BỘ QUỐC
PHÒNG
BAN
CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
QUYẾT
ĐỊNH 18/2020/QĐ-TTg
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 347/HD-BQP
|
Hà Nội, ngày 26
tháng 02 năm 2021
|
HƯỚNG DẪN
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 18/2020/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ THIẾT LẬP
KHU VỰC CẤM BAY, KHU VỰC HẠN CHẾ BAY ĐỐI VỚI TÀU BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI VÀ CÁC
PHƯƠNG TIỆN BAY SIÊU NHẸ
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Quyết định số 18/2020/QĐ-TTg ngày
10/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thiết lập khu vực cấm bay, khu vực hạn
chế bay đối với tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ;
- Quyết định số 276/QĐ-BQP ngày
27/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương
và Tổ giúp việc Thiết lập khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đối với tàu bay
không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ;
- Kế hoạch số 364/KH-BCĐ ngày 26/02/2021 của Ban chỉ đạo
Trung ương về việc triển khai thực hiện Quyết định số 18/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về thiết lập khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đối với tàu bay
không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Đảm bảo tính thống nhất trong quá
trình thực hiện xác định, thu thập và cung cấp dữ liệu khu vực cấm bay, khu vực
hạn chế bay đối với tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ
trên phạm vi toàn quốc.
- Thống nhất phương pháp, cách thức, kỹ
thuật xác định vị trí, tọa độ ranh giới phạm vi các khu vực cấm bay, khu vực hạn
chế bay đối với tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ.
- Thống nhất các chủng loại sản phẩm,
cách thức đóng gói, giao nộp dữ liệu, tài liệu về khu vực cấm bay, khu vực hạn chế
bay đối với tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ.
- Thống nhất phương án xác định khu vực
cấm bay, khu vực hạn chế bay đối với tàu bay không người lái và các phương tiện
bay siêu nhẹ tại các địa phương.
- Thống nhất cách lập dự toán kinh phí
bảo đảm thực hiện nhiệm vụ theo các quy định của Nhà nước.
2. Yêu cầu
- Tuân thủ hướng dẫn trong quá trình
thực hiện.
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương là đơn vị chủ trì thực hiện; các Bộ, ban ngành phối hợp với các địa phương
kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm theo chức năng nhiệm vụ quản lý.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG
ÁP DỤNG
- Phạm vi áp dụng: Các đối tượng, công
việc được quy định tại Quyết định số 18/2020/QĐ-TTg ngày 10/6/2020 của Thủ tướng
Chính phủ.
- Đối tượng áp dụng: Các Bộ, ban
ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xác định phạm vi khu vực cấm bay,
khu vực hạn chế bay đối với tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu
nhẹ theo Quyết định số 18/2020/QĐ-TTg ngày 10/6/2020 của Thủ tướng Chính
phủ.
IV. CÁC QUY ĐỊNH
CHUNG
1. Nhiệm vụ và mối quan hệ
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương: chỉ đạo Ban chỉ đạo phòng không nhân dân thực hiện toàn bộ công việc liên
quan đến việc xác định, lập bản đồ, đề xuất khu vực cấm bay, khu vực hạn chế
bay đối với tất cả các đối tượng trong phạm vi địa bàn quản lý theo quy định tại
Quyết định số 18/2020/QĐ-TTg ngày 10/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với
các Bộ, ban, ngành trong quá trình thực hiện; tổ chức tổng hợp dữ liệu khu vực
cấm bay, khu vực hạn chế bay, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định về Ban chỉ
đạo Trung ương.
- Các Bộ, ban, ngành: chỉ đạo các đơn
vị thuộc quyền tham gia và phối hợp với Ban chỉ đạo phòng không nhân dân trên địa
bàn đứng chân trong việc xác định, lập bản đồ, đề xuất khu vực cấm bay, khu vực
hạn chế bay đối với công trình, đối tượng thuộc quyền quản lý. Phối hợp kiểm
tra xác minh theo chức năng quản lý chuyên ngành.
2. Nội dung công việc thực hiện
- Nội dung 1: Xác định số lượng,
ranh giới của khu vực cấm bay, khu vực
hạn chế bay bằng cách sử dụng các tài liệu, tư liệu đã có hoặc đo đạc bổ sung (Nhiệm
vụ của địa phương).
- Nội dung 2: Thành lập bản đồ khu
vực cấm bay, khu vực hạn chế bay của từng địa phương (Nhiệm vụ của địa
phương).
- Nội dung 3: Thành lập CSDL, bản
đồ khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay trên phạm vi toàn quốc (Nhiệm vụ của
Ban Chỉ đạo Trung ương).
- Nội dung 4: Công bố khu vực cấm
bay, khu vực hạn chế bay trên Cổng thông tin điện tử BQP và từng địa phương (Nhiệm vụ của Ban Chỉ
đạo Trung ương).
3. Quy định kỹ thuật
a) Cơ sở toán học
Hệ tọa độ quốc gia VN-2000, phép chiếu
hình trụ ngang đồng góc, múi chiếu 6° (k0=0,9996), kinh tuyến trung ương 105° đối
với múi 48, 111° đối với múi 49; Hệ độ cao quốc gia Việt Nam (Hòn Dấu - Hải
Phòng).
b) Ranh giới sử dụng
đất của khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay
- Ranh giới sử dụng đất của khu vực cấm
bay, khu vực hạn chế bay phải đảm bảo thể hiện được hình thể thửa đất và phủ
trùm diện tích của điểm đất hoặc cụm điểm đất, được xác định bởi các điểm ranh
giới.
- Tọa độ các điểm giới hạn được xác định
như sau:
+ Thu nhận từ bản đồ địa chính (bản đồ
trích đo, bản đồ quy hoạch,...) có độ chính xác tương đương trở lên so với độ
chính xác thành lập bản đồ tỷ lệ 1:50.000.
+ Trường hợp không có bản đồ địa chính
(bản đồ trích đo, bản đồ quy hoạch), tọa độ các điểm giới hạn được xác định bằng
phương pháp sử dụng công nghệ GNSS đảm bảo độ chính xác của điểm giới hạn ≤ 5m.
c) Bản đồ khu vực
cấm bay, hạn chế
bay
- Từ ranh giới sử dụng của điểm đất,
tiến hành xác định phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay của từng
điểm đất hoặc cụm điểm đất đảm bảo khoảng cách theo quy định tại Quyết định số
18/2020/QĐ-TTg .
- Bản đồ khu vực cấm bay, khu vực hạn
chế bay được thành lập cho từng điểm đất (cụm điểm đất) được biên tập trên nền
bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 (theo mảnh bản đồ) do Bộ Tài nguyên và Môi trường
thành lập.
- Nội dung bản đồ khu vực cấm bay, hạn
chế bay gồm: đường giới hạn và điểm giới hạn khu vực cấm bay, hạn chế bay; ranh
giới sử dụng đất của từng điểm đất; ranh giới cụm điểm đất (nếu có). Cụ thể như
sau:
+ Khu vực cấm bay: Đường giới hạn được
hiển thị nét liền màu đỏ, lực nét là 0.5mm và lớp hiển thị là lớp 1. Điểm giới
hạn được hiển thị hình tròn màu đỏ đường kính 0.7mm. Ghi chú tên điểm giới hạn
màu đỏ, cỡ chữ 5mm.
+ Khu vực hạn chế bay: Đường giới hạn
được hiển thị nét liền màu da cam, lực nét là 0.5mm và lớp hiển thị là lớp 2. Điểm
giới hạn được hiển thị hình tròn màu cam đường kính 0.7mm. Ghi chú tên điểm giới
hạn màu cam, cỡ chữ 5mm.
+ Ranh giới sử dụng đất của từng điểm
đất hiển thị màu xanh lam, lực nét là 0.2mm và lớp hiển thị là lớp 3.
+ Ranh giới sử dụng đất của cụm điểm đất
hiển thị nét đứt, màu xanh lục, lực nét là 0.2mm; và lớp hiển thị là lớp 4.
+ Điểm đất được đánh mã kí hiệu quy ước
phục vụ xây dựng CSDL tại Phụ lục 3. Tên Bản đồ mã kí hiệu được hiển thị tại vị
trí trung tâm của điểm đất.
- Các khu vực cấm bay, hạn chế bay được
biên tập theo mảnh của bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000, được đánh số thứ tự, chú
thích vị trí, danh sách khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay.
(Mẫu bản đồ cấm
bay tại Phụ lục
5).
4. Quy định phối hợp, giám sát, kiểm
tra nghiệm thu sản phẩm
a) Đơn vị quản lý trực
tiếp điểm đất:
- Có trách nhiệm cung cấp tài liệu cơ
sở pháp lý điểm đất: bản đồ trích đo, bản đồ quy hoạch,... theo yêu cầu của Ban
chỉ đạo phòng không nhân dân (khi đơn vị quản lý trực tiếp điểm đất không nắm
giữ các tài liệu pháp lý trên, lập báo cáo gửi lên Ban chỉ đạo phòng không nhân
dân và cấp trên quản lý trực tiếp để thu thập hoàn thiện).
- Cung cấp thông tin theo mẫu biểu (Phụ
lục 6) gửi lên Bộ, ban, ngành phục vụ báo cáo. Đồng thời tổng hợp tài liệu hồ
sơ pháp lý điểm đất gửi lên Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân cấp tỉnh để tổng hợp,
kiểm tra, rà soát.
b) Các Bộ, ban,
ngành:
Chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền tại các
tỉnh phối hợp với địa phương lập danh sách tổng hợp báo cáo theo mẫu (Phụ lục
1), cung cấp dữ liệu, thông tin về các khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay gửi
lên Ban chỉ đạo phòng không nhân dân cấp tỉnh.
c) Ban Chỉ đạo
phòng không nhân dân cấp tỉnh:
- Phối hợp với các Bộ, ban, ngành và
đơn vị quản lý trực tiếp điểm đất xác định khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay
trong phạm vi địa phương quản lý, tổng hợp danh sách theo mẫu biểu (Phụ lục 2).
- Lập dự toán và hoàn thiện bản đồ khu
vực cấm bay, khu vực hạn chế bay theo mẫu (Phụ lục 3,4,5) và tổng hợp, báo cáo,
đóng gói dữ liệu gửi lên Ban Chỉ đạo Trung ương (qua Cục Bản đồ/BTTM).
d) Ban Chỉ đạo Trung
ương:
- Hỗ trợ kỹ thuật, giải quyết những vướng
mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Chỉ đạo Cục Tác chiến, Cục Bản đồ tiếp
nhận, tổng hợp dữ liệu từ các địa phương; thẩm định kết quả (nếu thấy cần thiết).
- Báo cáo, công bố phạm vi khu vực cấm
bay, khu vực hạn chế bay trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng.
V. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Hình 1: Sơ đồ quy trình
các bước thực hiện
1. Quán triệt nhiệm vụ,
hướng dẫn thực hiện
Mục đích:
Hướng dẫn về kỹ thuật và hướng dẫn về
phương pháp tổ chức thực hiện để đảm bảo nhiệm vụ được triển khai đồng bộ, thống nhất, nhanh
chóng và chính xác trong toàn địa phương.
Nội dung:
- Tổ chức quán triệt thực hiện nội
dung cơ bản của Quyết định số 18/2020/QĐ-TTg ngày 10/6/2020 của Thủ tướng Chính
phủ và Pháp lệnh số
32/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản có liên quan.
- Căn cứ Hướng dẫn của Ban chỉ đạo
Trung ương, tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện trong phạm vi địa phương
mình quản lý, đặc biệt lưu ý khâu hướng dẫn về kỹ thuật và hướng dẫn về phương
pháp tổ chức thực hiện.
Phương pháp:
Ban chỉ đạo Phòng không nhân dân địa
phương (tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương) lấy Bộ CHQS làm thường trực, Sở Tài nguyên và Môi trường
là đơn vị phụ trách về kỹ thuật để tổ chức triển khai thực hiện.
2. Lập danh sách phạm
vi khu vực cấm bay và hạn chế bay
Mục đích:
Là cơ sở để xác định số lượng khu vực
cấm bay, khu vực hạn chế bay, qua đó tính toán khối lượng công việc và dự toán
kinh phí thực hiện.
Nội dung:
- Khu vực cấm bay:
+ Danh mục khu vực cấm bay được quy định
tại Điều 3 của Quyết định số 18/2020/QĐ-TTg, cụ thể như sau:
• Khu vực các công trình quốc phòng và
khu quân sự đặc biệt quan trọng do Chính phủ ủy quyền cho Bộ Quốc phòng trực tiếp
chỉ đạo việc quản lý, bảo vệ.
• Khu vực trụ sở làm việc các cơ quan
Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành trung ương; trụ sở Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; trụ sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trụ sở các
cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức
quốc tế tại Việt Nam.
• Khu vực đóng quân, khu vực triển
khai lực lượng, trang bị chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện chiến đấu, bảo
vệ mục tiêu; khu vực kho tàng, nhà máy, căn cứ (trung tâm) hậu cần, kỹ thuật,
trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ của các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an; khu vực các công trình trong danh mục công trình quan trọng liên quan
đến an ninh quốc gia.
• Khu vực cảng hàng không, sân bay có
hoạt động của tàu bay hàng không dân dụng, quân sự.
• Khu vực nằm trong giới hạn của đường
hàng không, các vệt bay, hành lang bay đã được cấp phép trong vùng trời Việt
Nam, phạm vi giới hạn của đường hàng không được nêu trong Tập thông báo tin tức
hàng không của Việt Nam “AIP Việt Nam” do Cục Hàng không Việt Nam công bố.
+ Đối với các công trình quan trọng
liên quan đến an ninh quốc gia thì được thống kê theo quy định tại Pháp lệnh số
32/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bảo vệ công trình quan trọng
liên quan đến an ninh quốc gia.
• Công trình tập trung bí mật nhà nước
hoặc là nơi lưu trữ, bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng
hoặc là nơi bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi
trường sinh thái hoặc là cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng khác liên quan đến
an ninh quốc gia.
• Công trình đòi hỏi phải áp dụng công
tác bảo vệ đặc biệt, tuyệt đối an toàn trong quá trình khảo sát, thiết kế, xây
dựng, quản lý và sử dụng.
- Khu vực hạn chế
bay:
Danh mục khu vực hạn chế bay được quy
định tại Điều 4 của Quyết định số 18/2020/QĐ-TTg, cụ thể như
sau:
Khu vực tập trung đông người, khu vực
biên giới, khu vực tiếp giáp với khu vực cấm bay tại cảng hàng không, sân bay
có hoạt động của tàu bay hàng không dân dụng, tàu bay quân sự.
Ngoài ra, các Bộ,
ban, ngành và địa phương các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương có thể đề xuất bổ sung các khu vực cấm bay hạn chế
bay không nằm trong các trường hợp trên theo đặc thù riêng.
3. Khảo sát thu thập
và phân tích, đánh giá số liệu, tư liệu các khu vực cấm bay, khu vực hạn chế
bay
Mục đích:
- Phục vụ cho việc xác định sơ đồ ranh
giới sử dụng đất.
- Xác định được khối lượng công việc
đo đạc bổ sung.
Nội dung:
Thu thập tư liệu bản đồ địa chính, bản
đồ trích đo, bản đồ quy hoạch, sơ đồ cấp đất và các văn bản, tài liệu pháp lý
có liên quan đến điểm đất thuộc diện cấm bay, hạn chế bay.
Phương pháp:
- Các đơn vị quản lý trực tiếp điểm đất
trên địa phương chủ động tổ chức rà soát, thu thập.
- Các bộ, ban, ngành chỉ đạo, cung cấp
thông tin, tư liệu, tài liệu cho các đơn vị thuộc quyền đứng chân trên địa
phương.
- Các địa phương, căn cứ trên dữ liệu
đang quản lý, tổ chức rà soát, thu thập, tổng hợp tư liệu, phối hợp với số liệu
của các bộ, ban, ngành và các đơn vị để kiểm tra và tổ chức thực hiện.
- Phân tích đánh giá tài liệu thu thập
được để xác định phương pháp thực hiện và lập danh sách các khu vực cần đo bổ
sung.
4. Xác định ranh giới
sử dụng đất của khu vực cấm bay và khu vực hạn chế bay
Dựa vào tư liệu thu thập được xác định
tọa độ điểm ranh giới và ranh giới khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, đây là
cơ sở để thành lập bản đồ khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay. Phương thức thực
hiện như sau:
a) Trường hợp khu vực
có bản đồ địa chính hoặc bản đồ trích đo, bản đồ quy hoạch
* Trường hợp có bản đồ dạng số, có tọa độ:
Sử dụng ranh giới thửa đất trên bản đồ
để biên tập thành lập bản đồ khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay.
* Trường hợp chỉ có bản trích đo
dạng giấy (có đóng dấu):
- Từ bảng thống kê tọa độ
trên bản trích đo, chuyển
điểm
ranh giới lên bản vẽ trong phần mềm Microstation, AutoCad (hoặc các phần mềm tươrng
tự). Tiến hành nối vẽ các điểm ranh giới để xác định ranh giới khu vực. Từ đó
là cơ sở biên tập thành lập bản khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay.
b) Trường hợp các khu
vực chưa có bản đồ địa chính, bản trích đo, bản đồ quy hoạch; bản đồ có biến động
diện tích lớn hoặc khoanh vùng theo đề xuất của địa phương
Dựa vào các tài liệu pháp lý, hiện trạng
sử dụng đất thực tế tại cơ quan đơn vị hoặc đề xuất khoanh vùng khu vực cấm bay
và hạn chế bay, tiến hành đo bổ sung tọa độ các điểm ranh giới bằng phương pháp
sử dụng công nghệ GNSS, ở Hệ tọa độ quốc gia VN-2000, phép chiếu hình trụ ngang
đồng góc, múi chiếu 6° (k0=0,9996), kinh tuyến trung ương 105° đối với múi 48,
111° đối với múi 49.
Sau khi xác định được điểm ranh giới,
thực hiện nối vẽ ranh giới sử dụng đất khu vực cấm bay, hạn chế bay từ các điểm
ranh giới. Từ đó là cơ sở biên tập thành lập bản đồ khu vực cấm bay, khu vực hạn
chế bay.
c) Một số trường hợp
đặc biệt
- Đối với trường hợp phạm vi khu vực cấm
bay, khu vực hạn chế bay theo cụm điểm hoặc cụm dân cư. Các điểm ranh giới có
thể xác định bằng cách khoanh bao phủ trùm phạm vi (ví dụ minh họa hình 2c).
Hình 2c
- Đối với các vị trí điểm đất không có
ranh giới rõ ràng, đồng thời có quy định hành lang bảo vệ an toàn thì xác định
theo phạm vi hành lang bảo vệ an toàn đó (ví dụ: thủy điện, hồ đập,....).
- Khi điểm ranh giới phạm vi khu vực cấm
bay và hạn chế bay được đề xuất là các địa vật cố định như đường giao thông,
sông, suối,... thì căn cứ hình dạng các địa vật để xác định vị trí (ví dụ minh
họa hình 2d).
Hình 2d
5. Lập bản đồ khu vực
cấm bay, khu vực hạn chế bay
a) Xác định đường giới
hạn của khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay
Từ ranh giới sử dụng đất của khu vực cấm
bay và khu vực hạn chế bay thực hiện chuyển đổi về Hệ tọa độ quốc gia VN-2000,
phép chiếu hình trụ ngang đồng góc, múi chiếu 6° (k0=0,9996), kinh tuyến trung
ương 105° đối với múi 48, 111° đối với múi 49 bằng các phần mềm chuyên dụng
(Cidala, TBC, Global Mapper...).
Sau đó tiến hành xác định đường giới hạn
và điểm giới hạn của khu vực cấm bay và khu vực hạn chế bay theo
đúng Quyết định số 18/2020/QĐ-TTg ngày 10/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể như sau:
* Khu vực phạm vi cấm bay
- Khu vực các công trình quốc phòng và
khu quân sự đặc biệt quan trọng do Chính phủ ủy quyền cho Bộ Quốc phòng trực tiếp
chỉ đạo việc quản lý, bảo vệ: Khoảng cách từ tàu bay không người lái và các
phương tiện bay siêu nhẹ hoạt động đến ranh giới khu vực cấm theo chiều ngang
không nhỏ hơn 500 m ở mọi độ cao.
- Khu vực quốc phòng, an ninh bao gồm
Khu vực đóng quân; khu vực triển khai lực lượng, trang bị chiến đấu, sẵn sàng
chiến đấu, huấn luyện chiến đấu, bảo vệ mục tiêu; khu vực kho tàng, nhà máy,
căn cứ (trung tâm) hậu cần, kỹ thuật, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ của
các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; khu vực các công trình trong
danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia: Khoảng cách từ
tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ hoạt động đến ranh giới
khu vực cấm theo chiều ngang không nhỏ hơn 500 m ở mọi độ cao.
- Khu vực trụ sở làm việc các cơ quan
Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành trung ương; trụ sở Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; trụ sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trụ sở các
cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức
quốc tế tại Việt Nam: Khoảng cách từ tàu bay không người lái và các phương tiện
bay siêu nhẹ hoạt động đến ranh giới khu vực cấm theo chiều ngang không nhỏ hơn
200 m ở mọi độ cao.
- Khu vực cảng hàng không, sân bay có
hoạt động của tàu bay hàng không dân dụng, quân sự:
+ Đối với sân bay có 01 đường cất, hạ
cánh, phạm vi cấm được giới hạn trong khu vực hình chữ nhật được xác định từ vị
trí ngưỡng tại hai đầu của đường cất, hạ cánh mở rộng và kéo dài ra phía ngoài
hai đầu đường cất, hạ cánh đến 15000 m và từ đường tim của đường cất, hạ cánh mở
rộng sang hai bên 5000 m ở mọi độ cao;
+ Đối với sân bay có từ 02 đường cất,
hạ cánh trở lên thì phạm vi cấm được giới hạn khu vực hình chữ nhật, được xác định
từ vị trí ngưỡng của đường cất, hạ cánh xa nhất theo chiều cất, hạ cánh của tàu
bay, mở rộng và kéo dài ra phía ngoài hai đầu đường cất, hạ cánh đến 15000 m và
mở rộng sang hai bên 5000 m tính từ đường tim của 02 đường cất, hạ cánh ngoài
cùng ở mọi độ cao.
+ Khu vực nằm trong giới hạn của đường
hàng không, các vệt bay, hành lang bay đã được cấp phép trong vùng trời Việt
Nam, phạm vi giới hạn của đường hàng không được nêu trong Tập thông báo tin tức
hàng không của Việt Nam “AIP Việt Nam” do Cục Hàng không Việt Nam công bố thì sử
dụng luôn đường giới hạn đó.
* Khu vực phạm vi hạn chế bay
- Khu vực tập trung đông người: Sử dụng
đường ranh giới khoanh bao khu vực tập trung đông người làm đường giới hạn khu
vực hạn chế bay.
- Khu vực biên giới:
+ Biên giới trên đất liền giữa Việt
Nam và Trung Quốc là 25000 m tính từ đường biên giới trở vào nội địa
Việt Nam ở mọi độ cao.
+ Biên giới trên đất liền giữa Việt
Nam với Lào, Việt Nam với Campuchia là 10000 m tính từ đường biên giới trở vào
nội địa Việt Nam ở mọi độ cao.
- Khu vực tiếp giáp với khu vực cấm
bay tại cảng hàng không, sân bay có hoạt động của tàu bay hàng không dân dụng,
tàu bay quân sự mở rộng ra phía ngoài 3000 m theo chiều rộng, 5000 m theo chiều
dài, tính từ ranh giới khu vực cấm bay tại cảng hàng không, sân bay; độ cao nhỏ
hơn 120 m so với địa hình.
* Lưu ý:
- Đường giới hạn khu vực cấm bay, hạn
chế bay được tạo ra từ ranh giới sử dụng đất, thì sau khi offset đường giới hạn
phải được biên tập sao cho đảm bảo hạn chế tối đa các điểm trên đường giới hạn
không tham gia vào tạo nên đồ hình của khu vực cấm bay, hạn chế bay. Đối với
khu vực có hình thể phức tạp có thể đề xuất đường giới hạn vùng cấm bay và hạn
chế bay theo hình khối dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật,... nhưng vẫn phải đảm
bảo yêu cầu theo quy định trên.
- Biên tập vùng cấm bay và hạn chế bay
phải đảm bảo các vùng không được chồng đè lên nhau. Nếu các vùng
cùng loại chồng đè thì phải gộp thành vùng chung. Trường hợp vùng hạn chế bay
chồng đè vào vùng cấm bay thì phải ưu tiên vùng cấm bay, vùng hạn chế bay được
tính từ đường giới hạn của vùng cấm bay trở ra.
- Dựa vào đề xuất của đơn vị chủ quản,
đồng thời dựa vào đặc thù của từng địa phương, tính chất và yêu cầu của công
tác quản lý, tiến hành phân loại, tổng hợp và xác định khu vực cấm bay và khu vực
hạn chế bay theo những yêu cầu sau:
+ Đối với các điểm đất có vị trí đơn lẻ,
xác định phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay theo ranh giới của điểm đất.
+ Đối với các điểm đất, công trình,...
có quy định hành lang an toàn, xác định phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế
bay theo hành lang an toàn đó.
+ Đối với những thành phố trực thuộc
trung ương có mật độ đô thị lớn có thể đề xuất xác định phạm vi khu vực cấm
bay, khu vực hạn chế bay theo các tuyến đường, khu phố hoặc cả vùng trung tâm.
+ Đối với các tỉnh, thành phố khác có
mật độ đô thị tập trung tại các khu vực trung tâm có thể đề xuất xác định phạm
vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay theo cụm đơn vị hành chính.
b) Xác định điểm giới
hạn của khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay
Điểm giới hạn được xác định từ các điểm
đỉnh của góc ngoặt nằm trên đường giới hạn. Thực hiện đọc tọa độ vuông góc (X,
Y) của các điểm giới hạn để đưa vào bảng thống kê tọa độ tại phụ lục 4.
Quy định đặt tên điểm giới hạn: Số thứ
tự điểm giới hạn tăng dần theo chiều kim đồng hồ. Trong đó điểm giới hạn số 1 nằm
ở trên cùng bên trái phạm vi khu vực cấm bay và hạn chế bay, quy định đặt tên từ
1 đến hết.
c) Biên tập bản
đồ
- Từ đường giới hạn, điểm giới hạn khu
vực cấm bay, hạn chế bay; ranh giới sử dụng đất của từng điểm đất; ranh giới cụm
điểm đất (nếu có); tọa độ của các điểm giới hạn thực hiện biên tập bản đồ trên
nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 theo quy định tại mục 4.3.
- Các điểm đất (hoặc cụm điểm đất) được
biên tập theo mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000.
(Mẫu bản đồ khu
vực cấm bay, khu vực hạn chế bay tại Phụ lục 5).
- Bản đồ sau khi biên tập được xuất
file định dạng *.pdf, in ra giấy, ký và đóng dấu.
6. Lập báo cáo tổng hợp
và đóng gói sản phẩm giao nộp
Ban Phòng không nhân dân tỉnh lập báo
cáo kết quả tổ chức thực hiện và đóng gói giao nộp sản phẩm về Ban chỉ đạo
Trung ương. Cụ thể như sau:
- Báo cáo kết quả thực hiện: 05 bộ.
- Danh sách thống kê vị trí các điểm đất,
khu vực cấm bay, hạn chế bay và tọa độ các điểm giới hạn trên địa bàn tỉnh có
ký xác nhận của người có thẩm quyền (Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục
4): 05 bộ.
- Bản đồ khu vực cấm bay và hạn chế
bay toàn tỉnh theo từng mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 có ký xác nhận của người có
thẩm quyền (Phụ lục 5): 05 bộ
- Phiếu cung cấp thông tin khu vực cấm
bay và khu vực hạn chế bay (Phụ lục 6): 05 bộ
- Đĩa DVD ghi toàn bộ dữ liệu sản phẩm
bao gồm: Danh sách thống kê (*.xls), bản đồ khu vực cấm bay, khu vực hạn chế
bay (*.pdf,*.dgn hoặc *.dxf,...), bảng thống kê tọa độ các điểm giới hạn khu vực
cấm bay và khu vực hạn chế bay (*.xls).
VI. HƯỚNG DẪN LẬP DỰ
TOÁN KINH PHÍ
Phụ lục
1. Các căn cứ pháp lý lập dự toán.
2. Các nội dung công việc áp dụng lập
dự toán.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu
- Thiết lập điểm cầu tổ chức tập huấn
trực tuyến.
- Đề xuất nội dung công bố trên Cổng Thông
tin điện tử Bộ Quốc phòng.
2. Cục Bản đồ Bộ Tổng Tham mưu
- Hướng dẫn kỹ thuật; giải đáp các vướng
mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đề xuất xác minh, thẩm định kết
quả, sản phẩm (nếu thấy cần thiết).
- Tổng hợp và chuẩn hóa kết quả sản phẩm,
xây dựng CSDL khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đối với tàu bay không người
lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trên địa bàn cả nước.
- Lập đề án xây dựng CSDL phục vụ thiết
lập và quản lý khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đối với tàu bay không người
lái và các phương tiện bay siêu nhẹ (BQP).
3. Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc
phòng
Phối hợp với Cục Bản đồ chuẩn hóa định
dạng dữ liệu, thông tin đưa lên Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng.
4. Các Bộ, cơ quan ngang bộ thuộc
Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Các Bộ: Công an, Ngoại giao, Giao
thông vận tải, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn
vị thuộc quyền phối hợp với Ban Chỉ đạo Phòng không nhân dân các địa phương xác
định ranh giới khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay.
- Ban Chỉ đạo Phòng không nhân dân các
địa phương sử dụng bộ máy các cơ quan chức năng (Bộ Chỉ huy quân sự, Sở Tài
nguyên và Môi trường,...) tiến hành thu thập tài liệu, đo đạc, xác định ranh giới
khu vực cấm bay, hạn chế bay trên địa bàn.
- Tự đảm bảo kinh phí thực hiện từ nguồn
ngân sách chi hàng năm theo quy định.
VIII. MỘT SỐ MỐC THỜI
GIAN CHÍNH
Tổ chức tập huấn toàn quốc (trực tuyến),
dự kiến: Trước 10/3/2021.
Tổ chức thực hiện, gửi kết quả về Ban
Chỉ đạo Trung ương: Xong trước 15/5/2021.
Tổng hợp số liệu, kiểm tra, thẩm định
(nếu thấy cần thiết), đóng gói sản phẩm: Xong trước 15/6/2021.
Chuẩn hóa, tích hợp Hệ thống, xây dựng
CSDL khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay: Xong trước 15/7/2021.
Công bố trên Cổng Thông tin điện tử Bộ
Quốc phòng: Xong trước 30/7/2021.
Nơi nhận:
-
Trưởng
Ban chỉ đạo (để chỉ đạo);
- Thành viên Ban chỉ đạo;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (31);
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (63);
- Các đầu mối trực thuộc BQP (73);
- C51, C62;
-
Lưu:
VT.D177.
|
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO
PHÓ TỔNG THAM MƯU TRƯỞNG QĐNDVN
Trung
tướng Nguyễn Trọng Bình
|
PHỤ
LỤC 7: HƯỚNG DẪN CÁC CĂN CỨ LẬP DỰ TOÁN
I. Căn cứ lập dự toán kinh phí:
- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày
14/12/2004 của Chính phủ Quy định hệ số lương của cán bộ công chức trong các cơ
quan nhà nước;
- Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày
26/12/1996 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội Ban hành danh mục nghề, công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Thông tư số 20/2012/TT-BTNMT ngày
19/12/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc ban hành Định mức kinh tế-kỹ thuật đo đạc và bản đồ;
- Thông tư số 40/2011/TT-BTNMT ngày
22/11/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Định mức kinh tế-kỹ thuật
xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý.
- Thông tư số 02/2016/TT-BTNMT ngày
29/02/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế-kỹ thuật cập
nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:2000,1:5000 và 1:10.000, gọi tắt là
“Thông tư 02”;
- Thông tư số 14/2017/TT-BTNMT ngày
20/7/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc
lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai,
tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư số 35/2017/TT-BTNMT ngày
04/10/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành định mức kinh tế-kỹ
thuật xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai;
- Thông tư số 55/2017/TT-BTNMT ngày
08/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành định mức kinh tế-kỹ
thuật xây dựng cơ sở dữ liệu địa giới hành chính;
- Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày
09/5/2019 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức,
viên chức và lực lượng vũ trang;
- Quyết định số 1988/QĐ-BTNMT
ngày 31/7/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành bộ đơn giá sản
phẩm, dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực đo đạc và bản đồ do Bộ Tài
nguyên và Môi trường đặt hàng, giao kế hoạch sử dụng ngân sách Nhà nước năm
2019 (theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng);
- Thông tư số 136/2017/BTC ngày
22/12/2017 của Bộ Tài chính Quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động
kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường;
- Quyết định ban hành Bộ đơn giá sản
phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, đăng ký, kê khai cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; xây dựng cơ sở dữ liệu đất
đai trên địa bàn các tỉnh, thành phố đã ban hành để áp dụng./.
II. Cơ cấu tính đơn giá:
1- Về chi phí trực tiếp:
a- Chi phí nhân công: Bao gồm chi
phí lao động kỹ thuật và chi phí lao động phổ thông. Trong đó:
- Chi phí lao động kỹ
thuật:
Là chi phí cho nhân công là lao động kỹ thuật, được tính theo định mức do Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Chi phí lao động kỹ
thuật
= số công lao động kỹ thuật (công đơn hoặc công nhóm) theo định mức x đơn giá ngày
công lao động kỹ thuật (công đơn hoặc công nhóm).
- Chi phí lao động phổ
thông: Là
chi phí cho nhân công là lao động phổ thông, được tính theo định mức do Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành.
Chi phí lao động phổ
thông
= số công lao động phổ thông theo định mức x đơn giá ngày công
lao động phổ thông.
b- Chi phí công cụ dụng
cụ:
Là giá trị công cụ, dụng cụ được sử dụng để thực hiện công việc.
Chi phí công cụ, dụng
cụ
= Số ca sử dụng
công cụ, dụng cụ theo định mức x Đơn giá sử dụng công cụ, dụng cụ phân
bổ cho 01 ca. Trong đó:
Đơn giá sử dụng công
cụ, dụng cụ phân bổ cho 01 ca = Đơn giá
công cụ dụng cụ/(Niên hạn sử dụng
công cụ,
dụng
cụ theo định mức (tháng) x 26 ngày)
Đơn giá công cụ, dụng
cụ:
Là giá trị công cụ, dụng cụ dùng trực tiếp trong quá trình thực hiện công việc.
c- Chi phí khấu hao máy và
thiết bị:
Là hao phí về máy móc thiết bị sử dụng trong thời gian thực hiện công
việc.
Chi phí khấu hao máy và
thiết bị bằng = Số ca máy theo định mức nhân (x) Mức khấu hao một ca
máy. Trong đó:
Mức khấu hao một ca
máy
= Nguyên giá/(Số ca máy sử dụng một năm x số năm sử dụng)
Số ca máy sử dụng một
năm:
Máy ngoại nghiệp là 250 ca (riêng thiết bị đo biển là 200 ca); máy nội nghiệp là
500 ca.
d- Chi phí năng lượng: Là chi phí sử
dụng năng lượng dùng cho máy móc thiết bị vận hành trong thời gian thực hiện
công
việc.
Trong đó:
Đơn giá điện năng tính theo
giá bán thực tế quy định tại Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/03/2019 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương quy định về giá bán điện (đã bao gồm thuế giá trị gia
tăng) áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, tự bảo
đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm
chi thường xuyên thực hiện là 2.092 đồng/kwh; áp dụng cho doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp
tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư thực hiện là 2.011 đồng/kwh.
Định mức tiêu hao điện
năng
của từng nội dung công việc hay từng loại sản phẩm theo quy định tại các định mức
kinh tế kỹ thuật.
đ- Chi phí nguyên vật
liệu: Là giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ dùng
trực tiếp trong quá trình thực hiện công việc.
Chi phí vật liệu = Tổng số lượng
từng loại vật liệu theo định mức x đơn giá từng loại vật liệu. Trong
đó:
Đơn giá vật liệu: Đối với nhiệm
vụ do ngân sách trung ương đảm bảo, căn cứ theo giá trung bình của các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương có khu vực thi công trong năm; đối với nhiệm vụ do ngân
sách địa phương đảm bảo, căn cứ theo giá thị trường tại địa phương.
2- Chi phí quản
lý chung:
Gồm các khoản chi phí cho bộ máy quản lý và các hoạt động quản lý. Được xác định
theo tỷ lệ % tính trên chi phí trực tiếp.
3- Phụ cấp khu vực
(PCKV):
Phụ cấp khu vực tính cho từng khu vực theo thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT
ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài
chính, Ủy ban Dân tộc.
4- Chi phí ăn ca: Chi phí ăn ca
tính theo định mức nhân công lao động kỹ thuật và quy định tiền ăn ca tính cho
01 công. Tiền ăn ca tính cho 01 công theo quy định của từng đơn vị.
VÍ DỤ MINH
HỌA 1
KHU VỰC CẤM
BAY LÀ CỤM ĐIỂM LIỀN KỀ
|
VÍ DỤ MINH
HỌA 2
KHU VỰC CẤM
BAY LÀ ĐIỂM
RIÊNG LẺ
|
VÍ DỤ MINH
HỌA 3
KHU VỰC CẤM
BAY LÀ ĐIỂM
RIÊNG LẺ
|