ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3059/QĐ-UBND
|
Quảng Nam, ngày
25 tháng 10 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
LÂM NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức
Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số
523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển
Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 323/TTr-SNN&PTNT ngày
12/10/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai
thực hiện Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2025, định
hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp
và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp; Chủ
tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN, các Hội, đoàn thể tỉnh;
- Tổng cục Lâm nghiệp;
- Báo Quảng Nam, Đài PTTH Quảng Nam;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KTN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Quang Bửu
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3059/QĐ-UBND ngày 25/10/2021 của UBND tỉnh
Quảng Nam)
Thực hiện Quyết định số
523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Phát
triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030; UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Kế
hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn
2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, với các nội
dung sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Cụ thể hóa các nhiệm vụ, định
hướng và giải pháp trong Chiến lược; triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, cấp
bách cần ưu tiên thực hiện Chiến lược; xây dựng các nội dung công việc, thời hạn,
tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong
việc tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đồng
bộ, kịp thời và thống nhất.
b) Triển khai thực hiện hiệu quả,
có chất lượng các nhiệm vụ của tỉnhQuảng Nam phù hợp với Chiến lược phát triển
vùng Duyên hải Nam Trung bộ.
2. Yêu cầu
a) Việc xây dựng và tổ chức thực
hiện Kế hoạch phải đảm bảo đầy đủ nội dung, cụ thể hóa các định hướng và giải
pháp của Chiến lược đến các cơ quan, đơn vị, các tổ chức liên quan.
b) Trên cơ sở nội dung định hướng,
giải pháp của Chiến lược và Kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch
và triển khai các nhiệm vụ cụ thể, chi tiết; đồng thời, tổ chức thực hiện hiệu
quả nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đặt ra trong Chiến lược,
Kế hoạch thực hiện Chiến lược của tỉnh.
c) Tổ chức kiểm tra, theo dõi,
giám sát thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án thực hiện
Chiến lược đảm bảo hiệu quả, thường xuyên; đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị, địa
phương triển khai thực hiện Chiến lược.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Quản lý, bảo vệ, phát triển và
sử dụng rừng bền vững. Đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh
tế và tổ chức xã hội vào phát triển Lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào
phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh
học và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức
sống cho người dân nông thôn, miền núi và giữ vững an ninh quốc phòng.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm
2025
- Phấn đấu duy trì diện tích rừng
tự nhiên hiện có 466.207 ha và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên thông qua việc
tăng cường bảo tồn và bảo vệ rừng cũng như các biện pháp kỹ thuật lâm sinh
thích hợp. Trong đó bảo vệ nghiêm ngặt 128.868 ha rừng tự nhiên thuộc quy hoạch
đặc dụng, Vườn Quốc gia; nâng chất lượng rừng đối với các diện tích rừng nghèo,
rừng phục hồi tối thiểu 15.000 ha đạt mức trữ lượng rừng trung bình.
- Tăng độ che phủ rừng lên 61%
vào năm 2025 (độ che phủ rừng tự nhiên là 45,2% và độ che phủ 9 huyện miền núi là
69%). Trong đó, diện tích rừng tự nhiên hiện có 466.207 ha và dự kiến tăng thêm
khoảng 13.000 ha qua hoạt động khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, làm giàu rừng;
diện tích rừng trồng mới 9.000 ha (gồm diện tích rừng gỗ lớn bản địa 3.000 ha từ
đề án trồng rừng gỗ lớn và 2.500 ha rừng trồng phòng hộ từ Chương trình mục
tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, Tiểu Dự án 1, Dự án 3 thuộc Chương trình mục
tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi)
- Tăng diện tích rừng sản xuất
chứng chỉ quản lý rừng bền vững đến năm 2025 có ít nhất 15% diện tích rừng trồng
có chứng chỉ FSC, trong đó rừng trồng cây gỗ lớn đạt 20.000 ha (trong đó 3.000
ha rừng trồng các loài cây bản địa).
- Nâng cao năng lực của các cơ
quan quản lý về lâm nghiệp; cải thiện và tăng cường quản trị rừng thông qua hỗ
trợ các chủ rừng xây dựng và tổ chức thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.
- Đề xuất và áp dụng thí điểm một
số chính sách; thiết lập và nhân rộng, chuyển giao một số mô hình bảo vệ, phát triển
rừng gắn với cải thiện sinh kế cho người dân địa phương.
- Tăng tỷ lệ gỗ lớn bình quân
(gỗ tròn có đường kính đầu nhỏ ≥ 15cm) từ 20 - 25% sản lượng khai thác hiện nay
lên 45 - 50% vào năm 2030. Phấn đấu tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 5%/năm
trở lên; giá trị tổng sản phẩm ngành lâm nghiệp trong tổng giá trị sản phẩm
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đạt 15,21%.
3. Định hướng đến 2030
Đến năm 2030, quy hoạch diện
tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn cơ bản ổn định; quản lý rừng bền vững
từng bước đi vào nề nếp; bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; chất
lượng rừng được cải thiện đáp ứng chức năng từng loại rừng, nhất là chức năng
phòng hộ đầu nguồn các hệ thống sông suối miền núi, và phòng hộ vùng cát ven biển,
giảm thiểu tác động của thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Về môi trường, tiếp tục duy trì
diện tích rừng hiện có và diện tích tăng thêm trong giai đoạn 2021-2030 (hiện
nay là 683.034 ha sẽ tăng lên khoảng 714.000 ha, với độ che phủ 62%) và duy trì
ổn định độ che phủ ổn định các năm sau 2030.
Về cơ cấu đầu tư cho Lâm nghiệp:
Giảm đầu tư từ nguồn ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ, phát triển rừng, thông qua
việc huy động từ các nguồn dịch vụ hệ sinh thái rừng như: Dịch vụ môi trường rừng
(PFES), tín chỉ cac-bon rừng, hấp thụ cac-bon nội địa (C-PFES)…để đầu tư.
Về kinh tế, tăng tỷ lệ gỗ lớn
bình quân từ 20 - 25% sản lượng khai thác hiện nay lên 45 - 50%. Giá trị tổng sản
phẩm ngành lâm nghiệp trong tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn đạt 15,21%. Tăng diện tích rừng sản xuất có chứng chỉ quản lý rừng bền
vững sau năm 2030 ít nhất 50% diện tích rừng trồng, trong đó rừng gỗ lớn đạt
30.000 ha.
Trên cơ sở các mô hình và kết
quả trồng rừng gỗ lớn các loài cây bản địa, tiếp tục phát triển mở rộng diện
tích, tạo chuyển dịch rõ nét từ trồng rừng keo sản xuất dăm sang trồng rừng gỗ
lớn bằng các loài cây bản địa thông qua chính sách, cơ chế khuyến khích mạnh mẽ
trồng rừng cây gỗ lớn bản địa, đa mục đích. Liên kết sản xuất gỗ lớn giữa doanh
nghiệp và hộ gia đình được mở rộng.
Về tổ chức quản lý rừng, duy
trì ổn định hệ thống tổ chức quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là các tổ chức quản
lý các hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ. Đảm bảo tất cả các chủ rừng thực hiện
hiệu quả phương án quản lý rừng bền vững.
III. NHIỆM VỤ
VÀ GIẢI PHÁP
1. Tổ chức
tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện Chiến lược
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến
và quán triệt các nội dung của Chiến lược, Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp
và PTNT, Kế hoạch của UBND tỉnh đến cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan,
đơn vị trong toàn ngành và các địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc
triển khai thực hiện Chiến lược.
b) Đẩy mạnh tuyên truyền nâng
cao nhận thức của các cấp, các ngành và doanh nghiệp về các giá trị kinh tế, xã
hội, môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ quốc phòng, an ninh của rừng; tăng cường
giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của
người dân.
2. Hoàn
thiện hệ thống cơ chế, chính sách lâm nghiệp, xây dựng các chương trình, đề án,
dự án, kế hoạch chủ yếu
a) Phối hợp tham gia hoàn thiện
chính sách và các quy định liên quan:
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp
và PTNT xây dựng, triển khai hiệu quả Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Phối hợp Bộ Nông nghiệp và
PTNT xây dựng, tổ chức triển khai Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững
giai đoạn 2021-2025, 2026- 2030 của cả nước và trên địa bàn tỉnh.
- Rà soát các văn bản quy phạm
pháp luật, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về lâm nghiệp
trên cơ sở Luật Lâm nghiệp 2017, đảm bảo hài hòa với Luật Đất đai, Luật Đa dạng
sinh học, Luật Bảo vệ môi trường, pháp luật liên quan và các điều ước quốc tế,
để đáp ứng yêu cầu phát triển lâm nghiệp bền vững.
- Tham gia nghiên cứu, xây dựng,
triển khai các cơ chế, chính sách mới:
+ Nghị định về chính sách đầu
tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản.
+ Chính sách thúc đẩy xã hội
hóa nghề rừng, thu hút đầu tư vào lâm nghiệp, quản lý rừng tự nhiên, phát triển
lâm nghiệp cộng đồng, dịch vụ môi trường rừng.
+ Chính sách thực hiện cung ứng
dịch vụ sự nghiệp công đối với các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
+ Cơ chế, chính sách đầu tư,
thu hút đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lâm nghiệp.
+ Cơ chế, chính sách bảo hiểm
trong lâm nghiệp, bảo hiểm rừng trồng.
+ Cơ chế, chính sách nhằm huy động
đa dạng các nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp nói chung và phát triển lâm
nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững ở các vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu
số có nhiều rừng.
- Thực hiện thí điểm các mô
hình sản xuất lâm nghiệp để làm cơ sở tổng kết, đánh giá, xây dựng mới các cơ
chế, chính sách về lâm nghiệp.
b) Xây dựng và hoàn thiện các
cơ chế của địa phương
- Quy định Khung giá rừng và giá
cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh;
- Quy định mức chi hỗ trợ công
tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn
2022-2025;
- Hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn giai
đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu cơ chế, chính sách để hạn chế khai
thác sử dụng gỗ non từ rừng trồng còn ít tuổi, đang trong thời kỳ sinh trưởng mạnh,
khuyến khích trồng rừng gỗ lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Xây dựng và triển khai hiệu
quả các Đề án, dự án chủ yếu:
TT
|
TÊN ĐỀ ÁN, DỰ ÁN
|
1
|
Quy định Khung giá rừng và
giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh
|
2
|
Phê duyệt triển khai thực hiện
Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ cac-bon rừng từ REDD+ tỉnh Quảng Nam
|
3
|
Kiểm kê rừng toàn tỉnh chu kỳ
5 năm
|
4
|
Nâng cao năng lực PCCCR tỉnh Quảng
Nam giai đoạn 2021 - 2025
|
5
|
Đề án quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng bền vững tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030 (bao
gồm Quy định mức chi hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025)
|
6
|
Chương trình hành động triển
khai thực hiện Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm
2050
|
7
|
Giao rừng cho các Ban quản lý
rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
|
8
|
Hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn giai
đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.
|
9
|
Xây dựng, tổ chức triển khai
Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025; 2026-2030
|
10
|
Đề án Bảo tồn loài Chà vá chân
xám tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đến năm 2030, tầm nhìn
2050
|
11
|
Đề án điều tra lập địa, bố
trí loài cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn
|
|
2022 - 2025, định hướng đến
2030.
|
12
|
Dự án đầu tư hạ tầng, phát triển
ứng dụng công nghệ thông tin trong theo dõi, dự báo và giám sát tài nguyên rừng
|
13
|
Dự án Bảo tồn Voi khẩn cấp tỉnh
Quảng Nam
|
14
|
Dự án trồng và khôi phục rừng
ngập mặn (rừng dừa nước, đước, mắm), rừng chắn cát, chắn sóng biển (phi lao,
dừa,..)
|
15
|
Đề án phát triển du lịch sinh
thái gắn với bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học
|
3. Tổ chức
triển khai hiệu quả các lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
3.1. Tổ
chức quản lý rừng
a) Các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu:
- Tổ chức giao rừng, cho thuê rừng,
đảm bảo diện tích rừng và đất lâm nghiệp có chủ quản lý. Tổng diện tích đất quy
hoạch lâm nghiệp 729.757 ha. Ưu tiên giao đất, giao rừng như sau:
+ Tập trung giao rừng đối với
diện tích rừng tự nhiên hiện có là 466.207 ha (gồm 343.305 ha đã giao đất có rừng
nhưng chưa giao rừng và 122.902 ha rừng chưa giao hiện do UBND xã quản lý);
+ Rà soát, giao diện tích đã có
rừng nhưng chưa hoàn thiện thủ tục giao đất giao rừng để người dân ổn định phát
triển sản xuất: 95.133 ha diện tích rừng trồng;
+ Giao diện tích đất chưa có rừng
thuộc quy hoạch lâm nghiệp cho người dân để tổ chức phát triển sản xuất: 82.722
ha.
- Rà soát đất sản xuất của người
dân đang sử dụng trong rừng phòng hộ, đặc dụng khoảng 63.786 ha nhằm xác định
rõ quy hoạch sử dụng trong thời gian đến để tổ chức sản xuất;
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng 11
Phương án quản lý rừng bền vững của các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng.
- Giám sát việc quản lý, bảo vệ,
phát triển, sử dụng rừng đảm bảo theo Quy chế quản lý rừng.
b) Các biện pháp tổ chức thực
hiện nhiệm vụ:
b1) Xác lập chủ quản lý rừng,
giao đất, gia rừng:
- Phối hợp với ngành Tài nguyên
môi trường xây dựng kế hoạch và triển khai giao đất giao rừng đồng thời với
giao đất, đảm bảo toàn bộ diện tích rừng phải có chủ cụ thể; diện tích rừng do
UBND cấp xã đang quản lý phải được giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,
công đồng dân cư, trong đó ưu tiên giao cho các công đồng dân cư bản địa, có
nhu cầu và những nơi có điều kiện quản lý bảo vệ rừng.
Tổng diện tích đất có rừng hiện
có là 683.034,16 ha. Trong đó diện tích chưa giao cho chủ rừng (UBND xã đang quản
lý): 239.504,09 ha; gồm rừng tự nhiên 122.902 ha, rừng trồng 95.133 ha[1].
- UBND các huyện đẩy nhanh tiến
độ giao đất chưa có rừng 82.722 ha theo kế hoạch giao đất hàng năm.
b2) Rà soát đất sản xuất của
người dân đang sử dụng trong rừng phòng hộ, đặc dụng khoảng 63.786 ha.
Các huyện triển khai nghiêm Kế
hoạch số 5899/KH-UBND ngày 09/10/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam về giải quyết quyền
lợi cho người dân đối với đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, đất nông
nghiệp, đất ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người dân nay thuộc quy hoạch rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam:
- Xác định diện tích rừng, đất
rừng theo 02 nhóm: Nhóm cần giữ lại theo quy hoạch và nhóm đề xuất chuyển loại
đất, loại rừng.
- Xây dựng phương án xử lý khả
thi cho từng nhóm: Lập phương án hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB)
và tái định cư đối với diện tích đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, đất
nông nghiệp, đất ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người dân nhưng cần thiết
phải giữ lại theo quy hoạch (chỉ ưu tiên hỗ trợ bồi thường những diện tích nằm
hoàn toàn trong vùng lõi các khu bảo tồn); lập Phương án giao đất rừng phòng hộ
cho người dân để tổ chức sản xuất đối với diện tích đất đang canh tác có nguồn
gốc từ lâu đời, đất sử dụng hợp pháp của người dân theo quy định của pháp luật
và phương án bố trí lại đất sản xuất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất
giữ lại theo đúng quy hoạch nhưng không hỗ trợ bồi thường; lập Phương án giao
khoán rừng phòng hộ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để tổ chức trồng, quản
lý, bảo vệ, khai thác rừng theo hướng Nhà nước và người dân đồng quản lý, hưởng
lợi và phương án chuyển loại rừng và đất rừng quy hoạch phòng hộ, đặc dụng sang
chức năng sản xuất, ngoài 3 loại rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
đối với diện tích này.
b3) Triển khai xây dựng và thực
hiện phương án quản lý rừng bền vững trong lâm phận các Ban quản lý rừng đặc dụng,
phòng hộ được giao
Tổng số Ban quản quản lý rừng đặc
dụng, phòng hộ gồm 11 Ban, trong đó 3 Ban thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT (Vườn Quốc
gia Sông Thanh, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao La, rừng phòng hộ Phú Ninh và
ven biển Quảng Nam), 8 Ban thuộc huyện.
- Xây dựng và thực hiện phương
án quản lý rừng bền vững theo Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT:
+ Tổ chức thẩm định và phê duyệt
8 Phương án quản lý rừng bền vững đã được Dự án Trường Sơn xanh hỗ trợ xây dựng.
+ Tiếp tục xây dựng 3 Phương án
còn lại của các Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Trà My, Bắc Trà My và Ban Quản lý
Di sản Văn hóa Mỹ Sơn.
Tiếp tục củng cố, kiện toàn
lãnh đạo các Ban quản lý rừng đảm bảo theo quy định để điều hành, quản lý. Bố
trí đủ biên chế viên chức theo vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức
danh nghề nghiệp đối với các Ban quản lý rừng.
- Xây dựng và triển khai các kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức,
viên chức có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, có sức khỏe tốt, trẻ tuổi,
tâm huyết, hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên liên tục nhiều năm để đào tạo và bồi
dưỡng kiến thức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng sử dụng các phương tiện,
thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát rừng tại gốc, theo
dõi diễn biến rừng,... bằng nhiều hình thức nhằm bổ sung cán bộ chuyên môn,
nghiệp vụ.
3.2. Bảo
tồn đa dạng sinh học
a) Các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu
Tiếp tục thực hiện và bổ sung
quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh trên cơ sở Quyết định số
1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch hệ thống rừng
đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vào quy hoạch quốc gia
giai đoạn 2021 - 2030; cụ thể:
- Bổ sung khu vực bảo tồn loài
Voọc Chà vá chân xám tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam vào quy
hoạch đặc dụng giai đoạn 2021- 2030 với diện tích 60 ha.
- Thành lập Khu bảo tồn Cù Lao
Chàm: Diện tích 23.500 ha (phần đảo: 1.642,8 ha, phần biển: 21.857,20 ha) để vừa
quản lý hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái biển (đề nghị cấp trên hướng dẫn, quy
định về tổ chức thực hiện Khu bảo tồn theo mô hình này).
- Mở rộng Khu bảo tồn loài và
sinh cảnh Sao la từ 15.486,46 ha lên 19.077,05 ha (đề xuất mở rộng thêm
3.590,59 ha) để đảm bảo diện tích đủ rộng cho bảo tồn loài Sao la và các loài động
vật rừng quý, hiếm khác tại khu vực này.
- Quy hoạch mới khu bảo tồn Lim
xanh tại xã Lăng, huyện Tây Giang với diện tích 2.082,18 ha nhằm bảo vệ quần thể
Lim xanh quý hiếm với hệ sinh thái rừng nhiệt đới đất thấp đặc trưng của tỉnh
và khu vực Trung Trường Sơn.
- Xây dựng vườn thực vật, nhà
trưng bày mẫu vật: Tổ chức thu thập mẫu vật sưu tập các loài cây quý hiếm ở các
khu rừng đặc dụng: Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Voi, Khu bảo tồn loài Sao La,
Vườn Quốc gia Sông Thanh nhằm mục đích bảo tồn và nâng cao nhận thức cho cộng đồng,
du khách.
b) Giám sát đa dạng sinh học và
xây dựng cơ sở dữ liệu
- Xây dựng và triển khai thực
hiện các chương trình điều tra, giám sát đa dạng sinh học, trong đó ưu tiên xác
định khu vực phân bố, giám sát các quần thể động vật nguy cấp, quý, hiếm và đặc
hữu của địa phương kể cả các loài thực vật rừng ngoài gỗ.
- Từng bước xây dựng bộ cơ sở dữ
liệu đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh kết nối với phần mềm Quản lý, giám sát
tài nguyên rừng tỉnh để phục vụ công tác và nhu cầu khai thác thông tin trên ứng
dụng Smart Quảng Nam.
3.3. Bảo
vệ rừng
a) Chỉ tiêu, nhiệm vụ: Tổ chức
bảo vệ diện tích rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp là 769.298 ha (729.757 ha[2] trong quy hoạch và 39.541 ha có rừng ngoài quy
hoạch 3 loại rừng), trong đó: Diện tích đất có rừng: 683.034 ha (bao gồm cả diện
tích đất đã trồng chưa thành rừng), gồm: rừng tự nhiên: 466.207 ha (trong đó: rừng
phòng hộ 258.838 ha; rừng đặc dụng 128.868 ha; rừng sản xuất 73.477 ha và ngoài
3 loại rừng 5.024 ha), rừng trồng đã thành rừng 161.202 ha, rừng trồng chưa
thành rừng: 55.625 ha; diện tích đất chưa có rừng: 86.264 ha.
Chia theo 3 loại rừng: Rừng đặc
dụng có diện tích 139.896 ha, chiếm 19,2% diện tích đất lâm nghiệp; rừng phòng
hộ có diện tích 315.812 ha, chiếm 43,3% diện tích đất lâm nghiệp; rừng sản xuất
có diện tích 274.049 ha, chiếm 37,5% diện tích đất lâm nghiệp.
Giảm 20% số vụ vi phạm và giảm
50% số vụ không xác định được người vi phạm (so với giai đoạn 2016 - 2021); đến
năm 2030 giảm 30% số vụ vi phạm (so với giai đoạn 2022 - 2025); trong đó, số vụ
phá rừng để chiếm đất trồng rừng đến năm 2030 giảm 50%, và giảm 70% số vụ không
phát hiện được đối tượng vi phạm.
b) Các biện pháp tổ chức thực
hiện nhiệm vụ
b1) Xây dựng kế hoạch khoán bảo
vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng
Xác định cụ thể diện tích rừng
được hỗ trợ khoán, bảo vệ rừng theo từng chương trình, dự án cụ thể:
TT
|
Hạng mục
|
Khối lượng giai đoạn 2021 - 2025
|
ĐVT
|
Tổng
|
Rừng đặc dụng
|
Rừng phòng hộ
|
Rừng sản xuất
|
RTN ngoài quy hoạch
|
|
Bảo vệ rừng
|
|
2.345.841
|
644.312
|
1.308.016
|
361.096
|
32.416
|
1
|
Các xã khu vực 2 và 3
|
lượt ha
|
1.778.777
|
546.129
|
907.263
|
298.678
|
26.707
|
2
|
Các xã ngoài KV 2 và 3
|
lượt ha
|
567.064
|
98.183
|
400.753
|
62.419
|
5.709
|
- Các xã khu vực 2, 3 tổ chức
khoán bảo vệ rừng theo Tiểu Dự án 1, Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia
về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Nghị
quyết số 120/2020/NQ-QH của Quốc hội). Hiện nay, thực hiện theo chính sách giao
khoán, hỗ trợ bảo vệ rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 về cơ
chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh,
bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.
- Các xã còn lại tổ chức khoán
bảo vệ rừng theo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững (Nghị quyết số
84/2021/NQ-CP của Chính phủ). Hiện nay, đang thực hiện chính sách khoán bảo vệ
rừng theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành về chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng,
giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp và Nghị định số
119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ về một số chính sách quản lý, bảo vệ
và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, trên địa bàn toàn tỉnh
cũng sẽ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho khoảng 282.984
ha.
b2) Tổ chức các lực lượng bảo vệ
rừng
- Đối với tổ chức Kiểm lâm
Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
các Hạt Kiểm lâm trực thuộc Chi cục Kiểm lâm theo Quyết định số 2468/QĐ-UBND
ngày 01/8/2019 của UBND tỉnh ban hành Đề án tổ chức lại Chi cục Kiểm lâm Quảng
Nam và các Ban quản lý rừng.
- Đối với lực lượng chuyên
trách bảo vệ rừng
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế và
chính sách đối với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng nhằm đảm bảo quyền lợi và
trách nhiệm của các bên. Đây là lực lượng nòng cốt bám rừng thường xuyên và
phát hiện, ngăn chặn từ gốc những hành vi xâm hại đến rừng. Chủ rừng được tổ chức
lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng theo đúng quy định tại Nghị định số
01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ. Chủ rừng xây dựng kế hoạch hoạt động
tuần tra bảo vệ rừng của các Đội, Tổ bảo vệ rừng; đồng thời, cử viên chức Ban
quản lý thực hiện kiểm tra, giám sát nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt
động của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
ngoài việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày
01/01/2019 của Chính phủ còn tham gia thực hiện và hỗ trợ phát triển kinh tế
lâm nghiệp trong lâm phận và ngoài cộng đồng dân cư (nghiên cứu các mô hình
phát triển kinh tế rừng: trồng cây dược liệu, khai thác lâm sản ngoài gỗ, khai
thác kinh tế trong rừng phòng hộ, kinh doanh du lịch sinh thái, xây dựng vườn
ươm cây giống, tạo nguồn con giống...) để tạo thu nhập tăng thêm cho lực lượng
chuyên trách bảo vệ rừng và người dân sống trong vùng, hỗ trợ người dân miền
núi thoát nghèo bền vững.
Tổ chức đánh giá mô hình triển
khai theo Nghị quyết số 46/2018/NQ-HĐND và xây dựng nghị quyết mới để tiếp tục
thực hiện trong giai đoạn 2022-2025 nhằm hỗ trợ kinh phí cho các chủ rừng và tổ
chức triển khai thực hiện bảo vệ rừng ngày càng hiệu quả.
- Lực lượng bảo vệ rừng cộng đồng:
Đảm bảo diện tích rừng giao cho cộng đồng có tổ, đội quản lý bảo vệ rừng đủ
năng lực để thực thi nhiệm vụ.
b3) Nâng cao năng lực các lực
lượng bảo vệ rừng
- Đối với Kiểm lâm
Có kế hoạch đầu tư hàng năm,
trung hạn để xây dựng, sửa chữa trụ sở làm việc một số đơn vị trực thuộc Chi cục
hiện nay đã xuống cấp[3]; đầu tư phương tiện ô tô
phục vụ công tác tuần tra rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) đảm bảo theo
quy định tại Quyết định số 3575/QĐ-UBND ngày 08/11/2019 của UBND tỉnh về ban
hành định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng (trừ lĩnh vực y tế) đối với cơ quan,
đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở hạ tầng
đáp ứng yêu cầu PCCCR tại cơ sở.
Triển khai có hiệu quả công nghệ
trong giám sát tài nguyên rừng theo Dự án Hiện đại hoá, nâng cao năng lực giám
sát tài nguyên rừng tỉnh Quảng Nam đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số
2617/QĐ-UBND ngày 16/8/2019; chú trọng xây dựng phần mềm hỗ trợ; mua sắm thiết
bị công nghệ; đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ để triển khai hiệu quả việc giám
sát, quản lý rừng, kịp thời phát hiện sớm nguy cơ mất rừng, cháy rừng.
Tạo điều kiện cho một số công
chức Kiểm lâm đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và
kỹ năng sử dụng các thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác tuần tra, truy quét,
theo dõi giám sát tài nguyên rừng, diễn biến rừng,... nhằm bổ sung cán bộ
chuyên môn, nghiệp vụ cho ngành.
Có cơ chế đặc thù đối với công
chức Kiểm lâm khi có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi; những công chức Kiểm lâm
đủ tuổi nghỉ hưu trước tuổi, sức khỏe không đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được
giao, có nguyện vọng thì giải quyết nghỉ hưu trước tuổi nhằm tạo điều kiện tuyển
dụng những sinh viên trẻ, khỏe, có trình độ chuyên môn vào công tác trong
ngành.
- Đối với lực lượng chuyên
trách bảo vệ rừng:
Chủ rừng xây dựng kế hoạch nâng
cao năng lực cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng theo Nghị định số
01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và lực lượng chuyên
trách bảo vệ rừng để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định. Trang bị đảm bảo
đầy đủ các công cụ hỗ trợ, đồng phục, phương tiện, thiết bị chuyên dụng, bảo hộ
lao động và các loại thiết bị nghiệp vụ cần thiết khác để phục vụ tuần tra, bảo
vệ rừng, PCCCR cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
Tổ chức tập huấn chuyên môn,
nghiệp vụ về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng; nghiệp vụ tuần tra, kiểm
tra, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng,
phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng; quản
lý, sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Khảo sát xây dựng các chốt bảo
vệ rừng tại các địa bàn, tuyến đường trọng điểm (dạng lắp ghép, có thể cơ động,
di chuyển qua vị trí khác khi cần thiết nhưng phải chống chịu được các điều kiện
bất lợi của thời tiết …), dự kiến số lượng 118 chốt ở 10 Ban Quản lý rừng và
các xã trên địa bàn huyện: Hiệp Đức, Tiên Phước, Quế Sơn, Đại Lộc đảm bảo nơi
ăn, ở, sinh hoạt ổn định nhằm tạo điều kiện cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
gắn bó làm việc lâu dài và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
b4) Tổ chức bảo vệ rừng
- Phối hợp chặt chẽ giữa các địa
phương, chủ rừng, lực lượng Kiểm lâm và các cơ quan chức năng liên quan nhằm
ngăn chặn có hiệu quả và đẩy lùi tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch
chuyển hóa địa bàn vi phạm phức tạp về lâm nghiệp; đăng ký xây dựng khu rừng an
toàn..., trên cơ sở đó tổ chức các lực lượng phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm
nhằm xóa bỏ các điểm nóng về phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép.
- Xây dựng quy trình khai thác
sử dụng các công nghệ giám sát rừng đã được trang bị và thực hiện giám sát luân
phiên, liên tục, phát hiện và ngăn chặn sớm các hành vi xâm hại đến rừng.
- Ngoài những hạng mục trên,
trong thời gian tới để phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng cần xây dựng
40 chòi canh lửa, làm mới 80 bảng phục vụ tuyên truyền bảo vệ rừng, phòng chống
cháy rừng.
Các thiết bị phục vụ phòng chống
cháy rừng, nâng cao năng lực quản lý đã có dự án và nguồn kinh phí thuộc Dự án
tăng cường năng lực phòng chống cháy rừng từ nguồn ngân sách Trung ương và đối ứng
ngân sách tỉnh.
3.4. Phát
triển rừng
a) Các chỉ tiêu, nhiệm vụ
- Trồng rừng tập trung 99.820
ha, bình quân mỗi năm trồng 19.964 ha:
+ Trồng rừng sản xuất 97.320
ha, bình quân mỗi năm trồng 19.464 ha, trong đó: trồng rừng gỗ lớn cây bản địa
3.000 ha, 15.000 ha rừng keo kéo dài thời gian trên 6 năm để sản xuất gỗ lớn
(khoảng 500.000 m3).
+ Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng
2.500 ha, bình quân trồng 500 ha/năm, tập trung tại các ban quản lý rừng phòng
hộ và đặc dụng.
- Trồng cây phân tán 50 triệu
cây, bình quân 10 triệu cây/năm.
- Khoanh nuôi phục hồi rừng
13.000 ha, bình quân 1.800 ha/năm, trong đó khoanh nuôi tự nhiên 12.000 ha,
khoanh nuôi có trồng bổ sung 1.000 ha.
- Xây dựng 04 nguồn giống cây bản
địa Lim Xanh, Giổi, Ươi, Muồng đen nhằm đảm bảo nguồn giống tại chổ, đảm bảo chất
lượng, phục vụ cho trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh có quy mô khoảng 50 ha.
- Nâng cấp vườn ươm xây dựng rừng
giống: Xây dựng 3 vườn ươm cây giống chất lượng cao.
- Điều tra lập địa khoảng
268.000 ha, xây dựng cơ cấu cây trồng và xây dựng các mô hình trồng rừng gỗ lớn
phù hợp từng dạng lập địa; mô hình sản xuất lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng.
- Thực hiện các dự án chuyển
giao, ứng dụng khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất của người trồng rừng,
quản lý rừng.
b) Các biện pháp tổ chức thực
hiện nhiệm vụ
b1) Xây dựng kế hoạch phát triển
rừng
- Xác định cụ thể hình thức đầu
tư phát triển rừng theo từng khu vực, chính sách hỗ trợ, phù hợp với từng
chương trình, dự án cụ thể:
TT
|
Hạng mục
|
Khối lượng giai đoạn 2021 - 2025
|
ĐVT
|
Tổng
|
Rừng đặc dụng
|
Rừng phòng hộ
|
Rừng sản xuất
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
1
|
- Khoanh nuôi
|
ha
|
13.000
|
5.170
|
7.830
|
0
|
a
|
Các xã khu vực 2 và 3
|
|
8.740
|
2.890
|
5.850
|
0
|
|
+ Có trồng bổ sung
|
|
750
|
50
|
700
|
|
|
+ Không trồng bổ sung
|
|
7.990
|
2.840
|
5.150
|
|
b
|
Các xã ngoài khu vực 2 và 3
|
|
4.260
|
2.280
|
1.980
|
0
|
|
+ Có trồng bổ sung
|
|
250
|
100
|
150
|
|
|
+ Không trồng bổ sung
|
|
4.010
|
2.180
|
1.830
|
|
2
|
Trồng rừng mới
|
ha
|
2.500
|
490
|
2.010
|
6.500
|
2.1
|
Trồng mới rừng SX gỗ lớn
|
|
0
|
0
|
0
|
6.500
|
a
|
Các xã khu vực 2 và 3
|
|
|
|
|
6100
|
b
|
Các xã ngoài khu vực 2 và 3
|
|
|
|
|
400
|
2.2
|
Trồng mới rừng PH (gồm ngập mặn),
DD
|
|
2.500
|
490
|
2.010
|
0
|
a
|
Các xã khu vực 2 và 3
|
|
1.992
|
190
|
1802
|
|
b
|
Các xã ngoài khu vực 2 và 3
|
|
508
|
300
|
208
|
|
3
|
Chăm sóc rừng PH, DD
|
ha
|
7.511
|
|
|
|
a
|
Các xã khu vực 2 và 3
|
|
6.008
|
|
|
|
b
|
Các xã ngoài khu vực 2 và 3
|
|
1.503
|
|
|
|
4
|
Trồng cây phân tán
|
triệu cây
|
30
|
|
|
|
5
|
Phát triển LSNG
|
ha
|
1.200
|
0
|
600
|
600
|
a
|
Các xã khu vực 2 và 3
|
|
1.000
|
|
500
|
500
|
b
|
Các xã ngoài khu vực 2 và 3
|
|
200
|
|
100
|
100
|
6
|
Trồng lại rừng sau khai
thác
|
ha/năm
|
18.000
|
|
|
18.000
|
7
|
Chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ
sang gỗ lớn
|
ha
|
7.500
|
|
|
7.500
|
+ Các xã khu vực 2, 3 tổ chức
phát triển rừng theo Tiểu Dự án 1, Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia
về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Nghị
quyết số 120/2020/NQ-QH của Quốc hội). Hiện nay, thực hiện theo chính sách giao
khoán, hỗ trợ bảo vệ rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 về cơ
chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh,
bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.
+ Các xã còn lại tổ chức phát
triển rừng theo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững (Nghị quyết số
84/2021/NQ-CP của Chính phủ). Hiện nay, đang thực hiện chính sách khoán bảo vệ
rừng theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành về chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng,
giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp và Nghị định số
119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ về một số chính sách quản lý, bảo vệ
và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Biện pháp kỹ thuật:
+ Khoanh nuôi bảo vệ: Khoanh
nuôi bảo vệ đối với những diện tích đất trống có cây gỗ tái sinh được quy hoạch
cho rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Áp dụng biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi theo
quy trình kỹ thuật: Lập hồ sơ thiết kế theo lô được cấp thẩm quyền phê duyệt,
giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân nhận khoán khoanh nuôi; bảo vệ, hạn chế những
tác động bất lợi vào quá trình phục hồi tự nhiên; phát dọn thực bì, cắt dây leo
quanh các cây tái sinh có triển vọng, nhằm tạo điều kiên cho cây tái sinh sinh
trưởng; trồng cây bổ sung vào các đám trống, mật độ trồng bổ sung 150 - 300
cây/ha; xây dựng biển báo trên các lối mòn vào khu vực khoanh nuôi; ngăn chặn
việc chăn thả gia súc; tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ rừng. Thời gian đầu
tư cho khoanh nuôi bảo vệ rừng là 6 năm.
+ Trồng rừng phòng hộ: Trồng
rừng phòng hộ đầu nguồn được tiến hành trên những diện tích đất trống không có
cây gỗ (DT1) và đất trống có cây gỗ tái sinh (DT2) có mật độ dưới 300 cây/ha,
không có khả năng phục hồi thành rừng tự nhiên. Trồng rừng phòng hộ chắn cát được
tiến hành trên những diện tích đất trống thuộc quy hoạch cho rừng phòng hộ và
trên các lô rừng trồng phòng hộ có chất lượng kém, mật độ không đảm bảo. Trồng
rừng phòng hộ cửa sông, ven biển (ngập mặn) được thực hiện trên những bãi bồi ở
vùng cửa sông, ven biển và ở hai bên bờ sông tại những vị trí có nguy cơ xảy ra
sạt lở.
Áp dụng Qui phạm kỹ thuật về
tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh quy định cho từng loại rừng và từng đối tượng cây
trồng cụ thể của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành. Tiêu chuẩn lựa chọn loài
cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa, đồng thời đáp ứng yêu cầu đối với từng
loại rừng phòng hộ; ưu tiên các loài cây có nhiều tác dụng, cho sản phẩm phụ:
• Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn
cây trồng chính phải là các loài cây bản địa lâu năm, có bộ rễ ăn sâu, có tầng
tán rộng;
• Đối với rừng phòng hộ ven biển
cây trồng chính phải chịu được gió bão, cát bay, cát lấp, coi trọng các loài
cây truyền thống đã được gây trồng.
• Đối với trồng rừng ngập mặn
cây trồng là các loài cây chịu mặn, có hệ rễ hoặc thân phát triển có khả năng
ngăn cản được những tác động của thủy triều hoặc áp lực của dòng chảy.
• Loài cây trồng: Cây trồng
chính: Sao đen (Hopea odorata), Dầu rái (Dipterocarpus alatus),
Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum),
Xà cừ (Khaya seneganensis), Chò chỉ (Parashorea stellata),
Giổi xanh (Michelia mediocris), Giổi lấy hạt (Michelia tonkinensis),
Xoan mộc (Toona sureni), Trám (Canarium spp), Thông nhựa (Pinus
Merkussii Jungh), Phi lao (Casuarina equysetifolia L), Dừa nước (Nypa
fruticans), Đước (Rhizo phoraceae), Vẹt (Bruguiera rhynchopetal), Sú
(Aegiceras corniculatum)...; Cây phụ trợ: Keo lai (Acacia hybrid),
Cốt khí (Tephrsia candida), Gió bầu (Aquilaris crassna), Quế (Cinnamomum
cassia), Bời lời đỏ (Machilus odoratissimus), Điều (Anacardium
ocidentale), Xoài (Mangifera indica), Sấu (Sandoricum indicum),
Nhãn (Euphoria longana), ...
• Phương thức trồng: Căn cứ điều
kiện tự nhiên, kinh tế kỹ thuật, có thể trồng rừng hỗn giao theo băng, theo đai
cao địa hình (theo vị trí chân, sườn, đỉnh), tạo cấu trúc rừng hỗn loại, khác
tuổi, độ tàn che > 0,6. Đối với rừng phòng hộ ven biển phải tạo nhiều đai rừng,
khép kín theo cả bề mặt cũng như chiều thẳng đứng, trong đó ít nhất có một đai
rừng chính rộng tối thiểu ≥ 20 m (ít nhất trong thời gian 2 - 3 năm đầu, cây trồng
phải được che chắn để hạn chế cát bay, va đập thân cây, gãy cây con). Trồng rừng
thuần loài ở những nơi có điều kiện lập địa xấu, đất đai bị thoái hóa bằng loài
cây mọc nhanh, cải tạo đất; sau một hoặc hai chu kỳ sẽ thay thế cây mọc nhanh bằng
cây bản địa với hình thức trồng theo băng, mật độ 400 - 600 cây/ha. Ngoài ra trồng
rừng thuần loài còn áp dụng cho những vùng có điều kiện lập địa đặc thù như đất
ngập mặn, phèn, đất cát ven biển. Khuyến khích trồng rừng theo mô hình nông lâm
kết hợp.
+ Trồng rừng gỗ lớn cây bản
địa: Trồng rừng hỗn giao theo băng, kết hợp giữa cây lấy gỗ và cây bản địa,
ưu tiên cây đa mục đích; khuyến khích trồng rừng theo mô hình nông lâm kết hợp,
trang trại, vườn đồi rừng.
b2) Đánh giá, đề xuất loài cây
trồng và xây dựng các mô hình trồng rừng hiệu quả về kinh tế, phù hợp với các
điều kiện lập địa thích ứng biến đổi khí hậu
Tổ chức điều tra lập địa cho
khoảng 268.000 ha đất chưa có rừng và rừng trồng keo, đánh giá chất lượng đất
đai và đề xuất cơ cấu cây trồng phù hợp. Trên cơ sở cơ cấu cây trồng được xác định,
tổ chức phát triển rừng theo hướng đa dạng hóa cây trồng, thích ứng biến đổi
khí hậu, cải thiện chất lượng rừng. Phát triển dược liệu, lâm sản ngoài gỗ dưới
tán rừng nhằm tạo sinh kế bổ sung, ngắn ngày cho người dân tham gia trồng rừng
gỗ lớn cây bản địa dài ngày, cụ thể:
- Hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn theo
hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng gỗ lớn, dài ngày có khả năng thích ứng biến đổi
khí hậu;
- Thiết lập và nhân rộng, chuyển
giao một số mô hình bảo vệ, phát triển rừng gắn với cải thiện sinh kế cho người
dân địa phương;
- Mô hình nông - lâm kết hợp gồm:
thiết lập mô hình chuyển hóa nương rẫy thành nông-lâm kết hợp;
- Mô hình rừng gỗ lớn và quản
lý bền vững (xen cây keo với cây bản địa gỗ lớn theo đám, theo băng đảm bảo thuận
lợi tổ chức trồng, khai thác, đa dạng hóa cây trồng, tăng sức chống chịu gió
bão).
- Mô hình trồng cây lâm sản
ngoài gỗ, nấm… dưới tán rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế cho người dân địa
phương: trong rừng phòng hộ, đặc dụng và sản xuất.
- Xây dựng các nguồn giống cây
bản địa tại chỗ Lim Xanh, Giổi, Ươi…; nghiên cứu áp dụng công nghệ sinh học vào
công tác giống để lai tạo nâng cao chất lượng, số lượng cây giống đáp ứng nhu cầu
trồng rừng của địa phương.
- Đẩy mạnh nghiên cứu các loài
cây trồng bản địa phòng hộ ven biển, ven sông; nâng cao giá trị đa dạng sinh học,
khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng.
(Danh mục các dự án khoa học
công nghệ tại Phụ lục I đính kèm)
b3) Hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn và
nâng cao chất lượng rừng tự nhiên
- Triển khai xây dựng và tổ chức
thực hiện Đề án hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn. Phát triển lâm nghiệp hộ gia đình,
trang trại, cộng đồng thôn bản và hợp tác xã; chuyển đổi cơ cấu cây trồng; phát
triển nông lâm kết hợp; ưu tiên hộ nghèo, dân tộc thiểu số tham gia các hoạt động
lâm nghiệp để tăng thu nhập.
- Tổ chức bảo vệ nghiêm ngặt diện
tích rừng tự nhiên hiện có tạo thuận lợi cho tái sinh rừng và diễn thế rừng tự
nhiên theo xu hướng phát triển là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng rừng
tự nhiên. Bên cạnh đó kết hợp các giải pháp lâm sinh phù hợp như làm giàu rừng,
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, trồng bổ sung cây bản địa sẽ được triển khai ở
những diện tích đất trống xen kẻ trong rừng.
b4) Tổ chức trồng rừng phòng hộ,
đặc dụng
Các Ban quản lý rừng, trên cơ sở
Phương án quản lý rừng bền vững đã được phê duyệt, xây dựng và triển khai thực
hiện các dự án trồng rừng phòng hộ, đặc dụng theo các Chương trình: Chương
trình phát triển lâm nghiệp bền vững, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển
kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
b5) Xây dựng đường lâm nghiệp,
đường vận xuất, vận chuyển kết hợp ranh cản lửa
- Đường vận xuất, vận chuyển kết
hợp ranh cản lửa: Căn cứ khối lượng diện tích trồng rừng mới cả giai đoạn
2021-2025 là 9.000 ha, để đáp ứng cho việc vận chuyển vật tư, cây con phục vụ
trồng rừng và vận chuyển lâm sản, phục vụ tuần tra bảo vệ rừng, phòng chống
cháy rừng, cần xây dựng hệ thống đường vận xuất, vận chuyển kết hợp ranh cản lửa
khoảng 270 km. Nguồn ngân sách hỗ trợ 30 triệu/km theo Quyết định
38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về chính sách bảo
vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối
với các công ty nông, lâm nghiệp.
- Xây dựng đường lâm nghiệp:
+ Tại các xã khu vực 2, 3: Theo
Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 Phê duyệt danh sách các xã khu vực III,
khu vục II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021 - 2025, tỉnh Quảng Nam có 58 xã khu vực 3 và 3 xã khu vực 2, ngân sách dự
kiến hỗ trợ mỗi xã 2 tỷ.
+ Tại các xã ngoài khu vực 2,
3: Thực hiện Quyết định 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành về chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng,
giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp, hỗ trợ 450 triệu/km.
3.5. Sử dụng
rừng
a) Các chỉ tiêu, nhiệm vụ:
- Khai thác rừng: Dự kiến hàng
năm khai thác bình quân 18.000 ha rừng trồng, tổng sản lượng gỗ rừng trồng khai
thác bình quân 1,8 triệu m3/năm, trong đó 30% sản lượng gỗ lớn và 70% sản lượng
gỗ nhỏ.
- Cung ứng dịch vụ môi trường rừng:
Tiếp tục khai thác hiệu quả dịch vụ bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng
lòng hồ, lòng sông, lòng suối của 282.948 ha rừng trong các lưu vực lòng hồ các
nhà máy thủy điện tạo nguồn thu ổn định 80
- 90 tỷ đồng để tổ chức bảo vệ
rừng. Khai thác dịch vụ mới về hấp thụ cacbon, du lịch sinh thái…
b) Các biện pháp tổ chức thực
hiện nhiệm vụ:
- Tuyên tuyền phổ biến chính
sách hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn, trong đó chú trọng chính sách hỗ trợ duy trì rừng
trên 6 năm tuổi để tạo gỗ lớn theo Đề án trồng rừng gỗ lớn của tỉnh.
- Khai thác bổ sung giá trị dịch
vụ môi trường rừng thông qua năng lực hấp thụ cacbon, du lịch sinh thái và thuê
môi trường rừng để phát triển dược liệu, lâm sản ngoài gỗ.
- Triển khai Đề án thí điểm
kinh doanh tín chỉ cacbon từ giảm phát thải khí nhà kính thông qua giảm suy
thoái và mất rừng (REDD+); Đề án thu phí hấp thụ cacbon đối với các nhà máy, cơ
sở sản xuất công nghiệp (C-PFES).
- Hỗ trợ các Ban quản lý rừng
phối hợp với các tập đoàn, doanh nghiệp, Hiệp hội du lịch, lữ hành… nghiên cứu
xây dựng và triển khai thực hiện các Đề án về Du lịch sinh thái trên cơ sở phát
huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên và văn hóa vật thể, phi vật thể truyền thống
của các dân tộc thiểu số miền núi.
3.6. Chế
biến và thương mại lâm sản
a) Các chỉ tiêu nhiệm vụ
- Tất cả các nhà máy đã được cấp
phép đăng ký kinh doanh được xây dựng hoàn thiện và đi vào sản xuất: Dự kiến
trong giai đoạn 2021-2025, ngành chế biến gỗ tỉnh Quảng Nam có 33 nhà máy,
trong đó: 21 nhà máy đã đi vào sản xuất, 5 nhà máy đang xây dựng và 3 dự án đã
thỏa thuận địa điểm đầu tư[4].
- Các nhà máy hoạt động tối đa
công suất thiết kế: Tổng nhu cầu nguyên liệu gỗ bình quân 2021-2030 là 2.348.000
m3/năm, trong đó: Nguyên liệu sản xuất đồ gỗ, ván các loại, viên nén là 788.000
m3, chiếm 34%, nguyên liệu sản xuất dăm gỗ 1.560.000 m3, chiếm 66%. Trong giai
đoạn 2021-2030, nếu các nhà máy hoạt động hết công suất thiết kế, nguyên liệu gỗ
thiếu khoảng 500.000 m3/năm, lượng thiếu hụt này sẽ được giải quyết từ nguồn
khai thác cây phân tán và bổ sung từ các tỉnh lân cận.
b) Các biện pháp tổ chức thực
hiện nhiệm vụ
- Thúc đẩy các doanh nghiệp triển
khai đầu tư xây dựng nhà máy đúng tiến độ và sớm đi vào hoạt động sản xuất.
- Kiểm tra hoạt động sản xuất của
các doanh nghiệp đảm bảo đúng giấy phép được cấp. Hạn chế sản xuất dăm gỗ, tăng
cường sản xuất các sản phẩm chế biến sâu.
- Phát triển các hình thức liên
kết giữa các thành phần kinh tế, kinh tế hợp tác, gắn trồng rừng với công nghiệp
chế biến và thương mại lâm sản theo chuỗi giá trị; Phát triển các doanh nghiệp,
tập đoàn lớn đủ khả năng đầu tư theo chuỗi khép kín vào ngành lâm nghiệp và hỗ
trợ, dẫn dắt người dân sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.
(Chi tiết các nhiệm vụ thực
hiện Chiến lược tại Phụ lục II kèm theo)
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT
là cơ quan đầu mối, chủ trì theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị,
địa phương trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này. Chủ trì, phối hợp với các
cơ quan liên quan hướng dẫn các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể để
thực hiện và đưa các nội dung của Chiến lược vào kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội hàng năm của các ngành và địa phương. Theo dõi, tổng hợp và định kỳ báo
cáo tình hình, kết quả thực hiện về UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT theo quy
định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp
Sở Tài chính cân đối và bố trí vốn từ ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác
để thực hiện các Đề án, dự án, chương trình theo Kế hoạch này.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc giao đất, giao rừng để các chủ
rừng thực hiện đầu tư phát triển rừng theo đúng quy định.
4. Các Sở, Ban, ngành và chính
quyền địa phương các cấp theo chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách
nhiệm tổ chức thực hiện các mục tiêu, nội dung, giải pháp có liên quan đến
ngành, địa phương; phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT trong việc xây
dựng, thực hiện các kế hoạch phát triển lâm nghiệp có liên quan đến ngành và địa
phương cũng như thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch
này, nếu có khó khăn, vướng mắc thì các đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Nông
nghiệp và PTNT để được hướng dẫn cụ thể hoặc tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp./.
PHỤ LỤC I
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN LÂM NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Kèm theo Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt
Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)
TT
|
Tên nhiệm vụ KHCN
|
Quy mô, địa điểm
|
Dự kiến kết quả đạt được
|
1
|
Điều tra, đánh giá, phân hạng
lập địa đất lâm nghiệp và xác định nhóm các loài cây trồng phù hợp trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam
|
Quy mô toàn tỉnh: 268.000 ha
đất quy hoạch trồng rừng sản xuất
|
Xây dựng bản đồ phân dạng lập
địa đất lâm nghiệp (Cấp II) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Xác định nhóm các loài cây
phù hợp cho từng dạng lập địa.
|
2
|
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để
xây dựng mô hình rừng trồng sản xuất trên các dạng lập địa chính tại Quảng
Nam
|
3 Mô hình (10 ha) tại các xã
trung du, miền núi thấp. lớn
|
10 ha mô hình rừng trồng sản
xuất bao gồm: Trồng rừng cây thân gỗ bản địa (3 ha) xen cây lâm sản ngoài gỗ;
Tỉa thưa chuyển hóa rừng trồng Keo cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn
(5 ha); Trồng Keo thuần loài cung cấp gỗ nhỏ bằng cách áp dụng tiến bộ quản
lý lập địa bền vững và sử dụng giống đã được công nhận tiến bộ kỹ thuật (2
ha)
|
3
|
Xây dựng các nguồn giống cây
bản địa địa phương từ rừng tự nhiên trong lâm phận Ban quản lý RPH huyện Tây
Giang, huyện Nam Trà My, huyện Nam Giang Vườn Quốc gia Sông Thanh
|
Giổi xanh: Nam Trà My; Lim
xanh Tâu Giang và VQG Sông Thanh; Ươi: VQG Sông Thanh; Muồng đên: Nam Giang
|
1. Nguồn giống Lim xanh ở huyện
Tây Giang và Giổi ở huyện Nam Trà My: 3,0ha khảo nghiệm hậu thế kết hợp làm
vườn giống Lim xanh, Giổi (1,5ha/loài); 40 ha rừng giống chuyển hóa cho Lim
xanh, Giổi (20 ha/loài); Công nhận 60 cây trội cho Lim xanh, Giổi (30
cây/loài)
2. Nguồn giống Lim xanh và
Ươi ở VQG Sông Thanh: 60 cây trội Lim xanh và Ươi bay (30 cây/loài) theo TCVN
8755: 2017; 1,5 ha khảo nghiệm hậu thế kết hợp làm vườn giống Lim xanh; 1,5 ha
vườn giống vô tính (cây ghép) Ươi bay; 20 ha lâm phần tuyển chọn cho Lim xanh
và Ươi bay
3. Nguồn giống Muồng đen ở
huyện Nam Giang: 50 cây trội; 2 ha mô hình trồng rừng giống, gỗ lớn
|
4
|
Xây dựng mô hình nuôi trồng nấm
Linh chi Hải miên (Ganoderma colossum) và Linh chi đỏ (Ganoderma
lucidum) dưới tán rừng góp phần quản lý rừng bền vững và nâng cao hiệu quả
kinh tế
|
Huyện Tây Giang, Vườn Quốc
gia Sông Thanh
|
Báo cáo về nghiên cứu nuôi trồng
nấm Linh chi Hải miên (Ganoderma colossum) và Linh chi đỏ (Ganoderma lucidum)
dưới tán rừng.
Xây dựng được 01 mô hình nuôi
trồng nấm Linh chi Hải miên (Ganoderma colossum) và Linh chi đỏ (Ganoderma
lucidum) dưới tán rừng 2000-3000 m2
|
5
|
Xây dựng mô hình sử dụng chế
phẩm sinh học và kỹ thuật lâm sinh tổng hợp nhằm hạn chế khả năng cháy rừng
trồng tại tỉnh Quảng Nam
|
Huyện Duy Xuyên, Thăng Bình
|
Xây dựng được 02 mô hình (tổng
4ha) phòng cháy rừng thông bằng chế phẩm sinh học phân hủy nhanh vật liệu
cháy dưới tán rừng và biện pháp Lâm sinh tổng hợp.
|
6
|
Nghiên cứu sản xuất chế phẩm
vi sinh đa chức năng nhằm tăng năng suất rừng trồng, hạn chế bệnh hại Quế ở tỉnh
Quảng Nam
|
Huyện Nam Trà My, Bắc Trà My
|
Báo cáo phân lập tuyển chọn bộ
chủng giống để sản xuất chế phẩm; Mô hình sử dụng chế phẩm đối với cây Quế ở
giai đoạn vườn ươm và rừng trồng 2 ha; Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng chế phẩm; Tập
huấn 01 lớp
|
7
|
Khai thác và phát triển nguồn
gen cây Pơ mu (Fokienia hodginsii) Quảng Nam
|
Tỉnh Quảng Nam
|
Báo cáo đặc điểm sinh học và
giá trị nguồn gen của cây Pơ mu; Tuyển chọn được 100 cây mẹ có hàm lượng tinh
dầu cao tối thiểu 10% so với quần thể; Xây dựng được 2 ha sưu tâp nguồn gen kết
hợp với bảo tồn cây loài cây Pơ mu tại 2 huyện; Xây dựng được 4 ha mô hình trồng
thâm canh cây Pơ mu lấy gỗ và tinh dầu tại 2 huyện, có tỷ lệ sống trên 85%,
sinh trưởng tốt, năng suất tinh dầu tăng tối thiểu 15% so với đối chứng; 01
Mô hình chưng cất tinh dầu Pơ mu có hiệu suất cao; Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống,
trồng thâm canh cây Pơ mu lấy tinh dầu; Hướng dẫn kỹ thuật chưng cất tinh dầu
Pơ mu từ cành, lá
|
8
|
Khảo nghiệm giống và kỹ thuật
trồng Lát hoa (Chukrasia tabularis) trồng rừng gỗ lớn phục vụ phát triển
kinh tế tại tỉnh Quảng Nam
|
Các huyện miền núi cao của tỉnh.
|
Hướng dẫn kỹ thuật gieo ươm,
trròng rừng Lát hoa phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Quảng Nam, bao gồm
cả kỹ thuật quản lý sâu đục ngọn Lát hoa; 04 ha mô hình trồng Lát hoa tại Quảng
Nam; 02 ha vườn giống Lát hoa với 50 gia đình; 01 lớp tập huấn kỹ thuật gây
trồng Lát hoa trên điều kiện đất trống, đồi núi trọc tại tỉnh Quảng Nam, 30 người/lớp.
|
9
|
Ứng dụng chế phẩm AM (Arbuscular
mycorrhiza) đã được công nhận tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh, tăng năng
suất rừng trồng sản xuất ở tỉnh Quảng Nam.
|
Huyện: Đại Lộc, Quế Sơn, Hiệp
Đức, Tiên Phước
|
06 ha mô hình ứng dụng chế phẩm
AM vào thâm canh tăng năng suất rừng trồng sản xuất; Hướng dẫn kỹ thuật bón
chế phẩm AM tăng năng xuất rừng trồng sản xuất; Đào tạo 2 lớp tập huấn cho
người dân và cán bộ nông lâm nghiệp về quy trình sử dụng chế phẩm AM (30 học
viên/lớp)
|
10
|
Nghiên cứu kỹ thuật trồng một
số loài cây bản địa dưới tán rừng trồng phòng hộ thuần loài nhằm nâng cao khả
năng phòng chống thiên tai ở tỉnh Quảng Nam.
|
Huyện: Nam Trà My, Phước Sơn
và Bắc Trà My
|
01 bộ tiêu chí chọn loài cây
bản địa đáp ứng mục tiêu trồng rừng phòng hộ, phòng chống thiên tai; 05 ha mô
hình trồng các loài cây bản địa dưới tán để chuyển hóa rừng trồng phòng hộ
thuần loài; 01 báo cáo tổng kết chuyển hóa rừng trồng phòng hộ thuần loài
thành rừng trồng hỗn giao cây bản địa nâng cao khả năng phòng hộ, phòng chống
thiên tai; Hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loài cây bản địa dưới tán rừng trồng
thuần loài.
|
11
|
Xây dựng mô hình sản xuất vật
liệu trang trí bề mặt từ một số loại gỗ rừng trồng phục vụ công nghiệp chế biến
gỗ tại Quảng Nam
|
Doanh nghiệp chế biến gỗ trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam
|
01 báo cáo đầy đủ về đặc điểm
gỗ (đối tượng được lựa chọn - gỗ Lát hoa, Tếch) gồm tính chất cơ vật lý, đặc
điểm công nghệ theo mục đích làm chất phủ bề mặt và ván ghép thanh từ phế liệu
(bìa bắp, cành ngọn); 01 báo cáo về Thông số công nghệ tạo chất phủ trang trí
bề mặt ván công nghiệp (MDF, ván ghép thanh) từ gỗ Lát hoa, Tếch, cung cấp
thông số TỐI ƯU trong công nghệ sản xuất ván mỏng trang trí chất lượng cao và
tạo ván ghép thanh từ phế liệu để làm đồ mộc gia dụng; Đề xuất xây dựng Mô
hình sản xuất chế biến gỗ tổng hợp từ gỗ tròn tới sản phẩm cuối cùng. Hoặc Đề
xuất TÁI CẤU TRÚC 1 cơ sở chế biến gỗ đơn lẻ trở thành cơ sở sản xuất hoàn chỉnh
từ gỗ tròn đến sản phẩm cuối cùng; 01 Bản thiết kế mặt bằng và thuyết minh đầy
đủ quy trình công nghệ tạo ván mỏng trang trí bề mặt và ván ghép thanh từ phế
liệu; Đào tạo, tập huấn cho 1 số công ty chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam
|
12
|
Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật và phát triển mô hình nhà ươm cây giống đa năng cải tiến để sản xuất
cây giống trồng rừng và dược liệu bằng mô và hom.
|
Quy mô vừa và lớn, sản xuất
bán công nghiệp; Áp dụng cho tất cả các cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp
hoặc ươm trồng cây dược liệu ở Quảng Nam và Trung Bộ
|
1.Hồ sơ thiết kế chế tạo nhà
ươm cây giống cải tiến đa năng bán công nghiệp, quy mô vừa (260 m2) và lớn
(500 m2).
2.Nhà ươm cây giống cải tiến
đa năng bán công nghiệp 500 m2 (01 nhà): Nhân giống cây rừng, cây dược liệu bằng
mô (nuôi cây mạ mô sau giai đoạn nhân chồi, ra rễ ở nhà nuôi cấy mô) và bằng giâm
hom hoặc hạt. Nhân giống được cây rừng tự nhiên khó ra rễ bằng giâm hom; Sản
xuất đạt hiệu quả quanh năm, trong cả mùa gió Lào và mùa mưa ẩm kéo dài. Sử dụng
trong cả 2 giai đoạn của quá trình sản xuất giống: giâm hom (hoặc nuôi cây mạ
mô) và nuôi dưỡng huấn luyện cây giống. Không cần di chuyển cây giống từ vườn
ươm có dàn che nắng sang vườn không có dàn che. Công suất sản xuất cây giống
lâm nghiệp: 500.000 cây/năm; Hệ thống che điều tiết ánh sáng di động bằng lưới
cắt nắng có độ bền cao 6 - 8 năm trong vùng có gió Lào và giông bão mạnh, được
điều khiển bán tự động và tự động; Hệ thống tưới phun sương (cho giai đoạn
giâm hom, nuôi cây mạ mô) và tưới phun mưa (cho giai đoạn nuôi dưỡng huấn luyện)
chất lượng cao, được điều khiển tưới phun tự động hoàn toàn theo yêu cầu tuỳ
thuộc loài cây, giai đoạn sinh trưởng, khí hậu thời tiết, tiết kiệm 35 - 50%
nước tưới so với trong sản xuất; Luống ươm trồng cây và vòm nilon che luống cải
tiến di động. Bể chứa nước cải tiến, tự điều tiết nhiệt độ nước tưới theo thời
tiết có lợi cho sinh trưởng của cây giống
3.Chuyển giao công nghệ cho
cơ sở sản xuất (đào tạo tập huấn kỹ thuật chế tạo lắp đặt nhà ươm, vận hành,
bảo trì hệ thống thiết bị công nghệ)
|
13
|
Ứng dụng kết quả nghiên cứu xây
dựng mô hình sản xuất compost từ phụ phẩm rừng trồng sau khai thác làm giá thể
ươm cây giống và phân hữu cơ sinh học phục vụ trồng rừng và canh tác nông
nghiệp.
|
Quy mô vừa và nhỏ, sản xuất
bán công nghiệp; Áp dụng cho tất cả các cơ sở sản xuất cây giống trồng rừng
hoặc sản xuất phân bón nông lâm nghiệp
|
1.Quy trình công nghệ ủ
compost từ cành lá, vỏ cây rừng (sau khi băm nghiền) trên nền sân cứng theo đống
hoặc luống có phủ bạt; đảo trộn định kỳ; quy mô bán công nghiệp
2.Thiết bị máy cơ giới chủ lực
phục vụ sản xuất nguyên liệu ủ compost và phân sinh học:
+ Máy băm cành lá, vỏ cây rừng
tại hiện trường khai thác (sử dụng động cơ đốt trong, năng suất 0,7 ÷ 1,0 tấn/giờ,
làm việc được trên nền đất rừng).
+ Máy nghiền và sàng compost
sau khi ủ (sử dụng động cơ điện, năng suất 0,5 ÷0,8 tấn/ giờ, làm việc trên nền
sân cứng).
3.Mô hình sản xuất compost và
phân ủ sinh học làm giá thể ươm và phân bón nông lâm nghiệp quy mô bán công
nghiệp và chuyển giao công nghệ cho cơ sở sản xuất (tài liệu chuyển giao công
nghệ, đào tạo tập huấn kỹ thuật vận hành công nghệ và bảo trì thiết bị máy)
|
14
|
Xây dựng mô hình và chuyển
giao công nghệ sấy, bảo quản tre, nứa, song mây làm hàng thủ công mỹ nghệ phục
vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tại tỉnh Quảng Nam
|
Các huyện Thăng Bình Phước
Sơn, Núi Thành, Duy Xuyên, Đại Lộc
|
01 Báo cáo đánh giá thực trạng
sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tre, nứa, song mây trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam; Xây dựng 5 mô hình sấy,bảo quản tre nứa, song mây (1 mô
hình/huyện x 5 huyện); 01 Bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sấy, bảo quản nguyên
liệu tre, nứa, song, mây; Đào tạo tấp huấn 5 lớp công nghệ sấy, bảo quản với
quy mô 10 học viên tham gia/ lớp (1 lớp/huyện x 5 huyện)
|
PHỤ LỤC II
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN LÂM NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Kèm theo Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt
Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)
TT
|
Nhiệm vụ
|
Cơ quan, đơn vị chủ trì
|
Cơ quan, đơn vị phối hợp
|
Thời gian xây dựng
|
Thời gian thực hiện
|
Ghi chú
|
I
|
TỔ CHỨC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ
BIẾN, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
|
|
Tuyên truyền, phổ biến nội dung
Chiến lược, Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược; tăng cường giáo dục pháp
luật, nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật lâm nghiệp
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
|
Hàng năm
|
Hàng năm
|
|
II
|
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH
SÁCH NGÀNH LÂM NGHIỆP, XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN
|
1
|
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp
và PTNT hoàn thiện chính sách và các quy định liên quan
|
|
|
|
|
|
-
|
Rà soát các văn bản quy phạm pháp
luật, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về lâm nghiệp
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
|
Hàng năm
|
Hàng năm
|
|
-
|
Tham gia (theo yêu cầu của Bộ
Nông nghiệp và PTNT) nghiên cứu đề xuất xây dựng, triển khai các cơ chế,
chính sách mới
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
|
2024-2025
|
|
|
-
|
Phối hợp Bộ Nông nghiệp và
PTNT thực hiện thí điểm các mô hình để làm cơ sở tổng kết, đánh giá, xây dựng
mới các cơ chế, chính sách về lâm nghiệp
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
|
2021-2022
|
2022-2030
|
|
2
|
Xây dựng và hoàn thiện các
cơ chế ở địa phương
|
|
|
|
|
|
-
|
Quy định Khung giá rừng và
giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
|
2021
|
|
|
-
|
Đề án quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng bền vững tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030 (Bao
gồm Quy định mức chi hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025)
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
|
2021
|
2021-2030
|
|
-
|
Hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn giai
đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh và cơ chế, chính sách để hạn chế khai thác rừng
non đang trong thời kỳ sinh trưởng mạnh, khuyến khích trồng rừng gỗ lớn
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
|
2021
|
2022-2025
|
|
3
|
Xây dựng các chường trình,
đề án, dự án
|
|
|
|
|
|
-
|
Phối hợp Bộ Nông nghiệp và
PTNT xây dựng, triển khai hiệu quả quy hoạch lâm nghiệp quốc gia giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
|
2021-2022
|
2021-2030
|
|
-
|
Chương trình phát triển lâm
nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021- 2025; 2026-2030
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
|
2021; 2025
|
2021-2025 2026-2030
|
|
-
|
Tiểu Dự án Phát triển kinh tế
lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
|
2021-2022
|
2021-2030
|
|
-
|
Phê duyệt triển khai thực hiện
Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ cac-bon rừng từ REDD+ QNam
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
|
|
2021-2030
|
|
-
|
Kiểm kê rừng toàn tỉnh chu kỳ
5 năm
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
|
2022
|
2022-2030
|
|
-
|
Nâng cao năng lực PCCCR tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
|
|
2021-2030
|
|
-
|
Chương trình hành động triển khai
thực hiện Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2050
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
|
2021
|
2021-2030
|
|
-
|
Giao rừng cho các Ban quản lý
rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
|
Hàng năm
|
Hàng năm
|
|
-
|
Đề án Bảo tồn loài Chà vá
chân xám tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đến năm 2030, tầm
nhìn 2050
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
|
2021
|
2021 - 2025
|
|
-
|
Đề án điều tra lập địa, bố
trí loài cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, định
hướng đến 2030.
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
|
2021-2022
|
2022 - 2025
|
|
-
|
Dự án đầu tư hạ tầng, phát
triển ứng dụng công nghệ thông tin trong theo dõi, dự báo và giám sát tài
nguyên rừng
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
|
2021
|
2021 - 2030
|
|
-
|
Dự án Bảo tồn Voi khẩn cấp tỉnh
Quảng Nam
|
BQK Khu bảo tổn loài Voi
|
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
|
|
2021-2025
|
|
-
|
Dự án trồng và khôi phục rừng
ngập mặn, rừng chắn cát, chắn sóng biển (phi lao, dừa,..)
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
|
Hàng năm
|
Hàng năm
|
|
-
|
Đề án phát triển du lịch sinh
thái gắn với bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học
|
Các BQL rừng đặc dụng, phòng hộ
|
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
|
Hàng năm
|
Hàng năm
|
|
[1] Nguồn cập nhật diễn biến rừng 2020
[2] Theo Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày
11/01/2017 của UBND tỉnh về phê duyệt kết quả điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch Bảo
vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020
[3] Như Hạt Kiểm lâm: Bắc Trà My, Tiên Phước,
Đông Giang, Nam Quảng Nam, Độ KLCĐ và PCCCR số 1 …