ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 881/QĐ-UBND
|
Hà Nam, ngày 8
tháng 6 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ THUỘC THẨM QUYỀN
GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HÀ NAM
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015, Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương sửa đổi ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ các Nghị định của
Chính phủ: số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 về kiểm soát thủ tục hành
chính; số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; số 92/2017/NĐ-CP
ngày 07 tháng 8 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên
quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về
nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 67/TTr-SGDĐT ngày 02 tháng 6 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được
thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam (có
danh mục và nội dung thủ tục hành chính kèm theo).
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Giáo
dục và Đào tạo; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HÀ NAM
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 881/QĐ-UBND ngày 8 tháng 6 năm 2021 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT
|
Tên thủ tục hành chính được thay thế
|
Tên thủ tục hành chính thay thế
|
Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế
|
I. Lĩnh vực Hệ thống văn bằng
chứng chỉ
|
|
1
|
Thủ tục công nhận văn bằng tốt
nghiệp các cấp học phổ thông do cơ sở nước ngoài cấp
|
Thủ tục công nhận bằng tốt
nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, giấy chứng nhận
hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để
sử dụng tại Việt Nam
|
Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT
ngày 15 tháng 4 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về điều kiện,
trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài
cấp để sử dụng tại Việt Nam
|
II. Lĩnh vực Quy chế thi,
tuyển sinh
|
|
1
|
Xét đặc cách tốt nghiệp trung
học phổ thông quốc gia
|
Xét đặc cách tốt nghiệp trung
học phổ thông
|
Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT
ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi tốt
nghiệp trung học phổ thông
|
2
|
Đăng ký dự thi tốt nghiệp
trung học phổ thông quốc gia
|
Đăng ký dự thi tốt nghiệp
trung học phổ thông
|
Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT
ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi tốt
nghiệp trung học phổ thông
|
3
|
Phúc khảo bài thi tốt nghiệp
trung học phổ thông quốc gia
|
Phúc khảo bài thi tốt nghiệp
trung học phổ thông
|
Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT
ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi tốt
nghiệp trung học phổ thông
|
PHẦN II.
NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ THUỘC THẨM
QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HÀ NAM
I. Lĩnh vực
Hệ thống văn bằng chứng chỉ
1. Thủ tục
công nhận bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông,
giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông do cơ sở giáo dục nước
ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam
1.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Cá nhân, tổ chức
chuẩn bị hồ sơ hợp lệ. Nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Hà
Nam (tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo); Địa chỉ:
số 07, đường Trần Phú, Phường Quang Trung, TP. Phủ Lý hoặc qua hệ thống bưu
chính.
Hoặc Tổ chức/cá nhân chuẩn bị hồ
sơ, tất cả được scan hoặc chụp từ bản chính và gửi bằng tài khoản đã được đăng
ký trên chuyên trang một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến:
http://motcua.hanam.gov.vn/. Hệ thống sẽ tự động thông báo kết quả tiếp nhận
(Kèm mã hồ sơ) thông qua tài khoản, số điện thoại đã được đăng ký.
Bước 2:
a) Người có nguyện vọng đề nghị
công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải gửi hồ sơ theo quy định
tới bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Trung tâm
Phục vụ Hành chính công tỉnh Hà Nam. Các minh chứng để xác thực văn bằng gửi trực
tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Giáo dục và Đào tạo.
b) Sau khi nhận được hồ sơ đầy
đủ và hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy hẹn trả kết quả cho người nộp hồ
sơ, nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu điện thì căn cứ vào dấu bưu điện để xác định
ngày nhận hồ sơ.
Trong thời hạn 08 ngày làm việc,
Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm trả kết quả công nhận văn bằng cho người
đề nghị công nhận văn bằng. Trường hợp cần xác minh thông tin về văn bằng từ cơ
sở giáo dục nước ngoài hoặc đơn vị xác thực nước ngoài, thời hạn trả kết quả
công nhận văn bằng không vượt quá 18 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ
công nhận văn bằng.
Trường hợp văn bằng không đủ điều
kiện công nhận hoặc quá thời hạn quy định mà không đủ căn cứ xác minh thông tin
về văn bằng, Sở Giáo dục và Đào tạo trả lời bằng văn bản cho người đề nghị công
nhận văn bằng. Trường hợp không xác định được mức độ tương đương của văn bằng với
trình độ đào tạo quy định tại Khung trình độ Quốc gia Việt Nam, Sở Giáo dục và
Đào tạo cung cấp thông tin và công nhận giá trị của văn bằng theo hệ thống giáo
dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính.
Bước 3: Tổ chức, cá nhân
nhận kết quả: Đối với hồ sơ nộp trực tiếp tổ chức, cá nhân mang theo phiếu hẹn đến
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Trung tâm Phục
vụ Hành chính công tỉnh Hà Nam, hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có nhu cầu).
1.2. Cách thức thực hiện
Gửi trực tiếp tại Trung tâm Phục
vụ Hành chính công tỉnh hoặc trực tuyến hoặc gửi qua đường bưu điện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ
- Phiếu đề nghị công nhận văn bằng
do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.
- Các minh chứng để xác thực
văn bằng (gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) bao gồm:
+ Bản sao văn bằng hoặc bản sao
từ sổ gốc cấp văn bằng đề nghị công nhận kèm theo bản công chứng dịch sang tiếng
Việt và bản sao văn bằng, chứng chỉ có liên quan trực tiếp;
+ Bản sao phụ lục văn bằng hoặc
bảng kết quả học tập kèm theo bản công chứng dịch sang tiếng Việt;
+ Minh chứng thời gian học ở nước
ngoài (nếu có);
+ Văn bản ủy quyền xác minh
thông tin về văn bằng (nếu cơ sở giáo dục cấp bằng yêu cầu).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 08 ngày làm việc,
Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm trả kết quả công nhận văn bằng cho người
đề nghị công nhận văn bằng. Trường hợp cần xác minh thông tin về văn bằng từ cơ
sở giáo dục nước ngoài hoặc đơn vị xác thực nước ngoài, thời hạn trả kết quả
công nhận văn bằng không vượt quá 18 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ
công nhận văn bằng.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Người đề nghị công nhận văn bằng, bao gồm: người có văn bằng,
cơ quan quản lý về nhân sự hoặc đơn vị quản lý lao động khi được sự đồng ý của
người có văn bằng.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Giấy công nhận văn bằng (theo mẫu tại Phụ lục II, Phụ lục III
Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT).
1.8. Lệ phí
a) Xác minh để công nhận văn bằng
của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt
Nam cấp (bao gồm cả chương trình liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục Việt Nam
và cơ sở giáo dục nước ngoài do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp bằng) là 250.000
đồng/văn bằng.
b) Xác minh để công nhận văn bằng
của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài hợp pháp cấp sau khi hoàn thành
chương trình đào tạo ở nước ngoài là 500.000 đồng/văn bằng.
1.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu
Phiếu đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở nước ngoài cấp (quy định tại Phụ lục
I ban hành Kèm theo Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2021 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính:
1.10.1. Văn bằng do cơ sở giáo
dục nước ngoài cấp cho người học được công nhận khi chương trình giáo dục có thời
gian học, nghiên cứu phù hợp với Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của Việt
Nam và đáp ứng một trong hai điều kiện sau:
a) Chương trình giáo dục được tổ
chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt
trụ sở chính kiểm định chất lượng tương ứng với hình thức đào tạo;
b) Cơ sở giáo dục nước ngoài được
cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính
cho phép đào tạo, cấp bằng hoặc đã được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của
nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính kiểm định chất lượng.
1.10.2. Văn bằng được cấp bởi
cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động tại nước khác nơi cơ sở giáo dục đặt
trụ sở chính (bao gồm cả Việt Nam) được công nhận khi cơ sở giáo dục đó được cơ
quan có thẩm quyền về giáo dục của hai nước cho phép mở phân hiệu, cho phép đào
tạo hoặc phê duyệt việc hợp tác, liên kết đào tạo; thực hiện hoạt động đào tạo
theo giấy phép đồng thời đáp ứng quy định tại mục 1.10.1 nêu trên.
1.10.3. Văn bằng do cơ sở giáo
dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo trực
tiếp kết hợp trực tuyến được công nhận khi đáp ứng quy định tại điểm a mục 10.1
nêu trên và một trong hai điều kiện sau:
a) Chương trình đào tạo được Bộ
Giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo tại Việt Nam khi người học lưu trú và học
tập tại Việt Nam;
b) Chương trình đào tạo được cơ
quan có thẩm quyền về giáo dục của nước nơi tổ chức đào tạo cấp phép khi người
học lưu trú và học tập tại nước đó.
1.10.4. Việc công nhận văn bằng
do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học bị ảnh hưởng bởi chiến tranh,
thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và các trường hợp bất khả kháng khác do Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính
Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT
ngày 15 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về điều
kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước
ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.
Thông tư số 164/2016/TT-BTC
ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính định mức thu, chế độ thu,
nộp, quản lý và sử dụng phí xác minh giấy tờ, tài liệu để công nhận văn bằng do
cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam.
Mẫu 1. Phiếu đề nghị công nhận
văn bằng
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
PHIẾU
ĐỀ NGHỊ
CÔNG
NHẬN VĂN BẰNG DO CƠ SỞ GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI CẤP
I. THÔNG TIN CỦA NGƯỜI CÓ
VĂN BẰNG/CHỨNG NHẬN
Họ và tên (người có văn bằng/chứng
nhận): ..................................
Sinh ngày ... tháng....
năm......... Giới tính:....................................
Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước
công dân/Hộ chiếu số: ...................... ,
cấp ngày ... tháng ...
năm.......... ; nơi cấp ............................
Địa chỉ liên hệ:.......................................................
Đơn vị công tác, địa chỉ:...........................................
Số điện thoại:............
Email:..............................................................
II. THÔNG TIN VĂN BẰNG/CHỨNG
NHẬN
Trình độ đào tạo:....................................................
Tên cơ sở cấp văn bằng/chứng nhận:
......................................
Tên cơ sở thực hiện đào tạo (nếu
khác với cơ sở cấp văn bằng/chứng nhận):.......................
Văn bằng/chứng nhận cấp ngày
... tháng... năm......; số hiệu văn bằng/chứng nhận (nếu có):
Hình thức học (du học, liên kết,
trực tuyến,...):.............................................
Thời gian đào tạo (ghi cụ thể
thời gian đào tạo tại cơ sở đào tạo hoặc cơ sở cấp văn bằng):..
Ngành/chuyên ngành đào tạo (nếu
có):..................................
III. MINH CHỨNG XÁC THỰC VĂN
BẰNG
………………………………………………………………………………
Ghi chú: Nếu đề nghị công nhận
từ 02 văn bằng/chứng nhận trở lên, ghi rõ nội dung của mục II theo từng văn bằng/chứng
nhận.
|
........,ngày........tháng........năm........
Người làm phiếu
|
II. Lĩnh vực
Quy chế thi, tuyển sinh
1. Xét đặc
cách tốt nghiệp trung học phổ thông
1.1. Trình tự thực hiện
a) Thí sinh nộp hồ sơ đặc cách
cho Thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh đăng ký dự thi. Thủ trưởng đơn vị nơi thí
sinh đăng ký dự thi chịu trách nhiệm thu nhận và chuyển giao hồ sơ đặc cách cho
Sở giáo dục và đào tạo;
b) Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp
trung học phổ thông (THPT) xem xét, quyết định đặc cách cho thí sinh căn cứ hồ
sơ và các quy định tại khoản 1, 2 Điều 37 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ
thông ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.2. Cách thức thực hiện
Gửi trực tiếp nơi đăng ký dự
thi.
1.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ
1.3.1. Hồ sơ đối với thí
sinh đủ điều kiện dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp bị
tai nạn, bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt trước ngày thi không quá 10 ngày
hoặc ngay trong buổi thi đầu tiên, không thể dự thi; người học đủ điều kiện dự
thi được xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hay có
việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một bài thi và không thể tiếp tục
dự thi hoặc sau khi bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự
thi số bài thi còn lại:
a) Đơn đề nghị xét đặc cách của
thí sinh;
b) Hồ sơ nhập viện, ra viện do
bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt);
c) Biên bản đề nghị xét đặc
cách tốt nghiệp THPT của trường phổ thông nơi đăng ký dự thi;
d) Hồ sơ minh chứng về xếp loại
học lực, hạnh kiểm ở lớp 12.
1.3.2. Hồ sơ đối với thí
sinh là vận động viên đủ điều kiện được xét đặc cách tốt nghiệp THPT theo quy định
tại Điều 5 Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ:
Các tài liệu minh chứng thuộc đối
tượng đủ điều kiện được xét đặc cách tốt nghiệp THPT.
1.3.3. Số lượng hồ sơ:
01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết:
Theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt
nghiệp THPT hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Các thí sinh có đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT và đủ điều
kiện để đặc cách xét công nhận tốt nghiệp THPT.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.
1.8. Lệ phí: Không
1.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính:
a) Đối với người học đủ điều kiện
dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hoặc
có việc đột xuất đặc biệt trước ngày thi không quá 10 ngày hoặc ngay trong buổi
thi đầu tiên, không thể dự thi: Xếp loại về học lực và hạnh kiểm cả năm ở lớp
12 đều từ khá trở lên;
b) Đối với người học đủ điều kiện
dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hay
có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một bài thi và không thể tiếp
tục dự thi hoặc sau khi bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện
dự thi số bài thi còn lại: Điểm của những bài đã thi để xét công nhận tốt nghiệp
THPT đều đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên; xếp loại ở lớp 12 có học lực từ trung
bình trở lên, hạnh kiểm từ khá trở lên;
c) Các đối tượng là vận động
viên đủ điều kiện được xét đặc cách tốt nghiệp THPT theo quy định tại Điều 5
Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính
Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT
ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế
thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
2. Đăng
ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông
2.1. Trình tự thực hiện
a) Thí sinh đăng ký dự thi theo
các quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nộp hồ sơ tại trường phổ
thông hoặc nơi đăng ký dự thi theo quy định. Thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự thi
được quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
b) Hiệu trưởng trường phổ thông
hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi chịu trách nhiệm hướng dẫn thí sinh
đăng ký dự thi, thu Phiếu đăng ký dự thi, nhập thông tin thí sinh đăng ký dự
thi, nhập thông tin về kết quả học tập các môn học lớp 12 của thí sinh học lớp
12 năm tổ chức kỳ thi; tổ chức xét duyệt hồ sơ đăng ký dự thi và thông báo công
khai những trường hợp không đủ điều kiện dự thi quy định tại khoản 2 Điều 12
Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số
15/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số
05/2021/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
chậm nhất trước ngày thi 15 ngày; quản lý hồ sơ đăng ký dự thi và chuyển hồ sơ,
dữ liệu đăng ký dự thi cho Sở giáo dục và đào tạo;
c) Thí sinh nhận giấy báo dự
thi tại nơi nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xem tại website bằng tài khoản đã được
cấp.
2.2. Cách thức thực hiện
Theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt
nghiệp THPT hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ
2.3.1. Đối với người đã
học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi, thành phần hồ sơ gồm:
a) 02 Phiếu đăng ký dự thi giống
nhau;
b) Bản chính hoặc bản sao được
chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản gốc
để đối chiếu (gọi chung là bản sao) học bạ THPT hoặc học bạ giáo dục thường
xuyên cấp THPT hoặc phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với
giáo dục thường xuyên do Hiệu trưởng trường phổ thông cấp;
c) Các giấy chứng nhận hợp lệ để
được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có);
d) Bản sao Sổ đăng ký hộ khẩu
thường trú để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường
trú;
đ) 02 ảnh cỡ 4x6 cm;
2.3.2. Đối với người đã học
xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt
nghiệp THPT ở những năm trước, ngoài các thành phần hồ sơ tại mục 2.3.1 còn có
thêm:
a) Giấy xác nhận của trường phổ
thông nơi thí sinh học lớp 12 hoặc nơi thí sinh đăng ký dự thi về xếp loại học
lực đối với những học sinh xếp loại kém về học lực quy định tại điểm b khoản 2
Điều 12 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số
15/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Bản sao Bằng tốt nghiệp
trung học cơ sở;
c) Giấy xác nhận điểm bảo lưu
(nếu có) do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác
nhận.
2.3.3. Đối với thí sinh
đã tốt nghiệp THPT, hồ sơ đăng ký dự thi gồm:
a) 02 Phiếu đăng ký dự thi giống
nhau;
b) Bằng tốt nghiệp THPT hoặc
trung cấp (bản sao);
c) 02 ảnh cỡ 4x6 cm;
d) 02 phong bì đã dán sẵn tem
và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
2.3.4. Đối với thí sinh
đã tốt nghiệp trung cấp, hồ sơ đăng ký dự thi gồm:
a) 02 Phiếu đăng ký dự thi giống
nhau;
b) 02 ảnh cỡ 4x6 cm;
c) Bản sao Bằng tốt nghiệp
trung học cơ sở, bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp, bản sao Sổ học tập hoặc bảng
điểm học các môn văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng
dẫn hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.3.5. Số lượng hồ sơ: 01
bộ
2.4. Thời hạn giải quyết:
Theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt
nghiệp THPT hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính:
Đối tượng được đăng ký dự thi gồm:
a) Người đã học xong chương
trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi;
b) Người đã học xong chương
trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp
THPT ở những năm trước;
c) Người đã có Bằng tốt nghiệp
THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở
đăng ký xét tuyển sinh;
d) Một số trường hợp đặc biệt
khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Thẻ dự thi tốt nghiệp THPT.
2.8. Phí, lệ phí: Không.
2.9. Tên mẫu đơn, tờ khai:
Theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính:
a) Đối với người đã học xong
chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi: bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt
hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém;
riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học
theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình giáo dục thường xuyên thì
không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm;
b) Đối với người đã học xong
chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp
THPT ở những năm trước: phải có Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở và phải bảo đảm
được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực
không bị xếp loại kém; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước
do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối
với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 (năm) điểm (tại trường phổ thông
nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi ĐKDT), bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm
tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ
điều kiện dự thi về xếp loại học lực theo quy định; trường hợp không đủ điều kiện
dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được
UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy
định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện
dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định;
c) Đối với người đã có Bằng tốt
nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh: phải bảo
đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định
của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT;
d) Các đối tượng dự thi phải
ĐKDT và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT
ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế
thi tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT
ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo
Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
3. Phúc
khảo bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông
3.1 Trình tự thực hiện:
a) Các thí sinh dự thi Kỳ thi tốt
nghiệp THPT nộp đơn phúc khảo tại nơi đăng ký dự thi trong thời hạn 10 ngày kể
từ ngày công bố điểm thi.
b) Nơi đăng ký dự thi nộp dữ liệu
về thí sinh đăng ký phúc khảo cho Sở Giáo dục và Đào tạo.
c) Sở Giáo dục và Đào tạo chuyển
dữ liệu thí sinh đăng ký phúc khảo cho Hội đồng thi để thực hiện.
d) Điểm các bài thi được điều
chỉnh sau phúc khảo do Trưởng ban Phúc khảo trình Chủ tịch Hội đồng thi quyết định
và cập nhật điểm của thí sinh sau phúc khảo vào hệ thống phần mềm quản lý thi
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
đ) Công bố kết quả phúc khảo
cho thí sinh.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực
tiếp.
3.3. Thành phần và số lượng
hồ sơ:
Đơn phúc khảo của thí sinh.
3.4. Thời hạn giải quyết:
15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận
đơn phúc khảo.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính:
Mọi thí sinh tham dự kỳ thi tốt
nghiệp THPT.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
Điểm của thí sinh sau phúc khảo
được cập nhật vào hệ thống phần mềm quản lý thi theo quy định của Bộ GDĐT.
Giấy chứng nhận kết quả thi sau
phúc khảo (đối với thí sinh có bài thi được điều chỉnh điểm)
3.8. Phí, lệ phí: Không
3.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính: Không quy định
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT
ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế
thi tốt nghiệp trung học phổ thông.