ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
64/2013/QĐ-UBND
|
Đồng Nai, ngày
15 tháng 10 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI RƯỢU BƯỞI TÂN
TRIỀU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01
tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28
tháng 9 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn xây dựng, thẩm
định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công
nghệ tại Tờ trình số 52/TTr-SKHCN ngày 29/8/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “QCĐP 1:2013/ĐP Quy chuẩn kỹ
thuật địa phương đối với rượu bưởi Tân Triều”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Khoa học
và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Vĩnh
|
QCĐP 1:2013/ĐN
QUY CHUẨN KY THUẬT
ĐỊA PHƯƠNG
ĐỐI VỚI RƯỢU BƯỞI TÂN TRIỀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2013/QĐ-UBND
ngày /10/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai)
LỜI NÓI ĐẦU
QCĐP 1:2013/ĐN Quy chuẩn kỹ thuật
địa phương đối với Rượu bưởi Tân Triều do Sở Khoa học và Công nghệ biên soạn,
trình duyệt và được ban hành theo Quyết định số
/2013/QĐ-UBND ngày tháng 10 năm 2013 của
Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG
RƯỢU
BƯỞI TÂN TRIỀU
1. QUY ĐỊNH
CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các chỉ
tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với sản phẩm rượu bưởi được
chế biến bằng phương pháp lên men tự nhiên từ quả bưởi Tân Triều của tỉnh Đồng Nai.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này được áp dụng cho các
tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh các sản phẩm rượu bưởi
Tân Triều trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và làm cơ sở cho các cơ quan Nhà nước thực
hiện việc kiểm tra, kiểm soát.
2. QUY ĐỊNH
VỀ KỸ THUẬT
2.1. Chỉ tiêu hóa học
Stt
|
Tên chỉ tiêu
|
Mức quy định
|
Phương pháp thử
|
1
|
Hàm lượng acetaldehyd, tính theo
mg/l etanol 1000, không lớn hơn
|
20
|
TCVN 8009:2009
|
2
|
Hàm lượng methanol, trong 1 lít
etanol 1000 tính bằng % thể tích, không lớn hơn
|
0,1
|
TCVN 8010:2009
AOAC 972.11
|
3
|
Hàm lượng rượu bậc cao, tính
theo mg methyl 2-propanol/l cồn 1000, không lớn hơn
|
5
|
TCVN 8011:2009
|
4
|
Hàm lượng furfurol, mg/l, không
lớn hơn
|
0
|
TCVN 7886:2009
AOAC 960.16
|
5
|
Hàm lượng ethanol (%)
|
12
- 17
|
AOAC 983.13
|
2.2. Giới hạn tối đa hàm lượng
kim loại nặng
Stt
|
Tên chỉ tiêu
|
Giới hạn tối đa
|
Phương pháp thử
|
1
|
Asen (As), mg/l
|
0,2
|
TCVN 6626 : 2000
(ISO 11969 : 1996)
|
2
|
Chì (Pb), mg/l
|
0,2
|
TCVN 7929 : 2008
(EN 14083 : 2003);
TCVN 8126 : 2009
|
3
|
Thuỷ ngân (Hg), mg/l
|
0,05
|
TCVN 5989 : 1995
(ISO 5666/1 : 1983)
|
2.3. Chỉ tiêu vi sinh vật
Stt
|
Tên chỉ tiêu
|
Giới hạn tối đa
|
Phương pháp thử
|
1
|
Coliforms, CFU/ml
|
Không
được có
|
TCVN 6848 : 2007
(ISO 4832 : 2006)
|
2
|
E.Coli, CFU/ml
|
Không
được có
|
TCVN 6846 : 2007
(ISO 7251 : 2005)
|
3
|
Tổng số nấm men, nấm mốc, CFU/ml
sản phẩm
|
102
|
TCVN 8275-1 : 2009
(ISO 21527-1 : 2008)
|
4
|
Cl. Perfringens, CFU/ml
|
Không
được có
|
TCVN 4991 : 2005
(ISO 7937 : 2004)
|
5
|
S. aureus, CFU/ml
|
Không
được có
|
TCVN 4830-1 : 2005
(ISO 6888-1 : 1999)
|
6
|
Tống số vi sinh vật hiếu khí,
CFU/ml
|
10
|
TCVN 4884 : 2005
(ISO 4833:2003)
|
2.4. Ghi nhãn
Việc ghi nhãn các sản phẩm rượu bưởi
phải thực hiện ghi nhãn theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ
về nhãn hàng hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ
3.1. Công bố hợp quy
3.1.1. Các sản phẩm rượu bưởi
được sản xuất phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại
Quy chuẩn này trước khi lưu thông trên thị trường.
3.1.2. Phương thức, trình tự,
thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Thông tư 19/2012/TT-BYT
ngày 09/11/2012 của Bộ Y tế v/v Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp
quy định an toàn thực phẩm.
3.2. Kiểm tra, giám sát, xử
lý đối với các sản phẩm rượu bưởi Tân Triều
3.2.1. Các sản phẩm rượu bưởi được sản xuất, lưu thông trên thị trường phải chịu sự kiểm
tra về chất lượng theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
3.2.2. Sở Y tế và các cơ
quan liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát
đối với các sản phẩm rượu bưởi sản xuất, lưu thông trên thị trường. Trong trường
hợp phát hiện các hành vi vi phạm với các quy định trong Quy chuẩn thì tiến
hành xử lý theo các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến chất lượng sản
phẩm, hàng hóa và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. TRÁCH
NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
4.1. Tổ chức, cá nhân sản
xuất các sản phẩm rượu bưởi phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ
thuật tại Quy chuẩn này, đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền theo phân cấp của Bộ Y tế và bảo đảm chất lượng, an toàn theo
đúng nội dung đã công bố.
4.2. Tổ chức, cá nhân chỉ được
sản xuất, kinh doanh các sản phẩm rượu bưởi sau khi đăng ký bản công bố hợp quy
với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an
toàn, ghi nhãn phù hợp với các quy định của pháp luật.
5. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
5.1.
Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn
triển khai và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này.
5.2. Căn cứ vào yêu cầu
quản lý, Sở Y tế có trách nhiệm phối
hợp với cơ quan liên quan kiến nghị UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.
5.3. Trong trường hợp các tiêu
chuẩn và quy định pháp luật được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ
sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới./.
PHỤ LỤC
DANH MỤC PHƯƠNG PHÁP THỬ CÁC CHỈ TIÊU AN
TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI RƯỢU BƯỞI TÂN TRIỀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số
/2013/QĐ-UBND ngày /10/2013 của UBND tỉnh Đồng
Nai)
I. Phương pháp thử các chỉ tiêu
hóa học
1. TCVN 7886:2009 Rượu chưng cất –
Xác định hàm lượng furfural bằng phương pháp chưng cất hơi nước và đo quang phổ.
2. TCVN 8009:2009 Rượu chưng cất –
Xác định hàm lượng andehyd.
3. TCVN 8010:2009 Rượu chưng cất –
Xác định hàm lượng methanol.
4. AOAC 960.16 Furfural in
Distilled Liquors. Steam Distillation-Spectrophotometric Method (Furfural trong
rượu chưng cất. Phương pháp chưng cất hơi – đo quang phổ).
5. AOAC 972.11 Methanol in
Distilled Liquors. Gas Chromatographic Method (Methanol trong rượu chưng cất.
Phương pháp sắc ký khí).
6. AOAC 983.13 Alcohol in Wines by Gas
Chromatographic Method (Alcohol trong rượu. Phương
pháp sắc ký khí)
7. TCVN 8011: 2009 . Rượu chưng cất
– Phương pháp xác định hàm lượng rượu bậc cao và Etyl axetat bằng sắc ký khí.
II. Phương pháp thử kim loại nặng
1. TCVN 5989:1995 Chất lượng nước
– Xác định thủy ngân tổng số bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa –
Phương pháp sau khi vô cơ hóa với Pemanganat-Pesunfat.
2. TCVN 6193:1996 Chất lượng nước
– Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì – Phương pháp trắc phổ hấp thụ
nguyên tử ngọn lửa.
3. TCVN 6626:2000 Chất lượng nước
– Xác định Asen – Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua).
4. TCVN 7929:2008 (EN 14083:2003)
Thực phẩm – Phương pháp xác định nguyên tố vết – Xác định chì, cadimi, crom,
molypden bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử bằng lò graphit (GFAAS) sau khi phân
hủy áp lực.
5. TCVN 8126:2009 Thực phẩm – Xác
định chì, cadimi, kẽm đồng và sắt – Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử sau
khi phân hủy bằng vi sóng.
III. Phương pháp thử vi sinh vật
1. TCVN 4830-1:2005 (ISO
6888-1:1999)Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Phương pháp định
lượng Staphylococci có phản ứng dương tính với coagulase (Staphylococcus aureus
và các loài khác) trên đĩa thạch – Phần 1: Kỹ thuật sử dụng môi trường thạch
Baird-Parker.
2. TCVN 4884:2005 (ISO 4833:2003)
Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Phương pháp định lượng vi
sinh vật trên đĩa thạch – Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 300C.
3. TCVN 4991:2005 (ISO 7937:2004)
Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Phương pháp định lượng
Clostridium perfingens trên đĩa thạch – Kỹ thuật đếm khuẩn lạc.
4. TCVN 6846:2007 (ISO 7251:2005)
Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Phương pháp phát hiện và định
lượng Escherichiacoli giả định - Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất.
5. TCVN 6848:2007 (ISO 4832:2007)
Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Phương pháp định lượng
Coliform – Kỹ thuật đếm khuẩn lạc.
6. TCVN 8275-1:2009 (ISO
21527-1:2008) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Phương pháp định
lượng nấm men và nấm mốc – Phần 1: Kỹ thuật đếm lạc khuẩn trong các sản phẩm có
hoạt độ nước lớn hơn 0,95./.