng năm:
Năm
2022: 5.359,86 triệu đồng.
Năm
2023: 4.356 triệu đồng.
Năm
2024 2.706 triệu đồng.
Năm
2025: 2.100 triệu đồng.
đ)
Chính sách hỗ trợ về nhà ở
Dự
kiến kinh phí thực hiện cho giai đoạn 2022-2025 là 16.000 triệu đồng, dự kiến mỗi
năm hỗ trợ 50 căn với kinh phí là 4.000 triệu đồng từ nguồn Quỹ vận động Vì người
nghèo.
e)
Hỗ trợ phát triển sản xuất, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo
Dự
kiến kinh phí bố trí cho giai đoạn 2022-2025 là 12.000 triệu đồng (Mười hai tỷ
đồng). Dự kiến mỗi năm bố trí 3.000 triệu đồng (Ba tỷ đồng).
g)
Tập huấn cho cán bộ làm công tác giảm nghèo:
Nguồn
vốn cần bố trí cho giai đoạn là 1.600 triệu đồng (Một tỷ, sáu trăm triệu đồng),
dự kiến bình quân mỗi năm bố trí 400 triệu đồng (Bốn trăm triệu đồng).
h)
Hoạt động tuyên truyền về công tác giảm nghèo:
Nguồn
vốn cần bố trí cho giai đoạn là 800 triệu đồng (Tám trăm triệu đồng), dự kiến
bình quân mỗi năm bố trí 200 triệu đồng (Hai trăm triệu đồng).
i)
Hoạt động giám sát, đánh giá chương trình:
Nguồn
vốn cần bố trí cho giai đoạn là 1.600 triệu đồng (Một tỷ, sáu trăm triệu đồng),
dự kiến bình quân mỗi năm bố trí 400 triệu đồng (Bốn trăm triệu đồng).
k)
Một số chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo được thực hiện lồng ghép
trong các chương trình, đề án khác:
-
Chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm:
Kinh
phí cho vay tự tạo việc làm, xuất khẩu lao động được thực hiện lồng ghép trong
kinh phí chương trình cho vay giải quyết việc làm.
-
Chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo như hỗ trợ về nhà ở, nhà
vệ sinh, lắp đặt điện, nước sinh hoạt, phát triển sản xuất, văn hóa, giáo dục,
cơ sở hạ tầng, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật…được thực hiện lồng
ghép trong Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế
- xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025.
-
Hỗ trợ về tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường: được bố trí lồng ghép trong
chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, nguồn vốn cho vay được giao cho
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thực hiện.
-
Trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo, người nghèo: Kinh phí thực hiện trợ giúp pháp lý
cho người nghèo lồng ghép với chính sách trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo, đồng
bào dân tộc thiểu số của Sở Tư pháp.
V.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành,
đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
-
Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh.
-
Tổng hợp báo cáo tiến độ triển khai hàng quý, hàng năm và tham mưu, đề xuất ý
kiến cụ thể trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
-
Tổ chức hướng dẫn, triển khai và kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện
chính sách giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh.
2.
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội cân đối bố trí nguồn lực để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an
sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
3.
Sở Y tế: xây dựng các giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận của người dân về
dịch vụ khám chữa bệnh, tăng độ bao phủ tham gia bảo hiểm y tế,; triển khai thực
hiện các chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, chính sách hỗ trợ người
nghèo bệnh nặng, chi phí cao không đủ khả năng thanh toán viện phí (Quyết định
số 22/2019/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2019 của UBND tỉnh Quy định về đối tượng,
mức hỗ trợ từ Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu).
4.
Sở Giáo dục và Đào tạo: xây dựng giải pháp tăng tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ
tuổi theo từng cấp học, giảm tỷ lệ bỏ học, lưu ban; tham mưu triển khai thực hiện
chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh con hộ
nghèo.
5.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: xây dựng giải pháp để tăng tỷ lệ người
dân sử dụng nước sạch khu vực nông thôn; triển khai thực hiện dự án nhân rộng
mô hình giảm nghèo; tổ chức tập huấn, hướng dẫn người nghèo về kỹ thuật trồng
trọt, chăn nuôi,…
6.
Sở Xây dựng: xây dựng giải pháp để tăng tỷ lệ người dân có nhà ở bảo đảm về diện
tích và chất lượng; tiếp tục triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở
cho hộ nghèo.
7.
Sở Thông tin và Truyền thông: Triển khai các chương trình hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận
nghèo theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Quyết định số
1427/QĐ-BTTTT ngày 16/9/2021 về việc ban hành chiến lược phát triển quỹ dịch vụ
viễn thông công ích Việt Nam giai đoạn 2021-2025; chỉ đạo các cơ quan Báo, Đài
của tỉnh tăng cường công tác truyền thông về chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo, mô hình giảm nghèo hiệu quả, tấm gương vươn
lên thoát nghèo làm giàu chính đáng.
8.
Sở Văn hóa và Thể thao: lồng ghép tuyên truyền trong các hoạt động văn hóa, thể
thao của ngành về nội dung các chính sách giảm nghèo, những tấm gương thoát
nghèo tiêu biểu để góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người
dân trên địa bàn tỉnh về công tác giảm nghèo.
9.
Sở Tư pháp: triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo, hộ mới
thoát nghèo.
10.
Sở Nội vụ: chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan ưu tiên bố trí đủ
nhân sự và chính sách hỗ trợ cho cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp cơ sở.
11.
Ban Dân tộc tỉnh: chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các địa
phương tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu
số, giai đoạn 2021-2025, đồng thời tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện hiệu
quả các chính sách của Trung ương và của Tỉnh đối với đồng bào dân tộc thiểu số,
đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; Phối hợp với các sở, ngành có liên
quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện chính sách liên
quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hộ dân tộc thiểu số nghèo, khó khăn.
12.
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh: Hàng năm phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, căn cứ nhu cầu vay vốn của các đối tượng
chính sách, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nguồn vốn ủy thác qua Chi
nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để thực hiện cho vay đối với hộ nghèo, hộ
cận nghèo quốc gia, hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh và hộ mới thoát nghèo. Phối hợp
với các ngành, các cấp thực hiện cho vay đúng đối tượng thụ hưởng trên cơ sở
xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn đúng mục
đích, trả nợ trả lãi đầy đủ và xử lý nợ bị rủi ro theo quy định của Ngân hàng
Chính sách xã hội.
13.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
-
Căn cứ quy định về chuẩn mới của tỉnh áp dụng cho giai đoạn 2022-2025, Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào danh sách do hội đồng xét duyệt
của xã, phường, thị trấn để phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa
bàn cấp huyện và báo cáo lên Ban Chỉ đạo điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo
cấp tỉnh.
-
Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các chính sách giảm nghèo cho giai đoạn
2022-2025 trên địa bàn cấp huyện.
-
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, phường, thị trấn tổ chức điều tra, xác
định đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, chủ động
trong công tác triển khai công tác giảm nghèo tại địa phương; Phân loại hộ
nghèo, tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng của từng hộ nghèo, xây dựng kế hoạch,
giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của
người nghèo; Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia giúp đỡ người nghèo, hộ
nghèo, về nhà ở nhằm ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
14.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: chủ trì, phối hợp với các hội đoàn thể
xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các cấp hội cơ sở ở địa phương phát huy sức mạnh
toàn dân tham gia Quỹ Vì người nghèo; triển khai thực hiện hiệu quả các chính
sách giảm nghèo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách về giảm
nghèo cho các hội viên nhằm nâng cao nhận thức giúp đỡ hộ nghèo, hội viên nghèo
vươn lên thoát nghèo bền vững./.