ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 120
/QĐ-UBND
|
Quảng Nam,
ngày 11 tháng 01 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
RỪNG TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày
03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày
03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày
14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập quy hoạch,
kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-HĐND ngày
08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc điều chỉnh, bổ sung Quy
hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tại Tờ trình số 05/TTr-SNN&PTNT ngày 06/01/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch Bảo vệ và phát triển
rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020; với một số nội dung chủ yếu sau:
1. Mục
tiêu đến năm 2020
- Tổ chức quản lý, bảo vệ, phát
triển và sử dụng bền vững diện tích rừng hiện có; nâng cao chất lượng 400.821 ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng khu vực
phía Tây và 3.638 ha rừng phòng hộ ven biển nhằm phát huy vai trò, chức năng của
rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ các công trình thủy điện, thủy lợi, cung cấp nước
cho sản xuất và sinh hoạt, hạn chế những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu
như sạt lở bờ sông, bờ biển, chắn gió, chắn cát, tạo cảnh
quan ở các đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch sinh thái.
- Phát triển kinh tế rừng một cách toàn diện, góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho người dân, nhất là khu vực miền núi. Sử dụng tài
nguyên rừng hài hòa giữa yếu tố kinh tế và môi trường sinh thái bền vững.
- Phấn đấu đến năm 2020, đưa độ
che phủ của rừng toàn tỉnh đạt 54%.
2. Nhiệm vụ
chủ yếu giai đoạn 2016 - 2020
a) Bảo vệ rừng:
Quản lý, bảo vệ toàn bộ diện tích đất có rừng,
bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng thuộc rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng
sản xuất; giao khoán bảo vệ rừng đối với toàn bộ diện tích đất có
rừng thuộc quy hoạch phòng hộ, đặc dụng và diện tích rừng
tự nhiên thuộc quy hoạch sản xuất. Khối
lượng khoán bảo vệ rừng bình quân trong giai đoạn 2016 - 2020 là 2.307.400 lượt
ha, trong đó rừng đặc dụng 614.300 lượt ha, rừng phòng hộ 1.359.200 lượt ha và
rừng sản xuất 333.900 lượt ha.
b) Phát triển rừng:
- Khoanh nuôi tái sinh rừng:
25.200 lượt ha, trong đó: khoanh nuôi bảo vệ rừng được áp dụng cho rừng đặc dụng
và phòng hộ với diện tích 21.900 lượt ha; khoanh nuôi có trồng bổ sung đối với
diện tích đất chưa có rừng thuộc rừng sản xuất với diện tích 3.300 lượt ha.
- Thiết lập các vùng sản xuất lâm
nghiệp tập trung với quy mô 100.000 ha trên địa bàn các huyện vùng núi và gò đồi.
- Trồng rừng mới: 26.313 ha, trong
đó:
+ Trồng rừng phòng hộ: 1.913 ha;
+ Trồng rừng đặc dụng: 110 ha;
+ Trồng rừng sản xuất: 23.290 ha;
+ Trồng rừng gỗ lớn: 1.000 ha.
- Trồng lại rừng sau khai thác:
79.125 ha.
- Thiết lập rừng giống: 50 ha.
- Quản lý, bảo vệ và chăm sóc diện tích rừng trồng
cao su hiện có, tiếp tục trồng mới 2.990 ha cao su để đạt 16.000 ha cao su vào
năm 2020.
- Trồng cây phân tán: 9 triệu cây.
- Nuôi dưỡng rừng: 805 lượt ha.
- Cấp chứng chỉ rừng bền vững: 10.000 ha.
c) Khai thác và chế biến lâm sản:
- Khai thác gỗ rừng trồng: Diện
tích 85.517 ha, bình quân 17.103 ha/năm; sản lượng 7.268.945 m3,
bình quân năm 1.453.789 m3/năm.
- Khai thác lâm sản ngoài gỗ: Nhựa
thông 4.440 tấn, mủ cao su 32.850 tấn, song mây 6.255 tấn, đót 1.660 tấn, tre nứa 6.490 ngàn cây.
- Chế biến gỗ xây dựng, đồ mộc dân
dụng: 347.500 m3 (69.500 m3/năm) dăm gỗ và nguyên liệu bột
giấy: 5.340.000 tấn (1.068.000 tấn/năm).
- Chế biến lâm sản ngoài gỗ: Nhựa
thông 4.440 tấn, mủ cao su 32.850 tấn, song mây 6.255 tấn, đót 1.660 tấn, tre nứa 6.490 ngàn cây.
d) Xây dựng cơ sở hạ tầng:
- Nâng cấp vườn ươm: 14 vườn.
- Xây dựng vườn ươm: 10 vườn.
- Xây dựng đường lâm nghiệp: 129
km.
- Sửa chữa đường lâm nghiệp: 251
km.
- Đường ranh cản lửa: 100 km.
- Xây dựng trạm bảo vệ rừng: 07 trạm.
- Xây dựng chòi canh lửa: 07 cái.
- Xây dựng bảng bảo vệ rừng: 150
cái.
- Tu bổ bảng quy ước bảo vệ rừng:
257 cái.
3. Điều chỉnh, bổ sung quy
hoạch ba loại rừng đến năm 2020
Điều chỉnh, bổ sung diện tích đất
lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 là 729.756,8 ha, tăng 9.834,8 ha so với
diện tích đất lâm nghiệp đã phê duyệt tại Quyết định 2462/QĐ-UBND ngày
09/8/2013 của UBND tỉnh. Trong đó:
- Rừng đặc dụng 139.895,8 ha, tăng
6.348,1 ha.
- Rừng phòng hộ 315.812,5 ha, giảm
11.828,7 ha.
- Rừng sản xuất 274.048,5 ha, tăng
15.315,2 ha.
(Có Phụ lục chi tiết kèm
theo)
4. Nhu cầu vốn đầu tư
Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn
2016 - 2020: 4.473.440 triệu đồng.
- Phân theo hạng mục công việc:
+ Vốn đầu tư cho
bảo vệ rừng: 922.960 triệu đồng chiếm
20,6%;
+ Vốn đầu tư cho phát triển rừng:
2.929.925 triệu đồng, chiếm 65,5%;
+ Vốn đầu tư cho giao đất, giao rừng:
31.300 triệu đồng chiếm 0,7%;
+ Vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ
tầng: 182.579 triệu đồng chiếm 4,1%;
+ Chi phí quản lý: 406.676,4 triệu
đồng chiếm 9,1%.
- Phân theo nguồn vốn:
+ Vốn ngân sách Nhà nước: 1.027.791,2 triệu đồng chiếm 23,0% tổng vốn đầu tư.
Trong đó:
* Ngân sách trung ương: 611.21,0 triệu đồng;
* Ngân sách địa phương: 416.510,2 triệu đồng.
+ Vốn ODA: 191.785,0 triệu đồng chiếm 4,3%;
+ Vốn vay: 247.900,0 triệu đồng chiếm 5,5%;
+ Vốn khác (Quỹ Dịch vụ môi
trường rừng, trồng rừng thay thế, doanh nghiệp và nhân dân): 3.005.964,2
triệu đồng, chiếm 67,2%.
5. Các chương trình, dự án
ưu tiên
(1) Dự án giao rừng, cho thuê rừng,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
(2) Dự án trồng, chăm sóc và bảo vệ
rừng phòng hộ ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu;
(3) Dự án cắm mốc ranh giới sử dụng
đất và mốc 3 loại rừng;
(4) Dự án Hỗ trợ đầu tư xây dựng
đường ô tô lâm nghiệp;
(5) Dự án nâng cao chất lượng và
năng xuất rừng Keo thông qua giải pháp chuyển đổi giống, nuôi cấy mô, cây giống
ngoại;
(6) Dự án trồng rừng gỗ lớn, thâm
canh rừng;
(7) Dự án phát triển cơ sở/khu/cụm
công nghiệp chế biến gỗ;
(8) Dự án nâng cao năng lực phòng
cháy, chữa cháy rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020;
(9) Dự án phát triển giống lâm
nghiệp thuộc Chương trình phát triển rừng bền vững;
(10) Dự án Bảo vệ và quản lý tổng
hợp các hệ sinh thái rừng thuộc tỉnh Quảng Nam;
(11) Dự án tái cơ cấu và phát
triển rừng bền vững giai đoạn 2017 - 2022;
(12) Dự án hỗ trợ cấp chứng chỉ
rừng bền vững;
(13) Dự án hành lang đa dạng
sinh học tiểu vùng sông Mê Công;
(14) Chương trình theo dõi diễn
biến tài nguyên rừng;
(15) Dự án Trường Sơn xanh giai
đoạn 2016 - 2020.
6. Các giải
pháp thực hiện
- Về tổ chức quản lý và tổ chức
sản xuất: Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, nâng cao trách nhiệm của lực
lượng kiểm lâm, công an, quân đội và UBND các cấp. Tiếp tục thực hiện công tác
giao khoán bảo vệ rừng, đồng quản lý rừng đối với diện tích do các Ban quản lý
rừng quản lý. Nâng cấp Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh lên Vườn quốc gia;
thành lập mới Khu bảo tồn Pơ mu Tây Giang và Ban quản lý Khu bảo tồn Voi.
- Về công tác giao đất, giao rừng:
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn thực hiện giao rừng, cho thuê rừng và giao đất lâm nghiệp, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Ưu tiên giao
cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân các diện tích đất lâm nghiệp gần các khu
dân cư, có điều kiện phát triển trang trại lâm nghiệp cộng đồng, các hộ đồng
bào dân tộc, hộ nghèo, gia đình chính sách. Đối với các Ban quản lý rừng, tiếp
tục rà soát ranh giới lâm phận để hoàn chỉnh hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
- Về khoa học công nghệ và khuyến lâm: Quy hoạch
mạng lưới cung cấp giống, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ sinh học
để sản xuất giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao; điều chỉnh
cơ cấu loài cây trồng, cải thiện giống cây trồng theo hướng ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Tăng cường công tác khuyến lâm,
chuyển giao kỹ thuật các mô hình trồng rừng nguyên liệu thâm canh, mô hình trồng
rừng gỗ lớn; hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh chất lượng cao;
xây dựng chương trình, dự án quản lý rừng bền vững theo cộng đồng thôn; ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý tài nguyên rừng; tăng cường thiết bị kỹ thuật,
hỗ trợ ngành chế biến gỗ trong việc ứng dụng công nghệ cao; tổ chức hội thảo, hội
nghị cấp cơ sở với sự tham gia của người sản xuất, nhà khoa học, các doanh nghiệp
và nhà quản lý, nhằm xác định cơ cấu loài cây trồng chủ lực, các mô hình sử dụng
đất ưu tiên đối với từng huyện, xã, thôn làng, phù hợp với lợi thế từng vùng.
- Về cơ chế chính sách: Xây dựng
cơ chế, chính sách để hỗ trợ lâm nghiệp phát triển hợp lý,
linh hoạt, nâng cao năng suất thâm canh cũng như giá trị thu nhập từ sản phẩm rừng.
Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai công tác giao khoán bảo vệ rừng theo
các chính sách hiện hành của Nhà nước đã thực hiện trên địa bàn tỉnh.
- Về vốn: Tăng cường ngân sách đầu tư của Nhà nước
cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; huy động
các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, vốn vay, vốn tự có của các
doanh nghiệp, chủ rừng; tranh thủ các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế qua
các chương trình, dự án hỗ trợ ngành lâm nghiệp; sử dụng hợp lý nguồn vốn theo
chương trình, dự án đầu tư trong nước, dự án đầu tư vốn nước ngoài.
- Về phát triển nguồn nhân lực: Tiếp tục nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực của bộ máy quản lý, nhà khoa học, đội ngũ doanh
nhân và người lao động; đào tạo, nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật
cho cán bộ, công chức ở cơ sở làm công tác lâm nghiệp; tăng cường đào tạo đội
ngũ hướng dẫn viên cơ sở cho mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm cấp huyện và cấp
xã để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân.
- Hỗ trợ của các ngành và hợp tác quốc tế: Chính
quyền các cấp cùng với các Sở, Ban, ngành, đoàn thể cần có sự phối hợp đồng bộ,
thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân và các tổ chức
xã hội tích cực tham gia vào công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; tăng
cường hợp tác quốc tế, lồng ghép các chương trình có liên quan đến bảo vệ và
phát triển rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
hợp tác quốc tế vào mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.
7. Tổ chức
thực hiện
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: Thực hiện việc lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016
- 2020 trình UBND tỉnh phê duyệt; phối hợp với các Sở, Ban, ngành, lực lượng vũ
trang và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng; chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tổ chức thực hiện tốt công
tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm
nghiệp hằng năm; theo dõi tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng.
b) Sở Kế hoạch và Ðầu tư, Sở
Tài chính căn cứ vào các nhiệm vụ, chương trình, dự án đã được phê duyệt có
trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham
mưu cho UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn hằng năm để thực hiện có hiệu quả.
c) Sở Tài nguyên và Môi trường
chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND
tỉnh trong việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
lâm nghiệp đối với các tổ chức, doanh nghiệp; xây dựng các chính sách về đất
đai. Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện việc
giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đối với
các hộ gia đình, cá nhân.
d) Sở Nội vụ tham mưu thẩm định,
trình UBND tỉnh phê duyệt các đề án về kiện toàn, sắp xếp lại hệ thống tổ chức
các đơn vị thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng.
e) Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan phối
hợp với Kiểm lâm xây dựng kế hoạch, quy chế phối hợp để thực hiện có hiệu quả
công tác bảo vệ rừng và phòng chống tội phạm về bảo vệ rừng; phối hợp và hỗ trợ
thường xuyên với lực lượng Kiểm lâm trong việc điều tra, triệt phá các đối tượng
“đầu nậu”, chủ đường dây buôn bán lâm sản trái phép; kiên quyết ngăn chặn triệt
để, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ rừng và phát triển rừng.
f) UBND các huyện, thị xã,
thành phố căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo tổ chức thực hiện có
hiệu quả các nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng đã điều chỉnh trên địa bàn quản
lý.
g) Các chủ rừng tổ chức xây dựng
kế hoạch hằng năm của đơn vị mình trên cơ sở khối lượng các hạng mục công việc
đã điều chỉnh, trình Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực
hiện nhằm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp có hiệu
quả.
h) Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể
có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình và nhiệm vụ bảo vệ
và phát triển rừng đã điều chỉnh, có trách nhiệm phối hợp với ngành Nông nghiệp
và PTNT, các địa phương thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố kết quả
điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 -
2020 đã được phê duyệt và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các
đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông
nghiệp và PTNT;
- Tổng cuc Lâm nghiệp;
- TTTU, HĐND, UBND tỉnh;
- UBMTTQVN, các đoàn thể nhân dân tỉnh;
- Chi cục Kiểm lâm;
- CPVP;
- Lưu VT, TH, KTN.
E:\Dropbox\minh tam b\Nam
2017\Quyet dinh\01 10 phe duyet dieu chinh Quy hoach bao ve va phat trien
rung tinh Quang Nam giai doan 2011-2020.doc
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Trí Thanh
|