BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4227/BC-BNN-PC
V/v Tổng kết công tác hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp theo Nghị định số 66/2008/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 25
tháng 11 năm 2013
|
BÁO CÁO
CÔNG
TÁC HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NĂM 2013
(Từ ngày 30/10/2012 đến 30/10/2013)
Thực hiện Công văn số 7360/BTP-PLDSKT ngày 23 tháng
10 năm 2013 của Bộ Tư pháp về việc tổng kết công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp theo Nghị định số 66/2008/NĐ-CP , Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
báo cáo công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2013 như sau:
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Về việc xây dựng các văn bản, kế hoạch triển
khai công tác hỗ trợ phát luật cho doanh nghiệp
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ tổ chức thực hiện các hoạt
động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số
66/2008/NĐ-CP ngày 25/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
2. Triển khai các hình thức hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp theo Nghị định số 66/2008/NĐ-CP
a) Xây dựng và khai thác các cơ sở dữ liệu pháp
luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp
Tổ chức xây dựng, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về
văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý có
liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để đăng tải trên trang thông tin điện
tử của Bộ, các Tổng cục, Cục, Vụ, trang thông tin điện tử của Chương trình hỗ
trợ quốc tế (ISG) để các doanh nghiệp khai thác, sử dụng miễn phí.
Ban hành Quyết định số 1757/QĐ-BNN-TCTL ngày
01/8/2013 về Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, trong đó đưa ra nhiều giải pháp
hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư, phát triển.
Ban hành 23 QCVN; trình Bộ Khoa học và Công nghệ
công bố 23 TCVN; Chủ trì, phối hợp công nhận 12 phép thử, phương pháp thử phòng
thử nghiệm ngành; Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật để làm căn cứ trong việc lập,
thẩm định, phê duyệt dự toán kinh phí đối với các nhiệm vụ khoa học công nghệ,
các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
Ban hành Quyết định số 2336/QĐ-BNN-TCCB ngày
10/10/2013 về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ trong đó quy định
rõ tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo, quản lý khối Doanh nghiệp và hướng dẫn
các đơn vị thực hiện.
Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
63/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn
thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.
Ban hành Thông tư số 62/2011/TT-BNNPTNT ngày 28
tháng 6 năm 2011 về danh mục máy móc thiết bị được hỗ trợ nhằm giảm tổn thất
sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.
Ban hành Thông tư số 60/2011/TT-BNNPTNT ngày
9/9/2011 hướng dẫn kiểm tra về chất lượng muối nhập khẩu và Thông tư số 68/2011/TT-BNNPTNT
ngày 20/10/2011 về sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số nội dung của Thông tư số
60/2011/TT-BNNPTNT ngày 9/9/2011 hướng dẫn kiểm tra về chất lượng muối nhập khẩu.
Bộ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
11/2011/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre
b) Xây dựng tài liệu giới thiệu, phổ biến các
văn bản quy phạm pháp luật.
Biên soạn, in ấn cuốn tài liệu về "các văn bản
liên quan đến kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020" để
phổ biến cho các đơn vị, địa phương và doanh nghiệp.
Xây dựng đĩa tuyên truyền về chứng nhận VietGap
trong nuôi trồng thủy sản; sổ tay về khai thác thủy sản; sổ tay hướng dẫn đầu
tư trực tiếp nước ngoài trong nông nghiệp và phát triển nông thôn; danh mục các
dự án kêu gọi đầu tư FDI vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn…
c) Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp
Tổ chức 02 lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản
lý, khai thác công trình thủy lợi cho cán bộ thủy lợi thuộc Chi cục Thủy lợi,
phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm thủy nông huyện, Xí nghiệp khai
thác, doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi của các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương.
Tổ chức 03 lớp tập huấn triển khai Thông tư hướng dẫn
thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cho cán bộ và đại diện các doanh
nghiệp tại địa phương.
Tổ chức 02 Hội nghị (phía Bắc và phía Nam) tập huấn
cho các doanh nghiệp thuộc Bộ triển khai Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày
15/11/2012.
Kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Thông tư số
01/2012/TT-BNNPTNT và Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT đối với các doanh nghiệp ở
4 tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, An Giang, Đồng Tháp.
Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trong đó có các doanh
nghiệp trực thuộc Bộ thực hiện công tác quy hoạch cán bộ theo quy định tại Văn
bản số 608-HDQH/BCS ngày 17/01/2003 của Ban Cán sự.
Hướng dẫn các Tổng công ty, các công ty thuộc Bộ thực
hiện việc cử người đại diện khi chuyển sang công ty cổ phần theo quy định tại
Văn bản số 1650/BNN-TCCB ngày 20/5/2013.
Hướng dẫn trực tiếp cho các doanh nghiệp về công
tác tổ chức, cán bộ thông qua việc triển khai quy trình công tác cán bộ tại đơn
vị.
Hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc Bộ thực hiện sắp xếp
đổi mới doanh nghiệp, chủ trương thoái vốn, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh
doanh theo quy định tại Nghị định 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 và Nghị định số
71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của Chính phủ.
Ngoài ra, công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật
chủ yếu được lồng ghép trong các hội nghị tập huấn, hội thảo do Bộ tổ chức,
chưa thực hiện bồi dưỡng kiến thức riêng cho đối tượng là doanh nghiệp nên chưa
thường xuyên và chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
d) Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp
Thực hiện giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp chủ yếu
thông qua việc giải đáp bằng văn bản; giải đáp trực tiếp hoặc qua điện thoại,
như: Giải đáp thắc mắc về chính sách, thủ tục dự thầu đối với dự án đầu tư xây
dựng; quá trình thẩm định hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư và điều chỉnh Giấy
chứng nhận đầu tư của các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, quản lý bảo
vệ rừng và quản lý lâm sản…
Tham vấn giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp
khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Phối hợp với các doanh nghiệp trong nước giải quyết
các tranh chấp các mặt hàng nông, lâm và thủy sản như vụ kiện cá tra, tôm với
Hoa Kỳ.
Phổ biến các thông tin, chính sách thương mại,
thông tin thị trường, các hiệp định thương mại song phương và đa phương để hỗ
trợ doanh nghiệp có được các thông tin chuẩn xác về thị trường, yêu cầu của các
đối tác để tránh được các rủi ro khi tham gia.
2.5. Tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp và
hoàn thiện pháp luật
Trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật liên
quan đến quyền và lợi ích của doanh nghiệp đều tổ chức lấy ý kiến của các doanh
nghiệp.
Trên cơ sở kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp, Bộ
đã tiến hành sửa đổi, bổ sung Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011
quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của
Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi; đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định
08/2010/NĐ-CP .
3. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương
trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Bộ chưa xây dựng chương trình riêng về hỗ trợ pháp
lý cho doanh nghiệp mà chủ yếu thực hiện công tác này thông qua việc thực hiện
các nhiệm vụ thường xuyên của các đơn vị chuyên môn và trên cơ sở yêu cầu, kiến
nghị của doanh nghiệp.
II. VƯỚNG MẮC, KHÓ KHĂN
1. Về tổ chức - cán bộ
Để triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp cần thiết phải có cán bộ chuyên trách để thực hiện, tuy nhiên ở các đơn
vị thuộc Bộ có khó khăn trong việc bố trí cán bộ chuyên trách cho việc thực hiện
nhiệm vụ này. Do đó hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp còn mang tính chất
thụ động khi có yêu cầu của doanh nghiệp, địa phương và chỉ được thực hiện lồng
ghép trong hoạt động thường xuyên của đơn vị chuyên môn.
Các Văn bản quy phạm pháp luật về công tác tổ chức,
cán bộ của khối doanh nghiệp còn chồng chéo và chưa đồng bộ. Nghị định số
99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ
của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư
vào doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 30/12/2012, tuy nhiên đến nay chưa có
Thông tư hướng dẫn thực hiện. Quy trình, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức,
miễn nhiệm, cử người đại diện, kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp và
người đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện theo
quy định tại Thông tư số 03/2012/TT-BNV ngày 26/6/2012 của Bộ Nội vụ. Tuy
nhiên, căn cứ của Thông tư số 03/2012/TT-BNV là Nghị định số 86/2006/NĐ-CP ngày
21/8/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2005/NĐ-CP đã hết
hiệu lực từ ngày 30/12/2012.
2. Về kinh phí
Nguồn kinh phí hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
không có, việc xây dựng, in ấn tài liệu được lấy từ hoạt động tuyên truyền, phổ
biến giáo dục pháp luật nói chung nên thực hiện công tác này còn hạn chế.
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Đề xuất với Bộ Tư pháp và các cơ quan khác
Đề xuất Bộ Tư pháp tăng cường đào tạo cho cán bộ
làm công tác pháp chế của các Bộ, ngành TW và địa phương để hướng dẫn doanh
nghiệp thực hiện các công việc theo Luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan
trong điều kiện Hội nhập quốc tế.
Bộ Nội vụ cần sớm có Thông tư hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 99/2012/NĐ-CP và sửa đổi Thông tư số 03/2012/TT-BNV để thống nhất
thực hiện.
2. Về tổ chức cán bộ
Đề nghị bổ sung thêm biên chế để bố trí cán bộ
chuyên trách thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
3. Về kinh phí
Đề nghị bảo đảm kinh phí cho hoạt động hỗ trợ pháp
lý cho doanh nghiệp được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của ngân sách Bộ.
Trên đây là báo cáo tình hình thực hiện công tác hỗ
trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, đề nghị Bộ Tư pháp tổng hợp./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, PC
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hà Công Tuấn
|