BỘ
NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------
|
Số:
05/2008/TT-BNN
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2008
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ,
ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng, ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP , ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về
thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc lập quy hoạch, kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng các cấp như sau:
Phần 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG
ÁP DỤNG
1. Phạm vi Điều chỉnh: thông tư này
hướng dẫn trình tự, thủ tục, nội dung lập, thẩm định, Điều chỉnh và phê duyệt
quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây gọi là tỉnh); của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi là huyện); của xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là xã).
2. Đối tượng áp dụng của thông tư
là:
Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ
quan quản lý nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến việc lập,
thẩm định, Điều chỉnh, phê duyệt và quản lý quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng.
II. HỒ SƠ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
1. Hồ sơ quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng bao gồm:
1.1. Báo cáo quy hoạch bảo vệ và
phát triển rừng;
1.2. Quyết định phê duyệt quy hoạch
bảo vệ và phát triển rừng của cấp có thẩm quyền.
1.3. Hệ thống bản đồ gồm có:
- Bản đồ hiện trạng rừng (bản in
trên giấy và bản đồ số hóa);
- Bản đồ quy hoạch ba loại rừng
(bản in trên giấy và bản đồ số hóa) (nếu chưa có).
Bản đồ được xây dựng trên nền hệ
tọa độ VN 2000 và có tỷ lệ: đối với cấp tỉnh là 1/100.000; cấp huyện: 1/50.000;
cấp xã: 1/10.000.
1.4. Các văn bản có liên quan trong
quá trình lập, thẩm định, thông qua Hội đồng nhân dân và trình cấp có thẩm
quyền xét duyệt quy hoạch.
2. Hồ sơ kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng bao gồm:
- Kế hoạch bảo vệ và phát triển
rừng (gồm báo cáo và các bảng biểu);
- Quyết định phê duyệt kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng của cấp có thẩm quyền.
- Các văn bản có liên quan trong
quá trình lập, thẩm định, thông qua Hội đồng nhân nhân và trình cấp có thẩm
quyền xét duyệt kế hoạch.
III. CÔNG BỐ VÀ LƯU TRỮ HỒ SƠ
QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
1. Công bố quy hoạch, kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng.
1.1. Tài liệu quy hoạch, kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng được công bố bao gồm:
- Quyết định phê duyệt quy hoạch,
kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
- Báo cáo (hoặc các bảng biểu) quy
hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
- Các loại bản đồ quy hoạch kèm
theo.
1.2. Cơ quan có trách nhiệm, thời
gian và hình thức công bố quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng thực
hiện theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 23/2006/NĐ-CP.
2. Lưu trữ hồ sơ quy hoạch, kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
2.1. Hồ sơ quy hoạch, kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng của tỉnh được làm thành bốn (04) bộ lưu trữ tại:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (Cục Lâm nghiệp): một (01) bộ;
- Ủy ban nhân dân tỉnh: một (01)
bộ;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn hai (02) bộ: 01 bộ tại Chi cục Lâm nghiệp, 01 bộ tại Chi cục Kiểm lâm (đối
với tỉnh có Chi cục Lâm nghiệp và Chi cục Kiểm lâm riêng).
2.2. Hồ sơ về quy hoạch, kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng của huyện được làm thành (03) bộ lưu trữ tại:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn: một (01) bộ;
- Ủy ban nhân dân huyện: một (01)
bộ;
- Hạt Kiểm lâm huyện: một (01) bộ.
2.3. Hồ sơ quy hoạch, kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng của xã được làm thành ba (03) bộ lưu trữ tại:
- Hạt kiểm lâm huyện: một (01) bộ;
- Ủy ban nhân dân xã: một (01) bộ
và một (01) bộ giao Kiểm lâm địa bàn.
IV. QUẢN LÝ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Việc quản lý quy hoạch, kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng thực hiện theo các nội dung quy định tại Điều 18 của Nghị định số 23/2006/NĐ-CP.
Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
có kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm, trong đó có xác định các chỉ tiêu chủ
yếu cho từng năm. Kế hoạch 5 năm được xác định lập cho thời kỳ có những năm đầu
và cuối có số đơn vị của năm là 0 hoặc 5.
Kế hoạch hàng năm được xây dựng từ
tháng 7 - 8 của năm trước, kế hoạch 5 năm được xây dựng từ tháng 6 - 7 của năm
trước của kỳ kế hoạch 5 năm theo chỉ đạo của ngành Kế hoạch và Đầu tư.
Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
được xác lập cho thời gian là 10 năm; Việc xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển
rừng được chỉ đạo thống nhất cùng với việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh
tế xã hội của cả nước.
Phần 2.
TRÌNH TỰ, NỘI DUNG LẬP,
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
I. KẾ HOẠCH
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CẤP XÃ
1. Trình tự
1.1. Ủy ban nhân dân xã tổ chức và
chỉ đạo việc lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương; cán bộ Kiểm
lâm địa bàn và cán bộ lâm nghiệp xã (nếu có) là người có trách nhiệm chủ trì,
phối hợp cùng cán bộ các ngành liên quan triển khai việc xây dựng kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng của xã.
1.2. Việc xây dựng kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng bao gồm: tổng hợp tình hình hiện trạng rừng và đất lâm
nghiệp, tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước; xác
định chỉ tiêu bảo vệ và phát triển rừng trong kỳ kế hoạch tới; đề xuất các giải
pháp tổ chức thực hiện kế hoạch; thiết lập hệ thống các bảng biểu kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng. (Hệ thống các bảng biểu được hướng dẫn tại Phần IV của Phụ
lục kèm theo Thông tư này).
1.3. Trình và phê duyệt kế hoạch.
a) Ủy ban nhân dân cấp xã trình Hội
đồng nhân dân cùng cấp thông qua kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa
phương.
Hồ sơ tài liệu trình Hội đồng nhân
dân xã là toàn bộ các bảng biểu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và các báo
cáo giải trình kèm theo của Ủy ban nhân dân xã.
b) Sau khi đã được Hội đồng nhân
dân xã thông qua, Ủy ban nhân dân xã ký quyết định về kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng của địa phương và tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đó.
2. Nội dung kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng
2.1. Thống kê hiện trạng và tình
hình thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước, bao gồm:
- Thống kê hiện trạng rừng và đất
lâm nghiệp theo các biểu 01/HT, biểu 02/HT được hướng dẫn tại mục II, phần III của Phụ
lục kèm theo Thông tư này.
Thí dụ: Số liệu xã QL, Huyện QT,
Tỉnh QB được tổng hợp như sau:
Biểu
01/HT
HIỆN
TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP CỦA XÃ QL
TT
|
Loại
đất, loại rừng
|
Diện
tích (Ha)
|
Trữ
lượng (m3)
|
Ghi
chú
|
|
Tổng diện tích tự nhiên
|
3897.0
|
|
|
|
Tổng diện tích đất lâm nghiệp,
trong đó:
|
2965.0
|
|
(Số liệu quy hoạch sử dụng đất
theo 3 loại rừng)
|
|
- Đất có rừng:
|
2443
|
88.672
|
|
|
+ Rừng tự nhiên
|
1562
|
78.100
|
|
|
+ Rừng trồng
|
881
|
10.572
|
|
|
- Đất chưa có rừng
|
522
|
|
|
1
|
Đất rừng đặc dụng
|
-
|
|
|
1.1
|
Đất có rừng
|
-
|
|
|
|
Rừng tự nhiên
|
-
|
|
|
|
Rừng trồng
|
-
|
|
|
1.2
|
Đất chưa có rừng
|
-
|
|
|
|
Trạng thái IA
|
-
|
|
|
|
Trạng thái IB
|
-
|
|
|
|
Trạng thái IC
|
-
|
|
|
2
|
Đất rừng phòng hộ
|
1758.0
|
|
|
2.1
|
Đất có rừng
|
1431.0
|
68.902
|
|
|
Rừng tự nhiên
|
1360.0
|
68.050
|
|
|
Rừng trồng
|
71.0
|
852
|
|
2.2
|
Đất chưa có rừng
|
327.0
|
|
|
|
Trạng thái IA
|
0.0
|
|
|
|
Trạng thái IB
|
0
|
|
|
|
Trạng thái IC
|
327.0
|
|
|
3
|
Đất rừng sản xuất
|
1207.0
|
|
|
3.1
|
Đất có rừng
|
1012.0
|
19.720
|
|
|
- Rừng tự nhiên trong đó:
|
202.0
|
10.050
|
|
|
+ Rừng nghèo kiệt
|
-
|
-
|
|
|
- Rừng trồng
|
810.0
|
9.720
|
|
3.2
|
Đất chưa có rừng
|
195.0
|
|
|
|
Trạng thái IA
|
0.0
|
|
|
|
Trạng thái IB
|
175.0
|
|
|
|
Trạng thái IC
|
20.0
|
|
|
Biểu
02/HT
DIỆN
TÍCH ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO CHỦ QUẢN LÝ CỦA XÃ QL
Đơn vị
tính: ha
TT
|
Loại
đất loại rừng
|
Tổng
cộng
|
Phân
theo chủ quản lý
|
BQLR
|
L.trường
|
Huyện
đội
|
UBND
xã trực tiếp quản lý
|
Các
hộ gia đình
|
|
Đất lâm nghiệp
|
2965
|
-
|
460
|
850
|
1.655
|
-
|
1
|
Rừng tự nhiên
|
1.562
|
-
|
-
|
800
|
762
|
-
|
|
Rừng giàu
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
Rừng trung bình
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
Rừng nghèo
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
Rừng phục hồi
|
1.562
|
-
|
-
|
800
|
762
|
-
|
2
|
Rừng trồng
|
881
|
-
|
460
|
-
|
421
|
-
|
3
|
Đất chưa có rừng
|
552
|
-
|
-
|
50
|
472
|
-
|
A
|
Rừng đặc dụng
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
B
|
Rừng phòng hộ
|
1.758
|
-
|
-
|
800
|
958
|
-
|
1
|
Rừng tự nhiên
|
1360
|
-
|
-
|
800
|
560
|
-
|
2
|
Rừng trồng
|
71
|
-
|
-
|
-
|
71
|
-
|
3
|
Đất chưa có rừng
|
327
|
-
|
-
|
-
|
327
|
-
|
C
|
Rừng sản xuất
|
1.207
|
-
|
460
|
50
|
697
|
-
|
1
|
Rừng tự nhiên
|
202
|
-
|
-
|
-
|
202
|
-
|
2
|
Rừng trồng
|
810
|
-
|
460
|
-
|
350
|
-
|
3
|
Đất chưa có rừng
|
195
|
-
|
-
|
50
|
145
|
-
|
2.2 Xác định chỉ tiêu kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng trong kế hoạch 5 năm và hàng năm cho từng loại rừng đặc
dụng, phòng hộ và sản xuất. Tất cả các chỉ tiêu trên được ghi vào biểu 02/KH, được hướng dẫn tại mục II, phần III của Phụ
lục kèm theo Thông tư này.
Cách xác định các chỉ tiêu trong biểu
như sau:
a) Phát triển rừng, bao gồm:
- Đối với rừng đặc dụng, phòng hộ:
+ Khoanh nuôi tái sinh rừng (trong
đó có trồng bổ sung): Diện tích để khoanh nuôi tái sinh rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ là diện tích đất trồng được quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
và có trạng thái chủ yếu là IB, IC.
Để xác định chỉ tiêu này phải căn
cứ vào quy hoạch 3 loại rừng, hiện trạng rừng và đất rừng; Một diện tích đất
lâm nghiệp có trạng thái IB hay IC có thể phải khoanh nuôi trong một số năm
trước khi thành rừng. Diện tích khoanh nuôi có trồng bổ sung khi số cây tái
sinh có mục đích không đạt yêu cầu để thành rừng mục đích là đặc dụng, hay rừng
phòng hộ.
Thí dụ đối với xã QL nêu trên:
* Rừng đặc dụng: Không có nhu cầu
vì xã QL không có quy hoạch rừng đặc dụng
* Rừng phòng hộ: Diện tích đất trống
quy hoạch cho rừng phòng hộ với trạng thái IC có 327 ha. Đây là đối tượng
khoanh nuôi tái sinh cho rừng phòng hộ; Như vậy diện tích khoanh nuôi tái sinh
rừng phòng hộ của xã QL là 327 ha. Tại Xã QL toàn bộ 327 ha trạng thái IC chỉ
cần khoanh nuôi tái sinh tự nhiên mà không cần trồng bổ sung.
+ Trồng rừng tập trung của rừng
phòng hộ chủ yếu là trồng rừng mới trên diện tích đất trống có trạng thái IA,
IB. Với trạng thái IB nếu có thể tự phát triển thành rừng thì không tiến hành
trồng rừng, mà thực hiện việc khoanh nuôi tái sinh.
Trồng rừng đặc dụng chủ yếu là
trồng cây vườn thực vật, trồng rừng với mục đích nghiên cứu khoa học; trồng
trên đất trống chỉ thực hiện trong những trường hợp đặc biệt và được cơ quan có
thẩm quyền quyết định.
Thí dụ đối với xã QL nêu trên: Theo
số liệu hiện trạng đất lâm nghiệp ở Bảng 1 thì xã QL không có diện tích đất lâm
nghiệp quy hoạch cho rừng phòng hộ hay rừng đặc dụng ở trạng thái IA và IB nên
xã QL không cần xây dựng kế hoạch trồng rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.
- Đối với rừng sản xuất:
+ Khoanh nuôi tái sinh (trong đó có
trồng bổ sung): chỉ thực hiện đối với diện tích có trạng thái IC đảm bảo mật độ
cây tái sinh mục đích và có hiệu quả hoặc trong trường hợp chưa có khả năng về
vốn đầu tư cho việc trồng rừng mới có hiệu quả hơn.
Thí dụ: đối với xã QL nêu trên,
theo bảng 1 thì đất quy hoạch rừng sản xuất có 20 ha đất trồng có trạng thái
IC; tuy nhiên trên thực tế 20 ha này được cho là không nên khoanh nuôi vì không
đáp ứng về cây mục đích kinh tế, không hiệu quả nếu khoanh nuôi tái sinh so với
việc trồng mới rừng ở đây.
+ Trồng rừng tập trung, bao gồm:
trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác (rừng trồng) và trồng rừng trong
cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt.
Trồng rừng sản xuất mới: chủ yếu
trên diện tích đất trống có trạng thái IA, IB; Với trạng thái IC nếu khoanh
nuôi không có hiệu quả hơn trồng rừng mới thì tiến hành trồng rừng.
Trồng lại rừng sau khai thác là
trồng trên những diện tích rừng trồng đã đến tuổi khai thác (nếu khai thác
trắng) hay những diện tích tuy chưa đến tuổi khai thác, nhưng quá nghèo kiệt
cần khai thác đi để trồng lại rừng mới có hiệu quả hơn;
Trồng rừng trong cải tạo rừng tự
nhiên nghèo kiệt là trồng trên diện tích rừng tự nhiên là rừng sản xuất, nhưng
được xác định là rừng nghèo kiệt và nếu trồng mới rừng sẽ có hiệu quả hơn;
Thí dụ đối với xã QL nêu trên:
Về nhu cầu trồng rừng mới: Theo số
liệu tại bảng 1, diện tích đất trống được quy hoạch cho rừng sản xuất là 195
ha, trong đó trạng thái IB có 175 ha và trạng thái IC là 20 ha; Do 20 ha của
trạng thái IC không nên khoanh nuôi tái sinh, nên toàn bộ 195 ha này đều là đối
tượng trồng rừng mới.
Về nhu cầu trồng rừng sau khai
thác: Theo hiện trạng rừng trồng, đến năm 2008 sẽ khai thác 10 ha rừng trồng
keo và bạch đàn và diện tích này cần trồng lại; Hai năm sau đó, mỗi năm cũng sẽ
khai thác và trồng lại 10 ha;
Về rừng tự nhiên sản xuất là rừng
nghèo kiệt, tại xã QL không có đối tượng này;
Như vậy, nhu cầu trồng rừng, ngoài
mỗi năm (đến năm 2010) phải trồng lại 10 ha sau khai thác, cần trồng mới 195
ha. Nhưng do khả năng vốn đầu tư mà xã QL mới xác định trồng mới 115 ha/trên
tổng nhu cầu trồng mới 195 ha; vì vậy, cùng với việc trồng lại rừng sau khai
thác 30 ha, 3 năm tới xã QL sẽ trồng rừng là 145 ha.
- Kế hoạch làm giàu rừng là số diện
tích có những tác động lâm sinh nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển của rừng tự
nhiên, đối tượng chủ yếu là rừng nghèo và một số diện tích có trữ lượng trung bình,
nhưng chất lượng sinh trưởng kém;
Trong thí dụ của xã QL có rất ít
loại rừng này, nên xã QL đã không đưa vào kế hoạch nội dung làm giàu rừng;
- Trồng cây phân tán, được tính
bằng cây trồng phân tán và thường được xã phát động trồng hàng năm.
(Để xác định các chỉ tiêu trên,
ngoài việc căn cứ vào quỹ đất, cần căn cứ vào năng lực vốn đầu tư và nhu cầu
của người dân)
Đồng thời với việc xác định kế
hoạch trồng rừng, cần xác định nhu cầu về cây con cho trồng rừng, về từng loài
cây và khả năng cung cấp tại địa phương.
b) Khai thác gỗ và lâm sản, bao
gồm:
- Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên
được xác định trên cơ sở diện tích rừng sản xuất là rừng giàu và đã đến thời kỳ
khai thác theo quy định; đối với các lâm trường, công ty lâm nghiệp khai thác
chính được xác định thông qua phương án Điều chế rừng;
- Khai thác gỗ rừng trồng: Dựa vào
tuổi của rừng trồng và nhu cầu của thị trường để xác định diện tích và sản
lượng khai thác. Khai thác lâm sản trong rừng cần căn cứ vào mức độ xung yếu về
phòng hộ của rừng sản xuất thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 8 Mục
II của Thông tư số 99/2006/TT-BNN, ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số Điều của Quy chế quản
lý rừng ban hành kèm theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg , ngày 14 tháng 8 năm
2006 của Thủ tướng chính phủ.
- Khai thác tận thu, tận dụng gỗ
(nếu có) thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Đối với diện tích
rừng tự nhiên là rừng sản xuất đã giao cho các hộ gia đình hay cộng đồng dân cư
thôn, việc khai thác có thể được thực hiện trên cơ sở khai thác tác động thấp
nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của người dân; Sản lượng khai thác trong
trường hợp này được xác định dựa vào nhu cầu của dân và tổng sản lượng trên địa
bàn khai thác hàng năm không vượt quá lượng tăng trưởng của rừng.
- Khai thác tỉa thưa: đối tượng là
rừng trồng nuôi dưỡng để thành rừng thành thục.
- Tre, luồng: dựa vào hiện trạng
rừng và độ tuổi để xác định sản lượng cụ thể;
- Song mây và các loại lâm sản
ngoài gỗ khác, các loại dược liệu (nếu có) xác định trên cơ sở lượng khai thác
bình thường hàng năm. Với những loại lâm sản đã bị cạn kiệt nhiều ở địa phương
thì giảm ngay sản lượng khai thác cho đến khi rừng được phục hồi …;
- Nhựa thông: Được xác định lượng
khai thác bình thường hàng năm trên cả rừng sản xuất và rừng phòng hộ (nếu được
phép khai thác).
Thí dụ của xã QL nêu trên: Theo số
liệu cơ bản của xã, việc xác định khai thác rừng tự nhiên là không có; khai
thác rừng trồng được xác định là rừng trồng Keo và Bạch đàn từ 8 tuổi trở lên: 10
ha (năm 2008). Khai thác tỉa thưa rừng thông nhựa tuổi 8 trở lên đến 12 tuổi
theo bài cây khai thác hàng năm. Sản lượng khai thác được tính toán dựa trên
trữ lượng bình quân của rừng trồng đã được nêu trong phần hiện trạng, ở đây là
50 m3/ha.
c) Bảo vệ rừng (rừng tự nhiên, rừng
trồng):
Được xác định là toàn bộ diện tích
rừng hiện có và diện tích khoanh nuôi tái sinh, cộng với diện tích rừng mới
trồng, trừ đi diện tích khai thác trắng rừng trồng hay rừng nghèo kiệt được cải
tạo trong năm.
Thí dụ của xã QL: Theo số liệu hiện
trạng rừng của xã nêu trên. Ta xác định được diện tích phải bảo vệ rừng hiện có
là 2770 ha (trong đó 2443 ha rừng hiện có và 327 ha diện tích khoanh nuôi) cho
năm 2006, 2007. Năm 2008 tổng diện tích phải bảo vệ là 2770 ha của cuối năm 2007,
cộng với diện tích trồng mới năm 2008 45 ha, trừ đi diện tích khai thác rừng
trồng năm 2008 là 10 ha, vậy diện tích phải bảo vệ năm 2008 là 2805 ha. Kế
hoạch năm 2010, diện tích bảo vệ 2008 cộng với diện tích trồng rừng mới (năm
2009 và 2010) 100 ha, trừ đi số khai thác trắng trong 2 năm 20 ha, diện tích
rừng phải bảo vệ sẽ là 2885 ha.
d) Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm
nghiệp: Việc xác định nhu cầu xây dựng các công trình là cơ sở hạ tầng lâm
nghiệp (đường lâm nghiệp, các công trình phòng chống cháy và bảo vệ rừng, các
công trình phục vụ cho quản lý rừng và các hoạt động lâm nghiệp khác …) được
căn cứ vào Điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa phương và cơ sở. Các cơ sở hạ
tầng lâm nghiệp có thể được xác định cho từng loại rừng (rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ, rừng sản xuất), cho từng chủ rừng hay từng nguồn vốn đầu tư. Việc đầu
tư cơ sở hạ tầng lâm nghiệp từng năm, từng thời kỳ có thể là xây dựng mới, sửa
chữa lớn, sửa chữa nhỏ trong năm ...
Tất cả các chỉ tiêu kế hoạch được
tổng hợp vào Biểu 01/KH như trong hướng dẫn trong phụ
lục kèm theo Thông tư này.
Thí dụ đối với xã QL nêu trên được
thể hiện trong biểu 01 sau đây:
Biểu
01/KH
KẾ
HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỦA XÃ QL
Chỉ
tiêu
|
Đ/vị
tính
|
TS
5 năm 2006-2010
|
TH.
2006
|
TH.
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
Ghi
chú
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Bảo vệ và phát triển rừng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Bảo vệ rừng
|
Ha
|
|
2770
|
2770
|
2805
|
2845
|
2885
|
|
- Khoanh nuôi tái sinh rừng
|
Ha
|
|
327
|
327
|
327
|
327
|
327
|
|
- Trồng rừng
|
Ha
|
145
|
|
|
45
|
50
|
50
|
|
- Chăm sóc rừng
|
Ha
|
145
|
|
|
45
|
95
|
145
|
|
- Trồng rừng trong cải tạo rừng
|
Ha
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
2. Trồng cây phân tán
|
Tr.cây
|
0.5
|
0.1
|
0.1
|
0.1
|
0.1
|
0.1
|
|
3. Sản xuất cây con giống lâm
nghiệp
|
Tr.cây
|
|
1,0
|
1,0
|
1,0
|
1,0
|
1,0
|
|
4. Khai thác rừng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Gỗ
|
M3
|
1590
|
|
|
530
|
530
|
530
|
|
- Nhựa thông
|
Tấn
|
314
|
50
|
60
|
68
|
68
|
68
|
|
5. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
|
1000đ
|
|
|
|
|
|
|
|
- Làm đường lâm nghiệp
|
km
|
4
|
-
|
-
|
-
|
2
|
2
|
|
- XD chòi canh lửa
|
cái
|
4
|
-
|
-
|
-
|
2
|
2
|
|
- Làm đường ranh cản lửa
|
km
|
5
|
-
|
-
|
-
|
2,5
|
2,5
|
|
I. Rừng phòng hộ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Bảo vệ rừng
|
Ha
|
|
1758
|
1758
|
1758
|
1758
|
1758
|
|
Trong đó: Khoán bảo vệ rừng PH
(DA 661)
|
Ha
|
|
459
|
459
|
459
|
459
|
459
|
|
- Khoanh nuôi tái sinh rừng
|
Ha
|
|
327
|
327
|
327
|
327
|
327
|
|
- Trồng rừng phòng hộ
|
Ha
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Đầu nguồn
|
Ha
|
|
|
|
|
|
|
|
- Chăm sóc
|
Ha
|
|
|
|
|
|
|
|
- Làm đường lâm nghiệp
|
km
|
|
|
|
|
|
|
|
- Làm chòi canh lửa
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
|
- Làm đường ranh cản lửa
|
km
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Rừng sản xuất
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Bảo vệ rừng
|
Ha
|
|
1012
|
1012
|
1047
|
1087
|
1127
|
|
- Khoanh nuôi tái sinh rừng
|
Ha
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trồng rừng:
|
Ha
|
145
|
-
|
-
|
45
|
50
|
50
|
|
+ Trồng mới
|
Ha
|
115
|
-
|
-
|
35
|
40
|
40
|
|
+ Trồng lại rừng sau KT
|
Ha
|
30
|
-
|
-
|
10
|
10
|
10
|
|
+ Trồng lại rừng trong cải tạo
rừng
|
Ha
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
- Chăm sóc
|
Ha
|
145
|
|
|
45
|
95
|
145
|
|
- Khai thác lâm sản
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Gỗ
|
M3
|
1590
|
|
|
530
|
530
|
530
|
|
+ Nhựa thông
|
Tấn
|
314
|
50
|
60
|
68
|
68
|
68
|
|
- Làm đường lâm nghiệp
|
km
|
4
|
|
|
|
2
|
2
|
|
- Làm chòi canh lửa
|
cái
|
4
|
|
|
|
2
|
2
|
|
- Làm đường ranh cản lửa
|
km
|
5
|
|
|
|
2,5
|
2,5
|
|
đ) Xác định nhu cầu vốn đầu tư và
chi phí bảo vệ rừng:
Tổng mức đầu tư cho các hoạt động
lâm sinh và chi phí bảo vệ rừng được tính cho các hoạt động: Trồng rừng, khoanh
nuôi tái sinh rừng, làm giàu rừng, tỉa thưa rừng và bảo vệ rừng. Các chi phí
khai thác rừng được hạch toán và phân bổ chi phí trực tiếp vào giá thành sản
phẩm nên không tính trong chi phí đầu tư này.
Việc phân bổ và xác định các nguồn
vốn đầu tư thực hiện trên cơ sở các quy định hiện hành của Nhà nước, trong đó:
việc đầu tư cho phát triển rừng sản xuất là trách nhiệm của chủ rừng, Nhà nước
có thể có một số chính sách hỗ trợ cho các chủ rừng theo những quy định cụ thể;
việc đầu tư cho bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng và phòng hộ là rừng của Nhà
nước là trách nhiệm chủ yếu của Nhà nước; Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí đầu
tư cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng và rừng phòng hộ của các thành phần
kinh tế khác. Bảo vệ rừng là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của các chủ
rừng, Nhà nước chỉ đầu tư hỗ trợ việc khoán bảo vệ rừng cho một số diện tích
rừng đặc dụng và rừng phòng hộ mà Nhà nước trực tiếp quản lý và có nguy cơ xâm
hại cao. Việc đầu tư của Nhà nước được thực hiện theo các Đề án, Dự án đầu tư
được duyệt.
Thí dụ: Với xã QL nêu trên, nhu cầu
vốn đầu tư và chi phí bảo vệ rừng năm 2008 được xác định gồm:
Trồng rừng và chăm sóc RT sản xuất
năm thứ 1: 45 ha x 4 triệu đ/ha = 180 triệu đ.
Khoanh nuôi tái sinh rừng: 327 ha x
100.000 đ/ha = 32,7 triệu đ.
Bảo vệ rừng (không bao gồm BVR rừng
trồng mới và DT khoanh nuôi tái sinh: 2433 ha x 100.000 đ/ha = 243,3 triệu đ.
Cơ sở hạ tầng khác năm 2008 chưa
xây dựng.
Tổng chi phí đầu tư và bảo vệ rừng
là: 455 triệu đồng.
Vì xã QL chưa nằm trong vùng dự án
661 của huyện, nên năm 2008 chủ yếu các cộng đồng dân cư và nhân dân trong xã
sẽ tự đầu tư (có thể các gia đình sẽ vay tín dụng ngân hàng theo quy định).
Nếu xã QL nằm trong dự án 661 thì
xã đã có thể đề nghị Nhà nước đầu tư năm 2008 các khoản sau:
- Khoanh nuôi tái sinh rừng phòng
hộ: 327 ha = 32,7 triệu đồng;
- Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng phòng
hộ: 1000 ha = 100 triệu đồng;
- Hỗ trợ trồng rừng sản xuất mới và
chăm sóc năm thứ nhất: 35 ha x 2 triệu đ/ha = 70 triệu đồng;
- Các năm sau có thể đề nghị Nhà
nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng: 300 triệu đồng
+ Đường lâm nghiệp: 4 km x 50 triệu
đ/km = 200 triệu đồng
+ Chòi canh: 4 chòi x 12,5 triệu đ/cái
= 50 triệu đồng
+ Đường ranh cản lửa: 5 km x 10
triệu đ/km = 50 triệu đồng
Địa phương đề nghị được nhà nước
đầu tư hay hỗ trợ. Tuy nhiên Nhà nước sẽ tùy vào khả năng cân đối mà chấp nhận
mức hỗ trợ cụ thể.
Biểu
02/KH
DỰ
KIẾN KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỦA XÃ QL
Giá
thực tế …, Triệu đồng
Chỉ
tiêu
|
Tổng
số
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
Ghi
chú
|
Tổng vốn đầu tư
|
2167.0
|
-
|
-
|
551.0
|
751.0
|
751.0
|
|
- Ngân sách xã
|
417.0
|
38
|
76
|
101.0
|
101.0
|
101.0
|
|
- Vay tín dụng
|
700.0
|
-
|
-
|
200.0
|
250.0
|
250.0
|
|
- Vốn ODA
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
- Vốn doanh nghiệp, HTX
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
- Vốn đầu tư của hộ gia đình
|
750.0
|
-
|
-
|
250.0
|
250.0
|
250.0
|
|
- Vốn FDI
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
- Vốn khác (quỹ BVPTR, cộng đồng)
|
503.0
|
|
|
101.0
|
201.0
|
201.0
|
|
1. Quản lý bảo vệ
|
417.0
|
38
|
76
|
101.0
|
101.0
|
101.0
|
|
- Ngân sách xã
|
417.0
|
38
|
76
|
101.0
|
101.0
|
101.0
|
|
- Tín dụng đầu tư nhà nước
|
|
|
|
|
|
|
|
- Vốn ODA
|
|
|
|
|
|
|
|
- Vốn doanh nghiệp, HTX
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Phát triển rừng
|
1450.0
|
|
|
450.0
|
500.0
|
500.0
|
|
- Ngân sách nhà nước
|
|
|
|
|
|
|
|
- Vay tín dụng
|
700.0
|
|
|
200.0
|
250.0
|
250.0
|
|
- Vốn ODA
|
|
|
|
|
|
|
|
- Vốn doanh nghiệp, HTX
|
|
|
|
|
|
|
|
- Hộ gia đình
|
750.0
|
|
|
250.0
|
250.0
|
250.0
|
|
3. Khai thác rừng
|
|
|
|
|
|
|
|
- Khai thác gỗ
|
|
|
|
|
|
|
|
- Khai thác nhựa
|
|
|
|
|
|
|
|
………..
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Khoa học công nghệ
|
|
|
|
|
|
|
|
……….
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Xây dựng hạ tầng cơ sở
|
300.0
|
|
|
|
150.0
|
150.0
|
|
- Đường lâm nghiệp
|
200.0
|
|
|
|
100.0
|
100.0
|
|
- Chòi canh
|
50.0
|
|
|
|
25.0
|
25.0
|
|
- Đường ranh cản lửa
|
50.0
|
|
|
|
25.0
|
25.0
|
|
2.3. Xác định các giải pháp thực
hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng chủ yếu như: tổ chức quản lý rừng; bảo
vệ rừng; sử dụng và phát triển rừng;
Thí dụ của xã QL có thể đưa một số
giải pháp sau:
- Hoàn thiện giao rừng và đất lâm
nghiệp cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn, lực lượng vũ trang; phấn đấu đến
năm 2010 thực hiện giao:
+ Đối với rừng phòng hộ: hiện đã
giao cho huyện đội: 800 ha; dự kiến sẽ giao 632 ha (Ban quản lý rừng phòng hộ
của huyện 173 ha; các cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn xã: 459 ha).
+ Đối với rừng sản xuất: tiến hành
giao cho các hộ gia đình, cá nhân 679 ha; cộng đồng dân cư thôn 120 ha; Huyện
đội 50 ha và Lâm trường Quảng Trạch 357 ha.
- Tổ chức quản lý, bảo vệ, sử dụng
và phát triển rừng:
+ Duy trì và củng cố tổ chuyên
trách bảo vệ rừng của xã, có lịch tuần tra bảo vệ nhằm phát hiện và ngăn chặn
kịp thời những tác nhân xâm hại đến rừng;
+ Xây dựng quy ước thôn bản về bảo
vệ và phát triển rừng làm cho cộng đồng biết rõ được trách nhiệm và quyền lợi
khi tham gia bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng trước mắt cũng như lâu dài …
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào
tạo và nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ lâm nghiệp xã. Chú trọng các hoạt
động đào tạo, tập huấn kỹ thuật làm rừng và khuyến lâm cho người dân …
- Sử dụng giống chất lượng cao
trồng rừng như: Keo lai, Bạch đàn cao sản, trồng rừng thâm canh.
- Huy động mọi nguồn lực trong nhân
dân cho đầu tư bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng; cung cấp thông tin, hỗ trợ
nhân dân tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
2.4. Các đơn vị vũ trang, các ban
quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng; tổ chức kinh doanh trên địa bàn xã, ngoài việc
lập kế hoạch theo nội dung trên đây, tùy theo mục đích và nhiệm vụ của đơn vị
mình mà xây dựng thêm một số nội dung liên quan đến việc bảo vệ và phát triển
rừng như chế biến, sản xuất nông lâm kết hợp … và báo cáo về Ủy ban nhân dân
cấp xã để tổng hợp.
II. KẾ HOẠCH
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CẤP HUYỆN
1. Trình tự
1.1. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ
chức và chỉ đạo việc lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương; Hạt
Kiểm lâm là cơ quan có trách nhiệm chủ trì, phối hợp cùng các ban ngành liên
quan triển khai xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của huyện.
1.2. Căn cứ để xây dựng kế hoạch
là: thực trạng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện, tình hình thực hiện
kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ kế hoạch trước, báo cáo kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng của các xã và các chủ rừng trong huyện, định hướng kế hoạch
cho huyện của cấp tỉnh (nếu có).
Kế hoạch BV&PTR cấp huyện có
các chỉ tiêu về khối lượng và vốn đầu tư, các giải pháp thực hiện và hiệu quả
trong việc thu hút nguồn lao động, hiệu quả về môi trường ….
1.3. Trình và phê duyệt.
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ
sơ kế hoạch trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng cùng với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của địa phương. Hồ
sơ gồm:
- Tờ trình Hội đồng nhân dân cùng
cấp thông qua kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, nếu UBND huyện chỉ trình
riêng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng mà không trình đồng thời với hệ thống
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của huyện (thực hiện theo mẫu số 04/TTKH của Phụ lục kèm theo Thông tư này);
- Báo cáo và hệ thống bảng biểu kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
b) Sau khi đã được Hội đồng nhân
dân cùng cấp thông qua, Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định về kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng của địa phương và tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đó.
2. Nội dung
Huyện là đơn vị tổ chức xây dựng kế
hoạch đồng thời với việc tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch từ các xã và các đơn vị
cơ sở thuộc huyện; Nội dung xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp
huyện bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp trên toàn địa bàn và chi tiết đến các xã và
các đơn vị cơ sở lâm nghiệp trong huyện. Nội dung cụ thể như sau:
2.1. Phân tích, đánh giá hiện trạng
rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện, tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng kỳ trước, gồm:
- Mô tả hiện trạng rừng và đất lâm
nghiệp, nêu rõ diễn biến về rừng và đất lâm nghiệp trong thời gian vừa qua,
tiềm năng phát triển rừng và khai thác, chế biến lâm sản.
- Đánh giá kết quả thực hiện các
chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng kỳ trước. Phân tích kết
quả đạt được trong bảo vệ và phát triển rừng, nguyên nhân của những tồn tại,
yếu kém trong việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
2.2. Phân tích và xác định các chỉ
tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong kỳ kế hoạch.
Kế hoạch hàng năm được xác định cụ
thể đến từng đơn vị và được cân đối cụ thể, nhất là về khả năng đầu tư và diện
tích đất cụ thể cho các hoạt động lâm sinh;
Kế hoạch 5 năm được xác định rõ
tiến độ hàng năm cho từng loại rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất và có thể
được xác định đến các xã, các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn của huyện.
Tất cả các chỉ tiêu trên được xác
định và tổng hợp vào các biểu được hướng dẫn tại mục II, Phần III của Phụ lục
Thông tư.
Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng của cấp huyện gồm:
- Bảo vệ rừng hiện có theo 3 loại
rừng: đặc dụng, phòng hộ, sản xuất, trong đó xác định diện tích rừng do các chủ
rừng, cộng đồng dân cư địa phương tự bảo vệ và số diện tích rừng được Nhà nước
hỗ trợ bảo vệ. Trong kế hoạch 5 năm, kế hoạch bảo vệ rừng được xác định cụ thể
cho từng năm.
- Khoanh nuôi tái sinh rừng:
+ Khoanh nuôi tái sinh không trồng
bổ sung theo 3 loại rừng: đặc dụng, phòng hộ, sản xuất;
+ Khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung
theo 3 loại rừng: đặc dụng, phòng hộ, sản xuất;
- Trồng rừng theo 3 loại rừng: đặc
dụng, phòng hộ, sản xuất; Trong đó nêu rõ rừng trồng mới, rừng trồng lại sau
khai thác, rừng trồng trong cải tạo rừng tự nhiên là rừng sản xuất nghèo kiệt.
- Xác định tổng nhu cầu từng loại
cây con cho trồng từng loại rừng trên địa bàn và khả năng cung ứng tại địa
phương;
- Cải tạo rừng sản xuất.
- Khai thác rừng, trong đó khai
thác chính rừng sản xuất (rừng tự nhiên và rừng trồng), khai thác tận dụng rừng
sản xuất và rừng phòng hộ. Trong khai thác có:
+ Khai thác gỗ, gồm cả củi, nguyên
liệu giấy từ gỗ …;
+ Khai thác lâm sản ngoài gỗ: tre
nứa kể cả nguyên liệu giấy, song mây, nhựa thông, dược liệu …
- Xây dựng cơ sở hạ tầng: làm đường
lâm nghiệp, đường ranh cản lửa, các công trình bảo vệ rừng, phòng cháy chữa
cháy rừng, vườn ươm cây giống lâm nghiệp...
Ngoài những chỉ tiêu bảo vệ phát
triển rừng như cấp xã, cấp huyện cụ thể hóa thêm chỉ tiêu về giao đất giao
rừng, về khuyến lâm, chỉ tiêu của các dự án bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn
huyện như Dự án 661 (phân bổ đến từng cơ sở xã, các đơn vị lâm nghiệp trên địa
bàn), cụ thể hóa kế hoạch đầu tư từ ngân sách nhà nước, kế hoạch tín dụng cho
vay cho bảo vệ và phát triển rừng...
Việc xác định các chỉ tiêu kế hoạch
của cấp huyện chủ yếu căn cứ vào thực trạng rừng và tình hình thực tế của địa
phương. Tuy nhiên, với những chỉ tiêu kế hoạch có liên quan đến nguồn lực đầu
tư của Nhà nước thì còn phải căn cứ vào chỉ tiêu phân bổ nguồn lực hay chỉ tiêu
kế hoạch (số kiểm tra) của cấp tỉnh.
2.3. Xác định các giải pháp thực
hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng chủ yếu như:
- Giải pháp tổ chức; giao đất giao
rừng;
- Chuyển giao công nghệ;
- Đào tạo nguồn nhân lực;
- Huy động vốn;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng …
2.4. Xây dựng dự thảo báo cáo và hệ
thống biểu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Nội dung thực hiện theo Mẫu 02/BCKH và biểu được hướng dẫn tại Phần IV của
Phụ lục kèm theo Thông tư này.
III. KẾ HOẠCH
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CẤP TỈNH
1. Trình tự
1.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn là cơ quan trực tiếp chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành liên quan
triển khai việc xây dựng và tổng hợp kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của các
huyện và các đơn vị chủ rừng trực thuộc cấp tỉnh quản lý.
1.2. Căn cứ để xây dựng kế hoạch
là: thực trạng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, tình hình thực hiện kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ kế hoạch trước, báo cáo kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng của các huyện và các chủ rừng trong tỉnh, các đề án, dự án bảo
vệ và phát triển rừng trên địa bàn, dự báo về nhu cầu lâm sản, môi trường, tình
hình bảo vệ và phát triển rừng thời gian tới, các Nghị quyết của Đảng và định
hướng kế hoạch cho tỉnh của TƯ (nếu có).
Kế hoạch BV&PTR cấp tỉnh có các
chỉ tiêu về khối lượng và vốn đầu tư, các giải pháp thực hiện và hiệu quả trong
việc thu hút nguồn lao động, hiệu quả về môi trường …
1.3. Trình và phê duyệt.
a) Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội
đồng nhân dân cùng cấp thông qua kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh
(Nếu trùng với dịp báo cáo kế hoạch kinh tế - xã hội chung của tỉnh thì kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng được trình đồng thời và lồng ghép trong kế
hoạch kinh tế - xã hội của địa phương). Hồ sơ gồm:
- Tờ trình Hội đồng nhân dân tỉnh
(theo mẫu số 04/TTKH của Phụ lục kèm theo
Thông tư này);
- Báo cáo tóm tắt và hệ thống bảng biểu
kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
b) Sau khi kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và chỉ đạo việc thực hiện.
Hệ thống chỉ tiêu của kế hoạch
BV&PTR hàng năm của tỉnh được cụ thể hóa cho từng huyện và các chủ rừng lớn
(các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, các lâm trường, công ty lâm
nghiệp do cấp tỉnh quản lý); Kế hoạch 05 năm được cụ thể hóa đến từng năm và
đến từng huyện trong tỉnh.
2. Nội dung
2.1. Phân tích, đánh giá việc thực
hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước gồm có:
- Đánh giá kết quả thực hiện các
chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước, trong đó đối với từng
loại rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất, bao gồm:
+ Diện tích rừng được bảo vệ (trong
đó có diện tích khoán bảo vệ rừng của nhà nước, diện tích rừng được bảo vệ bằng
ngân sách địa phương và diện tích chủ rừng tự bảo vệ)
+ Diện tích trồng rừng (trong đó:
trồng mới 3 loại rừng, trồng lại rừng sản xuất sau khai thác, trồng lại rừng
trong cải tạo rừng tự nhiên là rừng sản xuất nghèo kiệt);
+ Khoanh nuôi rừng, trong đó khoanh
nuôi có trồng bổ sung (của 3 loại rừng);
+ Làm giàu rừng;
+ Khai thác rừng (rừng tự nhiên, rừng
trồng), trong đó: khai thác chính, khai thác tận dụng, tận thu lâm sản sau khai
thác;
+ Trồng cây phân tán …;
+ Giao đất, giao rừng ….
- Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp
toàn tỉnh; Phân tích các biến động về đất đai, diễn biến rừng trong thời gian
qua, dự báo về những khả năng thay đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trong
thời gian tới.
- Phân tích đánh giá các thông tin
về kinh tế - xã hội liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng trong kỳ kế hoạch
tới, dự báo phát triển và tốc độ tăng trưởng trong các hoạt động bảo vệ và phát
triển rừng; tính toán cân đối về cung – cầu lâm sản; về xuất nhập khẩu lâm sản;
cân đối nhu cầu vốn đầu tư, vật tư, giống cây lâm nghiệp …
Những tồn tại, yếu kém và nguyên
nhân trong việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
2.2. Xác định chỉ tiêu kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng trong kỳ kế hoạch 5 năm và xác định rõ tiến độ hàng năm,
cho từng loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, gồm có:
a) Bảo vệ rừng (trong đó trách
nhiệm bảo vệ rừng trực tiếp của Nhà nước và nhà nước giao khoán bảo vệ đối với
rừng phòng hộ, đặc dụng);
b) Khai thác gỗ và lâm sản:
- Gỗ (rừng tự nhiên, rừng trồng),
trong đó khai thác chính, khai thác tận dụng, tận thu lâm sản sau khai thác và
khác; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; giấy, trụ mỏ, ván nhân tạo, gỗ gia
dụng …;
- Tre, luồng;
- Nhựa thông;
- Song mây,
- Dược liệu …;
c) Phát triển rừng:
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh
rừng (trong đó có trồng bổ sung), cho từng loại rừng đặc dụng và phòng hộ;
- Trồng rừng tập trung (trong đó trồng
mới 3 loại rừng, trồng lại rừng sản xuất sau khai thác, trồng lại rừng trong
cải tạo rừng tự nhiên là rừng sản xuất nghèo kiệt);
- Làm giàu rừng;
- Trồng cây phân tán.
- Xác định tổng nhu cầu cây con cho
trồng rừng và trồng cây phân tán trên địa bàn và khả năng cung cấp tại địa
phương.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm
nghiệp: Tổng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp như: Làm đường lâm
nghiệp, các công trình phòng chống cháy rừng, các khu rừng giống, vườn giống,
vườn ươm cây giống lâm nghiệp.
d) Giao đất, giao rừng
2.3. Xây dựng các giải pháp thực
hiện:
- Giải pháp về tổ chức;
- Việc triển khai thực hiện nhiệm
vụ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
- Dự kiến tổng vốn đầu tư theo dự
án, theo năm, theo nguồn vốn và các giải pháp huy động vốn;
- Khoa học công nghệ, đào tạo nguồn
nhân lực;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng.
2.4. Xây dựng dự thảo báo cáo và hệ
thống các bảng biểu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Nội dung thực hiện theo
Mẫu 02/BCKH và các biểu được hướng dẫn trong
Phần III của Phụ lục kèm theo Thông tư này.
Phần 3.
TRÌNH TỰ, NỘI DUNG LẬP,
THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
I. QUY HOẠCH BẢO
VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CẤP XÃ
1. Trình tự
1.1. Tổ chức xây dựng quy hoạch bảo
vệ và phát triển rừng
Ít nhất là trước 6 tháng của kỳ quy
hoạch mới, Ủy ban nhân dân xã tổ chức việc lập quy hoạch bảo vệ và phát triển
rừng của địa phương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm chỉ đạo các ban
ngành liên quan và kiểm lâm địa bàn kết hợp với cán bộ địa chính trực tiếp triển
khai thực hiện xây dựng quy hoạch bảo vệ phát triển rừng.
1.2. Điều tra thu thập thông tin
a) Thu thập thông tin:
- Tài liệu, bản đồ hiện trạng rừng
và quy hoạch 3 loại rừng tại thời điểm làm quy hoạch;
- Tình hình thực hiện quy hoạch, kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước;
- Tài liệu các dự án đầu tư, phương
án Điều chế rừng của các chủ quản lý (nếu có) …;
- Kết quả quy hoạch sử dụng đất đai
của địa phương;
- Tình hình chung về kinh tế xã hội
của địa phương;
b) Yêu cầu thông tin:
- Thời gian Điều tra, thu thập về
hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp không quá hai (02) năm trở về trước;
- Đơn vị thống kê số liệu phục vụ
cho lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là các chủ quản lý sử dụng rừng lớn
của xã, hoặc theo thôn xóm nếu là rừng của các hộ gia đình;
1.3. Tổng hợp thông tin và xây dựng
dự thảo hồ sơ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
1.4. Thẩm định và trình duyệt: thực
hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật bảo vệ và phát triển
rừng và Điều 13 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng
3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng.
2. Nội dung
2.1. Thống kê hiện trạng rừng và
đất lâm nghiệp theo các biểu đã trình bày tại điểm 2.1. khoản 2 mục I Phần II
của Thông tư này.
2.2. Những đề nghị Điều chỉnh quy
hoạch rừng và đất lâm nghiệp (nếu có):
2.3. Dự báo hiện trạng rừng và đất
lâm nghiệp đến cuối kỳ quy hoạch: Diễn biến về diện tích và phân bố các trạng
thái rừng trong kỳ quy hoạch theo các loại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng
sản xuất đến chủ rừng. Tổng hợp theo Biểu 01/QH, Biểu 02/QH quy định tại mục II phần II của Phụ lục
kèm theo Thông tư.
2.4. Xác định phương hướng, mục
tiêu, nhiệm vụ bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng trong thời kỳ quy hoạch: căn
cứ vào quy hoạch bảo vệ phát triển rừng, định hướng phát triển kinh tế xã hội
và tình hình tài nguyên rừng của xã để xác định một số chỉ tiêu nhiệm vụ bảo vệ
phát triển rừng chủ yếu cho kỳ quy hoạch: bảo vệ rừng; trồng rừng mới tập
trung; xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp; khai thác gỗ, khai thác lâm sản ngoài
gỗ …
Các chỉ tiêu và nội dung chủ yếu của
quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cũng là các chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng được trình bày ở phần I của Thông tư này.
Thí dụ: Căn cứ hiện trạng nêu trên
của xã QL, ta có thể xác định các nhiệm vụ chủ yếu trong kỳ quy hoạch 2011-2020
như sau:
- Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng
hiện có.
- Tổng diện tích trồng rừng trong
kỳ quy hoạch 750 ha, trong đó trồng mới là 80 ha và trồng lại: 670 ha.
- Trồng cây phân tán 0,1 triệu cây/năm.
- Khai thác lâm sản đến năm 2020:
sản xuất 3500 m3 gỗ/năm; 5000 ster củi/năm.
- Lâm sản ngoài gỗ đạt giá trị 1600
triệu đồng/năm (nhựa thông: 1.400 triệu và lâm sản khác 160 triệu)
2.5. Xác định các biện pháp kỹ
thuật chủ yếu, tiến độ thực hiện và các biện pháp huy động vốn đầu tư về bảo
vệ, phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất, bao gồm:
a) Bảo vệ rừng (rừng tự nhiên, rừng
trồng) năm đầu kỳ và năm cuối kỳ (chú ý là diện tích này có biến động hàng năm
do khai thác, trồng mới làm giảm hoặc tăng).
Thí dụ đối với xã QL: theo số liệu
trên đây ta có thể xác định diện tích bảo vệ cho các loại rừng như sau:
- Đối tượng: Toàn bộ diện tích rừng
tự nhiên và rừng trồng sản xuất hiện có.
- Khối lượng: Đầu kỳ là 2443 ha
rừng hiện có; cuối kỳ là diện tích rừng hiện có trừ đi diện tích rừng khai
thác, cộng với diện tích rừng trồng mới là 2965 ha.
b) Khai thác rừng
- Đối tượng và sản lượng khai thác
rừng tự nhiên (khai thác chính, khai thác tận dụng); năm đầu, năm cuối và bình quân
cả kỳ quy hoạch; khai thác lâm sản theo mức độ xung yếu về phòng hộ của rừng
sản xuất thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 8 Mục II của Thông
tư số 99/2006/TT-BNN, ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về hướng thực hiện một số Điều của Quy chế quản lý rừng ban
hành kèm theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg , ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ.
- Đối tượng và sản lượng khai thác
rừng trồng năm đầu, năm cuối và bình quân cả kỳ quy hoạch.
Thí dụ đối với xã QL: trên cơ sở
hiện trạng rừng nêu trên việc xác định khai thác được thực hiện như sau:
* Khai thác gỗ rừng sản xuất
- Đối tượng: Rừng trồng (8 năm trở
lên và; khai thác tỉa thưa rừng thông nhựa).
- Phương thức khai thác: Đối với
rừng trồng chặt trắng theo đám hoặc theo băng nếu rừng có mức xung yếu phòng hộ
là xung yếu, khai thác trắng khi có mức độ xung yếu phòng hộ là ít xung yếu.
Đối với tỉa thưa rừng thông nhựa chặt tỉa những cây bài chặt.
- Khối lượng: 39.800 m3;
trong đó khai thác từ rừng trồng Bạch đàn, keo là 700 ha tương ứng 35.000 m3,
khai thác tỉa thưa rừng thông nhựa là 320 ha tương ứng 4.800 m3.
* Khai thác lâm sản ngoài gỗ
- Nhựa thông
+ Đối tượng: khai thác chính rừng
Thông nhựa trồng từ 15 tuổi trở lên; khai thác tỉa thưa ở những diện tích từ
tuổi 10 đến dưới 15.
+ Khối lượng: 2958 tấn, trong đó
giai đoạn 2011 – 2015 khai thác chính 120; sau năm 2015 khai thác chính 165 ha.
- Hạt giẻ
+ Đối tượng: Rừng Giẻ tự nhiên.
+ Khối lượng: 390 tấn
+ Lâm sản khác: 26 tấn
- Tiến độ khai thác LSNG.
c) Phát triển rừng: xác định các
nội dung khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng mới tập trung, cho từng loại rừng:
phòng hộ, đặc dụng, sản xuất.
Thí dụ với xã QL nêu trên:
- Đơn vị rừng phòng hộ: Khoanh nuôi
tái sinh tự nhiên rừng: 327 ha trạng thái IC (từ 2008 đến 2012), ở giai đoạn
sau là rừng cần bảo vệ.
- Đơn vị rừng sản xuất:
+ Trồng rừng tập trung:
Trồng mới (giai đoạn 2011-2015 là
kết thúc): 80 ha, trong đó trạng thái IB: 60 ha cộng với trạng thái IC: 20 ha;
Bình quân 15 ha/năm.
Trồng lại rừng sau khai thác: 670
ha.
- Trồng cây phân tán: dự kiến là
0,1 triệu cây hàng năm trên các tuyến đường đồng ruộng, trường học, liên thôn,
liên xã.
d) Các hoạt động khác (nếu có)
- Xây dựng hạ tầng cơ sở: xác định
khối lượng, vốn đầu tư làm mới hay sửa chữa đường lâm nghiệp, hệ thống phòng
chống lửa rừng, vườn ươm …
2.6. Xác định các giải pháp thực
hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo các nội dung chính:
- Bảo vệ rừng;
- Phát triển rừng;
- Khai thác sử dụng rừng;
- Giống;
- Vốn …
2.7. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư
theo nguồn vốn, theo giai đoạn đầu tư (theo thời giá hiện tại) và các giải pháp
huy động vốn):
Thí dụ khái toán vốn cho Xã QL nêu
trên như sau:
* Bảo vệ rừng: 2500 ha (bình quân
hàng năm) x 100.000 đ/ha x 10 năm = 2.500,0 triệu đồng
* Trồng rừng: 750 ha x 10 triệu đ/ha
= 7.500,0 triệu đồng.
* Xây dựng cơ bản:
- Đường Lâm nghiệp: 13 km x 50
triệu đ/km = 650,0 triệu đồng.
- Chòi canh: 3 cái x 25 triệu đ/cái
= 75,0 triệu đồng.
- Băng cản lửa: 12 km x 10 triệu đ/km
= 120,0 triệu đồng
2.8. Xây dựng dự thảo báo cáo quy
hoạch bảo vệ và phát triển rừng xã theo Mẫu
01B/BCQH và biểu quy định tại Phần II của Phụ lục kèm theo Thông tư này.
2.9. Tập hợp và in các bản đồ (nếu
cần), bao gồm 2 loại: Bản đồ hiện trạng rừng và bản đồ quy hoạch ba loại rừng
của địa phương.
II. QUY HOẠCH
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CẤP HUYỆN
1. Trình tự
1.1. Tổ chức xây dựng quy hoạch bảo
vệ và phát triển rừng
Trước 6 tháng của kỳ quy hoạch mới,
Ủy ban nhân dân huyện tổ chức việc lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của
địa phương; Hạt Kiểm lâm huyện là cơ quan chủ trì phối hợp cùng các ban ngành
liên quan thực hiện xây dựng quy hoạch bảo vệ phát triển rừng.
1.2. Điều tra thu thập thông tin
theo quy định tại điểm 1.2, khoản 1, mục I, Phần này.
1.3. Tổng hợp thông tin và xây dựng
dự thảo hồ sơ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng: theo quy định tại điểm 1.3, khoản
1, mục I, Phần này.
1.4. Hoàn thiện và trình duyệt quy
hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện
a) Ủy ban nhân dân huyện tổ chức
lấy ý kiến đóng góp của các ban ngành và Ủy ban nhân dân các xã có liên quan
(nếu cần); các ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng, các doanh nghiệp lâm
nghiệp trên địa bàn để hoàn thiện báo cáo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
của địa phương;
b) Thẩm định và trình duyệt: thực
hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật bảo vệ và phát triển
rừng và Điều 13 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng
3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng.
2. Nội dung
2.1. Khái quát tình hình hiện trạng
rừng và sử dụng đất lâm nghiệp.
2.2. Đề nghị Điều chỉnh quy hoạch
rừng và đất lâm nghiệp, Dự báo diễn biến diện tích và phân bố các trạng thái
rừng trong kỳ quy hoạch theo các loại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản
xuất.
2.3. Xác định phương hướng, mục
tiêu, nhiệm vụ bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng trong thời kỳ quy hoạch: căn
cứ vào quy hoạch bảo vệ phát triển rừng, định hướng phát triển kinh tế xã hội
và tình hình tài nguyên rừng của địa phương để xác định một số chỉ tiêu chủ
yếu: bảo vệ rừng; trồng rừng mới tập trung; khai thác gỗ; khai thác lâm sản
ngoài gỗ …
2.4. Xác định các biện pháp kỹ
thuật chủ yếu, tiến độ thực hiện và vốn đầu tư về bảo vệ, phát triển các loại
rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất, gồm có:
a) Bảo vệ rừng (rừng tự nhiên, rừng
trồng) năm đầu kỳ và năm cuối kỳ bao gồm: bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, sản
xuất hiện có, chú ý là diện tích này có biến động hàng năm do khai thác, trồng
mới làm giảm hoặc tăng;
b) Khai thác rừng
- Đối tượng và sản lượng khai thác
rừng tự nhiên (khai thác chính, khai thác tận dụng); năm đầu, năm cuối và bình
quân cả kỳ quy hoạch;
- Đối tượng và sản lượng khai thác
rừng trồng năm đầu, năm cuối và bình quân cả kỳ quy hoạch;
- Tiến độ khai thác LSNG.
c) Phát triển rừng: xác định các
nội dung khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng mới tập trung, cho từng loại rừng:
phòng hộ, đặc dụng, sản xuất;
d) Các hoạt động khác (nếu có): Xây
dựng hạ tầng cơ sở: xác định khối lượng, vốn đầu tư đường lâm nghiệp, hệ thống
phòng chống lửa rừng, vườn ươm ..;
2.5. Xác định các giải pháp thực
hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo các nội dung chính:
- Bảo vệ rừng;
- Phát triển rừng;
- Khai thác sử dụng rừng;
- Giống;
- Vốn …
2.6. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư
theo nguồn vốn, theo giai đoạn đầu tư và các giải pháp huy động vốn: dự tính
theo thời giá hiện tại.
2.7. Xác định danh mục các dự án ưu
tiên cần đầu tư trọng điểm (nếu có), trong đó cần xác định mục đích dự án, dự
kiến quy mô đầu tư, thời gian thực hiện.
III. QUY HOẠCH
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CẤP TỈNH
1. Trình tự
1.1. Tổ chức xây dựng quy hoạch bảo
vệ và phát triển rừng
- Trước 1 năm của kỳ quy hoạch mới,
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của
địa phương;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (trực tiếp là Chi cục Lâm nghiệp; Phòng Kế hoạch hoặc Phòng Lâm nghiệp của
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở những nơi không có Chi cục Lâm nghiệp)
là cơ quan chủ trì phối hợp cùng các sở, ban ngành liên quan tham mưu giúp Ủy
ban nhân dân tỉnh trong triển khai thực hiện xây dựng quy hoạch bảo vệ phát
triển rừng;
- Trường hợp cần sự hỗ trợ của tư
vấn trong quá trình lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cho tỉnh, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực về quy
hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
1.2. Điều tra thu thập thông tin
a) Các thông tin cần thu thập:
- Về tài liệu:
+ Số liệu, tài liệu về quy hoạch 3
loại rừng tại thời điểm làm quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; Kết quả theo
dõi diễn biến tài nguyên rừng hàng năm; kết quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
lâm nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
+ Tình hình thực hiện quy hoạch, kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước;
+ Niên giám thống kê hàng năm;
+ Các kết quả Điều tra và thông tin
về khí hậu, thủy văn v.v….;
+ Những văn bản pháp luật và chính
sách; các tài liệu, văn kiện của trung ương và địa phương có liên quan đến lâm
nghiệp;
+ Báo cáo quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội; các dự án đầu tư, phương án Điều chế rừng của các chủ
quản lý …;
+ Báo cáo quy hoạch các ngành khác
có liên quan (Đất đai, Giao thông, Thủy điện, Thủy lợi v.v…);
- Về bản đồ: Bản đồ hiện trạng
rừng, bản đồ quy hoạch ba loại rừng và Bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
b) Yêu cầu thông tin:
- Thời gian Điều tra thu thập quá
hai (02) năm trở về trước đối với thông tin về Điều kiện tự nhiên và tài nguyên
rừng và không quá mộ (01) năm đối với các thông tin về Điều kiện kinh tế - xã
hội;
- Đơn vị thống kê số liệu phục vụ
cho lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh là huyện và chủ quản lý
rừng.
c) Tình hình hiện trạng rừng và đất
lâm nghiệp được sử dụng chủ yếu các số liệu thống kê, kiểm kê rừng và đất lâm
nghiệp, trên cơ sở bản đồ hiện trạng rừng và nếu cần thì tiến hành Điều tra bổ
sung. Phương pháp Điều tra bổ sung, thực hiện theo Quy phạm thiết kế kinh doanh
rừng (QPN 6-84) ban hành kèm theo Quyết định số 682/QĐ-KT, ngày 01 tháng 8 năm
1984 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong
đó tập trung Điều tra xác định đất trống có khả năng trồng rừng và rừng tự
nhiên là rừng sản xuất nghèo kiệt cần cải tạo.
1.3. Phân tích, tổng hợp thông tin
và xây dựng dự thảo hồ sơ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
1.4. Hoàn thiện và trình duyệt.
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các ban ngành và Ủy
ban nhân dân các huyện có liên quan (nếu cần); các ban quản lý rừng phòng hộ và
đặc dụng, các công ty, doanh nghiệp sản xuất lâm nghiệp và tổng hợp bổ sung
hoàn thiện báo cáo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
b) Thẩm định và trình duyệt: thực
hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật bảo vệ và phát triển
rừng và Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày
03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng.
2. Nội dung
2.1. Khái quát tình hình về Điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch sử dụng đất,
hiện trạng tài nguyên rừng.
2.2. Đánh giá tình hình thực hiện
quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước:
- Đánh giá khái quát thực trạng tổ
chức sản xuất, kết quả các hoạt động sản xuất chủ yếu, tình hình đầu tư, khoa
học công nghệ, lao động …; những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân;
- Dự báo nhu cầu về lâm sản và thị
trường tiêu thụ lâm sản; nhu cầu về các dịch vụ môi trường; dự báo về tiến bộ
khoa học kỹ thuật áp dụng trong lâm nghiệp.
2.3. Phân tích, tổng hợp thông tin
và xây dựng dự thảo hồ sơ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
a) Phân tích và tổng hợp thông tin:
- Đặc điểm tài nguyên rừng và đất
lâm nghiệp, hiện trạng và diễn biến tài nguyên rừng; những thuận lợi, khó khăn
đối với bảo vệ và phát triển rừng;
- Tình hình phát triển kinh tế xã
hội chung của tỉnh. Tình hình quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng; giải
quyết việc làm; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tình hình đầu tư và hợp tác
quốc tế (nếu có) ..; nhận xét những tồn tại, yếu kém, nguyên nhân;
- Dự báo các Điều kiện, yếu tố ảnh
hưởng đến bảo vệ và phát triển rừng như dự báo về môi trường, phát triển dân
số, nhu cầu lâm sản tiêu dùng nội tỉnh và xuất khẩu, dự báo tiến bộ khoa học
công nghệ lâm nghiệp;
- Xác định phương hướng, mục tiêu,
nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng; căn cứ vào chiến lược, quy hoạch phát triển
lâm nghiệp toàn quốc, cụ thể các nội dung sau trên địa bàn tỉnh;
+ Phương hướng phát triển lâm
nghiệp: Căn cứ vào chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn
2006-2020, định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và những phân tích,
tổng hợp thông tin trên để xác định phương hướng phát triển lâm nghiệp của tỉnh.
Xác định cụ thể phương hướng phát triển cho từng loại (rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng và rừng sản xuất); phương hướng về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng
rừng và chế biến lâm sản;
+ Mục tiêu về môi trường, kinh tế,
xã hội và quốc phòng an ninh;
+ Đối với từng mục tiêu, xác định
các nhiệm vụ cụ thể cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu; những nhiệm vụ này
phải được thể hiện bằng các chỉ tiêu khối lượng sản xuất về bảo vệ, trồng rừng,
khai thác, chế biến lâm sản. v.v….
- Đánh giá các giải pháp về cơ chế
chính sách trong các lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (chính sách
đất đai, tín dụng, đầu tư và huy động các nguồn tài chính, đổi mới hệ thống sản
xuất kinh doanh, quyền lợi và nghĩa vụ người làm rừng …) và đề xuất các giải
pháp phù hợp;
- Đề xuất các dự án ưu tiên nhằm cụ
thể hóa ba (03) Chương trình phát triển và hai (02) Chương trình hỗ trợ trong
Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia tại địa phương.
- Xây dựng tiến độ triển khai thực
hiện các nội dung quy hoạch và tổ chức thông tin, cơ chế theo dõi giám sát thực
hiện quy hoạch.
b) Xây dựng dự thảo báo cáo quy
hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Nội dung thực hiện theo Mẫu 01A/BCQH và biểu được hướng dẫn tại Phần I
của Phụ lục kèm theo Thông tư này.
c) Xây dựng bản đồ quy hoạch ba
loại rừng (nếu chưa có), bản đồ quy hoạch phát triển 3 loại rừng đến cuối kỳ
quy hoạch.
Ngoài các yếu tố nền địa hình, bản
đồ phải thể hiện các nội dung sau đây:
- Ranh giới đơn vị hành chính
huyện, xã và tiểu khu rừng;
- Ranh giới quy hoạch ba loại rừng:
đặc dụng, phòng hộ, sản xuất;
- Ranh giới hiện trạng các lô rừng
và đất rừng;
- Ranh giới và vị trí cơ quan quản
lý của các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, khu rừng sản xuất, doanh nghiệp
lâm nghiệp, lực lượng vũ trang … (các chủ rừng có diện tích quản lý tối thiểu từ
50 héc-ta trở lên);
2.4. Những Điều chỉnh quy hoạch đất
lâm nghiệp và quy hoạch lại 3 loại rừng (nếu có); tổng hợp diện tích các loại
rừng và đất rừng để phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất đến từng huyện, chủ
rừng.
2.5. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ
bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng trong thời kỳ quy hoạch.
2.6. Xác định khối lượng (đến huyện
và chủ rừng); biện pháp kỹ thuật chủ yếu, tiến độ thực hiện và vốn đầu tư cho
các loại rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất theo các hạng mục:
a) Bảo vệ rừng (rừng tự nhiên, rừng
trồng) – Năm đầu kỳ và năm cuối kỳ.
b) Phát triển rừng:
- Khoanh nuôi tái sinh rừng (trong
đó có trồng bổ sung);
- Trồng rừng tập trung (trồng mới 3
loại rừng, trồng lại rừng sản xuất sau khai thác, trồng rừng trong cải tạo rừng
tự nhiên là rừng sản xuất nghèo kiệt);
- Làm giàu rừng;
- Trồng cây phân tán.
c) Khai thác rừng:
- Đối tượng và sản lượng khai thác
rừng tự nhiên (khai thác chính, khai thác tận dụng) năm đầu, năm cuối và bình
quân cả kỳ quy hoạch.
- Đối tượng và sản lượng khai thác
rừng trồng năm đầu, năm cuối và bình quân cả kỳ quy hoạch.
d) Chế biến gỗ và lâm sản:
- Quy hoạch vùng nguyên liệu và sản
lượng khai thác cho các loại hình chế biến - năm đầu, năm cuối của kỳ quy
hoạch;
- Dự kiến phát triển năng lực chế
biến từng năm trong kỳ quy hoạch.
đ) Các hoạt động khác
- Xây dựng hạ tầng cơ sở: xác định
khối lượng, vốn đầu tư đường lâm nghiệp, hệ thống phòng chống lửa rừng…; xác
định vị trí, quy mô diện tích và nhiệm vụ của các rừng giống, vườn giống, vườn
ươm …
- Dịch vụ môi trường rừng: Du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng, giữ nước, bảo vệ hồ đập thủy điện … (nếu có).
2.7. Xác định các giải pháp thực
hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
- Các giải pháp về cơ chế, chính
sách, khoa học công nghệ, đặc biệt là các giải pháp kỹ thuật lâm sinh, thâm
canh rừng trồng, làm giàu rừng; giáo dục đào tạo; khuyến lâm … và đề xuất các
phương án thực hiện;
- Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư theo
nguồn vốn, theo giai đoạn và các giải pháp huy động vốn;
- Xác định danh mục các dự án ưu
tiên cần đầu tư trọng điểm, trong đó cần xác định mục đích dự án, dự kiến quy
mô đầu tư, thời gian thực hiện;
- Xác định trách nhiệm của các ban
ngành trong thực hiện quy hoạch và cơ chế theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả
thực hiện.
2.8. Dự đoán hiệu quả của quy hoạch
bảo vệ và phát triển rừng về kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng.
Phần 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. TRÁCH NHIỆM CÁC NGÀNH, CÁC
CẤP
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu
trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo
vệ phát triển rừng theo tinh thần Thông tư này tại địa phương.
2. Cục Lâm nghiệp chủ trì và phối
hợp với Cục Kiểm lâm, Vụ Kế hoạch và các cơ quan liên quan khác thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, kiểm tra thực hiện Thông tư này trên
phạm vi toàn quốc.
3. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, phối hợp với
các đơn vị liên quan, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về xây dựng quy hoạch, kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng các cấp; Hạt Kiểm lâm có trách nhiệm tham mưu
cho Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm trong việc tổ
chức triển khai, kiểm tra thực hiện Thông tư này.
II. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ BÁO
BÁO KẾT QUẢ
Việc kiểm tra, đánh giá và báo cáo
kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của Ủy ban nhân
dân cấp các cấp được thực hiện theo quy định tại các điểm b, điểm
c, điểm d, khoản 2 và khoản 3, Điều 18 của Nghị định số 23/2006/NĐ-CP.
III. KINH PHÍ
Ngân sách nhà nước đảm bảo cho việc
lập quy hoạch và kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
IV. HIỆU LỰC THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực sau 15
ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm thực
hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có
khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời sửa đổi, bổ sung./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hứa Đức Nhị
|
PHỤ LỤC
(kèm
theo Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008)
Phần I
LẬP QUY HOẠCH BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CẤP TỈNH
I.
MẪU
1.
Mẫu số 01A/BCQH
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
BÁO
CÁO QUY HOẠCH
BẢO
VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN ……..
TỈNH………..
|
Ngày
… tháng … năm ….
CƠ QUAN LẬP QUY HOẠCH
(Ký tên, đóng dấu)
|
………,
tháng … năm …
|
ĐẶT
VẤN ĐỀ
Phần
I. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG
I. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ
1. Những văn bản của nhà nước
2. Những văn bản của địa phương
II. CÁC TÀI LIỆU SỬ DỤNG
1. Điều tra chuyên đề
2. Thông tin tư liệu khác
Phần
II. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI
NGUYÊN RỪNG
1. Khái quát đặc điểm tự nhiên
(trình bày rất tóm tắt)
- Vị trí địa lý
- Địa hình địa thế
- Khí hậu
- Thủy văn
- Đất đai
2. Hiện trạng tài nguyên rừng
(trình bày chủ yếu bằng các bảng biểu
tổng hợp)
- Hiện trạng quy hoạch sử dụng đất
lâm nghiệp (hay quy hoạch 3 loại rừng)
+ Rừng đặc dụng (loại rừng đặc
dụng, diện tích các trạng thái rừng, đất chưa có rừng …)
+ Rừng phòng hộ (loại rừng phòng
hộ, diện tích các trạng thái rừng, đất chưa có rừng …)
+ Rừng sản xuất (diện tích các
trạng thái rừng, đất chưa có rừng …)
●
Sản xuất gỗ lớn,
●
Sản xuất gỗ nhỏ, nguyên liệu …
●
Lâm sản ngoài gỗ …
- Diện tích đất lâm nghiệp theo chủ
quản lý
- Tình hình tái sinh phục hồi rừng
- Động thực vật rừng
- Lâm sản ngoài gỗ
- Đánh giá diễn biến diện tích rừng
II. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ -
XÃ HỘI
1. Nguồn nhân lực: dân tộc, dân số,
lao động
2. Thực trạng kinh tế xã hội
2.1. Về kinh tế: nông nghiệp, công
nghiệp, chăn nuôi, thủy sản …
2.2. Cơ sở hạ tầng: Giao thông,
thủy lợi, xây dựng, năng lượng …
2.3. Văn hóa xã hội: Thực trạng y
tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, thông tin ….
III. THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT
TRIỂN RỪNG
1. Kết quả các hoạt động sản xuất
lâm nghiệp
(trình bày chủ yếu bằng các bảng biểu)
1.1. Tình hình giao rừng, giao đất
lâm nghiệp.
1.2. Kết quả hoạt động sản xuất:
bảo vệ, trồng rừng, khoanh nuôi, khai thác …
1.3. Hoạt động các dự án lâm
nghiệp.
1.4. Tổ chức quản lý và sản xuất
kinh doanh.
1.5. Hoạt động chế biến gỗ và lâm
sản: Kết quả nguồn nguyên liệu, chế biến, xuất khẩu.
1.6. Các hoạt động sản xuất lâm
nghiệp khác.
2. Những tồn tại và nguyên nhân.
IV. NHỮNG LỢI THẾ, HẠN CHẾ VÀ
THÁCH THỨC
Phần
III. QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
I. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN (trình
bày những nét chính)
II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÂM
NGHIỆP
III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ
1. Mục tiêu:
2. Nhiệm vụ
IV. QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT
TRIỂN RỪNG
1. Bảo vệ rừng (trong đó có khoán
bảo vệ rừng)
2. Phát triển rừng
2.1. Khoanh nuôi tái sinh rừng
trong đó có khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và khoanh nuôi có trồng bổ sung
2.2. Trồng rừng: Trồng rừng mới,
trồng lại rừng sau khai thác rừng trồng và trồng rừng trong cải tạo rừng
2.3. Làm giàu rừng
3. Khai thác rừng
3.1. Gỗ gồm có khai thác chính,
khai thác tận dụng …
3.2. Lâm sản ngoài gỗ
(Chú ý: Các nội dung trên đều phải
xác định đối tượng, khối lượng, biện pháp kỹ thuật chủ yếu và tiến độ thực hiện
cho 3 loại rừng: đặc dụng, phòng hộ, sản xuất).
4. Chế biến gỗ
- Nhiệm vụ, khối lượng nguyên liệu
chế biến
- Loại sản phẩm
- Nhu cầu trang thiết bị theo giai
đoạn
5. Các hoạt động khác
5.1. Xây dựng vườn, trại rừng và
trồng cây phân tán: Đối tượng; diện tích, biện pháp kỹ thuật, tiến độ thực
hiện.
5.2. Xây dựng vườn ươm, rừng giống:
Vị trí; diện tích xây dựng; sản lượng cây giống; biện pháp kỹ thuật.
5.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng: đường
lâm nghiệp, hệ thống phòng chống lửa rừng …
5.4. Sản xuất nông – ngư nghiệp,
hoạt động du lịch …
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Về tổ chức quản lý và tổ chức
sản xuất
2. Giao đất giao rừng
3. Về khoa học và công nghệ, giáo
dục đào tạo và khuyến lâm
4. Giải pháp về vận dụng hệ thống
chính sách.
5. Về vốn.
6. Về phát triển nguồn nhân lực
7. Hỗ trợ của các ngành và hợp tác
quốc tế.
VI. TỔNG HỢP ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ
1. Tổng hợp đầu tư
1.1. Theo hạng mục
- Bảo vệ, phát triển rừng.
- Khai thác, sử dụng rừng
- Xây dựng cơ bản …
1.2. Theo giai đoạn
1.3. Theo nguồn vốn
2. Nhu cầu lao động
3. Hiệu quả
- Hiệu quả về môi trường
- Hiệu quả về kinh tế, xã hội, an
ninh quốc phòng.
VII. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
Xác định danh mục các dự án ưu tiên
(Tên dự án; mục đích; quy mô; nội dung; thời gian thực hiện) theo các Chương
trình trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia.
Phần
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Nhiệm vụ các sở, ban, ngành trong
tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch.
II. GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ
1. Các chỉ số, chỉ tiêu đánh giá
theo thời gian và mục tiêu kết quả
2. Tiến trình, kế hoạch giám sát
đánh giá.
Phần
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Phụ lục
2.
Mẫu số 03/TTQH
ỦY
BAN NHÂN DÂN …1
Số:
……………../TTr-UB
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
|
|
…..,
ngày … tháng … năm …
|
TỜ
TRÌNH
Về
việc đề nghị xét duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
tỉnh
………. [1]
Kính
gửi: ……………………………………[2]
Ủy ban nhân dân …… 1
trình …….2 xét duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn
……. của …….1 với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. Hồ sơ trình xét duyệt kèm theo
Tờ trình gồm:
1. Báo cáo quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng (báo cáo chính thức và tóm tắt);
2. Bản đồ hiện trạng rừng và sử
dụng đất;
3. Bản đồ quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng;
II. Đánh giá kết quả thực hiện quy
hoạch giai đoạn trước
1. Kết quả chủ yếu
2. Tồn tại và nguyên nhân
III. Hiện trạng rừng và sử dụng đất
1. Diện tích rừng và các loại đất,
loại rừng.
2. Trữ lượng rừng
3. Quy hoạch ba loại rừng
IV. Nội dung quy hoạch bảo vệ và
phát triển rừng
1. Mục tiêu, nhiệm vụ
2. Quy hoạch bảo vệ và phát triển
rừng
2.1. Bảo vệ rừng
2.2. Phát triển rừng
a) Khoanh nuôi
b) Trồng rừng: trồng rừng mới;
trồng lại rừng sau khai thác rừng trồng; trồng rừng trong cải tạo rừng
c) Làm giàu rừng
2.3. Khai thác rừng
a) Gỗ
b) Lâm sản ngoài gỗ
2.4. Chế biến gỗ:
2.5. Các hoạt động khác
……..
V. Tổng hợp vốn đầu tư và nguồn vốn
............................................................................................................................................
VI. Các giải pháp thực hiện
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ủy ban nhân dân ……….. 1
kính trình …………..2 xét duyệt./.
Nơi nhận
- Như trên;
- …
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
|
Chú ý: Tờ trình thực chất là một
văn bản tóm tắt những nội dung chủ yếu của quy hoạch, do vậy yêu cầu thể hiện
đơn giản, ngắn gọn và trong phạm vi từ 4 đến 5 trang.
II.
HỆ THỐNG BIỂU
LẬP
QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CẤP TỈNH
Biểu
01/HT
HIỆN
TRẠNG DIỆN TÍCH ĐẤT LÂM NGHIỆP NĂM ….
Đơn
vị: ha
Loại
đất, loại rừng
|
Diện
tích
|
Phân
theo đơn vị hành chính
|
A
|
B
|
C
|
…
|
…
|
…
|
Tổng
diện tích tự nhiên
|
|
|
|
|
|
|
|
A. Đất nông nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
|
I. Đất sản xuất nông nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Đất lâm nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Đất rừng đặc dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
a) Đất có rừng
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng tự nhiên
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng trồng
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Đất chưa có rừng
|
|
|
|
|
|
|
|
- IA
|
|
|
|
|
|
|
|
- IB
|
|
|
|
|
|
|
|
- IC
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Đất rừng phòng hộ
|
|
|
|
|
|
|
|
a) Đất có rừng
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng tự nhiên
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng trồng
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Đất chưa có rừng
|
|
|
|
|
|
|
|
- IA
|
|
|
|
|
|
|
|
- IB
|
|
|
|
|
|
|
|
- IC
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Đất rừng sản xuất
|
|
|
|
|
|
|
|
a) Đất có rừng
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng tự nhiên
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng trồng
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Đất chưa có rừng
|
|
|
|
|
|
|
|
- IA
|
|
|
|
|
|
|
|
- IB
|
|
|
|
|
|
|
|
- IC
|
|
|
|
|
|
|
|
B. Đất phi nông nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
|
C. Đất chưa sử dụng khác
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Biểu này kế thừa kết quả
rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg.
Biểu
02/HT
HIỆN
TRẠNG DIỆN TÍCH CÁC LOẠI RỪNG THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
Đơn
vị: ha
Loại
rừng
|
Diện
tích
|
Phân
theo đơn vị hành chính
|
A
|
B
|
C
|
D
|
…
|
…
|
A. Tổng diện tích rừng
|
|
|
|
|
|
|
|
I. Rừng tự nhiên
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Rừng gỗ lá rộng
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng giàu
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng trung bình
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng nghèo
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng phục hồi
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Rừng hỗn giao
|
|
|
|
|
|
|
|
- Gỗ + Tre nứa
|
|
|
|
|
|
|
|
- Lá rộng + Lá kim
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Rừng tre nứa t/loại
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Rừng lá kim
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Rừng ngập mặn
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Rừng núi đá …
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Rừng trồng
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng gỗ có trữ lượng
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng gỗ chưa có TL
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng tre nứa
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng đặc sản …
|
|
|
|
|
|
|
|
B. Rừng đặc dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
I. Rừng tự nhiên
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Rừng gỗ lá rộng
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng trung bình
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng nghèo
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng phục hồi
|
|
|
|
|
|
|
|
C. Rừng phòng hộ
|
|
|
|
|
|
|
|
I. Rừng tự nhiên
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Rừng gỗ lá rộng
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng giàu
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng trung bình
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng nghèo
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng phục hồi
|
|
|
|
|
|
|
|
D. Rừng sản xuất
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Rừng gỗ lá rộng
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng giàu
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng trung bình
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng nghèo
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng phục hồi
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Biểu này kế thừa từ kết
quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg.
Biểu
03/HT
HIỆN
TRẠNG TRỮ LƯỢNG CÁC LOẠI RỪNG THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
Đơn
vị: gỗ m3, tre nứa 1.000 cây
Loại
rừng
|
Tổng
trữ lượng
|
Phân
theo đơn vị hành chính
|
A
|
B
|
C
|
D
|
…
|
…
|
A. Tổng trữ lượng rừng
|
|
|
|
|
|
|
|
I. Rừng tự nhiên
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Rừng gỗ lá rộng
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng giàu
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng trung bình
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng nghèo
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng phục hồi
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Rừng hỗn giao
|
|
|
|
|
|
|
|
- Gỗ + Tre nứa
|
|
|
|
|
|
|
|
- Lá rộng + Lá kim
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Rừng tre nứa t/loại
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Rừng lá kim
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Rừng ngập mặn
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Rừng núi đá …
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Rừng trồng
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng gỗ có trữ lượng
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng tre nứa
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng đặc sản …
|
|
|
|
|
|
|
|
B. Rừng đặc dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
I. Rừng tự nhiên
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Rừng gỗ lá rộng
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng trung bình
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng nghèo
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng phục hồi
|
|
|
|
|
|
|
|
C. Rừng phòng hộ
|
|
|
|
|
|
|
|
I. Rừng tự nhiên
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Rừng gỗ lá rộng
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng giàu
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng trung bình
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng nghèo
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng phục hồi
|
|
|
|
|
|
|
|
D. Rừng sản xuất
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Rừng gỗ lá rộng
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng giàu
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng trung bình
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng nghèo
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng phục hồi
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu
07/QH
TỔNG
HỢP ĐẦU TƯ THEO GIAI ĐOẠN VÀ NGUỒN VỐN
Giai
đoạn
|
Hạng
mục
|
Tổng
cộng
|
Phân
theo nguồn vốn
|
B.
quân năm
|
NN
|
DN
|
.....
|
Tổng
cộng 2008 -2010
|
Tổng
cộng
|
|
|
|
|
|
1. Bảo vệ rừng
|
|
|
|
|
|
2. Phát triển rừng
|
|
|
|
|
|
- Khoanh nuôi
|
|
|
|
|
|
- Trồng rừng
|
|
|
|
|
|
- Cải tạo rừng
|
|
|
|
|
|
- Làm giàu rừng
|
|
|
|
|
|
3. Khai thác rừng
|
|
|
|
|
|
- Gỗ
|
|
|
|
|
|
- Lâm sản ngoài gỗ
|
|
|
|
|
|
4. Hoạt động khác
|
|
|
|
|
|
2011
- 2015
|
Tổng
cộng
|
|
|
|
|
|
1. Bảo vệ rừng
|
|
|
|
|
|
2. Phát triển rừng
|
|
|
|
|
|
- Khoanh nuôi
|
|
|
|
|
|
- Trồng rừng
|
|
|
|
|
|
- Cải tạo rừng
|
|
|
|
|
|
- Làm giàu rừng
|
|
|
|
|
|
3. Khai thác rừng
|
|
|
|
|
|
- Gỗ
|
|
|
|
|
|
- Lâm sản ngoài gỗ
|
|
|
|
|
|
4. Hoạt động khác
|
|
|
|
|
|
2015
- 2020
|
Tổng
cộng
|
|
|
|
|
|
1. Bảo vệ rừng
|
|
|
|
|
|
2. Phát triển rừng
|
|
|
|
|
|
- Khoanh nuôi
|
|
|
|
|
|
- Trồng rừng
|
|
|
|
|
|
- Cải tạo rừng
|
|
|
|
|
|
- Làm giàu rừng
|
|
|
|
|
|
3. Khai thác rừng
|
|
|
|
|
|
- Gỗ
|
|
|
|
|
|
- Lâm sản ngoài gỗ
|
|
|
|
|
|
4. Hoạt động khác
|
|
|
|
|
|
Phần II
LẬP QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CẤP HUYỆN VÀ
XÃ
I.
MẪU
1.
Mẫu số 01B/BCQH
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
BÁO
CÁO QUY HOẠCH
BẢO
VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN ……..
HUYỆN/XÃ
……..
|
Ngày
… tháng … năm ….
CƠ QUAN LẬP QUY HOẠCH
(Ký tên, đóng dấu)
|
………,
tháng … năm …
|
ĐẶT
VẤN ĐỀ
Phần
I. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG
1. Hiện trạng sử dụng đất lâm
nghiệp
(trình bày chủ yếu bằng các bảng biểu
tổng hợp)
- Diện tích, trữ lượng các loại
rừng
- Diện tích đất chưa có rừng
- Diện tích đất lâm nghiệp theo chủ
quản lý.
- Tình hình tái sinh phục hồi rừng
- Khai thác gỗ
- Lâm sản ngoài gỗ
2. Quy hoạch sử dụng đất đai chung
3. Quy hoạch ba loại rừng
3.1. Rừng đặc dụng (loại rừng đặc
dụng, diện tích các trạng thái rừng, đất chưa có rừng …)
3.2. Rừng phòng hộ (loại rừng phòng
hộ, diện tích các trạng thái rừng, đất chưa có rừng …)
3.3. Rừng sản xuất (diện tích các
trạng thái rừng, đất chưa có rừng …)
- Sản xuất gỗ lớn.
- Sản xuất gỗ nhỏ, nguyên liệu …
- Lâm sản ngoài gỗ …
4. Tình hình các hoạt động bảo vệ
và phát triển rừng
- Tổ chức quản lý và sản xuất kinh
doanh
- Kết quả hoạt động: bảo vệ, khoanh
nuôi, trồng, khai thác rừng ,… và các dự án lâm nghiệp
- Những tồn tại trong công tác bảo
vệ và phát triển rừng, nguyên nhân và bài học chủ yếu.
Phần
II. QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ
1. Mục tiêu
2. Nhiệm vụ
II. QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT
TRIỂN RỪNG
1. Bảo vệ rừng
2. Phát triển rừng
2.1. Khoanh nuôi trong đó có khoanh
nuôi tái sinh tự nhiên và khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung
2.2. Trồng rừng gồm trồng rừng mới;
trồng lại rừng trồng sau khai thác và trồng rừng trong cải tạo rừng
2.3. Làm giàu rừng
3. Khai thác rừng
3.1. Khai thác gỗ: khai thác chính
và khai thác tận thu …
3.2. Lâm sản ngoài gỗ
(Chú ý: Các nội dung trên đều phải
xác định đối tượng, khối lượng và tiến độ thực hiện cho các chủ quản lý rừng và
3 loại rừng).
4. Chế biến gỗ:
- Nhiệm vụ, khối lượng nguyên liệu
chế biến
- Loại sản phẩm.
Phần
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Một số giải pháp mang tính chất gợi
ý:
1. Tiếp tục hoàn thiện giao rừng và
đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cộng đồng.
2. Tổ chức quản lý, bảo vệ rừng, sử
dụng và phát triển rừng.
3. Phát triển nguồn nhân lực: Bổ
sung, tăng cường năng lực cho cán bộ lâm nghiệp xã, kiểm lâm địa bàn và xây
dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn.
4. Ứng dụng khoa học công nghệ, sản
xuất giống cây lâm nghiệp; đẩy mạnh khuyến lâm, chuyển giao công nghệ mới; đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng.
5. Xây dựng hạ tầng cơ sở: đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng quản lý bảo vệ rừng kết hợp giao thông lâm nghiệp và các
trang thiết bị như vi tính, GPS, điện thoại …
Phần
IV. TỔNG HỢP ĐẦU TƯ
- Theo hạng mục: bảo vệ, phát
triển, khai thác và các hoạt động khác
- Theo giai đoạn
Phần
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Nhiệm vụ các ban, ngành và các đơn
vị hành chính trong tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch
II. GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ
1. Các chỉ số, chỉ tiêu đánh giá
theo thời gian và mục tiêu kết quả
2. Tiến trình, kế hoạch giám sát
đánh giá
Kết luận và kiến nghị
2.
Mẫu số 03/TT-QH
(giống như mẫu trong lập quy hoạch
của tỉnh)
II. BIỂU TRONG LẬP QUY HOẠCH
Sử dụng các biểu như trong lập quy
hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh sau đây:
1. Biểu hiện trạng gồm có:
- Biểu 01/HT. Hiện trạng diện tích
đất lâm nghiệp năm …
- Biểu 04/HT . Hiện trạng đất lâm
nghiệp theo chủ quản lý
- Biểu 05/HT. Hiện trạng trữ lượng
rừng phân theo chủ quản lý
2. Biểu quy hoạch gồm có:
- Biểu 01/QH. Quy hoạch đất lâm
nghiệp
- Biểu 02/QH. Quy hoạch đất lâm
nghiệp theo chủ quản lý.
- Biểu 05/QH. Quy hoạch khối lượng
sản xuất theo chủ quản lý
- Biểu 06/QH. Tổng hợp vốn đầu tư
theo chủ quản lý.
Phần III
LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CẤP TỈNH
I.
MẪU
1.
Mẫu số 02B/BCKH
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------
BÁO
CÁO KẾ HOẠCH
Bảo
vệ và phát triển rừng 5 năm (20 … - 20 …)
|
Ngày
… tháng … năm ….
CƠ QUAN LẬP KẾ HOẠCH
(Ký tên, đóng dấu)
|
………,
tháng … năm …
|
ĐẶT
VẤN ĐỀ
Phần
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG KỲ TRƯỚC
I. HIỆN TRẠNG TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN
LỰC:
1. Hiện trạng đất lâm nghiệp: diện
tích, trữ lượng, rừng nghèo, đất chưa có rừng.
2. Các nguồn lực hiện có: vốn, lao
động …
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ
tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước
1. Bảo vệ rừng
2. Phát triển rừng
2.1. Khoanh nuôi
2.2. Trồng rừng
2.3. Cải tạo rừng
2.4. Làm giàu rừng
3. Khai thác rừng
3.1. Gỗ
3.2. Lâm sản ngoài gỗ
4. Chế biến lâm sản
5. Các loại hoạt động khác
III. TỒN TẠI, YẾU KÉM VÀ NGUYÊN
NHÂN
Đánh giá nguyên nhân của những tồn
tại, yếu kém trong việc thực hiện kế hoạch phát triển lâm nghiệp.
Phần
III. KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG 5 NĂM (20 … - 20 …)
I. MỤC TIÊU
II. NHIỆM VỤ
III. CHỈ TIÊU CHÍNH
TT
|
Chỉ
tiêu
|
Đơn
vị tính
|
Năm
2010
|
1
|
Bảo vệ rừng
|
|
|
2
|
Khoanh nuôi tái sinh rừng …
|
|
|
3
|
Trồng rừng mới; trồng lại rừng
sau khai thác rừng trồng; trồng rừng trong cải tạo rừng …
|
|
|
4
|
Làm giàu rừng …
|
|
|
5
|
Khai thác rừng ...
|
|
|
|
……..
|
|
|
IV. DỰ ÁN ƯU TIÊN
Trên cơ sở các dự án ưu tiên trong
quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; Căn cứ vào các phương án lựa chọn và các
chỉ tiêu chính được xác định trong kỳ kế hoạch, đề xuất dự án ưu tiên với những
nội dung chủ yếu:
- Mục tiêu dự án;
- Dự kiến kết quả đạt được: Phạm vi
tác động của dự án đến khả năng hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra;
- Ước tính vốn và các giải pháp
tổng quát, cơ chế chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực thực hiện dự án;
- Những cơ ché Điều hành dự án.
Ghi chú: Mục IV trình bày cho kế
hoạch 5 năm, còn kế hoạch hàng năm thì lập biểu kế hoạch đầu tư cho những dự án
đã được phê duyệt trước 31/10 năm xây dựng kế hoạch.
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giao rừng và đất lâm nghiệp cho
hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn.
2. Giải pháp về tổ chức quản lý và
tổ chức sản xuất.
3. Giải pháp về khoa học và công
nghệ, giáo dục đào tạo và khuyến lâm.
4. Giải pháp về vốn.
5. Giải pháp về nguồn nhân lực,
giáo dục, đào tạo.
6. Hỗ trợ của các ngành và hợp tác
quốc tế.
Phần
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Phụ lục
2.
Mẫu số 04/TTKH
ỦY
BAN NHÂN DÂN ...
Số:
…………/TTr-UB
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------
|
|
………,
ngày ……. tháng ….. năm …….
|
TỜ
TRÌNH
Về
việc đề nghị xét duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 5 năm
(20
… - 20 ……)
Kính
gửi: Hội đồng nhân dân ……………
Ủy ban nhân dân ……….. trình Hội
đồng nhân dân ……… xét duyệt và thông qua Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 5
năm …….. của ………….. với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. Hồ sơ trình xét duyệt kèm theo
Tờ trình gồm:
1. Báo cáo kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng 5 năm 20 … - 20 …;
2. Báo cáo tóm tắt kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng năm 20 … - 20 …;
II. Đánh giá kết quả thực hiện kế
hoạch kỳ trước
1. Kết quả chủ yếu
2. Tồn tại và nguyên nhân
III. Chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng 5 năm 20 … - 20 …
TT
|
Chỉ
tiêu
|
Đơn
vị tính
|
Năm
2010
|
1
|
Bảo vệ rừng
|
|
|
2
|
Khoanh nuôi tái sinh rừng …
|
|
|
….
|
………………………..
|
……………
|
……………
|
IV. Tổng hợp vốn đầu tư và nguồn
vốn
Tổng vốn đầu tư: ……….
Trong đó: - Ngân sách nhà nước:
………..
- Tín dụng đầu tư:
………………
- Doanh nghiệp:
…………………
- …………..
Ủy ban nhân dân ………. Kính trình Hội
đồng nhân dân ………… xét duyệt./.
Nơi nhận
- Như trên;
- …
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
|
II.
HỆ THỐNG BẢNG BIỂU
LẬP
KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Biểu
01/HT
HIỆN
TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP
TT
|
Loại
đất, loại rừng
|
Diện
tích (Ha)
|
Trữ
lượng (m3)
|
Ghi
chú
|
|
Tổng diện tích tự nhiên
|
|
|
|
|
Tổng diện tích đất lâm nghiệp,
trong đó:
|
|
|
(Số liệu quy hoạch sử dụng đất
theo 3 loại rừng)
|
|
- Đất có rừng:
|
|
|
|
|
+ Rừng tự nhiên
|
|
|
|
|
+ Rừng trồng
|
|
|
|
|
- Đất chưa có rừng
|
|
|
|
1
|
Đất rừng đặc dụng
|
|
|
|
1.1
|
Đất có rừng
|
|
|
|
|
Rừng tự nhiên
|
|
|
|
|
Rừng trồng
|
|
|
|
1.2
|
Đất chưa có rừng
|
|
|
|
|
Trạng thái IA
|
|
|
|
|
Trạng thái IB
|
|
|
|
|
Trạng thái IC
|
|
|
|
2
|
Đất rừng phòng hộ
|
|
|
|
2.1
|
Đất có rừng
|
|
|
|
|
Rừng tự nhiên
|
|
|
|
|
Rừng trồng
|
|
|
|
2.2
|
Đất chưa có rừng
|
|
|
|
|
Trạng thái IA
|
|
|
|
|
Trạng thái IB
|
|
|
|
|
Trạng thái IC
|
|
|
|
3
|
Đất rừng sản xuất
|
|
|
|
3.1
|
Đất có rừng
|
|
|
|
|
- Rừng tự nhiên trong đó:
|
|
|
|
|
+ Rừng nghèo kiệt
|
|
|
|
|
- Rừng trồng
|
|
|
|
3.2
|
Đất chưa có rừng
|
|
|
|
|
Trạng thái IA
|
|
|
|
|
Trạng thái IB
|
|
|
|
|
Trạng thái IC
|
|
|
|
Biểu
02/HT
DIỆN
TÍCH ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO CHỦ QUẢN LÝ
Đơn vị
tính: ha
TT
|
Loại
đất loại rừng
|
Tổng
cộng
|
Phân
theo chủ quản lý
|
BQLR
|
L.trường
|
Huyện
đội
|
UBND
xã trực tiếp quản lý
|
Các
hộ gia đình
|
|
Đất lâm nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Rừng tự nhiên
|
|
|
|
|
|
|
|
Rừng giàu
|
|
|
|
|
|
|
|
Rừng trung bình
|
|
|
|
|
|
|
|
Rừng nghèo
|
|
|
|
|
|
|
|
Rừng phục hồi
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Rừng trồng
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Đất chưa có rừng
|
|
|
|
|
|
|
A
|
Rừng đặc dụng
|
|
|
|
|
|
|
B
|
Rừng phòng hộ
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Rừng tự nhiên
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Rừng trồng
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Đất chưa có rừng
|
|
|
|
|
|
|
C
|
Rừng sản xuất
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Rừng tự nhiên
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Rừng trồng
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Đất chưa có rừng
|
|
|
|
|
|
|
Biểu
01/KH
KẾ
HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Chỉ
tiêu
|
Đ/vị
tính
|
TS
5 năm 2006-2010
|
TH.
2006
|
TH.
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
Ghi
chú
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Bảo vệ và phát triển rừng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Bảo vệ rừng
|
Ha
|
|
|
|
|
|
|
|
- Khoanh nuôi tái sinh rừng
|
Ha
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trồng rừng
|
Ha
|
|
|
|
|
|
|
|
- Chăm sóc rừng
|
Ha
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trồng rừng trong cải tạo rừng
|
Ha
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Trồng cây phân tán
|
Tr.cây
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Sản xuất cây con giống cây lâm
nghiệp
|
Tr.cây
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Khai thác rừng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Gỗ
|
M3
|
|
|
|
|
|
|
|
- Nhựa thông
|
Tấn
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
|
1000đ
|
|
|
|
|
|
|
|
- Làm đường lâm nghiệp
|
km
|
|
|
|
|
|
|
|
- XD chòi canh lửa
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
|
- Làm đường ranh cản lửa
|
km
|
|
|
|
|
|
|
|
I. Rừng phòng hộ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Bảo vệ rừng
|
Ha
|
|
|
|
|
|
|
|
trong đó: Khoán bảo vệ rừng PH
(DA 661)
|
Ha
|
|
|
|
|
|
|
|
- Khoanh nuôi tái sinh rừng
|
Ha
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trồng rừng phòng hộ
|
Ha
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Đầu nguồn
|
Ha
|
|
|
|
|
|
|
|
- Chăm sóc
|
Ha
|
|
|
|
|
|
|
|
- Làm đường lâm nghiệp
|
km
|
|
|
|
|
|
|
|
- Làm chòi canh lửa
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
|
- Làm đường ranh cản lửa
|
km
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Rừng sản xuất
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Bảo vệ rừng
|
Ha
|
|
|
|
|
|
|
|
- Khoanh nuôi tái sinh rừng
|
Ha
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trồng rừng:
|
Ha
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Trồng mới
|
Ha
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Trồng lại rừng sau KT
|
Ha
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Trồng lại rừng trong cải tạo
rừng
|
Ha
|
|
|
|
|
|
|
|
- Chăm sóc
|
Ha
|
|
|
|
|
|
|
|
- Khai thác lâm sản
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Gỗ
|
M3
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Nhựa thông
|
Tấn
|
|
|
|
|
|
|
|
- Làm đường lâm nghiệp
|
km
|
|
|
|
|
|
|
|
- Làm chòi canh lửa
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
|
- Làm đường ranh cản lửa
|
km
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu
02/KH
DỰ
KIẾN KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Giá
thực tế ……, Triệu đồng
Chỉ
tiêu
|
Tổng
số
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
Ghi
chú
|
Tổng vốn đầu tư
|
|
|
|
|
|
|
|
- Ngân sách xã
|
|
|
|
|
|
|
|
- Vay tín dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
- Vốn ODA
|
|
|
|
|
|
|
|
- Vốn doanh nghiệp, HTX
|
|
|
|
|
|
|
|
- Vốn đầu tư của hộ gia đình
|
|
|
|
|
|
|
|
- Vốn FDI
|
|
|
|
|
|
|
|
- Vốn khác (quỹ BVPTR, cộng đồng)
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Quản lý bảo vệ
|
|
|
|
|
|
|
|
- Ngân sách xã
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tín dụng đầu tư nhà nước
|
|
|
|
|
|
|
|
- Vốn ODA
|
|
|
|
|
|
|
|
- Vốn doanh nghiệp, HTX
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Phát triển rừng
|
|
|
|
|
|
|
|
- Ngân sách nhà nước
|
|
|
|
|
|
|
|
- Vay tín dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
- Vốn ODA
|
|
|
|
|
|
|
|
- Vốn doanh nghiệp, HTX
|
|
|
|
|
|
|
|
- Hộ gia đình
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Khai thác rừng
|
|
|
|
|
|
|
|
- Khai thác gỗ
|
|
|
|
|
|
|
|
- Khai thác nhựa
|
|
|
|
|
|
|
|
……………
|
|
|
|
|
|
|
|
4.Khoa học công nghệ
|
|
|
|
|
|
|
|
…………
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Xây dựng hạ tầng cơ sở
|
|
|
|
|
|
|
|
- Đường lâm nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
|
- Chòi canh
|
|
|
|
|
|
|
|
- Đường ranh cản lửa
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần
IV
LẬP
KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CẤP HUYỆN VÀ XÃ
I. MẪU TỜ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH BẢO
VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Sử dụng Mẫu số 04/TTKH như trong
lập kế hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh
II. BIỂU TRONG LẬP KẾ HOẠCH BẢO
VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Trong kế hoạch huyện và xã, không
phải viết báo cáo kế hoạch mà kết quả chỉ gồm các loại biểu sau đây:
1. Biểu mô tả, thống kê hiện trạng
Sử dụng các biểu sau đây:
- Biểu 01/HT. Hiện trạng sử dụng
đất lâm nghiệp
- Biểu 02/HT. Diện tích đất lâm
nghiệp phân theo chủ quản lý
2. Biểu kế hoạch
Sử dụng các biểu như trong lập kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh sau đây:
- Biểu 01/KH. Kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng
- Biểu 02/KH. Dự kiến kế hoạch vốn
đầu tư bảo vệ và phát triển rừng.
Mẫu
số 5
Công
văn thẩm định quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
…………..(**)
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------
|
Số:
…………
V/v
yêu cầu thẩm định quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
|
……..,
ngày …. tháng … năm ……
|
Kính
gửi: ……….. (đơn vị chủ trì thẩm định)
Thực hiện Thông tư số …../200 …/TT-BNN
ngày …… tháng …… năm 200 …. của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng và phát triển rừng,
…. (**) xin gửi tới quý cơ quan hồ sơ thẩm định quy hoạch bảo vệ và phát triển
rừng, …. (**) và trân trọng đề nghị quý cơ quan kiểm tra hồ sơ và tiến hành
thẩm định để trên cơ sở ý kiến thẩm định của quý cơ quan chúng tôi nghiên cứu
chỉnh lý trước khi trình HĐND …. xem xét, quyết định.
Hồ sơ thẩm định gửi quý Cơ quan
gồm:
1. Công văn yêu cầu thẩm định.
2. Tờ trình ……… (**) về Quy hoạch
bảo vệ và phát triển rừng.
3. Báo cáo quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng của ……….. (**) để Quý cơ quan xem xét.
Rất mong nhận được sự hợp tác giúp
đỡ của quý Cơ quan.
Nơi nhận:
- Như trên
- …
- …
|
………………
(**)
|
Mẫu
số 6
Công
văn gửi kết quả thẩm định quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
…………..(*)
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------
|
Số:
…………
V/v
thẩm định quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
|
……..,
ngày …. tháng … năm ……
|
Kính
gửi: Ủy ban nhân dân ….. (**)
…………….(*) đã nhận được Công văn số
…/ …….. ngày … tháng … năm …. kèm theo hồ sơ đề nghị thẩm định quy hoạch bảo vệ
và phát triển rừng của Ủy ban nhân dân … (**); ………… (*) có ý kiến như sau:
I. Nhận xét kết quả quy hoạch bảo
vệ và phát triển rừng …(**)
1. Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học,
độ tin cậy của các thông tin, nguồn và chất lượng số liệu, tư liệu sử dụng để
lập quy hoạch, phương pháp sử dụng và nội dung được giải quyết trong quy hoạch
….
2. Sự phù hợp của quy hoạch bảo vệ
và phát triển rừng … (**) với chiến lược và quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
của cấp trên trực tiếp …
3. Các mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ
phát triển rừng và các giải pháp thực hiện ….
4. Tính khả thi của các mục tiêu, nhiệm
vụ, các chương trình dự án ưu tiên và khả năng huy động nguồn vốn đầu tư, khả
năng tham gia của các nhà đầu tư, khả năng của các giải pháp tổ chức thực hiện
quy hoạch…
II. Đánh giá bản báo cáo quy hoạch
bảo vệ và phát triển rừng … (**) theo các mức độ sau đây:
1. Đã hoàn chỉnh, đề nghị phê
duyệt, bản quy hoạch có các phương pháp đúng và đầy đủ, các nội dung đã giải
quyết đầy đủ theo đề cương hướng dẫn, có cơ sở và khả thi, số liệu đầy đủ và
tin cậy, có thể chỉ cần bổ sung thêm một số vấn đề nhỏ sau ….
2. Đạt, cần bổ sung và chỉnh sửa
một số nội dung: bản quy hoạch có phương pháp đúng, các nội dung cơ bản đã giải
quyết được nhưng chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ, cần bổ sung thêm một số nội dung
cụ thể, cập nhật thêm số liệu mới hoàn chỉnh để phê duyệt…..
3. Chưa đạt, cần nghiên cứu chuẩn
bị lại: bản quy hoạch được chuẩn bị không đúng phương pháp hoặc thiếu phương
pháp, các nội dung chưa giải quyết hết, thiếu cơ sở hoặc độ tin cậy thấp, số
liệu không đầy đủ hay dựa trên số liệu lạc hậu để làm cơ sở tính toán ….
Căn cứ vào các nhận xét, đánh giá
trên đây, kính đề nghị Ủy ban nhân dân … (**) tổ chức, chỉ đạo bổ sung, hoàn
chỉnh báo cáo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương để trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt./.
Nơi nhận:
- Như trên
- …
- …
|
………………
(*)
|
Mẫu:
Quyết định phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
ỦY
BAN NHÂN DÂN …(*)
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------
|
Số:
…QĐ-UB
|
……,
ngày … tháng … năm …
|
QUYẾT
ĐỊNH
Về
việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của … (**)
CHỦ
TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN … (*)
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển
rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP
ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển
rừng 2004;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân …
(**) tại Tờ trình số …/TTr-UB ngày … tháng … năm ... ;
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch
bảo vệ và phát triển rừng đến năm … của … (**) với các nội dung chủ yếu như
sau:
1. Mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ và
phát triển rừng
…….
2. Quy hoạch đất lâm nghiệp
Đơn
vị: ha
Hiện
trạng loại đất, loại rừng
|
Hiện
trạng năm 2007
|
Quy
hoạch đến 2020
|
Diện
tích
|
Cơ
cấu %
|
Diện
tích
|
Cơ
cấu %
|
Diện
tích tự nhiên
|
|
|
|
|
A. Đất nông nghiệp
|
|
|
|
|
I. Đất sản xuất nông nghiệp
|
|
|
|
|
II. Đất lâm nghiệp
|
|
|
|
|
1. Rừng đặc dụng
|
|
|
|
|
a) Đất có rừng
|
|
|
|
|
- Rừng tự nhiên
|
|
|
|
|
- Rừng trồng
|
|
|
|
|
b) Đất chưa có rừng
|
|
|
|
|
- IA
|
|
|
|
|
- IB
|
|
|
|
|
- IC
|
|
|
|
|
- Đất cát, bãi lầy
|
|
|
|
|
2. Rừng phòng hộ
|
|
|
|
|
a) Đất có rừng
|
|
|
|
|
- Rừng tự nhiên
|
|
|
|
|
- Rừng trồng
|
|
|
|
|
b) Đất chưa có rừng
|
|
|
|
|
- IA
|
|
|
|
|
- IB
|
|
|
|
|
- IC
|
|
|
|
|
- Đất cát, bãi lầy
|
|
|
|
|
3. Rừng sản xuất
|
|
|
|
|
a) Đất có rừng
|
|
|
|
|
- Rừng tự nhiên
|
|
|
|
|
- Rừng trồng
|
|
|
|
|
b) Đất chưa có rừng
|
|
|
|
|
- IA
|
|
|
|
|
- IB
|
|
|
|
|
- IC
|
|
|
|
|
- Đất cát, bãi lầy
|
|
|
|
|
B. Đất phi nông nghiệp
|
|
|
|
|
C. Đất chưa sử dụng khác
|
|
|
|
|
3. Các chỉ tiêu khối lượng bảo vệ
và phát triển rừng đến năm 2020
Giai
đoạn
|
Hạng
mục
|
Đơn
vị
|
Tổng
cộng
|
Phân
ra
|
Rừng
đặc dụng
|
Rừng
phòng hộ
|
Rừng
sản xuất
|
Tổng cộng 2008 -2015
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
1. Bảo vệ rừng
|
|
|
|
|
|
2. Phát triển rừng
|
|
|
|
|
|
- Khoanh nuôi
|
|
|
|
|
|
- Trồng rừng
|
|
|
|
|
|
- Cải tạo rừng
|
|
|
|
|
|
- Làm giàu rừng
|
|
|
|
|
|
3. Khai thác rừng
|
|
|
|
|
|
- Gỗ
|
|
|
|
|
|
- Lâm sản ngoài gỗ
|
|
|
|
|
|
4. Hoạt động khác
|
|
|
|
|
|
……..
|
|
|
|
|
|
2008 -2010
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
1. Bảo vệ rừng
|
|
|
|
|
|
2. Phát triển rừng
|
|
|
|
|
|
- Khoanh nuôi
|
|
|
|
|
|
- Trồng rừng
|
|
|
|
|
|
………..
|
|
|
|
|
|
…….
|
|
|
|
|
|
2011 - 2015
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
1. Bảo vệ rừng
|
|
|
|
|
|
2. Phát triển rừng
|
|
|
|
|
|
- Khoanh nuôi
|
|
|
|
|
|
- Trồng rừng
|
|
|
|
|
|
……….
|
|
|
|
|
|
…………..
|
|
|
|
|
|
4. Ước tính vốn đầu tư bảo vệ và
phát triển rừng đến năm 2020
Đơn
vị: triệu đồng
Giai
đoạn
|
Hạng
mục
|
Đơn
vị
|
Tổng
cộng
|
Phân
ra
|
Rừng
đặc dụng
|
Rừng
phòng hộ
|
Rừng
sản xuất
|
Tổng cộng 2008 -2015
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
1. Bảo vệ rừng
|
|
|
|
|
|
2. Phát triển rừng
|
|
|
|
|
|
- Khoanh nuôi
|
|
|
|
|
|
- Trồng rừng
|
|
|
|
|
|
- Cải tạo rừng
|
|
|
|
|
|
- Làm giàu rừng
|
|
|
|
|
|
3. Khai thác rừng
|
|
|
|
|
|
- Gỗ
|
|
|
|
|
|
- Lâm sản ngoài gỗ
|
|
|
|
|
|
4. Hoạt động khác
|
|
|
|
|
|
……..
|
|
|
|
|
|
2008 -2010
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
1. Bảo vệ rừng
|
|
|
|
|
|
2. Phát triển rừng
|
|
|
|
|
|
- Khoanh nuôi
|
|
|
|
|
|
- Trồng rừng
|
|
|
|
|
|
………..
|
|
|
|
|
|
…….
|
|
|
|
|
|
2011 - 2015
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
1. Bảo vệ rừng
|
|
|
|
|
|
2. Phát triển rừng
|
|
|
|
|
|
- Khoanh nuôi
|
|
|
|
|
|
- Trồng rừng
|
|
|
|
|
|
……….
|
|
|
|
|
|
5. Giải pháp thực hiện
……..
6. Các dự án ưu tiên
……..
Điều 2. Căn cứ vào Điều 1
của Quyết định này, Ủy ban nhân dân … (**) có trách nhiệm:
1. Công bố công khai quy hoạch, kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo đúng quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các chỉ tiêu bảo vệ và
phát triển rừng theo đúng quy hoạch được duyệt;
3. Tổ chức kiểm tra thường xuyên
việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân … (*); Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài
nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các cơ quan có liên quan và Chủ tịch Ủy ban
nhân dân … (**) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- …
- …
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
|