Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1336/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Nguyễn Tuấn Thanh
Ngày ban hành: 16/04/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1336/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 16 tháng 4 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC THEO HƯỚNG TỰ ĐỘNG HÓA CHO CÂY TRỒNG CẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017;

Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19/11/2018;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;

Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;

Căn cứ Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;

Căn cứ Quyết định số 1619/QĐ-TTg ngày 14/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 2663/QĐ-UBND ngày 28/7/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành trồng trọt tỉnh Bình Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2487/QĐ-UBND ngày 07/10/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 44/2020/QĐ-UBND ngày 28/7/2020 của UBND tỉnh ban hành Quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Bình Định;

Căn cứ Quyết định số 85/2020/QĐ-UBND ngày 18/12/2020 của UBND tỉnh về việc Ban hành chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, kênh mương nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 43/2021/QĐ-UBND ngày 05/8/2021 của UBND tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định;

Căn cứ Quyết định số 90/2022/QĐ-UBND ngày 28/12/2022 của UBND tỉnh ban hành Quy định mức hỗ trợ một số nội dung chi theo quy định tại Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 3811/QĐ-UBND ngày 14/9/2021 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 11-Ctr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2025;

Căn cứ Quyết định số 5237/QĐ-UBND ngày 28/12/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ đề án “Tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa cho cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh Bình Định”;

Căn cứ Quyết định số 2167/QĐ-UBND ngày 11/7/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Định;

Căn cứ Quyết định số 4346/QĐ-UBND ngày 23/11/2023 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 4547/QĐ-UBND ngày 15/11/2021 của UBND tỉnh;

Căn cứ ý kiến kết luận của đồng chí Bí thư Ban cán sự Đảng UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 12/3/2024;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 91/TTr-SNN ngày 25/3/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa cho cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh Bình Định với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Mục tiêu của Đề án

a) Mục tiêu tổng quát:

- Cụ thể hóa Chương trình hành động số 11-Ctr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2025.

- Góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021-2025; nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi của tỉnh, tiết kiệm nước và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phát huy nội lực, khuyến khích và nâng cao vai trò của các tổ chức, doanh nghiệp liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; trong đầu tư công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cung cấp nguồn nước tưới cho cây trồng cạn chủ lực của tỉnh.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2025 toàn tỉnh có khoảng 5.960 ha diện tích cây trồng cạn chủ lực được tưới bằng công nghệ, kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Trong đó khoảng 25% diện tích được tưới tự động hóa.

- Định hướng đến năm 2030 toàn tỉnh có khoảng 10.500 ha diện tích cây trồng cạn chủ lực được tưới bằng công nghệ, kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Trong đó khoảng 40% diện tích được tưới tự động hóa.

2. Nội dung của Đề án

2.1. Các vùng cây trồng cạn chủ lực áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

Tổng diện tích cây trồng cạn áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh là 10.502,3 ha, trong đó: Đến năm 2025 diện tích tưới là 5.965,9 ha, trong đó: tưới cho cây hàng năm là 5.153,1 ha và cây lâu năm là 812,8 ha và định hướng đến năm 2030 diện tích là 10.502,3 ha, trong đó tưới cho cây hàng năm là 7.714,8 ha và cây lâu năm là 2.787,5 ha.

Đơn vị tính: Ha

TT

Địa phương

Hiện trạng năm 2022

Đến năm 2025

Đến năm 2030

2030 tăng so với 2022

Tổng

Cây HN

Cây LN

Tổng

Cây HN

Cây LN

Tổng

Cây HN

Cây LN

Tổng cộng

4.719,8

4.471,0

248,8

5.965,9

5.153,1

812,8

10.502,3

7.714,8

2.787,5

5.782,5

1

H. An Lão

73,2

73,2

168,0

168,0

168,0

2

TX. An Nhơn

20,0

2,5

17,5

78,7

18,2

60,5

139,3

18,2

121,1

119,3

3

H. Hoài Ân

69,1

69,1

305,7

38,1

267,6

629,4

87,7

541,7

560,3

4

TX. Hoài Nhơn

118,4

44,0

74,4

217,6

67,8

149,8

288,2

74,9

213,3

169,8

5

H. Phù Mỹ

19,7

17,7

2,0

118,6

100,5

18,1

694,1

669,0

25,1

674,4

6

H. Phù Cát

2.408,9

2.404,9

4,0

2.466,9

2.432,9

34,0

3.572,2

2.921,0

651,2

1.163,3

7

H. Tây Sơn

2.012,1

1.932,5

79,6

2.545,9

2.269,9

276,0

4.683,9

3.485,1

1.198,8

2.671,8

8

H. Tuy Phước

30,0

30,0

45,8

45,8

45,8

9

H. Vân Canh

11,3

11,3

11,3

11,3

37,5

37,5

26,2

10

H. Vĩnh Thạnh

60,3

58,1

2,2

118,0

111,2

6,8

243,9

207,6

36,3

183,6

2.2. Công nghệ tưới cho cây trồng cạn

a) Đối với cây hàng năm: Tưới bằng béc phun sương, béc phun xoay, ống tưới phun mưa và tưới nhỏ giọt. Cụ thể như sau:

- Cây lạc, ngô, mè, cỏ, rau, đậu các loại: Khuyến khích áp dụng công nghệ tưới béc phun xoay, béc phun sương và ống tưới phun mưa. Đối với cây ngô cần sử dụng ống tưới có thể nối dài để tưới khi cây cao hơn chiều cao của đầu phun nước ban đầu.

- Cây dưa hấu: Áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt.

- Cây kiệu, hành: Áp dụng công nghệ tưới béc phun sương, phun xoay.

b) Đối với cây lâu năm: Chủ yếu là tưới cho cây ăn quả như: Bưởi da xanh, quýt đường, mít thái, bơ, xoài, tiêu,... nên áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới béc phun xoay theo hướng bán tự động và tự động có điều hòa chất dinh dưỡng.

c) Đối với hoa, cây cảnh: Tùy theo đối tượng hoa, cây cảnh áp dụng công nghệ tưới cho phù hợp (công nghệ tưới phun mưa, phun sương, nhỏ giọt…) và theo hướng tự động hóa.

2.3. Xây dựng mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn

Kết hợp xây dựng mô hình với tổ chức tập huấn chuyển giao các tiến bộ, khoa học kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn với số lượng 23 mô hình. Trong đó:

- 02 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động cho cây lạc bằng công nghệ tưới béc phun xoay tại xã An Tân, huyện An Lão; xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ.

- 03 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động cho cây rau, đậu các loại bằng công nghệ tưới béc phun sương, béc phun xoay tại xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn; xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ; phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn.

- 05 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động cho cây ngô bằng công nghệ tưới béc phun xoay tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh; xã Bình Tường, huyện Tây Sơn; xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước; xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ; xã An Hòa, huyện An Lão.

- 02 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây bưởi da xanh bằng công nghệ tưới nhỏ giọt tại xã Bình Hòa, huyệnTây Sơn; xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn.

- 04 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây cam, quýt đường bằng công nghệ tưới béc phun xoay tại xã Tây Xuân, huyện Tây Sơn; xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh; phường Hoài Thanh Tây, thị xã Hoài Nhơn; xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn.

- 02 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây dừa xiêm bằng công nghệ tưới nhỏ giọt tại xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân; xã Cát Hiệp, Phù Cát.

- 01 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây ổi bằng công nghệ tưới nhỏ giọt tại xã Tây An, huyện Tây Sơn.

- 02 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây xoài bằng công nghệ tưới nhỏ giọt tại xã Cát Hanh, huyện Phù Cát; xã Bình Thành, huyện Tây Sơn.

- 02 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây mít thái bằng công nghệ tưới nhỏ giọt tại xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ; phường Hoài Tân, thị xã Hoài Nhơn.

3. Giải pháp thực hiện

a) Về công tác tuyên truyền:

Tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh hỗ trợ phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn thông qua Đài truyền thanh, Truyền hình, Báo chí và hoạt động của Hội Nông dân tỉnh để nâng cao nhận thức của người dân về hiệu quả khi áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn.

b) Về cơ chế, chính sách:

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách của Trung ương và của tỉnh đã ban hành đối với sản xuất nông nghiệp.

c) Về đầu tư kết cấu hạ tầng:

- Gắn với nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi... và nguồn vốn của tỉnh thông qua Chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn; Chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, kênh mương nội đồng giai đoạn 2021-2025 để ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng cho vùng sản xuất cây trồng cạn áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Hàng năm, UBND cấp huyện cần xây dựng kế hoạch và ưu tiên đầu tư giao thông nội đồng, kênh mương tưới, tiêu và điện phục vụ sản xuất cho vùng thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang cây trồng cạn, vùng cây trồng cạn sản xuất tập trung áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

d) Về ứng dụng và chuyển giao công nghệ:

- Ứng dụng, tích hợp công nghệ, thiết bị trong và ngoài nước để giảm giá thành đầu tư hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; khuyến khích các doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp cung ứng thiết bị tưới đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ tưới phù hợp với điều kiện của tỉnh.

- Tiếp nhận chuyển giao và nhân rộng, ứng dụng các giải pháp tạo nguồn: Ứng dụng công nghệ vật liệu, kết cấu mới để thu giữ nước tại chỗ, phân tán quy mô nhỏ kết hợp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn cho vùng đất dốc, chưa có hoặc xa công trình thủy lợi.

đ) Về công tác khuyến nông:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các loại cây trồng cạn theo kế hoạch thực hiện của Đề án; mô hình sản xuất thể hiện được tính hiệu quả bền vững trên từng vùng sinh thái, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa.

- Tăng cường kinh phí đầu tư từ ngân sách Nhà nước, tranh thủ các nguồn vốn tài trợ trong và ngoài nước cũng như kêu gọi các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia trực tiếp vào công tác khuyến nông.

- Phối hợp chặt chẽ với các viện, trường, các trung tâm nghiên cứu, các đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng, trên cơ sở phát huy có hiệu quả việc lồng ghép các chương trình một cách thiết thực các hoạt động khuyến nông để người nông dân có thể tiếp cận nhanh nhất, ứng dụng hiệu quả nhất các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, kích thích tính sáng tạo của người dân.

4. Kinh phí thực hiện Đề án

Ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương thông qua các chương trình, dự án trực tiếp hoặc lồng ghép các chương trình, dự án có liên quan; ngân sách tỉnh, huyện/thị xã/thành phố và nguồn vốn hợp pháp khác, cụ thể:

a) Đối với đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất:

- Đầu tư hệ thống giao thông nội đồng: Thực hiện theo Quyết định số 94/2020/QĐ-UBND ngày 28/12/2020 của UBND tỉnh ban hành Chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; kinh phí các địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.

- Đầu tư hệ thống thủy lợi (kênh mương tưới, tiêu): Thực hiện theo Quyết định số 85/2020/QĐ-UBND ngày 18/12/2020 của UBND tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, kênh mương nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; kinh phí các địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.

- Hệ thống điện: Ngân sách tỉnh hỗ trợ đường dây, trạm biến áp đến khu sản xuất. Doanh nghiệp, HTX và hộ gia đình đầu tư trong khu sản xuất.

b) Đối với đầu tư hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước:

Thực hiện theo Quyết định số 44/2020/QĐ-UBND ngày 28/7/2020 của UBND tỉnh ban hành Quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Bình Định; Quyết định số 51/2023/QĐ-UBND ngày 21/8/2023 của UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung Quyết định số 44/2020/QĐ- UBND ngày 28/7/2020 của UBND tỉnh.

c) Xây dựng mô hình mẫu, tập huấn kỹ thuật về công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước:

Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng mô hình và tập huấn kỹ thuật về sử dụng công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước cho cây trồng cạn.

5. Tổ chức thực hiện

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Là cơ quan đầu mối phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nội dung của đề án theo kế hoạch. Hàng năm trên cơ sở kế hoạch đăng ký diện tích cây trồng cạn áp dụng tưới tiên tiến tiết kiệm nước của các huyện/thị xã/thành phố, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để hỗ trợ theo quy định của Quyết định số 44/2020/QĐ-UBND ngày 28/7/2020 của UBND tỉnh và Quyết định số 51/2023/QĐ-UBND ngày 21/8/2023 của UBND tỉnh Bình Định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 44/2020/QĐ-UBND ngày 28/7/2020 của UBND tỉnh.

- Hàng năm xây dựng các mô hình khuyến nông ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa; tổ chức các lớp tập huấn theo kế hoạch của Đề án.

- Định kỳ sơ tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện đề án. Kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung nội dung Đề án và chính sách hỗ trợ của tỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Trên cơ sở đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt, đề nghị của các cơ quan, đơn vị có liên quan, tham mưu đề xuất UBND tỉnh xem xét, phân bổ vốn đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện Đề án.

c) Sở Tài chính: Tham mưu đề xuất UBND tỉnh xem xét, phân bổ vốn sự nghiệp các Chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện Đề án. Bố trí ngân sách tỉnh để thực hiện các mô hình, tập huấn và hướng dẫn thực hành tưới tiên tiến tiết kiệm nước

d) Sở Khoa học và Công nghệ: Hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện xây dựng và phát triển thương hiệu đối với các sản phẩm cây trồng cạn có thế mạnh áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định của Nhà nước nhằm nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh các sản phẩm cây trồng cạn của tỉnh.

đ) Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ quảng bá và tiêu thụ sản phẩm cây trồng cạn của tỉnh.

e) Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương đề xuất mô hình tập trung ruộng đất, hình thành các vùng chuyên canh.

d) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Căn cứ vào đề án tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa cho cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung của đề án ở địa phương.

- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn hàng năm đăng ký diện tích cây trồng cạn áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; tổng hợp, trình UBND tỉnh hỗ trợ theo quy định của Quyết định số 44/2020/QĐ-UBND ngày 28/7/2020 của UBND tỉnh. Ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng (giao thông, thủy lợi, điện) đối với vùng trồng cây trồng cạn, áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Chỉ đạo các phòng ban của huyện, hỗ trợ UBND cấp xã, tuyên truyền, hướng dẫn người dân áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước và các thủ tục để được hưởng chính sách hỗ trợ của tỉnh.

(Kèm theo Đề án tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa cho cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh Bình Định).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tuấn Thanh

ĐỀ ÁN

TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC THEO HƯỚNG TỰ ĐỘNG HÓA CHO CÂY TRỒNG CẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2336/QĐ-UBND ngày 16/4/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Phần I: MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT LẬP ĐỀ ÁN

Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, nằm gọn bên sườn phía Đông dãy Trường Sơn, có địa hình dốc và bị chia cắt mạnh. Tổng diện tích tự nhiên là 606.640 ha, trong đó diện tích đất trồng cây trồng cạn (đất trồng cây hàng năm khác và đất trồng cây lâu năm) là 86.691,0 ha, chiếm 14,3% diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích cây trồng cạn được tưới chủ động bằng công nghệ tưới tiết kiệm nước còn thấp mới chỉ đạt được trên 4.700 ha, chiếm khoảng 5,5% tổng diện tích đất trồng cây trồng cạn của tỉnh.

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân, doanh nghiệp trồng cây rau màu, sản xuất cây giống lâm nghiệp, cây ăn quả đã áp dụng mô hình tưới nước bằng phương pháp tưới béc phun sương, béc phun xoay tự động và tưới nhỏ giọt. Ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa trong sản xuất trồng trọt đem lại hiệu quả kinh tế bước đầu. Để nhân rộng mô hình tưới chủ động bằng công nghệ tưới tiết kiệm nước; triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước của tỉnh; Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 11-Ctr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2025. Việc lập “Đề án tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa cho cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh Bình Định” là rất cần thiết.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG LẬP ĐỀ ÁN

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017;

- Luật Trồng trọt ngày 19/11/2018;

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của BCHTW khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;

- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;

- Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;

- Quyết định số 1619/QĐ-TTg ngày 14/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 2663/QĐ-UBND ngày 28/7/2015 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành trồng trọt tỉnh Bình Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 2487/QĐ-UBND ngày 07/10/2015 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 44/2020/QĐ-UBND ngày 28/7/2020 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Bình Định;

- Quyết định số 85/2020/QĐ-UBND ngày 18/12/2020 của UBND tỉnh về việc Ban hành chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, kênh mương nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 43/2021/QĐ-UBND ngày 05/8/2021 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Quy định chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định;

- Quyết định số 90/2022/QĐ-UBND ngày 28/12/2022 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Quy định mức hỗ trợ một số nội dung chi theo quy định tại Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2025.

- Quyết định số 3811/QĐ-UBND ngày 14/9/2022 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 11-Ctr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2025;

- Quyết định số 5237/QĐ-UBND ngày 28/12/2021 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ đề án “Tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa cho cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh Bình Định”;

- Quyết định số 2167/QĐ-UBND ngày 11/07/2022 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Định.

- Quyết định số 4346/QĐ-UBND ngày 23/11/2023 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 4547/QĐ-UBND ngày 15/11/2021 của UBND tỉnh.

2. Tài liệu sử dụng

- Nghị Quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

- Chương trình hành động số 11-Ctr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh Bình Định;

- Bản đồ kết quả thống kê, kiểm kê đất đai tỉnh Bình Định năm 2019;

- Bản đồ Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bình Định, năm 2015;

- Niên giám thống kê tỉnh Bình Định qua các năm (2015-2022);

- Báo cáo tổng kết ngành Nông nghiệp qua các năm (2015-2023);

- Các báo cáo quy hoạch, đề án, dự án,… khác có liên quan.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN

1. Tên đề án: Đề án tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa cho cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh Bình Định.

2. Quy mô và phạm vi nghiên cứu

a) Quy mô: Khoảng 86.691,0 ha diện tích đất trồng cây trồng cạn (đất trồng cây hàng năm khác và đất trồng cây lâu năm).

b) Phạm vi: 11 huyện/thị xã/thành phố tỉnh Bình Định.

c) Thời gian thực hiện đề án: Giai đoạn 1: Từ năm 2024 - 2025 và giai đoạn 2: Từ năm 2026 - 2030 (định hướng đến năm 2030).

3. Đối tượng nghiên cứu

- Đặc điểm đất đai, địa hình đối với diện tích đất trồng cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh Bình Định.

- Các vùng cây trồng cạn được áp dụng quy trình kỹ thuật và thiết bị tiên tiến để tưới theo phương pháp nhỏ giọt, phun mưa, tưới ngầm, bảo đảm cung cấp nước theo nhu cầu của cây trồng.

- Các hợp tác xã, tổ chức thủy lợi cơ sở, hộ gia đình, cá nhân thực hiện chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa, trồng mía, trồng sắn... kém hiệu quả sang các cây trồng hàng năm khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

4. Nội dung nghiên cứu

- Tổng quan về sản xuất nông nghiệp, hệ thống tưới tiêu trên địa bàn tỉnh Bình Định.

- Khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện các mô hình áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, công nghệ tưới tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định từ năm 2015 đến nay.

- Xác định các vùng sản xuất cây trồng cạn tập trung (cây hàng năm và cây lâu năm), đề xuất bổ sung cây trồng có giá trị kinh tế cao sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa. Xác định vị trí, diện tích, quy mô cây trồng cạn ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa trên bản đồ.

- Nghiên cứu đề xuất đầu tư kết cấu hạ tầng cho các vùng sản xuất cây trồng cạn tập trung sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, công nghệ tưới tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa (xây dựng kênh mương, trạm bơm, hệ thống tưới, cải tạo đồng ruộng...).

- Đề xuất nội dung, giải pháp, tổ chức thực hiện tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa cho cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao (xây dựng các mô hình, tính toán hiệu quả mô hình, đề xuất nhân rộng mô hình...).

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LẬP ĐỀ ÁN

1. Kế thừa các nghiên cứu đã có: Các chương trình, dự án liên quan tới sản xuất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước ở các địa phương trong nước và đã thực hiện trên địa bàn tỉnh thời gian qua.

2. Khảo sát thực địa: Khảo sát thực địa tại 11 huyện/thị xã/thành phố để thu thập, khai thác thông tin; xác định các vùng áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm của đề án.

3. Phương pháp thống kê: Sử dụng nguồn số liệu thống kê và số liệu điều tra được từ các địa phương, đơn vị, cơ sở sản xuất có liên quan, bao gồm số liệu thống kê đã có và thông tin bổ sung.

4. Phương pháp phân tích, đánh giá: Sử dụng để xử lý kết quả khảo sát, thu thập được, trên cơ sở đó tổng hợp phân tích để đề xuất quy mô diện tích, địa điểm, loại hình công nghệ tưới cho đối tượng cây trồng cạn.

5. Phương pháp bản đồ: Kế thừa chồng xếp các bản đồ đã có với bản đồ ngoại nghiệp về kết quả điều tra, khoanh vẽ bổ sung ở thực địa để làm căn cứ cho định hướng vị trí, các vùng, cây trồng ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm của tỉnh trên cơ sở đó xây dựng bản đồ tác nghiệp.

6. Phương pháp chuyên gia: Tổ chức hội nghị lấy ý kiến của các địa phương, các ngành vào định hướng, mục tiêu, nội dung và giải pháp thực hiện của đề án.

Phần II:

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÂY TRỒNG CẠN TỈNH BÌNH ĐỊNH

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC

1. Điều kiện tự nhiên

1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Bình Định nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông. Bình Định là một trong 5 tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có nhiều khu kinh tế với các cơ chế ưu đãi, đang được xúc tiến đầu tư.

Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 8 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6.064,40 km2, dân số trung bình hơn 1,5 triệu người, chiếm khoảng 1,8% về diện tích và 1,7% dân số so với cả nước, chiếm khoảng 13,6% diện tích và 16,9% về dân số vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB).

Bình Định có Quốc lộ 19, 19B và 19C chạy qua là con đường ngang nối giữa Duyên hải miền Trung và Tây nguyên đến các tỉnh Nam Lào, các tỉnh Đông bắc Campuchia; Quốc lộ IA, đường sắt Bắc - Nam, sân bay Phù Cát hiện có các chuyến bay nội địa đến Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, tỉnh có bờ biển dài 134 km, vùng lãnh hải 2.500 km2 với vùng đặc quyền kinh tế 40.000 km2, có cảng Quy Nhơn với năng lực xếp dỡ hàng hoá qua cảng trên 5 triệu tấn/năm. Với vị trí địa lý trên, tạo điều kiện thuận lợi để Bình Định khai thác các thế mạnh về tiềm năng lao động, đất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, giao lưu thông thương với các địa phương trong nước và quốc tế; trong đó lợi thế có đầy đủ các loại hình giao thông, tạo thuận lợi nhất là vận chuyển hàng hóa trong đó có nông sản.

1.2. Địa hình

Bình Định nằm bên sườn phía Đông của dãy Trường Sơn Nam nên có địa hình dốc và phức tạp. Hướng dốc chính từ Tây sang Đông, núi và đồng bằng xen kẽ nhau do một số dãy núi từ Trường Sơn kéo dài xuống biển tạo thành. Có thể chia thành 3 dạng địa hình chính sau:

- Vùng núi trung bình và núi thấp: Có độ cao trên 500 m, chiếm khoảng 42% diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Tây Bắc và phía Tây của tỉnh thuộc dãy Trường Sơn Đông. Độ cao trung bình từ 500 m đến 700 m, thỉnh thoảng có đỉnh núi cao trên 1.000 m, phân bố ở các huyện: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Tây Sơn và Hoài Ân. Đây là vùng địa hình phân cắt mạnh, độ dốc lớn, lớp phủ thực vật khá và là vùng sinh thủy đầu nguồn của các sông suối trong tỉnh.

- Vùng đồi gò: Chiếm khoảng 26% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện, thị xã: Hoài Nhơn, An Lão và Vân Canh với độ dốc từ 10% đến 15%. Là vùng có nhiều đồi gò xen kẽ nhau, độ cao trung bình dưới 200m, những nơi tương đối bằng phẳng cao trình từ 30m đến 40m. Đây là vùng địa chất thổ nhưỡng có độ phì nhiêu thấp, có lớp phủ thực vật kém, đất đai phù hợp với phát triển rừng sản xuất và cây công nghiệp dài ngày.

- Vùng đồng bằng và ven biển: Chiếm khoảng 32% diện tích tự nhiên, phân bố kéo dài có hướng song song với bờ biển tạo nên vòng cung ôm lấy vùng trung du và núi phía Tây của tỉnh. Kiểu địa hình này tập trung ở các huyện: Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, Tây Sơn, thị xã An Nhơn và TP Quy Nhơn. Đây là vùng có độ cao biến đổi từ 2-3m đến 20m và là vùng sản xuất cây hàng năm, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chủ yếu của tỉnh, là nơi sinh sống chủ yếu của dân cư trong tỉnh, kinh tế phát triển, trù phú.

Ven biển là các cồn cát, đụn cát tạo thành một dải hẹp chạy dọc ven biển với chiều rộng trung bình khoảng 2 km, hình dạng và qui mô biến đổi theo thời gian, có xu hướng lấn dần vào đồng bằng do chịu tác động của gió và sóng biển. Trong khu vực này sau các cồn cát thường có những vùng trũng nhỏ gọi là đầm, vịnh, hàng năm được phù sa sông ngòi bồi lấp.

Với đặc điểm địa hình Bình Định bị chia cắt mạnh bởi nhiều khe suối, vùng phía Tây tỉnh có độ dốc lớn, đã ảnh hưởng đến sản xuất trồng trọt, nhất là áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, kỹ thuật canh tác trên đất dốc cần phải được quan tâm đúng mức, nếu không sẽ gây rửa trôi, xói mòn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Vùng ven biển, đầm, vịnh vào mùa mưa thường bị ngập lụt, mùa nắng bị xâm nhập mặn ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đi lại của người dân.

1.3. Thời tiết khí hậu

- Nhiệt độ: Trung bình năm 27,3ºC, cao nhất 30,8ºC (tháng 6), thấp nhất 22,4ºC (tháng 1), tổng tích ôn >9.000ºC, biên độ nhiệt ngày đêm từ 5ºC - 8ºC.

- Tổng số giờ nắng: Trung bình năm 2.417 giờ.

- Lượng mưa và chế độ mưa: Trung bình năm 2.358,6 mm (thấp nhất vùng đồng bằng ven biển, tăng dần theo độ cao và đạt cao nhất tại các vùng núi cao phía Bắc).

+ Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 9 kết thúc tháng 12, chiếm 80 - 85% tổng lượng mưa cả năm. Mưa lớn tập trung vào tháng 10 - 11, thường gây ra lũ lụt làm thiệt hại lớn về kinh tế và ô nhiễm môi trường. Đối với các vùng núi cao phía Tây mùa mưa có thể đến sớm hơn (bắt đầu tháng 8), lượng mưa, cường độ mưa lớn hơn vùng đồng bằng, ven biển rất nhiều.

+ Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8, có lượng mưa rất thấp chỉ bằng 15 - 20% tổng lượng mưa cả năm. Tháng 6, 7 khô kiệt nhất, tháng 5 thường có mưa tiểu mãn có thể gây ra ngập úng một số vùng trũng.

- Ẩm độ không khí: Trung bình năm từ 77 - 81%, mùa khô khoảng 76%, thấp nhất tháng 7, 8 (69 - 70%), mùa mưa khoảng 81%.

- Lượng bốc hơi: Trung bình năm 1.400 mm, mùa khô 60%, mùa mưa 40%.

- Gió, bão: Trong vùng có 2 hướng gió chính đó là gió mùa Đông Bắc thường thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau; gió Tây Nam thường thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 7 kèm theo khô nóng. Bão thường đổ bộ vào Bình Định từ tháng 9 đến tháng 12, nhưng tập trung từ tháng 10 đến tháng 11, kèm theo mưa lớn làm cho cây trồng đổ ngã, ảnh hưởng đến năng suất.

Bình Định nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, lợi thế lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp là có nền nhiệt độ cao, tổng tích ôn lớn, tạo điều kiện cho cây trồng quang hợp tốt, cho năng suất cao, với nền nhiệt độ như vậy thích hợp với nhiều loại cây trồng.

1.4. Đặc điểm đất đai

Theo kết quả điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 do Phân viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp Miền Trung xây dựng năm 2005. Toàn tỉnh được chia thành 10 nhóm đất, với 27 đơn vị đất. Trong đó:

1.4.1. Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển (02 đơn vị đất)

- Diện tích, phân bố: Diện tích 13.283 ha, chiếm 2,19% diện tích tự nhiên. Trong đó, huyện Phù Mỹ 4.104 ha, Phù Cát 3.332 ha, Hoài Nhơn 2.197 ha…

- Đặc điểm chính: Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển ở Bình Định được hình thành ven biển, ven các sông chính (sông Kôn, sông La Tinh, sông Hà Thanh, sông Lại Giang) do sự bồi lắng chủ yếu từ sản phẩm thô (granít) của dải Trường Sơn với sự hoạt động của các hệ thống sông và biển. Nhóm đất cát có độ phì nhiêu tự nhiên thấp, được gọi là “đất có vấn đề” muốn khai thác sử dụng vào mục đích nông nghiệp phải có sự đầu tư cải tạo đáng kể.

1.4.2. Nhóm đất mặn (03 đơn vị đất)

- Diện tích, phân bố: Diện tích 12.710 ha, chiếm 2,10% diện tích tự nhiên. Trong đó, huyện Phù Mỹ 4.593 ha, Tuy Phước 3.386 ha, Phù Cát 1.972 ha, Quy Nhơn 785 ha, Hoài Nhơn 502 ha…

- Đặc điểm chính: Đất mặn hình thành từ những sản phẩm phù sa sông, biển được lắng đọng trong môi trường biển và quá trình nhiễm mặn đất.

1.4.3. Nhóm đất phèn (02 đơn vị đất)

- Diện tích, phân bố: Diện tích 456 ha, chiếm 0,08% diện tích tự nhiên, phân bố ở huyện Tuy Phước 407 ha, thành phố Quy Nhơn 49 ha.

- Đặc điểm chính: Đất phèn được hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa với vật liệu sinh phèn (xác thực vật chứa lưu huỳnh) phát triển mạnh ở môi trường đầm mặn, khó thoát nước. Đất phèn được xác định sự có mặt trong phẫu diện đất 2 loại tầng chẩn đoán chính là tầng sinh phèn và tầng phèn.

1.4.4. Nhóm đất phù sa (05 đơn vị đất)

- Diện tích, phân bố: Diện tích 63.756 ha, chiếm 10,51% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện, thị xã: An Nhơn 12.133 ha, Hoài Nhơn 9.455 ha, Tuy Phước 9.041 ha, Hoài Ân 8.351 ha, Phù Mỹ 8.796 ha…

- Đặc điểm chính: Đất phù sa ở Bình Định chủ yếu được hình thành do sự bồi đắp của các sông chính: Sông Kôn, sông Lại Giang, sông Hà Thanh và sông La Tinh. Nhóm đất này phân hoá theo mẫu chất, điều kiện hình thành và hệ thống sử dụng.

1.4.5. Nhóm đất xám và bạc màu (04 đơn vị đất)

- Diện tích, phân bố: Diện tích 70.809 ha, chiếm 11,67% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện, thị xã: Tây Sơn 19.529 ha, Phù Cát 15.970 ha, Phù Mỹ 10.042 ha, Vân Canh 7.409 ha, Vĩnh Thạnh 5.125 ha, Tuy Phước 4.714 ha, Hoài Nhơn 3.269 ha…

- Đặc điểm chính: Đất hình thành ở địa hình cao của vùng đồng bằng, địa hình thấp, bằng của vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và đồi núi. Ở những nơi có độ che phủ thấp trên trầm tích phù sa cổ và mẫu chất của đá macma a xít, đá cát.

1.4.6. Nhóm đất đen (01 đơn vị đất)

- Diện tích, phân bố: Diện tích 160 ha chiếm tỷ lệ 0,03 % diện tích tự nhiên. Phân bố ở huyện miền núi Vĩnh Thạnh.

- Đặc điểm chính: Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của bazan có phản ứng chua (pHKCl = 4,2 - 5,0).

1.4.7. Nhóm đất đỏ vàng (07 đơn vị đất)

- Diện tích, phân bố: Diện tích 401.811 ha, chiếm tỷ lệ 66,24% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện: Vân Canh 69.178 ha, An Lão 62.219 ha, Vĩnh Thạnh 61.973 ha, Hoài Ân 61.942 ha, Phù Cát 35.006 ha, Tây Sơn 40.854 ha.

- Đặc điểm chính: Đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, tỷ lệ sét cao (từ 35% đến 85%). Đất có kết cấu tơi xốp (đối với đất bazan), viên, cục nhỏ; từ chua đến rất chua (pHKCl = 4,0 - 5,5).

1.4.8. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (01 nhóm đất)

- Diện tích, phân bố: Diện tích 3.461 ha, chiếm 0,57% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện: An Lão 2.171 ha, Vân Canh 1.140 ha, Hoài Ân 98 ha.

- Đặc điểm chính: Đất mùn vàng đỏ trên núi hình thành ở độ cao trên 900m so với mặt biển, ở địa hình chia cắt, dốc nhiều, tỷ lệ che phủ cao. Đất có phản ứng rất chua (pHKCL= 3,81 - 4,14).

1.4.9. Nhóm đất thung lũng (01 đơn vị đất)

- Diện tích, phân bố: Diện tích 12.875 ha, chiếm 2,12% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện Phù Cát 2.971 ha, Phù Mỹ 2.710, Hoài Ân 2.549 ha, Tây Sơn 1.818 ha, An Lão 1.260 ha…

- Đặc điểm chính: Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có thành phần cơ giới nhẹ. Đất rất chặt, có phản ứng chua đến rất chua (pHKCL= 4,0 - 4,5).

1.4.10. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (01 đơn vị đất)

Diện tích, phân bố: Diện tích 3.292 ha, chiếm 0,54% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các huyện/thị xã. Đất hình thành là kết quả của quá trình xói mòn rửa trôi trong nhiều năm trên các loại đất dốc có độ che phủ thấp. Độ phì nhiêu tự nhiên rất thấp. Đây là một trong các loại đất “có vấn đề”, ít có ý nghĩa đối với sản xuất nông, lâm nghiệp.

Ngoài ra, còn diện tích mặt nước sông, suối, hồ, đầm… khoảng 24.027 ha, chiếm 3,96% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh.

1.5. Thủy văn

1.5.1. Nước mặt

a) Hệ thống sông ngòi:

Trên địa bàn tỉnh có 4 hệ thống sông lớn, sông Lại Giang, sông La Tinh, sông Kôn và sông Hà Thanh với tổng chiều dài 352 km, tổng diện tích lưu vực 5.699 km2 với các đặc điểm chính:

- Sông Lại Giang: Là con sông lớn thứ hai của tỉnh Bình Định có diện tích lưu vực là 1.466 km2, dài 73 km. Sông bắt nguồn từ các dãy núi đông Trường Sơn có đỉnh cao từ 900 m đến 1.000 m đổ ra biển ở cửa An Dũ. Sông Lại Giang gồm 2 nhánh sông lớn chính là sông An Lão và sông Kim Sơn.

Sông An Lão bắt nguồn từ vùng núi cao của huyện An Lão và Ba Tơ, chảy theo hướng Bắc - Nam đến Lại Khánh thì nhập với sông Kim Sơn thành sông Lại Giang, chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc rồi đổ ra biển.

Sông Kim Sơn bắt nguồn từ vùng núi cao của huyện Hoài Ân, chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc đến Lại Khánh nhập với sông An Lão thành sông Lại Giang.

- Sông La Tinh: Lưu vực sông La Tinh thuộc địa bàn hai huyện Phù Mỹ và Phù Cát. Sông bắt nguồn từ sườn Đông dãy núi cao xã Cát Sơn, có diện tích lưu vực 719 km2, chiều dài sông 52 km và chảy vào đầm Đề Gi. Ngoài sông chính còn có các nhánh Kiều Duyên dài 20 km, diện tích lưu vực 179 km2; nhánh sông Cạn 61,4 km2; nhánh Đức Phổ 34,6 km2.

- Sông Kôn: Là sông lớn nhất tỉnh Bình Định, có diện tích lưu vực là 3.067 km2, dài 178 km. Sông bắt nguồn từ các dãy núi có các đỉnh cao trên 1.000 m của dãy núi Đông Trường Sơn. Sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đến Thạnh Quang (Vĩnh Thạnh) sông chảy theo hướng Bắc - Nam, từ Tây Giang đến Bình Tường sông chuyển hướng Tây Bắc - Đông Nam và từ Phú Phong sông chảy theo hướng Tây - Đông. Tại Bình Thạnh sông chia thành hai nhánh chính: Tân An và Đập Đá.

Nhánh Tân An có các nhánh con như Gò Chàm tại ngã ba Bảy Yển, sông Cây My chảy qua phía Nam thị xã An Nhơn và bắc huyện Tuy Phước, sau đó đổ vào đầm Thị Nại tại cửa Gò Bồi - Tân Giảng. Một phần của nhánh Tân An qua đập Thông Chín theo sông Tranh nhập với sông Hà Thanh ở phía Nam và đổ vào đầm Thị Nại ở cửa Quảng Vân.

Nhánh Đập Đá chảy qua phía Bắc thị xã An Nhơn, đến xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát nhập với sông La Vỹ và đổ vào đầm Thị Nại ở cửa An Lợi.

Dòng chính sông Kôn chảy trên các miền địa hình khác nhau, ở thượng nguồn sông chảy qua vùng núi, lòng sông hẹp, dốc, đoạn trung lưu lòng sông dần dần mở rộng có các thung lũng rộng, nông, hạ du có nhiều nhánh nhỏ đổ vào nên mạng lưới sông đan xen chằng chịt trước khi đổ vào đầm Thị Nại.

- Sông Hà Thanh: Có diện tích lưu vực là 580 km2, chiều dài dòng sông chính là 48 km. Sông bắt nguồn ở những đỉnh núi cao trên 1.100 m ở huyện Vân Canh, chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, tới cầu Diêu Trì, sông chia thành hai nhánh Hà Thanh và Trường Úc đổ vào đầm Thị Nại rồi chảy ra biển.

Ngoài ra còn có một số sông suối nhỏ như suối Ông Khéo (Hoài Sơn, Hoài Châu), sông Xưởng (Tam Quan) đổ ra cửa Tam Quan; các sông suối nhỏ phía bắc huyện Phù Mỹ đổ vào đầm Trà Ổ; các sông suối ở Mỹ Chánh, Mỹ Thành, Cát Khánh đổ vào đầm Đề Gi và các sông suối khác.

b) Hệ thống hồ, đầm:

- Tính đến nay toàn tỉnh Bình Định có 164 hồ chứa, với dung tích chứa 682 triệu m3 (bao gồm: 62 hồ chứa lớn, 37 hồ chứa vừa, 65 hồ nhỏ), với tổng diện tích khoảng 38.545 ha chuyên dùng để cung cấp nước cho các loại cây trồng, phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

- Vùng ven biển có tổng diện tích mặt nước khoảng 10.920 ha (không kể 67.000 ha mặt biển). Trong đó, đầm Thị Nại 5.060 ha, đầm Đề Gi 1.600 ha, vùng cửa sông Tam Quan 300 ha... là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ.

1.5.2. Nước ngầm

Theo kết quả khảo sát của Liên đoàn Địa chất dự báo tổng trữ lượng khai thác ở Tam Quan 898m3/ngày đêm, Trà Ổ 3.077 m3/ngày đêm, Phù Mỹ 7.049m3/ngày đêm, Quy Nhơn 17.983m3/ngày đêm. Nguồn nước ngầm ở Bình Định có trữ lượng không lớn song chất lượng khá tốt, có thể sử dụng cho sinh hoạt, trữ lượng khai thác có thể chia thành 2 khu vực như sau:

Khu vực có triển vọng vừa: Với trữ lượng khai thác gần 10.000m3/ngày đêm ở chiều sâu khai thác từ 25 đến 90 mét, tập trung ở vùng đồng bằng.

Khu vực có triển vọng kém: Gồm nước lỗ rỗng trong các thành tạo bở rời với trữ lượng khai thác dưới 1.500m3/ngày đêm, tập trung ở vùng ven biển, độ mặn và lượng sắt cao, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu nước sinh hoạt.

Nước ngầm trên địa bàn toàn tỉnh, hiện nay khai thác sử dụng chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt, khả năng khai thác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chưa đáng kể.

2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1. Dân số, lao động, thu nhập

- Dân số: Theo niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2022, dân số toàn tỉnh là 1.504.285 người, là tỉnh có quy mô dân số lớn thứ 20 cả nước và đứng thứ 4 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, thứ 2 vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong đó: Dân số thành thị 619.645 người, chiếm 41,19%; dân số nông thôn 884.640 người, chiếm 58,81%; dân số nam 747.877 người, chiếm 49,72%; dân số nữ 756.408 người, chiếm 50,28. Thành phố Quy Nhơn có quy mô dân số lớn nhất là 292.991 người; huyện An Lão có quy mô dân số thấp nhất là 28.122 người. Mật độ dân số năm 2022 là 248,0 người/km2, trong đó mật độ dân số đông nhất tỉnh là thành phố Quy Nhơn 1.021,1 người/km2 và mật độ dân số thấp nhất tỉnh là huyện Vân Canh 35,2 người/km2. Cộng đồng dân cư gồm nhiều dân tộc, trong đó: Kinh chiếm 98%, Ba Na 1,14%, Hrê 0,4%, Chăm 0,2% và các dân tộc khác 0,26%.

- Lao động: Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Bình Định là 844.515 người, chiếm 56,1% dân số toàn tỉnh, trong đó lao động ở thành thị 347.855 người, chiếm 41,2% và nông thôn 496.660 người, chiếm 58,8%. Lao động có việc làm là 825.838 người, chiếm 97,8% tổng số người lao động từ 15 tuổi trở lên. Tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo trong tỉnh đạt 25,01%, trong đó lao động đã qua đào tạo khu vực thành thị đạt 38,02%; khu vực nông thôn đạt 15,90%. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi thất nghiệp là 2,54%, trong đó khu vực thành thị là 3,72%; khu vực nông thôn là 1,65%.

- Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2022 là 46,73 triệu đồng/người/năm, tăng 16,61 triệu đồng/người so với năm 2016.

2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế giai đoạn 2015-2022

2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh giai đoạn 2015-2022 tăng bình quân 6,24%/năm, trong đó ngành nông nghiệp tăng 3,76%/năm; công nghiệp và xây dựng tăng 8,84%/năm; dịch vụ - thương mại tăng 6,19%/năm và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,92%/năm.

- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2022 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 56.152,8 tỷ đồng tăng 19.399,2 tỷ đồng so với năm 2015. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 14.534,7 tỷ đồng, tăng 1,3 lần; khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 16.617,3 tỷ đồng, tăng 1,81 lần; khu vực dịch vụ - thương mại ước đạt 22.505,6 tỷ đồng, tăng 1,52 lần và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước đạt 2.495,2 tỷ đồng, tăng 1,6 lần so với năm 2015.

Từ năm 2020 đến năm 2022, mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với mức tăng trưởng khá 3,21%/năm, đóng góp 13,6% vào tốc độ tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế.

2.2.2. Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2015-2022

Cơ cấu GRDP của tỉnh năm 2015: Nông nghiệp chiếm 31,5%; công nghiệp và xây dựng chiếm 24,8%; dịch vụ - thương mại chiếm 39,4%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiế 4,2%. Đến năm 2022: Nông nghiệp chiếm 27,4%; công nghiệp và xây dựng chiếm 30,2%; dịch vụ - thương mại chiếm 38,0%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiế 4,4%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh có những bước chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong GRDP của tỉnh ngày càng giảm và tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp ngày càng tăng.

Nhìn chung, kinh tế tỉnh Bình Định tiếp tục giữ được sự tăng trưởng, đảm bảo thực hiện mục tiêu “kép” vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch Covid-19 có hiệu quả. Hoạt động sản xuất kinh doanh cả 3 lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, công nghiệp, dịch vụ - thương mại đều tăng trưởng.

2.3.Vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế của tỉnh

2.3.1. Tăng trưởng của ngành nông, lâm và thủy sản

- Giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp giai đoạn 2015-2022 tăng bình quân 3,7%/năm. Trong đó: Nông nghiệp tăng 3,1%/năm, lâm nghiệp tăng 5,7%/năm và thủy sản tăng 4,4%/năm.

Trong số giá trị tăng thêm 6.221,3 tỷ đồng (2022/2015) thì nông nghiệp thuần túy 3.008,0 tỷ đồng, chiếm 49,7%, thủy sản 2.634,2 tỷ đồng, chiếm 42,3%; lâm nghiệp 499,1 tỷ đồng, chiếm 8,0% tổng giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp.

- Cơ cấu GTSP trong nội bộ ngành nông nghiệp năm 2015: Nông nghiệp 61,6%, lâm nghiệp 5,0%, thủy sản 33,3%. Đến năm 2022, cơ cấu này lần lượt là: 58,1% - 5,1% - 36,8%.

- Trong giai đoạn 2015-2022, cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch, tuy nhiên cơ cấu phát triển chưa cân đối so với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tiềm năng của từng lĩnh vực, nhất là lĩnh vực lâm nghiệp chiếm tỷ trọng khá thấp so với quy mô diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện có của tỉnh (chiếm khoảng 60% diện tích tự nhiên toàn tỉnh).

2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông, lâm và thủy sản

Nhìn chung, trong những năm qua về cơ bản phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh đã theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, hướng tới xuất khẩu; nâng cao năng suất và chất lượng; từng bước chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng giảm dần tỷ trọng lĩnh vực trồng trọt sang hướng sản xuất chăn nuôi, thủy sản; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện khảo nghiệm, chọn lọc, sử dụng giống mới, công nghệ mới đưa vào sản xuất.

Trong giai đoạn 2015 - 2022, ngành nông nghiệp của tỉnh có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, từ 31,5% năm 2015, xuống còn 27,4% năm 2022. Trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch qua lại giữa các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

2.4. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp

2.4.1. Hệ thống đường giao thông

Tỉnh Bình Định có mạng lưới giao thông đa dạng bao gồm 5 loại hình: Giao thông đường bộ, giao thông đường sắt, giao thông hàng không, đường thủy nội địa và đường biển.

a) Đường bộ:

- Quốc lộ: Trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện tại có 5 tuyến quốc lộ (QL.1A, QL.1D, QL.19, QL.19B, QL.19C) với tổng chiều dài 308,5 km và tuyến đường bộ ven biển dài 130,87km. Mạng lưới đường theo trục dọc Bắc Nam và trục ngang Đông Tây.

- Đường tỉnh: Toàn tỉnh có 11 tuyến với tổng chiều dài 506,47 km, kết cấu mặt đường chủ yếu là bê tông nhựa (BTN) và bê tông xi măng (BTXM), trong đó mặt đường BTN chiếm 70,1% và mặt đường BTXM chiếm 29,9%.

- Đường huyện: Toàn tỉnh hiện có 53 tuyến với tổng chiều dài là 542,4 km chiếm 4,8% tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ đường huyện được cứng hoá rất cao 100%, trong đó đường bê tông nhựa chiếm 90,83%, đường bê tông xi măng chiếm 9,17%.

- Đường giao thông nông thôn: Trên địa bàn tỉnh Bình Định hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn được đầu tư khá hoàn thiện, hầu hết các tuyến đường giao thông liên xã, liên thôn được được bê tông hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Toàn tỉnh đã thực hiện bê tông hóa 6.420km/ 7.407km, đạt 86,7%; trong đó: Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện đã bê tông hóa 1.573km/1.598km, đạt 98,4%; đường trục thôn và liên thôn, đã bê tông hóa 2.418km/2.559km, đạt 94,5%; đường ngõ xóm đã bê tông hóa 2.429km/3.250km, đạt 74,7%.

- Đường giao thông trục chính nội đồng: Tổng chiều dài đường giao thông nội đồng trên địa bàn tỉnh trên 1.760km; trong đó đã cứng hóa trên 45%.

b) Đường sắt:

Tuyến đường sắt Thống Nhất chạy dọc xuyên suốt tỉnh với tổng chiều dài 156,7 km bao gồm tuyến chính Bắc - Nam và 1 nhánh nối vào TP. Quy Nhơn. Tuyến chính Bắc - Nam dài 146,3 km có 11 ga với ga chính là ga Diêu Trì; ngoài ra còn đoạn ga Diêu Trì đến ga Quy Nhơn chiều dài 10,4 km. Ga Quy Nhơn là ga hành khách nằm trong nội thành.

c) Đường hàng không:

Cảng Hàng không Phù Cát (CHK Phù Cát) thuộc xã Cát Tân - huyện Phù Cát, nằm cách quốc lộ 1A khoảng 1,5 km về hướng Tây, cách trung tâm TP. Quy Nhơn khoảng 30 km về phía Tây Bắc. Sân bay Phù Cát là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự cấp I. Hiện đang được khai thác tuyến nội địa Quy Nhơn - TP. Hồ Chí Minh và Quy Nhơn - Hà Nội,...

d) Đường thủy nội địa:

Theo Đề án được phê duyệt, ngoài tuyến Hải Cảng (Hàm Tử) - Nhơn Châu (tuyến thủy nội địa phục vụ dân sinh), tuyến thủy nội địa phục vụ du lịch trong Khu du lịch sinh thái Hầm Hô đã được UBND tỉnh cấp phép hoạt động tại Quyết định số 3805/QĐ-UBND ngày 13/12/2013 và Quyết định số 4681/QĐ-UBND ngày 24/12/2015. Các tuyến còn lại chưa được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các hạng mục bến bãi phục vụ việc hoạt động của luồng tuyến theo quy định, chưa được cấp phép, công bố hoạt động.

e) Đường biển:

Tỉnh Bình Định có 134 km bờ biển với nhiều đảo, vũng, vịnh và các cửa biển rất thuận lợi xây dựng cảng biển. Các bến cảng biển chính đều tập trung ở TP. Quy Nhơn và khu vực tiếp giáp đầm Thị Nại.

Nhìn chung, hệ thống giao thông của tỉnh được hình thành khá đa dạng, phân bố điều khắp tỉnh đã tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định phát triển, là điều kiện thuận lợi để vận chuyển, trao đổi hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp.

2.4.2. Hệ thống công trình thuỷ lợi

Trên địa bàn tỉnh hiện có 164 hồ chứa nước với tổng dung tích là 682 triệu m3 nước; 278 đập dâng; 286 trạm bơm, hơn 6.000 km kênh mương. Hàng năm tưới cho hơn 110.000 ha diện tích gieo trồng (chủ yếu tưới cho cây lúa).

2.4.3. Hệ thống cấp điện

Lưới điện truyền tải trên địa bàn tỉnh Bình Định có các cấp điện áp 220 kV, 110kV. Hiện tại lưới truyền tải tỉnh Bình Định tải điện từ các nhà máy thủy điện, điện gió và điện mặt trời trên địa bàn tỉnh về trạm 220 kV Quy Nhơn, 220kV Phước An, 220kV Phù Mỹ và các trạm 110 kV trên địa bàn.

Hệ thống điện trên địa bàn tỉnh có 09 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ với tổng công suất 317,9 MW; 05 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất là 479,5 MWp và 03 nhà máy điện gió với tổng công suất 77,19 MW, góp phần đáp ứng được nhu cầu phụ tải của tỉnh và khu vực; mạng lưới truyền tải 500kV và 220kV hoàn chỉnh, đấu nối hệ thống lưới điện Quốc gia thuận lợi; kết cấu lưới điện 110kV đã xây dựng cơ bản đảm bảo. Số xã sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn theo yêu cầu kỹ thuật đạt 98,8%; số công tơ điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đạt 95%, trong đó: hệ thống điện ở các xã thuộc ngành điện quản lý số công tơ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đạt 100%, đối với các xã hệ thống điện do địa phương quản lý số công tơ điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đạt 60%.

3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tỉnh Bình Định

3.1. Những thuận lợi

- Bình Định là tỉnh có đủ các loại hình giao thông, thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoá, nhất là hàng nông sản.

- Tài nguyên đất đai phong phú, đa dạng, hệ thống thuỷ lợi đã và đang được Nhà nước quan tâm đầu tư, tạo thuận lợi để chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

- Có cường độ bức xạ mặt trời cao, tổng tích ôn > 9.000ºC, thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng nông nghiệp.

- Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị, tưới tiên tiến tiết kiện nước…

- Tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh trong 05 năm qua tăng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được đầu tư, đáp ứng tốt hơn để phục vụ yêu cầu phát triển của tỉnh. An sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện.

3.2. Những khó khăn, hạn chế

- Địa hình của Bình Định có độ dốc khá cao, gây không ít khó khăn trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng; diện tích đất đai manh mún (nhiều thửa ruộng/01 hộ), nên gặp nhiều khó khăn trong bố trí vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với cơ giới hoá để nâng cao năng suất lao động.

- Bình Định chịu nhiều bất lợi của thời tiết như hạn hán, bão, lũ hàng năm, đã gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đời sống của nhân dân.

- Tình hình dịch Covid 19 diễn ra khá phức tạp làm khủng hoảng nền kinh tế thế giới và trong nước trong đó có tỉnh Bình Định. Giá cả đầu vào và đầu ra của sản xuất trồng trọt luôn biến động theo hướng bất lợi cho người sản xuất, đã ảnh hưởng đến giá thành và hiệu quả sản xuất.

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như hệ thống giao thông nông thôn, thuỷ lợi tuy đã được quan tâm đầu tư, nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ, đời sống của nhân dân nhất là ở khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn, đã ảnh hưởng đến đầu tư phát triển sản xuất.

II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÂY TRỒNG

1. Thực trạng các công trình tưới

Toàn tỉnh có 164 hồ chứa nước với tổng dung tích là 682 triệu m3 nước (bao gồm 62 hồ lớn, 37 hồ vừa và 65 hồ nhỏ); 278 đập dâng; 286 trạm bơm, hơn 6.000 km kênh mương. Hàng năm tưới cho hơn 110.000 ha diện tích gieo trồng. Trong đó Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định quản lý 63 hồ chứa, 31 đập dâng, 06 trạm bơm, hơn 1.300 km kênh mương cùng trên 5.000 công trình trên kênh; hàng năm cấp nước tưới, tiêu cho khoảng 77.000 ha diện tích gieo trồng lúa, màu các loại; các công trình còn lại do địa phương quản lý, khai thác.

Giai đoạn 2017-2022, toàn tỉnh đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp 28 hồ chứa, Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng hồ Đồng Mít với dung tích 90 triệu m3 nước (đã bàn giao đưa vào sử dụng); xây dựng mới đập ngăn mặn trên sông Lại Giang, đập Ba Cây, khởi công xây dựng đập dâng Phú Phong; sửa chữa, nâng cấp các đập dâng An Thuận, Nha Phu, Bình Thạnh, Đức Phổ, Lão Tâm, Phù Hoà, Tà Loan, đập Chùa, Cây Kê, Cầu Điều; xây dựng hệ thống kênh tưới Thượng Sơn, mở rộng kênh chuyển nước từ đập dâng Văn Phong về sông La Tinh; sửa chữa, nâng cấp hệ thống tưới tiêu Tà Loan, hệ thống thuỷ lợi Kiền Giang; xây dựng mới trạm bơm Chà Rang (xã Bình Thuận), trạm bơm Tân Lệ; kiên cố 1.039 km kênh mương nội đồng (chưa tính kế hoạch năm 2022 là 198 km); ngoài ra, các địa phương còn đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp một số công trình thuỷ lợi nhỏ do mình quản lý. Việc đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp các công trình đã nâng cao công tác đảm bảo an toàn hồ chứa, tham gia cắt giảm lũ cho hạ du; nâng mức đảm bảo tưới từ công trình thuỷ lợi kiên cố từ 78% lên 85%, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

Trong số các công trình thủy lợi đã xây dựng, tiêu biểu có một số hệ thống thủy lợi lớn đáng chú ý là:

- Hồ Đồng Mít: Hồ Đồng Mít thuộc xã An Trung, huyện An Lão, khởi công xây dựng năm 2019, bàn giao đưa vào sử dụng năm 2022; diện tích lưu vực 160,3 km2; dung tích thiết kế gần 90 triệu m3. Hồ Đồng Mít và đập ngăn mặn trên sông Lại Giang đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho 276.000 người dân, phục vụ tưới cho 6.742 ha đất canh tác vùng hạ du các huyện An Lão, Hoài Ân và thị xã Hoài Nhơn cùng các địa phương phía Bắc huyện Phù Mỹ. Hồ Đồng Mít tạo nguồn cấp nước cho nuôi trồng thủy sản 267 ha, cải thiện môi trường sinh thái, tạo độ ẩm và chống xâm nhập mặn, giảm lũ cho vùng hạ lưu, tạo nguồn cấp nước cho công nghiệp 230 ha.

- Hệ thống đập dâng Lại Giang: Đập dâng Lại Giang được xây dựng năm 1985, trên dòng chính sông An Lão tại vị trí có diện tích lưu vực FLV = 697 km2, thuộc thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn. Năng lực tưới theo thiết kế ban đầu là 5.000 ha canh tác, trong đó: Diện tích tự chảy là 3.300 ha và diện tích bơm là 1.700 ha. Quy hoạch năm 2006 xác định lại nhiệm vụ của đập Lại Giang tưới 4.407 ha canh tác.

- Hồ Thạch Khê: Hồ Thạch Khê thuộc xã Ân Tường Đông, huyện Hoài Ân, xây dựng năm 1977 và sửa chữa, nâng cấp năm 2007; có diện tích lưu vực là 14,5 km2, dung tích hồ là 7,21 triệu m3, với năng lực tưới thiết kế là 500 ha canh tác, hiện nay tưới vụ đông xuân 462 ha, vụ hè thu 452 ha, đạt 92,4% năng lực thiết kế.

- Hồ Vạn Hội: Hồ Vạn Hội thuộc xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, được xây dựng năm 1999, có diện tích lưu vực là 38,0 km2, dung tích chứa 13,58.106m3 nước được xây dựng năm 1999 và được đầu tư kiên cố hóa kênh mương năm 2011 -2012 bằng vốn vay WB thông qua Dự án Phát triển nông thôn tổng hợp miền Trung. Công trình được thiết kế với nhiệm vụ tưới cho 1.100 ha của xã Ân Tín, Ân Thạnh và một ít diện tích của Ân Sơn.

- Hồ Hội Sơn: Được xây dựng năm 1984, trên dòng chính sông La Tinh tại địa bàn xã Cát Sơn, huyện Phù Cát và đầu tư nâng cấp năm 2007-2008 bằng nguồn vốn ODA của dự án ADB4. Hồ Hội Sơn có diện tích lưu vực Flv = 68 km2, dung tích toàn bộ Wtb = 45,62.106m3; công trình cùng với đập dâng Cây Gai và đập dâng Cây Ké có nhiệm vụ tưới cho 3.550 ha canh tác, trong đó của huyện Phù Mỹ 1.377 ha và huyện Phù Cát 2.173 ha.

- Hồ Thuận Ninh: Được xây dựng năm 1994, trên dòng suối Bèo tại địa bàn xã Bình Tân, huyện Tây Sơn; có diện tích lưu vực Flv = 78 km2, dung tích toàn bộ Wtb = 35,36.106m3; với nhiệm vụ tưới cho 2.700 ha canh tác của huyện Tây Sơn và một phần huyện Phù Cát.

- Hệ thống hồ Định Bình: Hệ thống hồ Định Bình bao gồm hồ Định Bình, đập dâng Văn Phong và hệ thống kênh tưới (hồ Định Bình xây dựng năm 1998, đập Văn Phong hoàn thành năm 2015). Hồ Định Bình có diện tích lưu vực Flv = 1.040 km2, dung tích toàn bộ Wtb = 226,13.106m3; cùng với hệ thống đập Văn Phong làm nhiệm vụ tưới cho 10.125 ha canh tác của huyện Vĩnh Thạnh, Tây Sơn và một phần của huyện Phù Cát, thị xã An Nhơn và bổ sung nước cho hệ thống Tân An - Đập Đá tưới 14.475 ha.

- Hồ Núi Một: Hồ Núi Một được xây dựng năm 1980 trên địa bàn xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn; có diện tích lưu vực Flv = 110 km2; dung tích toàn bộ Wtb = 110.106m3; nhiệm vụ theo thiết kế tưới cho 5.000 ha canh tác. Những năm trước khi có hồ Định Bình, hồ Núi Một chỉ tưới cho cho khu tưới tại chỗ khoảng 3.000 ha canh tác thuộc thị xã An Nhơn và một phần xã Bình Nghi (Tây Sơn) và bổ sung cho hệ thống Tân An - Đập Đá từ 25 triệu m3 đến 40 triệu m3 nước mỗi năm. Hiện nay đã có hồ Định Bình và nguồn nước xả của thủy điện An Khê - KaNak xuống sông Kôn khoảng 700 triệu m3/năm đảm nhận cấp nước hỗ trợ cho hệ thống Tân An - Đập Đá, nên nhiệm vụ của hồ Núi Một cung cấp nước tưới hết diện tích của khu tưới và cấp nước cho khu công nghiệp Nhơn Hòa và các cụm công nghiệp dọc Quốc lộ 19.

- Hệ thống Tân An - Đập Đá: Đây là một hệ thống thuỷ nông lớn nhất của tỉnh. Theo thiết kế hệ thống này sử dụng nguồn nước cơ bản của sông Kôn, nước của hồ Định Bình và nguồn nước xả của thủy điện An Khê - KaNak để tưới cho 14.475 ha canh tác. Hệ thống bao gồm 9 đập dâng kiên cố trên 3 nhánh sông: Tân An, Gò Chàm và Đập Đá. Trong những năm qua hệ thống này đã tưới được 13.803 ha, nhìn chung hệ thống đã phát huy hiệu quả tưới cao.

- Hệ thống đập Trà Ổ: Đầm Trà Ổ có diện tích mặt nước 1.200 ha. Năm 1978 tiến hành ngọt hóa đầm bằng việc đầu tư xây dựng đập Trà Ổ với cao trình đỉnh tràn để ngăn mặn, giữ ngọt theo thiết kế là +1.00m và mực nước chết của đầm là +0.50m, tương ứng với dung tích hữu ích là 6 triệu m3 nước. Để sử dụng nguồn nước của đầm Trà Ổ tưới cho vùng đồng bằng quanh đầm đã tiến hành xây dựng 5 trạm bơm điện gồm: Trạm bơm Chánh Khoan, gồm 03 tổ máy 40KW và 2 tổ máy 36 KW, với năng lực thiết kế tưới 700 ha canh tác, thực tế tưới được 200 ha; trạm bơm Châu Trúc (Mỹ Trang) với năng lực thiết kế tưới 300 ha canh tác, thực tế tưới 107 ha; trạm bơm An Giang gồm 04 tổ máy 33KW, với năng lực thiết kế tưới 300 ha canh tác, thực tế tưới 150 ha; trạm bơm Mỹ Thắng (Phú Lộc) gồm 02 tổ máy 33KW, với năng lực thiết kế tưới 200 ha canh tác, thực tế tưới 117 ha và trạm bơm Vực Đời 300 ha, thực tế tưới 43,5 ha.

* Đánh giá về hiện trạng các hệ thống thủy lợi:

Công trình thủy lợi và phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Định đã cơ bản đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất lúa, dân sinh và nuôi trồng thuỷ sản. Nhiều công trình hồ chứa có dung tích lớn đã được xây dựng như: Hồ Định Bình, Núi Một, Hội Sơn, Đồng Mít… đã góp phần quan trọng trong điều tiết lũ và cấp nước. Các tuyến chuyển nước đã được xây dựng như tuyến chuyển nước lưu vực hồ Hội Sơn sang lưu vực hồ Hội Khánh, chuyển nước từ lưu vực sông Kôn sang lưu vực La Tinh đã giúp giải quyết một phần nhu cầu nước của các vùng thiếu nước.

Tuy nhiên, các hệ thống thủy lợi qua nhiều năm sử dụng bộc lộ nhiều tồn tại nên hiệu quả sử dụng chưa cao, mà nguyên nhân chủ yếu là: Các công trình thủy lợi, nhất là các hồ chứa nước nhỏ được xây dựng trong những năm 1980 của thế kỷ XX với phong trào Nhà nước và nhân dân cùng làm hoặc nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ với nguồn vốn hạn hẹp, công tác quản lý đầu tư xây dựng chưa chặt chẽ nên hầu hết các công trình đầu tư không hoàn chỉnh và chất lượng chưa đảm bảo. Mặc dù những năm qua tỉnh Bình Định đã tích cực sử dụng nhiều nguồn vốn để đầu tư nâng cấp các hồ chứa nhỏ, nhưng hiện nay vẫn còn khoảng 37 hồ chứa nước bị xuống cấp, ảnh hưởng đến an toàn công trình và hiệu quả phục vụ sản xuất dân sinh, cần phải được ưu tiên sửa chữa trong những năm tới.

2. Thực trạng phát triển sản xuất trồng trọt

2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2022 của tỉnh Bình Định

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2022

STT

Hạng mục

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên

606.624

100

1

Đất nông nghiệp

520.414

85,8

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

140.235

23,1

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

99.006

16,3

-

Đất trồng lúa

54.154

8,9

-

Đất trồng cây hàng năm khác

44.852

7,4

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

41.229

6,8

1.2

Đất lâm nghiệp

376.196

62

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

2.709

0,4

1.4

Đất làm muối

213

0

1.5

Đất nông nghiệp khác

1.061

0,2

2

Đất phi nông nghiệp

77.008

12,7

3

Đất chưa sử dụng

9.202

1,5

(Nguồn: Kết quả thống kê đất đai tỉnh Bình Định, năm 2022)

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2022, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Bình Định là 606.640 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 520.414 ha, chiếm 85,8%; đất phi nông nghiệp 77.008 ha, chiếm 12,7% và đất chưa sử dụng 9.202 ha, chiếm 1,5% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh.

2.2. Thực trạng phát triển sản xuất trồng trọt giai đoạn 2015-2023

Giai đoạn 2015-2023, ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao, đưa giống mới vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt; tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ. Kết quả, năng suất các loại cây trồng đều tăng so với năm 2015 như: Lúa tăng 1,11 lần, ngô tăng 1,09 lần, lạc tăng 1,24 lần, vừng tăng 1,38 lần, sắn tăng 1,14 lần, rau các loại tăng 1,08 lần, đậu các loại tăng 1,27 lần...

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả cao; trong giai đoạn 2015 - 2023, hàng năm thực hiện chuyển đổi trung bình khoảng 2.500 - 3.000 ha đất lúa sang trồng cây trồng cạn (như: ngô, lạc, rau các loại, cỏ, cây gia vị, mè,…) phù hợp với điều kiện sản xuất, lợi thế của từng vùng và thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác (tăng từ 96,4 triệu đồng năm 2015 lên 121,1 triệu đồng năm 2022).

Đã hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung gắn với tiêu thụ nông sản; triển khai rộng rãi các đề án, dự án về cánh đồng lớn, cánh đồng mẫu, cánh đồng tiên tiến; hỗ trợ thành lập 40 nhóm cùng sở thích sản xuất rau an toàn, diện tích 80,7 ha, có 1.005 hộ dân tham gia, các sản phẩm rau an toàn được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap và liên kết với siêu thị, các quầy rau tiêu thụ bình quân khoảng 20 tấn/tháng.

Đã phối hợp với các viện nghiên cứu, doanh nghiệp tổ chức khảo nghiệm, tuyển chọn các giống cây trồng năng suất, chất lượng cao, đã bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh các giống lúa năng suất cao như: Hà Phát 3, Thiên ưu 8, Bắc Thịnh, VNR20, VNR10, BĐR27, ĐT100; giống lúa chất lượng như: Đài Thơm 8, Hương Châu 6, Bắc Hương 9, Hương Xuân; giống sắn như: KM94, KM140, KM98-1; giống lạc LDH.09. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng các giống xác nhận, giống đạt tiêu chuẩn vào sản xuất. Hiện nay, sử dụng 99% giống lúa cấp xác nhận và hạt lai F1; sử dụng giống ngô lai đạt trên 95%; trên 70% diện tích cây ăn quả (cam, bưởi, xoài, dừa) trồng mới sử dụng giống đúng tiêu chuẩn.

2.1.1. Cây hàng năm

a) Cây lương thực có hạt:

Bảng 2: Diễn biến DT, NS, SL cây lương thực có hạt hàng năm

TT

Hạng mục

ĐVT

Hiện trạng qua các năm

Tăng, giảm 2023/2015

2015

2020

2023

1

Lúa cả năm

- Diện tích

Ha

105.747

94.149

92.757

-12.990

- Năng suất

Tạ/Ha

62,2

65,6

68,9

6,7

- Sản lượng

Tấn

657.820

617.273

638.840

-18.980

2

Cây ngô

- Diện tích

Ha

8.715

7.725

8.674

-41

- Năng suất

Tạ/ha

57,2

60,1

62,6

5,4

- Sản lượng

Tấn

49.820

46.392

54.317

4.497

(Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Bình Định từ năm 2015-2023)

- Cây lúa: Lúa là cây trồng chính của tỉnh, diện tích gieo trồng năm 2023 là 92.757 ha, giảm 12.990 ha so với năm 2015; năng suất lúa bình quân 68,9 tạ/ha; sản lượng 638.840 tấn. Diện tích gieo trồng lúa giảm, nguyên nhân do chuyển đổi cây trồng trên đất sản xuất 3 vụ lúa bấp bênh, kém hiệu quả (ở những vùng trũng) sang sản xuất 2 vụ lúa/năm, một số vùng sản xuất 3 vụ lúa/năm đã chuyển sang 2 vụ lúa  + 1 vụ màu; một số diện tích lúa 1 vụ kém hiệu quả, nông dân đã chuyển hẳn sang trồng cây trồng cạn (rau, quả, đậu các loại...) có hiệu quả kinh tế hơn.

- Cây ngô: Năm 2023, diện tích gieo trồng ngô của tỉnh là 8.674 ha so với năm 2015 là 8.715 ha, giảm 41 ha; diện tích trồng ngô tập trung nhiều nhất ở các huyện Hoài Nhơn 1.488 ha, Hoài Ân 1.359 ha, Phù Mỹ 2.284 ha, An Nhơn 698 ha, Phù Cát 882 ha, Tây Sơn 1.100 ha; năng suất ngô bình quân 62,6 tạ/ha; sản lượng 54.317 tấn. Diện tích gieo trồng ngô biến động qua các năm, nguyên ngô thường trồng xen với các cây trồng khác và chuyển đổi trên đất lúa ở vụ 3.

b) Cây sắn:

Bảng 3: Diễn biến DT, NS, SL cây công nghiệp hàng năm

Hạng mục

ĐVT

Hiện trạng qua các năm

Tăng, giảm

2023/2015

2015

2020

2023

Cây sắn

- Diện tích

Ha

13.581

11.358

9.627

-3.954

- Năng suất

Tạ/ha

246,0

272,6

281,5

35,5

- Sản lượng

Tấn

334.031

309.588

270.985

-63.046

(Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Bình Định từ năm 2015-2023)

Năm 2023, diện tích gieo trồng sắn là 9.627 ha, giảm 3.954 ha so với năm 2015. Trong đó, các địa phương có diện tích trồng sắn lớn đó là: Hoài Nhơn 1.715 ha, Phù Cát 2.600 ha, Phù Mỹ 1.840 ha, Tây Sơn 1.382 ha và Vĩnh Thạnh 1.250 ha, đây là những địa phương nằm trong vùng nguyên liệu của Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu của tỉnh. Năng suất 281,5 tạ/ha và sản lượng đạt 270.985 tấn.

c) Cây công nghiệp hàng năm:

Bảng 4: Diễn biến DT, NS, SL cây công nghiệp hàng năm

TT

Hạng mục

ĐVT

Hiện trạng qua các năm

Tăng, giảm

2023/2015

2015

2020

2023

1

Cây lạc

- Diện tích

Ha

8.713

9.842

10.988

2.275

- Năng suất

Tạ/ha

32,0

35,0

39,8

7,8

- Sản lượng

Tấn

27.892

34.477

43.683

15.791

2

Cây mía

- Diện tích

Ha

1.623

263

178

-1.445

- Năng suất

Tạ/ha

587,0

545,7

523,4

-63,6

- Sản lượng

Tấn

95.263

14.351

9.312

-85.951

3

Cây vừng (mè)

- Diện tích

Ha

2.236

2.893

2.932

696

- Năng suất

Tạ/ha

6,9

9,3

9,5

2,6

- Sản lượng

Tấn

1.545

2.696

2.785

1.240

(Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Bình Định từ năm 2015-2023)

- Cây lạc: Lạc là một trong những cây trồng chủ lực trong nhóm cây công nghiệp hàng năm của tỉnh, diện tích năm 2023 là 10.988 ha, tăng 2.275 ha so với năm 2015; năng suất bình quân 39,8 tạ/ha; sản lượng đạt 43.683 tấn. Lạc là một trong số ít sản phẩm trồng trọt có giá cả tiêu thụ tương đối ổn định, nên diện tích trồng lạc tăng dần theo từng năm, bên cạnh đó hệ thống kênh tưới chính trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm đầu tư như: kênh Thuận Ninh, kênh Văn Phong và kênh Thượng Sơn,… đảm bảo nguồn nước tưới nên diện tích trồng lạc không ngừng tăng qua các năm. Diện tích trồng lạc tập trung nhiều ở các địa phương: Phù Cát 5.158 ha, Phù Mỹ 2.078 ha, Tây Sơn 2.010 ha.

- Cây mía: Năm 2023, diện tích mía toàn tỉnh 178 ha, giảm 1.445 ha so với năm 2015; năng suất bình quân 523,4 tạ/ha; sản lượng 9.312 tấn. Diện tích mía giảm nhanh, nguyên nhân do phần lớn diện tích mía đồi nên năng suất thấp, hiệu quả sản xuất kém, không cạnh tranh được với một số cây trồng khác (ngô, lạc...). Mặt khác, ở thời điểm trồng và thu hoạch mía, thường bị thiếu lao động làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mía.

- Cây vừng (mè): Trong những năm qua, vừng là cây trồng rất hiệu quả đối với những vùng khó khăn nguồn nước tưới, nhất là vùng sản xuất lúa gieo khô; kỹ thuật thâm canh đơn giản, sâu bệnh hại không đáng kể, yêu cầu đầu tư thấp, thích hợp với các hộ nông dân nghèo để cải thiện thu nhập. Năm 2023, diện tích gieo trồng vừng toàn tỉnh là 2.932 ha, tăng 696 ha so với năm 2015; năng suất bình quân 9,5 tạ/ha; sản lượng 2.785 tấn. Diện tích trồng vừng tăng nhẹ qua các năm, trồng tập trung chủ yếu ở 03 huyện Phù Mỹ, Phù Cát và Tây Sơn.

d) Cây thực phẩm:

Bảng 5: Diễn biến DT, NS, SL cây thực phẩm hàng năm

TT

Hạng mục

ĐVT

Hiện trạng qua các năm

Tăng, giảm 2023/2015

2015

2020

2023

1

Rau các loại

- Diện tích

Ha

13.252

16.021

16.486

3.234

- Năng suất

Tạ/ha

171,1

140,7

185,6

14,5

- Sản lượng

Tấn

226.716

289.880

306.036

79.320

2

Đậu các loại

- Diện tích

Ha

1.824

1.921

1.887

63

- Năng suất

Tạ/ha

13,5

18,3

17,1

3,6

- Sản lượng

Tấn

2.471

3.509

3.235

764

(Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Bình Định từ năm 2015-2023)

- Rau các loại (các loại rau ăn lá, hành, ớt, dưa...):

Năm 2023, tiện tích gieo trồng rau toàn tỉnh là 16.486 ha, tăng 3.234 ha so với năm 2015; năng suất bình quân 185,6 tạ/ha; sản lượng 306.036 tấn. Diện tích rau các loại tập trung ở các huyện, thị xã: thị xã Hoài Nhơn 1.361 ha, Phù Mỹ 4.751 ha, Phù Cát 2.520 ha, Tuy Phước 2.201 ha, thị xã An Nhơn 1.613 ha, Tây Sơn 1.808 ha,… Rau các loại có xu hướng tăng diện tích trong thời gian vừa qua, tốc độ tăng diện tích giai đoạn 2015-2023 là 2,8%/năm. Trong đó, đã hình thành các vùng sản xuất rau chuyên canh như: Khu Thuận Nghĩa 36 ha ở thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn; xã Phước Nghĩa, Tuy Phước 10 ha canh tác. Riêng phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn có khoảng 135 ha canh tác, trong đó khoảng 100 ha rau má, đã góp phần cung cấp rau xanh cho các đô thị của tỉnh. Ngoài ra, diện tích trồng ớt, kiệu, hành... tập trung ở huyện Phù Mỹ, Phù Cát, bước đầu đã khẳng định thương hiệu như: Kiệu Phù Mỹ, bí đao - Mỹ Thọ, Phù Mỹ; hành - Cát Hải, Phù Cát...

- Đậu các loại: Năm 2023, diện tích gieo trồng đậu các loại 1.887 ha, tăng 63 ha so với năm 2015; năng suất bình quân 17,1 tạ/ha; sản lượng 3.235 tấn. Trồng tập trung ở các huyện: Vĩnh Thạnh 1.186 ha, Phù Mỹ 347 ha, Tây Sơn 148 ha…, chủ yếu là đậu xanh và đậu đen. Đây là loại cây trồng góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân ở các vùng đất thiếu nước tưới, nhất là vùng đồng bào dân tộc, đậu được trồng xen với ngô, lạc hoặc trồng xen với chuối, đu đủ và một số cây lâu năm khác trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.

2.1.2. Cây lâu năm

a) Cây công nghiệp lâu năm:

Bảng 6: Diễn biến DT, NS, SL cây công nghiệp lâu năm

TT

Hạng mục

ĐVT

Hiện trạng qua các năm

Tăng, giảm 2023/2015

2015

2020

2023

1

Cây dừa

- Diện tích

Ha

9.402

9.216

9.353

-49

- Diện tích KD

Ha

9.204

9.110

9.333

129

- Năng suất

Tạ/ha

108,8

113,7

119,3

10,5

- Sản lượng

Tấn

100.125

103.576

111.358

11.233

2

Cây điều

- Diện tích

Ha

6.042

3.703

2.722

-3.320

- Diện tích KD

Ha

6.042

3.678

2.722

-3.320

- Năng suất

Tạ/ha

6,8

7,1

7,1

0,3

- Sản lượng

Tấn

4.081

2.627

1.920

-2.161

3

Hồ tiêu

- Diện tích

Ha

657

610

558

-99

- Diện tích KD

Ha

428

532

488

60

- Năng suất

Tạ/ha

11,0

12,1

12,5

1,5

- Sản lượng

Tấn

470

644

613

143

(Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Bình Định từ năm 2015-2023)

- Cây dừa: Dừa là cây có quy mô diện tích lớn nhất, chiếm khoảng 47% trong cơ cấu diện tích cây lâu năm của tỉnh. Năm 2023, diện tích trồng dừa toàn tỉnh là 9.353 ha, giảm 49 ha so với năm 2015; năng suất bình quân 119,3 tạ/ha; sản lượng 111.358 tấn. Diện tích dừa tương đối ổn định qua các năm, tập trung chủ yếu ở thị xã Hoài Nhơn 3.053 ha, Phù Mỹ 2.880 ha, Phù Cát 1.190 ha, Hoài Ân 1.761 ha,…

- Cây điều: Năm 2023, diện tích điều cả tỉnh là 2.722 ha, giảm 3.320 ha so với năm 2015; năng suất bình quân 7,1 tạ/ha; sản lượng 1.920 tấn. Diện tích điều còn lại tập trung ở các huyện như: Phù Cát, Vĩnh Thạnh, Phù Mỹ, Tây Sơn... Diện tích điều giảm mạnh là do năng suất thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, không cạnh tranh được với một số cây trồng khác, nên nông dân đã phá bỏ những diện tích kém hiệu quả chuyển sang trồng rừng nguyên liệu, trồng sắn...

- Cây hồ tiêu: Trong vài năm trở lại đây, cây hồ tiêu do có giá trị kinh tế cao nên được phát triển ở một số huyện phía Bắc tỉnh . Năm 2023, diện tích tiêu toàn tỉnh 558 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Hoài Ân 333 ha, thị xã Hoài Nhơn 177 ha, An lão 44 ha... Năng suất bình quân năm 2023 là 12,5 tạ/ha; sản lượng đạt 613 tấn.

b) Cây ăn quả:

Bảng 7: Diễn biến DT, NS, SL cây ăn quả

TT

Hạng mục

ĐVT

Hiện trạng qua các năm

Tăng, giảm 2023/2015

2015

2020

2023

1

Cây chuối

- Diện tích

Ha

2.196

2.164

2.171

-25

- Diện tích KD

Ha

2.044

2.049

2.082

38

- Năng suất

Tạ/ha

97,5

100,5

106,3

8,8

- Sản lượng

Tấn

19.927

20.589

22.136

2.209

2

Cây có múi (cam, quýt, bưởi,..)

- Diện tích

Ha

141

450

706

565

- Diện tích KD

Ha

102

209

371

269

- Năng suất

Tạ/ha

58,8

66,0

65,0

6,2

- Sản lượng

Tấn

602

1.385

2.414

1.812

3

Cây xoài

- Diện tích

Ha

1.338

1.258

1.251

-87

- Diện tích KD

Ha

1.267

1.258

1.214

-53

- Năng suất

Tạ/ha

43,2

45,8

45,3

2,1

- Sản lượng

Tấn

5.470

5.762

5.498

28

(Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Bình Định từ năm 2015-2023)

- Cây chuối: Cây chuối là cây dễ trồng, phát triển trên đất vườn nhà, đất nương rẫy. Vài năm trở lại đây, chuối được các thương lái mua với số lượng lớn, xuất bán sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch với giá cả tương đối ổn định; nên một số huyện phía Bắc tỉnh trồng các giống chuối tiêu, chuối lùn,... trên đất phù sa ven sông, trên đất lúa kém hiệu quả. Diện tích chuối toàn tỉnh năm 20 23 là 2.171 ha; năng suất bình quân 106,3 tạ/ha; sản lượng 22.136 tấn. Các địa phương có diện tích trồng chuối nhiều như: Hoài Ân 604 ha, Hoài Nhơn 485 ha, Tuy Phước 232 ha, Vĩnh Thạnh 207 ha,...

- Cây có múi (cam, quýt, bưởi,…): Diện tích trồng cây có múi thời gian gần đây được người dân quan tâm đầu tư phát triển, nếu năm 2015 chỉ có 141 ha, đến năm 2023 diện tích cây có múi tăng lên 706 ha; năng suất bình quân 65,0 tạ/ha; sản lượng 2.414 tấn. Các loài cây có múi đang được người dân đầu tư phát triển như: Bưởi da xanh, cam, quý đường,...

- Cây xoài: Diện tích xoài trên địa bàn tỉnh có xu hướng ngày càng giảm nếu năm 2015 diện tích xoài cả tỉnh là 1.338 ha, đến năm 2023 giảm xuống còn 1.251 ha (giảm 87 ha); năng suất bình quân 45,3 tạ/ha; sản lượng 5.498 tấn. Các địa phương có diện tích xoài lớn: Phù Cát 207 ha, Phù Mỹ 331 ha và thành phố Quy Nhơn 269 ha.

3. Thực trạng tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn

Tổng diện tích đất trồng cây trồng cạn là 86.081 ha (đất trồng cây hàng năm khác 44.852 ha và đất trồng cây lâu năm 41.229 ha), chiếm 14,2% diện tích đất tự nhiên của tỉnh.

Theo kết quả điều tra của Trung tâm Quy hoạch nông nghiệp nông thôn Bình Định, tổng diện tích cây trồng cạn được áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 4.719,8 ha, trong đó: diện tích tưới cho cho cây hàng năm là 4.471,0 ha và cây lâu năm là 248,8 ha, tập trung chủ yếu là cây ăn quả. Cụ thể như sau:

Bảng 8: Kết quả điều tra diện tích tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

TT

Huyện

Tổng diện tích (ha)

Phân theo cây trồng

Cây hàng năm

Cây lâu năm

Tổng cộng

4.719,8

4.471,0

248,8

1

Thị xã Hoài Nhơn

118,4

44,0

74,4

2

Huyện Hoài Ân

69,1

69,1

3

Thị xã An Nhơn

20,0

2,5

17,5

4

Huyện Phù Mỹ

19,7

17,7

2,0

5

Huyện Phù Cát

2.408,9

2.404,9

4,0

6

Huyện Tây Sơn

2.012,1

1.932,5

79,6

7

Huyện Vân Canh

11,3

11,3

8

Huyện Vĩnh Thạnh

60,3

58,1

2,2

(Nguồn: Kết quả điều tra của Trung tâm Quy hoạch nông nghiệp nông thôn Bình Định từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2022)

3.1. Diện tích tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn

a) Thị xã An Nhơn: 20,0 ha, trong đó:

- Cây hàng năm diện tích 2,5 ha, tưới chủ yếu cho cây rau các loại tại xã Nhơn Thọ. Nguồn nước tưới lấy từ giếng khoan và hồ Núi Một.

- Cây lâu năm diện tích 17,5 ha, gồm xã Nhơn Thọ 9,1 ha và Nhơn Tân 8,4 ha. Đối tượng cây trồng được tưới: Mít thái, cam, bưởi và chanh. Nguồn nước tưới lấy từ giếng khoan và hồ Núi Một.

b) Huyện Hoài Ân: 69,1 ha, tưới cho cây lâu năm, trong đó: Ân Tường Đông 49,2 ha, tưới cho cây bưởi da xanh, mít thái, tiêu, dừa xiêm và bơ; Ân Tường Tây 16,4 ha, tưới cho cây chè, bưởi da xanh; Ân Nghĩa 3,5 ha, tưới cho cây bưởi da xanh, mít, sầu riêng, dừa. Nguồn nước tưới lấy từ giếng khoan và hồ Hóc Cho.

c) Thị xã Hoài Nhơn: 118,4 ha, trong đó:

- Cây hàng năm diện tích 44,0 ha, trong đó: Hoài Xuân 1,0 ha, Hoài Châu Bắc 12,4 ha và Hoài Mỹ 30,6 ha tưới cho cây rau các loại, dưa hấu và cây hoa. Nguồn nước tưới lấy từ giếng khoan.

- Cây lâu năm diện tích 74,4 ha, trong đó: Hoài Thanh 5,0 ha, Hoài Hảo 33,1 ha, Bồng Sơn 6,8 ha, Hoài Tân 29,2 ha và Hoài Thanh Tây 0,3 ha tưới cho cây dừa xiêm, bưởi da xanh, cam, quýt đường, mít thái, tiêu… Nguồn nước tưới lấy từ giếng khoan, suối đập Giản.

d) Huyện Phù Mỹ: 19,7 ha, trong đó:

- Cây hàng năm tập trung tưới chủ yếu cho cây lạc, dưa hấu, ngô, ớt với diện tích 17,7 ha. Trong đó: xã Mỹ Quang 12,0 ha và xã Mỹ Tài 5,7 ha. Nguồn nước tưới lấy từ giếng khoan.

- Cây lâu năm tưới chủ yếu là cây mít thái, xoài, bưởi và tiêu với diện tích 2,0 ha tại xã Mỹ Hòa. Nguồn nước tưới lấy từ giếng khoan.

đ) Huyện Phù Cát: 2.408,9 ha, trong đó:

- Cây hàng năm diện tích 2.404,9 ha, gồm các xã: Cát Tân 6,0 ha, Cát Trinh 322,0 ha, Cát Hải 210,5 ha, Cát Lâm 363,5 ha, Cát Sơn 39,0 ha và Cát Hiệp 1.428,8 ha. Đối tượng cây trồng cạn được tưới: Lạc, ngô, mè, ớt, dưa hấu, hành và rau, đậu các loại. Nguồn nước tưới lấy từ giếng khoan, kênh tưới đập dâng Văn Phong, kênh tưới Thuận Ninh, hồ Suối Tre, hồ Tam Sơn, hồ Đá Bàn, hồ Thạch Bàn và sông La Tinh….

- Cây lâu năm diện tích 4,0 ha tưới chủ yếu cho cây xoài Cát Hòa Lộc tại xã Cát Hanh. Nguồn nước tưới lấy từ giếng khoan.

e) Huyện Tây Sơn: 2.012,1 ha, trong đó:

- Cây hàng năm tập trung tưới chủ yếu cho cây lạc, ngô, mè, ớt, dưa hấu và rau các loại với tổng diện tích 1.932,5 ha, trong đó: Tây Thuận 176,9 ha, Tây Giang 105,0 ha, Bình Tường 10,0 ha, Bình Nghi 54,5 ha, Bình Thành 114,0 ha, Bình Tân 436,9 ha, Bình Hòa 2,0 ha, Bình Thuận 983,2 ha, Tây Bình 10,0 ha và thị trấn Phú Phong 40,0 ha. Nguồn nước tưới lấy từ giếng khoan, giếng đào, kênh tưới Thượng Sơn, kênh tưới đập dâng Văn Phong, kênh tưới Thuận Ninh, kênh Lộc Giang, sông Kôn, sông Cút, suối Đồng Sim.

- Cây lâu năm với tổng diện tích 79,6 ha, trong đó: Tây Xuân 28,0 ha, Bình Thành 13,3 ha, Tây An 7,0 ha, Tây Giang 20,0 ha, Bình Nghi 9,7 ha, Bình Thuận 1,6 ha chủ yếu tưới cho cây ăn quả như: Quýt đường, xoài, ổi, bưởi da xanh, mít thái,... Nguồn nước tưới lấy từ giếng khoan, kênh tưới Thượng Sơn, kênh tưới đập dâng Văn Phong, kênh tưới Thuận Ninh, suối Đồng Sim.

g) Huyện Vân Canh: 11,3 ha, tập trung tưới cho dưa hấu tại thị trấn Vân Canh. Nguồn nước tưới lấy từ giếng khoan và sông Hà Thanh.

h) Huyện Vĩnh Thạnh: 60,3 ha, trong đó:

- Cây hàng năm tập trung chủ yếu tưới các loại cây như: Lạc, ngô, mè, dưa hấu, ớt và rau các loại với tổng diện tích 58,1 ha, trong đó: Vĩnh Hòa 30,1 ha, Vĩnh Thuận 16,0 ha, Vĩnh Quang 7,0 ha, Vĩnh Sơn 5,0 ha. Nguồn nước tưới lấy từ giếng khoan, giếng đào, hồ A, suối Đá, suối Xem, sông Kôn, suối Hà Nhe, kênh N2 hồ Hà Nhe, bàu Hữu.

- Cây lâu năm với tổng diện tích 2,2 ha, trong đó: Vĩnh Sơn 2,0 ha, tưới cho cây sầu riêng, mắc ca, nhãn, bưởi. Vĩnh Hảo 0,2 ha, tưới cho cây mít thái. Nguồn nước tưới lấy từ giếng khoan, ao, hồ, suối Dliêng.

3.2. Công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn

- Đối với cây hàng năm: Hiện tại, người dân áp dụng công nghệ tưới béc phun sương, béc phun xoay, ống tưới phun mưa và tưới nhỏ giọt. Đối tượng cây trồng được áp dụng chủ yếu: Lạc, ngô, mè, ớt, cỏ, dưa hấu, kiệu, hành, rau các loại và cây hoa.

Một số hình ảnh cây trồng cạn hàng năm áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Bình Định.

- Đối với cây lâu năm: Áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt và béc phun xoay, chủ yếu tưới cho cây ăn quả như: Xoài, bưởi da xanh, mít thái, đu đủ, quýt đường,… và cây chè.

Một số hình ảnh cây lâu năm áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Bình Định.

4. Công tác triển khai các giải pháp công nghệ tưới tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh

4.1. Xây dựng Kế hoạch hành động

- UBND tỉnh đã Ban hành Kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Bình Định tại Quyết định số 4337/QĐ-UBND ngày 11/12/2018 với mục tiêu:

Góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh.

Phát huy nội lực, khuyến khích và nâng cao vai trò của các tổ chức, doanh nghiệp, của người dân trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa và sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là thành phần kinh tế tư nhân trong đầu tư, nghiên cứu, sản xuất, cung ứng các vật tư, thiết bị, công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cung cấp nguồn nước tưới cho các loại cây trồng cạn có lợi thế, có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ, góp phần hình thành chuỗi giá trị nông sản chất lượng cho thị trường.

Kế hoạch đến năm 2025 toàn tỉnh có 3.000 ha diện tích cây trồng cạn chủ lực (mía, sắn, ngô, cây ăn quả, rau màu, cây giống lâm nghiệp) được tưới bằng công nghệ, kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước thay thế phương pháp tưới truyền thống nhằm tiết kiệm lượng nước tưới, tiết kiệm phân bón, giảm công chăm sóc, giảm chi phí quản lý vận hành công trình, thuận tiện cho việc cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập của người dân, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước góp phần bảo vệ môi trường.

- Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 11-Ctr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 - 2025 tại Quyết định số 3811/QĐ-UBND ngày 14/9/2021.

4.2. Lập, rà soát, điều chỉnh và thực hiện đề án, quy hoạch

- Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 1885/QĐ-UBND ngày 03/6/2016;

- Quy hoạch phát triển ngành trồng trọt tỉnh Bình Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 2663/QĐ-UBND ngày 28/7/2015;

- Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Bình Định tại Quyết định số 2683/QĐ ngày 03/8/2015;

- Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 4547/QĐ-UBND ngày 15/11/2021.

4.3. Thực hiện các thể chế, chính sách thúc đẩy áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

- Quy định mức hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 06/8/2015;

- Quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2019-2025 tại Quyết định số 38/2019/QĐ- UBND ngày 19/7/2019;

- Quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Bình Định tại Quyết định số 44/2020/QĐ-UBND ngày 28/7/2020.

- Quyết định số 90/2022/QĐ-UBND ngày 28/12/2022 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Quy định mức hỗ trợ một số nội dung chi theo quy định tại Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2025.

4.4. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư công

- Quyết định số 1407/QĐ-UBND ngày 24/4/2019 và số 2889/QĐ-UBND ngày 21/7/2020 của UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh bổ sung dự án thí điểm mô hình tăng trưởng xanh trong sản xuất cây thâm canh có múi, tưới tiết kiệm trên cây trồng cạn tại Bình Định ở Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, An Nhơn;

- Ban hành Kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Bình Định tại Quyết định số 4337/QD-CTUBND ngày 11/12/2018;

5. Kết quả triển khai thực hiện các mô hình tưới tiết kiệm nước

5.1. Các mô hình triển khai thực hiện

Trong thời gian qua, bằng nguồn kinh phí khuyến nông Trung ương và ngân sách tỉnh, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình khuyến nông chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn và áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương, cụ thể như sau:

- Năm 2016, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ phối hợp Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (gọi tắt là ACIAR), triển khai mô hình chuyển giao công nghệ tưới nước tiết kiệm cho cây lạc trên đất cát theo chảo bốc thoát hơi nước (mini-pan) tại xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát.

- Từ năm 2017 đến 2019, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với tổ chức phát triển Hà Lan SNV thực hiện Dự án Nâng cao vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế và nông nghiệp (FLOW) tại Hợp tác xã Nông nghiệp Thượng Giang, Tây Sơn triển khai tưới phun cho cây lạc trên đất gò đồi khô hạn bằng công nghệ tưới phun mưa để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ trồng 1 vụ/năm (cây mía hoặc cây mỳ) sang trồng 2 vụ/năm (Đông Xuân trồng cây lạc, Hè Thu trồng cây ngô).

- Năm 2017, xây dựng các mô hình tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn theo Quyết định số 863/QĐ-SNN, ngày 16 tháng 3 năm 2017 của Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt nội dung và dự toán chi tiết kinh phí Chương trình khuyến nông năm 2017. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định đã phối hợp với các đơn vị ở cấp huyện triển khai thực hiện các mô hình khuyến nông sau:

+ Phối hợp cùng Trạm khuyến nông Hoài Nhơn triển khai thực hiện mô hình: “Ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trên cây bưởi da xanh bằng hệ thống tưới nhỏ giọt quấn quanh gốc” tại thôn Định Bình Nam, xã Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn.

+ Phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Tây Sơn thực hiện mô hình “Ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trên cây bưởi da xanh bằng hệ thống tưới nhỏ giọt quấn quanh gốc” tại thôn Nam Giang, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn.

- Năm 2019, Công ty Kei’s Nhật Bản đã sản xuất thử nghiệm rau hữu cơ theo công nghệ Nhật tại thôn Thiết Trụ, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn với diện tích trồng rau 7.100 m2, gồm 23 chủng loại rau và đào tạo chuyển giao cho nông dân quy trình kỹ thuật chăm sóc rau sạch trong nhà lưới theo kiểu Nhật Bản, Công ty Kei’s có kế hoạch mở rộng nông trại trồng rau quả ôn đới tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh.

- Năm 2019, xây dựng các mô hình tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn theo Quyết định số 151/QĐ-SNN, ngày 31/01/2019 của Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt nội dung và dự toán chi tiết kinh phí Chương trình khuyến nông năm 2019. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định đã phối hợp với các đơn vị ở huyện triển khai thực hiện các mô hình khuyến nông sau:

+ Phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp và PTNT thị xã Hoài Nhơn triển khai thực hiện mô hình “Ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm bằng hệ thống tưới nhỏ giọt trên cây bưởi thông qua công cụ xác định Mini - Pan” tại xã Hoài Mỹ.

+ Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện An Lão thực hiện mô hình “Ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm bằng hệ thống tưới nhỏ giọt trên cây bưởi thông qua công cụ xác định Mini - Pan”, tại xã An Tân. Nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong tưới nước tiết kiệm, chăm sóc cây bưởi cho nông dân, giúp nông dân cho bà con nông dân và nhân rộng mô hình.

+ Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hoài Ân thực hiện mô hình “Ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm bằng hệ thống tưới nhỏ giọt trên cây bưởi thông qua công cụ xác định Mini - Pan” tại thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây. Nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong tưới nước tiết kiệm, chăm sóc cây bưởi cho nông dân, giúp nông dân cho bà con nông dân và nhân rộng mô hình.

- Năm 2020, xây dựng các mô hình tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn theo Quyết định số 135/QĐ-SNN, ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Sở Nông nghiệp và PTNT quyết định phê duyệt nội dung và dự toán chi tiết kinh phí Chương trình khuyến nông năm 2020. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định đã phối hợp với các đơn vị ở cấp huyện triển khai thực hiện các mô hình khuyến nông sau:

+ Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hoài Ân thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ cao sản xuất dưa lưới bằng giá thể hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGAP bằng hệ thống tưới nhỏ giọt tại thôn Thạch Long 2, xã Ân Tường Đông, huyện Hoài Ân.

+ Phối hợp với Phòng Kinh tế thị xã An Nhơn, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã An Nhơn và UBND xã Nhơn Thọ thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ cao sản xuất dưa lưới bằng giá thể hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGAP bằng hệ thống tưới nhỏ giọt tại thôn Thọ Lộc 2, xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn.

+ Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ cao sản xuất thâm canh cây kiệu theo hướng VietGAP có sử dụng hệ thống tưới bán tự động tại huyện Phù Mỹ và Vĩnh Thạnh.

- Năm 2021, xây dựng mô hình tưới nước tiết kiệm cho cây lạc, kiệu theo Quyết định số 348/QĐ-SNN, ngày 27 tháng 05 năm 2021 của Sở Nông nghiệp và PTNT quyết định phê duyệt nội dung và dự toán chi tiết kinh phí Chương trình khuyến nông năm 2021. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định đã phối hợp với các đơn vị ở huyện triển khai thực hiện các mô hình khuyến nông sau:

+ Phối hợp các Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện Phù Cát, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh xây dựng mô hình thâm canh lạc gắn liên kết chuỗi có sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm tại các huyện Phù Cát, Tây Sơn và Vĩnh Thạnh.

+ Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vĩnh Thạnh xây dựng mô hình trồng thâm canh cây kiệu theo hướng VietGAP có ứng dụng công nghệ cao.

- Năm 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vĩnh Thạnh xây dựng mô hình thâm canh lạc gắn liên kết chuỗi có sử dụng hệ thống ống tưới nước tiết kiệm, theo Quyết định số 75/QĐ-SNN, ngày 26 tháng 01 năm 2022 của Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt nội dung và dự toán chi tiết kinh phí Chương trình khuyến nông năm 2022.

5.2. Hiệu quả đạt được của các mô hình

5.2.1. Mô hình: “Ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm bằng hệ thống tưới nhỏ giọt trên cây bưởi thông qua công cụ xác định Mini - Pan”, tại huyện An Lão, Hoài Ân và thị xã Hoài Nhơn. Kết quả đạt được như sau:

a) Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng:

Bảng 9. Các chỉ tiêu sinh trưởng

TT

Chỉ tiêu theo dõi

Bưởi da xanh (mô hình)

Bưởi da xanh (ngoài mô hình)

1

Chiều cao cây (m)

1,8 - 2,0

1,5 - 1,8

2

Mật độ trung bình (cây/ha)

360

360

3

Chiều dài lá (cm)

10 - 11

9 - 10

4

Chiều rộng lá (cm)

4 - 4,2

4 - 4,1

b) Hiệu quả kinh tế áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm:

Bảng 10. Hoạch toán chi phí cho 01 ha trồng bưởi

TT

Nội dung

ĐVT

Đơn giá

Tưới truyền thống

Mô hình tưới tiết kiệm

Số lượng

Thành tiền (đồng)

Số lượng

Thành tiền (đồng)

1

Lắp đặt

Đồng

100.000

5

500.000

30

3.000.000

2

Công tưới

Công

150.000

60

9.000.000

20

3.000.000

3

Chi phí năng lượng

KW

2.000

180

360.000

90

180.000

4

Bón phân

Công

150.000

36

5.400.000

5

750.000

Tổng

15.260.000

6.930.000

Chênh lệch chi phí đầu tư

8.330.000

Ghi chú: Lắp đặt ban đầu khấu hao trong 10 năm.

Lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước với chi phí ban đầu cao khoảng 30 triệu đồng/ha, khấu hao trong 10 năm, mỗi năm 3 triệu đồng. Trong khi đó chi phí cho tưới rãnh khoảng 5 triệu, khấu hao trong 10 năm khoảng 500.000 đồng. Nhưng hiệu quả việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho thấy tiết kiệm được công tưới, công bón phân, năng lượng mỗi năm chi phí giảm được 8.330.000 đồng/ha.

- Tiết kiệm nước tưới: Tiết kiệm nước tưới tối đa vì hạn chế được tổn thất nước do thấm và bốc hơi, không phát sinh dòng chảy mặt hoặc thấm sâu. So với kỹ thuật tưới trên mặt (tưới rãnh) tiết kiệm nước từ 30 - 50%.

- Tiết kiệm năng lượng: Áp lực làm việc nhỏ (từ 0,5 - 1,5 at); lưu lượng nhỏ, tiết kiệm nước, hiệu suất tưới cao, tiết kiệm được năng lượng.

- Độ đồng đều tưới cao: Đạt tới 95 - 100%.

- Tiết kiệm đất, tăng năng suất cây trồng: Trung bình từ 20 - 25%.

Kỹ thuật tưới này tiết kiệm đất tối đa, đồng thời có thể cung cấp nước kết hợp với phân bón đúng lượng, đúng thời gian cho cây trồng, không tạo thành lớp váng trên mặt đất, không xói mòn và phá hoại kết cấu đất, điều tiết được nhiệt độ, độ ẩm giữa các hàng cây tạo điều kiện thuận lợi cây sinh trưởng phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng khoảng 20 - 25% so với các phương pháp tưới khác.

(Nguồn: Kết quả đánh giá mô hình của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định năm 2019)

5.2.2. Mô hình: “Trồng thâm canh cây lạc gắn liên kết chuỗi có sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm” tại các xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Quang thuộc huyện Vĩnh Thạnh; xã Bình Thuận, Tây Giang thuộc huyện Tây Sơn và xã Cát Lâm, huyện Phù Cát kết quả thực hiện như sau:

a) Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển:

Bảng 11. Theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển

TT

Nội dung

Địa điểm

Vĩnh Hòa

Vĩnh Quang

Bình Thuận

Tây Giang

Cát Lâm

1

Tỷ lệ nảy mầm (%)

95%

95%

95%

95%

87%

2

Thời gian sinh trưởng (ngày)

100

95

100

100

110

3

Thời gian mọc (ngày sau gieo)

5

5

5

5

7-8

4

Tổng số nhánh đẻ (nhánh)

5 - 7

5-7

5 - 7

5 - 7

4 - 6

5

Số nhánh tầng 1 (nhánh)

4 - 5

4 - 5

4 - 5

4 - 5

4 - 5

6

Chiều cao cây (cm)

40 - 50

40 - 50

38 - 42

38 - 40

40 - 50

7

Thời gian bắt đầu ra hoa (NSG)

25

25

28

28

35

Qua Bảng 11 các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của giống lạc cho thấy:

- Lạc đạt tỉ lệ nảy mầm cao từ 87 - 95%.

- Các chỉ tiêu nông học như chiều cao cây, số nhánh tầng 1/cây, thời gian sinh trưởng đều đạt trị số trung bình của giống.

b) Các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất:

Bảng 12: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

TT

Nội dung

Địa điểm

Vĩnh Hòa

Vĩnh Quang

Bình Thuận

Tây Giang

Cát Lâm

1

Cây/m2 (Cây)

27

30

32

31

29

2

Số quả chắc/cây (Quả)

18

16

19

18

18

3

P100 quả (gam)

125

125

110

110

137

4

Năng suất lý thuyết (tạ/ha)

45,6

45

50,2

46

53,6

5

NS thực thu (tạ/ha)

36,4

36,0

40,1

36,8

43,0

Qua Bảng 12 về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cho thấy:

Mô hình hướng dẫn nông dân sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm, chú trọng bón phân cân đối và sử dụng chế phẩm Trichoderma, tạo môi trường đất phù hợp cây lạc sinh trưởng phát triển, hạn chế bệnh chết ẻo trên cây lạc, số cây/m2 đạt trung bình 27 - 32 cây/m2, số quả chắc/cây đạt trung bình 16 - 19 quả/cây. Năng suất lý thuyết đạt trung bình 45 - 53,6 tạ/ha và năng suất thực thu đạt 36 - 43 tạ/ha. Trung bình năng suất các mô hình đạt 38,5 tạ/ha.

c) Tình hình sâu bệnh hại chính:

Bảng 13. Tình hình sâu bệnh hại

TT

Nội dung

Địa điểm

Vĩnh Hòa

Vĩnh Quang

Bình Thuận

Tây Giang

Cát Lâm

1

Sâu ăn lá (con/m2)

3 - 5

3 - 5

3 - 5

3 - 5

3 - 5

2

Bệnh lở cổ rễ (%)

1 - 3

1 - 3

1 - 3

1 - 3

1 - 3

3

Bệnh héo xanh (% cây)

1 - 3

1 - 3

1 - 3

1 - 3

1 - 3

4

Bệnh gỉ sắt (% lá)

1 - 5

1 - 5

1 - 5

1 - 5

1 - 5

5

Bệnh đốm lá (% lá)

1 - 5

1 - 5

1 - 5

1 - 5

1 - 5

Qua Bảng 13 về tình hình sâu bệnh hại ở mô hình cho thấy:

Ruộng lạc mô hình được chăm sóc, bón phân cân đối, hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời đã giảm được các đối tượng sâu bệnh gây hại so với ruộng ngoài mô hình; bệnh lở cổ rễ; sâu ăn lá, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh gỉ sắt, bệnh đốm lá gây hại ở mức độ nhẹ không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây lạc.

d) Đánh giá về hiệu quả sử dụng hệ thống tưới:

Bảng 14. Hiệu quả sử dụng hệ thống tưới

STT

Nội dung

ĐVT cho 1 ha

Đơn giá

Tưới truyền thống

Mô hình tưới tiết kiệm

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

01

Vật tư

Đồng

14.000.000

37.000.000

02

Công lắp đặt

Công

200.000

40

8.000.000

Tổng

14.000.000

45.000.000

Hiệu quả kinh tế có tưới nước tiết kiệm bằng béc phun so với tưới truyền thống (khấu hao trong 5 năm, mỗi năm 9 triệu đồng)

9.000.000

- Qua Bảng 14 cho thấy, đầu tư kinh phí cho hệ thống tưới tiết kiệm nước 45 triệu đồng, thời gian sử dụng trên 5 năm; xác định khấu hao trong 5 năm, mỗi năm sử dụng hệ thống tưới bán tự động chi phí 9 triệu đồng, sử dụng hệ thống tưới truyền thống thì mỗi năm chi phí 14 triệu đồng. Như vậy sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước đầu tư thấp hơn sử dụng phương pháp tưới truyền thống.

- Sử dụng phương pháp tưới phun mưa lượng nước được phun đều khắp ruộng cung cấp nước đủ và kịp thời, lạc không bị ngập úng, không đọng nước trên ruộng, năng suất cao và hạn chế bệnh hại.

- Để giảm chi phí lắp đặt ban đầu có thể thay ống cứng PVC bằng ống mềm PE, ống mềm thuận lợi hơn ống cứng PVC khi tháo dỡ hệ thống.

đ) Về hiệu quả kinh tế:

Bảng 15. Hiệu quả kinh tế của mô hình

Nội dung

Địa điểm

Vĩnh Hòa

Vĩnh Quang

Bình Thuận

Tây Giang

Cát Lâm

NS thực thu (tạ/ha)

36,4

36,0

40,1

36,8

43,0

Tổng thu (đồng/ha)

87.456.000

86.400.000

100.325.000

92.050.000

103.320.000

Tổng chi (đồng/ha)

59.529.000

54.719.000

55.350.000

55.350.000

66.222.500

Lợi nhuận (đồng/ha)

27.927.000

31.681.000

44.975.000

36.700.000

37.097.500

Qua Bảng 15 về hiệu quả kinh tế của mô hình trồng lạc áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước cho thấy:

- Tổng thu từ 86,4 - 103,32 triệu đồng/ha.

- Tổng chi từ 54,719 - 66,222 triệu đồng/ha.

- Lợi nhuận từ 27,927 - 44,975 triệu đồng/ha.

- Lợi nhuận trung bình các mô hình đạt 35,676 triệu đồng/ha.

e) Hiệu quả về xã hội, môi trường:

- Qua mô hình nông dân đã thấy được tác động của việc sử dụng hệ thống ống tưới nước tiết kiệm trong đầu tư, thâm canh cây lạc; ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất là một yếu tố để tăng năng suất cây lạc; bảo vệ đất trồng không bị xói mòn, rửa trôi, góp phần bảo vệ môi trường.

- Mô hình tại Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh thực hiện trong vụ Hè Thu 2022, đã thay đổi về mặt tư duy, nhận thức của bà con tại xã Vĩnh Quang, lạc sản xuất được trong vụ Hè Thu, cho năng suất cao, đó là hiệu quả trong việc chủ động được nước tưới; kỹ thuật trồng và chăm sóc.

- Áp dụng biện pháp tưới phun mưa, giảm công chăm sóc, giảm tiêu tốn điện năng.

- Nâng cao trình độ nhận biết sâu bệnh hại lạc và sử dụng thuốc BVTV hợp lý, giúp nông dân ý thức được tác hại của việc lạm dụng thuốc BVTV, giảm ô nhiễm môi trường, giảm tồn dư hóa chất trong nông sản, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

g) Khả năng nhân rộng mô hình:

Từ kết quả đạt được và chi phí đầu tư ban đầu, mô hình có tính nhân rộng cao, khả năng sẽ mở rộng diện tích trong thời gian đến ở các địa phương trong tỉnh đặc biệt ở các huyện Phù Cát, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh. Trên cơ sở xây dựng mô hình cây lạc đạt hiệu quả kinh tế cao, có khả năng nhân rộng cho các loại cây trồng khác như: ngô, mè, ớt,...trên địa bàn tỉnh Bình Định.

6. Các chính sách khuyến khích áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây trồng nói chung và cây trồng cạn nói riêng

6.1. Các chính sách của Trung ương

- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;

- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;

- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

- Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

6.2. Chính sách của địa phương

- Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 06/8/2015 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Quy định mức hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định;

- Quyết định số 1407/QĐ-UBND ngày 24/4/2019 và số 2889/QĐ-UBND ngày 21/7/2020 của UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh bổ sung dự án thí điểm mô hình tăng trưởng xanh trong sản xuất cây thâm canh có múi, tưới tiết kiệm trên cây trồng cạn tại Bình Định như ở Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, An Nhơn;

- Quyết định số 38/2019/QĐ-UBND ngày 19/7/2019 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Quy định Chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2019-2025;

- Quyết định số 44/2020/QĐ-UBND ngày 28/7/2020 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Bình Định;

- Quyết định số 85/2020/QĐ-UBND ngày 18/12/2020 của UBND tỉnh về việc Ban hành chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, kênh mương nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 43/2021/QĐ-UBND ngày 05/8/2021 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Quy định chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

- Quyết định số 90/2022/QĐ-UBND ngày 28/12/2022 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Quy định mức hỗ trợ một số nội dung chi theo quy định tại Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2025.

7. Đánh giá chung về tình hình phát triển ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng cạn ở Bình Định

7.1. Những kết quả đạt được

- Đối với sản xuất nông nghiệp: Diện tích sử dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước có năng suất cây trồng cao hơn 10-15%/ha/năm so với diện tích không sử dụng hệ thống tưới nước tiên tiến, tiết kiệm; chi phí công lao động để tưới và chăm sóc giảm khoảng 20-25%; tăng tính cạnh tranh của sản phẩm thông qua tăng mức độ tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm đạt 10%.

- Đối với sử dụng tài nguyên (đất, nước): Lượng nước tiết kiệm so với tưới nước truyền thống đạt 20-25%; giá trị sản xuất nông nghiệp/ha tăng 0,5%; mức độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tăng 6,5%.

- Đóng góp vào thu nhập người dân, doanh nghiệp: Thu nhập của người dân tăng khoảng 10% so với không áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Trong công tác ứng phó với hạn hán, thiếu nước, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường: Hạn chế mức độ thiếu nước trên cây trồng cạn; mức độ thiệt hại trong sản xuất do thiếu nước giảm 5%; giảm 10% lượng phân bón sử dụng.

- Hiệu quả trong xây dựng và phát triển bền vững nông thôn mới: Hiệu quả sản xuất nông nghiệp tăng lên 2-4%; thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 0,2% góp phần nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn.

- Hiệu quả chung đóng góp vào quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thủy lợi: Việc sử dụng hệ thống tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm nước giảm được chi phí sản xuất, công lao động để tưới nước, chăm sóc, giảm lượng nước tưới, giảm lượng phân bón cho cây trồng đồng thời tăng năng suất cho cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

7.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

- Bình Định có địa hình chia cắt mạnh, diện tích manh mún nhỏ lẻ, người dân có tập quán tưới ngập nên việc áp dụng và nhân rộng mô hình tưới tiên tiến còn nhiều hạn chế.

- Diện tích sản xuất cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh không tập trung nên việc áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước mới chỉ dừng lại ở quy mô hộ gia đình, rất ít doanh nghiệp tham gia hợp đồng bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, chưa xây dựng được các chuỗi liên kết sản xuất nên giá cả còn bấp bênh, đầu ra sản phẩm chưa ổn định, người dân ngại đầu tư nhân rộng.

- Về chính sách tại Điểm a, Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 77/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước và Quyết định số 44/2020/QĐ-UBND ngày 28/7/2020 của UBND tỉnh Bình Định, do thiếu cơ chế quy định nguồn kinh phí hỗ trợ và chưa có hướng dẫn thực hiện, nên người dân chưa tiếp cận nguồn kinh phí hỗ trợ của chính sách. Đến tháng 8/2023, UBND tỉnh mới ban hành Quyết định số 51/2023/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung Quyết định số 44/2020/QĐ-UBND ngày 28/7/2020 của UBND tỉnh.

Phần III:

NỘI DUNG ĐỀ ÁN TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC THEO HƯỚNG TỰ ĐỘNG HÓA CHO CÂY TRỒNG CẠN

I. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC HIỆN ĐANG ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG CẠN

1. Tưới ngầm

Tưới ngầm là phương pháp tưới nước cho cây qua hệ thống thiết bị máy bơm kèm theo hệ thống các ống dẫn nước đặc biệt nằm dưới lòng đất hoặc có sự chênh lệch mực nước của nguồn cung cấp nước. Tưới ngầm tiết kiệm nước. Đất không bị gí chặt, giữ nguyên hiện trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn, phân bón không bị rửa trôi. Chi phí đầu tư ban đầu cho phương pháp này khá lớn, chỉ áp dụng được đối với các loại đất có độ xốp cần thiết cho nước thấm qua dễ dàng.

2. Tưới phun mưa

Tưới phun mưa là một phương pháp tưới nước hiện đại, sử dụng máy bơm nước cột cao có kèm theo các ống dẫn nước và mũi tạo phun mưa. Với hệ thống thiết bị tự động này, nước sẽ được phun ra từ đầu vòi dưới dạng mưa và bắn rộng ra toàn bộ diện tích cây trồng với tốc độ nhanh. Phương pháp này có tác dụng làm tăng độ ẩm cho đất và làm mát cho cây trồng, tạo điều kiện kích thích cây trồng sinh trưởng và phát triển.

Phương pháp tưới phun mưa không những tiết kiệm được chi phí lắp đặt mà còn tiết kiệm được lượng nước tưới tiêu khá lớn so với việc sử dụng phương pháp tưới rãnh.

Hình 12: Mô hình hệ thống tưới phun mưa

Cấu tạo của một hệ thống tưới phun mưa bao gồm:

+ Nguồn nước: Sử dụng nguồn nước ngầm giếng khoan hoặc bể nước.

+ Máy bơm nước: Tạo ra áp lực đủ mạnh để đảm bảo hệ thống tưới tiêu hoạt động trơn tru và đạt hiệu quả cao nhất.

+ Động cơ: Có thể dùng động cơ điện hoặc Diezen.

+ Hệ thống đường ống: Được dẫn đến khu tưới bằng đường ống chính và các đường ống nhánh có lắp vòi phun mưa nhân tạo.

+ Phụ kiện tưới: Bao gồm các loại tê nối ống, ron cao su, khởi thủy, mũi khoan khởi thủy…

+ Béc tưới phun mưa: Có nhiều loại béc phun khác nhau với công suất hoạt động khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và diện tích đất sử dụng để trồng trọt mà sử dụng loại vòi phun sao cho phù hợp.

3. Tưới nhỏ giọt (Tưới tiết kiệm - Tưới khoa học)

Đây là phương pháp tưới hiện đại, thường được áp dụng đối với những vườn cây ăn trái đặc sản có hiệu quả kinh tế cao ở những vùng thiếu nước tưới. Cách tưới này tiết kiệm lượng nước tối đa. Đất không bị gí chặt, giữ nguyên hiện trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn, phân bón không bị rửa trôi. Nhưng đây là phương pháp yêu cầu đầu tư lớn nên còn tùy thuộc vào nguồn tài chính mới có khả năng dụng trong sản xuất đại trà.

Đặc điểm của công nghệ tưới nhỏ giọt: Hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất, giảm 30-60% nước so với phương pháp tưới truyền thống. Có thể cung cấp nước, phân bón đến đúng vùng rễ tích cực với liều lượng nhỏ, vừa đủ để cây trồng hấp thu hết thông qua hệ thống máy bơm, van, đường ống dẫn nước, đường ống nhỏ giọt và hiện đại hơn là kết hợp với hệ thống máy tính kiểm soát.

Để có hệ thống tưới nhỏ giọt đạt yêu cầu, nhất là trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nó phải là một hệ thống vận hành một cách tinh tế và “cảm nhận” được sự lớn lên, phát triển từng ngày cho mỗi loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây ngắn ngày, và phải cung cấp nước tưới và phân bón thích hợp nhất để đạt kết quả cao trong sản xuất.

Các hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ được thiết kế, lắp đặt dựa trên một nguyên lý chung: Bộ trung tâm thông thường gồm có bộ lọc, đồng hồ đo áp lực nước, bộ châm dinh dưỡng, van xả khí; các đường ống chính, ống nhánh, và ống nhỏ giọt; và van điều áp để điều chỉnh áp lực trong hệ thống ống. Có rất nhiều các loại thiết bị nhỏ giọt phù hợp sử dụng cho các loại cây trồng khác nhau.

Hình 14: Mô hình hệ thống tưới nhỏ giọt

Các thiết bị chính của một hệ thống tưới nhỏ giọt:

Ống nhỏ giọt (Drip inline ): Ống nhỏ giọt là những ống dẫn nước bằng nhựa PE với đường kính và độ dày ống khác nhau được gắn chìm bên trong rất đa dạng, tuỳ theo yêu cầu của cây trồng mà chúng ta có thể lựa chọn loại dây dẫn và đầu nhỏ giọt với khoảng cách và lưu lượng khác nhau.

Hệ thống lọc: Hệ thống lọc là phần quan trọng nhất của hệ thống tưới nhỏ giọt. Có nhiều loại lọc khác nhau: lọc màng, lọc đĩa, lọc giá thể, lọc tách cát. Các hệ thống lọc sẽ được vệ sinh lõi lọc bằng tay, bán tự động và tự động theo áp lực hoặc thời gian.

Hệ thống định lượng và châm phân bón: 60% công dụng của hệ thống tưới nhỏ giọt là sử dụng phân bón qua hệ thống. Phân bón hòa tan trong nước được đưa chính xác vào bộ rễ tích cực của cây trồng hàng ngày hoặc nhiều lần trong một ngày với liều lượng xác định. Bộ định lượng và châm phân bón có thể điều khiển tự động để hút phân từ 5 kênh châm phân khác nhau với tỷ lệ đấu trộn theo khối lượng và được kiểm soát bằng độ dẫn điện và độ pH của dung dịch tưới. Các trang trại nhỏ có thể sử dụng những bộ châm phân bón đơn giản bằng cơ cho từng loại phân bón với việc kiểm soát khối lượng phân cung cấp ở mức độ tương đối.

Hệ thống điều khiển tưới tự động: Hệ thống tưới sẽ được điều khiển bằng lưu lượng, thời gian hay bằng những sensor cảm biến ẩm độ hay nhiệt độ. Hệ thống điều khiển sẽ đóng mở máy bơm và van điện để tưới theo rất nhiều những chương trình tưới được lập trình sẵn. Hệ thống điều khiển có thể truyền tín hiệu bằng dây Cable hay tín hiệu sóng radio cho những diện tích lớn tập trung.

Ưu điểm dễ nhận thấy khi ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt vào canh tác đối với cây ăn quả, là người nông dân có thể tiết kiệm được từ 30 đến 50% lượng nước tưới, tiết kiệm đến 30% chi phí phân bón, tiết kiệm công chăm sóc, bón phân. Thông qua hệ thống này, việc duy trì độ ẩm phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cũng được thuận tiện và chính xác hơn rất nhiều so với phương pháp tưới khác. Như vậy nhìn một cách tổng thể, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt này sẽ giúp người nông dân nâng cao mật độ canh tác, tăng năng suất, và quan trọng hơn là chất lượng nông sản luôn được đảm bảo qua việc quản lý được dinh dưỡng cây trồng.

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu tổng quát

- Cụ thể hóa Chương trình hành động số 11-Ctr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2025.

- Góp phần thực hiện mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021-2025; nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi của tỉnh, tiết kiệm nước và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phát huy nội lực, khuyến khích và nâng cao vai trò của các tổ chức, doanh nghiệp liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; trong đầu tư công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, cung cấp nước tưới cho cây trồng cạn chủ lực của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2025 toàn tỉnh có khoảng 5.960 ha diện tích cây trồng cạn chủ lực được tưới bằng công nghệ, kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Trong đó, khoảng 25% diện tích được tưới tự động hóa.

- Định hướng đến năm 2030 toàn tỉnh có khoảng 10.500 ha diện tích cây trồng cạn chủ lực được tưới bằng công nghệ, kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Trong đó, khoảng 40% diện tích được tưới tự động hóa.

III. NỘI DUNG NHIỆM VỤ

1. Các loại cây trồng cạn chủ lực trên địa bàn tỉnh Bình Định

1.1. Cây hàng năm

- Cây ngô: Diện tích trồng ngô 9.200 ha, vùng sản xuất ngô được bố trí luân canh trên đất màu, soi nà và luân canh trên đất lúa, tập trung ở các huyện: Hoài Nhơn, Hoài Ân, Phù Mỹ, An Nhơn, Phù Cát, Tây Sơn.

- Rau dưa các loại: Diện tích gieo trồng rau dưa các loại 18.500 ha. Phát triển vùng sản xuất rau an toàn với quy mô 8.000 - 10.000 ha ở các huyện/thị xã: Tuy Phước, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát, An Lão, An Nhơn và Hoài Nhơn.

- Cây lạc: Diện tích trồng 16.000 ha. Đẩy mạnh chuyển đổi đất sản xuất lúa, mía, sắn kém hiệu quả sang sản xuất lạc; xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ, lạc ở các huyện: Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn,...

- Cây sắn: Diện tích trồng sắn 10.000 ha. Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình canh tác bền vững; thực hiện trồng luân canh, xen canh sắn với cây hàng năm khác để tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.

1.2. Cây lâu năm

- Cây dừa: Diện tích trồng dừa 10.000 ha, tập trung chủ yếu ở thị xã Hoài Nhơn, Hoài Ân, Phù Mỹ và Phù Cát. Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đầu tư xây dựng các mô hình trồng dừa ứng dụng công nghệ cao, theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ…

- Cây ăn quả: Tập trung phát triển các cây ăn quả có lợi thế của tỉnh, như: bưởi, xoài, cam, chuối,... hình thành vùng sản xuất tập trung theo hướng an toàn và áp dụng các công nghệ cao như: trồng theo hướng hữu cơ, VietGap, hệ thống tưới tự động hoặc bán tự động ở các huyện, thị xã: Hoài Ân, Phù Cát, Tây Sơn, An Lão, Phù Mỹ, Hoài Nhơn gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển một số cây trồng đặc sản, đặc thù của địa phương như: chè (huyện Hoài Ân), bưởi da xanh (Hoài Ân, An Lão, Hoài Nhơn), hồ tiêu (Hoài Ân, An Lão, Hoài Nhơn), dâu tằm (Hoài Ân, An Lão).

Ngoài ra, xây dựng và phát triển làng nghề sản xuất cây Mai vàng Nhơn An (thị xã An Nhơn), làng nghề trồng hoa Bình Lâm (huyện Tuy Phước), làng hoa Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh) theo hướng ứng dụng công nghệ cao để nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.

2. Vùng cây trồng cạn chủ lực áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Bình Định

Tổng diện tích cây trồng cạn áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh là 10.502,3 ha, trong đó: Đến năm 2025 diện tích tưới là 5.965,9 ha (trong đó: tưới cho cây hàng năm là 5.153,1 ha và cây lâu năm là 812,8 ha) và định hướng đến năm 2030 diện tích là 10.502,3 ha, trong đó tưới cho cây hàng năm là 7.714,8 ha và cây lâu năm là 2.787,5 ha. Cụ thể:

Bảng 16: Bố trí vùng sản xuất tập trung áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn

Đơn vị tính: Ha

TT

Địa phương

Hiện trạng năm 2022

Đến năm 2025

Đến năm 2030

2030 tăng so với 2022

Tổng

Cây HN

Cây LN

Tổng

Cây HN

Cây LN

Tổng

Cây HN

Cây LN

Tổng cộng

4.719,8

4.471,0

248,8

5.965,9

5.153,1

812,8

10.502,3

7.714,8

2.787,5

5.782,5

1

H. An Lão

73,2

73,2

168,0

168,0

168,0

2

TX. An Nhơn

20,0

2,5

17,5

78,7

18,2

60,5

139,3

18,2

121,1

119,3

3

H. Hoài Ân

69,1

69,1

305,7

38,1

267,6

629,4

87,7

541,7

560,3

4

TX. Hoài Nhơn

118,4

44,0

74,4

217,6

67,8

149,8

288,2

74,9

213,3

169,8

5

H. Phù Mỹ

19,7

17,7

2,0

118,6

100,5

18,1

694,1

669,0

25,1

674,4

6

H. Phù Cát

2.408,9

2.404,9

4,0

2.466,9

2.432,9

34,0

3.572,2

2.921,0

651,2

1.163,3

7

H. Tây Sơn

2.012,1

1.932,5

79,6

2.545,9

2.269,9

276,0

4.683,9

3.485,1

1.198,8

2.671,8

8

H. Tuy Phước

30,0

30,0

45,8

45,8

45,8

9

H. Vân Canh

11,3

11,3

11,3

11,3

37,5

37,5

26,2

10

H. Vĩnh Thạnh

60,3

58,1

2,2

118,0

111,2

6,8

243,9

207,6

36,3

183,6

Bảng 17: Diện tích cây trồng cạn tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tăng thêm đến năm 2030

Đơn vị tính: Ha

TT

Địa phương

Hiện trạng năm 2022

Diện tích tăng thêm đến năm 2025

Diện tích tăng thêm đến năm 2030

Tổng

Cây HN

Cây LN

Tổng

Cây HN

Cây LN

Tổng

Cây HN

Cây LN

Tổng cộng

4.719,8

4.471,0

248,8

1.246,1

682,1

564,0

4.536,4

2.561,7

1.974,7

1

H. An Lão

73,2

73,2

94,8

94,8

2

TX. An Nhơn

20,0

2,5

17,5

58,7

15,7

43,0

60,6

60,6

3

H. Hoài Ân

69,1

69,1

236,6

38,1

198,5

323,7

49,6

274,1

4

TX. Hoài Nhơn

118,4

44,0

74,4

99,2

23,8

75,4

70,6

7,1

63,5

5

H. Phù Mỹ

19,7

17,7

2,0

98,9

82,8

16,1

575,5

568,5

7,0

6

H. Phù Cát

2.408,9

2.404,9

4,0

58,0

28,0

30,0

1.105,3

488,1

617,2

7

H. Tây Sơn

2.012,1

1.932,5

79,6

533,8

337,4

196,4

2.138,0

1.215,2

922,8

8

H. Tuy Phước

30,0

30,0

15,8

15,8

9

H. Vân Canh

11,3

11,3

26,2

26,2

10

H. Vĩnh Thạnh

60,3

58,1

2,2

57,7

53,1

4,6

125,9

96,4

29,5

2.1. Diện tích cây trồng cạn áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phân theo địa phương

a) Huyện An Lão: 168,0 ha, chủ yếu tưới cho cây hàng năm. Cụ thể như sau:

- Giai đoạn 2024 - 2025: Diện tích tưới cho cây hàng năm là 73,2 ha, trong đó: An Tân 26,2 ha và An Hòa 47,0 ha.

- Định hướng đến năm 2030: Diện tích tưới tăng thêm cho cây hàng năm là 94,8 ha, trong đó: An Tân 25,2 ha và An Hòa 69,6 ha.

b) Thị xã An Nhơn: 139,3 ha (diện tích đang áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 20,0 ha), trong đó: Cây hàng năm 18,2 ha và cây lâu năm 121,1 ha. Cụ thể:

- Giai đoạn 2024 - 2025: Diện tích tưới là 58,7 ha, trong đó:

+ Cây hàng năm 18,2 ha, trong đó: Nhơn Thọ 9,2 ha, Nhơn Hậu 5,0 ha và phường Nhơn Hưng 4,0 ha.

+ Cây lâu năm 60,5 ha, trong đó: Nhơn Thọ 19,1 ha, nhơn Tân 8,4 ha, Nhơn An 15,0 ha, Nhơn Phong 15,0 ha và Nhơn Hạnh 3,0 ha.

- Định hướng đến năm 2030: Diện tích tưới tăng thêm 60,6 ha (cây lâu năm), trong đó: Nhơn Thọ 5,4 ha, Nhơn An 29,0 ha, Nhơn Phong 16,2 ha và Nhơn Hạnh 10,0 ha.

c) Huyện Hoài Ân: 629,4 ha (diện tích đang áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 69,1 ha), trong đó: Cây hàng năm 87,7 ha và cây lâu năm 541,7 ha. Cụ thể như sau:

- Giai đoạn 2024 - 2025: Diện tích tưới là 305,7 ha, trong đó:

+ Cây hàng năm 38,1 ha, trong đó: Ân Nghĩa 32,6 ha, Ân Phong 5,5 ha.

+ Cây lâu năm 267,6 ha, trong đó: Ân Tường Đông 84,3 ha, Ân Tường Tây 22,4 ha, Ân Nghĩa 9,8 ha, Ân Hữu 20,0 ha, Ân Hảo Đông 37,8 ha, Ân Hảo Tây 31,3 ha, Ân Thạnh 34,0 ha và Ân Phong 28,0 ha.

- Định hướng đến năm 2030: Diện tích tưới tăng thêm là 323,7 ha, trong đó:

+ Cây hàng năm 49,6 ha, trong đó: Ân Nghĩa 45,6 ha, Ân Phong 4,0 ha.

+ Cây lâu năm 274,1 ha, trong đó: Ân Tường Đông 51,6 ha, Ân Tường Tây 2,6 ha, Ân Nghĩa 5,8 ha, Ân Hữu 115,4 ha, Ân Hảo Đông 20,8 ha, Ân Hảo Tây 31,4 ha, Ân Thạnh 13,9 ha và Ân Phong 32,6 ha.

d) Thị xã Hoài Nhơn: 288,2 ha (diện tích đang áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 118,4 ha), trong đó: Cây hàng năm là 74,9 ha và cây lâu năm là 213,3 ha. Cụ thể như sau:

- Giai đoạn 2024-2025: Diện tích tưới 217,6 ha, trong đó:

+ Cây hàng năm 67,8 ha, trong đó: Hoài Xuân 1,0 ha, Hoài Châu Bắc 12,4 ha, Hoài Mỹ 30,6 ha, Tam Quan 6,3 ha, Tam Quan Nam 15,8 ha và Hoài Thanh Tây 1,7 ha.

+ Cây lâu năm 75,4 ha, trong đó: Hoài Thanh 19,6 ha, Hoài Hảo 15,2 ha, Hoài Thanh Tây 3,5 ha, Hoài Tân 29,2 ha, Hoài Đức 12,1 ha, Hoài Sơn 25,0 ha.

- Định hướng đến năm 2030: diện tích tưới tăng thêm 70,6 ha, trong đó:

+ Cây hàng năm: 7,1 ha ở phường Tam Quan Nam.

+ Cây lâu năm: 63,5 ha, trong đó: Hoài Thanh 9,3 ha, Hoài Hảo 7,0 ha, Hoài Sơn 47,2 ha.

đ) Huyện Phù Mỹ: 694,1 ha (diện tích đang áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 19,7 ha), trong đó: Cây hàng năm là 669,0 ha và cây lâu năm là 25,1 ha. Cụ thể như sau:

- Giai đoạn 2024 - 2025: Diện tích tưới là 118,6 ha, trong đó:

+ Cây hàng năm 100,5 ha, trong đó: Mỹ An 4,0 ha, Mỹ Chánh 15,0 ha, Mỹ Thành 6,0 ha, Mỹ Thọ 32,0 ha, Mỹ Chánh Tây 6,5 ha, Mỹ Quang 12,0 ha, Mỹ Tài 25,0 ha.

+ Cây lâu năm: 18,1 ha, trong đó: Mỹ Châu 4,1 ha và Mỹ Hòa 14,0 ha.

- Định hướng đến năm 2030: Diện tích tưới tăng thêm là 575,5 ha, trong đó:

+ Cây hàng năm 568,5 ha, trong đó: Mỹ An 2,0 ha, Mỹ Chánh 65,0 ha, Mỹ Thành 4,0 ha, Mỹ Thọ 63,0 ha, Mỹ Chánh Tây 23,0 ha, Mỹ Trinh 67,5 ha, Mỹ Cát 14,1 ha, Mỹ Hiệp 34,1 ha, Mỹ Quang 28,0 ha, Mỹ Hòa 86,3 ha, Mỹ Thắng 50,0 ha và Mỹ Tài 131,5 ha.

+ Cây lâu năm 7,0 ha ở xã Mỹ Hòa.

e) Huyện Phù Cát: 3.572,2 ha (diện tích đang áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 2.408,9 ha), trong đó: Cây hàng năm 2.921,0 ha và cây lâu năm 651,2 ha. Cụ thể như sau:

- Giai đoạn 2024 - 2025: Diện tích tưới là 2.466,9 ha, trong đó:

+ Cây hàng năm 2.432,9 ha, trong đó: Ngô Mây 4,1 ha, Cát Tân 6,0 ha, Cát Trinh 322,0 ha, Cát tường 5,0 ha, Cát Hưng 15,0 ha, Cát Hải 210,5 ha, Cát Tài 8,0 ha, Cát Lâm 363,5 ha, Cát Sơn 39,0 ha, Cát Hiệp 1.428,8 ha và Cát Hanh 31,0 ha.

+ Cây lâu năm: 34,0 ha, trong đó: Cát Hanh 19,0 ha và Cát Hiệp 15,0 ha.

- Định hướng đến năm 2030: Diện tích tưới tăng thêm 1.105,3 ha, trong đó:

+ Cây hàng năm 488,1 ha, trong đó: Thị trấn Ngô Mây 13,6 ha, Cát Tân 15,6 ha, Cát Nhơn 19,2 ha, Cát Hưng 55,1 ha, Cát Thành 21,6 ha, Cát Khánh 20,1 ha, Cát Minh 25,8 ha, Cát Tài 187,1 ha, Cát Sơn 19,0 ha, Cát Hanh 80,1 ha, Cát Chánh 14,2 ha và Cát Thắng 16,7 ha.

+ Cây lâu năm 617,2 ha, trong đó: Cát Hanh 71,0 ha, Cát Hiệp 141,3 ha, Cát Sơn 225,5 ha, Cát Lâm 103,0 ha, Cát Khánh 10,8 ha và Cát Trinh 65,6 ha.

g) Huyện Tây Sơn: 4.683,9 ha (diện tích đang áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 2.012,1 ha), trong đó: Cây hàng năm 3.485,1 ha và cây lâu năm 1.198,8 ha. Cụ thể như sau:

- Giai đoạn 2024 - 2025: Diện tích tưới là 2.545,9 ha, trong đó:

+ Cây hàng năm 2.269,9 ha, trong đó: Tây Thuận 205,9 ha, Tây Giang 120,0 ha, Bình Tường 20,0 ha, Bình Nghi 54,5 ha, Bình Thành 158,0 ha, Bình Tân 466,9 ha, Bình Hòa 2,0 ha, Bình Thuận 1.101,2 ha, Tây Bình 20,0 ha, thị trấn Phú Phong 50,0 ha, Tây Vinh 10,0 ha, Tây An 20,0 ha và Tây Phú 41,4 ha.

+ Cây lâu năm 276,0 ha, trong đó: Tây Xuân 41,3 ha, Bình Thành 13,3 ha, Bình Thuận 51,6 ha, Tây An 17,0 ha, Tây Giang 40,0 ha, Bình Nghi 29,7 ha, Vĩnh An 27,6 ha, Bình Tân 20,0 ha, Bình Hòa 20,5 ha và Bình Tường 15,0 ha.

- Định hướng đến năm 2030: Diện tích tưới tăng thêm 2.138,0 ha, trong đó:

+ Cây hàng năm: 1.215,2 ha, trong đó: Tây Thuận 98,5 ha, Tây Giang 191,6 ha, Bình Tường 60,0 ha, Bình Thành 110,3 ha, Bình Tân 41,1 ha, Bình Thuận 593,1 ha, Tây Bình 22,0 ha, thị trấn Phú Phong 4,1 ha, Tây Vinh 16,4 ha và Tây Phú 71,2 ha.

+ Cây lâu năm 922,8 ha, trong đó: Bình Thành 150,1 ha, Bình Thuận 266,0 ha, Tây An 10,0 ha, Tây Giang 44,7 ha, Bình Nghi 37,3 ha, Vĩnh An 15,0 ha, Bình Tân 51,5 ha, Bình Hòa 38,8 ha, Bình Tường 82,5 ha, Tây Phú 167,7 ha và Tây Thuận 59,2 ha.

h) Huyện Tuy Phước: 45,8 ha, chủ yếu tưới cho cây hàng năm. Cụ thể như sau:

- Giai đoạn 2024 - 2025: Diện tích tưới cho cây hàng năm là 30,0 ha ở xã Phước Hiệp.

- Đến năm 2030: Diện tích tăng thêm 15,8 ha ở xã Phước Hiệp.

i) Huyện Vĩnh Thạnh: 243,9 ha (diện tích đang áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 60,3 ha), trong đó: Cây hàng năm 207,6 ha và cây lâu năm 36,2 ha. Cụ thể như sau:

- Giai đoạn 2024 - 2025: Diện tích tưới là 118,0 ha, trong đó:

+ Cây hàng năm 111,2 ha, trong đó: Vĩnh Hòa 35,2 ha, Vĩnh Sơn 5,0 ha, Vĩnh Thuận 25,2 ha, Vĩnh Quang 27,9 ha, thị trấn Vĩnh Thạnh 5,0 ha, Vĩnh Hiệp 15,9 ha và Vĩnh Hảo 7,0 ha.

+ Cây lâu năm 6,8 ha, trong đó: Vĩnh Sơn 3,5 ha, Vĩnh Hảo 0,7 ha, Vĩnh Thịnh 2,6 ha.

- Định hướng đến năm 2030: Diện tích tưới tăng thêm là 125,9 ha, trong đó:

+ Cây hàng năm: 96,4 ha, trong đó: Vĩnh Hòa 21,9 ha, Vĩnh Sơn 2,2 ha, Vĩnh Thuận 4,2 ha, Vĩnh Quang 25,9 ha, thị trấn Vĩnh Thạnh 3,0 ha, Vĩnh Hiệp 16,6 ha, Vĩnh Hảo 10,3 ha và Vĩnh Thịnh 12,3 ha.

+ Cây lâu năm với diện tích 29,5 ha, tập trung ở xã Vĩnh Sơn.

k) Huyện Vân Canh: 37,5 ha (diện tích đang áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 11,3 ha), chủ yếu tưới cho cây hàng năm. Cụ thể như sau:

- Giai đoạn 2024 - 2025: Diện tích tưới cho cây hàng năm là 11,3 ha, tại thị trấn Vân Canh.

- Định hướng đến năm 2030: Diện tích tưới tăng thêm cây hàng năm là 26,2 ha, trong đó: Canh Hiển 20,3 ha, Canh Hiệp 3,0 ha và thị trấn Vân Canh 2,9 ha.

2.2. Áp dụng công nghệ tưới cho cây trồng cạn

- Đối với cây hàng năm: Tưới bằng béc phun sương, béc phun xoay, ống tưới phun mưa và tưới nhỏ giọt. Cụ thể như sau:

+ Cây lạc, ngô, mè, cỏ, rau, đậu các loại: Khuyến khích áp dụng công nghệ tưới béc phun xoay, béc phun sương và ống tưới phun mưa. Đối với cây ngô cần sử dụng ống tưới có thể nối dài để tưới khi cây cao hơn chiều cao của đầu phun nước ban đầu.

+ Cây dưa hấu: Áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt.

+ Cây kiệu, hành: Áp dụng công nghệ tưới béc phun sương, phun xoay.

- Đối với cây lâu năm: Chủ yếu là tưới cho cây ăn quả như: Bưởi da xanh, quýt đường, mít thái, bơ, xoài,... nên áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới béc phun xoay theo hướng bán tự động và tự động có điều hòa chất dinh dưỡng.

- Đối với hoa, cây cảnh: Tùy theo đối tượng hoa, cây cảnh áp dụng công nghệ tưới cho phù hợp (công nghệ tưới phun mưa, phun sương, nhỏ giọt…) và theo hướng tự động hóa.

3. Đề xuất đầu tư kết cấu hạ tầng vùng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

Ưu tiên lồng ghép các chương trình, dự án đang và sẽ thực hiện để đầu tư kết cấu hạ tầng cho vùng sản xuất tập trung áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa cho cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh.

3.1. Đầu tư hệ thống thủy lợi

- Kênh mương: Đầu tư nâng cấp, mở mới bê tông xi măng 25 tuyến với tổng chiều dài 30,1 km, trong đó: Mở mới 15 tuyến với chiều dài 24,7 km và nâng cấp 9 tuyến với chiều dài 5,4 km. Trong đó: Vĩnh Thạnh: 4 tuyến mở mới với chiều dài 2,0 km, Tây Sơn: 11 tuyến với tổng chiều dài 20,4 km (mở mới 9 tuyến với chiều dài 19,6 km và nâng cấp 2 tuyến với chiều dài 0,8 km), Phù Mỹ: 4 tuyến nâng cấp với tổng chiều dài 1,6 km, Phù Cát: 4 tuyến với tổng chiều dài 5,0 km (3 tuyến nâng cấp với chiều dài 2,7 km và 01 tuyến mở mới với chiều dài 2,3 km) và Vân Canh: 1 tuyến nâng cấp với tổng chiều dài 0,7 km.

- Trạm bơm: Đầu tư xây dựng mới 03 trạm bơm: 01 trạm tại thôn Vĩnh Cửu, xã Vĩnh Hiệp thuộc huyện Vĩnh Thạnh và 02 trạm ở huyện Phù Cát (Chi tiết Phụ biểu 04).

3.2. Đầu tư giao thông nội đồng

Đầu tư nâng cấp, mở mới đường bê tông xi măng 58 tuyến, với tổng chiều dài 50,1 km, trong đó: Mở mới 32 tuyến với chiều dài 27,7 km và nâng cấp 26 tuyến với chiều dài 22,4 km đường giao thông nội đồng để thuận lợi cho việc đi lại trồng, chăm sóc và vận chuyển vật tư nông sản (Chi tiết Phụ biểu 05).

3.3. Đầu tư hệ thống điện

- Đầu tư đường dây hạ thế 0,4 KV với tổng chiều dài là 23,0 km, trong đó: Vĩnh Thạnh 0,2 km, Tây Sơn 2,0 km, Hoài Ân 5,7 km, An Lão 3,2 km, Thị xã Hoài Nhơn 5,0 km, Phù Mỹ 1,7 km và Phù Cát 5,2 km.

- Đầu tư xây dựng mới 14 trạm biến áp, trong đó: Tây Sơn: 09 trạm (Tây Giang 02 trạm, Tây Phú 03 trạm, Bình Tân 02 trạm, Bình Thuận 02 trạm), Hoài Ân 03 (Ân Nghĩa 02 trạm, Ân Hảo Đông 01 trạm), Phù Cát 01 trạm tại xã Cát Hưng và An Lão 01 trạm tại xã An Hòa.

3.4. Đầu tư hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm: 5.782,5 ha.

4. Xây dựng mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn

4.1. Tiêu chí xây dựng mô hình

- Tiêu chí chọn điểm tham gia thực hiện mô hình:

+ Địa điểm xây dựng mô hình phải nằm trong vùng sản xuất cây trồng cạn của tỉnh, có điều kiện tự nhiên phù hợp với chủng loại được trồng (đất đai, thời tiết, khí tượng thủy văn…);

+ Vị trí xây dựng mô hình phải thuận tiện cho việc đi lại và chủ động hoàn toàn về thủy lợi bao gồm cả việc tưới, tiêu thoát nước và điện phục vụ sản xuất.

- Tiêu chí chọn hộ tham gia thực hiện mô hình:

+ Tự nguyện đăng ký tham gia mô hình (đơn xin đăng ký tham gia mô hình), nhiệt tình, có kinh nghiệm, yêu ngành nghề và đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật của mô hình;

+ Có ít nhất một công lao động nghề nông trực tiếp tham gia thực hiện mô hình;

+ Có diện tích vùng sản xuất tham gia mô hình: Đối với cá nhân có quy mô từ 0,3 ha trở lên, riêng khu vực miền núi từ 0,1 ha trở lên, đối với tổ chức có quy mô từ 02 ha trở lên, riêng khu vực miền núi từ 01 ha trở lên và phải có hợp đồng liên kết với hộ gia đình hoặc cá nhân trực tiếp sản xuất; việc hỗ trợ cho cá nhân được thông qua tổ chức thủy lợi cơ sở; hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phục vụ cho các loại cây trồng chính chủ lực của địa phương, có lợi thế, phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Tổng quy mô khu tưới trên địa bàn xã phải đạt từ 01 ha trở lên;

+ Đủ điều kiện về nguồn tài chính đối ứng, cơ sở vật chất, phương tiện để thực hiện mô hình đạt hiệu quả;

+ Hộ tham gia mô hình phải cam kết thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và yêu cầu tiêu chuẩn của dự án; tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, hội nghị nhân rộng mô hình;

+ Các hộ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho cộng đồng, đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị, cá nhân tổ chức tham quan, ghi hình, học tập kinh nghiệm khi có nhu cầu.

+ Được chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể quan tâm ủng hộ.

- Yêu cầu kỹ thuật xây dựng mô hình:

+ Quy trình kỹ thuật của mô hình: sử dụng phân chuồng ủ oai để cung cấp dinh dưỡng và cải tạo đất (người dân đối ứng 100%); sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng để quản lý dịch hại cây trồng; áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước kết hợp hòa dinh dưỡng cung cấp cho cây (điều khiển tự động, bán tự động hệ thống tưới bằng smartphone và các thiết bị điện tử khác); hạn chế sử dụng phân hóa học hoặc sử dụng một cách hợp lý theo nhu cầu của cây;

+ 100% hộ tham gia mô hình được tập huấn chuyển giao kỹ thuật;

+ Liên kết sản xuất và tiêu thụ: Vận động mời gọi doanh nghiệp tham gia, hỗ trợ vào khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

+ Hiệu quả kinh tế: Mô hình trình diễn phải cao hơn 5% - 10% so với sản xuất ngoài mô hình.

- Định mức nhà nước hỗ trợ cho các hộ tham gia mô hình:

Bảng 18: Định mức một hệ thống tưới nhà nước hỗ trợ cho hộ tham gia mô hình thâm canh cây hàng năm (lạc, ngô, rau, đậu các loại…) áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (Quy mô diện tích: 01 ha/01 mô hình).

Đơn vị tính: đồng

Danh mục cần đầu tư

ĐVT

Yêu cầu của mô hình

Nhà nước hỗ trợ 50% chi phí lắp đặt hệ thống tưới

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Hệ thống tưới (01 bộ/01ha):

63.025.000

31.512.500

1. Bộ điều khiển trung tâm:

3.387.500

- Đồng hồ đo áp lực nước RN 1/2"-6 BAR

Cái

1

300.000

300.000

150.000

- Lọc đĩa 2" 150mesh, lưu lượng 25- 40m3/giờ

Cái

1

4.200.000

4.200.000

2.100.000

- Bộ châm phân venturi 3/4"

Bộ

1

375.000

375.000

187.500

- Van xả khí 3/4"

Cái

1

400.000

400.000

200.000

- Van và phụ kiện lắp đặt headcontrol 2"

Bộ

1

1.500.000

1.500.000

750.000

2. Hệ thống tưới phun mưa:

12.500.000

Đầu phun mưa

m

625

40.000

25.000.000

12.500.000

3. Hệ thống ống:

14.625.000

- Ống PVC Ø42, áp lực 6 BAR

m

120

20.000

2.400.000

1.200.000

- Ống PVC Ø34, áp lực 6 BAR

m

1.400

12.000

16.800.000

8.400.000

- Ống PVC Ø21, áp lực 6 BAR

m

600

8.000

4.800.000

2.400.000

- Phụ kiện lắp đặt cụm van vào đường ống

Bộ

350

15.000

5.250.000

2.625.000

4. Chảo mini-pan

Bộ

1

2.000.000

2.000.000

1.000.000

Bảng 19: Định mức một hệ thống tưới nhà nước hỗ trợ cho hộ tham gia mô hình thâm canh cây bưởi da xanh, cam, quýt, xoài, ổi và mít thái áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng (Quy mô diện tích: 01 ha/01 mô hình)

Đơn vị tính: đồng

STT

Hạng mục

ĐVT

Yêu cầu của mô hình 100%

Nhà nước hỗ trợ 50% chi phí lắp đặt hệ thống tưới

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Máy bơm nước (mô tơ điện 2 HP - 3 HP), động cơ bơm nước chạy xăng hoặc dầu,..).

Bộ

3

3.000.000

9.000.000

4.500.000

2

Vật tư lắp đặt (ống PVC, ống ldpe, hdpe, ống pc, béc tưới, phụ kiện, vật tư thiết bị lắp đặt hệ thống tưới, vật tư thiết bị điện cung cấp nguồn điện,…)

Hệ thống

3

22.000.000

66.000.000

33.000.000

3

Thiết bị điều khiển tự động, bán tự động

Bộ

3

2.000.000

6.000.000

3.000.000

4

Hệ thống hòa dinh dưỡng (Bồn chứa - hòa dinh dưỡng, hệ thống van cung cấp dinh dưỡng, vật tư, phụ kiện lắp đặt,..)

Bộ

3

3.000.000

9.000.000

4.500.000

Tổng cộng

90.000.000

45.000.000

4.2. Xây dựng các mô hình

Kết hợp xây dựng mô hình với tổ chức tập huấn chuyển giao các tiến bộ, khoa học kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn với số lượng 23 mô hình (cây hàng năm 10 mô hình và cây lâu năm 13 mô hình). Trong đó:

- 02 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động cho cây lạc bằng công nghệ tưới béc phun xoay tại xã An Tân, huyện An Lão; xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ.

- 03 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động cho cây rau, đậu các loại bằng công nghệ tưới béc phun sương, béc phun xoay tại xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn; xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ; phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn.

- 05 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động cho cây ngô bằng công nghệ tưới béc phun xoay tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh; xã Bình Tường, huyện Tây Sơn; xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước; xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ; xã An Hòa, huyện An Lão.

- 02 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây bưởi da xanh bằng công nghệ tưới nhỏ giọt tại xã Bình Hòa, huyệnTây Sơn; xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn.

- 04 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây cam, quýt đường bằng công nghệ tưới béc phun xoay tại xã Tây Xuân, huyện Tây Sơn; xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh; phường Hoài Thanh Tây, thị xã Hoài Nhơn; xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn.

- 02 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây dừa xiêm bằng công nghệ tưới nhỏ giọt tại xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân; xã Cát Hiệp, Phù Cát.

- 01 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây ổi bằng công nghệ tưới nhỏ giọt tại xã Tây An, huyện Tây Sơn.

- 02 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây xoài bằng công nghệ tưới nhỏ giọt tại xã Cát Hanh, huyện Phù Cát; xã Bình Thành, huyện Tây Sơn.

- 02 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây mít thái bằng công nghệ tưới nhỏ giọt tại xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ; phường Hoài Tân, thị xã Hoài Nhơn.

4.3. Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

a) Dự kiến hiệu quả kinh tế xây dựng của các mô hình:

* Mô hình áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây lạc:

- Tổng cộng chi phí đầu tư: 55.350.000 đồng/ha (chi phí vật tư, thiết bị, công lao động,…)

- Dự kiến năng suất đạt: 4,0 tấn/ha x 25 triệu đồng/tấn = 100.000.000 đồng/ha

- Lợi nhuận: 44.650.000 đồng/ha.

* Mô hình áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây ngô:

- Tổng cộng chi phí đầu tư: 37.400.000 đồng/ha (chi phí vật tư, thiết bị, công lao động,…).

- Dự kiến năng suất đạt: 6,5 tấn/ha x 8 triệu đồng/tấn = 52.000.000 đồng/ha.

- Lợi nhuận: 14.600.000 đồng/ha.

* Mô hình áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây rau, đậu các loại (cụ thể cây khổ qua).

- Tổng cộng chi phí đầu tư: 65.000.000 đồng/ha (chi phí vật tư, thiết bị, công lao động,…).

- Dự kiến năng suất đạt: 2 tấn/ha x 40 triệu đồng/tấn = 80.000.000 đồng/ha.

- Lợi nhuận: 15.000.000 đồng/ha.

* Mô hình áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây bưởi da xanh:

- Tổng cộng chi phí đầu tư: 120.000.000 đồng/ha (chi phí vật tư, thiết bị, công lao động,…).

- Dự kiến năng suất đạt: 15 tấn/ha x 20 triệu đồng/tấn = 300.000.000 đồng/ha.

- Lợi nhuận: 180.000.000 đồng/ha.

* Mô hình áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây cam, quýt đường:

- Tổng cộng chi phí đầu tư: 120.000.000 đồng/ha (chi phí vật tư, thiết bị, công lao động,…)

- Dự kiến năng suất đạt: 12 tấn/ha x 22 triệu đồng/tấn = 264.000.000 đồng/ha.

- Lợi nhuận: 144.000.000 đồng/ha.

* Mô hình áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây dừa xiêm:

- Tổng cộng chi phí đầu tư: 120.000.000 đồng/ha (chi phí vật tư, thiết bị, công lao động,…); 01 ha cây dừa xiêm trồng khoảng 600 cây mỗi cây cho ra khoảng 100 t

- Dự kiến năng suất đạt: 60.000 trái/ha x 10.000 đồng/1 trái = 600.000.000 đồng/ha.

- Lợi nhuận: 480.000.000 đồng/ha.

* Mô hình áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây xoài:

- Tổng cộng chi phí đầu tư: 120.000.000 đồng/ha (chi phí vật tư, thiết bị, công lao động,…).

- Dự kiến năng suất đạt: 20 tấn/ha x 15 triệu đồng/tấn = 300.000.000 đồng/ha.

- Lợi nhuận: 180.000.000 đồng/ha.

* Mô hình áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây ổi:

- Tổng cộng chi phí đầu tư: 120.000.000 đồng/ha (chi phí vật tư, thiết bị, công lao động,…).

- Dự kiến năng suất đạt: 10 tấn/ha x 28 triệu đồng/tấn = 280.000.000 đồng/ha.

- Lợi nhuận: 60.000.000 đồng/ha.

* Mô hình áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây mít thái:

- Tổng cộng chi phí đầu tư: 120.000.000 đồng/ha (chi phí vật tư, thiết bị, công lao động,…)

- Dự kiến năng suất đạt: 15 tấn/ha x 20 triệu đồng/tấn= 300.000.000 đồng/ha.

- Lợi nhuận: 180.000.000 đồng/ha.

b) Hiệu quả về xã hội - môi trường:

- Giảm lượng nước tưới nước tưới từ 35-50% so với phương pháp tưới truyền thống, cụ thể:

+ Đối với cây hàng năm (cây lạc): Theo kết quả thực hiện mô hình chuyển giao công nghệ tưới nước tiết kiệm cho cây lạc trên đất cát tại Bình Định năm 2016 của Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ (Viện Khoa học Nông nghiệp VN) và Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Úc (ACIAR) cho thấy: Tưới phun mưa bằng béc cố định không ứng dụng lịch trình tưới nước theo mini-pan, lượng nước tưới là 4.240 m3/ha, giảm 2.326m3/ha (35,4%) so với phương pháp tưới truyền thống; áp dụng lịch trình tưới nước theo mini-pan, lượng nước tưới là 3.033 m3/ha, giảm 3.533 m3/ha (53,8%) so với phương pháp tưới truyền thống (6.566 m3/ha).

+ Đối với câu lâu năm (cây bưởi): Theo kết quả nghiên cứu của TS. Trần Chí Trung, Viện Khoa học Thủy Lợi năm 2008, Đề tài Ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây bưởi vùng ven đô thành phố Hà Nội cho thấy: Lượng nước tưới nhỏ giọt cho cây bưởi là 615 m3/ha/năm, giảm 425 m3/ha/năm (khoảng 40%) so với phương pháp tưới truyền thống (1.040 m3/ha/năm).

- Các mô hình trình diễn trong đề án, sử dụng phân chuồng ủ hoai (phân bò, heo, dê, gà, vịt, rơm, rạ, trấu...) để cung cấp dinh dưỡng và cải tạo dinh dưỡng đất; áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước kết hợp hòa dinh dưỡng cung cấp cho một số loại cây trồng; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, sử dụng phân hóa học một cách hợp lý theo nhu cầu của cây ở từng giai đoạn sinh trưởng và sản xuất cây trồng cạn theo hướng VietGap; đây là những yêu cầu kỹ thuật làm cho đất khỏe, cây trồng tăng trưởng tốt, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất cây trồng cạn sẽ giúp gia tăng giá trị nông sản, tăng hiệu quả sản xuất, phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

4.3. Tập huấn, chuyển giao các tiến bộ, khoa học kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn

- Kết hợp xây dựng mô hình và tổ chức tập huấn chuyển giao các tiến bộ, khoa học kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn với số lượng 23 lớp, trong đó: 10 lớp cho cây hàng năm gồm các loại cây: Lạc, ngô, rau, đậu các loại và 13 lớp cho cây lâu năm gồm các loại cây: bưởi da xanh, cam, quýt đường, dừa xiêm, xoài, ổi và mít thái. Đối tượng tham gia tập huấn: 100% nông dân tham gia mô hình và nông dân ngoài mô hình có nhu cầu tập huấn.

- Nội dung tập huấn: Hướng dẫn phương pháp lắp đặt, vận hành, sửa chữa hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước kết hợp hòa dinh dưỡng; quy trình kỹ thuật thâm canh cây hàng năm: Lạc, ngô, rau, đậu các loại; cây lâu năm: bưởi da xanh, cam, quýt đường, dừa xiêm, xoài, ổi và mít thái áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước kết hợp hòa dinh dưỡng, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap; hướng dẫn cách sử dụng, liều lượng phân bón để đưa vào hệ thống tưới…

- Địa điểm tập huấn: Tại các huyện, thị xã thực hiện mô hình.

- Đơn vị tổ chức tập huấn: Trung tâm khuyến nông tỉnh Bình Định.

4.4. Các giải pháp để nhân rộng mô hình

- Tổ chức hội nghị để đánh giá kết quả thực hiện các mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn 06 tháng sơ kết 01 lần và 01 năm tổng kết 01 lần để đánh giá kết quả thực hiện mô hình, trao đổi rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, đồng thời nhân rộng mô hình.

- Tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện chính sách của tỉnh theo Quyết định 44/2020/QĐ-UBND ngày 28/7/2020 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Bình Định; Quyết định số 51/2023/QĐ-UBND ngày 21/8/2023 của UBND tỉnh Bình Định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 44/2020/QĐ-UBND ngày 28/7/2020 của UBND tỉnh. Trong đó:

+ Nhà nước đầu tư hỗ trợ theo chính sách:

Hỗ trợ 50% chi phí vật liệu, máy thi công và thiết bị để đầu tư xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; tưới tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng cho cây trồng cạn để thực hiện trình diễn các mô hình.

Hỗ trợ 100% chi phí tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; Hội nghị đánh giá, nhân rộng mô hình và sơ tổng kết dự án.

+ Người dân đầu tư chi phí và cơ sở vật chất thực hiện mô hình: Đối ứng 50% chi phí vật liệu, máy thi công và thiết bị để đầu tư xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn để thực hiện trình diễn mô hình và cơ sở vật chất, chi phí sản xuất thực hiện mô hình,...

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về tuyên truyền

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh hỗ trợ phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn thông qua Đài Phát thanh Truyền hình, Đài Truyền thanh, báo chí và hoạt động của các cấp Hội Nông dân để nâng cao nhận thức của người dân về hiệu quả khi áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn.

- Tổ chức tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm các mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước thành công ở các huyện, thị xã trong tỉnh, ở các tỉnh, thành trong nước cho người dân, tổ hợp tác, HTX và đội ngũ lãnh đạo của địa phương.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ quản lý địa phương (ưu tiên cấp huyện, xã), các tổ chức dùng nước, chủ trang trại và người nông dân về tưới tiên tiến, tiết kiệm nước gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

2. Giải pháp về rà soát, bổ sung quy hoạch

- Rà soát kế hoạch phát triển thủy lợi tỉnh theo mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu, một trong các nhiệm vụ trọng tâm là rà soát quy hoạch thủy lợi cấp nước tưới cho các cây trồng cạn có quy mô sản xuất tập trung gắn với các đề án, quy hoạch phát triển từng loại cây trồng.

- Rà soát, lồng ghép vào quy hoạch xây dựng vùng huyện, thị xã, thành phố nhiệm vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các loại cây trồng cạn chủ lực có quy mô sản xuất tập trung, có giá trị, có thị trường tiêu thụ như: cây lạc, ngô, sắn, cây ăn quả có múi, rau an toàn, hoa, cây cảnh...

- Từng huyện, thị xã và thành phố xây dựng kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất sản xuất 01 vụ lúa/năm sang cây trồng cạn có hiệu ở địa phương đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 phù hợp với thực trạng tưới, tiêu của từng hệ thống kênh mương.

3. Về cơ chế chính sách

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách của Trung ương và của tỉnh đã ban hành, cụ thể:

a) Chính sách của Trung ương:

- Quyết định số 68/2013/QĐ-TTgngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;

- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

b) Chính sách của tỉnh:

- Quyết định số 38/2019/QĐ-UBND ngày 19/7/2019 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Quy định Chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2019-2025;

- Quyết định số 44/2020/QĐ-UBND ngày 28/7/2020 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Bình Định; Quyết định số 51/2023/QĐ-UBND ngày 21/8/2023 của UBND tỉnh Bình Định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 44/2020/QĐ-UBND ngày 28/7/2020 của UBND tỉnh;

- Quyết định số 85/2020/QĐ-UBND ngày 18/12/2020 của UBND tỉnh về việc Ban hành chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, kênh mương nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 94/2020/QĐ-UBND ngày 28/12/2020 của UBND tỉnh về việc Ban hành chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 43/2021/QĐ-UBND ngày 05/8/2021 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Quy định chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

4. Về đầu tư kết cấu hạ tầng

- Gắn với nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi... và nguồn vốn của tỉnh thông qua Chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn; Chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, kênh mương nội đồng giai đoạn 2021-2025 để ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng cho vùng sản xuất cây trồng cạn áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Hàng năm, UBND cấp huyện cần xây dựng kế hoạch và ưu tiên đầu tư giao thông nội đồng, kênh mương tưới, tiêu và điện phục vụ sản xuất cho vùng thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang cây trồng cạn, vùng cây trồng cạn sản xuất tập trung áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

5. Về ứng dụng và chuyển giao công nghệ

- Ứng dụng, tích hợp công nghệ, thiết bị trong và ngoài nước để giảm giá thành đầu tư hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; khuyến khích các doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp cung ứng thiết bị tưới đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ tưới phù hợp với điều kiện của tỉnh.

- Tiếp nhận chuyển giao và nhân rộng, ứng dụng các giải pháp tạo nguồn: Ứng dụng công nghệ vật liệu, kết cấu mới để thu giữ nước tại chỗ, phân tán quy mô nhỏ kết hợp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn cho vùng đất dốc, chưa có hoặc xa công trình thủy lợi.

Sử dụng năng lượng tái tạo, thiết bị bơm cột nước cao phục vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho vùng cao.

Ứng dụng công nghệ thủy lợi nhỏ, thân thiện môi trường để bảo vệ và bổ cập nước ngầm ở các địa phương thường xuyên bị khô hạn, thiếu nước.

- Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến hiện đại, chế độ, quy trình tưới tiết kiệm nước đáp ứng các biện pháp canh tác tiên tiến, khoa học ứng với các giai đoạn sinh trưởng cho các loại cây trồng.

- Xây dựng các mô hình quản lý, khai thác công trình thủy lợi tiên tiến đáp ứng phát triển nền nông nghiệp hiện đại, canh tác nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.

6. Về huy động các nguồn lực, liên kết và hợp tác

a) Về huy động nguồn lực:

Thực hiện đa dạng hóa các nguồn lực cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn; ngân sách nhà nước hỗ trợ nhằm tạo điều kiện thúc đẩy, huy động các nguồn lực đầu tư xã hội như: Doanh nghiệp, HTX, nông hộ và các nguồn vốn đầu tư hợp pháp khác.

b) Liên kết và hợp tác:

- Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế về công nghệ, kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước thông qua các hoạt động nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ,...

- Phát triển thị trường các dịch vụ công nghệ phù hợp: Hỗ trợ hình thành liên kết các nhà cung cấp thiết bị trong và ngoài nước; tổ chức triển lãm và chia sẻ thông tin về dịch vụ cung cấp thiết bị, dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hoặc nông dân.

7. Về công tác khuyến nông

- Cán bộ nông nghiệp cấp xã, làm tốt vai trò hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa cho cây trồng cạn.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các loại cây trồng cạn theo kế hoạch thực hiện của Đề án; mô hình sản xuất thể hiện được tính hiệu quả bền vững trên từng vùng sinh thái, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa.

- Tăng cường kinh phí đầu tư từ ngân sách Nhà nước, tranh thủ các nguồn vốn tài trợ trong và ngoài nước cũng như kêu gọi các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia trực tiếp vào công tác khuyến nông.

- Phối hợp chặt chẽ với các viện, trường, các trung tâm nghiên cứu, các đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng, trên cơ sở phát huy có hiệu quả việc lồng ghép các chương trình một cách thiết thực các hoạt động khuyến nông để người nông dân có thể tiếp cận nhanh nhất, ứng dụng hiệu quả nhất các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, kích thích tính sáng tạo của người dân.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

1. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án

Ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương thông qua các chương trình, dự án trực tiếp hoặc lồng ghép các chương trình, dự án có liên quan; ngân sách tỉnh, huyện/thị xã/thành phố và nguồn vốn hợp pháp khác, cụ thể:

a) Đối với đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất:

- Đầu tư hệ thống giao thông nội đồng: Thực hiện theo Quyết định số 94/2020/QĐ-UBND ngày 28/12/2020 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; kinh phí các địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.

- Đầu tư hệ thống thủy lợi (kênh mương tưới, tiêu): Thực hiện theo Quyết định số 85/2020/QĐ-UBND ngày 18/12/2020 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Quy định chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, kênh mương nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; kinh phí các địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.

- Hệ thống điện: Ngân sách tỉnh hỗ trợ đường dây, trạm biến áp đến khu sản xuất. Doanh nghiệp, HTX và hộ gia đình đầu tư trong khu sản xuất.

b) Đối với đầu tư hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước:

Thực hiện theo Quyết định số 44/2020/QĐ-UBND ngày 28/7/2020 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Bình Định; Quyết định số 51/2023/QĐ-UBND ngày 21/8/2023 của UBND tỉnh Bình Định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 44/2020/QĐ-UBND ngày 28/7/2020 của UBND tỉnh.

c) Xây dựng mô hình mẫu, tập huấn kỹ thuật về công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước:

Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng mô hình và tập huấn kỹ thuật về sử dụng công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước cho cây trồng cạn.

2. Hiệu quả của đề án

2.1. Về kinh tế

- Theo kết quả xây dựng mô hình thực hiện tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn cho thấy: Đối với cây hàng năm (cây lạc), năng suất bình quân cao hơn khoảng 2,2 tạ/ha/vụ, giá trị tăng thêm 5,5 triệu đồng/ha/vụ. Đối với cây lâu năm (cây bưởi) năng suất bình quân cao hơn khoảng 0,8 tấn/ha, giá trị tăng thêm 16,0 triệu đồng/ha/năm. Như vậy, đến năm 2030 diện tích cây trồng cạn áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa tăng thêm 5.788,2 ha (trong đó: Cây hàng năm 3.249,5 ha và cây lâu năm 2.538,7 ha), giá trị tăng thêm trên 82 tỷ đồng/năm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Tiết kiệm nưới tưới: Đối với cây hàng năm (cây lạc), tùy theo công nghệ tưới tiết kiệm nước áp dụng, lượng nước tưới giảm từ 2.326 m3/ha đến 3.533 m3/ha; đối với cây lâu năm (cây bưởi) áp dụng tưới nhỏ giọt, lượng nước giảm 425 m3/ha/năm. Như vậy, đến năm 2030 khi áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa đối với quy mô của Đề án, lượng nước sẽ tiết kiệm được từ 8,7 - 12,6 triệu m3/năm.

- Việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng thủy lợi, áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước vào sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả về nhiều mặt, giúp tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là giải quyết được phần nào việc thiếu nước trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại địa phương.

- Lồng ghép các chương trình, chính sách hỗ trợ của tỉnh trong triển khai các nội dung của Đề án.

- Góp phần thực hiện nội dung chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, 36 xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao theo Quyết định số 3811/QĐ-UBND ngày 14/9/2021 của UBND tỉnh Bình Định.

2.2. Về xã hội

- Biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ít bị ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm khi xảy ra thời tiết bất lợi như hạn hán, nắng nóng kéo dài; giảm nguy cơ giảm rủi ro, thiệt hại trong sản xuất. Là cơ sở để người dân mạnh dạn chuyển đổi đất lúa thiếu nước sang các cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao hơn, tận dụng tối đa quỹ đất sản xuất.

- Tạo điều kiện để đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích. Góp phần sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước… để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới ở địa phương.

2.3. Về môi trường

- Việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa cho cây trồng cạn sẽ giảm thất thoát nguồn nước, giảm nhu cầu nước tưới của cây trồng từ 35-50% so với phương pháp tưới truyền thống.

- Giảm ô nhiễm môi trường nhờ sử dụng hợp lý và tiết kiệm phân bón trong quá trình canh tác, sử dụng hiệu quả nguồn nước mặt, hạn chế cạn kiệt nguồn tài nguyên nước ngầm do khai thác quá mức, góp phần bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phần IV:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

I. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 2023-2025

1.1. Tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng mô hình khuyến nông ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa

- Năm 2024: Tổ chức 8 lớp, tập huấn xây dựng mô hình khuyến nông ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa cho cây lâu năm gồm: bưởi da xanh, cam, quýt đường, dừa xiêm. Cụ thể:

+ Tập huấn và xây dựng 02 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây bưởi da xanh bằng công nghệ tưới nhỏ giọt, tại xã Bình Hòa, huyệnTây Sơn; xã Nhơn Thọ, thị xã Hoài An Nhơn.

+ Tập huấn và xây dựng 04 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây cam, quýt đường bằng công nghệ tưới béc phun xoay, nhỏ giọt tại xã Tây Xuân, huyện Tây Sơn; xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh; phường Hoài Thanh Tây, thị xã Hoài Nhơn; xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn.

+ Tập huấn và xây dựng 02 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây dừa xiêm bằng công nghệ tưới nhỏ giọt tại xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân; xã Cát Hiệp, Phù Cát.

- Năm 2025: Tổ chức 7 lớp, tập huấn xây dựng mô hình khuyến nông ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa cho cây hàng năm và cây lâu năm. Cụ thể:

+ Tập huấn và xây dựng 03 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động cho cây rau, đậu các loại bằng công nghệ tưới béc phun sương, béc phun xoay tại xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn; xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ; phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn.

+ Tập huấn và xây dựng 02 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động cho cây lạc bằng công nghệ tưới béc phun xoay tại xã An Tân, huyện An Lão; xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ.

+ Tập huấn và xây dựng 02 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây xoài bằng công nghệ tưới nhỏ giọt, tại xã Cát Hanh, huyện Phù Cát; xã Bình Thành, huyện Tây Sơn.

- Năm 2026: tổ chức 8 lớp, tập huấn xây dựng mô hình khuyến nông ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa cho cây hàng năm và cây lâu năm. Cụ thể:

+ Tập huấn và xây dựng 02 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây mít thái bằng công nghệ tưới nhỏ giọt , tại xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ; phường Hoài Tân, thị xã Hoài Nhơn.

+ Tập huấn và xây dựng 01 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây ổi bằng công nghệ tưới nhỏ giọt tại xã Tây An, huyện Tây Sơn.

+ Tập huấn và xây dựng 05 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động cho cây ngô bằng công nghệ tưới béc phun xoay tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh; xã Bình Tường, huyện Tây Sơn; xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước; xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ; xã An Hòa, huyện An Lão.

1.2. Kế hoạch thực hiện các mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

Bảng 20: Xây dựng kế hoạch thực hiện các mô hình tưới theo từng năm

TT

Nội dung thực hiện

Địa điểm

Cơ quan thực hiện

Cơ quan phối hợp

Năm thực hiện

1

Tập huấn và xây dựng 02 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây bưởi da xanh bằng công nghệ tưới nhỏ giọt. Quy mô 01 ha/1 mô hình

Tây Sơn, thị xã An Nhơn

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định

Chi cục TT và BVTV, TT Dịch vụ Nông nghiệp, Phòng NN và PTNT các huyện, thị xã

2024

2

Tập huấn và xây dựng 04 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây cam, quýt đường bằng công nghệ tưới béc phun xoay, nhỏ giọt. Quy mô 01 ha/1 mô hình

Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, thị xã Hoài Nhơn, thị xã An Nhơn

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định

Chi cục TT và BVTV, TT Dịch vụ Nông nghiệp, Phòng NN và PTNT các huyện, thị xã

2024

3

Tập huấn và xây dựng 02 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây dừa xiêm bằng công nghệ tưới nhỏ giọt. Quy mô 01 ha/1 mô hình

Hoài Ân, Phù Cát

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định

Chi cục TT và BVTV, TT Dịch vụ Nông nghiệp, Phòng NN và PTNT các huyện, thị xã

2024

4

Tập huấn và xây dựng 03 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây rau, đậu các loại bằng công nghệ tưới béc phun sương, béc phun xoay. Quy mô 01 ha/1 mô hình

Thị xã An Nhơn, Phù Mỹ, thị xã Hoài Nhơn

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định

Chi cục TT và BVTV, TT Dịch vụ Nông nghiệp, Phòng NN và PTNT các huyện, thị xã

2025

5

Tập huấn và xây dựng 02 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây xoài bằng công nghệ tưới nhỏ giọt. Quy mô 01 ha/1 mô hình

Phù Cát, Tây Sơn

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định

Chi cục TT và BVTV, TT Dịch vụ Nông nghiệp, Phòng NN và PTNT các huyện, thị xã

2025

6

Tập huấn và xây dựng 02 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động cho cây lạc bằng công nghệ tưới béc phun xoay. Quy mô 01 ha/1 mô hình

An Lão, Phù Mỹ

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định

Chi cục TT và BVTV, TT Dịch vụ Nông nghiệp, Phòng NN và PTNT các huyện

2025

7

Tập huấn và xây dựng 02 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây mít thái bằng công nghệ tưới nhỏ giọt. Quy mô 01 ha/1 mô hình

Phù Mỹ, thị xã Hoài Nhơn

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định

Chi cục TT và BVTV, TT Dịch vụ Nông nghiệp, Phòng NN và PTNT các huyện, thị xã

2026

8

Tập huấn và xây dựng 05 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây ngô bằng công nghệ tưới béc phun xoay. Quy mô 01 ha/1 mô hình

Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Tuy Phước, Phù Mỹ, An Lão

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định

Chi cục TT và BVTV, TT Dịch vụ Nông nghiệp, Phòng NN và PTNT các huyện

2026

9

Tập huấn và xây dựng 01 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây ổi bằng công nghệ tưới nhỏ giọt. Quy mô 01 ha/1 mô hình

Tây Sơn

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định

Chi cục TT và BVTV, TT Dịch vụ Nông nghiệp, Phòng NN và PTNT các huyện, thị xã

2026

1.3. Thực hiện nhân rộng mô hình tưới tiên tiến tiết kiệm nước

Bảng 21: Kế hoạch diện tích tưới tiên tiến tiết kiệm nước đến năm 2025

Đơn vị tính: Ha

TT

Địa phương

Hiện trạng năm 2022

Đến năm 2025

Tăng so với 2022

Tổng

Cây HN

Cây LN

Tổng

Cây HN

Cây LN

Tổng cộng

4.719,8

4.471,0

248,8

5.965,9

5.153,1

812,8

1.246,1

1

H. An Lão

73,2

73,2

73,2

2

TX. An Nhơn

20,0

2,5

17,5

78,7

18,2

60,5

58,7

3

H. Hoài Ân

69,1

69,1

305,7

38,1

267,6

236,6

4

TX. Hoài Nhơn

118,4

44,0

74,4

217,6

67,8

149,8

99,2

5

H. Phù Mỹ

19,7

17,7

2,0

118,6

100,5

18,1

98,9

6

H. Phù Cát

2.408,9

2.404,9

4,0

2.466,9

2.432,9

34,0

58,0

7

H. Tây Sơn

2.012,1

1.932,5

79,6

2.545,9

2.269,9

276,0

533,8

8

H. Tuy Phước

30,0

30,0

30,0

9

H. Vân Canh

11,3

11,3

11,3

11,3

10

H. Vĩnh Thạnh

60,3

58,1

2,2

118,0

111,2

6,8

57,7

1.4. Tổng kết kế hoạch thực hiện Đề án

Tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án giai đoạn 2024 - 2025 trên cơ sở kết hợp với các chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, kênh mương nội đồng; chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đối với cây trồng cạn; chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ giai đoạn 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

2. Giai đoạn 2026-2030

- Duy trì diện tích tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn đến năm 2025 là 5.965,9 ha và định hướng đến năm 2030 là 10.502,3 ha, tăng thêm 4.536,4 ha. Tỷ lệ diện tích cây trồng cạn tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa đạt khoảng 40%.

- Tiếp tục nghiên cứu các công nghệ mới, để đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ mới về tưới tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa cho cây trồng cạn.

- Tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng đối với vùng trồng cây trồng cạn mở rộng và áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là cơ quan đầu mối phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nội dung của đề án theo kế hoạch. Hàng năm trên cơ sở kế hoạch đăng ký diện tích cây trồng cạn áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước của các huyện/thị xã/thành phố, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để hỗ trợ theo quy định của Quyết định số 44/2020/QĐ-UBND ngày 28/7/2020 của UBND tỉnh và Quyết định số 51/2023/QĐ-UBND ngày 21/8/2023 của UBND tỉnh Bình Định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 44/2020/QĐ-UBND ngày 28/7/2020 của UBND tỉnh.

- Hàng năm xây dựng các mô hình khuyến nông ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa; tổ chức các lớp tập huấn theo kế hoạch của Đề án.

- Định kỳ sơ tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện đề án. Kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung nội dung Đề án và chính sách hỗ trợ của tỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Trên cơ sở đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt, đề nghị của các cơ quan, đơn vị có liên quan, tham mưu đề xuất UBND tỉnh xem xét, phân bổ vốn đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách tỉnh để thực hiện Đề án.

3. Sở Tài chính

Trên cơ sở đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt, đề nghị của các cơ quan đơn vị có liên quan, tham mưu đề xuất UBND tỉnh phân bổ vốn sự nghiệp các Chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện Đề án. Bố trí ngân sách tỉnh để thực hiện các mô hình, tập huấn và hướng dẫn thực hành tưới tiên tiến tiết kiệm nước.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

Hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện xây dựng và phát triển thương hiệu đối với các sản phẩm cây trồng cạn có thế mạnh áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định của Nhà nước nhằm nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh các sản phẩm cây trồng cạn của tỉnh.

5. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ quảng bá và tiêu thụ sản phẩm cây trồng cạn của tỉnh.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các địa phương đề xuất mô hình tập trung ruộng đất, hình thành các vùng chuyên canh.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Căn cứ vào đề án tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa cho cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt xây dựng kế hoạch hàng năm triển khai các nội dung của đề án ở địa phương.

- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn hàng năm đăng ký diện tích cây trồng cạn áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; tổng hợp, trình UBND tỉnh hỗ trợ theo quy định của Quyết định số 44/2020/QĐ-UBND ngày 28/7/2020 của UBND tỉnh. Ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng (giao thông, thủy lợi, điện) đối với vùng trồng cây trồng cạn, áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Chỉ đạo các phòng ban của huyện, hỗ trợ UBND cấp xã, tuyên truyền, hướng dẫn người dân áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước và các thủ tục để được hưởng chính sách hỗ trợ của tỉnh.

Phần V:

KẾT LUẬN

- Đề án tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa cho cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh Bình Định được xây dựng trên cơ sở định hướng phát triển sản xuất trồng trọt của cả nước và Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2022-2025.

- Mục tiêu của đề án đến năm 2025 toàn tỉnh có khoảng 5.960 ha, trong đó khoảng 25% diện tích được tưới tự động hóa và định hướng đến năm 2030 có khoảng 10.500 ha, trong đó khoảng 40% diện tích được tưới tự động hóa diện tích cây trồng cạn chủ lực được tưới bằng công nghệ, kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Đề án là cơ sở triển khai có hiệu quả Quyết định số 44/2020/QĐ-UBND ngày 28/7/2020 của UBND tỉnh ban hành Quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Bình Định; Quyết định Sửa đổi, bổ sung số 51/2023/QĐ-UBND ngày 21/8/2023 của UBND tỉnh. Triển khai thực hiện Đề án “Tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa cho cây trồng cạn” trên địa bàn tỉnh Bình Định nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng cạn và phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.

- Áp dụng các công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng hiện đại sẽ khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước, đáp ứng được mục đích nguồn nước phục vụ đa mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh đối với các ngành nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ.


PHỤ LỤC

(Kèm theo Quyết định số 1336/QĐ-UBND ngày 16/4/2023 của UBND tỉnh)

Phụ lục 01

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT TỈNH BÌNH ĐỊNH
GIAI ĐOẠN 2015-2023

STT

Hạng mục

ĐVT

Hiện trạng qua các năm

Tăng, giảm 2023/2015

2015

2020

2023

Tổng số

Ha

176.163

162.127

160.831

-15.332

1

Cây hàng năm

Ha

156.420

144.668

144.016

-12.404

1.1

Cây lương thực có hạt

Ha

114.462

101.874

101.431

-13.031

a

Lúa cả năm

- Diện tích

Ha

105.747

94.149

92.757

-12.990

- Năng suất

Tạ/Ha

62,2

65,6

68,9

6,7

- Sản lượng

Tấn

657.820

617.273

638.840

-18.980

b

Cây ngô

- Diện tích

Ha

8.715

7.725

8.674

-41

- Năng suất

Tạ/ha

57,2

60,1

62,6

5,4

- Sản lượng

Tấn

49.820

46.392

54.317

4.497

1.2

Cây chất bột có củ

Ha

13.856

11.535

9.826

-4.030

a

Cây sắn

- Diện tích

Ha

13.581

11.358

9.627

-3.954

- Năng suất

Tạ/ha

246,0

272,6

281,5

35,5

- Sản lượng

Tấn

334.031

309.588

270.985

-63.046

b

Khoai lang

- Diện tích

Ha

275

177

199

-76

- Năng suất

Tạ/ha

52,3

58,9

60,5

8,2

- Sản lượng

Tấn

1.439

1.042

1.205

-234

1.3

Cây thực phẩm

Ha

15.076

17.942

18.373

3.297

a

Rau các loại

- Diện tích

Ha

13.252

16.021

16.486

3.234

- Năng suất

Tạ/ha

171,1

140,7

185,6

14,5

- Sản lượng

Tấn

226.716

289.880

306.036

79.320

b

Đậu các loại

- Diện tích

Ha

1.824

1.921

1.887

63

- Năng suất

Tạ/ha

13,5

9,5

17,1

3,6

- Sản lượng

Tấn

2.471

3.509

3.235

764

1.4

Cây công nghiệp ngắn ngày

Ha

13.026

13.317

14.386

1.360

a

Đậu tương

- Diện tích

Ha

149

74

74

-75

- Năng suất

Tạ/ha

22,2

23,6

22,6

0,4

- Sản lượng

Tấn

331

175

168

-163

b

Cây lạc

- Diện tích

Ha

8.713

9.842

10.988

2.275

- Năng suất

Tạ/ha

32,0

35,0

39,8

7,8

- Sản lượng

Tấn

27.892

34.477

43.683

15.791

c

Cây mía

- Diện tích

Ha

1.623

263

178

-1.445

- Năng suất

Tạ/ha

587,0

545,7

523,4

-63,6

- Sản lượng

Tấn

95.263

14.351

9.312

-85.951

d

Cây vừng

- Diện tích

Ha

2.236

2.893

2.932

696

- Năng suất

Tạ/ha

6,9

9,3

9,5

2,6

- Sản lượng

Tấn

1.545

2.696

2.785

1.240

đ

Cây cói

- Diện tích

Ha

286

229

208

-78

- Năng suất

Tạ/ha

67,7

70,5

71,6

3,9

- Sản lượng

Tấn

1.937

1.614

1.487

-450

e

Cây thuốc lá

- Diện tích

Ha

19

16

6,0

-13

- Năng suất

Tạ/ha

25,8

26,8

27,6

1,8

- Sản lượng

Tấn

49

42

17

-32

2

Cây lâu năm

Ha

19.743

17.460

16.815

-2.928

2.1

Cây công nghiệp lâu năm

Ha

15.923

13.537

12.641

-3.282

a

Cây chè

- Diện tích

Ha

20

8

8

-12

- Diện tích KD

Ha

18

6

6

-12

- Năng suất

Tạ/ha

15,0

16,7

18,3

3,3

- Sản lượng

Tấn

27

10

11

-16

b

Cây dừa

- Diện tích

Ha

9.204

9.216

9.353

149

- Diện tích KD

Ha

9.204

9.110

9.333

129

- Năng suất

Tạ/ha

108,8

113,7

119,3

10,5

- Sản lượng

Tấn

100.125

103.576

111.358

11.233

c

Cây điều

- Diện tích

Ha

6.042

3.703

2.722

-3.320

- Diện tích KD

Ha

6.042

3.678

2.722

-3.320

- Năng suất

Tạ/ha

6,8

7,1

7,1

0,3

- Sản lượng

Tấn

4.081

2.627

1.920

-2.161

d

Hồ tiêu

- Diện tích

Ha

657

610

558

-99

- Diện tích KD

Ha

428

532

488

60

- Năng suất

Tạ/ha

11,0

12,1

12,5

1,5

- Sản lượng

Tấn

470

644

613

143

2.2

Cây ăn quả

Ha

3.820

3.923

4.174

354

a

Cây chuối

- Diện tích

Ha

2.196

2.164

2.171

-25

- Diện tích KD

Ha

2.044

2.049

2.082

38

- Năng suất

Tạ/ha

97,5

100,5

106,3

8,8

- Sản lượng

Tấn

19.927

20.589

22.136

2.209

b

Cây cam (cây có múi,...)

- Diện tích

Ha

141

450

706

565

- Diện tích KD

Ha

102

209

371

269

- Năng suất

Tạ/ha

58,8

66,0

65,0

6,2

- Sản lượng

Tấn

602

1.385

2.414

1.812

c

Cây dứa

- Diện tích

Ha

145

51

46

-99

- Diện tích KD

Ha

130

41

36

-94

- Năng suất

Tạ/ha

58,0

58,5

60,8

2,8

- Sản lượng

Tấn

754

240

219

-535

d

Cây xoài

- Diện tích

Ha

1.338

1.258

1.251

-87

- Diện tích KD

Ha

1.267

1.258

1.214

-53

- Năng suất

Tạ/ha

43,2

45,8

45,3

2,1

- Sản lượng

Tấn

5.470

5.762

5.498

28

Phụ lục 02

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DIỆN TÍCH TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÂY TRỒNG CẠN ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Đơn vị tính: Ha

STT

Huyện

Hiện trạng năm 2022

Tổng diện tích tưới đến năm 2025

Tổng diện tích tưới đến năm 2030

Diện tích tưới tăng thêm phân theo giai đoạn

Tổng diện tích tưới tăng thêm

Giai đoạn 2024-2025

Giai đoạn 2026-2030

Tổng

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

4.719,8

5.965,9

10.502,3

5.782,5

1.246,1

586,8

659,3

4.536,4

*

Cây hàng năm

4.471,0

5.153,1

7.714,8

3.243,8

682,1

305,0

377,1

2.561,7

*

Cây lâu năm

248,8

812,8

2.787,5

2.538,7

564,0

281,8

282,2

1.974,7

A

Huyện Vĩnh Thạnh

60,3

118,0

243,9

183,6

57,7

26,9

30,8

125,9

I

Cây hàng năm

58,1

111,2

207,6

149,5

53,1

23,6

29,5

96,4

1

Xã Vĩnh Hòa

30,1

35,2

57,1

27,0

5,1

2,1

3,0

21,9

2

Xã Vĩnh Sơn

5,0

5,0

7,2

2,2

2,2

3

Xã Vĩnh Thuận

16,0

25,2

29,4

13,4

9,2

5,5

3,7

4,2

4

Xã Vĩnh Quang

7,0

17,9

43,8

36,8

10,9

5,0

5,9

25,9

5

Thị trấn Vĩnh Thạnh

5,0

8,0

8,0

5,0

2,0

3,0

3,0

6

Xã Vĩnh Hiệp

15,9

32,5

32,5

15,9

7,0

8,9

16,6

7

Xã Vĩnh Hảo

7,0

17,3

17,3

7,0

2,0

5,0

10,3

8

Xã Vĩnh Thịnh

12,3

12,3

12,3

II

Cây lâu năm

2,2

6,8

36,3

34,1

4,6

3,3

1,3

29,5

1

Xã Vĩnh Sơn

2,0

3,5

33,0

31,0

1,5

1,5

29,5

2

Xã Vĩnh Hảo

0,2

0,7

0,7

0,5

0,5

0,5

3

Xã Vĩnh Thịnh

2,6

2,6

2,6

2,6

1,3

1,3

B

Huyện Tây Sơn

2.012,1

2.545,9

4.683,9

2.671,8

533,8

247,5

286,3

2.138,0

I

Cây hàng năm

1.932,5

2.269,9

3.485,1

1.552,6

337,4

149,4

188,0

1.215,2

1

Xã Tây Thuận

176,9

205,9

304,4

127,5

29,0

11,0

18,0

98,5

2

Xã Tây Giang

105,0

120,0

311,6

206,6

15,0

7,0

8,0

191,6

3

Xã Bình Tường

10,0

20,0

80,0

70,0

10,0

5,0

5,0

60,0

4

Xã Bình Nghi

54,5

54,5

54,5

5

Xã Bình Thành

114,0

158,0

268,3

154,3

44,0

17,0

27,0

110,3

6

Xã Bình Tân

436,9

466,9

508,0

71,1

30,0

15,0

15,0

41,1

7

Xã Bình Hòa

2,0

2,0

2,0

8

Xã Bình Thuận

983,2

1.101,2

1.694,3

711,1

118,0

49,0

69,0

593,1

9

Xã Tây Bình

10,0

20,0

42,0

32,0

10,0

5,0

5,0

22,0

10

TT. Phú Phong

40,0

50,0

54,1

14,1

10,0

5,0

5,0

4,1

11

Xã Tây Vinh

10,0

26,4

26,4

10,0

5,0

5,0

16,4

12

Xã Tây An

20,0

26,9

26,9

20,0

10,0

10,0

6,9

13

Xã Tây Phú

41,4

112,6

112,6

41,4

20,4

21,0

71,2

II

Cây lâu năm

79,6

276,0

1.198,8

1.119,2

196,4

98,1

98,3

922,8

1

Xã Tây Xuân

28,0

41,3

41,3

13,3

13,3

5,0

8,3

2

Xã Bình Thành

13,3

13,3

163,4

150,1

150,1

3

Xã Bình Thuận

1,6

51,6

317,6

316,0

50,0

20,0

30,0

266,0

4

Xã Tây An

7,0

17,0

27,0

20,0

10,0

5,0

5,0

10,0

5

Xã Tây Giang

20,0

40,0

84,7

64,7

20,0

10,0

10,0

44,7

6

Xã Bình Nghi

9,7

29,7

67,0

57,3

20,0

10,0

10,0

37,3

7

Xã Vĩnh An

27,6

42,6

42,6

27,6

12,6

15,0

15,0

8

Xã Bình Tân

20,0

71,5

71,5

20,0

10,0

10,0

51,5

9

Xã Bình Hòa

20,5

59,3

59,3

20,5

20,5

38,8

10

Xã Bình Tường

15,0

97,5

97,5

15,0

5,0

10,0

82,5

11

Xã Tây Phú

167,7

167,7

167,7

12

Xã Tây Thuận

59,2

59,2

59,2

C

Huyện Hoài Ân

69,1

305,7

629,4

560,3

236,6

123,8

112,8

323,7

I

Cây hàng năm

38,1

87,7

87,7

38,1

20,6

17,5

49,6

1

Xã Ân Nghĩa

32,6

78,2

78,2

32,6

18,6

14,0

45,6

2

Xã Ân Phong

5,5

9,5

9,5

5,5

2,0

3,5

4,0

II

Cây lâu năm

69,1

267,6

541,7

472,6

198,5

103,2

95,3

274,1

1

Xã Ân Tường Đông

49,2

84,3

135,9

86,7

35,1

19,1

16,0

51,6

2

Xã Ân Tường Tây

16,4

22,4

25,0

8,6

6,0

3,0

3,0

2,6

3

Xã Ân Nghĩa

3,5

9,8

15,6

12,1

6,3

1,9

4,4

5,8

4

Xã Ân Hữu

20,0

135,4

135,4

20,0

10,0

10,0

115,4

5

Xã Ân Hảo Đông

37,8

58,6

58,6

37,8

18,9

18,9

20,8

6

Xã Ân Hảo Tây

31,3

62,7

62,7

31,3

17,3

14,0

31,4

7

Xã Ân Thạnh

34,0

47,9

47,9

34,0

19,0

15,0

13,9

8

Xã Ân Phong

28,0

60,6

60,6

28,0

14,0

14,0

32,6

D

Huyện An Lão

73,2

168,0

168,0

73,2

34,8

38,4

94,8

I

Cây hàng năm

73,2

168,0

168,0

73,2

34,8

38,4

94,8

1

Xã An Tân

26,2

51,4

51,4

26,2

12,8

13,4

25,2

2

Xã An Hòa

47,0

116,6

116,6

47,0

22,0

25,0

69,6

Đ

Thị xã Hoài Nhơn

118,4

217,6

288,2

169,8

99,2

56,0

43,2

70,6

I

Cây hàng năm

44,0

67,8

74,9

30,9

23,8

16,9

6,9

7,1

1

Phường Hoài Xuân

1,0

1,0

1,0

2

Phường Hoài Châu Bắc

12,4

12,4

12,4

3

Phường Hoài Mỹ

30,6

30,6

30,6

4

Phường Tam Quan

6,3

6,3

6,3

6,3

6,3

5

Phường Tam Quan Nam

15,8

22,9

22,9

15,8

8,9

6,9

7,1

6

Phường Hoài Thanh Tây

1,7

1,7

1,7

1,7

1,7

II

Cây lâu năm

74,4

149,8

213,3

138,9

75,4

39,1

36,3

63,5

1

Phường Hoài Thanh

5,0

24,6

33,9

28,9

19,6

11,6

8,0

9,3

2

Phường Hoài Hảo

33,1

48,3

55,3

22,2

15,2

7,5

7,7

7,0

3

Phường Bồng Sơn

6,8

6,8

6,8

4

Phường Hoài Thanh Tây

0,3

3,8

3,8

3,5

3,5

3,5

5

Phường Hoài Tân

29,2

29,2

29,2

6

Phường Hoài Đức

12,1

12,1

12,1

12,1

6,5

5,6

7

Xã Hoài Sơn

25,0

72,2

72,2

25,0

10,0

15,0

47,2

E

Huyện Phù Mỹ

19,7

118,6

694,1

674,4

98,9

34,1

64,8

575,5

I

Cây hàng năm

17,7

100,5

669,0

651,3

82,8

24,0

58,8

568,5

1

Xã Mỹ An

4,0

6,0

6,0

4,0

2,0

2,0

2,0

2

Xã Mỹ Chánh

15,0

80,0

80,0

15,0

5,0

10,0

65,0

3

Xã Mỹ Thành

6,0

10,0

10,0

6,0

3,0

3,0

4,0

4

Xã Mỹ Thọ

32,0

95,0

95,0

32,0

12,0

20,0

63,0

5

Xã Mỹ Chánh Tây

6,5

29,5

29,5

6,5

2,0

4,5

23,0

6

Xã Mỹ Trinh

67,5

67,5

67,5

7

Xã Mỹ Cát

14,1

14,1

14,1

8

Xã Mỹ Hiệp

34,1

34,1

34,1

9

Xã Mỹ Quang

12,0

12,0

40,0

28,0

28,0

10

Xã Mỹ Hòa

86,3

86,3

86,3

11

Xã Mỹ Thắng

50,0

50,0

50,0

12

Xã Mỹ Tài

5,7

25,0

156,5

150,8

19,3

19,3

131,5

II

Cây lâu năm

2,0

18,1

25,1

23,1

16,1

10,1

6,0

7,0

1

Xã Mỹ Châu

4,1

4,1

4,1

4,1

4,1

2

Xã Mỹ Hòa

2,0

14,0

21,0

19,0

12,0

6,0

6,0

7,0

G

Huyện Phù Cát

2.408,9

2.466,9

3.572,2

1.163,3

58,0

24,0

34,0

1.105,3

I

Cây hàng năm

2.404,9

2.432,9

2.921,0

516,1

28,0

14,0

14,0

488,1

1

TT Ngô Mây

4,1

4,1

17,7

13,6

13,6

2

Xã Cát Tân

6,0

6,0

21,6

15,6

15,6

3

Xã Cát Trinh

322,0

322,0

322,0

4

Xã Cát Tường

5,0

5,0

5,0

5,0

5,0

5

Xã Cát Nhơn

19,2

19,2

19,2

6

Xã Cát Hưng

15,0

70,1

70,1

15,0

5,0

10,0

55,1

7

Xã Cát Hải

210,5

210,5

210,5

8

Xã Cát Thành

21,6

21,6

21,6

9

Xã Cát Khánh

20,1

20,1

20,1

10

Xã Cát Minh

25,8

25,8

25,8

11

Xã Cát Tài

8,0

195,1

195,1

8,0

4,0

4,0

187,1

12

Xã Cát Lâm

363,5

363,5

363,5

13

Xã Cát Sơn

39,0

39,0

58,0

19,0

19,0

14

Xã Cát Hiệp

1.428,8

1.428,8

1.428,8

15

Xã Cát Hanh

31,0

31,0

111,1

80,1

80,1

16

Xã Cát Chánh

14,2

14,2

14,2

17

Xã Cát Thắng

16,7

16,7

16,7

II

Cây lâu năm

4,0

34,0

651,2

647,2

30,0

10,0

20,0

617,2

1

Xã Cát Hanh

4,0

19,0

90,0

86,0

15,0

5,0

10,0

71,0

2

Xã Cát Hiệp

15,0

156,3

156,3

15,0

5,0

10,0

141,3

3

Xã Cát Sơn

225,5

225,5

225,5

4

Xã Cát Lâm

103,0

103,0

103,0

5

Xã Cát Khánh

10,8

10,8

10,8

6

Xã Cát Trinh

65,6

65,6

65,6

H

Thị xã An Nhơn

20,0

78,7

139,3

119,3

58,7

24,7

34,0

60,6

I

Cây hàng năm

2,5

18,2

18,2

15,7

15,7

6,7

9,0

1

Xã Nhơn Thọ

2,5

9,2

9,2

6,7

6,7

6,7

2

Phường Nhơn Hưng

4,0

4,0

4,0

4,0

4,0

3

Xã Nhơn Hậu

5,0

5,0

5,0

5,0

5,0

II

Cây lâu năm

17,5

60,5

121,1

103,6

43,0

18,0

25,0

60,6

1

Xã Nhơn Thọ

9,1

19,1

24,5

15,4

10,0

5,0

5,0

5,4

2

Xã Nhơn Tân

8,4

8,4

8,4

3

Xã Nhơn An

15,0

44,0

44,0

15,0

5,0

10,0

29,0

4

Nhơn Phong

15,0

31,2

31,2

15,0

5,0

10,0

16,2

5

Xã Nhơn Hạnh

3,0

13,0

13,0

3,0

3,0

10,0

I

Huyện Tuy Phước

30,0

45,8

45,8

30,0

15,0

15,0

15,8

I

Cây hàng năm

30,0

45,8

45,8

30,0

15,0

15,0

15,8

1

Xã Phước Hiệp

30,0

45,8

45,8

30,0

15,0

15,0

15,8

K

Huyện Vân Canh

11,3

11,3

37,5

26,2

26,2

I

Cây hàng năm

11,3

11,3

37,5

26,2

26,2

1

TT. Vân Canh

11,3

11,3

14,2

2,9

2,9

2

Xã Canh Hiển

20,3

20,3

20,3

3

Xã Canh Hiệp

3,0

3,0

3,0

Phụ lục 03

DIỆN TÍCH TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÂY TRỒNG CẠN ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

STT

Loại cây trồng

Địa điểm (thôn/ khu phố)

(Phường)

Tổng diện tích đến năm 2030 (ha)

Hiện trạng 2022

Quy hoạch đến năm 2030

Kế hoạch (2024-2025)

Công nghệ áp dụng tưới tiết kiệm nước chính cho cây trồng

Nguồn nước tưới chính

2024- 2025

2026- 2030

2024

2025

Tổng cộng

10.502,3

4.719,8

1.246,1

4.536,4

586,8

659,3

-

Cây hàng năm

7.714,8

4.471,0

682,1

2.561,7

305,0

377,1

-

Cây lâu năm

2.787,5

248,8

564,0

1.974,7

281,8

282,2

A

Huyện Vĩnh Thạnh

243,9

60,3

57,7

125,9

26,9

30,8

I

Cây hàng năm

207,6

58,1

53,1

96,4

23,6

29,5

1

Xã Vĩnh Hòa

57,1

30,1

5,1

21,9

2,1

3,0

1.1

Cây ớt, lạc, ngô, rau các loại

Soi thôn M7

Vĩnh Hòa

8,9

8,9

Tưới phun xoay, phun mưa

Sông Kôn

1.2

Cây ớt, lạc, ngô, rau các loại

Soi thôn M8

Vĩnh Hòa

10,9

10,9

Tưới phun xoay, phun mưa

Sông Kôn, kênh N2 của hồ Hà Nhe

1.3

Cây ớt, lạc, ngô, rau các loại

Soi thôn Tiên Hòa

Vĩnh Hòa

10,3

10,3

Tưới phun xoay, phun mưa

Sông Kôn, kênh N1 của hồ Hà Nhe

1.4

Cây ớt, ngô, lạc, dưa hấu…

Tiên An

Vĩnh Hòa

27,0

5,1

21,9

2,1

3,0

Tưới phun xoay, phun mưa

Bàu Hữu, sông Kôn, kênh N2, suối Hà Nhe

2

Xã Vĩnh Sơn

7,2

5,0

2,2

2.1

Dâu tây, măng tây

K2

Vĩnh Sơn

0,1

0,1

Nhỏ giọt

Hồ A

2.2

Rau an toàn

K3

Vĩnh Sơn

4,9

4,9

Béc phun sương

Hồ A, giếng khoan

2.3

Rau các loại

Suối Đá

Vĩnh Sơn

2,2

2,2

Nhỏ giọt, béc phun sương

Suối Đá

3

Xã Vĩnh Thuận

29,4

16,0

9,2

4,2

5,5

3,7

3.1

Bí đỏ,dưa hấu,ớt

Khu làng 2,3

Vĩnh Thuận

6,5

6,5

Tưới nhỏ giọt, phun xoay, phun mưa

Suối Xem

3.2

Bí đỏ,dưa hấu,ớt

Khu làng 3,6

Vĩnh Thuận

4,5

4,5

Tưới nhỏ giọt, phun xoay, phun mưa

Suối Xem

3.3

Bí đỏ,dưa hấu,ớt

Khu làng 1,2,4,8

Vĩnh Thuận

5,0

5,0

Tưới nhỏ giọt, phun xoay, phun mưa

Suối Xem

3.4

Bí đỏ,dưa hấu,ớt

Khu làng 2,3

Vĩnh Thuận

5,5

5,5

5,5

Tưới nhỏ giọt, phun xoay, phun mưa

Suối Xem

3.5

Bí đỏ,dưa hấu,ớt

Khu làng 3,6

Vĩnh Thuận

3,7

3,7

3,7

Tưới nhỏ giọt, phun xoay, phun mưa

Suối Xem

3.6

Bí đỏ,dưa hấu,ớt

Khu làng 1,2,4,8

Vĩnh Thuận

4,2

4,2

Tưới nhỏ giọt, phun xoay, phun mưa

Suối Xem

4

Xã Vĩnh Quang

43,8

7,0

10,9

25,9

5,0

5,9

4.1

Lạc, ngô, cỏ chăn nuôi

Định Trường

Vĩnh Quang

4,0

4,0

Tưới phun xoay, phun mưa

Suối Xem

4.2

Lạc, ngô, cỏ chăn nuôi

Định Xuân

Vĩnh Quang

3,0

3,0

Tưới phun xoay, phun mưa

Sông Kôn

4.3

Lạc, ngô, cỏ chăn nuôi

Định Trường

Vĩnh Quang

19,3

5,9

13,4

5,9

Tưới phun xoay, phun mưa

Suối Xem

4.4

Lạc, ngô, cỏ chăn nuôi

Định Quang

Vĩnh Quang

2,7

2,7

2,7

Tưới phun xoay, phun mưa

Sông Kôn

4.5

Lạc, ngô, cỏ chăn nuôi

Định Xuân

Vĩnh Quang

14,8

2,3

12,5

2,3

Tưới phun xoay, phun mưa

Suối Xem

5

Thị trấn Vĩnh Thạnh

8,0

5,0

3,0

2,0

3,0

5.1

Cây ớt, ngô, lạc, dưa hấu…

Suối Xem khu phố Định Bình

Thị trấn Vĩnh Thạnh

8,0

5,0

3,0

2,0

3,0

Tưới phun xoay, phun mưa

Suối Xem

6

Xã Vĩnh Hiệp

32,5

15,9

16,6

7,0

8,9

6.1

Dưa, ớt, mì

Soi Mồ Côi (Vĩnh Cửu)

Vĩnh Hiệp

19,4

5,0

14,4

2,0

3,0

Tưới phun xoay, phun mưa

Sông Kôn

6.2

Lạc,ngô,dưa hấu,mè, cỏ

Đồng Bằng Lăng (Vĩnh Thọ)

Vĩnh Hiệp

10,9

10,9

5,0

5,9

Tưới phun xoay, phun mưa

Sông Kôn

6.3

Lạc,ngô,dưa hấu,mè, cỏ

Vĩnh Phúc

Vĩnh Hiệp

2,2

2,2

Tưới phun xoay, phun mưa

Sông Kôn

7

Xã Vĩnh Hảo

17,3

7,0

10,3

2,0

5,0

7.1

Bí đỏ, dưa hấu, ớt

Định Nhất

Vĩnh Hảo

8,3

5,0

3,3

2,0

3,0

Tưới phun xoay, phun mưa

Sông Kôn

7.2

Bí đỏ, dưa hấu, ớt

Định Trị

Vĩnh Hảo

9,0

2,0

7,0

2,0

Tưới phun xoay, phun mưa

Sông Kôn

8

Xã Vĩnh Thịnh

12,3

12,3

8.1

Lạc, ngô, mè, sắn

Vĩnh Trường

Vĩnh Thịnh

3,8

3,8

Nhỏ giọt, Tưới phun xoay, phun mưa

Sông Kôn

8.2

Lạc, ngô, mè, sắn

Vĩnh Hòa

Vĩnh Thịnh

8,5

8,5

Nhỏ giọt, Tưới phun xoay, phun mưa

Sông Kôn

II

Cây lâu năm

36,3

2,2

4,6

29,5

3,3

1,3

1

Xã Vĩnh Sơn

33,0

2,0

1,5

29,5

1,5

1.1

Sầu riêng, mắc ca

K2

Vĩnh Sơn

1,0

1,0

Nhỏ giọt

Ao hồ

1.2

Nhãn, bưởi

K3

Vĩnh Sơn

1,0

1,0

Nhỏ giọt

Suối DLiêng

1.3

Mắc ca

Suối Đá

Vĩnh Sơn

8,1

1,5

6,6

1,5

Tưới nhỏ giọt, phun xoay

Suối Đá

1.4

Mắc ca, cà phê

Suối Đá

Vĩnh Sơn

2,0

2,0

Tưới nhỏ giọt, phun xoay

Suối Đá

1.5

Mắc ca

K8

Vĩnh Sơn

5,8

5,8

Tưới nhỏ giọt, phun xoay

Ao, hồ, giếng đào

1.6

Mắc ca, sầu riêng, bơ

K8

Vĩnh Sơn

4,4

4,4

Tưới nhỏ giọt, phun xoay

Ao

1.7

Bưởi, cam, sầu riêng, bơ

Suối Đá Suối Lơ- Pin

Vĩnh Sơn

6,6

6,6

Tưới nhỏ giọt, phun xoay

Suối Đá

1.8

Bưởi, cam, sầu riêng, bơ

K8

Vĩnh Sơn

4,1

4,1

Tưới nhỏ giọt, phun xoay

Ao, hồ, giếng đào

2

Xã Vĩnh Hảo

0,7

0,2

0,5

0,5

2.1

Mít

Định Tam

Vĩnh Hảo

0,2

0,2

Nhỏ giọt

Giếng khoan

2.2

Bưởi

Định Trị

Vĩnh Hảo

0,5

0,5

0,5

Nhỏ giọt

Giếng khoan

3

Xã Vĩnh Thịnh

2,6

2,6

1,3

1,3

3.1

Mít

Vĩnh Trường

Vĩnh Thịnh

1,3

1,3

1,3

Nhỏ giọt

Giếng khoan

3.2

Mãng cầu, dừa xiêm

Vĩnh Trường

Vĩnh Thịnh

1,3

1,3

1,3

Nhỏ giọt

Giếng khoan

B

Huyện Tây Sơn

4.683,9

2.012,1

533,8

2.138,0

247,5

286,3

I

Cây hàng năm

3.485,1

1.932,5

337,4

1.215,2

149,4

188,0

1

Xã Tây Thuận

304,4

176,9

29,0

98,5

11,0

18,0

1.1

Cây ớt, lạc, ngô, dưa hấu…

Thượng Sơn

Tây Thuận

54,3

36,4

5,0

12,9

2,0

3,0

Tưới phun sương, phun mưa, nhỏ giọt

Kênh tưới Thượng Sơn

1.2

Cây ớt, lạc, ngô, dưa hấu…

Trung Sơn

Tây Thuận

40,8

25,2

8,0

7,6

3,0

5,0

Tưới phun sương, phun mưa, nhỏ giọt

Kênh tưới Thượng Sơn

1.3

Cây ớt, lạc, ngô, dưa hấu…

Tiên Thuận

Tây Thuận

105,5

58,7

8,0

38,8

3,0

5,0

Tưới phun sương, phun mưa, nhỏ giọt

Sông Kôn

1.4

Cây ớt, lạc, ngô, dưa hấu…

Hòa Thuận

Tây Thuận

103,8

56,6

8,0

39,2

3,0

5,0

Tưới phun sương, phun mưa, nhỏ giọt

Sông Kôn

2

Xã Tây Giang

311,6

105,0

15,0

191,6

7,0

8,0

2.1

Lạc, ngô, mè

Hữu Giang

Tây Giang

50,0

50,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Sông Kôn

2.2

Lạc, ngô, mè

Nam Giang

Tây Giang

47,0

31,0

5,0

11,0

2,0

3,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Suối Ba La, Kênh Thượng Sơn

2.3

Lạc, ngô, mè

Tả Giang 2

Tây Giang

138,8

9,0

129,8

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Suối Ba La, Kênh Thượng Sơn

2.4

Lạc, ngô, mè

Thượng Giang 1

Tây Giang

75,8

15,0

10,0

50,8

5,0

5,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Kênh Thượng Sơn

3

Xã Bình Tường

80,0

10,0

10,0

60,0

5,0

5,0

3.1

Rau củ quả

Hòa Trung

Bình Tường

10,0

10,0

Béc phun sương, nhỏ giọt

Sông Kôn, giếng khoan

3.2

Lạc, ngô

Hòa Hiệp

Bình Tường

41,0

10,0

31,0

5,0

5,0

Béc phun xoay

Kênh Thượng Sơn, ao

3.3

Lạc, ngô

Hòa Sơn

Bình Tường

29,0

29,0

Béc phun xoay

Kênh Thượng Sơn

4

Xã Bình Nghi

54,5

54,5

4.1

Lạc, ngô, mè, ớt, dưa hấu

Thủ Thiện Hạ

Bình Nghi

54,5

54,5

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Đập dâng Phú Phong, sông Kôn

5

Xã Bình Thành

268,3

114,0

44,0

110,3

17,0

27,0

5.1

Cây lạc, ngô, mè, dưa hấu..

Kiên Long

Bình Thành

25,0

15,0

4,0

6,0

2,0

2,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Kênh Thuận Ninh

5.2

Cây lạc, ngô, mè, dưa hấu..

Kiên Ngãi

Bình Thành

102,4

10,0

15,0

77,4

5,0

10,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Kênh Thuận Ninh

5.3

Cây lạc, ngô, mè, dưa hấu..

Phú Lạc

Bình Thành

125,9

89,0

15,0

21,9

5,0

10,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Kênh Thuận Ninh, Văn Phong

5.4

Cây tràm

Kiên Long,Kiên Ngãi, An Dõng

Bình Thành

15,0

10,0

5,0

5,0

5,0

Nhỏ giọt

Kênh Thuận Ninh

6

Xã Bình Tân

508,0

436,9

30,0

41,1

15,0

15,0

6.1

Cây lạc, ngô, mè…

An Hội

Bình Tân

91,2

50,6

20,0

20,6

10,0

10,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Kênh Thuận Ninh, Sông Quéo

6.2

Cây lạc, ngô, mè…

Mỹ Thạch

Bình Tân

69,8

69,8

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Sông Quéo

6.3

Cây lạc, ngô, mè…

Phú Hưng

Bình Tân

71,0

71,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Kênh Thuận Ninh, kênh Văn Phong

6.4

Cây lạc, ngô, mè…

M6

Bình Tân

20,9

20,9

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Kênh Đồng Đồn

6.5

Cây lạc, ngô, mè…

Thuận Ninh

Bình Tân

5,5

5,5

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Kênh Thuận Ninh, Sông Quéo

6.6

Cây lạc, ngô, mè…

Thuận Hòa

Bình Tân

28,8

28,8

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Kênh Văn Phong, Sông Quéo

6.7

Cây lạc, ngô, mè…

Khu dân cư, đất vườn thừa

Bình Tân

190,3

190,3

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Giếng khoan, giếng đào

6.8

Nông nghiệp ứng dụng CNC

Mỹ Thạch

Bình Tân

30,5

10,0

20,5

5,0

5,0

Tưới phun sương, phun xoay

Kênh Thuận Ninh

7

Xã Bình Hòa

2,0

2,0

7.1

Ớt

Vĩnh Lộc

Bình Hòa

2,0

2,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Giếng khoan

8

Xã Bình Thuận

1.694,3

983,2

118,0

593,1

49,0

69,0

8.1

Cây lạc, ngô, mè, dưa hấu..

Hòa Mỹ

Bình Thuận

119,9

99,5

10,0

10,4

5,0

5,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Kênh Thuận Ninh

8.2

Cây lạc, ngô, mè, dưa hấu..

Thuận Hạnh

Bình Thuận

73,2

65,2

8,0

4,0

4,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Kênh Văn Phong

8.3

Cây lạc, ngô, mè, dưa hấu..

Thuận Hiệp

Bình Thuận

593,1

179,7

35,0

378,4

15,0

20,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Kênh Văn Phong

8.4

Cây lạc, ngô, mè, dưa hấu..

Thuận Nhứt

Bình Thuận

352,7

228,7

35,0

89,0

15,0

20,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Kênh Thuận Ninh

8.5

Cây lạc, ngô, mè, dưa hấu..

Khu dân cư, đất vườn thừa

Bình Thuận

181,4

181,4

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Giếng khoan, giếng đào

8.6

Cây lạc, ngô, mè, dưa hấu..

Thuận Truyền

Bình Thuận

276,2

228,7

15,0

32,5

5,0

10,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Kênh Văn Phong

8.7

Nông nghiệp ứng dụng CNC

Hòa Mỹ, Thuận Nhứt

Bình Thuận

97,8

15,0

82,8

5,0

10,0

Tưới phun sương, phun xoay

Kênh Thuận Ninh

9

Xã Tây Bình

42,0

10,0

10,0

22,0

5,0

5,0

9.1

Ngô, lạc

An Chánh

Tây Bình

42,0

10,0

10,0

22,0

5,0

5,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Kênh Văn Phong

10

TT. Phú Phong

54,1

40,0

10,0

4,1

5,0

5,0

10.1

Ngô, lạc

Hòa Lạc

TT. Phú Phong

8,0

8,0

Tưới phun sương, phun xoay, nhỏ giọt

Suối Nước Gộp, sông Kút

10.2

Rau

Thuận Nghĩa

TT. Phú Phong

46,1

32,0

10,0

4,1

5,0

5,0

Tưới phun sương, phun xoay

Kênh tưới Văn Phong

11

Xã Tây Vinh

26,4

10,0

16,4

5,0

5,0

11.1

Cây cỏ + cây trồng khác

An Vinh 1,2

Tây Vinh

26,4

10,0

16,4

5,0

5,0

Tưới phun sương, phun xoay

Mương Du Lâm

12

Xã Tây An

26,9

20,0

6,9

10,0

10,0

12.1

Rau các loại

Đại Chí

Tây An

10,0

10,0

5,0

5,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Kênh Văn Phong

12.2

Cây lạc + ngô…

Đồng Quy

Tây An

16,9

10,0

6,9

5,0

5,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Kênh Văn Phong

13

Xã Tây Phú

112,6

41,4

71,2

20,4

21,0

13.1

Cây sả

Phú Lâm

Tây Phú

71,6

15,0

56,6

5,0

10,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Kênh Lộc Giang

13.2

Lạc, ngô, mè

Phú Thịnh

Tây Phú

20,6

12,0

8,6

6,0

6,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Sông Kút

13.3

Lạc, ngô, mè

Phú Mỹ

Tây Phú

16,0

10,0

6,0

5,0

5,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Kênh Lộc Giang

13.4

Lạc, ngô, mè

Phú Mỹ và Phú Thọ

Tây Phú

4,4

4,4

4,4

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Sông Kút

II

Cây lâu năm

1.198,8

79,6

196,4

922,8

98,1

98,3

1

Xã Tây Xuân

41,3

28,0

13,3

5,0

8,3

1.1

Cây ăn quả

Đồng Sim

Tây Xuân

41,3

28,0

13,3

5,0

8,3

Béc phun xoay

Suối Đồng Sim

2

Xã Bình Thành

163,4

13,3

150,1

2.1

Cây ăn quả

An Dõng

Bình Thành

11,0

2,0

9,0

Tưới nhỏ giọt, phun xoay

Đập dâng Văn Phong

2.2

Cây ăn quả

Kiên Long

Bình Thành

36,1

10,0

26,1

Tưới nhỏ giọt, phun xoay

Kênh Thuận Ninh

2.3

Cây ăn quả

Phú Lạc

Bình Thành

116,3

1,3

115,0

Tưới nhỏ giọt, phun xoay

Kênh Thuận Ninh

3

Xã Bình Thuận

317,6

1,6

50,0

266,0

20,0

30,0

3.1

Cây Mai

Hòa Mỹ

Bình Thuận

0,5

0,5

Tưới phun sương, phun xoay

Giếng khoan,giếng đào

3.2

Cây Mai

Thuận Hạnh

Bình Thuận

0,3

0,3

Tưới phun sương, phun xoay

Giếng khoan,giếng đào

3.3

Cây Mai

Thuận Nhứt

Bình Thuận

0,2

0,2

Tưới phun sương, phun xoay

Giếng khoan,giếng đào

3.4

Cây Mai

Thuận Truyền

Bình Thuận

0,6

0,6

Tưới phun sương, phun xoay

Giếng khoan,giếng đào

3.5

Cây ăn quả

Hòa Mỹ, Thuận Nhứt

Bình Thuận

316,0

50,0

266,0

20,0

30,0

Tưới nhỏ giọt, phun xoay

Kênh Thuận Ninh

4

Xã Tây An

27,0

7,0

10,0

10,0

5,0

5,0

4.1

Cây ăn quả

Đồng Quy

Tây An

22,0

2,0

10,0

10,0

5,0

5,0

Tưới phun xoay, nhỏ giọt

Giéng khoan

4.2

Cây ăn quả

Trà Sơn

Tây An

5,0

5,0

Tưới phun xoay, nhỏ giọt

Giéng khoan, ao, hồ

5

Xã Tây Giang

84,7

20,0

20,0

44,7

10,0

10,0

5.1

Cây ăn quả

Nam Giang

Tây Giang

62,7

20,0

20,0

22,7

10,0

10,0

Tưới nhỏ giọt, phun xoay

Kênh tưới Thượng Sơn

5.2

Cây ăn quả

Hữu Giang

Tây Giang

22,0

22,0

Tưới nhỏ giọt, phun xoay

Sông Kôn, Suối Đá

6

Xã Bình Nghi

67,0

9,7

20,0

37,3

10,0

10,0

6.1

Cây ăn quả

4

Bình Nghi

67,0

9,7

20,0

37,3

10,0

10,0

Tưới nhỏ giọt, phun xoay

Suối ông Hiếng

7

Xã Vĩnh An

42,6

27,6

15,0

12,6

15,0

7.2

Cây ăn quả

Làng Kon Giọt 1

Vĩnh An

12,6

12,6

12,6

Tưới nhỏ giọt, phun xoay

Đập dâng Thác Đổ, Suối Thác Đổ

7.3

Cây ăn quả

Làng Kon Mon

Vĩnh An

30,0

15,0

15,0

15,0

Tưới nhỏ giọt, phun xoay

Đập dâng Thác Đổ, Suối Thác Đổ

8

Xã Bình Tân

71,5

20,0

51,5

10,0

10,0

8.1

Cây ăn quả

Mỹ Thạch

Bình Tân

71,5

20,0

51,5

10,0

10,0

Tưới nhỏ giọt, phun xoay

Kênh Thuận Ninh

9

Xã Bình Hòa

59,3

20,5

38,8

20,5

9.1

Cây ăn quả

Kiên Thạnh,Vâ n Tường

Bình Hòa

20,5

20,5

20,5

Tưới nhỏ giọt, phun xoay

Giếng khoan

9.2

Cây ăn quả

Kiên Thạnh

Bình Hòa

38,8

38,8

Tưới nhỏ giọt, phun xoay

Giếng khoan

10

Xã Bình Tường

97,5

15,0

82,5

5,0

10,0

10.1

Cây ăn quả

Hòa Hiệp

Bình Tường

97,5

15,0

82,5

5,0

10,0

Tưới nhỏ giọt, phun xoay

Kênh Thượng Sơn

11

Xã Tây Phú

167,7

167,7

11.1

Cây ăn quả

Phú Lâm, Phú Mỹ, Phú Thọ

Tây Phú

167,7

167,7

Tưới nhỏ giọt, phun xoay

Kênh Lộc Giang

12

Xã Tây Thuận

59,2

59,2

12.1

Cây ăn quả

Thượng Sơn

Tây Thuận

27,4

27,4

Tưới nhỏ giọt, phun xoay

Kênh Thượng Sơn

12.2

Cây ăn quả

Trung Sơn

Tây Thuận

22,8

22,8

Tưới nhỏ giọt, phun xoay

Kênh Thượng Sơn

12.3

Cây ăn quả

Hòa Thuận

Tây Thuận

9,0

9,0

Tưới nhỏ giọt, phun xoay

Kênh Thượng Sơn

C

Huyện Hoài Ân

629,4

69,1

236,6

323,7

123,8

112,8

I

Cây hàng năm

87,7

38,1

49,6

20,6

17,5

1

Xã Ân Nghĩa

78,2

32,6

45,6

18,6

14,0

1.1

Dưa hấu, ớt

Nghĩa Nhơn

Ân Nghĩa

4,6

4,6

4,6

Tưới phun sương, phun xoay, nhỏ giọt

Suối Tem

1.2

Ngô, dưa hấu, ớt, đu đủ, dâu tằm

Nhơn Sơn

Ân Nghĩa

45,7

10,0

35,7

5,0

5,0

Tưới phun sương, phun xoay, nhỏ giọt

Sông Nước Lương

1.3

Ngô, dưa hấu, ớt, đu đủ

Kim Sơn

Ân Nghĩa

9,4

6,0

3,4

3,0

3,0

Tưới phun sương, phun xoay, nhỏ giọt

Sông Kim Sơn

1.4

Ngô, dưa hấu, ớt, đu đủ

Bình Sơn

Ân Nghĩa

6,0

4,0

2,0

2,0

2,0

Tưới phun sương, phun xoay, nhỏ giọt

Sông Nghĩa Điền

1.5

Ngô, dưa hấu, ớt, đu đủ

Phú Ninh

Ân Nghĩa

12,5

8,0

4,5

4,0

4,0

Tưới phun sương, phun xoay, nhỏ giọt

Sông Kim Sơn

2

Xã Ân Phong

9,5

5,5

4,0

2,0

3,5

2.1

Rau các loại

An Chiểu

Ân Phong

2,0

2,0

2,0

Tưới phun sương, phun xoay, nhỏ giọt

Giếng khoan

2.2

Rau các loại

Linh Chiểu

Ân Phong

7,5

3,5

4,0

3,5

Tưới phun sương, phun xoay, nhỏ giọt

Giếng khoan

II

Cây lâu năm

541,7

69,1

198,5

274,1

103,2

95,3

1

Xã Ân Tường Đông

135,9

49,2

35,1

51,6

19,1

16,0

1.1

Mít Thái

Lộc Giang

Ân Tường Đông

19,0

19,0

Nhỏ giọt

Giếng khoan

1.2

Bưởi Da Xanh

Lộc Giang

Ân Tường Đông

7,6

2,5

5,1

5,1

Nhỏ giọt

Giếng khoan

1.3

Bưởi Da Xanh, tiêu, dừa…

Thạch Long 1

Ân Tường Đông

77,0

18,4

15,0

43,6

7,0

8,0

Nhỏ giọt

Giếng khoan

1.4

Bưởi Da Xanh, bơ

Diêu Tường

Ân Tường Đông

32,3

9,3

15,0

8,0

7,0

8,0

Nhỏ giọt

Giếng khoan

2

Xã Ân Tường Tây

25,0

16,4

6,0

2,6

3,0

3,0

2.1

Chè

Tân Thịnh

Ân Tường Tây

18,4

9,8

6,0

2,6

3,0

3,0

Béc phun xoay

Hồ Hóc Cho

2.2

Bưởi Da Xanh

Tân Thịnh

Ân Tường Tây

6,6

6,6

Tưới phun xoay, nhỏ giọt

Hồ Hóc Cho

3

Xã Ân Nghĩa

15,6

3,5

6,3

5,8

1,9

4,4

3.1

Bưởi Da Xanh, mít, sầu riêng, dừa

Phú Ninh

Ân Nghĩa

3,5

3,5

Nhỏ giọt

Giếng khoan

3.2

Bưởi Da Xanh, mít

Nghĩa Nhơn

Ân Nghĩa

1,2

1,2

1,2

Tưới phun xoay, nhỏ giọt

Suối Tem

3.3

Bưởi Da Xanh, dừa

Nhơn Sơn

Ân Nghĩa

4,6

2,0

2,6

2,0

Tưới phun xoay, nhỏ giọt

Sông Nước Lương

3.4

Mít, dừa

Kim Sơn

Ân Nghĩa

2,4

2,4

2,4

Tưới phun xoay, nhỏ giọt

Sông Kim Sơn

3.5

Bưởi Da Xanh

Phú Ninh

Ân Nghĩa

3,2

3,2

Tưới phun xoay, nhỏ giọt

Giếng khoan

3.6

Bưởi Da Xanh

Kim Sơn

Ân Nghĩa

0,7

0,7

0,7

Tưới phun xoay, nhỏ giọt

Sông Kim Sơn

4

Xã Ân Hữu

135,4

20,0

115,4

10,0

10,0

4.1

Bưởi Da Xanh

Phú Văn 1

Ân Hữu

30,0

10,0

20,0

5,0

5,0

Nhỏ giọt

Sông Nước Lương

4.2

Bưởi Da Xanh

Phú Văn 2

Ân Hữu

39,0

10,0

29,0

5,0

5,0

Nhỏ giọt

Suối Da Rừng

4.3

Bưởi Da Xanh

Hà Đông

Ân Hữu

7,4

7,4

Nhỏ giọt

Giếng khoan

4.4

Bưởi Da Xanh

Xuân Sơn

Ân Hữu

59,0

59,0

Nhỏ giọt

Sông Kim Sơn

5

Xã Ân Hảo Đông

58,6

37,8

20,8

18,9

18,9

5.1

Bưởi Da Xanh

Bình Hòa Bắc,Bình Hòa Nam

Ân Hảo Đông

19,3

10,0

9,3

5,0

5,0

Nhỏ giọt

Sông An Lão

5.2

Bưởi Da Xanh

Cảm Đức

Ân Hảo Đông

5,0

5,0

5,0

Nhỏ giọt

Giếng khoan

5.3

Bưởi Da Xanh

Vạn Hòa

Ân Hảo Đông

13,9

8,9

5,0

3,9

5,0

Nhỏ giọt

Giếng khoan

5.4

Bưởi Da Xanh

Hội Long

Ân Hảo Đông

2,2

2,2

2,2

Nhỏ giọt

Giếng khoan

5.5

Bưởi Da Xanh

Hội Trung

Ân Hảo Đông

10,7

7,7

3,0

3,0

4,7

Nhỏ giọt

Hồ Hội Long

5.6

Bưởi Da Xanh

Phước Bình

Ân Hảo Đông

7,5

4,0

3,5

2,0

2,0

Nhỏ giọt

Sông An Lão

6

Xã Ân Hảo Tây

62,7

31,3

31,4

17,3

14,0

6.1

Bưởi Da Xanh, dừa Xiêm

Tân Sơn

Ân Hảo Tây

14,3

10,0

4,3

5,0

5,0

Nhỏ giọt

Sông An Lão

6.2

Bưởi Da Xanh, dừa Xiêm

Vạn Trung

Ân Hảo Tây

33,0

10,0

23,0

5,0

5,0

Nhỏ giọt

Sông An Lão

6.3

Bưởi Da Xanh

Vạn Trung

Ân Hảo Tây

12,1

8,0

4,1

4,0

4,0

Nhỏ giọt

Hồ Đập Chùa

6.4

Bưởi Da Xanh

Châu Sơn

Ân Hảo Tây

3,3

3,3

3,3

Nhỏ giọt

Giếng khoan

7

Xã Ân Thạnh

47,9

34,0

13,9

19,0

15,0

7.1

Bưởi Da Xanh, dừa Xiêm

Thế Thạnh 2

Ân Thạnh

10,6

5,0

5,6

5,0

Nhỏ giọt

Sông Kim Sơn

7.2

Bưởi Da Xanh, tiêu, sa-pô-chê

Thế Thạnh 2

Ân Thạnh

6,9

6,9

6,9

Nhỏ giọt

Giếng khoan

7.3

Bưởi Da Xanh, dừa Xiêm

An Thường 2

Ân Thạnh

14,2

10,0

4,2

5,0

5,0

Nhỏ giọt

Sông Kim Sơn

7.4

Bưởi Da Xanh

Hội An

Ân Thạnh

14,1

10,0

4,1

5,0

5,0

Nhỏ giọt

Hồ Hóc Chuối

7.5

Bưởi Da Xanh, Mít Thái

An Thường 1

Ân Thạnh

0,7

0,7

0,7

Nhỏ giọt

Giếng khoan

7.6

Bơ, ổi

An Thường 1

Ân Thạnh

1,4

1,4

1,4

Nhỏ giọt

Giếng khoan

8

Xã Ân Phong

60,6

28,0

32,6

14,0

14,0

8.1

Bưởi Da Xanh

An Hậu

Ân Phong

11,3

8,0

3,3

4,0

4,0

Nhỏ giọt

Giếng khoan

8.2

Bưởi Da Xanh

An Đôn

Ân Phong

16,8

10,0

6,8

5,0

5,0

Nhỏ giọt

Giếng khoan

8.3

Bưởi Da Xanh, Quýt đường

An Hòa

Ân Phong

32,5

10,0

22,5

5,0

5,0

Nhỏ giọt

Giếng khoan

D

Huyện An Lão

168,0

73,2

94,8

34,8

38,4

I

Cây hàng năm

168,0

73,2

94,8

34,8

38,4

1

Xã An Tân

51,4

26,2

25,2

12,8

13,4

1.1

Ngô, lạc

Thanh Sơn

An Tân

23,3

8,0

15,3

4,0

4,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Sông An Lão

1.2

Ngô, lạc

Tân Lộc

An Tân

4,8

4,8

4,8

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Giếng khoan, ao, hồ

1.3

Dâu tằm

Tân Am

An Tân

13,4

8,0

5,4

4,0

4,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Sông An Lão

1.4

Ngô, lạc

Thuận Hòa

An Tân

5,4

5,4

5,4

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Sông An Lão

1.5

Ngô, lạc

Thuận An

An Tân

4,5

4,5

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Giếng khoan, ao, hồ

2

Xã An Hòa

116,6

47,0

69,6

22,0

25,0

2.1

Ngô, dâu tằm, lạc, đậu các loại

Trà Cong

An Hòa

22,6

14,0

8,6

7,0

7,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Sông An Lão

2.2

Ngô, dâu tằm, lạc, đậu các loại

Vạn Xuân

An Hòa

28,4

10,0

18,4

5,0

5,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Sông An Lão

2.3

Ngô, dâu tằm, lạc, đậu các loại

Vạn Khánh

An Hòa

37,2

10,0

27,2

5,0

5,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Sông An Lão

2.4

Ngô, dâu tằm, lạc, đậu các loại

Vạn Long

An Hòa

18,4

8,0

10,4

3,0

5,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Sông An Lão

2.5

Ngô, dâu tằm, lạc, đậu các loại

Xuân Phong Tây

An Hòa

10,0

5,0

5,0

2,0

3,0

Tưới phun sương, phun xoay, phun mưa

Sông An Lão

Đ

Thị xã Hoài Nhơn

288,2

118,4

99,2

70,6

56,0

43,2

I

Cây hàng năm

74,9

44,0

23,8

7,1

16,9

6,9

1

Phường Hoài Xuân

1,0

1,0

1.1

Rau các loại

Thái Lai

Hoài Xuân

1,0

1,0

Ống tưới phun mưa

Giếng khoan

2

Phường Hoài Châu Bắc

12,4

12,4

2.1

Rau các loại, hoa cúc, vạn thọ

Gia An Nam

Hoài Châu Bắc

12,4

12,4

Béc phun xoay, béc phun sương

Giếng khoan

3

Phường Hoài Mỹ

30,6

30,6

3.1

Dưa hấu, rau các loại

An Nghiệp, Công Lương

Hoài Mỹ

9,7

9,7

Nhỏ giọt

Giếng khoan

3.2

Dưa hấu, rau các loại

An Nghiệp

Hoài Mỹ

3,5

3,5

Nhỏ giọt

Giếng khoan

3.3

Dưa hấu, rau các loại

An Nghiệp, Khánh Trạch

Hoài Mỹ

5,2

5,2

Nhỏ giọt

Giếng khoan

3.4

Dưa hấu, rau các loại

Xuân Khánh, Khánh Trạch

Hoài Mỹ

4,9

4,9

Nhỏ giọt

Giếng khoan

3.5

Dưa hấu, rau các loại

Mỹ Thọ

Hoài Mỹ

1,6

1,6

Nhỏ giọt

Giếng khoan

3.6

Dưa hấu, rau các loại

Định Công

Hoài Mỹ

5,7

5,7

Nhỏ giọt

Giếng khoan

4

Phường Tam Quan

6,3

6,3

6,3

4.1

Rau các loại, hoa các loại

Khu phố 1

Tam Quan

6,3

6,3

6,3

Béc phun xoay, béc phun sương

Giếng khoan

5

Phường Tam Quan Nam

22,9

15,8

7,1

8,9

6,9

5.1

Rau các loại

Cửu Lợi Nam

Tam Quan Nam

3,9

3,9

3,9

Béc phun xoay, béc phun sương

Giếng khoan

5.2

Rau các loại

Tăng Long 1

Tam Quan Nam

1,9

1,9

1,9

Béc phun xoay, béc phun sương

Giếng khoan

5.3

Rau các loại

Tăng Long 2

Tam Quan Nam

17,1

10,0

7,1

5,0

5,0

Béc phun xoay, béc phun sương

Giếng khoan

6

Phường Hoài Thanh Tây

1,7

1,7

1,7

6.1

Rau các loại, ngô, ớt

Bình Phú

Tam Quan Nam

1,7

1,7

1,7

Béc phun xoay, béc phun sương

Giếng khoan

II

Cây lâu năm

213,3

74,4

75,4

63,5

39,1

36,3

1

Phường Hoài Thanh

33,9

5,0

19,6

9,3

11,6

8,0

1.1

Tiêu, dừa xiêm

Mỹ An 1, Mỹ An 2

Phường Hoài Thanh

11,6

2,6

6,0

3,0

3,0

3,0

Nhỏ giọt

Giếng khoan

1.2

Tiêu, dừa xiêm, mít thái

An Lộc 2

Phường Hoài Thanh

2,4

2,4

Nhỏ giọt

Giếng khoan

1.3

Dừa xiêm, mít thái, thanh long...

Mỹ An 2

Hoài Thanh

10,4

6,0

4,4

3,0

3,0

1.4

Tiêu, dừa xiêm

Trường An 2

Hoài Thanh

5,9

4,0

1,9

2,0

2,0

1.5

Tiêu, dừa xiêm

Lâm Trúc 1

Hoài Thanh

3,6

3,6

3,6

2

Phường Hoài Hảo

55,3

33,1

15,2

7,0

7,5

7,7

2.1

Bưởi da xanh, tiêu, dừa xiêm

Phụng Du 1

Hoài Hảo

25,3

8,3

10,0

7,0

5,0

5,0

Tưới phun xoay , phun sương, nhỏ giọt

Giếng khoan

2.2

Bưởi da xanh, tiêu, dừa xiêm

Hội Phú

Hoài Hảo

30,0

24,8

5,2

2,5

2,7

Tưới phun xoay , phun sương, nhỏ giọt

Giếng khoan

3

Phường Bồng Sơn

6,8

6,8

2.1

Bưởi, dừa xiêm, mít thái

Thiết Đính Bắc

Bồng Sơn

6,8

6,8

Béc phun xoay, béc phun sương

Hồ Thiết Đính

4

Phường Hoài Thanh Tây

3,8

0,3

3,5

3,5

2.1

Cam

Thiết Đính Bắc

Hoài Thanh Tây

0,3

0,3

Béc phun xoay, béc phun sương

Giếng khoan

2.2

Cam

Ngọc An Tây

3,5

3,5

3,5

5

Phường Hoài Tân

29,2

29,2

5.1

Bưởi, dừa xiêm, bơ, mít thái

Đệ Đức

Hoài Tân

15,9

15,9

Tưới phun xoay , phun sương, nhỏ giọt

Giếng khoan

5.2

Bưởi, dừa xiêm, bơ, mít thái

Giao Hội 1, Giao Hội 2

Hoài Tân

12,0

12,0

Tưới phun xoay , phun sương, nhỏ giọt

Hồ Giao Hội

5.3

Bưởi da xanh, dừa xiêm…

An Dưỡng 1

Hoài Tân

1,3

1,3

Tưới phun xoay , phun sương, nhỏ giọt

Giếng khoan

6

Phường Hoài Đức

12,1

12,1

6,5

5,6

6.1

Bưởi da xanh

Định Bình Nam

Hoài Đức

6,5

6,5

6,5

Tưới phun xoay , phun sương, nhỏ giọt

Suối Đập Giản

6.2

Bưởi da xanh

Diễn Khánh

Hoài Đức

5,6

5,6

5,6

Tưới phun xoay , phun sương, nhỏ giọt

Giếng khoan

7

Xã Hoài Sơn

72,2

25,0

47,2

10,0

15,0

7.1

Bưởi da xanh, dừa xiêm

An Đỗ

Hoài Sơn

17,0

7,0

10,0

2,0

5,0

Tưới phun xoay , phun sương, nhỏ giọt

Suối Đập Giản

7.2

Bưởi da xanh, dừa xiêm

Phú Nông

Hoài Sơn

5,2

2,0

3,2

2,0

Tưới phun xoay , phun sương, nhỏ giọt

Giếng khoan

7.3

Bưởi da xanh, dừa xiêm

Hy Tường, Túy Sơn

Hoài Sơn

25,7

8,0

17,7

3,0

5,0

Tưới phun xoay, phun sương, nhỏ giọt

Giếng khoan

7.4

Bưởi da xanh, dừa xiêm, cam

Cẩn Hậu

Hoài Sơn

24,3

8,0

16,3

3,0

5,0

Tưới phun xoay, phun sương, nhỏ giọt

Giếng khoan

E

Huyện Phù Mỹ

694,1

19,7

98,9

575,5

34,1

64,8

I

Cây hàng năm

669,0

17,7

82,8

568,5

24,0

58,8

1

Xã Mỹ An

6,0

4,0

2,0

2,0

2,0

1.1

Đậu, hành, ớt, ngô

Thuận Đạo

Mỹ An

6,0

4,0

2,0

2,0

2,0

Béc phun xoay

Giếng khoan

2

Xã Mỹ Chánh

80,0

15,0

65,0

5,0

10,0

2.1

Đậu, ớt, hành, ngô

Trung Xuân, An Hòa, Công Trung

Mỹ Chánh

80,0

15,0

65,0

5,0

10,0

Béc phun xoay

Hồ Hố Trạng

3

Xã Mỹ Thành

10,0

6,0

4,0

3,0

3,0

3.1

Đậu phộng, ớt

Xuân Bình Nam

Mỹ Thành

10,0

6,0

4,0

3,0

3,0

Béc phun xoay

Hồ cây me

4

Xã Mỹ Thọ

95,0

32,0

63,0

12,0

20,0

4.1

Đậu, hành, ớt

Chánh Trực

Mỹ Thọ

35,0

8,0

27,0

3,0

5,0

Béc phun xoay

Hồ Hóc Nhạn

4.2

Đậu, hành, ớt, rau các loại

Thuận An

Mỹ Thọ

20,0

8,0

12,0

3,0

5,0

Béc phun xoay

Hồ Thuận An

4.3

Đậu, hành, ớt, rau các loại

Cát Tường

Mỹ Thọ

20,0

8,0

12,0

3,0

5,0

Béc phun xoay

Hồ Hóc Nhạn

4.4

Đậu, hành, ớt, rau các loại

Đại Lượng

Mỹ Thọ

20,0

8,0

12,0

3,0

5,0

Béc phun xoay

Hồ Hóc Nhạn

5

Xã Mỹ Chánh Tây

29,5

6,5

23,0

2,0

4,5

5.1

Ớt, ngô

Trung Bình

Mỹ Chánh Tây

8,0

2,0

6,0

2,0

Béc phun xoay

Hồ Chòi Hiền

5.2

Ớt, ngô

Trung Hiệp

Mỹ Chánh Tây

10,0

10,0

Béc phun xoay

Hồ Chòi Hiền, hồ Nhà Hố

5.3

Ớt, ngô

Trung Thứ

Mỹ Chánh Tây

2,0

2,0

Béc phun xoay

Hồ Hóc Mít

5.4

Ớt, ngô, mì, đậu

Trung Hậu, Trung Thuận

Mỹ Chánh Tây

9,5

4,5

5,0

4,5

Béc phun xoay

Hồ Hội Sơn, Trạm bơm Kiên Phú

6

Xã Mỹ Trinh

67,5

67,5

6.1

Rau các loại

Chánh Thuận

Mỹ Trinh

24,9

24,9

Béc phun xoay

Hồ Đập Thiết

6.2

Đậu, cỏ

Lạc Sơn

Mỹ Trinh

5,0

5,0

Béc phun xoay

Hồ Hóc Cau

6.3

Ớt, ngô

Trung Hội

Mỹ Trinh

37,6

37,6

Béc phun xoay

Hồ Hóc Cau

7

Xã Mỹ Cát

14,1

14,1

7.1

Đậu, ớt, rau

Chánh Hội

Mỹ Cát

14,1

14,1

Béc phun xoay

Hồ Hội Sơn

8

Xã Mỹ Hiệp

34,1

34,1

8.1

Đậu các loại

Bình Long

Mỹ Hiệp

18,8

18,8

Béc phun xoay

Hồ Hội Sơn

8.2

Ngô, đậu

Đại Thạnh

Mỹ Hiệp

7,3

7,3

Béc phun xoay

Suối Mới

8.3

Ngô, đậu

Tú Dương

Mỹ Hiệp

8,0

8,0

Béc phun xoay

Suối Mới

9

Xã Mỹ Quang

40,0

12,0

28,0

9.1

Dưa, ngô, ớt

Tân An

Mỹ Quang

40,0

12,0

28,0

Béc phun xoay

Giếng khoan

10

Xã Mỹ Hòa

86,3

86,3

10.1

Đậu, ngô

Hội Phú, Hội Khánh

Mỹ Hòa

54,0

54,0

Béc phun xoay

Hồ Hội Khánh

10.2

Đậu, ngô

Gò Vàng

Mỹ Hòa

32,3

32,3

Béc phun xoay

Hồ Dâu Tây

11

Xã Mỹ Thắng

50,0

50,0

11.1

Hành, kiệu, đậu

Mỹ Nam, Mỹ Bắc

Mỹ Thắng

50,0

50,0

Béc phun xoay

Giếng khoan

12

Xã Mỹ Tài

156,5

5,7

19,3

131,5

19,3

12.1

Ớt, đậu, ngô, lạc, kiều, hành

Mỹ Hội 2

Mỹ Tài

76,0

5,7

19,3

51,0

19,3

Béc phun xoay

Hồ Hội Sơn, Hồ Hóc Quảng

12.2

Lạc, mè, kiệu, hành

Mỹ Hội 1

27,0

27,0

Hồ Hội Sơn, đập Cây Ké

12.3

Ớt, đậu, ngô, lạc, kiều, hành

Kiên Phú

Mỹ Tài

43,5

43,5

Béc phun xoay

Trạm bơm Kiên Phú

12.4

Lạc, mè, kiệu, hành

Kiên Phú + Vĩnh Phú 3

10,0

10,0

Hồ Hội Sơn, đập Cây Ké

II

Cây lâu năm

25,1

2,0

16,1

7,0

10,1

6,0

1

Xã Mỹ Châu

4,1

4,1

4,1

1.1

Dừa xiêm, mít thái, mãng cầu

Lộc Thái

Mỹ Châu

4,1

4,1

4,1

Nhỏ giọt

Giếng khoan

2

Xã Mỹ Hòa

21,0

2,0

12,0

7,0

6,0

6,0

2.1

Mít thái, xoài, bưởi, tiêu

Hội Phú

Mỹ Hòa

21,0

2,0

12,0

7,0

6,0

6,0

Nhỏ giọt

Hồ Đập Lồi, giếng khoan

G

Huyện Phù Cát

3.572,2

2.408,9

58,0

1.105,3

24,0

34,0

I

Cây hàng năm

2.921,0

2.404,9

28,0

488,1

14,0

14,0

1

TT Ngô Mây

17,7

4,1

13,6

1.1

Rau các loại

Khu An Hành Tây

TT Ngô Mây

13,6

13,6

Béc phun xoay

Giếng khoan

1.2

Lạc, mè

Khu An Hành Tây

TT Ngô Mây

4,1

4,1

Béc phun xoay

Giếng khoan

2

Xã Cát Tân

21,6

6,0

15,6

2.1

Lạc, mè

Hữu Hạnh

Cát Tân

21,6

6,0

15,6

Béc phun xoay

Trạm bơm Tân Lệ

3

Xã Cát Trinh

322,0

322,0

3.1

Lạc, mè, dưa

Phú Kim

Cát Trinh

140,0

140,0

Béc phun xoay

Kênh Văn Phong

3.2

Lạc, mè, dưa

An Đức

Cát Trinh

76,0

76,0

Béc phun xoay

Hồ Suối Chay

3.3

Lạc, mè, dưa

Phong An

Cát Trinh

106,0

106,0

Béc phun xoay

Kênh Văn Phong

4

Xã Cát Tường

5,0

5,0

5,0

4.1

Cây mè, đậu

Tường Sơn

Cát Tường

5,0

5,0

5,0

Béc phun xoay

Hồ Tường Sơn

5

Xã Cát Nhơn

19,2

19,2

5.1

Đậu, dưa, mè, ớt

Chánh Nhơn

Cát Nhơn

9,7

9,7

Béc phun xoay

Hồ Mương Chuông

5.2

Rau các loại

Chánh Mẫn

Cát Nhơn

9,5

9,5

Béc phun xoay

6

Xã Cát Hưng

70,1

15,0

55,1

5,0

10,0

6.1

Lạc

Hội Lộc, Lộc Khánh, Hưng Mỹ

Cát Hưng

70,1

15,0

55,1

5,0

10,0

Béc phun xoay

Hồ Mỹ Thuận

7

Xã Cát Hải

210,5

210,5

7.1

Hành

Vĩnh Hội

Cát Hải

40,0

40,0

Béc phun xoay

Hồ Đá Bàn

7.2

Hành, Lạc

Tân Thanh

Cát Hải

80,0

80,0

Béc phun xoay

Giếng khoan

7.3

Hành, Lạc

Chánh Oai

Cát Hải

50,0

50,0

Béc phun xoay

Hồ Tân Thắng, giếng khoan

7.5

Hành, đậu, ớt

Tân Thắng

Cát Hải

40,5

40,5

Béc phun xoay

Hồ Tân Thắng, giếng khoan

8

Xã Cát Thành

21,6

21,6

8.1

Rau các loại

Phú Trung

Cát Thành

21,6

21,6

Béc phun xoay

Hồ Chánh Hùng, giếng khoan

9

Xã Cát Khánh

20,1

20,1

9.1

Rau màu

Phú Dõng

20,1

20,1

Hồ Phú Dõng, đập Cây Me

10

Xã Cát Minh

25,8

25,8

10.1

Rau, hoa màu

Cát Minh

25,8

25,8

Béc phun xoay

Đập Cây Ké

11

Xã Cát Tài

195,1

8,0

187,1

4,0

4,0

11.1

Cây nha đam

Hòa Hiệp

Cát Tài

12,4

8,0

4,4

4,0

4,0

Béc phun xoay

Sông La Tinh, kênh Văn Phong

11.2

Hoa màu

Phú Hiệp

182,7

182,7

Béc phun xoay

Sông La Tinh, kênh Văn Phong

12

Xã Cát Lâm

363,5

363,5

12.1

Lạc, dưa, ớt

Đại khoan

Cát Lâm

110,0

110,0

Tưới phun xoay, nhỏ giọt

Hồ Suối Tre

12.2

Lạc, ớt

An Điềm

Cát Lâm

7,2

7,2

Tưới phun xoay, nhỏ giọt

Sông La Tinh

12.3

Lạc, dưa, ớt

Long Định

Cát Lâm

43,5

43,5

Tưới phun xoay, nhỏ giọt

Hồ Suối Tre

12.4

Lạc, dưa, ớt

Hiệp Long

Cát Lâm

23,8

23,8

Béc phun sương, nhỏ giọt

Đập Cây Gai, đập Cây Mít

12.5

Lạc, dưa, ớt

Thuận Phong

Cát Lâm

179,0

179,0

Béc phun sương, nhỏ giọt

Hồ Tam Sơn

13

Xã Cát Sơn

58,0

39,0

19,0

13.1

Đậu, ớt, dưa

Thạch Bàn Đông

Cát Sơn

58,0

39,0

19,0

Tưới phun xoay, nhỏ giọt

Sông La Tinh, hồ Thạch Bàn

14

Xã Cát Hiệp

1.428,8

1.428,8

14.1

Lạc, mè, dưa, mì

Hòa Đại

Cát Hiệp

552,2

552,2

Tưới phun xoay, nhỏ giọt

Kênh Thuận Ninh

14.2

Lạc, me, dưa, mì

Tùng Chánh

Cát Hiệp

391,6

391,6

Tưới phun xoay, nhỏ giọt

Kênh Thuận Ninh

14.3

Lạc, me, dưa, mì

Hội Vân

Cát Hiệp

485,0

485,0

Tưới phun xoay, nhỏ giọt

Kênh Văn Phong

15

Xã Cát Hanh

111,1

31,0

80,1

15.1

Lạc, dưa

Tân Hóa Nam, TH Bắc

Cát Hanh

31,0

31,0

Tưới phun xoay, nhỏ giọt

Kênh Văn Phong

15.2

Vùng trồng rau

Hòa Hội

Cát Hanh

30,1

30,1

Béc phun xoay

Kênh Văn Phong

15.3

Vùng trồng hoa màu

Tân Xuân

Cát Hanh

33,0

33,0

Béc phun xoay

Kênh Văn Phong

15.4

Vùng trồng hoa màu

Vĩnh Long

Cát Hanh

17,0

17,0

Béc phun xoay

Kênh Văn Phong

16

Xã Cát Chánh

14,2

14,2

16.1

Vùng trồng rau

Chánh Định

Cát Chánh

14,2

14,2

Béc phun xoay

Sông Đại An

17

Xã Cát Thắng

16,7

16,7

17.1

Vùng trồng rau

Hưng Trị

Cát Thắng

16,7

16,7

Tưới phun xoay, nhỏ giọt

Kênh Văn Phong

II

Cây lâu năm

651,2

4,0

30,0

617,2

10,0

20,0

1

Xã Cát Hanh

90,0

4,0

15,0

71,0

5,0

10,0

1.1

Cây xoài cát Hòa Lộc

Tân Hóa Nam

Cát Hanh

90,0

4,0

15,0

71,0

5,0

10,0

Nhỏ giọt

Giếng khoan

2

Xã Cát Hiệp

156,3

15,0

141,3

5,0

10,0

2.1

Cây dừa xiêm

Hòa Đại

Cát Hiệp

60,0

15,0

45,0

5,0

10,0

Nhỏ giọt

Giếng khoan

2.2

Cây dừa xiêm

Tùng Chánh

96,3

96,3

Nhỏ giọt

Kênh Thuận Ninh, giếng khoan

3

Xã Cát Sơn

225,5

225,5

3.1

Cây ăn quả

Thôn Hội Sơn

66,4

66,4

Nhỏ giọt

Hồ Hội Sơn, giếng khoan

3.2

Cây ăn quả

Thôn Thạch Bàn Tây

159,1

159,1

Nhỏ giọt

Hồ Hội Sơn, giếng khoan

4

Xã Cát Lâm

103,0

103,0

4.1

Cây ăn quả

Thuận Phong

103,0

103,0

Nhỏ giọt

Hồ Tam Sơn, giếng khoan

5

Xã Cát Khánh

10,8

10,8

5.1

Cây ăn quả

Chánh Ngãi

10,8

10,8

Nhỏ giọt

Giếng khoan

6

Xã Cát Trinh

65,6

65,6

6.1

Cây ăn quả

An Đức

65,6

65,6

Nhỏ giọt

Hồ Suối chay, giếng khoan

H

Thị xã An Nhơn

139,3

20,0

58,7

60,6

24,7

34,0

I

Cây hàng năm

18,2

2,5

15,7

6,7

9,0

1

Xã Nhơn Thọ

9,2

2,5

6,7

6,7

1.1

Rau các loại

Đông Bình

Nhơn Thọ

2,5

2,5

Béc phun xoay

Hồ Núi Một

1.2

Ngô

Đông Bình

Nhơn Thọ

6,7

6,7

6,7

Béc phun sương

Hồ Núi Một

2

Phường Nhơn Hưng

4,0

4,0

4,0

2.1

Rau các loại

Hòa Cư

Nhơn Hưng

4,0

4,0

4,0

Béc phun sương

Đập dâng Tháp Mão

3

Xã Nhơn Hậu

5,0

5,0

5,0

3.1

Rau các loại

Thôn Nhạn Tháp

Nhơn Hậu

5,0

5,0

5,0

Béc phun sương

Sông Bến Giang

II

Cây lâu năm

121,1

17,5

43,0

60,6

18,0

25,0

1

Xã Nhơn Thọ

24,5

9,1

10,0

5,4

5,0

5,0

1.1

Cam, bưởi, mít

Thôn Đông Bình

Nhơn Thọ

9,1

9,1

Nhỏ giọt

Hồ Núi Một, giếng khoan

1.2

Mít thái, xoài, bưởi, cam

Thọ Lộc 2

Nhơn Thọ

15,4

10,0

5,4

5,0

5,0

2

Xã Nhơn Tân

8,4

8,4

2.1

Cam, bưởi, chanh, mít

Thôn Đông Bình

Nhơn Tân

8,4

8,4

Nhỏ giọt

Hồ Núi Một

3

Xã Nhơn An

44,0

15,0

29,0

5,0

10,0

3.1

Cây mai

Thanh Liêm, Háo Đức

Nhơn An

44,0

15,0

29,0

5,0

10,0

Béc phun xoay

Sông Đập Đá, giếng khoan

4

Nhơn Phong

31,2

15,0

16,2

5,0

10,0

4.1

Cây mai

Thanh Giang, Thanh Danh,..

Nhơn Phong

31,2

15,0

16,2

5,0

10,0

Béc phun xoay

Sông Đập Đá, giếng khoan

5

Xã Nhơn Hạnh

13,0

3,0

10,0

3,0

5.1

Cây mai

Thái Xuân, Dương Xuân,…

Nhơn Hạnh

13,0

3,0

10,0

3,0

Béc phun xoay

Sông Đập Đá, giếng khoan

I

Huyện Tuy Phước

45,8

30,0

15,8

15,0

15,0

I

Cây hàng năm

45,8

30,0

15,8

15,0

15,0

1

Xã Phước Hiệp

45,8

30,0

15,8

15,0

15,0

1.1

Rau các loại, ngô

Phước Hiệp

19,0

12,0

7,0

6,0

6,0

Béc phun sương

Kênh N2-1

1.2

Hoa công nghệ cao

Phước Hiệp

7,8

6,0

1,8

3,0

3,0

Béc phun sương

Sông Kôn

1.3

Hoa

Phước Hiệp

19,0

12,0

7,0

6,0

6,0

Béc phun sương

Sông Kôn

K

Huyện Vân Canh

37,5

11,3

26,2

I

Cây hàng năm

37,5

11,3

26,2

1

TT. Vân Canh

14,2

11,3

2,9

1.1

Dưa hấu

Khu phố 3

TT Vân Canh

5,0

5,0

Nhỏ giọt

Sông Hà Thanh

1.2

Dưa hấu

Khu phố 2

TT Vân Canh

6,3

6,3

Nhỏ giọt

Sông Hà Thanh

1.3

Dưa hấu, đậu

Khu phố 3

TT Vân Canh

2,9

2,9

Tưới phun xoay, nhỏ giọt

Sông Hà Thanh

2

Xã Canh Hiển

20,3

20,3

2.1

Mía, dưa, đậu

Hiển Đông

Canh Hiển

9,0

9,0

Tưới phun xoay, nhỏ giọt

Hồ Quang Hiển

2.2

Mía, dưa, đậu

Chánh Hiển, Tân Quang

Canh Hiển

5,2

5,2

Tưới phun xoay, nhỏ giọt

Hồ Quang Hiển

2.3

Mía, dưa, đậu

Thanh Minh

Canh Hiển

6,1

6,1

Tưới phun xoay, nhỏ giọt

Hồ Quang Hiển

3

Xã Canh Hiệp

3,0

3,0

3.1

Mì, ngô, đậu

Suối Đá

Canh Hiệp

3,0

3,0

Tưới phun xoay, nhỏ giọt

Hồ Suối Đá

Phụ lục 04

ĐẦU TƯ THỦY LỢI CHO CÁC VÙNG GIEO TRỒNG CÂY TRỒNG CẠN ÁP DỤNG TƯỚI TIÊN TIÊN, TIẾT KIỆM NƯỚC ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

STT

Tên công trình

ĐVT

Thôn

Chiều dài

Hiện trạng

Quy hoạch

Năm thực hiện

I

Kênh mương

30.082

1

Huyện Vĩnh Thạnh

2.030

1.1

Xã Vĩnh Hiệp

160

-

Mở mới kênh tưới đến trạm bơm

m

Vĩnh Cửu

Vĩnh Hiệp

160

BTXM

2024

1.2

Vình Thịnh

760

-

Mở mới 2 tuyến kênh mương

m

Gò Dê

Vĩnh Thịnh

760

BTXM

2025

1.3

Vình Quang

600

-

Mở mới 1 tuyến kênh mương từ Soi Cây Tượng đến giáp Soi Phùng

m

Vĩnh Quang

600

BTXM

2024

1.4

Vình Hảo

510

-

Mở mới 1 tuyến kênh mương từ kênh Định Bình đến khu sản xuất Bằng Tranh

m

Hòa Trung

Vĩnh Hảo

510

BTXM

2025

2

Huyện Tây Sơn

20.440

2.1

Tây Thuận

2.910

-

Mở mới kênh tưới từ cuối tuyến B1 đến Đồng Thùng

m

Thượng Sơn

Tây Thuận

150

Kênh đất

BTXM

2026

-

Mở mới tuyến kênh tưới từ kênh Định Bình đến đập Thượng Sơn

m

Thượng Sơn

Tây Thuận

2.760

BTXM

2025

2.2

Bình Thuận

10.470

-

Mở mới tuyến kênh tưới từ kênh nhánh Thuận Ninh đến hồ Hòa Mỹ

m

Hòa Mỹ

Bình Thuận

1.320

BTXM

2026

-

Mở mới các tuyến kênh tưới từ kênh nhánh Thuận Ninh ở thôn Thuận Nhứt

m

Thuận Nhất

Bình Thuận

4.500

BTXM

2026

-

Mở mới tuyến kênh tưới từ kênh nhánh Thuận Ninh ở thôn Thuận Hiệp

m

Thuận Hạnh

Bình Thuận

4.650

BTXM

2026

2.3

Tây Phú

4.950

-

Mở mới tuyến kênh tưới từ Nước Gộp đến Vườn Dông

m

Phú Thọ

Tây Phú

1.130

BTXM

2025

-

Mở mới tuyến kênh tưới từ đập dâng Hầm Hô đến thôn Phú Thọ

m

Phú Thọ

Tây Phú

3.820

BTXM

2024

2.4

Bình Tường

1.300

-

Mở mới tuyến kênh tưới từ Trạm bơm N19 đến Bàu Cau

m

Hòa Hiệp

Bình Tường

830

BTXM

2025

-

Mở mới tuyến kênh tưới từ kênh Thượng Sơn đến bàu Ông 4

m

Hòa Hiệp

Bình Tường

470

BTXM

2024

2.5

Tây Xuân

810

-

Nâng cấp sửa chữa tuyến kênh từ hồ Hóc Bông đến kênh Maza

m

Phú Hòa

Tây Xuân

470

BTXM

2024

-

Nâng cấp sửa chữa tuyến kênh từ nhà ông Tám Anh đến mương Maza

m

Phú Hòa

Tây Xuân

340

BTXM

2025

3

Huyện Phù Mỹ

1.904

3.1

Xã Mỹ Hòa

1.114

-

Nâng cấp tuyến mương từ cầu ao bính đến ruộng ông Võ Điểm

m

Phước Thọ

Mỹ Hòa

425

Kênh đất

BTXM

2024

-

Nâng cấp tuyến mương từ sau nhà Võ Ngọc Ánh đến nhà ông Võ Ngọc A

m

Phước Thọ

Mỹ Hòa

345

Kênh đất

BTXM

2024

-

Nâng cấp tuyến mương từ dốc nước số 7 đến cửa ông Võ Ngọc Anh

m

Hội Phú

Mỹ Hòa

344

Kênh đất

BTXM

2024

3.2

Xã Mỹ Trinh

790

-

Nâng cấp tuyến mương từ mương cấp 1 đám bà Hồng đến đám bà Dung đầu truông

m

Chánh Thuận

Mỹ Trinh

790

Kênh đất

BTXM

2026

4

Huyện Phù Cát

m

5.008

4.1

Xã Cát Thành

885

-

Nâng cấp tuyến kênh Đồng Cẩm

m

Phú Trung

Cát Thành

885

Kênh đất

BTXM

2024

4.2

Xã Cát Sơn

2.291

-

Mở mới tuyến kênh từ xóm Sơn Tuyền đến giáp kênh NC1

m

Hội Sơn

Cát Sơn

2.291

Kênh đất

BTXM

2025

4.3

Xã Cát Chánh

1.372

-

Nâng cấp tuyến kênh mương để kết nối kênh Nam Lão Tâm

m

Chánh Định

Cát Chánh

1.372

Kênh đất

BTXM

2026

4.4

Xã Cát Thắng

460

-

Nâng cấp tuyến kênh từ gốc cây Cam đến Gò Đình

m

Hưng Trị

Cát Thắng

460

Kênh đất

BTXM

2026

5

Huyện Vân Canh

m

700

5.1

Xã Canh Hiển

700

-

Mở mới từ kênh chính đến khu sản xuất

m

Hiển Đông

Canh Hiển

700

Chưa có

Mở mới

2025

II

Trạm bơm

Trạm

3

1

Huyện Vĩnh Thạnh

1

1.1

Xã Vĩnh Hiệp

1

-

Đầu tư 1 trạm bơm

Trạm

Vĩnh Cửu

Vĩnh Hiệp

1

2026

2

Huyện Phù Cát

2

2.1

Xã Cát Sơn

1

-

Đầu tư 1 trạm bơm

Trạm

Hội Sơn

Cát Sơn

1

2026

2.2

Xã Cát Tân

1

-

Đầu tư 1 trạm bơm

Trạm

Hữu hạnh

Cát Tân

1

2026

Phụ lục 05

ĐẦU TƯ GIAO THÔNG NỘI ĐỒNG CHO CÁC VÙNG GIEO TRỒNG CÂY TRỒNG CẠN ÁP DỤNG TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

STT

Tên tuyến

Thôn

Quy mô

Hiện trạng

Quy hoạch

Năm thực hiện

ĐVT

Khối lượng

Mặt

Kết cấu

Nền

Mặt

Kết cấu

Tổng cộng

50.105

1

Huyện Vĩnh Thạnh

625

1.1

Vĩnh Thịnh

625

-

Nâng cấp và mở mới tuyến đường giao thông đến thôn Vĩnh Hòa (khu Gò Dê)

Vĩnh Hòa

m

625

BTXM

2024

2

Huyện Tây Sơn

16.976

2.1

Tây Giang

2.230

-

Nâng cấp bê tông tuyến đường từ Đồng Trâm đi hồ Lỗ Môn

Thượng Giang

m

1.420

2,5

Đ. đất

4

3

BTXM

2024

-

Nâng cấp bê tông tuyến đường từ Đồng Trâm đi mương 6 Rượu

Thượng Giang

m

360

2,2

Đ. đất

4

3

BTXM

2024

-

Nâng cấp bê tông tuyến đường từ Lò Gạch đi hồ Hốc Đèo

Thượng Giang

m

450

2,5

Đ. đất

4

3

BTXM

2024

2.2

Bình Tường

840

-

Mở mới đường từ suối Hóc Kết đến Bàu Cau

Hòa Hiệp

m

840

4

3

BTXM

2025

2.3

Tây Phú

3.500

-

Nâng cấp tuyến đường bê tông từ suối Cổ Cò đến đường Bảo tàng Quang Trung đi Hầm Hô

Phú Thọ, Phú Mỹ

m

3.500

Đ. đất

4

3

BTXM

2024

2.4

Vĩnh An

2.900

-

Mở mới tuyến đường từ nhà Đinh Cung đến rẫy Bằng Lát

Làng Kon Giang

m

500

4

3

BTXM

2025

-

Mở mới tuyến đường từ nhà Đinh Văn Thành đến bến cây Lậu

Làng Kon Giang

m

700

4

3

BTXM

2026

-

Mở mới tuyến đường từ nhà Đinh Cung đến cây Bằng Lăng

Làng Kon Giang

m

600

4

3

BTXM

2024

-

Mở mới tuyến đường từ nhà Đinh Rép đến rẫy bà Đinh Thị Trâm

Làng Kon Giang

m

1.100

4

3

BTXM

2027

2.5

Bình Tân

m

1.518

-

Nâng cấp bê tông xi măng từ nhà ông Ba Kiên đến vùng trồng cây ăn quả

Mỹ Thạch

m

1.168

3

Đ. đất

4

3

BTXM

2025

-

Mở mới tuyến đường từ xóm Tây An Hội đến khu sản xuất tập trung

An Hội

m

350

3

4

3

BTXM

2026

2.6

Tây Thuận

5.988

-

Mở mới đường nội đồng từ Tỉnh lộ 636 đến xóm 2 giáp sông Kôn

Hòa Thuận

m

545

4

3

BTXM

2025

-

Mở mới đường nội đồng từ cầu suối Cát đi cầu Sạp

Trung Sơn

m

1.110

4

3

BTXM

2025

-

Nâng cấp bê tông đường nội đồng từ xóm 1 thôn Hoà Thuận đến Trung Sơn

Hòa Thuận, Trung Sơn

m

2.510

2

Đ. đất

4

3

BTXM

2024

-

Mở mới đường nội đồng từ Tỉnh lộ 636 đến soi Tiên Thuận

Thượng Sơn

m

1.823

4

3

BTXM

2026

3

Huyện Hoài Ân

4.555

3.1

Xã Ân Tường Đông

1.400

-

Nâng cấp bê tông tuyến đường từ trường Mầm Non đến trại ông Trần Quang Du

Thạch Long 1

m

900

Đ. đất

4

3

BTXM

2027

-

Mở mới đường BTXM từ ĐT 638 đến đất Nà Bùi (nối tiếp)

Thạch Long 1

m

500

4

3

BTXM

2026

3.2

Xã Ân Tường Tây

2.045

-

Xây dựng mới đường BTXM từ bảng tin đến nhà ông Oanh

Tân Thịnh

m

979

4

3

BTXM

2024

-

Xây dựng mới đường BTXM từ nhà ông Phụ đến trại ông Lợi

Tân Thịnh

m

1.066

4

3

BTXM

2024

3.3

Xã Ân Hảo Tây

1.110

-

Nâng cấp tuyến đường bê tông từ soi ông Lệ đến soi ông Thừa

Tân Sơn

m

460

Đ. đất

BTXM

2026

-

Nâng cấp tuyến đường bê tông từ ông Xiêm đến soi ông Định

Vạn Sơn

m

650

Đ. đất

BTXM

2027

4

Huyện An Lão

730

4.1

An Hòa

m

730

-

Mở mới đường BTXM từ ĐT 629 đến ngã ba đường nội đồng thôn Trà Cong

Trà Cong

m

730

4

3

BTXM

2024

5

Thị xã Hoài Nhơn

4.790

5.1

Phường Hoài Châu Bắc

790,0

-

Nâng cấp bê tông tuyến đường từ ngõ ông Thành đến ngõ ông Dũng

Gia An Nam

m

470

Đ. đất

4

3

BTXM

2025

-

Nâng cấp bê tông tuyến đường từ ngõ ông Quá đến giáp xã Hoài Châu

Gia An Nam

m

320

Đ. đất

4

3

BTXM

2025

5.2

Xã Hoài Sơn

3.300

-

Nâng cấp đường bê tông xi măng từ sân vận động đến đập Hóc

An Đỗ

m

1300

Đ. đất

4

3

BTXM

2024

-

Nâng cấp đường bê tông xi măng từ ngõ ông Dân đến Hóc Ráy

Hy Tường

m

2000

Đ. đất

4

3

BTXM

2025

-

Nâng cấp đường bê tông xi măng từ ngõ ông Tơ đến đồng dốc Dang

Cẩn Hậu

m

700

Đ. đất

4

3

BTXM

2026

-

Nâng cấp đường bê tông xi măng từ ngõ ông Chung đến gò Vàng

Phú Nông

m

500

Đ. đất

4

3

BTXM

2024

6

Huyện Tuy Phước

8000

6.1

Xã Phước Hiệp

8000

-

Nâng cấp đường bê tông từ trạm bơm cũ Đội 1 đến giáp ruộng xã Phước Hiệp xâm canh

Thọ Nghĩa

m

500

Đ. đất

3

4

BTXM

2025

-

Nâng cấp đường bê tông từ Nhà sinh hoạt cộng đồng xóm kinh tế Thọ Nghĩa

Thọ Nghĩa

m

1500

Đ. đất

3

4

BTXM

2025

-

Nâng cấp đường bê tông từ đám Bờ Điêu đến mương trạm bơm

Thọ Nghĩa

m

2500

Đ. đất

3

4

BTXM

2025

-

Nâng cấp đường bê tông từ ruộng ông Nguyễn Đình Trấn đến đường xuống gò ông Phượng

Thọ Nghĩa

m

3500

Đ. đất

3

4

BTXM

2025

7

Huyện Phù Cát

9391

7.1

Xã Cát Sơn

6118

-

Nâng cấp tuyến từ nghĩa trang liệt sĩ đến khu hậu cứ tỉnh đội

Thạch Bàn Tây

m

3264

Đ. đất

3

4

BTXM

2027

-

Nâng cấp tuyến từ nghĩa địa Gò Cây Me đến giáp tuyến đường tỉnh đội

Hội Sơn

m

1682

Đ. đất

3

4

BTXM

2028

-

Mở mới tuyến từ ngã ba Sơn Lặc Đông đến hồ Thạch Bàn

Thạch Bàn Tây

m

1172

2027

7.2

Xã Cát Lâm

633

-

Nâng cấp tuyến từ trạm bơm Long Định đến sông La Tinh

An Điềm

m

633

2027

7.3

Xã Cát Hưng

617

-

Mở mới tuyến đường từ trường THCS đến cổng chào thôn Hội Lộc

Hội Lộc

617

3

4

BTXM

2028

7.4

Xã Cát Trinh

2023

-

Mở mới tuyến đường từ mương Lát đến Dông 4 Đồn

An Đức

1103

2028

-

Nâng cấp tuyến đường vào khu trồng rau công nghệ cao

An Đức

920

Đ. đất

3

4

BTXM

2028

8

Huyện Phù Mỹ

5038,2

8.1

Xã Mỹ Thắng

1539

-

Nâng cấp từ nhà thờ Hoà Trịnh thôn 7 Nam đến đường DS1 Thôn 7 Bắc

7 Nam + 7 Bắc

m

811

Đ. Đất

BTXM

2024

-

Nâng cấp đoạn từ nhà ông Trịnh Công Sơn đến đất ông Nguyễn Văn Về

7 Nam

364

Đ. Đất

BTXM

2025

-

Nâng cấp đoạn từ đất ông Vũ Văn Cư đến đường DS2 Thôn 7 Nam

7 Nam

m

364

Đ. Đất

BTXM

2025

8.2

Xã Mỹ An

373

-

Mở mới đoạn từ trước nhà Trần Kha đến nhà Đỗ Thị Ngọ

Chánh Giao

m

373

Đ. Đất

BTXM

2026

8.3

Xã Mỹ Cát

969,2

-

Mở mới đoạn từ nhà ông Trần Văn Phú đến đê sông

Chánh Hội

m

259

2026

-

Mở mới đoạn đường kẹp mương bê tông từ nhà Trần Thị Thìn đến nhà ông Nguyễn Văn Thành

Chánh Hội

m

195

2027

-

Mở mới đoạn từ nhà ông 2 Thành đến đê sông

Chánh Hội

m

76,2

2027

-

Mở mới đoạn từ nhà ông Nguyễn Công Thanh đến đất ông Trần Bá Tuân

Chánh Hội

m

113

2027

-

Nâng cấp đoạn từ dốc bề mài đến đập cửa chùa cũ

Chánh Hội

m

170

Đ. Đất

BTXM

2027

-

Mở mới đường từ cống XiPhong sau nhà 7 Quăn đến góc Ngái

Chánh Hội

m

156

2027

8.4

Xã Mỹ Hoà

791

-

Nâng cấp đoạn từ ruộng bà Nguyễn Thị Lệ đến sau nhà Võ Ngọc Ánh

Phước Thọ

m

245

Đ. Đất

BTXM

2028

-

Nâng cấp đoạn từ QL19 đến ruộng bà Võ Thị Sanh

Hội Khánh

m

209

Đ. Đất

BTXM

2028

-

Mở mới tuyến đường kẹp mương ruộng ông Phan Văn Đông đến giáp đường bê tông kênh N2

Hội Khánh

m

337

2028

8.5

Xã Mỹ Trinh

1366

-

Mở mới đoạn trước nhà 2 Phú đến Gò Da

Chánh Thuận

m

129

2028

-

Nâng cấp tuyến đường từ ngã ba đám dài ông Triều đến chéo mương ông Ánh

Chánh Thuận

m

610

Đ. Đất

BTXM

2028

-

Mở mới từ đám ông Ánh đến hồ Hóc Cau

Chánh Thuận

m

220

2028

-

Nâng cấp đoạn từ ngã ba rạp hát ông Ngọc đến đám tre truông

Chánh Thuận

m

226

Đ. Đất

BTXM

2028

-

Mở mới đoạn từ đám chà là ông Chấn đến ao trâm đất bì

Chánh Thuận

m

181

2028

Phụ lục 06

ĐẦU TƯ ĐIỆN THẾ CHO CÁC VÙNG GIEO TRỒNG CÂY TRỒNG CẠN ÁP DỤNG TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

STT

Tên công trình

ĐVT

Thôn

Chiều dài (m)

Hiện trạng

Quy hoạch

Năm thực hiện

I

Đường dây hạ thế

22.949

1

Huyện Vĩnh Thạnh

200

1.1

Xã Vĩnh Hiệp

200

-

Đầu tư 1 đường dây hạ thế đến trạm bơm

m

Vĩnh Cửu

200

2024

2

Huyện Tây Sơn

2000

2.1

Bình Thành

1000

-

Đầu tư đường dây hạ thế vào khu trồng hoa và cây ăn quả

m

Kiên Long

1000

2026

2.2

Bình Tân

1000

-

Đầu tư đường dây hạ thế đến khu sản xuất thôn An Hội

m

An Hội

1000

2025

3

Huyện Hoài Ân

5.680

3.1

Xã Ân Nghĩa

650

-

Đầu tư đường dây từ trạm biến áp xóm Nhơn Tịnh đến Nà Nhơn Tịnh

m

Nhơn Sơn

650

2025

3.2

Xã Ân Hữu

2.000

-

Kéo đường dây trung thế từ trạm biến áp thôn Xuân Sơn đến đồi Xuân Sơn

m

Xuân Sơn

1.400

2028

-

Kéo đường dây trung thế từ lò gạch Hà Đông đến Nà Giác

m

Hà Đông

600

2026

3.3

Xã Ân Hảo Đông

2.280

-

Kéo đường dây hạ thế 0,4 kw từ đường DT 629 đến soi ông Đang

m

Bình Hòa Bắc

600

2024

-

Kéo đường dây hạ thế 0,4 kw từ nhà ông Phúc đến ruộng cạn Bình Thiên

m

Cảm Đức

600

2026

-

Kéo đường dây hạ thế 0,4 kw từ ông Sanh đến hóc ông Liêm

m

Hội Trung

650

2028

-

Kéo đường dây hạ thế 0,4 kw từ Vườn Đình đến sau nhà ông Đây

m

Phước Bình

430

2027

3.4

Xã Ân Hảo Tây

750

-

Kéo đường dây hạ thế 0,4 kw từ trạm biến áp thôn Tân Sơn đến soi ông Định

m

Tân Sơn

750

2026

4

Huyện An Lão

3230

4.1

Xã An Hòa

2180

-

Kéo đường dây 0,4 KV từ trạm biến áp thôn Vạn Khánh

m

Vạn Khánh

1450

2027

-

Kéo đường dây 0,4 KV từ trạm biến áp thôn Xuân Phong Tây đến hết đường bê tông soi làng

m

Xuân Phong Tây

930

2025

-

Kéo đường dây 0,4 KV từ trạm biến áp thôn Trà Cong đến ngã ba đường nội đồng

m

Trà Cong

730

2028

4.2

Xã An Tân

1050

-

Kéo đường dây 0,4 KV từ trạm biến áp Đội 4 thôn Thanh Sơn đến cánh đồng đội 4

m

Thanh Sơn

400

2026

-

Kéo đường dây 0,4 KV từ trạm biến áp Đội 2 thôn Thanh Sơn đến cánh đồng hóc 2

m

Thanh Sơn

650

2028

5

Thị xã Hoài Nhơn

4.970

5.1

Phường Hoài Châu Bắc

470

-

Kéo đường dây hạ thế 0,4 KV từ đường DT 629 đến soi ông Đang

m

Gia An Nam

470

2024

5.2

Xã Hoài Sơn

4.500

-

Kéo đường dây hạ thế 0,4 KV từ sân vận động đến đập Hóc Cà

m

An Đỗ

1.300

2026

-

Kéo đường dây hạ thế 0,4 KV từ ngõ ông Dân đến Hóc Ráy

m

Hy Tường

2.000

2027

-

Kéo đường dây hạ thế 0,4 KV từ Tơ đến dốc Dang

m

Cẩn Hậu

700

2028

-

Kéo đường dây hạ thế 0,4 KV từ ngõ ông Chung đến Gò Vàng

m

Phú Nông

500

2025

6

Huyện Phù Mỹ

1.689

6.1

Xã Mỹ Cát

998

-

Kéo đường dây hạ thế 0,4KV từ trụ sở thôn Chánh Hậu đến nhà bà Phạm Thị Hiền

m

Chánh Hậu

998

Chưa có

Đầu tư mới

2026

6.2

Xã Mỹ An

373

-

Kéo đường dây hạ thế 0,4KV từ trước nhà Trần Kha đến Đỗ Thị Ngọ

m

Chánh Giao

373

2025

6.3

Xã Mỹ Thắng

318

-

Kéo đường dây hạ thế 0,4KV Thôn 7 NAM đến miếu Thanh Minh phía bắc đường DS2

m

7 Nam

318

2024

7

Huyện Phù Cát

5.180

7.1

Xã Cát Sơn

1172

-

Kéo đường dây hạ thế 0,4 KV từ trạm điện Sơn Lặc vào khu quy hoạch cây ăn quả

m

Thạch Bàn Tây

1172

Chưa có

Đầu tư mới

2026

7.2

Xã Cát Lâm

2463

-

Kéo đường dây hạ thế 0,4 KV từ xóm Thuận Ái vào vùng cây ăn quả

m

Thuận Phong

1231

Đã có

Nâng cấp

2026

-

Kéo đường dây hạ thế 0,4 KV từ ngã tư cầu Cát Lâm đến khu sản xuất rau

m

An Điềm

1232

Đã có

Nâng cấp

2027

7.3

Xã Cát Hưng

617

-

Kéo đường dây hạ thế 0,4 KV từ trường THCS đến cổng chào thôn Hội Lộc

m

Hội Lộc

617

Đã có

Nâng cấp

2025

7.4

Xã Cát Trinh

928

-

Kéo đường dây hạ thế 0,4 KV từ nhà Bà Đầm đến khu trồng rau công nghệ cao

m

An Đức

928

Chưa có

Đầu tư mới

2027

II

Trạm điện

14

1

Huyện Tây Sơn

9

1.1

Bình Thuận

2

-

Đầu tư 1 trạm biến áp

Trạm

Thuận Nhứt

1

2026

-

Đầu tư 1 trạm biến áp

Trạm

Thuận Truyền

1

2027

1.2

Tây Giang

2

-

Đầu tư 1 trạm biến áp

Trạm

Chà Là

1

2026

-

Đầu tư 1 trạm biến áp

Trạm

Gò Thị

1

2028

1.3

Tây Phú

3

-

Đầu tư 1 trạm biến áp

Trạm

Phú Hiệp

1

2026

-

Đầu tư 1 trạm biến áp

Trạm

Phú Lâm

1

2027

-

Đầu tư 1 trạm biến áp

Trạm

Phú Thọ

1

2028

1.4

Bình Tân

2

-

Đầu tư 1 trạm biến áp

Trạm

An Hội

2

2027

2

Huyện Hoài Ân

3

2.1

Xã Ân Hữu

2

-

Đầu tư 1 trạm biến áp

Trạm

Xuân Sơn

1

2026

-

Đầu tư 1 trạm biến áp

Trạm

Hà Đông

1

2028

2.2

Xã Ân Hảo Đông

1

-

Xây dựng 1 trạm biến áp

Trạm

Hội Trung

1

2024

3

Huyện An Lão

1

3.1

Xã An Hòa

1

-

Đầu tư 1 trạm biến áp

Trạm

Trà Cong

1

2026

4

Huyện Phù Cát

1

4.1

Xã Cát Hưng

1

-

Đầu tư 1 trạm biến áp

Trạm

Hội lộc

1

2027

Phụ lục 07

KẾ HOẠCH TẬP HUẤN, CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC - KỸ THUẬT TƯỚI TIÊN TIẾN TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÂY TRỒNG CẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

STT

Nội dung

Lớp

Địa điểm thực hiện

Thời gian thực hiện

I

Tập huấn, chuyển giao các tiến bộ, khoa học kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây lâu năm

Tổng cộng

13

1

Cây bưởi da xanh

2

Tây Sơn, An Nhơn

2024

2

Cây cam, quýt đường

4

Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Hoài Nhơn và An Nhơn

2024

3

Cây dừa xiêm

2

Hoài Ân, Phù Cát

2024

4

Cây ổi

1

Tây Sơn

2026

5

Cây xoài

2

Tây Sơn, Phù Cát

2025

6

Cây mít thái

2

Phù Mỹ, Hoài Nhơn

2026

II

Tập huấn, chuyển giao các tiến bộ, khoa học kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây hàng năm

Tổng cộng

10

1

Cây lạc

2

Phù Mỹ, An Lão

2025

2

Cây rau, dưa, đậu các loại

3

Thị xã An Nhơn, Phù Mỹ và Hoài Nhơn

2025

3

Ngô

5

Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Tuy Phước, Phù Mỹ, An Lão

2026

Phụ lục 08

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC MÔ HÌNH TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÂY TRỒNG CẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

STT

Nội dung thực hiện

Địa điểm

Cơ quan thực hiện

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Tập huấn và xây dựng 02 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây bưởi da xanh bằng công nghệ tưới nhỏ giọt. Quy mô 01 ha/1 mô hình

Tây Sơn, thị xã An Nhơn

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ Phòng Kinh tế các huyện, thị xã

2024

2

Tập huấn và xây dựng 04 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây cam, quýt đường bằng công nghệ tưới béc phun xoay, nhỏ giọt. Quy mô 01 ha/1 mô hình

Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, thị xã Hoài Nhơn, thị xã An Nhơn

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ Phòng Kinh tế các huyện, thị xã

2024

3

Tập huấn và xây dựng 02 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây dừa xiêm bằng công nghệ tưới nhỏ giọt. Quy mô 01 ha/1 mô hình

Hoài Ân, Phù Cát

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ Phòng Kinh tế các huyện, thị xã

2024

4

Tập huấn và xây dựng 03 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây rau, đậu các loại bằng công nghệ tưới béc phun sương, béc phun xoay. Quy mô 01 ha/1 mô hình

Thị xã An Nhơn, Phù Mỹ, thị xã Hoài Nhơn

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ Phòng Kinh tế các huyện, thị xã

2025

5

Tập huấn và xây dựng 02 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây xoài bằng công nghệ tưới nhỏ giọt. Quy mô 01 ha/1 mô hình

Phù Cát, Tây Sơn

Trung tâm Khuyến nông

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ Phòng Kinh tế các huyện, thị xã

2025

6

Tập huấn và xây dựng 02 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động cho cây lạc bằng công nghệ tưới béc phun xoay. Quy mô 01 ha/1 mô hình

An Lão, Phù Mỹ

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ Phòng Kinh tế các huyện, thị xã

2025

7

Tập huấn và xây dựng 02 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây mít thái bằng công nghệ tưới nhỏ giọt. Quy mô 01 ha/1 mô hình

Phù Mỹ, thị xã Hoài Nhơn

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ Phòng Kinh tế các huyện, thị xã

2026

8

Tập huấn và xây dựng 05 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây ngô bằng công nghệ tưới béc phun xoay. Quy mô 01 ha/1 mô hình

Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Tuy Phước, Phù Mỹ, An Lão

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ Phòng Kinh tế các huyện, thị xã

2026

9

Tập huấn và xây dựng 01 mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tự động kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây ổi bằng công nghệ tưới nhỏ giọt. Quy mô 01 ha/1 mô hình

Tây Sơn

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ Phòng Kinh tế các huyện, thị xã

2026

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1336/QĐ-UBND ngày 16/04/2024 phê duyệt Đề án Tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa cho cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh Bình Định

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


399

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.23.59
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!