ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 767/QĐ-UBND
|
Bắc Giang, ngày
04 tháng 5 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị
định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số
61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa
liên thông;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng
dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số
01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng
dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của
Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số
1213/QĐ-BNN-TS ngày 26/4/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung
lĩnh vực Thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 102/TTr-SNN ngày 03/5/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành
chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Thủy sản thuộc phạm vi, chức năng quản
lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2.
Thủ tục hành chính cấp tỉnh trong lĩnh vực Thủy sản
có số thứ tự 01, 02, 03, 04 ban hành kèm theo Quyết định số 101/QĐ-UBND ngày
17/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc
phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang
hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Điều 3.
Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
xây dựng và phê duyệt quy trình nội bộ đối với các thủ tục hành chính quy định
tại Điều 1. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông rà soát, sửa đổi quy trình
điện tử và cập nhật trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh
Bắc Giang trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Quyết định được ký ban hành.
Điều 4.
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Phục vụ
hành chính công tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và tổ chức, cá nhân có
liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh:
+ CVP, KTN (đ/c V.Anh), HCC, TTTT;
+ Lưu: VT, NC-KSTT.Linh.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Sơn
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC
THỦY SẢN THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày
/5/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
STT
|
Mã TTHC
|
Lĩnh vực/tên thủ tục hành chính
|
Cơ chế giải quyết
|
Thời hạn giải quyết
|
Thời hạn giải quyết của các cơ quan
(Sau cắt giảm)
|
Phí, lệ phí
|
Thực hiện qua dịch vụ bưu chính công
ích
|
Ghi chú
|
Theo quy định
|
Sau cắt giảm
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các đơn vị liên quan
|
|
Tiếp nhận hồ sơ
|
Trả kết quả
|
|
(1)
|
(2)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
(12)
|
(13)
|
1
|
1.004918
|
Cấp,
cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản
(trừ cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ, cơ sở sản xuất, ương dưỡng
đồng thời giống thủy sản bố mẹ và giống thủy sản không phải là giống thủy sản
bố mẹ)
|
MC
|
-
Cấp mới: 13 ngày.
-
Cấp lại: 03 ngày
|
|
-
Cấp mới: 13 ngày.
-
Cấp lại: 03 ngày
|
|
|
|
x
|
|
2
|
1.004915
|
Cấp,
cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thuỷ sản, sản phẩm
xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản (trừ nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài)
|
MC
|
-
Cấp mới: 10 ngày.
-
Cấp lại: 03 ngày
|
|
-
Cấp mới: 10 ngày.
-
Cấp lại: 03 ngày
|
|
Phí:
5.700.000 đồng/lần
|
|
x
|
|
3
|
1.004913
|
Cấp
giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thuỷ sản (theo yêu cầu)
|
MC
|
10
ngày
|
|
10
ngày
|
|
|
|
x
|
|
4
|
1.004692
|
Cấp,
cấp lại giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thuỷ sản lồng bè, đối tượng thuỷ sản
nuôi chủ lực
|
MC
|
-
Cấp mới: 7 ngày.
-
Cấp lại: 7 ngày
|
|
-
Cấp mới: 7 ngày.
-
Cấp lại: 7 ngày
|
|
|
|
x
|
|
Ghi chú: - Thời hạn
giải quyết được tính bằng ngày làm việc;
- Nơi tiếp nhận hồ sơ: Trung
tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bắc Giang
Địa chỉ: Trụ sở Liên cơ quan,
Quảng trường 3/2, Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Website: http://hcc.bacgiang.gov.vn;Số
điện thoại lễ tân/tổng đài: (0204) 3531.111 - (0204) 3831.818.
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Cấp, cấp
lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản (trừ
cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ, cơ sở sản xuất, ương dưỡng đồng
thời giống thủy sản bố mẹ và giống thủy sản không phải là giống thủy sản bố mẹ)
1.1 Trình từ thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ
sơ đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và PTNT - Trung tâm phục
vụ hành chính công tỉnh Bắc Giang;
- Địa chỉ: Trung tâm phục vụ
hành chính công tỉnh Bắc Giang, Trụ sở Liên cơ quan, Quảng trường 3/2, thành phố
Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
- Điện thoại: 02043.823.829
- Thời gian tiếp nhận và trả kết
quả giải quyết hồ sơ (theo Thông báo của Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh
Bắc Giang).
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
Công chức một cửa kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá
nhân đến nộp hồ sơ.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch
vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc,
bộ phận một cửa của Sở xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định
bộ phận một cửa của Sở thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.
* Trường hợp cấp mới Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện:
Bước 2. Tiến hành kiểm tra điều
kiện của cơ sở:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tiến
hành kiểm tra điều kiện của cơ sở theo Mẫu
số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP. Nội dung kiểm
tra gồm:
- Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp Giấy
chứng nhận;
- Kiểm tra thực tế tại địa điểm
sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo quy định tại Điều 23, khoản 1 Điều 24
Luật Thủy sản và Điều 20 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ;
- Kiểm tra việc thực hiện nghĩa
vụ trong sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo khoản 2 Điều 26 Luật Thủy sản.
(Trường hợp thiên tai, dịch bệnh
không thể tổ chức kiểm tra, đánh giá thực tế tại cơ sở để cấp giấy phép, giấy
chứng nhận:
- Cơ quan quản lý nhà nước về
thuỷ sản cấp tỉnh áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến khi cơ sở đáp ứng yêu cầu
về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện; cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu có
liên quan bằng bản giấy hoặc bản điện tử cho cơ quan kiểm tra hoặc tạm hoãn hoặc
gia hạn có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, văn bản chấp thuận, thời hạn kiểm
tra duy trì.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh, tổ chức đánh giá sự phù hợp chịu trách nhiệm trước pháp luật về
tính chính xác của thông tin, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho cơ quan cấp
phép. Việc kiểm tra đánh giá thực tế sẽ được thực hiện sau khi các địa phương
kiểm soát được thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật; thực hiện thu
hồi ngay giấy phép đối với trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật
và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật).
Trường hợp không đáp ứng điều
kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến Cơ
quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc
phục.
Bước 3. Cấp Giấy chứng nhận cơ
sở đủ điều kiện:
Trường hợp cơ sở đáp ứng điều
kiện, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, Cơ
quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo
Nghị định số 37/2024/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản, nêu
rõ lý do.
* Trường hợp cấp lại Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện:
Bước 2. Cấp giấy chứng nhận cơ
sở đủ điều kiện
Trong thời hạn 03 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh
cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số
04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP. Trường hợp không
cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
1.2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc
gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).
1.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
1.3.1. Thành phần hồ sơ: Trường
hợp cấp mới:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo
Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ;
b) Bản thuyết minh về cơ sở vật
chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo
Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ;
*Trường hợp cấp lại:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm
theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ;
b) Tài liệu chứng minh nội dung
thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá
nhân;
c) Bản chính Giấy chứng nhận cơ
sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp
Giấy chứng nhận bị mất.
1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp cấp mới: 13 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ .
- Trường hợp cấp lại: 03 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
1.6. Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống
thủy sản theo Mẫu số 04 Phụ lục I
ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP .
1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa
có văn bản quy định.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
a) Đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy
chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm
theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ;
b) Bản thuyết minh về cơ sở vật
chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm
theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP .
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Tổ chức, cá nhân sản xuất giống
thuỷ sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện
sau đây:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ sản xuất phù hợp với loài thuỷ sản; có nơi cách ly theo dõi sức khoẻ giống
thuỷ sản mới nhập (Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và hệ thống ao, bể, lồng
bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học; khu chứa trang thiết
bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp;
khu sinh hoạt bảo đảm tách biệt với khu vực sản xuất, ương dưỡng; Trang thiết bị
bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và
xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng);
- Có nhân viên kỹ thuật được
đào tạo về nuôi trồng thuỷ sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;
- Áp dụng hệ thống kiểm soát chất
lượng, an toàn sinh học (Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng,
kiểm soát an toàn sinh học bao gồm các nội dung: Nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng;
giống thủy sản trong quá trình sản xuất; vệ sinh, thu gom và xử lý nước thải,
chất thải; tiêu hủy xác động vật thủy sản chết hoặc nhiễm các bệnh phải tiêu hủy;
kiểm soát giống thủy sản thoát ra môi trường bên ngoài, động vật gây hại xâm nhập
vào cơ sở; thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản).
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Luật Thủy sản năm 2017;
- Nghị định số 26/2019/NĐ-CP
ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
- Nghị định số 105/2022/NĐ-CP
ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Nghị định số 37/2024/NĐ-CP
ngày 04/4/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Thủy sản.
TÊN CƠ SỞ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ….
|
|
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
Cấp,
cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
Kính
gửi: (*) .....................
1. Tên cơ sở:
...............................................................
- Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế
(nếu có): ..............................
- Địa chỉ trụ sở:
...............................................................
Số điện thoại: ………………. Số Fax:
……………………… E-mail: ………………..
- Địa chỉ nơi sản xuất, ương dưỡng
giống thuỷ sản: ............................
Số điện thoại: ………………. Số Fax:
……………………… E-mail: ………………..
2. Đăng ký công nhận cơ sở đủ
điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:
TT
|
Loài thủy sản (tên tiếng Việt, tên khoa học)
|
Đăng ký
|
Hình thức sản xuất, công suất thiết kế
|
Sản xuất, ương dưỡng (đánh dấu X)
|
Ương dưỡng (đánh dấu X)
|
Sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản bố mẹ (triệu con/năm hoặc
kg/năm)
|
Sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản (trừ giống bố mẹ) (triệu
con/năm hoặc kg/năm)
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
3. Hồ sơ và tài liệu kèm theo
đơn này, gồm:
- Bản thuyết minh điều kiện cơ
sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản;
……………………………………………………………………………………………
4. Đăng ký cấp lần đầu (hoặc
thay đổi, bổ sung điều kiện sản xuất): □
5. Đăng ký cấp bổ sung giống thủy
sản sản xuất, ương dưỡng: □
6. Đăng ký cấp lại: □
Lý do cấp lại:
.........................................................................................................
Chúng tôi cam kết thực hiện các
quy định về điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; duy trì và chấp hành
việc kiểm tra duy trì điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và nộp phí,
lệ phí kiểm tra điều kiện và kiểm tra duy trì điều kiện theo quy định.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: Tại cơ sở.
|
......, ngày
.... tháng .... năm ....
CHỦ CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Ghi chú: (*) Gửi Cục
Thủy sản nếu cơ sở đăng ký kiểm tra là cơ sở sản xuất giống thủy sản bố mẹ; gửi
Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nếu cơ sở đăng ký kiểm tra là cơ
sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (trừ giống thủy sản bố mẹ).
Mẫu
số 02
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
BẢN
THUYẾT MINH
Điều
kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản
1. Tên cơ sở:
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở:
....................................................................................................................
- Số điện thoại:
........................ Số Fax: …………………… Email: ……………………..
- Địa chỉ nơi sản xuất, ương dưỡng
giống thuỷ sản: ...........................................................
- Số điện thoại:
........................ Số Fax: …………………… Email: ……………………..
2. Giấy chứng nhận hệ thống quản
lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn (nếu có):
TT
|
Tên tiêu chuẩn được chứng nhận
|
Tên tổ chức chứng nhận
|
Hiệu lực của Giấy chứng nhận
|
Nội dung chứng nhận
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
(gửi
kèm theo bản sao có xác nhận của cơ sở)
3. Thuyết minh chi tiết về điều
kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:
a) Địa điểm sản xuất, ương dưỡng
(mô tả vị trí, diện tích, hiện trạng xung quanh):
b) Cơ sở sản xuất, trang thiết
bị (mô tả trang thiết bị phục vụ sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản):
c) Hệ thống kiểm soát chất lượng,
an toàn sinh học (mô tả quá trình kiểm soát, tiêu chuẩn áp dụng: nước phục vụ sản
xuất, ương dưỡng; giống thủy sản trong quá trình sản xuất; vệ sinh, thu gom và
xử lý nước thải, chất thải; tiêu huỷ xác động vật thuỷ sản chết hoặc nhiễm các
bệnh phải tiêu hủy; kiểm soát giống thuỷ sản thoát ra môi trường bên ngoài, động
vật gây hại xâm nhập vào cơ sở).
d) Nhân viên kỹ thuật (mô tả số
lượng, trình độ chuyên môn của người tham gia trực tiếp sản xuất, quản lý chất
lượng):
4. Tài liệu gửi kèm theo thuyết
minh gồm.
- Sơ đồ mặt bằng của cơ sở sản
xuất, ương dưỡng giống thủy sản (nếu có);
- Hồ sơ, tài liệu hệ thống kiểm
soát chất lượng, an toàn sinh học;
- Hồ sơ nhân viên kỹ thuật;
- Biên bản tự đánh giá của cơ sở
để xác định sự phù hợp với các quy định điều kiện tương ứng (nếu có).
|
......, ngày ....
tháng .... năm ....
CHỦ CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu nếu có)
|
2. Cấp, cấp
lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử
lý môi trường nuôi trồng thủy sản (trừ nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài)
2.1 Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ
sơ đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và PTNT - Trung tâm phục
vụ hành chính công tỉnh Bắc Giang;
- Địa chỉ: Trung tâm phục vụ
hành chính công tỉnh Bắc Giang, Trụ sở Liên cơ quan, Quảng trường 3/2, thành phố
Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
- Điện thoại: 02043.823.829
- Thời gian tiếp nhận và trả kết
quả giải quyết hồ sơ (theo Thông báo của Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh
Bắc Giang).
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
Công chức một cửa kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá
nhân đến nộp hồ sơ.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch
vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc,
bộ phận một cửa của Sở xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định
bộ phận một cửa của Sở thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.
* Trường hợp cấp mới:
Bước 2. Thẩm định và kiểm tra
điều kiện cơ sở sản xuất
Trong thời hạn 10 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thẩm định
nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì thực hiện kiểm tra điều kiện của cơ sở
sản xuất và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu
số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP .
Nội dung kiểm tra điều kiện sản
xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
- Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp,
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường
nuôi trồng thủy sản;
- Kiểm tra thực tế về điều kiện
cơ sở tại địa điểm sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng
thủy sản theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP và Điều 32 Luật
Thuỷ sản.
- Kiểm tra về việc thực hiện
nghĩa vụ trong sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng
thủy sản theo khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản.
Trường hợp cơ sở không đáp ứng
điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến
cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục.
(Trường hợp thiên tai, dịch bệnh
không thể tổ chức kiểm tra, đánh giá thực tế tại cơ sở để cấp giấy phép, giấy
chứng nhận, văn bản chấp thuận, kiểm tra duy trì điều kiện của cơ sở:
- Cơ quan quản lý nhà nước về
thuỷ sản cấp tỉnh áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến khi cơ sở đáp ứng yêu cầu
về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện; cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu có
liên quan bằng bản giấy hoặc bản điện tử cho cơ quan kiểm tra hoặc tạm hoãn hoặc
gia hạn có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, văn bản chấp thuận, thời hạn kiểm
tra duy trì.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh, tổ chức đánh giá sự phù hợp chịu trách nhiệm trước pháp luật về
tính chính xác của thông tin, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho cơ quan cấp
phép. Việc kiểm tra đánh giá thực tế sẽ được thực hiện sau khi các địa phương
kiểm soát được thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật; thực hiện thu
hồi ngay giấy phép đối với trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật
và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.)
Bước 3. Cấp chứng nhận
Trường hợp kết quả kiểm tra điều
kiện cơ sở đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc
kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức
ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo
Nghị định số 37/2024/NĐ-CP .
Trường hợp không cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Trường hợp cấp lại:
Bước 2. Trong thời hạn 03 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản
cấp tỉnh cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm
xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm
theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản
và nêu rõ lý do.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực
tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng
(nếu có).
2.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
2.3.1. Thành phần hồ sơ:
* Trường hợp cấp mới
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu
số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ;
b) Bản thuyết minh điều kiện cơ
sở sản xuất theo Mẫu số 07 Phụ lục I
ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ;
* Trường hợp cấp lại:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu
số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP .
b) Tài liệu chứng minh nội dung
thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá
nhân trong Giấy chứng nhận;
c) Bản chính Giấy chứng nhận cơ
sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng
thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất.
2.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp cấp mới: 10 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;
- Trường hợp cấp lại: 03 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
2.6. Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm
xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm
theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP .
2.8. Phí, lệ phí (nếu có): Mức
thu phí 5.700.000 đồng/lần (Mức phí trên chưa bao gồm chi phí đi lại của đoàn
đánh giá. Chi phí đi lại do tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định chi trả theo thực
tế, phù hợp với quy định).
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu
số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ;
b) Bản thuyết minh điều kiện cơ
sở sản xuất theo Mẫu số 07 Phụ lục I
ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP .
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý môi trường
nuôi trồng thuỷ sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Địa điểm sản xuất nằm trong
khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hoá chất độc hại;
- Khu sản xuất có tường, rào
ngăn cách với bên ngoài;
- Nhà xưởng, trang thiết bị phù
hợp với từng loại sản phẩm (Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, nền không đọng nước,
liên thông và một chiều từ nguyên liệu đến thành phẩm; tường, trần, vách ngăn,
cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; khu chứa trang
thiết bị, nguyên liệu vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau và
bảo đảm theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp; Trang thiết bị tiếp
xúc với nguyên liệu, thành phẩm bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an
toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường
khu vực sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất
chế phẩm sinh học, vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi
cấy vi sinh vật);
- Có điều kiện phân tích chất
lượng trong quá trình sản xuất (Có phòng thử nghiệm hoặc có thuê phòng thử nghiệm
đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất);
- Áp dụng hệ thống kiểm soát chất
lượng, an toàn sinh học (Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng,
an toàn sinh học cho từng loại sản phẩm gồm các nội dung: nước phục vụ sản xuất;
nguyên liệu, bao bì, thành phẩm; quá trình sản xuất; tái chế; lưu mẫu; kiểm định,
hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị; kiểm soát động vật gây hại; vệ sinh nhà xưởng,
thu gom và xử lý chất thải);
- Có nhân viên kỹ thuật được
đào tạo về nuôi trồng thuỷ sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hoá học hoặc công
nghệ thực phẩm.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Luật Thủy sản năm 2017;
- Nghị định số 26/2019/NĐ-CP
ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
- Nghị định số 105/2022/NĐ-CP
ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Nghị định số 37/2024/NĐ-CP
ngày 04/4/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Thủy sản.
- Thông tư số 112/2021/TT-BTC
ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp,
quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực quản lý nuôi trồng thủy sản.
Mẫu
số 06
TÊN CƠ SỞ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …..
|
|
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
Cấp,
cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm
xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Kính
gửi: ………………………………..
1. Tên cơ sở:
………………………..……………………………………………………
- Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:
…………………………………………………….
- Địa chỉ trụ sở:
…………………………………………………………………………
- Số điện thoại: ………….……….Số
Fax:…………….……..E-mail:…………………
2. Đề nghị kiểm tra, thẩm định,
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường
nuôi trồng thủy sản:
a) Thức ăn thủy sản
TT
|
Loại sản phẩm
|
Dạng sản phẩm, công suất thiết kế
|
Dạng sản phẩm
|
Công suất thiết kế (tấn/năm hoặc m3/năm)
|
1
|
Thức ăn hỗn hợp
|
|
|
-
|
Thức ăn hỗn hợp cho giáp xác
|
|
|
-
|
Thức ăn hỗn hợp cho cá, ếch,
ba ba, lươn...
|
|
|
-
|
Thức ăn hỗn hợp cho động vật
thủy sản làm cảnh
|
|
|
-
|
Thức ăn hỗn hợp khác (thức
ăn cho con giống và ấu trùng động vật thủy sản, thức ăn nuôi vỗ thủy sản bố mẹ,
mồi câu...)
|
|
|
2
|
Thức ăn bổ sung (chất bổ
sung)
|
|
|
-
|
Chế phẩm sinh học, vi sinh vật
|
|
|
-
|
Hỗn hợp khoáng, vitamin,...
|
|
|
-
|
Thức ăn bổ sung khác
|
|
|
3
|
Thức ăn tươi, sống
|
|
|
4
|
Nguyên liệu (nêu cụ thể loại
nguyên liệu)
|
|
|
b) Sản phẩm xử lý môi trường
nuôi trồng thủy sản
TT Loại sản phẩm Dạng sản phẩm,
công suất
|
|
thiết kế
|
Dạng sản phẩm
|
Công suất thiết kế (tấn/năm hoặc m3/năm)
|
1
|
Hoá chất
|
|
|
2
|
Chế phẩm sinh học, vi sinh vật
|
|
|
3
|
Chất xử lý môi trường nuôi trồng
thủy sản (Khoáng tự nhiên, khoáng nhân tạo, hỗn hợp khoáng, vitamin,...)
|
|
|
4
|
Sản phẩm khác
|
|
|
c) Sản phẩm sử dụng cho cả 2 mục đích: Bổ sung thức
ăn và xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
TT
|
Loại sản phẩm
|
Dạng sản phẩm, công suất thiết kế
|
Dạng sản phẩm
|
Công suất thiết kế (tấn/năm hoặc m3/năm)
|
1
|
Chế phẩm sinh học, vi sinh vật.
|
|
|
2
|
Hỗn hợp khoáng, vitamin, ...
|
|
|
3. Hồ sơ và tài liệu kèm theo
đơn này, gồm:
- Bản thuyết minh điều kiện cơ sở
sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
-………………………………..……………………………………………………………
4. Đăng ký cấp lần đầu (hoặc
khi thay đổi, bổ sung điều kiện sản xuất): □
5. Đăng ký cấp lại: □
Lý do cấp lại:
……………………….…………………………………………………
Chúng tôi cam kết thực hiện các
quy định về điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi
trồng thủy sản; duy trì và chấp hành việc kiểm tra duy trì điều kiện sản xuất
thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và nộp phí, lệ
phí kiểm tra điều kiện và kiểm tra duy trì điều kiện theo quy định.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: Tại cơ sở.
|
..., ngày ...
tháng ... năm…
CHỦ CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
|
Mẫu
số 07
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
BẢN
THUYẾT MINH
Điều
kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy
sản
1. Tên cơ sở:………………………………………………………………………………
- Địa chỉ sản xuất:
…………………………………………………………………………
- Số điện thoại: ……………… Số Fax:
……..…………E-mail: ………………………
2. Giấy chứng nhận hệ thống quản
lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn (nếu có):
TT
|
Tên tiêu chuẩn được chứng nhận
|
Tên tổ chức chứng nhận
|
Hiệu lực của Giấy chứng nhận
|
Nội dung chứng nhận
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
(Gửi
kèm theo bản sao có xác nhận của cơ sở)
3. Thuyết minh chi tiết điều kiện
sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
a) Địa điểm sản xuất, khu sản
xuất (mô tả diện tích, vị trí, hiện trạng môi trường xung quanh, biện pháp
kiểm soát các yếu tố gây ô nhiễm từ bên ngoài):
b) Nhà xưởng, trang thiết bị (sơ
đồ bố trí nhà xưởng, mô tả tóm tắt thiết bị, dây chuyền):
c) Năng lực phân tích chất lượng
trong quá trình sản xuất (mô tả năng lực kiểm nghiệm, thử nghiệm để thực hiện
kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất):
d) Hệ thống kiểm soát chất lượng,
an toàn sinh học (mô tả quá trình kiểm soát, tiêu chuẩn áp dụng: nước phục vụ
sản xuất; nguyên liệu, bao bì, thành phẩm; quá trình sản xuất; tái chế; lưu mẫu;
kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị; kiểm soát động vật gây hại; vệ sinh
nhà xưởng, thu gom và xử lý chất thải):
đ) Nhân viên kỹ thuật (mô tả
số lượng, trình độ chuyên môn nhân viên kỹ thuật tham gia trực tiếp sản xuất,
quản lý chất lượng):
4. Tài liệu gửi kèm theo thuyết
minh gồm:
- Danh sách hồ sơ, tài liệu của
hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học (tên tài liệu, mã số/ký hiệu,
ngày tháng năm ban hành);
- Danh sách nhân viên kỹ thuật (họ
và tên, chuyên môn đào tạo, bằng cấp, vị trí công việc);
- Biên bản tự đánh giá của cơ sở
để xác định sự phù hợp với các quy định điều kiện tương ứng (nếu có).
5. Sản phẩm dự kiến sản xuất:
a) Sản phẩm …….:
- Thành phần:
- Đặc tính, công dụng:
- Hướng dẫn sử dụng:
- Đối tượng sử dụng (loài thủy
sản):
b) Sản phẩm ……:
………………………….
Nơi nhận:
- …;
- …;
- Lưu: tại cơ sở.
|
...., ngày ...
tháng ... năm
CHỦ CƠ SỞ
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
3. Cấp giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản (theo yêu cầu)
3.1 Trình từ thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ
sơ đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và PTNT - Trung tâm phục
vụ hành chính công tỉnh Bắc Giang;
- Địa chỉ: Trung tâm phục vụ
hành chính công tỉnh Bắc Giang, Trụ sở Liên cơ quan, Quảng trường 3/2, thành phố
Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
- Điện thoại: 02043.823.829
- Thời gian tiếp nhận và trả kết
quả giải quyết hồ sơ (theo Thông báo của Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh
Bắc Giang).
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
Công chức một cửa kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá
nhân đến nộp hồ sơ.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch
vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc,
bộ phận một cửa của Sở xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định
bộ phận một cửa của Sở thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.
Bước 2. Trong thời hạn 10 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về
thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra thực tế tại cơ sở theo Mẫu số 13 Phụ lục I ban hành kèm theo
Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ;
Bước 3. Kết quả kiểm tra đạt
yêu cầu, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận theo
Mẫu số 25.NT Phụ lục III ban
hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận,
cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ
lý do.
(Trường hợp thiên tai, dịch bệnh
không thể tổ chức kiểm tra, đánh giá thực tế tại cơ sở để cấp giấy phép, giấy
chứng nhận, văn bản chấp thuận, kiểm tra duy trì điều kiện của cơ sở:
- Cơ quan quản lý nhà nước về
thuỷ sản cấp tỉnh áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến khi cơ sở đáp ứng yêu cầu
về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện; cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu có
liên quan bằng bản giấy hoặc bản điện tử cho cơ quan kiểm tra hoặc tạm hoãn hoặc
gia hạn có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, văn bản chấp thuận, thời hạn kiểm
tra duy trì.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh, tổ chức đánh giá sự phù hợp chịu trách nhiệm trước pháp luật về
tính chính xác của thông tin, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho cơ quan cấp
phép. Việc kiểm tra đánh giá thực tế sẽ được thực hiện sau khi các địa phương
kiểm soát được thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật; thực hiện thu
hồi ngay giấy phép đối với trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật
và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.)
3.2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường
mạng (nếu có).
3.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
3.3.1. Thành phần hồ sơ:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 23.NT Phụ lục III ban
hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ;
b) Sơ đồ vị trí đặt lồng bè/Sơ
đồ khu vực nuôi.
3.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết: 10
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
3.6. Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 25.NT Phụ lục III ban
hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Thời hạn của Giấy chứng nhận: 24
tháng.
3.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa
có văn bản quy định.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Đơn đề nghị theo Mẫu
số 23.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP .
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Cơ sở nuôi trồng thuỷ sản phải
đáp ứng các điều kiện sau đây:
3.10.1. Địa điểm xây dựng cơ sở
nuôi trồng thuỷ sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi
trồng thuỷ sản theo quy định của pháp luật;
3.10.2. Có cơ sở vật chất,
trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi
a) Bờ ao (đầm/hầm), bể làm bằng
vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi,
không rò rỉ nước; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy
sản chết và tách biệt với khu vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
b) Trường hợp cơ sở nuôi trồng
thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải bảo đảm yêu
cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu
sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng
đến khu vực nuôi;
c) Trường hợp cơ sở nuôi trồng
thủy sản thâm canh, bán thâm canh phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải
riêng biệt; nơi chứa bùn thải phù hợp; có biển báo chỉ dẫn từng khu và đáp ứng
quy định tại điểm a, b khoản này.
3.10.3. Đáp ứng quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động
3.10.4. Đáp ứng quy định của
pháp luật về an toàn thực phẩm
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Luật Thủy sản năm 2017;
- Nghị định số 26/2019/NĐ-CP
ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
- Nghị định số 105/2022/NĐ-CP
ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Nghị định số 37/2024/NĐ-CP
ngày 04/4/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Thủy sản.
Mẫu
số 23.NT
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…….,
ngày…… tháng….. năm……
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Kính
gửi: (Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh)
1. Tên cơ sở nuôi trồng thủy sản:................................................................
......................................................................................................
…..…….
......................................................................................................
…..…….
2. Địa chỉ của cơ sở:
...................................................................................;
Điện thoại….……….; Số
fax………………...; Email………………… ..
3. Địa điểm nuôi trồng:
............................................................... …..…….
4. Đối tượng thủy sản nuôi trồng:
………………………… ... ……….......
5. Số lượng ao/bể/lồng:
.......................................... .
...................................
6. Tổng diện tích cơ sở:
.......................................... ....................................
7. Tổng diện tích mặt nước/thể
tích lồng nuôi trồng: ......................... ........
Đề nghị: … (Cơ quan quản lý nhà
nước về thủy sản cấp tỉnh) …. cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng
thủy sản.
|
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
|
4. Cấp, cấp
lại giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi
chủ lực
4.1 Trình từ thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ
sơ đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và PTNT - Trung tâm phục
vụ hành chính công tỉnh Bắc Giang;
- Địa chỉ: Trung tâm phục vụ
hành chính công tỉnh Bắc Giang, Trụ sở Liên cơ quan, Quảng trường 3/2, thành phố
Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
- Điện thoại: 02043.823.829
- Thời gian tiếp nhận và trả kết
quả giải quyết hồ sơ (theo Thông báo của Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh
Bắc Giang).
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
Công chức một cửa kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá
nhân đến nộp hồ sơ.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch
vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc,
bộ phận một cửa của Sở xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định
bộ phận một cửa của Sở thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.
Bước 2. Trong thời hạn 07 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh
căn cứ quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về phát triển nuôi trồng
thủy sản tại địa phương đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và quy định
khác có liên quan để thẩm định, cấp Giấy xác nhận theo Mẫu số 28.NT Phụ lục III ban
hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ- CP. Trường hợp không cấp Giấy xác nhận
phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4.2. Cách thức thực hiện: Trực
tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng
(nếu có).
4.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
4.3.1. Thành phần hồ sơ:
4.3.1.1. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 14 Phụ lục I ban hành kèm theo
Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ;
b) Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng
nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.
4.3.1.2. Hồ sơ đăng ký lại bao
gồm:
a) Đơn đăng ký lại theo Mẫu số 27.NT Phụ lục III ban
hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ;
b) Bản chính giấy xác nhận đăng
ký đã được cấp (trừ trường hợp bị mất);
c) Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng
nuôi có xác nhận của chủ cơ sở (đối với trường hợp thay đổi quy mô sản xuất);
trường hợp thay đổi chủ cơ sở phải có giấy tờ chứng minh sự thay đổi.
4.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.4. Thời hạn giải quyết: 07
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
4.6. Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy
sản nuôi chủ lực theo Mẫu số
28.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP .
4.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa
có văn bản quy định.
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 14 Phụ lục I ban hành kèm
theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ;
b) Đơn đăng ký lại theo Mẫu số 27.NT Phụ lục III ban
hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ;
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính (nếu có):
4.10.1. Cơ sở nuôi trồng thủy sản
phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi
trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng
thủy sản theo quy định của pháp luật;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết
bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi:
- Cơ sở vật chất đối với cơ sở
nuôi trồng thủy sản trong ao (đầm/hầm), bể:
+ Bờ ao (đầm/hầm), bể làm bằng
vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi,
không rò rỉ nước; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy
sản chết và tách biệt với khu vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
+ Trường hợp cơ sở nuôi trồng
thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải bảo đảm yêu
cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu
sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng
đến khu vực nuôi;
+ Trường hợp cơ sở nuôi trồng
thủy sản thâm canh, bán thâm canh phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải
riêng biệt; nơi chứa bùn thải phù hợp; có biển báo chỉ dẫn từng khu và đáp ứng
quy định tại điểm a, b khoản này.
- Cơ sở vật chất đối với cơ sở
nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè, đăng quầng (sau đây được gọi là nuôi lồng
bè):
+ Khung lồng, phao, lưới, đăng
quầng phải làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại
cho thủy sản nuôi và không để thủy sản nuôi sống thoát ra môi trường; có thiết
bị cảnh báo cho hoạt động giao thông thủy; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với
nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
+ Trường hợp cơ sở nuôi trồng
thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải đảm bảo yêu
cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu
sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng
đến khu vực nuôi.
- Trang thiết bị sử dụng trong
nuôi trồng thủy sản phải làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, không gây độc đối với
thủy sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường.
c) Đáp ứng quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;
d) Đáp ứng quy định của pháp luật
về an toàn thực phẩm;
đ) Phải đăng ký đối với hình thức
nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
2. Cơ sở nuôi trồng thủy sản
dùng làm cảnh, giải trí, mỹ nghệ, mỹ phẩm phải tuân theo quy định tại các điểm
a, b, c và đ mục 4.10.1.
4.10.2. Đăng ký lại nuôi trồng
thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực khi thuộc một trong các trường
hợp sau: Giấy xác nhận đăng ký bị mất; bị rách; thay đổi chủ cơ sở nuôi; thay đổi
quy mô sản xuất, đối tượng nuôi.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Luật Thủy sản 2017;
- Nghị định số 26/2019/NĐ-CP
ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Thủy sản;
- Nghị định số 105/2022/NĐ-CP
ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Nghị định số 37/2024/NĐ-CP
ngày 04/4/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Thủy sản.
Mẫu
số 14
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
…..,
ngày … tháng …. năm….
ĐƠN
ĐĂNG KÝ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN LỒNG BÈ/ ĐỐI TƯỢNG THỦY SẢN NUÔI CHỦ LỰC
Kính
gửi: (Tên Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh).
1. Họ tên chủ cơ sở:
……………………………………………………………………
2. Số CMND/Số CCCD/Mã số định
danh cá nhân/Số Hộ chiếu (đối với chủ cơ sở không phải là tổ chức) hoặc mã số
doanh nghiệp: ……….; ngày cấp…….; nơi
cấp…………………….
3. Địa chỉ của cơ sở:
…………………………………………………………………
4. Điện thoại…………………; Số
Fax…………………; Email…………………….
5. Tổng diện tích của cơ sở
(ha): ………………………………………………………
6. Diện tích/thể tích nuôi trồng
thủy sản (ha/m3):……………………………………..
7. Hình thức nuôi1:…………………………………………………………………..
Đề nghị …………(tên cơ quan quản
lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh) xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng
bè/đối tượng thủy sản nuôi chủ lực cho cơ sở theo thông tin sau:
TT
|
Ao/bể/ lồng nuôi2
|
Đối tượng thủy sản nuôi3
|
Địa chỉ ao/bể/ lồng nuôi4
|
Diện tích, thể tích ao/bể/lồng nuôi (m2/m3)
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
Tôi cam kết thực hiện đúng các
quy định hiện hành của pháp luật về nuôi trồng thủy sản và pháp luật có liên
quan.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: cơ sở.
|
CHỦ CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
|
__________________________
1 Hình thức: Thâm
canh/Bán thâm canh/Khác (ghi rõ hình thức nuôi).
2 Ghi rõ vị trí, địa
điểm ao/bể nuôi đối tượng chủ lực/lồng nuôi theo sơ đồ khu nuôi.
3 Ghi rõ tên loài bằng
tiếng Việt và tên khoa học.
4 Ghi cụ thể đến ấp/thôn,
xã, huyện.