Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1658/QĐ-TTg 2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

Số hiệu: 1658/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Lê Văn Thành
Ngày ban hành: 01/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1658/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phvà Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết s24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

Căn cứ Kết luận s56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

Theo đề nghị của Bộ trưởng BKế hoạch và Đầu tư;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050” (sau đây gọi là Chiến lược) với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chng chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, hiện thực hóa Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021 - 2030, hệ thống quy hoạch quốc gia, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực.

2. Tăng trưng xanh là một phương thức quan trọng để thực hiện phát triển bền vững, đóng góp trực tiếp vào giảm phát thi khí nhà kính để hướng tới nền kinh tế trung hòa các-bon trong dài hạn.

3. Tăng trưởng xanh lấy con người làm trung tâm, giúp giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của con người trước biến đi khí hậu; khuyến khích li sng có trách nhiệm của từng cá nhân đối với cộng đồng và xã hội, định hướng thế hệ tương lai về văn hóa sng xanh, hình thành xã hội văn minh, hiện đại hài hòa với thiên nhiên và môi trường.

4. Tăng trưởng xanh phải dựa vào thể chế và quản trị hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với bi cảnh quốc tế và điều kiện trong nước.

5. Tăng trưởng xanh định hướng đầu tư vào công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, kết cấu hạ tầng thông minh và bền vững; tạo động lực để đầu tư tư nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế xanh.

6. Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị, toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức liên quan, được thúc đẩy bằng tinh thần đi mới sáng tạo và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, bền vững.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP

Mục tiêu đến năm 2030: Cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 15% so với năm 2014.

Mục tiêu đến năm 2050: Cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 30% so với năm 2014.

b) Xanh hóa các ngành kinh tế

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ svà chuyển đổi s, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững đ nâng cao Cht lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Mục tiêu chủ yếu đến năm 2030: Tiêu hao năng lượng sơ cấp trên GDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 giảm từ 1,0 - 1,5%/năm; tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cp năng lượng sơ cấp đạt 15 - 20%; kinh tế sđạt 30% GDP; tỷ lệ che phrừng ổn định mức 42%; ít nhất 30% tổng diện tích cây trồng cạn có tưới được áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Mục tiêu chủ yếu đến năm 2050: Tiêu hao năng lượng sơ cp trên GDP bình quân mỗi giai đoạn (10 năm) giảm 1,0%/năm; tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tng cung cấp năng lượng sơ cấp đạt 25 - 30%; phấn đấu kinh tế số đạt 50% GDP; tỷ lệ che phủ rừng ổn định mức 42 - 43%; ít nht 60% tổng diện tích cây trồng cạn có tưới được áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

c) Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững

Xây dựng lối sống xanh kết hợp với nếp sống đẹp truyền thống đtạo nên đời sng chất lượng cao hòa hợp với thiên nhiên. Thực hiện đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng xanh, bn vững; tạo lập văn hóa tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập vi thế giới.

Mục tiêu chủ yếu đến năm 2030: Tlệ chất thi rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đạt 95%; tlệ chất thi rắn sinh hoạt đô thị được xử lý bng phương pháp chôn lấp trực tiếp so với lượng cht thi được thu gom chiếm 10%; tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý đm bo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định lần lượt đạt trên 50% đối với đô thị loại II trở lên và 20% đối với các loại đô thị còn lại; tlệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại các đô thị đc biệt, đô thị loại I lần lượt đạt ít nhất 20% và 5%; tlệ xe buýt sử dụng năng lượng sạch tại các đô thị đặc biệt đạt ít nhất 15% so với tổng số xe buýt đang hoạt động và tại đô thị loại I đạt 10% số lượng xe buýt mới; tlệ mua sắm công xanh trong tổng mua sm công đạt ít nhất 35%; ít nhất 10 đô thị phê duyệt và thực hiện Đề án tng thể về phát triển đô thị tăng trưởng xanh theo hướng đô thị thông minh bền vững.

Mục tiêu chủ yếu đến năm 2050: Tỷ lệ chất thải rn được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia đạt 100%, trong đó hạn chế ti đa việc chôn lp cht thải rn hữu cơ và chất thải có thể tái chế; 100% các đô thị được xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thng thoát nước, xóa bỏ tình trạng ngập úng tại các đô thị và 100% nước thải được xử lý phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật trước khi xra nguồn tiếp nhận; tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại các đô thị đặc biệt, đô thị loại I lần lượt đạt ít nhất 40% và 15%; tlệ xe buýt sử dụng năng lượng sạch tại các đô thđặc biệt và đô thị loại I ln lượt đạt 100% và ít nht 40% số lượng xe buýt đầu tư mới; tỷ lệ mua sm công xanh trong tổng mua sắm công đạt ít nhất 50%; ít nhất 45 đô thị phê duyệt và thực hiện Đề án tổng thể về phát triển đô thị tăng trưởng xanh theo hướng đô thị thông minh bn vững.

d) Xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chng chịu

Nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng chống chịu của người dân với biến đổi khí hậu, đảm bảo bình đng vđiều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi xanh.

Mục tiêu chủ yếu đến năm 2030: Chỉ sphát triển con người (HDl) đạt trên 0,75; 100% các tnh, thành phố xây dựng và triển khai Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh; tỷ lệ dân sđược sử dụng nước sạch, đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế đạt ít nhất 70%.

Mục tiêu chủ yếu đến năm 2050: Ch sphát triển con người (HDI) đạt trên 0,8. Tlệ dân số được sử dụng nước sạch, đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế đạt ít nhất 90%.

III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

1. Định hướng chung: tập trung nỗ lực cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên dựa trên nn tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đi số, phát triển kết cấu hạ tầng xanh, bền vững, xây dựng lối sống xanh, đảm bảo quá trình chuyển đi xanh theo nguyên tc, bình đng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế.

2. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu:

a) Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động sản xuất, vận tải, thương mại và công nghiệp; bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia theo hướng phát triển đồng bộ các nguồn năng lượng, khai thác và sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng trong nước và chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng theo hướng giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch; đẩy mạnh khai thác có hiệu qu và tăng ttrọng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của quốc gia.

b) Phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, hữu cơ bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp thông qua việc điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và áp dụng các quy trình, công nghệ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả giống, thức ăn, vật tư nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên...; đẩy nhanh tiến độ các dự án trồng rừng, tái trồng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.

c) Từng bước hạn chế các ngành kinh tế phát sinh chất thi lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, tạo điều kiện phát trin các ngành sản xuất xanh mới. Thúc đẩy các ngành kinh tế xanh phát triển nhanh đtạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên. Chú trọng ứng dụng công nghệ xanh, hệ thống quản lý và kiểm soát hoạt động sản xut theo kinh nghiệm thực hành tốt để tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải, cải thiện môi trường sinh thái.

d) Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi bền vững thông qua việc tăng cường đầu tư nâng cấp các hệ thng, mạng lưới giao thông trên cơ sở tiết kiệm năng lượng, có hiệu quả kinh tế, môi trường cao, có khả năng chng chịu với biến đi khí hậu; áp dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng lưới điện phân phối, giảm tn thất điện năng, nâng cao hiệu quả sử dụng điện tiến tới xây dựng lưới điện thông minh; phát triển và hiện đại hóa hệ thống thủy lợi liên kết đồng bộ với hệ thng kết cấu hạ tầng các ngành, lĩnh vực khác nhm đảm bảo an ninh nguồn nước, năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

đ) Thúc đẩy đô thị hóa theo hướng đô thị thông minh, bn vững, có năng lực chng chịu với biến đổi khí hậu, đảm bảo hiệu quả kinh tế - sinh thái, thuận lợi cho phát triển giao thông công cộng, tăng tính hp dẫn, cạnh tranh và thân thiện môi trường, tiết kiệm thời gian đi Lại; ưu tiên phát triển hệ thng vận tải công cộng đô thị với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong đầu tư phương tiện, khai thác vận tải hành khách công cộng.

e) Xây dựng nông thôn mới có lối sống hòa hợp với môi trường và thiên nhiên theo các tiêu chuẩn sống tốt, bảo vệ và phát triển cảnh quan và môi trường xanh, sạch, đẹp, văn minh. Thực hiện đồng bộ các biện pháp, kết hợp hài hòa giữa giải pháp công trình và phi công trình; chú trọng qun lý rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

g) Tăng cường công tác qun lý chất thải và chất lượng không khí thông qua việc nghiên cứu và phát triển các mô hình quản lý tổng hợp chất thải rn, công nghệ xử lý chất thải theo hướng chuyển hóa chất thải thành tài nguyên, nguyên liệu sản xuất; thúc đy việc áp dụng các biện pháp phân loại chất thải rn tại nguồn, tái sử dụng và tái chế chất thải rn; ngăn ngừa và giảm thiu phát sinh các chất ô nhiễm không khí đối với các ngành, lĩnh vực và tăng cường hiệu quả công tác quản lý chất lượng không khí.

h) Thúc đẩy tiêu dùng và mua sắm xanh, bền vững thông qua các chương trình dán nhãn năng lượng, nhãn sinh thái, nhãn xanh...; đẩy mạnh mua sắm công xanh và tiếp tục áp dụng hiệu quả các công cụ kinh tế đđiều chnh hành vi tiêu dùng. Từng bước tạo lập môi trường và hình thành văn hóa, lối sống xanh.

i) Tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước, tài nguyên đất và đa dạng sinh học thông qua việc thúc đy sử dụng hiệu quả tài nguyên đất và bảo vệ môi trường đất, khắc phục tình trạng suy thoái đất và hoang mạc hóa; đảm bảo an ninh nguồn nước và bảo vệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước quốc gia; tăng cường bo vệ, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; nghiên cứu, thúc đy phát triển kinh tế biển.

k) Thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trong các lĩnh vực xã hội như lao động việc làm, y tế, du lịch; đảm bo việc tiếp cận bình đẳng các cơ hội, thông tin, dịch vụ xã hội cơ bản trong quá trình chuyển đi xanh.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

Để đạt được các mục tiêu và định hướng phát triển mà Chiến lược đề ra, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, phân công các bộ, cơ quan ngang bộ chtrì, phối hợp chặt chẽ với các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan liên quan triển khai các nhiệm vụ, giải pháp sau:

1. Nhiệm vụ:

a) Bộ Kế hoạch và Đu tư

- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 trong vòng 06 tháng sau khi Chiến lược được phê duyệt.

- Xây dựng hướng dẫn tích hợp các nội dung triển khai Chiến lược trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp, các ngành.

- Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, báo cáo thực hiện Chiến lược và các công cụ quản lý hỗ trợ thực hiện (cơ sở dữ liệu, hệ thống chtiêu thống kê về tăng trưởng xanh; xây dựng và triển khai thí điểm “Ch stăng trưởng xanh tng hợp”).

- Huy động nguồn lực, điều phi các nguồn tài trợ trong và ngoài nước, nguồn tài chính khí hậu; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại xanh quốc gia; xác định nhng nhiệm vụ, dự án tăng trưởng xanh trọng điểm; xây dựng “Lộ trình hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng xanh gắn kết với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng trung hòa các-bon”.

- Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách mua sắm công xanh; tích hợp các tiêu chí mua sắm công xanh vào quá trình lựa chọn nhà thầu; xây dựng cơ chế ưu đãi cụ thể đối với các doanh nghiệp tham gia cung ứng sn phẩm, dịch vụ xanh; hoàn thiện thể chế, chính sách về khu công nghiệp sinh thái, tăng cường áp dụng nguyên tắc kinh tế tuần hoàn trong xây dựng, quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế; xây dựng, triển khai các chương trình thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh.

b) Bộ Tài chính

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về quản lý và sử dụng các khon chi ngân sách nhà nước thúc đẩy tăng trưng xanh.

- Xây dựng, hoàn thiện công cụ chính sách tài chính ưu đãi, các chương trình, giải pháp thúc đy thị trường vốn, bảo him xanh; sử dụng các công cụ thuế phí đ điều chnh hành vi tiêu dùng không hợp , có hại cho sức khỏe, văn hóa và môi trường.

- Thành lập thị trường các-bon hướng tới phát triển đồng bộ cơ chế trao đi quyền phát thải theo cơ chế thị trường.

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Xây dựng và triển khai hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cp quốc gia theo thẩm quyền.

- Thực hiện kiểm soát các nguồn ô nhiễm môi trường; phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, kiểm soát các vấn đề môi trường xuyên biên giới theo thẩm quyền.

- Chỉ đạo quản lý, xử lý chất thải theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; xlý các vấn đề môi trưng trọng điểm, cấp bách liên quan đến quản lý chất thải rắn, chất lượng không khí, môi trường làng nghề, môi trường nước và các lưu vực sông, môi trường biển và hải đảo; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường; duy trì, cải thiện chất lượng và vệ sinh môi trường,

- Xây dựng, thực hiện các chương trình, dự án về bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tải nguyên, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học theo đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền.

- Xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia phù hợp với quy định pháp luật hiện hành hướng tới Chính phủ s, phát triển kinh tế s.

d) Bộ Công Thương

- Xây dựng chính sách thúc đẩy chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, sạch, bền vững, tăng tỷ trọng năng tượng tái tạo, giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, năng lượng hóa thạch, quản lý chặt chẽ việc phê duyệt và triển khai các dự án nhiệt điện than đảm bảo phù hợp với quy hoạch điện lực quốc gia được cấp thẩm quyền phê duyệt; tăng cường các giải pháp công nghệ đảm bảo phát triển hài hòa năng lượng mới, năng lượng tái tạo, tăng cường khả năng tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thng điện; xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển nhiên liệu khí hydro gn với điện gió ngoài khơi.

- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích nhiều thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực năng lượng; nghiên cu, đề xuất áp dụng các công cụ tài chính, cơ chế khuyến khích, nâng cao khả năng tiếp cận tài chính đi với các dự án đu tư vào sử dụng hiệu quả năng lượng.

- Hoàn thiện các điều kiện cần thiết cho việc phát triển đồng bộ thị trường năng lượng cạnh tranh, đẩy mạnh cơ chế khai thác hạ tng năng lượng dùng chung. Thúc đẩy thị trường cho thiết bị hiệu suất cao và các công ty dịch vụ năng lượng.

- Xây dựng danh mục và hướng dẫn triển khai các giải pháp kỹ thuật hiện có tốt nhất, kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất cho các ngành công nghiệp theo điều kiện quốc gia và mức độ phát triển của khoa học và công nghệ; rà soát, xây dựng và ban hành định mức tiêu hao năng lượng cho các ngành công nghiệp. Triển khai giải pháp quản lý và công nghệ trong khai thác, chế biến khoáng sản, chú trọng chế biến sâu, tạo ra sn phm có giá trị kinh tế cao.

- Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về cụm công nghiệp sinh thái, bền vững; áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong xây dựng, vận hành, quản lý các cụm công nghiệp.

- Chủ trì tổ chức, triển khai Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp hàng hóa hiệu quả, bền vững, ít phát thi theo hướng kinh tế tuần hoàn, thông minh thích ứng với khí hậu.

- Thúc đẩy thị trường theo hướng liên kết theo chui giá trị sn phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp xanh, an toàn, hữu cơ, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và trong nước. Thúc đy và hỗ trợ thực hiện các quy định về sở hu trí tuệ đối với các sản phẩm nông nghiệp xanh tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt áp dụng trong sản xuất nông nghiệp.

- Xây dựng và triển khai các chương trình, dự án về bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái, đa dạng sinh học trong nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản, phục hồi và tăng tích y các-bon trong các bchứa tự nhiên (đất nông lâm nghiệp và rừng), điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến, thiết lập hệ thống giám sát tài nguyên rừng; hoàn thiện chính sách và trin khai hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; đẩy mạnh xã hội hóa trong việc bảo vệ, phát triển rừng thông qua áp dụng cơ chế, chính sách khuyến khích về đất đai, tín dụng, bảo hiểm, thuế, cơ chế thị trường gn vi chứng chquản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới theo hướng xanh, bền vững, tăng tc độ các xã đạt chuẩn nông thôn mới; rà soát và hoàn thiện các chtiêu, tiêu chí về môi trường nông thôn; xây dựng làng sinh thái, làng thông minh thích ứng với khí hậu.

e) Bộ Giao thông vận tải

- Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông xanh, phát triển hệ thng giao thông công cộng và ci thiện năng suất vận tải hàng hóa trong các tiểu ngành giao thông vận tải.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp để khuyến khích các loại phương tiện sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm, hiệu quả và công nghệ thân thiện với môi trường; thúc đẩy tái cơ cấu thị phn vận tải theo hướng chuyển đổi vận tải hàng hóa bằng đường bộ sang đường thủy nội địa, đường biển và đường sắt.

- Ưu tiên các nguồn lực để đầu tư, hoàn thiện và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông xanh đảm bảo hiệu quả về kinh tế và bảo vệ môi trường, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, tăng cưng khnăng chống chịu với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Thực hiện các chương trình nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ đảm bảo sdụng năng lượng hiệu quả trong thực hiện các dự án đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông vận tải công cộng, phát triển hạ tầng giao thông vận tải công cộng khối lượng lớn, hạ tầng giao thông phi cơ giới và hạ tầng đm bảo kết nối các phương thức vận tải.

- Rà soát, kiến nghị điều chỉnh các đề án, dự án phát triển ngành giao thông vận tải đảm bảo tái cơ cấu thị phần vận tải theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững. Nghiên cứu xây dựng và tổ chức triển khai chương trình, đề án quốc gia phát triển phương tiện giao thông vận tải, hệ thống giao thông vận tải công cộng thân thiện với môi trường trong đó có phương tiện giao thông điện, phát triển các trung tâm logistics xanh, cảng xanh, ứng dụng công nghệ mới, năng lượng mới thay thế nhiên liệu truyền thống đối với phương tiện, thiết bị giao thông vận tải.

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số nhm tối ưu hóa công tác qun lý, vận hành kết cấu hạ tầng giao thông và hoạt động vận tải, đm bảo giao thông an toàn, thông suốt, giảm tiêu thụ năng lượng.

g) Bộ Xây dựng

- Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách phát triển đô thị tăng trưởng xanh; phát triển hệ thng hạ tầng kỹ thuật đô thị xanh, thông minh; xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kthuật trong phát triển vật liệu xanh, công trình xanh, công trình sử dụng năng lượng hiệu quả.

- Triển khai các chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xanh, công trình xanh, sử dụng hiệu quả năng lượng; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu không gian đô thị thông minh số hóa liên thông đa ngành, chương trình, dự án thí điểm phát triển đô thị thông minh, bền vững; xây dựng, triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển, vận hành đô thị thông minh, bền vững.

- Triển khai thực hiện Đán phát triển đô thị thông minh bền vng Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030.

h) Bộ Khoa học và Công nghệ

Xây dựng danh mục quốc gia tng hợp các công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, phát thải các-bon thp trong các ngành sản xuất đtạo thuận lợi cho huy động đầu tư; ưu tiên phân bổ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo cho tăng trưởng xanh, chú trọng các nhiệm vụ có kinh phí đối ng của doanh nghiệp.

i) Bộ Giáo dục và Đào tạo

Xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo, tích hợp nội dung tăng trưởng xanh vào hoạt động giáo dục ở các cấp học; nâng cao nhận thức của đội ngũ nhà giáo và cán bộ qun lý giáo dục về vai trò, ý nghĩa và định hướng hoạt động thực hiện tăng trưởng xanh, tăng cường phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội đ hình thành phong cách, ý thức sng xanh trong nhà trường và xã hội.

k) Bộ Y tế

- Xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn và lộ trình triển khai cơ sở y tế xanh, bền vững, có khả năng chống chịu với biến đi khí hậu và sự cố môi trường.

- Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát các hoạt động phân loại, tiêu hy và xử lý chất thải y tế đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế; xây dựng và triển khai các mô hình ứng dụng công nghệ xanh, sử dụng năng lượng sạch, trong xử lý chất thi y tế.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giám sát, dự báo, cảnh báo sớm các tác động của biến đi khí hậu và ô nhim không khí đến sức khỏe.

l) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Xây dựng các chương trình về văn hóa sng, lối sống xanh và phát triển sn phẩm du lịch xanh; xây dựng áp dụng mô hình phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh tại các khu du lịch, điểm du lịch; xây dựng tiêu chí và triển khai dán nhãn du lịch xanh cho các cơ sở kinh doanh du lịch.

m) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trong các ngành nghề thuộc các ngành kinh tế xanh theo thẩm quyền; xây dựng và thực hiện các chính sách khuyến khích tạo việc làm xanh; xây dựng và thực hiện chính sách an sinh xã hội, trợ giúp xã hội cho các nhóm dễ bị tổn thương, các chủ thể bị ảnh hưởng trong quá trình chuyển đổi xanh.

n) Ngân hàng Nhà nước

Rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện thể chế về ngân hàng và tín dụng phù hợp với các mục tiêu tăng trưởng xanh; nghiên cứu, xây dựng mô hình phát triển ngân hàng xanh; ban hành các chính sách tín dụng ưu đãi cho các dự án đầu tư xanh.

o) Bộ Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo các cơ quan quản lý báo chí thông tin, phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, thông tin cơ sở đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Chiến lược và các nội dung liên quan khác nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tăng trưởng xanh.

- Tổ chức thực hiện Chương trình chuyển đổi số quc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (ban hành tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ) nhằm mục tiêu phát triển Chính phủ s, kinh tế s, xã hội số, tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng xanh, bảo đảm phát triển bn vững.

p) Các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan ngang bộ được giao chủ trì các nhiệm vụ nêu trên trong quá trình triển khai thực hiện Chiến lược.

2. Giải pháp:

Các bộ, ngành theo nhiệm vụ được phân công xây dựng giải pháp cụ thể nhằm thực hiện Chiến lược, trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp sau:

a) Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách

- Hoàn thiện khung cơ chế, chính sách, pháp luật theo hướng phối hợp liên vùng, liên ngành và tích hợp các mục tiêu, giải pháp tăng trưởng xanh để thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tối ưu hóa nguồn lực, đặc biệt trong xây dựng hạ tầng đa mục tiêu.

- Tích hợp các mục tiêu, giải pháp, nội dung, các tiêu chí đầu tư cho tăng trưởng xanh vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ theo hướng giảm phát thải khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, tạo điều kiện thuận lợi đphát triển các ngành xanh, từng bưc ct giảm và chuyển đổi khỏi các hoạt động đầu tư cản trnỗ lực giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, nâng cao khnăng chống chịu với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, chú trọng các vùng dễ bị tổn thương.

- Đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế xanh đối với hoạt động sản xuất và tiêu dùng, hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại xanh quốc gia đảm bảo tính thống nht, minh bạch, cập nhật thường xuyên cho các chương trình, dự án, sản phẩm, dịch vụ, công nghệ và ngành nghề.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lược và mức độ xanh hóa của nền kinh tế.

b) Truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức

- Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của tăng trưởng xanh.

- Ph biến các thực hành tt và hành động thiết thực về lối sng, tiêu dùng xanh, hài hòa vn thiên nhiên, gắn kết với các giá trị truyền thống.

- Chú trọng giáo dục về knăng mềm, tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để hình thành phong cách, ý thức sng xanh, văn minh, cng hiến và sáng tạo.

- Nâng cao năng lực nhận diện nhãn năng lượng, nhãn sinh thái, nhãn xanh đối với hàng hóa, sn phẩm; tăng cường phổ biến thông tin sn phm, dịch vụ phát thải thấp, thân thiện môi trường.

c) Phát triển nguồn nhân lực và việc làm xanh

- Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực cho các ngành nghề xanh, tạo việc làm xanh.

- Chú trọng tổ chức đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, knăng quản trị, điều hành trong nền kinh tế xanh, ngành sản xuất xanh cho đội ngũ cán bộ quản trị công và doanh nghiệp, đặc biệt tập trung vào cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác hoạch định chính sách.

- Nâng cao năng lực, kiến thức về tăng trưởng xanh cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tích hp các nội dung tăng trưng xanh vào chương trình, hoạt động giáo dục các cấp học; mmã ngành đào tạo nguồn nhân lực trong các ngành nghề xanh; mở rộng triển khai xây dựng mô hình trường học an toàn, xanh, sạch, thông minh.

- Thúc đẩy công tác nghiên cứu, khảo sát, thng kê sliệu, định kỳ dự báo nhu cầu và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho các ngành nghề xanh; phổ biến, cung cấp thông tin về thị trường việc làm xanh.

- Ưu tiên đầu tư cho cơ sở vật cht trường học, cơ sgiáo dục nghề nghiệp theo các tiêu chuẩn, tiêu chí xanh để phục vụ cho công tác đào tạo, giảng dạy.

d) Huy động nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh

- Hoàn thiện chính sách, công cụ về huy động nguồn lực cho tăng trưởng xanh, tập trung vào các chính sách hỗ trợ, ưu đãi tài chính, phát triển thị trường vn, thị trường tín dụng, bo hiểm xanh, thị trường các-bon hưng tới phát triển đồng bộ hệ thống thương mại khí thải theo cơ chế thị trường.

- Ưu tiên nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước, chú trọng nguồn vn trong kế hoạch đầu tư công và chi thường xuyên cho các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ về tăng trưng xanh. Phát huy vai trò định hướng thị trường, dẫn dắt sản xuất và tiêu dùng xanh của các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế.

- Tăng cường huy động nguồn tài chính từ các định chế tài chính, các quỹ và các nhà đầu tư tư nhân quốc tế, ưu tiên sử dụng các nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), hỗ trợ kỹ thuật của các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ cho tăng trưởng xanh.

- Khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân, tạo điều kiện thuận Lợi cho các hình thức hợp tác giữa nhà nước và tư nhân, giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong các dán xanh và các dự án áp dụng công nghệ, giải pháp chuyển đổi xanh.

- Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tài chính xanh cho các nhóm đối tượng phụ nữ, đối tượng yếu thế trong xã hội.

đ) Khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo

- Khuyến khích nghiên cứu, phát triển mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo phục vụ tăng trưởng xanh.

- Đẩy mạnh chuyn đổi số một cách toàn diện trong các ngành, lĩnh vực hướng tới mục tiêu Việt Nam tr thành quốc gia số.

e) Hội nhập và hợp tác quốc tế

- Tăng cường và nâng cao chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác và tranh thsự hỗ trợ của quốc tế để đưa Việt Nam trthành một trong những hình mẫu về tăng trưởng xanh, thực hiện tốt các cam kết quốc tế về phát triển bền vng và biến đổi khí hậu.

- Chủ động hợp tác về nghiên cu, giáo dục, đào tạo, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu tiếp cận khoa học và công nghệ tiên tiến, thực hiện chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế xanh.

- Tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động chia sẻ, học tập kinh nghiệm và nâng cao năng lực thực hiện tăng trưởng xanh; chủ động phối hợp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề toàn cầu và khu vực cũng như các thách thức đối với thực hiện tăng trưởng xanh.

g) Bình đẳng trong chuyển đổi xanh

Đảm bảo các nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là các chủ thể bị ảnh hưởng khi cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đi mới mô hình tăng trưởng, các nhóm yếu thế (phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu s, người nghèo, người khuyết tật) được tiếp cận bình đẳng các cơ hội, thông tin, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ xã hội cơ bản, phù hợp với các lĩnh vực, việc làm mới trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.

h) Huy động sự tham gia các bên liên quan

- Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức đoàn th xã hội, tổ chức phi chính phủ, cộng đồng dân cư, các đối tác phát triển trong thực hiện Chiến lược.

- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự phối hợp giữa các cơ quan chtrì và cơ quan phối hợp, các tổ chức chính trị, xã hội, các hiệp hội ngành nghề, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức phi chính nhủ và sự phối hợp giữa cơ quan trung ương và cơ quan địa phương trong triển khai thực hiện Chiến lược.

- Khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội trong việc triển khai thực hiện, giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lược và mức độ xanh hóa của nền kinh tế.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh để chỉ đạo triển khai thực hiện Chiến lược; chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo quốc gia do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm đặt tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện.

2. Phân công trách nhiệm

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Là cơ quan đầu mi quốc gia về tăng trưởng xanh, có trách nhiệm chtrì, phối hợp và hỗ trợ các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan cân đi và huy động, điều phi các nguồn lực trong nước và nguồn tài trợ ngoài nước, nguồn tài chính khí hậu; xác định những nhiệm vụ, dự án tăng trưởng xanh trọng điểm trong từng giai đoạn cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

- Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Chiến lược định kỳ hàng năm; sơ kết giữa kỳ vào năm 2025; tổng kết thực hiện Chiến lược vào năm 2030.

b) Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán và đảm bảo kinh phí chi thường xuyên cho việc triển khai thực hiện Chiến lược theo quy định hiện hành.

c) Các bộ, ngành, địa phương và cơ quan có liên quan căn cứ nội dung Chiến lược, chức năng, nhiệm vụ được giao

- Chậm nhất sau 01 năm kể từ ngày Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 được phê duyệt, hoàn thành việc xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tích hợp các mục tiêu, nội dung triển khai Chiến lược trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ phù hợp với tình hình thực tin.

- Tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong Chiến lược theo thẩm quyền, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo cấp tương ứng; ưu tiên cân đối, bố trí ngân sách cho các hoạt động thực hiện Chiến lược.

- Chủ động xây dựng, thực hiện các giải pháp tăng trưởng xanh ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, triển khai đồng bộ chương trình chuyển đổi s; xây dựng các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực; hướng dẫn thực hiện các thực hành tốt, đào tạo về tăng trưởng xanh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

d) Các bộ, ngành ch trì xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại xanh theo ngành và lĩnh vực quản lý, đảm bảo thống nhất vi hệ thng tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại xanh quốc gia.

đ) Các viện nghiên cu, trường đại học căn cứ vào nội dung và gii pháp của Chiến lược, xây dựng, đề xuất với các bộ, ngành, địa phương và thực hiện các nội dung nghiên cứu, ứng dụng, giảng dạy thuộc ngành, lĩnh vực hoạt động góp phn thúc đẩy tăng trưởng xanh.

e) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, cộng đồng dân cư có trách nhiệm tuyên truyền cho người dân về vai trò, vị trí của tăng trưởng xanh, góp phần thực hiện mục tiêu của Chiến lược và đưa tăng trưởng xanh thành ứng xử văn hóa, li sống hàng ngày; tchức phản biện chính sách, giám sát hoạt động thực hiện Chiến lược của các bộ, ngành và địa phương.

g) Cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan, tchức liên quan tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và chủ động thực hiện, đxuất các sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng xanh, tham gia vào quá trình giám sát và đánh giá thực hiện Chiến lược.

3. Giám sát - Đánh giá - Báo cáo

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức

- Xây dựng và ban hành hướng dẫn, quy định cụ thể về giám sát, đánh giá và chế độ báo cáo thực hiện Chiến lược.

- Thực hiện theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chiến lược định kỳ hàng năm.

b) Các bộ, ngành, địa phương định kỳ hàng năm (trước ngày 10 tháng 12) gửi báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

c) Trong quá trình thực hiện Chiến lược, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên theo dõi, giám sát thực hiện, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

d) Khuyến khích sự tham gia của các bến liên quan, bao gồm cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức trong nước và quốc tế trong việc cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ cho việc đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược.

4. Nguồn lực thực hiện

a) Nguồn lực để thực hiện Chiến lược bao gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, tài trợ quốc tế và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

b) Đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, thực hiện theo phân cấp nhà nước hiện hành. Các bộ, ngành, địa phương căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Chiến lược để xây dựng các dự án đầu tư hoặc dự toán kinh phí cho các nhiệm vụ cụ thvà thực hiện theo quy định hiện hành.

c) Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực tài chính từ các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia thực hiện Chiến lược theo quy định pháp luật; lồng ghép các nhiệm vụ giao cho các bộ, ngành, địa phương trong các chương trình đầu tư công và các chương trình mục tiêu quốc gia khác có liên quan.

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng B
í thư;
- Văn ph
òng Chủ tịch nước;
- Hộ
i đồng Dân tộc và các y ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- T
òa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân t
i cao;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP
: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: VT, NN(2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Văn Thành

 

PHỤ LỤC

GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
(Kèm theo Quyết định số: 1658/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)

Trên cơ sở tham chiếu tài liệu trong nước và quốc tế về các khái niệm liên quan đến tăng trưởng xanh, các từ ngsử dụng trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 dưới đây được hiu như sau:

1. Kinh tế xanh1 là nền kinh tế tăng trưởng thông minh, bền vững và bao trùm.

2. Kinh tế tuần hoàn2 là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhm gim khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiu tác động xu đến môi trường.

3. Trung hòa các-bon3 là trạng thái cân bằng giữa lượng phát thải và lượng hấp thụ hoặc loại trừ khí nhà kính, thường đạt được thông qua cơ chế "bù trừ các-bon” hoặc hỗ trợ các sáng kiến, dự án giảm phát thi khí nhà kính.

4. Bchứa các-bon tự nhiên4 là nơi tích lũy và chứa dạng tự nhiên các hợp chất hóa học có các-bon cho giai đoạn không xác định, góp phần hạ nồng độ CO2 trong khí quyển. Bể chứa tự nhiên lớn nhất là cây ci, đại dương và đất.

5. Cảng xanh (hay cảng sinh thái)5 là công trình được xây dựng, kinh doanh khai thác theo hướng sử dụng công nghệ sạch, các-bon thấp, thân thiện với môi trường, đáp ng yêu cầu về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.

6. Công trình xanh (hay công trình bền vững)6: là công trình được thiết kế, thi công, vận hành và bo dưỡng theo hướng thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, đồng thời đảm bảo chất lượng môi trường bên trong công trình đáp ứng các điều kiện tiện nghi và sức khỏe cho người sử dụng. Những yếu tchính góp phần tạo nên một công trình xanh bao gm: hiệu quả sử dụng năng lượng, hiệu quả sử dụng nước, chất tượng môi trường bên trong, hiệu quả sdụng vật liệu xây dựng và các ảnh hưởng khác của công trình xây dựng đến môi trường xung quanh.

7. Cú sc bên ngoài7 là tác động mạnh và đột ngột của một biến cố từ bên ngoài, mang tính tạm thời hoặc lâu dài, thường khó lường trước được, đến một hệ thống (quốc gia, nền kinh tế, cộng đồng dân cư, tổ chức...),

8. Chuyn đi xanh8 là quá trình chuyn đổi toàn diện sang nền kinh tế xanh, phát thải thấp nhằm hướng tới mục tiêu thnh vượng và bn vững.

9. Dấu vết các-bon (dấu chân các-bon)9 là tổng lượng khí nhà kính được tính bằng lượng (tấn) khí CO2 tương đương, do con người tạo ra trong quá trình sinh sng, sản xuất trong khoảng thời gian nht định.

10. Đô thị thông minh10 là đô thị mà ở đó các công nghệ thông minh được tích hợp vào quản lý, điều hành nhm cải thiện sức khỏe cộng đng; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; tăng hiệu lực và hiệu quả chi phí vận hành và cung cấp các dịch vụ dân sự; thúc đẩy phát triển kinh tế.

11. Giải pháp kỹ thuật hiện có tốt nhất (BAT)11 là giải pháp kthuật tt nhất được lựa chọn bảo đảm phù hợp với thực tế, hiệu quả trong phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

12. Kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất (BEP)12 là việc áp dụng và kết hợp một cách phù hợp nhất các giải pháp và chiến lược trong quản lý môi trường.

13. Khu công nghiệp sinh thái13 là khu công nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất đthực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các doanh nghiệp.

14. Mua sắm công xanh14 là hoạt động mua sắm sử dụng vốn nhà nước đối với các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường được công nhận theo quy định của pháp luật.

15. Năng lượng hydro15 còn gọi là Hydrogen (H2), là năng lượng thứ cấp được tạo ra từ nguồn năng lượng sơ cấp ban đu, Hydrogen không màu, không mùi, dchảy, dễ kết hợp với oxy để tạo ra nhiệt năng. Hydrogen là năng lượng sạch do khi sử dụng chthải ra nước.

16. Nông nghiệp thông minh (CSA)16 Là xu hướng giúp đưa ra hướng dẫn về chuyển đổi hệ thng nông nghiệp hướng đến phát triển hiệu quả và đảm bảo an ninh lương thực trong điều kiện khí hậu thay đổi. CSA gn liền với 3 mục tiêu chính: tăng trưởng bền vững sản lượng và thu nhập nông nghiệp; thích ứng và nâng cao tính chống chịu với biến đi khí hậu; giảm và/hoặc loại bỏ phát thải khí nhà kính.

17. Nhãn các bon17 là cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ mức phát thải khí nhà kính như thế nào so với sản phẩm cùng loại trong suốt vòng đời sản phẩm.

18. Ngành nghề xanh18 là nhng ngành nghề góp phần thúc đẩy các mục tiêu tăng trưởng xanh.

19. Nông nghiệp xanh19 là nông nghiệp sản xuất áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

20. Phân loại xanh, bền vững20 là hệ thống các quy định toàn diện, đầy đủ đphân loại và xác định các hoạt động kinh tế theo hướng bn vững, thân thiện với môi trường và xã hội. Phân loại xanh bao gồm các hoạt động kinh tế xanh và các hoạt động kinh tế đang trong giai đoạn chuyển dần sang hướng sản xuất xanh.

21. Rừng trng gỗ lớn21 là rừng có ti thiểu 70% scây đứng trên một đơn vị diện tích có đường kính tại vị trí 1,3 m từ 20 cm trở lên đối với cây sinh trưởng nhanh hoặc từ 30 cm trở lên đối với cây sinh trưởng chậm tuổi khai thác chính.

22. Tài chính khí hậu22 là nguồn tài chính nhằm mục tiêu giảm phát thải, giảm mức độ tổn thương, duy trì và gia tăng khả năng chng chịu của con người và hệ sinh thái trước các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.

23. Tài chính xanh23 là các dòng tài chính (ngân hàng, tín dụng vi mô, bảo hiểm, đầu tư) từ các khu vực kinh tế khác nhau (tư nhân, nhà nước và các khu vực phi lợi nhuận) phục vụ các ưu tiên và mục tiêu tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.

24. Tiêu dùng xanh, bền vững24 là việc mua, sử dụng, tuyên truyền hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường và không gây nguy cơ cho sức khỏe con người để đáp ứng những nhu cầu cơ bản và nâng cao chất lượng cuộc sng trong khi sử dụng ít hơn tài nguyên thiên nhiên và các chất độc hại, đồng thời giảm phát thải và chất gây ô nhiễm trong chu trình sống, không đe dọa các chức năng hay sự đa dạng của các hệ sinh thái tự nhiên và không làm tổn hại tới việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.

25. Việc làm xanh25 là những việc làm bền vững góp phần bảo tồn hoặc khôi phục môi trường, việc làm xanh có thể là những công việc trong các ngành kinh tế truyền thống như chế biến, chế tạo và xây dựng, hoặc trong các ngành kinh tế xanh mới ni như năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

26. Y tế thông minh26 là cách thức cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khe từ phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị, quản theo dõi diễn tiến của bệnh bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu bng cách kết nối các dliệu sinh học của con người vào các thiết bị y tế được nhng nền tảng công nghệ thông tin.

 



1 Kinh tế xanh đã được nghiên cứu, định nghĩa bi nhiu tổ chức khác nhau như Ủy ban Châu Âu (EC, 2019), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 2011), Chương trình môi trường Liên Hợp quc (UNEP, 2011) và Phòng Thương mại Quốc tế (ICC, 2012). Chiến lược tăng trưng xanh sử dụng khái niệm kinh tế xanh của y ban Châu Âu nhằm đảm bảo thể hiện được độ bao phủ về các chiều cạnh và lĩnh vực (bn vững và bao trùm) và xu hướng mới về ứng dụng những thành tựu mới của khoa học công nghệ và đi mới sáng tạo.

2 Khái niệm kinh tế tuần hoàn tại Luật số: 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 về Bảo vmôi trường.

3 Khái niệm trung hòa các-bon tại Chiến lược tham chiếu các khái niệm của Công ưc khung của Liên Hiệp Quốc vBiến đi khí hậu-UNFCCC năm 2021 và Nghị viện Châu Âu năm 2019.

4 Khái niệm bchứa các-bon tnhiên định nghĩa bi Công ưc khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đi Khí hậu - UNFCCC.

5 Khái niệm cảng xanh (hay cảng sinh thái) được giải thích cụ thtại Đề án phát triển cảng xanh (cảng sinh thái) của Bộ Giao thông vận tải.

6 Khái niệm công trình xanh được giải thích dựa trên tham chiếu các khái niệm ng trình xanh ca Ủy ban Tòa nhà xanh Mỹ, khái niệm công trình xanh (công trình bền vững) của Hội đồng Công trình xanh Việt Nam và trên cơ sở thực tin triển khai áp dụng chứng ch công trình xanh tại Việt Nam.

7 Giải thích về “Cú sốc bên ngoài" được tham chiếu từ các khái niệm của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Đông Á của Liên Hiệp quốc UNESCWA và Tạp chí INVESTOPIA của Mỹ.

8 Khái niệm “Chuyển đổi xanh” do Viện Tăng trưởng xanh toàn cu đề xuất.

9 “Dấu vết các bon” gii thích dựa trên phân tích từ khái niệm do Tổ chức Sức khỏe Thế giới, Tổ chức Bảo tn Thiên nhiên và các định nghĩa được đưa từ Báo cáo đánh giá và giám sát môi trường trên tạp chí Spriger Nature và các nghiên cu học thuật về Môi trường khác.

10 Khái niệm “Đô thị thông minh" được tham chiếu từ khái niệm đô thị thông minh tại Luật về Đô thị và Cộng đồng thông minh của Hoa Kỳ, định nghĩa về thành phthông minh bền vững của Liên minh viễn thông thế gii ITU và Ủy ban Châu Âu.

11 Khái niệm Gii pháp kỹ thuật hiện có tốt nhất” tại Luật s: 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 về Bo vệ môi trường.

12 Khái niệm “Kinh nghiệm quản lý môi trưng tt nhất” tại Luật số: 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 về Bảo vệ môi trường.

13 Khái niệm “Khu công nghiệp sinh thái” tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP quy định v qun lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

14 Khái niệm “Mua sắm công xanh” đưc tham chiếu theo Luật s: 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 về Bảo vệ môi trường.

15 Tham chiếu từ chiến lược hydrogen ca Liên minh Châu Âu năm 2020, Báo cáo hin trạng năng lưng toàn cầu năm 2017 của Mạng lưới chính sách năng lượng tái tạo cho thế kỷ 21 REN21, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tạp chí Năng ợng Việt Nam.

16 Khái niệm “Nông nghiệp thông minhtham chiếu theo đnh nghĩa của Tchức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc - FAO.

17 Khái niệm “Nhãn các-bon” được tham chiếu t nghiên cu về “Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất áp dụng Việt Nam” ca Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đăng trên Tạp chí Môi trường tháng 4 năm 2020.

18 Giải thích về “Ngành nghề xanh” được tham chiếu từ định nghĩa và giải thích của Tổ chức Lao động Thế giới về việc làm xanh trong một số ngành nghề xanh, Kế hoạch cải cách công nghiệp xanh của Vương quốc Anh, tóm lược chính sách của Tchức Hợp tác và Phát triển Kinh tế và Tạp chí Triển vọng Kinh tế Thế giới của Quỹ Tiền lệ Quốc tế.

19 Khái niệm “Nông nghiệp xanh” của Cơ quan Môi trường Liên Hiệp Quốc năm 2009.

20 “Phân loại xanh, bền vững” được giải thích trên cơ sở tham chiếu từ khái niệm hệ thống phân loại các hoạt động kinh tế bền vững hay” làm căn cứ để xác định các mục tiêu năng lượng và khí hậu đến năm 2030 và các mục đích Thỏa thuận xanh của Liên minh Châu Âu và Hướng dẫn “Xây dựng phân loại xanh quốc gia” của Ngân hàng Thế giới.

21 Trích từ Thông tư s29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

22 Tham chiếu từ các khái niệm tại Công ước khung của Liên Hiệp Quốc vBiến đổi Khí hu - UNFCCC.

23 Tham chiếu từ khái niệm của chương trình Môi trưng Liên Hiệp Quốc - UNEP.

24 Trích từ định nghĩa của Liên Hiệp Quốc.

25 Trích từ định nghĩa của Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO.

26 Tham khảo từ thông tin của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.

PRIME MINISTER
-------

 SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: 1658/QD-TTg

Hanoi, October 01, 2021

 

DECISION

APPROVAL FOR NATIONAL GREEN GROWTH STRATEGY FOR 2021 - 2030 PERIOD, WITH A VISION BY 2050

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on Amendments to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Resolution No. 24-NQ/TW dated June 03, 2013 of the 11th Central Executive Committee on active response to climate change, improvement of natural resource management and environmental protection;

Pursuant to Conclusion No. 56-KL/TW dated August 23, 2019 of the Poliburo Bureau on continuation of implementation of the Resolution of the 7th meeting of the 11th Central Executive Committee on active response to climate change, improvement of natural resource management and environmental protection;

At the request of the Minister of Planning and Investment;

HEREBY DECIDES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I. VIEWPOINTS

1. Green growth contributes to the promotion of economic restructuring associated with innovation of growth model, improvement of competitiveness and resilience to external shocks, and realization of the socio-economic development strategy for the 2021 - 2030 period, the national planning system and sectoral development strategies.

2. Green growth is an important method for sustainable development and directly contributes to reduction in greenhouse gas emissions that help implement the long-term plan for transition to a carbon-neutral economy.

3. Green growth must focus on human factors in order to reduce human vulnerability to climate change; encourage each person to maintain a lifestyle that is responsible to community and society, orient the future generations towards green living culture, and establish a civilized and modern society that is in harmony with the nature and environment.

4. Green growth must be based on modern institutions and governance, advanced science and technology, and high quality human resources, and must be conformable with the international context and actual conditions of our country.

5. Green growth has an orientation towards investment in advanced technology, digital transformation, and smart and sustainable infrastructure facilities; creates momentum so that private investments play an increasingly important role in green economy.

6. Green growth is a career of the entire political system, the whole population, business community and relevant authorities and organizations, and is promoted through a spirit of innovation and aspirations to develop a prosperous and sustainable country.

II. OBJECTIVES

1. General objectives

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Specific objectives

a) Reduce the greenhouse gas emission intensity per unit of GDP

By 2030, the greenhouse gas emission intensity per unit of GDP is expected to be reduced by at least 15% compared to 2014.

By 2050, the greenhouse gas emission intensity per unit of GDP is expected to be reduced by at least 30% compared to 2014.

b) Greenify economic sectors

Transform the growth model in a manner towards greenification of economic sectors, apply the circular economic model through the thrifty and efficient extraction and use of natural resources and energy that are based on science and technology, apply digital technology and digital transformation, develop sustainable infrastructure facilities to enhance the quality of growth, promote competitive advantages and reduce adverse impacts on the environment.

By 2030, the average primary energy consumption per unit of GDP for the 2021 - 2030 period is expected to be reduced by 1,0 - 1,5%/year; the contribution of renewable energy to total primary energy supply is expected to reach 15 - 20%; the digital economy is expected to account for 30% of GDP; the forest cover remains stable at 42%; advanced and water-saving irrigation methods are expected to be applied to at least 30% of total irrigated dryland crop area.

By 2050, the average primary energy consumption per unit of GDP for the each period of 10 years is expected to be reduced by 1,0/year; the contribution of renewable energy to total primary energy supply is expected to reach 25 - 30%; the digital economy is expected to account for 50% of GDP; the forest cover remains stable at 42% - 43%; advanced and water-saving irrigation methods are expected to be applied to at least 60% of total irrigated dryland crop area.

c) Greenify lifestyle and promote sustainable consumption

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

By 2030, the rate of municipal solid waste that is collected and treated in accordance with relevant standards and regulations is expected to reach 95%; the rate of municipal solid waste that is treated adopting direct burial method is expected to account for 10% of total amount of waste collected; the rate of municipal wastewater that is collected and treated in accordance with relevant standards and regulations is expected to reach more than 50% for cities of class II or higher class and 20% for cities of other classes; the rate of public transport of passengers in special-class cities and class-I cities is expected to reach 20% and 5% respectively; the rate of clean energy buses is expected to reach at least 15% of total operating buses in special-class cities and 10% of total new buses in class-I cities; the ratio of green public procurement to total public procurement is expected to reach at least 35%; the master scheme for development of cities of green growth towards smart and sustainable cities are expected to be ratified and implemented in at least 10 cities.

By 2050, the rate of municipal solid waste that is collected and treated in accordance with relevant national standards and regulations is expected to reach 100%, while the burial of organic solid waste and recyclable waste is expected to be minimized; 100% of cities are expected to have sewage systems that are synchronously built and finished so as to eliminate urban flooding, and 100% of wastewater is expected to be treated to meet technical regulations before it is discharged into the receiving waters; the rate of public transport of passengers in special-class cities and class-I cities is expected to reach 40% and 15% respectively; the ratio of clean energy buses to total new buses in special-class cities and class-I cities is expected to reach 100% and at least 40% respectively; the rate of green public procurement total public procurement is expected to reach at least 50%; the master scheme for development of cities of green growth towards smart and sustainable cities are expected to be ratified and implemented in at least 45 cities.

d) Greenify the transformation process according to equality and inclusion principles and improve resilience

Improve quality of life and resilience of people to climate change and ensure equality in conditions and opportunities to promote their ability and benefit from achievements of development so that no one is left behind the process of green transformation.

By 2030, the Human Development Index (HDI) is expected to exceed 0,75; provincial-level plans for management of the air quality are expected to be developed and implemented in 100% of provinces and cities; the rate of the population using clean water that meets standards adopted by the Ministry of Health is expected to reach at least 70%.

By 2050, the HDI is expected to exceed 0,8; the rate of the population using clean water that meets standards adopted by the Ministry of Health is expected to reach at least 90%.

III. STRATEGIC ORIENTATIONS

1. General orientations: Focus efforts on economic restructuring associated with innovation of the growth model, reduction of greenhouse gas emissions through thrifty and efficient extraction and use of energy and natural resources that are based on science and technology, application of digital technology and digital transformation, development of sustainable infrastructure facilities, establishment of green lifestyle, ensuring the compliance of green transformation process with equality and inclusion principles, and improvement of resilience throughout the economy.

2. Orientations for development of key industries and sectors:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Develop modern, clean, organic and sustainable agriculture; improve quality, value added and competitiveness of agricultural production through adjustments and changes in structure of livestock, crops, forestry and aquaculture, and application of procedures and technologies that enable thrifty and efficient use of breeds, varieties, feed, agricultural materials and natural resources, etc.; accelerate the progress of projects on afforestation, reforestation and sustainable development of forestry economic activities.

c) Gradually impose limits on economic sectors that produce a lot of waste and cause environmental pollution and degradation; facilitate development of new green manufacturing sectors. Promote the quick development of green economic sectors in order to create more jobs, increase incomes of workers, and enrich natural capital. Attach special importance to application of green technology, and manufacturing management and control systems that comply with good manufacturing practices so as to save natural resources, reduce emissions and improve ecological environment.

d) Develop sustainable traffic, energy and irrigation infrastructure facilities by means of promotion of investments in upgrading of traffic systems and networks that must save energy, have high economic and environmental efficiency, and ability to adapt to climate change; apply modern technology so as to improve quality of electrical distribution grid, reduce electrical losses and enhance efficiency in power use towards development of smart electrical grid; develop and modernize irrigation systems that must be synchronously connected with infrastructure systems of other industries or sectors in order to ensure water security and ability to prevent, prepare for and mitigate disasters and cope with climate change, and serve production and people’s life.

dd) Promote urbanization towards development of smart and sustainable cities that must be resilient to climate change, ensure economic - ecological efficiency, facilitate development of public transport, increase attractiveness, competitiveness and environmental friendliness, and save travel time; give priority to development of urban public transport systems with the participation of all economic components in investments in vehicles and operation of public passenger transport.

e) Develop new-style rural areas where the lifestyle is in harmony with the environment and nature, and decent living standards while the green, clean, beautiful and civilized landscape and environment are protected and developed. Consistently implement measures and harmoniously combine construction solutions with non-construction solutions; attach special importance to disaster risk management, climate change adaptation and environmental protection.

g) Intensify management of waste and air quality through research and development of integrated solid waste management models and waste treatment technology towards transformation of waste into manufacturing raw materials; promote implementation of measures for classifying solid waste at source, reusing and recycling solid waste; prevent and minimize generation of substances that cause air pollution from different industries/sectors and enhance efficiency in air quality management.

h) Promote green consumption and purchase through programs on energy labeling, eco-labeling, green labeling, etc.; step up green public procurement and continue to effectively employ economic tools for adjusting consumption behavior. Gradually create an environment for and establish green culture and lifestyle.

i) Strengthen management of water and land resources, and biodiversity through promotion of efficient use of land resources and protection of soil environment, and cope with land degradation and desertification; ensure water security, and protect and efficiently use national water resources; intensify protection and restoration of natural ecosystems and preserve biodiversity; do research on and promote development of ocean economy.

k) Promote green transformation in social sectors such as labour and employment, healthcare and tourism; ensure equality in accessing opportunities, information and basic social services during green transformation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In order to achieve the objectives and development orientations set out in the Strategy, ministries and ministerial agencies are assigned, within the ambit of their assigned functions, tasks and powers, to play the leading role and closely cooperate with local governments, business community and relevant agencies in organizing the implementation of the following tasks and solutions:

1. Tasks:

a) Ministry of Planning and Investment

- Formulate and submit the National green growth action plan for the 2021 - 2030 period to the Prime Minister for promulgation within a maximum period of 06 months after the Strategy is approved.

- Formulate guidelines for inclusion of contents of the Strategy in socio-economic development strategies, master plans and/or plans of different levels and sectors.

- Formulate mechanisms for supervision, assessment and reporting on implementation of the Strategy and supporting management tools (such as database, statistical indicators on green growth; formulation and pilot implementation of “General green growth indicators”).

- Mobilize resources and coordinate domestic and foreign sponsorships, and sources of climate finance; develop national green classification standards/criteria; determine key green growth tasks/projects; formulate the “Roadmap for achievement of green growth objectives associated with socio-economic development objectives towards carbon neutrality”.

- Build and revise policies for green public procurement; integrate public green procurement criteria into contractor selection process; formulate specific incentive mechanisms for enterprises providing green products/services; revise policies on eco-industrial parks and intensify application of circular economic principles to construction and management of industrial parks and economic zones; formulate and implement programs on promotion of innovation ecosystems and development of green enterprises.

b) Ministry of Finance

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Formulate and revise incentive policies, programs and solutions for promoting green capital and insurance markets; use tax and fee tools to adjust unreasonable consumption behavior that causes harm to human health, culture and environment.

- Establish carbon market towards synchronous application of mechanisms for trading emission permits according to the market mechanism.

c) The Ministry of Natural Resources and Environment

- Formulate and apply the measurement, reporting and verification (MRV) system to national activities to reduce greenhouse gas emissions within its competence.

- Control sources of environmental pollution; prepare for and respond to environmental emergencies, and control cross-border environmental problems within its competence.

- Direct the performance of waste management and treatment tasks within the ambit of its assigned functions, tasks and powers; settle critical and urgent environmental issues concerning solid waste management, air quality, environment of handicraft villages, water environment and river basins, sea and island environment; implement remedies for environmental pollution and degradation; maintain and improve quality and sanitation.

- Formulate and implement programs/projects on environmental protection in extraction and use of natural resources, preservation of natural ecosystems and biodiversity within the ambit of its assigned functions, tasks and powers.

- Build the national geospatial data infrastructure in conformity with regulations of laws in force in a manner towards digital government and development of digital economy.

d) Ministry of Industry and Trade

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Formulate and revise mechanisms/policies for encouraging different economic components to invest in energy sector; do research on and propose application of financial tools and mechanisms for encouraging and improving ability to access sources of funding for investment projects on efficient energy use.

- Make necessary preparations for synchronous development of competitive energy market, and promote mechanisms for operation of shared energy infrastructure facilities. Promote markets for high performance energy equipment and energy service companies.

- Compile the list and provide guidelines for application of the best available techniques and best environmental practices to industries according to the national conditions and degree of science and technology development; review, formulate and promulgate levels of energy consumption for industries. Apply management and technological solutions to extraction and processing of minerals with attaching special importance to deep processing and creation of products with high economic value.

- Formulate and revise policies on sustainable eco-industrial clusters; apply the circular economic model to construction, operation and management of industrial clusters.

- Play the leading role in organizing and implementing the national program on thrifty and efficient energy use.

dd) Ministry of Agriculture and Rural Development

- Formulate and perform the tasks of development of efficient, sustainable and low-emission large-scale commercial agriculture towards climate-resilient smart and circular economy.

- Promote market development towards linkages in value chain, improvement of competitiveness of green, safe and organic agricultural products which meet domestic and international standards. Promote and support the implementation of regulations on intellectual property for green agricultural products, and application of good agricultural practices to agricultural production.

- Formulate and implement programs/projects on protection and restoration of ecosystems and biodiversity in agriculture, forestry, aquaculture and fishery, restoration and increasing of carbon accumulation in natural carbon sinks (agricultural/forestry soils and forests), investigation, inventory, monitoring, and establishment of systems for supervising forest resources; revise and effectively implement policies on payment for forest environmental services; promote private sector involvement in forest protection and development through application of incentive mechanisms and policies on land, credit, insurance and taxation, and market mechanisms associated with certification of sustainable forest management according to international standards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Ministry of Transport

- Formulate and revise policies for development of green traffic infrastructure facilities and public transport systems, and improvement of the freight transportation productivity in transportation sub-sectors.

- Formulate and organize implementation of solutions for encouraging types of vehicles that use clean, economical and efficient energy, and eco-friendly technologies; promote restructuring of transportation market share towards conversion from road cargo transport into cargo transport by inland waterway, sea and railway.

- Prioritize use of resources for investment in, finishing and operation of green traffic infrastructure facilities in a manner that ensures economic efficiency and environmental protection, contributes to reduction of greenhouse gas emissions, and improves resilience to climate change and sea level rise. Implement programs on research and application of science and technology to ensure efficient use of energy in investment projects on improvement of public transport infrastructure, development of high-volume public transport infrastructure, non-motorized transport infrastructure and infrastructure facilities that ensure connection between different modes of transport.

- Review and propose amendments to schemes/projects on development of transport sector in a manner that ensures restructuring of transport market share towards green and sustainable growth. Do research on formulation and implementation of national programs/schemes on development of eco-friendly means of transport and eco-friendly public transport systems, which include electric vehicles, development of green logistics centers and green ports, and use of new technologies and new energy to replace traditional fuel for transportation vehicles and equipment.

- Do research and apply digital technology to optimize the management and operation of traffic infrastructure facilities and transport activities and ensure safe and smooth traffic flows while the fuel consumption is reduced.

g) Ministry of Construction

- Formulate and promulgate mechanisms/policies on development of green growth cities; develop smart and green urban technical infrastructure systems; formulate economic-technical norms, regulations, standards for development of green materials, green buildings, and energy efficient buildings.

- Implement programs on research and application of science and technology to development of green material manufacturing, green buildings and energy efficient buildings; establish multi-sectoral, digitalized and smart spatial urban database, and formulate programs/projects on pilot development of smart and sustainable cities; formulate and implement training programs in order to improve capability of human resources that are expected to meet demands of development and operation of smart and sustainable cities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h) Ministry of Science and Technology

Compile the national list of clean technologies, advanced technologies, high technologies and low-carbon technologies used in manufacturing industries to facilitate the mobilization of investment capital; prioritize allocation of science and technology, and innovation tasks to green growth with attaching special importance to tasks that are performed with reciprocal funding from enterprises.

i) Ministry of Education and Training

Formulate and implement training programs that include green growth contents in educational activities at all levels of education; raise the awareness of teachers and educational managers about the role, significance and orientation of green growth activities, and strengthen the cooperation in education between schools, families and society in order to build green lifestyle and awareness of green living in both schools and society.

k) Ministry of Health

- Formulate national technical regulations, standards and roadmap for development of sustainable and green health facilities that are resilient to climate change and environmental emergencies.

- Build a system of management and supervision of classification, destruction and treatment of biomedical waste according to national and international standards; build and deploy biomedical waste treatment models that use green technology and clean energy.

- Build a database system for monitoring, forecasting and early warning of impacts of climate change and air pollution on human health.

l) Ministry of Culture, Sports and Tourism

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

m) Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs

Organize training for technical human resources in fields of green economic sectors within its competence; formulate and implement incentive policies for creation of green jobs; formulate and implement policies on social security and social support for vulnerable groups and affected entities of green transformation process.

n) State Bank of Vietnam

Review, amend and revise banking and credit institutions in conformity with green growth objectives; do research on and build models of green bank development; promulgate incentive credit policies for green investment projects.

o) Ministry of Information and Communications

- Direct authorities in charge of managing press, radio and television broadcasting, electronic communications and grassroots-level communications to step up the dissemination of the Strategy and other relevant contents in order to raise the awareness of the entire society of green growth.

- Organize the national digital transformation program by 2025, with a vision by 2030 (issued together with the Prime Minister’s Decision No. 749/QD-TTg dated June 03, 2020) in order to achieve the objectives of digital government, digital economy and digital society, increase labor productivity, create the momentum for green growth, and ensure sustainable development.

p) Ministries, ministerial agencies and Governmental agencies shall closely cooperate with ministries/ministerial agencies assigned to take charge of the abovementioned tasks during the implementation of the Strategy.

2. Solutions:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Formulate and revise institutions and policies

- Revise mechanisms, policies and legal framework towards inter-regional and interdisciplinary cooperation and combination of green growth objectives and solutions so as to promote economic restructuring associated with innovation of growth model, and optimize resources, especially those in construction of multi-objective infrastructure facilities.

- Include objectives, solutions, contents and criteria for investment in green growth in regional, sectoral and socio-economic development strategies, master plans/plans towards reduction of greenhouse gas emissions, pollutants and environmental degradation, apply circular economic models, facilitate development of green industries, gradually cut down and change investment activities that obstruct the greenhouse gas emission reduction efforts, and improve resilience to climate change and sea level rise with attaching special importance to vulnerable regions.

- Step up application of green economic tools to production and consumption, and national green classification criteria and standards that must be consistent and transparent, and frequently updated for programs, projects, products, services, technologies and industries.

- Improve efficiency and effectiveness of state management in inspecting and assessing the implementation of the Strategy and the greening level of economy.

b) Organize information dissemination, education and increasing of awareness

- Continue performing information dissemination and education, and raising awareness of the whole society about the role and significance of green growth.

- Disseminate good practices and practical actions regarding green lifestyle and consumption behavior in harmony with the nature and in association with traditional values.

- Attach special importance to soft skills and intensify cooperation between schools, families and society to establish green, civilized, dedicated and creative lifestyle and awareness of green living.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Develop green human resources and jobs

- Encourage development of human resources for green industries, and create green jobs.

- Attach special importance to provision of training and improvement of management and administration knowledge and skills in the green economy and green manufacturing sectors for public managers and enterprises, especially holders of leadership/management positions and officials in charge of policy planning tasks.

- Improve capacity and knowledge about green growth for teachers and educational managers; include green growth contents in educational programs and activities at all levels of education; provide human resource training programs for green industries; expand establishment of models of safe, green, clean and smart schools.

- Promote research, surveys, statistical reporting and periodical forecasting of demands and ability to supply human resources for green industries; disseminate and provide information on green job market.

- Prioritize investment in material facilities of schools and vocational training institutions according to green standards and criteria in order to serve training and teaching activities.

d) Mobilize financial resources for green growth

- Revise policies and tools for mobilization of resources for green growth, and focus on policies on financial support and incentives, and policies on development of capital market, green credit and insurance markets, and carbon market, towards synchronous development of market mechanism-based emissions trading system.

- Prioritize use of funding derived from state budget for investment, and attach special importance to use of funding in public investment plans and funding for recurrent expenditures for green growth programs, schemes, projects and tasks. Promote the roles of orienting markets and guiding green production and consumption of state-owned enterprise and large-scale enterprises in the economy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Encourage private sector involvement and facilitate cooperation in the form of public - private partnership, and cooperation between domestic and foreign investors in green projects and projects that employ green transformation technologies/solutions.

- Raise ability to access sources of green finance for women and vulnerable groups in the society.

dd) Science, technology and innovation

- Encourage research on and development of models of application of science, technology and innovation to green growth.

- Speed up the comprehensive digital transformation in all industries and sectors so that Vietnam will become a digital country soon.

e) International integration and cooperation

- Strengthen and improve quality of international economic integration, cooperate and court the international support to help Vietnam become one of green growth models, and effectively fulfill international commitments on sustainable development and climate change.

- Proactively cooperate in research, education and training, facilitate enterprises and research institutions' access to advanced science and technology, technology transfer and development of human resources for green growth.

- Actively participate in and organize sharing/learning experience and improving capacity to achieve green growth objectives; proactively cooperate and participate with international communities in settling global and regional issues as well as challenges of green growth process.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ensure that different groups of entities, especially entities affected during the economic restructuring associated with innovation of growth model, vulnerable groups (women, children, ethnic minorities, the poor, and the disabled) have equal access to opportunities, information, technical infrastructure and basic social services in a manner that is conformable with new sectors and jobs during the transition to green economy.

h) Mobilize the participation of relevant parties

- Mobilize the participation of the entire political system, ministries, local governments, regulatory authorities, business communities, social organizations, non-governmental organizations, residential communities and developmental partners in the implementation of the Strategy.

- Strengthen the leadership/instructional role of different levels and authorities, the cooperation between the presiding agencies and cooperating agencies, political organizations, social organizations, professional associations, business communities and non-governmental organizations as well as the cooperation between central-level authorities and local-level authorities in implementing the Strategy.

- Encourage the participation of the whole society in the implementation of the Strategy, inspection and assessment of the implementation of Strategy and greening level of economy.

V. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. Establish a National steering committee on green growth to direct the implementation of the Strategy. The Ministry of Planning and Investment shall play the leading role and cooperate with relevant authorities in determining functions, tasks and working regulations of the National steering committee on green growth which shall then be submitted to the Prime Minister for decision. The assisting division of the National steering committee on green growth shall work under part-time regime, be located at the office of the Ministry of Planning and Investment, and organized by the Minister of Planning and Investment.

2. Division of responsibilities

a) Ministry of Planning and Investment shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Play the leading role and cooperate with ministries and relevant authorities in balancing, mobilizing and coordinating domestic resources and foreign sponsorships, and climate finance; determine and submit key green growth tasks/projects in each period to the Prime Minister for consideration.

- Take charge of instructing, inspecting, assessing and submitting annual reports to the Prime Minister on the implementation of the Strategy; organize mid-term preliminary reporting and final reporting on the implementation of the Strategy in 2025 and in 2030 respectively.

b) Ministry of Finance shall:

Play the leading role and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in submitting budget estimates to competent authorities for approval, and in allocating funding for recurrent expenditures for covering costs incurred from the implementation of the Strategy in accordance with regulations of law in force.

c) Based on contents of the Strategy and within the ambit of their assigned functions and tasks, ministries, local governments and relevant agencies shall:

- No later than 01 year after the National green growth action plan for the 2021 - 2030 period is given approval, complete the formulation and promulgation of ministerial- and/or provincial-level green growth action plans, or combine objectives and contents of the Strategy in regional, sectoral and socio-economic development strategies, master plans or plans in a manner that is conformable with actual conditions.

- Organize performance, inspection and assessment of performance results of the tasks set out in the Strategy within their competence, ensure that they are consistent and conformable with social-economic development plans of corresponding level; prioritize balancing and allocation of budget for implementing the Strategy.

- Proactively formulate and implement green growth solutions that apply the achievements of the fourth industrial revolution, and consistently implement digital transformation programs; formulate programs on information dissemination and increasing of awareness and capability; provide instructions to follow good practices, and provide training on green growth within the ambit of their assigned functions and tasks.

d) Ministries and regulatory authorities shall play the leading role in formulating green classification standards and criteria for their managed industries and sectors so as to ensure their consistency with national green classification standards and criteria.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) The Vietnamese Fatherland Front, its members and residential communities shall disseminate information to the people about the role and position of green growth in order to achieve objectives of the Strategy and make green growth a part of behavioral culture and daily lifestyle; organize review of policies and supervise the implementation of the Strategy by ministries, regulatory authorities and local governments.

g) Business communities and relevant agencies and organizations shall actively cooperate with ministries, regulatory authorities and local governments, and proactively implement and propose initiatives for promoting green growth, and participate in inspection and assessment of the implementation of the Strategy.

3. Supervision, assessment and reporting

a) The Ministry of Planning and Investment shall play the leading role and cooperate with Ministries, provincial governments and relevant authorities and organizations shall:

- Formulate and promulgate specific guidelines and regulations on supervision, assessment and reporting on the implementation of the Strategy.

- Carry out monitoring, inspection, supervision and assessment of implementation results of the Strategy, and submit annual reports on implementation results of the Strategy to the Prime Minister.

b) Ministries, regulatory authorities and local governments shall send annual reports (by December 10) on implementation results of the Strategy to the Ministry of Planning and Investment for preparing and submitting a consolidated report thereof to the Prime Minister.

c) The Ministry of Planning and Investment shall regularly monitor and supervise the implementation of the Strategy, promptly settle difficulties that arise during the implementation of the Strategy, and report them to the Prime Minister.

d) Encourage the participation of relevant parties, including business communities, social organizations, non-governmental organizations, and domestic and international organizations in the provision of information and documents to serve the assessment of implementation results of the Strategy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Funding for implementing the Strategy includes funding derived from state budget, capital of enterprises, international sponsorships and other sources of funding lawfully mobilized in accordance with regulations of law.

b) Funding from state budget shall be allocated in accordance with applicable regulations on hierarchical management of state budget. Ministries, regulatory authorities and local governments shall, based on objectives and tasks set forth in the Strategy, formulate investment projects or funding estimates for specific tasks and comply with relevant regulations in force.

c) The mobilization of financial resources from domestic and foreign organizations, individuals and enterprises for implementing the Strategy should be stepped up in accordance with regulations of law; combine the tasks assigned to ministries, regulatory authorities and local governments in public investment programs and other relevant national target programs.

Article 2. This Decision supersedes the Decision No. 1393/QD-TTg dated September 25, 2012 of the Prime Minister and comes into force from the day on which it is signed.

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government’s affiliates, chairpersons of people’s committees of provinces and central-affiliated cities and heads of relevant units shall implement this Decision.

 

 

PP. PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Le Van Thanh

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

DEFINITIONS
(Enclosed with the Prime Minister’s Decision No. 1658/QD-TTg dated October 01, 2021)

By reference to domestic and foreign documents on definitions of green growth, the terms used in the National green growth strategy for the 2021 - 2030 period, with a vision by 2050, are construed as follows:

1. Green growth1 means smart, sustainable and inclusive economic growth.

2. Circular economy2 means an economic model which involves activities of design, production, consumption and services aimed at reducing raw materials, extending the life of products, limiting waste generation and minimizing adverse impacts on the environment.

3. Carbon neutrality3 means a state of balance between emissions and absorptions or removals of greenhouse gas, which is commonly achieved through the “carbon offsetting” mechanism or funding initiatives/projects on reduction of greenhouse gas emissions.

4. Natural carbon sink4 means a natural reservoir that accumulates and stores carbon-containing chemical compounds for an indefinite period and thereby lowers the concentration of carbon dioxide (CO2) from the atmosphere. The largest natural sinks are vegetation, the ocean and soils.

5. Green port (or eco-port)5 means a structure that is built and operated in a low-carbon and eco-friendly manner that uses clean technologies and meets requirements regarding sustainable development, environmental and ecosystem protection as well as response to climate change.

6. Green building (or sustainable building)6 means a building that is designed, built, operated and maintained in a manner that is environmentally friendly, economically and efficiently uses resources, and ensures that the building’s indoor environmental quality meets occupant comfort and health requirements. Features which can make a green building include: efficient use of energy and water, good indoor environmental quality, efficient use of building materials, and other impacts of the building on surrounding environment.

7. External shock7 means a considerable and random impact of an external event, which is either short-term or long-term, often unpredictable, and caused by a system such as a country, economy, residential community or organization, etc.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. Carbon footprint9 means total greenhouse gas emissions, expressed as carbon dioxide equivalent (CO2e) (tonnes), caused by a person during daily activities and production over a particular period.

10. Smart city10 means a city that uses smart technologies integrated in the city management to improve community health; improve the quality of life of residents; increase operational effectiveness and efficiency and provision of civil services; promote economic development.

11. Best available techniques (BAT)11 means technical solutions which are selected in conformity with actual conditions and are the best for preventing and controlling pollution and minimizing adverse impacts on the environment.

12. Best environmental practice (BEP)12 means the application of the most appropriate combination of environmental control measures and strategies.

13. Eco-industrial park13 means an industrial park in which enterprises get involved in cleaner production, make effective use of natural resources and enter into manufacturing cooperation and affiliation in order to tighten industrial symbiosis to promote economic, environmental and social efficiency in these enterprises.

14. Green public procurement14 means the use of state budget-derived funding for purchasing eco-friendly products and services recognized in accordance with regulations of law.

15. Hydrogen energy15, also called as Hydrogen (H2), is a secondary energy which is produced from the primary energy source. Hydrogen is colorless, odorless, and easily melted and combined with oxygen to form heat energy. Hydrogen is a clean energy because, when used, it produces only water.

16. Climate-smart agriculture (CSA) 16 means an approach that helps guide actions to transform agri-food systems towards effective agricultural development and achievement of food security goals under the new realities of climate change. CSA associates with 3 main objectives: sustainably increasing agricultural productivity and incomes; adapting and building resilience to climate change; and reducing and/or removing greenhouse gas emissions.

17. Carbon label17 provides consumers with information on the estimated greenhouse gas emissions associated with a product or service, compared to other product with similar functionality, during the life of product.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

19. Green agriculture19 means agriculture that synchronously applies processes or technologies to reasonably and economically use input materials for agricultural production as well as effectively use natural resources.

20. Green and sustainable classification20 is a system of comprehensive and complete regulations employed to classify and determine economic activities which are sustainable and environmentally and socially friendly. Green classification includes green economic activities and economic activities that are under the process of transformation into green production.

21. Large timber forest21 means a forest of which at least 70% of standing trees per a unit area has a diameter, measured at 1,3 m above the ground level, of 20 cm or more, for fast growing tree species, or of 30 cm or more, for slow growing tree species, at the common age of logging.

22. Climate finance22 means the finance aimed to reduce emissions, vulnerability, maintain and increase the resilience of humans and ecological systems to the adverse impacts of climate change.

23. Green finance23 means financial flows (from banking, micro-credit, insurance and investment) from different economic sectors (private, public and not-for-profit sectors) that are used for achieving sustainable economic growth objectives and priorities.

24. Green and sustainable consumption 24 means the purchase, use and dissemination of information about products and services that are environmentally friendly and pose no harm to human health in order to meet basic needs and bring a better quality of life, while minimizing the use of natural resources, toxic materials and emissions of waste and pollutants over the life cycle, so as not to threaten ecosystems’ functioning or biodiversity and not to jeopardize the needs of future generations.

25. Green jobs25 means sustainable jobs that contribute to preserve or restore the environment. Green jobs may be those in traditional sectors such as manufacturing and construction, or in new, emerging green sectors such as renewable energy and energy efficiency.

26. Smart health26 means the provision of health services such as prevention, diagnosis, treatment, and management of illness anytime and anywhere by connecting data of human biology with medical devices to create information technology platforms.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1 Green economy has been studied and defined by different organizations such as European Commission (EC, 2019), Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD, 2011), UN Environment Programme (UNEP, 2011) and International Chamber of Commerce (ICC, 2012). The green growth strategy uses the “green economy” definition given by the European Commission in order to ensure the inclusion of aspects and sectors (sustainable and inclusive) and new trends in science, technology and innovation.

2 The “circular economy” definition is provided in the Law on environmental protection No. 72/2020/QH14 dated November 17, 2020.

3 The “carbon neutrality” definition in the Strategy is referred to definitions of the United Nations Framework Convention on Climate Change - UNFCCC, in 2021 and Europarl, in 2019.

4 The “natural carbon sink” definition is provided in the United Nations Framework Convention on Climate Change - UNFCCC.

5 The “green port (or eco-port)” definition is elaborated in the scheme for development of green ports (eco-ports) of the Ministry of Transport.

6 The “green building” definition is provided by reference to the
green building" definition given by the U.S. Green Building Council, the “green building (sustainable building)" definition given by Vietnam Green Building Council and based on realities of application of green building in Vietnam.

7 The “external shock” definition is provided by reference to definitions given by the United Nations Economic and Social Commission for Western Asia UNESCWA and the U.S. INVESTOPIA Journal.

8 The “green transformation” definition is proposed by Global Green Growth Institute.

9 The “carbon footprint” is interpreted by analyzing definitions given by the World Health Organization, the Nature Conservation Organization and definitions given in environmental monitoring and assessment reports published on Spriger Nature and other academic researches on environment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11 The “Best available techniques” definition is provided in the Law on environmental protection No. 72/2020/QH14 dated November 17, 2020.

12 The “best environmental practice” definition is provided in the Law on environmental protection No. 72/2020/QH14 dated November 17, 2020.

13 The “eco-industrial park” definition is provided in the Decree No. 82/2018/ND-CP on management of industrial parks and economic zones.

14 The “green public procurement” definition is given by reference to the Law on environmental protection No. 72/2020/QH14 dated November 17, 2020.

15 This definition is given by reference to the 2020 EU Hydrogen Strategy, 2017 global energy status report of REN21 (Renewable Energy Policy Network for the 21st Century), Vietnam Journal of Science and Technology (VJST) and Vietnam Energy Journal.

16 The “climate-smart agriculture” definition is given by reference to the definition given by the Food and Agriculture Organization of the United Nations - FAO.

17 The “carbon label” definition is given by reference to the research on “international experience and policy implications for Vietnam” of the Institute of Strategy and Policy on Natural Resources and Environment published on the Environment Magazine in April 2020.

18 The “green industries” definition is given by reference to the definitions given by the International Labour Organization on green jobs in some sectors, the UK Plan for a green industrial revolution, policy summaries of the Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD) and the World Economic Outlook of the International Monetary Fund.

19 The “green agriculture” definition is provided by the United Nations Environment Programme in 2009.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

21 This definition is provided in the Circular No. 29/2018/TT-BNNPTNT dated November 16, 2018 of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

22 This definition is given by reference to the definitions in the United Nations Framework Convention on Climate Change - UNFCCC.

23 This definition is given by reference to the definitions in the United Nations Environment Programme (UNEP). 

24 This definition is given by reference to the definitions given by the United Nations.

25 This definition is given by the International Labour Organization - ILO.

26 This definition is given by reference to information provided by Ho Chi Minh City Department of Health.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


26.917

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.159.240
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!