Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 49/KH-UBND 2023 chuyển đổi số Đồng Nai

Số hiệu: 49/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Nguyễn Sơn Hùng
Ngày ban hành: 01/03/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 49/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 01 tháng 3 năm 2023

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2023

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2022

Căn cứ kết quả thực hiện chuyển đổi số, bảo đảm an toàn thông tin năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; UBND tỉnh báo cáo kết quả triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2022 và nhiệm vụ năm 2023, cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU ĐẶT RA NĂM 2022

Thực hiện đánh giá các mục tiêu tỉnh Đồng Nai đạt được năm 2022 theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; các chương trình, kế hoạch về chuyển đổi số của bộ, tỉnh, cụ thể:

STT

Chỉ tiêu

Mục tiêu 2025

Kết quả thực hiện năm 2022

Theo QĐ số 749/QĐ-TTg

Theo QĐ số 942/QĐ-TTg

Theo QĐ số 411/QĐ-TTg

Nghị quyết Chuyển đổi s (05-NQ/TU ngày 28/3/2022)

I

Phát triển hạ tầng số

1

Tỷ lệ dân số có điện thoại thông minh

80%

85,6%

2

Tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng

80%

99%

II

Phát triển chính quyền số

1

DVCTTT mức độ 4 cung cấp trên nhiều phương tiện khác nhau (gồm cả di động)

80%

100%

100%

100%

2

Người dân và doanh nghiệp sử dụng DVCTT được định danh và xác thực thông suốt từ Trung ương đến địa phương

100%

> 50 (Ch tính dân số trưởng thành)

30%

3

Tỷ lệ TTHC được xử lý hoàn toàn trực tuyến

80%

15,01%

4

Tỷ lệ hài lòng về giải quyết TTHC

90%

92,9%

5

Hồ sơ được tạo, lưu trữ, chia sẻ dữ liệu điện tử

100%

Đang xây dựng kho dữ liệu số hóa

6

Xử lý HSCV trên môi trường mạng

Cấp tỉnh

90%

90%

97%

Cấp huyện

80%

90%

98%

Cấp xã

60%

80%

100%

7

Tổng hợp báo cáo định kỳ, BCTK tình hình KTXH phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ được kết nối, tích hợp, chia s dữ liệu trên HTTT báo cáo Chính phủ

100%

100%

100%

100%

8

Hoạt động kiểm tra của Cơ quan QLNN được thực hiện thông qua môi trường số và HTTT quản lý

50%

50%

50%

Đang thử nghiệm ứng dụng

9

Tỷ lệ CBCC, VC được phổ cập kỹ năng số cơ bản

100%

25%

10

Tỷ lệ báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trực tuyến

100%

100%

100%

Ước đạt 30%

11

Tỷ lệ cơ quan nhà nước cung cp dữ liệu m đầy đủ theo danh mục đạt 50% (không áp dụng đối với dữ liệu phục vụ công tác quân sự, quốc phòng).

30%

100%

Chưa xây dựng Kho cơ sở dữ liệu dùng chung và Cổng dữ liệu mở

III

Phát triển kinh tế số và xã hội số

1

Kinh tế số

20% GDP

20% GDP

20% GDP

Chưa thống kê được

2

Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu

10%

10%

10%

Chưa thống kê được

3

Tỷ trọng TMĐT trong tổng mức bán lẻ đạt trên

10%

8%

4

Năng suất lao động hàng năm tối thiểu

7%

Chưa thống kê được

5

Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang

Hộ gia đình

80%

80%

80%

99%

100%

80%

100%

100%

6

Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh

Phổ cập

100%

100%

7

Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số

50%

63,82%

8

Tỷ lệ nhân lc lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên

2%

Chưa thống kê được

9

Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử

80%

Cục Thuế chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện đánh giá vào cuối năm.

10

Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác

50%

80%

60%

81%

11

Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân

>50%

Chưa thống kê được

12

Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản

70%

Chưa thống kê được

13

Tỷ lệ dân số trưng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xã

30%

23%

14

Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử

90%

89%

15

Tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện mô hình quản trị s, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở

70%

Chưa thống kê được

16

Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động s, chuẩn hóa d liệu số, kho học liệu số

70%

Chưa thống kê được

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ NĂM 2022

1. Nhận thức số

a) Ngày Chuyển đổi s

* Kết quả đạt được:

Căn cứ Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi s Quốc gia và Quyết định số 1092/QĐ-BTTTT ngày 16/6/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về phê duyệt Kế hoạch triển khai Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số Quốc gia, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 2213/QĐ-UBND ngày 28/8/2022 về ban hành Ngày chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai; trong đó chọn ngày 10/10 hàng năm là Ngày Chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai và Kế hoạch số 210/KH-UBND ngày 03/10/2022 về tổ chức các hoạt động Ngày chuyển đi s tỉnh Đng Nai hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2022, trong đó chủ đề năm 2022 là: “Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”, theo đó các hoạt động Ngày chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2022 diễn ra từ ngày 01/10 đến hết ngày 31/10/2022, bao gồm:

- Tỉnh đoàn phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo,.. triển khai Tổ chức chương trình đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh với thanh niên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2022 với chủ đề “Thanh niên Đồng Nai với công nghệ thông tin và chuyển đổi số”.

- 100% các Sở, ban ngành, địa phương và doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh đã hiển thị Bộ nhận diện Ngày chuyển đổi số Quốc gia trên Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp; trên bảng điện tử, màn hình công cộng của tỉnh, treo băng rôn, pano tại các khu dân cư, và các trục đường chính trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đã triển khai chuyên trang, chuyên mục về chuyển đổi số trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh; Báo Đồng Nai; Đài phát thanh truyền hình Đồng Nai. Các cơ quan, đơn vị, địa phương và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh đã tổ chức quán triệt về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyn đổi số và Ngày chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2022: Tháng 10 tháng tiêu dùng số, các ưu đãi khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ số đến từ các doanh nghiệp đến toàn thể đảng viên, CBCCVC, người lao động, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; thường xuyên tuyên truyền về Ngày chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia bằng đa dạng các hình thức (Truyền tải thông tin trên Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, hệ thống Đài truyền thanh các cấp đến các hộ dân, thôn, ấp; triển khai treo băng rôn, pano tại các khu dân cư; thông qua hoạt động hướng dẫn và tuyên truyền của T công nghệ số cộng đồng...).

- Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Tổ chức Talkshow “Chuyển đổi số - Cơ hội và thách thức cho thanh niên đổi mới sáng tạo” với sự tham dự của 150 đại biểu. Các nội dung chính gồm: Chia sẻ kiến thức về chuyển đổi số; Giới thiệu xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh trong kỷ nguyên sổ; các giải pháp kỹ thuật số sử dụng trong kinh doanh; ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động kinh doanh, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, giới thiệu các ứng dụng về chuyển đổi số trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp.

+ Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo “Metaverse - Công nghệ số hội tụ” cơ hội và thách thức với sự tham dự của khoảng 130 đại biểu. Các nội dung chính gồm: Mô hình kinh doanh trên nền tảng Metaverse; trao đổi chia s về hỗ trợ khởi nghiệp, nhân lực, đầu tư hạ tầng cho Metavese...

* Tồn tại, hạn chế:

Do đây là năm đầu tiên tỉnh Đồng Nai tổ chức Ngày chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia nên công tác triển khai tổ chức bị động trong việc triển khai.

b) Chia sẻ bài toán, sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số

* Kết quả đạt được:

Thực hiện văn bản số 5392/BTTTT-HTQT ngày 02/11/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc chia sẻ, phổ biến câu chuyện chuyển đổi số trên Chuyên mục T63, UBND tỉnh đã triển khai văn bản số 12028/UBND-KGVX ngày 09/11/2022 của UBND tỉnh về việc chia sẻ, phổ biến câu chuyện chuyển đổi số trên Chuyên mục T63.

Đến nay hầu hết các địa phương và một số cơ quan chuyên môn trên địa bàn tỉnh đã triển khai các văn bản chỉ đạo trong việc phổ biến, chia s các câu chuyện, bài toán, sáng kiến về chuyển đổi số trên Cổng thông tin điện tử của Cục chuyển đổi số Quốc gia tại địa chỉ https://t63.mic.gov.vn thông qua trang thông tin điện tử hoặc kênh Zalo của các đơn vị, địa phương.

Ngoài ra các địa phương khi có điều kiện thường xuyên tổ chức cho cán bộ chuyên môn tham quan mô hình thí điểm về chuyển đổi số của địa phương khác trên địa bàn tỉnh như: Trung tâm điều hành thông minh thành phố Biên Hòa hoặc Trung tâm điều hành thông minh thành phố Long Khánh để áp dụng hiệu quả tại địa phương quản lý.

* Tồn tại, hạn chế:

Hiện nay các mô hình, bài toán về chuyển đổi số rất đa dạng có phạm vi áp dụng rộng vì vậy các mô hình mới cần được thí điểm đánh giá hoàn thiện trước khi đưa vào ứng dụng thực tế, đặc biệt tỉnh Đồng Nai còn khó khăn trong việc triển khai mô hình chuyển đổi số doanh nghiệp để áp dụng hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

c) Kênh truyền thông “Chuyển đổi số quốc gia” trên Zalo

* Kết quả đạt được:

Thực hiện văn bản số 3097/BTTT-THH ngày 29/7/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phổ cập kỹ năng số cộng đồng đến thành viên của Tổ công nghệ số cng đồng và người dân, UBND tỉnh đã có văn bản số 8391/UBND-KGVX ngày 10/8/2022 chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông triển khai đến các địa phương, các cơ quan nhà nước, thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng tham gia và phổ biến đến người dân qua kênh Zalo “Chuyển đổi số quốc gia” chọn “Quan tâm” trên điện thoại thông minh để kịp thời cập nhật thông tin mới nhất về các hoạt động chuyển đổi số.

Ngoài ra các địa phương triển khai truyền thông trên hệ thống loa đài phát thanh huyện và xã để thực hiện tuyên truyền về kênh zalo Chuyển đổi số Quốc gia với thời lượng phát sóng 15 phút/mỗi ngày.

100% cán bộ công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông tham gia tiếp nhận thông tin từ kênh Zalo Chuyển đổi số quốc gia.

* Tồn tại, hạn chế:

Việc triển khai Kênh thông tin “Chuyển đổi số quốc gia” trên Zalo cho các cán bộ công chức, viên chức qua hình thức hành chính thuận tiện, tuy nhiên phổ biến kênh này đến người dân, doanh nghiệp để tham gia khai thác sẽ có khó khăn vì để giữ được người dùng kênh thực sự thì kênh cần có nhiều tin, bài mới, bổ ích nhằm thu hút đối tượng này khai thác, sử dụng.

Tin tức thông qua kênh này chưa thường xuyên được cập nhật, hiển thị theo định kỳ đảm bảo người dùng luôn nhận được thông tin mới từ các ứng dụng.

2. Thể chế số

a) Ban hành Nghị quyết của cấp ủy và kế hoạch 05 năm của cấp chính quyền về chuyển đổi số

* Kết quả đạt được:

- Trên cơ sở Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 28/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai năm 2025 và định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 177/KH-UBND ngày 05/8/2022 triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 28/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 599/KH-UBND ngày 18/01/2021 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 186/KH-UBND ngày 18/8/2022 về triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022 - 2025; Kế hoạch số 132/KH-UBND ngày 10/6/2022 về phát triển doanh nghiệp công nghệ số hoạt động trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1179/QĐ-UBND ngày 10/5/2022 về phê duyệt Đề án phát triển Đô thị thông minh tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.

- 100% các sở, ban, ngành và địa phương ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ của đơn vị về chuyển đổi số theo định hướng chung của tỉnh.

* Tồn tại, hạn chế:

Các định hướng, chỉ tiêu đặt ra đối với hoạt động chuyển đổi số của tỉnh gồm 3 trụ cột Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số cơ bản hoàn chỉnh. Tuy nhiên việc thu thập, định lượng để đánh giá chính xác một số chỉ tiêu về Kinh tế số, Xã hội số chưa thực hiện được (như: Kinh tế số chiếm % GDP; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu; Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử; Tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở...).

b) Hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số năm 2022

* Kết quả đạt được:

- UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4928/QĐ-UBND ngày 07/12/2021 về việc đi tên và kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Đng Nai thành Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Trưởng Ban Chỉ đạo ban hành Quyết định số 58/QĐ-BCĐCĐS ngày 11/5/2022 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh; Kế hoạch số 59/KH-BCĐCĐS ngày 11/5/2022 về hoạt động của Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh năm 2022 và Quyết định số 95/QĐ-BCĐCĐS ngày 04/7/2022 về thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai.

- 100% UBND các địa phương và UBND cấp xã đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số để triển khai hoạt động Chuyển đổi số tại địa bàn quản lý.

- Trong năm 2022 đã tổ chức 02 lần họp định kỳ và 04 lần họp chuyên đề của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh để triển khai các nhiệm vụ thông qua 06 Thông báo Kết luận của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và 01 cuộc họp của Tỉnh ủy với Ban Chỉ đạo Chuyển đổi s tỉnh Đồng Nai, triển khai các nhiệm vụ, cụ thể:

+ Đẩy mạnh việc triển khai Nghị quyết Chuyển đổi số của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Thông báo kết luận s 171-TB/VPTU ngày 01/11/2022 của Bí Thư Tỉnh ủy.

+ Đẩy mạnh việc triển khai thí điểm xã thông minh (xã chuyển đổi số) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tại Thông báo kết luận số 09/TB-UBND ngày 12/01/2022 của Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

+ Rà soát tiến độ triển khai ng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh Thông báo kết luận số 56/TB-UBND ngày 21/02/2022 của Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

+ Chuẩn bị các điều kiện triển khai Nghị quyết chuyển đổi số của tỉnh Đồng Nai tại Thông báo kết luận số 207/TB-UBND ngày 25/5/2022 của Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

+ Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh tại Thông báo kết luận s 361/TB-UBND ngày 24/8/2022 và số 500/TB-UBND ngày 10/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh và Thông báo kết luận số 370/TB-UBND ngày 26/8/2022 của Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

+ Đẩy mạnh hoạt động ngành giáo dục tại Thông báo kết luận số 2198/TB-UBND ngày 07/10/2022 của Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

* Tồn tại, hạn chế:

Các chỉ đạo, định hướng của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh đối với hoạt động chuyển đổi số đã đầy đủ. Tuy nhiên các cơ quan chuyên môn cụ thể hóa một số nhiệm vụ được giao còn chậm so với yêu cầu đề ra của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh.

3. Hạ tầng số

a) Kết quả đạt được:

- Về hạ tầng viễn thông cố định: Hạ tầng viễn thông cố định băng thông rộng cáp quang đã được thiết lập đến 100% các ấp, tổ dân phố thuộc các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu kết nối internet băng thông rộng, tốc độ cao tới các ấp, làng, trường học, bệnh viện, trung tâm cộng đồng trên toàn tỉnh.

- Hạ tầng viễn thông di động: Trên toàn tỉnh có khoảng 3.500 trạm thu phát sóng thông tin di động 3G/4G, phủ sóng đến 100% khu dân , thôn/khu ph của các xã, phường góp phần đảm bảo thông tin liên lạc cho các cấp chính quyền địa phương phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu người dân.

- Hạ tầng Internet: Hạ tầng Internet băng thông rộng cũng được phủ tới 100% cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh.

- Tỷ lệ dân số có điện thoại thông minh đạt khoảng: 85,6%.

- Hoàn thành việc nâng cấp hạ tầng Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh bao gồm hạ tầng thiết bị, máy phát điện, trạm điện... với năng lực ảo hóa trên 109 máy chủ đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có Trung tâm dữ liệu do Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý phục vụ lưu trữ dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường.

b) Tồn tại, hạn chế:

Chưa phủ sóng mạng Wifi miễn phí tại các nơi công cộng, khu giải trí tại một số địa điểm trung tâm trên địa bàn tỉnh để phục vụ người dân truy cập sử dụng mạng internet.

Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh chưa áp dụng bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật và an toàn thông tin để đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại văn bản số 1145/BTTTT-CATTT và văn bản số 783/THH-HTDLS ngày 16/06/2020 của Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) về tài liệu hướng dẫn ứng dụng dịch vụ điện toán đám mây và thuê dịch vụ điện toán đám mây trong cơ quan nhà nước,

4. Dữ liệu số

a) Kết quả đạt được:

- Tỉnh Đồng Nai đã có 03 hệ thống thông tin (HTTT) được kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, cụ thể:

+ CSDL dịch vụ công;

+ CSDL một cửa điện tử;

+ CSDL quản lý đất đai.

- Hình thành CSDL của chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bao gồm:

- Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc tỉnh Đồng Nai.

- Xây dựng dữ liệu số hóa giải quyết thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp.

- Số hóa dữ liệu hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Xây dựng hệ thống tiếp nhận và xử lý hồ sơ, tài liệu điện tử nộp về hệ thống hồ sơ lưu trữ cơ quan và lưu trữ tỉnh.

- Xây dựng CSDL về hồ sơ lao động, việc làm, dạy nghề, hồ sơ người có công và an sinh xã hội.

- Cập nhật, hoàn thiện CSDL cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- CSDL lấy ý kiến người dân mức độ hài lòng xử lý dịch vụ hành chính công trên địa bàn tỉnh.

- CSDL về công chứng, chứng thực.

- CSDL vi bằng.

- CSDL về đất đai.

- CSDL về môi trường.

- CSDL về tài nguyên nước.

- CSDL về khoáng sản.

b) Tồn tại, hạn chế:

- Hiện nay một số cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính, đất đai chưa liên thông với cơ sở dữ liệu dân cư do đó chưa thuận tiện cho người dân trong việc khai thác, sử dụng (đặc biệt về xác định định danh điện tử).

- Một số cơ sở dữ liệu số quan trọng như phân tích chỉ tiêu kinh tế xã hội để phục vụ cho sự chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo tỉnh, các sở ngành và địa phương trong việc thực hiện chỉ đạo điều hành chưa hình thành.

- Các nguồn dữ liệu còn phân tán, chưa liên thông, tích hợp để hình thành nguồn dữ liệu chung phục vụ cho sự chỉ đạo điều hành, tiện ích của người dân, doanh nghiệp.

5. Nền tảng số

a) Kết quả đạt được:

- 100% các các cơ quan hành chính nhà nước và địa phương hoàn thiện việc trang bị cơ sở hạ tầng và nền tảng họp trực tuyến. Riêng ngành giáo dục và đào tạo 100% các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên đều có trang bị ít nhất một nền tảng để tổ chức dạy và học trực tuyến.

- Xây dựng, nâng cấp và triển khai Nn tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung cấp tỉnh (LGSP) đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn hiện hành. 100% cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc; thực hiện gửi nhận văn bản điện tử, thủ tục hành chính một cửa điện tử, dịch vụ công trực tuyến thông qua trục liên thông tỉnh. Đồng thời, đã thực hiện kết nối hệ thống quản lý văn bản, một số dịch vụ công trực tuyến của tỉnh với hệ thống quản lý văn bản, Cổng dịch vụ công quốc gia của Văn phòng Chính phủ thông qua Trục liên thông văn bản Quốc gia. Đã tích hợp chữ ký số chuyên dùng trên Phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc, đặc biệt đã thực hiện ký số được trên các thiết bị di động (IOS, Android...).

- Triển khai thí điểm 2 nền tảng Trung tâm điều hành thông minh (OC) của VNPT và Viettel trên địa bàn thành phố Biên Hòa và Thành phố Long Khánh, cơ bản bước đầu hình thành công cụ quản lý, điều hành trực tuyến, kênh thông tin giao tiếp trực tuyến với người dân, doanh nghiệp.

- Xây dựng triển khai thí điểm nền tảng xã hội số “Đồng Nai CĐS” cung cấp dịch vụ trên 3 trụ cột chuyển đổi số gồm: Chính quyền s, Kinh tế s, Xã hội số.

- Ngoài ra đưa vào khai thác, sử dụng một số nền tảng số ngành y tế như: nền tảng tiêm chủng, xét nghiệm; Nền tảng số về phòng chống dịch bệnh (nền tảng tiêm chủng, xét nghiệm); Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCS) của Bộ Thông tin và Truyền thông phục vụ tập huấn cho cán bộ công chức cấp xã, tổ công nghệ số cộng đồng.

b) Tồn tại, hạn chế:

Một vài nền tảng trong giai đoạn thí điểm ở quy mô nhỏ nên việc đánh giá quá trình đưa vào khai thác, sử dụng cũng còn hạn chế chỉ áp dụng một phần khi đưa vào mô hình thực tế.

Quá trình thu thập, kết nối dữ liệu cho các nền tng còn khó khăn vì đa số các ứng dụng CSDL hiện chưa có sẵn các API để truy xuất dữ liệu theo thời gian thực.

6. Nhân lực số

a) Kết quả đạt được:

- Kiện toàn Ban chỉ đạo chuyển đổi số cấp tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh là trưởng ban, trên cơ sở đó 100% các huyện/thành phố, các xã thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số phục vụ triển khai nhiệm vụ Chuyển đổi số tại địa phương.

- 100% các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện có 01 đến 02 cán bộ làm công tác chuyên trách công nghệ thông tin trình độ từ cử nhân cao đẳng trở lên góp phần thuận lợi trong việc triển khai các ứng dụng dùng chung của tỉnh. 100% lãnh đạo cơ quan hành chính nhà nước cấp xã được tập huấn kiến thức về chuyển đổi số Nền tảng mở đại trà Onetouch của Bộ Thông tin và Truyền thông. Các công chức bộ phận một cửa đều được hướng dẫn, tập huấn, đảm bảo kỹ năng, thao tác thuần thục trong việc khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin, các phần mềm như Quản lý văn bản, Thư điện tử công vụ, Một cửa điện tử và các phần mềm chuyên ngành khác.

- Thực hiện Kế hoạch số 130/KH-UBND ngày 08/6/2022 của UBND tỉnh về tổ chức triển khai thí điểm T công nghệ số cộng đồng tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tính đến thời điểm hiện tại đã có 11/11 (đạt 100%) UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã triển khai thành lập được 1.000 Tổ công nghệ số cộng đồng với tổng số 6.441 thành viên.

b) Tồn tại, hạn chế:

- Nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên sâu để quản trị, vận hành các hệ thống nền tảng số có quy mô lớn như: Trung tâm điều hành IOC, OC, Bigdata... của các cơ quan đơn vị hầu như không có.

- Tổ công nghệ số cộng đồng tuy được thành lập nhưng vẫn chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ t ngân sách nhà nước để khuyến khích tạo động lực đẩy mạnh hoạt động.

7. An toàn thông tin mạng

a) Kết quả đạt được:

- Hoàn thành việc triển khai hệ thống giám sát mạng truyền số liệu chuyên dùng đến cấp xã nhằm mở rộng hạ tầng kết nối, giám sát mạng truyền số liệu chuyên dùng 4 cấp tại địa phương đạt hiệu quả, đáp ứng hạ tầng cho Chính phủ điện t, Chính phủ số. Báo cáo tình hình khai thác, sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- UBND tỉnh phê duyệt đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin (cấp độ 3) của Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh (Quyết định số 3531/QĐ-UBND ngày 20/12/2022); mở rộng triển khai thực hiện đánh giá mức độ sẵn sàng bảo đảm an toàn thông tin đối với các đơn vị trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục duy trì thực hiện thuê dịch vụ công nghệ thông tin đối với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel cung cấp dịch vụ giám sát, điều hành, an toàn, an ninh mạng đối với hệ thống thông tin tại Trung tâm dữ liệu tỉnh Đồng Nai, gồm: đánh giá, khắc phục các cảnh báo phát sinh trên hệ thống giám sát an toàn thông tin; triển khai các giải pháp giám sát an toàn thông tin Server Endpoint trên 100 máy chủ; dịch vụ bảo vệ web - Cloudrity thực hiện giám sát, khắc phục, vá các lỗ hổng bảo mật đối với Cổng/Trang thông tin điện tử; triển khai các giải pháp bảo vệ cho hệ thống quản lý giám sát an toàn thông tin trên máy chủ, giải pháp phát hiện tấn công APT ở mức mạng, giải pháp quản lý bảo mật tập trung SIEM (hoặc tương đương).

- Tăng cường sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phục vụ cải cách hành chính và chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước.

- Triển khai đầy đủ các hướng dẫn, cảnh báo nguy cơ mất an toàn thông tin của Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông đến các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

b) Tồn tại, hạn chế:

- Hiện nay hầu hết các hệ thống thông tin của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện đánh giá cấp độ theo Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 03/2017/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông và văn bản số 713/CATTT-TĐQLGS ngày 25/7/2019 của Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Hệ thống thông tin cấp huyện và xã được đầu tư đã lâu các thiết bị phần lớn đã lỗi thời và lạc hậu; hệ thống tường lửa hết được nhà sản xuất hỗ trợ cập nhật bản vá lỗi nên luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của cấp huyện và địa phương.

8. Chính quyền số

a) Kết quả đạt được:

- Về phổ biến nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, kỹ năng số: năm 2022, các cơ quan báo chí tỉnh đã tổ chức tuyên truyền hơn 500 tin, bài; hệ thống đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã đã thực hiện 560 tin, bài; thời lượng 7.650 giờ liên quan đến lĩnh vực chuyển đổi số; ngoài ra còn triển khai tập huấn chuyển đổi số và kỹ năng số cho 12 cán bộ chuyên trách về chuyển đổi số cấp tỉnh và 895 cán bộ, công chức thuộc UBND các xã/phường/thị trấn và 7.402 học viên là thành viên của Tổ công nghệ s cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

- Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh được đầu tư từ năm 2016 và được nâng cấp mở rộng vào năm 2021 với 109 máy chủ ảo và 17 máy chủ vật lý, hệ thống giám sát An toàn thông tin 24/7; phục vụ cho việc khai thác, vận hành các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh như: Cổng Thông tin điện tử tỉnh, 86 trang thông tin điện tử thành phần, hệ thống dịch vụ công trực tuyến, hệ thống một cửa điện tử, hệ thống quản lý văn bản các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, Trục liên thông tỉnh, ứng dụng Đồng Nai CĐS và các ứng dụng của các ngành, tổ chức chính trị xã hội gồm: y tế, giáo dục đào tạo, lao động thương binh xã hội, nông nghiệp phát triển nông thôn, giao thông vận tải, xây dựng, tỉnh đoàn, hội nông dân, hội liên hiệp phụ nữ...

- Ứng dụng phần mềm quản lý một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp trong năm đã tiếp nhận tổng số hồ sơ là: 1.955.826 hồ sơ; trong đó đã xử lý hoàn thành 1.940.177 hồ sơ (đạt tỷ lệ 96,87%), mức độ hài lòng của người dân trong việc xử lý thủ tục hành chính của chính quyền đạt 90,45%.

- Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh đã hoàn thành cập nhật, hiệu chỉnh, bổ sung theo các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, cung cấp: 1.457 dịch vụ công trực tuyến (bao gồm: 346 mức độ 3 và 1.111 mức độ 4). Tổng số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, 2, 3 và 4 có phát sinh hồ sơ (gồm cả trực tuyến và không trực tuyến) của tỉnh: 693.953 hồ sơ, trong đó tỷ lệ hồ sơ xử lý hồ sơ dịch vụ công mức độ 3 đạt 6,24% (43.294/693.953) và tỷ lệ hồ sơ xử lý hồ sơ dịch vụ công mức độ 4 đạt 15,98% (110.915/693.953).

100% cơ quan, đơn vị hành chính sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành (QLVB&ĐHCV); tỷ lệ văn bản được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử giữa các cơ quan nhà nước đạt 99,78%. Tỷ lệ CBCC, VC tại các cơ quan hành chính nhà nước khai thác, sử dụng phần mềm QLVB&ĐHCV đạt 100%. Trong năm 2022, tổng số văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước là 1.390.461 văn bản.

- Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Đồng Nai kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Hiện tại đã triển khai đến 22 sở, ngành và 11 địa phương; đã tạo lập 142 biểu mẫu báo cáo số liệu, 29 biểu mẫu báo cáo thuyết minh cho 27 cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn tỉnh. Qua đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư định kỳ cung cấp dữ liệu thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ theo yêu cầu, chỉ tiêu của Văn phòng Chính phủ; các đơn vị còn lại thực hiện báo cáo theo biểu mẫu nội bộ của đơn vị cung cấp.

- 100% các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan ngành dọc và tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh đều có Trang thông tin điện tử phục vụ cho công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách của đơn vị đến người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Có 100% các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên đều có trang bị ít nhất một nền tảng để tổ chc dạy và học trực tuyến, trong đó 100% các đơn vị thực hiện dạy học trực tuyến đúng theo quy định tại Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.

- Hình thành các cơ sở dữ liệu các ngành gồm: ngành tài nguyên và môi trường cung cấp dữ liệu tra cứu đất đai trên App DNLIST phục vụ cho cơ quan quản lý tra cứu thông tin dữ liệu đất đai phục vụ nhu cầu công việc.

- Tiếp tục vận hành phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức (phần mm do Sở Nội vụ triển khai): đến nay đã triển khai đến tất cả các sở, ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; 11 huyện, thành phố, 170 xã/phường trên địa bàn tỉnh, đến thời điểm hiện tại đã có 58.247 hồ sơ về cán bộ, công chức, viên chức được cập nhật lên hệ thống; Phần mềm quản lý xử lý chồng chéo thanh tra, Phần mm quản lý công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo phục vụ quản lý liên thông với phần mềm của Thanh tra Chính phủ phục vụ nghiệp vụ thanh tra.

- Hoàn thành việc triển khai, đánh giá thí điểm 02 Trung tâm giám sát điều hành thông minh thành phố Biên Hòa và thành phố Long Khánh theo các tiêu chí hướng dẫn của Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông, trên cơ sở văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh và Bộ Thông tin và Truyền thông hiện đã có một số địa phương hoàn thành đánh giá hiện trạng và đề xuất triển khai đầu tư thực tế trên địa bàn tỉnh bao gồm: UBND thành phố Biên Hòa, UBND thành phố Long Khánh, UBND huyện Nhơn Trạch, UBND huyện Định Quán, UBND huyện Thống Nhất, UBND huyện Long Thành. Ngoài ra còn có một số địa phương gắn việc triển khai Trung tâm điều hành với mô hình thí điểm Chuyển đổi số cấp xã.

- Cung cấp chữ ký số: Phối hợp với Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin thực hiện cấp phát 715 bộ chứng thư số gồm: 644 bộ chng thư số cá nhân, 47 SIM PKI, 24 bộ CTS tổ chức, đạt tỷ lệ 100% trên tổng số công chức, viên chức lãnh đạo.

- Triển khai thí điểm 03 xã thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh gồm: xã Long Phước - huyện Long Thành (Viettel Đồng Nai đồng hành hỗ trợ); xã Bình Lợi - huyện Vĩnh Cửu (VNPT Đồng Nai đồng hành hỗ trợ); xã Bảo Hòa - huyện Xuân Lộc (Mobifone Đồng Nai đồng hành hỗ trợ).

b) Tồn tại, hạn chế:

- Chưa hình thành được kho dữ liệu dùng chung, Trung tâm điều hành thông minh của tỉnh nhằm kết nối, tích hợp các nguồn dữ liệu t các ngành để chọn lọc, phân tích phục vụ công tác điều hành, khai thác sử dụng của các cấp chính quyền, người dân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

- Tỷ lệ các dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của tỉnh còn thấp, đặc biệt là ở cấp huyện và cấp xã do đa số người dân chưa có thói quen, gặp khó khăn trong việc sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh để thực hiện dịch vụ công trực tuyến, hơn nữa do trụ sở UBND xã gần nhà nên người dân vẫn muốn đến trực tiếp để thực hiện thủ tục hành chính; Khi thực hiện tích hợp lên Cống DVCQG gặp một số khó khăn, vướng mắc như: bị từ chối công khai.

- Việc triển khai thí điểm, hoàn thiện mô hình chuyển đổi số cấp xã còn chậm.

- Đội ngũ làm công tác chuyển đổi số còn thiếu về số lượng và chất lượng, thiếu nguồn nhân lực vận hành các hệ thống thông tin quy mô dữ liệu lớn. Việc nâng cao nhận thc về an toàn thông tin cho cán bộ công chức, viên chức tại các đơn vị chưa được chú trọng.

- Một số nhiệm vụ, dự án về phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022 chưa đạt tiến độ theo yêu cầu Kế hoạch đề ra.

9. Kinh tế số

a) Kết quả đạt được:

- Triển khai thực hiện Quyết định số 1034/QĐ-BTTTT ngày 21/7/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn và Quyết định số 350/QĐ-BTTTT ngày 24/02/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. Trong năm 2022, số hộ sản xuất tham gia trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai (Tổng số tài khoản đăng ký: 25; Tổng số sản phẩm lên sàn: 200 sản phẩm); số hộ sản xuất tham gia trên thương mại điện tử vỏ sò và Postmart (Tổng số hộ sản xuất được tạo tài khoản trên sản TMĐT: 125.805 hộ; Tổng số tài khoản hoạt động: 76.391 tài khoản; số sản phẩm lên sàn: 1.091 sản phẩm; Tổng số giao dịch: 16.887 giao dịch; Tỷ lệ giao dịch/tài khoản hoạt động: 22%).

- UBND tỉnh ban hành và tổ chức triển khai thực hiện: Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 10/6/2022 về việc triển khai Chương trình xác định chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Kế hoạch số 186/KH-UBND ngày 18/8/2022 về triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022 - 2025; Kế hoạch số 198/KH-UBND ngày 09/9/2022 của UBND tỉnh về phát triển kinh tế số và xã hội số tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, qua đó các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tham gia các hoạt động:

+ Tổ chức 6 hội thảo và 6 diễn đàn nhằm nâng cao nhận thức của người dân doanh nghiệp, cán bộ đoàn về tham gia hoạt động chuyển đổi số: với chủ đề “Metaverse - Công nghệ số hội tụ” cơ hội và thách thức như: Hội thảo thúc đẩy Chuyển đổi số doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai; Hội thảo kết nối nguồn lực đầu tư, các làng khởi nghiệp nhằm hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tỉnh Đồng Nai; Hội thảo Metaverse - công nghệ số hội tụ cơ hội và thách thức; Hội thảo “Giải pháp kết nối sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị và các kênh phân phối”; Hội nghị “Phát triển du lịch dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và ĐMST”; Hội thảo “Chuyển đổi số Hợp tác xã - khởi đầu nhỏ, hiệu quả lớn”; Diễn đàn Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST lĩnh vực logistics tỉnh Đồng Nai; Diễn đàn Thúc đẩy các nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo vùng Đông Nam bộ; Diễn đàn “Phát triển hoạt động khởi nghiệp, ĐMST trong nông nghiệp”; Diễn đàn Chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp ĐMST của phụ nữ và phát động Chương trình phụ nữ khởi nghiệp năm 2023; Diễn đàn “Phát triển hoạt động khởi nghiệp, ĐMST trong các trường”; Talkshow “Chuyển đổi số - cơ hội và thách thức cho thanh niên đổi mới sáng tạo”. Ngoài ra các địa phương như UBND thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa đã tổ chức Hội thảo phổ biến các giải pháp số, kỹ năng áp dụng giải pháp số cho các doanh nghiệp trên địa bàn để cùng đồng hành triển khai, áp dụng.

+ Triển khai sử dụng hóa đơn điện tử đến 100% doanh nghiệp trên địa bàn. Hiện tại, các doanh nghiệp chính thức sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/7/2022. Ngoài ra, đã triển khai kê khai thuế điện tử đạt 99% so với tổng lượt hồ sơ khai thuê đã nộp; thực hiện nộp thuế điện tử đạt 99,72%; thực hiện hoàn thuế điện tử đạt 100% hồ sơ hoàn thuế GTGT xuất khẩu và đầu tư.

b) Tồn tại, hạn chế:

- Chưa triển khai thí điểm mô hình cụ thể về hoạt động Chuyển đổi số cho quy mô của 01 doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh để tạo điểm nhấn phổ biến, nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

- Hiện nay tỉnh còn khó khăn trong việc tổng hợp, thống kê các chỉ tiêu đánh giá, đo lường về Kinh tế số trên địa bàn tỉnh (như: Kinh tế số; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu; Năng suất lao động hàng năm tối thiểu; Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử)

10. Xã hội số

a) Kết quả đạt được:

- Triển khai phổ cập điện thoại thông minh và cáp quang băng rộng toàn dân: trên toàn tỉnh có khoảng 3.500 trạm thu phát sóng thông tin di động 3G/4G, phủ sóng đến 100% khu dân cư, thôn/khu phố của các xã, phường; Hạ tầng Internet băng thông rộng cũng được phủ tới 100% cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh; Tỷ lệ dân số có điện thoại thông minh đạt khoảng 85,6%; Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đạt 81%.

- Đã triển ứng dụng đăng ký, đặt lịch khám bệnh từ xa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai gồm: ứng dụng đăng ký, đặt lịch khám từ xa qua Tổng đài 19002115 hoặc website: https://bvdongnai.medpro.vn; Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh triển khai đăng ký, đặt lịch khám bệnh từ xa thông qua zalo, facebook, website, tổng đài số; Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai sử dụng tổng đài 1080 để đăng ký và đặt lịch khám; Bệnh viện Da liễu Đồng Nai sử dụng đặt lịch khám quá đường dây nóng. Sở Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với Công ty Cổ phần Viễn thông, UBND Thành phố Biên Hòa, Sở Y tế việc triển khai thí điểm giải pháp ng dụng Tư vấn y tế trực tuyến trên địa bàn Thành phố Biên Hòa.

- Đã triển khai Hệ thống Quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân phiên bản V2.0 cho Trung tâm y tế các huyện/thành phố và 170 trạm y tế xã, phường, thị trấn. S người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử là: 2.880.420 tài khoản.

- Triển khai dự án CSDL quốc gia về dân cư trên địa bàn tỉnh, trong đó đã thu thập, cập nhật dữ liệu dân dư được 3.103.499/3.118.174 nhân khẩu đã đăng ký thường trú trên địa bàn tỉnh, đạt tỷ lệ 99,53%; Thu thập, cập nhật đồng bộ 204.579/305.160 trường hợp nhân khẩu đã đăng ký tạm trú, đạt tỷ lệ 67,04%. Số người có danh tính số/tài khoản định danh điện tử: 352.634 tài khoản. Người dân có thể tra cứu, khai thác dữ liệu thông qua ứng dụng VNEID.

- Các cơ sở giáo dục đã sử dụng sổ điểm và sổ liên lạc điện tử thuộc phần mềm VNEDU và SMAS; Phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi và chấm thi trắc nghiệm PMT-EXAM cho học sinh và phụ huynh khai thác, sử dụng.

- Hình thành các cơ sở dữ liệu các ngành gồm: ngành tài nguyên và môi trường cung cấp dữ liệu tra cứu đất đai trên App DNLIST giúp cho người dân tra cứu thông tin dữ liệu đất đai phục vụ nhu cầu công việc.

- Xây dựng hoàn thiện và đưa vào khai thác, sử dụng ứng dụng nền tảng Đồng Nai CĐS đưa ứng dụng hoạt động trên chợ AppStore, Chplay để người dùng tải về. Đồng thời triển khai, làm việc với 23 cơ quan (17 cơ quan trong tỉnh và 06 cơ quan trung ương) để thu thập dữ liệu cập nhật lên nền tảng Đồng Nai CĐS. Đây là một nền tảng ứng dụng quan trọng trong việc tập trung đầu mối nguồn dữ liệu dịch vụ công từ các cơ quan nhà nước để cung cấp dữ liệu số (gồm: dịch vụ thuê nhà, dịch vụ khuyến mại, dịch vụ việc làm, tra cứu điện, nước, tuyến xe công cộng, bảo him xã hội, y tế, giáo dục, tin tức về Đồng Nai, phản ánh hiện trường...) trên môi trường Internet nhanh, kịp thời nhất đến chính quyền, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phù hợp với định hướng chia sẻ dữ liệu của các cơ quan nhà nước theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ.

- Thành lập và triển khai tập huấn 1.000 Tổ công nghệ số cộng đồng với 6.411 thành viên tại 170 phường/xã tại 11/11 (đạt 100%) huyện, thành phố, với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để hỗ trợ, hướng dẫn người dân tham gia hoạt động chuyển đổi số phục vụ cho nhu cầu đời sống ngày càng tiện lợi hơn.

b) Tồn tại, hạn chế:

- Việc triển khai các nền tảng Xã hội số cần thu thập, tổng hợp kết nối 01 lượng lớn dữ liệu của tất cả các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên hiện nay việc thu thập nguồn dữ liệu này còn hạn chế do chưa có quy định rõ ràng nguồn, loại, quy trình thu thập, tối ưu dữ liệu để các cơ quan, đơn vị tham gia cung cấp. Chưa có hướng dẫn tuyên truyền nội dung giúp người dân, doanh nghiệp khai thác an toàn các nền tảng số trên không gian mạng.

- Hiện nay tỉnh còn khó khăn trong việc tổng hợp, thống kê một số chỉ tiêu đánh giá, đo lường về Xã hội số trên địa bàn tỉnh (như: Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân; Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản).

- Chưa có cơ chế, chính sách để hỗ trợ cho thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh để khuyến khích hoạt động sớm đưa nền tảng số đến người dân, doanh nghiệp khai thác, sử dụng.

11. Kinh phí thực hiện

Kết quả triển khai, thực hiện Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 11/02/2022 của UBND tỉnh về việc phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Đồng Nai năm 2022 trên địa bàn tỉnh như sau: Các nhiệm vụ/dự án đã và đang triển khai là 105/153 (chiếm tỷ lệ 68,6%) nhiệm vụ/dự án đã và đang triển khai, trong đó:

- Có 24/105 (chiếm tỷ lệ 22,9%) nhiệm vụ/dự án đang ở giai đoạn Chủ trương thực hiện (xin chủ trương và phê duyệt chủ trương).

- Có 10/105 (chiếm tỷ lệ 9,5%) nhiệm vụ/dự án đang ở giai đoạn Lập Dự án/Đ cương và dự toán chi tiết/Kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin.

- Có 06/105 (chiếm tỷ lệ 5,7%) nhiệm vụ/dự án đang ở giai đoạn Thẩm định/Phê duyệt Dự án/Đ cương và dự toán chi tiết/Kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin.

- Có 09/105 (chiếm tỷ lệ 8,6%) nhiệm vụ/dự án đang ở giai đoạn Lựa chọn nhà thầu/Ký kết hợp đồng/Thực hiện thi công.

- Có 04/105 (chiếm tỷ lệ 3,8%) nhiệm vụ/dự án đang ở giai đoạn Tổ chức kiểm thử, vận hành thử.

- Có 52/105 (chiếm tỷ lệ 49,5%) nhiệm vụ/dự án ở giai đoạn hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng, với tổng kinh phí thực hiện 67.039.000.000 đồng.

ính kèm Phụ lục I. Tình hình thực hiện, triển khai nhiệm vụ/dự án năm 2022)

Phần II

NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW;

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;

- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 2323/BTTTT-THH ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0; Kiến trúc Chính phủ điện tử/Kiến trúc Chính quyền điện tử của bộ/tỉnh;

- Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

- Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 tháng 2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia;

- Quyết định số 27/QĐ-UBQGCĐS ngày 15 tháng 6 năm 2022 của Chủ tịch y ban quốc gia về Chuyển đổi số Ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022;

- Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030;

- Quyết định số 2323/BTTTT-THH ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0; Kiến trúc Chính phủ điện tử/Kiến trúc Chính quyền điện tử của bộ/tỉnh;

- Văn bản số 5406/BTTTT-CĐSQG ngày 03 tháng 11 năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch Chuyển đổi so năm 2023;

- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 28 tháng 3 năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 5003/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình chuyển đổi số đến 2025, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Đồng Nai;

- Quyết định số 1179/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển Đô thị thông minh tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030;

- Kế hoạch số 599/KH-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2021 của UBND tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2025;

- Kế hoạch số 177/KH-UBND ngày 05 tháng 8 năm 2022 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 28/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin các cơ quan nhà nước và địa phương phục vụ cho việc khai thác, sử dụng các ứng dụng số và nền tảng số.

- Hình thành nền tảng số dựa trên các ứng dụng chính quyền điện tử riêng rẽ các ngành và các địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Hình thành, kết nối chia sẻ để khai thác tối đa nguồn dữ liệu các sở, ban, ngành và địa phương tạo ra sự thay đổi căn bản về dữ liệu để tạo ra giá trị mới là sự khác biệt căn bản của chuyển đổi số.

2. Mc tiêu c th

Tiếp tục triển khai các mục tiêu Chuyển đổi số đến năm 2025 đưa tỉnh Đồng Nai nằm trong top 10 cả nước về Chuyển đổi số, cụ thể:

- Người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt từ Trung ương đến địa phương đạt tỷ lệ 40%.

- Tỷ lệ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến đạt 30%.

- Hình thành kho dữ liệu lưu trữ điện tử phục vụ Hồ sơ được tạo, lưu trữ, chia sẻ dữ liệu điện tử.

- Hoạt động kiểm tra của Cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin quản lý đạt 30%.

- Tỷ lệ báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trực tuyến đạt 50%.

- Tỷ lệ cơ quan nhà nước cung cấp dữ liệu mở đầy đủ theo danh mục đạt 50% (không áp dụng đối với dữ liệu phục vụ công tác quân sự, quốc phòng).

- Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 9%

- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 60%.

- Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng sổ cơ bản đạt tỷ lệ 50%.

- Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xã đạt 30%. Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%.

- Tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt tỷ lệ 30%

- Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số đạt tỷ lệ 30%

III. NHIỆM VỤ

1. Nhận thức số

a) Ngày Chuyển đổi số

- Căn cứ hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh và điều kiện thực tế, các sở, ngành, địa phương ban hành Kế hoạch triển khai bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tuyệt đối không phô trương, hình thức, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân trên địa bàn tỉnh. Cụ thể bao gồm: Kế hoạch hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023; Kế hoạch hưởng ứng và phổ biến Tháng 10 - Tháng Tiêu dùng số.

- Phổ biến các nền tảng xã hội s của tỉnh đến người dân, doanh nghiệp tham gia khai thác, sử dụng.

b) Chia sẻ bài toán, sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số

- Tiếp tục triển khai hoàn thiện các nền tảng ứng dụng số đang thực hiện như: Nn tảng ứng dụng Đồng Nai CĐS, ng dụng y tế trực tuyến, ng dụng thanh toán trực tuyến ngành y tế, giáo dục, chợ đầu mối tại các địa phương để có đánh giá điều chỉnh mô hình phù hợp, tiện ích với người dùng cuối.

- Tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả các Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh trong đó triển khai nhiều cách làm khác nhau để tìm ra cách làm hay, hiệu quả nhất để đưa các nền tảng ứng dụng số đến phục vụ tiện ích cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

c) Kênh truyền thông “Chuyển đổi số quốc gia” trên Zalo

Tiếp tục triển khai đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến cán bộ công chức, viên chức các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh tham gia vào kênh truyền thông Chuyển đổi số quốc gia để được cập nhật kịp thời thông tin mới nhất về chuyển đổi số phục vụ công tác chuyên môn. Việc tham gia bằng cách sử dụng Zalo và thực hiện quét mã QR.

2. Thể chế số

Tập trung xây dựng và ban hành một số văn bản quan trọng phục vụ phát triển chuyển đổi số năm 2023 gồm:

- Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành danh mục dữ liệu mở của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

- Hướng dẫn mô hình trung trung tâm dữ liệu cấp xã.

- Hoàn thiện mô hình Chuyển đổi số cấp xã.

3. Hạ tầng số

- Đôn đốc các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai thủ tục hoặc hoàn thành việc nâng cấp hạ tầng CNTT, Hệ thống hội nghị trực tuyến, Hệ thống truyền thanh thông minh phục vụ khai thác, sử dụng các nền tảng ứng dụng số trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai Trung tâm điều hành tác chiến quản lý an ninh trật tự của Công an tỉnh.

- Triển khai các giải pháp áp dụng bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật và an toàn thông tin để đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử theo hướng dẫn của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) tại văn bản số 1145/BTTTT-CATTT ngày 03/4/2020 và văn bản số 783/THH-HTDLS ngày 16/06/2020 của Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông về tài liệu hướng dẫn ứng dụng dịch vụ điện toán đám mây và thuê dịch vụ điện toán đám mây trong cơ quan nhà nước cho Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh.

- Một số địa phương triển khai thử nghiệm phủ sóng mạng Wifi miễn phí tại các nơi công cộng, khu giải trí tại một số địa điểm trung tâm trên địa bàn quản lý để phục vụ người dân truy cập sử dụng mạng internet.

- Triển khai chỉ tiêu Tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh đạt 86% theo Quyết định số 3438/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

4. Dữ liệu số

Triển khai hình thành các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành gồm: Cơ sở dữ liệu Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai, Kho dữ liệu lưu trữ điện tử phục vụ Hồ sơ được tạo, lưu trữ, chia sẻ dữ liệu điện tử; Bệnh án điện tử (EMR), Cơ sở dữ liệu ngành Công thương; Cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo; Cơ sở dữ liệu ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Cơ sở dữ liệu Ban dân tộc; Cơ sở dữ liệu ngành thanh tra; Cơ sở dữ liệu dân cư.

5. Nền tảng số

- Tiếp tục duy trì nền tảng chia sẻ tích hợp dữ liệu Trục liên thông tỉnh Đồng Nai và hoàn thành việc thí điểm các nền tảng thanh toán trực tuyến ngành y tế, giáo dục; Nền tảng Đồng Nai CĐS.

- Tập Trung triển khai một số nền tảng số trên địa bàn tỉnh như: Trung tâm giám sát điều hành cấp tỉnh và một số địa phương; nâng cấp sàn thương mại điện tử tỉnh; các nền tảng số ngành y tế như (Quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử, Nền tảng Quản lý tiêm chủng, Nền tảng Quản lý Trạm y tế xã, Nền tảng Tư vấn khám chữa bệnh từ xa); Tổng đài dịch vụ 1022, Phòng họp không giấy tờ, Nền tảng mở học đại trà.

6. Nhân lực số

- Triển khai tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về kỹ năng số, chuyển đổi số, sử dụng chữ ký số chuyên dùng, an toàn thông tin cho các đối tượng là cán bộ công chức, viên chức, Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

- Đào tạo phổ cập kiến thức kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho thanh niên trên địa bàn tỉnh và cho người dân khu vực nông thôn.

7. An toàn thông tin mạng

- Triển khai chỉ tiêu tỷ lệ hệ thống thông tin trong cơ quan Nhà nước được phê duyệt theo cấp độ an toàn thông tin đạt 100% theo Quyết định số 3438/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục An toàn thông tin và Trung tâm VNCERT/CC đến các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh biết, thực hiện áp dụng đối với các hệ thống thông tin tại cơ quan mình quản lý.

- Tiếp tục duy trì hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin đối với việc cung cấp dịch vụ giám sát, điều hành, an toàn, an ninh mạng đối với hệ thống thông tin tại Trung tâm dữ liệu tỉnh Đồng Nai, gồm: đánh giá, khắc phục các cảnh báo phát sinh trên hệ thống giám sát an toàn thông tin; triển khai các giải pháp giám sát an toàn thông tin Server Endpoint trên 70 máy chủ; dịch vụ bảo vệ web - Cloudrity thực hiện giám sát, khắc phục, vá các lỗ hổng bảo mật đối với Cổng/Trang thông tin điện tử; Triển khai các giải pháp bảo vệ cho hệ thống quản lý giám sát an toàn thông tin trên máy chủ, giải pháp phát hiện tấn công APT ở mức mạng, giải pháp quản lý bảo mật tập trung SIEM (hoặc tương đương).

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục duy trì hoạt động đảm bảo an toàn thông tin như: trang bị phần mềm diệt virus, triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin.

8. Chính phủ số

- Xây dựng Kho quản lý dữ liệu điện tử TTHC và triển khai số hóa hồ sơ, kết quả trong tiếp nhận, giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng kho dữ liệu dùng chung phục vụ nhu cầu chia sẻ dữ liệu đã được chuẩn hóa của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý, điều hành, báo cáo và ra quyết định của lãnh đạo địa phương, lãnh đạo tỉnh cũng như cung cấp nguồn dữ liệu mở cho người dân và doanh nghiệp

- Thực hiện xây dựng Trung tâm điều hành thông minh của tỉnh nhằm kết nối, tích hợp các nguồn dữ liệu từ các ngành để chọn lọc, phân tích phục vụ công tác điều hành, khai thác sử dụng của các cấp chính quyền, người dân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

- Tiếp tục triển khai các giải pháp đẩy mạnh tỷ lệ các dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của tỉnh, đặc biệt là ở cấp huyện và cấp xã.

- Triển khai đánh giá việc thí điểm mô hình chuyển đổi số cấp xã và đề xuất, triển khai mô hình thực tế tại các xã trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai phổ cập, tập huấn kiến thức về kỹ năng số, an toàn thông tin cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức phụ trách hoặc chuyên trách về CNTT, Tổ công nghệ số cộng đồng, cán bộ đoàn thanh niên tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh.

9. Kinh tế số

- Tiếp tục hoạt động tuyên truyền, tổ chức hội thảo về các hoạt động chuyển đổi số doanh nghiệp tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thí điểm mô hình cụ thể về hoạt động Chuyển đổi số cho quy mô của 01 doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh để tạo điểm nhấn phổ biến, nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Quyết định số 1970/QĐ-BTTTT ngày 13/12/2021 nhằm có số liệu đo lường về mức độ tham gia hoạt động kinh tế số của các doanh nghiệp (như: Kinh tế số, Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiu, Năng suất lao động hàng năm tối thiểu, Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử...).

10. Xã hội số

- Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục phối hợp UBND Thành phố Biên Hòa, Sở Y tế, Công ty Cổ phần Viễn thông triển khai thí điểm giải pháp ứng dụng Tư vấn y tế trực tuyến trên địa bàn Thành phố Biên Hòa.

- Tổ chức thực hiện và báo cáo đánh giá Kế hoạch triển khai thí điểm giải pháp chuyển đổi số thanh toán không dùng tiền mặt tại 7 trường học (từ mẫu giáo đến đại học), 02 cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp tham gia khai thác, sử dụng nền tảng Đồng Nai CĐS đến cán bộ công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục duy trì hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh (trong đó lấy đối tượng cán bộ đoàn thanh niên làm nòng cốt) để thúc đẩy hoạt động đưa nền tảng số đến người dân, doanh nghiệp khai thác, sử dụng.

- Các địa phương tiếp tục tổ chức, triển khai các hoạt động hội thảo, hội nghị và tuyên truyền về kiến thức chuyển đổi s, an toàn thông tin đến các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn quản lý.

IV. GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp

- Xây dựng triển khai các chuyên đề tuyên truyền trên các báo, đài trên địa bàn Tỉnh hoạt động cụ thể chuyển đổi số của tỉnh để phổ biến nhanh đến người dân doanh nghiệp.

- Tiếp tục ứng dụng nền tảng mở học đại trà để phổ cập kỹ năng số đến người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường cung cấp thông tin trên trang chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai và chuyên mục chuyển đổi số của các báo, đài, Cổng thông tin điện tử tỉnh, nền tảng Đồng Nai CĐS nhằm kịp thời cung cấp thông tin về hoạt động chuyển đổi số mới nhất đến người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh biết tham gia.

2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp

- Có cơ chế để tạo động lực cho các doanh nghiệp số lớn trên địa bàn tỉnh, trong nước tham gia thí điểm các mô hình chuyển đổi số hay phục vụ tiện ích cho cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Kết quả triển khai có đánh giá, tổng kết để đưa ra mô hình phù hợp nhất cho tỉnh Đồng Nai đảm bảo tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả khi đưa vào khai thác sử dụng thực tế.

- Thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương để giới thiệu các nền tảng số của các doanh nghiệp số như: thanh toán trực tuyến, sàn thương mại điện tử, sách nói, Đng Nai CĐS...giúp người dân tiếp cận, tương tác, thụ hưởng các dịch vụ số nhằm mang lại giá trị lợi ít về tinh thần, vật chất góp phần nâng cao đời sống của người dân. Đồng thời vận động các nguồn xã hội hóa cho các thành viên tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh để đẩy mạnh hoạt động của các T này.

3. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ

Khuyến khích các cá nhân, tổ chức đăng ký, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Chuyển đổi số, đồng thời tận dụng kết quả các Đ tài nghiên cứu để áp dụng vào thực tế tại các cơ quan đơn vị nhà nước phù hợp nhằm phục vụ cho nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và tiện ích cho người dân, doanh nghiệp.

4. Thu hút nguồn lực CNTT

- Tiếp tục duy trì đầu mối cán bộ chuyên trách CNTT hoặc phụ trách CNTT tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh để tham gia vào hoạt động chuyển đổi số.

- Tăng cường hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin nhằm tận dụng nguồn nhân lực kỹ thuật chuyên sâu về CNTT từ các doanh nghiệp số tham gia quản trị, vận hành các hệ thống thông tin và nền tảng số trên địa bàn tỉnh.

5. Tăng cường hợp tác quốc tế

- Thường xuyên xem xét, tổ chức các đoàn công tác đi học tập kinh nghiệm về các mô hình chuyển đổi số mới, hay trong và ngoài tỉnh để chọn lựa triển khai phù hợp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Tiếp tục duy trì và ký kết hợp tác giữa UBND tỉnh với các doanh nghiệp s lớn của quốc gia có trụ sở trên địa bàn tỉnh (như: VNPT, Viettel, FPT,...) nhằm có thêm nguồn lực đồng hành cùng tỉnh trong việc tham gia triển khai chuyển đổi số lan tỏa đến người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng số nhiệm vụ, dự án chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị đăng ký năm 2023 là 156 với tổng kinh phí là 1.683.839.000.000 đồng. Trong đó:

- Số nhiệm vụ, dự án sử dụng kinh phí nguồn vốn đầu tư công là 61 nhiệm vụ, dự án với tổng kinh phí đăng ký là 1.348.670.000.000 đồng.

- Số nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp là 95 nhiệm vụ, dự án với tổng kinh phí đăng ký là 335.169.000.000 đồng.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

- Xây dựng Kế hoạch Chuyển đổi số 2023 tại cơ quan, đơn vị, gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp (trong Quý I/2023).

- Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo hoạt động Chuyển đổi số thuộc phạm vi quản lý; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch hàng năm.

- Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất hàng quý, 06 tháng, 09 tháng, cả năm tình hình, tiến độ, kết quả thực hiện các nhiệm vụ/dự án của cơ quan, đơn vị tại Danh mục nhiệm vụ/dự án thuộc kế hoạch này và Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2022 tại cơ quan, đơn vị qua “Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Đồng Nai” (https://baocao.dongnai.gov.vn).

- Đăng ký, thực hiện báo cáo của cơ quan, đơn vị mình trên hệ thống thông tin báo cáo tỉnh đảm bảo đạt chỉ tiêu 50% số báo cáo trực tuyên/tổng số báo cáo.

- Xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn, triển khai giúp người dân, doanh nghiệp tham gia khai thác, sử dụng dịch vụ công trực tuyến do đơn vị, địa phương mình quản lý.

- Ngoài ra một số ngành cần chú ý hoàn thành một số mục tiêu chuyển đổi số gồm:

+ Thanh tra tỉnh đưa hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin quản lý đạt 30%.

+ Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện các chỉ tiêu về hoàn thiện mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp đạt tỷ lệ 30%. Các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số đạt tỷ lệ 30%.

+ Sở Y tế triển khai mở rộng người dân tham gia hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%. Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt 30%.

+ Sở Công Thương xây dựng Kế hoạch triển khai đẩy mạnh Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 9%.

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Kế hoạch triển khai các giải pháp tăng năng suất lao động hàng năm tối thiểu 5%.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung, đề nghị sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa chủ động đề xuất gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chịu trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh xây dựng, ban hành, chỉ đạo Kế hoạch Chuyển đổi số hàng năm của tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác xây dựng, thẩm định, triển khai các nhiệm vụ, dự án theo nội dung kế hoạch; tổng hợp dự toán kinh phí công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước hàng năm gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai thực kế hoạch; hướng dẫn, tổng hợp về tình hình, tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ/dự án của sở, ban, ngành địa phương; tham mưu Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện theo quy định.

- Xây dựng kho dữ liệu dùng chung tỉnh Đồng Nai kết hợp công bố nguồn dữ liệu mở phục vụ cho người dân, doanh nghiệp khai thác, sử dụng.

- Triển khai đôn đốc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng tăng cường quảng bá, tuyên truyền thông qua nhiều kênh truyền thông nhằm giúp người dân, doanh nghiệp tham gia, sử dụng chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân phục vụ cho công việc.

- Tổ chức triển khai đào tạo, phổ cập kỹ năng số cơ bản cho cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh đạt 50%/tổng số cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh, 10% người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản.

- Đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn, tng hp về tình hình, tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ/dự án của sở, ban, ngành, địa phương; tham mưu Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh triển khai thực hiện theo quy định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư công để triển khai các dự án thuộc trách nhiệm đầu tư từ ngân sách tỉnh đã được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư theo Luật Đầu tư công; Phối hợp các Sở, ngành và các đơn vị liên quan trong việc huy động các nguồn viện trợ, tài trợ và các nguồn đầu tư khác cho dự án chuyển đổi số phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước theo quy định.

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trình tự, thủ tục thực hiện các dự án sử dụng vốn đầu tư công theo Luật Đầu tư công.

4. Sở Tài chính

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan căn cứ khả năng ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác, cân đối, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp CNTT hàng năm trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2025; tổng hợp tình hình cấp phát, quyết toán kinh phí thực hiện Kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh.

5. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố hàng năm hướng dẫn việc đăng ký chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức làm về CNTT trình cấp có thẩm quyền xem xét. Hướng dẫn xây dựng vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức chuyên trách về CNTT trong các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố.

- Hoàn thiện và đưa vào khai thác, sử dụng kho dữ liệu lưu trữ điện tử phục vụ Hồ sơ được tạo, lưu trữ, chia sẻ dữ liệu điện tử. Kết nối tích hợp, đồng bộ dữ liệu với các hệ thống quản lý văn bản trên địa bàn tỉnh.

6. Cục Thống kê tỉnh

Đưa một số tiêu chí thng kê về Xã hội số và Kinh tế số vào chỉ tiêu thu thập số liệu thống kê hàng năm của tỉnh để hỗ trợ thu thập số liệu về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh bao gồm:

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân.

- Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ nấng số cơ bản.

- GDP kinh tế số của tỉnh.

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu.

- Năng suất lao động hàng năm tối thiểu.

- Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động.

- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử.

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân.

- Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương và các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện điều tra, khảo sát, thống kê tình hình ứng dụng TMĐT trên địa bàn tỉnh.

VII. DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN

(Đính kèm Phụ lục II. Danh mục nhiệm vụ/dán chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai năm 2023).

Trên đây là Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai năm 2023./.


Nơi nhận:
- B Thông tin và Truyn thông;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Ch
tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- Cục Thống kê tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, HCC, HCTC, CTTĐT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Sơn Hùng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 49/KH-UBND ngày 01/03/2023 về chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai năm 2023

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.411

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.100.150
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!