ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 72/KH-UBND
|
Hậu Giang, ngày 28
tháng 4 năm 2022
|
KẾ
HOẠCH
XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ, ĐÔ THỊ THÔNG
MINH VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH HẬU GIANG NĂM 2022
I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH
- Nghị quyết số
52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính
sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
- Luật Công nghệ thông
tin;
- Luật Giao dịch điện tử;
- Luật An toàn thông
tin mạng;
- Nghị định số
64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Nghị định số 61/2018/NĐ-CP
ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa
liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
- Nghị quyết số
17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp
trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến
2025;
- Nghị quyết số
50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động
thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW;
- Quyết định số
749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương
trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
- Quyết định số
942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược
phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định
hướng đến năm 2030;
- Quyết định số
27/QĐ-UBQGCĐS ngày 15 tháng 3 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi
số về việc ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm
2022;
- Quyết định số
2323/QĐ-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0;
- Quyết định số
186/QĐ-BTTTT ngày 11 tháng 02 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
về việc phê duyệt Chương trình thúc đẩy và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục
vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số;
- Công văn số
3570/BTTTT-THH ngày 16 tháng 9 năm 2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc
hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch phát triển Chính phủ số,
Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng năm 2022;
- Chương trình số
257-CTr/TU ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang về việc
thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ
trương, chính sách thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
- Nghị quyết số
02/NQ-TU ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang
(khóa XIV) về xây dựng Chính quyền điện tử và chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang giai
đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
- Kế hoạch số 196-KH/TU
ngày 10 tháng 6 năm 2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang về việc triển khai
thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường phối
hợp triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh mạng;
- Nghị quyết số
25/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang
về việc thông qua Đề án xây dựng Chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh
Hậu Giang giai đoạn 2020 - 2025;
- Nghị quyết số
51/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang về chủ
trương đầu tư Dự án xây dựng Chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Hậu
Giang giai đoạn 2021 - 2025;
- Nghị quyết số
17/NQ-HĐND ngày 11 tháng 5 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 51/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm
2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Chính quyền
điện tử và đô thị thông minh tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025;
- Quyết định số
2504/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang về việc
phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hậu Giang, phiên bản 2.0;
- Kế hoạch số
523/KH-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2020 của UBND tỉnh Hậu Giang thực hiện Chương
trình số 257-CTr/TU ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc
thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ
trương, chính sách thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
- Kế hoạch số
78/KH-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Hậu Giang về xây dựng Chính
quyền điện tử, đô thị thông minh và chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025;
- Kế hoạch số
220/KH-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh về chuyển đổi IPv6 cho các
cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2022 - 2023.
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ, ĐÔ THỊ THÔNG MINH VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH
HẬU GIANG NĂM 2021
1. Kết quả đạt được
Năm 2021, tỉnh đã cơ bản
hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày
09/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về xây dựng Chính quyền điện tử,
đô thị thông minh và chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang năm 2021, cụ thể như sau:
a) Xây dựng và hoàn
thiện chủ trương, chính sách, quy định pháp lý
(1) Nghị quyết số
17/NQ-HĐND ngày 11/5/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị quyết số 51/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 về chủ trương đầu tư Dự
án xây dựng Chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Hậu Giang giai đoạn
2021 - 2025.
(2) Nghị quyết số
14/2021/NQ-HĐND ngày 14/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang quy định mức
chi hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức phụ trách CNTT trong các cơ
quan, đơn vị, địa phương thuộc tỉnh Hậu Giang.
(3) Kế hoạch số
78/KH-UBND ngày 27/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về xây dựng Chính
quyền điện tử, đô thị thông minh và chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021
- 2025.
(4) Kế hoạch số
83/KH-UBND ngày 29/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về chuyển đổi IPv6
cho các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2023.
(5) Kế hoạch số
109/KH-UBND ngày 01/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang triển khai nhiệm
vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao năm 2021 theo Văn bản số 1250/VPCP-KSTT
ngày 25/02/2021 của Văn phòng Chính phủ.
(6) Kế hoạch số
116/KH-UBND ngày 09/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về xây dựng Chính
quyền điện tử, đô thị thông minh và chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang năm 2021.
(7) Kế hoạch số
120/KH-UBND ngày 18/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về triển khai
cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trên địa bàn tỉnh
Hậu Giang năm 2021.
(8) Kế hoạch số
182/KH-UBND ngày 20/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc phát triển
doanh nghiệp công nghệ số tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến
năm 2030.
(9) Kế hoạch số
183/KH-UBND ngày 29/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang.
(10) Kế hoạch số
206/KH-UBND ngày 09/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang triển khai một số
nội dung theo kết luận Hội nghị quán triệt một số nội dung về tiêm chủng vắc
xin phòng COVID-19 và giải pháp xác thực, liên thông dữ liệu tiêm chủng với dữ
liệu quốc gia về dân cư.
(11) Kế hoạch số
211/KH-UBND ngày 17/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc hỗ trợ
đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển
kinh tế số nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021 - 2023 trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang.
(12) Kế hoạch số
220/KH-UBND ngày 24/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về chuyển đổi
IPv6 cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2022 -
2023.
(13) Quyết định số
1073/QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ngày 16/6/2021 ban
hành Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh Hậu
Giang.
(14) Quyết định số
1226/QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ngày 29/6/2021 về ban
hành Mã định danh điện tử của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
(15) Quyết định số
1822/QĐ-UBND ngày 27/9/2021 phê duyệt danh sách dịch vụ công đủ điều kiện lên
trực tuyến mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công tỉnh Hậu Giang.
(16) Quyết định số
08/QĐ-BCĐ ngày 18/3/2021 của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử, cải cách
hành chính và chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang về việc ban hành Quy chế hoạt động của
Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử, cải cách hành chính và chuyển đổi số
tỉnh Hậu Giang.
(17) Quyết định số
09/QĐ-BCĐ ngày 18/3/2021 của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử, cải cách
hành chính và chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang về việc thành lập Tổ Công tác giúp
việc cho Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử, cải cách hành chính và chuyển
đổi số tỉnh Hậu Giang.
(18) Quyết định số
137/QĐ-BCĐ ngày 11/10/2021 của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử, cải
cách hành chính và chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang về việc kiện toàn Tổ Công tác
giúp việc cho Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử, cải cách hành chính và
chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang.
b) Kết quả thực hiện
các mục tiêu tổng quát trong Kế hoạch
STT
|
Mục
tiêu tổng quát
|
Kết
quả thực hiện
|
1
|
Trang bị, nâng cấp hạ
tầng công nghệ thông tin các cơ quan nhà nước, đảm bảo hạ tầng công nghệ
thông tin đáp ứng việc triển khai các ứng dụng dùng chung của tỉnh, các ứng dụng
chuyên ngành của các cơ quan, tổ chức.
|
Đã hoàn thành dự án
và bàn giao thiết bị cho các đơn vị sử dụng
|
2
|
Hoàn thiện các nền tảng,
hệ thống thông tin, phần mềm dùng chung của tỉnh để nâng cao hiệu quả sử dụng,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả xử lý công việc của các cơ quan nhà nước, hướng tới
xây dựng Chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số.
|
Đã thuê dịch vụ hạ tầng
đám mây phục vụ các ứng dụng của tỉnh
|
3
|
Đảm bảo an toàn thông
tin, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin của
tỉnh theo mô hình 4 lớp.
|
- Đã triển khai mô
hình 4 lớp
- Đã triển khai hệ thống
giám sát an toàn thông tin (SOC)
|
4
|
Đào tạo nguồn nhân lực
triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn, an
ninh mạng.
|
Đã tổ chức các khóa
đào tạo, tập huấn về chính quyền điện tử, chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng
cho đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách CNTT của tỉnh
|
c) Kết quả thực hiện
các mục tiêu cụ thể trong Kế hoạch
STT
|
Mục
tiêu cụ thể
|
Kết
quả thực hiện
|
|
Hoàn thiện Chính quyền
điện tử, phát triển Chính quyền số, chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước
lên môi trường số
|
1
|
100% dịch vụ công được
đưa lên trực tuyến mức độ 3, 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập
khác nhau, bao gồm thiết bị di động.
|
100% dịch vụ công đủ
điều kiện lên mức độ 4 (1218 dịch vụ) đã được cung cấp trên Cổng DVC của Tỉnh
|
2
|
100% cơ quan nhà nước
trên địa bàn tỉnh sử dụng phần mềm quản lý văn bản và được kết nối, liên
thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử;
100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định
của pháp luật) dưới dạng điện tử có ký số được luân chuyển trên phần mềm quản
lý văn bản của tỉnh.
|
- 100% cơ quan sử dụng
phần mềm, có kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia.
- 100% văn bản trao đổi
hoàn toàn dưới dạng điện tử có ký số, được lưu chuyển trên hệ thống quản lý
văn bản.
|
3
|
90% hồ sơ công việc tại
cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp cơ
sở được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật
nhà nước).
|
Đã
hoàn thành
|
4
|
100% báo cáo định kỳ,
báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành
của Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh được thực hiện qua hệ thống báo
cáo của Tỉnh.
|
Đã
hoàn thành
|
5
|
100% báo cáo Chính phủ
định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận qua Hệ thống thông tin báo
cáo quốc gia.
|
Đã
hoàn thành
|
6
|
Triển khai hệ thống
trợ lý ảo trong giải đáp các thủ tục hành chính
|
Đã triển khai Tổng
đài giải đáp tự động thủ tục hành chính (trợ lý ảo) tại đầu số 1900 86.68.95
|
|
Phát triển xã hội số,
xây dựng đô thị thông minh
|
7
|
Các hệ thống thông
tin của tỉnh được đảm bảo an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp; tiếp tục
cải thiện chỉ số an toàn thông tin mạng của tỉnh Hậu Giang năm 2021.
|
Đã
hoàn thành
|
8
|
Mỗi hộ, gia đình có một
mã bưu chính, có thể tra cứu địa chỉ bằng bản đồ số.
|
Đã triển khai mã bưu
chính tại 189.816 hộ gia đình, đạt 94%
|
9
|
Xây dựng kế hoạch hiện
đại hóa hệ thống thông tin cơ sở bằng công nghệ số; đổi mới nội dung báo chí,
truyền thông nhằm tạo đồng thuận, niềm tin xã hội, khát vọng phát triển, tạo
ra sức mạnh tinh thần để tỉnh bứt phá vươn lên.
|
Ủy ban nhân dân tỉnh
đã ban hành Kế hoạch số 149/KH- UBND ngày 06/8/2021 triển khai Quyết định số
135/QĐ- TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao
hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang
|
|
Phát triển kinh tế số,
chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực
|
10
|
Ưu tiên chuyển đổi số
các lĩnh vực: Nông nghiệp, Y tế, Giáo dục; xây dựng kế hoạch chuyển đổi số
các ngành, lĩnh vực.
|
Đang triển khai
|
11
|
Xây dựng kế hoạch và
từng bước hình thành hệ thống doanh nghiệp công nghệ số.
|
Đã ban hành Kế hoạch
số 183/KH-UBND ngày 29/10/2021
|
Về cơ bản, các mục tiêu
đặt ra trong Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 09/6/2021 của UBND tỉnh xây dựng
Chính quyền điện tử, đô thị thông minh và chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang năm 2021
đã được thực hiện và hoàn thành.
d) Kinh phí thực hiện
Kinh phí bố trí cho các
nhiệm vụ, dự án theo Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 09/6/2021 được bố trí đầy đủ
để thực hiện.
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ, ĐÔ THỊ THÔNG MINH VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH HẬU GIANG
NĂM 2022
1. Mục tiêu tổng quát
a) Hoàn thiện nền tảng
chính quyền điện tử, xây dựng chính quyền số, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động của các cơ quan nhà nước; thực hiện chuyển đổi số một số lĩnh vực ưu tiên.
b) Xây dựng cơ sở dữ liệu
của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh phục vụ xây dựng chính quyền số, phát
triển kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn thông tin mạng.
c) Bổ sung, nâng cấp
các ứng dụng đô thị thông minh để hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy,
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh.
d) Nâng cao thứ hạng
chuyển đổi số của tỉnh theo bảng xếp hạng của Bộ Thông tin và Truyền thông về
chỉ số chuyển đổi số (DTI) và chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT
và truyền thông (Vietnam ICT Index).
đ) Triển khai Nền tảng
quản trị tổng thể nhằm hỗ trợ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nâng cao hiệu quả
quản lý điều hành.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Hoàn thiện Chính
quyền điện tử, phát triển Chính quyền số, chuyển đổi hoạt động của cơ
quan nhà nước lên môi trường số
a) Mở rộng, nâng cấp hạ
tầng trung tâm tích hợp dữ liệu, mạng diện rộng của tỉnh đáp ứng việc triển
khai, lưu trữ dữ liệu của các ứng dụng dùng chung của tỉnh, các ứng dụng chuyên
ngành của các cơ quan, tổ chức.
b) Tiếp tục rà soát, bổ
sung, đảm bảo cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4
trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm thiết bị di động.
c) Mở rộng phạm vi sử dụng
phần mềm quản lý văn bản cho các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước (nếu
có nhu cầu) và thực hiện kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc
gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử; 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan
nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật) dưới dạng điện tử có ký
số đầy đủ (cả văn bản đến và văn bản đi) và được luân chuyển trên phần mềm quản
lý văn bản của tỉnh.
d) 90% hồ sơ công việc
tại cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp
cơ sở được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật
nhà nước).
đ) 100% báo cáo định kỳ,
báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của
Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh được thực hiện qua hệ thống báo cáo của
Tỉnh; 100% báo cáo Chính phủ định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận
qua Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
e) Triển khai, làm giàu
dữ liệu cho hệ thống trợ lý ảo của Tỉnh trong giải đáp các thủ tục hành chính.
g) Tỷ lệ hồ sơ thủ tục
hành chính được xử lý trực tuyến đạt 50%.
h) Tỷ lệ dịch vụ công
trực tuyến phát sinh hồ sơ đạt 80%
i) Tỷ lệ người dân,
doanh nghiệp hài lòng với dịch vụ của cơ quan nhà nước đạt 90%.
k) Hoàn thành việc chuyển
đổi IPv6 cho các hệ thống thông tin của tỉnh.
l) Hình thành các cơ sở
dữ liệu (CSDL) tạo nền tảng phát triển Chính quyền số, bao gồm: dân cư, đất
đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm, văn bản quy phạm pháp luật, lý
lịch tư pháp...; các CSDL được kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống phần mềm
dùng chung của tỉnh, phục vụ người dân, doanh nghiệp khi thực hiện dịch vụ công
và phát triển kinh tế - xã hội.
m) 30% các hoạt động kiểm
tra của các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và
hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
n) Phấn đấu nằm trong
nhóm 20 tỉnh dẫn đầu trong bảng xếp hạng chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh.
2.2. Phát triển kinh tế
số, nâng cao năng lực cạnh tranh
a) Tỷ lệ doanh nghiệp sử
dụng hóa đơn điện tử đạt 100%.
b) Tỷ lệ doanh nghiệp sử
dụng hợp đồng lao động điện tử đạt 100%.
c) Khuyến khích, hỗ trợ
người dân sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
d) Hỗ trợ 5 doanh nghiệp
nhỏ và vừa, hợp tác xã chuyển đổi số.
2.3. Phát triển xã hội
số, thu hẹp khoảng cách số
a) Phổ cập dịch vụ mạng
di động 4G/5G.
b) Hạ tầng mạng băng rộng
cáp quang phủ 75% hộ gia đình, 100% cấp xã.
c) Tỷ lệ dân số trưởng
thành có tài khoản thanh toán điện tử là 25%.
2.4. Bảo đảm an toàn
thông tin
a) Tỷ lệ các hệ thống
thông tin quan trọng được xác định cấp độ an toàn thông tin và triển khai
phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ đạt 70%.
b) Tỷ lệ thiết bị đầu
cuối được cài đặt giải pháp bảo vệ đạt 90%.
c) 100% người đứng đầu
của các cơ quan, đơn vị được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về
bảo đảm an toàn thông tin.
d) 100% cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động của các cơ quan, đơn vị được tuyên truyền, phổ biến
về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin.
đ) 100% các cơ sở giáo
dục thực hiện phổ biến, trang bị kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ em
khi tham gia môi trường mạng; 100% trẻ em là nạn nhân bị xâm hại trên môi trường
mạng được hỗ trợ, can thiệp khi có yêu cầu từ bản thân trẻ em hoặc từ người
thân, cộng đồng xã hội.
e) Triển khai giám sát,
đảm bảo an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin của tỉnh theo mô hình
4 lớp; Hậu Giang thuộc nhóm 2 trong bảng xếp hạng về an toàn thông tin mạng
theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Nhiệm vụ, giải pháp
3.1. Công tác chỉ đạo,
tuyên truyền, nâng cao nhận thức
a) Người đứng đầu cấp ủy,
chính quyền địa phương phải gương mẫu, đi đầu trong việc chuyển đổi nhận thức
trong đơn vị, chỉ đạo thực hiện việc chuyển đổi số trong hoạt động của đơn vị;
chuyển đổi số phục vụ người dân và doanh nghiệp; ưu tiên sử dụng sản phẩm công
nghệ số của các doanh nghiệp Việt Nam.
b) Xây dựng các chuyên
mục, chuyên trang chuyển đổi số trên các trang/cổng thông tin điện tử của các
cơ quan nhà nước, các cơ quan báo, đài để tuyên truyền về các dịch vụ, tiện ích
do chuyển đổi số mang lại; nâng cao nhận thức của toàn xã hội trên địa bàn tỉnh
trong việc thực hiện chủ trương chuyển đổi số để xây dựng chính quyền số, kinh
tế số và xã hội số.
c) Xây dựng các nội
dung tuyên truyền phù hợp với từng giai đoạn của quá trình chuyển đổi số và thực
tế triển khai.
d) Tổ chức phổ biến,
quán triệt tới các tổ chức, cá nhân liên quan về việc tăng cường quản lý đầu
tư, bảo đảm hiệu quả ứng dụng CNTT, phát triển chính phủ số, chuyển đổi số sử dụng
ngân sách nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3.2. Hoàn thiện thể
chế, quy định pháp lý
a) Sửa đổi, bổ sung,
hoàn thiện các quy định pháp lý của tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc
triển khai chính quyền số, kinh tế số, xã hội số theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông.
b) Duy trì, cập nhật Kiến
trúc Chính quyền điện tử của tỉnh phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử
Việt Nam theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
c) Xây dựng Kế hoạch
triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện
tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030.
d) Xây dựng danh mục cơ
sở dữ liệu dùng chung của tỉnh tạo cơ sở để hình thành cơ sở dữ liệu lớn nhằm
trao đổi, chia sẻ dữ liệu giữa các ngành phục vụ chuyển đổi số, phát triển kinh
tế số và xã hội số; xây dựng quy chế khai thác, sử dụng CSDL dùng chung của Tỉnh.
đ) Rà soát, chỉnh sửa,
ban hành quy trình nội bộ, quy trình điện tử đối với từng thủ tục hành chính để
cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
e) Xây dựng Kế hoạch bồi
dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý về chuyển
đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số để thực hiện các nhiệm
vụ tại Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
g) Xây dựng Kế hoạch
thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số,
phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số thuộc ngành, lĩnh vực và địa bàn
theo hướng dẫn tại Quyết định số 186/QĐ- BTTTT ngày 11/02/2022 của Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng
các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội
số.
h) Xây dựng Kế hoạch
thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến hiệu quả,
trong đó đặc biệt chú trọng tới việc rà soát; giao chỉ tiêu về tỷ lệ dịch vụ
công trực tuyến phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến; huy động
sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng trong
việc phổ biến, hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
3.3. Phát triển hạ tầng
số
a) Nâng cấp, mở rộng hạ
tầng điện toán đám mây phục vụ các ứng dụng chính quyền số, tuân thủ tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin mạng; ưu tiên hình thức
thuê dịch vụ chuyên nghiệp.
b) Nâng cấp, mở rộng mạng
diện rộng (WAN) của tỉnh trên cơ sở kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng của
các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh để phục vụ các ứng dụng dùng
chung; mở rộng các đối tượng tham gia mạng diện rộng đảm bảo thống nhất, đồng bộ,
an toàn thông tin mạng.
c) Nâng cấp, mở rộng
trung tâm dữ liệu của tỉnh, các hệ thống mạng nội bộ, trang thiết bị công nghệ
thông tin của các cơ quan, đơn vị đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số tại cơ quan,
đơn vị.
d) Triển khai công nghệ
5G tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3.4. Phát triển các
nền tảng, ứng dụng dùng chung
a) Thực hiện kết nối,
chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ
dữ liệu quốc gia (NDXP).
b) Hoàn thiện
nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP), kết nối đồng bộ với nền tảng
tích hợp và chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP), đáp ứng nhu cầu của người dân,
doanh nghiệp.
c) Thực hiện
chuyển đổi IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ, ứng dụng, phần mềm và thiết bị trên địa
bàn tỉnh.
d) Kết nối
Cổng Thông tin điện tử, Cổng Dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống một cửa điện tử
của tỉnh với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ
chính phủ số để đánh giá, đo lường mức độ, chất lượng cung cấp thông tin và dịch
vụ công trực tuyến.
đ) Nâng cấp,
hoàn thiện hệ thống quản lý văn bản; Trang thông tin điện tử của các sở, ngành,
địa phương; Cổng Dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống một cửa điện tử; Hệ thống
Báo cáo kinh tế - xã hội; Ứng dụng di động Hậu Giang; các cơ sở dữ liệu kiều
bào, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Hậu Giang, quản lý Thi đua
- Khen thưởng; quản lý lưu trữ lịch sử.
3.5. Phát
triển dữ liệu
a) Hình
thành cơ sở dữ liệu của các Sở, ngành, địa phương theo định hướng phát triển
các dữ liệu tại Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai
đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp
Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh, đồng thời đảm bảo kết nối, chia sẻ, tích hợp
với CSDL của các Bộ, ngành.
b) Phát triển
Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, từng bước tự động hóa công tác báo cáo, thống
kê phục vụ sự chỉ đạo, điều hành nhanh chóng, kịp thời, hỗ trợ ra quyết định dựa
trên dữ liệu của cơ quan nhà nước (CQNN) các cấp và kết nối với Hệ thống thông
tin báo cáo Chính phủ.
3.6. Phát
triển kinh tế số, doanh nghiệp công nghệ số
a) Thành lập
Khu công nghệ thông tin tập trung tỉnh Hậu Giang tham gia Chuỗi Công viên phần
mềm Quang Trung.
b) Đẩy mạnh
hợp tác, phối hợp với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về CNTT để thực hiện các hoạt
động thu hút, kêu gọi đầu tư, thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT trên địa
bàn tỉnh.
c) Triển
khai Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
d) Triển
khai thanh toán không dùng tiền mặt với các giao dịch có giá trị nhỏ thông qua
tài khoản viễn thông (Mobile Money).
đ) Tổ chức
các chương trình xúc tiến thương mại điện tử đa dạng trên các sàn thương mại điện
tử lớn để tạo sức lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3.7. Phát
triển xã hội số
a) Ứng dụng
các nền tảng cung cấp các khóa học đại trà trực tuyến cho người dân và doanh
nghiệp để nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số cho người
dân; từng bước hình thành công dân số.
b) Triển
khai cung cấp Wifi miễn phí tại các khu đông dân cư, các điểm tập trung đông
người tại thành phố Vị Thanh.
c) Triển
khai các kênh tương tác trực tuyến để người dân tham gia, giám sát hoạt động
xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật của cơ quan nhà nước.
d) Triển
khai thí điểm chuyển đổi số cho 02 xã thuộc UBND huyện Châu Thành A để xem xét,
nhân rộng cho các địa phương khác.
3.8. Bảo đảm
an toàn thông tin
a) Tổ chức
triển khai đầy đủ các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin mạng cho các hệ thống,
ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh theo mô hình 4 lớp theo Chỉ thị
số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Chỉ đạo
các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng và nền tảng số, dịch vụ điện toán đám mây
trên địa bàn tỉnh chú trọng công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng, đảm bảo chất
lượng và ổn định các dịch vụ cung cấp.
c) Thường
xuyên rà soát, cập nhật, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển
khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
d) Xây dựng
và triển khai kế hoạch tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến
thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động và người dân.
đ) Triển
khai các hoạt động bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo, an
toàn trên môi trường mạng.
3.9. Phát
triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin
a) Thiết lập
mạng lưới công nghệ số cộng đồng để hỗ trợ triển khai chính phủ số, kinh tế số
và xã hội số tại các xã, phường, tổ, đội với nòng cốt là cán bộ phụ trách công
nghệ thông tin, có sự tham gia của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội
Nông dân, Liên minh Hợp tác xã, Hội Liên hiệp Phụ nữ và đại diện các doanh nghiệp
bưu chính, viễn thông, CNTT tại địa phương; tham gia Mạng lưới công nghệ số cộng
đồng toàn quốc.
b) Tổ chức
các khóa bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương về
chuyển đổi số, bồi dưỡng chuyên sâu về công nghệ mới, kiến thức chuyển đổi số,
phương thức xây dựng các hệ thống thông tin trong chuyển đổi số, đảm bảo an
toàn thông tin mạng trong cơ quan nhà nước.
c) Bồi dưỡng,
tập huấn kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu để ra quyết định và hoạch định
chính sách; huy động nguồn lực xã hội cùng tham gia bồi dưỡng, tập huấn cho mạng
lưới công nghệ số cộng đồng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sử dụng các nền tảng
số và khi tham gia các hoạt động trên môi trường số.
d) Tham gia
chương trình đào tạo, tập huấn đội ngũ chuyên gia về chuyển đổi số do Bộ Thông
tin và Truyền thông tổ chức.
đ) Đào tạo,
tập huấn, phổ cập các kiến thức về công nghệ thông tin cho công chức, viên chức
tại các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
e) Tổ chức
các chương trình diễn tập, tập huấn bảo đảm an toàn thông tin mạng với các
phương án, kịch bản phù hợp thực tế cho cán bộ chuyên trách/phụ trách về an
toàn thông tin của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
3.10.
Chuyển đổi số một số lĩnh vực ưu tiên
3.10.1.
Lĩnh vực nông nghiệp (Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn)
a) Xây dựng
cơ sở dữ liệu và các ứng dụng phục vụ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, bao gồm:
- Phần mềm
quản lý dữ liệu: Cơ sở dữ liệu quản lý trồng trọt; chăn nuôi; Cơ sở dữ liệu
tích hợp các cảm ứng, quan sát, giám sát, cảnh báo về độ mặn, tình hình thủy
văn, thời tiết; Các cơ sở dữ liệu tích hợp các phần mềm quản lý vùng trồng,
vùng nuôi; Truy xuất dữ liệu dạng biểu đồ, bảng tính, bản đồ; Hệ thống thông
tin thị trường nông sản.
- Phần mềm
trên điện thoại thông minh để người nông dân có thể cập nhật thông tin sản xuất,
nuôi trồng vào cơ sở dữ liệu của tỉnh.
- Hệ thống
cảnh báo, giám sát hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp.
b) Xây dựng
thí điểm một số Trạm giám sát nông nghiệp thông minh.
c) Xây dựng
một số mô hình nông nghiệp thông minh trên lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.
d) Hỗ trợ
đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn giao dịch điện tử.
3.10.2.
Lĩnh vực giáo dục (Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo)
a) Chuyển đổi
số trong hoạt động điều hành và quản lý giáo dục, bao gồm:
- Xây dựng
cơ sở dữ liệu ngành giáo dục trên địa bàn tỉnh theo quy định và hướng dẫn của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
- Xây dựng,
triển khai các phần mềm quản lý trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ
thông và giáo dục thường xuyên.
- Triển
khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 về xét tuyển học sinh đầu cấp; thực hiện
thanh toán học phí không dùng tiền mặt.
- Số hóa
văn bằng chứng chỉ để hỗ trợ các thủ tục hành chính liên quan đến xác minh văn
bằng chứng chỉ.
b) Chuyển đổi
số trong hoạt động dạy học, bao gồm:
- Xây dựng
trường học số, CSDL Bài giảng điện tử; học bạ điện tử, kiểm định chất lượng
giáo dục.
- Số hóa
thông tin quản lý văn bằng chứng chỉ bảo đảm thuận tiện trong công tác quản lý,
xác minh văn bằng, chứng chỉ.
3.10.3.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế (Đơn vị chủ trì: Sở Y tế)
a) Xây dựng
hệ thống quản lý hồ sơ sức khoẻ của người dân trên toàn tỉnh theo Quyết định số
831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ quản
lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Phấn đấu đến năm 2025,
95% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử.
b) Tin học
hóa Trạm y tế cấp xã theo hướng dẫn tại Quyết định số 3532/QĐ-BYT ngày
12/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về xây dựng và triển khai Hệ thống
thông tin quản lý Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.
c) Triển
khai hệ sinh thái bệnh viện thông minh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện
Đa khoa thành phố Ngã Bảy.
3.10.4.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông vận tải và logistics (Đơn vị chủ
trì: Sở Giao thông vận tải)
a) Xây dựng
hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo các tiêu chuẩn kỹ thuật về cấu trúc thông tin,
chia sẻ dữ liệu quản lý các nghiệp vụ cơ bản của ngành Giao thông vận tải, bao
gồm kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện, người điều khiển phương tiện và hoạt
động kinh doanh vận tải, kho bãi.
b) Tích hợp,
kết nối liên thông dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, CSDL chuyên dùng để
hình thành hệ sinh thái giao thông thông minh.
3.10.5.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại điện tử (Đơn vị chủ trì: Sở Công
Thương)
a) Xây dựng
các chương trình hỗ trợ, thúc đẩy triển khai xưởng/nhà máy thông minh để tăng tỷ
lệ tự động hóa, giúp đổi mới và nâng cao năng suất, hiệu suất hoạt động; triển
khai hệ thống quản lý thông minh tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
b) Triển
khai các chương trình tập huấn, đào tạo về thương mại điện tử cho các tổ chức,
cá nhân trên địa bàn tỉnh.
c) Hỗ trợ
đưa thông tin nông sản của các hộ sản xuất nông nghiệp lên các sàn thương mại
điện tử để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm và có thêm các kênh phân phối
mới hỗ trợ tiêu thụ nông sản.
3.10.6.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường (Đơn vị chủ trì: Sở
Tài nguyên và Môi trường)
a) Phối hợp
với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thiện CSDL đất
đai trên địa bàn tỉnh.
b) Số hóa dữ
liệu chuyên ngành Tài nguyên và Môi trường.
3.10.7.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch (Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch)
Phát triển
hệ sinh thái du lịch thông minh, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối hiệu quả với
các chủ thể liên quan, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành du lịch tỉnh Hậu Giang.
3.10.8.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng (Đơn vị chủ trì: Ngân
hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hậu Giang)
a) Triển
khai dịch vụ Mobile Money trên địa bàn tinh.
b) Triển
khai ứng dụng toàn diện công nghệ số trong các ngành thuế, tài chính, kho bạc,
bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn và quy định của Bộ Tài chính và Bảo hiểm Xã hội
Việt Nam.
IV. DANH MỤC
NHIỆM VỤ, DỰ ÁN
(Danh mục các nhiệm vụ, dự án trong Phụ lục 1 và Phụ lục 2 kèm
theo)
V. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
Kinh phí thực
hiện Kế hoạch từ ngân sách nhà nước của Tỉnh; nguồn đầu tư của doanh nghiệp,
khu vực tư nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
VI. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở
Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì,
phối hợp với các Sở, ban, ngành tỉnh, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch
này.
b) Phối hợp
với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng dự
toán kinh phí để triển khai Kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo
quy định.
c) Phối hợp
với Sở Nội vụ và các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng CNTT
trong cải cách hành chính nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả các hoạt động quản
lý nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp.
d) Định kỳ
hàng năm thực hiện đo lường, đánh giá, công bố xếp hạng mức độ chuyển đổi số đối
với các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Kế hoạch
và Đầu tư
Cân đối bố
trí vốn cho các dự án để thực hiện Kế hoạch, đồng thời tranh thủ các nguồn hỗ
trợ hợp pháp khác phù hợp theo quy định của pháp luật.
3. Sở Tài
chính
Phối hợp với
Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan, căn cứ chức
năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện Kế hoạch theo quy định.
4. Sở Nội vụ
Xây dựng kế
hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ chuyên trách CNTT và nâng cao trình độ, tiêu
chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan,
đơn vị, địa phương trong kế hoạch hàng năm của tỉnh; gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ ứng
dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước với nhiệm vụ cải cách hành
chính của tỉnh.
5. Các sở,
ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố
a) Xây dựng
và tổ chức thực hiện Kế hoạch xây dựng Chính quyền điện tử, đô thị thông minh
và chuyển đổi số năm 2022 của cơ quan, đơn vị, địa phương mình; ưu tiên bố trí
kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch sau khi phê duyệt.
b) Phối hợp
với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện Kế hoạch chung của tỉnh, bảo đảm đồng
bộ với Kế hoạch phát triển của ngành, địa phương.
Trên đây là
Kế hoạch xây dựng Chính quyền điện tử, đô thị thông minh và chuyển đổi số tỉnh
Hậu Giang năm 2022, trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc,
các cơ quan, đơn vị và địa phương kịp thời phản ánh về Sở Thông tin và Truyền
thông để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
-
Bộ Thông tin và Truyền thông;
- TT: TU, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY
BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Thu Ánh
|
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN THỰC
HIỆN KẾ HOẠCH
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 28 tháng 04 năm 2022 của UBND
tỉnh Hậu Giang)
STT
|
Nhiệm
vụ, dự án
|
1
|
Mở rộng, nâng cấp
Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh
|
2
|
Xây dựng hệ thống mạng
diện rộng (WAN) của tỉnh
|
3
|
Nâng cấp, mở rộng
Trung tâm dữ liệu tỉnh
|
4
|
Triển khai chuyển đổi
số một số lĩnh vực ưu tiên (theo Đề án)
|
4
|
Cung cấp dịch vụ Wifi
miễn phí tại các điểm tập trung đông người
|
5
|
Hệ thống phát wifi
(miễn phí)
|
6
|
Nghiên cứu xây dựng hồ
sơ yêu cầu, thiết kế mạng lưới thiết bị IoT của tỉnh Hậu Giang phục vụ phát
triển Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh
|
PHỤ
LỤC 2
PHÂN CÔNG ĐƠN VỊ ĐẦU MỐI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT
TRIỂN KHAI CÁC NỀN TẢNG SỐ QUỐC GIA
(Để thực hiện Quyết định số 186/QĐ-BTTTT ngày 11 tháng 02 năm 2022 của Bộ
trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 28 tháng 04 năm 2022 của UBND tỉnh
Hậu Giang)
STT
|
Tên
nền tảng
|
Đơn
vị đầu mối
|
Đơn
vị phối hợp
|
I
|
Nền tảng số quốc gia
do cơ quan nhà nước chủ quản, doanh nghiệp Việt Nam phát triển, làm chủ
công nghệ lõi, sử dụng thống nhất trên toàn quốc, phục vụ hoạt động quản lý
nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công phục vụ xã hội
|
1
|
Nền tảng điện toán
đám mây Chính phủ
Mô tả ngắn gọn: Xây dựng
Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ (CGC) thống nhất trên cơ sở quy hoạch, kết
nối đám mây của các cơ quan nhà nước tại các bộ, ngành, địa phương (AGC). Nền
tảng CGC thiết lập môi trường để lưu trữ, chia sẻ tài nguyên, phát triển dịch
vụ dùng chung cho Chính phủ số trên quy mô toàn quốc được linh hoạt, hiệu quả,
nhanh chóng; kết nối, khai thác hiệu quả các hệ thống đám mây của doanh nghiệp
(EGC) để cung cấp hạ tầng điện toán đám mây cho Chính phủ số.
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
Các
doanh nghiệp viễn thông, CNTT
|
2
|
Nền tảng địa chỉ số
Mô tả ngắn gọn: Xây dựng
Nền tảng địa chỉ số trên cơ sở kế thừa nền tảng địa chỉ bưu chính VPostcode
hiện có; gắn biển địa chỉ số đến từng công trình, nhà cửa, địa điểm đã được tạo
địa chỉ số; tích hợp với nền tảng bản đồ số quốc gia dựa trên cơ sở dữ liệu
quốc gia địa chỉ số, có chức năng chỉ đường, dẫn đường đến được từng địa chỉ
số đã được tạo. Nền tảng địa chỉ số sẽ được mở để chia sẻ cho các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp cùng khai thác để xây dựng các bản đồ số chuyên biệt phục
vụ cho từng ngành, lĩnh vực và hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp.
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
- Bưu điện tỉnh;
- Các doanh nghiệp viễn
thông, CNTT
|
3
|
Nền tảng bản đồ số
Mô tả ngắn gọn: Xây dựng
Nền tảng bản đồ số cung cấp dịch vụ để phát triển các ứng dụng, dịch vụ dựa
trên nền bản đồ, phục vụ quản lý của nhà nước và mọi mặt của đời sống, kinh tế,
xã hội như: quản lý đô thị, dữ liệu kết cấu hạ tầng; sản xuất và bán lẻ; giao
thông vận tải; quản lý đất đai, nông nghiệp; tài chính ngân hàng; cứu hộ, cứu
nạn; thương mại điện tử... Nền tảng bản đồ số được tích hợp với Nền tảng địa
chỉ số để chia sẻ cho các giải pháp phục vụ chuyển đổi số, dần thay thế các nền
tảng bản đồ số khác trên thế giới.
|
Sở
Tài nguyên và Môi trường
|
- Sở Thông tin và
Truyền thông
- UBND cấp huyện.
|
4
|
Nền tảng tích hợp,
chia sẻ dữ liệu
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
được xây dựng, phát triển phục vụ kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các
hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ
chức. Nền tảng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dân
và doanh nghiệp theo hướng lấy người dùng làm trung tâm, người dân và doanh
nghiệp không phải cung cấp thông tin thủ công, nhiều lần cho cơ quan nhà nước;
nâng cao hiệu quả của việc quản lý, chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu số thống
nhất, tin cậy; tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí trên quy mô toàn quốc; mở
ra cơ hội cho khu vực tư có thể khai thác dữ liệu của cơ quan nhà nước để tạo
ra giá trị mới.
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
Các
doanh nghiệp viễn thông, CNTT
|
5
|
Nền tảng tổng hợp,
phân tích dữ liệu
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
tổng hợp, phân tích dữ liệu cung cấp khả năng tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn,
chuẩn hóa dữ liệu, lưu trữ vào kho dữ liệu; phân tích, xử lý dữ liệu theo nhu
cầu; trình diễn dữ liệu theo nhiều chiều từ đó làm công cụ giúp các cơ quan
nhà nước sử dụng, khai thác dữ liệu một cách có hiệu quả phục vụ công tác chỉ
đạo điều hành.
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
- Các sở, ngành tỉnh
- UBND cấp huyện
- Các doanh nghiệp viễn
thông, CNTT
|
6
|
Nền tảng họp trực
tuyến thế hệ mới cho cơ quan nhà nước
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
cung cấp dịch vụ họp trực tuyến cho phép nhiều người tham gia họp trên môi
trường mạng, hỗ trợ đa nền tảng, thiết bị; các tính năng cần thiết của cuộc họp
như: đặt lịch, nhắc lịch, chia sẻ tài liệu, chia sẻ màn hình, chia sẻ video
trực tuyến, quản lý, điều hành cuộc họp, biểu quyết... Nền tảng cho phép triển
khai họp qua Internet hoặc mạng truyền số liệu chuyên dùng.
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
Các
doanh nghiệp viễn thông, CNTT
|
7
|
Nền tảng dạy học trực
tuyến
Mô tả ngắn gọn: Xây dựng
và phát triển nền tảng đào tạo trực tuyến cung cấp một hệ sinh thái học tập
bao gồm: quản lý học tập, quản lý kho tài nguyên học liệu số,... cho giáo
viên, học sinh và các cơ sở giáo dục. Nền tăng đào tạo trực tuyến sẽ trở
thành sân chơi mở, bình đẳng, kích thích sáng tạo, phát triển hệ sinh thái
EdTech Việt Nam.
|
Sở
Giáo dục và Đào tạo
|
- Sở Thông tin và
Truyền thông
- Các doanh nghiệp viễn
thông, CNTT
|
8
|
Nền tảng học kỹ năng
trực tuyến mở (MOOCS)
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
học kỹ năng trực tuyến mở được xây dựng để phổ cập kỹ năng số cho mọi đối tượng
bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân nói chung;
phổ cập kỹ năng số nâng cao cho người dân theo hướng cá nhân hóa, đào tạo về
kỹ năng, quyền và trách nhiệm công dân số. Việc triển khai nền tảng giúp người
dân có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số
thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân
hàng; cơ bản nắm được cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
- Sở Giáo dục và Đào
tạo
- Sở Lao động, Thương
binh và Xã hội
- Các doanh nghiệp viễn
thông, CNTT
|
9
|
Nền tảng hóa đơn
điện tử
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
hóa đơn điện tử quốc gia kết nối, liên thông với toàn bộ các cơ quan thuế,
cho phép mỗi cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp dễ dàng gửi nhận hóa đơn điện
tử với nhau và với cơ quan thuế thông qua nền tảng này. Nền tảng giúp rút ngắn
thời gian thực hiện giao dịch điện tử, tiết kiệm chi phí, xây dựng cơ sở dữ
liệu về hóa đơn, khắc phục tình trạng gian lận sử dụng bất hợp pháp, tạo môi
trường kinh doanh lành mạnh cho các chủ thể kinh doanh.
|
Cục
Thuế tỉnh
|
- Sở Tài chính
- Sở Thông tin và
Truyền thông
- Các doanh nghiệp viễn
thông, CNTT
|
10
|
Nền tảng định danh
người dân và xác thực điện tử
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
định danh người dân và xác thực điện tử được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về
xuất nhập cảnh, để phục vụ định danh mọi người dân trên môi trường số, khi
tham gia sử dụng các dịch vụ số. Mỗi người dân khi tham gia không gian số sẽ
được xác thực, định danh và sử dụng cho mọi hoạt động hàng ngày. Nền tảng sẽ
có vai trò thúc đẩy toàn bộ các hoạt động chuyển đổi số quốc gia, đặc biệt
cho các hoạt động thương mại điện tử, thanh toán điện tử, ...
|
Công
an tỉnh
|
- Sở Thông tin và
Truyền thông
- Các doanh nghiệp viễn
thông, CNTT
|
11
|
Nền tảng dữ liệu số
nông nghiệp
Mô tả ngắn gọn: Phát
triển Nền tảng dữ liệu số nông nghiệp trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò
dẫn dắt, hợp tác xã và doanh nghiệp nông nghiệp đóng vai trò nòng cốt và người
nông dân tham gia tích cực trong việc thu thập, chuẩn hóa, mở dữ liệu và cung
cấp dữ liệu mở phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản; kịp thời cung
cấp thông tin, tư vấn, dự báo tình hình cho nông dân.
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
- Sở Thông tin và
Truyền thông
- UBND cấp huyện
- Các doanh nghiệp viễn
thông, CNTT
|
12
|
Nền tảng truy xuất
nguồn gốc nông sản
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
truy xuất nguồn gốc nông sản cung cấp dịch vụ truy vết và chứng thực thông
tin trong từng công đoạn, từ khâu sản xuất đến khâu vận chuyển và đến tay người
tiêu dùng trong chuỗi giá trị nông nghiệp giúp minh bạch hóa Chuỗi cung ứng;
Tối ưu Chuỗi cung ứng; Truy xuất được nguồn gốc.
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
- Sở Thông tin và
Truyền thông
- UBND cấp huyện
- Các doanh nghiệp viễn
thông, CNTT
|
13
|
Nền tảng hỗ trợ tư vấn
khám chữa bệnh từ xa
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa cung cấp dịch vụ hỗ trợ, tư vấn sức khỏe từ
xa cho người dân qua ứng dụng di động và các phương tiện công nghệ khác; Tích
hợp công nghệ số vào dịch vụ theo dõi chăm sóc sức khỏe tại gia đình; theo
dõi hàng ngày các chỉ số đo mà không cần thường xuyên đến phòng khám của bác
sĩ, không phải đến bệnh viện, không phải xếp hàng, chờ đợi để được khám chữa
bệnh; tư vấn sức khỏe 24/7. Nền tảng sẽ giúp người dân tiếp cận được dịch vụ
khám chữa bệnh có chất lượng hơn, giảm tải cho các cơ sở y tế tuyến trên.
|
Sở
Y tế
|
- Sở Thông tin và
Truyền thông
- Các doanh nghiệp viễn
thông, CNTT
|
14
|
Nền tảng quản lý
tiêm chủng
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
quản lý tiêm chủng cung cấp công cụ, dịch vụ cho mọi cơ sở tiêm chủng trên
toàn quốc tổ chức tiêm ngừa cho người dân tại Việt Nam. Nền tảng cho phép người
dân đăng ký tiêm chủng trực tuyến, cho phép cơ sở tiêm chủng lập kế hoạch
tiêm, lập danh sách tiêm, thực hiện tiêm và tổng hợp thông tin sau tiêm. Nền
tảng quản lý tiêm chủng sẽ tích hợp dữ liệu với Nền tảng hồ sơ sức khỏe điện
tử.
|
Sở
Y tế
|
- Sở Thông tin và
Truyền thông
- Các doanh nghiệp viễn
thông, CNTT
|
15
|
Nền tảng hồ sơ sức
khỏe điện tử
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
hồ sơ sức khỏe điện tử sẽ là một y bạ điện tử cho mỗi người dân ghi lại quá
trình chăm sóc sức khỏe từ lúc sinh ra cho đến khi mất đi. Khi đi khám bệnh,
thông qua hồ sơ sức khỏe điện tử, người dân cung cấp cho thầy thuốc biết tình
trạng sức khỏe, tiền sử bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh một cách nhanh
chóng, chính xác, đầy đủ, tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị. Đây
là thành phần cốt lõi nhất trong phát triển y tế thông minh, thúc đẩy chuyển
đổi số ngành Y tế.
|
Sở
Y tế
|
- Sở Thông tin và
Truyền thông
- Các doanh nghiệp viễn
thông, CNTT
|
16
|
Nền tảng trạm y tế
xã
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
trạm y tế xã/phường giúp các cơ sở y tế phường, xã, phòng khám khu vực tại
các tỉnh quản lý toàn diện các hoạt động khám, chữa bệnh tại địa phương mình
quản lý. Nền tảng đảm bảo tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế, bảo đảm kết nối,
liên thông dữ liệu với nền tảng, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ
sở y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông
qua nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu y tế cơ sở của Bộ Y tế.
|
Sở
Y tế
|
- Sở Thông tin và
Truyền thông
- UBND cấp huyện
- Các doanh nghiệp viễn
thông, CNTT
|
17
|
Nền tảng phát thanh
số (trực tuyến)
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
phát thanh số cung cấp kênh trực tuyến giúp người dân có thể nghe, nghe lại bất
kỳ chương trình phát thanh trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam hoặc các Đài
truyền thanh cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tại Việt Nam. Nền tảng hỗ trợ người
dân tiếp cận các kênh phát thanh mọi lúc, mọi nơi, kể cả đối với kiều bào ở
nước ngoài.
|
- Sở Thông tin và
Truyền thông
- Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh
|
UBND
cấp huyện
|
18
|
Nền tảng truyền
hình số (trực tuyến)
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
truyền hình số cung cấp kênh trực tuyến giúp người dân trong và ngoài nước tiếp
cận được bất kỳ kênh, chương trình truyền hình nào do Đài truyền hình Việt Nam,
các Đài truyền hình địa phương phát sóng. Nền tảng truyền hình số còn cung cấp
các nội dung theo nhu cầu khác, đáp ứng nhu cầu của người dân và xu thế công
nghệ.
|
Đài
Phát thanh và Truyền hình tỉnh
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
19
|
Nền tảng bảo tàng số
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
bảo tàng số ứng dụng công nghệ số trong trưng bày, đưa tư liệu, hiện vật đến
gần hơn với người xem. Các tư liệu, hiện vật được số hóa dưới dạng 2D, 3D,
xây dựng video clip, liên kết các mảnh ghép của không gian, thời gian thành
các câu chuyện hiện vật sống động, truyền tải tới người xem trực tiếp cũng
như qua các kênh trực tuyến, Internet, thiết bị di động hoặc trình chiếu
ngoài trời.
|
Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
20
|
Nền tảng khảo sát,
thu thập ý kiến người dân
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
khảo sát, thu thập ý kiến người dân là kênh độc lập thu thập, tổng hợp ý kiến
phản ánh, đánh giá của người dân liên quan đến mọi vấn đề đời sống kinh tế, xã
hội. Cơ quan nhà nước thu thập, đánh giá mức độ hài lòng của người dân khi sử
dụng các dịch vụ công; thu thập các ý kiến góp ý về các chính sách quản lý đã
hoặc chuẩn bị ban hành. Nền tảng triển khai tập trung, nhưng các bảng khảo
sát, câu hỏi xin ý kiến người dân có thể đưa vào từng dịch vụ công, từng nền
tảng, tiếp cận đến từng người dân để thu thập thông tin đã được cá thể hóa.
|
Văn
phòng UBND tỉnh
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
II
|
Nền tảng số quốc gia
do doanh nghiệp làm chủ quản, làm chủ công nghệ lõi, cung cấp dịch vụ phục
vụ nhu cầu của cơ quan, doanh nghiệp và xã hội
|
Z
21
|
Nền tảng điện toán
đám mây doanh nghiệp
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
điện toán đám mây do các doanh nghiệp xây dựng, phát triển và cung cấp dịch vụ
ra thị trường phục vụ nhu cầu của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tổ chức
và toàn xã hội.
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
Các
doanh nghiệp viễn thông, CNTT
|
22
|
Nền tảng trí tuệ
nhân tạo
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
trí tuệ nhân tạo cung cấp dưới hình thức dịch vụ cho phép các doanh nghiệp,
cơ quan, tổ chức sử dụng hoặc phát triển thêm các dịch vụ gia tăng để cung cấp
ra thị trường. Thông qua hình thức nền tảng, dữ liệu và mức độ ‘thông minh’ sẽ
ngày càng phát triển.
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
Các
doanh nghiệp viễn thông, CNTT
|
23
|
Nền tảng thiết bị
IoT
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
thiết bị IoT cung cấp dưới dạng dịch vụ cho phép các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp, người dân dịch vụ quản lý thiết bị IoT, thiết lập kết nối các thiết bị
IoT từ xa, thu thập và quản lý dữ liệu từ các thiết bị IoT, xử lý dữ liệu
theo nhu cầu, kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu với các ứng dụng bên ngoài mạng
IoT... một cách hiệu quả, không phải đầu tư hạ tầng chuyên dùng để xây dựng,
phát triển các ứng dụng IoT.
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
Các
doanh nghiệp viễn thông, CNTT
|
24
|
Nền tảng họp trực
tuyến thế hệ mới
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
họp trực tuyến được các doanh nghiệp trong nước phát triển, cung cấp dưới
hình thức dịch vụ họp trực tuyến cho các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp, cá
nhân cho phép nhiều người tham gia họp trên môi trường mạng, hỗ trợ đa nền tảng,
thiết bị; các tính năng cần thiết của cuộc họp.
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
Các
doanh nghiệp viễn thông, CNTT
|
25
|
Nền tảng mạng xã hội
thế hệ mới
Mô tả ngắn gọn: Mạng
xã hội do các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng, phát triển với các đặc tính
khác biệt nhằm tạo ra một một mạng xã hội “sạch” cho người Việt, mang lại lợi
ích hài hòa cho các bên tham gia, bảo đảm phát triển ổn định, bền vững, an
toàn thông tin mạng, hạn chế sự phục thuộc vào mạng xã hội nước ngoài.
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
Các
doanh nghiệp viễn thông, CNTT
|
26
|
Nền tảng sàn thương
mại điện tử
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
cung cấp dưới hình thức dịch vụ cho phép các doanh nghiệp trực tuyến quản lý
hợp nhất hoạt động bán hàng, tiếp thị, vận hành kinh doanh, địa điểm và khách
hàng; cá nhân hóa các dịch vụ, sản phẩm theo nhu cầu của từng khách hàng;
phân tích dữ liệu tiêu dùng và bán hàng theo thời gian thực để có phương án tổ
chức hoạt động phù hợp; quản lý mối quan hệ khách hàng và dịch vụ thiết yếu;
hỗ trợ thanh toán di động thuận tiện.
|
Sở
Công Thương; Sở Thông tin và Truyền thông
|
- UBND cấp huyện;
- Các doanh nghiệp viễn
thông, CNTT
|
27
|
Nền tảng đại học số
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
Đại học số cung cấp dưới hình thức dịch vụ cho các trường đại học để thực hiện
tất cả các khâu trong một trường Đại học trên môi trường mạng: Thực hiện tuyển
sinh/nhập học số; liên thông dữ liệu và hình thành một cơ sở dữ liệu mở dùng
chung; tổ chức đào tạo/đánh giá/khảo thí... nhằm tiết kiệm thời gian, công sức,
chi phí của học viên, giảng viên, cán bộ, lãnh đạo.
|
Sở
Giáo dục và Đào tạo
|
- Sở Thông tin và
Truyền thông
- Các Trường Đại học,
Cao đẳng
|
28
|
Nền tảng quản trị
tổng thể
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
quản trị tổng thể cung cấp dưới hình thức dịch vụ quản trị của cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp trên môi trường mạng nhằm hỗ trợ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành.
|
- Sở Kế hoạch và Đầu
tư
- Sở Thông tin và
Truyền thông
|
- Các sở, ngành tỉnh
- UBND cấp huyện;
- Các doanh nghiệp viễn
thông, CNTT
|
29
|
Nền tảng kế toán
dịch vụ
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
Kế toán dịch vụ giúp kết nối các doanh nghiệp có nhu cầu thuê dịch vụ kế
toán/thuế với các doanh nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán/thuế. Doanh
nghiệp có thể tìm đúng kế toán có năng lực ở bất kỳ mảng nghiệp vụ mà doanh
nghiệp cần, như: kế toán thuế/bán hàng/nội bộ... Doanh nghiệp sẽ giải quyết
được bài toán rào cản chi phí, nhất là khi chuyển đổi số thì nghiệp vụ kế
toán sẽ mở rộng ra trong khi nhân sự hiện có chưa đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ mới.
|
Sở
Tài chính
|
- Sở Thông tin và
Truyền thông
- Các sở, ngành tỉnh
- UBND cấp huyện
- Các doanh nghiệp viễn
thông, CNTT
|
30
|
Nền tảng quản trị
và kinh doanh du lịch
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
quản trị và kinh doanh du lịch cung cấp dịch vụ thống kê, báo cáo, quản trị
theo thời gian thực về lượng khách, doanh thu, phòng trống... của khách sạn,
cơ sở lưu trú mọi lúc mọi nơi; quản trị nội bộ khách sạn (phòng, bán hàng,
tài chính, nhân sự...); công cụ cho phép người sử dụng tìm kiếm, đặt phòng,
trả phòng; tích hợp với cơ quan Nhà nước về quản lý lưu trú nhằm giám sát hoạt
động lưu trú khi cần và cung cấp số liệu phục vụ cho công tác thống kê của Tổng
cục du lịch về lượng khách, doanh thu theo từng mảng và nguồn khách từ các quốc
gia trên thế giới đến Việt nam.
|
Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
- Sở Thông tin và
Truyền thông
- UBND cấp huyện;
- Các doanh nghiệp viễn
thông, CNTT
|
31
|
Nền tảng quản trị
và kinh doanh vận tải
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
quản trị và kinh doanh vận tải giúp các doanh nghiệp, tổ chức vận tải kết nối,
cung cấp dịch vụ, kết nối khách hàng trực tuyến dễ mở rộng thị trường. Nền tảng
giúp các doanh nghiệp vận tải tiến hành chuyển đổi số, thay đổi quy trình vận
tải truyền thống.
|
Sở
Giao thông vận tải
|
- Sở Thông tin và
Truyền thông
- UBND cấp huyện;
- Các doanh nghiệp viễn
thông, CNTT
|
32
|
Nền tảng trung tâm
giám sát điều hành thông minh (IOC)
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
trung tâm giám sát điều hành thông minh cung cấp dịch vụ giám sát, cảnh báo;
chỉ đạo, điều hành; phân tích và xử lý dữ liệu; quản lý chỉ số hiệu suất
(KPIs); quản lý quy trình nghiệp vụ; báo cáo thống kê; mô phỏng và dự báo.
Giúp lãnh đạo các cấp có khả năng giám sát, điều hành, hỗ trợ chỉ huy và quản
lý chất lượng dịch vụ do bộ, ngành, địa phương cung cấp một cách tổng thể với
việc ứng dụng các công nghệ phân tích dữ liệu hoặc trí tuệ nhân tạo; mang đến
hiệu quả, cơ hội phát triển các ngành, lĩnh vực và kinh tế - xã hội.
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
- Các sở, ngành tỉnh
- UBND cấp huyện
- Các doanh nghiệp viễn
thông, CNTT
|
33
|
Nền tảng trung tâm
giám sát điều hành an toàn thông tin mạng (SOC)
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
cung cấp dịch vụ Trung tâm điều hành an toàn thông tin mạng (SOC) đáp ứng yêu
cầu kết nối, chia sẻ thông tin góp phần đảm bảo an toàn thông tin mạng cho
quá trình chuyển đổi số quốc gia: Giúp các Bộ, ngành, địa phương rút ngắn thời
gian 90% khối lượng, thời gian triển khai mô hình “4 lớp” về bảo đảm an toàn
thông tin mạng; nâng cao năng lực đảm bảo an toàn thông tin mạng cho các chủ
quản hệ thống thông tin.
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
Các
doanh nghiệp viễn thông, CNTT
|
34
|
Nền tảng trợ lý ảo
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
trợ lý ảo được ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, giúp tự động hóa
nhiều quy trình, tiết kiệm nhân công và tăng cường năng suất công việc. Trợ
lý ảo có thể giúp người dân trong các hoạt động thường ngày cũng như giúp cán
bộ, người lao động trong công việc.
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
- Các sở, ngành tỉnh
- UBND cấp huyện
- Các doanh nghiệp viễn
thông, CNTT
|
35
|
Nền tảng tối ưu hóa
chuỗi cung ứng
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng
tối ưu hóa chuỗi cung ứng nhằm quản lý và cung cấp các số liệu kịp thời về
các hoạt động của chuỗi cung ứng, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và xử lý
dữ liệu lớn để mô phỏng và tối ưu hóa các quy trình và từ đó xác định những
giải pháp hiệu quả phục vụ các doanh nghiệp, tổ chức trong chuỗi cung ứng.
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
- Các sở, ngành tỉnh
- UBND cấp huyện
- Các doanh nghiệp viễn
thông, CNTT
|