ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 137/KH-UBND
|
Lào Cai, ngày 14
tháng 3 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG CHỐNG THIÊN
TAI NĂM 2023 TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức
Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày
19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và
Luật Đê điều ngày 17/6/2020;
Căn cứ Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống
thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chong thiên tai
và Luật Đê điều; Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ về
thành lập và quản lý Quỹ phòng chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1651/QĐ-TTg ngày 30/12/2022
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình tổng thể, Phòng, chống
thiên tai quốc gia; Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Kế hoạch Phòng chống thiên tai quốc gia đến năm 2025;
Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BNNPTNT ngày
07/6/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chong
thiên tai các cấp ở địa phương; Thông tư số 10/2021/TT-BKHĐT ngày 22/12/2021
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai
vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội;
Căn cứ Nghị quyết số 31-NQ/TU ngày 24/7/2020 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường giai
đoạn 2020-2025,
Để chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả
thiên tai kịp thời, hiệu quả; UBND tỉnh ban hành “Kế hoạch Phòng, chống
thiên tai năm 2023 tỉnh Lào Cai” làm cơ sở để các cấp, các ngành, các
địa phương tổ chức thực hiện, giảm tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra, tạo
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững trước thiên tai và biến đổi khí hậu
như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Làm cơ sở để tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm
vụ, giải pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, giảm tối đa
thiệt hại, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững; thực hiện thắng
lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
b) Tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống thiên
tai; nâng cao năng lực, tính chủ động của toàn xã hội trong phòng chống thiên tai,
sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống thiên tai; kết hợp
giữa phòng chống thiên tai với phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng đồng bộ, giảm
nhẹ rủi ro thiên tai.
c) Huy động mọi nguồn lực để thực hiện hiệu quả
công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, nhằm giảm đến mức
thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại của thiên nhiên;
góp phần quan trọng vào phát kinh tế - xã hội bền vững.
2. Yêu cầu
a) Việc thực hiện Kế hoạch Phòng, chống thiên tai
năm 2023 phải bám sát nội dung các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
b) Thực hiện Kế hoạch Phòng, chống thiên tai phải
lồng ghép với: Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 07/12/2022 của Hội đồng nhân dân
tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 tỉnh Lào Cai; Quyết định
số 3389/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023
tỉnh Lào Cai; Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 20/12/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Lào
Cai về một số giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023; bám sát nội dung
Kế hoạch số 140/KH-UBND ngày 25/3/2021 về Phòng, chống thiên tai giai đoạn
2021-2025 và phải gắn với thực hiện kế hoạch phát triển của các ngành, địa
phương.
c) Thực hiện Kế hoạch Phòng, chống thiên tai phải nâng
cao năng lực dự báo, cảnh báo mưa, bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, sạt lở đất, rét
đậm, rét hại... và các hiện tượng khí tượng, thủy văn nguy hiểm; giảm thiểu thiệt
hại do thiên tai gây ra. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành,
các địa phương và người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai
thực hiện nhiệm vụ Phòng, chống thiên tai.
II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Đặc điểm tự nhiên: Tỉnh Lào Cai có diện
tích tự nhiên 636.425 ha, với vị trí địa lý nằm ở vùng miền núi phía Tây Bắc,
cách Hà Nội 296 km theo đường sắt; 245 km theo đường QL 70; 265 km theo đường
cao tốc Lào Cai - Hà Nội. Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang; phía Tây giáp tỉnh Lai
Châu; phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với
182,086 km đường Biên giới.
2. Địa hình: Tỉnh Lào Cai có địa hình rất
phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn. Địa hình đặc
trưng chủ yếu là núi cao, đồi dốc, khe sâu; những vùng đất có độ dốc trên 25°
chiếm 80% diện tích đất của toàn tỉnh. Địa hình được chia thành 2 vùng, chịu
tác động của khí hậu thời tiết, thiên tai khác nhau, gồm:
- Vùng đồi núi cao: Thị xã Sa Pa; các huyện Si Ma Cai,
Bắc Hà, Mường Khương và một số xã vùng cao của huyện Bát Xát, Văn Bàn thường
xuyên chịu tác động của các loại hình thiên tai như: Dông lốc, lũ ống, lũ quét,
mưa đá, mưa lớn, sạt lở đất, rét hại,...
- Vùng thấp gồm các huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên,
thành phố Lào Cai và các xã vùng thấp của huyện Văn Bàn, Bát Xát thường bị ngập
úng do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, hoàn lưu bão, mưa lớn,...
3. Sông, suối: Lào Cai có hệ thống sông,
suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh, trong đó có ba con sông
lớn là sông Hồng, sông Chảy và sông Nậm Thi có độ dốc cao, hàm lượng phù sa lớn.
- Sông Hồng: Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng
với lãnh thổ Việt Nam tại xã A Mú Sung, huyện Bát Xát; chính giữa sông là điểm
phân chia lãnh thổ hai nước; đến thành phố Lào Cai, sông Hồng chảy vào lãnh thổ
Việt Nam, trong đó chảy qua tỉnh Lào Cai với chiều dài khoảng 120 km; mực nước
cao nhất 7.915 cm, thấp nhất 7.562 cm; lưu lượng nước cao nhất 1.860 m3/s,
thấp nhất 115 m3/s.
- Sông Chảy: Bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua các
huyện: Si Ma Cai, Bắc Hà, Bảo Yên. Độ dài sông Chảy đi qua tỉnh Lào Cai với
chiều dài khoảng 124 km; mực nước cao nhất 7.901 cm, thấp nhất 7.529 cm; lưu
lượng nước cao nhất 569 m3/s, thấp nhất 3 m3/s.
- Sông Nậm Thi: Bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua
các huyện Mường Khương, Bảo Thắng, thành phố Lào Cai. Độ dài sông Nậm Thi đi
qua tỉnh Lào Cai khoảng 122 km, mùa mưa thường xuyên xảy ra lũ, ngập lụt khu
vực ven sông các huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai.
- Suối: Ngoài ba con sông chính, trên địa bàn tỉnh Lào
Cai còn có khoảng 107 dòng suối lớn, nhỏ như suối Ngòi Bo, suối Ngòi Nhù, Suối
Minh Lương,... về mùa mưa có thể gây sạt lở đất, ngập lụt, lũ ống, lũ quét...,
gây thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
4. Đặc điểm dân số, lao động, tỷ lệ hộ nghèo
(Theo niên giám thống kê tỉnh năm 2021)
a) Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2021: 761.890
người (Nam 387.090 người, chiếm 50,81%; Nữ 374.800 người, chiếm 49,07%). Mật độ
dân số bình quân 120 người/km2.
b) Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên: Tổng số: 382.896
người (Năm 206.674 người, chiếm 53,98%; Nữ 176.222 người, chiếm 46,02%).
c) Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều: 5,31%; tỷ lệ
dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh: 95,5%; thành thị 100%.
5. Đặc điểm cơ sở hạ tầng,
a) Viễn thông: Số thuê bao điện thoại 671.121 (Di
động 654.989; cố định 16.132), đạt: 88,09%, tăng 1,18% so với năm 2020. số thuê
bao Internet 547.333 (Di động 453.238; cố định 94.095), đạt 45,86%, tăng 14,64%
so với năm 2020.
b) Giáo dục: 598 trường học, trong đó 200 trường
mần non, 182 trường tiểu học, 144 trường Trung học cơ sở, 27 trường trung học
phổ thông, 43 trường phổ thông cơ sở, 9 trường trung học với 57.415 học sinh
mần non; 165.014 học sinh phổ thông và cao đẳng.
c) Y tế: Cơ sở y tế khám, chữa bệnh 362 cơ sở,
trong đó 14 bệnh viện và 01 bệnh viện phục hồi chức năng, 18 phòng khám đa khoa
khu vực, 152 trạm y tế cấp xã, 176 cơ sở y tế khác với 3.960 giường bệnh, giảm
21,4% so với năm 2020. Nhân lực y tế 4.983 người, tăng 0,61% so với năm 2020,
trong đó 4.155 người làm việc trong ngành y tế, tăng 0,12%; 828 người làm việc
trong ngành Dược, tăng 3,11%. số Bác sỹ bình quân 1 vạn dân đã tăng từ 12,54
năm 2020 lên 12,69 người năm 2021.
d) Hệ thống đường giao thông: Hệ thống đường giao thông:
Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 11.571 km, trong đó: 5 tuyến Quốc lộ và cao
tốc đi qua địa bàn tỉnh với tổng chiều dài 527,1 km; 16 tuyến tỉnh lộ dài 969
km; đường huyện 784 km; đường liên xã 8.794 km; đường đô thị 391 km; đường
chuyên dùng 106 km.
đ) Cơ sở hạ tầng khác: 1.143 công trình thủy lợi,
67 hồ đập thủy điện điều tiết nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt và điều tiết
nguồn nước ứng phó khi có mưa, lũ; 10 hồ chưa thải sản xuất công nghiệp; 152
trụ sở UBND cấp xã; trên 152 Đài phát thanh cấp xã; 152 nhà văn hóa đa năng,
nhà văn hóa cộng đồng (100% cấp xã có Đài phát thanh và nhà văn hóa cộng đồng).
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn trụ sở cơ quan nhà nước; trụ sở
các công ty, doanh nghiệp; nhà, xưởng sản xuất, kinh doanh của các công ty,
doanh nghiệp; hệ thống mạng thông tin công cộng, mạng viễn thông cố định mặt
đất, mạng thông tin chuyên dùng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an
ninh, các cơ sở hạ tầng khác hỗ trợ điều hành ứng phó với thiên tai và là nơi
tránh chú khi mưa, bão cho người dân.
III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI NĂM
2022
1. Thiệt hại do thiên tai gây
ra năm 2022
a) Thiệt hại về người: 4 người chết; 2 người mất tích;
3 người bị thương.
b) Về nhà ở: 1.673 nhà ở bị thiệt hại và ảnh hưởng.
c) Thiệt hại về sản xuất nông nghiệp: 1.020,2 ha
lúa, mạ, hoa màu, rau màu, cây ăn quả, cây hàng năm,...
d) Thiệt hại về cơ sở hạ tầng: 18 điểm trường bị hư
hỏng; 03 cơ sở y tế; 10 nhà văn hóa thôn bản; 60 m kè bê tông; 84 công trình
thủy lợi; 8 công trình nước sạch nông thôn bị hư hỏng; sạt lở taluy dương
155.810 m3; sạt lở taluy âm 3.150 md; xói trôi nền mặt đường 22.780
md; điểm giao thông ách tắc 1.008 điểm; cống thoát nước ngang bị hư hỏng 35
cái;... Cột cáp treo bị gẫy đổ 93 cái; hư hỏng 10 nhà trạm; đứt 5.300 m dây
cáp; hư hỏng 02 bưu cục; 246 máy thiết bị khác; Cột điện hạ thế bị gãy, đổ 38
cái; dây điện 35 KV bị đứt 200 m; dây điện hạ thế bị đứt 310 m; cột đèn chiếu
sáng bị gãy, đổ 24 cái; 04 trụ sở các cơ quan nhà nước; 19 danh mục, công trình
khác.
đ) Ước tổng giá trị thiệt hại về kinh tế: 125.837
triệu đồng.
2. Đánh giá chung công tác phòng chống thiên tai
năm 2022
a) Được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành TW
và sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc của cả
hệ thống chính trị cùng với các cấp, các ngành, các địa phương. Vì vậy, công
tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong năm 2022 đã đạt được
nhiều kết quả tốt, giảm tối đa thiệt hại. Công tác thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai cơ bản được các cấp, các ngành, các
địa phương và người dân quan tâm. Việc lồng ghép Kế hoạch Phòng, chống thiên
tai năm 2022 vào: Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội và dự toán ngân sách nhà
nước năm 2022 tại Quyết định số 4399/QĐ-UBND ngày 10/12/2021 của UBND tỉnh; Kế
hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 về nguồn vốn ngân sách tỉnh Lào
Cai tại Quyết định số 4709/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh được các cấp
các ngành quan tâm triển khai thực hiện. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư vào
lĩnh vực phòng, chống thiên tai.
c) Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công
tác chỉ đạo của một số huyện, thị xã, thành phố và cấp xã về phòng ngừa, ứng phó,
khắc phục hậu quả thiên tai chưa quyết liệt, sâu sát, kịp thời. Nguồn lực về
con người còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, nguồn tài chính và phương
tiện kỹ thuật cho công tác PCTT và TKCN ở cấp huyện, cấp xã còn hạn chế, chưa
đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Hệ thống cảnh báo, dự báo chưa đáp ứng được yêu
cầu. Việc cung cấp, chia sẻ thông tin trong ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn
giữa các Sở, ngành, chính quyền địa phương còn chưa kịp thời; công tác chỉ đạo
chưa quyết liệt. Nhận thức của một số người dân về phòng ngừa thiên tai còn nhiều
hạn chế, chủ quan,...
IV. NHẬN ĐỊNH THỜI TIẾT KHÍ HẬU, THIÊN TAI NĂM 2023
1. Thời tiết, khí hậu: Theo dự báo của Trung
tâm Khí tượng, Thủy Văn quốc gia, Đài Khí tượng, Thủy văn Lào Cai; năm 2023
tỉnh Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 17-22 °C;
lượng mưa trung bình từ 1.800-2.000mm; độ ẩm không khí 84,63%. Do bị chi phối
bởi yếu tố địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn, nên có sự đan xen một số
tiểu vùng á nhiệt đới, ôn đới rất thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, thủy
sản, đặc biệt là nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như cây
ăn quả ôn đới, cây dược liệu,... tỉnh Lào Cai thường có sự chênh lệch khí hậu giữa
các vùng, vùng cao độ ẩm lớn hơn vùng thấp; mùa hè nhiệt độ nắng nóng có nơi
đạt 41C°; mùa Đông có sương mù thường xuất hiện khá phổ biến trên toàn tỉnh, có
nơi mật độ rất dày. Trong các đợt rét hại thường xuất hiện sương muối ở những vùng
có độ cao trên 1.000m như: Sa Pa, Bát Xát; nhiều năm có tuyết rơi, nhiệt độ
dưới 0C°.
2. Thiên tai: Tỉnh Lào Cai chịu tác động của
19/22 loại hình thiên tai, như: Áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét,
ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng
chảy, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối,... gây ra thiệt hại về
người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội. Mặc
dù, nằm sâu trong đất liền, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng mỗi khi
bão mạnh đổ bộ vào các tỉnh ven biển phía Bắc thì hoàn lưu của bão kết hợp với
rãnh thấp thường gây mưa to đến rất to sinh ra lũ ống, lũ quét, trượt lở đất gây
thiệt hại cả về người và tài sản của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
3. Các điểm có nguy cơ xảy ra thiên tai: Hiện
nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 769 điểm có nguy cơ xảy ra thiên tai; trong
đó: 601 điểm chưa có biển cảnh báo (Ngầm tràn 71 điểm; sạt lở đất 222 điểm; lũ
ống, lũ quét 113 điểm; ngập úng 107 điểm; sạt lở bờ sông, suối 36 điểm; sụt lún
do mưa lũ hoặc dòng chảy 52 điểm); 168 điểm đã có biển cảnh báo (Ngầm tràn 38
điểm; sạt lở đất 93 điểm; lũ ống, lũ quét 30 điểm; ngập ứng 4 điểm; sạt lở bờ
sông, suối 02 điểm; sụt lún do mưa lũ hoặc dòng chảy 01 điểm), cần phải triển
khai, thực hiện các biện pháp phòng chống thiên tai tổng hợp để giảm thiểu
thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra, như: Cử lực lượng canh, trực
khi có mưa lớn, không xây dựng nhà ở tại vị trí có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống,
lũ quét; lắp đặt hệ thống cảnh báo mực nước tại các ngầm tràn và khu vực dân cư
có nguy cơ ngập úng,...
(Chi tiết tại phụ
biểu 01)
V. NỘI DUNG PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI NĂM 2023
1. Quan điểm chỉ đạo
a) Phòng chống thiên tai là nhiệm vụ quan trọng của
cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn dân, toàn xã hội,
trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng
hỗ trợ, giúp nhau. Thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, đề cao vai trò ứng phó
tại cơ sở và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
b) Đảm bảo chủ động trong phòng ngừa; kịp thời,
hiệu quả trong ứng phó; khắc phục khẩn trương, khôi phục, tái thiết bền vững và
xây dựng lại tốt hơn.
c) Thực hiện đồng bộ các biện pháp, kết hợp hài hòa
giữa giải pháp công trình và phi công trình; chú trọng quản lý rủi ro thiên tai,
thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Tăng cường ứng dụng khoa
học, công nghệ tiên tiến, kết hợp phát huy kinh nghiệm truyền thống.
d) Đầu tư cho công tác phòng chống thiên tai là yếu
tố quan trọng góp phần bảo đảm phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Chủ động
bố trí nguồn lực cho công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn là trách nhiệm
của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và mỗi người dân. Nhà nước tạo
điều kiện thuận lợi và khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào
công tác phòng chống thiên tai.
đ) Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội phải phù
hợp với tự nhiên, hạn chế tác động tiêu cực vào tự nhiên, không làm tăng rủi ro
và phát sinh thiên tai mới. Phòng chống thiên tai phải phối hợp chặt chẽ giữa
các lực lượng, phù hợp với cấp độ rủi ro thiên tai.
2. Nhiệm vụ và giải pháp
2.1. Nhiệm vụ và giải pháp phi công trình
2.1.1. Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật,
cơ chế, chính sách
a) Trong năm 2023, ban hành văn bản quy phạm pháp
luật triển khai thực hiện Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính
phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng chống thiên tai. Tiếp tục tổ chức rà
soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống thiên tai,
các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng chống thiên tai,
không chồng chéo để huy động nguồn lực hỗ trợ phòng ngừa, ứng phó, phục hồi sản
xuất, môi trường sau thiên tai; các cơ chế giám sát đối với các hoạt động phòng
chống thiên tai phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, phù
hợp với các loại hình thiên tai và đặc điểm thiên tai từng vùng, địa phương.
b) Xây dựng các cơ chế, chính sách đồng bộ, minh
bạch tạo điều kiện để lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch,
kế hoạch, chiến lược phát triển của các ngành, địa phương theo hướng kết hợp đa
mục tiêu, hạn chế tối đa việc gia tăng rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi
khí hậu, nhất là vùng ven sông, ven suối, khu vực đông dân cư bảo đảm đồng bộ,
thống nhất, tạo môi trường pháp lý đầy đủ, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.
2.1.2. Tuyên truyền phổ biến kiến thức, nâng
cao nhận thức
a) Tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền các văn
bản của Đảng, nhà nước, Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, của tỉnh về công
tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai để tạo sự thống nhất về
nhận thức và hành động trong chính quyền các cấp và cộng đồng dân cư. Lồng ghép
tuyên truyền phòng chống thiên tai với các hoạt động tuyên truyền của các cấp,
các ngành, các địa phương.
b) Đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, ngôn
ngữ, phương thức truyền thông để phổ biến kiến thức phòng, chống thiên tai tới
cộng đồng phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số. Sử dụng các phương tiện truyền thống, lưu động, mạng xã
hội tiếp nhận thông tin phản hồi của người dân vì một xã hội an toàn trước
thiên tai. Huy động sự tham gia của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội,
doanh nghiệp và người dân trong quá trình xây dựng chiến lược, hoạch định chính
sách; đề xuất và triển khai kế hoạch, chương trình, dự án trong hoạt động tuyên
truyền phòng ngừa thiên tai. Xây dựng và ban hành tạp chí, tờ rơi, phim tài
liệu, phóng sự, Zalo, facebook,... về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả
thiên tai.
2.1.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao
năng lực chỉ huy, chỉ đạo, đào tạo nguồn nhân lực
a) Kiện toàn tổ chức bộ máy phòng chống thiên tai, tìm
kiếm cứu nạn các cấp theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, đủ số lượng, chất lượng,
năng lực, quyền hạn, hiệu lực, hiệu quả để chỉ đạo, chỉ huy điều hành kịp thời
công tác phòng, chống thiên tai. Xây dựng, kiện toàn và đào tạo lực lượng phòng
chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã, bao gồm:
Lực lượng chuyên nghiệp và lực lượng bán chuyên nghiệp, tình nguyện viên. Từng
bước xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hỗ trợ các hoạt động phòng chống thiên
tai và tìm kiếm cứu nạn. Rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền
của cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng chống, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các
cấp; phân công, phân cấp trách nhiệm, quy định cơ chế phối hợp cụ thể giữa các
cơ quan, lực lượng, đảm bảo công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai kịp thời, thống
nhất, hiệu quả. Tổ chức xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực hoạt động của lực
lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã theo Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 09/7/2021
của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức tập huấn cho lực lượng làm công tác phòng
chống thiên tai, diễn tập nâng cao năng lực trình độ phối hợp, hiệp đồng giữa
các lực lượng trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
2.1.4. Năng cao năng lực dự báo, cảnh báo
thiên tai: Hiện nay, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đang quản
lý 50 trạm đo mưa tự động và 3 trạm thời tiết tổng hợp để dự báo, cảnh báo thời
tiết thiên tai. Dự kiến trong năm 2023, tiếp tục lắp đặt thêm 01 hệ thống thời
tiết tổng hợp kết hợp với Đài khí tượng thủy văn Lào Cai có: 9 trạm quan trắc
KTTV thuộc mạng lưới trạm quốc gia; 125 trạm đo tự động; 3 trạm thời tiết tổng
hợp; các ra đa thời tiết và các phần mềm dự báo, cảnh báo thời tiết, cảnh báo
lũ quét, sạt lở đất như: Sản phẩm JMA- Nhật Bản; sản phẩm ECMWF- Châu Âu, Mỹ;...
Ngoài ra, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh dự
kiến xây dựng bản đồ trượt lở đất trên địa bàn tỉnh (năm 2023 thực hiện tại 03 huyện);
bản đồ hiện trạng các công trình phòng chống thiên tai để nâng cao năng lực dự
báo, cảnh báo. Đồng thời, cập nhật kịp thời kịch bản biến đổi khí hậu, dự báo
về thiên tai, nguồn nước, nhất là các sông, suối sát biên giới để cảnh báo mưa,
lũ, lũ quét, ngập úng, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, suối và các hiện tượng thời
tiết, thiên tai nguy hiểm khác.
2.1.5. Công tác diễn tập phòng chống thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn
a) Cấp huyện: Tổ chức 02 cuộc diễn tập ứng phó với thiên
tai theo Quyết định số 240/QĐ-UBND ngày 03/02/2023 của UBND tỉnh; trong đó: 01
cuộc diễn tập ứng phó với thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tại huyện Mường Khương;
01 cuộc diễn tập ứng phó với sự cố hồ đập và Tìm kiếm cứu nạn tại huyện Bảo Yên
nâng cao khả năng chỉ huy, chỉ đạo, điều hành, phối hợp, hiệp đồng của cấp ủy,
chính quyền các cấp và vai trò tham mưu của các cơ quan chuyên môn.
b) Cấp xã: Tổ chức khoảng các cuộc diễn tập PCTT và
TKCN nhằm nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo
UBND cấp xã, Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã và sự chỉ đạo phối hợp, hiệp đồng
giữa các đơn vị trong việc ứng phó với các tình huống sự cố, thiên tai để nâng
cao năng lực chỉ huy, chỉ đạo, phối hợp, hiệp đồng, huy động lực lượng; chuẩn
bị về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để ứng phó sự
cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; tổ chức cập nhật thông tin diễn biến
thiên tai; dự báo, cảnh báo thiên tai; kỹ năng xử lý tình huống sự cố, thiên
tai, tìm kiếm cứu hộ.
2.1.6. Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng
đồng
a) Đẩy mạnh hoạt động xây dựng thôn, bản, xã an
toàn thiên tai trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Từng bước xây dựng hệ
thống truyền tin cảnh báo thiên tai từ trung tâm cấp xã về các thôn, bản và
người dân. Tổ chức diễn tập phương án ứng phó thiên tai cấp xã để nâng cao nhận
thức cộng đồng trong phòng ngừa, ứng phó sự cố, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn.
Triển khai thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về thiên tai,
kỹ năng ứng phó thiên tai trong cộng đồng. Người dân ở các khu vực thường xuyên
xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt,... được phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng
tránh, ứng phó với thiên tai.
b) Tăng cường sự tham gia của người dân, các tổ
chức xã hội, khu dân cư, cộng đồng trong quá trình xây dựng kế hoạch phòng
chống thiên tai; hoạch định chính sách; đề xuất thực hiện các chương trình, dự
án hoạt động liên quan đến phòng chống thiên tai; chú trọng sự tham gia của
cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong khi lập Kế hoạch,
phương án phòng chống thiên tai cấp xã. Tập huấn, hướng dẫn, chia sẻ kinh
nghiệm về giảm nhẹ rủi ro thiên tai với cộng đồng và người dân; lồng ghép nội
dung phòng, chống thiên tai vào các hoạt động truyền thông để nâng cao nhận
thức, năng lực tại cộng đồng, các sự kiện văn hóa cấp xã, thôn, bản. Triển
khai, thực hiện tốt Kế hoạch số 291/KH-UBND ngày 07/7/2021 của UBND tỉnh.
2.1.7. Khoa học công nghệ
a) Từng bước chuyển đổi số trong phòng, chống thiên
tai theo kế hoạch của UBND tỉnh; nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ
quan tham mưu các cấp; xây dựng cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ trong phòng,
chống thiên tai; nghiên cứu cơ chế chia sẻ thông tin, phương thức truyền tin; ứng
dụng khoa học, công nghệ tự động hóa trong kết nối, cập nhật, phân tích dữ liệu
về thiên tai để phục vụ hỗ trợ ra quyết định ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu
quả.
b) Ứng dụng khoa học, công nghệ nâng cao hiệu quả
phòng, chống thiên tai như: Công nghệ số, tự động hóa, thông tin liên lạc, viễn
thám, theo dõi giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tai, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu,
quy trình, công cụ tính toán dự báo, cảnh báo; quản lý, vận hành công trình
phòng chống thiên tai và chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai. Chuyển đổi
sản xuất, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi và triển khai các biện pháp bảo vệ
cây trồng, gia súc, gia cầm thích ứng thiên tai, nhất là mưa lũ, rét hại, sương
muối, ứng dụng khoa học công nghệ trong giám sát biến động sạt lở bờ sông, bờ
suối, sạt lở đất khu dân cư,...; xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý, bản
đồ rủi ro thiên tai.
2.1.8. Hợp tác quốc tế: Tăng cường
hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về phòng, chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn thông qua các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án, nghiên cứu
khoa học, chuyển giao ứng dụng công nghệ mới trong phòng, chống thiên tai, nhất
là dự báo, cảnh báo thiên tai, quản lý rủi ro thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, quản
lý tài nguyên nước đối với hệ thống sông Hồng, sông Chảy; đồng thời, tranh thủ
sự vận động ủng hộ, hỗ trợ của quốc tế trong phòng chống thiên tai, thích ứng
với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Trong năm 2023, tổ chức tổng
kết dự án Tăng cường năng lực cho cộng đồng địa phương về giảm thiểu rủi ro sạt
lở mái dốc theo Kế hoạch số 333/KH-UBND ngày 18/12/2020 của UBND tỉnh. Triển
khai, thực hiện hiệu quả việc vận động, tiếp nhận, quản lý và phân phối viện
trợ quốc tế trong việc khắc phục hậu quả thiên tai theo Nghị định số
50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ.
2.2. Nhiệm vụ và giải pháp
công trình
2.2.1. Về nhà ở
a) Tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các chính
sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội tại vùng bị thiên tai; trong đó: chú trọng
21.547 nhà ở đơn sơ; 12.603 nhà ở thiếu kiên cố; 31.512 nhà ở bàn kiên cố chịu tác
động mưa, bão, giông lốc; 41.378 chỗ ở kém an toàn, 1.215 chỗ ở phải di dời khẩn
cấp; thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo bị thiệt hại bởi thiên
tai. Thực hiện đồng bộ các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng
các cơ sở hạ tầng nông thôn để xoá đói giảm nghèo, phòng chống thiên tai. Triển
khai đánh giá chỗ ở an toàn trên địa bàn toàn tỉnh nhằm nắm bắt được mức độ
chống chịu trước thiên tai đối với nhà.
b) Triển khai, thực hiện tốt Kế hoạch số 98/KH-UBND
ngày 17/02/2023 của UBND tỉnh Lào Cai thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU ngày
11/12/2020 của Tỉnh ủy về Phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng
nông thôn mới tỉnh Lào Cai, năm 2023; trong đó: Bố trí sắp xếp dân cư 1.039 hộ
(173 hộ đang sinh sống trong khu vực thiên tai nguy hiểm chưa sắp xếp của năm
2022; 866 hộ dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới); triển khai
thực hiện tốt các dự án sắp xếp dân cư tập trung; đồng thời, rà soát các hộ dân
cư phát sinh mới đang sinh sống trong khu vực thiên tai nguy hiểm để bố trí sắp
xếp kịp thời đảm bảo an toàn thiên tai; quản lý chặt chẽ việc xây dựng nhà ở,
nhất là khu dân cư tập trung, khắc phục tình trạng xây dựng nhà ở tại khu vực
có nguy cơ sạt lở, lấn chiếm lòng sông, suối; kiểm tra, rà soát các điểm lũ
ống, lũ quét, sạt lở đất và các điểm lũ ống, lũ quét, sạt lở đất phát sinh gây
nguy hiểm đến nhà ở để di chuyển kịp thời; hỗ trợ kịp thời nhà ở bị thiệt hại
thiên tai theo Quyết định số 358/QĐ-MTTQ-BTT ngày 05/12/2018 của Ban Thường
trực Ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh Lào Cai và các văn bản của Trung ương, của
UBND tỉnh.
c) Triển khai, thực hiện tốt Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND
ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai quy định mức chuẩn trợ giúp
xã hội, một số mức trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa
bàn tỉnh Lào Cai; Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND ngày 09/4/2021 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Lào Cai về chính sách hỗ trợ điểm sắp xếp dân cư nông thôn trên
địa bàn tỉnh Lào Cai; Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt
khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn
2021-2025, định hướng đến năm 2050.
(Chi tiết tại phụ
biểu 02)
2.2.2. Về sản xuất nông nghiệp
a) Về phòng chống thiên tai trong xây dựng nông thôn
mới: Tiếp tục duy trì kết quả 62 xã nông thôn mới đã đạt được về phòng chống
thiên tai. Trong năm 2023, hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới 10 xã, nâng
tổng số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới lên 72/127 xã. Chỉ đạo các cấp, các
ngành, các địa phương và người dân xây dựng nông thôn mới theo: Quyết định số
318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số
1680/QĐ-BNN-VPĐP ngày 11/5/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Quyết định số 1144/QĐ-UBND
ngày 01/6/2022 của UBND tỉnh; trong đó: Chủ động sẵn sàng lực lượng, trang
thiết bị, vật tư, y tế, nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm trước mùa mưa, bão
để thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”; duy trì 100% số xã hoàn thành tiêu
chí số 3 (trong đó có chỉ tiêu 3.2 về phòng chống thiên tai).
b) Về sản xuất nông nghiệp: Thực hiện tốt Kế hoạch số
98/KH-UBND ngày 17/02/2023 của UBND tỉnh Lào Cai thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU ngày
11/12/2020 của Tỉnh ủy. Dự phòng giống cây trồng, vật tư nông nghiệp đảm bảo
sản xuất trước tác động tiêu cực của thiên tai. Bảo vệ cây trồng, vật nuôi
trước thiên tai: 33.318 ha lúa; 32.494 ha ngô; 8.400 ha chè; 3.380 ha chuối;
2.200 ha dứa; 890 ha cây dược liệu; 2.300 ha thủy sản; 631.100 con gia súc, gia
cầm các loại,...; nâng cao chất lượng khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ,
rừng sản xuất: 277.748 ha; trồng rừng mới 3.000 ha; khoanh nuôi tái sinh rừng
3.373 ha; nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 58,5% để phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt
lở đất; nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai trong sản xuất
lâm nghiệp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao, gắn chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu, thời tiết, thiên tai để
hạn chế thấp nhất thiệt hại. Chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản,
mùa vụ thích ứng với thời tiết, thiên tai, biến đổi khí hậu. Xây dựng phương án
phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi đảm bảo các biện pháp kỹ thuật phòng
chống rét cho cây trồng vật nuôi vụ Đông Xuân năm 2023-2024.
Thực hiện hỗ trợ thiệt hại thiên tai đúng Nghị định
số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ; Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày
11/7/2019 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP
ngày 13/4/2015 của Chính phủ. Lồng ghép hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc
phục hậu quả thiên tai với với hoạt động sản xuất nông nghiệp tại Quyết định số
3389/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh; Chỉ thị so 17/CT- UBND ngày 20/12/2022
của Chủ tịch UBND tỉnh về phòng chống thiên tai để hoàn thành mục tiêu phát
triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn năm 2023.
2.2.3. Về cơ sở hạ tầng
a) Xây dựng, củng cố, sửa chữa, tu bổ, nâng cấp các
công trình phòng chống thiên tai, trong đó chú trọng các công trình sạt lở bờ sông,
bờ suối tại những khu vực diễn biến sạt lở phức tạp uy hiếp nghiêm trọng các
công trình kè, khu tập trung dân cư, các công trình hạ tầng phòng chống lũ quét,
sạt lở đất và các cơ sở hạ tầng quan trọng, các công trình hạ tầng trọng điểm,
xung yếu. Tập trung sửa chữa, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống hồ, đập bảo đảm chủ
động phòng chống mưa, lũ theo mức thiết kế; bảo vệ 1.143 công trình thủy lợi, các
cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trước thiên tai và 67 hồ, đập thủy điện. Thực
hiện kiên cố hoá kênh mương 78,5%; tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước HVS
đạt 96,5%; hoàn thành quy trình vận hành, phương án bảo vệ, quy trình bảo trì
của 100% các công trình thủy lợi. Kiểm soát an toàn 14 hồ thải khai thác khoáng
sản; hạn chế việc san lấp sông, suối; củng cố, nâng cấp bảo đảm an toàn đập, hồ
chứa nước.
b) Nâng cấp hệ thống trữ nước, tiêu thoát nước,
phòng chống ngập úng do mưa lớn, lũ; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo sức chống chịu với thiên tai. Đầu tư, nâng
cấp, xây dựng mới, tu bổ, sửa chữa các công trình hạ tầng thích ứng với thiên
tai, biến đổi khí hậu phải dựa trên nguyên tắc tuân thủ theo quy hoạch và chủ
động ứng phó với thiên tai, không làm gia tăng rủi ro thiên tai. Xây dựng hệ
thống cảnh báo xả lũ hồ chứa; các công trình giám sát, cảnh báo sớm thiên
tai,... Vận hành hiệu quả hồ chứa thủy lợi, thủy điện đảm bảo an toàn công
trình và vùng hạ du khi mưa, lũ.
d) Đầu tư khắc phục các vị trí đường giao thông gây
cản trở thoát lũ để đảm bảo an toàn, không làm gia tăng rủi ro thiên tai; có
biện pháp xử lý các vị trí có nguy cơ xảy ra sụt, trượt, ngập sâu khi mưa, lũ
nhằm đảm bảo an toàn, không làm gia tăng rủi ro thiên tai; lắp đặt thiết bị
cảnh báo mức độ ngập tại các ngầm tràn thường xuyên bị ngập lụt phục vụ công
tác đảm bảo an toàn giao thông.
đ) Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, kết hợp đa mục
tiêu các trụ sở cơ quan, công trình công cộng như: Y tế, giáo dục, văn hóa thể
thao, du lịch, nhà văn hóa cộng đồng thành nơi tránh trú khi xảy ra thiên tai.
Đầu tư công trình hạ tầng theo hướng đa mục tiêu. Đầu tư nâng cao khả năng
chống ngập lụt cho khu đô thị, nhất là ngập lụt khi mưa lớn; xây dựng cơ sở dữ
liệu, ứng dụng khoa học công nghệ cảnh báo sớm ngập lụt để người dân chủ động
ứng phó, giảm rủi ro thiên tai. Đảm bảo hệ thống thông tin khẩn cấp phục vụ chỉ
đạo điều hành khi có tình huống thiên tai lớn; nâng cấp hạ tầng điện lực, viễn
thông, các cơ sở hạ tầng quan trọng khác đảm bảo chống chịu được với các tình
huống thiên tai; sẵn sàng nguồn lực, chuẩn bị vật tư phương tiện, lực lượng tại
những vùng trọng điểm thường xuyên xảy ra thiên tai.
2.2.4. Lồng ghép nội dung Phòng, chống thiên
tai với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Lồng ghép phòng chống thiên tai với các nghị quyết,
chỉ thị, chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án của Đảng, Nhà nước, Chính
phủ, của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội. Lồng ghép việc xây dựng, sửa chữa,
khắc phục cơ sở hạ tầng với: Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 07/12/2022 của Hội
đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 tỉnh Lào
Cai; Quyết định số 3389/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh về việc giao chỉ
tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công và dự toán ngân sách nhà
nước năm 2023 tỉnh Lào Cai; Kế hoạch số 140/KH-UBND ngày 25/3/2021 của UBND tỉnh,
bao gồm: sắp xếp dân cư, thủy lợi, tài nguyên nước, đầu tư, đầu tư công, xây
dựng cơ sở hạ tầng, đất đai, điện lực, viễn thông, cứu hộ cứu nạn, vận động, quyên
góp, cứu trợ, thông tin, truyền thông, du lịch, dịch vụ,... theo hướng kết hợp
đa mục tiêu, hạn chế tối đa việc gia tăng rủi ro thiên tai, thích ứng với biến
đổi khí hậu, nhất là vùng ven sông, ven suối, khu vực đông dân cư bảo đảm đồng
bộ, thống nhất, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng chống
thiên tai.
2.2.5. Tổ chức khắc phục hậu quả, tái thiết
sau thiên tai
a) Theo dõi sát tình hình thiên tai, không để xảy
ra tình trạng người dân bị thiếu lương thực, nhất là tại các khu vực đặc biệt
khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giám sát việc thực hiện chế độ chính
sách đảm bảo đúng quy định, hiệu quả; các hộ gia đình bị thiệt hại do thiên tai
được thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định.
b) Triển khai, thực hiện tốt công tác tìm kiếm cứu
nạn, cứu hộ; trưng dụng các trụ sở cơ quan, trường học, cơ sở y tế, nhà sinh
hoạt cộng đồng,... tại khu vực xảy ra thiên tai để tiếp nhận người dân và sơ,
cấp cứu người bị nạn; hỗ trợ hộ gia đình có người bị chết, bị thương do thiên
tai theo quy định tại Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng
nhân dân tỉnh; hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm
thiết yếu cho nhân dân vùng bị thiên tai, trong đó ưu tiên các đối tượng là
người già, người tàn tật, phụ nữ, trẻ em. Thống kê, tổng hợp, đánh giá đúng
thiệt hại theo Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015
của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tổng hợp nhu cầu hỗ trợ
giống cây trồng, vật nuôi và đề xuất hỗ trợ theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP
ngày 09/01/2017 của Chính phủ; Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của
Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày
13/4/2015 của Chính phủ để kịp thời khôi phục sản xuất,...
c) Vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; bình
ổn giá cả thị trường; đề xuất giải pháp khôi phục, sửa chữa, nâng cấp công
trình hạ tầng phòng chống thiên tai, các công trình công cộng, các công trình
hạ tầng nông thôn, công trình trọng điểm, các dự án khẩn cấp cần hỗ trợ đảm bảo
kịp thời, đúng quy định. Phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương và các
nguồn kinh phí hợp pháp khác để đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng bị
thiệt hại sau thiên tai theo thứ tự ưu tiên.
2.2.6. Về huy động nguồn lực: Huy
động nguồn lực từ ngân sách nhà nước, vốn vay ODA, Chương trình mục tiêu quốc
gia, vay ưu đãi nước ngoài, Quỹ phòng, chống thiên tai và huy động các nguồn
lực xã hội hóa cho hoạt động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; lồng ghép
phòng chống thiên tai với các nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, chương trình, kế
hoạch, dự án, đề án của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, của tỉnh về phát triển kinh
tế - xã hội; trong đó: Tập trung ưu tiên nguồn lực nâng cao năng lực dự báo,
cảnh báo thiên tai; xây dựng bản đồ trượt lở đất tại 03 huyện; thực hiện các
hoạt động phòng chống thiên tai; xử lý dứt điểm các công trình trọng điểm, xung
yếu; bảo đảm an toàn hồ, đập phòng chống thiên tai; di dời dân cư khẩn cấp ra
khỏi khu vực thiên tai nguy hiểm; xử lý sạt lở bờ sông, suối; nâng cấp cơ sở
vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ chỉ đạo điều hành phòng, chống
thiên tai, cứu hộ cứu nạn, nhất là cơ quan tham mưu cấp tỉnh về phòng chống
thiên tai. Tăng cường phân cấp, phân quyền đảm bảo huy động kinh phí kịp thời
đáp ứng yêu cầu ứng phó khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai.
3. Kinh phí thực hiện
a) Tổng số 118.864 triệu đồng; trong đó: Quỹ Phòng
chống thiên tai: 17.807 triệu đồng; ngân sách tỉnh 61.057 triệu đồng; dự phòng
ngân sách TW: 40.000 triệu đồng.
b) Nguồn kinh phí khôi phục sản xuất, nâng cấp, tu
bổ, sửa chữa các công trình hạ tầng bị thiệt hại do thiên tai gây ra lồng ghép
với: Nghị quyết số 40/NQ- HĐND ngày 07/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh;
Quyết định số 3389/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh.
(Chi tiết tại phụ
biểu 03)
c) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
4. Tổ chức xây dựng phương án
ứng phó với thiên tai
4.1. Cấp độ rủi ro thiên tai: Rủi ro
thiên tai được phân thành 05 cấp tăng dần về mức độ rủi ro, bao gồm: Cấp độ 1,
cấp độ 2, cấp độ 3, cấp độ 4, cấp độ 5. Tuy nhiên, tỉnh Lào Cai chịu tác động
của cấp độ rủi ro thiên tai cao nhất là cấp độ 3.
4.2. Xây dựng phương án ứng phó thiên tai:
Xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo quy định tại Quyết định số 02/QĐ-TWPCTT
ngày 18/02/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chồng thiên; phân công,
phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó thiên tai theo Mục 2 Nghị định
số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ; đảm bảo ứng phó với các cấp độ
rủi ro thiên tai đúng quy định tại Điều 22 Luật Phòng chống thiên tai; trong
đó: Xác định thời điểm ứng phó; kịch bản ứng phó; các biện pháp ứng phó; bảo vệ
các công trình phòng chống thiên tai; các công trình hạ tầng, nhất là các công
trình trọng điểm xung yếu; sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất; bảo
đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc,...; phối hợp chỉ đạo, chỉ
huy ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Huy động nguồn nhân lực, vật tư,
trang thiết bị ứng phó thiên tai; dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị,
nhu yếu phẩm để ứng phó thiên tai.
5. Huy động lực lượng, phương
tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm
a) Huy động lực lượng: Tổng số 17.335 người, trong
đó Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh:
1.681 người. Các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố, Doanh nghiệp 1.539 người;
các xã, phường, thị trấn 14.115 người (Bao gồm cả Đội xung kích phòng chống
thiên tai cấp xã); trong đó:
- Lực lượng thường trực sẵn sàng ứng cứu luôn duy trì:
9.274 người, trong đó: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng
tỉnh, Công an tỉnh: 512 người; các sở, ngành huyện, thành phố, Doanh nghiệp 547
người; 152 xã, phường, thị trấn/8.215 người; bình quân 61 người/xã.
- Lực lượng huy động 8.061 người (Bộ Chỉ huy Quân
sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh: 1.052 người; các sở, ngành,
huyện, thị xã, thành phố, Doanh nghiệp 750 người; 152 xã, phường, thị
trấn/6.259 người; bình quân 53 người/xã).
(Chi tiết tại phụ
biểu 04)
b) Phương tiện, vật tư, trang thiết bị: 116.622; trong
đó: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: 2.092; Công an tỉnh: 33.009; Văn phòng Ban Chỉ huy
PCTT và TKCN tỉnh: 30; Chi cục Kiểm lâm: 560; thành phố Lào Cai: 4.168; thị xã
Sa Pa: 3.335; huyện Văn Bàn: 6.642; huyện Bát Xát: 6.569; huyện Si Ma Cai:
4.175; huyện Mường Khương: 8.735; huyện Bảo Yên: 7.559; huyện Bảo Thắng:
30.778; huyện Bắc Hà: 6.837.
Căn cứ tình hình thực tế và loại hình thiên tai,
mức độ ảnh hưởng, kịch bản ứng phó, các biện pháp ứng phó; Chủ tịch UBND tỉnh
huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị ứng cứu phù hợp.
(Chi tiết tại phụ
biểu 05)
VI. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Để triển khai thực hiện tốt Kế hoạch; UBND tỉnh
phân công nhiệm vụ các cấp, các ngành, các địa phương như sau:
1. Thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh: Căn cứ
chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục
hậu quả thiên tai. Theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các Sở, ngành, các cơ
quan, đơn vị; UBND cấp huyện được phân công phụ trách theo Quyết định số 1601/QĐ-UBND
ngày 20/7/2022 của UBND tỉnh; trực tiếp xuống địa bàn được phân công phụ trách
kiểm tra, theo dõi công tác chuẩn bị phòng chống, ứng phó trước, trong và sau
thiên tai; thực hiện tốt Quy chế phối hợp, hoạt động của Ban Chỉ huy PCTT và
TKCN tỉnh tại Quyết định số 3928/QĐ-UBND ngày 05/11/2021 của UBND tỉnh. Đề xuất
kịp thời với UBND tỉnh các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả để hạn chế tối
đa thiệt hại.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì,
phối hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã, các cơ quan đơn vị theo
dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch. Chỉ đạo
chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, mùa vụ để chủ động phòng chống
thiên tai và phát triển bền vững. Thực hiện các chương trình, đề án, dự án, các
hoạt động nâng cao năng lực phòng chống thiên tai hiệu quả. Đôn đốc xây dựng kế
hoạch phòng chống thiên tai cấp huyện, cấp xã; tham mưu giúp UBND tỉnh điều
phối các các hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Chủ
động triển khai thực hiện các hoạt động ứng phó khi có tình huống thiên tai xảy
ra,...
3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Chỉ đạo, chỉ huy các cơ
quan, đơn vị sẵn sàng phương tiện, trang thiết bị, vật tư chuyên dùng để ứng phó,
tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; khắc phục hậu quả thiên tai; kiện toàn lực lượng tìm
kiếm cứu hộ, cứu nạn đảm bảo đúng quy định tại Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017
của Chính phủ. Lồng ghép phòng ngừa, ứng phó thiên tai, cứu nạn, cứu hộ với
huấn luyện quốc phòng, phòng thủ dân sự. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên
quan rà soát, bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn phù hợp
với đặc điểm thiên tai, điều kiện từng địa phương. Nâng cao năng lực, tính
chuyên nghiệp của lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Tổ chức huấn luyện, diễn
tập cứu hộ, cứu nạn trong mọi tình huống sự cố, thiên tai.
4. Công an tỉnh:
a) Tiến hành rà soát, xây dựng kế hoạch, phương án
bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội khi có thiên tai xảy ra; phối hợp các ngành,
các địa phương trong ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn; phối hợp
các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra, phát
hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về phòng, chống thiên tai; tập trung xử
lý, ngăn chặn tình trạng khai thác cát, sỏi, khoáng sản, trái phép, lập bến bãi
trái phép, lấn chiếm lòng sông, suối gây sạt lở và các vi phạm pháp luật trong
hoạt động quản lý, khai thác và bảo vệ rừng.
b) Sẵn sàng đảm bảo lực lượng, trang thiết bị,
phương tiện phục vụ phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, cứu nạn, cứu hộ; tăng
cường huấn luyện, diễn tập các phương án tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ nâng cao khả
năng sẵn sàng ứng phó sự cố, thiên tai trong mọi tình huống; thực hiện tốt quy
định về hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ theo
Thông tư số 05/2021/TT-BCA , ngày 14/01/2021 của Bộ Công an.
c) Chỉ đạo lực lượng Công an xã tham gia xây dựng
lực lượng xung kích phòng chống thiên tai; tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn
tập để nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để phát huy
hiệu quả theo phương châm “4 tại chỗ”.
5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Tổ chức xây
dựng lực lượng cứu hộ, cứu nạn đảm bảo yêu cầu. sẵn sàng hỗ trợ, chi viện lực
lượng, phương tiện ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, nhất là khu vực biên
giới, cửa khẩu. Hỗ trợ Nhân dân khu vực biên giới, cửa khẩu phòng ngừa, ứng phó
với các sự cố, thiên tai; giúp Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai. Đảm bảo an
ninh, trật tự khu vực biên giới, cửa khẩu khi có sự cố, thiên tai.
6. Đài Khí tượng, Thủy văn tỉnh Lào Cai: Theo dõi
chặt chẽ, cập nhật, xử lý kịp thời thông tin về diễn biến thời tiết, khí hậu;
dự báo sớm diễn biến thời tiết khí hậu, đặc biệt là các hiện tượng thời tiết
cực đoan nguy hiểm. Cung cấp kịp thời các bản tin dự báo thời tiết giúp UBND
tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lào Cai, Sở Nông nghiệp và PTNT,
Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để kịp thời thông tin cho các cấp, các
ngành, các địa phương và người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó vơi thiên tai.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường: Bố trí đủ quỹ đất ở
để sắp xếp dân cư thiên tai, nhất là sắp xếp dân cư tập trung ra ngoài khu vực
lũ ống, lũ quét, sạt lở đất,... Rà soát, bổ sung quy hoạch sử dụng đất, quy
hoạch tài nguyên nước và các quy hoạch liên quan đến phòng chống thiên tai.
Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi, tài nguyên khoáng sản, nước ngầm
làm tăng nguy cơ sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ suối; kiểm tra các hồ thải sản
xuất công nghiệp để có các biện pháp đảm bảo an toàn. Chủ trì, phối hợp với các
cơ quan chức năng kiểm tra xử lý cá nhân, đơn vị khai thác tài nguyên khoáng
sản vi phạm các quy định về thiên tai.
8. Sở Giao thông vận tải - Xây dựng: Chủ trì, phối
hợp với các sở, ngành, địa phương kiểm tra, hướng dẫn các chủ đầu tư thi công
đúng tiêu chuẩn, chất lượng công trình, tránh mất an toàn khi thiên tai xảy ra.
Chỉ đạo và triển khai phương án đảm bảo an toàn giao thông khi mưa, lũ; kiểm
tra, rà soát, xử lý khắc phục các tuyến đường bị hư hỏng do mưa lớn, sạt lở
đất, các công trình giao thông gây cản trở thoát lũ, nhất là tuyến quốc lộ,
tỉnh lộ; ngập úng đô thị; chuẩn bị đầy đủ vật tư, bố trí lực lượng, phương tiện
sẵn sàng ứng cứu, khắc phục sự cố, thiên tai, đảm bảo giao thông trước, trong
và sau thiên tai.
9. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với cơ quan,
đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí các nguồn vốn được giao quản lý để
thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch này. Bố trí lồng ghép các nghị quyết, chỉ
thị, chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án của Đảng, Nhà nước, Chính
phủ, của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội và lồng ghép việc xây dựng, sửa
chữa, khắc phục cơ sở hạ tầng với: Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 07/12/2022 của
Hội đồng nhân dân tỉnh; Quyết định số 3389/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh.
Huy động, thu hút nguồn lực, khuyến khích sự tham gia đầu tư của các thành phần
kinh tế trong và ngoài nước, doanh nghiệp, người dân vào các hoạt động phòng
chống thiên tai.
10. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư, các cơ quan liên quan cân đối, bố trí dự toán ngân sách nhà nước để thực
hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách; cân đối các nguồn vốn sự nghiệp,
các quỹ tài chính ngoài ngân sách để tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn thực
hiện các nhiệm vụ phòng ngừa, ứng phó, khắc phục thiên tai theo quy định.
11. Sở Công thương: Phối hợp với các cấp, các ngành
liên quan chỉ đạo các công ty, doanh nghiệp vận hành điều tiết các hồ chứa thủy
điện đúng quy trình; kiểm soát an toàn hồ đập thủy điện bảo đảm an toàn công trình
và vùng hạ du trong mùa mưa lũ. Kiểm tra rà soát phương án bảo đảm an toàn các
bãi thải, khu vực mỏ, hầm lò khai thác khoáng sản, các hố sâu để lại khi xây
dựng công trình; chủ động xử lý và có phương án đảm bảo an toàn công trình, khu
dân cư lân cận, nhất là trong các tình huống xảy ra mưa, lũ lớn, sạt lở đất.
12. Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Tham mưu,
phối hợp với các ngành liên quan đề xuất UBND tỉnh triển khai thực hiện chính
sách an sinh xã hội, bảo trợ xã hội, cứu đói, thăm hỏi động viên theo đúng Nghị
quyết số 14/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Hỗ trợ kịp
thời cho dân cư khu vực bị thiệt hại do sự cố, thiên tai bảo đảm cuộc sống an
sinh, xã hội. Theo dõi chặt chẽ thiệt hại về thiên tai tác động đến đời sống
nhân dân trên địa bàn tỉnh.
13. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai: Căn
cứ tình hình thiệt hại thiên tai, tổ chức kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ, quyên
góp hỗ trợ khắc phục hậu quả tái thiết sau thiên tai. Phối hợp với Sở Lao động
Thương binh và Xã hội, Hội chữ thập đỏ tổ chức tiếp nhận và phân phối, tiền, hàng,
vật phẩm ủng hộ quyên góp cho các đối tượng bị thiên tai đúng đối tượng, đúng
mục đích, công bằng, minh bạch, hiệu quả.
14. Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh: Theo dõi,
cập nhật diễn biến thời tiết, thiên tai để tham mưu kịp thời cho Ban Chỉ huy
PCTT và TKCN tỉnh. Rà soát, đôn đốc, tổng hợp tình hình thiệt hại của các địa phương.
Tham mưu cho Ban Chỉ huy, UBND tỉnh huy động lực lượng, phương tiện ứng phó,
khắc phục thiệt hại thiên tai. Phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát
đánh giá mức độ thiệt hại; đề xuất phương án hỗ trợ khắc phục thiệt hại; nâng
cao năng lực cộng đồng và quản lý rủi do thiên tai dựa vào cộng động; các dự án
dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai. Đôn đốc các sở, ngành, UBND cấp huyện
triển khai thực hiện thu nộp Quỹ phòng chống thiên tai theo Kế hoạch của UBND tỉnh;
đề xuất chi, nhu cầu chi Quỹ. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị hỗ trợ người dân
bị thiệt hại do thiên tai.
15. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Căn cứ Kế hoạch này, các huyện, thị xã, thành
phố ban hành Kế hoạch Phòng, chống thiên tai năm 2023 xong trước ngày
15/03/2023 phù hợp với Kế hoạch của tỉnh; trong đó: có biểu thống kê tổng hợp
các trang thiết bị, phương tiện, vật tư PCTT và TKCN và có sơ hoạ bản đồ các
khu vực sạt lở đất, sụt lún đất, lũ ống, lũ quét,... các khu vực tránh trú, di
chuyển dân cư khi có thiên tai xảy ra để làm cơ sở triển khai thực hiện. Chỉ
đạo cấp xã xây dựng Kế hoạch Phòng, chống thiên tai năm 2023 đảm bảo các nội
dung theo điểm a khoản này. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung Kế
hoạch đã phê duyệt.
b) Thực hiện lồng ghép nội phòng, chống thiên tai
vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; quản lý,
thực hiện phòng chống thiên tai, thủy lợi, cơ sở hạ tầng phù hợp với yêu cầu kế
hoạch của tỉnh; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, mùa vụ sản xuất; chủ động
ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu. Xây dựng, củng cố chất lượng hoạt động
lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã. Nâng cao nhận thức cộng đồng,
quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; thực hiện tốt phương châm “4 tại
chỗ”; tập huấn, phổ biến kỹ năng cho lực lượng làm công tác phòng chống thiên
tai và cộng đồng, người dân; tổ chức tốt các hoạt động thông tin, truyền thông
về phòng chống thiên tai.
c) Đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, sửa chữa, quản
lý, vận hành hiệu quả các công trình phòng, chống thiên tai, các công trình hạ tầng
nông thôn trên địa bàn. Chủ động rà soát, sắp xếp dân cư, di dời dân cư sinh
sống tại những khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt,... các
khu vực trọng điểm, xung yếu. Bố trí ngân sách và huy động các nguồn lực hợp pháp
khác để thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai cấp huyện, cấp xã. Tổ chức thực
hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch.
16. Các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan,
các tổ chức, cá nhân: Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện tốt Quyết
định số 1601/QĐ-UBND ngày 20/7/2022 của UBND tỉnh; Quyết định số 3928/QĐ-UBND
ngày 05/11/2021 của UBND tỉnh; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, vật tư, lực lượng
để tham gia công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ,
cứu nạn. Lồng ghép nội dung Kế hoạch này với: Kế hoạch phát triển của ngành và
Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 07/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Quyết định
số 3389/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh. Các nghị quyết, chỉ thị, chiến
lược, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, của
tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó, khắc
phục hậu quả thiên tai hiệu quả.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ Kế hoạch này, các sở, ban, ngành, đoàn
thể, các cơ quan đơn vị; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện.
2. Các cơ quan Trung ương, các doanh nghiệp, các tổ
chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh phải chủ động phòng chống thiên tai; lồng ghép các
nội dung phòng chống thiên tai vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của
cơ quan, đơn vị.
3. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ
quan Thường trực phòng, chống thiên tai) tổ chức kiểm tra, đôn đốc hướng
dẫn các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, các
đoàn thể, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân liên quan trên địa bàn
tỉnh triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này./.
Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo QG về PCTT;
- TT. HĐND, UBND tỉnh;
- Cục Phòng chống thiên tai;
- Cục ƯPKPHQTT;
- Thành viên BCH PCTT và TKCN tỉnh;
- Sở Nông nghiệp và PTNT;
- UBND các huyện, thị xã, TP;
- CVP, PCVP3;
- Văn phòng BCH PCTT và TKCN tỉnh;
- Ban biên tập Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu VT, TH1,4, KT1, NLN1,2,3.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Quốc Khánh
|