Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 11/2011/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 18/02/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 11/2011/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NGÀNH MÂY TRE

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 23 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;
Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định về quy hoạch, chính sách và giải pháp khuyến khích phát triển ngành mây, tre; trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tổ chức có liên quan đến tạo vùng nguyên liệu, khai thác nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hàng mây tre ở Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng                                                                                                               

Chính sách này áp dụng đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức và cá nhân nước ngoài có các hoạt động liên quan đến tạo vùng nguyên liệu, khai thác nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hàng mây tre.

Điều 3. Mục tiêu

1. Phát triển vùng nguyên liệu mây, tre nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hàng mây tre và các ngành khác, góp phần tăng độ che phủ và khả năng phòng hộ của rừng, chống xói lở đất tại các vùng đầu nguồn, ven sông, ven suối.

2. Phát triển công nghiệp sản xuất hàng mây tre nhằm từng bước gia tăng giá trị và hiệu quả kinh tế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng mây tre, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

3. Bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề sản xuất hàng mây tre nhằm phát huy các giá trị về kinh tế, văn hóa, sinh thái, môi trường của làng nghề.

4. Thúc đẩy hình thành thị trường hàng mây tre nhằm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

5. Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

1. Nguyên liệu mây là sản phẩm được khai thác từ các loài mây, song thuộc các chi Calamus Daemonorops thuộc họ Cau dừa (Arecacae) sống trong rừng tự nhiên hoặc được gieo, trồng để sử dụng, chế biến hàng mây tre.

2. Nguyên liệu tre là sản phẩm được khai thác từ các loài tre, nứa, bương, luồng, lồ ô, vầu, tầm vông,… thuộc phân họ tre (Bambusoideae), họ Cỏ (Poaceae) sống trong rừng tự nhiên hoặc được gieo, trồng để sản xuất hàng mây tre.

3. Vùng nguyên liệu mây, tre, gồm: vùng nguyên liệu mây, tre tự nhiên thuần loài hoặc hỗn giao với cây gỗ, thuộc rừng phòng hộ và rừng sản xuất; vùng nguyên liệu mây tre trồng trên đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất và các loại đất khác.

4. Ngành mây tre là tên gọi chung của ngành nghề sản xuất các loại hàng hóa sử dụng nguyên, vật liệu từ các loài mây, tre bao gồm các hoạt động từ tạo nguyên liệu đến khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hàng mây tre.

Chương 2.

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH MÂY TRE

MỤC 1. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÂY, TRE

Điều 5. Định hướng phát triển vùng nguyên liệu

1. Phát triển vùng nguyên liệu phải gắn với quy hoạch phát triển các cơ sở chế biến sản phẩm hàng mây tre.

2. Phát triển vùng nguyên liệu theo hướng chuyên môn hóa sản xuất.

3. Phát triển vùng nguyên liệu phải đảm bảo tính hiệu quả và bền vững.

Điều 6. Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu

1. Căn cứ quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu

Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mây, tre căn cứ vào vùng sinh thái và phân bố của các loài mây, tre; vùng làng nghề sản xuất hàng mây tre; khả năng phát triển công nghiệp chế biến; điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển ngành mây tre.

2. Nội dung quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu

a) Phát triển vùng nguyên liệu mây, tre tự nhiên

Khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu mây, tre tự nhiên tại các vùng có rừng mây tre thuần loại, rừng hỗn giao các loài mây, tre với các loài cây gỗ thuộc các khu rừng phòng hộ và các khu rừng sản xuất, gồm:

- Rừng do các tổ chức của Nhà nước quản lý (công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ…).

- Rừng chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân cấp xã đang chịu trách nhiệm quản lý.

- Rừng Nhà nước đã giao cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

b) Phát triển vùng trồng nguyên liệu mây, tre

Khuyến khích phát triển trồng nguyên liệu mây, tre tại các vùng sau đây:

- Diện tích đất lâm nghiệp thuộc các trạng thái rừng IA, IB, IC được quy hoạch phát triển rừng sản xuất, rừng phòng hộ; các loại đất chưa sử dụng, đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đất không trồng được các cây khác, diện tích đất dọc theo lưu vực sông, suối, vùng đất thường bị xói lở, rửa trôi thuộc quyền quản lý của các tổ chức.

- Diện tích đất của các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích nông, lâm nghiệp.

c) Ưu tiên hình thành vùng nguyên liệu mây, tre tập trung chuyên canh có lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội để phục vụ cho sản xuất quy mô lớn; gây trồng mây tre dọc theo các lưu vực sông, suối, các vùng xung yếu, vùng đất thường bị xói lở.

d) Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vùng nguyên liệu mây, tre gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

đ) Thực hiện một số mô hình thí điểm xây dựng vùng chuyên canh nguyên liệu tập trung theo các tiêu chí phát triển rừng bền vững để tạo điều kiện thuận lợi trong việc xuất khẩu sản phẩm hàng mây tre.

Điều 7. Xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mây, tre trên địa bàn.

MỤC 2. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT HÀNG MÂY TRE

Điều 8. Định hướng phát triển các cơ sở sản xuất hàng mây tre

1. Ưu tiên phát triển các cơ sở sản xuất gắn với vùng nguyên liệu tập trung chuyên canh, sử dụng nguồn nguyên liệu phân tán trong dân và sử dụng lao động nông thôn.

2. Phát triển các cơ sở sản xuất hàng mây tre theo hướng chuyên môn hóa kết hợp với phát triển sản xuất tổng hợp. Khuyến khích sản xuất các mặt hàng mây tre, đa dạng hóa các sản phẩm, sử dụng tối đa nguyên liệu từ mây, tre đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu để thay thế sản phẩm bằng gỗ.

3. Ưu tiên phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng mây tre phục vụ xuất khẩu, sản phẩm tre công nghiệp, đồng thời chú trọng hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất hàng mây tre truyền thống.

4. Khuyến khích các cơ sở sản xuất hàng mây tre thành lập tổ chức khoa học công nghệ hoặc liên doanh với tổ chức, cá nhân để nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm hàng mây tre.

Điều 9. Quy hoạch các cơ sở sản xuất hàng mây tre

1. Khuyến khích các cơ sở sản xuất hàng mây tre vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hiện có ở các địa phương để tổ chức sản xuất liên hoàn từ khâu sơ chế nguyên liệu đến chế biến và xuất khẩu.

2. Ưu tiên quy hoạch các cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất thành phẩm có giá trị kinh tế cao đối với những địa phương có vùng nguyên liệu tập trung, có truyền thống sản xuất hàng mây tre.

Điều 10. Quy hoạch các làng nghề sản xuất hàng mây tre

1. Nhà nước khuyến khích khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, phát huy các giá trị về xã hội, kinh tế, văn hóa, theo hướng sản xuất sạch, thân thiện với môi trường.

2. Nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển các làng nghề mới ở những nơi có điều kiện về nguyên liệu, lao động, thị trường.

Điều 11. Xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển các cơ sở sản xuất hàng mây tre

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, phê duyệt quy hoạch phát triển các cơ sở sản xuất hàng mây tre trên địa bàn tỉnh.

Chương 3.

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NGÀNH MÂY TRE

Điều 12. Về đất đai

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, dành quỹ đất cho phát triển vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến công nghiệp và làng nghề sản xuất hàng mây tre.

2. Đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn để phát triển vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến công nghiệp và làng nghề sản xuất hàng mây tre theo quy định của pháp luật.

3. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được giao, khoán, quản lý, sử dụng đất rừng sản xuất nằm trong vùng quy hoạch phát triển nguyên liệu mây, tre được sử dụng diện tích đất kém hiệu quả và đất chưa sử dụng để phát triển nguyên liệu. Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh liên doanh, liên kết với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được giao, khoán đất và rừng để sản xuất nguyên liệu.

4. Các doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển ngành mây tre được hưởng ưu đãi về miễn, giảm tiền sử dụng đất quy định tại Danh mục lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

5. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng mây, tre, phát triển sản xuất, kinh doanh hàng mây tre được hưởng ưu đãi về miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 13. Về đầu tư và tín dụng

1. Về hỗ trợ đầu tư

a) Điều kiện nhận hỗ trợ

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được cấp có thẩm quyền giao hoặc cho thuê đất.

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được chủ rừng là tổ chức nhà nước giao khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài.

b) Nội dung hỗ trợ cụ thể:

- Trồng rừng mây, tre tập trung trên đất trống, đồi núi trọc là rừng sản xuất trong vùng quy hoạch phát triển nguyên liệu mây, tre được hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước cụ thể như sau:

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn ở các xã đặc biệt khó khăn (theo quy định của Thủ tướng Chính phủ) trồng các loài tre, song, mây được hưởng mức hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo.

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn không thuộc xã đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010) trồng các loài tre: tre, song, mây được hưởng mức hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất.

- Trồng mây, tre phân tán trong vùng quy hoạch phát triển nguyên liệu mây, tre:

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn được hỗ trợ 100% tiền mua cây giống lần đầu, mức cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo giá cây giống hàng năm trên địa bàn tỉnh.

- Trồng mới rừng mây, tre trên đất trống, đồi núi trọc, khoán bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên thuộc đất rừng phòng hộ được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 2015. Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định..

2. Về tín dụng

a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng mây, tre; chế biến, tiêu thụ và cung ứng các dịch vụ phục vụ sản xuất hàng mây tre được vay vốn tín dụng theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

b) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có xuất khẩu hàng mây tre được vay vốn tín dụng xuất khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành.

3. Về ưu đãi đầu tư

Doanh nghiệp có dự án trồng mây, tre; sản xuất hàng mây tre; cung ứng các dịch vụ trực tiếp phục vụ trồng mây, tre và tiêu thụ sản phẩm hàng mây tre được hưởng các ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 14. Về khoa học công nghệ

1. Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh ngành hàng mây tre đầu tư nghiên cứu ứng dụng và sử dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong việc chọn, tạo giống, bảo quản, chế biến các sản phẩm mây tre; tăng cường liên doanh, liên kết giữa nhà quản lý, khoa học, doanh nghiệp và người trồng mây, tre.

2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí để thực hiện:

a) Điều tra trữ lượng, diện tích các giống mây, tre; xây dựng bộ sưu tập giống mây, tre có giá trị kinh tế cao, thích nghi với từng vùng sinh thái.

b) Nghiên cứu và thử nghiệm giống mây tre mới; tổ chức khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống mây tre nhằm tuyển chọn các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt bổ sung vào cơ cấu giống mây tre.

c) Ứng dụng thiết bị, công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học vào các khâu bảo quản, chế biến mây tre.

d) Các đề tài nghiên cứu tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, chế tạo máy móc, thiết bị hiện đại trong việc tạo giống, trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến, sản xuất các mặt hàng mây tre của các viện nghiên cứu, các trường đại học thực hiện.

Nguồn kinh phí bố trí hàng năm từ Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi giai đoạn 2011 – 2015 tại Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; các chương trình, dự án và nguồn vốn sự nghiệp khoa học của các Bộ, ngành có liên quan. Mức kinh phí hỗ trợ cụ thể theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm.

3. Ngân sách địa phương hỗ trợ kinh phí thực hiện:

a) Khôi phục các giống mây, tre của địa phương, các giống mây tre không còn nguồn giống gốc có giá trị kinh tế cao.

b) Xây dựng vườn ươm để khảo nghiệm đối với các giống mây, tre mới trước khi trồng ở địa phương.

c) Đào tạo, hướng dẫn, xây dựng mô hình để chuyển giao nhanh giống mới, phương pháp canh tác, công nghệ bảo quản, chế biến mây tre tiên tiến; cung cấp thông tin khoa học công nghệ mới cho nông dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

4. Về hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ: cơ sở sản xuất kinh doanh ngành hàng mây tre có dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, sản xuất hàng mây tre được Quỹ Hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới do doanh nghiệp chủ trì thực hiện; hỗ trợ 30% tổng kinh phí đầu tư mới để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm được cấp có thẩm quyền phê duyệt (không tính trang thiết bị, nhà xưởng đã có vào tổng mức kinh phí).

5. Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về gây trồng, chăm sóc, bảo quản, chế biến mây tre.

6. Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để quản lý chất lượng sản phẩm hàng mây tre đảm bảo tiêu chuẩn về sức khỏe cộng đồng và môi trường.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ phát triển ngành mây tre.

Điều 15. Về lao động và đào tạo

1. Lao động

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh và hộ gia đình tham gia vào sản xuất, kinh doanh mây tre được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm.

2. Đào tạo

a) Đào tạo đủ nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chuyên sâu, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển ngành mây, tre. Có chính sách ưu tiên cho người học nghề sản xuất hàng mây, tre đan trình độ trung cấp tại các cơ sở dạy nghề thủ công mỹ nghệ thuộc các vùng làng nghề, các doanh nghiệp sản xuất mây, tre để có được nguồn nhân lực chất lượng cao.

b) Tập trung bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng đối với lực lượng lao động không thường xuyên; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao đối với lực lượng lao động thường xuyên đang làm việc tại các cơ sở hoặc các doanh nghiệp sản xuất, chế biến mây tre.

c) Lao động nông thôn trong ngành mây tre được áp dụng chính sách đào tạo nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

d) Các doanh nghiệp có dự án đầu tư để phát triển ngành mây tre thuộc Danh mục lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư theo quy định tại Nghị định số 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo nghề trong nước theo quy định tại Nghị định này.

Điều 16. Khai thác nguyên liệu mây, tre và hưởng lợi

1. Khai thác

Khai thác nguyên liệu mây tre từ rừng sản xuất và rừng phòng hộ thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Hưởng lợi

a) Khi khai thác, sau khi trừ các khoản nộp theo quy định của nhà nước, chủ rừng được hưởng 100% sản phẩm khai thác.

b) Đối với các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài với chủ rừng là tổ chức nhà nước được khai thác và hưởng lợi theo hợp đồng khoán giữa hai bên.

Điều 17. Về thuế

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đầu tư trồng rừng nguyên liệu mây, tre được miễn, giảm thuế sử dụng đất theo quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội về miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Cơ sở sản xuất hàng mây tre được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu không phần trăm (0%) đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất hàng mây tre trong nước chưa sản xuất được theo danh mục do Bộ Công thương ban hành. Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng mây tre mới đi vào hoạt động được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành.

3. Mây, tre khai thác từ rừng tự nhiên chịu thuế suất thuế tài nguyên 10%. Hộ gia đình, cá nhân được phép khai thác mây, tre từ rừng tự nhiên để phục vụ sinh hoạt được miễn thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm

1. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, tiêu thụ, xuất khẩu hàng mây tre ký hợp đồng tiêu thụ lâu dài, ổn định với các hộ nông dân.

2. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mây tre được nhà nước hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại trong và ngoài nước theo quy định tại Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các văn bản hướng dẫn thi hành; các chương trình và nguồn kinh phí xúc tiến thương mại hàng năm của các Bộ, ngành và địa phương.

3. Khuyến khích thành lập các trung tâm nghiên cứu, thiết kế mẫu mã, sản phẩm mới phục vụ cho các cơ sở sản xuất theo định hướng đáp ứng nhu cầu nhập khẩu sản phẩm mây tre của thị trường trong và ngoài nước.

4. Tổ chức thực hiện việc cung cấp thông tin thường xuyên về thị trường, những quy định về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, thị hiếu tiêu dùng, các rào cản kỹ thuật để cơ sở sản xuất hàng mây, tre có cơ sở định hướng sản xuất, xuất khẩu phù hợp.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tạo điều kiện bố trí địa điểm thuận lợi, hỗ trợ kinh phí để xây dựng chợ mua bán nguyên liệu mây, tre gắn với vùng nguyên liệu tập trung; xây dựng các chợ, cửa hàng, trung tâm ở địa phương có làng nghề, các điểm du lịch để quảng bá giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm; thực hiện thí điểm phát triển làng nghề mây tre gắn với các tuyến, điểm du lịch làng nghề.

Chương 4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19. Trách nhiệm của các Bộ, ngành

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổ chức thực hiện quyết định này; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai các công việc sau:

a) Xây dựng và phê duyệt Đề án phát triển ngành mây tre giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020.

b) Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai Quyết định này trước tháng 7 năm 2011.

c) Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, các tổ chức quốc tế triển khai có hiệu quả Quyết định này.

d) Hàng năm tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai quyết định này; cân đối bảo đảm kinh phí cho việc triển khai Quyết định này phù hợp quy định hiện hành.

3. Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch triển khai chương trình xúc tiến thương mại, nghiên cứu khoa học hàng năm để thúc đẩy triển khai Quyết định này có hiệu quả.

4. Các Bộ, ngành: Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện quyết định này theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan thuộc tỉnh tổ chức thực hiện các nội dung trọng tâm sau đây:

1. Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre tại địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; chỉ đạo và khuyến khích sự liên kết giữa các thành phần kinh tế trong quá trình thực hiện.

2. Tổ chức rà soát, điều chỉnh hoặc xây dựng mới, phê duyệt quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mây tre của tỉnh (vùng nguyên liệu tập trung chuyên canh, vùng nguyên liệu phân tán), quy hoạch phát triển cơ sở sản xuất hàng mây tre.

3. Tổ chức rà soát đất đai, đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn tham gia vào việc phát triển vùng nguyên liệu mây tre.

4. Chỉ đạo tổ chức và thực hiện lồng ghép có hiệu quả chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre với các chương trình, dự án khác trên địa bàn.

5. Định kỳ kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre và chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.

Điều 21. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 4 năm 2011.

Điều 22. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.  

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây nguyên, Tây Nam Bộ;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTN (5b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG  




Nguyễn Sinh Hùng

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 11/2011/QD-TTg

Hanoi, February 18, 2011

 

DECISION

ON INCENTIVE POLICIES FOR RATTAN AND BAMBOO INDUSTRY DEVELOPMENT

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 23, 2004 Law on Forest Protection and Development;
Pursuant to the Government's Decree No. 23/ 2006/ND-CP of March 3, 2006, on implementation of the Law on Forest Protection and Development;
Pursuant to the Government's Decree No. 66/ 2006/ND-CP of July 7, 2006, on development of rural trades;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 186/2006/QD-TTg of August 14, 2006, promulgating the Regulation on forest management;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 18/2007/QD-TTg of February 5, 2007, approving the strategy for Vietnam's forestry development during 2006-2020;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

DECIDES

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Subjects of application

These policies apply to domestic organizations, households, individuals and village communities, overseas Vietnamese, and foreign organizations and individuals engaged in the formation of material zones, exploitation of raw materials, processing and sale of rattan and bamboo products.

Article 3. Objectives

1. To develop rattan and bamboo material zones in order to meet the needs of the rattan and bamboo processing industry and other industries, contributing to raising forest coverage and protection capacity and preventing erosion in watershed areas and on banks of rivers and streams.

2. To develop industrial rattan and bamboo production in order to gradually raise the value and economic efficiency of rattan and bamboo producers and traders, contributing to national socio-economic development.

3. To preserve and develop traditional rattan and bamboo crafts and craft villages in order to increase economic, cultural, ecological and environmental values of craft villages.

4. To boost the formation of a rattan and bamboo market to meet domestic and export demands.

5. To employ and raise incomes for people, thereby contributing to economic restructuring and building of a new countryside.

Article 4. Interpretation of terms

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Bamboo material means a product exploited from such species as bamboo (tre), neohouzeaua (nua), dendrocalamus (luong or buong), bambosa procera (lo o), acidosasa (vau), thyrsostachys (tam vong) under subfamily Bambusoideae and grass family Poaceae found in natural forests or planted for rattan and bamboo production.

3. Rattan and bamboo material zones include areas of homogeneous natural rattan and bamboo materials and areas with rattan and bamboo species mixed with wood trees in protection and production forests; and rattan and bamboo material areas planted in protection and production forests and on other land.

4. The rattan and bamboo industry refers to the industry of trades producing goods made of rattan and bamboo materials, from material generation to exploitation, processing and sale of rattan and bamboo products.

Chapter II

PLANNING ON RATTAN AND BAMBOO INDUSTRY DEVELOPMENT

Section 1: PLANNING ON RATTAN AND BAMBOO MATERIAL ZONE DEVELOPMENT

Article 5. Orientations for rattan and bamboo material zone development

1. Rattan and bamboo material zone development must be in line with planning on development of rattan and bamboo processing establishments.

2. Rattan and bamboo material zone development must aim at production specialization.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Planning on rattan and bamboo material zone development

1. Planning bases

Planning on rattan and bamboo material zone development shall be based on ecological and distribution areas of rattan and bamboo species; areas of rattan and bamboo craft villages; potential for processing industry development; and infrastructure facilities for rattan and bamboo industry development.

2. Planning contents

a/ Development of natural rattan and bamboo material zones

To encourage development of natural rattan and bamboo material zones in areas under homogeneous rattan and bamboo forests, forests of rattan and bamboo species mixed with wood trees of protection and production forests, including:

- Forests managed by state institutions (forestry companies, protection forest management units, etc);

- Forests which have been neither allocated nor leased and currently under the management of commune-level People's Committees;

- Forests allocated by the State to households, individuals and village communities for permanent use for forestry purpose.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To encourage the plantation of rattan and bamboo materials in the following areas:

- Forest land areas of IA, IB or 1C forest status planned for development of production and protection forests; unused land, inefficient farm land, land on which other trees cannot grow, land strips along river and stream basins, and areas vulnerable to erosion and washout under the management of organizations;

- Land areas allocated by the State to households, individuals and village communities for permanent use for agricultural and forestry purposes.

c/ To prioritize the formation of consolidated intensive rattan and bamboo material zones with advantages in natural, economic and social conditions to serve large-scale production; to plant rattan and bamboo along river and stream basins, strategic areas and erosion-hit areas;

d/ The State prioritizes investment in development of transport infrastructure in rattan and bamboo material zones associated with product processing and sale;

e/ To apply some pilot models to build consolidated intensive material zones up to criteria of sustainable forest development in order to facilitate export of rattan and bamboo products.

Article 7. Elaboration and approval of master plans on rattan and bamboo material zone development

Based on approved land use master plans and plans, provincial-level People's Committees shall elaborate and approve their local master plans on rattan and bamboo material zone development.

Section 2: PLANNING ON DEVELOPMENT OF RATTAN AND BAMBOO PRODUCERS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To prioritize development of producers linked with consolidated intensive material zones, using scattered material sources from the people and employing rural labor.

2. To develop rattan and bamboo producers toward specialization associated with general production development. To encourage rattan and bamboo production and diversify products, utilizing rattan and bamboo materials to meet domestic and export needs to substitute wood products.

3. To prioritize development of producers and traders of rattan and bamboo exports and industrial bamboo products and concurrently attach importance to supporting development of producers of traditional rattan and bamboo products.

4. To encourage rattan and bamboo producers to establish science and technology institutions or joint ventures with organizations and individuals to research and apply advanced sciences and technologies to production and processing in order to raise the value , f rattan and bamboo products.

Article 9. Planning on rattan and bamboo producers

1. To encourage rattan and bamboo producers to operate in existing industrial parks and clusters in their localities to organize production chains from material preliminary processing to processing and export.

2. To prioritize planning on industrial clusters and producers of products with high economic value, for localities having consolidated material zones and traditional rattan and bamboo production.

Article 10. Planning on rattan and bamboo craft villages

1. The State encourages the restoration, conservation and development of traditional craft villages and promote their social, economic and cultural values toward clean and environmentally friendly production.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11. Elaboration and approval of master plans on development of rattan and bamboo producers

Provincial-level People's Committees shall elaborate and approve master plans on development of rattan and bamboo producers in their localities.

Chapter III

INCENTIVE POLICIES FOR RATTAN AND BAMBOO INDUSTRY DEVELOPMENT

Article 12. Land policies

1. Provincial-level People's Committees shall review master plans on land use and forest protection and development to set aside land for development of rattan and bamboo material zones, industrial processors and craft villages.

2. To accelerate land and forest allocation or lease, contracted permanent forest protection and grant of land use right certificates to organizations, households, individuals and village communities for development of rattan and bamboo material zones, industrial processors and craft villages under law.

3. Organizations, households, individuals and village communities that are allocated, or contracted to use and manage, production forest land in areas planned for development of rattan and bamboo material zones may use inefficient land and unused land for material development. To encourage producers and traders to enter into joint ventures or associations with organizations, households, individuals and village communities allocated or contracted land and forests for material production.

4. Enterprises with investment projects on rattan and bamboo industry development are entitled to exemption or reduction of land use levy provided in the list of agricultural sectors entitled to special investment incentives promulgated together with the Government's Decree No. 61/2010/ND-CP of June 4. 2010, on investment incentives for investors in agriculture and rural areas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 13. Investment and credit policies

1. Investment supports

a/ Subjects eligible for supports

- Organizations, households, individuals and village communities allocated or leased land by competent authorities;

- Organizations, households, individuals and village communities contracted by forest owners being state organizations for permanent forest protection.

b/ Specific supports:

- Consolidated plantation of rattan and bamboo forests on bare land and bare hills being protection forests in areas planned for development of rattan and bamboo materials is entitled to state budget supports as follows:

+ Rattan and bamboo planting organizations, households, individuals and village communities in communes with exceptional difficulties (specified in the Prime Minister's regulations) are entitled to the support levels provided in the Government's Resolution No. 30a/2008/NQ-CP of December 27, 2008. on the program on support for quick and sustainable poverty reduction in poor districts;

+ Rattan and bamboo planting organizations, households, individuals and village communities not in communes with exceptional difficulties (specified in the Prime Minister's Decision No. 164/2006/QD-TTg of July 11, 2006, approving the list of communes with exceptional difficulties and border and former safety zone communes covered by the investment program on socio-economic development for communes with exceptional difficulties in ethnic minority and mountainous areas during 2006-2010), are entitled to the support levels provided in the Prime Minister's Decision No. 147/2007/QD-TTg of September 10. 2007, on policies for production forest development.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Organizations, households, individuals and village communities may be funded with all the expenses for the first purchase of saplings at the levels specified by provincial-level People's Committees based on annual sapling prices in their localities.

- Rattan and bamboo plantation on bare land and bare hills, contracted protection, zoning off for natural forest regeneration on protection forest land is entitled to the supports provided in the Prime Minister's Decision No. 60/2010/QD-TTg of September 30, 2010, promulgating principles, criteria and norms for allocation of state budget funds for development investment during 2011-2015. Specific levels shall be set by provincial-level People's Committees.

2. Credit policies

a/Organizations, households and individuals planting, processing and buying rattan and bamboo and providing services for rattan and bamboo production may lake credit loans under the Government's Decree No. 41/2010/ND-CP of April 12, 2010, on credit policies for agricultural and rural development;

b/ Exporters of rattan and bamboo products may take export credit loans under current law.

3. Investment incentives

Enterprises with projects on rattan and bamboo plantation and production; providing services directly for rattan and bamboo plantation and buying rattan and bamboo products may enjoy investment incentives and supports under the Government's Decree No. 61/2010/ND-CP of June 4, 2010, on incentive policies for investors in agriculture and rural areas and guiding documents.

Article 14. Science and technology

1. The State encourages investors, producers and traders of rattan and bamboo products to research and apply advanced sciences and technologies to the selection, variety development, preservation and processing of rattan and bamboo products; to increase joint ventures and associations between managers, scientists, enterprises and rattan and bamboo growers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Surveying reserves and areas of rattan and bamboo varieties; making collections of rattan and bamboo varieties of high economic value and suitable to each ecological area;

b/ Studying and trying new rattan and bamboo varieties; examining and testing rattan and bamboo varieties in order to select new varieties with high yield and quality to add to rattan and bamboo variety structure*;

c/ Using advanced equipment and technologies and bio-technology in rattan and bamboo preservation and processing;

d/ Researches into technical advances, advanced technologies, and manufacture of modem machinery and equipment for variety development, plantation, nurturing, exploitation, processing and production of rattan and bamboo products conducted by research institutes and universities.

Funds shall be annually allocated from the program on support for scientific and technological application and transfer for socio-economic development in rural mountainous areas during 2011-2015 under the Prime Minister's Decision No. 1831/QD-TTg of October 1, 2010; and programs and projects and non-business funds for scientific work of concerned ministries and sectors. Support levels are specified in approved annual cost estimates.

3. Local budget funds shall be allocated to support:

a/ Restoration of local rattan and bamboo varieties and those of high economic value but losing their original varieties;

b/ Building of nurseries for testing of new rattan and bamboo varieties before their plantation in localities;

c/ Training and guidance in and model building for quick transfer of new varieties and advanced farming methods, preservation and processing technologies for rattan and bamboo; provision of new scientific and technological information for farmers, producers and traders. Support levels shall be specified by provincial-level People's Committees.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Formulation of standards and regulations on rattan and bamboo plantation, nurturing, preservation and processing.

6. Formulation of a system of standards and technical regulations for rattan and bamboo product quality control to meet community health and environmental requirements.

7. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall establish a center for scientific and technological research, application and transfer for rattan and bamboo industry development.

Article 15. Labor and training policies

1. Labor policies

Producers, traders and households engaged in rattan and bamboo production and trading may take loans from the national employment fund under the national target program on employment.

2. Training policies

a/ To train sufficient human resources, especially specialized and quality human resources, to meet requirements for rattan and bamboo industry development. To adopt priority policies for intermediate-level learners of rattan and bamboo trades at handicraft training establishments in craft village areas, and rattan and bamboo producers to have quality human resources;

b/ To intensively retrain and improve skills for part-time laborers; to train, retrain and improve skills for full-time employees of rattan and bamboo producers and processors;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ Enterprises with investment projects for rattan and bamboo industry development on the list of agricultural sectors entitled to special investment incentives, investment incentives and investment promotion under the Government's Decree No. 61/2010/ND-CP on incentive policies for investors in agriculture and rural areas may receive state budget funds to cover 100% of domestic vocational training expenses under this Decree.

Article 16. Exploitation of rattan and bamboo materials and benefits

1. Exploitation

Rattan and bamboo materials from production and protection forests shall be exploited under the Ministry of Agriculture and Rural Development's regulations.

2. Benefits

a/ After deducting all remittable amounts under state regulations, forest owners may enjoy 100% of exploited products;

b/ Households, individuals and village communities that are contracted for permanent forest protection with forest owners being state organizations may exploit and enjoy forest products under contracts between the two parties.

Article 17. Taxes

1. Organizations, households, individuals and village communities investing in plantation of rattan and bamboo material forests are entitled to land use tax exemption and reduction under the National Assembly's Resolution No. 55/ 2010/QH12 of November 24, 2010, on agricultural land use tax exemption and reduction and guiding documents. .'

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Rattan and bamboo exploited from natural forests are subject to a 10% royalty tax. Households and individuals permitted to exploit rattan and bamboo from natural forests for daily needs are exempted from royalty tax under law.

Article 18. Market outlets

1. The State encourages enterprises, producers and traders buying and exporting rattan and bamboo products to sign long-term and stable procurement contracts with farmer households.

2. Rattan and bamboo producers and traders may receive state financial supports for their trade promotion at home and abroad under the Government's Decree No. 61/2010/ND-CP of June 4,2010, on incentive policies for investors in agriculture and rural areas, and guiding documents; and annual programs and funds for trade promotion of ministries, sectors and localities.

3. To encourage the establishment of centers for research and designing of new models and products to serve producers toward meeting domestic and foreign market needs.

4. To frequently provide information on markets, regulations on product quality and designs, consumer tastes and technical barriers to help rattan and bamboo producers adopt appropriate production and export strategies.

5. Provincial-level People's Committees shall create conditions, provide convenient locations and support funds for building rattan and bamboo material markets linked with consolidated material zones; build markets, shops and trading centers in localities with craft villages or tourist spots for product promotion and sale; and pilot development of rattan and bamboo craft villages linked with craft village tourist routes and spots.

Chapter IV

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for organizing the implementation of this Decision; and coordinate with concerned ministries and sectors in:

a/ Elaborating and approving a scheme on rattan and bamboo industry development during 2011-2015 with orientations toward 2020;

b/ Coordinating with the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Industry and Trade in promulgating documents guiding the implementation of this Decision before July, 2011;

c/ Coordinating with socio-political-professional organizations and international organizations in effectively implementing this Decision;

d/ Annually examining and reviewing the implementation of incentive policies for rattan and bamboo industry development and reporting thereon to the Prime Minister.

2. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in promulgating documents guiding the implementation of this Decision; and balance funds for the implementation of this Decision under current regulations.

3. The Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Science and Technology and the Ministry of Natural Resources and Environment shall coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in adopting plans to implement annual trade promotion and scientific research programs to promote the effective implementation of this Decision.

4. The Ministries of Labor, War Invalids and Social Affairs; and Culture, Sports and Tourism, the State Bank of Vietnam, the Committee for Ethnic Minorities Affairs and concerned ministries and sectors shall coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in implementing this Decision according to their assigned functions and tasks.

Article 20. Responsibilities of provincial-level People's Committees

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Adopting specific plans lo implement incentive policies for rattan and bamboo industry development in their localities and submitting them to provincial-level People's Committees for approval; directing and encouraging links between economic sectors in the implementation.

2. Reviewing and adjusting or elaborating and approving provincial master plans on rattan and bamboo material zone development (consolidated intensive and scattered material zones) and master plans on development of rattan and bamboo producers.

3. Checking land, stepping up land and forest allocation and grant of land use right certificates to enterprises, households, individuals and village communities participating in rattan and bamboo material zone development.

4. Directing the organization and effective incorporation of incentive policies for rattan and bamboo industry development into other programs and projects in their localities.

5. Regularly examining and supervising the implementation of incentive policies for rattan and bamboo industry development and making regular reports under regulations.

Article 21. Effect

This Decision takes effects on April 5, 2011.

Article 22. Implementation responsibilities

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees and heads of concerned agencies shall implement this Decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Sinh Hung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 11/2011/QĐ-TTg ngày 18/02/2011 về chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.355

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.66.242
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!