Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 47/2012/TT-BNNPTNT quy định quản lý khai thác từ tự nhiên nuôi động vật

Số hiệu: 47/2012/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Hà Công Tuấn
Ngày ban hành: 25/09/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Được khai thác thú rừng phục vụ thương mại

Từ 09/11/2012 sẽ bắt đầu áp dụng việc cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại. Đây là một nỗ lực của Bộ NN&PTNT nhằm đưa hoạt động này vào khuôn khổ quản lý của nhà nước, cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc xuất khẩu động vật rừng ra nước ngoài của các trang trại chăn nuôi.

Theo đó, để được cấp phép khai thác 160 loại động vật rừng thông thường được quy định tại phụ lục của thông tư, trước tiên tổ chức, cá nhân cần phải có sự đồng ý của chủ rừng – không đồng thời là tổ chức, cá nhân này.  Ngoài ra, còn cần phải có báo cáo đánh giá quần thể động vật muốn khai thác cũng như phương án khai thác cụ thể. Với mỗi phương án khai thác sẽ được cấp giấy phép khai thác có thời hạn phù hợp, nhưng không vượt quá 30 ngày.

Tổ chức cá nhân có thể nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ đến cơ quan kiểm lâm sở tại. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, người nộp hồ sơ sẽ được trả lời trong vòng 3 ngày kể từ ngày cơ quan nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, trong vòng 20 ngày, người nộp hồ sơ sẽ nhận được kết quả.

Trình tự thủ tục trên được quy định tại Thông tư 47/2012/TT-BNNPTNT của bộ NN&PTNT quy định việc quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường. Thông tư có hiệu lực từ ngày 9/11/2012 và bãi bỏ các thủ tục về đăng ký trại nuôi sinh sản và sinh trưởng động vật hoang dã thông thường trước đây.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 47/2012/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2012

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC TỪ TỰ NHIÊN VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định điều kiện, trình tự, thủ tục khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường quy định tại Danh mục động vật rừng thông thường ban hành kèm theo Thông tư này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hoạt động khai thác động vật rừng thông thường trong rừng đặc dụng còn phải tuân thủ các quy định về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng.

Thông tư này không điều chỉnh đối với các khu thể thao, giải trí săn bắn được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; nuôi cứu hộ và bảo tồn động vật rừng thông thường.

Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Thông tư này, thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến khai thác từ tự nhiên, nuôi các loài động vật rừng thông thường quy định tại Thông tư này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Cơ sở nuôi động vật rừng thông thường (sau đây viết tắt là cơ sở nuôi) là nơi trong đó có chuồng, cũi, lồng, bể hoặc các cơ sở vật chất khác đảm bảo cho các hoạt động nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng động vật rừng trong môi trường được kiểm soát.

2. Trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại (sau đây viết tắt là trại nuôi) là cơ sở nuôi tập trung động vật rừng thông thường thuộc sở hữu của tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật.

3. Mẫu vật động vật rừng thông thường (sau đây viết tắt là mẫu vật) gồm: động vật rừng thông thường còn sống hay đã chết, trứng, ấu trùng, bộ phận, dẫn xuất dễ dàng nhận biết được có nguồn gốc từ động vật rừng thông thường.

4. Khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường (sau đây viết tắt là khai thác) gồm: hoạt động săn, bắt, bẫy, bắn và những hoạt động khác để lấy ra khỏi nơi cư trú tự nhiên các cá thể động vật rừng thông thường còn sống, trứng, ấu trùng của chúng.

5. Vì mục đích thương mại là những hoạt động khai thác, nuôi, trao đổi, dịch vụ hoặc các hoạt động xúc tiến thương mại mẫu vật các loài động vật rừng thông thường nhằm thu lợi nhuận.

6. Không vì mục đích thương mại là những trường hợp khai thác, nuôi, trao đổi, dịch vụ mẫu vật các loài động vật rừng thông thường không nhằm thu lợi nhuận, bao gồm: phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các vườn thú, triển lãm phi lợi nhuận, biểu diễn xiếc phi lợi nhuận; trao đổi mẫu vật giữa Cơ quan quản lý CITES các nước thành viên.

7. Cơ quan Kiểm lâm sở tại là một trong các cơ quan: Hạt Kiểm lâm huyện, thị xã, quận, thành phố trực thuộc tỉnh; Hạt Kiểm lâm khu rừng đặc dụng; Hạt Kiểm lâm khu rừng phòng hộ; Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở những nơi không có Hạt Kiểm lâm quản lý địa bàn khai thác hoặc nuôi động vật rừng thông thường.

Chương II

QUẢN LÝ KHAI THÁC TỪ TỰ NHIÊN ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG

Điều 3. Điều kiện khai thác

Tổ chức, cá nhân khai thác các loài thuộc Danh mục động vật rừng thông thường ban hành kèm theo Thông tư này phải đảm bảo các điều kiện sau:

1. Có giấy phép khai thác do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điều 4, 5 của Thông tư này;

2. Sử dụng công cụ, phương tiện đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác, không gây tổn hại sinh cảnh và môi trường;

3. Được sự đồng ý của chủ rừng đối với tổ chức, cá nhân khai thác không đồng thời là chủ rừng;

4. Không khai thác vì mục đích thương mại trong các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên.

Điều 4. Cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác gồm:

a) Bản chính đề nghị cấp giấy phép khai thác thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số giấy phép kinh doanh hoặc số chứng minh nhân dân của tổ chức, cá nhân đề nghị; tên loài, số lượng, địa danh, thời gian; mục đích, phương thức khai thác theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản chính thuyết minh phương án khai thác thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số giấy phép kinh doanh hoặc số chứng minh nhân dân của tổ chức, cá nhân đề nghị; mô tả hiện trạng của khu vực khai thác; thời gian khai thác; tên loài, số lượng khai thác; phương tiện, công cụ, phương thức, danh sách những người thực hiện khai thác theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản chính báo cáo đánh giá quần thể loài động vật rừng thông thường đề nghị khai thác từ tự nhiên thể hiện rõ các nội dung: giới thiệu về đơn vị tư vấn; tổng quan khu vực, phương pháp, thời gian, kết quả; phương án khai thác; kết luận và kiến nghị theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

Báo cáo đánh giá quần thể do tổ chức được pháp luật quy định có chức năng điều tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học về lâm nghiệp, sinh học lập;

d) Bản sao có chứng thực giấy phép đăng ký kinh doanh đối với tổ chức hoặc số chứng minh nhân dân đối với cá nhân đề nghị cấp giấy phép;

đ) Bản chính giấy chấp thuận phương án khai thác của chủ rừng hoặc hợp đồng hợp tác với chủ rừng đối với tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không đồng thời là chủ rừng.

2. Cơ quan cấp giấy phép khai thác:

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường trên lâm phận của các chủ rừng thuộc địa phương quản lý.

b) Tổng cục Lâm nghiệp cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường trên lâm phận của các chủ rừng thuộc Trung ương quản lý.

3. Giấy phép khai thác và thời hạn của giấy phép khai thác

a) Giấy phép khai thác phải thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số giấy phép kinh doanh hoặc số chứng minh nhân dân của tổ chức, cá nhân được cấp; tên loài, số lượng, địa điểm, thời gian, phương tiện, công cụ, phương thức, danh sách những người thực hiện khai thác; mục đích khai thác; thời hạn của giấy phép theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Thời hạn của giấy phép khai thác phù hợp với phương án khai thác, nhưng tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày.

4. Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ, thẩm định, cấp giấy phép khai thác và trả kết quả

a) Cách thức nộp hồ sơ: tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 của Điều này tới cơ quan Kiểm lâm sở tại.

b) Tiếp nhận hồ sơ: cơ quan Kiểm lâm sở tại trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ phải xem xét, xác nhận những thông tin trong hồ sơ bằng văn bản;

Cơ quan Kiểm lâm sở tại gửi hồ sơ và văn bản xác nhận đến Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh đối với trường hợp đề nghị cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường trên lâm phận của các chủ rừng thuộc địa phương quản lý hoặc gửi đến Vụ Bảo tồn thiên nhiên, Tổng cục Lâm nghiệp đối với trường hợp đề nghị cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường trên lâm phận của các chủ rừng thuộc Trung ương quản lý.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết.

c) Thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép khai thác

Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan Kiểm lâm sở tại chuyển đến, Chi cục Kiểm lâm hoặc Vụ Bảo tồn thiên nhiên, Tổng cục Lâm nghiệp phải lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định hồ sơ. Hội đồng thẩm định do Chi cục Kiểm lâm hoặc Vụ Bảo tồn thiên nhiên, Tổng cục Lâm nghiệp quyết định gồm: đại diện của chủ rừng; cơ quan quản lý lâm nghiệp, môi trường, thú y; Thủ trưởng cơ quan thẩm định là Chủ tịch.

Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xem xét, đánh giá phương án khai thác, báo cáo đánh giá quần thể; lập biên bản thẩm định; báo cáo cơ quan cấp giấy phép khai thác.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo của Chi cục Kiểm lâm hoặc Vụ Bảo tồn thiên nhiên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Tổng cục Lâm nghiệp cấp giấy phép khai thác hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp giấy phép khai thác.

d) Cách thức trả kết quả: trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ký giấy phép khai thác hoặc văn bản thông báo lý do không cấp giấy phép khai thác, cơ quan cấp giấy phép gửi kết quả cho cơ quan Kiểm lâm sở tại tiếp nhận hồ sơ. Sau khi nhận được kết quả, cơ quan Kiểm lâm sở tại giao trả ngay cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

5. Thu hồi giấy phép khai thác: cơ quan cấp giấy phép khai thác thu hồi giấy phép khai thác trong trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép vi phạm các quy định tại Thông tư này và pháp luật hiện hành.

Điều 5. Cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường không vì mục đích thương mại

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác gồm:

a) Bản chính đề nghị cấp giấy phép khai thác thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số giấy phép kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức đề nghị; tên loài, số lượng, địa danh, thời gian; mục đích, phương thức khai thác theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản chính thuyết minh phương án khai thác thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số giấy phép kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức đề nghị; mô tả hiện trạng của khu vực khai thác; thời gian khai thác; tên loài, số lượng khai thác; phương tiện, công cụ, phương thức, danh sách những người thực hiện khai thác theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản sao có chứng thực văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc quyết định thực hiện đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học đối với mẫu vật nghiên cứu khoa học; hoặc văn bản đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với trường hợp khai thác phục vụ ngoại giao, trao đổi giữa các vườn thú, triển lãm phi lợi nhuận, biểu diễn xiếc phi lợi nhuận, trao đổi mẫu vật với Cơ quan quản lý CITES các nước thành viên;

d) Bản sao có chứng thực giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

2. Cơ quan cấp giấy phép khai thác:

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường trên lâm phận của các chủ rừng thuộc địa phương quản lý.

b) Tổng cục Lâm nghiệp cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường trên lâm phận của các chủ rừng thuộc Trung ương quản lý.

3. Giấy phép khai thác và thời hạn của giấy phép khai thác

a) Giấy phép khai thác thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số giấy phép kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức được cấp; tên loài, số lượng, địa điểm, thời gian, phương tiện, công cụ, phương thức, danh sách những người thực hiện khai thác; mục đích khai thác; thời hạn của giấy phép theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Thời hạn của giấy phép khai thác phải phù hợp với phương án khai thác, nhưng tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày.

4. Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ, cấp giấy phép khai thác và trả kết quả

a) Cách thức nộp hồ sơ: tổ chức gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 của Điều này tới cơ quan Kiểm lâm sở tại.

b) Tiếp nhận hồ sơ: cơ quan Kiểm lâm sở tại trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ phải xem xét, xác nhận những thông tin trong hồ sơ bằng văn bản;

Cơ quan Kiểm lâm sở tại gửi hồ sơ và văn bản xác nhận đến Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh đối với trường hợp đề nghị cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường trên lâm phận của các chủ rừng thuộc địa phương quản lý hoặc gửi đến Vụ Bảo tồn thiên nhiên, Tổng cục Lâm nghiệp đối với trường hợp đề nghị cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường trên lâm phận của các chủ rừng thuộc Trung ương quản lý.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thì trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết.

c) Cấp giấy phép khai thác

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan Kiểm lâm sở tại chuyển đến, Chi cục Kiểm lâm hoặc Vụ Bảo tồn thiên nhiên gửi hồ sơ và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Tổng cục Lâm nghiệp.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo của Chi cục Kiểm lâm hoặc Vụ Bảo tồn thiên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Tổng cục Lâm nghiệp cấp giấy phép khai thác hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp giấy phép khai thác.

d) Cách thức trả kết quả: trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ký giấy phép khai thác hoặc văn bản thông báo lý do không cấp giấy phép khai thác, cơ quan cấp giấy phép khai thác gửi kết quả cho cơ quan Kiểm lâm sở tại tiếp nhận hồ sơ. Sau khi nhận được kết quả cơ quan Kiểm lâm sở tại giao trả ngay cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

5. Thu hồi giấy phép khai thác: cơ quan cấp giấy phép khai thác thu hồi giấy phép khai thác trong trường hợp tổ chức được cấp giấy phép vi phạm các quy định tại Thông tư này và pháp luật hiện hành.

Điều 6. Xác nhận mẫu vật khai thác

1. Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc sau khi: kết thúc mỗi đợt khai thác; khai thác hết số lượng mẫu vật được cấp; giấy phép khai thác hết thời hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác lập bảng kê mẫu vật động vật rừng thông thường đã khai thác theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi cơ quan Kiểm lâm sở tại để xác nhận.

2. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, cơ quan Kiểm lâm sở tại tiếp nhận bảng kê mẫu vật động vật rừng thông thường đã khai thác có trách nhiệm tổ chức việc xác nhận thực tế kết quả khai thác. Trường hợp không xác nhận, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải thông báo bằng văn bản rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đó.

Chương III

QUẢN LÝ NUÔI ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG

Điều 7. Điều kiện nuôi động vật rừng thông thường

Tổ chức, cá nhân nuôi các loài thuộc Danh mục động vật rừng thông thường ban hành kèm theo Thông tư này phải đảm bảo các điều kiện sau:

1. Cơ sở nuôi, trại nuôi phù hợp với đặc tính sinh trưởng, phát triển của loài nuôi; đảm bảo an toàn cho người và động vật nuôi; đảm bảo các quy định về vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh;

2. Về nguồn gốc động vật rừng thông thường:

a) Khai thác từ tự nhiên trong nước: có bảng kê mẫu vật động vật rừng thông thường có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại.

b) Nhập khẩu: có tờ khai hàng hóa nhập khẩu được cơ quan hải quan cửa khẩu xác nhận. Các loài ngoại lai xâm hại theo quy định của pháp luật không được gây nuôi dưới mọi hình thức.

c) Mua của tổ chức, cá nhân khác: có hồ sơ mua bán, trao đổi động vật giữa người cung ứng và người nuôi.

d) Xử lý tịch thu: có quyết định của người có thẩm quyền xử lý tang vật hoặc vật chứng theo quy định của pháp luật.

đ) Động vật rừng thông thường đã nuôi trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành, trong thời hạn 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, tổ chức, cá nhân đang nuôi lập bảng kê động vật rừng thông thường theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có cơ sở nuôi đó xác nhận.

Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc hợp pháp của động vật nuôi.

Điều 8. Chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi gồm:

a) Bản chính đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi phải thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số giấy phép kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức; tên loài, số lượng, nguồn gốc động vật nuôi; địa điểm; mô tả trại nuôi theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Bản sao có chứng thực phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan cấp giấy chứng nhận trại nuôi: là cơ quan Kiểm lâm sở tại.

3. Giấy chứng nhận và thời hạn của giấy chứng nhận trại nuôi

a) Giấy chứng nhận phải thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số giấy phép kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức được cấp; tên, số lượng, nguồn gốc loài nuôi theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Giấy chứng nhận có thời hạn tối đa 03 (ba) năm kể từ ngày cấp.

4. Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ, cấp giấy chứng nhận và trả kết quả

a) Cách thức nộp hồ sơ: tổ chức gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 của Điều này tới cơ quan Kiểm lâm sở tại trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

b) Tiếp nhận hồ sơ và chứng nhận: cơ quan Kiểm lâm sở tại trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ phải tổ chức xác minh và cấp giấy chứng nhận trại nuôi; đồng thời lập sổ theo dõi theo mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải thông báo bằng văn bản lý do cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.

c) Cách thức trả kết quả: trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày giấy chứng nhận trại nuôi được cấp, cơ quan Kiểm lâm sở tại giao trả cho tổ chức được cấp.

5. Thu hồi, cấp đổi giấy chứng nhận trại nuôi, bổ sung loài nuôi

a) Cơ quan cấp giấy chứng nhận trại nuôi thu hồi giấy chứng nhận trại nuôi trong trường hợp trại nuôi vi phạm các quy định tại Thông tư này và pháp luật hiện hành.

b) Cấp đổi giấy chứng nhận trại nuôi: trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày trước khi giấy chứng nhận trại nuôi hết hạn, chủ trại nuôi gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đề nghị theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 của Điều này tới cơ quan Kiểm lâm sở tại; trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan Kiểm lâm sở tại cấp đổi giấy chứng nhận hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp đổi giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

c) Đăng ký bổ sung loài nuôi: trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày bổ sung loài động vật mới vào trại nuôi, chủ trại nuôi gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đề nghị theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 của Điều này tới cơ quan Kiểm lâm sở tại.

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đề nghị, cơ quan Kiểm lâm sở tại cấp bổ sung giấy chứng nhận hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp bổ sung giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

6. Trại nuôi đã được cấp giấy chứng nhận trước khi Thông tư này ban hành vẫn có hiệu lực thực hiện. Khi hết hạn của giấy chứng nhận đã cấp, thì thực hiện việc cấp giấy chứng nhận theo quy định tại Thông tư này.

7. Sau khi gửi đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi theo quy định tại Khoản 1 của Điều này, chủ trại nuôi phải lập sổ theo dõi động vật nuôi theo mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Thông báo cơ sở nuôi động vật rừng thông thường

1. Hộ gia đình, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường gửi giấy thông báo cơ sở nuôi thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ của chủ cơ sở nuôi; tên, số lượng, nguồn gốc loài đề nghị nuôi; địa điểm cơ sở nuôi theo mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này tới Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã đã tiếp nhận giấy thông báo phải lập sổ theo dõi theo mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Sau khi thông báo, hộ gia đình, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường phải lập sổ theo dõi theo mẫu số 10 kèm theo Thông tư này.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

1. Tổng cục Lâm nghiệp

a) Chỉ đạo việc hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Thông tư này trong cả nước; tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo, đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình, chính sách quản lý động vật rừng thông thường trên phạm vi toàn quốc.

b) Hàng năm phối hợp với các tổ chức có liên quan rà soát, đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Danh mục các loài động vật rừng thông thường ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh: chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đảm bảo thực hiện đúng quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật tại địa phương.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm)

a) Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Thông tư này và quy định của pháp luật tại địa phương.

b) Báo cáo định kỳ về tình hình khai thác, nuôi động vật rừng thông thường gửi Tổng cục Lâm nghiệp trước ngày 31 tháng 3 năm kế tiếp hoặc báo cáo đột xuất theo mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Đề xuất cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của chủ cơ sở nuôi trên địa bàn.

Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9 tháng 11 năm 2012.

2. Thông tư này thay thế quy định tại Điều 1 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 4 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét sửa đổi, bổ sung./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó thủ tướng CP (để b/c);
- VP quốc hội;
- VP Chính phủ, website Chính phủ; Công báo;
- Các Bộ, Cq ngang Bộ, Cq thuộc Chính phủ;
- Viện KSND Tối cao; Toà án ND Tối cao;
- Cq Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- HĐND, UBND các tỉnh, Tp trực thuộc TW;
- Sở NN & PTNT các tỉnh, Tp trực thuộc TW;
- Chi cục KL các tỉnh, Tp trực thuộc TW;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Các Cq, đơn vị thuộc Bộ NN & PTNT;
- Lưu: VP Bộ, TCLN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hà Công Tuấn

 

 

 

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------------

No. 47/2012/TT-BNNPTNT

Hanoi, September 25, 2012

 

CIRCULAR

PROVIDING ON MANAGING THE EXPLOITATION FROM THE NATURE AND THE NURTURE OF USUAL FOREST ANIMALS

Pursuant to Law No. 29/ 2004/QH11, of December 3, 2004, on Forest ranger and Development;

Pursuant to the Government's Decree No. 23/2006/ND-CP of March 03, 2006, on implementation of the Law on Forest ranger and Development;

Pursuant to the Government's Decree No. 01/2008/ND-CP of January 03, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development; and the Decree No. 75/2009/ND-CP of September 10, 2009, amending Article 3 of the Decree No. 01/ 2008/ND-CP, of January 03, 2008;

At the proposal of the Director General of Vietnam Administration of Forestry;

The Ministry of Agriculture and Rural Development promulgates the Circular providing on managing the exploitation from the nature and the nurture of usual forest animals.

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope of adjustment and subjects of application

1. Scope of regulation: This Circular prescribes the conditions, order of and procedures for exploitation from the nature and nurture of usual forest animals specified in the List of Usual forest animals issued together with this Circular in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.

The exploitation of usual forest animals in special-use forests must also comply with the regulations on managing the special-use forest system.

This Circular does not adjust zones of sport facilities, hunting or recreation that have been established and operating in accordance with law, or sanctuaries for usual forest animals.

In case any treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contains provisions different from those of this Circular, the treaty prevails.

2. Subjects of application: This Circular applies to domestic agencies, organizations, domestic individuals and households, and foreign organizations and individuals conducting activities relating to the exploitation from the nature and nurture of usual forest animals prescribed in this Circular.

Article 2. Interpretation of terms

1. Facility nurturing usual forest animals (hereinafter referred to as nurture facility) is a place which is equipped with coops, cages, tanks or other equipment assuring for the nurture for reproduction and growth of forest animals in a controlled environment.

2. Farm nurturing usual forest animals for commercial purpose (hereinafter referred to as nurture farm) is a facility in which forest animals are kept in a concentrated manner and owned by an organization with the legal person status in accordance with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The usual forest animal exploitation from the nature (hereinafter referred to as exploitation) includes such activities as hunting, catching, trapping, shooting and other activities to take alive usual forest animal individuals, eggs or their larvae from their natural habitat.

5. Activities for commercial purpose include activities in exploitation, breeding, exchange, provision of services or trade promotion activities for specimens of usual forest animals with the profit-making purpose.

6. Activities for non-commercial purpose include cases of exploitation, breeding, exchange and provision of services for usual forest animal specimens without profit purposes such as diplomatic purpose, scientific research, exchange among zoos, non-profit exhibition, non-profit circus performance; exchange of specimens among CITES management agencies of the member states.

7. Local forest ranger agency is one of the following agencies: forest ranger offices of districts, towns or provincial cities; forest ranger offices of special-use forests, forest ranger offices of protective forests, forest ranger sub-departments of provinces or centrally run cities where there is no forest ranger office managing the area where usual forest animals are exploited or bred.

Chapter II

MANAGEMENT OF USUAL FOREST ANIMAL EXPLOITATION FROM THE NATURE

Article 3. Conditions for exploitation

Organization or individual that exploits species in the List of Usual forest animals promulgated together with this Circular must assure the following conditions:

1. Possessing an exploitation permit granted by a competent agency as prescribed in Articles 4 and 5 of this Circular;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Obtaining the consent of the forest owner, if organizations, individuals exploiting are not concurrently the forest owner;

4. Not exploiting for commercial purpose in national parks and nature conservation areas.

Article 4. Grant of permits for usual forest animal exploitation with commercial purpose

1. A dossier of application for an exploitation permit includes:

a/ The original application for an exploitation permit, presenting clearly contents: the name, address and serial number of the business license or identification card of the applicant; names of species, quantities,  place, time, purpose and methods of exploitation, made according to Form No.01 promulgated together with this Circular.

b/ The original explanation for exploitation plan clearly presenting contents: the name, address and serial number of the business license or identification card of the applicant; description of conditions of the exploitation area; time of exploitation; names of species and quantities to be exploited; means, tools and methods, list of persons who conduct the exploitation, made according to Form No. 02 promulgated together with this Circular;

c/ The original report on the assessment of the population of usual forest animal species requested to be exploited from the nature, clearly presenting contents: introduction of the consulting unit; overview of zone, measure, time and result; exploitation plan; conclusion and recommendations, made according to Form No.03 promulgated together with this Circular.

The population assessment report must be made by an organization that has the law-provided function of investigation, assessment and scientific research in forestry and biology;

d/ A notarized copy of the business registration permit, for organizations, or notarized copy of the identification card, for individuals, that applying for permits;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Licensing agencies for exploitation:

a/ The Departments of Agriculture and Rural Development of provinces or centrally run cities shall grant exploitation permits for usual forest animals in the forestry regions of forest owners under local management.

b/ Vietnam Administration of Forestry shall grant exploitation permits for usual forest animals in the forestry regions of forest owners under central management

3. Exploitation permits and their validity duration

a/ An exploitation permit must present clearly contents: name, address and serial number of the business license or identification card of organization or individual being granted; names of species, quantities,  place, time, means, tools, methods and list of persons conducting exploitation; purpose of exploitation and validity duration of the permit. The permit shall be made according to Form No.04 promulgated together with this Circular.

b/ The validity duration of the exploitation permit must be in accordance with the exploitation plan, but not exceed 30 (thirty) days.

4. Order of and procedure for submission of dossiers, appraisal of dossiers, grant of exploitation permits and returning results

a/ Method of filing dossiers: organizations and individuals shall submit directly or by post to the local forest ranger agency a set of dossier as prescribed in Clause 1 of this Article.

b/ Receipt of dossiers: The local forest ranger agency shall, within 05 (five) working days after receiving a dossier, check and confirm in writing the information in the dossier;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If the dossier is improper, within 03 (three) working days from the date of receiving dossier, the local forest ranger agency shall inform such in writing to the applicant.

c/ Appraisal of dossiers and grant of exploitation permits

Within 10 (ten) working days after receiving a dossier forwarded by the local forest ranger agency, the provincial-level Forest ranger Sub-Department or the Nature Conservation Department of Vietnam Administration of Forestry shall form an appraisal council and organize dossier appraisal. Members of the council shall be decided by the provincial-level Forest ranger Department or the Nature Conservation Department of Vietnam Administration of Forestry, including representatives of the forest owner; forestry, environment and animal health management agencies; the head of the appraising agency is president.

The appraisal council shall review and assess the exploitation plans, report on population assessment, formulate an appraisal report; and make a report to the agency licensing exploitation.

Within 03 (three) working days after receiving the dossier and report of the provincial-level Forest ranger Department or the Nature Conservation Department of Vietnam Administration of Forestry, the provincial-level Department of Agriculture and Rural Development or Vietnam Administration of Forestry shall grant an exploitation permit or issue a written notice of the reason for non-grant of an exploitation permit.

d/ Method of returning results: Within 02 (two) working days from the date of signing exploitation permit or issuing a written notice of the reason for not granting a permit, the licensing agency shall send the result to the local forest ranger agency which has received the dossier. After receiving the result, the local forest ranger agency shall immediately hand over the result to the applicant.

5. Revocation of exploitation permits: The licensing agency may revoke an exploitation permit in case organization or individual granted the permit violates the provisions of this Circular or current law.

Article 5: Grant of permits for exploitation of usual forest animals for non-commercial purposes

1. A dossier of application for an exploitation permit includes:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ The original explanation of exploitation plan clearly presenting contents: the name, address, serial number of the business license or establishment decision of the applying organization; description of conditions the exploitation area; time of exploitation; names of species, quantities to be exploited; means, tools and methods, list of persons conducting the exploitation, made according to Form 02 promulgated together with this Circular;

c/ A notarized copy of the written agreement on scientific research cooperation program or the decision to implement a scheme, project or program on scientific research into specimens; or the written approval by the Ministry of Agriculture and Rural Development of exploitation for cases of exploitation with diplomatic purpose, exchange among zoos, non-profit exhibition or non-profit circus performance, or specimen exchange with CITES management agencies of member states;

d/ A notarized copy of the business registration license or establishment decision of the organization applying for permit.

2. Agencies licensing exploitation

a/ The Departments of Agriculture and Rural Development of provinces or centrally run cities shall grant exploitation permits for usual forest animals in the forestry areas of forest owner under local management.

b/ Vietnam Administration of Forestry shall grant exploitation permits for usual forest animals in the forest forestry areas of forest owner under central management.

3. Exploitation permits and their validity duration

a/ An exploitation permit must clearly presenting contents: name, address and serial number of the business license or establishment decision of the granted organization; names of species, quantities, place, time, means, tools and methods, list of persons conducting the exploitation; purpose of exploitation; validity duration of the permit. The permit shall be made according to Form 04 promulgated together with this Circular.

b/ The validity duration of the exploitation permit must be in accordance with the plan of exploitation, but not exceed 30 (thirty) days.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Method of filling dossiers: Organizations shall submit directly or by post to the local forest ranger agency a set of dossier as prescribed in Clause 1 of this Article.

b/ Receipt of dossiers: The local forest ranger agency shall, within 05 (five) working days after receiving a dossier, check and confirm in writing the information in the dossier.

The local forest ranger agency shall send the dossier and written confirmation to the provincial-level Forest ranger Sub-Department, if the area of exploitation is in forestry area of forest owner under local management, or to the Nature Conservation Department of Vietnam Administration of Forestry, if the area of exploitation is in forestry area of forest owner under central management.

If the dossier is improper, the local forest ranger agency shall inform such in writing to the applicant within 03 (three) working days from the date of receiving dossier.

c/ Grant of exploitation permits

Within 03 (three) working days after receiving a dossier forwarded by the local forest ranger agency, the provincial-level Forest ranger Sub-Department or the Nature Conservation Department of Vietnam Administration of Forestry shall send the dossier and a report to the provincial-level Department of Agriculture and Rural Development or Vietnam Administration of Forestry.

Within 03 (three) working days after receiving the dossier and report of the provincial-level Forest ranger Sub-Department or the Nature Conservation Department, the provincial-level Department of Agriculture and Rural Development or Vietnam Administration of Forestry shall grant an exploitation permit or have a written notice of the reason for non-grant of a permit.

d/ Method of returning results: within 02 (two) working days from the date of signing an exploitation permit or a written notice of the reason for not granting a permit, the licensing agency shall send the result to the local forest ranger agency which has received the dossier. After receiving the result, the local forest ranger agency shall immediately hand over the result to the applicant.

5. Revocation of exploitation permits: The licensing agency may revoke an exploitation permit in case organizations granted the permit violates the provisions of this Circular or current law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Within 01 (one) working day after ending each period of exploitation; or when the quantities of permitted specimens has been fully exploited; or the exploitation permit expires, organizations, individuals granted the permit shall make a list of usual forest animal specimens that have been exploited according to Form 05 promulgated together with this Circular, and send it to the local forest ranger agency for confirmation.

2. Within 03 (three) working days, the local forest ranger agency that has received the list of usual forest animal specimens that have been exploited shall confirm the result of the actual exploitation. If refusing to confirm, it must inform in writing clearly the reason thereof to the individual or organization concerned.

Chapter III

MANAGEMENT OF NURTURE OF USUAL FOREST ANIMALS

Article 7. Conditions for nurturing usual forest animals

Organization or individual that nurtures species in the List of Usual forest animals promulgated together with this Circular must assure the following conditions:

1. Possessing nurture facilities or a farm suitable to the growth and development characteristics of the species to be bred; assuring safety for people and bred animals; and complying with regulations on environmental sanitation and epidemic prevention;

2. Regarding the origin of usual forest animals:

a/ Being exploited from the nature domestic: Possessing a list of usual forest animal specimens confirmed by the local forest ranger agency.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Being bought from other organizations, individuals: Possessing dossier of the animal purchase and sale or exchange between the supplier and the breeder.

d/ Being handled by confiscation: Possessing the decision of a person competent to handle of exhibits or material evidences.

e/ Being usual forest animals that have been nurtured before this Circular takes effect: Within 90 (ninety) days after this Circular takes effect, organizations and individuals that are nurturing usual forest animals shall make a list of usual forest animals according to Form 05 promulgated together with this Circular and send to the commune-level People's Committees where that nurture facility located for confirmation.

The individuals or organizations that are nurturing usual forest animals shall take responsibility before law for the lawful origin of the bred animals.

Article 8. Certification of farms nurturing usual forest animals for commercial purpose

1. A dossier of application for a nurture farm certificate includes:

a/ The original application for a nurture farm certificate must clearly present contents: the name, address and serial number of the business license or establishment decision of organization; names, quantities and origins of bred species; place and description of the nurture farm, made according to Form 06 promulgated together with this Circular, and containing the certification of the commune-level People's Committee;

b/ A notarized copy of the approval of environmental impact assessment report or the written commitment to ensure the environmental and hygienic conditions as prescribed by law.

2. The agency granting the nurture farm certificate: is the local forest ranger agency.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ A certificate must clearly present contents: name, address and serial number of the business license or establishment decision of the organization granted certificate; names, quantities, origins of bred species, made according to Form 07 promulgated together with this Circular.

b/ A certificate has a validity duration of up to 03 (three) years from the date of issuance.

4. The order of and procedure for filling dossiers, grant of certificates and returning results

a/ Method of submission of dossiers: Organizations shall submit directly or by post to the local forest ranger agency a set of dossier as prescribed in Clause 1 of this Article.

b/ Receipt of dossiers and certification: The local forest ranger agency shall, within 05 (five) working days after receiving a dossier, verify and grant a nurture farm certificate and open a monitoring book according to Form 09 promulgated together with this Circular. In case the dossier is improper, the local forest ranger agency must notify in writing the reason thereof to the applicant.

c/ Method of returning results: The local forest ranger agency shall hand the certificate of nurture farm to the organization granted within 3 (three) working days from the date of its grant.

5. Revocation and renewal of nurture farm certificates and addition of bred species

a/ The agency that has issued nurture farm certificates may revoke a nurture farm certificate in case the farm violates the provisions of this Circular or current law.

b/ Re-grant of nurture farm certificates: Within 30 (thirty) days before the expiry of a nurture farm certificate, the nurture farm owner shall send directly or by post a written application as prescribed at Point a, Clause 1 of this Article to the local forest ranger agency; within 03 (three) working days from the date of receipt of the application, the local forest ranger agency shall renew the certificate or notify in writing the reason for not renewing the certificate to the applicant.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within 05 (five) working days after receiving the application, the local forest ranger agency shall grant a supplementation to certificate or notify in writing the reason for not granting supplementation to certificate  for the applicant.

6. The certificates which have been granted to nurture farms before this Circular is promulgated are still effective. When such certificate expires, the procedure to apply for grant of a certificate is complied with this Circular.

7. After sending a written application for a nurture farm certificate as prescribed in Clause 1 of this Article, the farm owner shall open a book to monitor bred species according to Form 10 promulgated together with this Circular.

Article 9. Notification of facilities nurturing usual forest animals

1. Households or individuals that nurture usual forest animals shall send directly or by post a written notice of nurture facilities to commune-level People's Committees, clearly presenting the name and address of the nurture facility owner; names, quantities and origins of species requested to be bred; and the location of the nurture facilities according to Form 08 promulgated together with this Circular.

2. The commune-level People's Committee that receives written notices shall open a book for monitoring according to Form 09 promulgated together with this Circular.

3. After the notification, the households or individuals that are nurturing usual forest animals must open a monitoring book according to Form 10 promulgated together with this Circular.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Vietnam Administration of Forestry shall:

a/ Direct the guidance and examination of the implementation of this Circular in nationwide; summarize the implementation and report and propose to the Ministry of Agriculture and Rural Development on the situation and policies on management of usual forest animals in nationwide.

b/ Annually coordinate with related organizations in reviewing and proposing to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration to adjust, amend, supplement the List of Usual forest animals promulgated together with this Circular.

2. Provincial-level People's Committees shall direct, examine and supervise to ensure to properly implement provisions of this Circular and regulations of law in their localities.

3. Provincial-level Departments of Agriculture and Rural Development (Forest Ranger Sub-Departments) shall:

a/ Advise provincial-level People's Committees on the propaganda, guidance and examination of the implementation of this Circular and regulations of law in their localities.

b/ Make periodical reports on the exploita­tion and nurture of usual forest animals and submit them to Vietnam Administration of Forestry before March 31 of the subsequent year, or make irregular reports according to Form 11 promulgated together with this Circular.

c/ Propose competent state agencies to promptly settle difficulties and obstacles for nurture facility owners in their localities.

Article 11. Effectiveness

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. This Circular replaces the provision in Article 1 of the Circular No. 25/2011/ TT-BNNPTNT of April 6, 2011, of the Ministry of Agriculture and Rural Development, amending, supplementing and canceling a number of provisions on administrative procedures in the field of forest protection and development in according to the Resolution No. 57/NQ-CP of December 15, 2010.

3. In the course of implementation, any arising problems should be promptly reported to the Ministry of Agricul­ture and Rural Development for consideration, amendment and supplementation.

 

 

 

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
DEPUTY MINISTER




Ha Cong Tuan

 

* Note: All the forms and list of this Circular have not yet been translated.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/09/2012 quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.148

DMCA.com Protection Status
IP: 2a06:98c0:3600::103
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!