Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1970/QĐ-BTTTT 2021 xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp

Số hiệu: 1970/QĐ-BTTTT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
Ngày ban hành: 13/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1970/QĐ-BTTTT

Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP VÀ HỖ TRỢ THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP CHUYỂN ĐỔI SỐ

BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Quản doanh nghiệp.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án Xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp (Đề án) bao gồm Bộ Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp dùng chung trên toàn quốc (sau đây gọi tắt tiếng Việt là “Bộ Chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp hay Bộ chỉ số”; tiếng Anh là “Digital Business Indicators”, viết tắt là DBI) và các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức triển khai áp dụng, với các nội dung chính sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Mục tiêu

a) Ban hành thống nhất Bộ Chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp làm công cụ, thước đo đánh giá mức độ sẵn sàng, mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dùng chung trên phạm vi cả nước;

b) Triển khai áp dụng Bộ chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp để đánh giá rộng rãi các doanh nghiệp trên toàn quốc nhằm mục tiêu kép: vừa giúp từng doanh nghiệp xác định được mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình chuyển đổi số để có lộ trình, kế hoạch, giải pháp chuyển đổi số phù hợp, giúp doanh nghiệp phát triển nhanh hơn, mạnh hơn; vừa tạo được bức tranh tổng thể về chuyển đổi số doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp số trong từng ngành, lĩnh vực, địa bàn cũng như toàn quốc phục vụ công tác quản lý và chính sách phát triển;

c) Tạo lập được cơ sở dữ liệu chuyển đổi số doanh nghiệp với các thông tin, số liệu xác thực để giúp các cơ quan, đơn vị chức năng đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp, phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực, địa phương và quốc gia: đồng thời có thêm công cụ đánh giá hiệu quả triển khai các chương trình, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trên phạm vi toàn quốc.

2. Yêu cầu

a) Bộ Chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Tương thích, đồng bộ với nội dung Chương trình chuyển đổi số quốc gia và Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

+ Gắn kết, tương đồng nhất có thể với các chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp của quốc tế;

+ Bảo đảm khả thi, phù hợp để đánh giá thực chất, khách quan hiện trạng chuyển đổi số của doanh nghiệp;

+ Có tính mở và được cập nhật, phát triển phù hợp với thực tiễn;

b) Hình thành được Hệ thống kỹ thuật làm công cụ, phương tiện áp dụng Bộ chỉ số để đánh giá, theo dõi quá trình chuyển đổi số cho từng doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ thông tin, cung cấp bức tranh cập nhật về chuyển đổi số doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp số thuộc các ngành, lĩnh vực, địa phương trên cả nước. Có hệ thống phần mềm hỗ trợ thu thập và tính toán các chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số và đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp theo quy mô, ngành, lĩnh vực, địa phương;

c) Có các giải pháp hữu ích, thiết thực để tư vấn, hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh;

d) Có đội ngũ chuyên gia tư vấn chuyển đổi số doanh nghiệp chất lượng, chuyên nghiệp để tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp.

3. Phạm vi

a) Ban hành và triển khai áp dụng Bộ Ch số chuyển đổi số doanh nghiệp gồm 3 Chỉ số áp dụng cho 3 loại doanh nghiệp phân theo quy[1]: (1) Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa, áp dụng cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ, hợp tác , cơ sở sản xuất kinh doanh; (2) Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn, áp dụng cho các doanh nghiệp lớn độc lập, không tổ chức theo hình công ty mẹ - công ty con[2]; (3) Ch số đánh giá mức độ chuyển đổi số tập đoàn, tổng công ty, áp dụng cho các tập đoàn, tổng công ty hoặc doanh nghiệp tổ chức theo hình công ty mẹ - công ty con;

b) Xây dựng và vận hành Cổng thông tin “Đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp” nhằm phục vụ công tác đánh giá, xác định mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp phương tiện, công cụ để tự đánh giá mức độ chuyển đổi số của mình; cung cấp thông tin chỉ số và xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp; và hỗ trợ các doanh nghiệp trong các hoạt động chuyển đổi số;

c) Hình thành và tổ chức hoạt động mạng lưới chuyên gia tư vấn, đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp nhằm hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp chuyển đổi số, tư vấn đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp, tham gia, hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp.

4. Đối tượng áp dụng

a) Các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, trong tất cả các ngành, lĩnh vực, địa bàn trên cả nước, với các quy khác nhau (siêu nhỏ, nhỏ, vừa, lớn);

b) Các cơ quan, tổ chức quản lý hoặc chủ trì triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp, phát triển kinh tế số và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan.

II. BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP

Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp bao gồm 03 Chỉ số: (1) Ch số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa; (2) Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn: (3) Ch số đánh giá mức độ chuyển đổi số tập đoàn, tổng công ty; cụ thể như sau:

1. Cấu trúc Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp

a) Cấu trúc 06 trụ cột của Bộ Chỉ số: Cả 03 Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn và tập đoàn, tổng công ty đều được cấu trúc theo 06 trụ cột (pillar) gồm: (1) Trải nghiệm số cho khách hàng, (2) Chiến lược, (3) Hạ tầng và công nghệ số, (4) Vận hành, (5) Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp, và (6) Dữ liệu và tài sn thông tin. Trong mỗi trụ cột có các chỉ số thành phần, trong mỗi chỉ số thành phn có các tiêu chí;

b) Ch số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa có cấu trúc 6 trụ cột như điểm a, khoản này với tổng số gồm 10 chỉ số thành phần và 60 tiêu chí cụ thể. Thuyết minh chi tiết cấu trúc và Bảng Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Phụ lục I của Quyết định này;

c) Ch số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn có cấu trúc 6 trụ cột như điểm a, khoản này với tổng số gồm 25 chỉ số thành phần và 139 tiêu chí cụ thể. Thuyết minh chi tiết cấu trúc và Bảng Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn tại Phụ lục II của Quyết định này;

d) Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số tập đoàn, tổng công ty có cấu trúc 6 trụ cột như điểm a, khoản này, được tổng hợp trên cơ sở kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số của các đơn vị thành viên nhân với trọng số thích hợp. Chi tiết cấu trúc của Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số tập đoàn, tổng công ty tương tự như cấu trúc của Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn tại Phụ lục II của Quyết định này.

2. Các mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp

Mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp được chia thành các cấp độ cụ thể như sau:

a) Mức 0 - Chưa chuyển đổi số: doanh nghiệp hầu như chưa có hoạt động nào hoặc có nhưng không đáng kể các hoạt động chuyển đổi số;

b) Mức 1 - Khởi động: Doanh nghiệp đã có một số hoạt động mức độ khởi động việc chuyển đổi số của doanh nghiệp;

c) Mức 2 - Bắt đầu: Doanh nghiệp đã nhận thức được sự quan trọng của chuyển đổi số theo các trụ cột và bắt đầu có các hoạt động chuyển đổi số doanh nghiệp trong từng trụ cột của chuyển đổi số. Chuyển đổi số bắt đầu đem lại lợi ích trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng;

d) Mức 3 - Hình thành: Việc chuyển đổi số doanh nghiệp đã cơ bản được hình thành theo các trụ cột ở các bộ phận, đem lại lợi ích và hiệu quả thiết thực cho các hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng. Doanh nghiệp đạt chuyển đổi số mức 3 là bắt đầu hình thành doanh nghiệp số;

đ) Mức 4 - Nâng cao: Chuyển đổi số của doanh nghiệp được nâng cao một bước. Nền tảng số, công nghệ số, dữ liệu số giúp tối ưu nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng. Doanh nghiệp đạt chuyển đổi số mức 4 cơ bản trở thành doanh nghiệp số với một số mô thức kinh doanh chính dựa trên nền tảng số và dữ liệu số;

e) Mức 5 - Dẫn dắt: Chuyển đổi số doanh nghiệp đạt mức độ tiệm cận hoàn thiện, doanh nghiệp thực sự trở thành doanh nghiệp số với hầu hết phương thức kinh doanh, mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên và được dẫn dắt bởi nền tảng số và dữ liệu số. Doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt chuyển đổi số, tạo lập hệ sinh thái doanh nghiệp số vệ tinh.

3. Thang điểm và phương pháp đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp

a) Thang điểm và phương pháp đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ vừa

Tổng điểm đánh giá của Chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa là 320 điểm, được chia cho các trụ cột theo các mức từ 0 đến 5, trong đó thang điểm tối đa (mức 5) của các trụ cột như sau: (1) Trải nghiệm khách hàng: 65 điểm; (2) Chiến lược số: 25 điểm; (3) Hạ tầng và công nghệ số: 80 điểm; (4) Vận hành: 65 điểm; (5) Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp: 50 điểm; (6) Dữ liệu và tài sản thông tin: 35 điểm.

Việc đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp trước hết được thực hiện theo từng trụ cột. Căn cứ vào tổng điểm đạt được của các tiêu chí thuộc trụ cột, đối chiếu với thang điểm đánh giá trong Bảng thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa để xác định mức độ chuyển đổi số của trụ cột đó.

Mức độ chuyển đổi số tổng thể của doanh nghiệp sẽ được xác định căn cứ trên tổng hợp điểm đánh giá của các trụ cột và mức độ chuyển đổi số của từng trụ cột.

Chi tiết thang điểm và phương pháp đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa được hướng dẫn cụ thể trong Phụ lục I của Quyết định này.

b) Thang điểm phương pháp đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp lớn

Doanh nghiệp lớn được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - con thì áp dụng phương pháp đánh giá tập đoàn, tổng công ty tại khoản c mục này và tại Phụ lục III của Quyết định này

Doanh nghiệp lớn không tổ chức theo mô hình công ty mẹ - con thì áp dụng trực tiếp Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn, cụ thể như sau:

Tổng điểm đánh giá của Chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp lớn là 695 điểm, được chia cho các trụ cột theo các mức từ 0 đến 5, trong đó thang điểm tối đa (mức 5) của các trụ cột như sau; (1) Trải nghiệm khách hàng: 125 điểm; (2) Chiến lược số: 120 điểm; (3) Hạ tầng và công nghệ số: 145 điểm; (4) Vận hành: 110 điểm; (5) Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp: 110 điểm; (6) Dữ liệu và tài sản thông tin: 85 điểm.

Việc đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp trước hết được thực hiện theo từng trụ cột. Căn cứ vào tổng điểm đạt được của các tiêu chí thuộc trụ cột, đối chiếu với thang điểm đánh giá trong Bảng thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn được xác định mức độ chuyển đổi số của trụ cột đó.

Mức độ chuyển đổi số tổng thể của doanh nghiệp sẽ được xác định căn cứ trên tổng hợp điểm đánh giá của các trụ cột và mức độ chuyển đổi số của từng trụ cột.

Chi tiết thang điểm và phương pháp đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn được hướng dẫn cụ thể trong Phụ lục II của Quyết định này.

c) Thang điểm và phương pháp đánh giá chuyển đổi số tập đoàn, tổng công ty

Việc đánh giá mức độ chuyển đổi số của tập đoàn/tổng công ty được tổng hợp trên cơ sở kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số của các đơn vị thành viên (gồm công ty mẹ và các công ty con, đơn vị thành viên, đơn vị sự nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, ... của tập đoàn/tổng công ty).

Việc đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp trước hết được thực hiện theo từng đơn vị thành viên. Tùy theo loại hình và quy mô, từng đơn vị thành viên sẽ áp dụng Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn hoặc Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa để thực hiện đánh giá.

Chi tiết thang điểm và phương pháp xác định mức độ chuyển đổi số tổng thể và mức độ chuyển đổi số theo từng trụ cột của các đơn vị thành viên và tổng hợp của cả tập đoàn, tổng công ty được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục III của Quyết định này.

III. ĐÁNH GIÁ, XÁC ĐỊNH VÀ CÔNG NHẬN MỨC ĐỘ CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP

Các doanh nghiệp thực hiện đánh giá mức độ chuyển đổi số của mình để xác định sự sẵn sàng và mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp. Đ đảm bảo tính toàn diện, khách quan, việc đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp sẽ bao gồm các hình thức: do doanh nghiệp tự đánh giá; do tổ chức hoặc chuyên gia vấn độc lập đánh giá; do Sở Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan chức năng được Bộ Thông tin và Truyền thông ủy quyền đánh giá.

Doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp, cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu liên quan đến các tiêu chí đánh giá để các chuyên gia, tổ chức vấn hoặc đơn vị chức năng thực hiện đánh giá. Đối với các tiêu chí do các doanh nghiệp cung cấp số liệu để đánh giá, nếu doanh nghiệp không cung cấp được thông tin, số liệu báo cáo đối với tiêu chí nào thì giá trị điểm đối với tiêu chí tương ứng đó sẽ có thể bị chấm là 0 điểm. Phương pháp Z-Score và phương pháp chuẩn hóa theo thang điểm 10 sẽ được xem xét áp dụng để tính toán giá trị Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số chung của các doanh nghiệp trên địa bàn một tỉnh.

Các doanh nghiệp, chuyên gia tư vấn hoặc đơn vị chức năng đăng ký tài khoản tại Cng thông tin đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp https://dbi.gov.vn (Cng đánh giá) để sử dụng phần mềm công cụ đánh giá tự động. Sau khi đăng thành công, doanh nghiệp, chuyên gia tư vấn hoặc đơn vị chức năng đăng nhập theo tài khoản được cấp và tiến hành nhập các thông tin, số liệu của doanh nghiệp được đánh giá theo từng tiêu chí vào trường thông tin tương ứng trên Cng đánh giá, Phần mềm công cụ đánh giá của Cổng đánh giá sẽ tự động tính toán điểm số căn cứ theo thông tin, số liệu nhập vào. Điểm số này được tự động thay đổi khi các thông tin, số liệu đầu vào được cập nhật, chỉnh sửa. Căn cứ vào kết quả tổng hợp điểm số các tiêu chí, Phn mềm công cụ đánh giá sẽ hỗ trợ xác định mức độ chuyển đổi số theo từng trụ cột cũng như tổng thể của doanh nghiệp. Kết quả đánh giá sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, thẩm định và công nhận.

1. Tự đánh giá của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp dựa trên loại doanh nghiệp (nhỏ và vừa, lớn hay tập đoàn/tổng công ty) quy định tại Mục II để lựa chọn Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số phù hợp, tự nhập thông tin, số liệu để đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện chuyển đổi số của mình theo các tiêu chí, chỉ số thành phần và trụ cột như quy định tại Phụ lục Quyết định này và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Điểm tự đánh giá của doanh nghiệp được thể hiện ở cột "Doanh nghiệp tự đánh giá" trong Bảng Chi tiết tiêu chí và điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp tại Phụ lục Quyết định này.

Doanh nghiệp đăng ký và đăng nhập tài khoản tại Cổng đánh giá dbi.gov.vn để sử dụng Phần mềm công cụ đánh giá thực hiện đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp mình.

2. Đánh giá của chuyên gia hoặc đơn vị tư vấn độc lập

Các doanh nghiệp có thể hợp đồng với chuyên gia tư vấn hoặc đơn vị tư vấn độc lập để thực hiện đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp mình. Chuyên gia tư vấn hoặc đơn vị tư vấn độc lập là chuyên gia tư vấn hoặc đơn vị tư vấn chuyển đổi số doanh nghiệp đã được Bộ Thông tin và Truyền thông công nhận, và không phải người hợp đồng lao động có đóng bảo hiểm tại doanh nghiệp hoặc là đơn vị thành viên của doanh nghiệp.

Chuyên gia vấn hoặc đơn vị tư vấn độc lập dựa trên loại doanh nghiệp (nhỏ và vừa, lớn, hay tập đoàn/tổng công ty) để lựa chọn Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số phù hợp với doanh nghiệp được đánh giá. Căn cứ kết quả khảo sát tại doanh nghiệp, chuyên gia, đơn vị tư vấn thu thập, nhập thông tin, số liệu để đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện chuyển đổi số của doanh nghiệp theo các tiêu chí, chỉ số thành phần và trụ cột như quy định tại Phụ lục Quyết định này và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Điểm chuyên gia, đơn vị tư vấn đánh giá cho doanh nghiệp được thể hiện ở cột “Chuyên gia độc lập đánh giá” trong Bảng Chi tiết tiêu chí và điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp tại Phụ lục Quyết định này.

Chuyên gia tư vấn hoặc đơn vị vấn độc lập đăng và đăng nhập tài khoản tại Cng đánh giá dbi.gov.vn để sử dụng Phần mềm công cụ đánh giá thực hiện đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp được đánh giá.

3. Đánh giá của Sở Thông tin và Truyền thông hoặc Cơ quan chuyên trách về công nghệ thông tin

Các doanh nghiệp có thể đăng ký đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp mình. Sở Thông tin và Truyền thông căn cứ trên loại doanh nghiệp (nhỏ và vừa, lớn, hay tập đoàn/tổng công ty) để lựa chọn Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số phù hợp với doanh nghiệp được đánh giá. Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức khảo sát tại doanh nghiệp, thu thập, nhập thông tin số liệu để đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện chuyển đổi số của doanh nghiệp theo các tiêu chí, chỉ số thành phần và trụ cột như quy định tại Phụ lục Quyết định này và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Điểm do Sở Thông tin và Truyền thông đánh giá cho doanh nghiệp được thể hiện ở cột “S Thông tin và Truyền thông đánh giá” trong Bảng Chi tiết tiêu chí và điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp tại Phụ lục Quyết định này.

Sở Thông tin và Truyền thông đăng ký và đăng nhập tài khoản tại Cổng đánh giá dbi.gov.vn để sử dụng Phần mềm công cụ đánh giá thực hiện đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp được đánh giá.

4. Đánh giá và chứng nhận của Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thẩm định, đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp dựa trên kết quả tự đánh giá của doanh nghiệp và đánh giá của tư vấn độc lập hoặc đánh giá của Sở Thông tin và Truyền thông. Căn cứ theo kết quả thẩm định, điểm đánh giá từng tiêu chí của doanh nghiệp có thể được điều chỉnh. Trường hợp cần thiết Bộ Thông tin và Truyền thông có thể tổ chức đánh giá trực tiếp đối với doanh nghiệp. Điểm do Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá cho doanh nghiệp được thể hiện ở cột “Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá” trong Bng Chi tiết tiêu chí và điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp tại Phụ lục Quyết định này.

Doanh nghiệp đã được Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định, đánh giá sẽ được cấp Chứng nhận mức độ chuyển đổi số và được sử dụng Chứng nhận này để quảng cáo thương hiệu cũng như đăng ký tham gia các chương trình chuyển đổi số doanh nghiệp và các đề án chuyển đổi số của cơ quan nhà nước.

IV. XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH CỔNG THÔNG TIN CHỈ SỐ CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP

Tổ chức xây dựng và duy trì, vận hành Cổng thông tin chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp (Digital Business indicators) tại địa chỉ dbi.gov.vn để cung cấp thông tin và công cụ đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp theo Bộ Chỉ số đánh giá ban hành kèm theo quyết định này; là địa chỉ cho các doanh nghiệp tham gia đánh giá và sử dụng Bộ Chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp; hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp về công tác chuyển đổi số, cách tự đánh giá và các công cụ đo lường mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp. Cổng thông tin Đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp đảm bảo các chức năng tối thiểu sau:

1. Giới thiệu, cung cấp thông tin về Bộ Chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp và hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp;

2. Cung cấp tài khoản và phần mềm công cụ cho phép các bên liên quan tham gia, sử dụng để đánh giá trực tuyến về mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp;

3. H trợ tư vấn doanh nghiệp chuyển đổi số; kết nối Mạng lưới chuyên gia vấn chuyển đổi số doanh nghiệp; trao đổi, giải đáp thắc mắc trong quá trình đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp;

4. Lưu trữ và cung cấp các thông tin, dữ liệu và số liệu, dữ liệu liên quan đến đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp để phục vụ truy vấn thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất;

5. Các chức năng liên quan khác phục vụ hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số doanh nghiệp;

6. Đảm bo an toàn thông tin và an ninh mạng cho Cổng thông tin Đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp.

V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MẠNG LƯỚI TƯ VẤN KINH TẾ SỐ VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP

1. Tổ chức hoạt động Mạng lưới vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp (Mạng lưới tư vấn) nhằm: (1) Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá xác định mức độ chuyển đổi số dựa trên Bộ Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp; (2) Tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số; (3) Tư vấn cho tổ chức, doanh nghiệp phát triển kinh tế số.

2. Xây dựng và ban hành quy định, hướng dẫn về các chức danh chuyên gia tư vấn (tư vấn viên) chuyển đổi số doanh nghiệp và tư vấn phát triển kinh tế số; tiêu chí đối với từng chức danh chuyên gia tư vấn; quy định, hướng dẫn về đơn vị vấn chuyển đổi số doanh nghiệp và vấn doanh nghiệp phát triển kinh tế số; tiêu chí đối với đơn vị tư vấn; khung đào tạo bồi dưỡng đối với chuyên gia tư vấn; quy định về đánh giá và cấp chứng nhận chuyên gia tư vấn, đơn vị tư vấn.

3. Xây dựng Quy chế hoạt động và tổ chức hoạt động Mạng lưới tư vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp gồm các chuyên gia tư vấn và đơn vị tư vấn về chuyển đổi số doanh nghiệp và phát triển kinh tế số. Tập hợp các nhân, tổ chức đã, đang hoặc có mong muốn tham gia hoạt động vấn chuyển đổi số doanh nghiệp và tư vấn doanh nghiệp phát triển kinh tế số, đảm bảo về trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, đáp ứng các điều kiện phù hợp yêu cầu tư vấn để đăng ký tham gia Mạng lưới. Bộ Thông tin và Truyền thông căn cứ các quy định, hướng dẫn nêu ở khoản 2 mục này để đề nghị các cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia Mạng lưới, tổ chức đào tạo và bồi dưỡng, đánh giá và chứng nhận chuyên gia tư vấn, đơn vị tư vấn, công bố danh sách chuyên gia tư vấn và đơn vị tư vấn được công nhận trên Cng thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông.

4. Quản lý, vận hành và tổ chức hoạt động Mạng lưới vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp Bảo gồm các hoạt động: xây dựng mới, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu chuyên gia và tổ chức tư vấn; thuê chuyên gia, cộng tác viênsoát, đánh giá hồ chuyên gia tư vấn và tổ chức tư vấn; xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiến thức, kỹ năng cho chuyên gia và đơn vị vấn; cấp chứng ch, chứng nhận chuyên gia, đơn vị vấn; đánh giá hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp của chuyên gia tư vấn và đơn vị tư vấn; xây dựng nền tảng kết nối cộng đồng doanh nghiệp với Mạng lưới tư vấn; tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn trao đổi chuyên đề về kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp; tổ chức các hoạt động khác để duy trì, vận hành Mạng lưới tư vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp.

VI. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI

1. Truyền thông, tuyên truyền

a) Nội dung truyền thông, tuyên truyền: Hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp; Bộ Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp (mục tiêu, nội dung của Bộ chỉ số, lợi ích cho doanh nghiệp, hướng dẫn áp dụng, hỏi đáp,…); Cng thông tin chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp (cách thức đăng ký, sử dụng phần mềm đánh giá, thông tin công bố, hỏi đáp,…); Hoạt động của Mạng lưới tư vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp; Vinh danh các doanh nghiệp điển hình về chuyển đổi số, các doanh nghiệp đạt thứ hạng cao về mức độ chuyển đổi số, và doanh nghiệp điển hình phát triển kinh tế số; Các nội dung khác liên quan đến chuyển đổi số doanh nghiệp và phát triển kinh tế số.

b) Phương thức truyền thông, tuyên truyền: Xây dựng tài liệu, ấn phẩm truyền thông; Thường xuyên thông tin, truyền thông, tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình và qua mạng internet nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân liên quan; Xây dựng, tng hợp và cung cấp thông tin cho báo chí, truyền thông để tuyên truyền, quảng ; Tổ chức các chiến dịch truyền thông, quảng bá; Truyền thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở; Phổ biến trong các diễn đàn, hội nghị, hội thảo, giao ban; Truyền thông, tuyên truyền theo các phương thức khác.

c) Tổ chức đầu số nghiệp vụ để phục vụ việc nhắn tin đến những người là doanh nhân, người đại diện doanh nghiệp, người nắm giữ vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, người có trách nhiệm về chuyển đổi số doanh nghiệp để giới thiệu về Bộ Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp, Cổng thông tin chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp, Mạng lưới tư vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp và Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Triển khai đầu số đường dây nóng, tổng đài trả lời tự động để tư vấn, giải đáp, hướng dẫn doanh nghiệp về các thông tin, giải đáp câu hỏi. Xử lý vướng mắc, khó khăn trong quá trình tham gia sử dụng, triển khai Bộ Ch số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và về Cổng thông tin ch số chuyển đổi số doanh nghiệp, Mạng lưới tư vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp và Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

d) Tổ chức khen thưởng, vinh danh các doanh nghiệp điển hình về chuyển đổi số, các doanh nghiệp đạt thứ hạng cao về mức độ chuyển đổi số, và doanh nghiệp điển hình phát triển kinh tế số theo tháng, quý và năm để vinh danh và công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.

đ) Phối hợp và tăng cường kiểm soát, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các thông tin xấu, độc hại sai sự thật về các nội dung của Bộ Ch số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp, Cổng thông tin ch số chuyển đổi số doanh nghiệp, Mạng lưới tư vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp và Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

2. Tổ chức đánh giá, xác định Chỉ số chuyển đổi số cho doanh nghiệp

a) Thu thập, tổng hợp danh sách doanh nghiệp trong từng ngành, lĩnh vực, trên địa bàn tnh, thành phố trực thuộc trung ương.

b) Tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp về Bộ Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và sử dụng công cụ, phần mềm hỗ trợ đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp trên Cổng thông tin chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp.

c) Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tài khoản trên Cổng thông tin chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp để áp dụng Bộ chỉ số, định kỳ tự thực hiện đánh giá và đề nghị chuyên gia, đơn vị tư vấn hỗ trợ đánh giá xác định mức độ chuyển đổi số và lấy chứng nhận mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp mình.

d) Tổ chức tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp về chiến lược, kế hoạch chuyển đổi số, định kì đánh giá xác định chỉ số chuyển đổi số của doanh nghiệp và về phát triển kinh tế số.

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, đánh giá xác định mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và phát triển kinh tế số.

3. Xây dựng sở dữ liệu doanh nghiệp và tổ chức Mạng Iưới tư vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp

a) Khảo sát, thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp trong từng ngành, lĩnh vực, trên địa bàn phục vụ việc tuyên truyền, vận động và đề nghị thực hiện chuyển đổi số, đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp.

b) Căn cứ hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông để tổ chức hoạt động Mạng lưới tư vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp trong từng ngành, lĩnh vực, trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c) Triển khai các hoạt động kết nối cộng đồng doanh nghiệp với Mạng lưới tư vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp.

4. Triển khai các khóa đào tạo, tập huấn

a) Xây dựng tài liệu, cẩm nang về chuyển đổi số doanh nghiệp. Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp phát triển kinh tế số.

b) Tổ chức đào tạo, nâng cao nhận thức, tập huấn, phổ biến rộng rãi cho tất cả các doanh nghiệp và trong từng doanh nghiệp về chuyển đổi số, về Bộ Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và sử dụng công cụ, phần mềm hỗ trợ đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp trên Cổng thông tin chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp.

c) Tổ chức các chương trình tập huấn, đào tạo chuyên sâu về chuyển đổi số phù hợp theo quy mô, mức độ, lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp và đào tạo nâng cao kỹ năng sử dụng và khai thác hiệu quả Bộ Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp.

d) Tập huấn, hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số; lựa chọn, sử dụng các nền tảng số để chuyển đổi số; nâng cao kỹ năng sử dụng và khai thác hiệu quả các nền tảng số.

đ) Triển khai các khóa tập huấn, đào tạo khác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, đánh giá xác định chỉ số chuyển đổi số và phát triển kinh tế số.

5. Tổ chức hội thảo, hội nghị, phối hợp các bộ, ngành, địa phương và các hiệp hội, các bên có liên quan để triển khai

a) Tổ chức các hội thảo, hội nghị phối hợp giữa Bộ Thông tin và Truyền thông với các bộ, tỉnh, các cơ quan, hiệp hội ngành nghề về chuyển đổi số, về chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và về phát triển kinh tế số.

b) Tổ chức các hội nghị với các doanh nghiệp theo từng khu vực, từng ngành, lĩnh vực, địa bàn và liên kết các ngành, lĩnh vực, tạo cơ hội giao lưu, trao đổi, hình thành hệ sinh thái chuyển đổi số doanh nghiệp và phát triển kinh tế số.

c) T chức các diễn đàn, hội thảo, hội nghị của Mạng lưới tư vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp; diễn đàn, hội thảo kết nối Mạng lưới tư vấn với các doanh nghiệp công nghệ, nền tảng số và cộng đồng doanh nghiệp.

d) Tổ chức các hội thảo, hội nghị phát động, sơ kết, tổng kết công tác chuyển đổi số doanh nghiệp và công bố chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp.

đ) Tổ chức các hoạt động liên kết, phối hợp các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội có liên quan để triển khai thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp, xác định chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp, tạo hệ sinh thái chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.

6. Kinh phí thực hiện

a) Kinh phí triển khai hoạt động thuộc Đề án do Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông, các quan chức năng của nhà nước chủ trì thực hiện hàng năm được bảo đảm trong nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ hợp pháp khác (nếu có);

b) Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá xác định mức độ chuyển đổi số và hỗ trợ kinh phí tư vấn, đào tạo cho doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các quy định pháp luật liên quan khác.

c) Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí cho triển khai xác định Bộ Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp hàng năm thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Vụ Quản lý doanh nghiệp

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Đề án; chủ trì thực hiện các nhiệm vụ được nêu tại khoản 4 Mc III, Mục IV, Mục V, các khoản 2, 3, 4, 5 Mục VI Điều 1 Quyết định này;

- Hướng dẫn, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, và các cơ quan chức năm thuộc các Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và triển khai Chương trình xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực và tại các tnh, thành phố, tổ chức hoạt động Mạng lưới tư vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp;

- Chủ trì Nghiên cứu, xây dựng Báo cáo tổng hợp Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp hàng năm và tổ chức xuất bản, công bố Báo cáo; Tổ chức xây dựng và biên tập nội dung, duy trì, vận hành Cng thông tin chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp; Tổ chức hoạt động Mạng lưới tư vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp;

- Chủ động tổ chức, phối hợp với các cơ quan báo chí, tuyên truyền thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan truyền thông đại chúng để tổ chức tuyên truyền về Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và các nội dung, hoạt động thuộc Đề án;

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan lồng ghép các tiêu chí, chỉ số thành phần phù hợp trong Bộ Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp vào các văn bản quy định về chỉ tiêu hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI Index), Chỉ số chuyển đổi số và phát triển kinh tế số của các bộ, các tỉnh, thành phố và các chỉ số đánh giá ngành, lĩnh vực, địa phương liên quan khác;

- Định kỳ hàng năm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát; cho ý kiến về các nội dung chuyên môn thuộc Đề án; tổng hợp thông tin, số liệu về tình hình, kết quả thực hiện Đề án; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Lãnh đạo Bộ, đề xuất điều chỉnh nội dung của Đề án nếu cần thiết;

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.

b) Cục Tin học hóa

- Phối hợp với Vụ Qun lý doanh nghiệp trong thực hiện Đề án; Phối hợp tổ chức triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số;

- Phối hợp với Vụ Quản lý doanh nghiệp để lồng ghép các tiêu chí, chỉ số thành phần phù hợp trong Bộ Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp vào các văn bản quy định về chỉ tiêu hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tnh (PCI Index), chỉ số chuyển đổi số của các bộ, các tỉnh, thành phố và các chỉ số đánh giá ngành, lĩnh vực, địa phương liên quan khác.

c) Các Cơ quan khối báo chí, truyền thông

- Các Cục Báo chí, Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Cục Thông tin cơ sở, Cục Thông tin đối ngoại, Cục Xuất bản, in và phát hành chủ trì tổ chức triển khai nhiệm vụ truyền thông, tuyên truyền tại khoản 1, Mục VI, Điều 1, Quyết định này. Chủ động, thường xuyên tổ chức, chỉ đạo các quan truyền thông thông tin, tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan báo chí đài phát thanh, truyền hình và qua mạng internet nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân liên quan về hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp; Bộ Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp; Cổng thông tin chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp và hoạt động của Mạng lưới tư vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp;

- Trung tâm Thông tin lập và vận hành chuyên mục truyền thông về Chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp và Mạng lưới tư vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông;

- Báo VietNamNet, Tạp chí Thông tin và Truyền thông chủ trì mở các chuyên mục và thường xuyên thông tin, tuyên truyền về hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp; Bộ Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp; cng thông tin chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp và hoạt động của Mạng lưới tư vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp trong các chuyên trang, chuyên mục, ấn phẩm của mình;

- Cục Thông tin cơ sở chủ trì phối hợp với các Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, xã tổ chức truyền thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở về hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp, Bộ Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hoạt động của Mạng lưới tư vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp;

- Các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, truyền thông xã hội theo chức năng nhiệm vụ của mình chủ động.

d) Vụ Kế hoạch - Tài chính

- Phân b kinh phí và phối hợp với Vụ Quản lý doanh nghiệp lập dự toán kinh phí triển khai các nội dung thuộc Đề án do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì thực hiện để tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Thông tin và Truyền thông;

- Phối hợp với Vụ Quản lý doanh nghiệp lập dự toán kinh phí triển khai các nội dung thuộc Đề án do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì thực hiện để tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Thông tin và Truyền thông và gửi Bộ Tài chính theo quy định. Đảm bảo phân bổ đủ kinh phí hàng năm và triển khai kịp thời các thủ tục phê duyệt kế hoạch, dự toán để thực hiện các nội dung thuộc Đề án đúng lịch trình.

2. Các doanh nghiệp, hội, hiệp hội

a) Chủ động nghiên cứu, áp dụng Bộ chỉ số ban hành theo Quyết định này và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, thường xuyên đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp để làm căn cứ hoạch định và cập nhật điều chỉnh chiến lược, kế hoạch, lộ trình chuyển đổi số của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh;

b) Căn cứ kết quả chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp mình xây dựng chiến lược, kế hoạch chuyển đổi số cho doanh nghiệp và bố trí nguồn lực để triển khai. Thường xuyên sử dụng Bộ chỉ số để đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp để đánh giá sự trưởng thành số của doanh nghiệp, đặc biệt sử dụng Bộ chỉ số để đánh giá hiệu quả sau mỗi đợt đầu tư, đưa vào sử dụng giải pháp công nghệ hoặc nền tảng số;

c) Các doanh nghiệp nền tảng số, doanh nghiệp công nghệ nghiên cứu Bộ chỉ số để áp dụng chuyển đổi số cho doanh nghiệp mình, đồng thời phát triển, nâng cấp các giải pháp, nền tảng số của mình nhằm phục vụ tốt nhất cho chuyển đổi số doanh nghiệp;

d) Các chuyên gia, đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn chuyển đổi số doanh nghiệp, tư vấn dự án công nghệ thông tin và tư vấn phát triển kinh tế số nghiên cứu, áp dụng Bộ chỉ số ban hành theo Quyết định này và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông để tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp đánh giá mức độ chuyển đổi số của mình, xác định các trụ cột yếu cần xử lý, các trọng tâm cần đầu tư, có chiến lược, kế hoạch, giải pháp phù hợp trong đầu tư ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số, tối ưu hóa sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động;

đ) Đề nghị các hội, hiệp hội nghề nghiệp phổ biến Bộ chỉ số đến các doanh nghiệp thành viên, Chủ động có các giải pháp để thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng, phát động phong trào chuyển đổi số trong các đơn vị thành viên của hiệp hội mình và sử dụng Bộ chỉ số để đánh giá kết quả triển khai.

3. Đ nghị các Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ tại khoản 3, Mục III, các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Mục VI, Điều 1 Quyết định này trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn mình quản lý; phối hợp chặt chẽ với Bộ TT&TT để thực hiện Đề án nhằm thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số;

b) Chỉ đạo Cơ quan chuyên trách về công nghệ thông tin, Cơ quan chịu trách nhiệm phát triển doanh nghiệp, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan, căn cứ Bộ chỉ số và các nội dung liên quan thuộc Đề án này, căn cứ Chương trình Chuyển đổi số quốc gia và Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số để khẩn trương xây dựng, trình ban hành Chương trình xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn mình quản lý với các chỉ tiêu cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng và bố trí đủ nguồn lực, quyết liệt tổ chức thực hiện;

c) Tổ chức thông tin, truyền thông, tuyên truyền rộng rãi đến các doanh nghiệp trong ngành, lĩnh vực, địa bàn mình quản lý về Bộ Chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp và Mạng lưới tư vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp. Đôn đốc, thúc đẩy doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực mình tự thực hiện hoặc đề nghị tư vấn hỗ trợ định kỳ đánh giá xác định chỉ số chuyển đổi số của mình trên Cổng thông tin chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp làm căn cứ đánh giá hiệu quả chuyển đổi số và có kế hoạch, lộ trình chuyển đổi số phù hợp. Tổ chức tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số;

d) B trí đủ kinh phí, nhân lực để triển khai việc xác định, thu thập, tổng hợp Chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp hàng năm trong phạm vi trách nhiệm của bộ, tỉnh; Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc tổ chức điều tra đ xác định chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp;

đ) Yêu cầu doanh nghiệp trong ngành, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách đnh kỳ hàng năm báo cáo kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số để tổng hợp, gửi Bộ Thông tin và Truyền thông tng hợp chung trong Báo cáo tình hình chuyển đổi số cả nước gửi Thủ tướng Chính phủ. Yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số khi đăng ký tham gia các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và nhận các hỗ trợ về công nghệ, thông tin, tư vấn và phát triển nguồn nhân lực sử dụng ngân sách nhà nước hoặc nguồn kinh phí tài trợ do nhà nước bảo lãnh.

4. S Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố

a) Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình UBND tỉnh, thành phố ban hành và tổ chức triển khai Chương trình xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tnh, thành phố, và đôn đốc các doanh nghiệp trên địa bàn tích cực tham gia để xác định chỉ số chuyển đổi số của mình và thực hiện chuyển đổi số;

b) Phối hợp chặt chẽ với Vụ Quản lý doanh nghiệp và các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc triển khai Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, Mạng lưới tư vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp và các nội dung khác thuộc Đề án trên địa bàn tỉnh, thành phố;

c) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành ph có chính sách, bố trí nguồn lực để triển khai Chương trình xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và các giải pháp, nhiệm vụ thuộc Đề án nhằm thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số;

d) Triển khai điều tra, thống kê, phân loại doanh nghiệp trên địa bàn để cung cấp cho Bộ Thông tin và Truyền thông phục vụ triển khai Đề án. Tổng hợp, báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông kết quả triển khai Chương trình xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, thành phố.

5. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Sử dụng Bộ chỉ số ban hành theo Quyết định này để làm thước đo đánh giá hiệu quả thực hiện chuyển đổi số của các doanh nghiệp; làm thước đo chính để đánh giá hiệu quả triển khai các chương trình, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số;

b) Xem xét hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương sử dụng kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp theo Bộ chỉ số ban hành theo Quyết định này để làm căn cứ xét duyệt hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp về công nghệ, tư vấn và chuyển đổi số trong các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như các chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp có liên quan.

6. Đề nghị Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp:

a) Phổ biến Bộ chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp và các nội dung Đề án này đến các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý;

b) Chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quản lý triển khai thực hiện các nhiệm vụ nêu tại các điểm a, b, c khoản 2 Mục này, báo cáo kết quả thực hiện hàng quý về cơ quan chủ quản và Bộ Thông tin và Truyền thông;

c) Nghiên cứu sử dụng chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp là một trong các tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước do mình quản lý;

d) Xem xét xây dựng Kế hoạch xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trong phạm vi các doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quản lý, hoặc lồng ghép trong Chương trình xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số chung của ngành, lĩnh vực, địa phương mình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Quản lý doanh nghiệp) để phối hợp, tháo gỡ. Bộ Thông tin và Truyền thông định kỳ rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chí, chỉ số thành phần cho phù hợp với thực tiễn trên cơ sở tổng kết thực tế triển khai đánh giá mức độ chuyển đổi số và đề xuất của các doanh nghiệp.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện Quyết định này và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Ph
ó Thủ tướng Chính phủĐức Đam (để b/c);
- Các thành viên UBQG về CĐS và T công tác;
- Bộ TT&TT: Bộ trưởng và các Thứ
trưởng; các cơ quan, đơn vị trực thuộc; Cng TTĐT Bộ;
- Các bộ
, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và các cơ quan
đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- UBND các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Đơn vị
chuyên trách CNTT các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- S
TT&TT các tnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, QLDN (100b).

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Mạnh Hùng

 

PHỤ LỤC

CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
(Kèm theo Quyết định số 1970/QĐ-BTTTT ngày 13/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

1. Cấu trúc Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa được cấu trúc theo 06 trụ cột (pillar) là: (1) Trải nghiệm số cho khách hàng. (2) Chiến lược, (3) Hạ tầng và công nghệ số, (4) Vận hành, (5) Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp và (6) Dữ liệu và tài sản thông tin.

Trong mỗi trụ cột có các chỉ số thành phần, trong mỗi chỉ số thành phần có các tiêu chí (10 chỉ số thành phần và 60 tiêu chí). Sơ đồ cấu trúc Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa được mô tả như Hình 1.

Hình 1. Cấu trúc chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa

1. Trụ cột Trải nghiệm số cho khách hàng

Trụ cột Trải nghiệm số cho khách hàng gồm 02 chỉ số thành phần, 13 tiêu chí, cụ thể như sau:

1.1. Chỉ số Hiện diện trực tuyến:

Gồm 09 tiêu chí: Tần suất cập nhật website của doanh nghiệp; Tần suất hoạt động mạng xã hội của doanh nghiệp; Tỷ lệ đầu tư vào hoạt động tiếp thị số của doanh nghiệp; Tần suất sử dụng sàn thương mại điện tử để bán sản phẩm của doanh nghiệp (B2C, B2B, B2G); Tỷ lệ doanh thu mảng thương mại điện tử của doanh nghiệp hàng năm; Tỷ lệ doanh thu của mảng thương mại điện tử xuyên biên giới của doanh nghiệp hàng năm; Tần suất cập nhật danh mục sản phẩm dịch vụ trên môi trường số của doanh nghiệp; Tỷ lệ doanh nghiệp có các cuộc giao tiếp với khách hàng thông qua các kênh số; Doanh nghiệp cung cấp công cụ/tiện ích số để khách hàng lựa chọn sản phẩm theo ý muốn.

1.2. Chỉ số Hoạt động trực tuyến:

Gồm 04 tiêu chí: Tần suất tương tác nghiệp vụ với doanh nghiệp khác trên môi trường số; Tần suất tương tác nghiệp vụ với cơ quan nhà nước trên môi trường số; Tần suất sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến của doanh nghiệp; Mức độ doanh nghiệp mua sắm hàng hóa trực tuyến.

2. Trụ cột Chiến lược số

Trụ cột Chiến lược số gồm 01 chỉ số thành phần và 01 tiêu chí: Doanh nghiệp đã xây dựng chiến lược/kế hoạch chuyển đổi số.

3. Trụ cột Hạ tầng và Công nghệ số

Trụ cột Hạ tầng và Công nghệ số gồm 02 chỉ số thành phần và 16 tiêu chí, cụ thể như sau:

3.1. Chỉ số Kết nối mạng:

Gồm 02 tiêu chí: Kết nối tới mạng Internet băng thông rộng; Kết nối internet không dây.

3.2. Chỉ số Hạ tầng Công nghệ thông tin - truyền thông:

Gồm 14 tiêu chí: Công nghệ số cơ bản (Mạng Intranet; Giải pháp lưu trữ bản ghi hồ sơ điện tử; Hóa đơn điện tử; Giải pháp chia sẻ thông tin, dữ liệu số); Công nghệ số nâng cao (Giải pháp điện toán đám mây; Hệ thống/ công cụ tích hợp/chuyên biệt thuộc nhóm quản trị và nghiệp vụ; Hệ thng/ công cụ tích hợp/chuyên biệt thuộc nhóm khách hàng và thị trường; Thiết bị, giải pháp IoT; Công nghệ Blockchain); Công nghệ số phục vụ sản xuất (Robot hoặc máy in 3D; Các quy trình tự động hóa; Các công nghệ nhận diện thương hiệu và sản phẩm tự động/chuyên biệt trong chuỗi cung ứng; Quản lý chuỗi cung ứng hoặc các đối tác hỗ trợ thông qua các giải pháp số hóa).

4. Trụ cột Vận hành

Trụ cột vận hành gồm 02 chỉ số thành phần và 13 tiêu chí, cụ thể như sau:

4.1. Chỉ số Chính sách Công nghệ thông tin - truyền thông:

Gồm 06 tiêu chí: Chính sách bảo mật ICT; Chính sách bảo vệ dữ liệu; Chính sách bảo đảm chất lượng; Chính sách cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động; Tần suất doanh nghiệp nâng cấp hoặc cập nhật phần cứng/phần mềm: Tỷ lệ đầu tư của doanh nghiệp vào việc cải thiện hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng ICT.

4.2. Chỉ số Nguồn nhân lực:

Gồm 07 tiêu chí: Cơ cấu tổ chức nhân sự (Bộ phận IT chuyên trách của doanh nghiệp; Tỷ lệ nhân viên của doanh nghiệp tốt nghiệp các khóa học liên quan đến ICT, lập trình hoặc STEM; Tỷ lệ nhân viên đảm nhiệm vai trò chuyên gia kinh doanh của doanh nghiệp giải pháp làm việc từ xa), K năng nhân viên (Doanh nghiệp đào tạo nhân viên về lĩnh vực ICT; Doanh nghiệp tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các lớp đào tạo trực tuyến; Doanh nghiệp xây dựng kho tri thức và chuyên môn).

5. Trụ cột Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp

Trụ cột Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp gồm 02 chỉ số thành phần và 10 tiêu chí, cụ thể như sau:

5.1. Chỉ số Sử dụng Công nghệ thông tin - truyền thông (ICT):

Gồm 05 tiêu chí: Tỷ lệ nhân viên của doanh nghiệp sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh cho công việc; Tỷ lệ nhân viên của doanh nghiệp sử dụng internet cho công việc; Sử dụng email tên miền Doanh nghiệp; Tỷ lệ nhân viên của doanh nghiệp sử dụng các ứng dụng bản hoặc phần mềm office; Doanh nghiệp sử dụng các giải pháp họp trực tuyến.

5.2. Chỉ số Cơ sở hạ tầng R&D (Nghiên cứuphát triển):

Gồm 05 tiêu chí: Bộ phận R&D của doanh nghiệp; Tỷ lệ đầu tư hàng năm cho mảng R&D của doanh nghiệp; Doanh nghiệp sở hữu bằng sáng chế/nhãn hiệu riêng; Đánh giá về năng lực đổi mới trong nội bộ của doanh nghiệp; Doanh nghiệp hợp tác sáng tạo với các doanh nghiệp khác để cho ra những sản phẩm và dịch vụ đột phá.

6. Trụ cột Dữ liệu và tài sản thông tin

Trụ cột Dữ liệu và tài sản thông tin gồm 01 chỉ số thành phần và 07 tiêu chí, cụ thể như sau:

6.1. Chỉ số Sử dụng và quản trị dữ liệu:

Gồm 07 tiêu chí: Doanh nghiệp có sở hữu CSDL riêng của mình; Doanh nghiệp thu thập và sử dụng dữ liệu lớn; Doanh nghiệp có sử dụng phần mềm/ứng dụng quản lý CSDL; Doanh nghiệp có phương pháp thu thập dữ liệu riêng thông qua các kênh số; Doanh nghiệp đã tạo ra/nâng cao doanh thu từ việc khai thác dữ liệu của mình; Doanh nghiệp có sử dụng phần mềm hỗ trợ kinh doanh thông minh, công cụ phân tích và biểu thị dữ liệu; Công cụ quản trị tri thức; Doanh nghiệp có sử dụng công cụ/tiện ích hỗ trợ ra quyết định.

II. Thang điểm và phương pháp đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa

1. Thang điểm

Thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa được thể hiện trong Bảng sau đây.

Bng 1: Thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa

TT

Chỉ số

Số lượng tiêu chí

Thang điểm tối đa

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Mức 5

Đánh giá tổng thể

60

64

128

192

256

320

1

Tri nghiệm số cho khách hàng

13

13

26

39

52

65

2

Chiến lược số

1

5

10

15

20

25

3

Hạ tầng và Công nghệ số

16

16

32

48

64

80

4

Vận hành

13

13

26

39

52

65

5

Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp

10

10

20

30

40

50

6

Dữ liệu và tài sản thông tin

7

7

14

21

28

35

Biểu đồ biểu diễn cấu trúc thang điểm của Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa theo từng trụ cột và điểm đánh giá tng thể được thể hiện trong hình sau đây.

Hình 1. Cấu trúc thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa

2. Phương pháp đánh giá, xếp loại mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tùy theo kết quả đánh giá (điểm tng đạt được của tất cả các tiêu chí) doanh nghiệp sẽ được xếp loại mức độ chuyển đổi số theo nguyên tắc sau:

2.1. Đánh giá từng trụ cột

Căn cứ vào kết quả đánh giá điểm tổng đạt được của các tiêu chí trong trụ cột, đối chiếu với thang điểm đánh giá trong Bảng 1 để xếp loại Trụ cột đó đang ở mức nào trong 5 mức: Mức 1 - Khởi động; Mức 2 - Bắt đầu; Mức 3 - Hình thành: Mức 4 - Nâng cao; Mức 5 - Dẫn dắt.

Bảng 2: Thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số theo từng trụ cột của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Mức độ

Thang điểm đánh giá theo từng trụ cột

Mức độ chuyển đổi số

0

Nhỏ hơn 10% điểm tối đa từng trụ cột

Chưa khởi động

1

Từ trên 10% đến 20% điểm tối đa từng tr cột

Khởi động

2

Trên 20% đến 40% điểm tối đa từng trụ cột

Bắt đầu

3

Trên 40% đến 60% điểm tối đa từng trụ cột

Hình thành

4

Trên 60% đến 80% điểm tối đa từng trụ cột

Nâng cao

5

Trên 80% đến 100% điểm tối đa từng trụ cột

Dn dắt

Ví dụ: Doanh nghiệp có tổng điểm của trụ cột Tri nghiệm số cho khách hàng là 39 điểm thì sẽ được đánh giá: “trụ cột Trải nghiệm số cho khách hàng của doanh nghiệp đạt mức 3 - đã hình thành”.

Ngoài 5 mức chuyển đổi số này, sẽ có một mức nữa là mức 0 - mức chưa khởi động chuyển đổi số. Đây là mức đánh giá đối với doanh nghiệp mà hầu như chưa có động thái gì cho chuyển đổi số.

2.2. Đánh giá tng thể:

- Mức 0 - Chưa khởi động chuyển đổi số: Điểm tổng tối đa nhỏ hơn hoặc bằng 20 điểm;

- Mức 1- Khởi động: Điểm tổng tối đa trên 20 điểm, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức 1 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 1;

- Mức 2 - Bắt đầu: Điểm tổng tối đa trên 64 điểm, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức 2 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 2;

- Mức 3 - Hình thành: Điểm tối đa trên 128 điểm, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức 3 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 3;

- Mức 4 - Nâng cao: Điểm tối đa trên 192 điểm, có tối thiểu 5 trụ cột đạt mức 4 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 4;

- Mức 5 - Dn dắt: Điểm tối đa từ trên 256 cả 6 trụ cột đều đạt mức 5.

III. Chi tiết tiêu chí và điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa

STT

Trụ cột / Ch số thành phần

Tiêu chí

Thang điểm tối đa

Điểm đánh giá thực tế

DN tự đánh giá

Tư vấn đánh giá

S TT&TT đánh giá

Bộ TT&TT đánh giá

I

Trải nghiệm số cho khách hàng

65

 

 

 

 

1.1

Hiện diện trực tuyến

45

 

 

 

 

1.1.1

Tiếp thị điện tử

Tn suất doanh nghiệp cập nhật website riêng

Mức 1:1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm:

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

1.1.2

Tần suất doanh nghiệp có hoạt động trên mạng xã hội

 

 

 

 

1.1.3

Tỷ lệ đầu tư vào hoạt động tiếp thị số của doanh nghiệp

 

 

 

 

1.1.4

Thương mại điện tử

Tần suất doanh nghiệp sử dụng sàn Thương mại điện tử để bán sản phẩm (B2C, B2B, B2G)

 

 

 

 

1.1.5

Tỷ lệ doanh thu của mng thương mại điện tử của doanh nghiệp hàng năm

 

 

 

 

1.1.6

Tỷ lệ doanh thu của mng thương mại điện tử xuyên biên giới của doanh nghiệp hàng năm

 

 

 

 

1.1.7

Tần suất doanh nghiệp cập nhật danh mục sản phẩm dịch vụ trên môi trường số

 

 

 

 

1.1.8

Mức độ giao tiếp của doanh nghiệp với khách hàng thông qua các kênh số

 

 

 

 

1.1.9

Khả năng của doanh nghiệp trong việc cung cấp công cụ /tiện ích số để khách hàng lựa chọn sản phẩm theo ý muốn

 

 

 

 

1.2

Hoạt động trực tuyến

20

 

 

 

 

1.2.1

Hoạt động trực tuyến

Tần suất doanh nghiệp tương tác nghiệp vụ với doanh nghiệp khác trên môi trường số.

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

 Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

1.2.2

Tần suất doanh nghiệp tương tác nghiệp vụ với cơ quan nhà nước trên môi trường số

 

 

 

 

1.2.3

Tần suất doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến

 

 

 

 

1.2 A

Mức độ doanh nghiệp mua sắm hàng hóa trực tuyến.

 

 

 

 

2

Chiến lược

25

 

 

 

 

2.1

Chiến lược/kế hoạch chuyển đổi số

25

 

 

 

 

2.1.1

Chiến lược chuyển đổi số

Xây dựng chiến lược/kế hoạch chuyển đổi số của doanh nghiệp

Mức 1: 5 điểm;

Mức 2: 10 điểm;

Mức 3: 15 điểm;

Mức 4: 20 điểm;

Mức 5: 25 điểm.

 

 

 

 

3

Hạ tầng và Công nghệ số

80

 

 

 

 

3.1

Kết nối mạng

10

 

 

 

 

3.1.1

Kết nối tới mạng Internet băng thông rộng

Mức độ sử dụng đường truyền Internet băng thông rộng cố định của doanh nghiệp

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

3.1.2

Kết nối internet không dây

Mức độ sử dụng Internet không dây (wifi) của doanh nghiệp

 

 

 

 

3.2

Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin - truyền thông

70

 

 

 

 

3.2.1

Công nghệ số cơ bản

Mức độ sử dụng sử dụng mạng nội bộ (Lan, Intranet) của doanh nghiệp

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

3.2.2

Mức độ sử dụng giải pháp lưu trữ bản ghi hồ sơ điện tử của doanh nghiệp

 

 

 

 

3.2.3

Mức độ sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp

 

 

 

 

3.2.4

Mức độ sử dụng giải pháp chia sẻ thông tin, dữ liệu số của doanh nghiệp

 

 

 

 

3.2.5

Công nghệ số nâng cao

Doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ/giải pháp điện toán đám mây không? (ví dụ Việc sử dụng máy chủ, lưu trữ, cơ sở dữ liệu, phần mềm, phân tích, v.v.,)

 

 

 

 

3.2.6

Doanh nghiệp có sử dụng hệ thống/ công cụ tích hợp/chuyên biệt thuộc nhóm quản trị và nghiệp vụ (ví dụ ERP) không?

 

 

 

 

3.2.7

Doanh nghiệp có sử dụng hệ thống/ công cụ tích hợp/chuyên biệt thuộc nhóm khách hàng và thị trường (ví dụ CRM) không?

 

 

 

 

3.2.8

Doanh nghiệp có sử dụng hệ thng/ công cụ tích hợp/chuyên biệt thuộc nhóm hạ tầng công nghệ và an ninh mạng (Ví dụ tường lửa) không?

 

 

 

 

3.2.9

Doanh nghiệp có sử dụng thiết bị, giải pháp loT không?

 

 

 

 

3.2.10

Doanh nghiệp có sử dụng công nghệ Blockchain không?

 

 

 

 

3.2.11

Công nghệ số phục vụ sản xuất

Doanh nghiệp có sử dụng robot hoc máy in 3D không?

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

3.2.11

Doanh nghiệp có áp dụng các quy trình tự động hóa?

 

 

 

 

3.2.13

Doanh nghiệpsử dụng các công nghệ nhận diện thương hiệu và sản phẩm tự động/chuyên biệt trong chuỗi cung ứng (ví dụ RFID...) không?

 

 

 

 

3.2.14

Doanh nghiệp có quản lý chuỗi cung ứng hoặc các đối tác hỗ trợ thông qua các giải pháp số hóa không?

 

 

 

 

4

Vận hành

65

 

 

 

 

4.1

Chính sách Công nghệ thông tin - truyền thông

30

 

 

 

 

4.1.1

Chính sách Công nghệ thông tin - truyền thông

Doanh nghiệp có chính sách bảo mật ICT không

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

4.1.2

Doanh nghiệp có chính sách bảo vệ dữ liệu không?

 

 

 

 

4.1.3

Doanh nghiệp có chính sách bảo đm chất lượng không?

 

 

 

 

4.1.4

Doanh nghiệp có chính sách cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động không?

 

 

 

 

4.1.5

Tần suất doanh nghiệp nâng cấp hoặc cập nhật phần cứng/phần mềm?

 

 

 

 

4.1.6

Tỷ lệ đầu tư của doanh nghiệp vào việc cải thiện hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng ICT?

 

 

 

 

4.2

Nguồn nhân lực

35

 

 

 

 

4.2.1

cấu tổ chức nhân sự

Doanh nghiệp có bộ phận IT chuyên trách không?

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

4.2.2

Tỷ lệ nhân viên của doanh nghiệp tốt nghiệp các khóa học liên quan đến ICT, lập trình hoặc STEM (các ngành liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuậttoán học)?

 

 

 

 

4.2.3

T lệ nhân viên đảm nhiệm vai trò chuyên gia kinh doanh của doanh nghiệp?

 

 

 

 

4.2.4

Kỹ năng nhân viên

Doanh nghiệp có sử dụng giải pháp làm việc từ xa?

 

 

 

 

4.2.5

Doanh nghiệp có đào tạo nhân viên về lĩnh vực ICT?

 

 

 

 

4.2.6

Doanh nghiệp có tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các lớp đào tạo trực tuyến

 

 

 

 

4.2.7

Doanh nghiệp có xây dựng kho tri thức và chuyên môn

 

 

 

 

5

Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp

50

 

 

 

 

5.1

Sử dụng ICT

25

 

 

 

 

5.1.1

Sử dụng ICT

Tỷ lệ nhân viên của doanh nghiệp sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh cho công việc?

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

5.1.2

Tỷ lệ nhân viên của doanh nghiệp sử dụng internet cho công việc?

 

 

 

 

5.1.3

Có email tên miền Doanh nghiệp không?

 

 

 

 

5.1.4

Tỷ lệ nhân viên của doanh nghiệp sử dụng các ứng dụng cơ bản hoặc phần mềm office cho công việc?

 

 

 

 

5.1.5

Doanh nghiệp sử dụng các giải pháp họp trực tuyến?

 

 

 

 

5.2

sở hạ tầng R&D (Nghiên cứu và phát triển)

25

 

 

 

 

5.2.1

sở hạ tầng nghiên cứu và phát triển

Doanh nghiệp có bộ phận R&D không?

Mức 1; 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4; 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

5.2.2

Tỷ Lệ doanh nghiệp đầu tư hàng năm cho mng R&D?

 

 

 

 

5.2.3

Doanh nghiệp có sở hữu bằng sáng chế/ nhãn hiệu riêng không?

 

 

 

 

5.2.4

Đánh giá về năng lực đổi mới trong nội bộ của doanh nghiệp?

 

 

 

 

5.2.5

Doanh nghiệp có hợp lác sáng tạo với các doanh nghiệp khác để cho ra những sản phẩm và dịch vụ đột phá không?

 

 

 

 

6

Dữ liệu và tài sản thông tin

35

 

 

 

 

6,1

Sử dụng và quản trị dữ liệu

35

 

 

 

 

6.1.1

Sử dụng và quản trị dữ liệu

Doanh nghiệp có sở hữu CSDL riêng của mình không?

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

6.1.2

Doanh nghiệp có thu thập và sử dụng, dữ liệu lớn không?

 

 

 

 

6.1.3

Doanh nghiệp sử dụng phần mềm/ứng dụng quản lý CSDL không?

 

 

 

 

6.1.4

Doanh nghiệp có phương pháp thu thập dữ liệu riêng thông qua các kênh số không?

 

 

 

 

6.1.5

Doanh nghiệp đã tạo ra/nâng cao doanh thu từ việc khai thác dữ liệu của mình chưa?

 

 

 

 

6.1.6

Doanh nghiệp có sử dụng sử dụng phần mềm hỗ trợ kinh doanh thông minh, công cụ phân tích và biểu thị dữ liệu; công cụ quản trị tri thức

 

 

 

 

6.1.7

Doanh nghiệp có sdụng công cụ/tiện ích hỗ trợ ra quyết định không?

 

 

 

 

TỔNG ĐIỂM

320

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP LỚN
(Kèm theo Quyết định số 1970/QĐ-BTTTT ngày 13/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

l. Cấu trúc Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn

Ch số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn được cấu trúc theo 06 trụ cột (pillar) gồm: (1) Trải nghiệm số cho khách hàng, (2) Chiến lược, (3) Hạ tầng và công nghệ số, (4) Vận hành, (5) Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp, và (6) Dữ liệu và tài sản thông tin. Trong mỗi trụ cột có các chỉ số thành phần, trong mỗi chỉ số thành phần các tiêu chí (25 chỉ số thành phần và 139 tiêu chí). Sơ đồ cấu trúc Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn được mô tả như Hình 2.

Hình 2. Cấu trúc Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn

1. Trụ cột Trải nghiệm số cho khách hàng

Trụ cột Trải nghiệm số cho khách hàng gồm 04 chỉ số thành phần và 25 tiêu chí, cụ thể như sau:

1.1. Chỉ số Thấu hiểu khách hàng từ bên ngoài:

Gồm 09 tiêu chí: Trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa dựa trên bối cảnh và thông tin chi tiết được thu thập về khách hàng; Nội dung marketing nhắm đúng mục tiêu và và phù hợp; Các công cụ số được cung cấp để khách hàng dễ dàng tùy chỉnh các sản phẩm và dịch vụ mà họ sử dụng; Doanh nghiệp cung cấp điều kiện cần thiết, thuận lợi để khách hàng dễ dàng tương tác, đề xuất các mong muốn của mình; Doanh nghiệp tạo ra sự hứng khởi cho khách hàng để đưa ra các mong muốn của mình; Các tương tác khách hàng có thể được thực hiện liên thông trên các kênh số; Các nhu cầu và vấn đề của khách hàng được dự báo và xử lý; Tạo tương tác xã hội với khách hàng và giữa các khách hàng với nhau để khuyến khích lòng trung thành với thương hiệu của doanh nghiệp; Xây dựng cấu trúc quan hệ khách hàng để khuyến khích lòng trung thành với thương hiệu.

1.2. Chỉ số Quản lý trải nghiệm khách hàng:

Gồm 08 tiêu chí: Tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng là ràng và tất cả mọi người đều thấu hiểu; Trải nghiệm Khách hàng được xem xét trong quá trình thiết kế và triển khai các sản phẩm và dịch vụ; Có kế hoạch đầu tư để đạt được tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng; Sự phát triển của danh mục sản phẩm và dịch vụ phản ánh kỳ vọng về trải nghiệm khách hàng; Trải nghiệm khách hàng được tính đến trong quá trình giới thiệu cho khách hàng mới; Khách hàng có thể dễ dàng bắt đầu hành trình của mình trong một kênh/thiết bị và tiếp tục trong một kênh/thiết bị khác; Hiệu suất của hành trình khách hàng đo lường được; Hiệu suất của hành trình khách hàng có thể quản lý được

1.3. Chỉ số Thấu hiểu khách hàng:

Gồm 03 tiêu chí: Doanh nghiệp có cái nhìn 360 độ về khách hàng; Có nguồn dữ liệu tin cậy cung cấp thông tin khách hàng; Kỳ vọng, sở thích và điều không thích của khách hàng được xem xét một cách tích cực.

1.4. Chỉ số Niềm tin của khách hàng:

Gồm 05 tiêu chí: Kỳ vọng của khách hàng đối với thương hiệu được đáp ứng; Các khiếu nại nhận được được phản hồi và rút kinh nghiệm một cách hiệu quả; Khách hàng tin tưởng Doanh nghiệp có thể bảo mật quyền riêng tư của họ; Người dùng nhận thức được và có thể kiểm soát cách thông tin cá nhân của họ được sử dụng; Hoạt động kinh doanh được tiến hành theo cách tối đa hóa sự tin tưởng của khách hàng.

2. Trụ cột Chiến lược số

Trụ cột Chiến lược số gồm 06 chỉ số thành phần và 24 tiêu chí, cụ thể như sau:

2.1. Chỉ số Quản lý marketing và thương hiệu:

Gồm 04 tiêu chí; Chiến lược thương hiệu số với các nguyên tắc thương hiệu được áp dụng trong toàn Doanh nghiệp; cấu trúc quản trị thương hiệu kỹ thuật số được áp dụng để đảm bảo Doanh nghiệp tuân thủ chiến lược thương hiệu; Có quy trình để đánh giá hiệu suất thương hiệu kỹ thuật số; Chiến lược tiếp thị số hỗ trợ chiến lược tổng thể của Doanh nghiệp.

2.2. Chỉ số Quản lý hệ sinh thái:

Gồm 03 tiêu chí: Doanh nghiệp có chiến lược rõ ràng để khai thác giá trị kinh doanh của việc tham gia hệ sinh thái và vai trò của nó trong đó; Doanh nghiệp thiết kế hệ sinh thái để thúc đẩy chiến lược của mình; Doanh nghiệp lựa chọn các hệ sinh thái để hỗ trợ chiến lược của mình.

2.3. Chỉ số Bảo trợ tài chính:

Gồm 03 tiêu chí: Doanh nghiệp được cấp kinh phí cho các dự án chuyển đổi; KPI hỗ trợ chiến lược chuyển đổi được thiết lập để đánh giá các quyết định đầu ; Các quyết định đầu tư liên tục được cải thiện dựa trên hiệu suất trước đây.

2.4. Chỉ số Trí tuệ thị trường:

Gồm 03 tiêu chí: Doanh nghiệp đánh giá xu hướng thị trường để định hướng chiến lược số của mình: Các Doanh nghiệp phân tích nhu cầu khách hàng để định hướng chiến lược số của mình; Các Doanh nghiệp phân tích bối cảnh cạnh tranh để định hướng chiến lược số của mình.

2.5. Chỉ số Quản danh mục đầu tư:

Gồm 03 tiêu chí: Có danh mục đầu tư sản phẩm và dịch vụ số cân bằng phù hợp với chiến lược của Doanh nghiệp; có lộ trình đầu tư cho các sản phẩm và dịch vụ số; Có quá trình để đổi mới danh mục sản phẩm dịch vụ.

2.6. Chỉ số Quản lý chiến lược:

Gồm 08 tiêu chí: Chiến lược kinh doanh có tầm nhìn rõ ràng; Chiến lược kinh doanh được đồng phát triển giữa nhóm kinh doanh và nhóm Công nghệ; Thực hành đo lường hiệu suất cho các mục tiêu chiến lược; Doanh nghiệp có chiến lược quản lý rủi ro; Doanh nghiệp thực hiện lộ trình chuyển đổi; Lãnh đạo Doanh nghiệp tích cực truyền đạt chiến lược chuyển đổi số để đẩy mạnh việc áp dụng; Có hoạt động quản trị việc thực thi chuyển đổi số; Doanh nghiệp tích cực xác định và khuyến khích việc áp dụng các phương pháp hay nhất.

3. Trụ cột Hạ tầng và Công nghệ số

Trụ cột Hạ tng và công nghệ số gồm 05 chỉ số thành phần và 29 tiêu chí, cụ thể như sau:

3.1. Chỉ số Quản trị công nghệ:

Gồm 05 tiêu chí: Doanh nghiệp có khung quản trị công nghệ chính thức để giám sát việc triển khai công nghệ; Mức độ sử dụng các tiêu chuẩn ngành của doanh nghiệp; Doanh nghiệp quan tâm tới sự tác động đối với môi trường từ các hoạt động công nghệ; Doanh nghiệp quan tâm đến việc ảnh hưởng kinh tế khi sử dụng năng lượng; Doanh nghiệp quan tâm áp dụng các công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh.

3.2. Chỉ số Kiến trúc công nghệ và ứng dụng:

Gồm 07 tiêu chí: Lộ trình công nghệ phù hợp với chiến lược kinh doanh; Thiết kế kiến trúc theo hướng dịch vụ; Doanh nghiệp sử dụng các giải pháp Nguồn mở: Các ứng dụng có thể được cấu hình để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh; Doanh nghiệp sử dụng công nghệ điện toán đám mây; Doanh nghiệp sử dụng API mở để tích hợp; Kiến trúc công nghệ được thiết kế để hỗ trợ các ứng dụng một cách linh hoạt.

3.3. Chỉ số An toàn và bảo mật:

Gồm 04 tiêu chí: Các yếu tố an toàn bảo mật luôn được áp dụng khí thiết kế và triển khai các thành phần; Theo dõi các thành phần để xác định hoạt động có hại và vi phạm chính sách kèm theo các biện pháp hạn chế chúng; Bảo vệ hệ thống của tổ chức khỏi bị tổn hại; Công nghệ được áp dụng để bảo vệ doanh nghiệp.

3.4. Ch số ứng dụng và nền tảng:

Gồm 04 tiêu chí: Trí tuệ nhân tạo được sử dụng bởi doanh nghiệp: Sử dụng khả năng của nền tảng dữ liệu lớn để hỗ trợ phân tích dữ liệu; Doanh nghiệp có công cụ/tiện ích phát triển ứng dụng; Có bộ công cụ sẵn sàng để tạo điều kiện cho việc tự động hóa các tác vụ.

3.5. Chỉ số Kết nối và tính toán:

Gồm 09 tiêu chí: Có áp dụng ảo hóa; Doanh nghiệp sử dụng các công nghệ kết nối không dây; Sử dụng Giao thức Internet để kết nối; Sử dụng công nghệ loT để hỗ trợ nhu cầu kinh doanh; Quản lý cơ sở hạ tầng để hoàn thành chiến lược kinh doanh; Điều phối các nguồn lực và dịch vụ để phù hợp với nhu cầu kinh doanh; Doanh nghiệp triển khai dịch vụ của mình thông qua nền tảng đám mây; Áp dụng nguyên tắc thiết kế của điện toán biên/mới nhằm hỗ trợ nhu cầu kinh doanh; Doanh nghiệp tự động hóa các quy trình của mình.

4. Trụ cột Vận hành

Trụ cột Hạ tầng và Công nghệ số gồm 04 chỉ số thành phần và 29 tiêu chí, cụ thể như sau:

4.1. Chỉ số Qun trị vận hành:

Gồm 04 tiêu chí: Mô hình hoạt động phù hợp với chiến lược chuyển đổi số; Quản lý rủi ro được áp dụng trong các hoạt động hàng ngày; Hoạt động tuân thủ các yêu cầu pháp lý và quy định cũng như các tiêu chuẩn sẵn có; Các hoạt động an ninh bảo vệ tài sản của doanh nghiệp.

4.2. Chỉ số Thiết kế và đổi mới dịch vụ:

Gồm 06 tiêu chí: Các yêu cầu nghiệp vụ được hiểu và chuyển thành thiết kế kiến trúc và dịch vụ; Tư duy Thiết kế được sử dụng để thấu hiểu nhu cầu và thách thức của các bên liên quan; Phương pháp Agile (phương thức phát triển phần mềm linh hoạt) được áp dụng trong quá trình phát triển và cải tiến sản phẩm; Tối ưu hóa quy trình vận hành; Sáng tạo, đổi mới cải tiến các dịch vụ hiện có và giới thiệu những dịch vụ mới; Xây dựng quy trình làm việc (tiếp cận) hiệu quả cho các đối tác.

4.3. Chỉ số Triển khai/Chuyển đổi dịch vụ:

Gồm 04 tiêu chí: Trách nhiệm đối với quản lý thay đổi hoạt động được thông qua; Quản lý phát hành được thông qua nhờ một phương thức tiếp cận chung; Áp dụng các nguyên tắc DevOps; Dòng công việc Cl / CD (Tích hợp liên lục / Phân phối liên tục) được vận hành.

4.4. Chỉ số Vận hành dịch vụ:

Gồm 08 tiêu chí: Có sự đảm bảo các dịch vụ hoạt động ở đúng với mức hiệu suất đã thỏa thuận; Doanh nghiệp có đội ngũ kỹ thuật đảm bảo độ tin cậy của dịch vụ; Chuỗi cung ứng hoạt động linh hoạt và có thể phản ứng kịp thời đối với các thay đổi; Đáp ứng các đơn đặt hàng của khách hàng theo đúng thời gian; Bộ phận giám sát hoạt động cung cấp góc nhìn về hiệu suất dịch vụ ; Áp dụng Công nghệ Kỹ thuật số để đảm bảo doanh thu; Áp dụng Công nghệ Kỹ thuật số để ngăn ngừa gian lận; Phát triển từ hoạt động kế thừa/sẵn có, tích hợp vào hoạt động tổng thể.

5. Trụ cột Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp

Trụ cột Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp gồm 03 chỉ số thành phần và 22 tiêu chí; cụ thể như sau:

5.1. Chỉ số Giá trị Doanh nghiệp:

Gồm 06 tiêu chí: Hành vi lãnh đạo phù hợp với chiến lược số của doanh nghiệp và hoàn cnh hiện tại; Nhân viên nhận thức được sự ảnh hưởng của họ đối với doanh nghiệp; Nhân viên được tham gia xây dựng chiến lược số; Một nền văn hóa 'cú ngã an toàn' tồn tại (thất bại nhưng không nh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp); Doanh nghiệp có khả năng để hỗ trợ cộng tác ảo; Doanh nghiệp chấp nhận sự hòa nhập.

5.2. Chỉ số Quản tài năng:

Gồm 08 tiêu chí: Đãi ngộ tổng thể khuyến khích việc phân phối/triển khai chiến lược số; Doanh nghiệp hiểu được năng lực của lực lượng lao động của mình; Doanh nghiệp xác định các kỹ năng cần có để thực thi chiến lược số; Doanh nghiệp sở hữu các kỹ năng cầnđể đạt được các mục tiêu của chiến lược số; Doanh nghiệp bồi dưỡng nguồn nhân tài bên ngoài; Phát triển tài năng được coi là hoạt động liên tục nhằm cung cấp các cơ hội bình đẳng; Học tập sử dụng công nghệ kỹ thuật số đang mang lại giá trị kinh doanh; Doanh nghiệp đo lường và tìm cách cải thiện sự tham gia của nhân viên.

5.3. Chỉ số hỗ trợ nơi làm việc:

Gồm 08 tiêu chí: Môi trường làm việc hỗ trợ nâng cao năng suất lao động; Môi trường làm việc hỗ trợ cho cho việc đổi mới; Các công cụ/ứng dụng/tiện ích luôn sẵn sàng để hỗ trợ nâng cao hiệu suất; Các công cụ/ứng dụng/tiện ích luôn sẵn sàng để hỗ trợ đổi mới; Các chính sách và quy trình làm việc hỗ trợ nâng cao năng suất; Các chính sách và quy trình làm việc hỗ trợ đổi mới; Tri thức được nắm bắt một cách hiệu quả trong toàn Doanh nghiệp; Tri thức được chia sẻ hiệu quả trong toàn Doanh nghiệp          .

6. Trụ cột Dữ liệu và tài sản thông tin

Trụ cột Dữ liệu và tài sản thông tin gm 03 chỉ số thành phần và 17 tiêu chí, cụ thể như sau:

6.1. Chỉ số Quản trị dữ liệu:

Gồm 07 tiêu chí: Xác định và sử dụng siêu dữ liệu để tối đa hóa giá trị kinh doanh của tài sản thông tin bằng cách cung cấp một cái nhìn thống nhất toàn diện về bối cảnh kinh doanh, gắn thẻ, mối quan hệ, chất lượng dữ liệu và việc sử dụng nó; Chịu trách nhiệm về tài sản dữ liệu, cung cấp cho người dùng được ủy quyền dữ liệu chất lượng cao; Xác định và sử dụng Quản lý dữ liệu tổng thể để đảm bảo rằng dữ liệu quan trọng đối với doanh nghiệp luôn sẵn sàng và nhất quán; Bảo vệ dữ liệu khỏi bị truy cập, sử dụng, thay đổi, tiết lộ và phá hủy trái phép; Doanh nghiệp đã và đang xác định rõ ràng các chính sách dữ liệu với các quy tắc và quy trình về quyền sở hữu; Thiết lập tầm nhìn dài hạn với các mục tiêu đã đặt ra và các mục tiêu kinh doanh có thể đánh giá được; Xác định vai trò tổ chức của cá nhân để quản dữ liệu.

6.2. Chỉ số Kỹ thuật dữ liệu:

Gồm 07 tiêu chí: Dữ liệu được Doanh nghiệp sử dụng được xác định, phân loại và mô hình hóa theo mô hình meta; Doanh nghiệp có khả năng lưu trữ và xóa bất kỳ dữ liệu nào đang sở hữu; Đảm bảo rằng dữ liệu cần thiết luôn có thể truy cập được; Quản lý luồng dữ liệu từ khâu tạo, sử dụng, chia sẻ và xóa; Thu thập dữ liệu mà Doanh nghiệp cần; Tính toàn vẹn của dữ liệu được đảm bảo; Trình bày dữ liệu theo cách phù hợp với mục đích.

6.3. Chỉ số Hiện thực hóa giá trị dữ liệu:

Gồm 03 tiêu chí: Các quyết định của Doanh nghiệp đều dựa trên dữ liệu; Trích xuất kiến thức và thông tin chi tiết từ dữ liệu sử dụng các khả năng từ các quy trình, thuật toán và hệ thống; Tạo ra các lợi ích kinh tế có thể đo lường được từ dữ liệu.

II. Thang điểm và phương pháp đánh giá mức mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn

1. Thang điểm

Thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn được thể hiện trong bảng sau đây.

Bng 1: Thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn

TT

Chỉ số

Số lượng tiêu chí

Thang điểm tối đa

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Mức 5

 

Đánh giá tổng thể

139

139

278

417

556

695

1

Trải nghiệm số cho khách hàng

25

25

50

75

100

125

2

Chiến lược số

24

24

48

72

96

120

3

Hạ tầng và Công nghệ số

29

29

58

87

116

145

4

Vận hành

22

22

44

66

88

110

5

Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp

22

22

44

66

88

110

6

Dữ liệutài sản thông tin

17

17

34

51

68

85

Biểu đồ biểu diễn Cấu trúc thang điểm của Ch số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn theo từng trụ cột và điểm đánh giá tổng thể được thể hiện trong Hình 2 sau đây.

Hình 2. Cấu trúc thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn

2. Phương pháp đánh giá, xếp loại mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp lớn

Tùy theo kết quả đánh giá (điểm tổng đạt được của tất cả các tiêu chí) doanh nghiệp sẽ được xếp loại mức độ chuyển đổi số theo nguyên tắc sau:

2.1. Đánh giá từng trụ cột

Căn cứ vào kết quả đánh giá điểm tổng đạt được của các tiêu chí trong trụ cột, đối chiếu với thang điểm đánh giá đối với trục cột trong Bng 2 để xếp loại Trụ cột đó đang ở mức nào trong 5 mức: Mức 1 - Khởi động; Mức 2 - Bắt đầu; Mức 3 - Hình thành; Mức 4 - Nâng cao; Mức 5 - Dẫn dắt.

Bảng 2: Thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số theo từng trụ cột của doanh nghiệp lớn

Mức độ

Thang điểm đánh giá theo từng trụ cột

Mức độ chuyển đổi số

0

Nhỏ hơn 10% điểm tối đa từng trụ cột

Chưa khởi động

1

Từ 10% đến 20% điểm tối đa từng trụ cột

Khởi động

2

Trên 20% đến 40% điểm tối đa từng trụ cột

Bắt đầu

3

Trên 40% đến 60% điểm tối đa từng trụ cột

Hình thành

4

Trên 60% đến 80% điểm tối đa từng trụ cột

Nâng cao

5

Trên 80% đến 100% điểm tối đa từng trụ cột

Dẫn dắt

dụ: Doanh nghiệp lớn có tổng điểm của trụ cột Trải nghiệm số cho khách hàng là 350 điểm thì sẽ được đánh giá: “trụ cột Trải nghiệm số cho khách hàng của doanh nghiệp đạt mức 3 - đã hình thành”.

Ngoài 5 mức chuyển đổi số này, sẽ có một mức nữa là mức 0 - mức chưa khởi động chuyển đổi số. Đây là mức đánh giá đối với doanh nghiệp mà hầu như chưa có động thái gì cho chuyển đổi số.

2.2. Đánh giá tổng thể:

- Mức 0 - Chưa khởi động chuyển đổi số: Điểm tổng tối đa nhỏ hơn hoặc bằng 40 điểm;

- Mức 1 - Khởi động: Điểm tổng tối đa trên 40 điểm, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức 1 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 1;

- Mức 2 - Bắt đầu: Điểm tổng tối đa trên 139, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức 2 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 2;

- Mức 3 - Hình thành: Điểm tối đa trên điểm, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức 3 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 3;

- Mức 4 - Nâng cao: Điểm tối đa từ trên 417 điểm, có tối thiểu 5 trụ cột đạt mức 4 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn;

- Mức 5 - Dẫn dt: Điểm tối đa từ trên 556 điểm và tất cả 6 trụ cột đạt mức 5.

III. Chi tiết tiêu chí và điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp lớn

STT

Trụ cột/ Thành phần

Tiêu chí

Thang điểm tối đa

Điểm đánh giá thực tế

DN tự đánh giá

vấn đánh giá

S TT&TT đánh giá

Bộ TT&TT đánh giá

1

Trải nghiệm số cho khách hàng

125

 

 

1.1

Thấu hiểu khách hàng

45

 

 

 

 

1.1.1

Doanh nghiệp mang lại Trải nghiệm tốt với các sản phẩm và dịch vụ của mình

Trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa dựa trên bối cnh và thông tin chi tiết được thu thập về khách hàng.

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

1.1.2

Nội dung marketing phù hợp với đối tượng định hướng

 

 

 

 

1.1.3

Doanh nghiệp có các công cụ số để khách hàng lựa chọn và đưa ra các yêu cầu về sản phẩm và dịch vụ

 

 

 

 

1.1.4

Doanh nghiệp cung cấp điều kiện cần thiết, thuận lợi để khách hàng dễ dàng tương tác, đề xuất các mong muốn của mình.

 

 

 

 

1.1.5

Doanh nghiệp tạo ra sự hứng thú cho khách hàng trong tương tác

 

 

 

 

1.1.6

Các tương tác khách hàng có thể được thực hiện liên thông trên các kênh số

 

 

 

 

1.1.7

Các nhu cầu và vấn đề của khách hàng được dự báo và xử lý.

 

 

 

 

1.1.8

Tạo tương tác hội với khách hàng và giữa các khách hàng với nhau để khuyến khích lòng trung thành với thương hiệu của doanh nghiệp

 

 

 

 

1.1.9

Xây dựng cấu trúc quan hệ khách hàng để khuyến khích lòng trung thành với thương hiệu.

 

 

 

 

1.2

Qun lý trải nghiệm khách hàng

40

 

 

 

 

1.2.1

Một hệ thống Doanh nghiệp và quản trị nội bộ được thiết lập để mang lại trải nghiệm khách hàng tối ưu

Tm nhìn về Trải nghiệm khách hàng là rõ ràng tất cả mọi người đều thấu hiểu.

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

1.2.2

Trải nghiệm Khách hàng được xem xét trong quá trình thiết kế và triển khai các sản phẩm và dịch vụ.

 

 

 

 

1.2.3

Có kế hoạch đầu tư để đạt được tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng

 

 

 

 

1.2.4

Sự phát triển của danh mục sản phẩm và dịch vụ phản ánh kỳ vọng về trải nghiệm khách hàng.

 

 

 

 

1.2.5

Trải nghiệm khách hàng được tính đến trong quá trình giới thiệu cho khách hàng mới

 

 

 

 

1.2.6

Khách hàng có thể dễ dàng bắt đầu hành trình của mình trong một kênh/thiết bị và tiếp tục trong một kênh/thiết bị khác

 

 

 

 

1.2.7

Hiệu suất của hành trình khách hàng đo lường được.

 

 

 

 

1.2.8

Hiệu suất của hành trình khách hàng có thể quản lý được

 

 

 

 

1.3

Thấu hiểu khách hàng

15

 

 

 

 

1.3.1

Doanh nghiệp sử dụng hiệu quả dữ liệu để tạo thông tin chi tiết về khách hàng

Doanh nghiệp có cái nhìn 360 độ về khách hàng

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

1.3.2

Có nguồn dữ liệu tin cậy cung cấp thông tin khách hàng

 

 

 

 

1.3.3

Kỳ vọng, sở thích và điều không thích của khách hàng được xem xét một cách tích cực

 

 

 

 

1.4

Niềm tin của khách hàng

25

 

 

 

 

1.4.1

Tri nghiệm được cung cấp phù hợp với cam kết thương hiệu

Kỳ vọng của khách hàng đối với thương hiệu được đáp ứng

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4:4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

1.4.2

Các khiếu nại nhận được được phản hồi và rút kinh nghiệm một cách hiệu quả

 

 

 

 

1.4.3

Khách hàng tin tưởng Doanh nghiệp có thể bảo mật quyền riêng tư của họ.

 

 

 

 

1.4.4

Người dùng nhận thức được và có thể kiểm soát cách thông tin cá nhân của họ được sử dụng.

 

 

 

 

1.4.5

Hoạt động kinh doanh được tiến hành theo cách tối đa hóa sự tin tưởng của khách hàng

 

 

 

 

2

Chiến lược

120

 

 

 

 

2.1

Quản lý marketing và thương hiệu

20

 

 

 

 

2.1.1

Thông điệp thương hiệu nhất quán được phát triển và duy trì trên tất cả các kênh

Chiến lược thương hiệu số với các nguyên tắc thương hiệu được áp dụng trong toàn Doanh nghiệp

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2; 2 điểm:

Mức 3; 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5; 5 điểm.

 

 

 

 

2.1.2

Cấu trúc quản trị thương hiệu kỹ thuật số được áp dụng để đảm bảo Doanh nghiệp tuân thủ Chiến lược thương hiệu.

 

 

 

 

2.1.3

Có quy trình để đánh giá hiệu quả thương hiệu số

 

 

 

 

2.1.4

Chiến lược tiếp thị số hỗ trợ chiến lược tổng thể của Doanh nghiệp

 

 

 

 

2.2

Quản lý hệ sinh thái

15

 

 

 

 

2.2.1

Doanh nghiệp có thể tận dụng hệ sinh thái để tạo ra giá trị kinh doanh

Doanh nghiệp có chiến lược rõ ràng để khai thác giá trị kinh doanh của việc tham gia hệ sinh thái và vai trò của nó trong đó

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

2.2.2

Doanh nghiệp thiết kế hệ sinh thái để thúc đẩy chiến lược của mình

 

 

 

 

2.2.3

Doanh nghiệp lựa chọn các hệ sinh thái để hỗ trợ chiến lược của mình

 

 

 

 

2.3

Bảo trợ tài chính

15

 

 

 

 

2.3.1

Tài trợ tài chính được áp dụng để hỗ trợ chiến lược số

Doanh nghiệp được cấp kinh phí cho các dự án chuyển đổi

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

2.3.2

KPI hỗ trợ chiến lược chuyển đổi được thiết lập để đánh giá các quyết định đầu .

 

 

 

 

2.3.3

Các quyết định đầu tư liên tục được cải thiện dựa trên hiệu suất trước đây

 

 

 

 

2.4

Trí tuệ thị trường

15

 

 

 

 

2.4.1

Thông tin thị trường được thu thập để thông báo chiến lược

Doanh nghiệp đánh giá xu hướng thị trường để định hướng chiến lược số của mình

 

 

 

 

 

2.4.2

Các Doanh nghiệp phân tích nhu cầu khách hàng để định hướng chiến lược số của mình

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2; 2 điểm;

Mức 3; 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

2.4.3

Các Doanh nghiệp phân tích bối cảnh cạnh tranh để định hướng chiến lược số của mình

 

 

 

 

2.5

Quản lý danh mục đầu tư

15

 

 

 

 

2.5.1

Doanh nghiệp duy trì một danh mục sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số cân bằng

danh mục đầu tư sản phẩm và dịch vụ số cân bằng phù hợp với chiến lược của Doanh nghiệp

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

2.5.2

Có lộ trình đầu tư cho các sản phẩm và dịch vụ số

 

 

 

 

2.5.3

Có quá trình để đổi mới danh mục sản phẩm dịch vụ

 

 

 

 

2.6

Quản lý chiến lược

40

 

 

 

 

2.6.1

Một chiến lược số rõ ràng và hoàn chnh được Doanh nghiệp phát triển và thông qua

Chiến lược kinh doanh có tầm nhìn rõ ràng

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3; 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

2.6.2

Chiến lược kinh doanh được đồng phát triển giữa nhóm kinh doanh và nhóm Công nghệ

 

 

 

 

2.6.3

Thực hành đo lường hiệu suất cho các mục tiêu chiến lược

 

 

 

 

2.6.4

Doanh nghiệp có Chiến lược quản, lý rủi ro

 

 

 

 

2.6.5

Doanh nghiệp thực hiện lộ trình chuyển đổi

 

 

 

 

2.6.6

Lãnh đạo Doanh nghiệp tích cực truyền đạt chiến lược chuyển đổi số để đẩy mạnh việc áp dụng

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

2.6.7

Có hoạt động quản trị việc thực thi chuyển đổi số

 

 

 

 

2.6.8

Doanh nghiệp tích cực xác định và khuyến khích việc áp dụng các kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất

 

 

 

 

3

Hạ tầng, công nghệ số

145

 

 

 

 

3.1

Quản trị công nghệ

25

 

 

 

 

3.1.1

Doanh nghiệp quản lý tốt việc sử dụng công nghệ trong nghiên cứu, phát triển và sản xuất hàng hóa và dịch vụ của mình

Doanh nghiệp có khung quản trị công nghệ chính thức để giám sát việc triển khai công nghệ

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4; 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

3.1.2

Mức độ sử dụng các tiêu chuẩn ngành của doanh nghiệp

 

 

 

 

3.1.3

Doanh nghiệp quan tâm tới sự tác động đối với môi trường từ các hoạt động công nghệ

 

 

 

 

3.1.4

Doanh nghiệp quan tâm đến việc nh hưởng kinh tế khi sử dụng năng lượng

 

 

 

 

3.1.5

Doanh nghiệp quan tâm áp dụng các công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh

 

 

 

 

3.2

Kiến trúc công nghệ và ứng dụng

35

 

 

 

 

3.2.1

Có một công nghệ và kiến trúc ứng dụng mô tả hành vi của các ứng dụng và sự tích hợp của chúng với nền tảng công nghệ và dch vụbản

Lộ trình công nghệ phù hợp với chiến lược kinh doanh

 

 

 

 

 

3.2.2

Thiết kế kiến trúc theo hướng dịch vụ

Mức 1: 1 điểm:

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

3.2.3

Doanh nghiệp sử dụng các giải pháp Nguồn mở

 

 

 

 

3.2.4

Các ứng dụng có thể được cấu hình để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh

 

 

 

 

3.2.5

Doanh nghiệp sử dụng công nghệ điện toán đám mây

 

 

 

 

3.2.6

Doanh nghiệp sử dụng API mở để tích hợp

 

 

 

 

3.2.7

Kiến trúc công nghệ được thiết kế để hỗ trợ các ứng dụng một cách linh hoạt

 

 

 

 

3.3

An toàn và bảo mật

20

 

 

 

 

3.3.1

Doanh nghiệp lập kế hoạch và chủ động giải quyết các mối đe dọa, lỗ hổng bảo mật và các yêu cầu tuân thủ bảo mật

Các yếu tố an toàn Bảo mật luôn được áp dụng khi thiết kế và triển khai các thành phần

Mức 1; 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

3.3.2

Theo dõi các thành phần để xác định hoạt động có hại vi phạm chính sách kèm theo các biện pháp hạn chế chúng

 

 

 

 

3.3.3

Bảo vệ hệ thống của tổ chức khỏi bị tổn hại

 

 

 

 

3.3.4

Công nghệ được áp dụng để bảo vệ doanh nghiệp

 

 

 

 

3.4

ng dụng và nền tảng

20

 

 

 

 

3.4.1

Các công cụ về nền tảng để phát triển và quản lý hiệu quả các ứng dụng, quy trình, nghiệp vụ

Trí tuệ nhân tạo được sử dụng bởi doanh nghiệp

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm:

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

3.4.2

Sử dụng khả năng của nền tảng dữ liệu lớn để hỗ trợ phân tích dữ liệu

 

 

 

 

3.4.3

Doanh nghiệp có công cụ/tiện ích phát triển ứng dụng

 

 

 

 

3.4.4

Có bộ công cụ sẵn sàng để tạo điều kiện cho việc tự động hóa các tác vụ

 

 

 

 

3.5

Kết nối và tính toán

45

 

 

 

 

3.5.1

Năng lực kết nối và công nghệ điện toán là yếu tố quan trọng để triển khai các ứng dụng chuyển đổi số

Có áp dụng ảo hóa

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

3.5.2

Doanh nghiệp sử dụng các công nghệ kết nối không dây

 

 

 

 

3.5.3

Sử dụng Giao thức Internet để kết nối

 

 

 

 

3.5.4

Sử dụng công nghệ IoT để hỗ trợ nhu cầu kinh doanh

 

 

 

 

3.5.5

Quản lý cơ sở hạ tầng để hoàn thành chiến lược kinh doanh

 

 

 

 

3.5.6

Điều phối các nguồn lực và dịch vụ để phù hợp với nhu cầu kinh doanh

 

 

 

 

3.5.7

Doanh nghiệp triển khai dịch vụ của mình thông qua nền tảng đám mây

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

3.5.8

Áp dụng nguyên tắc thiết kế của điện toán biên/mới nhằm hỗ trợ nhu cầu kinh doanh

 

 

 

 

3.5.9

Doanh nghiệp tự động hóa các quy trình của mình (zero touch)

 

 

 

 

4

Vận hành

110

 

 

 

 

4.1

Quản trị vận hành

20

 

 

 

 

4.1.1

Doanh nghiệp có giải pháp quản trị hoạt động hiệu quả

Mô hình hoạt động phù hợp với chiến lược chuyển đổi s

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5:5 điểm.

 

 

 

 

4.1.2

Quản lý rủi ro được áp dụng trong các hoạt động hàng ngày

 

 

 

 

4.1.3

Hoạt động tuân thủ các yêu cầu pháp và quy định cũng như các tiêu chuẩn sẵn

 

 

 

 

4.1.4

Các hoạt động an ninh bảo vệ tài sản của doanh nghiệp

 

 

 

 

4.2

Thiết kế và đổi mới dịch vụ

30

 

 

 

 

4.2.1

Doanh nghiệp có thể thiết kế và phát triển các dịch vụ sản phẩm một cách hiệu quả và sáng tạo mà nó sẽ mang tại giá trị kinh doanh

Các yêu cầu nghiệp vụ được hiểu và chuyển thành thiết kế kiến trúc và dịch vụ.

Mức 1:1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3; 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

4.2.2

duy Thiết kế hướng người dùng được sử dụng để thấu hiểu nhu cầu và thách thức của các bên liên quan

 

 

 

 

4.2.3

Phương pháp Agile được áp dụng trong quá trình phát triển và cải tiến sản phẩm

 

 

 

 

4.2.4

Ti ưu hóa quy trình vận hành.

 

 

 

 

4.2.5

Sáng tạo, đổi mới cải tiến các dịch vụ hiện có và giới thiệu những dịch vụ mới

 

 

 

 

4.2.6

Xây dựng quy trình làm việc tiếp cận) hiệu quả cho các đối tác

 

 

 

 

43

Trin khai/ Chuyển đổi dịch vụ

20

 

 

 

 

4.3.1

Việc cung cấp và triển khai cũng như các dịch vụ hỗ trợ bảo trì của Doanh nghiệp có thể diễn ra nhanh chóng, linh hoạt và hiệu quả

Trách nhiệm đối với qun lý thay đổi hoạt động được thông qua

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

43.2

Quản phát hành được thông qua nhờ một phương thức tiếp cận chung

 

 

 

 

4.3.3

Áp dụng các nguyên tắc phát triển, chuyển giao và vận hành chặt chẽ (một nhóm thực hiện)

 

 

 

 

4.3.4

Áp dụng nguyên tắc tích hợp liên tục/ phân phối liên tục trong vận hành.

 

 

 

 

4.4

Hoạt động dịch vụ

40

 

 

 

 

4.4.1

Doanh nghiệp có thể vận hành hiệu quả các dịch vụ sản xuất, đảm bảo tính sẵn sàng cao, chất lượng và khả năng đáp ứng với những thay đổi của nhu cầu

Có sự đảm bảo về chất lượng của dịch vụ theo đúng thỏa thuận.

Mức 1: 1 điểm; Mức 2: 2 điểm: Mức 3: 3 điểm; Mức 4: 4 điểm: Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

4.4.2

Doanh nghiệp có đội ngũ kỹ thuật đảm bảo độ tin cậy của dịch vụ.

 

 

 

 

4.4.3

Chuỗi cung ứng hoạt động linh hoạt và có thể phn ứng kịp thời đối với các thay đổi

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2:2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

4.4.4

Đáp ứng các đơn đặt hàng của khách hàng theo đúng thời gian.

 

 

 

 

4.4.5

Giám sát vận hành về chất lượng dịch vụ

 

 

 

 

4.4.6

Áp dụng Công nghệ Kỹ thuật số để đảm bảo doanh thu.

 

 

 

 

4.4.7

Áp dụng Công nghệ Kỹ thuật số để ngăn ngừa gian lận

 

 

 

 

4.4.8

Sự cải tiến trong vận hành các hệ thống cũ đã được tích hợp vào hoạt động vận hành của doanh nghiệp.

 

 

 

 

5

Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp

110

 

 

 

 

5.1

Các giá trị Doanh nghiệp

30

 

 

 

 

5.1.1

Các giá trị Doanh nghiệp được thiết lập để thúc đẩy Trải nghiệm của nhân viên

Quan điểm, hành vi lãnh đạo phù hợp với chiến lược số của doanh nghiệp và hoàn cảnh hiện tại.

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3; 3 điểm;

Mức 4; 4 điểm;

Mức 5; 5 điểm.

 

 

 

 

5.1.2

Nhân viên nhận thức được sự nh hưởng của họ đối với việc chuyển đổi số của doanh nghiệp

 

 

 

 

5.1.3

Nhân viên được tham gia xây dựng chiến lược số

 

 

 

 

5.1.4

Doanh nghiệp đã hình thành văn hóa "thất bại vô hại" (thất bại nhưng không ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp)

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2; 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

5.1.5

Doanh nghiệp có văn hóa cộng tác trực tuyến giữa nhân, đơn vị

 

 

 

 

5.1.6

Doanh nghiệp xây dựng môi trường đa văn hóa

 

 

 

 

5.2

Quản lý tài năng

40

 

 

 

 

5.2.1

Doanh nghiệp có năng lực, kiến thức và công cụ để tạo ra và phát triển một lực lượng lao động hiệu quả

Đãi ngộ tổng thể khuyến khích việc phân phối/triển khai chiến lược số

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

5.2.2

Doanh nghiệp hiểu được năng lực của lực lượng lao động của mình

 

 

 

 

5.2.3

Doanh nghiệp xác định các kỹ năng cần có để thực thi chiến lược số

 

 

 

 

5.2.4

Doanh nghiệp sở hữu các kỹ năng cần có để đạt được các mục tiêu của chiến lược số

 

 

 

 

5.2.5

Doanh nghiệp bồi dưỡng nguồn nhân tài bên ngoài.

 

 

 

 

5.2.6

Phát triển tài năng được coi là hoạt động liên tục nhằm cung cấp các cơ hội bình đẳng

 

 

 

 

5.2.7

Học tập sử dụng công nghệ kỹ thuật số đang mang lại giá trị kinh doanh

 

 

 

 

5.2.8

Doanh nghiệp đo lường và tìm cách cải thiện sự gắn kết của nhân viên

 

 

 

 

5.3

Hỗ trợ nơi làm việc

40

 

 

 

 

5.3.1

Doanh nghiệp có môi trường làm việc, sử dụng các công cụ và quy trình, hướng dẫn nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả công việc và đổi mới sáng tạo.

Môi trường làm việc hỗ trợ nâng cao năng suất lao động

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

5.3.2

Môi trường làm việc hỗ trợ cho việc đổi mới

 

 

 

 

5.3.3

Các công cụ/ứng dụng/tiện ích luôn sẵn sàng để hỗ trợ nâng cao hiệu suất

 

 

 

 

5.3.4

Các công cụ/ứng dụng/tiện ích luôn sẵn sàng để hỗ trợ đổi mới

 

 

 

 

5.3.5

Các chính sách và quy trình làm việc hỗ trợ nâng cao năng suất

 

 

 

 

5.3.6

Các chính sách và quy trình làm việc hỗ trợ đổi mới

 

 

 

 

5.3.7

Tri thức được nắm bắt một cách hiệu quả trong toàn Doanh nghiệp

 

 

 

 

5.3.8

Tri thức được chia sẻ hiệu quả trong toàn Doanh nghiệp

 

 

 

 

6

Dữ liệu và tài sản thông tin

85

 

 

 

 

6.1

Quản trị dữ liệu

35

 

 

 

 

6.1.1

Doanh nghiệp có một h thống quản trị dữ liệu hiệu quả

Doanh nghiệp có xác định và sử dụng siêu dữ liệu (Metadata)

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

6.1.2

Doanh nghiệp quy định trách nhiệm người quản lý tài sản dữ liệu

 

 

 

 

6.13

Doanh nghiệp có xác định và sử dụng dữ liệu chủ (Master data)

 

 

 

 

6.1.4

Bảo vệ dữ liệu khỏi bị truy cập, sử dụng, thay đổi, tiết lộ và phá hủy trái phép.

 

 

 

 

6.1.5

Doanh nghiệp có chính sách về dữ liệu

 

 

 

 

6.1.6

Doanh nghiệp có quản lý chiến lược dữ liệu, đo lường theo mục tiêu kinh doanh

 

 

 

 

6.1.7

Doanh nghiệp đã xác định các vai trò trong cơ cấu tổ chức để quản lý dữ liệu

 

 

 

 

6.2

Kỹ thuật dữ liệu

35

 

 

 

 

6.2.1

Doanh nghiệp có các hệ thống CNTT và quy trình hiệu quả để thu thập, chuyển giao, lưu trữ và xử lý dữ liệu

Doanh nghiệp có ứng dụng mô hình hóa dữ liệu (data modelling)

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2; 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

6.2.2

Doanh nghiệp kiểm soát một cách tối ưu việc lưu, xóa, và lưu trữ dữ liệu

 

 

 

 

6.2.3

Đảm bảo tính sẵn sàng của dữ liệu

 

 

 

 

6.2.4

Quản lý luồng dữ liệu từ khâu tạo, sử dụng, chia sẻ và xóa.

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

6.2.5

Doanh nghiệp tổ chức thu thập dữ liệu một cách tối ưu

 

 

 

 

6.2.6

Tính toàn vẹn của dữ liệu được đảm bảo

 

 

 

 

6.2.7

Biểu diễn dữ liệu theo cách phù hợp với mục đích.

 

 

 

 

6.3

Hiện thực hóa giá trị dữ liệu

15

 

 

 

 

6.3.1

Doanh nghiệp sử dụng dữ liệu phục vụ ra quyết định kinh doanh

Các quyết định của Doanh nghiệp đều dựa trên dữ liệu.

Mức 1: 1 điểm;

Mức 2: 2 điểm;

Mức 3: 3 điểm;

Mức 4: 4 điểm;

Mức 5: 5 điểm.

 

 

 

 

6.3.2

Doanh nghiệp có năng lực tổng hợp tri thức từ các dữ liệu

 

 

 

 

6,3.3

Tạo ra các giá trị kinh tế có thể do được từ dữ liệu

 

 

 

 

TNG ĐIM

695

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC III

CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUYỂN ĐỔI SỐ TẬP ĐOÀN/TỔNG CÔNG TY
(Kèm theo Quyết định 1970/QĐ-BTTTT ngày 13/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

I. Cấu trúc Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số tập đoàn/ tổng công ty

Ch số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp được cấu trúc theo 06 trụ cột (pillar) tương tự như các doanh nghiệp lớn, gm: (1) Trải nghiệm số cho khách hàng, (2) Chiến lược, (3) Hạ tầng và công nghệ số, (4) Vận hành, (5) Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp, và (6) Dữ liệu và tài sản thông tin. Chi tiết cấu trúc của Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số tập đoàn, tng công ty tương tự như cấu trúc của Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn tại Phụ lục II của Quyết định này.

II. Thang điểm và phương pháp đánh giá mức độ chuyển đổi số tập đoàn, tổng công ty

Việc đánh giá mức độ chuyển đổi số của tập đoàn/tổng công ty được tổng hợp trên cơ sở kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số của các đơn vị thành viên (gm công ty mẹ và các công ty con, đơn vị thành viên, đơn vị sự nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, ... của tập đoàn/tổng công ty). Phương pháp đánh giá, tổng hợp cụ thể như sau:

1. Bước 1: Thực hiện đánh giá xác định mức độ chuyển đổi số cho từng đơn vị thành viên và gắn điểm chuyển đổi số Mđv cho đơn vị thành viên theo nguyên tắc sau:

- Các đơn vị thành viên được đánh giá bao gồm công ty mẹ, công ty con cấp 1, cấp 2 (bao gồm cả đơn vị hạch toán độc lập và phụ thuộc), đơn vị sự nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện v.v....; không bao gồm các công ty liên kết.

- Đối với đơn vị công ty mẹ và công ty con có công ty con cấp dưới trực thuộc: áp dụng Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn theo quy định tại mục II và Phụ lục II của Quyết định này;

- Đối với đơn vị là công ty con không có công ty con cấp dưới trực thuộc thì tùy theo quy mô đơn vị theo quy định tại Phụ lục IV để áp dụng:

+ Nếu thuộc doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ hoặc vừa thì áp dụng Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại mục II và Phụ lục I của Quyết định này;

+ Nếu thuộc doanh nghiệp lớn thì áp dụng Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn theo quy định tại mục II và Phụ lục II của Quyết định này.

- Kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số tổng thể của từng đơn vị (hoặc mức độ chuyển đổi số theo trụ cột của từng đơn vị) sẽ được gán điểm chuyển đổi số Mđv tương ứng cho đơn vị thành viên đó theo nguyên tắc:

+ Mức 0: Mđv = 0 điểm;

+ Mức 1: Mđv = 1 điểm;

+ Mức 2: Mđv = 2 điểm;

+ Mức 3: Mđv = 3 điểm;

+ Mức 4: Mđv = 4 điểm;

+ Mức 5: Mđv = 5 điểm;

2. Bước 2: Xác định trọng số của từng đơn vị (Wđv) theo tỷ lệ % nhân sự:

[Wđv]=

Số lượng nhân sự (có HĐLĐ) của đơn vị

Tổng nhân sự (có HĐLĐ) của cả tập đoàn, tổng công ty

3. Bước 3: Xác định Điểm tổng hợp chuyển đổi số của tập đoàn/tổng công ty (Đth) theo công thức sau;

Trong đó:

- n: là số đơn vị thành viên trong tập đoàn/tổng công ty

- Đth : là Điểm tổng hợp chuyển đổi số của tập đoàn/ tổng công ty;

- Mđv : Là Điểm Mức độ chuyển đổi số tổng thể của đơn vị thành viên được xác định ở Bước 1;

- Wđv: Là trọng số của đơn vị thành viên theo Tỷ lệ % nhân sự của đơn vị trên tổng số nhân sự của tập đoàn/tổng công ty như nêu ở Bước 2;

4. Bước 4: Xác định mức độ chuyển đổi số của tập đoàn/tổng công ty theo nguyên tắc sau:

- Mức 0 (Chưa khởi động chuyển đổi số): Đth nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 điểm; hoặc trên 0,5 điểm nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn.

- Mức 1 (Khởi động): (i) Đth từ trên 0,5 đến dưới 1 điểm và Mức độ chuyển đổi số của công ty mẹ đạt mức 1 hoặc cao hơn; hoặc (ii) Đth từ 1 điểm đến dưới 2 điểm nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức 2:

- Mức 2 (Bắt đầu): (i) Đth từ trên 1,5 đến dưới 2 điểm và Mức độ chuyển đổi số của công ty mẹ đạt mức 2 hoặc cao hơn; hoặc (ii) Đth từ 2 điểm đến dưới 3 điểm nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức 3;

- Mức 3 (Hình thành): (i) Đth từ trên 2,5 đến dưới 3 điểm và Mức độ chuyển đổi số của công ty mẹ đạt mức 3 hoặc cao hơn; hoặc (ii) Đth từ 3 điểm đến dưới 4 điểm nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức 4;

- Mức 4 (Nâng cao): (i) Đth từ trên 3,5 điểm dưới 4 điểm và Mức độ chuyển đổi số của công ty mẹ đạt mức 4 hoặc cao hơn; hoặc (ii) Đth từ 4 điểm đến dưới 5 điểm nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức 5:

- Mức 5 (Dn dắt): (i) Đth từ trên 4,5 đến dưới 5 điểm và Mức độ chuyển đổi số của công ty mẹ đạt mức 5; hoặc (ii) Đth đạt 5 điểm;

5. Việc xác định Mức độ chuyển đổi số theo từng trụ cột của tập đoàn/tổng công ty áp dụng phương pháp đánh giá tương tự như đánh giá tổng thể theo các bước từ 1 đến 4 trên đây, trong đó:

- Thay giá trị điểm mức độ chuyển đổi số tổng thể của đơn vị thành viên (Mđv) bằng giá trị điểm mức độ chuyển đổi số trụ cột tương ứng của đơn vị thành viên (Mtcđv).

- Thay giá trị Điểm tổng hợp chuyển đổi số của tập đoàn/tổng công ty (Đth) bằng giá trị Điểm tổng hợp chuyển đổi số theo trụ cột của tập đoàn/tổng công ty (Đtcth).

Việc đánh giá xác định mức độ chuyển đổi số theo trụ cột của từng đơn vị thành viên để gán điểm Mtcdv thực hiện tùy theo loại hình và quy mô đơn vị như quy định tại khoản 1 Mục này.

 

PHỤ LỤC IV

TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ, NHỎ, VỪA VÀ LỚN
(Kèm theo Quyết định số 1970/QĐ-BTTTT ngày 13/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông)

Lĩnh vực

Doanh nghiệp Siêu nhỏ

Doanh nghiệp Nhỏ

Doanh nghiệp Vừa

Doanh nghiệp lớn

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng

Thuộc một trong 2 loại sau:

1) Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng;

2) Tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

Thuộc một trong 2 loại sau:

1) Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm lớn hơn 3 tỷ đồng nhưng không quá 50 tỷ đồng;

2) Tổng nguồn vốn của năm lớn hơn 3 tỷ đồng nhưng không quá 20 tỷ đồng.

Thuộc một trong 2 loại sau:

1) Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm lớn hơn 50 tỷ đồng nhưng không quá 200 tỷ đồng;

2) Tổng nguồn vốn của năm lớn hơn 20 tỷ đồng nhưng không quá 100 tỷ đồng.

Thuộc một trong 3 loại sau:

1) Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm nhiều hơn 200 người;

2) Có doanh thu của năm lớn hơn 200 tỷ đồng;

3) Tổng nguồn vốn của năm lớn hơn 100 tỷ đồng.

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, bưu chính, logistics

Thuộc một trong 2 loại sau:

1) Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 Tỷ đồng;

2) Tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

Thuộc một trong 2 loại sau:

1) Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm lớn hơn 10 tỷ đồng nhưng không quá 100 tỷ đồng;

2) Tổng nguồn vốn của năm lớn hơn 3 tỷ đồng nhưng không quá 50 tỷ đồng.

Thuộc một trong 2 loại sau:

1) Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm lớn hơn 100 tỷ đồng nhưng không quá 300 tỷ đồng;

2) Tổng nguồn vốn của năm lớn hơn 50 tỷ đồng nhưng không quá 100 tỷ đồng.

Thuộc một trong 3 loại sau:

1) Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm hội bình quân năm nhiều hơn 100 người;

2) Có doanh thu của năm lớn hơn 300 tỷ đồng;

3 ) Tổng nguồn vốn của năm lớn hơn 100 tỷ đồng.

 

 



[1] Căn cứ phân loại doanh nghiệp theo quy mô áp dụng quy định tại Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn, chi tiết như trong Phụ lục IV

[2] Doanh nghiệp lớn độc lập doanh nghiệp quy mô lớn và không có công ty con trực thuộc. Doanh nghiệp lớn độc lập có thể là đơn vị thành viên của tập đoàn hoặc tổng công ty.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1970/QĐ-BTTTT ngày 13/12/2021 phê duyệt Đề án xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.820

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.8.68
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!