ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3263/QĐ-UBND
|
Đồng Nai,
ngày
13
tháng
12 năm
2023
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày
17 tháng 11
năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày
10 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường
Căn cứ Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20
tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng,
tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa;
Căn cứ Chỉ thị số 41/CT-TTg
ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách
tăng cường quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày
11 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường kiểm
soát ô nhiễm môi trường
do sử dụng túi ni
lông
khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày
15 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển
năng lượng tái tạo của Việt
Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày
07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc
gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày
05 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn
2021 - 2025”;
Căn cứ Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày
13 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Chiến lược bảo
vệ môi trường quốc gia đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT
ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 524/TTr-STNMT ngày 19 tháng 9 năm 2023 và
Văn bản số 9727/STNMT-MT ngày 20 tháng 11 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên
địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu tổng quát
a) Nâng cao năng lực của các tổ chức,
cá nhân liên quan đến công tác quản lý CTRSH (các cơ quan quản lý nhà nước các
cấp; các tổ chức, cá nhân tham gia giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển,
tái chế và xử lý CTRSH) trong việc xây dựng và thực thi cơ chế, chính sách và
pháp luật về quản lý CTRSH theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020;
b) Hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật,
cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong công
tác quản lý CTRSH; Triển khai phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý
CTRSH đồng bộ trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả.
c) Áp dụng công nghệ đốt rác kết hợp
thu hồi năng lượng phát điện, trong đó cần ưu tiên ứng dụng công nghệ tiên tiến,
phù hợp trong hoạt động xử lý CTRSH, đáp ứng với thành phần, khối lượng chất thải
phát sinh trên địa bàn tỉnh, tiến tới không chôn lấp chất thải chưa qua xử lý.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Từ năm 2023 đến năm 2025
- Triển khai đến 100% hộ gia đình trên
địa bàn tỉnh thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định
của UBND tỉnh; mở rộng mạng lưới thu gom, đảm bảo thu gom toàn bộ lượng CTRSH phát
sinh toàn tỉnh, nhất là đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa.
- 80% tổ chức, cá nhân thu gom CTRSH
và 100% đơn vị vận chuyển CTRSH phải đáp ứng đồng bộ các phương tiện, trang thiết
bị phù hợp với việc phân loại CTRSH từ các hộ dân đến địa điểm xử lý theo quy định;
100% người lao động trực tiếp tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH phải
được trang bị bảo hộ lao động, tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy
định.
- 100% trạm trung chuyển đang hoạt động
tại các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa được đầu tư xây dựng,
cải tạo phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về xây dựng và bảo vệ môi trường (không bố
trí, xây dựng trạm trung chuyển CTRSH cố định tại khu vực đô thị).
- Hoàn thành thủ tục lựa chọn nhà đầu tư để đầu
tư xây dựng theo quy định pháp luật và đưa dự án xử lý CTRSH phát điện tại xã
Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu (công suất giai đoạn 1 là 800 tấn/ngày, giai đoạn 2 là
1.200 tấn/ngày) đi vào vận hành sau 03 năm triển khai xây dựng (dự kiến trong
năm 2026), phục vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Biên Hòa 1.
- Cập nhật, đưa các nội dung quy hoạch
quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quy hoạch điện rác vào Quy hoạch tỉnh Đồng Nai
giai đoạn 2021 - 2030 định hướng đến năm 2050, trong đó, tập trung xử lý chất
thải rắn sinh hoạt tại 04 Khu xử lý Quang Trung, Vĩnh Tân, Túc Trưng và Bàu Cạn.
- Các chủ dự án khu xử lý chất thải rắn
sinh hoạt theo quy hoạch hoàn thành xây dựng lộ trình đầu tư, chuyển đổi, bổ
sung công nghệ xử lý CTRSH hiện có sang công nghệ đốt, kết hợp với việc thu hồi
năng lượng hoặc phát điện theo chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; bao gồm cả
tro xỉ và chất trơ từ quá trình đốt được xử lý, tái chế, tái sử dụng theo các
quy chuẩn quy định.
- Sử dụng 100% túi nilon thân thiện
với môi trường tại các Trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh
hoạt thay thế cho túi nilon khó phân hủy;
đảm bảo thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% chất thải nhựa phát sinh; phấn
đấu 100% các khu du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch, các khách sạn không sử dụng
túi nilong khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần.
- Tăng mức phí thu gom vận chuyển và xử
lý CTRSH của các gia đình nhằm giảm tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước còn 70%
tổng chi phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH.
b) Từ năm 2025 đến năm 2030:
- Duy trì kết quả thực hiện phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo
quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Dự án xử lý CTRSH phát điện tại xã
Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu (công suất giai đoạn 1 là 800 tấn/ngày, giai đoạn 2 là
1.200 tấn/ngày) đi vào vận hành chính thức, phục vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
của thành phố Biên Hòa.
- Tất cả các khu xử lý chất thải trên
địa bàn tỉnh, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp, đáp ứng với thành
phần, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh, vận hành
hiệu quả các dự án xử lý chất thải hiện hữu, đồng thời đầu tư bổ sung các công
nghệ xử lý chất thải khác để thu hồi, tái chế và tiêu hủy giảm tối đa lượng chất
thải phải tiếp nhận để tiết kiệm quỹ đất, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất.
Đến năm 2030,
chấm dứt hoàn toàn chôn lấp trực tiếp CTRSH.
- 100% tổ chức, cá nhân thu gom, đơn vị
vận chuyển CTRSH phải đáp ứng đồng bộ các phương tiện, trang thiết bị phù hợp với
việc phân loại CTRSH từ các hộ dân đến địa điểm xử lý theo quy định.
- Tăng mức phí thu gom vận chuyển và xử
lý CTRSH của các gia đình nhằm giảm tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước còn 70%
vào năm 2025; giảm 50% vào năm 2028 và giảm còn 30% vào năm 2030 đối với chi
phí ngân sách cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH
- Đầu tư các nhà máy chất xử lý thải rắn
(rác); công khai minh bạch để lựa chọn nhà đầu tư tốt nhất cho dự án; phấn đấu
đến năm 2026 đảm bảo phải chọn đủ 04 nhà đầu tư; đến năm 2030 hoàn thành các
dự án đi vào hoạt động và chấm dứt việc chôn chất thải rắn trực tiếp.
c) Định hướng đến sau năm 2030:
- Duy trì bền vững các kết quả đạt được
trong công tác quản lý thu gom, vận chuyển xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh của
giai đoạn 2025 - 2030. Hiệu quả quản lý năm sau cao hơn năm trước, hoàn thành
các chỉ tiêu thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh đề ra theo Nghị quyết của
Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND tỉnh.
- Các Khu xử lý đã hoàn thành việc
đóng bãi chôn lấp rác trơ theo quy định giám sát môi trường định kỳ sẽ bàn giao
địa phương lập phương án quản lý, sử dụng theo quy hoạch sử dụng đất. Ưu tiên đầu
xây dựng khu vui chơi giải trí công cộng phục vụ nhân dân.
II. NHIỆM VỤ
1. Tập trung triển khai các hoạt động
phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH theo Luật Bảo vệ môi trường năm
2020 và các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật; rà soát chỉnh sửa, bổ sung và
xây dựng, ban hành các quy định cụ thể về trách nhiệm quản lý CTRSH của Ủy ban
nhân dân các cấp, các ngành. Quan tâm, chú trọng đẩy mạnh hoạt động giáo dục
tuyên truyền, hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn đến từng cộng đồng dân cư,
các tổ chức và hộ gia đình, song song với việc áp dụng các biện pháp xử phạt vi
phạm hành chính để răn đe nhằm thực hiện hiệu quả thiết thực đi vào chiều sâu.
2. Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật phục vụ quá trình thu gom, trung chuyển, vận chuyển CTRSH tại các địa
phương, đảm bảo đến năm 2025, các công trình, hạng mục, nguồn vốn đáp ứng hiệu
quả công tác quản lý CTRSH của địa phương theo quy định Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ và Thông tư số
02/2022/TTBTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
3. Rà soát, xử lý những bất cập trong
công tác đấu thầu vận chuyển, xử lý CTRSH hiện nay tại các địa phương, ban hành
giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH theo lộ trình tăng dần giá dịch
vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH nhằm giảm dần hỗ trợ từ nguồn ngân sách
nhà nước theo mục tiêu cụ thể đã nêu tại mục I Đề án này.
4. Tăng cường năng lực quản lý tổng hợp
CTRSH, đẩy mạnh khuyến khích hoạt động tái sử dụng, tái chế, xử lý CTRSH; phân
loại CTRSH tại nguồn với phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải rắn trong
sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo mục tiêu Chiến lược quốc gia về
quản lý tổng hợp chất
thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ; phát triển ngành
công nghiệp tái chế, khuyến khích sử dụng, tiêu thụ các sản phẩm từ quá trình xử
lý CTRSH; hạn chế không sử dụng các bao bì từ vật liệu nhựa khó phân hủy, các sản
phẩm nhựa dùng 01 lần theo quy định.
5. Tiếp tục kiểm tra tiến độ triển
khai quy hoạch quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh. Qua đó điều chỉnh, bổ sung các
Khu xử lý CTRSH theo hướng đốt tiêu hủy thu hồi năng lượng, kết hợp phát điện phù
hợp tình hình thực tế để cập nhật vào Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh trình Chính phủ phê duyệt, hạn chế tình trạng triển khai quy hoạch không
còn phù hợp với các quy định thuộc các lĩnh đầu tư, kinh doanh, xây dựng và bảo
vệ môi trường có liên quan; quy hoạch phải đáp ứng được nhu cầu thực tế của địa
phương trong công tác quản lý của các ngành, các cấp và hoạt động của các tổ chức,
cá nhân có liên quan.
6. Tập trung xây dựng các quy định về
ưu đãi khuyến khích tạo điều kiện cho các Chủ dự án đã đầu tư các khu xử lý chất
thải trên địa bàn tỉnh liên doanh, liên kết các dự án đốt rác tận dụng nhiệt để
phát điện để tiết kiệm tối đa quỹ đất trong thời gian tới. Ưu tiên ứng dụng
công nghệ xử lý hiện đại thân thiện môi trường được quốc tế đang áp dụng, phù hợp
với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam.
7. Tăng cường công tác kiểm tra quản
lý đầu tư, xây dựng, đất đai và bảo vệ môi trường trong hoạt động phân loại,
thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tại
các Khu xử lý theo quy hoạch, kiên quyết xử lý theo quy định pháp luật các trường
hợp sử dụng đất đai, đầu tư không hiệu quả, diện tích đất vượt nhu cầu sử dụng;
xử lý quyết liệt các đơn vị, các chủ đầu tư không triển khai các dự án hoặc các
dự án không có khả năng khắc phục các tồn tại yêu cầu kỹ thuật về xây dựng và bảo
vệ môi trường.
8. Xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường
các bãi chôn lấp CTRSH thực hiện đóng bãi. (Các nhiệm vụ ưu tiên thực hiện tại
Phụ lục 3 kèm theo).
III. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Nâng cao
nhận thức cộng đồng về quản lý CTRSH
- Xây dựng chương trình giáo dục về
môi trường với nội dung và thời lượng phù hợp với nhận thức của từng lứa tuổi tại
các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo gắn với bảo vệ môi trường trong giai đoạn tới.
- Cập nhật, sửa đổi, xây dựng chương
trình, tài liệu tuyên truyền và đầu tư các phương tiện, thiết bị đảm bảo hoạt động
thường xuyên, hiệu quả về giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển
và xử lý CTRSH và chất thải nhựa. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về phân loại
CTRSH tại nguồn, hạn chế rác thải nhựa trên các phương tiện thông tin đại
chúng, các mạng xã hội nhằm tiếp cận rộng.
- Thực hiện các chương trình đào tạo,
các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng với nội dung đa dạng, hình
thức phong phú phù hợp các đối tượng là trường học, cộng đồng dân cư, cơ quan
nhà nước, cá nhân, tổ chức hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH, các cơ
sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ về giảm thiểu, phân loại tại nguồn, tái chế,
tái sử dụng CTRSH, chất thải nhựa và thải bỏ CTRSH đúng nơi quy định.
- Vận động và tổ chức ký cam kết chống
rác thải nhựa, không sử dụng ấn phẩm nhựa dùng một lần đối với các cơ sở sản xuất,
các tổ chức phân phối sản phẩm, trung tâm thương mại, cửa hàng, nhà hàng, chợ,
siêu thị. Tổ chức thu gom, xử lý chất thải trôi nổi (trong đó các chất thải nhựa)
trong môi trường nhất là các dòng sông, suối, kênh, rạch.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng
đồng về phòng ngừa, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn, hình thành
lối sống thân thiện với môi trường.
- Tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích
các tổ chức, cá nhân chú ý hơn đến những ảnh hưởng môi trường từ việc lựa chọn
và tiêu thụ thực phẩm, tránh lãng phí; tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, giảm tối
đa các tác động đến môi trường từ việc sản xuất thực phẩm, từ đó thúc đẩy quy trình sản
xuất hiệu quả hơn. Khuyến khích cộng đồng, đặc biệt các doanh nghiệp sử dụng
công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường, ít tiêu hao nguyên liệu, năng lượng,
hạn chế sử dụng các nguồn nguyên liệu, sản phẩm có phát sinh chất thải, gây ô
nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, vận chuyển, phân phối và sử dụng thực
phẩm...
- Xây dựng quy định về khen thưởng,
khuyến khích các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt và đồng thời xử phạt các tổ chức,
cá nhân có hành vi vi phạm trong việc quản lý CTRSH.
Thời hạn thực hiện: Thực hiện liên tục
hàng năm.
2. Hoàn thiện hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật về quản lý CTRSH và tăng cường năng lực thực thi
a) Ban hành các quy định về quản lý
CTRSH trên địa bàn tỉnh gồm:
- Quy định về quản lý CTRSH trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai, cụ thể trách nhiệm của các hộ gia đình, chủ nguồn thải, các
đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý; Phân công, phân cấp về quản lý CTRSH; về
thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn, bao gồm quy định về bao bì, thiết bị lưu
chứa CTRSH tại hộ gia đình, chủ nguồn thải và tại khu vực công cộng; Quy định
việc phân loại cụ thể CTRSH khác, khuyến khích việc phân loại riêng chất thải
nguy hại trong CTRSH phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân; phân loại, thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải cồng kềnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Quy định tuyến đường và thời gian hoạt
động của phương tiện thu gom vận chuyển vận chuyển CTRSH, trong đó quy định thời
gian các hộ dân cần mang rác đến điểm thu gom, thời gian phương tiện thu gom vận
chuyển rác trong ngày; quy định về các loại phương tiện vận chuyển đối với từng
nhóm CTRSH đã được phân loại; quy định và tổ chức thực hiện quy định về phương
thức thu gom, vận chuyển và xử lý đối với từng nhóm CTRSH đã được phân loại.
- Quy định về quản lý chất thải và thực
hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai, trong đó có các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn triển khai thực hiện
công tác phân loại CTRSH tại nguồn.
- Quy định mức giá cụ thể đối với dịch
vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH; hình thức và mức kinh phí hộ gia đình,
cá nhân và các cơ sở sản xuất kinh doanh có khối lượng phát sinh dưới 300
kg/ngày phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH dựa trên khối
lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại; Xây dựng lộ trình giảm dần mức
hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, đến năm 2025, ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% tổng
chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH; định hướng đến năm 2028, tỷ lệ
ngân sách chi hỗ trợ giảm còn 50%, đến năm 2030, tỷ lệ còn 30%”.
- Quy định về cơ chế, chính sách khuyến
khích thu hút đầu tư các dự án xử lý rác thải có công nghệ tiên tiến, hiện đại,
đơn giản hoá các thủ tục chuẩn bị đầu tư, xây dựng và vận hành cơ sở xử lý chất
thải; hỗ trợ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt đối với các xã,
phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
b) Ban hành Quy định về quản lý chất
thải nhựa trên địa bàn tỉnh bao gồm các nội dung: Trách nhiệm các trung tâm
thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch trong việc không lưu hành và sử dụng
sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học; trách nhiệm của
các hộ gia đình, tổ chức cá nhân và các cơ quan quản lý trong việc hạn chế sử dụng
các sản phẩm nhựa sử dụng một lần.
c) Ban hành Quy chế phối hợp giữa Ủy
ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai trong hoạt
động quản lý CTRSH để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia phản biệt, giám
sát, chủ động cung cấp thông tin, phát huy vai trò báo chí trong hoạt động quản
lý chất thải rắn.
d) Đánh giá sự phù hợp quy hoạch của
quản lý CTRSH với tình hình phát sinh, thu gom, xử lý CTRSH hiện nay; xây dựng,
hoàn thiện và lồng ghép vào quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời ký 2021 - 2030, tầm
nhìn đến năm 2050 để phù hợp với thực tiễn, định hướng phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, của vùng huyện và của tỉnh trong thời gian tới; trong đó có
chú trọng đến điều chỉnh và cập nhật về chức năng xử lý, phạm vi phục vụ, khoảng
cách an toàn về môi trường của các Khu xử lý phù hợp với thực tế và hiện trạng
khả năng ứng dụng các công nghệ xử lý của dự án.
đ) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra hoạt động quản lý chất thải, bao gồm cả nội dung thanh tra trách nhiệm quản
lý nhà nước về quản lý chất thải của các địa phương đồng thời với việc nâng cao
năng lực kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước.
- Thời hạn hoàn thành: 2023 - 2030.
3. Nâng cao hiệu quả
thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn
a) Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của
các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các địa phương, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ
đạo, triển khai xây dựng, nhân rộng phạm vi thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn.
b) Các cơ quan, đơn vị, các cán bộ
công chức viên chức và người lao động gương mẫu, nghiêm túc, đi đầu trong việc
thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn tại cơ quan, đơn vị và gia đình.
c) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
giáo dục nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của cộng đồng
về phân loại CTRSH tại nguồn đối với từng địa phương, đơn vị để mỗi người dân đều
nắm bắt và tham gia thực hiện.
d) Nâng cao nhận thức của người dân và
tăng cường hoạt động giám sát trong Nhân dân đối với việc phân loại CTRSH; phát
huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội,
nhất là Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... trong việc phân loại CTRSH tại
nguồn.
đ) Nghiên cứu, hoàn thiện, ban hành
quy định về phân loại CTRSH tại nguồn để hướng dẫn người dân thực hiện.
e) Bố trí kinh phí cho các địa phương
chủ động trong việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn để tiếp tục duy trì,
nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2023, mỗi huyện, thành phố chọn 01
xã/phường/thị trấn làm mô hình điểm thực hiện đồng bộ phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn tại địa phương. Qua đó, tạo hiệu ứng cho hoạt động phân loại
CTRSH tại nguồn tại địa phương.
g) Hằng năm, các cơ quan, đơn vị tổ chức
kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện qua đó khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực
hiện tốt phân loại CTRSH tại nguồn.
Thời hạn thực hiện: Thực hiện liên tục
hàng năm.
h) Rà soát, chuẩn hóa các phương tiện
thu gom, vận chuyển CTRSH sau phân loại từ chủ nguồn thải phải bảo đảm các yêu
cầu kỹ thuật về môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố yêu cầu các tổ
chức, cá nhân thực hiện thu gom, vận chuyển CTRSH tại địa phương phải nghiêm
túc thực hiện chuyển đổi màu sơn của
các phương tiện thu gom, vận chuyển và hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm
2024.
i) Đến năm 2025, 100% các trạm trung
chuyển hoạt động hoàn thành việc đầu tư, cải tạo bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật về
xây dựng và bảo vệ môi trường.
4. Triển khai đầu tư
xây dựng và hoạt động các Khu xử lý CTRSH
a) Rà soát các khu xử lý chất thải rắn
trên địa bàn tỉnh phải thực hiện các quy định tại QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng trong đó lưu ý đảm bảo các yêu cầu về
khoảng cách an toàn môi trường, bố trí dải cây xanh cách ly, hướng gió.
b) Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của
các khu xử lý chất thải nhất là vấn đề xử lý nước rỉ rác, mùi hôi, xây dựng mảng
xanh, tạo cảnh quan môi trường đảm bảo các khu xử lý hoạt động như mô hình cụm
công nghiệp, đạt tiêu chí, chuẩn mực là điểm sáng về môi trường, từng bước xây
dựng thành các công viên môi trường nhằm tạo niềm tin cho xã hội về hoạt động xử
lý CTRSH nói riêng và
hoạt động xử lý chất thải rắn nói chung.
c) Năm 2023, các khu xử lý chất thải
xây dựng lộ trình đầu tư, chuyển đổi công nghệ xử lý CTRSH theo hướng hiện đại,
thân thiện với môi trường như công nghệ đốt tiêu hủy thu hồi năng lượng. Các
công nghệ xử lý hiện hữu gồm: Công nghệ sản xuất mùn hữu cơ (compost) cần nghiên
cứu bổ sung hạng mục dây chuyền sản xuất phân hữu cơ vi sinh để phân phối trên
thị trường tiêu thụ; công nghệ đốt rác tiêu hủy cần bổ sung thêm hạng mục xử lý
tro xỉ, tro bay thành vật liệu xây dựng đáp ứng quy chuẩn xây dựng trước khi
tiêu thụ trên thị trường. Không sử dụng công nghệ chôn lấp chất thải rắn sinh
hoạt chưa qua xử lý. Đối với các khu xử lý không đáp ứng năng lực xử lý sẽ
không được tham gia đấu thầu xử lý CTRSH của các địa phương.
d) Hoàn thành, đưa các nội dung quy hoạch
quản lý chất thải rắn sinh hoạt vào Quy hoạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 -
2030, định hướng đến năm 2050, trong đó, sẽ tập trung chất thải rắn sinh hoạt để
xử lý tại 04 Khu xử lý có quy mô công suất lớn, công nghệ xử lý phù hợp chất thải
phát sinh theo phạm vi địa bàn liên huyện, xử lý triệt để chất
thải, ưu tiên áp dụng công nghệ tái chế, thu hồi năng lượng,
không chôn lấp chất thải, gồm 04 Khu xử lý: Quang Trung, Vĩnh Tân, Bàu Cạn và
khu xử lý Túc Trưng. Đến năm 2025 tổng công suất xử lý CTRSH khoảng 2.502 tấn/ngày
(trong đó sản xuất compost khoảng 2.100 tấn/ngày, compost kết hợp đốt 230 tấn/ngày,
đốt tiêu hủy 172 tấn/ngày); Đến năm 2030 tổng công suất xử lý CTRSH khoảng 3.792 tấn/ngày (trong
đó sản xuất compost khoảng 850 tấn/ngày, compost kết hợp đốt 120 tấn/ngày, đốt
tiêu hủy 372 tấn/ngày, đốt rác thu hồi năng lượng (phát điện) 2.450 tấn/ngày sẽ
đáp ứng tổng khối lượng CTRSH dự kiến phát sinh của toàn tỉnh đến năm 2025 và
2030. Việc đầu tư đốt rác có thu hồi năng lượng theo công nghệ hiện đại thân
thiện môi trường, được
thiết kế theo kiểu module, có thể bổ sung công suất xử lý theo từng giai đoạn,
kết hợp đốt các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường có nhiệt trị cao đồng
thời với chất thải rắn sinh hoạt nhằm giảm nhiên liệu, nâng cao hiệu quả xử lý.
đ) Tổ chức kiểm tra tình hình đầu tư dự
án xử lý CTRSH về thực hiện các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư,
quy định về sử dụng đất, xây dựng đối với các dự án đầu tư xử lý chất thải trên
địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó đánh giá năng lực của từng chủ đầu tư để có biện
pháp hỗ trợ hoặc xử lý theo quy định pháp luật, nhất là mục tiêu hoạt động, quản
lý sử dụng đất.
e) Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc với Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa về công tác
triển khai quy hoạch quản lý CTRSH tại địa phương trong những năm qua, qua đó
xem xét biểu dương, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc hoặc xử lý trách nhiệm liên
quan đến công tác triển khai quy hoạch CTR tại địa phương và các quy định của Ủy
ban nhân dân tỉnh.
g) Hoàn thành nội dung điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định
hướng đến năm 2030, cập nhật các nội dung theo Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01
tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường
quản lý chất thải rắn để đưa vào quy hoạch chung của tỉnh.
h) Kiểm tra, giám sát các khu xử lý
đóng bãi chôn lấp CTRSH đúng quy trình và đáp ứng các yêu cầu sau khi kết thúc
hoạt động; đôn đốc việc thực hiện xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp
CTRSH. Trong đó, đến năm 2025, thực hiện cải tạo và tái sử dụng đất đối với khu
xử lý Trảng Dài (đã thực hiện đóng bãi đúng quy định).
Thời hạn thực hiện: Năm 2023 - 2030.
5. Tăng cường cơ sở vật
chất, trang thiết bị, đầu tư công nghệ xử lý, ứng dụng giải pháp về công nghệ
thông tin trong công tác quản lý CTRSH
a) Đánh giá, tổng hợp nhu cầu nguồn vốn
đầu tư phục vụ cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH tại các huyện,
thành phố; tổng hợp các dự án thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý CTRSH cấp
huyện; các dự án ưu tiên đầu tư; các dự án thực hiện theo phương thức xã hội
hóa của địa phương để
có
kế hoạch bố trí nguồn kinh phí phù hợp.
b) Xác định việc đầu tư các trạm trung
chuyển CTRSH cố định, các trạm trung chuyển CTRSH không cố định đảm bảo phù hợp
quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và điều kiện phát triển của địa
phương; kịp thời cập nhật các vị trí bố trí trạm trung chuyển cố định vào quy
hoạch xây dựng của địa phương và đưa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm để triển khai
đầu tư, xây dựng.
c) Xác định cụ thể vị trí, quy mô, thời
gian thực hiện, hình thức đầu tư, đơn vị chủ trì, dự toán kinh phí thực hiện.
Trong đó, đảm bảo lộ trình đến năm 2025 hoàn thành đầu tư và đưa vào hoạt động
100% các trạm trung chuyển theo kế hoạch đề ra.
d) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin, chuyển đổi số trong giám sát, quản lý chặt chẽ hoạt động thu gom, vận chuyển
và xử lý CTRSH (camera, định vị GPS,...), xây dựng các ứng dụng quản lý CTRSH
trên điện thoại thông minh cho các đối tượng như các cơ quan quản lý, đơn vị
thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý, hộ gia đình cá nhân; Xây dựng cập nhật và
tích hợp cơ sở dữ liệu về quản lý CTRSH vào hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường của
huyện và tỉnh.
đ) Xây dựng hạ tầng kỹ thuật cơ sở đáp
ứng cho việc phân loại CTRSH tại nguồn đi kèm với hoạt động lưu giữ, thu gom:
rà soát, cải tạo, cập nhật quy hoạch và xây dựng các trạm trung chuyển đảm bảo
các yêu cầu kỹ thuật về xây dựng và bảo vệ môi trường. Đến năm 2025,
toàn tỉnh dự kiến đầu tư xây dựng, cải tạo 40 trạm trung chuyển CTRSH cố định
và 26 trạm trung chuyển không cố định đảm bảo quy chuẩn.
e) Tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt động
giảm thiểu, phân loại, tái chế, tái sử dụng, thu gom, vận chuyển và xử lý
CTRSH; quy định về việc trang bị thùng, túi chứa CTRSH sau phân loại đối với các
tổ chức cá nhân và hộ gia đình trong việc phân loại CTRSH tại nguồn.
g) Đẩy mạnh hỗ trợ các dự án tái chế
CTRSH tại các cụm công nghiệp, khu xử lý trong việc duy trì, nâng cao chất lượng
hoạt động tái chế chất thải và hoàn thành các thủ tục theo quy định về bảo vệ
môi trường, thường xuyên theo dõi, giám sát để kịp thời xử lý các vướng mắc
trong hoạt động tái chế chất thải.
h) Đẩy nhanh việc thực hiện kế hoạch,
lộ trình đầu tư đưa vào vận hành các hạng mục xử lý để đảm bảo điều kiện tiếp
nhận CTRSH và các nội dung đã cam kết của Chủ dự án.
i) Tăng cường trao đổi và hợp tác với
các tỉnh thành, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, tranh thủ hỗ trợ
tài chính trong lĩnh vực quản lý CTRSH của tỉnh.
Thời hạn thực hiện: Năm 2023 - 2030.
6. Đẩy nhanh tiến độ
đầu tư và xây dựng dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Vĩnh
Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
a) Giai đoạn từ năm 2023 - 2026:
- Thực hiện thủ tục đầu tư dự án Nhà
máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng
Nai cho giai đoạn 1 (năm 2023 - 2030), với công suất xử lý: 800 tấn/ngày.
- Thành lập Hội đồng thẩm định công
nghệ để xem xét, đánh giá đề xuất lựa chọn xác định công nghệ áp dụng nhằm xử
lý triệt để chất thải (kể cả đối với
chất thải thứ cấp: tro xỉ, tro đáy, mùi, nước thải trong và sau quá trình đốt...),
phù hợp với chủng loại, thành phần chất thải phát sinh của địa phương và đáp ứng
các tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp điều kiện đặc
thù, thực tế của tỉnh và quy định pháp luật.
- Thực hiện đấu thầu dự án, lựa chọn
nhà đầu tư đủ kinh nghiệm và năng lực thực hiện; nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm
đầu tư, xây dựng và vận hành dự án từ nguồn vốn của nhà đầu tư đảm bảo tiến độ,
quy định pháp luật về đầu tư để đưa dự án, công suất giai đoạn 1: 800 tấn/ngày
(đáp ứng phục vụ cho lượng chất thải phát sinh của thành phố Biên Hòa) dự kiến
đưa vào vận hành sau 03 năm tính từ thời điểm khởi công xây dựng.
b) Giai đoạn sau năm 2030: Tổng lượng
CTRSH trên địa bàn thành phố Biên Hòa phát sinh trong giai đoạn này khoảng 870
- 1.117 tấn/ngày được đưa về xử lý tại dự án đốt rác phát điện tại khu xử lý
Vĩnh Tân (giai đoạn 1: 800 tấn/ngày; giai đoạn 2 (sau năm 2030): nâng công suất
lên 1.200 tấn/ngày).
7. Nâng cao năng lực
cho các cơ sở thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý CTRSH
a) Xây dựng đơn giá dịch vụ thu gom
CTRSH từ các hộ dân, cơ quan, đơn vị phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa
phương và đáp ứng chi trả cho hoạt động của đơn vị thu gom CTRSH. Đồng thời, đề
xuất lộ trình tăng dần giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH nhằm giảm
dần hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước.
b) Xây dựng quy định giá cụ thể đối với
dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
c) Đẩy mạnh xã hội hoá nhằm thu hút,
tăng cường và đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư tăng cường cho hoạt động thu
gom, vận chuyển, tái chế và xử lý CTRSH.
d) Các cơ sở vận chuyển CTRSH phải tạo
điều kiện hỗ trợ cho các cộng tác viên bằng nguồn vốn của doanh nghiệp hoặc vay
vốn ưu đãi từ hệ thống ngân hàng nhà nước/Quỹ Bảo vệ môi trường Đồng Nai để chuẩn
hóa phương tiện, trang thiết bị phù hợp với quy định để hài hòa giữa lợi ích và
chi phí hợp lý giữa chủ vận chuyển và các cộng tác viên.
đ) Đầu tư, trang bị các phương tiện,
thiết bị, vị trí tập kết đảm bảo cho hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ
riêng CTRSH sau phân loại từ các hộ gia đình đến các điểm san tiếp, trạm trung
chuyển và khu xử lý; Có lộ trình cụ thể ưu tiên thay thế, chuẩn hóa thiết bị
phù hợp đối với từng loại CTRSH đã được phân loại, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về
bảo vệ môi trường theo quy định.
e) Đảm bảo hoạt động thu gom, vận chuyển
đúng thời gian và tần suất theo quy định với địa phương; thu gom triệt để CTRSH
phát sinh từ các hộ gia đình, cơ quan, đơn vị. Có kế hoạch phương án thu gom phù
hợp đối với các hộ dân của khu vực vùng sâu, vùng xa, các khu vực có tuyến đường
nhỏ mà phương tiện thu gom không vào được.
g) Nâng cao năng lực quản lý, vận hành
với sự tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng, tổ chức nhằm thúc đẩy việc xã hội
hóa trong công tác thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý CTRSH.
h) Xây dựng, hướng dẫn cụ thể về quy
trình đầu tư xây dựng và vận hành cơ sở xử lý CTRSH và đào tạo, công bố rộng
rãi cho các nhà đầu tư nghiên cứu, thực hiện.
i) Điều chỉnh quy hoạch giao thông
nông thôn, mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn để tạo điều kiện thuận
lợi cho việc thu gom, vận chuyển CTRSH.
k) Đầu tư các hạng mục công trình tái
chế, tái sử dụng CTRSH, góp phần giảm thiểu CTRSH chôn lấp, tiết kiệm tài
nguyên; tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư có áp dụng công nghệ sạch, thân thiện
với môi trường, tiến tới không xử lý CTRSH bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp.
l) Nghiên cứu hoạt động đấu thầu vận
chuyển, xử lý CTRSH theo hướng đấu thầu chung vận chuyển và xử lý trong cùng một
gói thầu (có thể liên doanh giữa doanh nghiệp vận chuyển với doanh nghiệp xử lý
để tham gia đấu thầu); đồng thời chỉ đạo các huyện, thành phố phân chia gói thầu
hợp lý về quy mô (mỗi gói có thể là phạm vi thu gom, xử lý của một số xã, phường,
thị trấn gần nhau; mời thầu chung các gói thầu một lần, xét trúng thầu theo từng
gói thầu) nhằm nâng cao tính cạnh tranh, tính khả thi trong lựa chọn nhà thầu
và nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước.
m) Bổ sung nguồn vốn từ Quỹ Bảo vệ môi
trường Đồng Nai để đảm bảo nguồn vay ưu đãi cho các đơn vị thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải trong việc đầu tư cải tạo phương tiện, trang thiết bị và
công nghệ tái chế, xử lý CTRSH.
Thời hạn thực hiện: 2023 - 2027.
8. Đẩy mạnh nghiên cứu,
ứng dụng khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực
a) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát
triển và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển công nghệ xử lý CTRSH theo hướng
thân thiện môi trường; xử lý CTRSH kết hợp với thu hồi năng lượng; nghiên cứu cải
tiến các trang thiết bị thu gom, vận chuyển CTRSH bảo đảm mỹ quan và hiệu quả sử dụng.
b) Đẩy mạnh liên kết giữa các tổ chức
khoa học và công nghệ, tổ chức đào tạo và doanh nghiệp trong việc nghiên cứu
phát triển công nghệ tái sử dụng và tái chế CTRSH, xử lý CTRSH theo hướng
thân thiện môi trường, công nghệ xử lý CTRSH kết hợp với thu hồi năng lượng.
c) Đánh giá thực trạng và nhu cầu phát
triển nguồn nhân lực trong công tác quản lý CTRSH; xây dựng kế hoạch phát triển
nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu quản lý.
d) Các dự án đầu tư xử lý CTRSH mới
đáp ứng các tiêu chí công nghệ như sau:
- Về công nghệ:
+ Có khả năng tiếp nhận, phân loại chất
thải, xử lý mùi, nước rỉ rác, khí thải, linh hoạt trong kết hợp các công nghệ
khác, xử lý các loại chất thải rắn khác nhau; có khả năng mở rộng công suất,
thu hồi năng lượng, xử lý các chất thải thứ cấp; mức độ phù hợp về quy mô xử
lý;
+ Mức độ tự động hóa, nội địa hóa của
dây chuyển thiết bị, tỷ lệ xử lý, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp CTRSH; mức độ
tiên tiến của công nghệ xử lý; độ bền của thiết bị, dây chuyển công nghệ;
xuất xứ của các trang thiết bị; tính đồng bộ của thiết bị trong dây chuyền công
nghệ khả năng sử dụng, thay thế các loại linh kiện, phụ tùng trong nước, tỷ lệ
nội địa hóa của hệ thống công nghệ, thiết bị;
+ Ưu tiên công nghệ đã được ứng dụng
thành công, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường về thiết bị xử lý,
tái chế chất thải và phù hợp với điều kiện Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền
đánh giá, thẩm định theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp
luật về chuyển giao công
nghệ; công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định
của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
- Về môi trường và xã hội:
+ Bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật môi trường;
+ Tiết kiệm diện tích sử dụng đất;
+ Tiết kiệm năng lượng, khả năng thu hồi
năng lượng trong quá trình xử lý;
+ Khả năng đào tạo nhân lực địa phương
tham gia quản lý, vận hành thiết bị, bảo dưỡng và bảo trì thiết bị.
- Về kinh tế:
+ Chi phí xử lý phù hợp với khả năng
chi trả của địa phương hoặc không vượt quá mức chi phí xử lý được cơ quan có thẩm
quyền công bố;
+ Khả năng tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động
tái chế chất thải;
+ Tiềm năng và giá trị kinh tế mang lại
từ việc tái sử dụng chất thải, năng lượng và các sản phẩm có ích được tạo ra
sau xử lý;
+ Nhu cầu thị trường; tiêu chuẩn
chất lượng sản phẩm sau khi xử lý được áp dụng;
+ Tính phù hợp trong chi phí xây dựng
và lắp đặt thiết bị; chi phí vận hành; chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.
Thời hạn thực hiện: Từ năm 2023 -
2030.
IV. Kinh phí thực hiện
Đề án
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện Đề án
Quản lý CTRSH giai đoạn 2023 - 2025 là: 4.675,091 tỷ đồng (Bốn nghìn, sáu trăm
bảy mươi lăm tỷ, không trăm chín mươi mốt triệu đồng).
Kinh phí thực hiện Đề án Quản lý
CTRSH giai đoạn 2026 - 2030: Sẽ được rà soát bổ sung phù hợp theo từng giai đoạn
phát triển kinh tế - xã hội.
Kinh phí thực hiện Đề án được đảm bảo
từ các nguồn sau:
- Kinh phí sự nghiệp môi trường (cấp tỉnh
và cấp huyện): 2.076,559 tỷ đồng.
- Kinh phí xây dựng cơ bản (cấp huyện):
277,882 tỷ đồng.
- Nguồn vốn đầu tư của các tổ chức, cá
nhân thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH: 2.320,65 tỷ và các nguồn tài
trợ (nếu có).
Cụ thể như sau:
1. Đối với cấp tỉnh:
Triển khai các hoạt động truyền thông
nâng cao nhận thức cộng đồng về phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH:
3,5 tỷ (do Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai).
Nguồn kinh phí thực hiện: Kinh phí sự
nghiệp môi trường cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
2. Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Đầu tư cải tạo, xây dựng mới các trạm
trung chuyển, camera giám sát, truyền dữ liệu: 277,882 tỷ. Trong đó:
- Kinh phí cải tạo: 25,650 tỷ.
- Kinh phí đầu tư xây dựng mới:
244,624 tỷ. 17
- Kinh phí lắp đặt camera giám sát:
7,608 tỷ.
b) Bố trí khu vực, thùng chứa chất thải
nguy hại trong sinh hoạt, các bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật, kinh phí xử
lý chất thải nguy hại trong sinh hoạt và bao bì thuốc bảo vệ thực vật: 19,276 tỷ
đồng. Trong đó:
- Bố trí các điểm thu hồi chất thải
nguy hại trong sinh hoạt: 2,739 tỷ.
- Kinh phí xử lý chất thải nguy hại trong
sinh hoạt: 6,906 tỷ.
- Bố trí các bể chứa bao bì thuốc bảo
vệ thực vật: 0,86 tỷ.
- Kinh phí xử lý bao bì thuốc bảo vệ
thực vật: 11,118 tỷ.
c) Chi phí vận chuyển CTRSH: 712,106 tỷ
đồng.
d) Chi phí xử lý CTRSH: 1.315,354 tỷ đồng.
đ) Chi phí hoạt động truyền thông và
mua sắm thùng rác tại các khu vực công cộng: 42,023 tỷ đồng.
Nguồn kinh phí thực hiện đối với Ủy
ban nhân dân cấp huyện: Từ ngân sách được phân cấp sử dụng cho Ủy ban nhân dân
cấp huyện hàng năm (kinh phí sự nghiệp môi trường và kinh phí xây dựng cơ bản).
3. Đối với các đơn vị thu gom, vận
chuyển:
Đầu tư, cải tạo các phương tiện vận
chuyển CTRSH và hỗ trợ các cộng tác viên chuẩn hóa phương tiện thu gom: 34,650
tỷ đồng. Nguồn kinh phí thực hiện: vốn đầu tư của doanh nghiệp.
4. Đối với các đơn vị xử lý CTRSH:
Đầu tư dự án nhà máy đốt rác phát điện
(từ nguồn vốn của doanh nghiệp theo hợp đồng BOO) và đầu tư các hạng mục tái chế,
xử lý, tiêu hủy CTRSH sau phân loại: 2.286 tỷ đồng. Trong đó:
- Đầu tư dự án nhà máy đốt rác phát điện
dự kiến: 2.073 tỷ.
- Đầu tư các hạng mục tái chế, xử lý,
tiêu hủy CTRSH sau phân loại: 213 tỷ.
Nguồn kinh phí thực hiện: vốn đầu tư của
doanh nghiệp.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN
1. Sở Tài
nguyên và Môi trường
a) Tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa
bàn tỉnh;
b) Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân
dân các huyện, Sở Tài chính và các Sở ngành liên quan xây dựng phương án giá dịch
vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh; trình UBND tỉnh
quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho
công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải
đã được phân loại, kể cả chi phí bao bì đựng CTRSH theo quy định của Luật Bảo vệ
môi trường năm 2020.
c) Chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân cấp
huyện và các đơn vị liên quan tham mưu ban hành Quy định về quản lý CTRSH của hộ
gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, cụ thể trách nhiệm của các hộ gia
đình, chủ nguồn thải, các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý.
d) Hoàn thiện các quy định về thực hiện
phân loại CTRSH tại nguồn, bao gồm quy định về bao bì, thiết bị lưu chứa CTRSH
tại hộ gia đình, chủ nguồn thải và tại khu vực công cộng.
đ) Tham mưu các quy định việc phân loại
cụ thể CTRSH khác; chính sách khuyến khích việc phân loại riêng chất thải nguy
hại trong CTRSH phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh; Quy định
việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải cồng kềnh trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai.
e) Ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm
chuyên dụng trong giám sát, quản lý chặt chẽ hoạt động thu gom, vận chuyển và xử
lý CTRSH; Xây dựng cập nhật và tích hợp cơ sở dữ liệu về quản lý CTRSH vào hệ
thống cơ sở dữ liệu môi trường của tỉnh và quốc gia.
g) Giám sát việc đóng bãi chôn lấp
CTRSH sau khi kết thúc hoạt động; Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên
quan hướng dẫn việc phục hồi, tái sử dụng diện tích, chuyển đổi mục đích sử dụng
và quan trắc môi trường của các khu xử lý chất thải rắn sau khi kết thúc hoạt động.
h) Chủ trì lập, thẩm định, trình UBND
tỉnh quyết định phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhu cầu
sử dụng đất để phát triển khu xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền;
Nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh ban hành chính sách ưu đãi về đất
đai cho hoạt động quản lý chất thải rắn; Hướng dẫn công tác giải tỏa đền bù xây
dựng khu xử lý chất thải rắn, cơ sở quản lý chất thải rắn.
i) Thẩm định, trình phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường các dự án xây dựng khu xử lý chất thải rắn thuộc
thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh.
k) Cập nhật, sửa đổi, xây dựng chương
trình, tài liệu tuyên truyền hướng dẫn thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn và
chống rác thải nhựa.
l) Thực hiện các chương trình đào tạo,
truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng ở các trường học, cộng đồng dân cư,
cơ quan nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ về giảm thiểu, phân loại
tại nguồn, tái chế, tái sử dụng CTRSH, giảm thiểu chất thải nhựa và thải bỏ
CTRSH đúng nơi quy định; Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng về phòng ngừa,
giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn, hình thành lối sống thân
thiện với môi trường; hướng dẫn, tập huấn cho các tổ chức, cá nhân thu gom, vận
chuyển CTRSH về phân loại, vận chuyển CTRSH.
m) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra hoạt động quản lý chất thải, bao gồm cả nội dung thanh tra trách nhiệm quản
lý nhà nước về quản lý chất thải của các địa phương đồng thời với việc nâng cao
năng lực kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước.
n) Tháng 12 hàng năm tổng hợp, báo cáo
UBND tỉnh kết quả triển khai thực hiện Đề án.
2. Sở Xây dựng
a) Chủ trì, hướng dẫn việc thẩm định,
trình duyệt quy hoạch xây dựng các cơ sở xử lý, khu xử lý chất thải rắn; Phối hợp
với các sở, ban, ngành liên quan thẩm định thiết kế và cấp giấy phép xây dựng
theo quy định; hướng dẫn và quản lý các hoạt động xây dựng hạ tầng kỹ thuật về
thu gom, lưu giữ, xử lý, các yêu cầu về khoảng cách an toàn môi trường của các
Khu xử lý; Tổ chức lập, thẩm định theo phân cấp và quy định pháp luật về quy hoạch
thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn theo quy định, trình Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân
dân cấp huyện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định về đầu tư xây dựng,
chất lượng công trình xây dựng và hạ tầng kỹ thuật của các chủ đầu tư trên địa
bàn tỉnh;
c) Kiểm tra, giám sát các trạm trung
chuyển CTRSH đảm bảo theo quy chuẩn Bộ Xây dựng.
d) Hướng dẫn triển khai các quy định về
thiết kế, xây dựng các khu dân cư tập trung, chung cư cao tầng phù hợp với mục
đích phân loại CTRSH tại nguồn.
đ) Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn việc phục hồi, tái sử dụng diện tích, chuyển đổi mục đích sử
dụng và quan trắc môi trường
của các cơ sở xử lý chất thải rắn sau khi kết thúc hoạt động;
e) Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân
dân cấp huyện định kỳ hàng năm kiểm tra việc thực hiện đầu tư xây dựng các khu
xử lý chất thải theo quy hoạch và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
3. Sở Kế hoạch và Đầu
tư
a) Trên cơ sở đề xuất của Sở Tài nguyên
và Môi trường và các đơn vị liên quan, chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lựa
chọn nhà đầu tư vào các dự án xử lý chất thải rắn theo phương thức đối tác công
tư đảm bảo các quy định pháp luật về đầu tư.
b) Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài
nguyên và Môi trường rà soát, điều chỉnh và cập nhật quy hoạch xây dựng, phạm
vi thu gom, xử lý chất thải của các Khu xử lý CTRSH vào quy hoạch tỉnh.
c) Tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt danh mục các dự án xử lý chất thải rắn kêu gọi xã hội hóa đầu tư, ban
hành quy định đặc thù về các tiêu chí khuyến khích thu hút đầu tư các dự án xử
lý rác thải có công nghệ tiên tiến, hiện đại, đơn giản hoá các thủ tục chuẩn bị
đầu tư, xây dựng và vận hành cơ sở xử lý chất thải; Thẩm định và trình Ủy ban
nhân dân tỉnh thỏa thuận địa điểm hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án đầu
tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn theo quy định.
4. Sở Tài
chính
a) Tham mưu các nội dung liên quan về
công tác đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử
lý rác thải sinh hoạt theo quy định pháp luật.
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh về nguồn kinh phí quản
lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo quy định.
c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường và các đơn vị có liên quan hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ về tài
chính đối với việc xã hội hóa hoạt động đầu tư quản lý chất thải rắn.
5. Sở Khoa học
và Công nghệ
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm
định, lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH đối với các dự án xử lý CTRSH do Ủy ban
nhân dân tỉnh là chủ đầu tư.
b) Tổ chức triển khai thực hiện các
nhiệm vụ, dự án nghiên cứu khoa học công nghệ xử lý CTRSH; tái chế, xử lý rác
thải nhựa thành nguyên liệu, nhiên liệu; sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi
trường thay thế cho sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilông khó phân hủy.
c) Nghiên cứu, thẩm định, chuyển giao
công nghệ thân thiện với môi trường trong tái chế, xử lý chất thải kết hợp với
thu hồi năng lượng; tham mưu chuyển đổi công nghệ xử lý chất thải tại các
khu xử lý theo
hướng xử lý chất thải có kết hợp với thu hồi năng lượng.
6. Sở Công
Thương
a) Nghiên cứu các cơ chế, chính sách
khuyến khích đầu tư, miễn giảm các thủ tục đấu nối và bán điện dưới lưới đối với
nhà máy phát điện sử dụng chất thải rắn, sinh khối khi có hướng dẫn của Bộ Công
thương để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.
b) Thường xuyên rà soát, cập nhật các
tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia trong lĩnh vực năng lượng liên quan đến việc tái
chế, sử dụng chất
thải từ quá trình sản xuất năng lượng để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch, lộ trình hạn chế và
tiến tới cấm sử dụng túi nilông khó phân hủy tại các trung tâm thương mại, siêu
thị, chợ dân sinh; yêu cầu các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện
ích niêm yết công khai giá bán túi nilon cho khách hàng; Có biện pháp kiểm tra
giám sát và xử lý các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích cung cấp
miễn phí túi nilông cho khách hàng.
7. Sở Thông
tin và Truyền thông
a) Phối hợp với các đơn vị có liên
quan chỉ đạo, định hướng cho các cơ quan báo chí tỉnh, hệ thống đài phát thanh
cấp huyện và Đài truyền thanh cấp xã thực hiện tuyên truyền, phổ biến các quy định
pháp luật về quản lý chất thải, thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn, thu gom, vận
chuyển, tái sử dụng, xử lý và thu hồi năng lượng; nâng cao nhận thức và trách
nhiệm cộng đồng về tác hại của túi nilông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một
lần đối với môi trường, khuyến khích sử dụng các sản phẩm nhựa thân thiện với
môi trường thông qua các báo, đài, các phương tiện truyền thông đại chúng.
b) Tuyên truyền, giới thiệu các mô
hình bảo vệ môi trường, sáng kiến thiết thực trong thu gom, phân loại, xử lý
CTRSH tại hộ gia đình, tổ chức, cá nhân bằng hình thức phù hợp theo chức năng
nhiệm vụ.
8. Sở Y tế
Tăng cường hướng dẫn các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản
lý thực hiện các quy định về quản lý chất thải rắn, chất thải y tế, chú trọng
thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTR
đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, hạn chế rác thải nhựa.
9. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng xây dựng chương trình, kế hoạch
cụ thể nhằm xử lý CTRSH cho các điểm dân cư nông thôn.
b) Hướng dẫn thực hiện lồng ghép các
tiêu chí/chỉ tiêu về phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH, thu gom,
tái chế và xử lý rác thải nhựa trong tổ chức triển khai có hiệu quả Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học
và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường và các địa phương tăng cường áp dụng,
triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc xử lý, tái chế các phụ phẩm
nông nghiệp, đặc biệt là việc xử lý, tái chế rơm, rạ sau thu hoạch.
10. Sở Giáo dục và
Đào tạo
a) Tổ chức lồng ghép nội dung, kiến thức
về môi trường, trong xây dựng, thực hiện chương trình giáo dục, đào tạo các cấp
bậc học với các hình thức khác nhau, chú trọng nội dung về phân loại CTRSH tại
nguồn, hạn chế rác thải nhựa.
b) Chủ trì trong việc triển khai thực
hiện phân loại CTRSH tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại các trường học, cơ
sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn.
11. Sở Nội vụ
a) Rà soát, đánh giá thực trạng và nhu
cầu phát triển nguồn nhân lực trong công tác quản lý CTRSH;
tham mưu UBND tỉnh bổ sung nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu quản lý CTRSH, trong
đó ưu tiên Ủy ban nhân dân cấp xã.
b) Thực hiện lồng ghép quy chế thi
đua, biểu dương khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân làm tốt công tác bảo vệ
môi trường nói chung và quản lý CTRSH nói riêng.
12. Sở Văn hóa, Thể
thao và du lịch
Chủ trì phối hợp Ủy ban nhân dân cấp
huyện yêu cầu các khu du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch thực hiện phân loại
CTRSH tại nguồn, không sử dụng túi nilông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một
lần.
13. Ban Quản lý các
Khu công nghiệp Đồng Nai, Ban Quản lý Khu công nghệ cao sinh học Đồng Nai
Chịu trách nhiệm trong việc triển khai
thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trong
các KCN, khu công nghệ sinh học Đồng Nai.
14. Sở Giao thông vận
tải
a) Chủ trì, phối hợp các sở ngành, Ủy
ban nhân dân cấp huyện quy định tuyến đường và thời gian hoạt động của phương
tiện vận chuyển vận chuyển CTRSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; trong đó quy định
về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển đối với
từng nhóm CTRSH đã được phân loại; quy định và tổ chức thực hiện quy định về
phương thức thu gom, vận chuyển và xử lý đối với từng nhóm CTRSH đã được phân
loại.
b) Yêu cầu các đơn vị quản lý bến bãi,
phương tiện vận chuyển hành khách công cộng có giải pháp lắp đặt các thùng rác
phù hợp, không để xảy ra tình trạng vứt rác bừa bãi.
15. Công an tỉnh
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường và các đơn vị có liên quan đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động đấu
tranh phòng, chống tội phạm về môi trường trong hoạt động thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải rắn.
b) Phối hợp với các đơn vị có liên
quan trong việc phòng ngừa, đấu tranh và ngăn chặn việc nhập
khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ xử lý chất thải cũ đã qua sử dụng phát
sinh ô nhiễm thứ cấp tạo thành điểm đen ô nhiễm môi trường, không đáp ứng yêu cầu
về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
16. Đề nghị Ban Thường
trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể, chính trị - xã hội:
a) Thực hiện giám sát hoạt động quản
lý, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH của chính quyền các cấp trên
địa bàn tỉnh.
b) Tuyên truyền, vận động hộ gia đình,
cá nhân thực hiện tốt công tác quản lý CTRSH trong phân loại, thu gom, vận chuyển,
tái sử dụng và xử lý CTRSH đảm bảo vệ sinh môi trường.
c) Tham gia tư vấn phản biện khoa học
đối với các dự án liên quan đến quản lý CTRSH.
17. Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa
a) Ban hành theo thẩm quyền quy định,
chương trình, kế hoạch về quản lý CTRSH.
b) Tổ chức thực hiện chiến lược,
chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về quản lý CTRSH.
c) Thực hiện đầu tư xây dựng, vận hành
hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý CTRSH; hệ thống
các công trình, biện pháp, thiết bị công cộng phục vụ quản lý CTRSH trên địa
bàn huyện, thành phố đáp ứng quy định.
d) Tập trung chỉ đạo quyết liệt thực
hiện phân loại CTRSH tại nguồn tại địa phương; đảm bảo các điều kiện về hạ tầng
kỹ thuật trong thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn theo hướng dẫn.
đ) Đánh giá, tổng hợp nhu cầu nguồn vốn
đầu tư phục vụ cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH tại các huyện,
thành phố; các dự án ưu tiên đầu tư; các dự án thực hiện theo phương thức xã hội
hóa của địa phương.
e) Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm
chuyên dụng trong giám sát, quản lý chặt chẽ hoạt động thu gom, vận chuyển và xử
lý CTRSH tại địa phương.
g) Kiểm tra, rà soát tình hình quản lý
CTRSH tại địa phương, không để các trạm trung chuyển (cố định và không cố định)
không đảm bảo các quy định về xây dựng và bảo vệ môi trường, không để hình
thành các bãi rác tạm, bãi chôn lấp chất thải rắn tự phát trên địa bàn gây ảnh
hưởng đến đời sống của người
dân; tùy theo nhu cầu của địa phương rà soát, quy hoạch, bố trí và xây dựng, cải
tạo các trạm trung chuyển phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về xây dựng và vệ
sinh môi trường trước năm 2025; trong quá trình lập quy hoạch cần xem xét lấy ý
kiến người dân để đánh giá, lựa chọn địa điểm phù hợp nhất nhằm tạo sự đồng thuận
trong nhân dân. Không bố trí các trạm trung chuyển tại các khu vực đô thị, khu
vực đông dân cư sinh sống.
h) Chủ trì, phối hợp với đơn vị thu
gom, vận chuyển CTRSH để xác định vị trí, thời gian tập kết, thời gian hoạt động
và quy mô tiếp nhận CTRSH tại điểm tập kết/trạm trung chuyển phù hợp, bảo đảm
an toàn giao thông; hạn chế tối đa hoạt động vào giờ cao điểm, ảnh hưởng đến hoạt
động sinh hoạt của người dân (từ 22 giờ đến 04 giờ sáng ngày hôm sau). Ban hành
lộ trình các tuyến thu gom, vận chuyển CTRSH tại địa phương đảm bảo thu gom triệt
để chất thải rắn
phát sinh. Xây dựng cơ chế quản lý các đơn vị thu gom CTRSH từ các hộ gia đình
đến các điểm san tiếp, trạm trung chuyển; Chỉ đạo các phòng, đơn vị có liên
quan trong việc phân phối bao bì chứa, đựng CTRSH sau phân loại đến các hộ gia
đình, cá nhân.
i) Tổ chức thực hiện các hoạt động chống
rác thải nhựa, không sử dụng ấn phẩm nhựa dùng một lần đối với các cơ sở sản xuất,
các tổ chức phân phối sản phẩm, trung tâm thương mại, cửa hàng, nhà hàng, chợ,
siêu thị không sử dụng túi nilong khó phân hủy và đồ nhựa sử dụng một lần trên
địa bàn. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thu gom, xử lý chất thải nhựa trôi nổi
trong môi trường (tại các dòng sông, suối, kênh, rạch). Xây dựng và triển khai
các mô hình tốt về quản lý chất thải từ việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần
và túi nilông khó phân hủy cho phù hợp với đặc thù của địa phương. Quy định quản
lý dịch vụ giao hàng đồ ăn nhanh theo hướng giảm thiểu sử dụng bao bì bằng chất
liệu nhựa; khuyến khích sử dụng vỏ hộp, bao bì bằng chất liệu tái sử dụng, thân
thiện với môi trường.
k) Chịu trách nhiệm trong việc rà
soát, tổng hợp, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ phải
có hợp đồng thu gom, vận chuyển việc thu gom CTRSH; không để tình trạng CTRSH từ
các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thu gom chung rác sinh hoạt của các hộ
dân mà không trả phí vận chuyển, xử lý.
l) Chịu trách nhiệm lựa chọn các tổ chức,
cá nhân tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu về phương tiện, trang thiết bị; Chủ trì phối hợp với tổ chức, cá
nhân trúng thầu thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH của địa phương chịu trách nhiệm
phân phối, cung cấp bao bì chứa đựng chất thải sau phân loại cho các hộ gia
đình, tổ chức, cá nhân sau khi có hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
m) Đôn đốc việc chuyển đổi mô hình hoạt
động các đơn vị thu gom, vận chuyển sang thành các doanh nghiệp, hợp tác xã có
tư cách pháp nhân để thuận lợi cho việc vay vốn chuyển đổi phương tiện, trang
thiết bị thu gom, vận chuyển đáp ứng quy định.
n) Rà soát, thống kê và tổng hợp các
đơn vị có hoạt động tái chế chất thải trên địa bàn; đánh giá hiện trạng và có
cơ chế khuyến khích các cơ sở tái chế CTRSH di dời vào các cụm công nghiệp, khu
xử lý chất thải.
o) Trong khi chờ hướng dẫn của các bộ
ngành trung ương ban hành quy định định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận
chuyển và xử lý CTRSH, UBND cấp huyện rà soát và phối hợp với Sở Tài nguyên và
Môi trường trong việc xây dựng đơn giá thu gom CTRSH từ các hộ gia đình, cơ
quan, đơn vị tham mưu UBND tỉnh ban hành.
p) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường và các
ngành, đơn vị có liên quan để chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị cung ứng dịch vụ
thu gom, vận chuyển rác thải
sinh hoạt (đoạn từ nhà dân đến điểm trung chuyển) xây dựng đơn giá thu gom, vận
chuyển rác thải sinh hoạt phù hợp với điều kiện của địa phương; hình thức và mức
kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải
được phân loại (bao gồm cả chi phí để mua sắm bao bì đựng chất thải).
q) Quản lý chặt chẽ việc thu gom, vận
chuyển, xử lý bùn nạo vét từ hệ thống kênh mương, bùn thải từ bể tự hoại.
r) Hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
về quản lý CTRSH của địa phương.
s) Công khai thông tin về công tác quản
lý CTRSH tại địa phương như: Đơn vị thu gom, đơn vị trúng thầu vận chuyển và xử
lý, mức thu phí thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH mà các hộ gia đình, tổ chức
phải đóng, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho hoạt động vận chuyển và xử
lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương.
18. Ủy ban nhân dân
các xã, phường, thị trấn
a) Xây dựng kế hoạch, thực hiện quản
lý CTRSH trên địa bàn;
b) Tổ chức triển khai hoạt động phân
loại CTRSH tại nguồn theo quy định.
c) Điểm tập kết, trạm trung chuyển CTRSH
phải có các khu vực khác nhau để lưu giữ các loại CTRSH đã được phân
loại, bảo đảm không để lẫn các loại chất thải đã được phân loại với nhau. Bố
trí điểm trung chuyển cố định/không cố định đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về xây dựng
và bảo vệ môi trường, lắp camera truyền dữ liệu về Ủy ban nhân dân cấp xã để
giám sát kiểm tra trong năm 2023, đảm bảo khi vận hành không gây ảnh hưởng đến
giao thông và môi trường khu vực.
d) Chủ trì, phối hợp với cơ sở thu
gom, vận chuyển CTRSH, cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở để
xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom CTRSH; phối hợp đơn vị
thu gom, vận chuyển CTRSH phân phối bao bì đựng CTRSH sau phân loại
đến các hộ gia đình, cá nhân.
đ) Xây dựng kế hoạch, lộ trình và
phương án thu gom đối với các hộ dân trong khu vực không có tuyến thu gom, chỉ
hướng dẫn các hộ dân tự xử lý đối với nhóm chất thải thực thẩm.
e) Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân về
giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng, phân loại CTRSH sinh hoạt tại nguồn; chuyển
giao CTRSH cho cơ sở thu gom, vận chuyển hoặc tập kết đến nơi quy định; hướng dẫn
cộng đồng dân cư giám sát và công khai trường hợp không tuân thủ quy định về
phân loại, thu gom CTRSH.
g) Bố trí khu vực, trang thiết bị lưu
giữ chất thải nguy hại trong sinh hoạt và thông báo, hướng dẫn người dân biết
và thực hiện hiệu quả trước ngày 31 tháng 12 năm 2023; thông tin về các tổ chức
cá nhân thu gom vận chuyển chất thải cồng kềnh, chất thải xây dựng để người dân
liên hệ khi có nhu cầu.
h) Thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ
quy định của pháp luật về BVMT các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH; xem
xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên
quan đến việc thu gom, vận chuyển CTRSH.
i) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc
nhở các tổ chức, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, các hộ gia đình trên địa bàn chấp
hành các quy định quản lý CTRSH.
k) Phối hợp với các phòng ban cấp huyện
tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động phân loại, thu gom,
vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm về quản lý CTRSH trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền.
l) Chủ động tổ chức hoạt động vệ sinh
môi trường, thu gom chất thải trên các tuyến đường, khu dân cư tập trung, các
sông, suối, kênh mương rạch trên địa bàn.
m) Hàng năm đánh giá công tác quản lý
CTRSH, thống kê khối lượng phát sinh; tỷ lệ thu gom, xử lý CTRSH; tỷ lệ xử lý của
từng phương pháp, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện thông qua Phòng Tài nguyên và
Môi trường.
19. Đơn vị thực hiện
việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH
a) Kịp thời phản ánh những khó khăn,
vướng mắc trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH đến Ủy ban nhân dân cấp
xã/huyện để được hướng dẫn, giải quyết.
b) Tăng cường ứng dụng thiết bị
(camera, GPS...), phần mềm chuyên dụng trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử
lý CTRSH.
c) Tất cả các tổ chức, cá nhân tham
gia hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH phải được trang bị bảo hộ lao động,
tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định và phải được gửi về Ủy
ban nhân dân cấp xã để giám sát kiểm tra (đến năm 2025).
d) Phải tuân thủ các quy định về bảo vệ
môi trường đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động, thực
hiện chương trình giám sát môi trường (nếu có), phòng ngừa, ứng phó sự cố môi
trường.
đ) Ngoài ra đối với tổ chức, cá nhân
thực hiện thu gom, vận chuyển:
- Có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban
nhân dân cấp xã, đại diện khu dân cư trong việc xác định và đảm bảo thời gian,
địa điểm, tần suất và tuyến thu gom CTRSH; công bố rộng rãi cho các hộ dân trên
địa bàn biết và thực hiện.
- Phải sử dụng thiết bị, phương tiện
thu gom, vận chuyển được thiết kế phù hợp đối với từng loại CTRSH đã được phân loại,
đáp ứng các quy định và yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường; thường xuyên kiểm
tra, nâng cấp, sửa chữa.
- Các đơn vị thu gom, vận chuyển có
quyền từ chối thu gom, vận chuyển CTRSH của hộ gia đình, cá nhân không phân loại,
không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm
tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử
dụng bao bì của CTRSH khác theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ
môi trường 2020.
- Rà soát chuyển đổi mô hình hoạt động
các đơn vị thu gom, vận chuyển sang thành các doanh nghiệp, hợp tác xã có tư
cách pháp nhân để thuận lợi cho việc vay vốn chuyển đổi phương tiện,
trang thiết bị thu gom, vận chuyển đáp ứng quy định. Phương tiện vận chuyển
CTRSH phải thống nhất màu sơn tương ứng với loại chất thải rắn sau phân loại
theo quy định, hoàn thành chậm nhất trước ngày 31 tháng 12 năm 2024.
- Phối hợp với UBND cấp huyện, cấp xã
trong việc phân phối bao bì chứa đựng CTRSH sau phân loại phát sinh từ các hộ gia
đình, tổ chức, cá nhân.
e) Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện
xử lý:
- Kinh phí đầu tư, vận hành công trình
bảo vệ môi trường, quan trắc, giám sát môi trường (nếu có), ứng phó sự cố môi
trường phải được hạch toán và công khai trên hệ thống kế toán của cơ sở và báo cáo
theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường đầu tư công nghệ phân loại,
tái chế, xử lý chất thải nhựa kết hợp thu hồi năng lượng để giảm khối lượng
chôn lấp chất thải nhựa.
- Các cơ sở xử lý chất thải phải đảm bảo
có các hạng mục tái chế CTRSH đã được phân loại hoặc tiêu hủy chất thải sau khi
phân loại, các loại chất thải không còn giá trị. Khuyến khích đầu tư các lò đốt
có công nghệ hiện đại có tận thu nhiệt, phát điện tại các cơ sở xử lý chất thải
đang hoạt động hiện hữu theo quy hoạch đã được duyệt.
- Báo cáo kế hoạch, lộ trình đầu tư,
chuyển đổi công nghệ xử lý CTRSH, đưa vào vận hành các hạng mục xử lý để đảm bảo
điều kiện tiếp nhận CTRSH và đảm bảo các các nội dung đã cam kết của Chủ đầu tư
các khu xử lý chất thải, đến năm 2030 chấm dứt hoàn toàn chôn lấp trực tiếp
CTRSH.
- Thực hiện đóng bãi chôn lấp CTRSH
sau khi kết thúc hoạt động, thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường về thời
gian đóng bãi chôn để giám sát; bàn giao mặt bằng cho Sở Tài nguyên và Môi trường
sau khi hoàn thành đóng bãi chôn lấp CTRSH; đồng thời thực hiện đầu tư tái sử dụng
bãi chôn lấp theo đúng quy định.
- Có trách nhiệm lập, trình thẩm định, phê
duyệt phương án giá dịch vụ theo quy định.
20. Tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực
hiện phân loại CTRSH tại nguồn. CTRSH sau khi thực hiện phân loại chuyển đến điểm
tập kết hoặc giao cho tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển theo đúng thời gian
và tần suất quy định. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chỉ mang CTRSH ra ngoài
để thu gom vào khung giờ từ 19 giờ - 22 giờ; Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
không được đưa CTRSH ngoài thời gian quy định của địa phương. Các đơn vị thu
gom, vận chuyển tổ chức thu gom, vận chuyển CTRSH từ 22 giờ đến 04 giờ sáng
ngày hôm sau.
b) Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân tận
dụng tối đa chất thải thực phẩm làm phân bón hữu cơ, thức ăn chăn nuôi.
c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trang
bị túi, thùng chứa rác, chi trả tiền dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH
theo quy định. Đối với CTR có khả năng tái sử dụng, tái chế đã được phân loại
riêng thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý.
d) Tích cực thực hiện theo tuyên truyền,
phổ biến, vận động của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể trong hoạt động thu gom, vận
chuyển và xử lý CTRSH; tố giác các hành vi xả rác thải không đúng quy định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở,
ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Long Khánh và thành
phố Biên Hòa, Thủ trưởng các đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường;
-
Thường trực Tỉnh ủy;
-
Thường trực HĐND tỉnh;
-
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai;
-
Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
-
Chánh, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
-
Lưu: VT, KTNS, KTN.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ
Văn Phi
|
PHỤ
LỤC I
DANH
MỤC CÁC NHIỆM VỤ ƯU TIÊN THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 3263/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2023 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Stt
|
Tên nhiệm vụ
|
Cơ quan chủ
trì
|
Cơ quan phối
hợp
|
Thời gian
thực hiện
|
Sản phẩm dự
kiến
|
Ghi chú
|
1
|
Xây dựng Quy định về quản lý CTRSH
trên địa bàn tỉnh
|
Sở Tài
nguyên và Môi trường
|
Các sở ban
ngành, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan
|
2023 - 2024
|
Quyết định của UBND tỉnh ban hành
Quy định về quản lý, phân loại CTRSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:
- Quy định về thực hiện phân loại
CTRSH tại nguồn
- Quy định cơ chế, chính sách ưu
đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý, xử lý chất thải, xây dựng cảnh quan, bảo vệ
môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
|
Khoản 2, khoản 6 Điều 75, Khoản 6 Điều
79 Luật Bảo vệ môi trường
Điểm c khoản 2 Điều 58 Luật Bảo vệ
môi trường
|
2
|
Sở Giao
thông vận tải
|
Sở Tài
nguyên và Môi trường, các sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện
|
Quy định tuyến đường và thời gian hoạt
động của phương tiện vận chuyển vận chuyển CTRSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
|
Khoản 4 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường
|
3
|
Sở Tài
nguyên và Môi trường
|
Sở Tài
chính, các sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện
|
Quy định giá cụ thể đối với dịch vụ
thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH; hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá
nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH dựa trên khối
lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại
|
- Khoản 6 Điều 79 Luật Bảo vệ môi
trường; Khoản 1 Điều 30 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường
|
4
|
Xây dựng Quy định về quản lý chất thải
nhựa
|
Sở Tài
nguyên và Môi trường
|
Các sở ban
ngành, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan
|
2023 -2025
|
Quyết định của UBND tỉnh ban hành
Quy định về quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
|
Khoản 4 Điều 64 Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022
|
5
|
Xây dựng kế hoạch quản lý, thu gom,
xử lý chất thải nhựa trôi nổi trong môi trường, quy định dịch vụ giao hàng, đồ
ăn nhanh theo hướng giảm thiểu sử dụng bao bì bằng chất liệu nhựa
|
UBND các
huyện, thành phố
|
Các đơn vị
thu gom, xử lý chất thải rắn
|
2023 - 2025
|
- Kế hoạch quản lý rác thải nhựa
- Quy định về giảm thiểu sử dụng bao
bì bằng chất
liệu nhựa
|
Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày
22/7/2021 của Thủ tướng
Chính phủ
|
II. Truyền thông
nâng cao nhận thức
|
1
|
Tuyên truyền nâng cao nhận thức và
trách nhiệm cộng đồng về quản lý CTRSH
|
Sở Tài
nguyên và Môi trường
|
Sở Thông
tin và Truyền thông, các Sở ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh, UBND cấp huyện
|
Hàng năm
|
Nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng
về quản lý CTRSH được tăng cường
|
|
2
|
Rà soát, đánh giá, biên soạn và đưa
vào nội dung giáo dục về môi trường, trong đó có nội dung về quản lý CTRSH
vào chương trình của các cấp học
|
Sở Giáo dục
và Đào tạo
|
Sở Tài
nguyên và Môi trường, các đơn vị có liên quan
|
2023 - 2025
|
Các tài liệu, nội dung về quản lý
CTRSH vào chương trình của các cấp học
|
|
3
|
Xây dựng và triển khai các mô hình cộng
đồng tự quản tham gia quản lý CTRSH
|
UBND cấp
huyện
|
Sở Tài
nguyên và Môi trường, các đơn vị có liên quan.
|
2023 - 2025
|
Báo cáo kết quả thực hiện và kinh
nghiệm thu được để nhân rộng
|
|
III. Đầu tư hạ tầng,
trang thiết bị
|
1
|
Đầu tư chuẩn hóa trang thiết bị,
phương tiện phục vụ thu gom vận chuyển CTRSH của địa phương
|
UBND cấp
huyện
|
Sở Giao
thông và Vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị có liên quan.
|
2023 -2025
|
Thiết bị, phương tiện phục vụ thu
gom vận chuyển CTRSH theo đúng quy định
|
|
2
|
Đầu tư, xây dựng, cải tạo các điểm
trung chuyển CTRSH.
|
UBND cấp
huyện
|
Sở Xây dựng,
Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị có liên quan.
|
2023 - 2025
|
Các điểm trung chuyển CTRSH đáp ứng
yêu cầu đề ra.
|
|
3
|
Đầu tư dự án xử lý chất thải phát điện
|
Sở Kế hoạch
và Đầu tư
|
Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ,
Chủ dự án các khu xử lý trên địa bàn tỉnh
|
2023 - 2030
|
- Dự án đốt rác phát điện được xây dựng
và vận hành đáp ứng thành phần, khối lượng chất thải phát sinh trên địa bàn.
|
|
4
|
Rà soát chuyển đổi công nghệ xử lý
chất thải tại các KXL theo hướng xử lý chất thải có kết hợp với thu hồi năng
lượng
|
Sở Khoa học
và Công nghệ, các chủ dự án khu xử lý
|
Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Công thương, Sở Xây dựng, UBND cấp huyện
|
2023 - 2030
|
- Các khu xử lý chuyển đổi công nghệ
xử lý chất thải rắn có kết hợp với thu hồi năng lượng, tạo các sản phẩm có
ích.
|
|
5
|
Cải tạo, phục hồi khu xử lý đã đóng
bãi
|
Chủ dự án
khu xử lý, Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Sở Xây dựng,
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và công nghệ, các đơn vị
liên quan
|
2023 - 2025
|
Bãi chôn lấp của KXL Trảng Dài được
cải tạo và tái sử dụng đất theo quy định.
|
|
6
|
Phân phối bao bì chứa CTRSH sau phân
loại
|
UBND cấp
huyện
|
Đơn vị thu
gom, vận chuyển
|
2023 - 2023
|
Các bao bì chứa đựng CTRSH sau phân
loại được phân phối đến các hộ gia đình, cá nhân
|
Sau khi có quy định của TW và UBND tỉnh.
|
IV. Các nhiệm vụ phối
hợp
|
1
|
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giám
sát, quản lý hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH Phối hợp Bộ Tài
nguyên và Môi trường xây dựng cập nhật và tích hợp cơ sở dữ liệu về quản lý
CTRSH vào hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và của địa phương.
|
Sở Tài
nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố
|
Sở Thông
tin truyền thông, các đơn vị có liên quan
|
2023 - 2025
|
Phần mềm giám sát, quản lý hoạt động
thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH, cơ sở dữ liệu được xây dựng và vận hành,
kết nối với Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện
|
|
2
|
Phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường
rà soát, xây dựng, hoàn thiện và lồng ghép các quy hoạch quản lý chất thải rắn
cấp vùng; vào quy hoạch bảo
vệ môi trường quốc gia
|
Sở Tài
nguyên Môi trường
|
Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ
|
2023 - 2025
|
Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia
|
|
PHỤ
LỤC II
DỰ
ƯỚC KINH PHÍ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CÁC HUYỆN/THÀNH PHỐ
(Kèm theo Quyết định số 3263/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2023 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Đơn vị tính:
Tỷ đồng
STT
|
THÀNH PHỐ/
HUYỆN
|
Năm
|
TỔNG
|
2023
|
2024
|
2025
|
1
|
Biên Hòa
|
261,809
|
347,982
|
376,781
|
986,572
|
2
|
Long Khánh
|
47,675
|
52,820
|
57,965
|
158,460
|
3
|
Long Thành
|
58,122
|
64,477
|
85,976
|
208,575
|
4
|
Nhơn Trạch
|
64,704
|
82,667
|
77,981
|
225,352
|
5
|
Trảng Bom
|
43,170
|
74,190
|
74,210
|
191,570
|
6
|
Cẩm Mỹ
|
32,873
|
41,129
|
71,249
|
145,251
|
7
|
Định Quán
|
35,900
|
41,200
|
42,250
|
119,350
|
8
|
Thống Nhất
|
23,660
|
25,880
|
28,040
|
77,580
|
9
|
Tân Phú
|
23,670
|
25,868
|
28,380
|
77,918
|
10
|
Vĩnh Cửu
|
29,093
|
25,740
|
27,005
|
81,838
|
11
|
Xuân Lộc
|
21,290
|
37,890
|
40,105
|
99,285
|
TỔNG
|
641,966
|
819,843
|
909,942
|
2,371,751
|
PHỤ
LỤC III
DỰ
ƯỚC KINH PHÍ CÁC HẠNG MỤC ĐẦU TƯ/TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN TOÀN TỈNH
(Kèm
theo Quyết định số 3263/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2023 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Đơn vị tính:
Tỷ đồng
Stt
|
Nội dung
|
2023
|
2024
|
2025
|
TỔNG
|
Nguồn kinh
phí
|
1
|
Trạm trung chuyển
|
10,598
|
112,513
|
139,110
|
262,221
|
XDCB
|
1.1
|
Đầu tư cải tạo
|
700
|
2,750
|
2,300
|
5,750
|
1.2
|
Đầu tư xây mới
|
9,788
|
106,035
|
133,400
|
249,223
|
1.3
|
Lắp đặt camera
|
110
|
3,728
|
3410
|
7,248
|
2
|
Kinh phí vận chuyển
CTRSH
|
206,005
|
240,663
|
265,438
|
712,106
|
SNMT
|
3
|
Xử lý CTRSH
|
400,469
|
438,698
|
476,187
|
1.315,354
|
SNMT
|
4
|
Các điểm thu hồi
|
5,811
|
7,028
|
6,437
|
19,276
|
SNMT
|
4.1
|
Chất thải nguy hại trong sinh hoạt
|
1,035
|
1,296
|
408
|
2,739
|
4.2
|
Kinh phí xử lý
|
2,007
|
2,425
|
2,474
|
6,906
|
4.3
|
Bao bì thuốc bảo vệ thực vật
|
220
|
220
|
220
|
660
|
4.4
|
Kinh phí xử lý
|
2,549
|
3,087
|
3,335
|
8,971
|
5
|
Đầu tư cải tạo
phương tiện thu gom vận chuyển
|
11,200
|
12,154
|
13,117
|
36,471
|
DN
|
6
|
Đầu tư các KXL
CTRSH
|
|
|
|
2.286,000
|
DN
|
7
|
Các nội dung khác
|
9,083
|
9,987
|
10,753
|
29,823
|
SNMT
|
7.1
|
Nhiệm vụ truyền thông về phân loại
CTRSH tại nguồn, hạn chế rác thải nhựa; trang bị thùng rác tại khu vực công cộng,
...
|
7,883
|
8,787
|
9,653
|
26,323
|
|
7.2
|
Nhiệm vụ truyền thông do Sở Tài
nguyên và Môi trường thực hiện
|
1,200
|
1,200
|
1,100
|
3,500
|
|
|
Tổng
|
643,166
|
821,043
|
911,042
|
4.661,251
|
|
Ghi chú:
XDCB: Xây dựng cơ bản
SNMT: Sự nghiệp môi trường
DN: Nguồn vốn doanh nghiệp
PHỤ
LỤC IV
DỰ
KIẾN CÁC TRẠM TRUNG CHUYỂN CỐ ĐỊNH CTRSH ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 3263/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2023 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Stt
|
Huyện/thành
phố
|
Ước số trạm
|
Ước kinh phí
đầu
tư
(Triệu đồng)
|
Ghi chú
|
Tổng
|
Đầu tư mới/cải
tạo
|
1
|
Long Thành
|
6
|
4
|
400
|
Cải tạo
|
2
|
16.000
|
Đầu tư mới
|
2
|
Cẩm Mỹ
|
2
|
1
|
24.150
|
Đầu tư mới
|
1
|
150
|
Cải tạo
|
3
|
Nhơn Trạch
|
3
|
1
|
12.700
|
Đầu tư mới
|
2
|
500
|
Cải tạo
|
4
|
Vĩnh Cửu
|
12
|
12
|
20.323
|
Đầu tư mới
|
5
|
Định Quán
|
11
|
5
|
3.700
|
Cải tạo
|
6
|
6
|
4.800
|
Đầu tư mới
|
7
|
Trảng Bom
|
2
|
2
|
20.000
|
Đầu tư mới
|
8
|
Xuân Lộc
|
2
|
2
|
24.000
|
Đầu tư mới
|
9
|
Biên Hòa
|
1
|
1
|
120.000
|
Đầu tư mới
|
10
|
Long Khánh
|
1
|
1
|
-
|
Cải tạo
|
|
Tổng cộng
|
40
|
40
|
246.573
|
|
PHỤ
LỤC V
CÁC
TRẠM TRUNG CHUYỂN KHÔNG CỐ ĐỊNH CTRSH ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm
theo Quyết định số 3263/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2023 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Stt
|
Huyện/thành
phố
|
Ước số trạm
|
Ước kinh phí đầu tư (Triệu đồng)
|
Ghi chú
|
Tổng
|
Đầu tư
mó’i/cải tạo
|
1
|
Tân Phú
|
9
|
5
|
1.000
|
Cải tạo
|
4
|
2.400
|
Đầu tư mới
|
2
|
Xuân Lộc
|
10
|
10
|
5.000
|
Đầu tư mới
|
3
|
Biên Hòa
|
7
|
7
|
-
|
Duy trì
|
|
Tổng cộng
|
26
|
26
|
8.400
|
|
ĐỀ
ÁN
QUẢN
LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Kèm theo Quyết định số 3263/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2023 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
PHẦN
MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG
ĐỀ ÁN
Trước sức ép môi trường đang gia tăng,
lượng chất thải rắn sinh hoạt[1]
(sau đây viết tắt là CTRSH) phát sinh
ngày càng lớn, tính chất ngày càng phức tạp đòi hỏi phải tăng cường công tác quản
lý, xử lý chất thải rắn (CTR) nói chung và CTRSH nói riêng mới đủ sức giải quyết
các vấn đề môi trường do CTRSH hiện nay đang đặt ra. Thời gian qua, Đảng, Chính
phủ đã có nhiều chỉ đạo, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường
nói chung và CTRSH nói riêng như: Nghị quyết 41/NQ của Bộ Chính trị về bảo vệ
môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Nghị quyết số 24-NQ/TW
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý
tài nguyên và bảo vệ môi trường; Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Nghị quyết số
09/NQ-CP ngày 03/02/2019 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng
01 năm 2019; Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 1/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một
số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý CTR; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày
10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Tại Đồng Nai, những năm qua, cùng với
sự gia tăng dân số, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã đưa Đồng Nai trở
thành một trong những trung tâm hàng đầu của cả nước về sản xuất công nghiệp. Đồng
Nai nằm trong nhóm tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước
với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân mỗi năm tăng 8,14% và tính
đến năm 2020, quy mô GRDP đạt gần 400 ngàn tỷ đồng (tương đương 17,2 tỷ USD), gấp
1,7 lần so với năm 2015. Mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh có bước chuyển đổi
theo xu hướng tăng sự đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; cơ
cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa (công nghiệp, xây dựng chiếm 61,72%, dịch vụ 29,98%, nông, lâm, ngư nghiệp
8,3%).
Các hoạt động phát triển kinh tế - xã
hội trong thời gian qua làm gia tăng áp lực nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên
vật liệu, năng lượng, phát sinh lượng chất thải lớn, gây áp lực đến môi trường.
Trong đó, lượng
CTRSH phát sinh hiện nay[2]
khoảng 1.854 tấn/ngày, gấp 1,75 lần so với năm 2010 (1.062 tấn/ngày).
Trước các áp lực về môi trường do
CTRSH, trong nhiều năm qua, công tác quản lý CTR luôn được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh
và UBND tỉnh Đồng Nai quan tâm, chỉ đạo. Hàng năm, Tỉnh ủy đều đưa các chỉ tiêu
về CTR vào Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về chỉ tiêu, nhiệm vụ và
giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng,
Đoàn thể. Từ năm 2006, UBND tỉnh cũng đã ban hành quy hoạch quản lý CTR trên địa
bàn tỉnh, tiếp tục bổ sung quy hoạch cho giai đoạn từ năm 2011-2020 và giai đoạn
2020- 2025 định hướng đến năm 2030; ban hành quy định phân công trách nhiệm cụ
thể trong quản lý CTR đối với từng Sở, ban, ngành và các địa phương; tham mưu
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai ban hành Chỉ thị số 54/CT-TU ngày 24/3/2020 về
tăng cường sự lãnh đạo thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn và hoạt động thu
gom, vận chuyển, xử lý CTRSH sau khi được phân loại, ban hành kế hoạch bảo vệ
môi trường hàng năm trên địa
bàn tỉnh để triển khai thực hiện.
Việc triển khai thực hiện các chỉ đạo
của Đảng, Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nói
chung và quản lý CTRSH nói riêng cũng như yêu cầu thực tế của công tác bảo vệ
môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có quản lý
CTRSH, đã có những bước dịch chuyển đáng kể, đáp ứng yêu cầu cơ bản của công
tác bảo vệ môi trường, đóng góp nhiều hơn cho quá trình phát triển kinh tế.
Kết quả trong nhiều năm qua, các chỉ tiêu về
thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải các loại đều hoàn thành theo mục tiêu
Nghị quyết Tỉnh ủy, Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra. Trong đó, chỉ tiêu về thu gom,
vận chuyển, xử lý chất
thải sinh hoạt, đạt 100%, tỷ lệ chôn lấp CTRSH sau xử lý dưới 15%. So với mục
tiêu theo Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn (CTR) đến năm
2025, định hướng đến năm 2050, mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ thu gom, xử lý CTRSH
đạt 95%, tỷ lệ chôn lấp CTRSH sau xử lý dưới 30%; tỷ lệ xử lý CTRSH được thu
gom, xử lý trên toàn quốc hiện nay là 71%, chủ yếu được xử lý bằng phương pháp
chôn lấp, trong đó chỉ 20% được chôn lấp hợp vệ sinh[3], cho thấy kết quả
công tác quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh hiện nay đạt hiệu quả cao so với
tình hình chung cả nước, đáp ứng được với tình hình phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn tỉnh.
Là một trong những địa phương đi đầu về
phát triển công nghiệp, đô thị hóa cao, cùng với nhiều dự án trọng điểm quốc
gia đang triển khai trên địa bàn tỉnh thì vấn đề quản lý CTRSH vẫn luôn là một
thách thức, khó khăn rất lớn đối với công tác bảo vệ môi trường. Theo Báo cáo
hiện trạng môi trường quốc gia năm 2019, Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh
Đồng Nai 5 năm (2015-2020), dự báo tốc độ gia tăng khối lượng CTRSH hàng năm
trung bình của tỉnh khoảng 5%.
Thực tiễn đặt ra những yêu cầu về quản
lý, xử lý CTRSH ngày một cao, trong khi việc triển khai thực hiện hiện nay còn
những tồn tại nhất định từ những bất cập trong công tác quản lý (thu phí chất
thải, đấu thầu vận chuyển xử lý, quy hoạch ...), việc phân loại CTRSH tại nguồn,
đầu tư áp dụng các công nghệ xử lý đến công tác quản lý vận hành các khu xử lý;
đặc biệt là năng lực của các cơ sở thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH, nhận thức
và việc thực hiện
của cộng đồng trong việc quản lý CTRSH.
Để sớm khắc phục các vấn đề còn hạn chế trên, từng
bước đưa hoạt động quản lý và xử lý CTRSH ngày càng nề nếp, tạo sự chuyển biến
rõ nét trong lĩnh vực quản lý, xử lý chất thải rắn góp phần bảo vệ môi trường,
nâng cao nhận thức của cộng đồng, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, hướng tới xây dựng
nền kinh tế bền vững,
UBND tỉnh xây dựng “Đề án quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, nhằm đánh
giá thực trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH, từ đó đề ra mục
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và phân công nhiệm vụ cụ thể, để thực hiện tốt công
tác quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh.
II. PHẠM VI ĐỀ ÁN
1. Đối tượng thực hiện:
Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân (sau đây gọi là các tổ chức, cá nhân) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai liên quan
đến công tác quản lý CTRSH; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động phát sinh,
thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Phạm vi thực hiện:
Đánh giá thực trạng và đề xuất các nội
dung, giải pháp quản lý CTRSH theo từng giai đoạn (2023-2025, 2025-2030 và sau
năm 2030); tập trung giải quyết cơ bản về giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận
chuyển, tái chế và xử lý CTRSH được thực hiện trong phạm vi trên địa bàn tỉnh.
III. CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Cấp Trung
ương:
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng
11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI về ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo
vệ môi trường.
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng
11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày
10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày
07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường;
- Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8
năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo
vệ môi trường;
- Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020
của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và
giảm thiểu chất thải nhựa;
- Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020
của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý CTR;
- Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 06/01/2015 của
Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Đồng
Nai đến năm 2030
- Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 15
tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển năng
lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07
tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc
gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày
05/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên
truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021 - 2025”;
- Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày
22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường quản lý chất
thải nhựa ở Việt Nam.
- Quyết định số 1658/QĐ-TTg
ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng
trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050;
- Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050;
- Báo cáo số 1090/BC-UBNDKHCNMT15 ngày
21/12/2022 của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường về kết quả khảo sát việc
thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các TP.
Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải phòng và tỉnh Đồng Nai;
- Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày
06/01/2017 của Bộ Tài chính Hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày
10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường.
2. Cấp tỉnh:
- Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày
10/12/2020 của Tỉnh ủy Đồng Nai về Nghị quyết đại hội Đại biểu làn thứ XI Đảng
bộ tỉnh Đồng Nai.
- Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày
08/12/2022 của Tỉnh ủy Đồng Nai về
chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng
và an ninh, xây dựng Đảng, đoàn thể năm 2023.
- Chỉ thị số 54-CT/TU ngày
24/3/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo thực hiện phân loại
CTRSH tại nguồn và hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH sau khi được phân
loại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/01/2021 của
BCH Đảng bộ tỉnh khóa XI về chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, Đoàn thể năm 2021.
- Văn bản số 235-KL/TU ngày 29/6/2021
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết luận của tập thể Thường trực Tỉnh ủy tại
buổi làm việc về tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, tiến độ đầu tư
các khu xử lý chất thải theo quy hoạch và quy hoạch các trạm trung chuyển chất
thải trên địa bàn tỉnh.
- Văn bản số 4054-VB/TU ngày
26/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết luận của tập thể Thường trực Tỉnh ủy tại
buổi làm việc về đề án quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh
- Văn bản số 448-CV/BCSĐ ngày
05/8/2021 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Văn bản số
235-LK/TU ngày
29/6/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Văn bản số 905-CB/BCSĐ ngày 12/10/2022 của
Bí thư Ban cán sự Đảng
UBND tỉnh về triển khai văn bản số 4054-VB/TU ngày 26/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
- Quyết định số 2862/QĐ-UBND ngày
03/11/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt quy hoạch quản lý CTR tỉnh Đồng Nai
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
- Quyết định số 2249/QĐ-UBND ngày
22/7/2014 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh nội dung Quyết định số 2862/QĐ-UBND
ngày 03/11/2011 của UBND tỉnh về phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải tỉnh Đồng
Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
- Quyết định số 3907/QĐ-UBND ngày
09/12/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc bổ sung điều chỉnh Quyết định số
2862/QĐ-UBND ngày 03/11/2011.
- Kế hoạch số 12472/KH-UBND ngày
16/11/2018 về việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp
CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để triển
khai thực hiện tại địa phương.
PHẦN
THỨ NHẤT
HIỆN
TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
I. Hiện trạng phát
sinh, thu gom và xử lý CTRSH tại Việt Nam
1. Khối lượng phát sinh
Theo Báo cáo hiện, trạng môi trường quốc
gia năm 2011, tổng khối lượng CTRSH phát sinh trên toàn quốc là khoảng 44.400 tấn/ngày.
Đến năm 2019,
con số này là 64.658 tấn/ngày (khu vực đô thị là 35.624 tấn/ngày và khu vực
nông thôn là 28.394 tấn/ngày)[4],
tăng 46% so với năm 2010.
Khối lượng CTRSH tăng đáng kể ở các địa
phương có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp và dịch vụ cao như Thành phố Hồ Chí Minh (9.400
tấn/ngày), thủ đô Hà Nội (6.500 tấn/ngày), Thanh Hoá (2.175 tấn/ngày), Hải
Phòng (1.982 tấn/ngày), Bình Dương (2.661 tấn/ngày), Đồng Nai (1.885 tấn/ngày),
Quảng Ninh (1.539 tấn/ngày), Đà Nẵng (1.080 tấn/ngày) và Bình Thuận (1.486 tấn/ngày).
Bảng 1: Khối
lượng phát sinh CTRSH một số tỉnh thành
STT
|
Địa phương
|
Khối lượng phát sinh
(tấn/ngày)
|
Chỉ số phát
sinh (kg/người/ngày)
|
2010
|
2015
|
2018
|
2019
|
2010
|
2015
|
2018
|
2019
|
|
Đông Nam Bộ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Bình Phước
|
158
|
-
|
518
|
518
|
0,18
|
-
|
0,53
|
0,52
|
2
|
Tây Ninh
|
134
|
-
|
412
|
412
|
0,12
|
-
|
0,36
|
0,35
|
3
|
Bình Dương
|
378
|
-
|
1.838
|
2.661
|
0,22
|
-
|
0,85
|
1,10
|
4
|
Đồng Nai
|
773
|
-
|
1.838
|
1.885
|
0,28
|
-
|
0,60
|
0,61
|
5
|
Bà Rịa - Vũng Tàu
|
456
|
700
|
912
|
914
|
0,44
|
0,65
|
0,82
|
0,80
|
6
|
TP. Hồ Chí Minh
|
7.081
|
8.323
|
9.128
|
9.400
|
0,96
|
1,02
|
1,06
|
1,05
|
|
Một số tỉnh thành
khác
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Long An
|
179
|
-
|
1.086
|
1.086
|
0,12
|
-
|
0,72
|
0,64
|
2
|
Cần Thơ
|
876
|
846
|
605
|
599
|
0,73
|
0,68
|
0,47
|
0,49
|
3
|
Hà Nội
|
5.000
|
5.515
|
6.500
|
6.500
|
0,95
|
0,76
|
0,86
|
0,81
|
4
|
Bắc Ninh
|
-
|
-
|
870
|
900
|
-
|
-
|
0,70
|
0,66
|
(BC hiện trạng
môi trường quốc gia 2019, Bộ TNMT)
2. Phân loại CTRSH tại nguồn
Với khối lượng CTRSH phát sinh ngày
càng tăng, một số địa phương đã triển khai chương trình phân loại CTRSH tại nguồn.
Mục đích của phân loại chất thải tại nguồn là tách các chất thải có giá trị tái
chế cao ngay tại nguồn thải, đặc biệt là thành phần hữu cơ có khả năng phân hủy
sinh học chiếm tỷ lệ cao (60 - 80%), tạo nguồn hữu cơ “sạch” để chế biến
compost cố chất lượng cao. Bên cạnh đó phân loại chất thải tại nguồn còn góp phần
tạo nguồn nguyên liệu cho hoạt động tái chế, giảm khối lượng CTRSH được chôn lấp
tại các bãi chôn lấp khi khối lượng CTRSH ngày càng tăng, diện tích cho chôn lấp
bị hạn chế. Việc phân loại CTRSH tại nguồn giữ một vai trò quyết định và ảnh hưởng
đến toàn bộ hệ thống quản lý CTR, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai
thí điểm chương trình phân loại CTRSH (từ những năm 1999 tại Thành phố Hồ Chí
Minh và năm 2007 đối với Hà Nội), đến nay nhiều địa phương trên cả nước cũng đã
triển khai thí điểm chương trình phân loại CTRSH tại nguồn như Hưng Yên (2012 -
2014), Bắc Ninh (2014), Lào Cai (2016), Bình Dương (2017- 2018), Đà Nẵng (2017), Hà
Tĩnh (2019)... Năm 2007, thành phố Hà Nội đã triển khai thí điểm mô hình thu
gom, phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn phường Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm).
Đây là dự án phân loại chất thải tại nguồn (3R Hà Nội) được Cơ quan Hợp tác quốc
tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ thực hiện. Dự án bước đầu đã đưa khái niệm phân loại,
thu gom, xử lý chất thải vào chương trình giáo dục tiểu học tại địa phương
trong năm học 2007 - 2008 và nhân rộng mô hình sang các khu vực tiếp theo trên địa bàn
(Nguyễn Du, Thành Công, Láng Hạ). Tuy nhiên, sau khi dự án kết thúc, việc phân
loại CTRSH trên địa bàn Hà Nội không được duy trì. Một số khu vực vẫn sử dụng
các phương tiện thu gom CTR thủ công, vừa mất mỹ quan vừa gây ô nhiễm môi trường.
Tại khu vực nội thành, hầu hết lượng CTRSH phát sinh hàng ngày đã được thu gom,
nhưng tình trạng đổ chất thải tùy tiện vẫn xảy ra ở không ít khu vực công cộng.
Các chiến dịch phát động về phân loại CTRSH tại nguồn chưa nhận được sự hưởng ứng
đồng bộ của chính quyền, đơn vị thu gom CTR, cộng đồng dân cư nên hiệu quả
không được như mong muốn.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, 69% lượng
CTRSH được xử lý bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, 20% được sử dụng để chế
biến compost, 11% áp dụng công nghệ đốt (Bộ TNMT, 2019). Để giảm tỷ lệ
chôn lấp, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai chương trình phân loại CTRSH tại nguồn qua nhiều
giai đoạn từ thí điểm một cụm dân cư hoặc một phường trên địa bàn một quận, đến
nhân rộng trên
địa
bàn 6 quận giai đoạn 2015 - 2016 và sau đó nhân rộng phạm vi thực hiện trên địa
bàn 24 quận/huyện từ năm 2017 đến nay. Bên cạnh một số quận, huyện triển khai
khá tốt công tác phân loại CTRSH tại nguồn, vẫn có nhiều quận, huyện còn lúng
túng trong thực hiện. Để đẩy mạnh
công tác phân loại CTRSH tại nguồn, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết
định số 44/2018/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2018 quy định về phân loại CTRSH tại
nguồn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2017 - 2018, UBND tỉnh Bình Dương
đã triển khai phân loại CTR tại nguồn với quy mô cấp tỉnh là các tổ chức, trung
tâm thương mại dọc tuyến Quốc lộ 13 và quy mô cấp huyện là một vài xã phường của
thị xã Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, thành phố
Thủ Dầu Một. Kết quả đạt được:
tỷ lệ phân loại CTR tại nguồn đạt trên 90% tại một số địa điểm như khu phố Nhị Đồng,
thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Việc phân loại CTRSH tại khu vực nông
thôn chủ yếu được tiến hành tại hộ gia đình đối với một số loại chất thải như
giấy, bìa các tông, kim loại (để bán), chất thải thực phẩm (sử dụng cho chăn
nuôi) để đáp ứng chỉ tiêu môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Các thành phần
khác hầu hết không được phân loại mà để lẫn, bao gồm các thành phần có khả năng
phân hủy và khó phân hủy như túi ni lông, thủy tinh, cành cây, lá cây, hoa quả,
xác động vật chết... Việc phân loại đem lại hiệu quả chưa cao, mang tính riêng lẻ, không đồng
bộ, chưa được nhân rộng. Nhiều hộ gia đình không hợp tác thực hiện hoặc chỉ thực
hiện khi có hỗ trợ kinh phí. Ngoài ra, ở các địa phương chưa có nhiều chiến dịch
phát động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc
phân loại CTRSH tại nguồn.
3. Hoạt động thu gom, vận chuyển
Hình thức thu gom và vận chuyển CTRSH
phổ biến tại Việt Nam bao gồm:
- Thu gom tại các vị trí công cộng:
hình thức này sử dụng các vị trí lưu giữ chung, có diện tích lớn làm địa điểm để thu gom
và nhận CTRSH.
- Thu gom theo cụm dân cư: xe thu gom
dừng tại các vị trí được quy định và người dân đổ CTRSH vào xe. Các xe thu gom
đã đầy sẽ được vận chuyển đi đến trạm trung chuyển hay cơ sở xử lý.
- Thu gom tại nhà: nhân viên thu gom
chất thải đến từng hộ gia đình, mang thùng chứa chất thải đến xe thu gom, đổ sạch
và trả về chỗ cũ. Đây là hình thức không có sự tham gia của cư dân. Hình thức
thu gom tại nhà đang được sử dụng phổ biến tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai
và các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Công tác xã hội hóa hoạt động thu gom
và vận chuyển CTRSH đang được thực hiện rộng rãi ở nhiều nơi. Tại các thành phố,
thị xã và khu vực thị trấn tại các huyện có Công ty môi trường đô thị (URENCO)
hay Công ty dịch vụ công ích thành phố, quận/huyện đảm nhận việc thu gom, vận
chuyển và xử lý CTRSH đô thị. Hiện nay nhiều địa phương đã và đang triển khai
chương trình xây
dựng nông thôn mới nên công tác thu gom, vận chuyển CTR nông thôn có
chuyển biến tích cực, đã có tổ thu gom CTRSH, bố trí phương tiện thu gom, vận
chuyển CTRSH. Tuy nhiên, tại khu vực nông thôn ở hầu hết các địa phương còn thiếu
thiết bị thu gom vả phương tiện vận chuyển CTRSH chuyên dụng.
4. Hiện trạng xử lý
Cả nước có 1.322 cơ sở xử lý CTRSH, gồm
381 lò đốt CTRSH, 37 dây chuyền chế biến thành mùn hữu cơ (còn gọi là compost),
904 bãi chôn lấp, trong đó có nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Một số cơ sở
áp dụng phương pháp đốt CTRSH để thu hồi năng lượng phát điện hoặc có kết hợp
nhiều phương pháp xử lý. Trong các cơ sở xử lý CTRSH, có 78 cơ sở cấp
tỉnh, còn lại là các cơ sở xử lý cấp huyện, cấp xã, liên xã.
Trên tổng khối lượng CTRSH được thu
gom, khoảng 71% (tương đương 35.000 tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp chôn
lấp (chưa tính lượng bã thải từ các cơ sở chế biến compost và tro xỉ phát sinh từ
các lò đốt); 16% (tương đương 7.900 tấn/ ngày) được xử lý tại các nhà máy chế
biến compost; 13% (tương đương 6.400 tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp đốt.
Về thời điểm đưa vào vận hành, 34,4% các cơ sở
chế biến compost và 31,8% bãi chôn lấp được xây dựng và vận hành trước năm
2010. Trong khi đó, chỉ có 4,5% các cơ sở xử lý theo phương pháp đốt được vận
hành trước năm 2010. Hầu hết các lò đốt được xây dựng sau năm 2014. Điều này
cho thấy xu hướng chuyển dịch
từ phương pháp xử lý bằng chôn lấp sang phương pháp đốt trong thời gian gần
đây.
Một số dự án xử lý CTRSH bằng công nghệ
đốt rác phát điện:
4.1. Dự án đốt rác phát
điện tại thành phố Cần Thơ của Công ty TNHH Năng Lượng Môi trường EB (Cần Thơ).
a) Thông tin dự án:
Dự án nằm trong khu xử lý chất thải rắn
tại ấp Trường Thọ, xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ, công suất
xử lý chất thải rắn là 400 tấn/ngày, hiện nay tiếp nhận khoảng 520 tấn/ngày rác
tươi, với công nghệ đốt chất thải rắn (rác sinh hoạt) công suất phát điện
7,5MW, đã đi vào hoạt động từ ngày 15/10/2018 đến nay.
b) Quy trình vận hành, công nghệ xử lý
rác của Công ty TNHH Năng Lượng Môi trường EB (Cần Thơ):
- Chất thải được tiếp nhận vào sảnh tiếp
nhận rác đổ vào bể chứa rác bố trí trong gian tiếp nhận rác đóng kín, áp suất âm nhờ hệ
thống hút khí và khử mùi, để không phát thải mùi ra xung quanh. Bể chứa được lượng
rác trong vòng 7-15 ngày, rác trong hố tự ép ráo nước thoát ra hố thu về hệ thống xử lý nước
rỉ rác. Ngoài
ra, rác được đảo thường xuyên để tự sấy. Khí trong hố chứa được hút và cấp khí
cho lò đốt.
- Đốt nguyên khối rác thải chuyển đến,
không cần phân loại trước. Quá trình đốt diễn ra trong lò đốt bậc thang. Rác được
nạp vào lò qua phễu nạp rác để đốt cháy hoàn toàn thành tro, tro xi từ quá trình đốt được
đưa về bể chứa xỉ. Quá
trình này được điều khiển hoàn toàn tự động và bán tự động.
- Thu hồi nhiệt cho phát điện: Sử dụng
trong dự án này lò hơi kiểu ống nước tuần hoàn tự nhiên, áp suất trung bình
(3.8MPa) và nhiệt độ trung bình (390°C), nước trong lò được gia nhiệt thành hơi
nước quá nhiệt, hơi nước quá nhiệt sẽ chuyển động tuabin và làm chuyển động
máy phát điện, lượng điện phát ra một phần sẽ cung cấp tự dùng trong nhà máy,
phần còn lại sẽ phát lên lưới điện. Hơi nước sau khi qua tuabin và được thải ra
từ xi lanh áp suất thấp của tuabin sẽ ngưng tụ thành nước bằng bộ ngưng tụ và
khử oxy trong nước bằng bộ khử oxy và được bơm cấp nước bơm đến lò hơi để tuần
hoàn tái sử dụng.
- Xử lý khí thải: Khí thải ở cửa ra của
lò hơi nhiệt thải được dẫn qua đường ống dẫn khói vào phần trên của tháp phản ứng dạng
bán khô, sau đó qua thiết bị phun vữa vôi Ca(OH)2 để trung hòa khí
axit trong khí
thải bằng phản ứng
bán khô. Bã kết tủa được gom lại
trong hố thu. Khí thải tiếp tục đi sáng thiết bị phun bột vôi tôi để trung hòa
khí axit trong khí thải bằng phản ứng khô kết hợp hấp phụ bằng than hoạt tính.
Bột vôi tôi chưa phản ứng
và các hạt muối do phản ứng sinh ra trong thiết bị này, cùng với khí thải tiếp
tục qua thiết bị lọc bụi túi vải (gồm 06 khoan lọc với 1092 túi) tại đây bụi được
thu gom về kho bụi và khí thải được thoát thải ra môi trường qua ống
khói.
- Xử lý mùi hôi: Gác chất khí bên
trong hồ chứa rác và mùi hôi trong toàn nhà máy như H2S, NH3,
CH4S... sẽ được đưa vào lò để đốt.
- Xử lý nước rỉ rác: Nước rỉ rác sau
khi qua lưu trình công nghệ xử lý tiên tiến “Tiền xử lý + kỵ khí hiệu quả cao
IOC + hiếu khí AO + siêu lọc + lọc nano + thẩm thấu ngược”, chất lượng nước đầu
ra đạt tiêu chuẩn xử lý nước tuần hoàn làm mát công nghiệp, tái sử dụng bổ sung nước
cho tháp làm mát của nhà máy chính.
- Xử lý xỉ lò: Xỉ lò phát sinh chủ yếu
từ khe hở ở đáy ghi lò đốt và đoạn cuối cùng của ghi lò đốt khoảng
11-12%. Vì xỉ chứa một
lượng kim loại nhất định như sắt, đồng, kẽm,.... có giá trị thu hồi tái chế, đồng
thời xỉ có thể được làm thành vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường để giảm chi phí
trong xây dựng. Vì vậy, giá trị của xỉ lò không thể đánh giá thấp, việc
tổng hợp xử lý, tái sử dụng xỉ lò phát sinh từ việc đốt rác thải có ý nghĩa sâu
rộng trong việc tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi trường. Nhà máy đã thực hiện
sàn lọc và phân loại theo từng thành phần chất thải tái chế khác nhau
như: Nhôm, bột sắt, sắt, cát mịn, cát to, cát đồng.
- Xử lý tro bay: trong quá trình đốt
rác sản sinh ra tro bay có chứa kim loại nặng, tro bay này được thu lại tại
tháp phản ứng và hệ thống lọc bụi túi vải, toàn bộ tro bay thu được sẽ thông
qua hệ thống đường ống vận chuyển đến khu vực lưu giữ.
c) Đánh giá hoạt động xử lý rác tại
Nhà máy:
- Nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng
53.531 m2.
- Thời gian đầu tư xây dựng từ lúc được
bàn giao mặt bằng đến khi tiếp nhận xử lý rác khoảng 06 tháng.
- Lò đốt của nhà máy là lò đốt
nguyên khối.
- Rác thải sinh hoạt đưa vào lò đốt
không cần phân loại. Điều khiển hoạt động đốt thực hiện toàn bộ trong phòng điều
khiển với các hệ thống màn hình hiển thị tình trạng cháy của từng lò và các hoạt động
quan trọng khác. Các hệ thống điều khiển tự động toàn bộ lò đốt, lò hơi,
tuabin và máy phát điện, do tự động hóa cao, nên toàn bộ ca làm việc chỉ có 5 -
7 người tại phòng làm việc, có 2 người điều khiển cầu trục.
- Đơn giá xử lý chất thải 399.000 đồng
(đã bao gồm VAT nhưng chưa bao gồm phí vận chuyển và xử lý tro bay).
- Khu vực lò đốt, lò hơi và máy phát
điện không nóng, không mùi, không bụi, gần như không có tiếng ồn.
- Nước rỉ rác được xử lý, sau đó tái sử
dụng cho hoạt động giải nhiệt lò đốt, không thải ra môi trường.
- Khí, mùi hôi từ hố chứa rác được thổi
vào lò đốt, trường hợp lò đốt ngừng hoạt động thì được dẫn về hệ thống xử lý
khí thải.
- Khí thải của lò đốt được xử lý theo
tiêu chuẩn Châu Âu EU 2010; các
thông số chất lượng khí thải được quan trắc tự động tại Nhà máy đáp ứng được quy
chuẩn lò đốt chất thải rắn sinh hoạt của Việt Nam;
- Tỷ lệ chất trơ và tro xỉ
sau đốt chiếm khoảng 11-12% khối lượng.
- Hiện nay, Tỉnh Cần Thơ và Chủ xử lý
đang nghiên cứu để có giải pháp xử lý đối với lượng tro bay phát sinh, do nội
dung chưa được đưa cụ thể vào Hợp đồng giữa Tỉnh và Công ty TNHH Năng Lượng Môi
trường EB.
4.2. Dự án đốt rác phát
điện tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội của Công ty Cổ phần Năng lượng Môi trường
Thiên Ý
a) Thông tin dự án:
Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác thải
sinh hoạt) của Công ty cổ phần Năng lượng Môi trường Thiên Ý nằm trong Khu liên
hợp xử lý rác thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội công suất xử lý chất thải rắn là 4.000 tấn/ngày (ứng với
5000-5.500 tấn rác tươi), với công nghệ đốt chất thải rắn (rác sinh hoạt) công
suất phát điện 75MW; hiện đang thực hiện giai đoạn 01 với 01 lò đốt, 01 tổ máy
với khối lượng 800 tấn/ngày, tiếp nhận khoảng 1.000 tấn/ngày rác tươi, đang vận
hành thử nghiệm từ tháng 01/2022. Chính thức hoạt động và hoà lưới điện quốc
gia từ tháng 7/2002.
Thành phần rác thải: không cần phân loại
(ngoại trừ chất thải rắn thải xây dựng).
Tổng vốn đầu tư: 441.000.000 USD.
Hình thức thực hiện dự án: Nhà nước đặt
hàng.
Diện tích: nhà nước giao 17ha tại KXL
chất thải Sóc Sơn-Hà Nội
Đã được Bộ Xây dựng, Bộ Công thương và
Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm
định dự án khả thi, công nghệ và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Lượng nước cấp dùng cho giải nhiệt phục
vụ cho hệ thống máy phát điện khoảng 6.500 m3/ngày.
b) Quy trình vận hành, công nghệ xử lý rác:
Nguyên liệu đầu vào → Bể chứa rác → Đảo
trộn → Lò đốt đứng, công nghệ ghi cơ học kiểu Waterleau (Bỉ) → Lò
hơi → tuabin → Máy phát điện → Lưới điện.
Chất thải không cần phân loại (ngoại
trừ chất thải rắn thải xây dựng) được tiếp nhận vào sảnh tiếp nhận rác đổ vào bể
chứa rác (chứa được lượng rác trong vòng 15 ngày), rác tại bể chứa được đảo thường
xuyên để tự sấy. Sau đó rác thải được vào phễu nạp rác của lò đốt bằng gầu xúc,
quá trình đốt diễn ra trong đốt đứng, công nghệ lò đốt ghi cơ học kiểu
Waterleau (Bỉ) với ghi loại đẩy ngang 03 giai đoạn ghi sấy, ghi cháy, ghi
cháy kiệt để đốt cháy hoàn toàn thành tro, tro xỉ từ quá trình đốt được đưa về
bể chứa xỉ. Lò hơi tận dụng nhiệt lượng của quá trình đốt để tạo hơi nước. Khí
thải phát sinh từ lò đốt có nhiệt độ cao >1.000°C được dẫn qua
lò hơi thu hồi nhiệt, sản xuất ra hơi nước, hơi nước sinh ra có nhiệt độ cao và
áp suất cao sẽ dẫn vào hệ thống phát điện gồm tuabin hơi và làm chuyển động máy
phát điện để tạo ra sản phẩm cuối cùng là năng lượng điện.
c) Đánh giá hoạt động xử lý rác tại
Nhà máy:
- Tổng công suất khoảng 4000 tấn rác/ngày (ứng với
5000 - 5.500 tấn
rác tươi). Chia thành 03 giai đoạn gồm 5 lò và 03 tổ máy phát điện. Đang vận
hành thử nghiệm 1 trọng tổng số 5 lò đốt (mô-đun) đốt và 1 tổ máy phát điện,
công suất 800 tấn/ngày. Thi công xây dựng thêm các khác và kèm theo hạng mục phụ
trợ dự kiến hoàn
thành trong năm 2022.
- Lò đốt của nhà máy là lò đốt
nguyên khối đứng, công nghệ lò ghi cơ học kiểu Waterleau (Bỉ), thiết kế dạng
mô-đun hóa, thuận tiện cho vận chuyển, lắp đặt, cấu trúc ghi loại đẩy ngang ba
giai đoạn mỗi đoạn có 1 cơ cấu điều khiển riêng biệt, phương thức chuyển động đơn giản,
không bị kẹt, tỷ lệ hư hỏng thấp.
- Rác thải sinh hoạt
đưa vào lò đốt không cần phân loại phù hợp xử lý các loại rác thải độ ẩm cao,
nhiều tro bụi, nhiệt trị thấp.
- Điều khiển hoạt động đốt thực hiện
toàn bộ trong phòng điều khiển với các hệ thống màn hình hiển thị tình trạng cháy của
từng lò và các hoạt động quan trọng khác. Các hệ thống điều khiển tự động toàn bộ lò
đốt, lò hơi, tuabin và
máy phát điện, do tự động hóa cao, nên toàn bộ ca làm việc chỉ có 5-7
người tại phòng làm việc, có 2 người điều khiển cầu trục.
- Đơn giá xử lý chất thải: 21 USD/tấn. Giá
bán điện 10,05cents/KWH.
- Khu vực lò đốt, lò hơi và
máy phát điện không nóng, không mùi, không bụi, gần như không có tiếng ồn. Dùng
nhiên liệu dầu DO phụ trợ đốt lò giai đoạn đầu.
- Lượng điện sản sinh/01 tấn rác cao;
khả năng vượt phụ tải lớn.
- Nước rỉ rác được xử lý, sau đó tái sử
dụng cho hoạt động của dự án.
- Khí, mùi hôi từ hố chứa rác được dẫn
về hệ thống xử lý khí thải bằng than hoạt tính.
- Khí thải của lò đốt được xử lý theo
tiêu chuẩn Châu Âu EU 2010; các
thông số chất lượng khí thải được quan trắc tự động tại Nhà máy đáp ứng được
quy chuẩn lò đốt chất thải rắn sinh hoạt của Việt Nam.
- Tỷ lệ tro bay không quá 3,6%.
So sánh tương quan và khác nhau giữa
các công nghệ, nguồn chất thải và cách thức phân loại chất thải rắn sinh hoạt về
02 dự án đốt rác phát điện tại thành phố Cần Thơ và thành phố Hà Nội có thể nhận
xét như sau:
Mức tương quan giống nhau: đều là công
nghệ lò đét ghi động trực tiếp, thu hồi nhiệt chuyển qua Tua-bin-khí để phát điện;
nạp rác trong quy trình kín áp suất âm để kiểm soát không để thu hồi mùi hôi lan toả ra
môi trường, nước rỉ rác được xử lý làm sạch và tận dụng là 1 phần làm nước giải
nhiệt sản xuất, kiểm soát khí thải Dioxin/furan bằng kiểm soát nhiệt độ và thời
gian lưu cháy trong buồng
đốt cam kết đạt quy chuẩn khí thải của Châu Âu và Việt Nam, nguồn chất thải
không cần phân loại triệt để mà chỉ loại trừ các loại chất thải xây dựng, chất
thải cồng kềnh (không đảm bảo nhiệt trị) có thể làm hỏng dây chuyền nạp
liệu, lò đốt, diện tích xây dựng nhà máy không cần nhiều, dây chuyền bán tự động
và tự động không đòi hỏi nhiều công nhân vận hành, đều dùng nhiệt liệu DO hỗ trợ
đốt ở giai đoạn đầu..
Khác nhau: (1) Nhà máy điện rác Cần
Thơ: đầu tư theo phương thức đối tác công tư (BOO); chưa có công nghệ xử lý được
tro xỉ, tro bay (CTNH) sản sinh từ quá trình đốt, thu hồi khí CH4 từ
bể chứa rác và bể Biogas đưa vào hỗ trợ cho lò đốt, có công đoạn phân loại và
tuyển nổi thu hồi kim loại, hạt xỉ; đã thoả thuận giá xử lý tại Cần Thơ là
399.000 VND/tấn rác tươi
qua hệ thống trạm cân đầu
vào (không bao gồm chi phí tro xỉ tro bay-ngân sách phải trả bổ sung). (2) Dự
án điện rác Sóc Sơn-Hà Nội: đầu tư theo hình thức Nhà nước đặt hàng, đang tạm
tính là 21USD (khoảng 504.000 VND)/tấn rác tươi qua hệ thống trạm cân đầu vào,
đã bao gồm tro xỉ, tro bay; tro xỉ, tro bay chôn lấp hợp vệ sinh của dự án
khác.
II. Hiện trạng phát
sinh, thu gom và xử lý CTRSH tại Đồng Nai
1. Khối lượng phát sinh
Khối lượng CTRSH phát sinh trên địa
bàn tỉnh khoảng 2.018 tấn/ngày, gồm:
- CTRSH phát sinh trong từ các hộ gia
đình, tổ chức, cá nhân phát sinh khoảng 1.854 tấn/ngày, trong đó khối lượng phát
sinh tại khu vực đô thị là khoảng 1.014 tấn/ngày, khu vực nông thôn khoảng 840
tấn/ngày, khối lượng thu gom CTRSH khoảng 1.703 tấn/ngày được đưa về các KXL chất
thải, để xử lý tỷ lệ chôn lấp chất thải sau xử lý đạt dưới 15% và khoảng 151 tấn/ngày
khối lượng CTRSH của các hộ dân tại khu vực nông thôn chưa có tuyến thu gom, được
phân loại, tự xử lý theo hướng dẫn, đạt tỷ lệ 100%.
- CTRSH phát sinh từ các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, khoảng 164 tấn/ngày được các chủ nguồn thải tự thỏa thuận
hợp đồng các cơ sở có chức năng để thu gom, xử lý theo quy định.
Bảng 2. Khối
lượng CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh (số
liệu đến tháng 12/2021)
Stt
|
Địa bàn
|
Chất thải
sinh hoạt (tấn/ngày)
|
Tỷ lệ đăng ký
thu gom (%)
|
Khu vực đô
thị (ĐT)
|
Khu vực
nông thôn (NT)
|
Tổng đô thị
và nông thôn
|
Phát sinh
|
Thu gom
|
Tỷ lệ (%)
|
Phát sinh
|
Thu gom
|
Tỉ lệ (%)
|
Phát sinh
|
Thu gom
|
Tỉ lệ (%)
|
1
|
Long Thành
|
95
|
32
|
32
|
100
|
127
|
127
|
100
|
159
|
159
|
100
|
2
|
Định Quán
|
98
|
12
|
12
|
10
|
110
|
110
|
100
|
110
|
110
|
100
|
3
|
Xuân Lộc
|
74
|
11
|
11
|
100
|
70
|
70
|
100
|
81
|
81
|
100
|
4
|
Cẩm Mỹ
|
96
|
46
|
46
|
100
|
41
|
41
|
100
|
88
|
88
|
100
|
5
|
Thống Nhất
|
84
|
10
|
10
|
10
|
85
|
85
|
100
|
85
|
85
|
100
|
6
|
Tân Phú
|
20
|
15
|
15
|
100
|
40
|
40
|
100
|
55
|
55
|
100
|
7
|
Long Khánh
|
95
|
104
|
104
|
100
|
34
|
34
|
100
|
139
|
139
|
100
|
8
|
Nhơn Trạch
|
90
|
44
|
44
|
100
|
124
|
124
|
100
|
168
|
168
|
100
|
9
|
Vĩnh Cửu
|
90
|
12
|
12
|
100
|
75
|
75
|
100
|
87
|
87
|
100
|
10
|
Trảng Bom
|
60
|
20
|
20
|
100
|
153
|
153
|
100
|
173
|
173
|
100
|
11
|
Biên Hòa
|
95
|
708
|
708
|
100
|
3
|
3
|
100
|
711
|
711
|
100
|
|
Tổng
|
75
|
1.014
|
1.014
|
100
|
840
|
840
|
100
|
1,854
|
1,854
|
100
|
Bảng 3. Tình
hình phát sinh, thu gom xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016
-2021
STT
|
Năm
|
Khối lượng phát
sinh (tấn/ngày)
|
Thu gom xử
lý
|
Xử lý (tấn/ngày)
|
Khối lượng
(tấn/ngày)
|
Tỷ lệ (%)
|
KXL
|
Tự xử lý
theo hướng dẫn
|
1
|
2016
|
1.622
|
1.564
|
96,4
|
1.329
|
235
|
2
|
2017
|
1.726
|
1.676
|
97,1
|
1.387
|
289
|
3
|
2018
|
1.838
|
1.803
|
98,1
|
1.438
|
365
|
4
|
2019
|
1.885
|
1.867
|
99
|
1.550
|
317
|
5
|
2020
|
1.849
|
1.849
|
100
|
1.629
|
213
|
6
|
2021
|
1.854
|
1.854
|
100
|
1.703
|
152
|
2. Việc thực hiện phân loại CTRSH tại
nguồn
Từ năm 2009, tỉnh Đồng Nai đã triển
khai thí điểm thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn 04 phường của
thành phố Biên Hòa, sau đó UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố Long
Khánh triển khai thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn tại địa phương.
Đến năm 2015, tính đã tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả
thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2015, cho
thấy kết quả trong giai đoạn này người dân, các tổ chức liên quan đã bước đầu
nhận thức về hiệu quả của việc phân loại CTRSH tại nguồn.
Với quyết tâm hình thành thói quen của
người dân trên địa bàn tỉnh về phân loại CTRSH tại nguồn, đồng thời xây dựng
hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật của địa phương và phương tiện, trang thiết bị của
các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH, UBND
tỉnh ban hành Quyết định số 4519/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 về việc phê duyệt Đồ
án tổng thể “Phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020”
để làm cơ sở triển khai thực hiện đồng bộ trên toàn tỉnh.
Tuy nhiên, kết quả đánh giá cho thấy
hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn đến cuối năm 2019 vẫn chưa đạt hiệu quả mong
muốn theo mục tiêu đề ra, cụ
thể: Việc triển khai chưa đồng bộ giữa các cấp các ngành và UBND các huyện,
thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa; chưa đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
vận động để nâng cao ý thức người dân chấp hành phân loại, chưa đầu tư đồng bộ
trang thiết bị, phương tiện từ phân loại đến thu gom, vận chuyển và xử lý,
phương tiện của các đơn vị thu gom CTRSH chưa đảm bảo theo quy định, đồng thời
phương án tổ chức thu gom CTRSH sau khi phân loại không đảm bảo và duy trì để tạo
niềm tin cho người dân tiếp tục thực hiện.
Ngày 24/3/2020, UBND tỉnh đã báo cáo
kiến nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai ban hành Chỉ thị số 54-CT/TU về tăng cường
sự lãnh đạo thực hiện
phân loại CTRSH tại nguồn và hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH sau khi
được phân loại trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế
hoạch số 5973/KH-UBND ngày 28/5/2020 triển khai phân loại CTRSH tại nguồn thống
nhất trên phạm vi toàn tỉnh, Ủy ban nhân dân 11 huyện, thành phố đã thực hiện
nghiêm túc việc triển khai phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn với việc xây
dựng các Kế hoạch, Chương trình hành động. Qua đó, đến cuối năm 2021, có 67 xã,
phường, thị trấn, các cơ quan hành chính của huyện, thành phố và 107 trường học
đã tham gia thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn. Với 310.530 hộ dân thực hiện
phân loại CTRSH tại
nguồn theo hướng dẫn, tỷ lệ đạt 35% số hộ dân toàn tỉnh[5]. Theo số liệu
báo cáo từ các huyện, thành phố, tổng khối lượng CTRSH được thu gom và xử lý
sau phân loại tại nguồn là 594 tấn/ngày (đạt 32% so với khối lượng CTRSH phát
sinh trên địa bàn tỉnh là 1.854 tấn/ngày). Trong đó, khối lượng chất thải được
thực hiện phân loại theo từng nhóm chất thải như sau: chất thải thực phẩm (sản
xuất phân compost) 408 tấn/ngày (tỷ lệ chiếm 68,7%), CTR tái chế 82 tấn/ngày (tỷ
lệ chiếm 13,8%), CTR còn lại 104 tấn/ngày (chiếm tỷ lệ 17,7%) được xử lý bằng
phương pháp đốt
hoặc chôn lấp[6].
- 11 huyện,
thành phố đã bố trí 442
điểm thu hồi CTNH trong sinh hoạt tại 106 xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, trên
địa bàn toàn tỉnh có khoảng 1.550 bể thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Khối
lượng bao gói thuốc BVTV sau sử dụng đã thu gom và xử lý trong năm 2021: 58.815
kg. Hình thức xử lý tiêu hủy hiện nay tại địa phương: đốt tại các lò đốt chuyên
dụng của các đơn vị được cấp phép xử lý chất thải nguy hại (Công ty cổ phần Dịch
vụ Sonadezi, Công ty TNHH Cù Lao Xanh, Công ty TNHH MTV TM Môi trường Thiên Phước,
Công ty TNHH Tài Tiến, Công ty TNHH TM DV Phúc Thiên Long, Công ty CP môi trường
Thiên Thanh, Công ty TNHH Thanh Tùng 2, Công ty TNHH Tân Phát Tài).
Hình 1: Người dân
thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn
3. Thu gom, vận chuyển
3.1. Về thành phần
tham gia thu gom và chi
phí thu gom CTRSH:
Đến cuối năm 2021, trên địa bàn 11 huyện,
thành phố có 167 đơn vị tham gia thu gom, với nhiều thành phần tham gia gồm:
Trung tâm công ích thuộc UBND cấp huyện, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác
do UBND cấp xã phối hợp
thực hiện, tổ thu gom tự thành lập và hộ cá nhân.
Cung đường phân loại thu gom, xử lý:
CTRSH từ dân được các phương tiện (xe ba gác thô sơ, xe vận chuyển...) thu gom
chuyển đến điểm
trúng
chuyển tiếp nhận, chờ phương tiện chuyên dụng (xe ép rác) chuyển thẳng đến đơn
vị xử lý
CTRSH.
Chi phí chi trả cho hoạt động thu gom
chủ yếu từ nguồn thu phí của các hộ gia đình, việc thu phí được tính theo số hộ
(hộ 01 nhân khẩu là 06.000 đồng/hộ/tháng, hộ gia đình: 28.000-30.000 đồng/hộ/tháng).
Đơn giá trên được căn cứ theo nội dung văn bản số 8907/UBND-KTNS ngày 30/7/2020 của
UBND tỉnh Đồng Nai về việc xây dựng và thực hiện đơn giá thu gom, vận chuyển
rác thải sinh hoạt từ các hộ dân, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
3.2. Về phương tiện
thu gom:
Theo thống kê, các cá nhân, đơn vị thu
gom, vận chuyển CTRSH đã trang bị 145 xe chuyên dụng, xe ép rác đảm bảo cho hoạt
động thu gom đúng quy định. Tuy nhiên, còn một số HTX và phần lớn hộ cá nhân, cộng
tác viên còn hạn chế
năng lực tài chính vẫn đang sử dụng 209 phương tiện thô sơ, lạc hậu chưa đáp ứng
yêu cầu bảo vệ môi trường dẫn đến tình trạng rơi vãi rác, nước rỉ rác
trong quá trình vận chuyển gây mùi hôi thối ra môi trường.
Hình 2: Các phương tiện
thu gom không đảm bảo quy định, người lao động không được trang bị bảo hộ lao động
Hình 3:
Phương tiện thu gom đáp ứng quy định
3.3. Trạm trung chuyển
Trên địa bàn tỉnh hiện có 54 trạm
trung chuyển (45 trạm trung chuyển cố định và 9 trạm trung chuyển không cố định). Tuy
nhiên, các trạm cơ bản chưa đáp ứng QCVN 01:2021/BXD của Bộ Xây dựng, chưa đảm
bảo việc lưu giữ đối với các nhóm
CTRSH sau phân loại. Một số trạm trung chuyển chỉ mang tính chất tạm thời không
đảm bảo các quy định về xây dựng.
Nguồn kinh phí xây dựng các trạm/điểm san
tiếp rác từ nguồn kinh phí xã hội hóa và ngân sách cấp huyện.
Một số địa phương hiện không có bố trí
trạm trung chuyển như huyện Xuân Lộc và huyện Thống Nhất. UBND các huyện, thành
phố đã xác định mạng lưới các trạm trung chuyển và cập nhật vị trí vào quy hoạch
xây dựng và quy hoạch sử dụng đất, tiếp tục rà soát các trạm chưa phù hợp quy
hoạch để cập nhật hoặc chuyển đến vị trí mới phù hợp theo quy hoạch, đồng thời
đề xuất lộ trình hoàn thành chuẩn hóa các điểm trung chuyển theo tiêu chuẩn.
Hình 4: Các trạm
trung chuyển không đáp ứng quy định QCVN 01:2021/BXD của Bộ
Xây dựng
Hình 5: Trạm trung
chuyển cơ bản đáp ứng quy định QCVN 01:2021/BXD của Bộ
Xây dựng Hiện
trạng quy hoạch, đầu tư, xử lý và công nghệ xử lý CTRSH
4.1. Tình hình triển khai các KXL chất
thải theo quy hoạch
Hiện tại, theo quy hoạch được duyệt, tổng
diện tích đất theo quy hoạch được duyệt tại 09 KXL CTR trên địa bàn tỉnh
khoảng 459,5 ha[7].
Trong đó, đã được UBND tỉnh giao đất và Sở Tài nguyên và Môi trường ký hợp đồng
thuê đất với doanh nghiệp có tổng diện tích 296,35 ha (diện tích đất đưa vào sử
dụng là 250,66 ha, chưa đưa vào sử dụng là 45,69 ha); Diện tích đất chưa được
giao là 163,15ha, chủ yếu là thuộc những dự án do UBND tỉnh điều chỉnh giảm diện
tích giao đất và chưa hoàn thành thủ tục giao đất, gồm:
- KXL Tây Hòa - Công ty TNHH Tài Tiến
còn 29,77/49 ha chưa được giao do chưa hoàn thành các thủ tục bồi thường, thu hồi
đất.
- 03 Dự án chưa hoàn thành thủ tục
giao đất: Công ty Môi trường Xanh Long Thành (9 ha); Dự án của Công ty cổ phần
Môi trường Đồng Xanh (18,8 ha) và Dự án xử lý rác phát điện (12 ha).
Về quy mô xử lý của các KXL chất thải theo quy
hoạch: CTR sinh hoạt khoảng 3.335
tấn/ngày; CTR công nghiệp khoảng 4.565 tấn/ngày; Chất thải nguy hại khoảng
4.175 tấn/ngày.
Trong 09 KXL theo quy hoạch có 17 dự
án; trong đó:
- 02 KXL chất thải có 03 dự án hiện
tại ngưng tiếp nhận chất thải: (1) KXL Trảng Dài gồm 02 dự án của: Công ty Cổ phần Môi
trường Sonadezi và Công ty Cổ phần Môi trường Đồng Xanh; (2) KXL Phú Thanh của
Công ty Đa Lộc. Hiện đang trong quá trình theo dõi môi trường, sau quá trình
theo dõi, các chủ dự án có trách nhiệm lập hồ sơ bàn giao mặt bằng cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Trong đó:
(1) KXL Trảng Dài: Bãi chôn lấp chất
thải rắn sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại họp vệ sinh phường Trảng Dài
có công suất thiết kế 1.400.000 tấn.
Đây là bãi chôn lấp hợp vệ sinh được
đầu tư hoàn thiện bằng ngân sách Nhà nước nhằm xử lý toàn bộ lượng chất thải rắn
sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Biên Hòa. KXL Trảng Dài có tổng cộng
18 hố chôn lấp, trong đó 9 hố chôn chất thải rắn sinh hoạt, 4 ô chôn xen kẽ rác
sinh hoạt và 05 hố chôn lấp chất thải rắn công nghiệp không nguy hại hợp vệ
sinh. Qua quá trình hoạt động, tổng khối lượng CTRSH tiếp nhận khoảng 1,2 triệu
tấn đã được lấp đầy diện tích 18 hố chôn lấp nêu trên và đã ngưng hoạt động xử
lý chất thải từ tháng 3/2016; chỉ hoạt động sang tiếp CTRSH sinh hoạt của thành
phố Biên Hòa. UBND tỉnh đã có Quyết định số 1153/QĐ-UBND ngày 13/4/2017 về việc
phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn
sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại hợp vệ sinh tại phường Trảng Dài của Công ty Cổ
phần Môi trường Sonadezi.
(2) KXL Phú Thanh: Nhà máy xử lý rác
Tân Phú, địa chỉ: ấp Bàu Mây, xã Phú Thanh, huyện Tân Phú của Công ty Cổ phần Thương
mại - Xây dựng Đa Lộc hoạt động thu gom, xử lý CTRSH trên địa bàn huyện Tân Phú
từ năm 2011
đến
tháng 11 năm 2016 thì ngưng tiếp nhận CTRSH để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường, do hoạt động của Nhà máy gây ra. Công ty cổ phần Thương mại - Xây dựng
Đa Lộc đã xây dựng phương án ngưng hoạt động tại Nhà máy xử lý rác Tân Phú.
- 07 KXL chất thải bao gồm: 11 dự
án đã và đang tiếp nhận, xử lý chất thải theo quy
hoạch
gồm: (1) KXL chất thải Tây Hòa: Dự án của Công ty Tài Tiến; (2) KXL
chất thải Túc Trưng: Dự án của Công ty Đa Lộc; (3) KXL chất thải Quang
Trung gồm: Dự án của Công ty CPDV Sonadezi và Dự án của Công ty Quốc Đại Thành
(thuê đất của Công CPDV Sonadezi); (4) KXL chất thải Xuân Mỹ: Dự án của Công ty Thiên
Phước; (5) KXL chất thải Bàu Cạn gồm: Dự án của Công ty Phúc Thiên Long và Dự
án của Công ty Tân Thiên Nhiên; (6) KXL Xuân Tâm: Dự án của Công ty Cù Lao
Xanh; (7) KXL Vĩnh Tân gồm 03 dự án: Dự án của Công ty CPMT Sonadezi, Dự án của
Công ty Thiên Thanh, Dự án của Công ty Thanh Tùng 2. Ngoài ra, KXL chất thải
Vĩnh Tân có 03 dự án đang thực hiện thủ tục đầu tư, xây dựng gồm: dự án
của Công ty Đồng Xanh, Dự án của Công ty Môi trường Xanh Long Thành và Dự án xử
lý rác phát điện. Cụ thể tiến độ triển khai từng khu như sau:
4.1.1 KXL Bàu Cạn (diện tích
theo quy hoạch 104ha): Có 02
dự án, trong đó 01 dự án xử lý CTRSH do Công ty TNHH TMDV Phúc Thiên Long
(sau đây gọi là Công ty Phúc Thiên Long) làm chủ đầu tư (khoảng 94ha, đã được
giao đất 84,46 ha, trong đó đã sử dụng 10,47 ha, chưa sử dụng 73,99 ha).
Các thủ tục đã thực hiện: Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư; Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Quyết định phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường, Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
Theo quy hoạch, phạm vi phục vụ: Xử lý
chất thải sinh hoạt cho huyện Long Thành và huyện Nhơn Trạch. Tiếp nhận CTRSH từ
địa bàn huyện Long Thành đến hết ngày 5/5/2019 và địa bàn huyện Nhơn Trạch đến hết ngày
30/11/2019. Hiện nay không tiếp nhận CTRSH từ 02 địa phương này do không đáp ứng
về điều kiện công nghệ nên không trúng thầu.
Công ty đã đầu tư dây chuyền phân loại,
nén ép chất thải, tuy nhiên chưa có các hạng mục lò đốt chất thải rắn sinh hoạt,
vì vậy không đủ điều kiện tham gia đấu thầu xử lý. Công ty dự kiến đầu tư dự án xử
lý rác phát điện giai đoạn 2023 - 2025, công suất 1.000 tấn/ngày. Công ty có
văn bản kiến nghị bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đồng Nai, giai đoạn
2016-2025, định hướng 2035, UBND tỉnh cũng đã có văn bản số 10384/UBND-KTN ngày
03/10/2022, giao Sở Công thương chủ trì xử lý kiến nghị này.
4.1.2 KXL Vĩnh Tân (diện tích
theo quy hoạch 81 ha), với các dự án:
(1) Công ty CP Môi trường Sonadezi
(21,7ha): Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường dự án “Điều chỉnh KXL CTRSH và công nghiệp, quy mô 21,7
ha”.
Thẹo quy hoạch, phạm vi phục vụ: Xử lý
chất thải sinh hoạt cho huyện Vĩnh Cửu và thành phố Biên Hòa. Hiện đang tiếp
nhận CTRSH của Tp. Biên Hòa với khối lượng khoảng 250 tấn/ngày; Vĩnh Cửu
khoảng 80 tấn/ngày để xử lý chất thải làm mùn hữu cơ, công xuất xử lý 450 tấn/ngày
(làm việc 08 giờ/ngày).
Công ty Cổ phần Môi trường Sonadezi đã
đầu tư dây chuyền compost công suất thiết kế 450 tấn/ngày được chuyển giao công
nghệ từ Bỉ năm 2020. Khối lượng tiếp nhận hiện nay dao động khoảng 350 - 410 tấn/ngày
từ địa bàn huyện Vĩnh Cửu (từ 70 - 85 tấn/ngày) và thành phố Biên Hòa (từ 280 -
320 tấn/ngày). Tỷ lệ rác trơ sau xử lý được chôn lấp dao động khoảng 14,3% -
14,9%. Tổng sức chứa chất thải của 3 ô chôn lấp còn lại (ô H1, H2 và H3) của
Công ty là khoảng 310.000 tấn. Với lượng chất thải đang chôn lấp hiện nay và dự báo lượng
khối lượng rác tăng thêm mỗi năm là 5-10%/năm thì khoảng 3-4 năm tới, khu xử lý
Vĩnh Tân sẽ không còn khả năng chôn lấp.
Định hướng đầu tư của dự án: Công ty dự
kiến đầu tư nâng công suất xử lý phân vi sinh lên 900 tấn/ngày (không đầu tư
thêm dây chuyền, chỉ tăng thành 02 ca và đầu tư thêm 01 xưởng ủ); Đầu tư 01 lò
đốt giai đoạn 1 module 200 tấn/ngày là đốt không thu hồi năng lượng, sau đó nếu
đủ công suất sẽ đầu tư giai đoạn 2 với công suất 400 tấn/ngày để đốt có thu hồi
năng lượng, phát điện; Đầu tư bổ sung hệ thống đóng gạch không nung: dự
kiến rác trơ sau đốt sẽ dùng để đồng gạch dùng cho nội bộ.
(2) Dự án của Công ty CP Môi trường Đồng
Xanh (18,8ha): chưa được giao đất. Hiện nay, Công ty đang thực hiện công tác đền
bù, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án với diện tích được khoảng 5,7ha để thực
hiện Dự án Nhà máy xử lý và tái chế rác thải.
(3) Dự án của Công CP Môi trường Xanh
Long Thành (9ha): Dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ
1/500 tại Quyết định số 4382/QĐ-UBND ngày 22/12/2016; đang thực hiện các thủ tục
về đất đai (chưa được giao đất).
(4) Dự án xử lý rác phát điện: Ban Cán
sự Đảng UBND tỉnh đã có báo cáo số 139-BC/BCS-UBND ngày 30/3/2021 báo cáo Ban
Thường vụ Tỉnh ủy chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát
điện tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai theo hình thức đối tác công
tư (PPP), hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO) và đã được Ban Thường vụ
Tỉnh ủy thông qua chủ trương đầu tư[8].
Ngày
22/9/2022,
HĐND đã ban hành Nghị quyết số 28/NQ-HĐND về chủ trương đầu tư dự án Nhà máy xử
lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Dự kiến dự án sẽ đi vào hoạt động sau 03 năm khởi công, công suất
giai đoạn 1 là 800 tấn/ngày, sau đó nâng lên thành 1.200 tấn/ngày, đơn giá xử
lý khoảng 473.000 đồng/tấn, diện tích 12 ha.
4.1.3. KXL Quang Trung (diện tích
theo quy hoạch 130ha):
Công ty CP Dịch vụ Sonadezi làm chủ đầu
tư vợi diện tích khoảng 130 ha (diện tích đã sử dụng là 98 ha, 32 ha còn lại
đang thực hiện thủ tục để đầu tư hạ tầng cho các cơ sở tái chế thuế lại) thu
gom và xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp không nguy hại và chất
thải nguy hại. Công ty được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường và cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại .
Theo quy hoạch, phạm vi phục vụ: Xử lý
chất thải sinh hoạt cho huyện Thống Nhất và thành phố Long Khánh.
Hiện đã vận hành dây chuyền sản xuất
mùn hữu cơ công suất 1.200 tấn/ngày. KXL đang tiếp nhận trung bình khoảng 1.200
tấn/ngày CTRSH trên địa bàn gồm: Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Long Thành, Nhơn Trạch,
Tân Phú, Trảng Bom, Tp. Long Khánh và một phần của Tp. Biên Hòa (khoảng 450-500
tấn/ngày) để xử lý thành mùn hữu cơ.
Theo Quyết định số 2188/QĐ-UBND ngày
06/8/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai quyết định duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ
lệ 1/2000; trong đó, quy mô phục vụ đối với chất thải rắn sinh hoạt của Khu xử lý
chất thải Quang Trung: thu gom và xử lý chủ yếu chất thải của huyện Thống Nhất
và Long Khánh. Hiện nay, khối lượng rác thải sinh hoạt tiếp nhận từ 02 địa
phương này dao động từ
180-200 tấn/ngày.
So với quy hoạch ban đầu, khối lượng
rác và quy mô phục vụ đối với rác thải sinh hoạt tăng đáng kể (tiếp nhận thêm 06
huyện), tăng cao gấp 6 lần so với dự án được duyệt lần đầu năm 2009. Do đó tiến
độ sử dụng các ô chôn lấp hợp vệ sinh để chôn lấp rác trơ, chất thải rắn thông thường không
có khả năng tái chế tăng nhanh so với kế hoạch hàng năm cũng như tính toán dự
án ban đầu. Các thiết bị, máy móc, trạm xử lý nước rỉ rác luôn vận hành trong
tình trạng tối đa công suất xử lý, Kèm theo các ô chôn lấp không có thời gian ổn
định, duy tu, bảo dưỡng trong khi tiến độ thực hiện dự án điện rác Quang Trung
cũng như các dự án tái chế khác còn đang thực hiện, một số thủ tục và cần thời
gian triển khai.
Hiện tại Công ty chỉ còn 03 ô chôn lấp
số 7, 8, 9 với khả năng tiếp nhận với tổng khối lượng 184.500 tấn, thời gian tiếp
nhận còn lại với lượng rác hiện nay là khoảng 910 ngày tương đương 2,8 năm phải
đóng bãi chôn lấp. Hiện Công ty đã có văn bản gửi 05 địa phương và báo cáo UBND
tỉnh về việc không tham gia đầu thầu hoặc giảm khối lượng tiếp nhận chất thải để
đảm bảo công suất xử lý và kéo dài thời gian đóng bãi chôn lấp.
Định hướng đầu tư: Công ty dự
kiến đầu tư dự án đốt rác phát điện với công suất 150 tấn/ngày/module dự kiến
đi vào hoạt động năm 2024 tại lô C1, công suất
phát điện khoảng 3,42MW, phục vụ nhu cầu của Công ty sử dụng khoảng 2,3
MW. Nếu có hiệu quả sẽ đầu tư các module tiếp theo. Công ty đã được UBND tỉnh
chấp thuận chủ trương năm 2020 để thực hiện dự án lò đốt rác phát điện công suất
150 tấn/ngày, phục vụ đốt rác thải trơ từ dây chuyền compost (sẽ loại ra được độ
ẩm từ rác đầu vào, loại ra chất thải thực phẩm và chất thải lớn), chất thải
công nghiệp; Hiện đã thực hiện báo cáo nghiên cứu khả thi, đang thực hiện báo
cáo đánh giá tác động môi trường, đang chờ chấp thuận chủ trương bổ sung vào
quy hoạch.
4.1.4 KXL Tây Hòa do Công ty TNHH Tài
Tiến làm chủ đầu tư
Diện tích theo quy hoạch 48,9 ha, đã
giao 19,2 ha, còn 29,7/49 ha chưa được giao do chưa hoàn thành các
thủ tục bồi thường, thu hồi đất. Việc kiến nghị mở rộng dự án giai đoạn 3 của
Công ty TNHH Tài Tiến, Sở Xây dựng có ý kiến không thống nhất (tại văn bản số
1420/SXD ngày 5/4/2018 và văn bản số 4181/SXD ngày 6/9/2018).
Công ty đã đầu tư hệ thống phân loại
và lò đốt tiêu hủy CTR, CTRSH công suất khoảng 100 tấn/ngày nhưng chưa được cấp
phép hoạt động.
Theo quy hoạch, phạm vi phục vụ: Xử lý
chất thải sinh hoạt cho huyện Trảng Bom. Hiện nay, công ty không tiếp nhận
CTRSH của Trảng Bom. Mặc dù thời gian qua công ty có tham gia đấu thầu, tuy
nhiên do chi phí xử lý cao, không trúng thầu gói thầu xử lý rác sinh hoạt trên địa
bàn huyện Trảng Bom.
41.5. KXL Xuân Mỹ do Công ty TNHH
Thương mại - Môi trường Thiên Phước làm chủ đầu tư (diện tích theo quy
hoạch 20 ha, trong đó đã sử dụng 9,65 ha, chưa sử dụng 9,47 ha):
- Thời gian qua, công ty cũng đã tập trung thực
hiện các thủ tục và triển khai đầu tư các hạng mục công trình xử lý chất thải để
giảm thiểu tỷ lệ chôn lấp. Đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo
cáo ĐTM và cấp phép xử lý chất thải, đầu tư đưa vào vận hành lò đốt CTRSH công
suất 72 tấn/ngày, tuy nhiên quá trình hoạt động chưa ổn định, chưa đầu tư đầy đủ các công
trình bảo vệ môi trường đáp ứng điều kiện để được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp
phép theo quy định. Hiện nay, Công ty đang tạm ngưng hoạt động lò đốt chất thải
rắn sinh hoạt 72 tấn/ngày để khắc phục sự cố cháy. Đang sử dụng lò đốt chất thải
nguy hại để xử lý lượng chất thải sinh hoạt đang tồn lưu tại KXL. Ngoài ra Công
ty đã đầu tư 01 bãi chôn lấp CTRSH diện tích 2.978m2.
- Theo quy hoạch, phạm vi phục vụ: xử
lý chất thải sinh hoạt cho huyện Cẩm Mỹ. Theo kết quả đấu thầu xử lý CTRSH vào
tháng 5/2021, Công ty Thiên Phước không trúng thầu. Do đó CTRSH trên địa bàn
huyện Cẩm Mỹ chuyển
về KXL Quang Trung để xử lý.
Công ty đã có văn bản xin gia hạn tiến
độ sử dụng đất đối với phần diện tích đất còn lại của KXL để tiếp tục triển
khai xây dựng các công trình theo tiến độ đã được phê duyệt.
4.1.6. KXL Xuân Tâm do Công ty TNHH Cù
Lao Xanh làm chủ đầu tư (diện tích theo quy hoạch 20 ha; diện
tích được giao là 17,45 ha):
Phạm vi phục vụ: Xử lý chất thải sinh
hoạt cho huyện Xuân Lộc. KXL tiếp nhận tiếp nhận CTRSH phát sinh từ huyện Xuân
Lộc khoảng 82 tấn/ngày và xử lý khoảng 24 tấn/ngày bằng lò đốt chất thải sinh
hoạt và nguy hại của Công ty (công suất lò đốt 48 tấn/ngày); phần còn lại đang
tạm ủ sản xuất mùn hữu cơ.
Đối với việc Công ty TNHH Cù Lao Xanh
đang vận hành thử nghiệm dây chuyền phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
thành compost, tiếp nhận 70-80 tấn/ngày từ huyện Xuân Lộc. Hiện đang lập hồ sơ
báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường để được cấp phép môi trường theo quy định.
Theo hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu xử lý CTR tại xã Xuân
Tâm, huyện Xuân Lộc được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2164/QĐ-UBND
ngày 26/6/2017, không có mục tiêu và bố trí phạm vi sử dụng đất cho việc xử lý
CTRSH thành phân compost.
4.1.7. KXL Túc Trưng do Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng
Đa
Lộc
làm chủ đầu tư (diện tích theo quy hoạch 20 ha; trong đó diện tích đã sử
dụng là 8,16 ha và diện tích chưa sử dụng là 1,29 ha):
Phạm vi phục vụ: xử lý chất thải sinh
hoạt cho huyện Định Quán. Đã được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường. Hiện đang tiếp
nhận CTRSH từ huyện Định Quán (khoảng 100 tấn/ngày) để xử lý bằng phương pháp
compost và đốt, đảm bảo tỷ lệ chôn lấp không quá 15%.
Công ty đã có văn bản số 89/CV-ĐL
ngày 03/10/2022 về việc xin thực hiện chủ trương đốt rác phát điện công suất
500 tấn/ngày, gửi UBND tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét.
4.2. Hoạt động tái chế CTRSH
Hiện nay, với tổng khối lượng CTRSH phát
sinh trên toàn tỉnh là
1.845 tấn/ngày, khối lượng CTRSH được tái chế bao gồm: sản xuất phân compost
khoảng 1.323 tấn/ngày (khoảng 71,7% khối lượng CTRSH phát sinh) và khối lượng
CTRSH có khả năng tái chế, tái sử dụng khoảng 46 tấn/ngày (khoảng 2,5% khối lượng
CTRSH phát sinh) được 522 cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn tỉnh thu mua đưa
về các đơn vị có chức năng tái chế xử lý.
4.3. Hiện trạng xử lý CTRSH
Hiện tại CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh
được xử lý tại 04 Khu xử lý chất thải theo quy hoạch gồm: (1) KXL Quang Trung
khoảng 1.200 tấn/ngày (gồm 8 địa phương: Thống Nhất, Long Thành, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ, Tân
Phú, Trảng Bom, Tp. Long Khánh và Tp. Biên Hòa (một phần của Tp. Biên Hòa, khoảng
450-500 tấn/ngày) để xử lý thành mùn hữu cơ (compost); (2) KXL Vĩnh Tân khoảng
335 tấn/ngày (250 tấn/ngày của Biên Hòa và 85 tấn/ngày của huyện Vĩnh Cửu) để xử
lý thành mùn hữu cơ; (3) KXL Túc Trưng khoảng 110 tấn/ngày của huyện Định Quán
để xử lý thành mùn hữu cơ và đốt; (4) KXL Xuân Tâm khoảng 82 tấn/ngày của huyện
Xuân Lộc để xử lý thành mùn hữu cơ và đốt.
03 Khu xử lý chất thải theo quy hoạch
còn lại gồm: KXL chất thải Bàu Cạn, KXL chất thải Xuân Mỹ, KXL chất thải Tây
Hòa ngưng hoạt động xử lý CTR sinh hoạt do các chủ đầu tư này không trúng thầu
xử lý CTR sinh hoạt tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Hình 6: Khu xử lý chất
thải Quang Trung
Hình 7: KXL Cù Lao
Xanh
4.4. Hiện trạng công nghệ xử lý CTRSH
Về công nghệ xử lý CTRSH hiện nay trên địa bàn
tỉnh đang áp dụng 03 công nghệ là: công nghệ chế biến rác thành mùn hữu cơ
(compost), công nghệ đốt chất thải bằng lò đốt 02 cấp nhiệt độ cao và công nghệ
chôn lấp hợp vệ sinh.
Đối với công nghệ chế biến rác thành
mùn hữu cơ (compost): 02 KXL đang áp dụng công nghệ, thiết bị xử lý của Việt
Nam chế tạo sản xuất (KXL Túc Trưng, KXL Xuân Tâm) và 02 KXL áp dụng công nghệ
thiết bị của nước ngoài chế tạo sản xuất (KXL Quang Trung; KXL Vĩnh Tân).
Đối với công nghệ đốt chất thải bằng
lò đốt 2 cấp nhiệt độ cao: 04 KXL đang áp dụng công nghệ, thiết bị xử lý của Việt
Nam chế tạo sản xuất: KXL Xuân Tâm, KXL Túc Trưng, KXL Xuân Mỹ, KXL Tây Hòa.
Đối với công nghệ chôn lấp hợp vệ
sinh: Công ty Phúc Thiên Long (hiện tại công nghệ xử lý này đang tạm ngưng áp dụng
do thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết giảm tối đa tỷ lệ chôn lấp trong xử lý CTRSH).
……………………
cuối cùng tiến hành phủ lớp đỉnh đóng
bãi hố chôn lấp bằng lớp đất sét đầm chặt hoặc lớp HDPE và lớp đất dày 1,5m và lớp trồng
cỏ dày 0,6m. Hố chôn lấp hợp vệ sinh có hệ thống thu gom nước rỉ rác, dẫn về hệ
thống xử lý nước thải tập trung.
(4) Ngoài ra, Tỉnh ủy, HĐND đã có văn
bản và Nghị quyết về chủ trương về việc triển khai dự án đốt rác phát điện tại
KXL Vĩnh Tân công suất 1.200 tấn/ngày và các KXL cũng đang thực hiện các bước đầu
tư thêm các modul xử lý rác
phát điện: Quang Trung công suất 150 tấn/ngày, Bàu Cạn 500-1.000 tan/ngày, Túc
Trưng 500 tấn/ngày.
Bảng 4. Thống
kê khối lượng, tỷ lệ xử lý, chôn lấp tại các KXL năm 2021
STT
|
Khu xử lý
|
Chủ dự án
|
Quy mô quy hoạch
(ha)
|
Chất thải
sinh hoạt xử lý (tấn/ngày)
|
Công suất theo
ĐTM
|
Tỷ lệ chôn
lấp theo ĐTM (%)
|
Khối lượng tiếp nhận
|
Khối lượng tái
chế/đốt
|
Chôn lấp HVS
|
Tỷ lệ chôn
lấp (%)
|
1
|
Quang Trung, huyện
Thống Nhất.
|
Công ty CP
dịch vụ Sonadezi (phân loại
+ sản xuất compost)
|
130
|
1,200
|
15
|
1,207
|
1,038
|
169
|
14
|
2
|
Túc Trưng, huyện Định
Quán
|
Công ty
TNHH TM Xây dựng Đa Lộc (Phân loại + Compost + Đốt)
|
20
|
110
|
8
|
102
|
94
|
8
|
8
|
3
|
Vĩnh Tân,
huyện Vĩnh Cửu
|
Công ty CP
Môi trường Sonadezi SZE (compost)
|
21.7
|
450
|
15
|
335
|
285
|
50
|
15
|
4
|
Xuân Tâm,
huyện Xuân Lộc
|
Công ty
TNHH Cù Lao Xanh (phân loại+ Compost+đốt)
|
20
|
120
|
15
|
59
|
50
|
9
|
15
|
|
Tổng
|
170
|
2,152
|
|
1,703
|
1,467
|
236
|
14
|
Biểu đồ khối
lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý theo từng phương pháp tại các Khu xử lý
chất thải từ năm 2019 -2021
(ĐVT: tấn/ngày)
III. Công tác quản lý
nhà nước về CTR:
1. Cấp Trung ương:
Trên cơ sở Luật Bảo vệ Môi trường năm
2014, Chính phủ đã giao nhiều bộ ngành như Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT),
Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(NNPTNT) dẫn đến sự giao thoa, chồng chéo về chức năng quản lý nhà nước trong
lĩnh vực CTR kể cả cấp trung ương đến địa phương. Tại Nghị quyết số 09/NQ-CP
ngày 03 tháng 02 năm 2019, Chính phủ đã giao Bộ TNMT thống nhất quản lý nhà nước
về CTR theo đó:
Bộ TNMT chịu trách nhiệm trước Chính
phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về BVMT. Đối với CTRSH, Bộ có trách
nhiệm: xây dựng hướng dẫn kỹ thuật, quy trình quản lý trong việc phân loại, lưu
giữ, tập kết, trung chuyển, vận chuyển, sơ chế, tái sử dụng, tái chế, xử lý và
thu hồi năng lượng từ CTRSH; tổ chức quản lý, kiểm tra các hoạt động BVMT về quản
lý CTRSH.
Bộ Xây dựng có trách nhiệm: Hướng dẫn
quản lý đầu tư xây dựng cơ sở xử lý CTRSH theo quy hoạch được phê duyệt; phương
pháp lập, quản lý chi phí và phương pháp định giá dịch vụ xử lý CTRSH; công bố
định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH; suất vốn đầu tư xây
dựng cơ sở xử lý CTRSH. Ngoài ra, Chính phủ đang giao trách nhiệm cho Bộ Xây dựng
tổ chức lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch quản lý CTR các
vùng kinh tế trọng điểm, quy hoạch CTR các lưu vực sông và quy hoạch quản lý
CTR vùng liên tỉnh; các địa
phương chịu trách nhiệm tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch quản lý CTR theo thẩm
quyền.
Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) được
giao chủ trì đánh giá, thẩm định công nghệ xử lý CTRSH mới được nghiên cứu và
áp dụng lần đầu ở Việt Nam (theo quy định của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP).
Trong khi đó, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP quy định Bộ TNMT chủ trì, phối hợp với
Bộ KHCN và các bộ, ngành liên quan ban hành tiêu chí cụ thể; thẩm định, đánh
giá, công bố công nghệ xử lý CTRSH.
Ngoài ra, theo quy định hiện hành,
trong lĩnh vực quản lý chất thải, Bộ TNMT có thẩm quyền ban hành các quy chuẩn
kỹ thuật về chất thải (hàm lượng tối đa của các chất gây ô nhiễm có trong chất
thải bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường); các Bộ chuyên ngành có thẩm quyền
xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình, hoạt
động trong phạm vi quản lý ngành, trong đó có các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quản
lý CTR phát sinh từ hoạt động cửa ngành, lĩnh vực gửi Bộ KHCN thẩm định. Bộ
KHCN công bố tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, các Bộ chuyên ngành ban hành quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia có liên quan. Đối với CTRSH, việc ban hành các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật có liên quan đang được giao cho Bộ Xây dựng.
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
có 6 điều (Điều 60, Điều từ 75 đến điều 80) quy định rõ về việc phân loại, lưu
giữ, chuyển giao; chi phí thu gom vận chuyển; xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường
bãi chôn lấp CTRSH. Các quy định này định hướng cách thức quản lý, ứng xử
với chất thải;
thúc đẩy người dân phân loại, giảm thiểu CTRSH phát sinh tại nguồn. Đồng thời,
quy định trách nhiệm của các bộ ngành, UBND các cấp, các cơ quan, tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân trong việc quản lý CTRSH. Ngày 8/8/2022, Chính phủ ban hành
Nghị định số 25/2022/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Xây dựng trong đó quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật thu gom, lưu giữ,
xử lý chất thải rắn. Ngày 22/9/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số
68/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Tài nguyên và Môi trường theo đó, Bộ TNMT thực hiện quản lý nhà nước về chất thải
rắn theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý
chất thải rắn sinh hoạt. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành
Thông tư số 05/2021/TT-BTNMT ngày 29/5/2021 Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc
trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Phòng Tài nguyên và Môi trường
thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc
thành phố trực thuộc trung ương; Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số
03/2022/TT-BXD ngày 27/9/2022 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ
quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Tại Đồng Nai
2.1. Việc ban hành và thực thi chính
sách về quản lý CTRSH
a. Về trách nhiệm
quản lý CTR
- UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số
3892/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2014 quy định phân công trách nhiệm trong quản
lý CTR trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, là căn cứ để để các Sở, ngành, Ủy ban nhân
dân cấp huyện và cấp xã phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện
các chỉ tiêu mà Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh đặt ra.
- Hiện nay, công tác quản lý CTRSH trên
địa bàn tỉnh thực hiện theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị
định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/02/2022 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo
vệ môi trường. Để thống nhất quản lý, UBND tỉnh đã tham mưu trình Tỉnh ủy, Hội
đồng nhân dân tỉnh ban hành các chương trình, kế hoạch, nghị quyết có lồng ghép
nội dung quản lý về CTRSH.
b. Tổ chức tổ chức bộ máy quản lý
CTRSH gồm:
- Cấp tỉnh: UBND tỉnh; Sở Tài nguyên
và Môi trường (có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh về công tác quản lý CTRSH, kịp
thời báo cáo UBND tỉnh xử lý các vướng mắc trong công tác quản CTRSH trên
địa bàn tỉnh); Sở Xây dựng; Ban Quản lý các khu công nghiệp có Phòng Quản
lý môi trường; Công an tỉnh có Phòng Cảnh sát Phòng Chống tội phạm về môi trường.
Các sở, ban, ngành khác: Sở Công thương; các Sở Khoa học và Công nghệ, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đều có bộ phận chuyên môn thực hiện chức năng bảo
vệ môi trường thuộc lĩnh vực ngành.
- Cấp huyện: Ủy ban nhân dân huyện/thành
phố; Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện/thành phố; Phòng Kinh tế hạ tầng huyện/thành
phố;
- Cấp xã: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị
trấn.
c. Về quy hoạch
và triển khai:
- Từ năm 2000, UBND tỉnh đã phê duyệt
Quy hoạch các khu xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 tại Quyết định số 931/QĐ.CT.UBT
ngày 18/4/2000 và điều chỉnh bổ sung tại Quyết định số 7480/QĐ-UBND ngày
26/7/2006. Đến năm 2011, tiếp tục phê duyệt quy hoạch quản lý CTR tỉnh Đồng Nai
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 tại Quyết định số 2862/QĐ- UBND ngày
03/11/2011 và bổ sung điều chỉnh tại Quyết định số 2249/QĐ-UBND ngày 22/7/2014
và Quyết định số 3907/QĐ-UBND ngày 09/12/2015.
Ngày 07/5/2018, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc
gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 thay thế Quyết
định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều
chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025 tầm nhìn đến năm
2050. Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 12472/KH-UBND ngày 16/11/2018
về việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai để triển khai thực hiện tại địa phương và văn bản số
1099/UBND-KTN ngày 28/1/2021 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 41/CT-TTg
ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính
phủ.
Về quản lý rác thải nhựa, thực hiện chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch
số 14174/KH- UBND ngày 24/12/2018 về phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”
trên địa bàn tỉnh, văn bản số 7558/UBND-CNN ngày 02/7/2019 về việc tiếp tục triển
khai thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải
nhựa gây ra trên địa bàn tỉnh, văn bản số 11083/UBND-KTN ngày 17/9/2020 về việc
triển khai thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ
và văn bản số 10883/UBND-KTN ngày 09/9/2021 về việc triển khai thực hiện Quyết
định số 1316/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với quy hoạch quản lý chất thải rắn,
sau khi rà soát việc thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn để đảm bảo giữa
công tác quy hoạch và điều kiện triển khai thực tế trên toàn địa bàn tỉnh, đồng
thời xác định lại thời gian định hướng quy hoạch đảm bảo phù hợp với Quy hoạch
chất thải rắn lưu vực sông Đồng Nai đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 06/01/2015, Sở Xây dựng có văn bản số
3544/SXD-PTĐT-HTKT ngày 13/10/2017 kiến nghị UBND tỉnh chấp thuận chủ trương giao Sở
Xây dựng lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh
và ngày 17/11/2017, UBND tỉnh đã có văn bản số 12029/UBND-CNN chấp thuận giao Sở
Xây dựng lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 với nguồn vốn từ ngân sách tỉnh, thời
gian thực hiện trong năm 2018.
Tuy nhiên do tác động bởi Luật Quy hoạch
2017 và quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Quy hoạch đô thị và Nghị định
98/2019/NĐ-CP (quy định các đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật chỉ
được lập đối
với
các đô thị trực thuộc trung ương; Đối với các thành phố trực thuộc trung ương,
quy hoạch thoát nước là quy hoạch hạ tầng kỹ thuật được lập riêng thành một đồ
án). Do đó hiện không có cơ sở thực hiện điều chỉnh định các đồ án quy hoạch
chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, chờ Quy hoạch tỉnh được duyệt sẽ được cập nhật
tích hợp. Nhưng kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực đến nay sau 5 năm Quy hoạch
tỉnh hiện đang trong giai đoạn nghiệm thu giai đoạn 2 của dự án lập Quy hoạch tỉnh
Đồng Nai thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050.
UBND tỉnh có văn bản số 11057/UBND-KTN
ngày 17/9/2020 chấp thuận ngưng thực hiện hồ sơ điều chỉnh quy hoạch, quản lý
chất thải rắn và giao Sở Xây dựng phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện rà
soát cập nhật vào hồ sơ Quy hoạch tỉnh đang thực hiện. Hiện nay, Sở Kế hoạch -
Đầu tư đang tham mưu UBND tỉnh Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kì 2020-2030, tầm
nhìn đến năm 2050, trong đó cập nhật tích hợp quy hoạch quản lý chất thải rắn.
d. Tài chính cho công tác quản lý
CTRSH
Hiện nay, theo Nghị quyết
33/2016/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 của HĐND tỉnh về Ban hành quy định mức phân bổ
dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Đồng Nai năm 2017, giai đoạn 2017-2020,
nguồn ngân sách cho hoạt động sự nghiệp môi trường hàng năm tối thiểu 02% trong
tổng chi ngân sách tỉnh đã tạo thuận lợi về nguồn lực tài chính cho hoạt động bảo
vệ môi trường (trung
bình khoảng 570 tỷ/năm).
Hàng năm, Sở Tài chính tổng hợp, tham
mưu cho UBND tỉnh trong việc phân bổ, cấp ngân sách nhà nước cho các địa phương
trong tỉnh đảm bảo nguồn lực cho hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó có hoạt
động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH.
Để huy động nguồn lực xã hội trong hoạt động bảo
vệ môi trường nói chung và thu gom, vận chuyển, xử lý CTR nói riêng. Thời gian
qua, tỉnh đã tạo điều kiện cho nhiều cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động bảo
vệ môi trường trên địa bàn tỉnh thông qua việc ban hành quy hoạch quản lý CTR
trên địa bàn. Tổ chức thẩm định, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định,
cấp phép
cho
các đơn vị đi vào hoạt động. Tổng nguồn vốn huy động đầu tư thực hiện 15 dự án
tại 09 khu xử lý CTR trên địa bàn tỉnh dự kiến khoảng 7.204,8 tỷ đồng, đến nay
đã có 11 dự án tại 09 khu xử lý chất thải theo quy hoạch đã đi vào hoạt động bằng
nguồn vốn của các doanh nghiệp, với kinh phí đã thực hiện trên 775 tỷ đồng.
Thông qua Quỹ Bảo vệ môi trường đã hỗ
trợ cho các tổ chức, cá nhân tham gia thu gom, vận chuyển xử lý chất thải để đầu
tư phương tiện, trang thiết bị, công nghệ, với số tiền vay khoảng 324 tỷ đồng.
2.2. Đối với việc thu gom:
Ngày 03/7/2019, UBND tỉnh có Văn bản số
7575/UBND-KT về việc hướng dẫn UBND các huyện, thành phố và các đơn vị cung ứng
dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt (đoạn từ nhà dân đen điểm trung
chuyển) xây dựng đơn giá thu gom, vận chuyển; trong đó giao Sở Tài chính hướng
dẫn UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh và các đơn vị cung ứng dịch vụ thu
gom, vận chuyển CTRSH (đoạn từ nhà dân đến điểm trung chuyển) xây dựng đơn giá
thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt để triển khai thực hiện tại địa phương; UBND các
huyện, thành phố thuộc tỉnh chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính, Sở Tài
nguyên và Môi trường và các ngành, đơn vị có liên quan để chỉ đạo,
hướng dẫn các đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH (đoạn từ nhà
dân đến điểm trung chuyển) xây dựng đơn giá thu gom, vận chuyển rác thải sinh
hoạt phù hợp với điều kiện của địa phương.
Trong đó, chia ra các đối tượng khác
nhau, tuy nhiên hầu hết đều thu theo hộ gia đình không sản xuất, kinh doanh
(không tính số thành viên trong gia đình), hộ gia đình sản xuất kinh doanh, trụ
sở làm việc của các đơn vị hành chính, sự nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh
doanh, dịch vụ. Đối với các hộ gia đình, mức giá tối đa được ấn định không tính
đến số thành viên trong các hộ gia đình. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh
dịch vụ, mức giá được quy định căn cứ vào doanh thu của cơ sở sản xuất kinh
doanh hoặc căn cứ vào khối lượng CTRSH thực tế phát sinh để thu.
Tuy nhiên, kinh phí thu được từ các hộ
gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ đối với CTRSH thu được chỉ đủ
bù đắp một phần chi phí thu gom hoặc vận chuyển việc thu phí được tính theo số
hộ (hộ 01 nhân khẩu là 06.000 đồng/hộ/tháng, hộ gia đình: 28.000-30.000 đồng/hộ/tháng
tùy địa phương), đối với trụ sở các cơ quan, đơn vị, cơ sở kinh doanh dịch vụ
thu theo thỏa thuận giữa chủ nguồn thải và các đơn vị thu gom. Kinh phí thu gom
CTRSH do các hộ gia đình phát sinh CTRSH chi trả, bao gồm công thu gom và công
vận chuyển từ các hộ dân đến các điểm san tiếp/trạm trung chuyển là khoảng 18 tỷ
đến 25 tỷ đồng (ứng với số hộ dân/tổng số dân cả tỉnh từ 2018-2021), chiếm tỷ lệ
8% so với tổng chi ngân sách cho hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh
hoạt.
Ngày 18/7/2023, UBND tỉnh có Văn bản số
7203/UBNDKTNS về việc tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định giá dịch vụ thu gom
rác từ hộ gia
đình,
cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, trong đó giao Sở Tài nguyên và Môi trường
căn cứ Quyết định số 28/2023/QĐ-UBND ngày 08/6/2023 của UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với
Sở Tài chính, Sở Tư pháp và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành
quy định về giá dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt từ hộ gia đình, cơ quan, tổ
chức, cơ sở sản xuất kinh doanh đến trạm trung chuyển, khu xử lý trên địa bàn tỉnh.
UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh chủ động, phối hợp chặt chẽ với Sở Tài
nguyên và Môi trường.
2.3. Đối với việc
vận chuyển:
Các địa phương ban hành đơn giá căn cứ
vào khoảng cách nên giá dịch vụ vận chuyển không khác nhau nhiều tại các địa
phương (tùy điều kiện vận chuyển). Việc tính khối lượng được dựa vào số liệu trạm
cân tại cơ sở xử lý. Tuy nhiên, thực tiễn công tác quản lý cho thấy cần kiểm
soát chặt chẽ lượng CTRSH được thu gom, xử lý để tránh thất thoát ngân sách của
nhà nước do việc khai báo chưa đúng khối lượng CTRSH thu gom, xử lý.
2.4. Đối với
giá xử lý:
Từ năm 2018, tỉnh Đồng Nai chuyển sang
hình thức đấu thầu xử lý chất thải hằng năm UBND tỉnh về phê duyệt mức giá trần
xử lý CTRSH để làm cơ sở đấu thầu xử lý rác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Hằng năm, UBND tỉnh đã ban hành Quyết
định phê duyệt giá trần xử lý rác sinh hoạt của năm tiếp theo. Cụ thể, ngày
16/9/2021, UBND tỉnh ban hành quyết định số 3341/QĐ-UBND về việc phê duyệt giá
trần xử lý rác sinh hoạt năm 2021:
- Đối với hoạt động xử lý chất thải bằng
phương pháp sản xuất mùn hữu cơ : (compost) với tỷ lệ chôn lấp dưới 15%: đơn
giá trần xử lý (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) là 496.000 đồng/tấn. Đơn
giá này đã bao gồm chi phí xúc, vận chuyển, chôn lấp rác trơ.
- Đối với xử lý chất thải bằng phương
pháp đốt (không phải phương pháp đốt điện) với tỷ lệ chôn lấp dưới 15%: đơn giá
trần xử lý (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) là 496.000 đồng/tấn. Đơn giá
này đã bao gồm chi phí xúc, vận chuyển, chôn lấp rác trơ.
- Đối với phương pháp xử lý chất thải
bằng phương pháp chôn lấp 100% là 290.000 đồng/tấn.
Kinh phí cho hoạt động vận chuyển
CTRSH từ các trạm trung chuyển/điểm san tiếp đến các khu xử lý và xử lý CTRSH
trên toàn tỉnh được lấy từ nguồn ngân sách sự nghiệp môi trường của tỉnh phân bổ
về cho các địa phương.
Như vậy, hiện nay mức thu phí thu gom CTRSH từ
các hộ dân là rất thấp so với tổng chi ngân sách từ nguồn kinh phí sự nghiệp
môi trường hàng năm, chỉ chiếm khoảng 8% so với ngân sách nhà nước chi trả cho
hoạt động vận chuyển và xử lý CTRSH tại địa phương, khoảng 6% so với tổng chi
phí thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH.
Bảng 5: Kinh
phí chi trả cho hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH trên
địa bàn tỉnh từ ngân sách hàng năm (ĐVT: triệu đồng)
STT
|
Địa phương.
|
2018
|
2019
|
2020
|
2021
|
Vận chuyển
|
Xử lý
|
Vận chuyển
|
Xử lý
|
Vận chuyển
|
Xử lý
|
Vận chuyển
|
Xử lý
|
1
|
Long Khánh
|
8.779
|
16.676
|
8.295
|
17.288
|
8.954
|
2.231
|
8.412
|
17.966
|
2
|
Cẩm Mỹ
|
1.901
|
2.273
|
1.999
|
3.529
|
1.379
|
2.563
|
2.105
|
4.268
|
3
|
Trảng Bom
|
1.552
|
11.552
|
1.531
|
29.941
|
1.685
|
33.952
|
1.681
|
33.548
|
4
|
Xuân Lộc
|
5.200
|
7.176
|
0
|
11.591
|
0
|
12.853
|
0
|
13.880
|
5
|
Thống Nhất
|
4.803
|
12.436
|
4.906
|
13.222
|
5.183
|
13.935
|
5.547
|
14.827
|
6
|
Nhơn Trạch
|
12.766
|
26.538
|
13.678
|
6.502
|
24.503
|
32.448
|
12.964
|
28.197
|
7
|
Long Thành
|
11.145
|
12.959
|
20.254
|
20.604
|
16.500
|
30.102
|
16.390
|
30.102
|
8
|
Tân Phú
|
7.997
|
7.779
|
6.045
|
8.155
|
6.327
|
8.818
|
6:533
|
9.100
|
9
|
Định Quán
|
11.072
|
17.192
|
10.937
|
18.666
|
10.728
|
19.427
|
9.181
|
16.595
|
10
|
Biên Hòa
|
79,177
|
65.127
|
81.011
|
52.950
|
80.014
|
90.121
|
55.328
|
86.580
|
11
|
Vĩnh Cửu
|
8.669
|
14.212
|
8.921
|
14.381
|
9.046
|
14.381
|
8.933
|
12.321
|
|
Tổng
|
153.061
|
193.921
|
157.578
|
196.828
|
164.320
|
260.832
|
127.073
|
267.383
|
|
Chi SNMT
|
623.342
|
561.593
|
571.561
|
555.535
|
|
Tỷ lệ (%)
|
56
|
63
|
82
|
71
|
IV. Đánh giá kết quả
đạt được, hạn chế và nguyên nhân:
1. Kết quả đạt được:
Trong thời gian qua, được sự quan tâm,
chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng với sự ban hành kịp thời các văn bản hướng
dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi
trường và các cơ quan Trung ương nên công tác quản lý CTRSH trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai ngày càng đi vào nề nếp và mang lại hiệu quả. Tỉnh triển khai
nhiều giải pháp về cơ chế chính sách, quy hoạch quản lý chất thải, xã hội hóa đầu
tư về đầu tư phương tiện, xây dựng các KXL, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng,
qua đó, công tác quản lý chất thải có bước chuyển biến rõ rệt giúp
hoàn thành các mục tiêu/chỉ tiêu chất thải đã đề ra, cụ thể như sau:
- Đã tổ chức lập, thẩm định
và phê duyệt quy hoạch CTR trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tại Quyết định số
2862/QĐ-UBND ngày 03/11/2011 về việc quy hoạch quản lý CTR tỉnh Đồng Nai đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 và bổ sung, điều chỉnh tại Quyết định số
2249/QĐ-UBND ngày 22/7/2014 và Quyết định số 3907/QĐ-UBND ngày 09/12/2015, ban
hành quy định phân công trách nhiệm trong quản lý CTR trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai làm căn cứ để xây dựng các khu xử lý và phân công trong công nhiệm vụ của
các sở ban ngành, UBND cấp huyện.
- Tất cả các KXL theo quy hoạch đều có
nhà đầu tư và đã triển khai đi vào hoạt động, qua đó giúp hoàn thành chỉ tiêu về
tỷ lệ, khối lượng thu gom và xử lý chất thải.
- Xử lý triệt để và không để phát sinh
các bãi rác tạm. Thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH đạt 100%. Áp dụng công nghệ
xử lý chất thải làm mùn compost (phân hữu cơ), đốt và chôn lấp chất trơ, qua đó
giúp xử lý triệt để CTRSH phát sinh, đảm bảo tỷ lệ rác trơ chôn lấp dưới 15%,
thân thiện, hạn chế ô nhiễm môi trường, đáp ứng mục tiêu theo Chiến lược Chiến
lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Hiện
tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát
điện tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai công suất 1.200 tấn/ngày
(giai đoạn 1: 800 tấn/ngày) theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng Xây
dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO); Dự kiến, dự án sẽ đi vào hoạt động sau 03 năm
khởi công, công suất 800 tấn/ngày, sau đó nâng lên thành 1.200 tấn/ngày, đơn
giá xử lý khoảng 473.000 đồng/tấn, diện tích 12 ha thuộc KXL Vĩnh Tân.
2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:
2.1. Những tồn tại, hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đạt được, công
tác quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh còn nhũng tồn tại, hạn chế sau:
a) Thu gom, phân loại CTRSH tại nguồn.
- Về phân loại CTR tại nguồn:
+ Nhiều địa phương công tác lãnh đạo,
chỉ đạo trong quản lý CTR chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là ở cấp xã dẫn
đến một số nơi vẫn có tình trạng CTRSH bỏ không đúng nơi quy định. Nhận thức về
bảo vệ môi trường, sự quan tâm động viên, khuyến khích; ý thức trách nhiệm
trong phân loại, thu gom, xử lý rác thải của một bộ phận hộ gia đình, cá nhân
và tổ chức còn hạn chế. Việc triển khai thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn tại
các địa phương chỉ dừng ở phạm vi thí điểm chưa triển khai thực hiện trên toàn
địa bàn một cách đồng bộ.
+ Tại các khu vực đô thị,
các hộ gia đình còn lúng túng trong việc bố trí các thùng rác, khu vực lưu giữ
tạm thời đối với các nhóm chất thải sau phân loại. Một số cá nhân, hộ gia đình
sống tại các phòng trọ, đi làm thường xuyên nên gây khó khăn trong việc tuyên
truyền, hướng dẫn thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn.
- Tỷ lệ đăng ký thu gom chất thải rắn
sinh hoạt tại một số xã còn thấp do một phần các hộ gia đình nằm trong khu vực
vườn rẫy không có tuyến thu gom, một phần do nhận thức các hộ gia đình còn thấp,
không đồng ý đăng ký và
đóng phí thu gom CTRSH theo quy định, CTRSH phát sinh bỏ vào các thùng rác công
cộng hoặc bỏ chung với các hộ đã đóng phí thu gom.
b) Vận chuyển CTRSH
- Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho công
tác thu gom, vận chuyển, trung chuyển còn hạn chế: Các địa phương chưa đầu
tư/chuẩn hóa các điểm trung chuyển theo quy chuẩn, nhiều điểm trung chuyển, sang
tiếp rác chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, chưa được đưa vào quy hoạch sử dụng đất
của địa phương, các trạm trung chuyển không đáp ứng yêu cầu có khu vực lưu giữ
riêng đối với
nhóm
CTRSH sau phân loại;
- Một số đơn vị thu gom còn sử dụng
phương tiện thu gom, vận chuyển thô sơ như xe máy cày, xe máy kéo, làm phát sinh ô nhiễm
mùi, nước rỉ rác, rơi vãi rác trong quá trình thu gom vận chuyển dẫn đến phản
ánh của người dân; phương tiện
thu gom chưa đáp ứng việc thu gom CTRSH sau phân loại từ các hộ dân dẫn đến người
dân không có niềm tin trong việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn.
c) Hoạt động tái chế, thu hồi và xử lý
CTRSH.
- Quy hoạch quản lý CTR tỉnh Đồng Nai
đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025, các mục tiêu về tỷ lệ chôn lấp chất thải
chưa được nêu cụ thể về lộ trình thực hiện, làm cơ sở để các chủ dự án Khu xử
lý chất thải triển khai. Chưa cụ thể được các nội dung liên quan về cơ sở hạ tầng
điểm trung chuyển phù hợp, phạm vi phục vụ theo quy hoạch của các KXL hiện nay
không thể thực hiện theo quy hoạch do công tác xử lý chất thải được thực hiện
theo hình thức đấu thầu.
- Chưa có sự thống nhất về phạm vi thu
gom, xử lý chất thải của các khu xử lý, kể cả về mặt từ ngữ theo các thủ thục
pháp lý đã được cấp của từng khu xử lý (quy hoạch quản lý CTR, Giấy chứng nhận
đầu tư, Giấy phép xử lý chất; thải, báo các đánh giá tác động môi trường, ...
- Trong quá trình triển khai chủ dự án
tập trung nhiều cho các công nghệ xử lý chất thải nguy hại và công nghiệp thông
thường, chưa quan tâm đúng mức cho việc đầu tư các hạng mục công trình xử lý,
tái chế CTRSH.
- Hoạt động thu hồi, tái chế phế liệu,
CTR còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, có điểm nằm trong các khu dân cư. Còn thiếu
sự quản lý và kiểm soát của các cơ quan hữu quan có thẩm quyền về bảo
vệ môi trường ở địa phương. Phần lớn các cơ sở tái chế có quy mô nhỏ, mức độ đầu
tư công nghệ không cao, công nghệ lạc hậu dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
thứ cấp nếu không được kiểm soát.
d) Về đơn giá thu gom, vận chuyển, xử lý và thủ tục
đấu thầu xử lý CTRSH:
- Hiện nay, mức phí thu gom CTRSH từ
các hộ dân đến các điểm san tiếp, trung chuyển là 6.000 đồng/hộ gia đình 1 người/tháng,
28.000-30.000 đồng/hộ gia đình/tháng. Đối với các khu vực nông thôn, mật độ dân
số thấp, mức phí thu gom không đủ chi phí cho các đơn vị thu gom tại đầu tư,
chuẩn hóa phương
tiện thu gom theo đúng quy định.
- Về mức giá trần xử lý: theo tổng hợp ý kiến của
các chủ xử lý, giá trần để xử lý rác
sinh hoạt bằng phương pháp đốt tiêu hủy là 496.000 đồng/tấn (đã bao gồm chi phí
xúc, vận chuyển và chôn lấp rác trơ) là chưa phù hợp thực tế, hiệu quả kinh
doanh thấp.
- Hiện tại chưa có quy định về đơn giá
thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại, bao bì, vỏ thuốc bảo vệ thực vật
sau sử dụng gây khó khăn cho các địa phương trong việc quyết toán kinh phí hàng
năm đối với nội dung này.
e) Dù đã đủ cơ sở pháp lý để xử lý các
trường hợp vi phạm trong việc không thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt tại các xã, phường, thị trấn, tuy nhiên các địa phương vẫn
chưa quyết liệt xử lý, dẫn đến tình trạng một số nơi CTRSH không bỏ đúng nơi
quy định, phương tiện của các đơn vị thu gom không bảo bảo quy định gây ảnh hưởng
đến vệ sinh môi trường và an toàn giao thông.
g) Về phân công trách nhiệm quản lý CTRSH:
Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
còn chồng chéo và nhiều lỗ hổng. Hiện nay, Bộ Tài nguyên & Môi trường được
giao quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nhưng một số nội dung như: Hướng dẫn quản
lý đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt; phương pháp lập; suất vốn
đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn, ... lại được giao Bộ Xây dựng thực
hiện. Dẫn đến tại Đồng Nai thời gian qua việc phân công trách nhiệm quản lý
CTRSH bị chồng chéo giữa các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính và Sở
Xây dựng.
2.2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
- Nhận thức, ý thức trách nhiệm về quản
lý CTR của chính quyền, người dân và doanh nghiệp chưa cao. Chính quyền ở nhiều
địa phương chưa quan tâm đúng mức, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm về quản lý
CTR theo quy định. Nhận thức của người dân trong thu gom, phân loại, vận chuyển
và xử lý CTR còn nhiều hạn chế, một số hộ dân chưa đóng phí thu gom CTRSH đầy đủ.
Chất thải chưa được coi là tài nguyên, chưa được phân loại triệt để và tận dụng
phần có ích để tái chế. Một số đơn vị gây ô nhiễm môi trường trong quá trình vận
chuyển, xử lý CTR. Một số nơi, CTRSH từ các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ
không trả phí xử lý mà gom chung CTRSH của các hộ dân và đưa đen các điểm san
tiếp, trạm trung chuyển.
- Hiện nay các khu xử lý chủ yếu bằng
phương pháp compost khoảng 83%, xử lý bằng phương pháp đốt khoảng
3%, tỷ lệ chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trung bình tại các KXL chất thải
trên địa bàn tỉnh là 14%. Khối lượng chất thải có khả năng tái chế sau đưa về
KXL chiếm tỷ lệ khá thấp (còn khoảng 3%). Với khối lượng chất thải có khả năng
tái chế ít và giá trị tái chế không cao dẫn đến các khu xử lý chất thải không
có kế hoạch đầu tư các công nghệ tái chế chất thải. Dẫn đến việc xử
lý, tái chế đối với các nhóm CTRSH sau phân loại không được triệt để và hiệu quả.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nguồn kinh
phí và nhân lực chưa
đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng trong công tác quản lý chất thải (của doanh nghiệp).
Hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý ở nhiều nơi còn mang tính chất đơn giản
thô sơ nến chưa
thúc đẩy được tính chuyên nghiệp của các cộng tác viên, tổ thu gom, hợp tác xã,
công ty dịch vụ môi trường.
- Việc huy động các nguồn lực cho quản
lý CTR còn hạn chế. Nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho quản lý CTR chưa đáp ứng
yêu cầu. Mức phí thu gom CTR từ các hộ gia đình còn quá thấp so với chi phí quản lý
CTR.
- Tại Việt Nam nói chung và tại Đồng
Nai nói riêng vì nhiều lý do khách quan và chủ quan do pháp luật bảo vệ môi trường
thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, các Chủ đầu tư khu xử
lý chưa định hướng được công nghệ xử lý chủ đạo phù hợp với quy mô và giai đoạn
đầu tư của từng khu, từng dự án. Công nghệ chưa ổn định và hạn chế về kinh phí
vận hành. Bên cạnh
đó chưa định hướng được các phương
án dự phòng về việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt của các địa
phương khi xảy ra các sự cố liên quan đến hoạt động xử lý của các khu xử lý chất
thải, trên địa bàn. Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang áp dụng hiện
nay đã bộc lộ nhiều hạn chế như: (1) công nghệ chôn lập hợp vệ sinh gây tiềm
ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường gây lãng phí quỹ đất; (2) công nghệ mùn hữu cơ
(compost) có tỷ lệ thu hồi và tái chế chất thải trong quá trình thực phân loại
còn thấp, ô nhiễm mùi hôi thường xuyên đặc trưng từ quá trình tập kết và ủ
phân, sản phẩm mùn hữu cơ làm nguyên liệu để tạo thành phân hữu cơ vi sinh được
nhà đầu tư quan tâm vì thị trường tiêu thụ và người nông dân chưa được quan
tâm, chưa tích cực sử dụng do vẫn còn e ngại khi sử dụng loại phân này; (3)
công nghệ đốt tiêu hủy
từ rác sinh hoạt hiện nay đang áp dụng chưa đạt yêu cầu; chi phí vận hành tốn
kém, tỷ lệ chất trơ đốt còn cao do độ ẩm rác sinh hoạt tại Đồng Nai rất cao phải
sử dụng nhiên liệu dầu đốt phụ trợ trong quá trình đốt, tiềm nguy cơ phát sinh
chất độc hại do phải duy trì thường xuyên vận hành lò đột ở nhiệt độ cao từ
900°C-1200°C trước khi thải
vào môi trường. Vì vậy
cần phải có lộ trình thay đổi công nghệ xử lý phù hợp, bền vững, đảm bảo tiết
kiệm tối đa quỹ đất hiện có theo xu hướng đốt rác kết
hợp thu hồi năng lượng trong thời gian tới.
- Các quy định, hướng dẫn liên
quan đến công tác quản lý CTR còn chưa hoàn thiện. Hiện đang còn thiểu các hướng
dẫn lựa chọn thẩm định công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật phù hợp về thu gom, lưu giữ,
xử lý CTRSH an toàn bền vững.
- Quy hoạch quản lý CTR được duyệt từ
năm 2011 và việc lập quy hoạch không đề xuất thêm vị trí các khu xử lý CTR mà
chỉ định hướng quản lý và cập nhật các vị trí, diện tích đã được quy hoạch từ
trước cùng với quy mô diện tích đã được UBND tỉnh giới thiệu địa điểm cho các
nhà đầu tư trước đó. Hiện nay một số nhà đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận đầu
tư, giao đất thuê đất và các thủ tục liên quan, do đó việc thực hiện điều chỉnh
quy hoạch, rà soát xác định lại nhu cầu quỹ đất cho từng khu xử lý chất thải trên
cơ sở áp dụng các công nghệ xử lý chủ đạo nhằm tiết kiệm quỹ đất dẫn tới có trường
hợp nhu cầu quỹ đất giảm sẽ ảnh hưởng việc điều chỉnh một loạt các thủ tục pháp
lý có liên quan, ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ đầu tư dự án.
- Còn nhiều bất cập trong tổ chức bộ
máy về quản lý CTR tại địa phương như việc giao thoa, chồng chéo về chức năng
quản lý nhà nước trong lĩnh vực CTR đã gây khó khăn trong công tác quản lý;
việc không thống nhất đối với các Sở, ngành trong lĩnh vực quản lý CTR ở địa
phương cũng làm cho công tác quản lý CTR không thống nhất, bất cập.
V. DỰ BÁO TÌNH HÌNH
1. Cơ sở pháp lý xây dựng chỉ tiêu kỹ
thuật dự báo phát sinh CTRSH
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng
11 năm 2020;
- Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày
10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07
tháng 04 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh định hướng
quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn
đến năm 2050;
- Quyết định số 07/QĐ-TTg của ngày 06
tháng 01 năm 2015 Thủ tướng chính phủ về phê duyệt quy hoạch quản lý CTR lưu vực
sông Đồng Nai đến năm 2030;
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày
07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh chiến lược quốc gia
về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025 và định hướng đến năm 2050;
- Quy chuẩn Việt Nam về quy
hoạch xây dựng (QCVN 01:2021/BXD quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng);
- Công văn số 964/TTg-KTN của Thủ tướng
Chính phủ ngày ngày 17 tháng 06 năm 2009 về việc điều chỉnh, bổ sung các KCN của
tỉnh Đồng Nai vào Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam;
- Báo cáo HTMT
tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010-2015; giai đoạn 2016- 2020;
- Kết quả tổng hợp, quản lý chất thải
của các địa phương.
2. Dự báo tình hình phát sinh CTRSH
trên địa bàn tỉnh
2.1. Về thành phần:
Đến năm 2025, CTRSH phát sinh trên địa
bàn tỉnh sẽ không thay đổi nhiều về thành phần mà chủ yếu là thay đổi về khối
lượng do thay đổi cơ cấu kinh tế, mức sống và sự gia tăng dân số.
Thực tế về các thành phần chất thải được
phân loại tại Khu xử lý Quang Trung[9]
bao gồm:
(1) Chất thải có khả năng phân hủy
sinh học (chất thải thực phẩm) chiếm 67%;
(2) CTR có thể tái chế tái sử dụng (giấy
các loại, nhựa, kim loại,...) chiếm 2,5%, (các loại cao su, thủy tinh đang được
phân vào chất thải trơ);
(3) Nước rỉ rác trong các xe ép 15-18%
theo mùa;
(4) Chất thải trơ 14,5%
(trong đó chất thải có khả năng cháy (vải, da, cao su, tả,...) chiếm khoảng 4%,
CTR không có khả năng cháy, không tái chế (đất, cát, sành, sứ,...) chiếm 10,5,%).
2.2. Khối lượng CTRSH phát sinh:
Hệ số phát sinh chất thải trung bình (kg/người.ngày)
của tỉnh Đồng Nai là 0,61[10]
Dự báo dân số tỉnh Đồng Nai đến năm
2025 vào khoảng 3.666.230 người và năm 2030 dân số sẽ đạt mức 4.230.260 người[11]. Cùng với việc
dân số gia tăng dẫn đến khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn tỉnh
cũng gia tăng đáng kể. Dựa trên
phương pháp ước tính dân số với các chỉ tiêu kỹ thuật và phương pháp tính khối
lượng trên dự báo tốc
độ gia tăng khối lượng CTRSH hàng năm trung bình của tỉnh khoảng 5,15%[12], dự báo khối lượng
CTRSH phát sinh và thu gom đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 như sau:
Bảng 6: Dự
báo khối lượng CTRSH phát sinh đến năm 2025 và năm 2030
STT
|
Địa bàn
|
Dự báo Khối lượng dự
kiến phát sinh đến năm 2025
(tấn/ngày)
|
Dự báo Khối
lượng dự kiến phát sinh đến năm 2030 (tấn/ngày)
|
Dự báo Khối
lượng dự kiến phát sinh đến năm 2035 (tấn/ngày)
|
1
|
Tp. Biên Hòa
|
869
|
1.117
|
1.436
|
2
|
Tp. Long Khánh
|
170
|
218
|
281
|
3
|
Vĩnh Cửu
|
106
|
137
|
176
|
4
|
Nhơn Trạch
|
205
|
264
|
339
|
5
|
Long Thành
|
194
|
250
|
321
|
6
|
Tân Phú
|
67
|
86
|
111
|
7
|
Định Quán
|
134
|
173
|
222
|
8
|
Thống Nhất
|
104
|
134
|
172
|
9
|
Cẩm Mỹ
|
108
|
138
|
178
|
10
|
Trảng Bom
|
212
|
271
|
349
|
11
|
Xuân Lộc
|
99
|
127
|
164
|
Tổng khối
lượng CTSH từ hộ dân
|
2.269
|
2.916
|
3.749
|
Dự kiến khối
lượng CTRSH phát sinh từ các cơ sở sản xuất kinh
doanh trong và ngoài KCN[13]
|
230
|
322
|
414
|
Dự kiến khối
lượng CTRSH phát sinh từ hoạt động của sân bay Long Thành
|
-
|
23
|
30
|
Tổng cộng
|
2.499
|
3.261
|
4.192
|
Như vậy, cùng với sự gia tăng về dân số,
sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống người dân ngày càng được nâng cao thì lượng
CTRSH phát sinh ngày càng nhiều, áp lực lên môi trường sống ngày càng cao. Vì vậy,
việc đầu tư nâng cấp - cải tạo hệ thống thu gom, xử lý CTRSH trên địa bàn toàn
tỉnh là nhu cầu cấp bách nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và chất
lượng cuộc sống của người dân.
Phần
thứ hai
MỤC
TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu tổng quát
- Nâng cao năng lực của các tổ chức,
cá nhân liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt (sau đây viết tắt
là CTRSH) bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước các cấp; các tổ chức, cá nhân
tham gia giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý CTRSH
trong việc xây dựng và thực thi cơ chế, chính sách và pháp luật về quản lý
CTRSH theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020;
- Hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật,
cơ sở vật chất, trang
thiết bị đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong công tác quản lý CTRSH; Triển
khai phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý CTRSH đồng bộ trên địa
bàn tỉnh đạt hiệu quả.
- Áp dụng công nghệ hiện đại, công nghệ
mới và tiên tiến như đốt rác kết hợp thu hồi năng lượng phát điện, phù hợp
trong hoạt động xử lý CTRSH, đáp ứng với thành phần, khối lượng chất thải phát
sinh trên địa bàn tỉnh, tiến tới không chôn lấp chất thải chưa qua xử lý.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Từ năm 2023 đến năm 2025
- Triển khai đến 100% hộ gia đình trên
địa bàn tỉnh thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định
của UBND tỉnh; mở rộng mạng lưới thu gom, đảm bảo thu gom toàn bộ lượng CTRSH phát
sinh toàn tỉnh, nhất là đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa,
- 80% tổ chức, cá nhân thu gom CTRSH
và 100% đơn vị vận chuyển CTRSH phải đáp ứng đồng bộ các phương tiện, trang thiết
bị phù hợp với việc phân loại CTRSH từ các hộ dân đến địa điểm xử lý theo quy định;
100% người lao động trực tiếp tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH phải
được trang bị bảo hộ lao động, tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy
định.
- 100% trạm trung chuyển đang hoạt động
tại các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa được đầu tư xây dựng,
cải tạo phải đáp ứng yêu cầu, kỹ thuật về xây dựng và bảo vệ môi trường.
- Hoàn thành thủ tục lựa chọn nhà đầu
tư để đầu tư xây dựng theo quy định pháp luật và đưa dự án xử lý CTRSH phát điện
tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu (công suất giai đoạn 1 là 800 tấn/ngày, giai đoạn
2 là 1.200 tấn/ngày) đi vào vận hành (dự kiến trong năm 2026), phục vụ xử lý chất thải
rắn sinh hoạt của thành phố Biên
Hòa[14].
- Cập nhật, đưa các nội dung quy hoạch
quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quy hoạch điện rác vào Quy hoạch tỉnh Đồng Nai
giai đoạn 2021-2030 định hướng đến năm 2050, nghiên cứu theo hướng sẽ tập trung
xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại 04 KXL Quang Trung, Vĩnh Tân, Túc Trưng và
Bàu Cạn.
- Các chủ, dự án khu xử lý chất thải rắn
sinh hoạt theo quy hoạch hoàn thành xây dựng lộ trình đầu tư, chuyển đổi, bổ
sung công nghệ xử lý CTRSH hiện có sang công nghệ đốt, kết hợp với việc thu hồi
năng lượng hoặc
phát điện theo chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; bao gồm cả tro xỉ và chất trơ
từ quá trình đốt được xử lý, tái chế, tái sử dụng theo các quy chuẩn quy định.
- Sử dụng 100% túi nilon thân thiện
với môi trường tại các Trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh
hoạt thay thế cho túi nilon khó phân hủy;
đảm bảo thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% chất thải nhựa phát sinh; phấn
đấu 100% các khu du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch, các khách sạn không sử dụng túi
nilong khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần[15].
2.2. Từ năm 2025 đến
năm 2030:
- Duy trì kết quả thực hiện phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo
quy định của UBND tỉnh.
- Dự án xử lý CTRSH phát điện tại xã
Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu (công suất
giai đoạn 1 là 800 tấn/ngày, giai đoạn 2 là 1.200 tấn/ngày) đi vào vận hành
chính thức, phục vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Biên Hòa.
- Tất cả các khu xử lý chất thải trên
địa bàn tỉnh, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp, đáp ứng với thành
phần, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh, vận hành
hiệu quả các dự án xử lý chất thải hiện hữu, đồng thời đầu tư bổ sung các công
nghệ xử lý chất thải khác để thu hồi, tái chế và tiêu hủy giảm tối đa lượng chất
thải phải tiếp nhận để tiết kiệm quỹ đất, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất.
Đến năm 2030, chấm dứt hoàn toàn chôn lấp trực tiếp CTRSH.
- 100% tổ chức, cá nhân thu gom, đơn vị
vận chuyển CTRSH phải đáp ứng đồng bộ các phương tiện, trang thiết bị phù hợp với
việc phân loại CTRSH từ các hộ dân đến địa điểm xử lý theo quy định.
- Tăng mức phí thu gom vận chuyển và xử
lý CTRSH của các gia đình nhằm giảm tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước còn 70%
vào năm 2025; giảm 50% vào năm 2028 và giảm còn 30% vào năm 2030 đối với chi
phí ngân sách cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH
- Đầu tư các nhà máy chất xử lý thải rắn
(rác): công khai minh bạch để lựa chọn nhà đầu tư tốt nhất cho dự án; phấn đấu
đến năm 2026 đảm bảo phải chọn đủ 04 nhà đầu tư; đến năm 2030 hoàn thành các
dự án đi vào hoạt động và chấm dứt việc chôn chất thải rắn trực tiếp.
2.3. Định hướng đến sau năm 2030:
- Duy trì bền vững các kết quả đạt được
trong công tác quản lý thu gom, vận chuyển xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh của
giai đoạn 2025-2030. Hiệu quả quản lý năm sau cao hơn năm trước, hoàn thành các
chỉ tiêu thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh đề ra theo Nghị quyết
của Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND tỉnh.
- Các Khu xử lý đã hoàn thành việc
đóng bãi chôn lấp rác trơ theo quy định giám sát môi trường định kỳ sẽ bàn giao
địa phương lập phương án quản lý, sử dụng theo quy hoạch sử dụng đất. Ưu tiên đầu
xây dựng khu công viên cây xanh phục vụ nhân dân.
II. ĐỊNH HƯỚNG VỀ CHỨC
NĂNG, PHẠM VI PHỤC VỤ CỦA CÁC KXL CHẤT THẢI
Căn cứ vào kết quả tổng hợp số liệu về
hiện trạng và khối lượng CTRSH từ năm 2010 cho đến năm 2023 dùng cả 02 phương
pháp để tính khối lượng phát sinh theo (phương pháp tính theo số dân kèm
hệ số phát thải bình quân người là 0,61 và phương pháp tính theo tỷ lệ tăng
bình quân khối lượng CTRSH hàng năm là 5,15%/năm) thì khối lượng CTRSH dự kiến
tương đồng và tăng dần.
Rà soát, cập nhật, đưa các nội dung
quy hoạch quản lý chất thải
rắn sinh hoạt
vào Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó,
định hướng điều chỉnh về chức năng, phạm vi phục vụ, công suất, công nghệ xử lý
của các KXL chất thải trên địa bàn tỉnh, theo hướng giảm các khu xử lý có chức
năng xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn 4 khu xử lý tại 4 khu vực trên địa bàn tỉnh
gồm: KXL Quang Trung (huyện Thống Nhất),
KXL Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu), KXL Bàu Cạn (huyện Long Thành) và KXL Túc Trưng
(huyện Định Quán)
đáp ứng khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Đồng thời,
bổ sung công nghệ xử lý phụ trợ rác trơ, tro xỉ và tro bay thành sản phẩm gạch
không nung, vật liệu san lấp...; Bổ sung quy hoạch các cụm công nghiệp tái chế chất thải
quy mô vừa và nhỏ; hoặc bổ sung ngành nghề tái chế chất thải quy mô vừa và nhỏ
vào một số cụm công nghiệp đã được quy hoạch.
1. Giai đoạn
2023-2025:
- Tổng khối lượng CTRSH phát sinh đến
cuối năm 2021 khoảng 2.018 tấn/ngày. Trong đó: Biên Hòa khoảng 711 tấn/ngày,
Vĩnh Cửu khoảng 87 tấn/ngày, Long Thành khoảng 159 tấn/ngày, Định Quán khoảng
110 tấn/ngày, Xuân Lộc khoảng 81 tấn/ngày, Cẩm Mỹ khoảng 88 tấn/ngày, Thống Nhất khoảng
85 tấn/ngày, Tân Phú khoảng 55 tấn/ngày, Long Khánh khoảng 139 tấn/ngày, Nhơn
Trạch khoảng 168 tấn/ngày, Trảng Bom khoảng 173 tấn/ngày; CTRSH phát sinh từ
các cơ sở sản xuất, kinh doanh khoảng 164 tấn/ngày.
- Khối lượng CTRSH phát sinh trên địa
bàn tỉnh đến năm 2025 khoảng 2.499 tấn/ngày: thành phố Biên Hòa khoảng 869 tấn/ngày,
Vĩnh Cửu khoảng 106 tấn/ngày, Long Thành khoảng 194 tấn/ngày, Định Quán khoảng
134 tấn/ngày, Xuân Lộc khoảng 99 tấn/ngày, Cẩm Mỹ khoảng 108 tấn/ngày, Thống Nhất khoảng
104 tấn/ngày, Tân Phú khoảng 67 tấn/ngày, Long Khánh khoảng 170 tấn/ngày, Nhơn
Trạch khoảng 205 tấn/ngày, Trảng Bom khoảng 212 tấn/ngày; CTRSH phát sinh từ
các cơ sở
sản
xuất kinh doanh khoảng 230 tấn/ngày.
- Tổng công suất thiết kế của các KXL
đang tiếp nhận CTRSH trên địa bàn tỉnh, khoảng 1.900 tấn/ngày, trong đó: KXL
Quang Trung công suất 1.200 tấn/ngày để xử lý thành mùn hữu cơ (compost); KXL
Vĩnh Tân công suất 450 tấn/ngày xử lý thành mùn hữu cơ; (3) KXL Túc Trưng khoảng 110 tấn/ngày
xử lý thành mùn hữu cơ và đốt; (4) KXL Xuân Tâm khoảng 100 tấn/ngày xử lý thành
mùn hữu cơ, đốt tiêu hủy và chôn lấp. Công suất này có thể điều chỉnh để phù hợp
với công nghệ và điều kiện thực tế của địa phương.
- Việc lựa chọn các cơ sở xử lý CTRSH,
các địa phương thực hiện thông qua hình thức đấu thầu theo quy định. Đối với
CTRSH phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong và ngoài KCN được các
chủ nguồn thải tự thỏa thuận hợp đồng với các cơ sở có chức năng được Bộ Tài
nguyên và Môi trường cấp phép để thu gom, xử lý theo quy định.
- Trong giai đoạn 2022-2025, UBND tỉnh
thực hiện chủ trương đầu tư và đưa vào hoạt động dự án Nhà máy xử lý rác thải
sinh hoạt phát điện tại xã Vĩnh tân,
huyện Vĩnh Cửu theo phương thức đối tác công tư (PPP) theo Nghị quyết
28/NQ-HĐND ngày 22/9/2022 công suất 1.200 tấn/ngày (giai đoạn 1
(2025-2030): 800 tấn/ngày, giai đoạn 2 (sau năm 2030): nâng công suất lên 1.200
tấn/ngày), dự kiến đưa vào vận hành sau 03 năm tính từ thời điểm khởi công xây
dựng.
- Các chủ xử lý tại KXL Quang Trung,
KXL Vĩnh Tân, KXL Bàu Cạn và KXL Túc Trưng xây dựng lộ trình, cam kết đầu tư
chuyển đổi hoặc bổ sung công nghệ xử lý CTRSH hiện có với công nghệ đốt rác thu
hồi năng lượng để sử dụng vào mục đích khác nhau và kết hợp phát điện theo kiến
nghị của chủ dự án đã báo cáo UBND tỉnh.
2. Giai đoạn 2025-2030:
Lộ trình điều chỉnh về phạm vi phục vụ
và chức năng xử lý của các KXL chất thải trên địa bàn tỉnh ước tổng khối lượng phát
sinh đến năm 2030 khoảng 3.261 tấn. Trong đó:
- Tổng lượng CTRSH trên địa bàn thành phổ
biến Hòa phát sinh trong giai đoạn này khoảng 870-1.117 tấn/ngày được đưa về xử
lý tại dự án đốt rác phát điện tại KXL Vĩnh Tân (giai đoạn 1 (năm 2025-2030):
800 tấn/ngày; giai đoạn 2 (từ năm 2030): nâng công suất lên 1.200 tấn/ngày).
- Các huyện, thành phố Long Khánh với
tổng khối lượng CTRSH phát sinh khoảng 1.799 tấn/ngày và CTRSH phát sinh từ các
cơ sở sản xuất lạnh doanh và sân bay Long Thành là 345 tấn/ngày, được đưa về
các KXL như sau:
+ KXL Quang Trung, KXL Vĩnh Tân, KXL
Bàu Cạn và KXL Túc Trưng: hoàn thành bổ sung áp dụng các công nghệ xử lý đốt
rác thu hồi năng lượng theo đúng cam kết của chủ đầu tư; cải tiến công nghệ xử
lý chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh
hoạt phát sinh. Ngoài ra, bổ sung công nghệ xử lý phụ trợ từ rác trơ, tro xỉ và
tro bay thành sản phẩm gạch không nung, vật liệu san lấp. Tiếp nhận CTRSH của
các địa phương và tiếp nhận xử lý CTRSH từ các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất, kinh doanh và chất thải rắn công nghiệp thông thường theo hợp đồng xử lý.
+ Đối với các KXL Xuân Tâm, Xuân Mỹ và
Tây Hòa không tiếp nhận CTRSH từ các hộ gia đình chỉ tiếp nhận xử, lý CTRSH từ
các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và chất thải rắn công nghiệp thông
thường theo hợp đồng xử lý.
3. Định hướng sau năm 2030:
KXL Quang Trung, KXL Vĩnh Tân, KXL Bàu
Cạn và KXL Túc Trưng: đầu tư công nghệ xử lý đốt rác thu hồi năng lượng kết hợp phát điện,
phải bổ sung công nghệ xử lý phụ trợ từ rác trơ, tro xỉ và tro bay thành sản phẩm
gạch không nung, vật liệu san lấp. Tiếp nhận CTRSH từ các địa phương thông qua
việc đấu thầu hoặc ký hợp đồng thỏa thuận nhiều năm theo tiến độ đầu tư quy định;
tiếp nhận xử lý CTRSH từ các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và chất thải rắn công nghiệp thông thường
theo hợp đồng xử lý.
III. PHƯƠNG ÁN PHÂN
LOẠI, LƯU GIỮ, CHUYỂN GIAO, XỬ LÝ CTRSH
1. CTRSH được phân loại thành các nhóm
như sau:
CTRSH được phân loại tại nguồn phù hợp
với mục đích quản lý và công nghệ xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh thành 03 nhóm
chính[16]
như sau:
- Nhóm CTR có khả năng tái sử dụng,
tái chế:
chai, hộp nhựa, lon nước giải khát, hộp, bao bì giấy, báo;
- Nhóm chất thải thực
phẩm:
vỏ trái cây, rau củ, xương cá nhỏ, thức ăn thừa, hư; bã trà, giấy ăn, hoa lá,
xác chuột, gián;
- Nhóm CTRSH khác: túi/hộp nhựa
nhiễm bẩn, quần áo cũ, băng, tã, giấy vệ sinh, thủy tinh, đồ da các loại.
Ngoài ra, trong hoạt động sinh hoạt
còn phát sinh 02 nhóm chất thải phát sinh không thường xuyên, bao gồm:
- Nhóm chất thải cồng kềnh[17]: là vật dụng
gia đình được thải bỏ có kích thước lớn như tủ, giường, nệm, bàn, ghế hoặc các
vật dụng tương tự khác hoặc gốc cây, thân cây, cành cây;
- Nhóm chất thải nguy hại phát sinh trong
hoạt động sinh hoạt[18]: pin, bình đựng
hóa chất tẩy rửa, bình xịt côn trùng thải; bóng đèn, thiết bị điện tử, gia dụng
hư hỏng, ...
2. Việc lưu giữ, chuyển
giao đối với các nhóm
CTRSH sau khi phân loại:
2.1. Đối với các tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân có tuyến thu gom CTRSH:
- Các tổ chức, hộ gia đình thực hiện
phân loại và lưu giữ đối với
Nhóm chất thải thực phẩm và Nhóm chất thải rắn sinh hoạt khác; CTRSH sau khi được
phân loại phải bỏ trong bao bì đựng CTRSH theo đúng quy định. Chất liệu sử dụng
làm bao bì đựng CTRSH phải bảo đảm nhìn thấy chất thải đựng bên trong (khuyến
khích sử dụng bao bì CTRSH từ vật liệu dễ phân hủy do đơn vị thu gom, xử lý
cung cấp được tính từ chi phí dịch vụ xử lý).
- CTRSH sau phân loại từ các hộ dân được
đưa đến các điểm tập kết của địa phương theo từng nhóm quy định hoặc chuyển
giao trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH
tại địa phương thực hiện thu gom theo tần suất và thời gian quy định.
- Khi có phát sinh chất thải thuộc
Nhóm chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế và Nhóm
chất thải cồng kềnh, chủ nguồn thải bố trí khu vực lưu giữ tạm thời và thực hiện
việc xử lý như sau:
+ Đối với chất thải có khả năng tái sử
dụng, tái chế hay còn gọi là phế liệu: các hộ gia đình có thể bán, cho các tổ
chức, cá nhân thu mua phế liệu hoặc
các tổ chức, cá nhân thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Trường hợp không bán hoặc
cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu thì các hộ gia đình phân loại vào túi riêng và
bỏ chung với thùng
chúa chất thải rắn sinh hoạt khác.
+ Đối với Nhóm chất thải cồng kềnh:
khi có phát sinh phải liên hệ với tổ chức, cá nhân có chức năng thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn để thỏa thuận chuyển giao xử lý theo quy định.
- Đối với Nhóm chất thải nguy hại
trong sinh hoạt của các hộ gia đình: Các hộ gia đình thu gom riêng và đem đến
các điểm thu hồi chất thải nguy hại tại địa phương.
2.2. Đối với các hộ gia
đình, cá nhân ở các khu vực chưa có tuyến thu gom CTRSH:
- Chỉ được tự xử lý đối với nhóm chất
thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi hoặc chuyển
giao cho các tổ chức, cá nhân có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH.
- CTR có khả năng tái sử dụng, tái chế
được chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc tổ chức, cá
nhân có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH.
- CTRSH khác phải được chứa, đựng
trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân có chức năng
thu gom, vận chuyển CTRSH tại địa phương đúng địa điểm, thời gian, tần suất
theo thỏa thuận giữa UBND cấp xã và tổ chức, cá nhân đơn vị thu gom.
- Chất thải cồng kềnh: các hộ gia đình
bố trí khu vực lưu giữ tạm thời và giao cho tổ chức, cá nhân có chức năng thu
gom, vận chuyển, xử lý CTR xử lý theo quy định.
- Chất thải nguy hại trong sinh hoạt của các hộ
gia đình: khi có phát sinh, các hộ gia đình thu gom riêng và đem đến các điểm
thu hồi chất thải nguy hại tại địa phương.
3. Tổ chức thu gom, vận chuyển các
nhóm CTRSH sau khi phân loại tại nguồn đồng bộ:
- Bố trí đầy đủ các điểm tập kết CTRSH
sau phân loại tại các khu vực dân cư, thông báo thời gian tập kết đến từng hộ
dân để biết và thực hiện theo quy định, lắp đặt thiết bị quan sát (camera, ...)
để theo dõi, giám sát và xử lý đối với các trường hợp không thực hiện đúng quy định.
- Các tổ chức, hộ gia đình bố trí các
thiết bị chứa, thùng chứa CTRSH sau phân loại phù hợp với điều kiện thực tế của
gia đình, đảm bảo việc lưu giữ CTRSH sau phân loại. Dùng thùng chứa xanh lá cây
để chứa chất thải thực phẩm, thùng màu xám để chứa chất thải rắn sinh hoạt khác
(với các dung tích: 5 lít, 8 lít, 12 lít tùy theo lượng CTRSH phát sinh)
- Trên các đường phố chính, các siêu
thị, trung tâm thương mại, công viên, khu vui chơi giải trí, điểm tập trung dân
cư, các khu đô thị mới, chung cư, đầu mối giao thông, trụ sở cơ quan và các khu
vực công cộng khác phải bố trí các thùng chứa CTRSH có dán nhãn (thể
tích 60 lít, 120 lít, 240 lít tùy theo khối lượng phát sinh) dễ nhận biết và thực
hiện phân loại CTRSH tại nguồn với ít nhất 02 nhóm chất thải. Thùng màu xanh lá
cây để chứa chất thải thực phẩm, thùng màu xám để chứa chất thải rắn sinh hoạt
khác.
- Tùy điều kiện thực tế tại địa
phương, quy định phương án thu gom với thời gian và tần suất thu gom phù hợp với
khối lượng phát sinh của Nhóm chất thải thực phẩm và Nhóm CTRSH khác. Bố trí thời
gian thu gom CTRSH của
các hộ gia đình phù hợp, không phát sinh ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của
người dân, tổ chức.
- Các tổ chức, hộ gia đình, người dân
chỉ mang CTRSH ra ngoài để thu gom vào khung giờ từ 19 giờ -22 giờ; không được
đưa CTRSH ngoài thời gian quy định của địa phương. Các đơn vị thu gom,
vận chuyển tập trung tổ chức thu gom, vận chuyển từ 22 giờ đến 04 giờ sáng ngày
hôm sau. Không thu gom, vận chuyển vào giờ cao điểm tập trung đông người.
- UBND cấp xã thông báo số điện thoại
liên hệ với đơn vị thu gom vận chuyển CTRSH trên địa bàn cho các hộ dân biết để
chủ động liên hệ khi có phát sinh chất thải cồng kềnh.
- Phương tiện thu gom, vận chuyển
CTRSH sau phân loại phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Các phương tiện chuyên dụng vận chuyển
CTRSH phải đáp ứng các yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy
định của pháp luật. Xe chuyên dùng cuốn ép CTRSH phải có thiết bị lưu chứa nước rỉ rác.
+ Thiết bị lưu giữ CTRSH được lắp cố định
hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và phải đáp ứng các yêu cầu
quy định như không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ, không được ngấm, rò rỉ nước rác,
phát tán CTRSH do gió.
+ Xe tải thùng hở phải được phủ bạt
kín che nắng mưa sau khi vận chuyển chứa chất thải rắn sinh hoạt.
+ Phải đảm bảo không được rơi vãi
CTRSH, rò rỉ nước rỉ rác trong quá trình vận chuyển CTRSH.
+ Phương tiện thu gom, vận chuyển có
dòng chữ “THU GOM CHẤT THẢI
THỰC PHẨM” khi thu gom, vận chuyển đối
với nhóm chất thải thực phẩm); “THU GOM CHẤT THẢI RẮN TÁI CHẾ, SINH HOẠT KHÁC
(không thu gom chất thải thực phẩm) khi thu gom, vận chuyển nhóm CTR có khả
năng tái sử dụng, tái chế và nhóm CTRSH khác.
+ Chữ được thiết kế với kích thước ít
nhất 20cm, có thể tháo, lắp linh hoạt tùy theo loại CTRSH được thu gom, vận
chuyển và dán (gắn) ít nhất ở 02 bên của phương tiện; có màu vàng, không bị mờ
và phai màu. Sơn màu xanh lá cây đối với phương tiện thu gom, vận chuyển Nhóm chất thải thực
phẩm, màu xám đối với phương tiện thu gom, vận chuyển Nhóm chất thải sinh hoạt
khác; trường hợp
phương tiện thu gom cùng lúc 02 nhóm chất thải (chất thải thực phẩm và chất thải
tái chế, sinh hoạt khác) thì sơn màu xanh lá cây và bố trí 02 ngăn chứa đối với 02 nhóm chất
thải rắn sinh hoạt đã được phân loại; trường hợp chỉ có 01 phương tiện thu gom
02 nhóm chất thải (chất thải thực phẩm và chất thải tái chế, sinh hoạt
khác) theo các ngày khác nhau thì sơn màu xanh lá cây.
+ Yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện
thu gom, vận chuyển phải bảo đảm các quy định và nghiêm túc thực hiện chuyển đổi
màu sơn của các phương tiện thu gom, vận chuyển và hoàn thành trước ngày
31/12/2024.
- Bố trí điểm tập kết, trạm trung chuyển[19]:
(1) Điểm tập kết (trạm trung chuyển
không cố định): là nơi chuyển giao CTRSH từ các loại phương tiện thu gom CTRSH
tại nguồn thải, khu vực công cộng, quét dọn vệ sinh đường phố để chuyển CTRSH
sang phương tiện cơ giới có tải trọng
lớn[20].
Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường[21] như
sau:
+ Điểm tập kết được bố trí bảo đảm kết
nối hiệu quả giữa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý; bán kính phục vụ thu
gom tại hộ gia đình, tổ chức, cá nhân, khoảng cách an toàn môi trường,
bố trí dải cây xanh cách ly, hướng gió và các quy định khác phải thực hiện theo
QCVN 01:2021/BXĐ - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng được ban
hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về quy hoạch xây dựng và các quy định khác có liên quan;
+ Điểm tập kết phải bố trí thiết bị
lưu chứa chất thải có dung tích phù hợp với thời gian lưu giữ, bảo đảm không rò rỉ nước ra
môi trường; thực hiện vệ sinh, phun khử mùi sau khi kết thúc hoạt động; điểm tập
kết tập trung sau phải có đèn chiếu sáng;
+ Chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản
lý khu đô thị mới, chung cư, tòa nhà văn phòng phải bố trí điểm tập kết CTRSH
phù hợp trong quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành để phục vụ nhu cầu thải
bỏ CTRSH của tất cả người dân sinh sống tại khu đô thị mới, chung cư, tòa nhà
văn phòng đó;
+ Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ có thể bố trí điểm tập kết theo quy định hoặc có thể lưu chúa trong thiết bị
lưu chứa CTRSH;
+ UBND cấp huyện chỉ đạo các phòng, ban,
UBND cấp xã phối hợp với đơn vị thu gom, vận chuyển CTRSH để xác định vị trí,
thời gian hoạt động và quy mô tiếp nhận CTRSH tại điểm tập kết phù hợp; bảo đảm
an toàn giao thông; hạn chế tối đa hoạt động vào giờ cao điểm.
(2) Trạm trung chuyển CTRSH phải đảm bảo
các yêu cầu kỹ thuật về xây dựng và bảo vệ môi trường[22] như
sau:
+ Thực hiện theo quy định tại Thông tư
số 1/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng Ban hành QCVN 01:2021/BXD-Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và các quy định pháp luật hiện hành có
liên quan, trong đó lưu ý đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách an toàn môi trường,
bố trí dải cây xanh cách ly và theo hướng gió chủ đạo để khử mùi và không để tạo
mùi hôi ảnh hưởng đến đời sống đến cộng
đồng dân cư;
+ Trạm trung chuyển CTRSH cố định đầu
tư mới tại các khu vực nội thành đô thị loại I phải sử dụng công
nghệ tự động, hiện đại
và phù hợp với điều kiện từng địa phương;
+ Khuyến khích sử dụng công nghệ trạm
trung chuyển ngầm, bán ngầm hoặc ngầm hóa một số hạng mục công trình tại đô thị
nhằm tiết kiệm diện tích sử dụng đất nhưng phải có thiết kế bảo đảm mỹ quan đô
thị và không gây ô nhiễm môi trường;
+ Bảo đảm kết nối đồng bộ với hệ thống
thu gom, vận chuyển CTRSH tại địa phương;
+ Phải có khu vực lưu giữ CTRSH sau
phân loại tại nguồn, CTRSH cồng kềnh và các trang thiết bị thu gom, vận chuyển;
có khả năng lưu giữ CTNH sau khi CTRSH được phân loại theo quy định của UBND cấp
tỉnh;
+ Trạm trung chuyển tại các đô thị phải
bố trí khu vực tiếp nhận chất thải có đủ diện tích cho phương tiện dừng chờ đổ
chất thải; bảo đảm khép kín để hạn chế tối đa phát tán ô nhiễm, mùi và xâm nhập
của côn trùng;
+ Trang bị các hệ thống, thiết bị cân;
vệ sinh và phun xịt khử mùi phương tiện thu gom, vận chuyển ra, vào trạm trung chuyển; hệ
thống camera giám sát; hệ thống, phần mềm để theo dõi, cập nhật khối lượng
CTRSH và phương tiện thu gom, vận chuyển ra, vào trạm trung chuyển;
+ UBND các huyện, thành phố xác định vị
trí, thời gian hoạt động (tập trung hoạt động trong thời gian từ 22 giờ đến
04 giờ sáng hôm sau) và quy mô tiếp nhận CTRSH tại trạm trung chuyển.
4. Xử lý CTRSH
- Các cơ sở xử lý CTRSH phải thực hiện
theo quy định tại QCVN 01:2021/BXD- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch
xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan, trong đó lưu ý đảm bảo
các yêu cầu về khoảng - cách an toàn môi trường, bố trí dải cây xanh cách ly,
nguồn tiếp nhận
nước thải, hướng gió;
- UBND cấp huyện lựa chọn đơn vị xử lý
CTRSH thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
trong trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện
theo hình thức đặt hàng giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
- Các đơn vị xử lý phải rà soát đánh
giá công nghệ xử lý hiện có trên địa bàn yêu cầu các chủ xử lý phải có lộ trình
đổi mới công nghệ xử lý chất thải phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, thực
hiện trong năm 2023. CTRSH phải được xử lý bằng công nghệ đốt rác thu hồi năng
lượng, đáp ứng với thành phần, khối lượng chất phát sinh trên địa bàn tỉnh,
không sử dụng công nghệ chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt chưa qua xử lý.
5. Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và
xử lý CTRSH[23]
Theo Luật bảo vệ môi trường và Thông
tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022, trên cơ sở Định mức kinh tế kỹ thuật
xây dựng đơn giá của Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành, UBND tỉnh quyết định
hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH thông qua giá bán
bao bì đựng
CTRSH. Giá bán bao bì bao gồm giá thành sản xuất bao bì và giá dịch vụ
thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
Đơn vị được UBND cấp huyện lựa chọn
thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH có trách nhiệm bán bao bì đựng CTRSH phù hợp với
phương thức phân loại cho các tổ chức, hộ gia đình, số lượng bao bì cung cấp
tùy theo nhu cầu của các tổ chức, hộ gia đình đăng ký với UBND phường/xã theo kế
hoạch, phương án hoặc nội dung thực hiện quản lý CTRSH trên địa bàn.
IV. NHIỆM VỤ
1. Tập trung triển khai các hoạt động
phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH theo Luật Bảo vệ môi trường năm
2020 và các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật; rà soát chỉnh sửa, bổ sung và
xây dựng, ban hành các quy định cụ thể về trách nhiệm quản lý CTRSH của UBND
các cấp, các ngành. Quan tâm, chú trọng đẩy mạnh hoạt động giáo dục tuyên truyền,
hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn đến từng cộng đồng dân cư, các tổ chức và hộ
gia đình, song song với việc áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính để
răn đe nhằm thực hiện hiệu quả thiết thực đi vào chiều sâu.
2. Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật phục vụ quá trình
thu gom, trung chuyển, vận chuyển CTRSH tại các địa phương, đảm bảo đến năm
2025, các công trình, hạng mục, nguồn vốn đáp ứng hiệu quả công tác quản lý CTRSH của địa phương
theo quy định Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT .
3. Rà soát, xử lý những bất cập trong
công tác đấu thầu vận chuyển, xử lý CTRSH hiện nay tại các địa phương, ban hành
giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH theo lộ trình tăng dần giá dịch
vụ thu gom, vận chuyển và xử lý
CTRSH nhằm giảm dần hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước theo mục tiêu cụ thể đã
nêu tại mục I đề án này.
4. Tăng cường năng lực quản lý tổng hợp
CTRSH, đẩy mạnh khuyến khích hoạt động tái sử dụng, tái chế, xử lý CTRSH; phân
loại CTRSH tại nguồn với phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh CTR trong sinh hoạt,
sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo mục tiêu Chiến lược quốc gia về quản lý tổng
hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ; phát triển ngành
công nghiệp tái chế, khuyến khích sử dụng, tiêu thụ các sản phẩm từ quá trình xử
lý CTRSH; hạn chế không sử dụng
các bao bì từ vật liệu nhựa khó phân hủy, các sản phẩm nhựa dùng 01 lần theo
quy định.
5. Tiếp tục kiểm tra tiến độ triển khai quy hoạch
quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh. Qua đó điều chỉnh, bổ sung các KXL CTRSH theo
hướng đốt tiêu hủy thu hồi năng lượng, kết hợp phát điện phù hợp tình hình thực tế để
cập nhật vào Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình
Chính phủ phê duyệt, hạn chế tình trạng triển khai quy hoạch không còn phù hợp
với các quy định thuộc các lĩnh đầu tư, kinh doanh, xây dựng và bảo vệ môi trường có liên
quan; quy hoạch phải đáp ứng được nhu cầu thực tế của địa phương trong công tác
quản lý của các ngành, các cấp và hoạt động của các tổ chức, cá nhân có liên
quan.
6. Tập trung xây dựng các
quy định về ưu đãi khuyến khích tạo điều kiện cho các Chủ dự án đã đầu tư các
khu xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh liên doanh, liên kết các dự án đốt rác tận
dụng nhiệt để phát điện để tiết kiệm tối đa quỹ đất trong thời gian tới. Ưu
tiên ứng dụng công nghệ xử lý hiện đại thân thiện môi trường được quốc tế đang
áp dụng, phù hợp với điều kiện thực tiễn tạ Việt Nam.
7. Tăng cường công tác kiểm tra quản lý đầu
tư, xây dựng, đất đai và bảo vệ môi trường trong hoạt động phân loại, thu gom,
vận chuyển, tái chế và xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tại các Khu xử
lý theo quy hoạch, kiên quyết xử lý theo quy định pháp luật các trường hợp sử dụng
đất đai, đầu tư không hiệu quả, diện tích đất vượt nhu cầu sử dụng; xử lý quyết
liệt các đơn vị, các chủ đầu tư không triển khai các dự án hoặc các dự án không
có khả năng khắc phục các tồn tại yêu cầu kỹ thuật về xây dựng và bảo vệ môi
trường.
8. Xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường
các bãi chôn lấp CTRSH thực hiện đóng bãi.
(Đính kèm các nhiệm vụ ưu tiên thực hiện
tại phụ lục I)
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nâng cao
nhận thức cộng đồng về quản lý CTRSH
- Xây dựng chương trình giáo dục về
môi trường với nội dung và thời lượng phù hợp với nhận thức của từng lứa tuổi tại các cấp
học, bậc học, trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo gắn với bảo vệ môi trường trong giai đoạn tới.
- Cập nhật, sửa đổi, xây dựng chương
trình, tài liệu tuyên truyền và đầu tư các phương tiện, thiết bị đảm bảo hoạt động
thường xuyên, hiệu quả về giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển
và xử lý CTRSH và chất thải nhựa. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về phân loại
CTRSH tại nguồn, hạn chế rác thải nhựa trên các phương tiện thông tin đại
chúng, các mạng xã hội nhằm tiếp cận rộng.
- Thực hiện các chương trình đào tạo,
các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng với nội dung đa dạng,
hình thức phong phú phù hợp các đối tượng là trường học, cộng đồng dân
cư, cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý
CTRSH, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ về giảm thiểu, phân loại tại nguồn,
tái chế, tái sử dụng CTRSH, chất thải nhựa và thải bỏ CTRSH đúng nơi quy định.
- Vận động và tổ chức ký cam kết chống
rác thải nhựa, không sử dụng ấn phẩm nhựa dùng một lần đối với các cơ sở sản xuất,
các tổ chức phân phối sản phẩm, trung tâm thương mại, cửa hàng, nhà hàng, chợ,
siêu thị. Tổ chức thu gom, xử lý chất thải trôi nổi (trong đó các chất thải nhựa)
trong môi trường nhất là các dòng sông, suối, kênh, rạch.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng
đồng về phòng ngừa, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý CTR, hình thành lối
sống thân thiện với môi trường.
- Tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích các tổ
chức, cá nhân chú ý hơn đến những ảnh hưởng môi trường từ việc lựa chọn và tiêu
thụ thực phẩm, tránh lãng phí; tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, giảm tối đa
các tác động đến môi trường từ việc sản
xuất thực phẩm, từ đó thúc đẩy quy trình sản xuất hiệu quả hơn.
Khuyến khích cộng đồng, đặc biệt các doanh nghiệp sử dụng công nghệ, sản phẩm
thân thiện với môi trường, ít tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, hạn chế sử dụng
các nguồn nguyên liệu, sản phẩm có phát sinh chất thải, gây ô nhiễm môi trường
trong quá trình sản xuất, vận chuyển, phân phối và sử dụng thực phẩm.
- Xây dựng quy định về khen thưởng,
khuyến khích các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt và đồng thời xử phạt các tổ chức,
cá nhân có hành vi vi phạm trong việc quản lý CTRSH.
Thời hạn thực hiện: thực hiện liên tục
hàng năm.
2. Hoàn thiện
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý CTRSH và tăng cường năng lực thực
thi:
a) Ban hành các quy định về quản lý
CTRSH trên địa bàn tỉnh gồm:
(1) Quy định về quản lý CTRSH trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai, cụ thể trách nhiệm của các tổ chức, hộ gia đình, chủ nguồn
thải, các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý; về thực hiện phân loại CTRSH tại
nguồn[24],
bao gồm quy định về bao bì, thiết bị lưu chứa CTRSH tại hộ gia đình, chủ nguồn
thải và tại khu vực công cộng; Quy định việc phân loại cụ thể CTRSH khác, khuyến
khích việc phân loại riêng chất thải
nguy hại trong CTRSH phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân[25]; phân loại, thu
gom, vận chuyển, xử lý chất thải cồng kềnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai[26].
(2) Quy định tuyến đường và thời gian hoạt
động của phương tiện thu gom vận chuyển vận chuyển CTRSH, trong đó quy định thời
gian các hộ dân cần mang rác đến điểm thu gom, thời gian phương tiện thu gom vận
chuyển rác trong ngày; quy định về các loại phương tiện vận chuyển đối với từng
nhóm CTRSH đã được phân loại; quy định và tổ chức thực hiện quy định về phương
thức thu gom, vận chuyển và xử lý đối với từng nhóm CTRSH đã được phân loại[27].
(3) Quy định về quản lý chất thải và
thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai, trong đó có các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn triển khai
thực hiện công tác phân loại CTRSH tại nguồn[28].
(4) Quy định mức giá cụ thể đối với dịch
vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH; hình thức và mức kinh phí hộ gia đình,
cá nhân và các cơ sở sản xuất kinh doanh có khối lượng phát sinh dưới
300kg/ngày phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH dựa
trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại[29]; Xây dựng lộ
trình giảm dần mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, đến năm 2025, ngân sách nhà nước
hỗ trợ 70% tổng chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH; định hướng đến năm
2028, tỷ lệ ngân sách chi hỗ trợ giảm còn 50%, đến năm 2030, tỷ lệ còn 30%”.
(5) Quy định về cơ chế, chính sách
khuyến khích thu hút đầu tư các dự án xử lý rác thải có công nghệ tiên tiến, hiện
đại, đơn giản hoá các thủ tục chuẩn bị đầu tư, xây dựng và vận hành cơ sở xử lý
chất thải; hỗ trợ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt đối với các
xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh
b) Ban hành Quy định về quản lý chất
thải nhựa trên địa bàn tỉnh[30] bao gồm các nội
dung: trách nhiệm các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch
trong việc không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa
khó phân hủy sinh học; trách nhiệm của các tổ chức, hộ gia đình, tổ chức
cá nhân và các cơ quan quản lý trong việc hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa sử
dụng một lần.
c) Ban hành Quy chế phối hợp giữa UBND
tính và UBMTTQ Việt Nam trong hoạt động quản lý CTRSH để tạo điều kiện thuận lợi
cho việc tham gia phản biệt, giám sát, chủ động cung cấp thông tin, phát huy
vai trò báo chí trong hoạt động quản lý chất thải rắn[31].
d) Đánh giá sự phù hợp quy hoạch của
quản lý CTRSH với tình hình phát sinh, thu gom, xử lý CTRSH hiện nay; xây dựng,
hoàn thiện và lồng ghép vào quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm
nhìn đến năm 2050 để phù hợp với thực tiễn, định hướng phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, của vùng huyện và của tỉnh trong thời gian tới; trong đó có
chú trọng đến điều chỉnh và cập nhật về chức năng xử lý, phạm vi phục vụ, khoảng
cách an toàn về môi trường của các Khu xử lý phù hợp với thực tế và hiện trạng
khả năng ứng dụng các công nghệ xử lý của dự án.
đ) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra hoạt động quản lý chất thải, bao gồm cả nội dung thanh tra trách nhiệm quản
lý nhà nước về quản lý chất thải của các địa phương đồng thời với việc nâng cao
năng lực kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước.
- Thời hạn hoàn thành: 2023-2030.
3. Nâng cao
hiệu quả thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn
- Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của
các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các địa phương, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ
đạo, triển khai xây dựng, nhân rộng phạm vi thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn.
- Các cơ quan, đơn vị, các cán bộ công
chức viên chức và người lao động gương mẫu, nghiêm túc, đi đầu trong việc thực
hiện phân loại CTRSH tại nguồn tại cơ quan, đơn vị và gia đình.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo
dục nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của cộng đồng về
phân loại CTRSH tại nguồn đối với từng địa phương, đơn vị để mỗi người dân đều
nắm bắt và tham gia thực hiện.
- Nâng cao nhận thức của người dân
và tăng cường hoạt
động giám sát trong Nhân dân đối với
việc phân loại CTRSH; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức chính trị - xã hội, nhất là Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... trong
việc phân loại CTRSH tại nguồn.
- Nghiên cứu, hoàn thiện, ban hành quy
định về phân loại CTRSH tại nguồn để hướng dẫn người dân thực hiện.
- Bố trí kinh phí cho các địa phương
chủ động trong việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn để tiếp tục duy trì,
nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2023, mỗi huyện, thành phố chọn 1 xã/phường/thị
trấn làm mô hình điểm thực hiện đồng bộ phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn tại địa phương, Qua đó, tạo hiệu ứng cho hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn
tại địa phương.
- Hằng năm, các cơ quan, đơn vị tổ chức
kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện qua đó khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực
hiện tốt phân loại CTRSH tại nguồn.
Thời hạn thực hiện: thực hiện liên tục
hàng năm.
- Rà soát, chuẩn hóa các phương tiện
thu gom, vận chuyển CTRSH sau phân loại từ chủ nguồn thải phải bảo
đảm các yêu cầu kỹ thuật về môi trường[32].
UBND các huyện, thành phố yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện thu gom, vận
chuyển CTRSH tại địa phương phải nghiêm túc thực hiện chuyển đổi màu sơn của
các phương tiện thu gom, vận chuyển và hoàn thành trước ngày
31/12/2024.
- Đến năm 2025, 100% các trạm trung chuyển hoạt
động hoàn thành việc đầu tư, cải tạo bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật về xây dựng
và bảo vệ môi trường.
4. Triển khai
đầu tư xây dựng và hoạt động các Khu xử lý CTRSH:
- Rà soát các khu xử lý CTR trên địa
bàn tỉnh phải thực hiện các quy định tại QCVN 01:2021/BXD- Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về quy hoạch xây dựng trong đó lưu ý đảm bảo các yêu cầu về khoảng
cách an toàn môi trường, bố trí dải cây xanh cách ly, hướng gió.
- Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của
các KXL chất thải nhất là vấn đê xử lý nước rỉ rác, mùi hôi, xây dựng
mảng xanh, tạo cảnh quan môi trường đảm bảo các KXL hoạt động như mô hình cụm
công nghiệp, đạt tiêu chí, chuẩn mực là điểm sáng về môi trường, từng bước xây
dựng thành các công viên môi trường nhằm tạo niềm tin cho xã hội về hoạt động xử
lý CTRSH nói riêng và hoạt động xử lý chất thải rắn nói chung.
- Năm 2023, các KXL chất thải xây dựng
lộ trình đầu tư, chuyển đổi công nghệ xử lý CTRSH theo hướng hiện đại, thân thiện
với môi trường như công nghệ đốt tiêu hủy thu hồi năng lượng. Các công nghệ xử
lý hiện hữu gồm: Công nghệ sản xuất mùn hữu cơ (compost) cần nghiên cứu bổ
sung hạng mục dây chuyền sản xuất phân hữu cơ vi sinh để phân phối trên thị trường
tiêu thụ; công nghệ đốt rác tiêu hủy cần bổ sung thêm hạng mục xử lý tro xỉ, tro bay
thành vật liệu xây dựng đáp ứng quy chuẩn xây dựng trước khi tiêu thụ trên thị
trường. Không sử dụng công nghệ chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt chưa qua xử
lý. Đối với các KXL không đáp ứng năng lực xử lý sẽ không được tham gia đấu thầu
xử lý CTRSH của các địa phương.
- Hoàn thành, đưa các nội dung quy hoạch
quản lý chất thải ran sinh hoạt vào Quy hoạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030,
định hướng đến năm 2050, trong đó, sẽ tập trung chất thải rắn sinh hoạt để xử
lý tại 04 Khu xử lý có quy mô công suất lớn, công nghệ xử lý phù hợp chất thải phát
sinh theo phạm vi địa bàn liên huyện, xử lý triệt để chất thải, ưu tiên áp dụng
công nghệ tái chế, thu hồi năng lượng, không chôn lấp chất thải, gồm 04 KXL:
Quang Trung, Vĩnh Tân, Bàu Cạn và KXL Túc Trưng. Đến năm 2025 tổng công suất xử
lý CTRSH khoảng 2.502 tấn/ngày; Đến năm 2030 tổng công suất xử lý CTRSH khoảng
3.792 tấn/ngày sẽ đáp ứng tổng khối lượng CTRSH dự kiến phát sinh của toàn tỉnh
đến năm 2025 và 2030 (công này có thể điều chỉnh phù hợp với công nghệ xử
lý của Doanh nghiệp và điều kiện thực tế của địa phương). Việc đầu tư đốt rác
có thu hồi năng lượng theo công nghệ hiện đại thân thiện môi trường, được thiết
kế theo kiểu
module, có thể bổ sung công suất xử lý theo từng giai đoạn, kết hợp đốt các loại
chất thải rắn công nghiệp thông thường có nhiệt trị cao đồng thời với chất thải
rắn sinh hoạt nhằm giảm
nhiên liệu, nâng cao hiệu quả xử lý.
- Tổ chức kiểm tra tình hình đầu tư dự
án xử lý CTRSH về thực hiện các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư,
quy định về sử dụng đất, xây dựng đối với các dự án đầu tư xử lý chất thải trên
địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó đánh giá năng lực của từng chủ đầu tư để có biện
pháp hỗ trợ hoặc xử lý theo quy định pháp luật, nhất là mục tiêu hoạt động, quản
lý sử dụng đất.
- UBND tỉnh làm việc với UBND các huyện,
thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa về công tác triển khai quy hoạch quản
lý GTRSH tại địa phương trong những năm qua, qua đó xem xét biểu dương, tháo gỡ
các khó khăn vướng mắc hoặc xử lý trách nhiệm liên quan đến công tác triển khai
quy hoạch CTR tại địa phương và các quy định của UBND tỉnh.
- Hoàn thành nội dung điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm
2030, cập nhật các nội dung theo Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ
tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý CTR để đưa vào
quy hoạch chung của tỉnh.
- Kiểm tra, giám sát các KXL đóng bãi
chôn lấp CTRSH đúng
quy trình và đáp ứng các yêu cầu sau khi kết thúc hoạt động; đôn đốc việc thực
hiện xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp CTRSH[33]. Trong đó, đến năm 2025,
thực hiện cải tạo và tái sử dụng đất đối với KXL Trảng Dài (đã thực hiện đóng
bãi đúng quy định).
-Thời hạn thực hiện: năm 2023-2030.
5. Tăng cường
cơ sở vật chất, trang thiết bị, đầu tư công nghệ xử lý, ứng dụng giải pháp về
công nghệ thông tin trong công tác quản lý CTRSH
- Đánh giá, tổng hợp nhu cầu nguồn
vốn đầu tư phục vụ cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH tại các huyện,
thành phố; tổng hợp các dự án thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý CTRSH cấp
huyện; các dự án ưu tiên đầu tư; các dự án thực hiện theo phương thức xã hội
hóa của địa phương để có kế hoạch bố trí nguồn kinh phí phù hợp.
- Xác định việc đầu tư các trạm trung chuyển
CTRSH cố định, các trạm trung chuyển CTRSH không cố định đảm bảo phù hợp quy hoạch
sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và điều kiện phát triển của địa phương; kịp thời
cập nhật các vị trí bố trí trạm trung chuyển cố định vào quy hoạch xây dựng của
địa phương và đưa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm để triển khai đầu tư, xây dựng.
- Xác định cụ thể vị trí, quy mô, thời
gian thực hiện, hình thức đầu tư, đơn vị chủ trì, dự toán kinh phí thực hiện.
Trong đó, đảm bảo lộ trình đến năm 2025 hoàn thành đầu tư và đưa vào hoạt động
100% các trạm trung chuyển theo kế hoạch đề ra.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin, chuyển đổi số trong giám sát, quản lý chặt chẽ hoạt động thu gom, vận chuyển
và xử lý CTRSH (camera, định vị GPS,...), xây dựng các ứng dụng quản lý CTRSH
trên điện thoại thông minh cho các đối tượng như các cơ quan quản lý, đơn vị
thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý, tổ chức, hộ gia đình cá nhân; Xây dựng cập
nhật và tích hợp cơ sở dữ liệu
về quản lý CTRSH vào hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường của huyện và tỉnh.
- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật cơ sở đáp ứng
cho việc phân loại CTRSH tại nguồn đi kèm với hoạt động lưu giữ, thu gom: rà
soát, cải tạo, cập nhật
quy hoạch và xây dựng các trạm trung chuyển đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về xây
dựng và bảo vệ môi trường. Đến năm 2025, toàn tỉnh dự kiến đầu tư xây dựng, cải
tạo 40 trạm trung chuyển CTRSH cố định và 26 trạm trung chuyển không cố định đảm
bảo quy chuẩn.
- Tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt động
giảm thiểu, phân loại, tái chế, tái sử dụng, thu gom, vận chuyển và xử lý
CTRSH; quy định về việc trang bị thùng, túi chứa CTRSH sau
phân loại đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trong việc phân loại CTRSH
tại nguồn.
- Đẩy mạnh hỗ trợ các dự án tái chế
CTRSH tại các CCN, KXL trong việc duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động tái chế
chất thải và hoàn thành các thủ tục theo quy định về bảo vệ môi trường, thường
xuyên theo dõi, giám
sát để kịp thời xử lý các vướng mắc trong hoạt động tái chế chất thải.
- Đẩy nhanh việc thực hiện kế hoạch, lộ
trình đầu tư đưa vào vận hành các hạng mục xử lý để đảm bảo điều kiện tiếp nhận
CTRSH và các nội dung đã cam kết của Chủ dự án.
- Tăng cường trao đổi và hợp tác với
các tỉnh thành, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, tranh thủ hỗ trợ
tài chính trong lĩnh vực quản lý CTRSH của tỉnh.
Thời hạn thực hiện: năm 2023-2030.
6. Đẩy nhanh
tiến độ đầu tư và xây dựng dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại
xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
a) Giai đoạn từ năm 2023-2030:
- Thực hiện thủ tục đầu tư dự án Nhà
máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng
Nai cho giai đoạn 1 (năm 2023-2030), với công suất xử lý: 800 tấn/ngày.
- Thực hiện đấu thầu dự án, lựa chọn
nhà đầu tư đủ kinh nghiệm và năng lực thực hiện; nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm
đầu tư, xây dựng và vận hành dự án từ nguồn vốn của nhà đầu tư đảm bảo tiến độ,
quy định pháp luật về đầu tư để đưa dự án, công suất giai đoạn 1: 800 tấn/ngày
(đáp ứng phục vụ cho lượng chất thải phát sinh của thành phố Biên Hòa và một số
huyện lân cận).
b) Giai đoạn sau năm 2030: Tổng lượng
CTRSH trên địa bàn thành phố Biên Hòa phát sinh trong giai đoạn này khoảng
870-1.117 tấn/ngày được đưa về xử lý tại dự án đốt rác phát điện tại KXL Vĩnh Tân
(giai đoạn 1: 800 tấn/ngày; giai
đoạn 2 (sau năm 2030): nâng công suất lên 1.200 tấn/ngày).
7. Nâng cao
năng lực cho các cơ sở thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý CTRSH.
- Xây dựng đơn giá dịch vụ thu gom
CTRSH từ các hộ dân, cơ quan, đơn vị phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa
phương và đáp ứng chi trả cho hoạt động của đơn vị thu gom CTRSH. Đồng thời, đề
xuất lộ trình tăng dần giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH nhằm giảm
dần hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước.
- Xây dựng quy định giá cụ thể đối với
dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Đẩy mạnh xã hội hoá nhằm thu hút, tăng cường và
đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư tăng cường cho hoạt động thu gom, vận chuyển,
tái chế và xử lý CTRSH.
- Các cơ sở vận chuyển CTRSH phải tạo
điều kiện hỗ trợ cho các cộng tác viên bằng nguồn vốn của doanh nghiệp hoặc vay
vốn ưu đãi từ hệ thống ngân hàng nhà nước/Quỹ bảo vệ môi trường Đồng Nai để chuẩn
hóa phương tiện, trang thiết bị phù hợp với quy định để hài hòa giữa lợi ích và
chi phí hợp lý giữa chủ vận chuyển và các cộng tác viên.
- Đầu tư, trang bị các phương tiện,
thiết bị, vị trí tập kết đảm bảo cho hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ
riêng CTRSH sau phân loại từ các tổ chức, hộ gia đình đến các điểm san tiếp, trạm
trung chuyển và khu xử lý; Có lộ trình cụ thể ưu tiên thay thế, chuẩn hóa thiết
bị phù hợp đối với từng loại CTRSH đã được phân loại, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
về bảo vệ môi trường theo quy định.
- Đảm bảo hoạt động thu gom, vận chuyển
đúng thời gian và tần suất theo quy định với địa phương; thu gom triệt để CTRSH
phát sinh từ các hộ gia đình, cơ quan, đơn vị. Có kế hoạch phương án thu gom
phù hợp đối với các hộ dân của khu vực vùng sâu, vùng xa, các khu vực có tuyến đường nhỏ
mà phương tiện thu gom không vào được.
- Nâng cao năng lực quản lý, vận hành
với sự tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng, tổ chức nhầm thúc đẩy việc xã hội
hóa trong công tác thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý CTRSH.
- Xây dựng, hướng dẫn cụ thể về quy
trình đầu tư xây dựng và
vận hành cơ sở xử lý CTRSH và đào tạo, công bố rộng rãi cho các nhà đầu tư
nghiên cứu, thực hiện.
- Điều chỉnh quy hoạch giao thông nông
thôn, mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn để tạo điều kiện thuận lợi
cho việc thu gom, vận chuyển CTRSH.
- Đầu tư các hạng mục công trình tái
chế, tái sử dụng CTRSH, góp phần giảm thiểu CTRSH chôn lấp, tiết kiệm tài
nguyên; tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư có áp dụng công nghệ sạch, thân thiện
với môi trường, tiến tới không xử lý CTRSH bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp.
- Nghiên cứu hoạt động đấu thầu vận
chuyển, xử lý CTRSH theo hướng đấu thầu chung vận chuyển và xử lý trọng cùng một
gói thầu (có thể liên doanh giữa doanh nghiệp vận chuyển với doanh nghiệp xử lý
để tham gia đấu thầu); đồng thời chỉ đạo các huyện, thành phố phân chia gói thầu
hợp lý về quy mô (mỗi gói có thể là phạm vi thu gom, xử lý của một số xã, phường,
thị trấn gần nhau; mời thầu chung các gói thầu một lần, xét trúng thầu theo từng
gói thầu) nhằm nâng cao tính cạnh tranh, tính khả thi trong lựa chọn nhà thầu
và nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước.
- Bổ sung nguồn vốn từ Quỹ Bảo vệ môi
trường Đồng Nai để đảm bảo nguồn vay ưu đãi cho các đơn vị thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải trong việc đầu tư cải tạo phương tiện, trang thiết bị và công
nghệ tái chế, xử lý CTRSH.
Thời hạn thực hiện: 2023-2027.
8. Đẩy mạnh
nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát
triển và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển công nghệ xử lý CTRSH theo hướng thân thiện
môi trường; xử lý CTRSH kết hợp với thu hồi năng lượng; nghiên cứu cải tiến các
trang thiết bị thu gom, vận chuyển CTRSH bảo đảm mỹ quan và hiệu quả sử dụng.
- Đẩy mạnh liên kết giữa các tổ chức
khoa học và công nghệ, tổ chức đào tạo và doanh nghiệp trong việc nghiên cứu
phát triển công nghệ tái sử dụng và tái chế CTRSH, xử lý CTRSH theo hướng thân
thiện môi trường, công nghệ xử lý CTRSH kết hợp với thu hồi năng lượng.
- Đánh giá thực trạng và nhu cầu phát
triển nguồn nhân iực trong công tác quản lý CTRSH; xây dựng kế hoạch
phát triển nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu quản lý.
- Việc xử lý CTRSH phải đáp ứng các
tiêu chí công nghệ như sau[34]:
(1) Về công nghệ:
+ Có khả năng tiếp nhận, phân loại chất
thải, xử lý mùi, nước rỉ rác, khí thải, linh hoạt trong kết hợp các công nghệ
khác, xử lý các loại chất thải rắn khác nhau; có khả năng mở rộng công suất,
thu hồi năng lượng, xử lý các chất thải thứ cấp; mức độ phù hợp về quy mô xử
lý;
+ Mức độ tự động hóa, nội địa hóa của
dây chuyển thiết bị, tỷ
lệ xử lý, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp CTRSH; mức độ tiên tiến của công nghệ xử
lý; độ bền của thiết bị, dây chuyển công nghệ; xuất xứ của các trang thiết bị;
tính đồng bộ của thiết bị trong dây chuyền công nghệ khả năng sử dụng, thay thế
các loại linh kiện, phụ tùng trong nước, tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống công
nghệ, thiết bị;
+ Ưu tiên công nghệ đã được ứng dụng thành
công, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường về thiết bị xử lý, tái chế
chất thải và phù hợp với điều kiện Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền đánh
giá, thẩm định theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật
về chuyển giao công nghệ; công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển
giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
(2) Về môi trường và xã hội:
- Bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật môi trường;
- Tiết kiệm diện tích sử dụng đất;
- Tiết kiệm năng lượng, khả năng thu hồi
năng lượng trong quá trình xử lý;
- Khả năng đào tạo nhân lực địa phương
tham gia quản lý, vận hành thiết bị, bảo dưỡng và bảo trì thiết bị.
(3) Về kinh tế:
- Chi phí xử lý phù hợp với khả năng
chi trả của địa phương hoặc không vượt quá mức chi phí xử lý được cơ quan có thẩm
quyền công bố;
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm
từ hoạt động tái chế chất thải;
- Tiềm năng và giá trị kinh tế mang lại
từ việc tái sử dụng chất thải, năng lượng và các sản phẩm có ích được tạo ra
sau xử lý;
- Nhu cần thị trường; tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm sau khi xử lý được áp dụng;
- Tính phù hợp trong chi phí xây dựng
và lắp đặt thiết bị; chi phí vận hành; chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.
Thời hạn thực hiện: từ năm 2023-2030.
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện Đề án Quản lý
CTRSH giai đoạn 2023 - 2025 khoảng: 4.661,251 tỷ đồng (Bốn
ngàn sáu trăm sáu mươi mốt tỷ, hai trăm năm mươi mốt triệu đồng).
Kinh phí thực hiện Đề án Quản lý CTRSH
giai đoạn 2026 - 2030: sẽ được rà soát
bổ sung phù hợp theo từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.
Kinh phí thực hiện Đề án được đảm bảo
từ các nguồn sau:
- Kinh phí sự nghiệp môi trường (cấp tỉnh
và cấp huyện): 2.076,559 tỷ đồng.
- Kinh phí xây dựng cơ bản (cấp huyện):
262,221 tỷ đồng.
- Nguồn vốn đầu tư của các tổ chức, cá
nhân thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH: 2.322,471 tỷ và các nguồn
tài trợ (nếu có).
Cụ thể như sau:
1. Đối với cấp tỉnh:
Triển khai các hoạt động, truyền thông nâng cao
nhận thức cộng đồng về phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH: 3,5 tỷ
(do Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai).
Nguồn kinh phí thực hiện: kinh phí sự
nghiệp môi trường cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
2. Đối với UBND cấp huyện:
a) Đầu tư cải tạo, xây dựng mới các trạm
trung chuyển, camera
giám sát, truyền dữ liệu: 262,221 tỷ. Trong đó:
- Kinh phí cải tạo: 5,750 tỷ.
- Kinh phí đầu tư xây dựng mới:
249,223 tỷ.
- Kinh phí lắp đặt camera giám sát:
7,248 tỷ.
b) Bố trí khu vực, thùng chứa chất thải
nguy hại trong sinh hoạt, các bể chứa bao bì thuốc bảo
vệ thực vật, kinh phí xử lý chất thải nguy hại trong sinh hoạt và bao bì thuốc
bảo vệ thực vật: 19,276 tỷ đồng. Trong đó:
- Bố trí các điểm thu hồi chất thải
nguy hại trong sinh hoạt: 2,739 tỷ.
- Kinh phí xử lý chất thải nguy hại
trong sinh hoạt: 6,906 tỷ.
- Bố trí các bể chứa bao bì thuốc bảo
vệ thực vật: 0,66 tỷ.
- Kinh phí xử lý bao bì thuốc bảo vệ
thực vật: 8,971 tỷ.
c) Chi phí vận chuyển CTRSH: 712,106 tỷ đồng.
d) Chi phí xử lý
CTRSH:
1.315,354 tỷ đồng.
đ) Chi phí hoạt động truyền thông và
mua sắm thùng rác tại các khu
vực công cộng: 26,323 tỷ đồng.
Nguồn kinh phí thực hiện đối với Ủy
ban nhân dân cấp huyện: Từ ngân sách được phân cấp sử dụng cho Ủy ban nhân dân
cấp huyện hàng năm (kinh phí sự nghiệp môi trường và kinh phí xây dựng
cơ bản).
e) Đối với các đơn vị thu gom, vận
chuyển:
Đầu tư, cải tạo các phương tiện vận
chuyển CTRSH và hỗ trợ các cộng tác viên chuẩn hóa phương tiện thu gom: 34,650
tỷ đồng. Nguồn kinh phí thực hiện: Vốn đầu tư của doanh nghiệp.
3. Đối với các đơn vị xử lý CTRSH:
Đầu tư dự án nhà máy đốt rác phát điện
(từ nguồn vốn của doanh nghiệp theo hợp đồng BOO) và đầu tư các hạng mục tái chế,
xử lý, tiêu hủy CTRSH sau phân loại: 2.286 tỷ đồng. Trong đó:
- Đầu tư dự án nhà máy đốt rác phát điện
dự kiến: 2.073 tỷ.
- Đầu tư các hạng mục tái chế, xử lý,
tiêu hủy CTRSH sau phân loại: 213 tỷ.
Nguồn kinh phí thực hiện: vốn đầu tư của
doanh nghiệp.
(Đính kèm phụ lục II và III)
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa
bàn tỉnh;
b) Chủ trì phối hợp với UBND
các huyện, Sở Tài chính và các Sở ngành liên quan xây dựng phương án giá dịch vụ
thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn tỉnh; trình UBND tỉnh quy định cụ
thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác
thu gom, vận chuyển và xử lý
CTRSH dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại, kể cả chi
phí bao bì đựng CTRSH theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
c) Chủ trì, phối hợp UBND cấp huyện và
các đơn vị liên quan tham mưu ban hành Quy định về quản lý CTRSH của hộ gia
đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, cụ thể trách nhiệm của các hộ gia
đình, chủ nguồn thải, các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý.
d) Hoàn thiện các quy định về thực hiện
phân loại CTRSH tại nguồn, bao gồm quy định về bao bì, thiết bị
lưu chứa CTRSH tại hộ
gia đình, chủ nguồn thải và tại khu vực công cộng.
đ) Tham mưu các quy định việc phân loại
cụ thể CTRSH khác; chính sách khuyến khích việc phân loại riêng chất thải nguy
hại trong CTRSH phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh; Quy định
việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải cồng kềnh trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai.
e) Ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm
chuyên dụng trong giám sát, quản lý chặt chẽ hoạt động thu gom, vận chuyển và xử
lý CTRSH; Xây dựng cập nhật và tích hợp cơ sở dữ liệu về quản lý CTRSH vào hệ
thống cơ sở dữ liệu môi trường của tỉnh và quốc gia.
g) Giám sát việc đóng bãi chôn lấp
CTRSH sau khi kết thúc hoạt động; Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên
quan hướng dẫn việc phục hồi, tái sử dụng diện tích, chuyển đổi mục đích sử dụng
và quan trắc môi trường của các khu xử lý CTR sau khi kết thúc hoạt động.
h) Chủ trì lập, thẩm định, trình UBND
tỉnh quyết định phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhu cầu
sử dụng đất để phát triển khu xử lý
chất thải trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền; Nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh ban
hành chính sách ưu đãi về đất đai cho hoạt động quản lý CTR; Hướng dẫn công tác
giải tỏa đền bù xây dựng khu xử lý CTR, cơ sở quản lý CTR.
i) Thẩm định, trình phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường các dự án xây dựng khu xử lý CTR thuộc thẩm quyền phê duyệt
của UBND tỉnh.
k) Cập nhật, sửa đổi, xây dựng chương
trình, tài liệu tuyên truyền hướng dẫn thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn và
chống rác thải nhựa.
l) Thực hiện các chương trình đào tạo,
truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng ở các trường học, cộng đồng dân cư,
cơ quan nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ về giảm thiểu, phân loại
tại nguồn, tái chế, tái sử dụng CTRSH, giảm thiểu chất thải nhựa và thải bỏ
CTRSH đúng nơi quy định; Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng về phòng ngừa,
giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý CTR, hình thành lối sống thân thiện với
môi trường; hướng dẫn, tập huấn cho các tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển
CTRSH về phân loại, vận chuyển CTRSH.
m) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra hoạt động quản lý chất thải, bao gồm cả nội dung thanh tra trách nhiệm quản
lý nhà nước về quản lý chất thải của các địa phương đồng thời với việc nâng cao
năng lực kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước.
n) Tháng 12 hàng năm tổng hợp, báo
cáo UBND tỉnh kết quả triển khai thực hiện Đề án.
2. Sở Xây dựng
a) Chủ trì, hướng dẫn việc lập, thẩm định,
trình duyệt quy hoạch xây dựng, thẩm định thiết kế và cấp giấy phép xây dựng
các cơ sở xử lý, khu xử lý CTR theo quy định; hướng dẫn và quản lý các hoạt
động xây dựng hạ tầng kỹ thuật về thu gom, lưu giữ, xử lý, các yêu cầu về khoảng
cách an toàn môi trường của các Khu xử lý;
b) Chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện
kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định về đầu tư xây dựng, chất lượng
công trình xây dựng và hạ tầng kỹ thuật của các chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh;
c) Kiểm tra, giám sát việc quy hoạch
và xây dựng các trạm trung chuyển CTRSH đảm bảo theo quy chuẩn Bộ Xây dựng;
d) Hướng dẫn triển khai các quy định về
thiết kế, xây dựng các khu dân cư tập trung, chung cư cao tầng phù hợp với mục đích
phân loại CTRSH tại nguồn.
đ) Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn việc
phục hồi, tái sử dụng diện
tích, chuyển đổi mục đích sử dụng và quan trắc môi trường của các cơ sở xử lý CTR
sau khi kết thúc hoạt động;
e) Chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện
định kỳ hàng năm kiểm tra việc thực hiện đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải
theo quy hoạch và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Trên cơ sở đề xuất của Sở Tài
nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan, chủ trì tham mưu UBND tỉnh lựa chọn
nhà đầu tư vào các dự án xử lý CTR theo phương thức đối tác công tư đảm bảo các
quy định pháp luật về đầu tư.
b) Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài
nguyên và Môi trường rà soát, điều chỉnh và cập nhật quy hoạch xây dựng, phạm
vi thu gom, xử lý chất thải của các Khu xử lý CTRSH vào quy hoạch tỉnh.
c) Tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt danh mục các dự án xử lý CTR kêu gọi xã hội hóa đầu tư, ban hành quy định
đặc thù về các tiêu chí khuyến khích thu hút đầu tư các dự án xử lý rác thải có
công nghệ tiên tiến, hiện đại, đơn giản hoá các thủ tục chuẩn bị đầu tư, xây dựng
và vận hành cơ sở xử lý chất thải; Thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh thỏa
thuận địa điểm hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cơ sở
quản lý CTR theo quy định.
4. Sở Tài chính
a) Tham mưu các nội dung liên quan về
công tác đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử
lý rác thải sinh hoạt theo quy định pháp luật.
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh về nguồn kinh phí quản lý
chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo quy định.
c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường và các đơn vị có liên quan hướng
dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ về tài chính đối với việc xã hội hóa hoạt động
đầu tư quản lý chất thải rắn.
5. Sở Khoa học và
Công nghệ
a) Tham mưu UBND tỉnh thẩm định, lựa
chọn công nghệ xử lý CTRSH đối với các dự án xử lý CTRSH do UBND tỉnh là chủ đầu
tư.
b) Tổ chức triển khai thực hiện các
nhiệm vụ, dự án nghiên cứu khoa học công nghệ xử lý CTRSH; tái chế, xử lý rác
thải nhựa thành nguyên liệu, nhiên liệu; sản xuất các sản phẩm thân thiện với
môi trường thay thế cho sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilông khó phân hủy.
c) Nghiên cứu, thẩm định, chuyển
giao công nghệ thân thiện với môi trường trong tái chế, xử lý chất thải kết hợp
với thu hồi năng lượng; tham mưu chuyển đổi công nghệ xử lý chất thải tại các
KXL theo hướng xử lý chất thải có kết hợp với thu hồi năng lượng.
6. Sở Công Thương
a) Nghiên cứu các cơ chế, chính
sách khuyến khích đầu tư, miễn giảm các thủ tục đấu nối và bán điện dưới lưới đối
với nhà máy phát điện sử dụng CTR, sinh khối khi có hướng dẫn của Bộ Công
thương để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.
b) Thường xuyên rà soát, cập nhật các
tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia trong lĩnh vực năng lượng liên quan đến việc tái
chế, sử dụng chất thải từ quá trình sản xuất năng lượng để triển khai thực hiện
trên địa bàn tỉnh.
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, lộ trình hạn chế và tiến tới cấm
sử dụng túi nilông khó phân hủy tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh; yêu cầu các
siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích niêm yết công khai giá bán
túi nilon cho khách hàng; Có biện pháp kiểm tra giám sát và xử lý các trung tâm
thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích cung cấp miễn phí túi nilông cho khách
hàng.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Phối hợp Phối hợp với các đơn vị có
liên quan chỉ đạo, định hướng cho các cơ quan báo chí tỉnh, hệ thống đài phát
thanh cấp huyện và Đài truyền thanh cấp xã thực hiện tuyên truyền, phổ biến các
quy định pháp luật về quản lý chất thải, thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn,
thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, xử lý và thu hồi năng lượng; nâng cao nhận thức
và trách nhiệm cộng đồng về tác hại của túi nilông khó phân hủy, sản phẩm nhựa
dùng một lần đối với môi trường, khuyến khích sử dụng các sản phẩm nhựa thân
thiện với môi trường thông qua các báo, đài, các phương tiện truyền thông đại
chúng.
b) Tuyên truyền, giới thiệu các mô
hình bảo vệ môi trường, sáng kiến thiết thực trong thu gom, phân loại, xử lý
CTRSH tại hộ gia đình, tổ chức, cá nhân bằng hình thức phù hợp theo chức năng nhiệm vụ.
8. Sở Y tế
Tăng cường hướng dẫn các cơ sở y tế
thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định về quản lý CTR, chất thải y tế,
chú trọng thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và
xử lý CTR đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, hạn chế rác thải nhựa.
9. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
a) Phối hợp với UBND cấp huyện, Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm xử
lý CTRSH cho các điểm dân cư nông thôn.
b) Hướng dẫn thực hiện lồng ghép các tiêu
chí/chỉ tiêu về phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH, thu gom, tái chế
và xử lý rác thải nhựa trong tổ chức triển khai có hiệu quả Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học
và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường
và các địa phương tăng cường áp dụng, triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc xử
lý, tái chế các phụ phẩm nông nghiệp, đặc biệt là việc xử lý, tái chế rơm, rạ
sau thu hoạch.
10. Sở Giáo dục và
Đào tạo
a) Tổ chức lồng ghép nội dung, kiến thức
về môi trường, trong xây dựng, thực hiện chương trình giáo dục, đào tạo các cấp
bậc học với các hình thức khác nhau, chú trọng nội dung về phân loại CTRSH tại
nguồn, hạn chế rác thải nhựa.
b) Chủ trì trong việc triển khai thực
hiện phân loại CTRSH tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại các trường học, cơ
sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn.
11. Sở Nội vụ
a) Rà soát, đánh giá thực trạng và nhu
cầu phát triển nguồn nhân lực trong công tác quản lý CTRSH; tham mưu UBND tỉnh
bổ sung nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu quản lý CTRSH, trong đó ưu tiên UBND cấp
xã.
b) Thực hiện lồng ghép quy chế thi
đua, biểu dương khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân làm tốt công tác bảo vệ
môi trường nói chung và quản lý CTRSH nói riêng.
12. Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch
Chủ trì phối hợp UBND cấp huyện yêu cầu
các Khu du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn,
không sử dụng túi nilông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần.
13. Ban quản lý các Khu công nghiệp, Ban quản
lý khu công nghệ cao sinh học Đồng Nai:
Chịu trách nhiệm trong việc triển khai
thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trong
các KCN, khu công nghệ sinh học Đồng Nai.
14. Sở Giao thông Vận tải
a) Chủ trì, phối hợp các sở ngành,
UBND cấp huyện Quy định tuyến đường và thời gian hoạt động của phương tiện vận chuyển
vận chuyển CTRSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; trong đó quy định về an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển đối với từng nhóm CTRSH đã được
phân loại; quy định và tổ chức thực hiện quy định về phương thức thu gom, vận
chuyển và xử lý đối
với từng nhóm CTRSH đã được phân loại.
b) Yêu cầu các đơn vị quản lý bến bãi,
phương tiện vận chuyển hành khách công cộng có giải pháp lắp đặt các thùng rác phù
hợp, không để xảy ra tình trạng vứt rác bừa bãi.
15. Công an Tỉnh
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường và các đơn vị có liên quan đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động đấu
tranh phòng, chống tội phạm về môi trường trong hoạt động thu gom, vận chuyển
và xử lý CTR.
b) Phối hợp với các đơn vị có liên
quan trong việc phòng ngừa, đấu tranh và ngăn chặn việc nhập khẩu máy móc, thiết
bị, dây chuyền công nghệ xử lý chất thải cũ đã qua sử dụng phát sinh ô nhiễm thứ
cấp tạo thành điểm đen ô nhiễm môi trường, không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi
trường trên địa bàn tỉnh.
16. Đề nghị Ban thường
trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể, chính trị - xã hội
a) Thực hiện giám sát hoạt động quản
lý, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH của chính quyền các cấp trên
địa bàn tỉnh.
b) Tuyên truyền, vận động các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân thực hiện tốt công tác quản lý CTRSH trong phân loại, thu
gom, vận chuyển, tái sử dụng và xử lý CTRSH đảm bảo vệ sinh môi trường.
c) Tham gia tư vấn phản biện khoa học
đối với các dự án liên quan đến quản lý CTRSH.
17. UBND các huyện, thành phố
a) Ban hành theo thẩm quyền quy định,
chương trình, kế hoạch về quản lý CTRSH.
b) Tổ chức thực hiện chiến lược,
chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về quản lý CTRSH.
c) Thực hiện đầu tư xây dựng, vận hành
hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý CTRSH; hệ thống
các công trình, biện pháp, thiết bị công cộng phục vụ quản lý CTRSH trên địa
bàn huyện, thành phố đáp ứng quy định.
d) Tập trung chỉ đạo quyết liệt thực
hiện phân loại CTRSH tại nguồn tại địa phương; đảm bảo các điều kiện về hạ tầng
kỹ thuật trong thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn theo hướng dẫn.
đ) Đánh giá, tổng hợp nhu cầu nguồn vốn
đầu tư phục vụ cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH tại các huyện,
thành phố; các dự án ưu tiên đầu tư; các dự án thực hiện theo phương thức xã hội
hóa của địa phương.
e) Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm
chuyên dụng trong giám sát, quản lý chặt chẽ hoạt động thu gom, vận chuyển và xử
lý CTRSH tại địa phương.
g) Kiểm tra, rà soát tình hình quản lý
CTRSH tại địa phương, không để các trạm trung chuyển (cố định và không cố định)
không đảm bảo các quy định về xây dựng và bảo vệ môi trường, không để hình
thành các bãi rác tạm, bãi chôn lấp CTR tự phát trên địa bàn gây ảnh hưởng đến
đời sống của người dân; tùy theo nhu cầu của địa phương rà soát, quy hoạch, bố
trí và xây dựng, cải tạo các trạm trung chuyển phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về xây dựng
và vệ sinh môi trường trước năm 2025; trong quá trình lập quy hoạch cần xem xét
lấy ý kiến người dân để đánh giá, lựa chọn địa điểm phù hợp nhất nhằm tạo sự đồng
thuận trong nhân dân.
h) Chủ trì, phối hợp với đơn vị thu
gom, vận chuyển CTRSH để xác định vị trí, thời gian tập kết, thời gian hoạt động
và quy mô tiếp nhận CTRSH tại điểm tập kết/trạm trung chuyển phù hợp, bảo đảm
an toàn giao thông; hạn chế tối đa hoạt động vào giờ cao điểm, ảnh hưởng đến hoạt
động sinh hoạt của người dân (tập trung hoạt động từ 22 giờ đến 04 giờ sáng
ngày hôm sau). Ban hành
lộ trình các tuyến thu gom, vận chuyển CTRSH tại địa phương đảm bảo thu gom triệt
để CTRSH phát sinh. Xây dựng cơ chế quản lý các đơn vị thu gom CTRSH từ các hộ gia
đình đến các điểm san tiếp, trạm trung chuyển; Chỉ đạo các phòng, đơn vị có
liên quan trong việc phân phối bao bì chứa, đựng CTRSH sau phân loại đến các hộ
gia đình, cá nhân.
i) Tổ chức thực hiện các hoạt động chống
rác thải nhựa, không sử dụng ấn phẩm nhựa dùng một lần đối với các cơ sở sản xuất,
các tổ chức phân phối sản phẩm, trung tâm thương mại, cửa hàng, nhà hàng, chợ,
siêu thị không sử dụng túi nilong khó phân hủy và đồ nhựa sử dụng một lần trên
địa bàn. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thu gom, xử lý chất thải nhựa trôi nổi
trong môi trường (tại các dòng sông, suối, kênh, rạch). Xây dựng và triển khai
các mô hình tốt về quản lý chất thải từ việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần
và túi nilông khó phân hủy cho phù hợp với đặc thù của địa phương. Quy định quản
lý dịch vụ giao hàng đồ ăn nhanh theo hướng giảm thiểu sử dụng bao bì bằng chất
liệu nhựa; khuyến khích sử dụng vỏ hộp, bao bì bằng chất liệu tái sử dụng, thân
thiện với môi trường.
k) Chịu trách nhiệm trong việc rà
soát, tổng hợp, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ phải
có hợp đồng thu gom, vận chuyển việc thu gom CTRSH; không để tình trạng CTRSH từ
các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thu gom chung rác sinh hoạt của các hộ
dân mà không trả phí vận chuyển, xử lý.
l) Chịu trách nhiệm lựa chọn các tổ chức,
cá nhân tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu về phương tiện, trang thiết bị; Chủ trì phối hợp với tổ chức, cá
nhân trúng thầu thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH của địa phương chịu trách nhiệm
phân phối, cung cấp bao bì chứa đựng chất thải sau phân loại cho các hộ gia
đình, tổ chức, cá nhân sau khi có hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
m) Đôn đốc việc chuyển đổi mô hình hoạt
động các đơn vị thu gom, vận chuyển sang thành các doanh nghiệp, hợp tác xã có
tư cách pháp nhân để thuận lợi cho việc vay vốn chuyển đổi phương tiện, trang
thiết bị thu gom, vận chuyển đáp ứng quy định.
n) Rà soát, thống kê và tổng hợp các
đơn vị có hoạt động tái chế chất thải trên địa bàn; đánh giá hiện trạng và có
cơ chế khuyến khích các cơ sở tái chế CTRSH di dời vào các cụm công
nghiệp, khu xử lý chất thải.
o) Trong khi chờ hướng dẫn của các bộ
ngành trung ương ban hành quy định định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận
chuyển và xử lý CTRSH, UBND cấp huyện rà soát và phối hợp với Sở Tài nguyên và
Môi trường trong việc xây dựng đơn giá thu gom CTRSH từ các hộ gia đình, cơ quan,
đơn vị tham mưu UBND tỉnh ban hành.
p) UBND các huyện, thành phố chủ động phối
hợp chặt chẽ với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường và các
ngành, đơn vị có liên quan để chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị cung ứng dịch vụ
thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt (đoạn từ nhà dân đến điểm trung chuyển) xây
dựng đơn giá thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt phù hợp với điều kiện của địa
phương; hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công
tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc
thể tích chất thải được phân loại (bao gồm cả chi phí để mua sắm bao bì đựng chất
thải).
q) Quản lý chặt chẽ việc thu
gom, vận chuyển, xử lý bùn nạo vét từ hệ thống kênh mương, bùn thải từ bể tự hoại.
r) Hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh về quản lý CTRSH của địa phương.
q) Hàng năm báo cáo Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh về quản lý CTRSH của địa phương.
s) Công khai thông tin về công tác quản
lý CTRSH tại địa phương như: đơn vị thu gom, đơn vị trúng thầu vận chuyển và xử
lý, mức thu phí thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH mà các hộ gia đình, tổ chức
phải đóng, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho hoạt động vận chuyển và xử
lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương.
18. UBND các xã, phường, thị trấn
a) Xây dựng kế hoạch, thực hiện quản
lý CTRSH trên địa bàn;
b) Tổ chức triển khai hoạt động phân
loại CTRSH tại nguồn theo quy định.
c) Điểm tập kết, trạm trung chuyển
CTRSH phải có các khu vực khác nhau để lưu giữ các loại CTRSH đã được phân loại, bảo đảm
không để lẫn các loại chất thải đã được phân loại với nhau. Bố trí điểm trung
chuyển cố định/không cố định đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về xây dựng và bảo
vệ môi trường, lắp camera truyền dữ liệu về UBND cấp xã để giám sát kiểm tra trong năm
2023, đảm bảo khi vận hành không gây ảnh hưởng đến giao thông và môi trường khu
vực.
d) Chủ trì, phối hợp với cơ sở thu
gom, vận chuyển CTRSH, cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở để
xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom CTRSH; tập trung thực
hiện thu gom, vận chuyển CTRSH từ 22 giờ đến 04 giờ sáng ngày hôm sau. Không
thu gom, vận chuyển vào giờ cao điểm tập trung đông người; phối hợp đơn vị thu
gom, vận chuyển CTRSH phân phối bao bì đựng CTRSH sau phân loại đến các hộ gia
đình, cá nhân.
đ) Xây dựng kế hoạch, lộ trình và
phương án thu gom đối với các hộ dân trong khu vực không có tuyến thu gom, chỉ hướng
dẫn các hộ dân tự xử lý đối với nhóm chất thải thực thẩm.
e) Hướng dẫn hộ gia đình,
cá nhân về giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng, phân loại CTRSH sinh hoạt tại nguồn;
chuyển giao CTRSH cho cơ sở thu gom, vận chuyển hoặc tập kết đến nơi quy định,
trong đó các tổ chức, hộ gia đình, người dân chỉ mang CTRSH ra ngoài để thu gom
vào khung giờ từ 19giờ -22 giờ, không được đưa CTRSH ngoài thời gian quy định của
địa phương; hướng dẫn cộng đồng
dân cư giám sát và công khai trường hợp không tuân thủ quy định về phân loại,
thu gom GTRSH.
g) Bố trí khu vực, trang thiết bị lưu
giữ chất thải nguy hại trong sinh hoạt và thông báo, hướng dẫn người dân biết
và thực hiện hiệu quả
trước ngày 31/12/2023; thông tin về các tổ chức cá nhân thu gom vận chuyển chất
thải cồng kềnh, chất thải xây dựng để người dân liên hệ khi có nhu cầu.
h) Thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ
quy định của pháp luật về BVMT các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH; xem
xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên
quan đến việc thu gom, vận chuyển CTRSH.
i) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc
nhở các tổ chức, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, các hộ gia đình trên địa bàn chấp
hành các quy định quản lý CTRSH.
k) Phối hợp với các phòng ban cấp huyện
tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động phân loại, thu gom,
vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm về quản lý CTRSH trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền.
l) Chủ động tổ chức hoạt động vệ sinh
môi trường, thu gom chất thải trên các tuyến đường, khu dân cư tập trung, các
sông, suối, kênh mương rạch
trên địa bàn.
m) Hàng năm đánh giá công tác quản lý
CTRSH, thống kê khối lượng phát sinh; tỷ lệ thu gom, xử lý CTRSH; tỷ lệ xử lý của
từng phương pháp, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện thông qua Phòng Tài nguyên và
Môi trường.
19. Đơn vị thực hiện
việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH
a) Kịp thời phản ánh những khó khăn,
vướng mắc trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH đến Ủy ban nhân dân cấp
xã/huyện để được hướng dẫn, giải quyết.
b) Tăng cường ứng dụng thiết bị
(camera, GPS...), phần mềm chuyên dụng trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử
lý CTRSH.
c) Tất cả các tổ chức, cá nhân tham
gia hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH phải được trang bị bảo hộ lao động,
tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định và phải được gửi về UBND cấp
xã để giám sát kiểm tra (đến năm 2025).
d) Phải tuân thủ các quy định về BVMT
đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động, thực hiện
chương trình giám sát môi trường (nếu có), phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
đ) Ngoài ra đối với tổ chức, cá nhân
thực hiện thu gom, vận chuyển:
(1) Có trách nhiệm phối hợp với Ủy
ban nhân dân cấp xã, đại diện khu dân cư trong việc xác định và đảm bảo thời
gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom CTRSH; công bố rộng rãi cho các hộ
dân trên địa bàn biết và thực hiện. Tổ chức hoạt động thu gom, vận chuyển theo
đúng thời gian và tuyến đường quy định.
(2) Phải sử dụng thiết bị, phương tiện
thu gom, vận chuyển được thiết kế phù hợp đối với từng loại CTRSH đã được phân
loại, đáp ứng các quy định và yêu cầu kỹ thuật về BVMT; thường xuyên kiểm tra,
nâng cấp, sửa chữa.
(3) Các đơn vị thu gom, vận chuyển có
quyền từ chối thu gom, vận chuyển CTRSH của hộ gia đình, cá nhân không phân
loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền
để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá
nhân sử dụng bao bì của CTRSH khác theo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều
75 của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
(4) Rà soát chuyển đổi mô hình hoạt động
các đơn vị thu gom, vận chuyển sang thành các doanh nghiệp, hợp tác xã có tư
cách pháp nhân để thuận lợi cho việc vay vốn chuyển đổi phương tiện, trang thiết bị
thu gom, vận chuyển đáp ứng quy định. Phương tiện vận chuyển CTRSH phải
thống nhất màu sơn tương ứng với loại CTR sau phân loại theo quy định, hoàn
thành chậm nhất trước ngày 31/12/2024.
(5) Phối hợp với UBND cấp huyện,
cấp xã trong việc phân phối bao bì chứa đựng CTRSH sau phân loại phát sinh từ các hộ gia
đình, tổ chức, cá nhân.
e) Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện
xử lý:
(1) Kinh phí đầu tư, vận hành công
trình BVMT, quan trắc, giám sát môi trường (nếu có), ứng phó sự cố môi trường
phải được hạch toán và công khai trên hệ thống kế toán của cơ sở và báo cáo
theo quy định của pháp luật.
(2) Tăng cường đầu tư công nghệ phân
loại, tái chế, xử lý chất thải nhựa kết hợp thu hồi năng lượng để giảm khối lượng
chôn lấp chất thải nhựa.
(3) Các cơ sở xử lý chất thải phải đảm
bảo có các hạng mục tái chế CTRSH đã được phân loại hoặc tiêu hủy chất thải sau
khi phân loại, các loại chất thải không còn giá trị. Khuyến khích đầu tư các lò
đốt có công nghệ hiện đại có tận
thu nhiệt, phát điện tại các cơ sở xử lý chất thải đang hoạt động hiện hữu theo
quy hoạch đã được duyệt.
(4) Báo cáo kế hoạch, lộ trình đầu tư,
chuyển đổi công nghệ xử lý CTRSH, đưa vào vận hành các hạng mục xử lý để đảm bảo
điều kiện tiếp nhận CTRSH và đảm bảo các các nội dung đã cam kết của Chủ đầu tư
các khu xử lý chất thải, đến năm 2030 chấm dứt hoàn toàn chôn lấp trực tiếp
CTRSH.
(5) Thực hiện đóng bãi chôn lấp CTRSH
sau khi kết thúc hoạt động, thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường về thời
gian đóng bãi chôn để giám sát; bàn giao mặt bằng cho Sở Tài nguyên và Môi trường
sau khi hoàn thành đóng bãi chôn lấp CTRSH; đồng thời thực hiện đầu tư tái sử dụng
bãi chôn lấp theo đúng quy định.
(6) Có trách nhiệm lập, trình thẩm định,
phê duyệt phương án giá dịch vụ theo quy định.
20. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực
hiện phân loại CTRSH tại nguồn. CTRSH sau khi thực hiện phân loại chuyển đến điểm
tập kết hoặc giao cho tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển theo đúng thời gian
và tần suất quy định. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chỉ mang CTRSH ra ngoài
để thu gom vào khung giờ từ 19 giờ - 22 giờ; không được đưa CTRSH ngoài thời gian
quy định của địa phương.
b) Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân ở
nông thôn tận dụng tối đa chất thải thực phẩm làm phân bón hữu cơ, thức ăn chăn
nuôi.
c) Hộ gia đình, cá nhân trang bị túi,
thùng chứa rác, chi trả tiền dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH theo
quy định. Đối với CTR có khả năng tái sử dụng, tái chế đã được phân loại riêng
thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý.
d) Tích cực thực hiện theo tuyên truyền, phổ biến,
vận động của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể trong hoạt động thu gom, vận chuyển
và xử lý CTRSH; tố giác các hành vi xả rác thải không đúng quy định.
VII. KIẾN NGHỊ
Đề án quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh
được xây dựng trên cơ sở thực tiễn, phù hợp với quy hoạch quản lý CTRSH của tỉnh nhằm từng
bước giải quyết
những
vấn đề bức xúc về môi trường, nâng cao chất lượng hạ tầng xử lý, tăng cường
năng lực quản lý của các cấp cơ sở, từ đó góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống
cho người dân, đảm bảo thực hiện hiệu quả chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu
Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ XI đề ra.
Để Đề án được triển khai
hiệu quả, UBND tỉnh kính đề nghị:
- Ban thường vụ Tỉnh ủy xem xét, có
thông báo kết luận và quán triệt đảng bộ, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội
các cấp thực hiện nghiêm túc các nội dung đề án; tăng cường công tác tuyên truyền,
vận động người dân nâng cao nhận thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và giảm thiểu
phát sinh, thực hiện công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH
theo đúng quy định.
- Công tác quản lý CTRSH là nhiệm vụ cần
thực hiện liên tục và sử dụng nhiều kinh phí. Vì vậy, kính đề nghị HĐND tỉnh
xem xét tiếp tục duy trì phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm, giai
đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 tối thiểu 02% trong tổng chi ngân sách
tỉnh, tạo thuận lợi cho địa phương để duy trì hoạt động thu gom, vận chuyển, xử
lý CTRSH đạt hiệu quả theo mục tiêu của Đề án đã đề ra./.
PHỤ
LỤC I:
DANH
MỤC CÁC NHIỆM VỤ ƯU TIÊN THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN
(Kèm
theo Đề án Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai)
STT
|
Tên nhiệm vụ
|
Cơ quan chủ
trì
|
Cơ quan phối
hợp
|
Thời gian
thực hiện
|
Sản phẩm dự
kiến
|
Ghi chú
|
I. Xây dựng cơ chế chính
sách
|
1
|
Xây dựng Quy định về quản lý CTRSH
trên địa bàn tỉnh
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Các sở ban ngành, UBND các huyện,
thành phố, các đơn vị có liên quan
|
2023-2024
|
Quyết định của UBND tỉnh ban hành
Quy định về quản lý, phân loại CTRSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:
- Quy định về thực hiện phân loại
CTRSH tại nguồn
- Quy định cơ chế, chính sách ưu
đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý, xử lý chất thải, xây dựng cảnh quan, bảo
vệ môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
|
Khoản 2, Khoản 6 Điều 75, Khoản 6 Điều
79 Luật BVMT Điểm c khoản 2 Điều 58 Luật Bảo vệ môi trường
|
2
|
Sở Giao thông vận tải
|
Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở
ngành có liên quan, UBND cấp huyện
|
Quy định tuyến đường và thời gian hoạt
động của phương tiện vận chuyển vận chuyển CTRSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
|
- Khoản 4 Điều 77
|
3
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Sở Tài chính, các sở ngành có liên
quan, UBND cấp huyện
|
Quy định giá cụ thể đối với dịch vụ
thu gom, vận chuyển và xử lý
CTRSH; hình thức và
mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác
thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải
đã được phân loại
|
- Khoản 6 Điều 79 Luật Bảo vệ môi
trường; Khoản 1 Điều 30 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày
10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
|
4
|
Xây dựng Quy định về quản lý chất thải
nhựa
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Các sở ban ngành, UBND các huyện,
thành phố, các đơn vị có liên quan
|
2023-2025
|
- Quyết định của UBND tỉnh ban hành
Quy định về quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
|
Khoản 4 Điều 64 Nghị định 08/2022/NĐ-CP
ngày 10/01/2022
|
5
|
Xây dựng kế hoạch quản lý, thu gom,
xử lý chất thải nhựa trôi nổi trong môi trường, quy định dịch vụ giao
hàng, đồ ăn nhanh theo hướng giảm thiểu sử dụng bao bì bằng chất liệu nhựa
|
UBND các huyện, thành phố
|
Các đơn vị thu gom, xử lý CTR
|
2023 - 2025
|
- Kế hoạch quản lý rác thải nhựa
- Quy định về giảm thiểu sử dụng bao
bì bằng chất liệu nhựa
|
Quyết định 1316/QĐ-TTg ngày
22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ
|
II. Truyền thông
nâng cao nhận thức
|
1
|
Tuyên truyền nâng cao nhận thức và
trách nhiệm cộng đồng về quản lý CTRSH
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Sở Thông tin và Truyền thông, các Sở
ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh, UBND cấp huyện
|
Hàng năm
|
Nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng
về quản lý CTRSH được tăng cường
|
|
2
|
Rà soát, đánh giá, biên soạn và đưa
vào nội
dung
giáo dục về môi trường, trong đó có nội dung về quản lý CTRSH vào chương
trình của các cấp học
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị
có liên quan
|
2023-2025
|
Các tài liệu, nội dung về quản lý
CTRSH vào chương trình của các cấp học
|
|
3
|
Xây dựng và triển khai các mô hình cộng
đồng tự quản tham gia quản lý CTRSH
|
UBND cấp huyện
|
Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn
vị có liên quan.
|
2023-2025
|
Báo cáo kết quả thực hiện và kinh
nghiệm thu được để nhân rộng
|
|
III. Đầu tư hạ tầng,
trang thiết bị
|
1
|
Đầu tư chuẩn hóa trang thiết bị,
phương tiện phục vụ thu gom vận chuyển CTRSH của địa phương
|
UBND cấp huyện
|
Sở Giao thông và Vận tải, Sở Tài
nguyên và Môi trường, các đơn vị có liên quan.
|
2023-2025
|
Thiết bị, phương tiện phục vụ thu
gom vận chuyển CTRSH theo đúng quy định
|
|
2
|
Đầu tư, xây dựng, cải tạo các điểm
trung chuyển CTRSH,
|
UBND cấp huyện
|
Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi
trường, các đơn vị có liên quan.
|
2023-2025
|
Các điểm trung chuyển CTRSH đáp ứng
yêu cầu đề ra.
|
|
3
|
Đầu tư dự án xử lý chất thải phát điện
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây
dựng, Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ dự
án các KXL trên địa bàn tỉnh
|
2023-2030
|
- Dự án đốt rác phát điện được xây dựng
và vận hành đáp ứng thành phần, khối lượng chất thải phát sinh trên địa bàn.
|
|
4
|
Rà soát chuyển đổi công nghệ xử lý
chất thải tại các KXL theo hướng xử lý chất thải có kết hợp với thu hồi năng
lượng
|
Sở Khoa học và Công nghệ, các chủ dự
án khu xử
lý
|
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công
thương, Sở Xây dựng, UBND cấp huyện
|
2023-2030
|
- Các KXL chuyển đổi công nghệ xử lý
CTR có kết hợp với thu hồi năng lượng, tạo các sản phẩm có ích.
|
|
5
|
Cải tạo, phục hồi khu xử lý đã đóng
bãi
|
Chủ dự án khu xử lý, Sở Tài nguyên
và Môi trường
|
Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Khoa học và công nghệ, các đơn vị liên quan
|
2023-2025
|
Bãi chôn lấp của KXL Trảng Dài được
cải tạo và tái sử dụng đất theo quy định.
|
|
6
|
Phân phối bao bì chứa CTRSH sau phân
loại
|
UBND cấp huyện
|
Đơn vị thu gom, vận chuyển
|
2023-2023
|
Các bao bì chứa đựng CTRSH sau phân
loại được phân phối đến các hộ gia đình, cá nhân
|
Sau khi có quy định của TW và UBND tỉnh.
|
IV. Các nhiệm vụ phối
hợp
|
1
|
Ứng dụng công nghệ thông tin trong
giám sát, quản lý hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý
CTRSH Phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng cập nhật và tích hợp cơ sở
dữ liệu về quản lý CTRSH vào hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và của
địa phương.
|
Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện,
thành phố
|
Sở Thông tin truyền thông, các đơn vị
có liên quan
|
2023-2025
|
Phần mềm giám sát, quản lý hoạt động
thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH, cơ sở dữ liệu được xây dựng và vận
hành, kết nối với Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện
|
|
2
|
Phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường
rà soát, xây dựng, hoàn thiện và lồng ghép các quy hoạch quản lý CTR cấp vùng
vào quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
|
Sở Tài nguyên Môi trường
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính,
Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ
|
2023-2025
|
Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ
LỤC II:
DỰ
ƯỚC KINH PHÍ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CÁC HUYỆN/THÀNH PHỐ
(Kèm
theo Đề án Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai)
(Đơn vị: tỷ đồng)
STT
|
THÀNH PHỐ/HUYỆN
|
Năm
|
TỔNG
|
2023
|
2024
|
2025
|
1
|
Biên Hòa
|
261,809
|
347,982
|
376,781
|
986,572
|
2
|
Long Khánh
|
47,675
|
52,820
|
57,965
|
158,460
|
3
|
Long Thành
|
58,122
|
64,477
|
85,976
|
208,575
|
4
|
Nhơn Trạch
|
64,704
|
82,667
|
77,981
|
225,352
|
5
|
Trảng Bom
|
43,170
|
74,190
|
74,210
|
191,570
|
6
|
Cẩm Mỹ
|
32,873
|
41,129
|
71,249
|
145,251
|
7
|
Định Quán
|
35,900
|
41,200
|
42,250
|
119,350
|
8
|
Thống Nhất
|
23,660
|
25,880
|
28,040
|
77,580
|
9
|
Tân Phú
|
23,670
|
25,868
|
28,380
|
77,918
|
10
|
Vĩnh Cửu
|
29,093
|
25,740
|
27,005
|
81,838
|
11
|
Xuân Lộc
|
21,290
|
37,890
|
40,105
|
99,285
|
TỔNG
|
641,966
|
819,843
|
909,942
|
2,371,751
|
PHỤ
LỤC III: DỰ ƯỚC CÁC HẠNG MỤC ĐẦU TƯ/TRIẺN KHAI ĐỀ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm
theo Đề án Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai)
(Đơn vị: tỷ đồng)
STT
|
Nội dung
|
2023
|
2024
|
2025
|
TỔNG
|
Nguồn kinh phí
|
1
|
Trạm trung
chuyển
|
10,598
|
112,513
|
139,110
|
262,221
|
XDCB
|
1.1
|
Đầu tư cải tạo
|
700
|
2,750
|
2,300
|
5,750
|
|
1.2
|
Đầu tư xây
mới
|
9,788
|
106,035
|
133,400
|
249,223
|
|
1.3
|
Lắp đặt
camera
|
110
|
3,728
|
3410
|
7,248
|
|
2
|
Kinh phí
thu gom, vận chuyển CTRSH
|
206,005
|
240,663
|
265,438
|
712,106
|
SNMT
|
3
|
Xử lý xử lý CTRSH
|
400,469
|
438,698
|
476,187
|
1.315,354
|
SNMT
|
4
|
Các điểm
thu hồi
|
5,811
|
7,028
|
6,437
|
19,276
|
SNMT
|
4.1
|
CTNH trong
sinh hoạt
|
1,035
|
1,296
|
408
|
2,739
|
|
4.2
|
kinh phí xử
lý
|
2,007
|
2,425
|
2,474
|
6,906
|
|
4.3
|
Bao bì thuốc
BVTV
|
220
|
220
|
220
|
660
|
|
4.4
|
Kinh phí xử
lý
|
2,549
|
3,087
|
3,335
|
8,971
|
|
5
|
Đầu tư cải
tạo phương tiện thu gom vận chuyển
|
11,200
|
12,154
|
13,117
|
36,471
|
DN
|
6
|
Đầu tư các
KXL CTRSH
|
|
|
|
2.286,000
|
DN
|
7
|
Các nội
dung khác
|
9,083
|
9,987
|
10,753
|
29,823
|
SNMT
|
7.1
|
Nhiệm vụ
truyền thông về PLCTRSH tại nguồn, hạn chế rác thải nhựa; trang bị thùng rác
tại khu vực công cộng
|
7,883
|
8,787
|
9,653
|
26,323
|
|
7.2
|
Nhiệm vụ
truyền thông do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện
|
1,200
|
1,200
|
1,100
|
3,500
|
|
TỔNG
|
643,166
|
821,043
|
911,042
|
4,661,251
|
|
Ghi chú:
XDCB: Xây dựng cơ bản
SNMT: Sự nghiệp môi trường
DN: Nguồn vốn doanh nghiệp