Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3017/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Võ Văn Hoan
Ngày ban hành: 08/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3017/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 9 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

VỀ PHÊ DUYỆT “CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2022 - 2025”

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về khuyến nông;

Căn cứ Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông; Thông tư số 84/2021/TT-BTC ngày 04 tháng 10 năm 2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông;

Căn cứ Nghị quyết số 19/2021/NQ-HĐND ngày 19 tháng 10 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1322/TTr-SNN ngày 09 tháng 6 năm 2022 về phê duyệt “Chương trình khuyến nông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025”.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay phê duyệt “Chương trình khuyến nông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025” (Kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các quận, huyện triển khai thực hiện Chương trình khuyến nông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ NN&PTNT;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- VPUB: các PVP;
- Phòng KT;
- Lưu: VT; (KT/Linh).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Hoan

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3017/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Sự cần thiết

Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành các chương trình phát triển nông nghiệp với nhiều giải pháp thiết thực. Trong đó, hoạt động khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của Thành phố; góp phần nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp và phát triển bền vững; tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở khu vực nông thôn Thành phố.

Với mục tiêu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới; tăng cường khả năng chống chịu thiên tai; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.

Để triển khai hoạt động khuyến nông phục vụ định hướng phát triển nông nghiệp Thành phố trong giai đoạn 2022 - 2025, căn cứ khoản 2, Điều 36, Nghị định số 83/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: “Phê duyệt chương trình khuyến nông địa phương, phê duyệt hoặc phân cấp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phê duyệt kế hoạch khuyến nông địa phương và chỉ đạo tổ chức thực hiện”, do vậy việc phê duyệt Chương trình khuyến nông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025 là yêu cầu cấp thiết.

2. Cơ sở pháp lý

- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về khuyến nông.

- Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ.

- Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.

- Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025.

- Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030.

- Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045.

- Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025.

- Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Quyết định số 516/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn cho đến khi thực hiện tổng kết Kết luận số 61-KL/TW ngày 03 tháng 12 năm 2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

- Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài chính về Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông.

- Quyết định số 1360/QĐ-BNN-KHCN ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Chương trình khuyến nông Trung ương giai đoạn 2020 - 2025.

- Nghị quyết số 19/2021/NQ-HĐND ngày 19 tháng 10 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Quyết định số 03/2021/QĐ-UBND ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành định mức kinh tế kỹ thuật về khuyến nông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn Thành phố thông qua hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thông tin, tập huấn, dạy nghề nông nghiệp cho nông dân theo phương thức và chính sách khuyến nông.

- Tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Thành phố theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh và bền vững, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đổi mới mạnh mẽ hình thức tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị và liên kết hợp tác chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa Thành phố và các tỉnh, thành cả nước. Đối với các sản phẩm nông nghiệp đặc thù (cây hoa kiểng, cá cảnh, thủy đặc sản) phát triển sản phẩm của địa phương gắn với mô hình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).

- Khuyến khích chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, các giải pháp sản xuất xanh, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch; nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ sức khỏe con người, hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, góp phần ổn định kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

- Nâng cao tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn thông qua bồi dưỡng kiến thức, dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Nâng cao hiệu quả dạy nghề nông nghiệp thông qua nâng cao năng lực đội ngũ viên chức khuyến nông; hoàn thiện các chương trình dạy nghề, ưu tiên các nghề nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, sử dụng máy móc cơ giới, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thủy sản.

2. Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng các mô hình khuyến nông ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; nông nghiệp hữu cơ; mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm; sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái; mô hình theo nhu cầu của thị trường và định hướng phát triển của địa phương nhằm phát triển các sản phẩm đặc trưng, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm nhằm thúc đẩy phát triển các sản phẩm OCOP của Thành phố; mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại, bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Tổ chức tập huấn cho 100% nông dân, tương đương với hơn 40.000 lượt về các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng sản xuất; dạy nghề cho 13% lao động nông thôn cần đào tạo trên địa bàn Thành phố, tương đương hơn 1.100 lao động, góp phần vào mục tiêu lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 90%, tập trung vào các hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đem lại chuyển biến tích cực, rõ nét hơn về chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm, thu nhập cho người dân.

- Tổ chức các sự kiện tuyên truyền các chính sách về khuyến nông, liên kết hợp tác, trao đổi chuyên môn kỹ thuật (hội thảo, hội chợ triển lãm, tham quan, học tập trong và ngoài nước) nhằm nâng cao nhận thức và phát huy hiệu quả hoạt động khuyến nông.

- Tư vấn cho các tổ chức, cá nhân về xây dựng thương hiệu, kỹ năng tổ chức, quản lý, sản xuất trong nông nghiệp.

- Thực hiện các đề án hỗ trợ nông dân nhằm nâng cao vai trò cũng như hoạt động của nông dân trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

III. NHIỆM VỤ

1. Xây dựng và nhân rộng mô hình

a) Xây dựng các mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; sản xuất nông nghiệp hữu cơ; mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm; mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái trong trồng rau, cây ăn quả, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; hỗ trợ chuyển giao giống mới, có giá trị cao, đa dạng hóa chủng loại giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, gia tăng hiệu quả trong sản xuất; sản xuất các sản phẩm đặc trưng có tiềm năng để phát triển sản phẩm OCOP, chỉ dẫn địa lý sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người nông dân.

b) Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, chuyển đổi số, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, giống mới, giống chất lượng cao; nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, gia tăng hiệu quả trong sản xuất. Cụ thể xây dựng và nhân rộng các mô hình trồng rau, trồng hoa, chăn nuôi bò sữa, nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ chuyển giao quy trình canh tác không cần đất, chuyển đổi tập quán canh tác theo lối công nghiệp, phù hợp với nền kinh tế thị trường để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất cao[1], góp phần nâng cao trình độ thâm canh của người sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Từ đó, góp phần khuyến khích người dân đầu tư sản xuất, mở rộng diện tích canh tác rau ứng dụng công nghệ cao trên toàn Thành phố đạt 1.000 ha vào năm 2025.

c) Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại, bảo vệ môi trường thông qua ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chế phẩm sinh học, vi sinh trong chăn nuôi tạo sản phẩm an toàn, bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng thịt, sữa trong chăn nuôi. Cụ thể xây dựng và nhân rộng mô hình sử dụng đệm lót trộn men vi sinh trong chăn nuôi heo[2]. Mô hình giúp thích ứng với biến đổi khí hậu, tiết kiệm nước, hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

d) Xây dựng các mô hình theo nhu cầu của sản xuất, thị trường và định hướng phát triển của ngành, địa phương, gồm:

- Các mô hình sản xuất hoa, cây kiểng; hỗ trợ chuyển giao giống hoa, cây kiểng mới có năng suất, chất lượng tốt có sức cạnh tranh cao, nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị, chất lượng và giá trị gia tăng cao; đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của Thành phố và các tỉnh lân cận. Từ đó góp phần khuyến khích người dân đầu tư sản xuất đến năm 2025, diện tích canh tác hoa, cây kiểng trên toàn Thành phố đạt 2.200 ha.

- Ứng dụng cơ giới hóa trong trồng trọt, chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi heo; trong đó hỗ trợ máy phun thuốc, máy gieo hạt cho cây trồng, đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa các khâu khai thác sữa, chế biến thức ăn, làm mát chuồng trại tiến tới ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa các khâu trong chăn nuôi bò sữa[3]. Mô hình áp dụng khẩu phần TMR trong chăn nuôi bò sữa góp phần tăng năng suất đàn bò sữa, giảm phát thải khí nhà kính, khuyến khích người dân tăng quy mô đàn, giảm hộ nuôi nhỏ lẻ[4].

- Mô hình chăn nuôi bò thịt lai giống ngoại phù hợp với các điều kiện chăn nuôi tại Thành phố, giúp tăng năng suất đàn bò thịt, nâng cao chất lượng sản phẩm thịt bò đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, góp phần giúp người chăn nuôi tăng thu nhập.

- Xây dựng mô hình nuôi cá cảnh, nuôi thủy đặc sản; chuyển giao giống thủy sản sạch bệnh và kháng bệnh nhằm tăng sản lượng, năng suất, giá trị, chất lượng sản phẩm đến người tiêu dùng; đa dạng hóa phương thức nuôi, áp dụng phương thức nuôi phù hợp từng đối tượng và vùng sinh thái như của hai giai đoạn, nuôi tôm càng xanh, cá thát lát, lươn, Ốc hương với kỹ thuật nuôi tiên tiến, đảm bảo tính bền vững, sự đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường. (Phụ lục I, mục I kèm theo).

2. Bồi dưỡng, tập huấn và dạy nghề nông nghiệp

- Tập trung dạy nghề nông nghiệp dưới 03 tháng cho hơn 1.100 lao động nông thôn sản xuất các nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Thành phố, nhóm sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Đào tạo nâng cao trình độ cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ cao, đồng bộ từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến; ứng dụng công nghệ thông tin cho lao động nông nghiệp.

- Tập huấn kỹ thuật canh tác và quản lý dịch hại liên quan đến lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thủy sản; về phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn Thành phố cho các hợp tác xã nông nghiệp, nông dân.

- Tổ chức khảo sát, học tập, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất, ứng dụng quy trình, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, quảng bá hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm nông sản, xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao trong và ngoài nước.

- Nâng cao chất lượng tập huấn và dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thông qua đổi mới phương thức, hình thức tổ chức; dạy nghề gắn lý thuyết với thực hành, dạy nghề tại các cơ sở sản xuất; ứng dụng công nghệ thông tin đào tạo từ xa, áp dụng giáo cụ trực quan sinh động; xây dựng, bổ sung các chương trình, giáo trình mới. Ưu tiên dạy nghề cho lao động trẻ nông thôn muốn khởi nghiệp, phát triển theo nhu cầu của doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, gắn với giải quyết việc làm và nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn (Phụ lục I và III, mục II kèm theo).

3. Thông tin tuyên truyền về nông nghiệp và khuyến nông

- Phổ biến, tuyên truyền các chính sách nông nghiệp hiện hành về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới; giới thiệu các tiến bộ khoa học công nghệ mới trong nông nghiệp, các gương nông dân sản xuất giỏi, Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất hiệu quả, sản xuất theo chuỗi giá trị, thực hành nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ, dự báo tình hình sản xuất nông nghiệp. Nâng cao chất lượng Chương trình khuyến nông trên sóng Phát thanh - Truyền hình; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác các mạng xã hội để truyền tải thông tin về chính sách, tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng dẫn sản xuất cho người dân; phối hợp tổ chức các hội chợ, triển lãm.

- Duy trì, phát triển trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên tin tức, thông tin, tuyên truyền về cảnh báo và biện pháp phòng chống sinh vật gây hại cây trồng, thông tin về môi trường thủy sản, các cảnh báo và khuyến cáo trong nuôi trồng thủy sản, đăng tải tin, bài, ảnh, video tuyên truyền về khuyến nông.

- Tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm hàng nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và cấp khu vực về phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Tham quan học tập các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, ứng dụng công nghệ hiện đại, quảng bá hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm nông sản tại các tỉnh thành trong cả nước (Phụ lục I, mục III kèm theo).

4. Tư vấn và dịch vụ khuyến nông

- Tăng cường công tác tư vấn dịch vụ khuyến nông về giống, vật tư, trang thiết bị, dụng cụ sản xuất nông nghiệp cho người sản xuất và nội dung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị sản xuất.

- Tư vấn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tổ chức và quản lý sản xuất trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản...

- Hỗ trợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, nông, lâm, thủy sản an toàn, đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương, sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng trong và ngoài Thành phố. Hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trên địa bàn Thành phố... góp phần nâng cao vai trò và kỹ năng tổ chức, quản lý, sản xuất trong nông nghiệp cho hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân; nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, gia tăng hiệu quả trong sản xuất (Phụ lục I, mục IV kèm theo).

5. Hợp tác về khuyến nông

Xây dựng liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các Viện, Trường, nhóm nghiên cứu, nhà khoa học, chuyên gia, các tổ chức trong và ngoài nước cũng như các đơn vị trong hệ thống khuyến nông quốc gia. Cụ thể nội dung chính như sau:

- Hợp tác trong nước:

+ Hợp tác viện trường: Ký kết, thực hiện hợp tác về khuyến nông, chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản mới có giá trị, năng suất, chất lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu...

+ Hợp tác tỉnh: Nghiên cứu xây dựng, ký kết và thực hiện các kế hoạch hợp tác và khảo sát, học tập tại các tỉnh để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, kỹ năng... cho nông dân và người làm công tác khuyến nông.

- Hợp tác nước ngoài:

+ Nghiên cứu xây dựng và thực hiện các chương trình hợp tác và khảo sát, học tập ngoài nước nâng cao năng lực, trình độ cho người làm công tác khuyến nông.

+ Hợp tác với các đối tác quốc tế trong công tác chứng nhận hữu cơ, chứng nhận các sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế.

6. Thực hiện các đề án hỗ trợ nông dân

- Hỗ trợ hình thành các tổ chức kinh tế chính thức (Hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ nghề có đăng ký, tổ chức của hội nông dân...) để lao động có hợp đồng làm việc chính thức.

- Phát triển các tổ chức của nông dân, người lao động (đổi mới hoạt động hội nông dân, tổ chức các nghiệp đoàn, công đoàn lao động theo các ngành nghề, lĩnh vực hoạt động) để bảo vệ quyền lợi cơ bản và hỗ trợ hiệu quả người lao động trong công tác đào tạo kỹ năng gắn với nhu cầu của thị trường, trang bị bằng cấp, cho vay vốn, hỗ trợ bảo hiểm xã hội, giúp tiếp cận thị trường lao động chính thức.

- Triển khai các đề án hỗ trợ nông dân bao gồm: (Phụ lục II kèm theo).

+ Đề án nâng cao đời sống kinh tế của nông dân gắn với hoạt động du lịch nông nghiệp, phát triển nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đề án tổ chức đưa nông dân đi tham quan, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất và quảng bá hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm nông sản ở nước ngoài giai đoạn 2022 - 2025.

+ Đề án tổ chức đưa nông dân đi tham quan, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hiện đại, đạt hiệu quả kinh tế cao tại các tỉnh thành trong nước giai đoạn 2022 - 2025.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Cơ chế chính sách

- Triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về khuyến nông, Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông; Nghị quyết số 19/2021/NQ-HĐND ngày 19 tháng 10 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tiếp tục nghiên cứu bổ sung các cơ chế chính sách về khuyến nông theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện Quyết định số 150/2022/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045; Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Nghiên cứu bổ sung các định mức kinh tế kỹ thuật mô hình khuyến nông theo hướng tăng cường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp; các chính sách xã hội hóa trong khuyến nông (hợp tác công tư, đối tác công tư, tư vấn dịch vụ khuyến nông...) nhằm huy động, thu hút nguồn lực và sự tham gia của các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân trong hoạt động khuyến nông; chính sách phát triển nguồn nhân lực về đào tạo năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, đào tạo nông dân, lao động có tay nghề cao.

2. Về công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

- Tăng cường tiếp nhận các mô hình công nghệ chuyển giao trong sản xuất nông nghiệp từ các tổ chức trong nước và quốc tế. Qua đó, rà soát, đúc kết thực tiễn triển khai và đề xuất xây dựng bổ sung định mức hỗ trợ chuyển giao các mô hình mới đáp ứng nhu cầu sản xuất theo từng giai đoạn.

- Đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, chuyển đổi số, công nghệ sinh học, ứng dụng cơ giới hóa, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, giống mới, giống chất lượng cao vào sản xuất nông nghiệp qua hoạt động xây dựng mô hình trình diễn khuyến nông. Trong đó, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, ban ngành địa phương, Ủy ban nhân dân, Hội Nông dân các cấp trong tổ chức lựa chọn, xây dựng mô hình phù hợp với chủ trương chung của ngành nông nghiệp Thành phố và kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương.

- Ưu tiên chuyển giao mô hình phát triển nhóm sản phẩm chủ lực và sản phẩm có tiềm năng của ngành nông nghiệp Thành phố: rau, hoa, cá cảnh, bò sữa, heo, tôm nước lợ và cá cảnh; mô hình phù hợp với định hướng của địa phương, định hướng tại một số huyện như Cần Giờ tiếp tục phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn và lợ, mở rộng diện tích xoài VietGAP và tăng cường nhận chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá dứa, sản xuất của lột, nuôi heo thịt theo hướng hữu cơ, nuôi cá chim vây vàng..; huyện Bình Chánh tiếp tục phát triển các mô hình sản xuất rau, hoa cây kiểng, cá cảnh; huyện Củ Chi tiếp tục phát triển theo chiều sâu những sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh trong thời gian vừa qua như rau, hoa, cây kiểng, bò sữa, bò thịt, cá cảnh theo hướng sạch, thân thiện môi trường và kết hợp du lịch sinh thái. Tập trung vào các hợp tác xã, tổ hợp tác chuyển giao giống mới, quy trình, công nghệ, tiến bộ kỹ thuật; đa dạng hóa công tác chuyển giao, xây dựng mô hình trình diễn để phổ biến nhân rộng trong nông dân.

3. Về xã hội hóa, thu hút nguồn lực cho hoạt động khuyến nông

- Tăng cường phối hợp giữa khuyến nông nhà nước với khuyến nông của doanh nghiệp; phân cấp hoạt động khuyến nông cho các tổ chức nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp.

- Thu hút doanh nghiệp “đầu tàu” có đủ năng lực về vốn, khoa học công nghệ và thị trường tham gia hoạt động khuyến nông để dẫn dắt chuỗi giá trị hiệu quả để phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ tại các địa phương, vùng có sản lượng nông sản lớn, thuận lợi giao thông, lao động, logistics, tạo điều kiện hình thành động lực tăng trưởng cho các địa phương.

- Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí của các chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp; chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, vốn nghiên cứu khoa học và công nghệ; các nguồn vốn liên kết khác từ các dự án hợp pháp khác.

- Tăng cường huy động tối đa nguồn lực xã hội hóa (tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp) tham gia vào công tác khuyến nông, thông qua việc đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các tổ chức xã hội tham gia nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khuyến nông.

- Tăng cường sự giám sát của Nhà nước để hoạt động xã hội hóa khuyến nông diễn ra phù hợp tình hình thực tế và định hướng phát triển nông nghiệp của địa phương.

4. Về tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm

- Tổ chức sản xuất, liên kết hộ nông dân; hỗ trợ và khuyến khích phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp để hình thành vùng sản xuất tập trung các sản phẩm đặc hữu phù hợp với điều kiện tự nhiên thực tế tại địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí, tăng thu nhập cho người dân.

- Hỗ trợ thúc đẩy chuỗi giá trị thông qua các hoạt động tuyên truyền, quảng bá mô hình hiệu quả, truyền thông hỗ trợ kết nối nông sản của hợp tác xã với thị trường.

5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác khuyến nông

- Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức khuyến nông các cấp, đặc biệt là hệ thống khuyến nông cơ sở, tăng cường sự phối hợp, kết nối trong hệ thống; phát triển mạnh các hoạt động tư vấn, dịch vụ khuyến nông hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác của nông dân hoạt động hiệu quả, bền vững.

- Đổi mới mạnh mẽ hình thức tổ chức và hoạt động khuyến nông, đảm bảo bộ máy tinh, gọn, hiệu quả, phù hợp với từng loại hình sản xuất và địa phương; tăng cường phối hợp giữa khuyến nông nhà nước với khuyến nông của doanh nghiệp; phát triển khuyến nông điện tử, khuyến nông cộng đồng; phân cấp hoạt động khuyến nông cho các tổ chức nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Phối hợp chặt chẽ công tác đào tạo, nghiên cứu và khuyến nông.

- Đào tạo năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý ngành nông nghiệp về kỹ năng phân tích thị trường, quản lý sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp kết hợp công nghiệp, dịch vụ. Xây dựng chương trình đào tạo “nông dân chuyên nghiệp”, “lao động tay nghề cao”.

- Khuyến khích cán bộ khuyến nông thường xuyên học tập nâng cao trình độ; cử cán bộ khuyến nông tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc, truyền đạt, tổ chức hội thảo, xây dựng mô hình và đánh giá các hoạt động khuyến nông.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện

Các Sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan căn cứ Chương trình khuyến nông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025, nhiệm vụ được phân công, hàng năm lập dự toán kinh phí thực hiện và tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách nhà nước của các cơ quan, đơn vị, địa phương gửi Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí dự toán kinh phí theo phân cấp ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện Chương trình theo đúng quy định.

2. Nguồn kinh phí thực hiện

Nguồn ngân sách Thành phố (nguồn kinh phí thường xuyên) đảm bảo cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn Thành phố.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, Hội nông dân Thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình khuyến nông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 -2025.

- Hàng năm, xây dựng kế hoạch và kinh phí trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt; phối hợp các đơn vị, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức triển khai thực hiện Chương trình.

- Thường xuyên theo dõi, rà soát các cơ chế, chính sách, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố sửa đổi, bổ sung, ban hành cho phù hợp với điều kiện thực tế để nâng cao hiệu quả trong hoạt động khuyến nông.

- Hàng năm, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện; tổ chức tổng kết đánh giá, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.

2. Sở Tài chính

Trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí dự toán kinh phí hàng năm để triển khai thực hiện Chương trình khuyến nông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025.

3. Hội Nông dân Thành phố

- Chủ trì và phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và Thành phố Thủ Đức tổ chức các hoạt động về xúc tiến thương mại, quảng bá, kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (hội chợ, chợ phiên, tuần lễ kết nối cung cầu, trưng bày, triển lãm).

- Chủ trì tổ chức Chương trình “Bình chọn và tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh” hàng năm.

- Trực tiếp và phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và Thành phố Thủ Đức dạy tập huấn và dạy nghề nông nghiệp cho nông dân Thành phố.

- Chủ trì thực hiện các đề án đưa nông dân đi học tập, trao đổi kinh nghiệm sản xuất và quảng bá hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm nông sản trong nước và ngoài nước; xây dựng và thực hiện có hiệu quả các đề án hỗ trợ nông dân. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ có báo cáo Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố.

4. Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan thực hiện nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chất lượng cao phục vụ phát triển nông nghiệp đô thị, công nghệ cao của Thành phố và các tỉnh thành trong khu vực và cả nước.

- Chuyển giao các giải pháp kỹ thuật và công nghệ quản lý sản xuất, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp cho các tổ chức, cá nhân.

- Định kỳ hàng quý và năm báo cáo kết quả thực hiện Chương trình gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.

5. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện,

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn và các đơn vị có liên quan phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện công tác quản lý Nhà nước theo sự phân công, phân cấp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan chức năng, chính quyền cấp quận, huyện có liên quan báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, giải quyết./.

PHỤ LỤC I

PHÂN BỔ NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỐI VỚI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Kèm theo Quyết định số 3017/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Tổng

Phân kỳ giai đoạn 2022 - 2025

Đơn vị thực hiện

Ghi chú

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Số lượng

Số lượng

Số lượng

Số lượng

I

XÂY DỰNG VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH

188

41

49

49

49

1

Xây dựng mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ; mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm; mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái

Mô hình

48

9

13

13

13

1.1

Trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP

Mô hình

19

4

5

5

5

Trung tâm Khuyến nông

1.2

Trồng rau theo hướng hữu cơ, hữu cơ

Mô hình

12

0

4

4

4

1.3

Trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP

Mô hình

9

3

2

2

2

1.4

Nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP

Mô hình

8

2

2

2

2

2

Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp

Mô hình

25

7

6

6

6

2.1

Trồng rau ứng dụng công nghệ cao

Mô hình

13

4

3

3

3

Trung tâm Khuyến nông

2.2

Chăn nuôi bò sữa công nghệ cao

Mô hình

4

1

1

1

1

Trung tâm Khuyến nông

2.3

Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ứng dụng công nghệ cao

Mô hình

8

2

2

2

2

3

Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại, bảo vệ môi trường

Mô hình

8

2

2

2

2

3.1

Chăn nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh học

Mô hình

8

2

2

2

2

Trung tâm Khuyến nông

4

Xây dựng mô hình theo nhu cầu của sản xuất, thị trường và định hướng phát triển của ngành, địa phương

Mô hình

107

23

28

28

28

4.1

Trồng hoa, cây kiểng

Mô hình

38

8

10

10

10

Trung tâm Khuyến nông

4.2

Cơ giới hóa trong cây trồng (cơ giới hóa trong trồng rau; trồng hoa cây kiểng...)

Mô hình

6

0

2

2

2

4.3

Áp dụng khẩu phần TMR trong chăn nuôi bò sữa

Mô hình

11

2

3

3

3

4.4

Cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa

Mô hình

4

1

1

1

1

4.5

Chăn nuôi bò thịt lai giống ngoại

Mô hình

17

5

4

4

4

4.6

Nuôi cá cảnh

Mô hình

11

2

3

3

3

4.7

Nuôi thủy đặc sản

Mô hình

20

5

5

5

5

II

BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN VÀ DẠY NGHỀ NÔNG NGHIỆP

1

Dạy nghề nông nghiệp dưới 03 tháng cho lao động nông thôn

Lớp

22

4

6

6

6

1.1

Trồng rau ứng dụng công nghệ cao

Lớp

14

2

4

4

4

Trung tâm Khuyến nông

1.2

Ứng dụng cơ giới hóa và công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa

Lớp

4

1

1

1

1

1.3

Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm

Lớp

4

1

1

1

1

2

Tập huấn về kỹ thuật sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp

Lớp

164

23

47

47

47

2.1

Tập huấn chuyển giao tiến bộ trong trồng rau

Lớp

42

6

12

12

12

Trung tâm Khuyến nông

3-4 lớp/năm/1 nội dung

2.2

Tập huấn chuyển giao tiến bộ trong trồng hoa kiểng, cây trồng khác

Lớp

37

4

11

11

11

2.3

Tập huấn chuyển giao công nghệ, quy trình, kỹ thuật trong chăn nuôi bò sữa

Lớp

15

3

4

4

4

2.4

Tập huấn chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi heo

Lớp

13

1

4

4

4

2.5

Tập huấn chuyển giao quy trình, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong nuôi tôm

Lớp

14

2

4

4

4

2.6

Tập huấn chuyển giao kỹ thuật tiên tiến trong nuôi cá cảnh

Lớp

14

2

4

4

4

2.7

Tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong phát triển các đối tượng vật nuôi của địa phương (bò thịt, thủy đặc sản...)

Lớp

29

5

8

8

8

Trung tâm Khuyến nông

3

Tập huấn về chính sách, pháp luật, thị trường

Lớp

975

252

241

241

241

3.1

Tập huấn về Luật HTX, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn tại 56 xã xây dựng nông thôn mới

Lớp

245

77

56

56

56

Chi cục PTNT

56 lớp/56 xã/năm/13 nội dung

3.2

Hội nghị bồi dưỡng các cơ chế, chủ trương, chính sách trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới

Lớp

672

168

168

168

168

Văn phòng Điều phối NTM

168 hội nghị/56 xã/năm (3 hội nghị/xã/năm)

3.3

Tập huấn giới thiệu về ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; các chính sách mới về nông nghiệp và khuyến nông

Lớp

58

7

17

17

17

Trung tâm Khuyến nông

4

Tập huấn về phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại

Lớp

167

46

39

43

39

4.1

Tập huấn kỹ thuật canh tác, sâu bệnh hại trên hoa lan, cây kiểng, cây ăn trái và cây trồng khác

Lớp

159

44

37

41

37

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

4.2

Lớp quản lý dịch hại tổng hợp trên rau (lớp tập huấn IPM trên rau)

Lớp

8

2

2

2

2

5

Khảo sát học tập trong và ngoài nước

Cuộc

24

6

6

6

6

5.1

Khảo sát, học tập Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại các tỉnh/thành phố

Cuộc

24

6

6

6

6

Văn phòng Điều phối NTM

6 chuyến/năm/2 nội dung

III

THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN

1

Tuyên truyền qua hệ thống truyền thông đại chúng (phát thanh, báo chí, truyền hình...); xuất bản tài liệu, các loại ấn phẩm khuyến nông; bản tin, trang thông tin điện tử khuyến nông

1.1

Tuyên truyền qua hệ thống truyền thông đại chúng (phát thanh, báo chí, truyền hình...)

a

Xây dựng chuyên mục phóng sự tuyên truyền về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới, phổ biến tiến bộ KHKT mới trên Đài truyền hình địa phương

Phóng sự

258

63

65

65

65

Thông tin tuyên truyền trên Đài phát thanh, truyền hình về HTX, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, cơ điện, ngành nghề nông thôn, đào tạo nghề...

Phóng sự

178

43

45

45

45

Chi cục PTNT

45 phóng sự/năm/14 nội dung

Phóng sự phát sóng trên Đài truyền hình về Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP

Phóng sự

80

20

20

20

20

Văn phòng Điều phối NTM

b

Xây dựng chương trình phát thanh tuyên truyền về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới, phổ biến tiến bộ KHKT mới trên Đài phát thanh

Chương trình

416

104

104

104

104

Trung tâm Khuyến nông

104 chương trình phát thanh/năm

c

Xây dựng các chuyên trang, chuyên đề, bài viết về lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn trên báo chí

Chuyên trang

16

4

4

4

4

Tuyên truyền trên báo chí về Chương trình xây dựng nông thôn mới

Chuyên trang

8

2

2

2

2

Văn phòng Điều phối NTM

2 chuyên trang/năm/2 báo

Tuyên truyền ứng dụng khoa học kỹ thuật nông nghiệp trên báo chí

Chuyên trang

8

2

2

2

2

Trung tâm Khuyến nông

2 chuyên trang/năm/2 báo

d

Xây dựng video clip hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Clip

15

3

4

4

4

Trung tâm Khuyến nông

1.2

Xuất bản tài liệu, các loại ấn phẩm khuyến nông (tờ rơi, cẩm nang, sổ tay, tập san, panel...)

a

Tờ rơi

Tờ

1.050.250

165.250

295.000

295.000

295.000

Tờ rơi tuyên truyền về HTX, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, cơ điện, ngành nghề nông thôn, đào tạo nghề...

Tờ

578.250

47.250

177.000

177.000

177.000

Chi cục PTNT

177.000 tờ rơi/năm/5 nội dung

Tờ rơi tuyên truyền nông thôn mới, Chương trình OCOP

Tờ

472.000

118.000

118.000

118.000

118.000

Văn phòng Điều phối NTM

2.000 tờ/xã/năm và 6.000 tờ phục vụ các hội nghị cấp Thành phố, cấp huyện

b

Cẩm nang, sổ tay, ấn phẩm tuyên truyền

Cuốn/Ấn phẩm

622.744

127.894

164.950

164.950

164.950

Cẩm nang tuyên truyền về HTX, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, cơ điện, ngành nghề nông thôn, đào tạo nghề...

Cuốn

306.144

48.744

85.800

85.800

85.800

Chi cục Phát triển nông thôn

85.800 cẩm nang/năm/11 nội dung

Cẩm nang, sổ tay, ấn phẩm tuyên truyền nông thôn mới, Chương trình OCOP

Cuốn/Ấn phẩm

292.600

73.150

73.150

73.150

73.150

1.260 cuốn/xã/năm và 2.590 cuốn phục vụ hội nghị cấp Thành phố, cấp huyện

Cẩm nang, sổ tay tuyên truyền về chính sách khuyến nông, kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản

Cuốn

24.000

6.000

6.000

6.000

6.000

Trung tâm Khuyến nông

c

Tập san

Cuốn

8.000

2.000

2.000

2.000

2.000

Trung tâm Khuyến nông

d

Panel

Bảng

3.976

994

994

994

994

Panel tuyên truyền nông thôn mới, Chương trình OCOP

Bảng

3.976

994

994

994

994

Văn phòng Điều phối NTM

994 bảng Panel/năm cho 56 xã và 385 ấp tại các xã xây dựng nông thôn mới (4 bảng/xã/năm và 2 bảng/ấp/năm)

e

Băng rôn

Cái

1.120

280

280

280

280

Băng rôn tuyên truyền các huyện và khu vực công cộng tuần lễ Quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn

Cái

1.120

280

280

280

280

Chi cục PTNT

1.120 băng rôn/1 nội dung

1.3

Bản tin, trang thông tin điện tử khuyến nông

Duy trì, phát triển trang Thông tin điện tử khuyến nông

Năm

4

1

1

1

1

Trung tâm Khuyến nông

2

Tổ chức hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm, tham quan học tập, diễn đàn, tọa đàm

431

2.1

Tổ chức hội nghị, hội thảo

Cuộc

96

18

26

26

26

a

Tổ chức hội nghị, hội thảo về HTX, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, cơ điện, ngành nghề nông thôn, đào tạo nghề...

Cuộc

13

4

3

3

3

Chi cục PTNT

3 cuộc/năm/3 nội dung

b

Tổ chức hội nghị triển khai hướng dẫn kỹ năng tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới

Cuộc

8

2

2

2

2

Văn phòng Điều phối NTM

c

Tổ chức hội thảo chuyên đề; hội nghị tổng kết hoạt động khuyến nông cấp huyện và cấp Thành phố

Cuộc

75

12

21

21

21

Trung tâm Khuyến nông

2.2

Tổ chức, tham gia triển lãm, hội chợ nông nghiệp

Cuộc

40

10

10

10

10

Tổ chức hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp, Chợ phiên nông sản an toàn, các hoạt động xúc tiến thương mại

Cuộc

40

10

10

10

10

Trung tâm Tư vấn và HTCDC CKTNN

2.3

Tổ chức Hội thi

Hội thi

19

4

5

5

5

a

Tổ chức Hội thi "Tìm hiểu về mô hình Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, tiên tiến, hiện đại trên địa bàn Thành phố

Hội thi

4

1

1

1

1

Chi cục PTNT

1 hội thi/năm/1 nội dung

b

Tổ chức hội thi về nông thôn mới, Chương trình OCOP

Hội thi

8

2

2

2

2

Văn phòng Điều phối NTM

c

Hội thi khuyến nông

Hội thi

7

1

2

2

2

Trung tâm Khuyến nông

2.4

Tổ chức tham quan học tập

Cuộc

276

51

75

75

75

a

Tổ chức các chuyến khảo sát học tập kinh nghiệm về phát triển HTX, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, cơ điện, ngành nghề nông thôn, đào tạo nghề,... tại các tỉnh, thành

Cuộc

105

27

26

26

26

Chi cục PTNT

26 cuộc/năm/10 nội dung

b

Tham quan các mô hình nông nghiệp hiệu quả trong và ngoài Thành phố, tham quan các hội chợ, triển lãm, hội nghị xúc tiến thương mại do Thành phố tổ chức

Cuộc

171

24

49

49

49

Trung tâm Khuyến nông

IV

TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ KHUYẾN NÔNG

Đơn vị, cá nhân

540

60

160

160

160

1

Tư vấn sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, quy trình kỹ thuật, công nghệ mới

Đơn vị, cá nhân

300

0

100

100

100

Trung tâm Khuyến nông

2

Tư vấn xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm

Đơn vị

240

60

60

60

60

Trung tâm Tư vấn và HTCDC CKTNN

PHỤ LỤC II

PHÂN BỔ NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỐI VỚI HỘI NÔNG DÂN THÀNH PHỐ
(Kèm theo Quyết định số 3017/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Tổng

Phân kỳ giai đoạn 2022 - 2025

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Số lượng

Số lượng

Số lượng

Số lượng

ĐỀ ÁN HỖ TRỢ NÔNG DÂN

Đề án

3

3

1

Nâng cao đời sống kinh tế của nông dân gắn với hoạt động du lịch nông nghiệp, phát triển nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Đề án

1

1

2

Tổ chức đưa nông dân đi tham quan, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất và quảng bá hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm nông sản ở nước ngoài giai đoạn 2022 - 2025

Đề án

1

1

3

Tổ chức đưa nông dân tham quan, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hiện đại, đạt hiệu quả kinh tế cao tại các tỉnh thành trong nước giai đoạn 2022 - 2025

Đề án

1

1

PHỤ LỤC III

PHÂN BỔ NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỐI VỚI BAN QUẢN LÝ KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
(Kèm theo Quyết định số 3017/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Tổng

Phân kỳ giai đoạn 2022 - 2025

Ghi chú

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Số lượng

Số lượng

Số lượng

Số lượng

BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN VÀ DẠY NGHỀ NÔNG NGHIỆP

1

Dạy nghề nông nghiệp dưới 03 tháng cho lao động nông thôn

Lớp

36

12

8

8

8

1.1

Trồng rau, trồng nấm ứng dụng công nghệ cao

Lớp

22

7

5

5

5

1.2

Trồng hoa ứng dụng công nghệ cao

Lớp

9

3

2

2

2

1.3

Nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ cao (tôm, lươn...)

Lớp

5

2

1

1

1

2

Tập huấn về kỹ thuật sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp

Lớp

29

6

7

7

9

2.1

Tập huấn chuyển giao tiến bộ trong trồng rau, nấm

Lớp

18

2

5

4

7

2.2

Tập huấn chuyển giao tiến bộ trong trồng hoa kiểng, cây trồng khác

Lớp

7

2

1

2

2

2.3

Tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nuôi tôm

Lớp

1

1

0

0

0

2.4

Tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nuôi cá cảnh

Lớp

3

1

1

1

0



[1] Năng suất dưa leo ≥ 5.940 kg/1.000 m2/1 vụ; dưa lưới ≥ 3.120 kg/1.000 m2/1 vụ; cà chua ≥ 6.000 kg/1.000 m2/1 vụ; xà lách ≥ 3.240 kg/1.000 m2/1 vụ.

[2] Quy mô 50 - 100 con/mô hình.

[3] Mô hình giúp giảm công lao động, rút ngắn thời gian vắt sữa 5 - 7 phút/con/lần vắt, giảm nhiệt độ chuồng nuôi 3 - 5°C so với ngoài trời, tăng hiệu quả cho người chăn nuôi.

[4] Quy mô 10 - 50 con/mô hình, giúp các hộ tăng năng suất đàn bò sữa bình quân 17%.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3017/QĐ-UBND ngày 08/09/2022 phê duyệt Chương trình khuyến nông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


144

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.4.250
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!