Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 50/2020/NĐ-CP sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai

Số hiệu: 50/2020/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 20/04/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/2020/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2020

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ TIẾP NHẬN, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VIỆN TRỢ QUỐC TẾ KHẨN CẤP ĐỂ CỨU TRỢ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng đối với các khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Bên viện trợ là Chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức được Chính phủ nước ngoài ủy quyền, tổ chức phi Chính phủ, tổ chức và cá nhân nước ngoài khác cung cấp trực tiếp viện trợ khẩn cấp không hoàn lại nhằm cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.

2. Bên tiếp nhận viện trợ là các tổ chức thành lập theo pháp luật Việt Nam; có chức năng, nhiệm vụ và hoạt động phù hợp với mục tiêu và nội dung của các khoản viện trợ gồm:

a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;

c) Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

3. Đối tượng thụ hưởng viện trợ.

Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ” là các khoản viện trợ không hoàn lại, không vì mục đích lợi nhuận của Bên viện trợ để thực hiện các hoạt động cứu trợ theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Phòng chống thiên tai, được phê duyệt và thực hiện trong thời gian 03 tháng kể từ khi thiên tai xảy ra.

2. “Viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai” là các khoản viện trợ không hoàn lại, không vì mục đích lợi nhuận của Bên viện trợ để thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Phòng chống thiên tai, được phê duyệt và thực hiện trong thời gian 09 tháng kể từ khi thiên tai xảy ra.

3. “Cơ quan chủ quản” là các cơ quan nêu tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này.

4. “Chủ khoản viện trợ” là các tổ chức được cơ quan chủ quản giao tiếp nhận, quản lý khoản viện trợ.

5. “Đơn vị sử dụng viện trợ” là các cơ quan, tổ chức được cấp có thẩm quyền giao sử dụng các khoản viện trợ.

6. “Quyết định tiếp nhận viện trợ khẩn cấp để cứu trợ” là văn bản quyết định của cơ quan có thẩm quyền về tiếp nhận các khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ, bao gồm những nội dung chính: Tên khoản viện trợ; bên viện trợ; cơ quan chủ quản; chủ khoản viện trợ; mục tiêu của khoản viện trợ; tổng giá trị viện trợ; phương án phân bổ; trách nhiệm thực hiện.

7. “Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai” là văn bản quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương tiếp nhận các khoản viện trợ quốc tế để khắc phục hậu quả thiên tai bao gồm những nội dung chính: Tên khoản viện trợ; bên viện trợ; bên tiếp nhận viện trợ; mục tiêu của khoản viện trợ; tổng giá trị viện trợ; phương án phân bổ viện trợ.

8. “Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai” là tài liệu trình bày: bối cảnh; sự cần thiết; mục tiêu; nội dung chủ yếu của khoản viện trợ; kết quả, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường; tổng vốn viện trợ, cơ cấu vốn; phương thức viện trợ; điều kiện của bên viện trợ (nếu có); hình thức tổ chức quản lý thực hiện khoản viện trợ.

9. Viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước là các khoản viện trợ bằng hàng, bằng tiền do phía Việt Nam quản lý và chi tiêu theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản liên quan.

Điều 4. Nguyên tắc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ

1. Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ phải công khai, minh bạch, đúng mục đích, kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng; có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân có liên quan.

2. Không tiếp nhận những hàng hóa không được phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật, các khoản viện trợ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe cộng đồng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước và của Nhân dân.

3. Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ phải thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam và cam kết với Bên viện trợ.

Điều 5. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận viện trợ

1. Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí cho các hoạt động thuê kho, bến bãi tiếp nhận và các chi phí liên quan khác theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước, phù hợp với phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Nguồn kinh phí và trách nhiệm bố trí kinh phí phải được thể hiện trong quyết định tiếp nhận viện trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đối với các khoản viện trợ không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước do các đơn vị tiếp nhận viện trợ tự thu xếp.

Chương II

QUY TRÌNH TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ QUỐC TẾ KHẨN CẤP ĐỂ CỨU TRỢ

Điều 6. Quy trình tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ

Quy trình tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ gồm:

1. Chuẩn bị tiếp nhận viện trợ.

2. Phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ.

3. Thực hiện tiếp nhận viện trợ.

Điều 7. Chuẩn bị tiếp nhận viện trợ

1. Không quá 01 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận thông tin của Bên viện trợ, cơ quan chủ quản giao một đơn vị trực thuộc làm chủ khoản viện trợ.

2. Chủ khoản viện trợ phối hợp với Bên viện trợ để thống nhất các nội dung chính của khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ gồm: hình thức viện trợ, giá trị khoản viện trợ, số lượng và giá trị phân bổ, cách thức và địa điểm tiếp nhận và các nội dung khác liên quan.

Điều 8. Phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ

1. Thẩm quyền phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ:

a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc tiếp nhận các khoản viện trợ có nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo, các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản, các khoản viện trợ có nội dung nhập khẩu hàng hóa thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật;

b) Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức nêu tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này có thẩm quyền phê duyệt việc tiếp nhận các khoản viện trợ không thuộc quy định tại điểm a khoản này.

2. Trình tự phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ:

a) Cơ quan chủ quản gửi văn bản kèm theo hồ sơ trình phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan liên quan thông qua hình thức họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản hoặc các hình thức lấy ý kiến khác và tổng hợp ý kiến, trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tối đa không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

c) Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ.

3. Trình tự phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ thuộc thẩm quyền của thủ trưởng các cơ quan, tổ chức nêu tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này:

a) Chủ khoản viện trợ lập hồ sơ tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và trình cơ quan chủ quản;

b) Cơ quan chủ quản chủ trì, tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan liên quan thông qua hình thức họp lấy ý kiến hoặc các hình thức khác;

c) Cơ quan chủ quản xem xét, phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ;

d) Thời gian xem xét, phê duyệt quyết định tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ tối đa không quá 03 ngày kể từ ngày cơ quan chủ quản nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ bao gồm:

a) Tờ trình về việc phê duyệt tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ (nội dung tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này);

b) Văn bản của Bên viện trợ thông báo hoặc thỏa thuận viện trợ, danh mục các khoản viện trợ (có bản dịch tiếng Việt kèm theo);

c) Các tài liệu khác liên quan đến khoản viện trợ theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Thực hiện tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ

1. Sau khi việc tiếp nhận viện trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ khoản viện trợ thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Thông báo cho Bên viện trợ về quyết định tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Trình cơ quan chủ quản ban hành văn bản thông báo tới các cơ quan liên quan để phối hợp tiếp nhận viện trợ;

c) Thông báo cho các cơ quan, địa phương có liên quan về kế hoạch hoạt động đối với viện trợ khẩn cấp để cứu trợ bằng hình thức cung cấp chuyên gia và động vật hỗ trợ đi cùng;

d) Đối với các khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ bằng hàng hóa: Chủ khoản viện trợ thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành và các thủ tục hải quan để thông quan hàng hóa theo quy định của pháp luật;

đ) Đối với các khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ bằng tiền: Chủ khoản viện trợ mở tài khoản tiếp nhận viện trợ (đối với trường hợp chưa có tài khoản tiếp nhận viện trợ) hoặc thông báo tài khoản với Bên viện trợ (đối với trường hợp đã có tài khoản tiếp nhận viện trợ) để tiếp nhận tiền hỗ trợ. Khoản viện trợ khẩn cấp để cứu trợ bằng ngoại tệ phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được cấp phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được cấp phép theo quy định của pháp luật.

2. Căn cứ Quyết định về việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ, chủ khoản viện trợ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành tiếp nhận và thực hiện viện trợ khẩn cấp để cứu trợ.

Chương III

QUY TRÌNH TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ QUỐC TẾ KHẨN CẤP ĐỂ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI

Điều 10. Quy trình tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai

Quy trình tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai gồm:

1. Chuẩn bị tiếp nhận viện trợ.

2. Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

3. Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.

4. Thực hiện tiếp nhận, quản lý và thực hiện khoản viện trợ.

Điều 11. Chuẩn bị tiếp nhận viện trợ

1. Cơ quan chủ quản giao cho một đơn vị trực thuộc làm chủ khoản viện trợ để thống nhất với Bên viện trợ về các nội dung chính của khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.

2. Chủ khoản viện trợ phối hợp với Bên viện trợ lập Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai theo Mẫu tại Phụ lục II Nghị định này.

Điều 12. Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ

1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai đối với các trường hợp sau đây:

a) Khoản viện trợ có nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo;

b) Viện trợ mua sắm, cung cấp các loại hàng hóa thuộc diện phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép;

c) Các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản.

2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ

a) Cơ quan chủ quản có văn bản đề nghị phê duyệt chủ trương tiếp nhận viện trợ kèm theo Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thẩm định;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan chủ quản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi văn bản lấy ý kiến các cơ quan có liên quan về những nội dung chính gồm: sự cần thiết, mục tiêu, nguồn vốn viện trợ, điều kiện của Bên viện trợ (nếu có) và khả năng đáp ứng của phía Việt Nam. Thời hạn để các cơ quan liên quan có văn bản trả lời tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản;

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai hoặc trả lời cơ quan chủ quản trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn lấy ý kiến các cơ quan liên quan đối với trường hợp dự thảo Văn kiện cần giải trình, chỉnh sửa;

d) Trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan chủ quản thực hiện giải trình, tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ và gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận lại đầy đủ hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ;

đ) Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.

Điều 13. Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai

1. Đối với các khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ: Cơ quan chủ quản căn cứ Quyết định chủ trương tiếp nhận để phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.

2. Đối với các khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định này:

a) Cơ quan chủ quản lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan;

b) Nội dung lấy ý kiến gồm: Sự phù hợp của khoản viện trợ quốc tế khắc phục hậu quả thiên tai với bối cảnh cụ thể của bộ, ngành, địa phương; sự phù hợp của phương thức tổ chức thực hiện khoản viện trợ quốc tế để khắc phục hậu quả thiên tai; nguồn vốn; cam kết, điều kiện viện trợ của Bên viện trợ và các bên tham gia (nếu có); khả năng đáp ứng các điều kiện, yêu cầu của Bên viện trợ; hiệu quả, tính bền vững sau khi kết thúc khoản viện trợ;

c) Hồ sơ gửi lấy ý kiến bao gồm: Văn bản trình phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế để khắc phục hậu quả thiên tai của cơ quan Chủ khoản viện trợ; văn bản của nhà tài trợ thống nhất với nội dung khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai (thông báo hoặc thỏa thuận viện trợ); dự thảo Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai;

d) Thời hạn để các cơ quan liên quan có văn bản trả lời tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan chủ quản;

đ) Trên cơ sở ý kiến của các bộ, cơ quan, địa phương có liên quan, cơ quan chủ quản giao chủ khoản viện trợ hoàn chỉnh Văn kiện, trình cơ quan chủ quản xem xét, quyết định phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai;

e) Sau khi Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai được phê duyệt, cơ quan chủ quản thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan.

Điều 14. Điều chỉnh nội dung Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ và Quyết định phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai

1. Điều chỉnh nội dung Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ

a) Cơ quan chủ quản có văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung của Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì lấy ý kiến Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan, thời hạn để các cơ quan liên quan có văn bản trả lời tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp các ý kiến và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương tiếp nhận khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.

2. Điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai

a) Đối với các khoản viện trợ quốc tế để khắc phục hậu quả thiên tai quy định tại khoản 1 Điều 12: Cơ quan chủ quản căn cứ Quyết định điều chỉnh chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai;

b) Đối với các khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không quy định tại khoản 1 Điều 12:

Trường hợp có sự thay đổi nội dung về mục tiêu, quy mô viện trợ, đơn vị sử dụng viện trợ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan chủ quản lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan về các nội dung thay đổi. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan, cơ quan chủ quản quyết định phê duyệt điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.

Trường hợp thay đổi các nội dung khác: Cơ quan chủ quản xem xét, quyết định phê duyệt điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.

Điều 15. Thực hiện tiếp nhận, quản lý và thực hiện viện trợ

Căn cứ nội dung Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai đã được cơ quan chủ quản phê duyệt, chủ khoản viện trợ triển khai tiếp nhận, quản lý và sử dụng khoản viện trợ theo quy định.

Chương IV

QUẢN LÝ KHOẢN VIỆN TRỢ QUỐC TẾ KHẨN CẤP ĐỂ CỨU TRỢ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI

Điều 16. Nguyên tắc quản lý tài chính đối với khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai

1. Đối với các khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai thuộc nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước.

2. Đối với các khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước, Bên tiếp nhận viện trợ quản lý, sử dụng theo thỏa thuận viện trợ ký với Bên viện trợ phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, điều lệ tổ chức và hoạt động của bên tiếp nhận viện trợ và tuân thủ quy định pháp luật về kế toán.

Điều 17. Mở tài khoản tiếp nhận viện trợ

1. Theo thỏa thuận viện trợ hoặc theo yêu cầu quản lý, Bên tiếp nhận viện trợ được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ bằng tiền do Bên tiếp nhận viện trợ trực tiếp quản lý và sử dụng.

2. Trình tự thủ tục mở tài khoản và việc quản lý, sử dụng tài khoản thực hiện theo quy định của Kho bạc Nhà nước.

3. Đối với các khoản viện trợ không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước, Bên tiếp nhận viện trợ có thể mở tài khoản tại ngân hàng thương mại Việt Nam.

Điều 18. Lập kế hoạch tài chính đối với viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước

1. Đối với viện trợ thuộc phạm vi ngân sách nhà nước, hàng năm theo quy định pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước, Bên tiếp nhận viện trợ lập dự toán thu, chi viện trợ không hoàn lại báo cáo cơ quan chủ quản quyết định, gửi cơ quan tài chính đồng cấp để tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Trường hợp có các khoản viện trợ không hoàn lại phát sinh mới mà chưa tổng hợp trong dự toán được cấp có thẩm quyền phân bổ và giao kế hoạch, Bên tiếp nhận viện trợ lập dự toán bổ sung theo quy định pháp luật ngân sách nhà nước hoặc đưa vào dự toán năm sau để làm cơ sở hạch toán ghi thu/ghi chi ngân sách nhà nước.

3. Đối với các khoản viện trợ không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước, Bên tiếp nhận viện trợ lập dự toán, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

Điều 19. Quản lý các khoản viện trợ bằng tiền và bằng hàng với những khoản viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước

1. Đối với khoản viện trợ không hoàn lại bằng tiền:

a) Bên tiếp nhận viện trợ thực hiện chi theo quy định của thỏa thuận viện trợ;

b) Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi theo quy định về quản lý ngân sách nhà nước;

c) Hằng tháng hoặc theo từng lần phát sinh, Bên tiếp nhận viện trợ lập hồ sơ thủ tục ghi thu ngân sách nhà nước khoản viện trợ không hoàn lại và ghi chi ngân sách nhà nước theo nội dung chi viện trợ theo mục lục ngân sách nhà nước.

2. Đối với khoản viện trợ bằng hàng:

a) Căn cứ vào hồ sơ chứng từ liên quan, thực tế giao nhận hàng, Bên tiếp nhận viện trợ lập thủ tục gửi Kho bạc Nhà nước để ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước;

b) Căn cứ hồ sơ, chứng từ, Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi và ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước;

c) Hồ sơ hải quan và thủ tục hải quan đối với hàng viện trợ không hoàn lại nhập khẩu từ nước ngoài thực hiện theo quy định pháp luật về hải quan.

Điều 20. Về chính sách thuế áp dụng đối với hàng viện trợ

1. Chính sách thuế, phí và lệ phí đối với vốn viện trợ không hoàn lại thực hiện theo quy định pháp luật về thuế, phí và lệ phí.

2. Thủ tục, hồ sơ xét miễn/hoàn thuế đối với viện trợ không hoàn lại được thực hiện theo pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về hải quan.

Điều 21. Hạch toán, kế toán và quyết toán

1. Việc hạch toán, kế toán và quyết toán đối với các khoản viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước.

2. Việc hạch toán, kế toán và quyết toán đối với các khoản viện trợ không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật về kế toán và điều lệ tổ chức và hoạt động của Bên tiếp nhận viện trợ.

Điều 22. Kiểm toán báo cáo viện trợ

1. Các khoản viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước thuộc đối tượng kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước.

2. Các khoản viện trợ không hoàn lại không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập đối với các đối tượng thuộc phạm vi theo quy định pháp luật về kiểm toán độc lập hoặc theo yêu cầu của Bên viện trợ và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm toán của Việt Nam.

Chương V

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VIỆC TIẾP NHẬN, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VIỆN TRỢ VÀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO

Điều 23. Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ

1. Kiểm tra, đánh giá thực hiện viện trợ một cách toàn diện, có hệ thống và khách quan nhằm kịp thời phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vướng mắc, khó khăn, những vi phạm trong quá trình triển khai tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.

2. Đúng mục tiêu, đối tượng, phạm vi và nội dung của khoản viện trợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Các thông tin phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ phải đầy đủ, kịp thời, chuẩn xác, trung thực và minh bạch.

4. Kết quả kiểm tra, đánh giá phải được công khai, minh bạch và phải được lưu trữ đầy đủ.

Điều 24. Nội dung kiểm tra, đánh giá

1. Tình hình triển khai thực hiện tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Chế độ thông tin, báo cáo.

3. Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ.

4. Các phương án xử lý các tồn tại, khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ.

Điều 25. Cách thức và trình tự thực hiện kiểm tra, đánh giá

1. Kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ được tiến hành thông qua các cách thức sau:

a) Thông qua báo cáo;

b) Thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá.

2. Công tác kiểm tra, đánh giá được tiến hành định kỳ (trước, trong và sau khi tiếp nhận viện trợ) và đột xuất (khi cần thiết).

3. Trình tự kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ gồm:

a) Lập và trình duyệt Kế hoạch kiểm tra, đánh giá;

b) Thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá (nếu có);

c) Thông báo Kế hoạch kiểm tra, đánh giá và yêu cầu chuẩn bị tài liệu phục vụ kiểm tra;

d) Tiến hành cuộc kiểm tra, đánh giá;

đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá;

e) Thông báo kết quả kiểm tra và kết thúc kiểm tra, đánh giá.

Điều 26. Trách nhiệm kiểm tra và đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ

1. Cơ quan chủ quản chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận và thực hiện khoản viện trợ.

2. Đơn vị sử dụng viện trợ có trách nhiệm cung cấp các thông tin, số liệu liên quan phục vụ công tác kiểm tra và đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ.

3. Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm chi trả các khoản chi phí thực hiện kiểm tra, đánh giá, bao gồm: Các khoản công tác phí phát sinh đối với cán bộ, công chức được cử đi làm nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá và các khoản chi phí khác liên quan được sử dụng từ nguồn kinh phí của cơ quan chủ quản.

Điều 27. Chế độ thông tin, báo cáo

1. Chế độ thông tin:

a) Chủ khoản viện trợ thực hiện công khai thông tin về khoản viện trợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của chủ khoản viện trợ;

b) Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện công khai đối tượng hỗ trợ, chính sách hỗ trợ, mức hỗ trợ cho các đối tượng trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc niêm yết thông tin tại trụ sở.

2. Chế độ báo cáo:

a) Đơn vị sử dụng viện trợ: báo cáo chủ khoản viện trợ về tình hình triển khai tiếp nhận, sử dụng viện trợ trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất việc thực hiện khoản viện trợ và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của chủ khoản viện trợ;

b) Chủ khoản viện trợ: Báo cáo cơ quan chủ quản về tình hình tiếp nhận, quản lý và sử dụng khoản viện trợ trong thời gian tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của đơn vị sử dụng viện trợ;

c) Cơ quan chủ quản: Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về nội dung tiếp nhận viện trợ trong thời gian tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định tiếp nhận và phân bổ viện trợ được phê duyệt;

d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình tiếp nhận, thực hiện các khoản viện trợ khẩn cấp do thiên tai khi có yêu cầu.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG VIỆC TIẾP NHẬN VÀ THỰC HIỆN KHOẢN VIỆN TRỢ QUỐC TẾ KHẨN CẤP ĐỂ CỨU TRỢ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI

Điều 28. Trách nhiệm của cơ quan chủ quản

Ngoài các trách nhiệm quy định tại các Chương I, II, III, IV, V của Nghị định này, cơ quan chủ quản có trách nhiệm:

1. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các cơ quan chức năng tìm hiểu và liên hệ với Bên viện trợ để vận động, tranh thủ viện trợ.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra chủ khoản viện trợ trong việc tiếp nhận, quản lý và thực hiện theo các quy định hiện hành, thực hiện đúng cam kết với Bên viện trợ.

3. Theo dõi, đánh giá việc tiếp nhận và thực hiện các khoản viện trợ; kịp thời phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vướng mắc, khó khăn, những vi phạm trong quá trình triển khai công tác tiếp nhận và sử dụng viện trợ hoặc thông báo với các cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

4. Bố trí đầy đủ, kịp thời kinh phí hỗ trợ tiếp nhận theo quyết định đã được phê duyệt.

5. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về chất lượng, hiệu quả và tiến độ thực hiện viện trợ phù hợp với các quy định của pháp luật.

6. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Nghị định này.

Điều 29. Trách nhiệm của chủ khoản viện trợ

Ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại các Chương I, II, III, IV, V của Nghị định này, chủ khoản viện trợ có nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Tiếp nhận, quản lý và thực hiện khoản viện trợ theo các quy định hiện hành, theo đúng các cam kết với Bên viện trợ. Đối với viện trợ bằng hàng hóa, chủ khoản viện trợ có nhiệm vụ hoàn tất các thủ tục để thông quan trong vòng 48 giờ kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển đến Việt Nam nhằm kịp thời phân bổ hàng hóa cho các địa phương (trừ các loại hàng hóa phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành).

2. Kịp thời báo cáo với cơ quan chủ quản các vướng mắc, khó khăn, những vi phạm trong quá trình triển khai công tác tiếp nhận và thực hiện viện trợ hoặc thông báo với các cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

3. Chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản về chất lượng, hiệu quả và tiến độ thực hiện viện trợ phù hợp với các quy định của pháp luật.

4. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này.

Điều 30. Nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan trong việc tiếp nhận, thực hiện khoản viện trợ

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai;

b) Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt việc tiếp nhận đối với các khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

c) Tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương tiếp nhận đối với các khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai có nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo và mua sắm, cung cấp các loại hàng hóa thuộc diện phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép;

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương tiếp nhận các khoản viện trợ khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai đối với trường hợp chưa xác định được cơ quan chủ quản;

đ) Chỉ đạo các đơn vị giải quyết trong thời gian nhanh nhất đối với các trường hợp liên quan đến hàng hóa viện trợ phải kiểm dịch động vật, thực vật, thuốc thú y, vắc xin phòng chống dịch bệnh, các thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác thú y và các mặt hàng khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.

2. Bộ Tài chính:

a) Cử đầu mối hỗ trợ hướng dẫn, hỗ trợ về thủ tục, để hàng hóa viện trợ được thông quan nhanh chóng;

b) Hướng dẫn về quản lý tài chính đối với vốn viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai thuộc nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền;

c) Kiểm tra việc thực hiện các chế độ quản lý tài chính đối với các cơ quan chủ khoản viện trợ, đơn vị sử dụng viện trợ;

d) Tham gia ý kiến đối với việc tiếp nhận các khoản viện trợ theo quy định;

đ) Quản lý tài chính nhà nước đối với khoản viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước.

3. Bộ Quốc phòng:

a) Tham gia phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định và tiếp nhận các khoản viện trợ liên quan đến quốc phòng;

b) Cấp phép cho tàu quân sự nước ngoài, tàu sân bay quân sự nước ngoài vận chuyển hàng viện trợ vào Việt Nam theo các quy định của pháp luật;

c) Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc quản lý, kiểm soát nhân sự nước ngoài tham gia vận chuyển hàng viện trợ trên tàu, máy bay quân sự nước ngoài đến Việt Nam.

4. Bộ Công an:

a) Tham gia phối hợp kiểm tra các khoản viện trợ có yếu tố an ninh, bí mật Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của ngành Công an khi có yêu cầu;

b) Phối hợp kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc quản lý, sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.

5. Bộ Y tế:

a) Chỉ đạo các đơn vị thực hiện các hoạt động kiểm tra chuyên ngành trong thời gian nhanh nhất đối với các mặt hàng viện trợ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế theo quy định của pháp luật;

b) Tham gia ý kiến đối với việc tiếp nhận các khoản viện trợ theo quy định.

6. Bộ Công Thương:

Giải quyết các trường hợp liên quan đến việc tiếp nhận các hàng hóa viện trợ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật.

7. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao vận động quyên góp và tiếp nhận viện trợ khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai; phối hợp trong công tác tiếp nhận đối với hàng hóa viện trợ thuộc lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.

8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Phối hợp với cơ quan chủ quản trong việc xác định nhu cầu hỗ trợ và các phương án thực hiện khoản viện trợ;

b) Chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp nhận và phân bổ viện trợ đến các đối tượng thụ hưởng;

c) Theo dõi, kiểm tra việc phân bổ viện trợ đảm bảo nhanh chóng, đúng mức, đúng đối tượng, phù hợp với quy định của pháp luật;

d) Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 6 năm 2020.

Điều 32. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, QHQT(3).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

PHỤ LỤC I

CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TỜ TRÌNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KHOẢN VIỆN TRỢ QUỐC TẾ KHẨN CẤP ĐỂ CỨU TRỢ
(Kèm theo Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ)

I. TÊN KHOẢN VIỆN TRỢ

II. BÊN VIỆN TRỢ

III. CƠ QUAN CHỦ QUẢN

Tên và địa chỉ liên lạc của cơ quan chủ quản

IV. CHỦ KHOẢN VIỆN TRỢ

Tên và địa chỉ liên lạc của chủ khoản viện trợ

V. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆN TRỢ

- Bối cảnh thực hiện viện trợ

- Sự cần thiết của khoản viện trợ

VI. NỘI DUNG KHOẢN VIỆN TRỢ

1. Mục tiêu của khoản viện trợ

2. Tổng giá trị khoản viện trợ (nguyên tệ và quy đổi ra USD)

3. Phương án phân bổ

Nêu chi tiết số lượng phân bổ theo địa chỉ tiếp nhận và giá trị phân bổ

4. Địa điểm tiếp nhận viện trợ

5. Thời gian thực hiện tiếp nhận viện trợ

VII. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN

Trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc tổ chức triển khai tiếp nhận viện trợ khẩn cấp (bố trí kinh phí, phương tiện, trang thiết bị,...)

VIII. KINH PHÍ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ

Nêu cụ thể các nguồn kinh phí, trách nhiệm bố trí kinh phí tiếp nhận viện trợ khẩn cấp cũng như hoạt động kiểm tra, đánh giá.

IX. KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

PHỤ LỤC II

MẪU VĂN KIỆN VIỆN TRỢ QUỐC TẾ KHẨN CẤP ĐỂ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
(Kèm theo Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2020)

I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ KHOẢN VIỆN TRỢ

1. Tên khoản viện trợ

2. Bên viện trợ

3. Tên và địa chỉ liên lạc của cơ quan chủ quản và chủ khoản viện trợ

4. Thời gian dự kiến thực hiện viện trợ

5. Địa điểm thực hiện

II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT

1. Cơ sở pháp lý

2. Bối cảnh và sự cần thiết tiếp nhận viện trợ

III. MỤC TIÊU TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ

Nêu rõ mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của khoản viện trợ

IV. MÔ TẢ NỘI DUNG VIỆN TRỢ

Nêu rõ các nội dung viện trợ, hình thức viện trợ, phương thức tiếp nhận viện trợ, phương án phân bổ viện trợ, cơ chế phối hợp giữa các bên trong tiếp nhận viện trợ,...

V. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG

Nêu rõ đối tượng thụ hưởng trực tiếp từ khoản viện trợ

VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Kế hoạch chi tiết việc thực hiện khoản viện trợ

2. Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện khoản viện trợ

3. Kế hoạch đánh giá kết quả thực hiện viện trợ

VII. TỔNG VỐN VIỆN TRỢ

1. Tổng vốn viện trợ (nguyên tệ và quy đổi ra đô la Mỹ). Trong đó:

- Vốn viện trợ không hoàn lại (nguyên tệ và quy đổi ra đô la Mỹ)

- Vốn đối ứng (VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ). Trong đó:

+ Hiện vật: tương đương: ....(VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ)

+ Tiền mặt: ....(VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ)

VIII. ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC CỦA BÊN TÀI TRỢ

Các điều kiện ràng buộc của Bên viện trợ (nếu có)

IX. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KHOẢN VIỆN TRỢ

Hiệu quả kinh tế - tài chính và hiệu quả xã hội; đánh giá tác động môi trường, các rủi ro sau khi kết thúc khoản viện trợ.

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 50/2020/ND-CP

Hanoi, April 20, 2020

 

DECREE

ON RECEIPT, MANAGEMENT AND USE OF INTERNATIONAL EMERGENCY AID FOR DISASTER RECOVERY AND RELIEF

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Natural Disaster Prevention and Control dated June 19, 2013;

At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development;

The Government hereby promulgates a Decree on receipt, management and use of international emergency aid for disaster recovery and relief.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Decree provides for receipt, management and use of international emergency aid for disaster recovery and relief in Vietnam (hereinafter collectively referred to as “aid”).

Article 2. Regulated entities

1. Aid providers being governments of other countries, international organizations, organizations authorized by governments of other countries, non-governmental organizations and other foreign organizations and individuals directly providing emergency grants for disaster recovery and relief.

2. Aid recipients being organizations established under Vietnamese law whose functions, duties and operations align with the objectives and contents of the aid received, including:

a) Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities;

b) Central bodies of socio-political organizations;

c) Vietnam Red Cross Society.

3. Aid beneficiaries.

Aid beneficiaries consist of regulatory bodies, organizations, households, individuals and enterprises affected by natural disasters.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Definitions

For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:

1. “international emergency aid for relief” (hereinafter referred to as “relief aid”) means a not-for-profit grant from an aid provider that is approved and used for the relief activities prescribed in Clause 1 Article 32 of the Law on Natural Disaster Prevention and Control within 03 months after a natural disaster happens.

2. “international emergency aid for disaster recovery” (hereinafter referred to as “disaster recovery aid”) means a not-for-profit grant from an aid provider that is approved and used for the recovery activities prescribed in Clause 1 Article 30 of the Law on Natural Disaster Prevention and Control within 09 months after a natural disaster happens.

3. “supervisory authority” refers to any of the entities mentioned in Clause 2 Article 2 of this Decree.

4. “aid manager” means an organization assigned to receive and manage the aid by a supervisory authority.

5. “aid user” means a regulatory body or an organization authorized to use the aid by the competent authority.

6. "decision on receipt of emergency relief aid” (hereinafter referred to as “relief aid receipt decision”) means a written decision from the competent authority on receipt of relief aid that consists of information on the aid's name; aid provider; supervisory authority; aid manager; aid objectives; total aid value; aid distribution plan and implementing responsibilities.

7. “decision on guidelines for receipt of international emergency aid for disaster recovery” (hereinafter referred to as “guidelines decision”) refers to a written decision from the Prime Minister on guidelines for receipt of disaster recovery aid that consists of information on the aid’s name; aid provider; aid recipient; aid objectives; total aid value; and aid distribution plan.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. “aid recorded as state budget revenue” means in kind or in cash aid managed and used by the Vietnamese side in compliance with regulations of laws on state budget and relevant documents.

Article 4. Rules of receipt, management and use of aid

1. Aid must be received, managed and used in a transparent, timely and efficient manner, for its intended purposes and beneficiaries and in close and consistent cooperation between relevant ministries, local governments, organizations and individuals.

2. Do not receive goods banned from import according to regulations of laws or aid posing danger to the environment, community’s health, political security, social safety and order or interest of the State and the people.

3. Aid must be received, managed and used in compliance with regulations of Vietnamese laws and commitments to aid providers.

Article 5. Funding for aid receipt

1. State budget shall cover rent for warehouses and yards for aid receipt and other relevant costs according to regulations of laws on state budget and within the allocated amount. Funding sources and responsibility for funding allocation must be stated in the aid receipt decision that is approved by the competent authority.

2. Aid recipients may make arrangements for aid not recorded as state budget revenue by themselves.

Chapter II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Procedures for receipt of international emergency aid for relief

Procedures for receipt of relief aid:

1. Preparation for aid receipt.

2. Approval of aid receipt.

3. Aid receipt.

Article 7. Preparation for aid receipt

1. The supervisory authority shall designate one of its affiliates as the aid manager no later than 01 working day from the time of receipt of information from the aid provider.

2. The aid manager shall cooperate with the aid provider in finalizing the main contents of the relief aid, including aid form, aid value, amount and value of each distribution, method and location for receipt and other relevant contents. 

Article 8. Approval of receipt of international emergency aid for relief

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The Prime Minister has the power to approve receipt of aid concerning national defense and security and religions, aid lacking supervisory authorities and aid containing goods requiring the Prime Minister’s permission to be imported according to regulations of laws;

b) Heads of the entities mentioned in Clause 2 Article 2 of this Decree have the power to approve receipt of aid not regulated by Point a herein.

2. Procedures for approval of relief aid receipt by the Prime Minister:

a) The supervisory authority shall submit an application for approval of relief aid receipt to the Ministry of Agriculture and Rural Development; 

b) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge in gathering opinions of relevant regulatory bodies via meetings or documents or other methods and consolidating and submitting these opinions to the Prime Minister within 03 days from the date of receipt of a valid application;

c) The Prime Minister shall consider and decide approval of relief aid receipt.

3. Procedures for approval of relief aid receipt by heads of the entities mentioned in Clause 2 Article 2 of this Decree:

a) The aid manager shall submit an application for approval of relief aid receipt to its supervisory authority;

b) The supervisory authority shall take charge in gathering opinions of relevant regulatory bodies via meetings or another method;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) The supervisory authority shall decide approval of relief aid receipt within 03 days from the date of receipt of a valid application.

4. An application for approval of relief aid receipt includes:

a) An application for relief aid receipt (containing the information provided for in Appendix I enclosed therewith);

b) A notification of or an agreement on the relief aid from the aid provider and list of aid items (sent together with their Vietnamese translation);

c) Other documents related to the aid per the law.

Article 9. Receipt of international emergency aid for relief

1. After the competent authority approves of relief aid receipt, the aid manager shall:

a) Notify the aid provider of the relief aid receipt approval;

b) Submit written notifications to be sent to relevant regulatory bodies for their cooperation in relief aid receipt to the supervisory authority for promulgation; 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) For in kind aid, the aid manager shall carry out inspection procedures and customs procedures to have the goods cleared through customs according to regulations of laws;

dd) For in cash aid, the aid manager shall open an aid receiving account (if no such account is available) or send information on the available aid receiving account to the aid provider to receive the aid. Aid in a foreign currency must be transferred to a foreign currency account of a licensed credit institution or sold to a licensed credit institution according to regulations of laws.

2. Pursuant to the relief aid receipt decision, the aid manager shall take charge and cooperate with relevant regulatory bodies in receiving and using the relief aid.

Chapter III

PROCEDURES FOR RECEIPT INTERNATIONAL EMERGENCY AID FOR DISASTER RECOVERY

Article 10. Procedures for receipt of international emergency aid for disaster recovery

Procedures for receipt of disaster recovery aid:

1. Preparation for aid receipt.

2. Decision on guidelines for disaster recovery aid receipt for the cases requiring the Prime Minister’s approval.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Receipt, management and use of disaster recovery aid.

Article 11. Preparation for aid receipt

1. The supervisory authority shall designate one of its affiliates as the aid manager to finalize the main contents of the disaster recovery aid with the aid provider.

2. The aid manager shall cooperate with the aid provider in formulating a disaster recovery aid document using the form in Appendix II enclosed therewith.

Article 12. Decision on guidelines for disaster recovery aid receipt for the cases requiring the Prime Minister’s approval

1. The Prime Minister has the power to approve guidelines for receipt of the following types of disaster recovery aid:

a) Aid concerning national defense and security and religions;

b) Aid for procurement and provision of goods requiring the Prime Minister’s permission;

c) Aid lacking supervisory authorities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The supervisory authority shall submit an application for approval of guidelines for disaster recovery aid receipt together with the disaster recovery aid document to the Ministry of Agriculture and Rural Development for appraisal;

b) Within 03 working days from the date of receipt of the application from the supervisory authority, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall request relevant regulatory bodies to give their opinions on the necessity and objectives of the aid, aid source, conditions of the aid provider (if any) and Vietnam’s capacity to satisfy such conditions within 05 working days from the date of receipt of the request for their opinions;

c) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall appraise and propose the guidelines for disaster recovery aid receipt to the Prime Minister for consideration and approval or notify the applicant of the necessary amendment to the disaster recovery aid document within 05 working days from the deadline for relevant regulatory bodies to give their opinions;

d) Within 05 working days from the date of receipt of the appraisal result from the Ministry of Agriculture and Rural Development, the supervisory authority shall provide an explanation and submit the completed application to the Ministry of Agriculture and Rural Development. Within 05 working days from the date of receipt of the completed application, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall consider and propose it to the Prime Minister;

dd) The Prime Minister shall consider and decide approval of the guidelines for disaster recovery aid receipt.

Article 13. Approval of disaster recovery aid document

1. For disaster recovery aid whose receipt guidelines must be approved by the Prime Minister, the supervisory authority shall approve the disaster recovery aid document based on the guidelines decision.

2. For disaster recovery aid not regulated by Clause 1 Article 12 of this Decree:

a) The supervisory authority shall request the Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance and relevant regulatory bodies and local governments to give their opinions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) A request for opinions includes the proposal for approval of the disaster recovery aid document from the aid manager; notification of or agreement on contents of the aid from the aid provider; and draft disaster recovery aid document;

d) The relevant regulatory bodies and local governments shall give their opinions within 05 working days from the date of receipt of the request for their opinions from the supervisory authority;

dd) Based on the opinions of the relevant regulatory bodies and local governments, the supervisory authority shall request the aid manager to complete the disaster recovery aid document and propose the completed document to the supervisory authority for consideration and approval;

e) After the disaster recovery aid document is approved, the supervisory authority shall notify such approval to the Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance and relevant regulatory bodies and local governments.

Article 14. Amendment to decision on guidelines for aid receipt and decision to approve disaster recovery aid document

1. Amendment to guideline decisions

a) The supervisory authority shall submit an application for amendment to the guidelines decision to the Ministry of Agriculture and Rural Development;

b) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge in requesting the Ministry of Finance and relevant regulatory bodies to give their opinions within 05 working days from the date of receipt of the request for their opinions;

c) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall compile and submit the opinions to the Prime Minister for consideration and decision on amendment to the guidelines decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) For disaster recovery aid regulated by Clause 1 Article 12, the supervisory authority shall amend the disaster recovery aid document based on the decision on amendment to the guidelines decision from the Prime Minister;

b) For disaster recovery aid not regulated by Clause 1 Article 12:

If there is any change to the objectives or size of the aid or change of the aid user, within 05 working days, the supervisory authority shall gather opinions on the change from the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant regulatory bodies. These opinions shall provide the basis for the supervisory authority to decided amendment to the disaster recovery aid document.

If there is a change besides those abovementioned, the supervisory authority shall consider and decide amendment to the disaster recovery aid document.

Article 15. Receipt, management and use of aid

The aid manager shall receive, manage and use the aid according to the disaster recovery aid document that has been approved by the supervisory authority and regulations.

Chapter IV

MANAGEMENT OF INTERNATIONAL EMERGENCY AID FOR DISASTER RECOVERY AND RELIEF

Article 16. Financial management rules for international emergency aid for disaster recovery and relief

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Aid not recorded as state budget revenue shall be managed and used by the aid recipient in accordance with the aid agreement between the aid recipient and the aid provider, Vietnamese law, organizational and operational charter of the aid recipient and regulations of laws on accounting.

Article 17. Opening aid receiving accounts

1. The aid recipient may open an account with the State Treasury of the locality where the transaction is carried out to receive and use in cash aid directly managed and used by the aid recipient according to the aid agreement or for management purpose.

2. Aid receiving accounts shall be opened, managed and used in compliance with regulations of State Treasury.

3. Recipients of aid not recorded as state budget revenue may open aid receiving accounts with Vietnam’s commercial banks.

Article 18. Formulation of financial plans for aid recorded as state budget revenue

1. For aid constituting a part of state budget, the aid recipient shall prepare and send aid revenue and expenditure estimates to its supervisory authority for decision, to the finance authority of the same level for incorporation into state budget estimate and to the competent authority for approval on an annual basis in accordance with regulations of laws on state budget management.

2. For a new aid amount not yet incorporated into the estimate distributed by the competent authority, the aid recipient shall prepare an additional estimate according to regulations of laws on state budget or add such amount to the estimate of the following year to provide the basis for bookkeeping of state budget revenues/expenditures.

3. The recipient of the aid not recorded as state budget revenue shall prepare an estimate and submit it to the competent authority for decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. For in cash aid:

a) The aid recipient shall use the aid in accordance with the aid agreement;

b) State Treasury shall control use of the aid according to regulations on state budget management;

c) The aid recipient shall submit an application to record the aid as state budget revenue and as state budget expenditure for aid purpose based on state budget entries on a monthly basis or upon each distribution.

2. For in kind aid:

a) The aid recipient shall submit an application to State Treasury to record the aid as state budget revenue and expenditure based on relevant documents and actual delivery of the goods;

b) State Treasury shall control use of the aid and recording of the aid as state budget revenue and expenditure based on relevant documents;

c) Customs dossiers and customs procedures for in kind aid are regulated by regulations of laws on customs.

Article 20. Tax policies for aid

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Tax exemption/refund applications and procedures applicable to aid are regulated by regulations of laws on tax administration and laws on customs.

Article 21. Bookkeeping and payment settlement

1. Bookkeeping and payment settlement for aid recorded as state budget revenue are provided for by regulations of laws on state budget management.

2. Bookkeeping and payment settlement for aid not recorded as state budget revenue are provided for by regulations of laws on accounting and the organizational and operational charter of the aid recipient.

Article 22. Aid audit

1. Aid recorded as state budget revenue is required to undergo audit according to regulations of laws on state audit.

2. Aid not recorded as state budget revenue shall be audited by independent auditors (for cases requiring independent audits) or audited at the request of the aid provider in accordance with regulations of Vietnamese laws on audit.

Chapter V

INSPECTION AND EVALUATION OF RECEIPT, MANAGEMENT AND USE OF AID AND INFORMING AND REPORTING REGIMES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Receipt, management and use of aid shall be inspected and evaluated in a comprehensive, systematic and impartial manner to promptly detect and handle difficulties, problems and violations arising during such receipt, management and use.

2. An aid amount that has been approved by the competent authority must be used for the intended purposes, beneficiaries, scope and contents.

3. Information used for inspection and evaluation of receipt, management and use of aid must be adequate, up-to-date, accurate, honest and transparent.

4. Inspection and evaluation results must be publicly announced and fully retained.

Article 24. Inspection and evaluation contents

1. Processes of receipt, management and use of the aid approved by the competent authority.

2. Informing and reporting regimes.

3. Difficulties and/or problems arising during receipt, management and use of the aid.

4. Plans for handling of the difficulties and/or problems arising during receipt, management and use of the aid.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Methods for inspection and evaluation of receipt, management and use of aid:

a) Via reports;

b) Via inspection and evaluation teams.

2. Inspection and evaluation shall be carried out in a periodical (before, during and after aid receipt) and ad hoc manner (when necessary).

3. Procedure for inspection and evaluation of receipt, management and use of aid:

a) Formulate and propose an inspection and evaluation plan for approval;

b) Establish an inspection and evaluation team (if any);

c) Announce the inspection and evaluation plan and request the documents necessary for the inspection;

d) Conduct the inspection and evaluation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Announce the inspection result and end the inspection and evaluation.

Article 26. Responsibilities for inspection and evaluation of receipt, management and use of aid

1. The supervisory authority shall take charge and cooperate with relevant regulatory bodies in inspecting and evaluating receipt and use of aid.

2. The aid user shall provide information and data necessary for the inspection and evaluation of receipt, management and use of its aid.

3. The supervisory authority shall incur inspection and evaluation costs, including remuneration for the inspectors and assessors and other relevant amounts covered by the supervisory authority.  

Article 27. Informing and reporting regimes

1. Informing regimes:

a) The aid manager shall publish information on the aid approved by the competent authority on its web portal;

b) People's Committees at all levels shall publicly announce the eligible beneficiaries and applicable assistance policies and rate via mass media or at their offices.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The aid user shall submit a report on receipt and use of the aid to the aid manager within 05 working days from the date the aid is fully distributed and ad hoc reports at the request of the aid manager;

b) The aid manager shall report on receipt, management and use of the aid to its supervisory authority within 05 working days from the date of receipt of the report from the aid user;

c) The supervisory authority shall report on receipt of the aid to the Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Planning and Investment and Ministry of Finance within 03 working days from the date on which the decision to receive and distribute the aid is approved;

d) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall submit consolidated reports on receipt and use of disaster recovery aid to the Prime Minister upon request.

Chapter VI

RESPONSIBILITIES OF REGULGATORY BODIES FOR RECEIPT AND USE OF INTERNATIONAL EMERGENCY AID FOR DISASTER RECOVERY AND RELIEF

Article 28. Responsibilities of supervisory authorities

Besides the responsibilities provided for in Chapters I, II, III, IV and V of this Decree, every supervisory authority shall:

1. Direct its affiliates to cooperate with competent authorities in research and contacting aid providers to mobilize aid.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Monitor and assess aid receipt and use; promptly detect and handle difficulties and violations arising during aid receipt and use intra vires or report to competent authorities for handling.

4. Promptly allocate adequate funding for aid receipt according to approved decisions.

5. Take responsibility before the Government for efficient and timely use of aid in accordance with regulations of laws.

6. Comply with regulations on reporting stated in Clause 2 Article 27 of this Decree.

Article 29. Responsibilities of aid managers

Besides the responsibilities provided for in Chapters I, II, III, IV and V of this Decree, every aid manager shall:

1. Receive, manage and use aid according to existing regulations and commitments to the aid provider. For in kind aid, the aid manager shall complete all customs clearance procedures within 48 hours from the time the goods arrive in Vietnam to promptly distribute these goods to their intended users (excluding goods requiring inspection).

2. Promptly report difficulties and violations arising during receipt and use of the aid to its supervisory authority or to competent authorities for handling.

3. Take responsibility before its supervisory authority for efficient and timely use of the aid in accordance with regulations of laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 30. Responsibilities of relevant regulatory bodies for aid receipt and use

1. Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

a) Act as the entity in charge of state management of aid;

b) Propose receipt of relief aid requiring the Prime Minister’s permission to the Prime Minister for consideration and approval;

c) Propose consolidated guidelines on receipt of disaster recovery aid concerning national defense and security and religions and procurement and provision of goods requiring the Prime Minister’s permission to the Prime Minister for consideration and decision;

d) Take charge and cooperate with relevant regulatory bodies in proposing guidelines on receipt of disaster recovery aid lacking supervisory authorities to the Prime Minister for consideration and decision;

dd) Direct handling of aid containing goods requiring animal or plant inspection, veterinary drugs, vaccines, veterinary equipment and other goods under its management according to regulations of laws as soon as possible.

2. Ministry of Finance shall:

a) Assign entities in charge of providing procedural assistance and guidelines for fast customs clearance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Inspect financial management by aid managers and users;

d) Give opinions on aid receipt according to regulations;

dd) Carry out state financial management for aid recorded as state budget revenue.

3. Ministry of National Defense shall:

a) Cooperate with relevant regulatory bodies in appraisal and receipt of aid related to national defense;

b) Grant permission for foreign military vessels and foreign aircraft carriers to transport in kind aid to Vietnam according to regulations of laws;

c) Cooperate with competent authorities in management and control of foreigners involved in transport of in kind aid on foreign military vessels and aircraft to Vietnam.

4. Ministry of Public Security shall:

a) Cooperate in inspecting aid related to state secrets and/or security and under the management of the public security sector upon request;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Ministry of Health shall:

a) Direct inspection of aid containing goods under its management according to regulations of laws as soon as possible;

b) Give opinions on aid receipt as regulated.

6. Ministry of Industry and Trade shall:

Resolve receipt of in kind aid containing goods under its management as prescribed by law.

7. Other ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies and People’s Committees of provinces or central-affiliated cities shall call for and receive aid and cooperate in receipt of aid containing goods under their respective managements as per regulations of laws.

8. Provincial People’s Committees shall:

a) Cooperate with supervisory authorities in determination of needed assistance and formulation of aid distribution plans;

b) Direct competent authorities to receive and distribute aid to the intended beneficiaries;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Comply with regulations on information provision and reporting.

Chapter VII

IMPLEMENTATION CLAUSE

Article 31. Effect

This Decree comes into force from June 15, 2020.

Article 32. Implementing responsibilities

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies, chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant regulatory bodies, organizations and individuals shall implement this Decree./.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 50/2020/NĐ-CP ngày 20/04/2020 quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


20.148

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.27.78
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!