Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3383/QĐ-BTC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Hiếu
Ngày ban hành: 31/12/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3383/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 212/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2014 của Chính phủ về Tập đoàn kinh tế nhà nước và Tổng công ty nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 10615/VPCP-KTTH ngày 31/12/2014 của Văn phòng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính của TKV;

Theo đề nghị của Bộ Công Thương tại công văn số 6603/BCT-TC ngày 16/07/2014 về việc phê duyệt Quy chế tài chính Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (kèm theo)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 1511/QĐ-BTC ngày 22/06/2011 của Bộ Tài chính phê duyệt Quy chế quản tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam.

Điều 3. Cục trưởng Tài chính doanh nghiệp, Chánh Văn phòng Bộ, thủ trưởng các đơn vị liên quan, Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
- Tập đoàn CN Than & KS Việt Nam;
- Lưu: VT, Cục TCDN (15 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Hiếu

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3383/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

1. Quy chế này quy định việc quản lý tài chính đối với Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam.

2. Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các quy định của Quy chế quản lý tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác theo quy định của Chính phủ, các quy định khác của pháp luật có liên quan và Quy chế này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Trong Quy chế này các từ ngữ, thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a) “Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” (sau đây gọi là Tập đoàn TKV, viết tắt trong Quy chế này là TKV) Công ty mẹ của Tập đoàn các công ty TKV, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo Quyết định số 989/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

b) “Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” (sau đây gọi là Tập đoàn các công ty TKV) là nhóm công ty không có tư cách pháp nhân bao gồm:

- Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (doanh nghiệp cấp I);

- Các công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (doanh nghiệp cấp II);

- Các công ty con của doanh nghiệp cấp II (doanh nghiệp cấp III);

- Các công ty liên kết của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

- Các khái niệm: Đơn vị trực thuộc TKV; Công ty con; Công ty liên kết; Doanh nghiệp thành viên; Cổ phần chi phối, vốn góp chi phối; Cổ phần không chi phối, Vốn góp không chi phối: Quyền chi phối của TKV; Thị trường nội bộ Tập đoàn các Công ty TKV; Kế hoạch phối hợp kinh doanh trong Tập đoàn các Công ty TKV... được quy định tại Nghị định số 212/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

2. Các từ ngữ khác trong Quy chế này đã được giải nghĩa trong Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác thì có nghĩa tương tự như trong các văn bản pháp luật đó. Danh từ “pháp luật” được hiểu là pháp luật Việt Nam.

Điều 3. Chủ sở hữu

Nhà nước là chủ sở hữu của TKV. Chính phủ thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với TKV.

Chương II

QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TKV

Mục 1: QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN

Điều 4. Vốn của TKV

1. Vốn của TKV bao gồm vốn do Nhà nước đầu tư tại TKV, vốn do TKV tự huy động và các loại vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật

2. Vốn điều lệ

a) Vốn điều lệ của TKV được ghi trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của TKV do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

b) Vốn điều lệ của TKV được điều chỉnh tăng trong quá trình kinh doanh theo quy định của pháp luật, thủ tục điều chỉnh tăng vốn điều lệ theo quy định của Chính phủ.

c) Nguồn bổ sung vốn điều lệ của TKV từ Quỹ đầu tư phát triển và các nguồn vốn bổ sung khác (nếu có). Trường hợp sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại TKV để bổ sung vốn điều lệ thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 10/2013/TT-BTC ngày 18/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp tại các công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của TKV trong việc sử dụng vốn và quỹ do TKV quản lý

1. TKV được quyền chủ động sử dụng số vốn nhà nước đầu tư các loại vốn khác, các quỹ do TKV quản lý vào hoạt động kinh doanh của TKV theo quy định của pháp luật và các quyết định của chủ sở hữu; quản lý sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả; báo cáo kịp thời cho chủ sở hữu, Bộ Tài chính về việc doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không đảm bảo khả năng thanh toán, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do chủ sở hữu giao hoặc trường hợp sai phạm khác để thực hiện giám sát theo quy định.

2. Việc sử dụng vốn, quỹ để đầu tư xây dựng phải tuân theo các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.

Điều 6. Huy động vốn

1. Việc huy động vốn của TKV thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP, Thông tư số 220/2013/TT-BTC và các quy định khác của pháp luật.

2. Thẩm quyền phê duyệt phương án huy động vốn;

a) TKV được quyền chủ động huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của TKV không vượt quá 3 lần, bao gồm cả các khoản bảo lãnh vay vốn đối với doanh nghiệp có vốn góp của TKV. Trong đó: Hội đồng thành viên phê duyệt phương án huy động vốn có giá trị khoản vay tương đương từ 5% đến dưới 30% vốn điều lệ của TKV.

Hội đồng thành viên ủy quyền và giao cho Tổng giám đốc quyết định các hợp đồng vay vốn (huy động vốn) có giá trị khoản vay tương đương dưới 5% vốn điều lệ của TKV.

b) Trường hợp TKV có tổng nhu cầu huy động vốn vượt quy định tại điểm a khoản này để đầu tư các dự án quan trọng phải báo cáo chủ sở hữu xem xét, quyết định trên cơ sở các dự án huy động vốn phải đảm bảo khả năng trả nợ và có hiệu quả.

3. Cho vay lại:

a) Những hợp đồng tín dụng do TKV vay để thực hiện các dự án đầu tư sau đó được chuyển giao sang các Công ty con, Công ty liên kết của TKV theo quyết định của cấp có thẩm quyền thì TKV phải thỏa thuận với các tổ chức cho vay hoặc Bên bảo lãnh cho vay để chuyển đổi chủ thể hợp đồng vay sang các Công ty tiếp nhận các dự án đầu tư từ TKV, Trường hợp không được các tổ chức cho vay hoặc Bên bảo lãnh cho vay đồng ý chuyển đổi chủ thể vay thì TKV thực hiện ký hợp đồng cho vay lại với các Công ty tiếp nhận dự án đầu tư. Sau khi ký hợp đồng cho vay lại, TKV báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để thực hiện giám sát theo quy định của pháp luật.

b) Chi phí cho vay lại giữa TKV và các đơn vị được nhận vay lại không cao hơn chi phí hợp đồng tín dụng mà TKV đã ký kết với các tổ chức tín dụng.

c) Các khoản TKV cho vay lại quy định tại Điều này không tính vào danh mục các khoản đầu tư ra ngoài của TKV.

d) TKV phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan phát sinh từ các thỏa thuận vay (hoặc bảo lãnh vay), các chế độ báo cáo, giám sát theo đúng quy định của pháp luật đối với khoản vay mà TKV đã cho công ty con, công ty liên kết vay lại.

đ) TKV phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, dự báo tình hình tài chính và khả năng trả nợ của các đơn vị nhận vay lại để kịp thời đưa ra các giải pháp thu nợ.

Điều 7. Quản lý các khoản nợ phải trả

1. TKV có trách nhiệm mở sổ theo dõi đầy đủ các khoản nợ phải trả gồm cả các khoản lãi phải trả.

2. Thanh toán các khoản nợ phải trả theo đúng thời hạn đã cam kết. Thường xuyên xem xét, đánh giá, phân tích khả năng thanh toán nợ của TKV, phát hiện sớm tình hình khó khăn trong thanh toán nợ để có giải pháp khắc phục kịp thời không để phát sinh, các khoản nợ quá hạn, Các khoản nợ phải trả mà không phải trả, không có đối tượng để trả thì hạch toán vào thu nhập của TKV.

Điều 8. Quản lý vốn đầu tư xây dựng

1. Quản lý vốn trong quá trình đầu tư xây dựng từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, đến khi quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng phải đảm bảo đúng quy định của Nhà nước và quy chế nội bộ của TKV.

2. Lãnh đạo TKV và các đơn vị trực thuộc TKV chịu trách nhiệm về các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản phát sinh tại đơn vị và số liệu, tài liệu, hóa đơn, chứng từ liên quan đến Báo cáo tài chính, Quyết toán vốn đầu tư của các công trình đầu tư xây dựng hoàn thành, công trình đầu tư nâng cấp, Thủ trưởng các đơn vị tự thực hiện giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của mình theo quy chế giám sát hiện hành.

Điều 9. Bảo toàn vốn nhà nước

1. TKV có trách nhiệm bảo toàn, và phát triển vốn chủ sở hữu đã đầu tư tại TKV. Mọi biến động về tăng, giảm vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp phải báo cáo chủ sở hữu và cơ quan tài chính để theo dõi, giám sát.

Định kỳ 6 tháng, hàng năm TKV phải đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thông qua chỉ tiêu mức độ bảo toàn vốn theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Trường hợp TKV kinh doanh thua lỗ (không bảo toàn được vốn chủ sở hữu) thì Hội đồng thành viên phải có báo cáo giải trình gửi chủ sở hữu và Bộ Tài chính về nguyên nhân không bảo toàn được vốn, hướng khắc phục trong thời gian tới.

Việc xử lý lỗ của TKV thực hiện theo quy định của Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

2. TKV thực hiện bảo toàn vốn Nhà nước bằng các biện pháp sau đây:

a) Thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của pháp luật.

b) Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.

c) Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất, các khoản nợ không có khả năng thu hồi và trích lập các khoản dự phòng rủi ro sau đây:

- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

- Dự phòng các khoản phải thu khó đòi.

- Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn.

- Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp.

d) Các biện pháp khác về bảo toàn vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

3. Việc trích lập các khoản dự phòng bao gồm dự phòng giảm giá hàng tồn kho; dự phòng nợ phải thu khó đòi; dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính dài hạn; dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp thực hiện theo quy định tại Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 và Thông tư số 89/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013 của Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là quy định trích lập dự phòng của Bộ Tài chính). Đối với khoản đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp được trích lập dự phòng theo quy định về trích lập dự phòng tổn thất đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn tại các Thông tư nêu trên.

TKV phải xây dựng quy chế quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro, tăng hiệu quả trong kinh doanh; xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân trong việc theo dõi, quản lý hàng hóa, thu hồi công nợ.

Điều 10. Đầu tư vốn ra ngoài TKV

1. TKV thực hiện hoạt động đầu tư vốn ra ngoài TKV theo quy định tại các Điều 29, 30, 31, 32, 33 của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP. Trong đó:

a) TKV không được sử dụng tài sản do TKV đang đi thuê hoạt động, đi mượn, nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận bán đại lý, ký gửi để đầu tư ra ngoài TKV.

b) Trường hợp đối với các khoản đầu tư ra ngoài TKV, khi TKV được nhận số lượng cổ phiếu do các công ty cổ phần phát hành mà không phải thanh toán tiền (kể cả số lượng cổ phiếu đã nhận được đang theo dõi bằng số lượng trong thuyết minh báo cáo tài chính định kỳ theo quy định), TKV phải theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của TKV, cụ thể:

- Đối với cổ phiếu nhận được do công ty cổ phần chia cổ tức (chia cổ tức bằng cổ phiếu) TKV hạch toán tăng doanh thu hoạt động tài chính và tăng giá trị khoản đầu tư ra ngoài TKV tương ứng với số tiền cổ tức được chia.

- Đối với cổ phiếu nhận được không phải thanh toán còn lại (cổ phiếu nhận được không phải do chia cổ tức), TKV căn cứ số lượng cổ phiếu nhận được và mệnh giá cổ phiếu để ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính, và tăng giá trị khoản đầu tư ra ngoài TKV.

2. TKV thực hiện chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài theo quy định tại Điều 30 của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP và theo hướng dẫn sau:

a) Phương thức chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài TKV:

- Việc chuyển nhượng vốn của TKV đầu tư ra ngoài doanh nghiệp tại công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên thực hiện theo hình thức đấu giá công khai hoặc thỏa thuận trực tiếp quy định tại khoản 2, Điều 8 của Thông tư số 220/2013/TT-BTC.

- Việc chuyển nhượng vốn của TKV đầu tư ra ngoài doanh nghiệp tại công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên thực hiện theo quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 8 của Thông tư số 220/2013/TT-BTC.

- Việc chuyển nhượng vốn của TKV đầu tư tại các công ty cổ phần thực hiện theo quy định tại điểm d, khoản 3, Điều 8 của Thông tư số 220/2013/TT-BTC, Riêng việc thuê tổ chức thực hiện bán đấu giá và xác định giá bán, trong trường hợp bán thỏa thuận doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 30 của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan.

- Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP thì việc chuyển nhượng các khoản vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp phải theo nguyên tắc giá thị trường tại thời điểm bán. Trong đó:

+ Trường hợp giá chuyển nhượng dự kiến sẽ thu được sát với giá thị trường (giá đã được thẩm định theo các quy định của pháp luật về thẩm định giá, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam), nhưng vẫn thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán của TKV, nếu TKV đã thực hiện trích lập dự phòng theo quy định, và khoản trích lập dự phòng bằng hoặc lớn hơn chênh lệch giữa giá bán dự kiến thu được so với giá trị ghi trên sổ sách kế toán thì Hội đồng thành viên quyết định chuyển nhượng để thu hồi vốn đầu tư ra ngoài.

+ Trường hợp khoản trích lập dự phòng vẫn thấp hơn chênh lệch giữa giá trị khoản đầu tư ghi trên sổ kế toán với giá trị chuyển nhượng dự kiến thu được thì Hội đồng thành viên phải báo cáo Chủ sở hữu xem xét, quyết định trước khi thực hiện chuyển nhượng.

- Đối với chuyển nhượng các loại công trái, trái phiếu mà TKV đã đầu tư để hưởng lãi thì việc chuyển nhượng thực hiện theo quy định khi phát hành hoặc phương án phát hành của tổ chức (chủ thể) phát hành. Trường hợp TKV chuyển nhượng trái phiếu trước kỳ hạn thì giá chuyển nhượng phải đảm bảo nguyên tắc thu hồi đủ giá trị đã đầu tư và có lãi.

Riêng việc chuyển nhượng trái phiếu đã được đăng ký lưu ký, niêm yết và giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán, TKV thực hiện theo quy định của pháp luật chứng khoán.

b) Hạch toán tiền thu chuyển nhượng các khoản đầu tư ra ngoài:

Tiền thu về chuyển nhượng các khoản đầu tư ra ngoài TKV sau khi trừ giá trị vốn đầu tư ghi trên sổ sách kế toán của TKV, chi phí chuyển nhượng và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định, số tiền còn lại TKV hạch toán vào kết quả kinh doanh của TKV.

Mục 2: QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA TKV

Điều 11. Tài sản của TKV

1. Tài sản của TKV bao gồm các tài sản ngắn hạn (như tiền, hàng tồn kho, các tài sản ngắn hạn khác) và các tài sản dài hạn (như tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản phải thu dài hạn, tài sản dài hạn khác).

2. TKV phải quản lý, sử dụng tài sản có hiệu quả, tránh để lãng phí, ứ đọng, không cần dùng, thất thoát, kém, mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật; tổ chức hạch toán phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời; tổ chức kiểm kê, đối chiếu theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Điều 12. Đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định

TKV phải xây dựng kế hoạch các dự án đầu tư phát triển 5 năm, bao gồm cả danh mục các dự án đầu tư từ nhóm B trở lên theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng hoặc một mức khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ của TKV trình Chủ sở hữu phê duyệt.

1. Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của TKV.

a) Hội đồng thành viên TKV quyết định các dự án đầu tư, xây dựng mua sắm tài sản cố định có giá trị nhỏ hơn 30% vốn điều lệ của TKV nhưng không vượt quá dự án nhóm B theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư, xây dựng. Hội đồng thành viên TKV quyết định phân cấp cho Tổng giám đốc quyết định, các dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên. Các dự án lớn hơn mức phân cấp cho Hội đồng thành viên do chủ sở hữu doanh nghiệp xem xét, quyết định.

b) Trình tự, thủ tục đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư, xây dựng.

2. Đầu tư, mua sắm phương tiện đi lại phục vụ hoạt động của TKV:

Các chức danh là Viên chức quản lý sử dụng phương tiện đi lại đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc, sử dụng phương tiện đi lại khi đi công tác, sử dụng phương tiện đi lại phục vụ công tác chung của TKV thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Việc trang bị hoặc thay thế phương tiện đi lại do Hội đồng thành viên TKV quyết định theo mức quy định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Người quyết định việc đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định chịu trách nhiệm nếu việc đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định không phù hợp, lạc hậu kỹ thuật, không sử dụng được.

Điều 13. Khấu hao tài sản cố định

Chế độ quản lý, sử dụng và thời gian trích khấu hao tài sản cố định thực hiện theo Điều 21 Nghị định 71/2013/NĐ-CP và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 14. Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản

1. TKV được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của TKV theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của pháp luật.

2. Hội đồng thành viên TKV quyết định các hợp đồng cho thuê tài sản có giá trị dưới 30% vốn điều lệ của TKV.

3. Thẩm quyền quyết định sử dụng tài sản của TKV để thế chấp, cầm cố vay vốn thực hiện theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.

4. Việc sử dụng tài sản để cho thuê, thế chấp, cầm cố phải tuân theo đúng các quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Điều 15. Thanh , nhượng bán tài sản

1. TKV được quyền chủ động thực hiện nhượng bán, thanh lý tài sản đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, kém mất phẩm chất, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn. Trường hợp nhượng bán, thanh lý tài sản hình thành từ vốn vay lại của Chính phủ, từ vốn vay được Chính phủ bảo lãnh khi khoản vay còn dư nợ thì phải có ý kiến chấp thuận của Nhà tài trợ (đối với khoản vay lại Chính phủ) hoặc của Người cho vay (đối với khoản vay có bảo lãnh Chính phủ) và ý kiến của Bộ Tài chính trước khi nhượng bán, thanh lý.

2. Thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:

a) Hội đồng thành viên TKV quyết định các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản có giá trị còn lại dưới 30% vốn điều lệ của TKV nhưng không quá mức dự án nhóm B. Các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Hội đồng thành viên thì Hội đồng thành viên báo cáo Chủ sở hữu quyết định.

b) Trường hợp phương án nhượng bán tài sản cố định của TKV không có khả năng thu hồi đủ vốn đã đầu tư, TKV phải giải trình nguyên nhân không có khả năng thu hồi vốn báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính trước khi nhượng bán tài sản cố định để thực hiện giám sát.

c) Riêng trường hợp tài sản cố định mới đầu tư do không mang lại hiệu quả kinh tế theo như phương án phê duyệt ban đầu. TKV không có nhu cầu tiếp tục khai thác sử dụng mà việc nhượng bán tài sản không có khả năng thu hồi đủ vốn đầu tư dẫn tới TKV không trả được nợ vay theo khế ước hoặc hợp đồng vay vốn thì Hội đồng thành viên phải làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan để báo cáo Chủ sở hữu xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Phương thức thanh lý, nhượng bán tài sản cố định: Việc nhượng bán tài sản cố định được thực hiện bằng hình thức đấu giá thông qua một tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc do TKV tự tổ chức thực hiện công khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Trường hợp nhượng bán tài sản cố định có giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán dưới 100 triệu đồng, Tổng giám đốc TKV quyết định lựa chọn bán theo phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận nhưng không thấp hơn giá thị trường.

Trường hợp tài sản cố định không có giao dịch trên thị trường thì TKV được thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá làm cơ sở bán tài sản theo các phương thức trên.

4. Việc thanh lý, nhượng bán tài sản gắn liền với đất đai phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

5. Trình tự, thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản theo quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 13 Thông tư số 220/2013/TT-BTC.

Điều 16. Quản hàng hóa tồn kho

1. Hàng hóa tồn kho là hàng hóa TKV mua về để bán còn tồn lại, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho hoặc đã mua đang đi trên đường, sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất, sản phẩm hoàn thành nhưng chưa nhập kho, thành phẩm tồn kho, thành phẩm đang gửi bán.

2. TKV được quyền chủ động và chịu trách nhiệm xử lý ngay những hàng hóa tồn kho kém, mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, ứ đọng, chậm luân chuyển để thu hồi vốn. Thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Quy chế này.

3. Đối với hàng hóa tồn kho thuộc đối tượng trích lập dự phòng thì việc trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho thực hiện theo hướng dẫn về trích lập dự phòng của Bộ Tài chính

4. Cuối kỳ kế toán, khi giá gốc hàng tồn kho ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thu hồi được thì TKV phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định.

5. TKV phải xây dựng quy chế, quy định về quản lý các loại hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, đang đi trên đường; sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất, sản phẩm hoàn thành nhưng chưa nhập kho, thành phẩm tồn kho, thành phẩm đang gửi bán. Quy chế, quy định phải xác định rõ việc phối hợp của từng bộ phận quản lý trong TKV và trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân có liên quan trong việc theo dõi, quản lý tài sản của TKV nêu trên.

Tổng giám đốc TKV chịu trách nhiệm chỉ đạo Giám đốc các đơn vị thành viên xây dựng các định mức vật tư, thiết bị dự phòng chiến lược; định mức nguyên liệu, vật liệu dự phòng cho sản xuất và thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các định mức đã được xây dựng.

Điều 17. Quản lý các khoản nợ phải thu

Việc quản lý, xử lý các khoản nợ phải thu của TKV thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP và Nghị định số 206/2013/NĐ-CP ngày 09/12/2013 của Chính phủ về quản lý nợ của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Mọi trường hợp công nợ phải thu không có khả năng thu hồi, sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định xử lý, TKV phải điều chỉnh lại sổ sách kế toán theo quyết định xử lý.

Đối với nợ phải thu thuộc đối tượng trích lập dự phòng thì việc trích lập và hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi thực hiện theo hướng dẫn về trích lập dự phòng của Bộ Tài chính.

Điều 18. Kiểm kê tài sản

1. TKV phải tổ chức kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất để xác định số lượng tài sản (tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn), đối chiếu các khoản công nợ phải thu, phải trả trong các trường hợp: Khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm; khi thực hiện quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi sở hữu; sau khi xảy ra thiên tai, địch họa; hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản của TKV; hoặc theo quy định của Nhà nước. TKV thực hiện thống kê tài sản thừa, thiếu, nợ không thu hồi được, nợ quá hạn xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định.

2. Xử lý kiểm kê

a) Xử lý tổn thất tài sản sau kiểm kê

Tổn thất về tài sản là tài sản bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, tồn kho ứ đọng được xác định trong kiểm kê định kỳ và kiểm kê đột xuất. TKV phải xác định, giá trị đã bị tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:

- Nếu do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường, xử lý theo quy định của pháp luật. Hội đồng thành viên quyết định mức bồi thường theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Tài sản đã mua bảo hiểm nếu tổn thất thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.

- Giá trị tài sản tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm, phần thiếu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

- Những trường hợp đặc biệt do thiên tai hoặc do nguyên nhân bất khả kháng; gây thiệt hại nghiêm trọng, doanh nghiệp không thể tự khắc phục được thì Hội đồng thành viên lập phương án xử lý tổn thất trình Thủ tướng Chính phủ để xem xét, xử lý.

- TKV có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản tổn thất tài sản, trường hợp để các khoản tổn thất tài sản không được xử lý thì Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu như trường hợp báo cáo không trung thực tình hình tài chính doanh nghiệp.

b) Tài sản thừa sau kiểm kê

Tài sản thừa sau kiểm kê là chênh lệch giữa số tài sản thực tế kiểm kê với số tài sản ghi trên sổ sách kế toán, giá trị tài sản thừa do kiểm kê được hạch toán vào thu nhập của TKV.

Điều 19. Đánh giá lại tài sản

1. TKV thực hiện đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:

a) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp: cổ phần hóa bán hoặc chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp theo các hình thức khác.

c) Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài TKV.

d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Việc đánh giá lại tài sản phải theo đúng các quy định của Nhà nước, Các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị do đánh giá lại tài sản quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định đối với từng trường hợp cụ thể.

Điều 20. Chênh lệch tỷ giá

Các khoản chênh lệch tỷ giá được xử lý theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Mục 3: DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Điều 21. Doanh thu và thu nhập khác

1. Doanh thu và thu nhập khác của TKV được xác định phù hợp với các chuẩn mực kế toán và các văn bản pháp luật hiện hành.

2. Doanh thu của TKV bao gồm doanh thu hoạt động sản xuất, kinh doanh và doanh thu hoạt động tài chính, trong đó:

a) Doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh là toàn bộ số tiền phải thu phát sinh trong kỳ từ việc bán sản phẩm hàng hóa cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.

b) Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm: các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cho các bên khác sử dụng tài sản của TKV, tiền lãi từ việc cho vay vốn; lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp; lãi cho thuê tài chính; chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, kể cả chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ có tỷ giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính thấp hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán; tiền thu từ chuyển nhượng vốn của TKV đầu tư tại doanh nghiệp khác; lợi nhuận, cổ tức được chia từ việc đầu tư ra ngoài TKV (bao gồm cả phần lợi nhuận sau thuế sau khi để lại trích các quỹ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do TKV sở hữu 100% vốn điều lệ và cổ tức được chia bằng cổ phiếu tại các công ty cổ phần). Trường hợp lợi nhuận được chia đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì TKV không phải nộp thuế thu nhập đối với khoản lợi nhuận được chia này.

3. Thu nhập khác gồm các khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền bảo hiểm được bồi thường, các khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng, giá trị tài sản trí tuệ được bên nhận vốn góp chấp nhận, được ghi nhận là thu nhập khác của TKV và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

4. Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và trước pháp luật, tổ chức quản lý chặt chẽ đảm bảo về tính đúng đắn và hợp pháp của các khoản doanh thu, thu nhập khác của TKV.

5. Toàn bộ doanh thu, thu nhập khác của TKV phát sinh phải có đầy đủ chứng từ theo quy định của pháp luật kế toán và phản ánh đầy đủ trong sổ kế toán của TKV theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện bành.

6. Doanh thu, thu nhập khác được xác định bằng đồng Việt Nam, trường hợp thu bằng ngoại tệ phải quy đổi về đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Chi phí hoạt động kinh doanh

Chi phí hoạt động kinh doanh của TKV là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính. Chi phí hoạt động kinh doanh gồm một số nội dung sau:

1. Chi phí sản xuất kinh doanh:

a) Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, bán thành phẩm, dịch vụ mua ngoài (tính theo mức tiêu hao thực tế và giá gốc thực tế), chi phí phân bổ công cụ, dụng cụ lao động, chi phí sửa chữa tài sản cố định, chi phí trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định.

b) Chi phí khấu hao tài sản cố định theo quy định.

c) Chi phí tiền lương, tiền công, chi phí có tính chất lương phải trả cho người lao động do Hội đồng thành viên hoặc Tổng Giám đốc quyết định theo phân cấp và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

d) Kinh phí bảo hiểm xã hội - bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế cho người lao động mà TKV phải nộp theo quy định.

đ) Chi phí giao dịch, môi giới, tiếp khách, tiếp thị, xúc tiến thương mại, quảng cáo, hội họp tính theo chi phí thực tế phát sinh trên nguyên tắc quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

e) Chi phí bằng tiền khác gồm:

- Các khoản thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của TKV;

- Tiền thuê đất;

- Trợ cấp thôi việc, mất việc cho người lao động;

- Đào tạo nâng cao năng lực quản lý, tay nghề của người lao động;

- Chi cho công tác y tế;

- Thưởng sáng kiến cải tiến, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm vật tư và chi phí. Mức thưởng do Tổng giám đốc TKV, Giám đốc đơn vị quyết định căn cứ vào hiệu quả công việc trên mang lại nhưng không được cao hơn số tiết kiệm chi phí do công việc đó mang lại trong 01 năm:

- Chi phí cho lao động nữ;

- Chi phí cho công tác bảo vệ môi trường;

- Chi phí ăn ca cho người lao động;

- Chi phí cho công tác Đảng, đoàn thể tại TKV (phần chi ngoài kinh phí của tổ chức Đảng, đoàn thể được chi từ nguồn quy định);

- Các khoản chi phí bằng tiền khác.

g) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi quy định tại Điều 17; Giá trị tài sản tổn thất thực tế theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Quy chế này.

h) Giá trị các khoản dự phòng giảm giá hàng hóa tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp trích lập theo quy định, chi phí trích trước bảo hành sản phẩm.

i) Chi phí hoạt động tài chính, bao gồm: các khoản chi liên quan đến đầu tư tài chính ra ngoài TKV (bao gồm các khoản chi phí do các bên góp vốn phải tự chi kể cả khoản lỗ được chia từ doanh nghiệp góp vốn); giá trị vốn góp được chuyển nhượng, tiền lãi phải trả do huy động vốn, chênh lệch tỷ giá, chi phí chiết khấu thanh toán, chi phí cho thuê tài sản; dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn.

2. Chi phí khác, bao gồm:

a) Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định gồm cả giá trị còn lại của tài sản cố định khi thanh lý, nhượng bán.

b) Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa sổ kế toán;

c) Chi phí để thu tiền phạt;

d) Chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng.

đ) Các chi phí khác theo quy định của pháp luật.

3. Không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh các khoản đã có nguồn khác đảm bảo hoặc không liên quan đến sản xuất kinh doanh sau đây:

a) Chi phí mua sắm xây dựng, lắp đặt tài sản cố định hữu hình, vô hình

b) Chi phí lãi vay vốn được tính vào chi phí đầu tư và xây dựng.

c) Các khoản chi phí khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh của TKV; các khoản chi không có chứng từ hợp lệ.

d) Các khoản tiền phạt về vi phạm pháp luật không mang danh TKV mà do cá nhân gây ra.

4. Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và trước pháp luật, tổ chức quản lý chặt chẽ đảm bảo về tính đúng đắn và hợp pháp của các khoản chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của TKV.

Điều 23. Quản lý chi phí

1. Chi phí của TKV bao gồm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác TKV phải quản chặt chẽ các khoản chi phí đảm bảo các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ theo quy định, trong nháp luật về thuế.

2. TKV phải xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, ngành, nghề kinh doanh, mô hình tổ chức quản lý, trình độ trang bị của TKV. Các định mức phải được phổ biến đến tận người thực hiện, công bố công khai cho người lao động trong TKV biết để thực hiện và kiểm tra, giám sát. Trường hợp không thực hiện được các định mức, làm tăng chi phí phải phân tích rõ nguyên nhân, trách nhiệm để xử lý theo quy định của Nhà nước và cấp có thẩm quyền. Nếu do nguyên nhân chủ quan phải bồi thường thiệt hại. Thẩm quyền quyết định mức bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Quy chế này.

3. TKV phải tính đúng, tính đủ chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự trang trải mọi khoản chi phí bằng các khoản thu của TKV và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình.

4. Định kỳ, TKV phải tổ chức phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của TKV nhằm phát hiện những khâu yếu, kém trong quản lý, những yếu tố làm tăng chi phí, giá thành sản phẩm để có giải pháp khắc phục kịp thời.

5. Các khoản chi phí của TKV phải đảm bảo đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định của pháp luật. Các khoản chi sai, chi không đúng đối tượng hoặc không có chứng từ, chứng từ không hợp lệ thì không được hạch toán vào chi phí. Đối với các khoản chi sai nguyên tắc, sai chế độ, người nào quyết định chi, người đó chịu trách nhiệm bồi hoàn và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

6. Tổng giám đốc TKV có trách nhiệm xây dựng trình Hội đồng thành viên định mức kinh tế kỹ thuật; định mức lao động; định mức chi phí tài chính và chi phí khác phù hợp với điều kiện kinh doanh trên cơ sở định mức của Tập đoàn ban hành làm căn cứ điều hành hoạt động kinh doanh của đơn vị, chỉ đạo các đơn vị xây dựng và ban hành các định mức chi tiết, chủ động xây dựng kế hoạch tiết, giảm chi phí phù hợp với thực trạng và hoạt động của TKV.

Điều 24. Doanh thu, chi phí tính thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Việc xác định doanh thu, chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Mục 4: LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN

Điều 25. Lợi nhuận thực hiện

1. Lợi nhuận thực hiện trong năm của TKV là tổng của lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác.

2. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh bao gồm:

a) Chênh lệch giữa doanh thu từ việc bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ với tổng giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ hoặc chi phí dịch vụ tiêu thụ phát sinh trong kỳ.

b) Chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.

3. Lợi nhuận hoạt động khác là chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động khác với chi phí hoạt động khác phát sinh trong kỳ.

Điều 26. Phân phối lợi nhuận

Lợi nhuận của TKV sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận còn lại được phân phối như sau:

1. Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có).

2. Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế.

3. Số lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi các nội dung quy định tại các Khoản 1, 2 Điều này được phân phối theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 27. Thu, chi phí đảm bảo an toàn hàng hải.

1. Thu phí bảo đảm an toàn hàng hải trong năm của Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả, sau khi trừ khoản trích nộp ngân sách nhà nước theo quy định, được hạch toán vào doanh thu của Công ty. Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả phải mở sổ kế toán để theo dõi riêng các khoản thu phí đảm bảo an toàn hàng hải trong năm để thực hiện theo dõi và quyết toán hàng năm.

2. Số chi phí đảm bảo an toàn hàng hải thực hiện theo quy định tại Thông tư số 119/2010/TT-BTC ngày 11/08/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thu, quản lý, sử dụng nguồn thu phí bảo đảm hàng hải và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải.

3. Số chênh lệch thu, chi phí bảo đảm an toàn hàng hải, được trích 02 quỹ khen thưởng, phúc lợi theo nguyên tắc trích quy định tại Nghị định số 71/2013/NĐ-CP và Thông tư số 220/2013/TT-BTC cho số cán bộ, công nhân viên làm công tác bảo đảm an toàn hàng hải. Số còn lại được để lại bổ sung Quỹ đầu tư phát triển của Công ty, nguồn bổ sung này chỉ được sử dụng cho hoạt động đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến luồng, Cảng Cẩm Phả.

3. Hàng năm, Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thu, chi phí bảo đảm an toàn hàng hải, kế hoạch đầu tư từ nguồn chênh lệch thu, chi bổ sung Quỹ đầu tư, báo cáo TKV phê duyệt sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương.

4. TKV chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) thực hiện việc kiểm tra, quyết toán chi phí bảo đảm an toàn hàng hải để làm cơ sở cho TKV phê duyệt quyết toán phí bảo đảm an toàn hàng hải.

Điều 28. Thu, chi do thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Vietmindo Energitama Indonesia.

1. Doanh thu tiêu thụ 10% sản lượng than thương phẩm (hoặc 10% doanh thu bằng tiền) hàng năm được chia từ Hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Vietmindo Energitama Indonesia được xác định là doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

2. Các khoản chi phí hợp lý có liên quan đến sản lượng than được chia từ thời điểm giao nhận đến khi tiêu thụ như: chi phí vận chuyển từ nhà sàng Uông Thượng đến địa điểm giao hàng, chi phí gia công chế biến, bốc xúc, tiêu thụ...hạch toán vào chi phí tính thuế trong kỳ.

3. Lợi nhuận thu được do thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh được xác định bằng doanh thu từ 10% tổng số than thương phẩm được chia trừ (-) các khoản chi phí có liên quan đến sản lượng than được chia từ thời điểm giao nhận đến khi tiêu thụ.

Lợi nhuận thu được sau khi nộp thuế TNDN theo quy định của hợp đồng hợp tác kinh doanh được bổ sung Quỹ đầu tư phát triển.

4. Các khoản doanh thu, chi phí, lợi nhuận, từ hợp đồng hợp tác kinh doanh nêu trên được hạch toán, theo dõi riêng để làm cơ sở quyết toán số nộp ngân sách nhà nước và trích lập Quỹ đầu tư phát triển.

5. Hàng năm, TKV chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) và cơ quan thuế địa phương thực hiện việc kiểm tra, quyết toán, xác định doanh thu, chi phí từ thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh để xác định nguồn trích vào Quỹ đầu tư phát triển hàng năm.

Điều 29. Sử dụng các quỹ.

Việc sử dụng quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng viên chức quản lý doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 39 của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP và theo hướng dẫn sau:

1. Quỹ đầu tư phát triển được dùng để bổ sung vốn điều lệ của TKV. Trường hợp TKV có vốn chủ sở hữu lớn hơn so với vốn điều lệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Tài chính có phương án báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chuyển quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 38 của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP.

- Việc điều chuyển quỹ đầu tư phát triển của TKV chỉ được xác định sau khi TKV đã sử dụng quỹ để bổ sung đủ mức vốn điều lệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tính đến thời điểm 31/12 của năm báo cáo tài chính.

- Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày có quyết định điều chuyển của Thủ tướng Chính phủ, TKV có trách nhiệm nộp tiền về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp đồng thời hạch toán giảm quỹ đầu tư phát triển tương ứng với số tiền đã nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp. Trường hợp TKV chậm nộp, không chấp hành nộp thì ngoài việc đánh giá mức độ không hoàn thành nhiệm vụ của viên chức quản lý doanh nghiệp, TKV phải chịu nộp lãi phạt chậm nộp, TKV sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

2. TKV phải xây dựng quy chế quản lý sử dụng các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng viên chức quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, đảm bảo dân chủ, minh bạch có sự tham gia của ban chấp hành công đoàn TKV và công khai trong TKV trước khi thực hiện.

Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng viên chức quản lý doanh nghiệp của TKV dùng để chi theo nội dung và đúng đối tượng quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 39 của Nghị định số 71/2013/NĐ-CPđiểm b, khoản 1 Điều 19 Thông tư số 220/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013.

Mục 5: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN

Điều 30. Kế hoạch tài chính

1. Căn cứ vào định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển sản xuất kinh doanh đã được chủ sở hữu phê duyệt, TKV xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính dài hạn, phù hợp với kế hoạch định hướng đã được chủ sở hữu quyết định.

2. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, căn cứ vào năng lực của TKV và nhu cầu thị trường, TKV xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm tiếp theo trình Hội đồng thành viên quyết định.

3. Hàng năm, TKV xây dựng và báo cáo Bộ Tài chính, kế hoạch thu, chi phí bảo đảm an toàn hàng hải và kế hoạch đầu tư từ nguồn chênh lệch thu, chi để bổ sung Quỹ đầu tư phát triển.

4. Căn cứ kế hoạch sản xuất lành doanh được Hội đồng thành viên TKV quyết định, TKV thực hiện việc đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của năm báo cáo và lập kế hoạch tài chính cho năm kế tiếp gửi Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 31 tháng 7 hàng năm.

5. Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính rà soát lại kế hoạch tài chính do TKV lập và có ý kiến chính thức bằng văn bản để TKV hoàn chỉnh kế hoạch tài chính. Kế hoạch tài chính sau khi hoàn chỉnh là kế hoạch chính thức làm cơ sở cho Bộ Công Thương và Bộ Tài chính giám sát đánh giá quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của TKV.

Điều 31. Công tác kế toán, thống kê, kiểm toán

1. TKV phải tổ chức thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật, ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu, cập nhật sổ sách kế toán, phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác, khách quan các hoạt động tài chính; thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm theo quy định của pháp luật.

2. Hàng năm TKV thuê các tổ chức kiểm toán, độc lập để kiểm toán báo cáo tài chính của TKV (gồm báo cáo tài chính của TKV và báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) và các đơn vị trực thuộc TKV.

Điều 32. Báo cáo tài chính và báo cáo khác

TKV thực hiện báo cáo tài chính và báo cáo khác theo quy định tại Điều 41 của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP. Trong đó:

1. Kết thúc năm tài chính, TKV phải lập và gửi đúng thời hạn các báo cáo tài chính, báo cáo giám sát, báo cáo thống kê cho các cơ quan theo quy định hiện hành, thực hiện công khai tài chính theo quy định.

2. Báo cáo tài chính năm của TKV được lập theo biểu mẫu quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) và bổ sung Biểu mẫu số 02b-DN “Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước năm…” theo phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 220/2013/TT-BTC .

3. Ngoài việc lập và gửi báo cáo tài chính năm, khi hoàn thành báo cáo, giám sát và đánh giá, xếp loại doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 158/2013/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính, TKV phải gửi Chủ sở hữu và Bộ Tài chính.

4. Ngoài các báo cáo tài chính định kỳ theo quy định nêu trên, TKV phải thực hiện lập và gửi các báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước. Đối với khoản vay trong nước vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, TKV gửi các báo cáo theo các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý nợ được Chính phủ bảo lãnh.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 33. Điều khoản thi hành

1. TKV có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Quy chế này và Quy chế quản lý tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác theo quy định của Chính phủ, các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Căn cứ vào Quy chế này và pháp luật có liên quan, Hội đồng thành viên TKV có trách nhiệm xây dựng các quy chế tài chính về đầu tư vốn và quản lý tài chính đối với công ty con do TKV nắm giữ 100% vốn điều lệ, quy chế nội bộ để tổ chức công tác quản lý tài chính của các công ty con và các đơn vị trực thuộc của TKV cho phù hợp.

3. Việc lập, quản lý và sử dụng các Quỹ tập trung của TKV thực hiện theo Thông tư số 206/2012/TT-BTC ngày 26/11/2012 của Bộ Tài chính.

4. Các quy định khác áp dụng đối với TKV trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ./.

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 3383/QD-BTC

Hanoi, December 31, 2014

 

DECISION

APPROVING REGULATION ON FINANCIAL MANAGEMENT OF VINACOMIN

THE MINISTER OF FINANCE

Pursuant to Law on enterprises dated November 29, 2005;

Pursuant to the Government's Decree No. 215/2013/NĐ-CP dated December 23, 2013 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Government's Decree No. 212/2013/NĐ-CP dated December 19, 2013 on Charter of organization and operation of Vinacomin;

Pursuant to the Government's Decree No. 69/2014/NĐ-CP dated July 15, 2014 on state-owned economic corporations and state-owned general companies

Pursuant to the Government's Decree No. 71/2013/NĐ-CP dated July 11 on investment of state capital in enterprises and financial management of enterprises whose charter capital is wholly held by the State;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

At the request of the Ministry of Industry and Trade specified in Official Dispatch No. 6603/BCT-TC dated July 16, 2014 on approval for Regulation on finance of parent company – Vinacomin;

At the request of the Director of Department of Enterprise Finance,

DECIDES:

Article 1. Approving a Regulation on financial management of Vinacomin (enclosed).

Article 2. This Decision comes into force from the day on which it is signed and replaces Decision No. 1511/QD-BTC dated June 22, 2011 of the Ministry of Finance on approval for financial management of parent company – Vinacomin.

Article 3. The Director of Department of enterprise finance, Chiefs of the Ministry Offices, Heads of relevant units, Member Assembly of Vinacomin shall implement this Decision./.

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

REGULATION

ON FINANCIAL MANAGEMENT OF VINACOMIN
(Issued together with Decision No. 3383/QD-BTC dated December 31, 2014 of the Ministry of Finance)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. This Regulation deals with financial management applicable to Vinacomin.

2. Vinacomin shall implement the Regulation on financial management of single-member limited liability companies whose charter capital is wholly held by the State and management of state capital invested in other enterprises as prescribed by the Government and other regulations of relevant law provisions and this Regulation.

Article 2. Interpretation of terms

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) “Vietnam National Coal and Mineral Industries Group” (hereinafter referred to as Vinacomin) is the parent company of the Vinacomin conglomerate whose charter capital is wholly held by the State, which is organized in the form of single-member limited liability company as prescribed in Decision No. 989/QD-TTg dated June 25, 2010 of the Prime Minister.

b) “Vinacomin conglomerate” means a group of companies without legal status, including:

- Vinacomin (level-I enterprise);

- Subsidiaries of Vinacomin (level-II enterprises);

- Subsidiaries of level-II enterprises (level-III enterprises);

- Associates of Vinacomin.

- The terms: affiliate of Vinacomin; subsidiary; associate; member enterprise; controlling share or stake; non-controlling share or stake; controlling right of Vinacomin; internal market of Vinacomin; plan for business collaboration of Vinacomin conglomerate, etc. shall be prescribed in Decree No. 212/2013/NĐ-CP dated December 19, 2013 of the Government on Charter of organization and operation of Vinacomin.

2. Other terms in this Regulation shall be explained in Civil Code, Law on enterprises and other legislative documents. The phrase “law” shall be construed as Vietnamese law.

Article 3. Owner

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter II

REGULATION ON FINANCIAL MANAGEMENT OF VINACOMIN

Section 1: MANAGEMENT AND USE OF CAPITAL

Article 4. Capital of Vinacomin

1. Capital of Vinacomin includes state-owned capital invested in Vinacomin, capital mobilized by Vinacomin and other lawful capital resources as prescribed.

2. Charter capital

a) Charter capital of Vinacomin shall be stated in the Charter of organization and operation of Vinacomin approved by the Prime Minister.

b) Charter capital of Vinacomin shall be increased during the business operation as prescribed; the procedures for increasing charter capital shall comply with regulations of the Government.

c) Charter capital shall be supplemented from Development investment funds and other supplement sources (if any). If charter capital is supplemented from Enterprise Arrangement and Development Fund, it shall comply with Circular No. 10/2013/TT-BTC dated January 18, 2013 of the Ministry of Finance providing guidance on management and use of Enterprise Arrangement and Development Fund in parent companies of economic groups and state-owned general companies, and parent companies in conglomerate.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Vinacomin may use state capital invested in other capital resources and funds under management of Vinacomin to operate business of Vinacomin as prescribed in regulations of law and decisions of the owner; manage the use, preservation and development of capital resources; provide the owner and the Ministry of Finance with reports on losses, insolvency, incompletion of objectives and tasks assigned by the owner or other violations of Vinacomin.

2. The use of capital resources and funds for construction investment shall comply with law on investment and construction management.

Article 6. Capital mobilization

1. The capital mobilization of Vinacomin shall comply with Article 19 of Decree No. 71/2013/NĐ-CP, Circular No. 220/2013/TT-BTC and other regulations of law.

2. The power to approve plans for capital mobilization;

a) Vinacomin may mobilize capital to serve the business provided that the ratio of liabilities to owner’s equity of Vinacomin ≤ 3, including loan guarantees of enterprises having stakes of Vinacomin. Where: Member Assembly approves plans for capital mobilization of which value is between 5% and 30% of charter capital of Vinacomin.

Member Assembly shall authorize General Director to decide loan agreements (capital mobilization) of which value is smaller than 5% of charter capital of Vinacomin.

b) If Vinacomin wishes to mobilize capital which exceeds the amount prescribed in Point a of this Clause for important projects, it must report to the owner for consideration and decision according to the solvency and effectiveness of those projects.

3. On-lending:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Costs of on-lending between Vinacomin and companies receiving projects shall not exceed costs of credit agreements concluded between Vinacomin and credit institutions.

c) Those on-lending prescribed in this Article shall not be included in the list of outside investments of Vinacomin.

d) Vinacomin must perform all obligations occurring from loan agreements (or loan guarantees), reporting, monitoring as prescribed related to loans that Vinacomin on-lends to subsidiaries or associates thereof.

dd) Vinacomin must regularly inspect, monitor and forecast the financial situation and solvency of companies receiving on-lending to promptly propose debt recovery solutions.

Article 7. Management of liabilities

1. Vinacomin shall keep record of liabilities, including interests.

2. Vinacomin must discharge liabilities on schedule. Vinacomin shall regularly consider, evaluate and analyze the solvency of Vinacomin, early discover difficulties in discharge of liabilities to prevent overdue liabilities, liabilities other than payments or without any creditor shall be recorded to the income of Vinacomin.

Article 8. Management of construction capital

1. Construction capital shall be managed from pre-investment, investment, to settlement upon the completion the building works to be put into operation in accordance with regulations of the State and internal regulations of Vinacomin.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Preservation of state capital

1. Vinacomin is responsible for preserving and developing owner’s equity invested in Vinacomin. In case of an increase or decrease in owner’s equity, enterprise must report the owner and finance authorities for monitoring.

Biannually and annually, Vinacomin shall assess the capital efficiency according to the capital preservation ratio as guided by the Ministry of Finance. In case Vinacomin suffers losses (failure to preserve equity), Member Assembly shall provide the owner and the Ministry of Finance with explanation for failure to preserve equity and solutions in writing.

The actions against losses of Vinacomin shall comply with the Law on Enterprise income tax in force.

2. Vinacomin shall preserve state capital via the following measures:

a) Comply regime for management and use of capital, assets, profit distribution, other regime for financial management and accounting as prescribed.

b) Purchase asset insurance as prescribed.

c) Promptly take actions against losses, bad debts and make provisions for the potential risks:

- Provisions for decline in value of inventories.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Provisions for decline in value of long-term financial investment.

- Provisions for warranty of products, goods and construction works.

d) Other measures for preservation of owner's equity at enterprises as prescribed.

3. The provisions including provisions for decline in value of inventories; provisions for doubtful debts; provisions for decline in value of long-term financial investment; provisions for warranty of products, goods and construction works shall comply with Circular No. 228/2009/TT-BTC dated December 7, 2009 and Circular No. 89/2013/TT-BTC dated June 28, 2013 of the Ministry of Finance (hereinafter referred to as provisions of the Ministry of Finance). The outside investment shall be made provisions as prescribed in provisions for provisions for decline in value of long-term financial investment as prescribed in above Circulars.

Vinacomin must formulate regulations on management of materials, goods, debts to minimize risks, promote efficiency in business; determine responsibilities of every department and individual in monitoring and managing goods and debt collection.

Article 10. Outside capital investment of Vinacomin

1. Vinacomin shall make outside capital investment of Vinacomin as prescribed in Articles 29, 30, 31, 32, and 33 of Decree No. 71/2013/NĐ-CP. Where:

a) Vinacomin may not use assets which Vinacomin hires, borrows, keeps for processing or receives as deposits to make outside investment.

b) Regarding outside investment of Vinacomin, when Vinacomin receives a number of stocks issued by joint-stock companies without payment (including the number of stocks received as mentioned in description of periodical financial statement as prescribed), Vinacomin shall monitor and record those stocks to the accounting records of Vinacomin, in particular:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Regarding stocks received without payment (non stock dividends), Vinacomin shall record increases in financial income and value of outside investments of Vinacomin according to the number of stocks received and par value of the stocks.

2. Vinacomin shall transfer outside investments as prescribed in Article 30 of Decree No. 71/2013/NĐ-CP and following the guidelines below:

a) Method for transferring outside investments of Vinacomin:

- The transfer of outside investments of Vinacomin at subsidiaries being multi-member limited liability companies shall be carried out in the form of public auction or direct agreement as prescribed in Clause 2 Article 8 of Circular No. 220/2013/TT-BTC.

- The transfer of outside investments of Vinacomin at multi-member limited liability companies shall comply with Point c Clause 3 Article 8 of Circular No. 220/2013/TT-BTC.

- The transfer of outside investments of Vinacomin at joint-stock companies shall comply with Point d, Clause 3, Article 8 of Circular No. 220/2013/TT-BTC. The hiring of organizations in charge of auction and determination of selling prices and transfer of enterprise shall comply with Point c, Clause 1, Article 30 of Decree No. 71/2013/NĐ-CP and relevant legislative documents.

- Pursuant to Clause 2 Article 30 of Decree No. 71/2013/NĐ-CP, the transfer of outside investments shall following the rules for market prices at the selling time. Where:

+ In case the expected transfer price closes to the market price (the price is appraised as prescribed in law on price appraisal and standards for price appraisal of Vietnam) but is smaller than the value included in the accounting records of Vinacomin, if Vinacomin has made provisions as prescribed, and the provision equals or is greater than the difference between expected selling price and the value included in the accounting records, Member Assembly shall decide the transfer to recover outside investments.

+ If case the provision is still lower than the difference between investments included in the accounting records and expected transfer value, Member Assembly shall report the owner to consider and decide before the transfer.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Regarding transfer of bonds which is registered deposit, posting and transactions on stock exchange, Vinacomin shall carry out the transfer as prescribed in law on securities.

b) Accounting receipts of transfer of outward investments:

The receipts of transfer of outside investments of Vinacomin after deducting from value of investment capital included in the accounting records of Vinacomin, costs of transfer and tax liabilities as prescribed shall be recorded to the business outcome of Vinacomin.

Section 2: MANAGEMENT AND USE OF ASSETS OF VINACOMIN

Article 11. Assets of Vinacomin

1. Assets of Vinacomin include short-term assets (such as money, inventories, and other short-term assets) and long-terms assets (such as fixed assets, investment properties, long-term receivables, and other long-term assets).

2. Vinacomin must manage and use assets efficiently and not being waste, unnecessary or losses, poor and degraded or obsolete; keep records accurately, adequately and promptly; and carry out physical inventory count and compare periodically and at the request of the owner.

Article 12. Investment, construction and procurement of fixed assets

Vinacomin shall formulate plans for 5-year investment projects, including list of group-B investment projects and higher-level projects as prescribed in law on management of construction projects or lower-level projects as prescribed in the Charter of Vinacomin, and then submit them for the owner’s approval.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Member Assembly of Vinacomin decides projects for investment, construction and procurement of fixed assets with a value smaller than 30% of charter capital of Vinacomin provided that the levels of those projects are not higher than group-B projects as prescribed in law on management of construction projects. Member Assembly of Vinacomin authorizes General Director to decide projects for investment, construction and procurement of fixed assets within the power to decide of the Member Assembly. The projects of which levels beyond the competence of the Member Assembly shall be considered and decided by the enterprise’s owner.

b) Procedures for projects for investment, construction and procurement of fixed assets shall comply with law on construction projects.

2. Investment and procurement of vehicles serving the operation of Vinacomin:

Any manager uses use shuttles from home to work or on business trip, or use shuttles for general operation of Vinacomin as prescribed by the Prime Minister. The provision or replacement of shuttles shall decided by the Member Assembly of Vinacomin according the regulations of the Prime Minister.

3. The person deciding the investment, construction and procurement of fixed asset shall be responsible for inappropriate, obsolete and unused fixed assets.

Article 13. Fixed asset depreciation

The management, use and period of time for fixed asset depreciation shall comply with Article 21 of Decree No. 71/2013/NĐ-CP and in accordance with instructions of the Ministry of Finance.

Article 14. Renting, mortgaging, and pledging

1. Vinacomin may rent, mortgage, or pledge assets of Vinacomin according to the principle of efficiency, preservation and development of capital resources as prescribed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The power to decide to mortgage or pledge Vinacomin’s assets to apply for loans as prescribed in Article 6 of this Regulation.

4. The renting, mortgaging or pledging of assets shall comply with regulations of Civil Code and relevant provisions.

Article 15. Disposing and selling assets

1. Vinacomin may dispose or sell the assets that are damaged, obsolete, degraded, unused or useless to recover capital according to the principles of public, transparency and capital preservation. Regarding disposing or selling assets acquiring from on-lending of the Government, borrowed capital guaranteed by the Government which is still outstanding, it is required an approval issued by the Sponsor (regarding on-lending of the Government) or the Borrower (regarding borrowed capital guaranteed by the Government with the consent of the Ministry of Finance before disposing or selling.

2. The power to dispose or sell fixed assets:

a) Member Assembly of Vinacomin decides plans for disposing or selling assets with remaining value of below 30% of charter capital of Vinacomin provided that they do not exceed standards of group-B projects. The plans for disposing or selling fixed assets with higher value than the level in charge by Member Assembly, the Member Assembly shall request the owner for decision.

b) Regarding plans for selling fixed assets that are impossible for full capital recovery, Vinacomin shall provide explanation for incapacity of capital recovery and report to the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance before selling the fixed assets.

c) Regarding fixed assets that are currently invested and fail to achieve economic efficiency as mentioned in the approved initial plans. If Vinacomin does not keep using the asset and the sale of the asset incapable of recovering capital leading the failure to repay debts under loan agreements, Member Assembly shall determine responsibility of every relevant person, then report to the owner for decision as prescribed.

3. Method for disposing and selling fixed assets: The fixed assets shall be sold in the form of auction by an auctioneer or Vinacomin in accordance with procedures prescribed in law on auction of assets. Regarding the value of a fixed asset to be sold is smaller than VND 100 million, the General Director of Vinacomin shall sell it in the form of auction or negotiation provided that its value is not lower than the market price.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The disposing and selling property on land shall comply with law on land.

5. Procedures for disposing and selling assets shall comply with Point b, Clause 3 Article 13 of Circular No. 220/2013/TT-BTC.

Article 16. Management of inventories

1. Inventories means goods held by Vinacomin for sale, materials, tools or goods in transit, unfinished products of production process, finished products not being stored, finished products in stocks, goods on consignment.

2. Vinacomin may take actions against inventories which are degraded, obsolete, outstanding, and slow-moving to recover capital.

3. Regarding inventories subject to provisions, the provisions for decline in value of inventories shall be prescribed by the Ministry of Finance.

4. At the end of the accounting period, when the original price of an inventory recorded in the accounting records is higher than the net recoverable value, Vinacomin shall make provisions for decline in value of inventories as prescribed.

5. Vinacomin shall formulate regulations on Inventories means goods held by Vinacomin for sale, materials, tools or goods in transit, unfinished products of production process, finished products not being stored, finished products in stocks, goods on consignment. The Regulation shall specify the cooperation between managers of Vinacomin and responsibilities of every relevant department and individual in monitoring and managing assets of Vinacomin.

The General Director of Vinacomin shall direct Directors of affiliates to formulate and inspect quotas on materials and equipment for strategical provisions or manufacturing provision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The management and settlement of receivables of Vinacomin shall comply with Clause 1 Article 25 of Decree No. 71/2013/NĐ-CP and Decree No. 206/2013/NĐ-CP dated December 9, 2013 of the Government on management of liabilities of enterprises whose charter capital is wholly held by the State.

Regarding every public receivables that are not recoverable, Vinacomin shall adjust accounting records in terms of those receivables upon the solutions given by the competent agencies.

Regarding receivables subject to provisions, the creating or reverting of provisions for doubtful debts shall comply with regulations on provisions prescribed by the Ministry of Finance.

Article 18. Physical inventory count

1. Vinacomin shall carry out regular or irregular physical inventory count to determine quantity of assets (fixed assets and long-term investment, current assets and short-term investment), and compare public receivables and payables in the following cases: closing accounting records to prepare annual financial statements; abiding decisions on division, acquisition and consolidation, ownership conversion; upon natural disasters or hostility; or any other reasons causing fluctuation in Vinacomin’s assets; or as prescribed by the State. Vinacomin shall release statistics on assets in surplus and shortage, bad debts, overdue debts with specific reasons, responsibility of relevant organizations or individuals and damages as prescribed.

2. Physical inventory count

a) Actions against impairment of assets after physical inventory count

Impairment of assets means assets which are lost, deficient, damaged, degraded, obsolete, and redundant as determined by regular or irregular physical inventory count. Vinacomin must determine the value of impairment, reasons, responsibility and solutions as follows:

- In case of subjective reason, the person causing impairment shall be liable for damages and legal actions as prescribed. Member Assembly shall decide the rates of damages as prescribed and be responsible for their decisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Value of impaired assets shall be compensated by damages of the organization or individual, or insurer, the deficiency shall be recorded to operating costs in the same accounting period.

- Regarding damage caused by natural disasters or force majeure events which the enterprise cannot self repair, Member Assembly shall make a solution for impairment, and then submit them for the Prime Minister’s consideration.

- Vinacomin is responsible for settling impairment of assets, if not, Member Assembly and General Director shall be held accountable to the owner similarly to the untruthful financial statements.

b) Actions against assets in surplus after physical inventory count

Assets in surplus mean difference between quantity of assets determined by physical inventory count and quantity of assets included in accounting records, the value of assets in surplus after physical inventory count shall be recorded to income of Vinacomin.

Article 19. Asset revaluation

1. Vinacomin shall revaluate assets in the following cases:

a) Comply with decisions of competent agencies.

b) Converting enterprise’s ownership: equitization or conversion of enterprise’s ownership in the other forms.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Revaluate assets in other cases as prescribed.

2. The asset revaluation shall comply with regulations of the State, positive or negative differences in value upon asset revaluation prescribed in Clause 1 of this Article shall comply with regulations on the case-by-case basis.

Article 20. Exchange differences

The exchange differences shall be settled as prescribed in Article 26 of Decree No. 71/2013/NĐ-CP and guiding Circulars of the Ministry of Finance.

Section 3: REVENUES, EXPENSES AND BUSINESS OUTCOME

Article 21. Revenues and other incomes

1. Revenues and other incomes of Vinacomin shall be determined in accordance with accounting standards and legislative documents in force.

2. Revenues of Vinacomin shall include revenues from business and revenues from financial activities, which:

a) Revenues from business mean total receivables incurring in the same accounting period from sale of goods and services of an enterprise.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Other incomes include receipts from disposing and selling fixed assets, insurance payout, liabilities without creditors which are recorded as an increase in income, fines for contract violations, value of intellectual property accepted by stake receiving party, which are recorded to other incomes of Vinacomin and other receipts as prescribed.

4. Member Assembly, General Director, and Director of the enterprise shall be held accountable to the owner and take legal responsibility in terms of management and assurance of the lawfulness of the revenues and other incomes of Vinacomin.

5. Total revenues and other incomes of Vinacomin incurring are required sufficient documentary evidence as prescribed in law on accounting and adequately recorded in accounting records of Vinacomin in accordance with accounting policies for enterprises in force.

6. Revenues and other incomes shall be determined in VND, the receipts in foreign currencies shall be converted into VND as prescribed.

Article 22. Operating costs

Operating costs of Vinacomin mean the expenses which are related to the operation of a business in the same financial year. Operating costs include:

1. Operating costs:

a) Costs of materials, fuel, cost of allocation of working tools and equipment, semi-finished products, outside purchase services (determined according to actual consumption and actual cost), costs of allocation of working tools and equipment, costs of fixed asset repair, accrued expenses from fixed asset repair.

b) Depreciation costs of fixed assets.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Expenses incurred from social insurance - unemployment insurance, trade union fees, health insurance paid to employees by Vinacomin as prescribed.

dd) Actual expenses incurred from transaction, brokerage, entertainment, marketing, trade promotion, advertisement, or meetings that are determined according to rules prescribed in the Law on Enterprise income tax.

e) Other in-money expenses include:

- Taxes, fees and charges as prescribed by law that are included in operating costs of Vinacomin;

- Land rents;

- Severance pay for employees;

- Expenses incurred from refresher courses in terms of management and professional skills provided for employees;

- Expenses incurred from health;

- Expenses incurred from bonuses for innovations, labor productivity increase, material and cost savings. The bonus levels shall be decided by General Director of Vinacomin and Directors of affiliates according to the employees’ performance provided that they do not exceed the cost savings in the same year:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Expenses incurred from environment protection;

- Expenses incurred from shift meals for employees;

- Expenses incurred from activities of the Communist Party and Unions of Vinacomin (any expense incurred outside the funding for the Communist Party and Unions shall be covered as prescribed);

- Other in-money expenses.

g) Bad debts prescribed in Article 17; value of actual impairment of assets prescribed in Clause 2 Article 18 of this Regulation.

h) Value of provisions for decline in value of inventories, provisions for doubtful debts, provisions for decline in value of financial investments, provisions for warranty of products, goods, construction works, and accrued expense incurred from warranty of products.

i) Financial expenses, including: expenses incurred from outside investments of Vinacomin (including expenses covered by contributing parties and losses distributed from the contributing enterprise); value of stakes to be transferred, interests payable upon capital mobilization, exchange differences, expenses incurred from payment discount, renting assets; provision for decline in value of long-term investments.

2. Other expenses, including:

a) Expenses incurred from selling and disposing fixed assets, including their residual value.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Expenses incurred from fine collection;

d) Expenses incurred from fines for contract violations.

dd) Other expenses as prescribed.

3. The following expenses which are covered by other funds or not related to business shall not be included in operating costs:

a) Expenses incurred from construction procurement and installation of tangible or intangible fixed assets

b) Expenses incurred from loan interests which are included in investment and construction costs.

c) Other expenses not relating to the business operation of Vinacomin; and expenses without valid documentary evidence.

d) Expenses incurred from fines due to legal violations caused by individual not in the name of Vinacomin.

4. Member Assembly, General Director, and Director of the enterprise shall be held accountable to the owner and take legal responsibility in terms of management and assurance of the lawfulness of the revenues and other incomes of Vinacomin.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Costs of Vinacomin include operating costs, financial costs, and other costs that Vinacomin must manage closely and ensure reasonable and valid costs as prescribed in law on taxes.

2. Vinacomin must formulate, issue and implement economic and technical norms in conformity with economic-technical characteristics, business lines, and organizational model of Vinacomin. Those norms must be published in order for persons in charge and employees to implement and inspect. If it fails to implement those norms and the costs increase, it is required to analyze reasons and responsibility as prescribed by the State and competent agencies. In case of subjective reasons, the person causing the failure to implement above norms shall be liable for damages. The power to decide the amount of damages shall comply with Clause 2 Article 18 of this Regulation.

3. Vinacomin shall determine operating costs accurately and adequately and cover all expenses by their revenues and income and take responsibility for their business outcome.

4. Periodically, Vinacomin shall analyze production costs and prime costs of Vinacomin to discover the weak and poor management, the factors that increase the cost, the cost of products for timely solutions.

5. Every expense of Vinacomin is required appropriate and valid documentary evidence as prescribed. Any expense paid to improper entity or without documentary evidence or invalid documentary evidence shall not be recorded to expenses. Regarding above expenses, the person deciding these expenses shall be liable for reimbursement and take legal responsibility.

6. General Director of Vinacomin shall formulate and provide Member Assembly economic-technical norms; labor quotas; quotas on financial expenses and other expenses in conformity with business conditions and according to quotas and norms issued by the Corporation to issue detailed norms and quotas in order to reduce costs.

Article 24. Revenues and costs liable for enterprise income tax

Revenues and costs liable for enterprise income tax shall be determined according to Law on enterprise income tax.

Section 4: PROFITS AND DISTRIBUTING PROFITS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Realizable profits of Vinacomin means total profits earned from business operation and other activities.

2. Profits earned from business operation include:

a) Difference between revenues from sale of goods and provision of services and total prime costs of all consumed products, goods and services in the same accounting period.

b) Difference between revenues from financial activities and expenses incurred from financial activities in the same accounting period.

3. Profits earned from other activities mean difference between revenues from other activities and expenses incurred from other activities in the same accounting period.

Article 26. Distributing profits

The profits of Vinacomin after deducting from loss of previous year as prescribed in the Law on Enterprise income tax, funding for scientific and technological development, and enterprise income tax shall be distributed as follows:

1. Distributing interests to associates as specified in the contract (if any).

2. Cover the losses of previous years whose time limit for deducting from pre-tax profits expires.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 27. Receipts and expenditures on maritime safety.

1. Annual fees for maritime safety shall be collected from Cam Pha Port and Logistics Company and deducted from amount paid to government budget as prescribed, and then the remaining fees shall be recorded to revenues of the company. Cam Pha Port and Logistics Company shall separately keep records of annual fees for maritime safety for monitoring and annual declarations.

2. Expenditures on maritime safety shall comply with Circular No. 119/2010/TT-BTC dated August 11, 2010 of the Ministry of Finance providing guidance on receipts, management, and use of fees for maritime safety and financial regime in provision of public services in terms of maritime safety.

3. The difference between receipts and expenditures on maritime safety shall be made provisions for 02 welfare funds according to the principles prescribed in Decree No. 71/2013/NĐ-CP and Circular No. 220/2013/TT-BTC for officers and employees in charge of maritime safety. The remaining difference shall be contributed to Development Investment Fund of the company, this Fund shall be used for renovation and upgrade of lanes and Cam Pha port.

3. Annually, Cam Pha Port and Logistics Company must formulate plans for receipts and expenditures on maritime safety, plans for investing difference between receipts and expenditures in Investment Fund, and then submit reports for Vinacomin’s approval upon the consent of the Ministry of Finance and the Ministry of Industry and Trade.

4. Vinacomin shall take charge and cooperate with the Ministry of Finance (Department of enterprise finance) in inspection and declarations of expenditures on maritime safety of Vinacomin.

Article 28. Receipts and expenditures from Business Cooperation Contract with PT. Vietmindo Energitama – Indonesia.

1. Annual revenues from 10% of coal commercial products (or 10% of revenues in money) distributed from Business Cooperation Contract with PT. Vietmindo Energitama – Indonesia shall be considered revenues liable for enterprise income tax as prescribed.

2. Reasonable expenditures on coal yield distributed from the delivery to consume, such as: shipping costs from Uong Thuong screening plant to the final destination, expenses incurred from processing, handling, sale, etc. shall be recorded to expenses liable for taxes in the same accounting period.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The profits collected after deducting from corporate income tax as prescribed in Business Cooperation Contract shall be added to the Development Investment Fund.

4. The revenues, expenses and profits from above Business Cooperation Contract shall be kept records separately to determine the amount paid to government budget and make provisions for the Development Investment Fund.

5. Annually, Vinacomin shall take charge and cooperate with the Ministry of Finance (Department of enterprise finance) in inspection and declarations of expenditures on Business Cooperation Contract to determine the sources contributing to Development Investment Fund.

Article 29. Use of funds.

The using of Development Investment Fund, commendation funding, welfare fund, commendation funding for enterprise’s managing staff shall comply with Clauses 2, 3, 4, 5, 6 and 7Article 39 of Decree No. 71/2013/ND-CP and following the instructions below:

1. Development Investment Fund shall be used to add charter capital of Vinacomin. In case owner’s equity of Vinacomin is greater than its charter capital approved by the competent agency, the Ministry of Finance shall request the Prime Minister to transfer the Development Investment Fund to Enterprise Arrangement and Development Fund as prescribed in Clause 4 Article 38 of Decree No. 71/2013/NĐ-CP.

- The transfer of Development Investment Fund of Vinacomin shall only be determined after Vinacomin used its fund to contribute charter capital of which value approved by the competent agency until December 31 of the financial year.

- Within 05 days from the date on which the decision on transferred is issued by the Prime Minister, Vinacomin must contribute the Enterprise Arrangement and Development Fund and record a decrease in Development Investment Fund in proportion to the above amount. If Vinacomin makes late payments or fails to make payments, the enterprise’s managing officers shall be evaluated poor performance and Vinacomin is subject to late payment interests, Vinacomin shall be liable for coercive measures as prescribed in Regulation on management and use of Enterprise Arrangement and Development Fund issued together with Decision No. 21/2012/QD-TTg dated May 10, 2012 of the Prime Minister.

2. Vinacomin shall formulate Regulations on use of commendation funding, welfare fund, commendation funding for enterprise’s managing officers as prescribed, ensure the democracy and transparency with the participation of Executive board of Trade Union of Vinacomin.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Section 5: FINANCIAL PLANS, ACCOUNTING, AND AUDITING

Article 30. Financial plans

1. According to the strategy and planning for business development approved by the owner, Vinacomin shall formulate appropriate plans for business, long-term financial plans.

2. Annually, according to the long-term plans for business, capacity of Vinacomin and market demand, Vinacomin shall formulate the plan for business in the next year and then submit it to Member Assembly for decision.

3. Annually, Vinacomin shall formulate and send plans for receipts and expenditures on maritime safety and plans for investing difference between receipts and expenditures in Development Investment Fund to the Ministry of Finance.

4. According to the plan for business decided by Member Assembly, Vinacomin shall assess the business operation of the reporting year and make a financial plan for next year and then send it to the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment before July 31 of the same year.

5. The Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with the Ministry of Finance in checking financial plans made by Vinacomin and send official response to Vinacomin for adjustment. The financial plan after completing is the official plan on which the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance base to evaluate the management and administration of Vinacomin’s business.

Article 31. Accounting, statistics and auditing

1. Vinacomin shall implement policies on accounting and statistics as prescribed, keep records of initial documentary evidence, update accounting records, and reflect financial activities adequately, promptly, truthfully, accurately and objectively; and prepare annual financial audit as prescribed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 32. Financial statements and other reports

Vinacomin shall prepare financial statements and other reports as prescribed in Article 41 of Decree No. 71/2013/NĐ-CP. Where:

1. At the end of the financial year, Vinacomin shall prepare and send financial statements, monitoring reports, and statistical reports to authorities in charge on schedule, and make financial disclosure as prescribed.

2. The annual financial statement of Vinacomin shall be made using the form prescribed in Decision No. 15/2006/QD-BTC dated March 20, 2006 of the Minister of Finance, modified or substituted documents (if any) and Form No. 02b-DN “Reports on liabilities for government budget in…[year]” of Appendix No. 01 issued together with Circular No. 220/2013/TT-BTC.

3. In addition, Vinacomin must send report on monitoring, evaluating and ranking enterprises issued together with Circular No. 158/2013/TT-BTC dated November 13, 2013 of the Ministry of Finance to the owner and the Ministry of Finance.

4. Vinacomin must also prepare and send irregular reports at the request of the owner and competent agencies. Regarding domestic and foreign loans guaranteed by the Government, Vinacomin shall send reports as prescribed in regulations of law on management of debts guaranteed by the Government.

Chapter III

IMPLEMENTATION

Article 33. Implementation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. According to this Regulation and relevant law provisions, Member Assembly of Vinacomin shall formulate financial regulations on capital investment and financial management of subsidiaries whose charter capital is wholly held by Vinacomin, internal regulations to manage finance of subsidiaries and affiliates of Vinacomin.

3. The funds of Vinacomin shall be made, managed and used as prescribed in Circular No. 206/2012/TT-BTC dated November 26, 2012 of the Ministry of Finance.

4. Any other regulations applicable to Vinacomin is contrary to this Regulation shall be annulled./.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3383/QĐ-BTC ngày 31/12/2014 phê duyệt Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.075

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.122.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!