Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2561/QĐ-BNN-LN 2024 Hỗ trợ phát triển kinh tế nông lâm nghiệp huyện Kỳ Sơn Nghệ An

Số hiệu: 2561/QĐ-BNN-LN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Lê Minh Hoan
Ngày ban hành: 26/07/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2561/QĐ-BNN-LN

Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH “HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG LÂM NGHIỆP HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2030”

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp năm 2017;

Căn cứ Luật Trồng trọt năm 2018;

Căn cứ Luật Chăn nuôi năm 2018;

Căn cứ Luật Đất đai năm 2024;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2024;

Căn cứ Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị khóa XIII về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ các Chiến lược phát triển lĩnh vực nông nghiệp: Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững (Quyết định số 150/QĐ-TTg , ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ); Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam (Quyết định số 523/QĐ-TTg , ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ); Chiến lược phát triển chăn nuôi (Quyết định 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ); Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam (Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ);

Căn cứ các Chương trình mục tiêu quốc gia: Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững (Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ); Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ); Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ);

Căn cứ Quyết định số 703/QĐ-TTg , ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do và khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 18/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 tỉnh Nghệ An;

Căn cứ Quyết định số 1059/QĐ-TTg ngày 14/09/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch “Hỗ trợ phát triển kinh tế nông lâm nghiệp huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đến năm 2030” với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU

1. Quan điểm, định hướng hỗ trợ

a) Phát triển rừng bền vững, nâng cao giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng, góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn thông qua các hoạt động hỗ trợ: phục hồi rừng; nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR); phát triển lâm sản ngoài gỗ (LSNG) và dược liệu dưới tán rừng; nghiên cứu, hỗ trợ các cơ sở cung cấp giống cây trồng có chất lượng tốt, năng suất, giá trị cao.

b) Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững theo hướng liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ, phát triển sản phẩm OCOP trên cơ sở phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương; hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa chủ lực, đặc sản của địa phương.

c) Thử nghiệm và nhân rộng một số mô hình nuôi trồng, chuyên canh, thâm canh thủy sản có năng suất, giá trị, hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn sinh thủy của địa phương.

d) Thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn, du lịch mạo hiểm, trải nghiệm, khám phá thiên nhiên gắn với bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống, tri thức bản địa của cộng đồng trên địa bàn.

đ) Phát huy tiềm năng, lợi thế và tăng cường huy động các nguồn đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sinh hoạt, phục vụ phát triển kinh tế nông lâm nghiệp gắn với quy hoạch, bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư và phòng chống thiên tai; tạo môi trường thuận lợi để thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư, đổi mới quy trình sản xuất, áp dụng tiến bộ công nghệ vào phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, dịch vụ và du lịch.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Hỗ trợ các hoạt động thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nông lâm nghiệp của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp theo chuỗi từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống, giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tri thức bản địa của cộng đồng các dân tộc; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Về kinh tế: Hỗ trợ phát triển kinh tế nông lâm nghiệp thông qua xây dựng được các mô hình bảo vệ và phát triển rừng, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản hiệu quả và bền vững; phát triển du lịch gắn với ngành nghề nông thôn và văn hóa cộng đồng, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy, phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

- Về xã hội: Góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế, ổn định đời sống vật chất và tinh thần của người dân; giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tri thức bản địa của cộng đồng các dân tộc

- Về môi trường: Góp phần tăng cường quản lý bảo vệ, phát triển rừng bền vững, nâng tỷ lệ che phủ rừng của huyện Kỳ Sơn đến năm 2030 đạt 60%, góp phần bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát khí thải nhà kính, giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do thiên tai.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI

1. Đối tượng

- Các lĩnh vực nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An gồm: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi, phòng chống thiên tai, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và phát triển kinh tế hợp tác, ngành nghề nông thôn, dịch vụ nông nghiệp.

- Tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã, trang trại, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng địa phương và các đơn vị có liên quan trong phát triển kinh tế nông lâm nghiệp và ngành nghề nông thôn trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.

2. Phạm vi

- Phạm vi về không gian: Các lĩnh vực thuộc ngành Nông nghiệp và PTNT trên địa giới hành chính huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.

- Phạm vi về thời gian: Kế hoạch được thực hiện trong giai đoạn 2024-2030 và được xây dựng trên cơ sở hệ thống số liệu, chỉ tiêu qua các năm 2016-2023.

III. NHIỆM VỤ

1. Phát triển rừng bền vững, nâng cao giá trị đa dụng của rừng

a) Thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng bền vững

- Thúc đẩy, tổ chức triển khai công tác giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

- Tiếp tục hỗ trợ bảo vệ rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án, chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA), nâng cao năng lực quản lý rừng bền vững cho các chủ rừng.

b) Hỗ trợ phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng rừng

- Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển giống một số loài cây lâm nghiệp bản địa, cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu quý có giá trị.

+ Hỗ trợ nghiên cứu khai thác và phát triển một số loài cây lâm nghiệp bản địa, cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu quý, giá trị cao và đề xuất danh mục cây trồng lâm nghiệp có tiềm năng phát triển tại địa phương.

+ Hỗ trợ xây dựng và chuyển giao vườn ươm công nghệ cao cung cấp giống cây trồng lâm nghiệp và cây dược liệu nhằm cung cấp đủ giống có chất lượng phục vụ trồng rừng.

+ Hỗ trợ bình tuyển, chọn lọc cây đầu dòng, cây trội một số loài cây lâm nghiệp có giá trị cao, đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng phục vụ trồng rừng.

+ Hỗ trợ xây dựng nguồn giống (vườn giống, rừng giống) nhằm bảo đảm cung cấp đủ giống có chất lượng phục vụ cho phát triển rừng bền vững ở địa phương.

- Hỗ trợ xác định vùng trồng và trồng rừng gỗ lớn, các loài cây bản địa có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sinh thái tại địa phương.

- Hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế của rừng

+ Nghiên cứu xây dựng mô hình khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung các loài cây gỗ bản địa, cây LSNG.

+ Nghiên cứu trồng thử nghiệm một số loài cây gỗ lớn bản địa, cây đa tác dụng có giá trị, phù hợp với điều kiện lập địa nhằm nâng cao thu nhập, giảm sa mạc hóa, bảo vệ môi trường.

+ Nghiên cứu trồng thử nghiệm một số loài cây LSNG có hiệu quả kinh tế cao, bền vững.

+ Nghiên cứu trồng thử nghiệm một số loài cây dược liệu quý tán rừng được cấp chứng nhận chất lượng (chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng, GACP-WHO, Organic, UEBT,…) gắn với sản xuất nông, lâm nghiệp, du lịch sinh thái và DVMTR.

+ Hỗ trợ xây dựng một số mô hình phát triển kinh tế trang trại, nông lâm kết hợp bền vững.

c) Hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển kinh tế dưới tán rừng, thúc đẩy khai thác, sử dụng, chế biến và thương mại lâm sản

- Hỗ trợ xây dựng mô hình chế biến thử nghiệm một số sản phẩm tinh dầu, dầu nhựa theo hướng liên kết chuỗi gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trực tiếp.

- Hỗ trợ đăng ký nhãn hàng, phát triển thương hiệu cho một số sản phẩm lâm nghiệp đặc sản địa phương.

- Hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện và chuyển giao quy trình công nghệ nhân giống, kỹ thuật trồng, khai thác, bảo quản, chế biến một số loài cây lâm nghiệp giá trị cao ở địa phương.

d) Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tiền DVMTR.

- Truyền thông, đào tạo tập huấn, hướng dẫn, nâng cao năng lực thực thi DVMTR, ERPA; công tác kiểm tra, giám sát trong DVMTR, ERPA...

- Hỗ trợ xây dựng thí điểm mô hình: sử dụng tiền chi trả DVMTR, ERPA để phát triển sinh kế gắn với bảo vệ rừng; mô hình sinh hoạt cộng đồng định kỳ theo chuyên đề liên quan đến chi trả DVMTR, ERPA; mô hình tổ đội/nhóm tuần tra, bảo vệ rừng chuyên nghiệp.

- Hỗ trợ xây dựng thí điểm mô hình sử dụng bếp đun cải tiến trong đời sống sinh hoạt của người dân địa phương, đảm bảo tiết kiệm nhiên liệu, làm giảm mức tiêu thụ củi đun, hạn chế phát thải khí nhà kính.

2. Phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững

a) Hỗ trợ và thúc đẩy nhân rộng mô hình thử nghiệm trồng một số loài cây ăn quả ôn đới gắn với phát triển du lịch, kinh tế địa phương.

b) Hỗ trợ khai thác, phát triển một số nguồn gen cây trồng bản địa.

c) Hỗ trợ phát triển, nhân rộng mô hình trồng một số cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.

3. Phát triển mô hình chăn nuôi theo hướng chất lượng, an toàn thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường và bền vững

a) Hỗ trợ nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số giống vật nuôi gắn với lợi thế cạnh tranh của địa phương. Ưu tiên nghiên cứu bảo tồn và phát triển, cải tạo những loại vật nuôi đặc sản địa phương, có lợi thế, có khả năng chống chịu dịch bệnh và điều kiện bất lợi, có giá trị gia tăng.

b) Hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống vật nuôi có lợi thế của địa phương.

c) Đào tạo, nâng cao năng lực cho người chăn nuôi về quản lý đàn giống một số giống vật nuôi bản địa tại huyện Kỳ Sơn.

d) Hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao và thí điểm mô hình nhân nuôi một số động vật bán hoang dã; mô hình nuôi nhốt, bán chăn thả kết hợp trồng cỏ.

đ) Nghiên cứu sử dụng các phế phụ phẩm trong nông nghiệp sử dụng làm thức ăn chăn nuôi phục vụ cho các cơ sở sản xuất giống có lợi thế địa phương.

e) Nghiên cứu hỗ trợ chế biến, giết mổ và bảo quản sản phẩm chăn nuôi từ đó đảm bảo đầu ra và nâng cao giá trị sản phẩm của các giống vật nuôi có lợi thế địa phương.

4. Phát triển thủy sản có năng suất cao, chất lượng tốt và bền vững

a) Điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của các loài thủy sản làm cơ sở bảo vệ, tái tạo và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản.

b) Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển một số giống cá đặc sản địa phương.

c) Tổ chức quản lý, bảo vệ tập trung khu vực thủy sản sinh sản. Khai thác có hiệu quả nguồn gen thủy sản bản địa, có giá trị kinh tế cao, bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản gắn với du lịch sinh thái.

d) Phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn nuôi cá đặc sản có giá trị kinh tế phục vụ nhu cầu địa phương, khách du lịch.

đ) Triển khai huy động các nguồn lực xã hội hóa, thực hiện các hoạt động thả cá nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản tại địa phương.

5. Phát triển mô hình kinh tế hợp tác, phát triển làng nghề, du lịch gắn với ngành nghề nông thôn và các giá trị văn hóa cộng đồng

a) Hỗ trợ bố trí và tổ chức không gian lãnh thổ các điểm du lịch phù hợp với tiềm năng, đảm bảo kết nối với các tuyến du lịch của vùng.

b) Hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển du lịch gắn với bảo tồn giá trị văn hóa bản địa và các danh lam thắng cảnh của địa phương, mô hình du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

c) Hỗ trợ xây dựng thí điểm mô hình du lịch sinh thái rừng cộng đồng.

d) Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ xây dựng nông thôn mới, du lịch nông thôn có chất lượng: nâng cao chất lượng cán bộ quản lý và phát triển hoạt động du lịch nông thôn; tăng cường năng lực và nghiệp vụ, kỹ năng, kiến thức làm du lịch cho các tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia.

đ) Hỗ trợ truyền thông, quảng bá và xúc tiến du lịch nông thôn.

e) Hỗ trợ các làng nghề, nghệ nhân, thợ giỏi tham gia hội thi; đào tạo, nâng cao tay nghề cho các thợ nghề và hỗ trợ cho các nghệ nhân, thợ giỏi truyền nghề.

6. Ổn định dân cư, phòng chống thiên tai, xây dựng nông thôn mới

a) Hỗ trợ thực hiện các hoạt động ổn định dân cư, phòng chống thiên tai

- Hỗ trợ điều tra, nghiên cứu xác định nguyên nhân sạt lở và đề xuất giải pháp phòng chống cho khu vực vùng núi huyện Kỳ Sơn.

- Hỗ trợ xây dựng khu tái định cư bản Huồi Cáng, xã Keng Đu.

- Hỗ trợ xây dựng hệ thống kè chỉnh trị lòng khe Huổi Giáng và sạt lở núi xã Tà Cạ.

- Hỗ trợ xử lý sạt lở đất tại khu dân cư khối 4, 5 thị trấn Mường Xén.

- Hỗ trợ xây dựng công trình nhà sinh hoạt cộng đồng kết hợp nơi sơ tán dân khi có thiên tai xảy ra.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện.

- Hỗ trợ xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai huyện Kỳ Sơn giai đoạn 2025-2030.

b) Hỗ trợ thúc đẩy thực hiện nông thôn mới

- Hỗ trợ nâng cao năng lực trong phát triển kinh tế nông thôn gắn với sản phẩm OCOP và du lịch nông nghiệp, nông thôn.

- Hỗ trợ hệ thống cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn (nước sạch đạt quy chuẩn).

- Hỗ trợ đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực, đăng ký sản phẩm OCOP, đặc sản của địa phương.

IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Thực hiện đa dạng nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Kế hoạch, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo quy định, bao gồm: ngân sách nhà nước; lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, dự án khác; thu từ dịch vụ môi trường rừng và cho thuê môi trường rừng; các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn vốn khác từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.

2. Căn cứ các nhiệm vụ, hoạt động được giao trong Kế hoạch, các đơn vị liên quan và địa phương xây dựng dự án, kế hoạch hàng năm và lập đề cương nhiệm vụ, dự toán chi tiết, xác định nhu cầu kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và các quy định hiện hành.

3. Địa phương có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng dự án đưa vào danh mục dự án đầu tư công, bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện Kế hoạch tại địa phương; ngân sách trung ương hỗ trợ theo đúng nguyên tắc, nội dung hỗ trợ, trên cơ sở các hoạt động, nhiệm vụ được cấp thẩm quyền phê duyệt thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án, kế hoạch đảm bảo theo quy định của pháp luật hiện hành.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về quy hoạch, kế hoạch

- Tiến hành rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện quy hoạch, đề án phát triển kinh tế nông lâm nghiệp gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa; rà soát quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đồng bộ với Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Nghiên cứu, rà soát và xác định vùng phát triển những sản phẩm cây trồng, vật nuôi có lợi thế cạnh tranh của địa phương, có giá trị gia tăng lớn theo hướng tập trung, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

2. Về chính sách

- Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp, nông thôn hiện có.

- Tổ chức triển khai, lồng ghép thực hiện với các cơ chế, chính sách đã ban hành, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án, chương trình khoa học công nghệ phát triển sản phẩm quốc gia...

- Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi để kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực phát triển nông lâm nghiệp nhất là lĩnh vực lâm nghiệp gắn với phát triển du lịch sinh thái. Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển các làng nghề gắn với du lịch.

3. Về khoa học công nghệ

- Xây dựng, thực hiện chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu phát triển sản phẩm đặc sản địa phương gắn với đặc trưng văn hóa theo chuỗi giá trị, mang tính lâu dài. Đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng công nghệ sinh học để tạo ra nguồn giống vật nuôi, cây trồng có năng suất và chất lượng cao.

- Xây dựng các dự án, mô hình khảo nghiệm, chọn tạo các giống vật nuôi, cây trồng có năng suất và chất lượng, giá trị cao. Nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới, quy trình, kỹ thuật tiên tiến, đẩy mạnh ứng dụng, đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Triển khai thực hiện các mô hình khuyến nông, khuyến lâm có hiệu quả.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất giống, hệ thống vườn ươm để đảm bảo nhân nhanh các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị cao đáp ứng nhu cầu thị trường. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.

- Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng sâu rộng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ cao, công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất nông lâm nghiệp, công nghệ sau thu hoạch và các quy trình quản lý sản xuất, thương mại sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường, tiêu chuẩn quy định (PEFC, FSC, VFCS, VietGAP, hữu cơ, GACP-WHO,..). Đầu tư phát triển mẫu mã các sản phẩm của làng nghề, ngành nghề nông thôn.

- Tăng cường hợp tác, liên kết đa dạng giữa các nhà khoa học, các đơn vị nghiên cứu và doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, tạo và ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Tạo môi trường, cơ chế thuận lợi để khuyến khích doanh nghiệp tham gia việc ứng dụng kết quả khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đổi mới tổ chức sản xuất nông lâm nghiệp; khuyến khích người sản xuất mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đảm bảo cho nông nghiệp phát triển với trình độ cao và bền vững...

- Nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản hợp lý, năng động theo hướng sản xuất hàng hóa, chống chịu được với điều kiện bất lợi, thích ứng với BĐKH nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế đất đai, lao động, nâng cao giá trị gia tăng cho những sản phẩm đặc trưng, có lợi thế và sức cạnh tranh cao theo hướng “sản phẩm đặc biệt - giá cả phù hợp”.

4. Về phát triển nguồn nhân lực

- Sử dụng nguồn lao động tại chỗ vào hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất nói chung và sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng; phổ biến, chuyển giao, áp dụng các quy trình kỹ thuật, tiến bộ khoa học kỹ thuật cho lao động vào sản xuất gây trồng, thu hoạch, sơ chế, chế biến và bảo quản để duy trì, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của sản phẩm.

- Đào tạo nguồn nhân lực thông qua lớp đào tạo, nâng cao tay nghề trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản xuất sản phẩm làng nghề, ngành nghề nông thôn; tập huấn của công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho người dân; ưu tiên đào tạo nghề cho nông dân ở các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh có tham gia liên kết trong phát triển sản xuất nông nghiệp; tham quan, học tập các mô hình tiên tiến trên cả nước.

5. Về phát triển thị trường

- Xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối thị trường, giảm các khâu trung gian; cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài về thị trường cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, đặc biệt là người nông dân. Xây dựng hệ thống các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, đẩy mạnh công tác truyền thông các sản phẩm nông - lâm nghiệp đặc sản của địa phương gắn với các tuyến du lịch trên địa bàn huyện.

- Phát triển các kênh tiêu thụ, hợp tác với các nhà bán buôn, bán lẻ hàng hóa trong nội vùng, liên tỉnh và liên vùng. Xây dựng các điểm giới thiệu, quảng bá, trình diễn tay nghề và bán các sản phẩm làng nghề, ngành nghề nông thôn tại các điểm du lịch. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các sự kiện, hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức hoặc trong vùng; xây dựng thương hiệu nông sản, mở rộng thị trường ra các nước khác trên thế giới.

6. Về đầu tư, tài chính và hợp tác quốc tế

- Bổ sung các dự án đầu tư công trong giai đoạn 2021-2025 và xây dựng các dự án đầu tư công giai đoạn 2026-2030. Huy động đầu tư của khu vực tư nhân thông qua các sự kiện hội thảo, tọa đàm, diễn đàn thu hút, kêu gọi đầu tư.

- Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư các hạng mục đảm bảo có trọng điểm, trên cơ sở các cơ chế, chính sách và các chương trình, dự án.

- Đầu tư hoặc huy động, thu hút đầu tư để cải thiện, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng đa mục tiêu vừa phục vụ sản xuất, phát triển nông lâm nghiệp nhưng lại gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.

- Tăng cường huy động các nguồn tài trợ thông qua các chương trình, dự án hợp tác quốc tế hoặc các sáng kiến quốc tế mới để hỗ trợ các hoạt động ưu tiên của địa phương.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị của tỉnh Nghệ An, huyện Kỳ Sơn và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai các hoạt động hỗ trợ trong Kế hoạch này; lồng ghép thực hiện trong chương trình, dự án, hoạt động lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao phân công, quản lý để triển khai hiệu quả, theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

a) Cục Lâm nghiệp: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị hỗ trợ triển khai thực hiện các mô hình, nghiên cứu, hoạt động hỗ trợ lĩnh vực lâm nghiệp; định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Bộ về tiến độ và kết quả thực hiện Kế hoạch.

b) Cục Trồng trọt: Chủ trì triển khai tổ chức lựa chọn sản phẩm và xác định vùng phát triển; Chủ trì hỗ trợ xây dựng các mô hình trồng cây hàng năm, cây lâu năm có giá trị cao.

c) Cục Chăn nuôi: Chủ trì triển khai tổ chức lựa chọn sản phẩm và xác định vùng phát triển; Chủ trì hỗ trợ xây dựng các mô hình chăn nuôi (gia súc, gia cầm) có giá trị cao.

d) Cục Thủy sản: Chủ trì triển khai tổ chức lựa chọn sản phẩm và xác định vùng phát triển; Chủ trì hỗ trợ xây dựng các mô hình chăn nuôi cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi), đặc sản địa phương (cá lăng, cá trình) có giá trị cao.

đ) Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn: Chủ trì triển khai hỗ trợ tổ chức sản xuất, tư vấn thành lập và phát triển các hợp tác xã, tổ nhóm nông dân, phát triển kinh tế trang trại, nhất là các trang trại nông lâm kết hợp; hướng dẫn, tổng hợp các dự án ổn định dân cư; định hướng và phối hợp đào tạo nghề nông thôn cho lao động nông thôn và hỗ trợ phát triển các ngành nghề, làng nghề trên địa bàn huyện; mời gọi các doanh nghiệp, đơn vị có nhu cầu liên kết mở rộng vùng nguyên liệu.

e) Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường: Chủ trì hỗ trợ địa phương tổ chức triển khai công tác bảo quản, chế biến, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và phát triển thị trường nông, lâm sản và thủy sản.

f) Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai: Chủ trì hỗ trợ địa phương tổ chức triển khai công tác phòng, chống thiên tai, giải pháp phòng chống sạt lở đất, hệ thống kè; hỗ trợ nâng cao năng lực Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của huyện.

g) Cục Thủy lợi: Chủ trì, hỗ trợ địa phương về phát triển hệ thống thủy lợi, tưới tiêu tại địa phương.

h) Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương: Chủ trì hỗ trợ và hướng dẫn huyện Kỳ Sơn trong xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ tập huấn, nâng cao năng lực về phát triển sản phẩm OCOP gắn với tiềm năng, lợi thế, đặc sản của huyện.

i) Trung tâm Khuyến nông quốc gia: Chủ trì hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ mới, xây dựng các mô hình khuyến nông.

k) Vụ Kế hoạch: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị hỗ trợ thực hiện các hoạt động, nguồn vốn đầu tư, các chương trình, dự án đầu tư theo nội dung của kế hoạch.

l) Vụ Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị hỗ trợ thực hiện các hoạt động thuộc nguồn vốn sự nghiệp theo nội dung của kế hoạch.

m) Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia lĩnh vực chế biến.

n) Các Cục, Vụ có liên quan khác: Phối hợp với địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung, hoạt động có liên quan trong Kế hoạch này.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An

- Giao trách nhiệm cho Sở NN&PTNT kết nối chặt chẽ với Bộ để triển khai chương trình hợp tác hỗ trợ.

- Giao các đơn vị tham mưu, tổng hợp các dự án, hoạt động ưu tiên phát triển kinh tế nông lâm nghiệp huyện Kỳ Sơn, trình tỉnh phê duyệt, tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, trung hạn; bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động, dự án theo đúng quy định.

- Giao trách nhiệm cho các sở ngành huy động, bố trí/ lồng ghép các nguồn lực để cùng với Bộ NN&PTNT hỗ trợ huyện Kỳ Sơn.

3. Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Sơn

- Phân công đầu mối hợp tác, tổ chức triển khai và theo dõi, giám sát, báo cáo kết quả các hoạt động hỗ trợ.

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện Kế hoạch này; ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.

- Xây dựng kế hoạch giao đất, giao rừng đồng bộ theo quy định pháp luật về đất đai và lâm nghiệp cho các chủ rừng quản lý theo quy định hiện hành.

- Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, vai trò của Kế hoạch, khuyến khích người dân, các thành phần kinh tế tại địa phương tham gia thực hiện Kế hoạch.

- Tổ chức xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch hoạt động cụ thể của địa phương để tổ chức triển khai thực hiện.

- Tổ chức hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, 5 năm và tổng kết thời gian thực hiện Kế hoạch; báo cáo kết quả về Bộ Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh Nghệ An.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Vụ trưởng các vụ: Vụ Kế hoạch, Tài chính, Khoa học Công nghệ và Môi trường; Cục trưởng các Cục: Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản, Kinh tế hợp tác và PTNT, Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Thủy lợi; Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới TW; Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia; Giám đốc Ban Quản lý các dự án lâm nghiệp và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- UBND tỉnh Nghệ An;
- UBND huyện Kỳ Sơn;
- Cổng thông tin điện tử Bộ NN&PTNT;
- Trung tâm Nghiên cứu LSNG;
- Quỹ BV&PTR Việt Nam;
- Lưu: VT, LN.

BỘ TRƯỞNG




Lê Minh Hoan


PHỤ LỤC:

ĐỀ XUẤT DANH MỤC CÁC HOẠT ĐỘNG ƯU TIÊN HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN HỖ TRỢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN "KẾ HOẠCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG LÂM NGHIỆP HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2030"
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2561/QĐ-BNN-LN ngày 26 tháng 7 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Hoạt động/dự án

Quy mô

Địa điểm thực hiện

Thời gian thực hiện

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

1

2

3

4

5

6

7

I

Phát triển rừng bền vững, nâng cao giá trị đa dụng của rừng

1

Xây dựng mô hình rừng khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung cây gỗ bản địa và cây LSNG

50 ha

Một số địa điểm

2026-2030

Trung tâm NCLSNG

Cục Lâm nghiệp, đơn vị liên quan

2

Xây dựng mô hình trồng rừng gỗ lớn, cây bản địa, đa tác dụng xen canh với một số loài cây trồng nông nghiệp, LSNG có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, bền vững

50 ha

Một số địa điểm

2026-2030

Trung tâm NCLSNG

Cục Lâm nghiệp, đơn vị liên quan

3

Nghiên cứu trồng thử nghiệm một số loài cây dược liệu (Bo bo, Sa nhân, Ba kích, Sâm, Tam thất,…) dưới tán rừng

5ha/loài

Các xã: Na Ngoi, Tây Sơn, Huồi Tụ, Mường Lống, Nậm Càn, Nậm Cắn, Mỹ Lý,…

2026-2030

Vụ KHCN&MT/ Trung tâm KNQG

Cục Lâm nghiệp, đơn vị liên quan

4

Xây dựng vườn ươm công nghệ cao cung cấp giống cây trồng lâm nghiệp và dược liệu chất lượng cao

1 triệu cây/ năm

Xã Hữu Lập (hoặc Mường Típ, Phà Đánh)

2026-2030

BQL các DALN

Cục Lâm nghiệp, đơn vị liên quan

5

Nghiên cứu trồng thử nghiệm một số loài cây LSNG có giá trị kinh tế cao, bền vững (Quế, Trám trắng, Bồ đề đỏ lấy nhựa, Luồng, Lùng, Lồ ô Trung Bộ…)

5ha/loài

Toàn huyện

2026-2030

Vụ KHCN&MT

BQL các DALN, đơn vị liên quan

6

Xây dựng mô hình thử nghiệm trồng rừng trên đất bị thoái hóa (Trẩu, Thông)

20 ha

Tà Cạ, Nậm Càn, Nậm Cắn

2026-2030

Trung tâm NCLSNG

Cục Lâm nghiệp, đơn vị liên quan

7

Xây dựng mô hình phát triển kinh tế trang trại, nông lâm kết hợp bền vững

200 ha

Toàn huyện

2026-2030

Trung tâm KNQG

Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT, đơn vị liên quan

8

Nghiên cứu chọn một số loài cây lâm nghiệp bản địa có giá trị (Trẩu, Sâm Puxailaileng, Bo bo...)

2 đề tài

Toàn huyện

2026-2030

Vụ KHCN&MT

Cục Lâm nghiệp, đơn vị liên quan

9

Xây dựng thí điểm mô hình sử dụng tiền chi trả DVMTR, ERPA để phát triển sinh kế gắn với bảo vệ rừng

2 mô hình

Một số BQL rừng

2024-2025

Quỹ BV&PTRTW

Cục Lâm nghiệp, đơn vị liên quan

10

Hỗ trợ xây dựng mô hình sử dụng bếp đun cải tiến trong đời sống sinh hoạt của người dân địa phương

Mô hình

Một số điểm

2024-2025

Quỹ BV&PTRTW

Cục Lâm nghiệp, đơn vị liên quan

11

Hỗ trợ xây dựng mô hình tổ đội/nhóm tuần tra, bảo vệ rừng chuyên nghiệp

Mô hình

Một số BQL rừng

2024-2025

Quỹ BV&PTRTW

Cục Lâm nghiệp, đơn vị liên quan

12

Truyền thông chi trả DVMTR, ERPA

Các sản phẩm truyền thông

Toàn huyện

2024-2025

Quỹ BV&PTRTW

Cục Lâm nghiệp, đơn vị liên quan

13

Đào tạo tập huấn, nâng cao năng lực thực thi DVMTR và ERPA

200 lượt người

Toàn huyện

2024-2025

Quỹ BV&PTRTW

Cục Lâm nghiệp, đơn vị liên quan

II

Phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững

1

Hỗ trợ và thúc đẩy nhân rộng mô hình thử nghiệm trồng một số loài cây ăn quả ôn đới (Lê, mận, Đào, Mắc cọp,..) gắn với phát triển du lịch, kinh tế địa phương

50 ha

Các xã: Na Ngoi, Tây Sơn, Mường Lống, Nậm Cắn, Mỹ Lý,…

2026-2030

Trung tâm KNQG

Cục Trồng trọt, đơn vị liên quan

2

Hỗ trợ khai thác, phát triển một số nguồn gen cây trồng bản địa (cây lúa, rau, Mít, Xoài…)

01 nhiệm vụ

Toàn huyện

2026-2030

Vụ KHCN&MT

Cục Trồng trọt, đơn vị liên quan

3

Hỗ trợ phát triển, nhân rộng mô hình trồng một số cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao (chè Shan tuyết, gừng Kỳ Sơn,...).

01 dự án

Toàn huyện

2026-2030

Trung tâm KNQG

Cục Trồng trọt, đơn vị liên quan

III

Phát triển mô hình chăn nuôi theo hướng chất lượng, an toàn thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường và bền vững

1

Bảo tồn và phát triển, cải tạo giống vật nuôi gắn với lợi thế cạnh tranh của địa phương (Gà đen, Lợn bản địa, Bò vàng Kỳ Sơn).

03 dự án

Toàn huyện

2026-2030

Cục Chăn nuôi

Đơn vị liên quan

2

Xây dựng cơ sở sản xuất giống vật nuôi có lợi thế của huyện Kỳ Sơn

1 dự án

Xã Hữu Kiệm hoặc Phà Đánh

2026-2030

Cục Chăn nuôi

Đơn vị liên quan

3

Nghiên cứu, chuyển giao và thí điểm mô hình nhân nuôi một số động vật (Chồn, Dúi, Nhím…) bán hoang dã; mô hình nuôi nhốt, bán chăn thả kết hợp trồng cỏ (Bò lai, Bò vàng Kỳ Sơn)

1 dự án

Toàn huyện

2026-2030

Vụ KHCN&MT/ Trung tâm KNQG

Đơn vị liên quan

4

Tập huấn nâng cao kỹ thuật chăn nuôi; quản lý đàn giống một số giống vật nuôi bản địa (Gà đen, Bò, Lợn) tại huyện Kỳ Sơn

1 dự án

Toàn huyện

2025-2026

Trung tâm KNQG

Đơn vị liên quan

5

Nghiên cứu sử dụng các phụ phẩm trong nông nghiệp sử dụng làm thức ăn chăn nuôi phục vụ cho các cơ sở sản xuất giống có lợi thế địa phương (Gà đen, Lợn bản địa, Bò vàng Kỳ Sơn)

Đề tài/dự án

Một số xã trên địa bàn huyện

2025-2030

Cục Chăn nuôi

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, đơn vị liên quan

6

Nghiên cứu hỗ trợ chế biến, giết mổ và bảo quản sản phẩm chăn nuôi từ đó đảm bảo đầu ra và nâng cao giá trị sản phẩm của các giống vật nuôi có lợi thế địa phương

Hoạt động/dự án

Một số xã trên địa bàn huyện

2025-2030

Cục Chăn nuôi

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, đơn vị liên quan

IV

Phát triển thủy sản tập trung có năng suất cao, chất lượng tốt và bền vững

1

Điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của các loài thủy sản làm cơ sở bảo vệ, tái tạo và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản

1 dự án

Toàn huyện

2026-2027

Cục Thủy sản

Đơn vị liên quan

2

Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển một số giống cá đặc sản địa phương (cá Mát, cá Bống,..).

1 dự án

Xã Mỹ Lý, Na Loi, Chiêu Lưu, Nậm Càn

2026-2030

Cục Thủy sản

Đơn vị liên quan

3

Tổ chức thực hiện thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tại huyện Kỳ Sơn

Hoạt động

Toàn huyện

2026-2030

Cục Thủy sản

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An, đơn vị liên quan

V

Phát triển làng nghề, du lịch gắn với ngành nghề nông thôn và các giá trị văn hóa cộng đồng

1

Hỗ trợ xây dựng Quy hoạch/Đề án du lịch sinh thái, nông nghiệp, nghỉ dưỡng, thể thao - mạo hiểm huyện Kỳ Sơn

1 dự án

Các xã: Tây Sơn, Na Ngoi, Mường Lống, Mỹ Lý, Nậm Cắn

2025-2026

Văn phòng ĐPNTMTW

Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An, đơn vị liên quan

2

Xây dựng mô hình phát triển du lịch gắn với bảo tồn giá trị văn hóa bản địa và các danh lam thắng cảnh của địa phương, mô hình du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

1 dự án

Các xã: Mỹ Lý, Mường Lống, Na Ngoi, Nậm Cắn, Hữu Kiệm

2025-2027

Văn phòng ĐPNTMTW

Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An, đơn vị liên quan

3

Tập huấn về phát triển sản phẩm OCOP và du lịch nông thôn trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

1 dự án

Toàn huyện

2025-2026

Văn phòng ĐPNTMTW

Đơn vị liên quan

4

Xây dựng thí điểm mô hình du lịch sinh thái rừng cộng đồng

1 mô hình

Toàn huyện

2024-2025

Quỹ BV&PTRTW

Cục Lâm nghiệp, đơn vị liên quan

5

Hỗ trợ các làng nghề, nghệ nhân, thợ giỏi tham gia hội thi; đào tạo, nâng cao tay nghề cho các thợ nghề và hỗ trợ cho các nghệ nhân, thợ giỏi truyền nghề

Hội thi

Toàn huyện

2025-2030

Cục KTHT và PTNT

Đơn vị liên quan

VI

Ổn định dân cư, phòng chống thiên tai, xây dựng nông thôn mới

1

Nghiên cứu xác định nguyên nhân sạt lở và đề xuất giải pháp phòng chống cho khu vực vùng núi huyện Kỳ Sơn

1 dự án

Toàn huyện

2025-2026

Cục QLĐĐ và PCTT

Đơn vị liên quan

2

Xây dựng khu tái định cư bản Huồi Cáng, xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

1 dự án

Xã Keng Đu

2026-2030

Cục QLĐĐ và PCTT

Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT, đơn vị liên quan

3

Xây dựng hệ thống kè Chỉnh trị lòng khe Huồi Giảng và sạt lở núi đoạn qua bản Sơn Hà, Hòa Sơn, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn

1 dự án

Xã Tà Cạ

2026-2030

Cục QLĐĐ và PCTT

Đơn vị liên quan

4

Xử lý sạt lở đất tại khu dân cư khối 4, khối 5, thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn

1 dự án

Thị trấn Mường Xén

2026-2030

Cục QLĐĐ và PCTT

Đơn vị liên quan

5

Xây dựng công trình nhà sinh hoạt cộng đồng kết hợp nơi sơ tán dân khi có thiên tai xảy ra

1 dự án

xã Chiêu Lưu; Bảo Nam; Tà Cạ; Mỹ Lý; Mường Típ; Mường Ải

2026-2030

Cục QLĐĐ và PCTT

Văn phòng ĐPNTMTW, đơn vị liên quan

6

Hỗ trợ nâng cao năng lực Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện

1 dự án

Toàn huyện

2025-2026

Cục QLĐĐ và PCTT

Đơn vị liên quan

7

Hỗ trợ xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai huyện Kỳ Sơn giai đoạn 2025 - 2030

1 dự án

Toàn huyện

2025

Cục QLĐĐ và PCTT

Đơn vị liên quan

8

Hỗ trợ hệ thống cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn (nước sạch đạt quy chuẩn)

1 dự án

Toàn huyện

2025-2030

Văn phòng ĐPNTMTW

Đơn vị liên quan

9

Hỗ trợ đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực, đăng ký sản phẩm OCOP, đặc sản của địa phương

Cuộc

Toàn huyện

2025-2030

Văn phòng ĐPNTMTW

Đơn vị liên quan

10

Hỗ trợ ống dẫn nước và ruộng lúa nước nhỏ lẻ

1 dự án

Toàn huyện

2026-2030

Cục Thủy lợi

Đơn vị liên quan

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2561/QĐ-BNN-LN ngày 26/07/2024 phê duyệt Kế hoạch “Hỗ trợ phát triển kinh tế nông lâm nghiệp huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đến năm 2030” do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


431

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.125.240
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!