Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2328/QĐ-UBND 2021 Phát triển sự nghiệp phát thanh truyền hình Vĩnh Phúc 2021 2025

Số hiệu: 2328/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Vũ Chí Giang
Ngày ban hành: 25/08/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2328/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 25 tháng 8 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021-2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 của Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 3891/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển Báo chí, Phát thanh-Truyền hình và Thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1497/QĐ-TTg ngày 08/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030;

Căn cứ Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025;

Căn cứ Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 1448/QĐ-TTG ngày 19/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020, Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 và tham khảo định hướng Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 65/TTr-STTTT ngày 13/8/2021 và Tờ trình số 71/TTr-STTTT ngày 24/8/2021 về việc phê duyệt Đề án “Phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền hình Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền hình Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Phúc căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Đề án bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Phúc; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Chí Giang

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021-2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm Quyết định số 2328/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ THỰC HIỆN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Tỉnh Vĩnh Phúc nằm ở phía Bắc của Việt Nam, thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng thủ đô Hà Nội và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Vĩnh Phúc có Quốc lộ 2, có đường sắt Hà Nội - Lào Cai và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, có Sông Hồng và Sông Lô lớn nhất miền Bắc đi qua. Trung tâm hành chính tỉnh Vĩnh Phúc đặt tại thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thành phố Hà Nội 50km, cách sân bay Quốc tế nội bài 25km, cách Cảng nước sâu Cái Lân 165km, Cảng Hải Phòng 150km. Vĩnh Phúc nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai phát triển công nghiệp phía Bắc, là cửa ngõ từ thủ đô Hà Nội đi lên vùng Tây Bắc Việt Nam và biên giới Việt Trung. Phát huy tiềm năng, lợi thế trên, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định Phấn đấu đến năm 2025: Vĩnh Phúc là tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước; thu nhập thực tế bình quân đầu người cao hơn cả nước, đạt mức 80-85 triệu đồng; kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại I, trong đó, kết cấu hạ tầng đô thị Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Tam Đảo cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại IV, làm tiền đề để thành lập các thị xã. Đến năm 2030: Xây dựng Vĩnh Phúc thành tỉnh phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ bản đủ các tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung ương; kinh tế, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; thu nhập thực tế bình quân đầu người của tỉnh đạt 130 - 135 triệu đồng. Tầm nhìn đến năm 2045: Vĩnh Phúc là thành phố phát triển toàn diện trên tất cả các mặt về kinh tế, xã hội, môi trường.

Trước yêu cầu phát triển mới của tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) Vĩnh Phúc cần phải vươn lên đáp ứng vai trò của một cơ quan báo chí chủ lực, thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước tới các tầng lớp Nhân dân; phát huy vai trò to lớn của Nhân dân trong phát triển KT-XH; quảng bá hình ảnh, góp phần thu hút các nguồn lực trong và ngoài tỉnh vì sự giàu mạnh của quê hương, đất nước.

Lĩnh vực phát thanh, truyền hình hiện tại đang ở thời kỳ thay đổi công nghệ mạnh mẽ. Công nghệ sản xuất, phát sóng truyền hình đã chuyển hoàn toàn sang số hóa. Toàn bộ hệ thống truyền hình độ phân giải thấp (SDTV) đang dần được thay thế bằng hệ thống ghi, xử lý và phát sóng, lưu trữ với độ phân giải cao (HDTV) hướng tới hỗ trợ UHDTV trong tương lai; sự chuyển đổi sang quy trình sản xuất file-based, IP - based dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Sự phát triển của công nghệ đã xóa khoảng cách, giới hạn về địa lý và các quan điểm quản lý cũ.

Sự thay đổi thói quen xem truyền hình của người xem (xem mọi lúc, mọi nơi và trên nhiều thiết bị khác nhau) đã buộc các Đài PT-TH phải có sự chuyển đổi về sản xuất và phân phối nội dung theo hướng đẩy mạnh sản xuất và phân phối nội dung trên đa nền tảng để cho phép cùng một nội dung được phân phối trên nhiều hạ tầng khác nhau gồm truyền thống (cáp, vệ tinh, số mặt đất) và nền tảng online (website, OTT, mạng xã hội,…) hay sản xuất các nội dung cho xem trên Internet và trên các màn hình di động.

Những thay đổi này đã và đang tạo nên áp lực phải nhanh chóng đổi mới để thích ứng và phát triển đối với các Đài PT-TH, trong đó có Đài PT-TH Vĩnh Phúc.

Để nâng cao chất lượng chương trình, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán, thính giả, cũng như yêu cầu vươn lên đáp ứng vai trò của một cơ quan báo chí chủ lực, thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước tới các tầng lớp Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc trong kỷ nguyên Internet và sự chuyển đổi mạnh mẽ của công nghệ truyền hình trên thế giới, việc xây dựng Đề án “Phát triển sự nghiệp Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030” là cần thiết trong giai đoạn hiện nay để bảo đảm hiệu quả hoạt động và phát triển của Đài PT-TH Vĩnh Phúc, góp phần tích cực vào sự phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

II. CĂN CỨ THỰC HIỆN

- Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 của Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020;

- Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020;

- Căn cứ Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020; Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2451/2011/QĐ-TTg ngày 27/11/2011; Quyết định số 310/QĐ-TTg ngày 14/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 2451/2011/QĐ-TTg ngày 27/11/2011;

- Căn cứ Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 19/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020;

- Thông tư số 15/2010/TT-BTTTT ngày 01/07/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về điều kiện, thủ tục phát sóng quảng bá trực tiếp các kênh chương trình truyền hình địa phương trên vệ tinh;

- Quyết định số 3891/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1497/QĐ-TTg ngày 08/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

- Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025;

- Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước;

- Căn cứ Quyết định số 20/2021/QĐ-UBND ngày 13/5/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc;

- Căn cứ Quyết định số 1448/QĐ-UBND ngày 18/6/2020 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án phát triển Kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025 theo hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng tăng trưởng; Kế hoạch số 204/KH-UBND ngày 29/12/2020 của UBND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của tỉnh Vĩnh Phúc;

- Căn cứ Nghị quyết số 01/-NQ/ĐH XVII ngày 16/11/2020 Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025;

- Căn cứ hiện trạng cơ sở vật chất và hệ thống trang thiết bị kỹ thuật của Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Phúc.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VĨNH PHÚC

I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Đài PT-TH Vĩnh Phúc là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh bằng các chương trình phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

Đài chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông về hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình; thực hiện sự hướng dẫn của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam về nghiệp vụ và kỹ thuật phát thanh, truyền hình.

II. TỔ CHỨC, BỘ MÁY

Đài PT-TH Vĩnh Phúc có cơ cấu gồm: Ban Giám đốc, 09 phòng chuyên môn nghiệp vụ. Đến tháng 8/2021 Đài có tổng số 126 viên chức, lao động. Trong đó: Được giao 89 viên chức, 04 hợp đồng 68, 34 hợp đồng cộng tác viên.

Về chất lượng nguồn nhân lực: Trình độ chuyên môn: Trên Đại học: 08 người; Đại học: 110 người; Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp: 07 người; Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp, cử nhân: 30 người; Trung cấp, sơ cấp 33.

III. NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình Thời sự

Hàng ngày, sản xuất và phát sóng 6 bản tin thời sự truyền hình (05 bản tin tiếng Việt; 01 bản tin tiếng Anh), 3 bản tin thời sự phát thanh. Nội dung phản ánh khá toàn diện về các lĩnh vực, vùng miền trong tỉnh và các sự kiện, hoạt động gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tại các địa phương, đơn vị trong và ngoài nước.

2. Các chương trình chuyên đề, chuyên mục

Duy trì gần 100 chuyên đề, chuyên trang, chuyên mục, kịp thời tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới có hiệu quả và là cầu nối của khán giả, thính giả, như: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “Đất và người Vĩnh Phúc”; “Vĩnh Phúc chung tay xây dựng nông thôn mới”; “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; “Trang địa phương”; “Nói không với thực phẩm bẩn”; “Chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng”; “Khám phá Vĩnh Phúc”, “Du lịch cùng VP”, “Tài chính doanh nghiệp”; “Vĩnh Phúc hội nhập và phát triển”; “Lao động việc làm”; “Vĩnh Phúc ngày mới”; “Cuộc sống thường ngày” “ Kết nối 24h”...

3. Chương trình Văn hóa, giải trí

Được thực hiện khá phong phú, đa dạng; bảo đảm giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa Vĩnh Phúc, các hoạt động văn nghệ - thể thao, phục vụ nhu cầu người hâm mộ trong và ngoài tỉnh.

Mở mới các mục, chuyên mục cho phù hợp với nhu cầu khán, thính giả như: “Hồn Quê”, “Văn học Nghệ thuật”, “Những con đường mang tên Danh nhân”, “Đất và Người Vĩnh Phúc”, “Hành trình văn hóa”, các chương trình ca nhạc, phim truyện, giải trí ...

4. Trang Thông tin điện tử vinhphuctv.vn

Trang Thông tin điện tử của Đài PT-TH Vĩnh Phúc là một trong những trang Thông tin điện tử hiện đại, có giao diện đẹp và hiện đại nhất trong các cơ quan báo chí. Nội dung phong phú, tin bài được cập liên tục từng giờ thu hút được số lượng lớn độc giả (Tính đến ngày 23/7/2021 có trên 100.236.324 người truy cập) góp phần tích cực thu hút đầu tư, giới thiệu quảng bá hình ảnh Vĩnh Phúc tới khán, thính giả trong và ngoài nước.

IV. HỢP TÁC SẢN XUẤT, PHÁT SÓNG CHƯƠNG TRÌNH

Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện tiếp sóng chương trình thời sự 19h00 hàng ngày trên VTV1. Sản xuất gửi tin, bài, Trang địa phương của Đài PT-TH Vĩnh Phúc phát sóng trên sóng của VTV, VOV.

Duy trì việc trao đổi chương trình phát sóng hàng tháng, hàng quý với các Đài PT-TH địa phương trong Cụm thi đua số 2 và các Đài Phát thanh và Truyền hình trong cả nước như: Đài Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đồng Nai, Vĩnh Long, Điện Biên, Hà Nội...

Hàng năm, Đài PT-TH Vĩnh Phúc đã ký kết kế hoạch phối hợp tuyên truyền với các ngành, các địa phương trong tỉnh nhằm tuyên truyền sâu rộng về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh; Phối hợp với các Công ty truyền thông cung cấp, trao đổi các chương trình phim truyện, giải trí đáp ứng nhu cầu giải trí của khán, thính giả.

V. THỜI LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ PHÁT SÓNG

1. Phát thanh

- Phát sóng Chương trình Phát thanh trên sóng FM tần số 100,7 MHZ, diện phủ sóng toàn tỉnh và một số tỉnh lân cận.

- Thời lượng phát sóng 03h/ngày, trong đó thời lượng phát sóng chương trình tự sản xuất 2h30 phút.

- Cấu tạo khung chương trình phát thanh cơ bản:

STT

TÊN CHUYÊN MỤC/LOẠI CHƯƠNG TRÌNH

NỘI DUNG

THỜI LƯỢNG TRUNG BÌNH/NGÀY (phút)

TỶ LỆ TRONG TỔNG THỜI LƯỢNG PHÁT SÓNG/NGÀY

1

Tin tức - Thời sự

Tin tức thời sự, thông tin về các sự kiện của tỉnh Vĩnh Phúc; sự kiện nổi bật trong nước và quốc tế; tin vắn, tin kinh tế, bản tin thể thao.

40 phút

22,2%

2

Chuyên đề, chuyên mục chính luận

Chuyên đề, chuyên mục chính luận, khoa giáo, văn xã.

80 phút

44,6%

3

Các chương trình văn hóa, văn nghệ

Chương trình thơ, văn, truyện ngắn

30 phút

16,6%

4

Các chương trình ca nhạc

Chương trình ca nhạc với chủ đề về quê hương, đất nước

30 phút

16,6%

2. Truyền hình

- Truyền hình phát sóng 24h/ngày, trong đó thời lượng chương trình tự sản xuất phát sóng trung bình một ngày là 14h52 phút.

- Phát sóng trên các hạ tầng: Truyền hình số mặt đất trên kênh 48 UHF, tần số 690 MHz; truyền hình cáp số của VTVcab (HD - toàn quốc) và truyền hình cáp Analog của VTVcab (SD - trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc); truyền hình số trên vệ tinh Vinasat-2; truyền hình IPTV sử dụng đường truyền intenet (My TV, Nex TV, FPT và VOTV...).

 - Phạm vi phủ sóng: 100% địa bàn tỉnh, trong nước, 3 nước Đông Dương và một số khu vực của các nước Đông Nam Á; đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân trong, ngoài tỉnh và một số nước khu vực Đông Nam Á xem được kênh chương trình truyền hình của địa phương.

- Cấu tạo khung chương trình truyền hình cơ bản:

STT

TÊN CHUYÊN MỤC/LOẠI CHƯƠNG TRÌNH

NỘI DUNG

THỜI LƯỢNG TRUNG BÌNH/NGÀY (phút)

TỶ LỆ TRONG TỔNG THỜI LƯỢNG PHÁT SÓNG/NGÀY

11

Tin tức - Thời sự

Tin tức thời sự, thông tin về các sự kiện của tỉnh Vĩnh Phúc; sự kiện nổi bật trong nước và quốc tế; dự báo thời tiết, tin vắn, tin kinh tế; bản tin thể thao.

170

11,8%

12

Chuyên đề, chuyên mục chính luận

Chuyên đề, chuyên mục chính luận phản ánh về mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh.

Các chương trình khoa giáo, phổ biến kiến thức.

470

32,6%

3

Văn hóa, văn nghệ, giải trí

Các chương trình giải trí, ca múa nhạc tổng hợp, văn nghệ, thiếu nhi, phim hoạt hình, trò chơi truyền hình (gameshow), thể thao.

245

17%

4

Phim truyện

Phim truyện Việt Nam và nước ngoài (Bảo đảm tỷ lệ phim Việt Nam theo quy định của pháp luật về điện ảnh).

405

28,1%

5

Tiếp sóng chương trình Đài Truyền hình Việt Nam

Tiếp sóng chương trình thời sự 19h00 kênh VTV1.

45

3,1%

6

Thông báo, giới thiệu; Quảng cáo

Thông tin quảng cáo; Giới thiệu chương trình (Thời lượng quảng cáo bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo).

105

7,2 %

3. Trang Thông tin điện tử

Được thành lập từ năm 2009, Trang Thông tin điện tử của Đài đã tích hợp được các chương trình phát thanh và chương trình truyền hình Vĩnh Phúc đã phát trực tuyến trên trang thông tin điện tử www.vinhphuctv.vn.

Từ tháng 10/2020 Đài đã nâng cấp trang TTĐT và truyền hình trực tuyến chuẩn HD, giao diện hiện đại, thông tin nhanh có tính năng chia sẻ tất cả các chương trình được đăng tải trên Trang Thông tin điện tử, trên mạng xã hội của Đài như Facebook, Youtube. Đồng thời đang thực hiện đề án phát triển hệ thống truyền hình OTT để xem và khai thác thông tin kênh truyền hình Vĩnh Phúc trên các thiết bị thông minh: điện thoại di động, máy tính bảng, TV Box… được cài đặt trực tiếp trên các kho ứng dụng của Apple Store (IOS) và Google Play (Android).

VI. CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT

1. Cơ sở vật chất:

Trụ sở Đài PT-TH Vĩnh Phúc hiện nay đóng tại số 2, đường Kim Ngọc, thành phố Vĩnh Yên, được xây dựng hoàn thành vào năm 2000 với diện tích 3.917 m2 gồm 02 khối nhà và các công trình phụ trợ:

1.1. Khối nhà A (Nhà trụ sở chính)

Cao 04 tầng, tổng diện tích xây dựng 1.905 m2 (bao gồm cả các công trình phụ trợ) - Là khu nhà làm việc của khối hành chính và các các phòng chuyên môn khối nội dung, bao gồm: Ban Giám đốc (04 người); Phòng Thời sự (24 người); Phòng Phát thanh (06 người); Phòng Thư ký biên tập (19 người); Phòng Chuyên đề (10 người); Phòng Văn nghệ (08 người); Phòng Thông tin điện tử (05 người); Phòng Dịch vụ và Quảng cáo (05 người); Văn phòng (14 người).

Ngoài ra khu nhà này còn có 01 hội trường lớn diện tích 70m2; 01 phòng họp giao ban nhỏ diện tích 50m2.

- Hiện trạng:

+ Tầng mái bị thấm nước, khi trời mưa nước thấm dột xuống các phòng làm việc tại tầng 4; thiết bị vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước khu vệ sinh bị tắc, hỏng, trần bị thấm nước; toàn bộ tường nhà bị nứt, rạn, sơn tường bị mốc, bạc màu và bong tróc.

+ Công năng sử dụng: Không bảo đảm không gian, điều kiện làm việc cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên. Phải sử dụng cả hội trường làm nơi làm việc. Một số phòng đông người như Thư ký biên tập, Thời sự phải bố trí thêm một số phòng làm việc bên khối nhà kỹ thuật.

1.2. Khối nhà B (Khu nhà Kỹ thuật)

 Cao 03 tầng, tổng diện tích xây dựng 1.480 m2 - Là khu nhà kỹ thuật phục vụ điều hành, sản xuất, truyền dẫn phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình của Đài, bao gồm: Phòng làm việc, các phòng máy, studio, 02 phòng ghi hình (15m2) và 01 trường quay thời sự (120m2).

- Số lượng cán bộ thường xuyên làm việc:

+ Phòng Kỹ thuật: 31 người.

+ Ban giám đốc, khách mời và lãnh đạo phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên của các phòng nội dung thực hiện tác nghiệp, sản xuất, kiểm duyệt chương trình.

+ Hiện tại khu này đang phải dồn một số phòng chức năng để bố trí 04 phòng làm việc tạm thời cho phóng viên, biên tập viên và phát thanh viên của phòng Thời sự và phòng Thư ký biên tập.

- Hiện trạng:

+ Xuống cấp nghiêm trọng, toàn bộ tầng mái bị thấm nước chảy xuống phòng làm việc khi trời mưa; hệ thống cửa gỗ cong vênh, nứt; hệ thống vách gỗ cách âm bị mối mọt; trần cách âm bị vỡ, mốc; gạch nền nhà bị rộp, vỡ; thiết bị vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước khu vệ sinh bị tắc, hỏng, trần bị thấm nước; toàn bộ tường nhà bị nứt, rạn, sơn tường bị mốc, bạc màu và bong tróc dẫn đến không bảo đảm an toàn cho hệ thống trang thiết bị kỹ thuật.

+ Các phòng chức năng, Studio (diện tích 15m2) và phòng ghi hình trường quay (02 phòng ghi hình 15m2 và 01 trường quay thời sự 120m2) hiện có không còn đáp ứng về thiết kế, diện tích, không gian, công năng sử dụng để phục vụ tác nghiệp ghi hình và thực hiện sản xuất, phát sóng chương trình do xuống cấp nặng.

+ Thiếu các phòng chức năng và chưa có trường quay đa năng phục vụ ghi hình sản xuất các chương trình giải trí, thể thao, gameshow, talkshow… và làm các chương trình truyền hình trực tiếp tại Đài.

1.3. Các công trình phụ trợ

- Cột ăng ten phát sóng tự đứng cao 115 m được đầu tư xây dựng năm 1997 để phục vụ phát sóng phát thanh, truyền hình. Đến nay đang sử dụng cho phát sóng phát thanh (do đã dừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất từ ngày 30/12/2016). Công trình tháp ăng ten của Đài khi tiếp nhận và đưa vào sử dụng từ năm 1997 đến nay đã xuống cấp, cần được bảo trì, sửa chữa.

- Sân vườn, tường rào, nhà ăn, nhà cảnh vệ, nhà kho, nhà để máy phát điện, gara để xe, nhà thường trực cổng chính đã bị hư hỏng, xuống cấp, thường xuyên phải sửa chữa, chắp vá không bảo đảm an toàn, gây mất cảnh quan công sở.

- Đến thời điểm hiện tại, tổng số cán bộ, viên chức, người lao động của Đài là 126 người tăng gấp gần 6 lần so với thời điểm năm 1997 (21 người).

Ngoài ra Đài còn có một đội cảnh sát bảo vệ 10 người thường trực tại Đài.

Đây là yếu tố dẫn đến trụ sở hiện nay đang bị quá tải về không gian và công năng sử dụng.

* Để bảo đảm về công năng, không gian sử dụng, điều kiện làm việc và đáp ứng yêu cầu phục vụ tác nghiệp trong sản xuất, phát sóng chương trình, năm 2018, Đài đã đề xuất UBND tỉnh cho chủ trương thực hiện Dự án cải tạo sửa chữa trụ sở làm việc và Dự án Đầu tư xây dựng trường quay đa năng kết hợp trung tâm kỹ thuật sản xuất phát sóng chương trình. Tuy nhiên, qua nhiều buổi làm việc với các sở, ngành chức năng các ý kiến đều thống nhất chuyển việc đầu tư 02 dự án nói trên sang kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 để bảo đảm cân đối nguồn vốn đầu tư và thực hiện đầu tư đồng bộ cả về trụ sở và hệ thống trang thiết bị cho các trường quay.

Hiện tại, theo Văn bản số 66-CV/TU ngày 19/11/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc nghiên cứu thực hiện, chuẩn bị đầu tư một số dự án; Văn bản số 8697/UBND-KT1 ngày 19/11/2020 của UBND tỉnh về việc nghiên cứu thực hiện, chuẩn bị đầu tư một số nhiệm vụ trong đó có việc dự kiến Đầu tư xây dựng mới trụ sở Đài PT-TH tỉnh tại địa điểm bến xe khách cũ (Phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên).

Việc thực hiện chủ trương đầu tư xây dựng mới trụ sở Đài PT-TH Vĩnh Phúc sẽ bảo đảm các yêu cầu:

+ Tăng cường hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật; Bảo đảm không gian, điều kiện làm việc cho cán bộ, nhân viên và đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền giáo dục chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân tỉnh đối với người dân trên địa bàn tỉnh.

+ Bảo đảm thiết kế phù hợp, không gian, điều kiện lắp đặt hệ thống trang thiết bị kỹ thuật và không gian tác nghiệp phục vụ sản xuất, truyền dẫn phát sóng chương trình; Bảo đảm các điều kiện để tổ chức các chương trình, sự kiện ghi hình và làm truyền hình trực tiếp tại Đài và tổ chức thực hiện sản xuất các gameshow, chương trình giải trí… có tương tác với khán giả nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các chương trình tự sản xuất để nâng cao khả năng, hiệu quả hoạt động và tăng hiệu quả sản xuất, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình. Tăng hiệu quả sản xuất và chất lượng chương trình phục vụ đời sống văn hoá, tinh thần cho Nhân dân trong và ngoài tỉnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Nhân dân về khả năng cập nhật thông tin cũng như nội dung và chất lượng chương trình truyền hình. Đặc biệt là đối với các chương trình truyền hình trực tiếp, chương trình giải trí, thể thao, showgame, talkshow…

+ Tạo cơ sở cho Đài PT-TH Vĩnh Phúc phát triển phù hợp với xu hướng của ngành Truyền hình Việt Nam, xứng tầm với nhiệm vụ chính trị được giao, phát triển về mọi mặt, về chất cũng như về lượng, từ đó kết hợp tăng cường quảng bá nhằm tăng nguồn thu cho Đài thông qua các chương trình quảng cáo, tài trợ trên sóng truyền hình.

1.4. Phương tiện phục vụ hoạt động nghiệp vụ

Hiện Đài có 04 xe ô tô; trong đó 01 xe truyền hình lưu động sử dụng từ năm 2009, không đáp ứng yêu cầu phát sóng chuẩn HD; 01 xe 12 chỗ sử dụng từ năm 2002 đã hết thời gian khấu hao; 02 xe bốn chỗ đưa vào sử dụng năm 2013.

3. Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật

Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phục vụ sản xuất và phát sóng chương trình của Đài đã được đầu tư từ rất lâu, qua nhiều giai đoạn (từ năm 2004-2017) nên hệ thống thiết bị sản xuất chương trình từ tiền kỳ, hậu kỳ đến lưu trữ, phát sóng đều dựa trên nhiều định dạng, nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Nhiều thiết bị thuộc những định dạng này đã quá cũ, xuống cấp, thường xuyên phải sửa chữa hoặc hết khấu hao không còn khả năng sử dụng.

Hệ thống thiết bị phục vụ sản xuất, phát sóng thiếu đồng bộ, quy trình sản xuất, lưu trữ phát sóng định dạng file (theo chuẩn HD), chưa đáp ứng thời lượng sản xuất và yêu cầu chuyên môn, hoạt động độc lập chưa có hệ thống quản lý tư liệu và lưu trữ dùng chung. Cụ thể:

3.1. Hệ thống thiết bị phục vụ sản xuất, phát sóng phát thanh

Hệ thống thiết bị phục vụ sản xuất, phát sóng phát thanh được đầu tư từ năm 2007. Sau hơn 13 năm hoạt động hệ thống thiết bị đã xuống cấp nghiêm trọng, tài sản, thiết bị đã hết khấu hao theo quy định, khi bị hỏng hóc rất khó mua các vật tư thay thế vì các vật tư này các hãng gần như không còn sản xuất nữa.

Cơ sở hạ tầng thiếu các phòng chức năng như: Phòng thu, phòng hòa âm, phòng phát thanh trực tiếp, phòng dựng, phòng tổng khống chế và phát sóng tự động. Hệ thống thiết bị sản xuất chương trình sử dụng công nghệ, phần mềm dựng và phát sóng phiên bản cũ, không mở rộng nâng cấp được và cơ bản đã hết khấu hao; máy chủ, 3 máy trạm và thiết bị phụ trợ đã được thanh lý. Số thiết bị còn đang khai thác sử dụng được (bàn Mixer AILAB MK2 12 cổng) chỉ còn sử dụng được 6 cổng (6 cổng còn lại hỏng nặng không sửa chữa khắc phục được). Hệ thống lưu trữ trung tâm và lưu trữ sau phát sóng chưa được đầu tư; việc lưu trữ và quản lý tư liệu hiện nay rất thủ công, phụ thuộc vào công nghệ ổ cứng rời và một số băng đĩa cũ dẫn tới việc tác nghiệp hàng ngày của các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên ngày càng gặp nhiều khó khăn.

Hiện tại, Đài đang phải tận dụng 03 bộ dựng hình phi tuyến cấu hình thấp không còn đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất truyền hình để phục vụ sản xuất chương trình phát thanh; sử dụng 01 bàn Mixer Audio của hệ thống dựng hình phi tuyến và 01 máy tính HP Z440 cài đặt card, phần mềm giao diện vào ra, phần mềm phát sóng để duy trì sản xuất, phát sóng chương trình phát thanh hàng ngày.

Đặc biệt, Đài chỉ có một máy phát thanh FM công suất 5 KW được đầu tư từ năm 2007, qua hơn 13 năm sử dụng đã hết khấu hao, thường xuyên hỏng hóc phải sửa chữa nhiều lần (không có máy phát FM dự phòng). Hiện tại, Đài đang phải thực hiện thuê 01 máy phát sóng FM công suất 4 KW để thực hiện phát sóng chương trình hàng ngày (Chi tiết tại phụ lục 1).

3.2. Hệ thống thiết bị sản xuất, truyền dẫn phát sóng truyền hình

3.2.1. Thiết bị tiền kỳ

- Xe truyền hình lưu động 05 CAM: được trang bị năm 2009, sau nhiều năm khai thác, sử dụng đến nay đã hư hỏng, xuống cấp, không còn đáp ứng yêu cầu khai thác và sử dụng được khi Đài đã thực hiện chuyển đổi sang sản xuất và phát sóng theo chuẩn HD.

Hiện tại, Đài chưa có xe truyền hình lưu động chuẩn HD. Để đáp ứng yêu cầu đồng bộ về định dạng tín hiệu với hệ thống sản xuất phát sóng theo chuẩn HD và nâng cao chất lượng chương trình, Đài đã tạm thời nâng cấp, cải tạo hệ thống thiết bị ghi hình lưu động mini HD lắp đặt lên xe truyền hình lưu động để tạm thời phục vụ ghi hình và làm truyền hình trực tiếp.

- Cammera lưu động cho phóng viên tác nghiệp: Hiện có 27 Camera ghi hình được trang bị từ năm 2009-2017 đáp ứng yêu cầu phục vụ cho phóng viên đi tác nghiệp hiện trường và ghi hình phục vụ SXCT theo chuẩn HD.

- Camera phim trường: Sử dụng 02 Camera làm tin P2 - HD được đầu tư năm 2009 và 02 camera trường quay HD đầu tư năm 2017 để lắp đặt cho 01 phòng ghi hình 15 m2 và 01 trường quay thời sự để khai thác, sử dụng theo chuẩn HD, tuy nhiên chất lượng chưa đạt yêu cầu vì hệ thống camera ghi hình trường quay chưa đồng bộ.

3.2.2. Thiết bị hậu kỳ

- 10 bộ dựng hình phi tuyến được đầu tư (năm 2011-2013) với cấu hình chuẩn SD. Được khai thác sử dụng đã nhiều năm, thiết bị xuống cấp, về khấu hao giá trị tài sản không còn và không đáp ứng yêu cầu sản xuất theo chuẩn HD.

Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn, Đài đã thực hiện nâng cấp 10 bộ dựng phi tuyến này từ chuẩn SD lên chuẩn HD để tiếp tục đưa vào khai thác sử dụng. Tuy nhiên, do thiết bị đã cũ, cấu hình thấp nên trong quá trình thực hiện sản xuất, việc xử lý dữ liệu chậm, mất thời gian.

- 05 bộ dựng phi tuyến đầu tư chuẩn HD được đầu tư (năm 2017) theo dự án số hóa giai đoạn I, hiện đang hoạt động hiệu quả với tần suất sử dụng cao đáp ứng sản xuất được các chương trình chuẩn HD.

3.2.3. Hệ thống lưu trữ tư liệu

- Hệ thống lưu trữ phục vụ sản xuất và truyền dẫn phát sóng của Đài được đầu tư từ năm 2011 đến nay có tổng dung lượng là 96TB (02 hệ thống 24TB, 01 hệ thống 48TB), được chuyển đổi để sử dụng lưu trữ theo chuẩn HD từ năm 2017. Dung lượng của hệ thống lưu trữ này luôn bị lấp đầy phải xóa bớt tư liệu lưu trữ hoặc lưu trữ thêm bằng ổ cứng bên ngoài (không đáp ứng quy định về lưu chiểu chương trình theo quy định).

- Đài chưa có hệ thống lưu trữ trung tâm để phục vụ sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình và chưa có hệ thống thư viện lưu trữ dữ liệu (băng từ LTO) phục vụ sử dụng lâu dài.

3.2.4. Hệ thống truyền dẫn phát sóng

Đang sử dụng 01 hệ thống thiết bị phát sóng tự động Play Box (bao gồm 01 máy lập lịch Play List; 01 máy Mani; 01 máy Backup); Hệ thống được đầu tư năm 2011, qua 10 năm hoạt động đã hết khấu hao khai thác sử dụng và không bảo đảm yêu cầu hoạt động khi thực hiện chuyển đổi sang định dạng phát sóng chuẩn HD.

Năm 2019, Đài đã thực hiện nâng cấp, cải tạo hệ thống phát sóng tự động từ chuẩn SD lên chuẩn HD đưa vào sử dụng phát sóng ở chuẩn HD720.

Hiện tại, Đài PT-TH Vĩnh Phúc chưa có hệ thống tổng khống chế phát sóng. Các công đoạn thực hiện truyền dẫn phát sóng hiện nay rất thủ công, thiết bị đơn giản; chưa có hệ thống điều khiển, kiểm tra, giám sát; chưa có hệ thống phân chia, xử lý tín hiệu; chưa có hệ thống kỹ xảo, đồ họa... không đáp ứng yêu cầu chuyển phát sóng theo chuẩn HD.

 3.2.5. Hệ thống mạng LAN phục vụ sản xuất, phát sóng và lưu trữ:

 Toàn bộ hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phục vụ sản xuất phát sóng và lưu trữ bao gồm switch mạng, hệ thống máy chủ, hệ thống máy phát sóng tự động, các bộ dựng phi tuyến, hệ thống lưu trữ được kết nối qua hệ thống mạng LAN nội bộ. Hệ thống mạng nội bộ này được tách biệt với hệ thống mạng LAN phục vụ nhiệm vụ hành chính của Đài; đáp ứng các yêu cầu, điều kiện và bảo đảm an toàn trong hoạt động trao đổi dữ liệu phục vụ sản xuất, phát sóng, lưu trữ và kiểm duyệt chương trình.

Trong những năm qua, Đài PT-TH Vĩnh Phúc đã được tỉnh quan tâm đầu tư một số dự án trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật. Các hệ thống thiết bị được đầu tư mua sắm có công nghệ hiện đại và đang hoạt động hiệu quả, phục vụ tốt cho công việc tác nghiệp hàng ngày. Tuy nhiên kỹ thuật Phát thanh, Truyền hình phát triển rất nhanh chóng, hiện nay xu thế tất yếu là phải nâng cấp lên chuẩn HD, việc hiện đại hóa trang thiết bị để theo kịp xu thế phát triển chung của ngành là rất cần thiết, các trang thiết bị của Đài hiện nay hầu hết là có tiêu chuẩn SD, chất lượng chưa tương ứng với tiêu chuẩn của các Đài lớn trong ngành truyền hình Việt Nam. Hiện tại, Đài cũng còn thiếu hệ thống các trường quay phục vụ ghi hình sản xuất chương trình, thiếu các phòng chức năng, phòng máy và các Studio; thiếu nhiều trang thiết bị kỹ thuật cần thiết như xe truyền hình lưu động chuẩn HD, các trang thiết bị trường quay, hệ thống trang thiết bị phục vụ sản xuất phát sóng phát thanh, hệ thống lưu trữ trung tâm, hệ thống các trang thiết bị phục vụ ghi hình lưu động... Vì vậy việc tiếp tục đầu tư để đổi mới, hiện đại hóa trang thiết bị để bảo đảm yêu cầu sản xuất, phát sóng chương trình theo chuẩn HD là rất cần thiết (Chi tiết tại phụ lục 2).

3.3. Về hệ thống trang thiết bị dự kiến được đầu tư bổ sung từ Dự án Tăng cường trang thiết bị theo lộ trình số hóa giai đoạn II.

- Hệ thống thiết bị dự kiến đầu tư theo Dự án Tăng cường trang thiết bị theo lộ trình số hóa giai đoạn II bao gồm: 15 Camera ghi hình sử dụng thẻ cầm tay HD và 02 Camera ghi hình sử dụng thẻ vác vai HD cho phóng viên đi tác nghiệp; hệ thống 03 Camera trường quay HD; hệ thống mixer Video HD; hệ thống mixer audio; 15 bộ dựng phi tuyến chất lượng cao phục vụ sản xuất. chương trình; 01 hệ thống lưu trữ trung tâm theo tiêu chuẩn truyền hình HD, 01 hệ thống lưu trữ và quản lý lưu trữ; 01 hệ thống mạng trục, Firewall; 01 hệ thống phát sóng tự động và tổng khống chế theo tiêu chuẩn truyền hình HD.

- Toàn bộ hệ thống trang thiết bị của dự án sau khi được đầu tư, lắp đặt và đưa vào khai thác sử dụng sẽ bảo đảm cho Đài có đủ năng lực thực hiện sản xuất và phát sóng kênh truyền hình Vĩnh Phúc theo chuẩn HD 1080; các thiết bị tiên tiến, hiện đại sẽ bảo đảm an toàn phát sóng, tăng tính hiệu quả trong việc truyền tải thông tin; lưu trữ dữ liệu thông tin lâu dài; bảo đảm việc tăng thời lượng tự sản xuất chương trình của Đài lên 60% ở chuẩn định dạng HD.

3.4. Kết quả thực hiện Đề án số hóa truyền hình theo Quyết dịnh số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ Tướng Chính phủ.

Trên cơ sở các Văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam, Bộ Thông tin & Truyền thông và UBND tỉnh, Đài PT-TH Vĩnh Phúc đã xây dựng kế hoạch và từng bước triển khai thực hiện Đề án số hóa truyền hình của Chính phủ. Đến ngày 30/12/2016 đã ngừng phát sóng tương tự mặt đất chính thức chuyển sang phát sóng số mặt đất theo đúng lộ trình số hóa truyền hình của Chính phủ. Cụ thể:

3.4.1. Công tác tuyên truyền.

Trên sóng truyền hình: Đã thực hiện phát sóng các video clip của Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu về Đề án số hóa truyền hình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thực hiện, phát sóng trên 50 lượt tin và phóng sự tuyên truyền về lợi ích của thực hiện số hóa truyền hình, lộ trình triển khai và những điểm cần biết về số hóa truyền hình.

Trên sóng phát thanh: Đã thực hiện phát sóng các audio clip tuyên truyền về lợi ích của thực hiện số hóa truyền hình, lộ trình triển khai và những điểm cần biết về số hóa truyền hình; thực hiện, phát sóng trên 80 lượt tin bài tuyên truyền về những tiện ích và việc triển khai số hóa truyền hình; có 10 bài viết trên các báo về lộ trình số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất tại Việt Nam; Trả lời thắc mắc về số hoá truyền hình mặt đất tại Chuyên mục Hỏi - Đáp trên sóng phát thanh.

Trên Trang thông tin điện tử: Thường xuyên cập nhật các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Ban Chỉ đạo đề án số hóa truyền hình Việt Nam; Đã tổng hợp và đăng tải trên 100 lượt tin, bài, video clip về số hóa truyền hình mặt đất trên Trang thông tin điện tử của Đài.

3.4.2. Về cơ sở, vật chất và trang thiết bị kỹ thuật.

Thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và Quy hoạch phát triển ngành Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Đài đã chủ động thực hiện tự đầu tư nâng cấp hệ thống trang thiết bị kỹ thuật hiện có, đồng thời xây dựng các dự án đầu tư nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật với mục tiêu từng bước nâng cấp hệ thống trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đồng bộ nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng chương trình. Đã triển khai thực hiện 02 dự án:

- Dự án “Đầu tư nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật theo lộ trình số hóa giai đoạn I của Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Phúc” Đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ sản xuất và truyền dẫn phát sóng bao gồm: Hệ thống 10 camera thẻ cầm tay, 01 camera thẻ vác vai phục vụ phóng viên tác nghiệp tại hiện trường; 02 bộ dựng hình phi tuyến chuẩn HD; 01 bộ lưu trữ 48TB; 01 hệ thống Fly cam; hệ thống trang thiết bị kỹ thuật trường quay thời sự; các thiết bị phụ trợ cho toàn bộ hệ thống kèm theo. Dự án đã hoàn thành năm 2017, các thiết bị được nâng cấp và đầu tư tại thời điểm này đã đáp ứng yêu cầu thực hiện chuyển đổi truyền dẫn phát sóng số mặt đất theo lộ trình số hóa của Chính phủ ở định dạng chuẩn SD.

- Dự án “Tăng cường trang thiết bị kỹ thuật theo lộ trình số hóa giai đoạn II” Bổ sung trang thiết bị phục vụ sản xuất và truyền dẫn phát sóng bao gồm: Hệ thống 15 camera thẻ cầm tay, 02 camera thẻ vác vai phục vụ phóng viên tác nghiệp tại hiện trường; 03 hệ thống camera trường quay; 15 bộ dựng hình phi tuyến chuẩn HD; 01 hệ thống hệ thống lưu trữ trung tâm và hệ thống mạng quản lý; 01 hệ thống thư viện lưu trữ băng từ LTO; hệ thống tổng khống chế phát sóng và các thiết bị phụ trợ. Dự án đã được phê duyệt, đấu thầu xong và chuẩn bị bàn giao trang thiết bị.

Sau khi dự án hoàn thành, hệ thống trang thiết bị kỹ thuật của Đài cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực hiện sản xuất, truyền dẫn phát sóng số mặt đất và trên các hạ tầng khác theo chuẩn HD.

3.4.3. Công tác phối hợp với các đơn vị và doanh nghiệp TDPS.

Tháng 8/2015, Đài đã phối hợp với VTV thực hiện phát sóng thử nghiệm kênh truyền hình Vĩnh Phúc trên kênh 51 UHF (tần số 714 MHz) hạ tầng truyền dẫn phát sóng số mặt đất của Trung tâm truyền dẫn phát sóng - Đài Truyền hình Việt Nam đặt tại Mễ trì - Hà Nội.

Tiếp đó đã phối hợp cùng Công ty cổ phần truyền dẫn phát sóng truyền đồng bằng Sông Hồng (RTB) - Doanh nghiệp TDPS khu vực và Công ty TNHH truyền thông ALPHA - Đại lý ủy quyền của Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn cầu AVG (doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng toàn quốc) thực hiện phát sóng thử nghiệm số mặt đất kênh truyền hình Vĩnh Phúc trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng của 02 doanh nghiệp nói trên (RTB - Kênh 49, tần số 698 MHz và AVG - Kênh 56, tần số 754 MHz).

Hiện tại, Đài đang chính thức phát sóng số mặt đất kênh truyền hình Vĩnh Phúc (chuẩn SD) trên kênh 48 - Tần số 690MHz - Hạ tầng truyền dẫn phát sóng số mặt đất của Công ty Truyền hình số Miền Bắc (Công ty RTB trước đây).

VII. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

1. Nguồn ngân sách cấp thu - chi thường xuyên

1.1. Thu từ ngân sách cấp chi thường xuyên:

Nguồn kinh phí chi thường xuyên hằng năm được ngân sách nhà nước cấp phục vụ hoạt động sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình và đưa sóng phát thanh, truyền hình vào các hạ tầng truyền dẫn toàn quốc như: vệ tinh, truyền hình số mặt đất, truyền hình cáp, IPTV,... Trong đó kinh phí tự chủ được tính theo định mức biên chế và định mức tỉnh giao, kinh phí không tự chủ ngân sách tỉnh cấp để phục vụ hoạt động nhiệm vụ đưa sóng lên vệ tinh, truyền hình cáp, hỗ trợ một phần cho sản xuất chương trình và các nhiệm vụ đột xuất theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Nguồn ngân sách đã cấp cho Đài cụ thể qua các năm như sau:

STT

CHI TIÊU

SỐ TIỀN (triệu đồng/năm)

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

NSNN cấp kinh phí tự chủ

8.206

8.934

9.399

10.266

2

NSNN cấp kinh phí không tự chủ + chi các nhiệm vụ đột xuất

24.448

23.640

22.969

29.999

 

Tổng cộng:

32.654

32.574

32.368

40.265

1.2. Chi thường xuyên từ nguồn ngân sách cấp

1.2.1. Chi từ nguồn kinh phí tự chủ: Bao gồm tiền lương và các khoản có tính chất như lương. Các khoản phải nộp theo lương cho người lao động. Số kinh phí này hàng năm chỉ đủ chi trả cho người lao động.

1.2.2. Chi từ nguồn kinh phí không tự chủ: Gồm chi phí đưa các chương trình phát thanh, truyền hình Vĩnh Phúc vào các hạ tầng truyền dẫn toàn quốc như: Vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình số, IPTV,... để phục vụ việc quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Vĩnh Phúc, chi phí này rất lớn. Chi phí sản xuất, mua, trao đổi các chương trình phát thanh truyền hình và các chi phí khác như: nhiên liệu, điện năng; công tác phí; thuê mướn, nghiệp vụ chuyên môn, văn phòng phẩm và nguyên vật liệu phục vụ hoạt động nghiệp vụ; dịch vụ thuê kênh, đặt hàng sản xuất chương trình là rất lớn.

STT

NGUỒN KINH PHÍ

SỐ TIỀN (tỷ đồng)

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Chi thanh toán cho cán bộ, viên chức

8.206

8.934

9.399

10.266

2

Chi vật tư văn phòng, điện, nước, xăng xe, sửa chữa, chi nhuận bút, nghiệp vụ chuyên môn…

18.612

17.804

16.604

23.634

3

Chi thuê dịch vụ truyền dẫn phát sóng:

 

 

 

 

+ Chi thuê dịch vụ truyền dẫn phát sóng số mặt đất SD.

2.500

2.500

2.500

2.500

+ Chi thuê dịch vụ truyền dẫn phát sóng số vệ tinh SD.

2.520

2.520

2.520

2.520

+ Chi thuê dịch vụ truyền dẫn phát sóng kênh truyền hình Vĩnh Phúc tại VTVCap tín hiệu HĐ.

816

816

1.345

1.345

 

Tổng cộng:

32.654

32.574

32.368

40.265

- Từ năm 2018, Đài đã thực hiện tự chủ 42% kinh phí chi thường xuyên.

2. Thu, chi từ nguồn dịch vụ

2.1. Thu dịch vụ Quảng cáo và hoạt động dịch vụ thu khác

Đây là nguồn thu từ hoạt động quảng bá sản phẩm cho các doanh nghiệp... Các năm gần đây do hoạt động sản xuất, kinh doanh tuy đã được phục hồi, song vẫn còn nhiều khó khăn ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực quảng cáo. Đài đã cố gắng bằng nhiều hình thức hợp tác tuyên truyền với các doanh nghiệp, sở ngành, địa phương, do đó doanh thu trong các năm gần đây có tăng nhưng chưa đủ bù đắp cho chi phí sản xuất chương trình, chi phí cho hoạt động sự nghiệp, chi trả nhuận bút và ổn định thu nhập cho cán bộ, viên chức, lao động. Song nguồn thu này không ổn định mà phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo báo chí ngày càng lớn.

2.2. Chi phí sử dụng nguồn từ nguồn dịch vụ

Bao gồm tiền lương lao động hợp đồng và các khoản có tính chất như lương. Các khoản phải nộp theo lương cho người lao động hợp đồng; Chi bù thêm những thiếu hụt do ngân sách cấp kinh phí không tự chủ không đủ chi cho những hoạt động thuê truyền dẫn, thuê phát sóng trên vệ tinh, chi mua bản quyền chương trình hay, chương trình có chất lượng tốt như: (phim, các chương trình giải trí,...); Chi phí dịch vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất chương trình; Chi phí nguyên, nhiên vật liệu, điện năng; tiền lương; ... được thực hiện theo quy định hiện hành của Luật thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp như sau:

STT

CHỈ TIÊU

SỐ TIỀN (triệu đồng/năm)

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

I

Tổng thu nguồn quảng cáo tuyên truyền

6.089

8.035

8.891

9.241

II

Tổng chi nguồn quảng cáo tuyên truyền

6.089

8.035

8.891

9.241

1

Chi lương hợp đồng, chi nghiệp vụ chuyên môn, nhuận bút các tin, bài, phóng sự ... tuyên truyền

3.722

6.001

7.017

7.556

2

Chi nộp thuế TNDN, thuế GTGT

440

542

548

518

3

Trích nộp các quỹ

1.927

1.492

1.326

1.167

3.1

Quỹ khen thưởng

150

91

107

97

3.2

Quỹ phúc lợi

274

109

348

398

3.3

Quỹ PTSN

112

90

276

105

3.4

Quỹ ổn định sự

527

426

151

126

3.5

Cải cách tiền lương

863

478

530

466

3. Nguồn ngân sách cấp đầu tư nâng cấp mua sắm trang thiết bị:

Đây là nguồn kinh phí quan trọng được cấp theo các dự án, chương trình và kế hoạch hàng năm để phục vụ hoạt động đầu tư theo các dự án được duyệt.

Bên cạnh đó, Đài cũng trích một phần kinh phí từ nguồn thu dịch vụ quảng cáo hàng năm để sửa chữa trang thiết bị hiện có góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nguồn kinh phí này cũng rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Đài.

Kinh phí ngân sách cấp đầu tư trang thiết bị

STT

DỰ ÁN

SỐ TIỀN (VNĐ)

NĂM

TÌNH TRẠNG

1

Đầu tư trang thiết bị xe truyền hình lưu động và camera lưu động

20.543.560.000

2009-2010

Đã thực hiện xong

2

Mua sắm hệ thống thiết bị dựng hình và hệ thống phát sóng tự động

19.251.392.000

2011

Đã thực hiện xong

3

Dự án đầu tư thiết bị phát sóng quảng bá kênh truyền hình Vĩnh Phúc trên vệ tinh

9.425.000.000

2013

Đã thực hiện xong

4

Nâng cấp, hoàn thiện mạng nội bộ và bổ sung thiết bị công nghệ thông tin tại Đài PT-TH Vĩnh Phúc

4.856.328.000

2015

Đã thực hiện xong

5

Đầu tư nâng cấp hệ thống trang thiết bị kỹ thuật theo lộ trình số hóa giai đoạn I

26.692.904.000

2016-2017

Đã thực hiện xong

6

Tăng cường trang thiết bị kỹ thuật theo lộ trình số hóa giai đoạn II

59.333.000.000

2019-2022

Đang chuẩn bị bàn giao trang thiết bị

VIII. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Hạn chế

1. Nội dung một số chương trình giải trí trên sóng phát thanh, truyền hình chưa phong phú, hấp dẫn (phát thanh chưa có thể loại: câu chuyện truyền thanh, tuồng, chèo...); chương trình giải trí truyền hình còn thiếu tính đặc sắc, chưa sản xuất được các chương trình gameshow.

2. Trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện phục vụ tác nghiệp còn thiếu, xuống cấp và chưa đồng bộ được khai thác, sử dụng với cường độ cao, dẫn đến dễ xảy ra sự cố và không bảo đảm an toàn trong sản xuất, phát sóng.

3. Trụ sở làm việc và sản xuất chương trình được xây dựng trên 20 năm, nhiều hạng mục công trình xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng tới yêu cầu sản xuất, phát sóng và chưa đáp ứng điều kiện làm việc, tác nghiệp cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên.

4. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật trình độ chuyên môn không đồng đều; thiếu các vị trí như biên tập viên, phóng viên, đạo diễn giỏi, dẫn chương trình hấp dẫn, kỹ thuật viên trình độ cao về Công nghệ thông tin (kỹ thuật Đồ họa, quản trị Wesite, hệ thống mạng...); MC bản tin tiếng Anh khó thu hút, tuyển dụng.

5. Nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu chi đặc biệt là việc chi trả chế độ nhuận bút, thù lao. Việc thu hút nguồn thu từ quảng cáo ngày càng khó khăn. Xu hướng các năm tới Đài sẽ phải tự chủ 100% kinh phí chi thường xuyên, nguồn thu từ quảng cáo và nguồn thu khác khó khăn, nguồn thu tuyên truyền các đơn vị phối hợp còn chưa chủ động trong cơ chế đặt hàng, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng chương trình và đầu tư phát triển.

 2. Nguyên nhân

2.1. Nguyên nhân chủ quan

- Nguồn nhân lực của Đài nói chung, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu. Biên chế hàng năm bị cắt giảm; chưa có cơ chế đặc thù thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc dẫn tới rất khó khăn trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực để thực hiện chiến lược phát triển.

- Do cán bộ, viên chức, người lao động làm việc tại cơ quan thiếu nhiều, nên việc bố trí cho cán bộ, viên chức, người lao động đi học, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ gặp nhiều khó khăn.

2.2. Nguyên nhân khách quan

- Chưa có chương trình giải trí phong phú do chưa có trường quay để sản xuất các chương trình gameshow, ca nhạc…

- Cơ sở vật chất của Đài xuống cấp, trang thiết bị đầu tư dàn trải, thiếu đồng bộ, nên ảnh hưởng đến quy trình sản xuất, phát sóng chất lượng cao.

- Do ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh của các loại hình báo chí, truyền thông, mạng xã hội, dịch bệnh covid-19,... nên thu hút quảng cáo giảm.

Phần thứ ba

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu chung

Phát triển Đài PT-TH Vĩnh Phúc đổi mới toàn diện về nguồn nhân lực; nội dung; phương thức hoạt động; cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ hiện đại phù hợp với lộ trình số hóa của Chính phủ và Quy hoạch phát triển ngành báo chí, phát thanh, truyền hình và trang thông tin điện tử. Phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của tỉnh và nhu cầu hưởng thụ thông tin, giải trí ngày càng cao của Nhân dân đồng thời có ảnh hưởng tích cực tới các tỉnh trong khu vực và cả nước.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đổi mới phương thức hoạt động và quản lý theo hướng chuyên môn hóa; có năng lực sản xuất, phát sóng các chương trình Phát thanh, Truyền hình ngang tầm Đài PT-TH trong khu vực (trừ Đài PT-TH Hà Nội); đảm bảo chất lượng cao, phong phú, đa dạng về nội dung chương trình và hiệu quả hoạt động 3 loại hình báo chí Phát thanh, Truyền hình và Trang Thông tin điện tử đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, nhu cầu thông tin, giải trí của Nhân dân và giới thiệu, quảng bá hình ảnh, thu hút đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc tới khán, thính giả trong nước và quốc tế.

- Về thời lượng:

+ Chương trình Phát thanh: Đến năm 2025 phát sóng 05h/ngày (mỗi ngày 03 buổi): trong đó chương trình tự sản xuất 04h/ngày; phát mới lần 1: 03h/ngày.

+ Chương trình Truyền hình: Đến năm 2025 điều chỉnh và duy trì ổn định phát sóng 19h/ngày; trong đó thời lượng chương trình tự sản xuất phát lần 1 trung bình một ngày nâng lên từ 04h hiện nay lên 06h; phát lại từ 10h52 phút hiện nay giảm xuống còn 08h52 phút/ngày.

- Về tăng trưởng doanh thu:

+ Năm 2021, tiếp tục thực hiện lộ trình tự chủ một phần kinh phí chi thường xuyên. Phấn đấu đến năm 2025 tự chủ 100% kinh phí chi thường xuyên.

+ Phấn đấu đến năm 2025 doanh thu quảng cáo đạt từ 10 - 15 tỷ đồng/năm.

- Chuyển đổi hoàn toàn công nghệ, trang thiết bị sản xuất, phát sóng chương trình sang chuẩn HD 1080i và bảo đảm cung cấp đa định dạng cho các hạ tầng mạng truyền dẫn phát sóng.

- Thực hiện cơ chế đặt hàng,xã hội hóa sản xuất, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình, bảo đảm tăng cường tính tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin truyền thông và báo chí.

- Tổ chức tốt các hoạt động xã hội, phát huy mạnh mẽ vai trò và ảnh hưởng của Đài PT-TH Vĩnh Phúc trong công tác thu hút đầu tư, an sinh xã hội, nhân đạo, từ thiện, góp phần xóa đói giảm nghèo.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhóm giải pháp về đổi mới nâng cao chất lượng nội dung chương trình

1.1. Chương trình truyền hình

- Duy trì ổn định 05 bản tin Thời sự Truyền hình: Bản tin 11h30, 17h00, 18h40, 19h45, 23h00 hàng ngày và các chuyên trang, chuyên mục.

- Duy trì Bản tin tiếng Anh, phát sóng định kỳ vào tối Chủ nhật hàng tuần.

- Từ năm 2022 mở mới 01 Bản tin tiếng Hàn Quốc. Căn cứ pháp lý và nhu cầu, sự cần thiết mở mới Bản tin tiếng Hàn gồm: Tính đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 1.206 dự án đầu tư, với tổng số vốn trên 10 tỷ USD. Ước đến hết năm 2020, tỉnh thu hút được 1.215 dự án đầu tư, trong đó 803 dự án DDI với tổng số vốn trên 98 nghìn tỷ đồng (khoảng trên 4,2 tỷ USD) và 414 dự án FDI đến từ 19 quốc gia/vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký trên 6,165 tỷ USD. Trong đó Hàn Quốc có số lượng dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư lớn nhất (213 dự án với tổng vốn đầu tư 2,37 tỷ USD). Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc đã đầu tư vào Vĩnh Phúc như: Deawoo; Patron Vina, Heasung Vina, Cammsys, Jahwa, Sindoh, Shinwon, Vina Korea… Điều này thể hiện sự tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài Hàn Quốc đối với môi trường và cơ hội đầu tư ở Vĩnh Phúc. Mục tiêu đến năm 2025, Vĩnh Phúc là tỉnh công nghiệp phát triển, là một trong những Trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước. Để đạt được mục tiêu này, đặc biệt là tiếp tục thu hút được các nhà đầu tư Hàn Quốc việc mở mới Bản tin tiếng Hàn là rất cần thiết. Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Căn cứ văn bản số 111/UBND-TH1, ngày 08/01/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc giao nhiệm vụ nghiên cứu thực hiện các đột phá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, trong đó có nội dung đề cập các tồn tại, hạn chế của Đài PT-TH Vĩnh Phúc cần tập trung tháo gỡ; các điểm nghẽn khơi thông các nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.

- Tổ chức lại mô hình quản lý tòa soạn theo hướng quy tụ, nhanh, nhạy, kịp thời, để các loại hình báo chí sử dụng được nguồn thông tin của nhau. Ứng dụng CNTT, Chính phủ số, đầu tư hệ thống phần mềm quản lý, hỗ trợ tác nghiệp.

- Nâng cao chất lượng chương trình Thời sự là trọng tâm nhất trong đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình của Đài PT-TH Vĩnh Phúc. Tập trung nhân lực có kinh nghiệm cho phòng Thời sự, tăng cường tuyên truyền có chiều sâu những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. Nâng cao tính cập nhật, tính phát hiện, tính phản biện của tin tức, phóng sự. Bảo đảm tính định hướng và tư tưởng, tính toàn diện giữa các lĩnh vực, vùng miền trong tỉnh. Kịp thời phát hiện và phản ánh những vấn đề mới phát sinh, những mô hình, điển hình mới, những vấn đề bức xúc mà dư luận quan tâm. Kiên trì theo đuổi các vấn đề, vụ việc, có chính kiến bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái xấu, tiêu cực.

- Chương trình chuyên đề chính luận nâng cao chất lượng nội dung, đổi mới hình thức thể hiện. Mở thêm các chuyên đề về du lịch, chương trình khoa giáo, chương trình phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP, thông tin đối ngoại, thu hút đầu tư... mỗi năm mở từ 2-3 chương trình mới.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng các chương trình văn nghệ, giải trí gắn với những đặc trưng của Vĩnh Phúc, tăng cường sản xuất các chương trình thể thao; truyền hình thực tế, trao đổi, mua bản quyền các chương trình giải trí hấp dẫn; Sản xuất Gameshow Hành trình tri thức và Gameshow English Challelge, Gammeshow Ca nhạc.

- Xây dựng cơ chế phối hợp cụ thể, chặt chẽ với các Đài PT-TH trong nước, quốc tế và các công ty truyền thông về sản xuất, cung cấp, trao đổi các chương trình phát thanh, truyền hình, các hoạt động xã hội và hỗ trợ về thiết bị công nghệ sản xuất chương trình.

- Tăng tần suất chương trình truyền hình trực tiếp các sự kiện do Đài PT-TH Vĩnh Phúc tự sản xuất, tự lên ý tưởng, xây dựng kịch bản và tự tổ chức sản xuất của Vĩnh Phúc.

- Đổi mới fomat, nội dung cách thức thể hiện trong sản xuất các chương trình và bố trí khung lịch phát sóng phù hợp.

1.2. Chương trình phát thanh

- Duy trì ổn định 03 Bản tin Thời sự Phát thanh: Bản tin 06h00; 11h00; 17h00 hàng ngày bao gồm: tin, bài,phóng sự, chuyên trang, chuyên mục...

- Xây dựng chương trình phát thanh như người bạn, người chỉ đường cho cư dân địa phương, trở thành diễn đàn cởi mở, dân chủ cho Nhân dân.

- Nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh tương tác, trực tiếp, tăng số đầu chương trình sản xuất theo phương thức này.

- Tập trung xây dựng các chương trình chính luận có chiều sâu, có nhóm phóng viên phát thanh chuyên trách để tập trung cho những chương trình phát thanh trọng điểm.

- Bố trí nhân lực, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại để tăng cường sử dụng nguồn tin cho phóng viên truyền hình thực hiện

1.3. Trang thông tin điện tử

- Là kênh thông tin nhanh nhất về Vĩnh Phúc, có tỷ lệ rating cao thu hút người xem, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại. Là kênh truyền thông số của Vĩnh Phúc trong bối cảnh của truyền thông mới ở kỷ nguyên internet, đưa hình ảnh của Vĩnh Phúc ra cả nước và thế giới. Định hướng thông tin, hướng dẫn dư luận, xử lý khủng hoảng truyền thông một cách nhanh chóng. Kết nối công chúng internet, góp phần xây dựng thương hiệu với kênh truyền hình và phát thanh truyền thống của Vĩnh Phúc.

- Vinhphuctv.vn phải trở thành kênh hàng đầu cung cấp thông tin về Vĩnh Phúc trên các hệ thống tìm kiếm toàn cầu như Google, yahoo, You tube, Facebook...,

- Tăng khả năng tương tác với công chúng qua các chương trình trực tuyến.

- Nâng cấp giao diện và tốc độ truy cập, đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật để dễ dàng sử dụng trên các hạ tầng mạng, sử dụng được trên mọi thiết bị, nhất là điện thoại di động.

2. Nhóm giải pháp về đổi mới phương thức quản lý, hoạt động SXCT

2.1. Đổi mới phương pháp quản lý

Tăng cường kỷ cương, nề nếp, thực hiện nghiêm quy chế làm việc; quy trách nhiệm người lãnh đạo, quản lý, từ Ban Giám đốc đến từng Trưởng, phó phòng chuyên môn, viên chức, lao động trong thực hiện nhiệm vụ; phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo trong quản lý, điều hành và thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao; Thực hiện nghiêm Quy chế hoạt động, Quy định thi đua, khen thưởng đánh giá sát năng lực, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao để bố trí công việc phù hợp.

2.2. Đổi mới hoạt động sản xuất chương trình

Nâng cao năng lực để chủ động sản xuất nhanh, kịp thời, đúng định hướng, có chiều sâu và bảo đảm nội dung chất lượng các chương trình, chuyên mục của Đài, mặt khác mở rộng và tổ chức tốt các hoạt động liên kết với các đối tác trong sản xuất và khai thác các chương trình khác. Cụ thể:

- Với các Đài Quốc gia và Thông tấn xã Việt Nam: Thỏa thuận ký hợp đồng sản xuất, cung cấp các chương trình phát thanh, truyền hình. Đảm nhận các nhiệm vụ thông tin tuyên truyền về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, trên sóng VTV, VOV và Thông tấn xã Việt Nam.

- Với các Đài PT-TH trong Khu vực: Chủ động xây dựng quy chế phối hợp trong sản xuất, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình, trong ứng dụng và khai thác các trang thiết bị, kỹ thuật công nghệ và trong tổ chức các hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện, văn hóa, thể thao…

- Với các Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao các huyện, thành phố: Hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho các trung tâm để đủ năng lực kịp thời phát hiện và phản ánh những vấn đề của địa phương cung cấp cho Đài tỉnh.

- Với các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh: Ổn định các chương trình, chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề của từng ngành có nhu cầu truyền thông trên Đài PT-TH tỉnh, xây dựng kế hoạch phối hợp, liên kết thực hiện. Mở mới các mục, chuyên mục đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí cấp thiết.

- Với các doanh nghiệp truyền thông: Liên kết với một số Công ty truyền thông trong và ngoài tỉnh để tổ chức sản xuất và khai thác, mua bản quyền các chương trình, nhất là văn nghệ, giải trí. Coi đây là một giải pháp quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu và yếu về nhân lực, kinh phí và thiết bị hiện nay của Đài.

- Khai thác các chương trình miễn phí, hoặc được cho, tặng, mua bản quyền một số chương trình hoặc tác phẩm có chất lượng và phù hợp.

- Tranh thủ sự tư vấn của các chuyên gia trên các lĩnh vực để xây dựng chiến lược phát triển, định hướng xây dựng nội dung các chương trình, chuyên đề, chuyên mục hoặc từng tác phẩm, sản phẩm cụ thể. Nghiên cứu thành lập Hội đồng tư vấn, (hoặc Hội đồng cố vấn) gồm một số chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, trí thức có năng lực và tâm huyết để tư vấn cho Đài về nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng các chương trình của Đài.

- Tổ chức và tham gia các hoạt động xã hội: Tổ chức, phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các sự kiện về đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, giúp đỡ người nghèo, cứu trợ thiên tai, thảm họa trong và ngoài tỉnh.

Chương trình Tấm lòng nhân ái của Đài với sự hỗ trợ, tài trợ từ các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các cơ quan, đơn vị.

- Triển khai xây dựng các chương trình hợp tác quốc tế:

+ Các chương trình hợp tác sản xuất với các Đài truyền hình nước ngoài.

+ Khai thác các chương trình có bản quyền của các Đài truyền hình ngoài nước.

+ Mua bản quyền Format các chương trình quốc tế.

3. Nhóm giải pháp về công tác tổ chức, bộ máy và nguồn nhân lực

3.1. Về tổ chức bộ máy

Thực hiện theo Quyết định số 20/2021/QĐ-UBND ngày 13/5/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc.

Giữ ổn định cơ cấu tổ chức gồm 09 phòng chuyên môn. Đài rà soát, quy định lại chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của các phòng trong tình hình mới. Bố trí lại nhân lực phù hợp để tăng tính hiệu quả trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

3.2. Về nguồn nhân lực

Dự kiến số lượng cán bộ, nhân viên, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025 là 168 người; tầm nhìn đến năm 2030 là 200 người.

- Thực hiện Đề án 01-ĐA/TU ngày 30/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2021. Giữ ổn định số lượng viên chức: 89 người, Hợp đồng 68: 04 người. Khi thực hiện cơ chế tự chủ, Đài chủ động xây dựng Đề án Vị trí việc làm theo nhu cầu từng vị trí việc làm để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

- Chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại theo hướng chuẩn hóa chức danh nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu bổ sung nhân lực còn thiếu cho các phòng chuyên môn theo đúng vị trí việc làm, như kỹ sư âm thanh, ánh sáng, kỹ sư công nghệ thông tin, đạo diễn, ...

- Xây dựng cơ chế thu hút, tuyển chọn nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là một số vị trí, chức danh như: Dẫn chương trình, đạo diễn, Họa sĩ, nhạc sĩ, kỹ thuật viên kỹ xảo, đồ họa...

3.2.1. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng:

- Hàng năm, Đài đã ban hành các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức theo chương trình, kế hoạch của tỉnh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức các chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, kỹ năng nghiệp vụ theo vị trí việc làm, lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng theo quy định.

- Từng bước chuẩn hóa trình độ chính trị cử nhân hoặc cao cấp Lý luận chính trị đối với đội ngũ phóng viên, biên tập và lãnh đạo Trưởng, phó phòng trở lên.

- Hàng năm liên tục mời các chuyên gia có uy tín bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên tại Đài.

Đào tạo và bồi dưỡng chung

+ Về chuyên môn: Tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam mở lớp hoặc cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên và đội ngũ quản lý. Mỗi năm cử ít nhất 15 - 20 cán bộ phóng viên, kỹ thuật viên tham gia học tập kinh nghiệm quản lý và sản xuất chương trình tại Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; mở được ít nhất 05 lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Đài phấn đấu đến năm 2025 có 15% cán bộ viên chức có trình độ thạc sỹ.

+ Về chính trị: Từng bước chuẩn hóa trình độ chính trị cử nhân hoặc cao cấp Lý luận chính trị đối với đội ngũ phóng viên, biên tập và lãnh đạo Trưởng, phó phòng trở lên.

Đào tạo chuyên sâu

Phát hiện kịp thời những nhân tố có năng lực và triển vọng để tập trung đào tạo bồi dưỡng trở thành những cán bộ giỏi, có chuyên môn vững vàng, trong đó lưu ý các lĩnh vực: Cán bộ quản lý; biên tập, đạo diễn; biên kịch; dẫn chương trình; cán bộ kỹ thuật - công nghệ cao...

3.2.2. Kinh phí đào tạo

- Xây dựng kinh phí thực hiện theo lộ trình của từng năm cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Nguồn kinh phí: Ngân sách Nhà nước cấp chi thường xuyên (đến khi tự chủ 100% kinh phí chi thường xuyên); Ngân sách Đài hỗ trợ; Cá nhân tự túc.

4. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị sản xuất và phát sóng chương trình

4.1. Về cơ sở vật chất và hệ thống thiết bị sản xuất, phát sóng

Tiếp tục duy trì và nâng cấp các trang thiết bị hiện có, bảo đảm phục vụ sản xuất và phát sóng chương trình truyền hình số theo chuẩn HD. Từng bước thực hiện đầu tư mới các trang thiết bị sản xuất và điều khiển phát sóng đồng bộ, hiện đại theo tiêu chuẩn truyền hình độ phân giải cao HDTV (High Definition Television). Cụ thể tập trung thực hiện các Dự án:

- Dự án Đầu tư xây dựng mới trụ sở Đài PT-TH Vĩnh Phúc:

+ Trang thiết bị, cơ sở vật chất đi kèm theo thiết kế trụ sở mới.

+ Dự án Đầu tư trang thiết bị cho các trường quay đa năng, studio phát thanh, truyền hình, trang thiết bị phát thanh, truyền hình, Trang Thông tin điện tử.

- Dự án: Đầu tư hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phục vụ sản xuất và phát sóng phát thanh.

- Dự án: Đầu tư xe truyền hình lưu động chuẩn HD.

- Dự án: Đầu tư xây dựng hệ thống truyền hình OTT nền tảng phát sóng trên internet và hệ thống truyền hình trực tuyến theo chuẩn Full HD.

- Dự án: Đầu tư xây dựng trung tâm lưu trữ tư liệu.

- Đề nghị trang bị bổ sung 02 ô tô chuyên dụng phục vụ tác nghiệp.

4.2. Về truyền dẫn, tiếp phát sóng

4.2.1. Phát thanh:

- Năm 2021, tiếp tục duy trì ổn định phát sóng phát thanh 3h/ngày.

- Từ năm 2022, tăng thời lượng phát sóng phát thanh lên 5h/ngày.

4.2.2. Truyền hình:

- Về truyền dẫn, tiếp phát sóng:

+ Năm 2021, tiếp tục duy trì ổn định phủ sóng kênh Truyền hình Vĩnh Phúc trên VTVcab số (toàn quốc) theo chuẩn HD; qua vệ tinh Vinasat-2, Số mặt đất, VTVcab (trên địa bàn tỉnh) và truyền hình IPTV sử dụng đường truyền intenet (My TV, NexTV, FPT, VOTV...) theo chuẩn SD.

+ Tháng 8 năm 2021, thực hiện chuyển đổi tín hiệu truyền dẫn phát sóng kênh truyền hình Vĩnh Phúc trên hạ tầng truyền hình số mặt đất từ chuẩn SD lên chuẩn HD;

+ Năm 2022, hoàn thành việc chuyển đổi tín hiệu truyền dẫn phát sóng trên hạ tầng còn lại (truyền hình số Vệ tinh Vinasat-2 và truyền hình IPTV sử dụng đường truyền Intenet từ chuẩn SD lên chuẩn HD).

- Về thời lượng phát sóng:

Điều chỉnh thời lượng phát sóng truyền hình 19h/ngày, nâng cao chất lượng nội dung các chương trình, mỗi năm mở mới từ 2 đến 4 chương trình mới nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của khán giả được tốt hơn.

5. Giải pháp về tài chính

Căn cứ theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về “Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”; Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

 Lộ trình thực hiện:

+ Năm 2021, xây dựng, phê duyệt, ban hành định mức kinh tế kỹ thuật về sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình theo Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT ngày 20/4/2018 và Thông tư số 09/2020/TT-BTTTT ngày 24/4/2020 của Bộ Thông tin & Truyền thông.

+ Năm 2022, phê duyệt, ban hành đơn giá sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình để làm căn cứ đặt hàng; thực hiện tự chủ một phần kinh phí chi thường xuyên.

- Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh cấp ngân sách theo đơn giá đặt hàng, Đài thực hiện tự chủ 100% về kinh phí chi thường xuyên.

Phần kinh phí thuê các dịch vụ truyền dẫn phát sóng trên các hạ tầng và kinh phí đầu tư, phát triển cho Đài do ngân sách tỉnh cấp.

5.1. Dự toán kinh phí sản xuất chương trình và đưa sóng ra toàn Quốc theo đơn đặt hàng của tỉnh

- Căn cứ Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 của Chính phủ quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực Báo chí xuất bản.

- Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

- Căn cứ Thông tư 03/2018/TT-BTTTT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình;

- Căn cứ Thông tư 09/2020/TT-BTTTT ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình phát thanh;

- Căn cứ vào báo giá kinh phí đưa các chương trình phát thanh, truyền hình Vĩnh Phúc vào các hạ tầng truyền dẫn phát sóng trên cả nước của các Công ty viễn thông và truyền hình.

Năm 2021 và năm 2022 Đài tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ một phần kinh phí chi thường xuyên.

Từ năm 2025, Ủy ban Nhân dân tỉnh sẽ chỉ đạo các đơn vị đặt hàng với Đài PT-TH tỉnh Vĩnh Phúc về công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước... trên các kênh sóng của Đài. Để bảo đảm nguồn kinh phí chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ được tỉnh đặt hàng. Đài PT-TH Vĩnh Phúc xây dựng dự toán kinh phí sản xuất chương trình theo đơn đặt hàng và kinh phí thuê dịch vụ truyền dẫn phát sóng giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:

STT

CHỈ TIÊU

SỐ TIỀN (triệu đồng/năm)

2021

2022

2023

2024

2025

I

Kinh phí Sản xuất chương trình theo đơn đặt hàng

30.756

32.000

35.200

38.720

42.592

II

Kinh phí thuê dịch vụ truyền dẫn phát sóng

7.915

15.545

15.545

15.545

15.545

1

Chi thuê dịch vụ TDPS số mặt đất HD

4.050

5.700

5.700

5.700

5.700

2

Chi thuê dịch vụ TDPS số vệ tinh HD

2.520

5.000

5.000

5.000

5.000

3

Chi thuê truyền dẫn phát sóng Cáp HD

1.345

1.345

1.345

1.345

1.345

4

Chi thuê phát sóng trên Appstor

 

1.600

1.600

1.600

1.600

5

Chi thuê phát sóng truyền hình Internet (MyTV, NexTV, FPT...)

 

2.000

2.000

2.000

2.000

 

Tổng cộng

38.671

47.645

50.845

54.365

58.237

* Cơ sở tính toán:

- Dự toán chi phí tăng theo từng năm do:

+ Năm 2021, tăng chi phí thuê dịch vụ truyền dẫn phát sóng để thực hiện chuyển đổi phát sóng từ chuẩn SD lên chuẩn HD trên hạ tầng truyền hình số mặt đất (từ 01/01/2021 đến 30/7/2021 phát sóng SD; từ 01/8/2021 phát sóng HD).

+ Từ năm 2022, tăng chi phí thuê dịch vụ truyền dẫn phát sóng để thực hiện chuyển đổi tiêu chuẩn phát sóng từ chuẩn SD lên chuẩn HD trên các trên các hạ tầng: Truyền hình số mặt đất, truyền hình số vệ tinh và truyền hình IPTV.

- Từ năm 2022 kinh phí chi thường xuyên tăng theo lộ trình mỗi năm 10% (nguồn kinh phí tỉnh cấp) đến khi UBND tỉnh cấp kinh phí theo đơn đặt hàng và Đài thực hiện tự chủ 100% kinh phí chi thường xuyên.

Để hoàn thành các nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước trên các kênh sóng của Đài, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính xem xét, đề nghị UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí và thanh toán cho Đài theo dự toán trên theo quy định.

Năm 2020 kinh phí phát sóng các chương trình vào các hạ tầng truyền dẫn phát sóng định dạng SD được tỉnh bố trí khoảng 5,8 tỷ đồng. Từ năm 2021 và các năm tiếp theo tăng kinh phí do Đài dự kiến phát sóng định dạng HD trên các hạ tầng thuê truyền dẫn, phân phối nội dung trên đa nền tảng, cho phép cùng một nội dung được phân phối trên nhiều hạ tầng khác nhau như cáp, vệ tinh, số mặt đất và nền tảng internet (website, OTT, mạng xã hội,…). Phần kinh phí này tăng do kinh phí thuê truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng khi thực hiện chuyển đổi định dạng từ chuẩn SD sang chuẩn HD tăng khoảng gần 3 lần so với dự toán kinh phí cấp năm 2020.

5.2. Dự toán thu, chi từ nguồn dịch vụ

Từ năm 2021 đến năm 2025 là những năm khó khăn và thách thức lớn đối với Đài, tỉnh đang có lộ trình giao tự chủ cho Đài, trong giai đoạn từ năm 2018-2020 Đài phải tự chủ 42%. Đài phải tự lo một phần kinh phí hỗ trợ cán bộ công nhân viên, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp vẫn tiết kiệm chi tiêu nhất là lĩnh vực quảng cáo. Đài phải cố gắng bằng nhiều hình thức tìm mọi nguồn thu trong nước, trong tỉnh … Từ đó mới bảo đảm chi phí hoạt động trong giai đoạn mới.

Theo lộ trình đã được Chính phủ phê duyệt, từ năm 2019 Đài PT-TH Vĩnh Phúc sẽ nâng tiêu chuẩn phát sóng truyền hình từ SD lên HD. Để thực hiện được những mục tiêu này, các chi phí gồm: sản xuất chương trình, truyền dẫn phát sóng, mua chương trình, mua sắm vật tư, trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho các công việc đột xuất... sẽ tăng rất cao. Ngoài ra vẫn phải bảo đảm đời sống cho người lao động. Dự toán thu, chi từ nguồn dịch vụ cụ thể như sau:

STT

CHỈ TIÊU

SỐ TIỀN (triệu đồng/năm)

2021

2022

2023

2044

2025

I

Tổng thu dự kiến

8.800

9.680

10.648

11.713

12.884

II

Tổng chi

8.800

9.680

10.648

11.713

12.884

1

Chi phí

6.661

7.327

8.059

8.865

9.752

1.1

Chi thanh toán cho cá nhân

2.200

2.420

2.662

2.928

3.221

1.2

Chi về hàng hóa dịch vụ: Điện, nước, xăng xe, sửa chữa, nghiệp vụ chuyên môn: Mua bản quyền các chương trình, mua phim truyện (mua phim truyện theo hợp đồng quảng cáo với các Công ty truyền thông) ...

4.461

4.907

5.397

5.937

6.531

2

Thuế GTGT và thuế TNDN phải nộp

600

659

725

798

878

3

Trích lập các quỹ theo quy định

1.540

1.694

1.863

2.050

2.255

Căn cứ vào các dự toán thu, chi từ các nguồn kinh phí sản xuất chương trình và đưa sóng ra toàn quốc theo đơn đặt hàng của tỉnh; nguồn dịch vụ; Đài PT-TH Vĩnh Phúc bảo đảm một phần kinh phí chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền được tỉnh đặt hàng và chi cho các hoạt động thường xuyên của Đài, nguồn kinh phí để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật sẽ thực hiện theo quy định.

5.3. Giải pháp tăng thu từ hoạt động tuyên truyền, quảng cáo

Đề tăng nguồn thu Đài tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quảng cáo, cơ chế thu hút quảng cáo phù hợp; mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp, đơn vị làm công tác quảng cáo ngoài tỉnh gắn liền với nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình để thu hút khán, thính giả.

Đa dạng hóa hình thức liên kết với một số doanh nghiệp để tổ chức sản xuất và khai thác các chương trình, nhất là văn nghệ, thể thao, giải trí ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chính trị.

III. LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT GIAI ĐOẠN 2021-2025, TẦM NHÌN ĐẾN 2030

1. Giai đoạn 2021-2025

Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phục vụ sản xuất, phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình đồng bộ, hiện đại, theo hướng công nghệ số chuẩn HD phù hợp với xu thế phát triển chung của các Đài PT-TH trong cả nước, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản xuất, phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình của Đài và đáp ứng yêu cầu xây dựng Đài PT-TH Vĩnh Phúc trở thành cơ quan truyền thông mạnh trong khu vực vào năm 2025.

Công tác đầu tư phải đảm bảo các nhiệm vụ sau:

- Nâng cao năng lực sản xuất chương trình của Đài PT-TH Vĩnh Phúc phù hợp với lộ trình phát triển theo quy hoạch của Đài THVN, Đài TNVN và quy hoạch phát triển báo chí phát thanh, truyền hình và Trang thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Công nghệ thiết bị đầu tư theo hướng công nghệ số chuẩn HD.

- Nâng cao chất lượng âm thanh, hình ảnh (rõ hơn, sắc nét hơn, trung thực hơn) để thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền của Đài và phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong và ngoài tỉnh.

- Tăng nguồn thu cho Đài thông qua các chương trình quảng cáo, tài trợ trên sóng phát thanh, truyền hình, Trang thông tin điện tử.

- Đảm bảo Đài PT-TH tỉnh có đủ thiết bị kỹ thuật và nhân lực thực hiện việc nâng cao chất lượng chương trình; sản xuất, truyền dẫn phát sóng chương trình theo chuẩn HD.

- Các trang thiết bị đầu tư mới hoàn toàn, đồng bộ, đảm bảo phát huy hết hiệu suất làm việc. Đồng thời xem xét việc tận dụng thiết bị cũ theo hướng hiệu quả nhất: xem xét tận dụng các thiết bị truyền hình còn đáp ứng theo quy trình sản xuất hiện đại (hệ thống camera, hệ thống dựng hình phi tuyến HD và hệ thống lưu trữ….).

Lộ trình triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

1.1. Dự án: Đầu tư xây dựng mới trụ sở Đài PT-TH Vĩnh Phúc.

- Dự kiến tổng mức kinh phí đầu tư: 700.000 triệu đồng.

- Phân kỳ đầu tư:

1.1.1. Giai đoạn I: Đầu tư xây dựng và thiết bị xây lắp.

1.1.1.1. Quy mô đầu tư xây dựng: Đầu tư xây dựng mới trụ sở làm việc (12 đến 15 tầng), các công trình phụ trợ và thiết bị xây lắp đồng bộ, hiện đại.

1.1.1.2. Dự kiến tổng mức đầu tư: 400.000 triệu đồng.

1.1.1.3. Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

1.1.1.4. Kế hoạch thực hiện: Năm 2022-2025.

1.1.2. Giai đoạn II: Đầu tư hệ thống trang thiết bị kỹ thuật cho các trường quay, phòng studio phát thanh, văn nghệ.

1.1.2.1. Quy mô đầu tư:

- Toàn bộ hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phục vụ sản xuất, phát sóng chương trình đã được đầu tư hiện có sẽ được điều chuyển từ trụ sở cũ sang trụ sở mới để tiếp tục khai thác sử dụng.

- Hệ thống thiết bị dự kiến đầu tư mới theo dự án Đầu tư xây dựng mới trụ sở Đài PT-TH chỉ bao gồm hệ thống trang thiết bị các trường quay, các studio quy mô đầu tư bao gồm:

+ Đầu tư hệ thống thiết bị trường quay đa năng công nghệ số theo chuẩn HD gồm: Hệ thống loa trang âm và thiết bị phụ trợ âm thanh trường quay; Hệ thống ánh sáng sân khấu và thiết bị phụ trợ ánh sáng trường quay; Hệ thống thiết bị truyền hình phục vụ ghi hình trường quay HD; Hệ thống màn hình LED và các thiết bị phụ trợ; Hệ thống dựng hình phi tuyến trường quay HD; Hệ thống xử lý đồ họa 3D; Các thiết bị phụ trợ.

+ Đầu tư hệ thống thiết bị trường quay nhỏ phục vụ sản xuất các chuyên mục, tọa đàm gồm: Hệ thống thiết bị âm thanh; Hệ thống ánh sáng và thiết bị phụ trợ ánh sáng trường quay; Hệ thống thiết bị truyền hình phục vụ ghi hình trường quay HD; Hệ thống màn hình và thiết bị phụ trợ; Hệ thống thiết bị ghi, dựng hình trường quay; Hệ thống xử lý đồ họa 3D; Các thiết bị phụ trợ.

+ Đầu tư hệ thống thiết bị trường quay phục vụ sản xuất chương trình văn nghệ gồm: Hệ thống thiết bị âm thanh; Hệ thống ánh sáng và thiết bị phụ trợ ánh sáng trường quay; Hệ thống thiết bị truyền hình phục vụ ghi hình trường quay HD; Hệ thống màn hình và thiết bị phụ trợ; Hệ thống thiết bị ghi, dựng hình trường quay; Hệ thống xử lý đồ họa 3D; Các thiết bị phụ trợ.

+ Hệ thống các studio phát thanh, văn nghệ.

+ Chi phí lắp đặt và đào tạo chuyển giao công nghệ.

1.1.2.2. Dự kiến tổng mức đầu tư: 300.000 triệu đồng.

1.1.2.3. Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

1.1.2.4. Kế hoạch thực hiện: Năm 2022-2025.

Đây là dự án được tỉnh lựa chọn triển khai trong một số nhiệm vụ nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (tại Văn bản số 66-CV/TU ngày 12/11/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Văn bản số 8697/UBND-KT1 ngày 19/11/2020 của UBND tỉnh).

Dự án đang trong giai đoạn:

- Triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc (Văn bản số 2308/SKHĐT-TĐ, ngày 27/7/2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi UBND tỉnh Vĩnh Phúc).

- Thống nhất lựa chọn các phương án kiến trúc sau để nghiên cứu, lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (Văn bản số 2899/SXD-QHKT, ngày 09/8/2021 của Sở Xây dựng về lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư một số dự án lớn của tỉnh gửi UBND tỉnh Vĩnh Phúc).

- Đến thời điểm hiện tại Dự án Xây dựng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc (tại địa điểm mới) đã được UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư (tại Quyết định số 2294/QĐ-UBND , ngày 20/8/2021).

1.2. Dự án: Đầu tư, nâng cấp hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phục vụ sản xuất và phát sóng phát thanh.

1.2.1. Quy mô đầu tư:

Đầu tư hệ thống trang thiết bị phục vụ sản xuất phát sóng phát thanh theo công nghệ số với quy mô như sau:

a) Hệ thống máy phát thanh FM

- Máy phát thanh FM công suất 5KW.

- Khối công suất dự phòng.

b) Hệ thống Antena

- Hệ thống antena 16 dàn.

- Hệ thống feeder.

- Hệ thống thiết bị phụ trợ.

c) Hệ thống tổng khống chế và truyền dẫn phát thanh

d) Hệ thống thiết bị sản xuất chương trình phát thanh

- Thiết bị cho Studio phát thanh trực tiếp.

- Thiết bị dựng phát thanh và thiết bị tiền kỳ cho phóng viên tác nghiệp.

e) Chi phí lắp đặt và đào tạo chuyển giao công nghệ.

1.2.2. Dự kiến tổng mức đầu tư: 15.000 triệu đồng.

1.2.3. Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

1.2.4. Kế hoạch thực hiện: Năm 2021-2022.

Dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư (tại Quyết định số 593/QĐ-CT ngày 10/3/2021 của UBND tỉnh). Hiện tại, đang chuẩn bị trình thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

1.3. Dự án: Đầu tư xe truyền hình lưu động chuẩn HD.

1.3.1. Quy mô đầu tư:

Đầu tư mới xe và hệ thống thiết bị xe truyền hình lưu động theo chuẩn HD với quy mô như sau:

- Hệ thống 05 camera có dây và hệ thống 01 camera không dây chuẩn HD.

- Hệ thống thiết bị Video chuẩn HD.

- Hệ thống thiết bị xử lý, phân chia tín hiệu chuẩn HD.

- Hệ thống thiết bị hiển thị, kiểm tra và đồng bộ tín hiệu chuẩn HD.

- Hệ thống thiết bị Audio.

- Hệ thống Intercom

- Phụ kiện lắp đặt, kết nối hệ thống thiết bị.

- Xe và thùng xe.

- Chi phí vận chuyển, lắp đặt và đào tạo chuyển giao công nghệ.

1.3.2. Dự kiến tổng mức đầu tư: 45.000 triệu đồng.

1.3.3. Nguồn vốn đầu tư: Nguồn sự nghiệp ngân sách nhà nước tỉnh (nguồn tăng thu, tiết kiệm chi).

1.3.4. Kế hoạch thực hiện: Ngay sau khi UBND tỉnh ban hành định mức xe ô tô chuyên dùng trên địa bàn tỉnh.

1.4. Dự án: Đầu tư xây dựng hệ thống truyền hình OTT nền tảng phát sóng trên internet và hệ thống truyền hình trực tuyến theo chuẩn Full HD:

1.4.1. Quy mô đầu tư:

Xây dựng hệ thống truyền hình OTT nền tảng phát sóng trên internet và hệ thống truyền hình trực tuyến theo chuẩn Full HD: web vptvgo.vn và app trên điện thoại (gồm hệ thống các thiết bị sever, thiết bị mã hóa video chuyên dụng chuẩn HD, lưu trữ, swich, nâng cấp đường truyền Internet, hệ thống mạng, phần mềm...)

1.4.2. Dự kiến tổng mức đầu tư: 6.000 triệu đồng.

1.4.3. Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

1.4.4. Kế hoạch thực hiện: Năm 2022.

1.5. Dự án: Đầu tư xây dựng trung tâm lưu trữ tư liệu

1.5.1. Quy mô đầu tư:

+ Thiết bị ingest/transcode tín hiệu đầu vào

+ Hệ thống chuyển mạch định tuyến và xử lý tín hiệu

+ Hệ thống monitor tín hiệu vào/ ra

+ Hệ thống mạng Lan phụ trợ

+ Hệ thống lưu trữ và quản lý băng từ LTO7 1.5 PB. Có module tích hợp quản lý từ hệ thống MAM của đài.

1.5.2. Dự kiến tổng mức đầu tư: 30.000 triệu đồng.

1.5.3. Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

1.5.4. Kế hoạch thực hiện: Năm 2023-2024.

2. Giai đoạn 2025-2030

Xây dựng, đề xuất chủ trương thực hiện các dự án đầu tư nâng cấp, bổ sung hệ thống trang thiết bị phục vụ sản xuất, phát sóng chương trình truyền hình theo chuẩn HD 1080, nhằm nâng cấp, bổ sung thay thế các trang thiết bị cũ đã được đầu tư từ năm 2015 trở về trước để đảm bảo tính tương thích, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, phù hợp với định dạng sản xuất, phát sóng và xu thế phát triển chung của các Đài PT-TH trong cả nước.

- Kinh phí, nguồn vốn và lộ trình thực hiện sẽ được xây dựng và đề xuất cụ thể theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.

IV. DỰ TOÁN KINH PHÍ VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

1. Kinh phí và nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2021-2025

1.1. Dự kiến kinh phí thực hiện: 796.000 triệu đồng.

Trong đó:

- Kinh phí đầu tư xây dựng và thiết bị xây lắp: 400.000 triệu đồng.

- Kinh phí đầu tư trang thiết bị kỹ thuật: 396.000 triệu đồng.

1.2. Nguồn vốn đầu tư:

- 45.000 triệu đồng từ nguồn sự nghiệp ngân sách nhà nước tỉnh (nguồn tăng thu, tiết kiệm chi).

- 751.000 triệu đồng từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Dự toán Kinh phí và nguồn vốn thực hiện

STT

DỰ ÁN

SỐ TIỀN (Triệu đồng)

NGUỒN VỐN

THỜI GIAN THỰC HIỆN

1

Dự án: Đầu tư xây dựng mới trụ sở Đài PT-TH Vĩnh Phúc

700.000

Đầu tư công trung hạn 2021-2025

 

1.1

Giai đoạn 1: Đầu tư xây dựng và thiết bị xây lắp

400.000

Đầu tư công trung hạn 2021-2025

2022-2023

1.2

Giai đoạn 2: Đầu tư hệ thống trang thiết bị kỹ thuật cho các trường quay, phòng studio phát thanh, văn nghệ

300.000

Đầu tư công trung hạn 2021-2025

2022-2025

2

Dự án: Đầu tư hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phục vụ sản xuất và phát sóng phát thanh.

15.000

Đầu tư công trung hạn 2021-2025

2021-2022

3

Dự án: Đầu tư xe truyền hình lưu động chuẩn HD.

45.000

Nguồn sự nghiệp ngân sách tỉnh

Sau khi UBND tỉnh ban hành định mức xe ô tô chuyên dùng

4

Dự án: Đầu tư xây dựng hệ thống truyền hình OTT nền tảng phát sóng trên internet và hệ thống truyền hình trực tuyến theo chuẩn Full HD.

6.000

Đầu tư công trung hạn 2021-2025

2022

5

Dự án: Đầu tư xây dựng trung tâm lưu trữ tư liệu.

30.000

Đầu tư công trung hạn 2021-2025

2023-2024

 

Tổng cộng:

796.000

 

 

2. Kinh phí và nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2025-2030

- Kinh phí và nguồn vốn thực hiện sẽ được xây dựng và đề xuất cụ thể theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.

V. TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ

1. Khái quát tính khả thi

Đề án “Phát triển sự nghiệp Phát thanh, Truyền hình Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030” được xây dựng dựa trên nhu cầu, nhiệm vụ thực tế hiện nay của Đài định hướng phát triển của ngành phát thanh, truyền hình Việt Nam nên có tính thực tiễn rất cao.

Khi được triển khai thực hiện, Đề án sẽ giúp Đài PT-TH Vĩnh Phúc phát triển trở thành cơ quan Báo chí chủ lực của tỉnh có đủ năng lực về Tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và hệ thống trang thiết bị kỹ thuật đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng các chương trình, hội nhập, cạnh tranh và phát triển nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh tới các tầng lớp Nhân dân; đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của Nhân dân, phù hợp với Quy hoạch phát triển báo chí phát thanh, truyền hình.

2. Hiệu quả

2.1. Tổ chức và sắp xếp lại Đài PT-TH tỉnh theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, hoạt động hiệu quả góp phần nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cho cán bộ quản lý, viên chức, lao động của Đài đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền trong tình hình mới. Thực hiện đúng yêu cầu về sắp xếp tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế theo quy định của Trung ương và Đề án 01 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

2.2. Góp phần nâng cao chất lượng nội dung, hình thức thể hiện và làm phong phú thêm các chương trình Phát thanh, Truyền hình và Trang thông tin điện tử; quảng bá các chương trình, hình ảnh đất và người Vĩnh Phúc ra các địa phương trong nước và một số nước trong khu vực.

2.3. Các dự án được đầu tư trong Đề án sẽ đảm bảo cho Đài có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và hệ thống trang thiết bị kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, thng nht về công nghệ (số) và tiêu chuẩn (HD1080) đáp ứng yêu cầu công nghệ số thông minh, đa nền tảng đáp ứng các yêu cầu:

- Giải quyết được nhu cầu cơ bản về thiết bị, cơ sở vật chất của Đài PT-TH Vĩnh Phúc, đáp ứng đầy đủ năng lực sản xuất và phát sóng kênh truyền hình Vĩnh Phúc theo tiêu chuẩn truyền hình HD 1080 cho hiện nay và các năm tiếp theo.

- Các hạng mục đầu tư được lập phù hợp với chủ trương số hóa phát thanh, truyền hình của Chính phủ; phù hợp với xu thế phát triển về kỹ thuật và công nghệ của ngành truyền hình trên thế giới và các Đài PT-TH hình trong nước. Sự lựa chọn thiết bị và công nghệ có tính đến sự tương thích với hệ thống trang thiết bị hiện có của Đài và sự phát triển trong tương lai. Do đó tận dụng được các trang thiết bị hiện có và tránh được sự lạc hậu khi công nghệ phát triển.

- Đảm bảo an toàn trong thực hiện sản xuất, phát sóng và tăng tính hiệu quả trong việc truyền tải thông tin; lưu trữ dữ liệu thông tin lâu dài; tạo điều kiện cho việc tác nghiệp kỹ thuật một cách nhanh nhất để sớm đưa thông tin tới người xem, tránh được tình trạng đưa tin thiếu tính thời sự vì nguyên nhân kỹ thuật.

- Là tiền đề để thực hiện nâng cao chất lượng nội dung chương trình, nâng cao chất lượng phát sóng với âm thanh, hình ảnh rõ, sắc nét hơn, trung thực hơn (ở độ phân giải HD) nhằm thu hút người xem truyền hình, đảm bảo người xem được xem chương trình truyền hình của địa phương với chất lượng cao hơn, qua đó nâng cao hiệu quả tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của địa phương đến với mọi người dân; góp phần thúc đẩy phát triển Kinh tế - Xã hội, đảm bảo Quốc phòng - An ninh và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

- Tăng cường cơ hội trao đổi trao đổi thông tin, hợp tác sản xuất, khai thác chương trình giữa Đài Phát PT-TH Vĩnh Phúc với các Đài trong khu vực và trong nước, trên cơ sở tiếp phát sóng truyền hình trực tiếp và khai thác sử dụng tư liệu để phát sóng lại trên địa bàn các tỉnh, qua đó góp phần mở rộng diện phủ sóng và hiệu quả tuyên truyền, quảng bá của kênh truyền hình Vĩnh Phúc.

- Đảm bảo Đài PT-TH Vĩnh Phúc có đủ năng lực, điều kiện để cạnh tranh trong lĩnh vực thu hút tài trợ, quảng cáo để tăng nguồn thu từ dịch vụ này, góp phần đảm bảo một phần kinh phí tái đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư của các dự án, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát sóng và nâng cao năng lực hoạt động của Đài. Đồng thời đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng thông tin, quảng bá hình ảnh, giới thiệu tiềm năng du lịch, thế mạnh cũng như những thành tựu kinh tế - xã hội, hình ảnh quê hương, con người Vĩnh Phúc đến các tỉnh bạn và mọi đối tượng thính giả, khán giả, độc giả, nhằm thu hút đầu tư, mở rộng giao lưu văn hóa, thúc đẩy hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.4. Đề án được thực hiện sẽ kết nối liên thông giữa Đài với Cổng thông tin của các sở, ban, ngành tỉnh rút ngắn thời gian xử lý công việc, đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ quan điện tử của Đài cũng như yêu cầu về Chính phủ điện tử của tỉnh Vĩnh Phúc.

3. Kết luận

Đề án “Phát triển sự nghiệp Phát thanh, Truyền hình Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030” được xây dựng nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động và phát triển của Đài PT-TH Vĩnh Phúc theo quy hoạch phát triển báo chí Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 của Chính phủ.

 Việc triển khai thực hiện Đề án sẽ đưa Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Phúc vươn lên đáp ứng vai trò của một cơ quan báo chí chủ lực, có đủ năng lực về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và hệ thống trang thiết bị kỹ thuật đồng bộ, hiện đại (công nghệ số chuẩn HD) đảm bảo yêu cầu thực hiện sản xuất, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình chất lượng cao (phong phú, đa dạng về nội dung, hấp dẫn về hình thức thể hiện), đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của tỉnh và phục vụ nhu cầu hưởng thụ thông tin, giải trí ngày càng cao của Nhân dân trong và ngoài tỉnh; đồng thời có ảnh hưởng tích cực tới các tỉnh trong khu vực và cả nước như mục tiêu Đề án đề ra; tạo điều kiện thuận lợi tăng nguồn thu từ dịch vụ quảng cáo để tái đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của Đài.

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

Đề án sẽ được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.

Thực hiện theo Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020; Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 24/3/2011 của Chính phủ về việc phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020; Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025; Quy hoạch phát triển ngành Báo chí, Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông

Có giải pháp bổ sung thêm tần số cho các doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng để sau khi thực hiện số hóa có đủ tần số cho các Đài địa phương trong đó có Đài PT-TH Vĩnh Phúc để thực hiện chuyển đổi định dạng truyền dẫn phát sóng số từ SD (Standard Definition - Độ phân giải tiêu chuẩn) sang HD (High Definition - độ phân giải cao).

2. Đề nghị Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam

Tiếp tục phối hợp, giúp đỡ Đài PT-TH Vĩnh Phúc thực hiện các nội dung tuyên truyền, giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ.

3. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Tuyên truyền, quán triệt công tác triển khai Đề án đến các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể liên quan. Thông tin tuyên truyền về tính ưu việt và xu thế tất yếu của việc chuyển đổi số hóa, chính phủ số và chuyển đổi định dạng truyền dẫn phát sóng.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với Đài PT-TH tỉnh, Sở Tài chính và các sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh về việc cụ thể hóa các cơ chế chính sách đối với báo chí phát thanh, truyền hình; Trang thông tin điện tử, việc xây dựng, phê duyệt, ban hành định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá về sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình theo Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT ngày 20/4/2018 và Thông tư số 09/2020/TT-BTTTT ngày 24/4/2020 của Bộ Thông tin & Truyền thông để làm căn cứ đặt hàng, hướng tới tự chủ kinh phí chi thường xuyên.

- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu với tỉnh cấp chỉ tiêu và ngân sách cho Đài tham gia các dự án đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh.

- Phối hợp Sở Khoa học - Công nghệ tham mưu UBND tỉnh về định hướng thiết bị công nghệ phát thanh, truyền hình theo hướng số hóa.

- Chủ trì và phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các hoạt động của các Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao cấp huyện, thành phố đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên cơ sở bám sát các nhiệm vụ chính trị, định hướng của địa phương và nhiệm vụ phối hợp sản xuất, cung cấp chương trình để phát sóng trên Đài PT-TH Vĩnh Phúc.

5. Sở Nội vụ

Phối hợp với Đài PT-TH Vĩnh Phúc thẩm định Đề án vị trí việc làm trình UBND tỉnh Quyết định phê duyệt. Trên cơ sở Đề án vị trí việc làm được phê duyệt bố trí, sắp xếp số lượng người làm việc theo đúng vị trí được làm được phê duyệt.

6. Sở Xây dựng

- Tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện các dự án về đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng trụ sở Đài và các nội dung của đề án thuộc thẩm quyền.

- Hướng dẫn Đài PT-TH Vĩnh Phúc thực hiện đúng quy trình, thủ tục đầu tư và xây dựng cơ bản trong nội dung của đề án theo quy định của Nhà nước.

7. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư thực hiện Đề án theo lộ trình hàng năm, theo giai đoạn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2025 và 2025-2030.

8. Sở Tài chính

Tham mưu UBND bố trí nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước (lộ trình tự chủ theo quy định), tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư thực hiện Đề án theo lộ trình hàng năm, theo giai đoạn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2025 và 2025-2030.

9. Sở Tài nguyên và Môi trường

Tham mưu UBND tỉnh trong việc sử dụng quỹ đất để thực hiện đầu tư, xây dựng mới trụ sở Đài PT-TH Vĩnh Phúc.

10. Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài PT-TH Vĩnh Phúc và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh tiêu chí đầu tư thiết bị công nghệ giai đoạn 2021-2025 và 2025-2030.

11. Các sở, ban, ngành

Phối hợp với Đài PT-TH Vĩnh Phúc tham mưu với UBND tỉnh sản xuất, phát sóng các chương trình giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn hóa, văn nghệ, thể thao… đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí của Nhân dân.

12. UBND các huyện, thành phố

Đề nghị UBND các huyện, thành phố đầu tư trang thiết bị cho các Đài truyền thanh cấp huyện, thành phố hiện đại, đồng bộ theo lộ trình số hóa của Chính phủ, phối hợp tuyên truyền, tiếp sóng các chương trình phát thanh của Đài tỉnh hằng ngày.

13. Đài PT-TH Vĩnh Phúc

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan Trung ương, tỉnh, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án.

- Định kỳ 6 tháng và hằng năm tổng hợp tình hình thực hiện Đề án báo cáo UBND tỉnh để kịp thời tổ chức chỉ đạo thực hiện./.

 


PHỤ LỤC 1:

BẢNG THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT PHỤC VỤ SẢN XUẤT, PHÁT SÓNG PHÁT THANH

STT

TÊN THIẾT BỊ

KÝ, MÃ HIỆU

HÃNG SẢN XUẤT

ĐƠN VỊ TÍNH

SỐ LƯỢNG

NĂM ĐẦU TƯ

HIỆN TRẠNG

PHÂN BỔ CÁC PHÒNG BAN

I

Hệ thống thiết bị ghi, thu, biên tập chương trình

 

 

 

 

 

 

 

1

Mixer 12 đường vào

AIRLAB.mk2

 

Bộ

1

2007

Hỏng 6 đường

Phòng kỹ thuật

2

Bộ máy ghi thuZ400 Workstation,Màn hình Sing PC; Loa kiểm thính; Phần mềm Adobe Audition 3.0

CPU HP Z400

HP

Bộ

1

2011

Đang khai thác sử dụng

Phòng kỹ thuật

3

Bộ máy biên tập: FPT.Elead; Màn hình HP; Loa kiểm thính; Phần mềm Adobe Audition 3.0

Elead

FPT/ VN

Bộ

1

2012

Đang khai thác sử dụng

Phòng kỹ thuật

4

Bộ máy biên tập: Sing PC; Màn hình HP; Loa kiểm thính; Phần mềm Adobe Audition 3.0

SingPC

VN

Bộ

1

2014

Đang khai thác sử dụng

Phòng kỹ thuật

II

Hệ thống thiết bị truyền dẫn phát sóng

 

 

 

 

 

 

 

1

Bộ máy phát sóng: Z440; Màn hình FPT.Lead; Loa kiểm thính; Phần mềm phát sóng tự động D&R IRCAST 5.2

CPU HP Z440

HP

Bộ

1

2014

Đang khai thác sử dụng

Phòng kỹ thuật

2

Mixer phát sóng 12 đường

EPM 12

 

Bộ

1

2014

Đang khai thác sử dụng

Phòng kỹ thuật

III

Hệ thống máy phát FM

 

 

 

 

 

 

 

1

Máy phát FM - EMICO - Công suất 2KW- Tần số 90,7 MHz

EMICO

VN

HT

1

1997

Đã hỏng và không còn khả năng sửa chữa, khai thác sử dụng.

Phòng kỹ thuật

2

Máy phát FM - DB BROADCAST - Công suất 5KW - Tần số 100,7MHz

DB BROADCAST

 

HT

1

2007

Hiện tại 3/5 khối công suất bị hỏng nặng, 2 khối công suất còn lại đã báo lỗi; bộ cộng công suất cháy 02 điện trở cân bằng, không có khả năng sửa chữa do không có linh kiện thay thế.Không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và công suất phát sóng

Phòng kỹ thuật

3

Máy phát thanh FM 4Kw - DIGITAL BROADCAST - MOZART 30W FM Transmitter (thuê của công ty Alpha

DIGITAL BROADCAST - MOZART

 

HT

1

2015

Máy FM cũ (thuê của công ty TNHH truyền thông Alpha từ tháng 01/2020).

Đang thực hiện phát sóng phát thanh hàng ngày.

Phòng kỹ thuật

IV

Các thiết bị khác

 

 

 

 

 

 

 

1

Anten, Feder, chống sét, tiếp đất

 

 

HT

1

2007

Vẫn đang khai thác sử dụng

Phòng kỹ thuật

2

Ổn áp LIOA 3Kw, Biến áp cách ly EREMI 60Kva

 

 

HT

1

2007

Vẫn đang khai thác sử dụng

Phòng kỹ thuật

3

Cột tháp Anten tự đứng 100m

 

 

HT

1

1997

Vẫn đang khai thác sử dụng

Phòng kỹ thuật

 

PHỤ LỤC 2:

BẢNG THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT  PHỤC VỤ SẢN XUẤT, PHÁT SÓNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

STT

TÊN THIẾT BỊ

KÝ, MÃ HIỆU

HÃNG SẢN XUẤT

ĐƠN VỊ TÍNH

SỐ LƯỢNG

NĂM ĐẦU TƯ

HIỆN TRẠNG

PHÂN BỔ CÁC PHÒNG BAN

I

Camera ghi hình lưu động cầm tay/vác vai

 

 

1

Camera lưu động ghi thẻ nhớ định dạng SD/HD, loại vác vai cơ động kèm phụ kiện

AG-HPX302EN

Panasonic

Bộ

3

2009

01 chiếc hoạt động; 02 chiếc hỏng không có vật tư thay thế

- Chuyên đề: 01

2

Camera lưu động ghi thẻ nhớ định dạng SD/HD, loại vác vai kèm phụ kiện

AG-HPX502EN

Panasonic

Bộ

3

2011

Đang khai thác sử dụng và đáp ứng chuyển đổi sang định dạng HD

- Kỹ thuật (2 chiếc lắp cho 2 phòng ghi hình, 1 chiếc quay điểm báo và hỗ trợ làm truyền hình trực tiếp)

3

Camera lưu động ghi thẻ nhớ định dạng SD/HD, loại cầm tay kèm phụ kiện

PMW-200

Sony

Bộ

12

2013

Đang khai thác sử dụng và đáp ứng chuyển đổi sang định dạng HD

- Thời sự: 8 chiếc
- Sản xuất phim: 02 chiếc
- Chuyên đề: 01 chiếc
- Văn nghệ: 01 chiếc

4

Camera ghi hình sử dụng thẻ cầm tay định dạng SD/HD (Handheld Camcorder) và phụ kiện kèm theo

PXW-X200

Sony

Bộ

10

2017

Đang khai thác sử dụng và đáp ứng chuyển đổi sang định dạng HD

- Thời sự: 3 chiếc
- Sản xuất phim: 1 chiếc
- Chuyên đề: 2 chiếc
- Văn nghệ: 1 chiếc
- Thư ký biên tập: 2 chiếc
- Quảng cáo: 1 chiếc

5

Camera ghi hình sử dụng thẻ vác vai định dạng SD/HD chất lượng cao và phụ kiện kèm theo

PXW-X400

Sony

Bộ

1

2

2017

2020

Đang khai thác sử dụng và đáp ứng chuyển đổi sang định dạng HD

- Thời sự: 3 chiếc

II

Hệ thống camera trường quay

 

 

1

Hệ thống camera trường quay loại SD/HD (SD/HD Studio camera system)

AK-HC3800GS

Panasonic

Bộ

2

2017

Đang khai thác sử dụng và đáp ứng chuyển đổi sang định dạng HD

Phòng kỹ thuật (lắp đặt tại trường quay thời sự)

III

Hệ thống thiết bị trường quay

 

 

1

Hệ thống intercom cho trường quay

 

Clearcom

HT

1

2011

Được lắp đặt, kết nối với hệ thống trường quay mới

Phòng kỹ thuật (lắp đặt tại trường quay thời sự)

2

Video Mixer tiêu chuẩn SD/HD

DFS-900M

Sony

Bộ

1

2011

Đang khai thác sử dụng tại phòng ghi hình

3

Các thiết bị trường quay khác

 

 

HT

1

2011

Được lắp đặt, kết nối với hệ thống trường quay mới

4

HT âm thanh cho trường quay

 

 

Bộ

1

2011

Khai thác sử dụng tại phòng ghi hình

5

Mixer hình chuẩn SD/HD, 32 đầu vào SDI (SD/HD), 2M/E và phụ kiện

MVS-3000A + MKS-6570 + MKS-6550

Sony

Bộ

1

2017

Khai thác sử dụng tại trường quay mới

6

Các thiết bị trường quay khác

 

 

HT

1

2017

Khai thác sử dụng tại trường quay mới

7

Bộ nhắc lời, màn hình 17 inch, gắn trên camera kèm gá ống kính loại bayonet, bao gồm phần mềm nhắc lời, điều khiển tốc độ chữ.

OCU-PSP17MWAPP + SW-QPROSE + MT-CW + CON-MB/USB

Autocue

Bộ

2

2017

Khai thác sử dụng tại trường quay mới

IV

Xe truyền hình lưu động theo tiêu chuẩn SD

 

 

1

Hệ thống camera trường quay tiêu chuẩn SD, khuôn hình 4:3/16:9

SK-900

Hitachi

Bộ

2

2009

- Hệ thống thiết bị xuống cấp, thường xuyên phải sửa chữa

- Chỉ sử dụng được ở chuẩn định dạng SD, khuôn hình 4:3

 Phòng Kỹ thuật quản lý và khai thác sử dụng

2

Hệ thống camera trường quay tiêu chuẩn SD, khuôn hình 4:3

DXC-D55PL

Sony

Bộ

3

2009

3

Video Mixer tiêu chuẩn SD/HD

DFS-800

Sony

Bộ

1

2009

4

Bộ làm chậm tiêu chuẩn SD

XT[2]

EVS

Bộ

1

2009

- Hệ thống thiết bị xuống cấp, thường xuyên phải sửa chữa

- Chỉ sử dụng được ở chuẩn định dạng SD, khuôn hình 4:3

5

Hệ thống audio

 

 

HT

1

6

Hệ thống liên lạc Intercom

 

Clearcom

HT

1

7

Hệ thống phát filer

 

 

HT

1

2017

Bổ sung để thực hiện phát filer; chuyển đổi khuôn hình từ 4:3 sang 16:9; thực hiện các cảnh quay trên cao;

8

Thiết bị thu phát quang 70 km

 

 

HT

1

9

Bộ chuyển đổi tín hiệu

 

 

Bộ

1

10

Hệ thống Flycam

 

 

HT

1

V

Bộ dựng phi tuyến

 

 

1

Bộ dựng phi tuyến theo tiêu chuẩn SD

 

Bộ

3

2007

Đang khai thác sử dụng. Cấu hình chỉ đáp ứng chuẩn SD

Phòng kỹ thuật

2

Bộ dựng phi tuyến theo tiêu chuẩn SD chất lượng cao

 

bộ

3

2011

Đang khai thác sử dụng. Cấu hình chỉ đáp ứng chuẩn SD

Phòng kỹ thuật

2.1

Máy tính dựng
Cấu hình tối thiểu:
Intel Xeon 3.20GHz (Quad-core), 12MB cache, 1333 MHz memory; Memory: 8GB, 2TB local storage; Windows 7 Pro 64 bit; 2 x màn hình LE-1711

Z800

HP

bộ

3

2.2

Phần cứng video

Axio LE

Matrox

bộ

3

2.3

UPS 3KVA offline

SUA3000i

APC

cái

3

2.4

Monitor audio: Active monitoring system

MSP5 Studio

Yamaha

bộ

3

2.5

Mixer audio

1402-VLZ3

Mackie

cái

3

3

Bộ dựng phi tuyến theo tiêu chuẩn SD

 

Bộ

6

2011

Đang khai thác sử dụng. Cấu hình chỉ đáp ứng chuẩn SD

Phòng kỹ thuật

3.1

Máy tính dựng
Cấu hình tối thiểu:
Intel Xeon processor 2.66 GHz. 8MB cache, 1066 MHz memory, Quad-Core; Memory: 4GB, 2TB local storage; Windows 7 Pro 64 bit; 2 x màn hình LE-1711 (Trung Quốc)

Z400

HP

Bộ

6

3.2

Phần cứng video

RT.X2LE

Matrox

Bộ

6

 

 

 

3.3

UPS 1KVA offline

SUA1000i

APC

Bộ

6

4

Bộ dựng phi tuyến theo tiêu chuẩn SD 

 

Bộ

1

2013

Đang khai thác sử dụng. Cấu hình chỉ đáp ứng chuẩn SD

Phòng kỹ thuật

4.1

Máy tính Workstation

Intel Xeon E5-1620v2 3.7 10M 1866 4C CPU, 12GB DDR3-1866 ECC (3x4GB) RAM;- 500GB 7200 RPM SATA HDD (System storage);- 3 x 3TB 7200 RPM SATA HDD (Data storage);- VGA Card 1Gb;- 16X Chassis;- Win 7 Pro 64 bit OS;.

Z420

HP

Bộ

1

4.2

Màn hình: LED Full HD 21,5" HP
- P/N: D7Q14A4

 

HP

Chiếc

2

4.3

Bộ lưu điện UPS 1KVA
- Công suất danh định: 1000VA/600W
- Tần số nguồn vào: 50Hz (46- 54Hz)

TG1000

Santak

Bộ

1

4.4

Phần mềm dựng phi tuyến

Premiere Pro CS6

Adobe

Gói

1

4.5

Card dựng video

Mojito Max

Matrox

Chiếc

1

5

Bộ dựng phi tuyến chất lượng cao HD 

 

Bộ

2

2017

Đang khai thác sử dụng. Cấu hình đáp ứng chuẩn SD/HD

Phòng kỹ thuật

5.1

Máy tính dựng

Precision Tower 7810

Dell

Bộ

2

 

Bộ xử lý: 2x Intel Xeon Processor E5-2640 v4, 10C, 2.4GHz, 2133MHz, 25MB, 90W

Bộ nhớ: 32GB (4x8GB)

Ổ cứng: 256GB SSD

Ổ lưu trữ trong: 2TB

Cạc màn hình: NVIDIA Quadro M4000 8GB

Windows 10 Pro (64-bit)

 

 

 

 

5.2

Phần mềm dựng phi tuyến chuyên nghiệp Adobe Premiere Pro CC

Premiere Pro CC

Adobe

Bộ

2

5.3

Cạc/box dựng (I/O Editing card/box)

UltraStudio 4K Extreme 3

Blackmagic Design

Bộ

2

5.4

Màn hình LED Backlit 24inch

U2415

Dell

Chiếc

4

5.5

Loa kiểm thính

HS8 //E

Yamaha

Bộ

4

5.6

Mixer tiếng cho bộ dựng

1604VLZ4

Mackie

Bộ

2

5.7

Màn hình kiểm tra video SD/HD với đầu vào HDMI

LMD-2110W

Sony

Bộ

2

5.8

Microphone cho ghi âm

e935 + MZQ 800

Sennheiser

Bộ

2

5.9

UPS 3KVA

HD-3KT

Hyundai

Bộ

2

6

Bộ dựng phi tuyến chất lượng cao HD 

 

bộ

3

2017

Đang khai thác sử dụng. Cấu hình đáp ứng chuẩn SD/HD

Phòng kỹ thuật

6.1

Workstation:- Processor Intel Xeon E5-1680v4 3.40GHz 20MB 2400 8C CPU - System Memory 8GB DDR4-2400 (1x8GB) 1CPU RegRAM- Graphics Card NVIDIA Quadro K2200 4GB - Internal Storage 2 2TB 7200 RPM SATA 2nd Hard Drive

HP Z640

HP

Bộ

3

6.2

Phần mềm dựng phi tuyến chuyên nghiệp

 Premiere pro CS 6

Adoble

Bộ

3

6.3

Cạc dựng (I/O Editing card)

MX02 LE MAX

Matrox

Bộ

3

6.4

Màn hình LED Backlit 24inch

Z24i

HP

Chiếc

3

6.5

Loa kiểm thính

MSP5

Yamaha

Chiếc

6

6.6

Mixer tiếng cho bộ dựng

1604VLZ4

 

Bộ

3

6.7

Bàn phím hỗ trợ phần mềm dựng phi tuyến

Nero Slim Line

Logickeyboard

Chiếc

3

6.8

Màn hình kiểm tra video SD/HD với đầu vào HDMI.

LMD-1510W

Sony

Chiếc

3

6.9

Microphone cho ghi âm

E 935+MZQ800

Sennheiser

Chiếc

3

6.10

Bộ cấp nguồn liên tục ( UPS)

 

Maruson

Chiếc

3

VI

Hệ thống lưu trữ

 

 

1

Bộ lưu trữ 24TB

SASBeast

Nexsan

Bộ

1

2011

Đang khai thác sử dụng

Phòng kỹ thuật

2

Hệ thống lưu trữ 24TB

- Processor: Intel Xeon Quad

- Core- Memory: 8GB DDR3 ECC RAM

- Drive connectivity: 6Gb/s SAS* Kèm theo 12 ổ cứng dung lượng 2TB

EonNAS 3012T

Infortrend

HT

1

2013

3

Bộ lưu trữ 48TB kết nối cáp quang tốc độ 16Gbps

E60P
(E60PF2J80N/4)

Nexans

Bộ

1

2017

V

Hệ thống phát sóng tự động

 

 

1

Hệ thống phát sóng tự động theo tiêu chuẩn SD

Playbox 

HT 

2011

Đang khai thác sử dụng. Cấu hình chỉ đáp ứng chuẩn SD

Phòng kỹ thuật

 

Máy chủ phát sóng tự động cấu hình dự phòng 1:1, gồm:

Playbox 

 

Bộ

2

Phần cứng máy tính với bộ lưu trữ cục bộ 5TB

Playbox

 

Bộ

2

Phần mềm phát sóng tự động

Airbox

 

Bộ

2

Phần mềm trôi chữ và đồ họa

Title box

 

Bộ

2

Phần mềm ingest dữ liệu

Capture box

 

Bộ

2

Phần mềm quản lý chuyển đổi tín hiệu dự phòng

Airbox backup

 

Bộ

2

Phần mềm lập lịch phát sóng

Listbox

 

Bộ

2

Phần mềm quản lý dữ liệu

Safebox

 

Bộ

2

2

Hệ thống lập lịch phát sóng

 

HT

1

2011

Đang khai thác sử dụng. Cấu hình chỉ đáp ứng chuẩn SD

 

Phòng kỹ thuật

 

 

Phần cứng máy tính
Cấu hình tối thiểu:
Windows7OS, Intel® core ® i3-530 2.93 4MB/1333 DC CPU, Intel ® 3450 Chipset 320GB HDD, 19 inch LCD LE1901w (Trung Quốc), DVDRW, 3GB RAM

Z200

HP

bộ

1

Phần mềm lập lịch phát sóng

Listbox

Playbox

bộ

1

Phần mềm quản lý dữ liệu

Databox

Playbox

bộ

1

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2328/QĐ-UBND ngày 25/08/2021 về Đề án “Phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền hình Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.231

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.190.135
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!