Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 01/2008/NĐ-CP chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Số hiệu: 01/2008/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 03/01/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
*****

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 01/2008/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2008

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Nội vụ
,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm của toàn ngành; các chiến lược, quy hoạch vùng trọng điểm, liên vùng, liên tỉnh và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước; các dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ.

3. Ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

5. Về nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi):

a) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện sử dụng ngân sách cho các chương trình phòng, chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh trên động vật, thực vật; thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật và công bố dịch khi có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật có khả năng lây sang người; chế độ, tiêu chuẩn kiểm dịch động vật, thực vật; chứng chỉ hành nghề và điều kiện xử lý vật thể, kinh doanh, tiêu huỷ hoặc trả về nơi xuất xứ thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định;

c) Công khai và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp được phê duyệt trong phạm vi cả nước;

d) Chỉ đạo cơ cấu cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật gieo trồng, chăn nuôi, thu hoạch, bảo quản và tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất trồng trọt, chăn nuôi hàng năm;

đ) Chỉ đạo xây dựng, kiểm tra thực hiện quy hoạch phát triển vùng cây trồng, vùng chăn nuôi tập trung, sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp; chống xói mòn, sa mạc hoá và sạt lở đất;

e) Công bố danh mục, cấp phép khai thác, sử dụng nguồn gen cây trồng, nguồn gen vật nuôi và trao đổi nguồn gen cây trồng, nguồn gen vật nuôi quý hiếm; ban hành danh mục cây trồng chính, danh mục giống cây trồng, danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh; danh mục nguồn gen cây trồng, vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn; danh mục cây trồng, vật nuôi cấm xuất khẩu, cho phép trao đổi với nước ngoài; cho phép nhập khẩu giống cây trồng, vật nuôi chưa có trong danh mục giống cây trồng, vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các cấp hạt giống, quy trình nhân giống và quy trình phục tráng hạt giống siêu thuần chủng; quy trình sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả ngắn ngày, cây cảnh và cây trồng khác;

g) Ban hành quy phạm, quy trình khảo nghiệm, chọn, tạo giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới; quyết định công nhận, cấp hoặc huỷ bỏ văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới; quy trình sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi phải áp dụng, phải được chứng nhận chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

h) Quy định quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón; quy định khảo nghiệm, công nhận phân bón mới; danh mục phân bón phải công bố tiêu chuẩn chất lượng; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân bón;

i) Quy định quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi; quy định khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; danh mục thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi;

k) Hướng dẫn việc xuất, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón và thức ăn chăn nuôi;

l) Về công tác bảo vệ thực vật đối với cây trồng:

Dự báo tình hình sinh vật gây hại; quyết định công bố dịch sinh vật gây hại từ hai tỉnh trở lên và báo cáo Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn, chỉ đạo, quyết định biện pháp để dập dịch và bãi bỏ quyết định công bố dịch;

Công bố danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật, danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định được phê duyệt về chế độ, tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh, mượn đường; về chứng chỉ hành nghề và điều kiện xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; về chứng chỉ hành nghề, điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật; quyết định thuốc bảo vệ thực vật phải tiêu huỷ hoặc trả về nơi xuất xứ;

Quy định việc khảo nghiệm, đăng ký lưu hành thuốc bảo vệ thực vật mới, cấp phép khảo nghiệm, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật; công bố danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế và cấm sử dụng ở Việt Nam. Cấp phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong danh mục được phép sử dụng;

Quy định trang phục, thẻ kiểm dịch viên và mẫu hồ sơ kiểm dịch thực vật;

Hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật và sinh vật sống trong lĩnh vực bảo vệ thực vật; hàng hoá nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch thực vật.

m) Về công tác thú y đối với vật nuôi (bao gồm cả thủy sản):

Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh động vật trong phạm vi cả nước;

Quy định điều kiện, thủ tục công nhận và chỉ đạo xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trong phạm vi cả nước. Ban hành danh mục các bệnh phải công bố dịch, danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật, danh mục các bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc;

Dự báo tình hình dịch bệnh động vật; quyết định công bố dịch, vùng có dịch xảy ra tại hai tỉnh trở lên, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm và các biện pháp phòng bệnh bắt buộc đối với động vật, việc xử lý động vật, sản phẩm động vật mắc bệnh, khử trùng tiêu độc. Công bố hết dịch, bãi bỏ quyết định công bố vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm;

Chỉ đạo, kiểm tra thực hiện Chương trình quốc gia về khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật được phê duyệt;

Ban hành danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch;

Ban hành quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật và biện pháp xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;

Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định về chế độ, tiêu chuẩn kiểm dịch động vật đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh, mượn đường; về chứng chỉ hành nghề, điều kiện kinh doanh thuốc thú y và việc tiêu huỷ hoặc trả về nơi xuất xứ;

Quy định trình tự, thủ tục kiểm soát giết mổ, con dấu, đánh dấu kiểm soát giết mổ động vật; danh mục đối tượng và trình tự, thủ tục kiểm tra vệ sinh thú y; quy định việc nghiên cứu, kiểm nghiệm, thử nghiệm, thủ tục đăng ký, công nhận thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y được sản xuất, lưu hành tại Việt Nam;

Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh thú y, thuốc thú y; danh mục thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y phải áp dụng và phải được chứng nhận chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

Quy định trang phục, thẻ kiểm dịch viên và mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;

Quyết định cho phép nhập khẩu thuốc thú y, vắc xin chưa có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam;

Chỉ đạo việc chẩn đoán bệnh động vật và vệ sinh thú y quốc gia.

6. Về lâm nghiệp:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp; chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và danh mục những loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm; xác lập quy hoạch hệ thống và chuyển mục đích sử dụng khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia hoặc liên tỉnh; quy chế quản lý rừng;

b) Công khai và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được phê duyệt trong phạm vi cả nước;

c) Thẩm định quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

d) Hướng dẫn, chỉ đạo điều tra, xác định, phân định ranh giới các loại rừng; thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đất để trồng rừng, lập hồ sơ quản lý rừng và công bố hiện trạng rừng hàng năm, kết quả kiểm kê rừng năm năm;

đ) Quy định tiêu chí phân loại trạng thái rừng; tiêu chí phân loại rừng đặc dụng, phòng hộ đạt tiêu chuẩn; tiêu chí về rừng trồng thành rừng; quy định về xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng;

e) Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn, kiểm tra thực hiện cơ chế, chính sách đầu tư phát triển rừng sản xuất, trồng rừng nguyên liệu tập trung, trồng rừng gỗ lớn, quý hiếm, khôi phục, phát triển rừng tự nhiên đã được phê duyệt;

g) Hướng dẫn sản xuất lâm, nông, thuỷ sản kết hợp trong rừng phòng hộ; định mức kinh tế - kỹ thuật và biện pháp phát triển rừng;

h) Quy hoạch, chỉ đạo, công nhận hệ thống rừng giống, vườn giống cây lâm nghiệp quốc gia và khu vực; công bố danh mục, cấp phép khai thác, sử dụng, trao đổi nguồn gen thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và nuôi, trồng động vật, thực vật hoang dã; ban hành danh mục cây trồng rừng chính, danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh; ban hành danh mục giống cây trồng rừng cấm xuất khẩu; cho phép trao đổi với nước ngoài những giống cây trồng có trong danh mục giống cấy trồng cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các cấp hạt giống, quy trình nhân giống và quy trình phục tráng giống siêu thuần chủng; ban hành quy định khảo nghiệm; quyết định công nhận, cấp hoặc huỷ bỏ Văn bằng bảo hộ giống cây lâm nghiệp mới; quy trình sản xuất giống và danh mục giống cây lâm nghiệp phải áp dụng, chứng nhận chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; hướng dẫn việc xuất, nhập khẩu giống cây lâm nghiệp;

i) Ban hành, theo dõi, kiểm tra thực hiện quy chế, quy phạm, quy trình về nuôi dưỡng, cải tạo rừng và khai thác lâm sản; thông báo sản lượng khai thác lâm sản hàng năm cho các địa phương; quy định những điều cấm trong hoạt động kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái trong các khu rừng đặc dụng, phòng hộ;

k) Hướng dẫn và chỉ đạo việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng; lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để trồng rừng; hướng dẫn quy vùng, sản xuất nương rẫy; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo danh mục quy định;

l) Chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm lâm; điều động lực lượng kiểm lâm trong trường hợp cần thiết; chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện chuyên dùng, đồng phục, thẻ cho kiểm lâm các cấp theo quy định; kiểm tra, chỉ đạo việc thanh tra hoạt động của kiểm lâm;

m) Chủ trì triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hoá;

n) Chỉ đạo việc dự báo nguy cơ cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và các thảm họa khác tác động tới rừng; yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ, ngành, tổ chức xã hội huy động lực lượng, phương tiện khi cháy rừng xảy ra trên quy mô lớn; chỉ đạo, hướng dẫn biện pháp phòng, trừ và khắc phục hậu quả cháy rừng, sinh vật gây hại rừng, chống chặt phá rừng tại những khu vực trọng điểm và các thảm họa tác động tới rừng.

7. Về diêm nghiệp:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách phát triển diêm nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định;

b) Công khai và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển diêm nghiệp được phê duyệt trong phạm vi cả nước;

c) Chỉ đạo kỹ thuật sản xuất, thu hoạch và tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất hàng năm;

d) Ban hành và kiểm tra thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình về sản xuất, chế biến bảo quản muối và các sản phẩm của muối.

8. Về thuỷ sản:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách phát triển thuỷ sản sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tiêu chí phân loại khu bảo tồn loài, sinh cảnh, khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thuỷ sinh; phân cấp quản lý khu bảo tồn có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế; quy chế quản lý về khai thác, bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định;

c) Công khai và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thuỷ sản được phê duyệt trong phạm vi cả nước;

d) Hướng dẫn và kiểm tra thực hiện quy hoạch khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quy định về tiêu chí phân loại khu bảo tồn loài, sinh cảnh; khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thuỷ sinh; hướng dẫn về phân cấp và quy chế quản lý khu bảo tồn có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế;

đ) Chỉ đạo việc thực hiện nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch, kế hoạch. Quy định việc xuất khẩu và nhập khẩu giống thuỷ sản, di giống, thuần hoá giống, bảo tồn, chọn, tạo giống, công nhận giống mới, sản xuất, kinh doanh giống; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và kiểm tra chất lượng giống; xây dựng và quản lý hệ thống giống, đăng ký giống quốc gia;

e) Công bố danh mục và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thuỷ sản; thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyên ngành thuỷ sản; quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản; công bố danh mục thuốc, hoá chất được dùng hoặc cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản;

g) Công bố danh mục các loài thuỷ sản bị cấm khai thác và thời gian cấm khai thác; các phương pháp khai thác, loại nghề khai thác, ngư cụ cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng; chủng loại, kích cỡ tối thiểu các loài thuỷ sản được phép khai thác, mùa vụ khai thác; khu vực cấm khai thác, vùng hạn chế khai thác; các loài thuỷ sản cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu;

h) Quy định danh mục các loài thuỷ sản cần được bảo tồn, bảo vệ, cần được tái tạo; các biện pháp bảo vệ môi trường các hệ sinh thái thuỷ sản, bảo tồn quỹ gen, đa dạng sinh học thuỷ sản;

i) Hướng dẫn hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên đất liền, hải đảo, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phân cấp quản lý vùng, tuyến khai thác thuỷ sản, ngư trường;

k) Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện quy định được phê duyệt về phân cấp thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản. Quy định trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản và chỉ đạo thực hiện;

l) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tàu cá; quy định các chức danh thuyền viên tàu cá, đăng ký và cấp sổ thuyền viên tàu cá, cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá;

m) Ban hành quy chế quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá, phát triển cơ khí thuỷ sản, sản xuất ngư cụ, lưới đánh bắt, đóng, sửa, cải hoán tàu cá, phát triển chợ thuỷ sản đầu mối theo quy hoạch được phê duyệt;

n) Ban hành, theo dõi, kiểm tra thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật về xây dựng và bảo vệ công trình nuôi trồng thuỷ sản, cảng cá, chợ cá, khu neo đậu tránh, trú bão của tàu cá; cơ sở sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở chế biến thuỷ sản, cơ sở cơ khí đóng, sửa tàu thuyền nghề cá;

o) Quyết định đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp công trình nuôi trồng thuỷ sản, cảng cá, chợ cá, khu neo đậu tránh, trú bão của tàu cá từ nguồn ngân sách nhà nước được cấp thông qua Bộ.

9. Về Thuỷ lợi:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thuỷ lợi, đê điều; phòng, chống tác hại do nước, xâm nhập mặn gây ra sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chiến lược, quy hoạch thuỷ lợi; chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

c) Chủ trì xây dựng quy hoạch thuỷ lợi các vùng, các hồ chứa nước phục vụ nông nghiệp, phục vụ đa mục tiêu gắn với các ngành kinh tế - xã hội;

d) Phê duyệt quy hoạch đê điều, quy hoạch thuỷ lợi liên quan từ hai tỉnh trở lên phục vụ phòng, chống lũ, lụt, tiêu úng, cấp nước, phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, cải tạo đất, phòng, chống sạt lở ven sông, ven biển, cấp thoát nước nông thôn;

đ) Công khai và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thuỷ lợi được phê duyệt trong phạm vi cả nước;

e) Đề xuất với Thủ tướng Chính phủ và tổ chức thực hiện biện pháp huy động lực lượng vật tư, phương tiện để phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt, hạn hán, úng ngập, xử lý sự cố công trình thuỷ lợi và tác hại khác do nước gây ra; chỉ đạo việc phân lũ, chậm lũ, vận hành các hồ chứa nước thuỷ lợi lớn, liên hồ theo phân công, phân cấp;

g) Hướng dẫn việc phân cấp cho Ủy ban nhân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch thuỷ lợi, quy hoạch đê điều và quy hoạch phòng, chống lũ, lụt trong phạm vi tỉnh;

h) Ban hành, theo dõi, kiểm tra thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật về xây dựng, khai thác và bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống lũ, lụt, bão, úng ngập, hạn hán và cấp, thoát nước nông thôn;

i) Quy định về tải trọng cho phép và việc cấp phép đối với xe cơ giới đi trên đê; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc cấp, thu hồi, gia hạn giấy phép trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi;

k) Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định cụ thể về tình huống khẩn cấp cần phân lũ, chậm lũ, các biện pháp di dân an toàn, đảm bảo sản xuất và đời sống của nhân dân, khắc phục hậu quả ngập lụt, trợ cấp cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng phân lũ, chậm lũ; biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai như: bão, lũ, lụt, hạn hán, lũ quét, trượt lở đất, xâm nhập mặn, nước biển dâng và sóng thần;

l) Quyết định đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hoá đê điều, công trình thuỷ lợi theo thẩm quyền trong phạm vi cả nước từ nguồn vốn ngân sách nhà nước được cấp thông qua Bộ.

10. Về phát triển nông thôn:

a) Là đầu mối chủ trì trình Chính phủ về cơ chế, chính sách về phát triển nông thôn; cơ chế, chính sách và quy định phân công, phân cấp thẩm định các chương trình, dự án liên quan đến di dân, tái định cư trong nông thôn;

b) Tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chương trình tổng thể phát triển nông thôn; chiến lược phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn gắn với hộ gia đình và hợp tác xã; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt;

c) Tổng hợp, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn cấp xã;

d) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện công tác định canh, di dân, tái định cư trong nông nghiệp, nông thôn theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

đ) Chỉ đạo quản lý chương trình, dự án hoặc hợp phần của chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo, chương trình xây dựng nông thôn mới theo phân công của Chính phủ;

e) Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương hướng dẫn xây dựng khu dân cư; thực hiện các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo phân công của Chính phủ.

11. Chỉ đạo thực hiện, tổng hợp và quản lý các chương trình, dự án đầu tư, các công trình quan trọng quốc gia về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo phân cấp của Chính phủ; xây dựng, quản lý kết quả điều tra cơ bản, ngân hàng dữ liệu về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

12. Về chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh nông sản, lâm sản, thủy sản và muối:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện quy hoạch, chương trình, cơ chế, chính sách phát triển lĩnh vực chế biến gắn với sản xuất và thị trường các ngành hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; chính sách phát triển cơ điện nông nghiệp, ngành nghề, làng nghề gắn với hộ gia đình và hợp tác xã sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá tình hình phát triển chế biến đối với các ngành hàng và lĩnh vực cơ điện, ngành nghề, làng nghề nông thôn, bảo quản sau thu hoạch thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

c) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường từ khi nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển đến khi nông sản, lâm sản, thủy sản, muối được đưa ra thị trường;

d) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy phạm kỹ thuật và công bố danh mục phụ gia, hóa chất được sử dụng trong bảo quản nguyên liệu, sản phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản, muối;

đ) Hướng dẫn việc vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, muối.

13. Quản lý dự trữ quốc gia về giống cây trồng, giống vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và hàng hoá khác theo phân công của Chính phủ.

14. Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học và khuyến nông trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ nông, nghề muối, chế biến, bảo quản nông, lâm sản, muối và ngành nghề nông thôn.

15. Về quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và muối:

a) Hướng dẫn, triển khai áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm: thực hành sản xuất tốt (Good Manufacturing Practices - GMP), quy phạm thực hành nuôi trồng tốt (Good Aquaculture Practices - GAP), quy tắc nuôi trồng có trách nhiệm (Code of Conduct - CoC), thực hành vệ sinh tốt (Good Hygien Practices - GHP) và hệ thống phân tích mối nguy hiểm về an toàn thực phẩm và kiểm soát điểm tới hạn (Hazard Analysis Critical Control Point/Risk Management - HACCP/RM) trong sản xuất, chế biến và vận chuyển;

b) Chỉ đạo giám sát, kiểm tra tồn dư kháng sinh, hoá chất độc hại và các tác nhân gây bệnh cho động vật, thực vật trong nông sản, lâm sản, muối, thuỷ sản trước khi thu hoạch trong các khâu sơ chế, bảo quản, chế biến, vận chuyển; kiểm soát giết mổ động vật và vệ sinh thú y;

c) Ban hành quy định, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng và an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường trong sản xuất, bảo quản, chế biến và trước khi lưu thông trên thị trường;

d) Chỉ đạo việc kiểm tra, công nhận, huỷ bỏ việc công nhận điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở, vùng nuôi trồng thuỷ sản, thu hoạch, thu mua, vận chuyển, bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối;

đ) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện chứng nhận về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và muối nhập khẩu, sản phẩm sản xuất trong nước để chế biến, xuất khẩu trước khi đưa ra tiêu thụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

e) Chỉ đạo, kiểm tra việc cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch cho các lô hàng (động vật sống hoặc sản phẩm động thực vật có nguy cơ mang mầm bệnh) xuất khẩu, nhập khẩu dùng cho nuôi trồng, chế biến hoặc tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường lãnh thổ Việt Nam và chuyển vùng trong nước; kiểm tra việc nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước các loại thức ăn, thuốc thú y, phân bón, các loại hoá chất sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt nông, lâm, thuỷ sản và muối theo phân cấp.

16. Về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn: chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật liên quan đối với sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất thải trong nông nghiệp; đối với quản lý giống cây trồng, giống vật nuôi biến đổi gen và sản phẩm của chúng; đối với các hệ thống đê điều, thủy lợi, khu bảo tồn rừng và nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn; đối với lĩnh vực hoạt động nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản; sinh vật thủy sản biến đổi gen và sản phẩm của chúng; các khu bảo tồn biển.

17. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

18. Quản lý việc đăng kiểm, đăng ký, tàu cá và kiểm định kỹ thuật an toàn các máy, thiết bị, vật tư, các chất đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn lao động trong các hoạt động thuộc các ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

19. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.

20. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

21. Về thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước:

a) Xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện đề án sau khi được phê duyệt;

b) Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm theo thẩm quyền các chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý, kế toán trưởng của doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần hoá theo quy định;

c) Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần hoá theo quy định.

22. Về quản lý nhà nước các tổ chức thực hiện dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ:

a) Trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách về chất lượng cung ứng dịch vụ công; về thực hiện xã hội hoá các hoạt động cung ứng dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

b) Trình Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch mạng lưới tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công của Nhà nước; điều kiện, tiêu chí thành lập các tổ chức sự nghiệp nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực;

c) Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật, trình tự, thủ tục và thời gian đảm bảo cung ứng các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực theo thẩm quyền;

d) Hướng dẫn, tạo điều kiện và hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện dịch vụ công hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo đúng quy định của pháp luật.

23. Về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác thuộc các ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ:

a) Đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, thu hút đầu tư và định hướng phát triển doanh nghiệp; nông, lâm, ngư trường của Nhà nước; kinh tế hộ, trang trại; kinh tế hợp tác; hợp tác xã nông, lâm, thuỷ sản, diêm nghiệp ở nông thôn trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với ngành, nghề kinh doanh, dịch vụ có điều kiện theo danh mục do Chính phủ quy định và xử lý hành vi vi phạm theo thẩm quyền;

c) Thanh tra, kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái, an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và làng nghề nông thôn;

d) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực; kiểm tra, thanh tra, xử lý theo thẩm quyền hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hàng hoá và dịch vụ về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi theo quy định của pháp luật.

24. Về quản lý nhà nước hoạt động của hội, tổ chức phi Chính phủ thuộc các ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước hoặc liên tỉnh:

a) Công nhận Ban vận động về thành lập hội, tổ chức phi Chính phủ; có ý kiến bằng văn bản với Bộ Nội vụ về việc cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

b) Hướng dẫn, tạo điều kiện cho hội, tổ chức phi Chính phủ tham gia các hoạt động của ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tổ chức lấy ý kiến và tiếp thu việc đề xuất, phản biện của hội, tổ chức phi Chính phủ để hoàn thiện các quy định quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực;

c) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật của hội, tổ chức phi Chính phủ theo quy định của pháp luật.

25. Về quản lý ngạch công chức, viên chức:

a) Tổ chức thi nâng ngạch viên chức chuyên ngành từ ngạch tương đương ngạch chuyên viên lên ngạch tương đương ngạch chuyên viên chính và tổ chức thi nâng ngạch viên chức chuyên ngành từ ngạch chính lên ngạch cao cấp theo quy định của pháp luật;

b) Ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch viên chức thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ được phân công, phân cấp quản lý sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ; xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ được phân công, phân cấp quản lý để Bộ Nội vụ ban hành; ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

26. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.

27. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.

28. Về quản lý tài chính, tài sản:

a) Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật;

b) Được giữ lại không quá 10% tổng mức ngân sách được giao theo kế hoạch hàng năm để quyết định chi theo hạn mức quy định cho công tác phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ đột xuất khác theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ.

29. Thường trực quốc gia về công tác phòng, chống lụt, bão; các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng; chống sa mạc hoá; thường trực cơ quan thẩm quyền quản lý về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp theo quy định của pháp luật.

30. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

1. Vụ Kế hoạch.

2. Vụ Tài chính.

3. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

4. Vụ Hợp tác quốc tế.

5. Vụ Pháp chế.

6. Vụ Tổ chức cán bộ.

7. Thanh tra Bộ.

8. Văn phòng Bộ.

9. Cục Trồng trọt.

10. Cục Bảo vệ thực vật.

11. Cục Chăn nuôi.

12. Cục Thú y.

13. Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối.

14. Cục Lâm nghiệp.

15. Cục Kiểm lâm.

16. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

17. Cục Nuôi trồng thuỷ sản.

18. Cục Thuỷ lợi.

19. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt, bão.

20. Cục Quản lý xây dựng công trình.

21. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

22. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản.

23. Trung tâm Tin học và Thống kê.

24. Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.

25. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia.

26. Báo Nông nghiệp Việt Nam.

27. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 22 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 23 đến khoản 27 Điều này là các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ.

Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Vụ Hợp tác quốc tế được tổ chức phòng.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các tổ chức sự nghiệp khác còn lại trực thuộc Bộ.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; thay thế Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nghị định số 43/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thuỷ sản.

2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NN (10b).A

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 01/2008/ND-CP

Hanoi, January 03, 2008

 

DECREE

DEFINING THE FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization, of the Government;
Pursuant to the Government’s Decree No.178/2007/ND dated December 3, 2007, defining the function, tasks, powers and organizational structure of ministries and ministerial-level agencies;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development and the Minister of Home Affairs,

DECREES:

Article 1. -Position and functions

The Ministry of Agriculture and Rural Development is a governmental agency which performs the function of state management in the domains of agriculture, forestry, salt-making, fisheries, irrigation and rural development throughout the country and performs the state management of public services in the domains falling within its management scope.

Article 2. -Tasks and powers

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To submit to the Government draft laws and resolutions of the National Assembly, draft ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, and draft resolutions and decrees of the Government according to its approved annual legislative programs and projects and schemes as assigned by the Government or the Prime Minister.

2. To submit to the Government long-term, five-year and annual development strategies, plannings and plans; strategies and plannings on key regions, inter-regional and inter-provincial areas and important national projects and works in the domains of agriculture, forestry, fisheries, salt-making, irrigation and rural development throughout the country; and draft decisions and directives falling within the Prime Minister's promulgating competence.

3. To promulgate decisions, directives, circulars, standards, regulations, processes and economic-technical norms in the domains falling within the scope of its state management in accordance with law; to guide and inspect the implementation of these documents.

4. To direct, guide, examine and take responsibility for the implementation of legal documents, strategies, plannings and plans falling within the scope of its state management after they are approved; to conduct law dissemination and education in the domains under its state management.

5. Regarding agricultural (cultivation, husbandry):

a) To direct and guide the implementation of mechanisms and policies on agricultural development after they are decided by competent authorities;

b) To direct and guide the use of budgets for programs on preventing, controlling, and remedying consequences of, animal and plant epidemics; to establish national steering committees for prevention and control of animal epidemics and declare epidemics upon occurrence of dangerous contagious animal diseases which are transmittable to humans; to provide for animal and plant quarantine regimes and standards, certificates of and conditions on disposal of and trading in plant protection drugs and veterinary drugs, and the destruction or return of these drugs to their places of origin under competent authorities' decisions;

c) To publicize and direct, guide, inspect, evaluate and synthesize reports on the implementation of approved strategies, plannings and plans on agricultural development nationwide;

d) To direct the structure of plant varieties and animal breeds; to guide farming, husbandry, harvesting and preservation techniques and organize the final review and assessment of the implementation of annual cultivation and husbandry plans;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f) To publicize lists of, and grant permits for exploitation and use of, plant and animal gene sources and exchange of rare and precious plant and animal gene sources; to promulgate a list of main plants, a list of plant varieties and a list of animal breeds permitted for production and trading, a list of rare and precious plant varieties and animal breeds which need to be conserved, and a list of plant varieties and animal breeds banned from export or permitted for exchange with foreign countries; to permit the import of plant varieties and animal breeds outside the list of those permitted for production or trading; to promulgate national technical regulation on seed grades, processes of propagation and revigoration of super pure seeds, processes of production of varieties of industrial plants, fruit trees, ornamental trees and other trees;

g) To promulgate regulations and processes on the assay, selection and creation of new plant varieties and animal breeds; to decide on the recognition, grant or cancellation of their protection titles; the processes of production of plant varieties and animal breeds subject to application of, and certification of quality conformity with, national technical regulation;

h) To provide for the management, production, trading and use of fertilizers; to provide for the testing and recognition of new fertilizers; to publicize a list of fertilizers subject to announcement of quality standards; and to promulgate national technical regulations on fertilizers;

i) To provide for the management, production, trading and use of livestock feed; to provide for the testing of animal feed and raw materials for production of animal feed; to publicize a list of animal feed and raw materials of animal origin which are used for production of animal feed;

j) To guide the import and export of plant varieties animal, breeds, fertilizers and animal feed;

k) Regarding plant protection:

To forecast about the situation of harmful organisms; to declare the occurrence of harmful organism epidemics in two or more provinces and report such to the Prime Minister; to guide, direct and decide on measures to stamp out epidemics and cancel epidemic-declaration decisions;

To publicize a list of categories of entities liable to plant quarantine and a list of objects of plant quarantine;

To guide and inspect the implementation of approved regulations on plant quarantine regimes and standards applicable to objects of plant quarantine which are imported, exported, temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import or in transit; to provide for certificates of and conditions on disposal of plant quarantine objects; to provide for certificates of and conditions on trading in plant protection drugs; to decide on plant protection drugs which must be destroyed or returned to their places of origin;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To provide for uniforms and cards of quarantine workers and forms of plant quarantine papers;

To guide the import and export of plant protection drugs, raw materials for production of plant protection drugs and living or organisms in the domain of plant protection; to provide for imported goods subject to plant quarantine.

l/ Regarding the health of domestic animals (including aquatic animals):

To elaborate, and direct the implementation of strategies, plannings and plans on prevention and combat of animal diseases nationwide;

To provide for conditions and procedures for recognition and direct the building of animal disease-free regions and establishments throughout the country. To promulgate a list of animal diseases of which epidemics must be declared, a list of dangerous animal diseases and a list of diseases subject to compulsory preventive measures;

To forecast about the situation of animal diseases; to decide on declaration of epidemics and epidemic areas covering two or more provinces, epidemic-threatened areas, buffer areas and compulsory preventive measures applicable to animals; the disposal of diseased animals and products thereof, sterilization and disinfection. To declare the end of epidemics and cancel decisions on announcement of epidemic areas, epidemic-threatened areas and buffer areas;

To direct and inspect the implementation of approved national programs on control and elimination of animal epidemics;

To promulgate a list of objects of animal quarantine and a list of animals and animal products subject to quarantine;

To promulgate processes and procedures for animal quarantine and measures for disposal of animals, animal products, carriers and containers of animals and animal products failing to satisfy veterinary sanitation standards;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To provide for the order and procedures for control of slaughtering activities and animal slaughtering marks; a list of objects of and order and procedures for inspection of veterinary sanitation; to provide for the search into, test and assay of, and procedures for registration and recognition, veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use which are permitted for production and circulation in Vietnam;

To promulgate national technical regulations on veterinary sanitation and veterinary drugs; to publicize a list of veterinary drugs, bio-preparations, micro-organisms and chemicals for veterinary use which are subject to the application of, and certification of quality conformity with, national technical regulations; To provide for uniforms and cards of quarantine workers and forms of animal and animal product quarantine papers;

To decide to permit the import of veterinary drugs and vaccines outside the list of those permitted for circulation in Vietnam;

To direct the diagnosis of animal diseases and the national veterinary sanitation work.

6. Regarding forestry:

a/ To direct and guide the implementation of the Government's and the Prime Minister's regulations on forestry development and policies and regulations on management and protection of endangered rare and precious forest fauna and flora species and list of these species; to elaborate a planning on the system of national and inter-provincial protection forests and special-use forests and decide on the change of their use purposes; to promulgate forest management regulations

b/ To publicize and direct, guide, inspect, evaluate and synthesize reports on the implementation of approved strategies, plannings and plans on forest protection and development nationwide;

c/ To appraise planning on forest protection and development elaborated by provinces and centrally run cities;

d/ To guide and direct the survey, determination and demarcation of forests of all types; to conduct forest survey and inventory monitor developments of forest and land resources in service of afforestation, compile forest management dossiers and announce the annual forest status and the results of five-year forest inventories;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ To direct, guide and inspect the implementation of approved regulation and policies on investment in the development of production forests, planting of consolidated raw material forests, planting of rare and precious timber forests and development of natural forests;

g/ To guide combined forestry-agricultural fisheries production in protection forests, economic-technical norms and forest development measures;

h/ To make a plan on, and direct and recognize, a system of national and regional seedling-sapling forests and gardens; to publicize a list of, and grant permits for exploitation, use and exchange of, endangered rare and precious forest fauna and flora gene sources and permits for planting and raising wild plants and animals; to promulgate a list of principal forest trees, a list of forest saplings permitted for production and trading, and a list of forest saplings banned from export; to permit the exchange of forest saplings on the list of those banned from export with foreign countries and the import of forest saplings outside the list of those permitted for production and trading; to promulgate national technical regulation on seed grades, processes of propagation and revigoration of super-pure seeds; to promulgate assay processes and decide on the recognition, grant or cancellation of protection titles of new forest saplings; to establish the process of sapling production and publicize a list of forest saplings subject to the application of, and certification of quality conformity with, national technical regulations; to guide the import and export of forest saplings.

i/ To promulgate, monitor and inspect the implementation of regulations on and processes of forest tending and renovation and forest product exploitation; to announce the volume of forest products to be exploited annually by localities; to specify banned acts in sight-seeing tours or resort and ecological tourism in special-use forests and protection forests;

j/ To guide and direct the allocation, lease, recovery and change of use purposes of forests; to compile and manage dossiers of allocation and lease of forests and land for afforestation; to guide the elaboration of a plan on cultivation land areas; to direct, guide and inspect the implementation of regulations on management and protection of endangered rare and precious forest fauna and flora species in accordance with regulations;

k/ To provide professional guidance on forest protection forces’ activities; to mobilize forest protection forces when necessary; to direct and organize the supply of weapons, support tools, special-use devices, uniforms and cards to forest protection officers at various levels as prescribed; to inspect and direct the examination of forest protection forces’ activities;

l/ To assume the prime responsibility for the implementation of the national program of action against desertization;

m/ To direct the forecast about forest fires, harmful pests and other disasters which may affect forests; to request provincial-level People's Committee presidents, ministries, branches and social organizations to mobilize forces and means upon occurrence of widespread forest fires; to direct and guide the application of measures for preventing and remedying consequences of forest fires and harmful pests and fighting against deforestation in strategic areas and disasters which affect forests.

7. Regarding salt-making:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To publicize, direct, guide, inspect, evaluate and sum up reports on the implementation of approved strategies, plannings and plans on development of salt-making nation-wide;

c/ To give instructions on production and harvesting techniques and conduct the final review and assessment of the implementation of annual production plans;

d/ To promulgate and inspect the implementation of national technical regulations and processes on the production and processing of salt and products.

8. Regarding fisheries:

a/ To direct and guide the implementation of mechanisms and policies on fisheries development after they are decided by competent authorities;

b/ To direct and guide criteria for classification of species- habitat conservation zones and aquatic nature reserves; to decentralize the management of conservation zones of national and international importance; to promulgate regulations on the management, exploitation and protection of fisheries resources after obtaining competent authorities' decisions;

c/ To publicize and direct, guide, inspect, evaluate, sum up and report on the implementation of approved strategies, plannings and plans on fisheries development nationwide;

d/ To guide and inspect provinces and centrally run cities in the implementation of plannings on exploitation, protection and development of fisheries resources; to set criteria for classification of species-habitat conservation zones and aquatic nature reserves; to guide the decentralization of the management of conservation zones of national and international importance;

e/ To direct aquacultural activities according to plannings and plans. To provide for the import and export of aquatic breeds, migration, perpetuation, conservation, selection, creation and recognition of new breeds, and breed production and trading; to promulgate national technical regulations on, and inspect, breed quality; to form and manage the national breed system and the registration of national breeds;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ To publicize a list aquatic species banned from exploitation and the time when fishing banned; to provide for fishing methods, trades and fishing gear banned or restricted from use, species and, minimum sizes of aquatic animals permitted for fishing and fishing seasons, areas banned or restricted from fishing and aquatic species banned from import or export;.

h/ To provide for a list of aquatic species which need to be conserved, protected or re generated; measures for protecting aquatic bio-system conserving gene funds and aquatic bio diversity;

i/ To guide fishing activities of Vietnamese and foreign organizations and individuals in the mainland, island, inland water areas, sea areas, exclusive economic zones and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam; to decentralize the management of fishing areas, routes and grounds;

j/ To direct, guide and inspect the implementation of approved regulation

decentralization of the competence to grand and withdraw fishing permits. To provide for the order of and procedures for the grant and withdrawal of fishing permits and direct the implementation thereof;

k/ To promulgate national technical on quality, technical safety and environmental protection of fishing boats; to provide for titles of fishing boats' crew members and the registration and grant of fishing boats' crew books and the grant of fishing boat master and chief engineer diplomas;

l/ To promulgate regulations on the management of fishing ports and wharves and fishing-boat storm shelters; the development of mechanical engineering in fisheries; the production of fishing gear and nets, the building, repair and conversion of fishing boats and the development of wholesale markets for aquatic products according to approved plannings;

m/ To promulgate, supervise and inspect the implementation of national of technical regulations, processes and economic-technical norms for construction and protection of aquacultural facilities, fishing ports, fishing markets, fishing-boat storm shelters, aquatic animal feed-producing establishments, aquatic product-processing establishments and engineering establishments engaged in the building and repair off fishing boats;

n/ To decide on investment in the construction, renovation and upgrading of aquacultural equipment fishing ports, fishing markets and fishing-boat storm shelters from the sources of capital allocated from the state budget through the Ministry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To direct and guide the implementation of legal document on water irrigation and dikes; to implement regulations on prevention of and fight against damage caused by salinization after they are promulgated by competent authorities;

b/ To direct and guide the implementation of strategies and plannings on irrigation and strategies on prevention, combat and mitigation of natural disasters after they are approved by the Prime Minister;

c/ To assume the prime responsibility for elaborating plannings on regional irrigation and reservoirs serving agriculture and for multiple socio-economic purpose;

d/ To approve plannings on dykes and irrigation facilities related to two or more provinces in service of flood prevention and combat, water supply, drought and salinization prevention and combat, soil improvement, river bank and coastal landslide and rural water supply and drainage;

e/ To publicize and direct, guide, inspect, evaluate, synthesize and report on the implementation of approved strategies, plannings and plans on development of irrigation nationwide;

f/ To propose to the Prime Minister and organize the implementation of measures for mobilization of supplies and means for preventing and remedying consequences of floods, droughts and inundation, dealing with incidents irrigation works and other damage caused by water; to direct flood diversion and slowing work and the operation of large-sized irrigation reservoirs and more than one reservoir as assigned or decentralized;

g/ To guide the decentralization to provincial-level People's Committees the competence to approve provincial plannings on irrigation, dyke systems and flood prevention and combat;

h/ To promulgate, supervise and inspect the implementation of national technical regulations, processes and economic-technical norms on the construction, exploitation and protection of the systems of irrigation works, dykes and facilities for prevention and combat of floods, storms, inundation, droughts and rural water supply and drainage;

i/ To provide for the permitted loads of, and the grant of permits for, motorized vehicles operating on dykes; to guide provincial-level People's Committees to grant, withdraw and extend permits of vehicles operating within the protection areas of irrigation works;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



k/ To decide to invest in the construction, renovation, upgrading and solidification of dykes and irrigation works nation wide with capital allocated from the state budget through the Ministry;

10. Regarding rural development:

a/ To act as the sole agency responsible for submitting to the Government mechanisms and policies on rural development, mechanisms, policies and regulations on the decentralization of the responsibility to appraise programs and projects on resettlement of rural inhabitants;

b/ To synthesize and submit to the Prime Minister for approval economic restructuring plans, integrated rural development programs and strategies on development of rural craft villages in association with households and cooperatives; to direct, guide and inspect the implementation of these strategies, plannings and programs after they are approved;

c/ To synthesize and propose mechanisms and policies to encourage and support the development of the rural household and farm economy, cooperative economy and agricultural, forestry, fisheries and salt-making cooperatives in association with rural craft villages and trades in communes;

d/ To guide, direct and inspect the implementation of settled farming, migration, and resettlement work in agriculture and rural according to national socio-economic development plannings;

e/ To direct and manage hunger eradication and poverty alleviation programs and projects or their components and program on building countryside as assigned by the Government;

f/ To coordinate with ministries, branches and localities in guiding the building of residential areas; to implement programs on building rural infrastructure as assigned by the Government.

11. To direct the implementation of, synthesize and manage, investment programs and projects and important national works in the domains under its management as assigned by the Government; to build and manage the results of baseline surveys and database on domains under its state management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To direct and guide the implementation of plannings, programs, mechanisms and policies on development of the processing industry in combination with production activities and the markets of commodity lines in the domains under its state management; and policies on development of agricultural mechanical engineering, rural trades and villages in association with households and cooperatives after they are approved by competent authorities;

b/ To direct, guide, inspect and evaluate the development of the processing industry, mechanical engineering, rural trades and craft villages and post-harvest preservation activities within the scope of its state management;

c/ To promulgate national technical regulations on food quality and safety, epidemic safety and environmental safety in the production, preservation and processing stages before products are marketed;

d/ To direct the inspection, recognition and cancellation of the recognition of satisfaction of conditions of assurance of food hygiene and safety of aquacultural establishments and areas and establishments engaged in the harvest, purchase, transportation, preservation, preliminary processing and processing of agricultural, forest, fishery and salt products;

e/ To guide the transportation, import and export of agricultural, forest, fishery and salt products subject to specialized management.

13. To manage national reserves of plant varieties, animal breeds, plant protection drugs, veterinary drugs and other goods as assigned by the Government.

14. To direct scientific research and agriculture extension activities in the domain of cultivation, husbandry, forestry, fisheries, salt-making, processing and preservation of agricultural, forest, fishery and salt products, and rural trades.

15. Regarding the management of food quality, safety and hygiene for agricultutal, forest, fishery and salt products:

a/ To guide and apply the systems of food safety and hygiene management: Good Manufacturing Practices (GMP), Good Aquaculture Practices (GAP), Code of Conduct (CoC), Good Hygiene Practices (GHP) and the Hazard Analysis Critical Control Point/Risk Management (HACCP/RM) in production, processing and transportation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To promulgate regulations and technical regulations on food quality and safety, epidemic safety and environmental safety in the production, preservation and processing stages before products are marketed;

d/ To direct the inspection, recognition and cancellation of the recognition of satisfaction of conditions for assurance of food hygiene and safety of aquacultural establishments and areas and establishments engaged in the harvest, purchase, transportation, preservation, preliminary processing and processing of agricultural, forest, fishery and salt products;

e/ To direct and organize the certification of food quality, safety and hygiene for agricultural, forest, fishery and salt products and products which are imported or produced at home for export before they are marketed;

f/ To direct and inspect the grant of quarantine certificates for imported and exported goods lots (living animals or plant or animals products which may carry pathogens) for use in cultivation, husbandry or processing or goods lots temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import, transported from or to border-gates, in transit through the Vietnamese territory or transported within the country; to inspect the import or production of animal feed, veterinary drugs, fertilizers and chemicals used in husbandry and cultivation as decentralized.

16. Regarding the protection of agricultural and rural environment: To direct, guide and inspect the implementation of the environmental protection law and other relevant legal provisions on the production, import and use of chemicals, plant protection drugs, fertilizers and waste in agriculture, on the management of genetically modified plant varieties and animal breeds and their products, on the system of dykes and irrigation works, forest conservation zones and rural daily-life clean water, on aquaculture, exploitation and processing of aquatic products; genetically modified aquatic animals and their products; and marine conservation zones.

17. To direct, guide and organize trade promotion activities in domains under its state management.

18. To manage the registry and registration of fishing boats and inspect the technical safety of machinery, equipment, supp/1es and substances subject to strict labor safety requirements in branches and domains under its management as prescribed by law.

19. To enter into international cooperation in agriculture, forestry, fisheries, salt-making, irrigation and rural development in accordance with law.

20. To decide and direct the implementation of its administrative reform program according to the objectives and contents of the state administrative reform program approved by the Prime Minister.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To elaborate schemes on reorganization and ownership transformation of these enterprises for submission to the Prime Minister and direct and organize the implementation of these scheme after they are approved by the Prime Minister;

b/ To propose the Prime Minister to appoint or dismiss according to his/her competence leaders, managers and chief accountants of state enterprises not yet equitized according to regulations;

c/ To approve according to its competence or propose the Prime Minister to approve organization and operation charters of state enterprises not yet equitized according to regulations.

22. Regarding the state management of organizations providing public services in the domains under its state management:

a/ To submit to the Government mechanisms and policies on the quality of public services and the socialization of the provision of public services in the domains under its state management;

b/ To submit to the Prime Minister a planning on the network of state-owned non-business and public-service organizations; conditions and criteria for the establishment of state-run; non-business organizations in its management domains;

c/ To promulgate national technical regulations, economic-technical norms, order, procedures and time limits for provision of public services under its competence;

d/ To guide, create conditions for and organizations providing public services in the domains under its state management in accordance with law.

23. Regarding the state management of enterprises, cooperatives and other cooperative and private economic forms in the domains under its state management:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To guide and inspect the implementation of regulations on conditional production and business lines on the list publicized by the Government and handle violations in accordance with its competence;

c/ To inspect and control, and handle environmental pollution, to inspect and examine the protection of biological environment and labor safety sanitation agricultural, forestry, salt-making fishery and irrigation activities and rural craft villages;

d/ To promulgate national technical regulation in the domains under management; to inspect, examine and handle according to its competence violation, of national technical regulations on quality of goods and services in the domains of agriculture forestry, salt-making, fisheries and irrigation in accordance with law.

24. Regarding the state management of association and non-governmental organizations operating in the domains under its management nationwide

a/ To recognize canvassing boards which are set up to establish associations and non-governmental; to give written opinions to the Ministry of Home Affairs on permission for the establishment, merger, splitting and dissolution of associations and non-governmental organizations operating in the domains under its state management;

b/ To guide and create conditions for associations and non-governmental organizations to participate in activities in the domains under its management; to consult and receive recommendations and opinions of associations in order to improve state management regulations in its domains;

c/to examine and inspect the observance of law by associations and non-governmental organizations operating in the domains under its state management, to handle or propose competent state agencies to handle violations committed by associations and non-governmental organizations in accordance with law.

25. Regarding management of public employees' and civil servants' ranks:

a/ To organize rank promotion exams for civil servants from the rank of specialist to the rank of principal specialist and from the rank of principal specialist to the rank of senior specialist as prescribed by law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



26. To manage the organizational apparatus and state payrolls; to direct the implementation of wage regulations and regulations and policies on preferential treatment, commendation and disciplining towards cadres, public employees and civil servants under its management; to provide training and retraining and build the contingent of cadres, public employees and civil servants working in the domains of agriculture, forestry, salt-making, fisheries, irrigation and rural development in accordance with law.

27. To examine, inspect and settle complaints and denunciations, fight against corrupt and negative acts and handle illegal acts in agriculture, forestry, salt-making, fisheries, water resources and rural development in accordance with law.

28. Regarding finance and asset management:

a/ To manage the assigned finance and assets and organize the implementation of the allocated budget in accordance with law;

b/ To retain no more than 10% of the total allocated budget level under annual plans for spending on the prevention, control and remedying of consequences of natural disasters and epidemics and other unexpected tasks under the Prime Minister's authorization.

29. To act as the national standing body for flood and storm prevention and fighting and urgent matters regarding fire forest prevention and anti-desertization; to act the standing body of the competent agency in managing the trading in endangered wild fauna and flora species in accordance with law.

30. To perform other tasks and exercise other powers assigned by the Government or the Prime Minister or prescribed by law.

Article 3. -Organizational structure

1. The Planning Department.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Science, Technology and Environment Department.

4. The International Cooperation Department.

5. The Legal Department.

6. The Organization and Personnel Department.

7. The Inspectorate.

8. The Office.

9. The Cultivation Department.

10. The Plant Protection Department.

11. The Husbandry Department.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



13. The Department for Processing and Trade of Agricultural and Forestry Products and Salt-Making.

14. The Forestry Department;

15. The Forest Protection Department;

16. The Department for Exploitation and Protection of Aquatic Resources;

17. The Aquaculture Department.

18. The Water Resources Department.

19. The Department for Dyke Management and Flood and Storm Prevention and Combat.

20. The Department for Management of Work Construction;

21. The Department for Cooperative Economy and Rural Development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



23. The Informatics and Statistics Center.

24. The National Center for Clean Water and Rural Environmental Sanitation.

25. The National Center for Agriculture and Fisheries Extension.

26. The Vietnam Agriculture Newspaper;

27. The Agriculture and Rural Development Units defined from Clauses 1 thru 22 of this Article are organizations assisting the Minister in performing the state management functions; units defined from Clauses 23 thru 27 of this Article are non-business units attached to the Ministry.

The Organization and Personnel Department, the Science, Technology and Environment Department and the International Cooperation Department may organize sections.

The Minister of Agriculture and Rural Development shall propose the Prime Minister to promulgate a list of other non-business organizations attached to the Ministry.

Article 4. -Implementation effect

l. This Decree takes implementation effect 15 days after its publication in CONG BAO and replaces the Government's Decree No. 86/2003/ND-CP dated July 18, 2003, defining functions, tasks, powers and organizational apparatus of the Ministry of Agriculture and Rural Development and Decree No. 43/2003/ND-CP of May 2, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of the Fisheries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5. -Implementation responsibilities

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People’s Committees shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


24.471

DMCA.com Protection Status
IP: 3.136.234.187
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!