Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 4539/QĐ-UBND công bố thủ tục hành chính Thanh Hóa 2016

Số hiệu: 4539/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Lê Thị Thìn
Ngày ban hành: 22/11/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4539/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 22 tháng 11 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐÃ ĐƯỢC CHUẨN HÓA NỘI DUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THANH HÓA

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 972/TTr-SKHCN ngày 07/11/2016 và Giám đốc Sở Tư pháp tại Công văn số 1294/STP-KSTTHC ngày 03/10/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 27 thủ tục hành chính đã được chuẩn hóa nội dung và 24 thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc 04 lĩnh vực (Hoạt động khoa học và công nghệ; Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; Sở hữu trí tuệ; Tiêu chuẩn, đo lường chất lượng) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tư pháp; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Cục KSTTHC - Bộ Tư pháp (để b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu; VT, NC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thị Thìn

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC CHUẨN HÓA, BỊ BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THANH HÓA

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4539/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Danh mục thủ tục hành chính đã được chuẩn hóa về nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa

Stt

Tên thủ tục hành chính

I. Lĩnh vực: Hoạt động khoa học và công nghệ.

1.

Đánh giá, xác nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước

2.

Thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước mà có tiềm ẩn yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, môi trường, tính mạng, sức khỏe con người.

3.

Đánh giá đồng thời thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước mà có tiềm ẩn yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, môi trường, tính mạng, sức khỏe con người.

4.

Cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

5.

Cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

6.

Sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

7.

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ).

8.

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển giao công nghệ (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ).

II. Lĩnh vực: Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân.

9.

Thủ tục khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế.

10.

Thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế).

11.

Thủ tục gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế).

12.

Thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế).

13.

Thủ tục cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế).

14.

Thủ tục cấp và cấp lại chứng chỉ nhân viên bức xạ (người phụ trách an toàn cơ sở X-quang chẩn đoán trong y tế).

15.

Thủ tục phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân cấp cơ sở (đối với công việc sử dụng thiết bị X-quang y tế).

III. Lĩnh vực: Sở hữu trí tuệ.

16.

Cấp Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.

17.

Cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.

18.

Đăng ký chủ trì thực hiện dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ.

IV. Lĩnh vực: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

19.

Thủ tục đăng ký công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận.

20.

Thủ tục đăng ký công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.

21.

Thủ tục đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận.

22.

Thủ tục đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.

23.

Thủ tục xét tuyển Giải thưởng chất lượng quốc gia cấp sơ tuyển.

24.

Thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ theo phân cấp.

25.

Thủ tục công bố sử dụng dấu định lượng.

26.

Thủ tục điều chỉnh nội dung bản công bố sử dụng dấu định lượng.

27.

Thủ tục đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn nhập khẩu.

2. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa

Stt

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính

I. Lĩnh vực: Hoạt động khoa học và công nghệ.

1

T-THA-247333-TT

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Do chuẩn hóa theo Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015.

2

T-THA-247332-TT

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.

3

T-THA-036612-TT

Đánh giá thuyết minh đề cương dự án sản xuất thử nghiệm.

4

T-THA-036598-TT

Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh.

5

T-THA-036563-TT

Thẩm định nhiệm vụ khoa học công nghệ.

6

T-THA-036536-TT

Đánh giá hồ sơ thuyết minh đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ giao trực tiếp.

7

T-THA-042304-TT

Nghiệm thu dự án sản xuất thử nghiệm.

II. Lĩnh vực: Sở hữu trí tuệ.

8

T-THA-036550-TT

Cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.

Do chuẩn hóa theo Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015.

9

T-THA-036085-TT

Cấp Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.

III. Lĩnh vực: Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân.

10

T-THA-169828-TT

Cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (Sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế).

Do chuẩn hóa theo Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015.

11

T-THA-169851-TT

Gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ (Giấy phép Sử dụng thiết bị X- quang chẩn đoán y tế - Gia hạn lần 1).

12

T-THA-037080-TT

Sửa đổi Giấy phép hoạt động của cơ sở bức xạ (Sửa đổi Giấy phép sử dụng thiết bị X quang y tế).

13

T-THA-169878-TT

Cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.

14

T-THA-037343-TT

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm cất giữ chất thải phóng xạ.

15

T-THA-037048-TT

Gia hạn Giấy phép hoạt động của cơ sở bức xạ (Gia hạn Giấy phép sử dụng thiết bị X quang y tế).

16

T-THA-037282-TT

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nguồn bức xạ.

17

T-THA-037149-TT

Cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

18

T-THA-037145-TT

Cấp Giấy phép nâng cấp, mở rộng phạm vi, mục đích hoạt động của cơ sở bức xạ (hoặc nâng cấp thiết bị bức xạ).

19

T-THA-037127-TT

Cấp lại Giấy đăng ký, giấy phép hoạt động của cơ sở bức xạ.

20

T-THA-036581-TT

Cấp giấy phép hoạt động của cơ sở bức xạ (Cấp Giấy phép sử dụng thiết bị X-quang y tế).

IV. Lĩnh vực: Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

21

T-THA-275119-TT

Tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn.

Do chuẩn hóa theo Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015.

22

T-THA-275120-TT

Tiếp nhận hồ sơ công bố Hợp quy.

23

T-THA-275121-TT

Xét tuyển Giải thưởng Chất lượng Quốc gia cấp sơ tuyển.

24

T-THA-275122-TT

Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Phần II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐÃ ĐƯỢC CHUẨN HÓA THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THANH HÓA

Tên thủ tục hành chính: Đánh giá, xác nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước.

Lĩnh vực: Hoạt động khoa học và công nghệ.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xác nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ gửi hồ sơ đề nghị theo quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm tiếp nhận:

Bộ phận nhận hồ sơ và trả kết quả, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa (Số 17 Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian tiếp nhận:

Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định).

c. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:

a) Đối với tổ chức, cá nhân: Hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

b) Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

- Hướng dẫn để tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;

- Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận hồ sơ, tài liệu cho cá nhân, tổ chức.

Bước 3. Xử lý hồ sơ:

- Kể từ khi nhận được hồ sơ, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, Sở Khoa học và Công nghệ xem xét những nội dung sau:

+ Xem xét hồ sơ và xác định các điều kiện tổ chức thực hiện việc đánh giá. Đối với những kết quả thực hiện nhiệm vụ mà Sở Khoa học và Công nghệ không đủ điều kiện đánh giá, Sở Khoa học và Công nghệ gửi công văn (kèm theo hồ sơ) đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện đánh giá, đồng thời thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị biết về cơ quan thực hiện đánh giá.

+ Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung trong thời hạn 30 ngày.

- Kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan thực hiện đánh giá đăng tải thông tin về việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trên trang thông tin điện tử của đơn vị trong thời hạn 10 ngày làm việc.

- Việc cấp Giấy xác nhận được thực hiện trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày Sở khoa học và Công nghệ tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ cần được đo kiểm thì thời gian đo kiểm không được tính vào thời gian thực hiện đánh giá.

- Đối với trường hợp Thủ trưởng cơ quan thực hiện đánh giá không nhất trí với kết quả đánh giá của Hội đồng đánh giá, cơ quan thực hiện đánh giá thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị biết (trong đó nêu rõ lý do không đồng ý với kết luận của Hội đồng) và xem xét, thực hiện đánh giá lại kết quả thực hiện nhiệm vụ. Thời gian đánh giá lại và trả lời tổ chức, cá nhân đề nghị được thực hiện trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được Biên bản đánh giá của Hội đồng đánh giá

- Đối với trường hợp được đặc cách cấp Giấy xác nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ, việc cấp Giấy xác nhận được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Khoa học và Công nghệ nhận được Giấy đề nghị và các tài liệu đầy đủ, hợp lệ theo quy định.

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm trả:

Bộ phận nhận hồ sơ và trả kết quả, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa (Số 17 Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian trả kết quả:

Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định).

2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a. Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đối với trường hợp đặc cách cấp Giấy xác nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ:

+ Giấy đề nghị đánh giá kết quả thực hiện (có mẫu).

+ Bản sao của Bằng khen, Giấy khen, Văn bản cho phép áp dụng của cơ quan có thẩm quyền.

- Đối với trường hợp không phải là đặc cách cấp Giấy xác nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ:

+ Giấy đề nghị đánh giá kết quả thực hiện (có mẫu).

+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ (có mẫu).

+ Các tài liệu khác (nếu có) liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ (giải thưởng về khoa học và công nghệ, hợp đồng thực hiện nhiệm vụ, quyết định giao nhiệm vụ,...).

b. Số lượng: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Đối với trường hợp đặc cách cấp Giấy xác nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

- Đối với trường hợp không phải là đặc cách cấp Giấy xác nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

b. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d. Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

7. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Giấy đề nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước. (Phụ lục 1- GĐK)

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. (Phụ lục 2a-BCKHXNNV)

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ. (Phụ lục 2b- BCKHKTCN)

8. Phí, lệ phí: Không.

9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khoa học và Công nghệ;

- Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.

- Thông tư số 02/2015/TT-BKHCN ngày 06 tháng 3 năm 2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc đánh giá và thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ không sử dụng ngân sách nhà nước.

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Có.

Phụ lục 1 - GĐN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định)

Căn cứ Thông tư số ………/2015/TT-BKHCN ngày... tháng... năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc đánh giá và thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước;

……… (Tên tổ chức, cá nhân) ………đề nghị:

□ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

□ Thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

□ Đặc cách xác nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ:

Tên kết quả thực hiện nhiệm vụ: .......................................................................

Lĩnh vực khoa học và công nghệ: ....................................................................

Lĩnh vực ứng dụng:..........................................................................................

Thông tin về tổ chức, cá nhân đề nghị[1]:

Tên tổ chức đề nghị: .......................................................................................

□ Là đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ.

□ Là đơn vị ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Địa chỉ: ...........................................................................................................

Điện thoại…………………………………… Fax ...................................................

Website: .........................................................................................................

Họ tên người đề nghị: .....................................................................................

□ Là cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ

□ Là cá nhân ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Địa chỉ: ...........................................................................................................

Điện thoại:……………………………………… Email: ...........................................

Tổ chức/cá nhân cam kết:

1. Tính chính xác và trung thực của hồ sơ gửi kèm theo;

2. Tuân thủ các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật khác có liên quan;

3. Đảm bảo kinh phí đánh giá, thẩm định theo đúng quy định.

Liệt kê hồ sơ gửi kèm theo (Quy định tại Điều 8, Điều 13, Điều 20 Thông tư này):

- ………………

- ………………

………, ngày……. tháng…... năm 20....
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Họ và tên, chữ ký; đóng dấu nếu là tổ chức)

Phụ lục 2a - BCKHXHNV

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NHIỆM VỤ

1. Tên nhiệm vụ:.........................................................................................................

2. Sản phẩm chính của nhiệm vụ:...............................................................................

3. Thời gian thực hiện: từ tháng.... /năm.... đến tháng.... /năm....

4. Tổ chức/cá nhân thực hiện nhiệm vụ:

4.1. Thông tin về tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ:

Tên tổ chức:................................................................................................................

Địa chỉ:........................................................................................................................

Điện thoại:…………………………………… Fax:..............................................................

Email:.................................................................. Website:………………………………….

Người đại diện pháp lý:................................................................................................

Cơ quan chủ quản (nếu có):..........................................................................................

4.2. Thông tin về cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ:

Họ và tên:....................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:...................................................... Giới tính:………………………

Số Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu:..............................................................................

Chức danh khoa học (nếu có):......................................................................................

Địa chỉ:........................................................................................................................

Nơi công tác (nếu có):

Địa chỉ cơ quan (nếu có):..............................................................................................

Điện thoại NR/CQ:………………. Di động:……………………… Fax: ................................

E-mail:………………………………………. Website:.........................................................

5. Danh sách các thành viên tham gia thực hiện nhiệm vụ:

(Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện nhiệm vụ, kể cả chủ nhiệm nhiệm vụ)

TT

Họ và tên

Tổ chức công tác

Nội dung công việc tham gia

1

2

3

4

5

6. Các tổ chức phối hợp chính thực hiện nhiệm vụ (nếu có):

(kèm giấy xác nhận của các tổ chức phối hợp thực hiện nhiệm vụ)

6.1. Tổ chức 1: ...........................................................................................................

Điện thoại:……………………………… Fax: ....................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

Người đại diện pháp lý: ...............................................................................................

Cơ quan chủ quản (nếu có): .........................................................................................

6.2. Tổ chức 2:

Điện thoại:……………………………….. Fax: ..................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

Người đại diện pháp lý: ...............................................................................................

Cơ quan chủ quản (nếu có):..........................................................................................

II. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

1. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.1. Mục đích nghiên cứu

1.2. Đối tượng nghiên cứu

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và luận giải những nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ

2.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của nhiệm vụ

a) Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

b) Tình hình nghiên cứu ở trong nước

2.1.2. Luận giải về những nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ

(Những định hướng nội dung chính cần thực hiện của nhiệm vụ)

2.2 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

(Nêu rõ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu gắn với từng nội dung chính của nhiệm vụ)

2.2.1. Cách tiếp cận

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

3. NỘI DUNG VÀ HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ

(Liệt kê các nội dung nghiên cứu, các hoạt động để triển khai, các chỉ tiêu đánh giá, kết quả của hoạt động).

TT

Nội dung nghiên cứu

Các hoạt động triển khai nội dung nghiên cứu

Kết quả đạt được

Tổ chức, cá nhân thực hiện

1

2

3

4. KẾT QUẢ CỦA NHIỆM VỤ

4.1. Kết quả của nhiệm vụ và chất lượng đạt được

(Liệt kê các dạng kết quả của nhiệm vụ và các chi tiêu, nội dung khoa học đã đạt được)

4.2. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nhiệm vụ:

4.2.1. Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan

(Nêu những dự kiến đóng góp vào các lĩnh vực khoa học công nghệ ở trong nước và quốc tế)

4.2.2. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu

(Nêu những tác động tích cực trong việc nâng cao năng lực, trình độ trong nghiên cứu, ứng dụng của tổ chức chủ trì)

4.2.3. Đối với kinh tế - xã hội

(Nêu những tác động dự kiến của kết quả nghiên cứu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội)

4.2.4. Các tác động khác

5. Tài liệu tham khảo

Liệt kê các tài liệu tham khảo liên quan.

6. Phụ lục

(Các phụ lục liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ cần thiết làm sáng tỏ và hoàn chỉnh báo cáo)

………, ngày… tháng…… năm 20....
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Họ và tên, chữ ký; đóng dấu nếu là tổ chức)

Phụ lục 2b - BCKHKTCN

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NHIỆM VỤ

1. Tên nhiệm vụ:.........................................................................................................

2. Sản phẩm chính của nhiệm vụ:...............................................................................

3. Thời gian thực hiện: từ tháng.... /năm.... đến tháng.... /năm....

4. Tổ chức/cá nhân thực hiện nhiệm vụ:

4.1. Thông tin về tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ:

Tên tổ chức:................................................................................................................

Địa chỉ:........................................................................................................................

Điện thoại:…………………………………… Fax:..............................................................

Email:.................................................................. Website:………………………………….

Người đại diện pháp lý:................................................................................................

Cơ quan chủ quản (nếu có):..........................................................................................

4.2. Thông tin về cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ:

Họ và tên:....................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:...................................................... Giới tính:………………………

Số Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu:..............................................................................

Chức danh khoa học (nếu có):......................................................................................

Địa chỉ:........................................................................................................................

Nơi công tác (nếu có):

Địa chỉ cơ quan (nếu có):..............................................................................................

Điện thoại NR/CQ:………………. Di động:……………………… Fax: ................................

E-mail:………………………………………. Website:.........................................................

5. Danh sách các thành viên tham gia thực hiện nhiệm vụ:

(Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện nhiệm vụ)

TT

Họ và tên

Tổ chức công tác

Nội dung công việc tham gia

1

2

3

4

6. Các tổ chức phối hợp chính thực hiện nhiệm vụ (nếu có):

(kèm giấy xác nhận của các tổ chức phối hợp thực hiện nhiệm vụ)

6.1. Tổ chức 1: ...........................................................................................................

Điện thoại:……………………………… Fax: ....................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

Người đại diện pháp lý: ...............................................................................................

Cơ quan chủ quản (nếu có): .........................................................................................

6.2. Tổ chức 2: ……………………………………………………………………………………

Điện thoại:……………………………….. Fax: ..................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

Người đại diện pháp lý: ...............................................................................................

Cơ quan chủ quản (nếu có):..........................................................................................

II. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

1. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.1. Mục đích nghiên cứu

1.2. Đối tượng nghiên cứu

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ

2.1. Hoạt động nghiên cứu

2.1.1. Các hình thức nghiên cứu

2.1.2. Các phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng

- Phương pháp nghiên cứu.

- Thiết kế nghiên cứu: (Chỉ rõ thiết kế nghiên cứu của nhiệm vụ là gì (nghiên cứu mô tả, nghiên cứu phân tích...), đồng thời cần có sơ đồ nghiên cứu để minh họa)

2.1.3. Các hoạt động triển khai thực hiện và kết quả đạt được

TT

Nội dung nghiên cứu

Các hoạt động triển khai nội dung nghiên cứu

Kết quả đạt được

Tổ chức, cá nhân thực hiện

1

2

2.2. Hoạt động sản xuất thử nghiệm (nếu có)

2.2.1. Quy mô, phạm vi, địa điểm triển khai sản xuất thử nghiệm

2.2.2. Tiến độ triển khai thực hiện

TT

Nội dung nghiên cứu

Các hoạt động triển khai nội dung nghiên cứu

Kết quả đạt được

Tổ chức, cá nhân thực hiện

2.2.3. Kết quả sản xuất thử nghiệm

2.3. Hoạt động triển khai thực nghiệm (nếu có)

2.3.1. Phương án hiệu chỉnh kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ

2.3.2. Phương án sản xuất các sản phẩm của nhiệm vụ ở diện rộng

2.3.3. Tiến độ triển khai thực hiện

TT

Nội dung nghiên cứu

Các hoạt động triển khai nội dung nghiên cứu

Kết quả đạt được

Tổ chức, cá nhân thực hiện

1

2

3. SẢN PHẨM CỦA NHIỆM VỤ

3.1. Về sản phẩm khoa học

3.1.1 Danh mục sản phẩm đã hoàn thành

TT

Tên sản phẩm

Mô tả tính năng, công dụng của sản phẩm

Mô tả một số đặc tính nổi bật, cơ bản của sản phẩm

Ghi chú

1

2

3.1.2. Danh mục sản phẩm khoa học dự kiến ứng dụng, chuyển giao (nếu có)

TT

Tên sản phẩm

Thời gian dự kiến ứng dụng

Cơ quan dự kiến ứng dụng

Ghi chú

1

2

3.1.3. Danh mục sản phẩm khoa học đã được ứng dụng (nếu có)

TT

Tên sản phẩm

Thời gian ứng dụng

Tên cơ quan ứng dụng

Ghi chú

1

2

3.2. Tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm

TT

Tên sản phẩm

Chỉ tiêu khoa học đã đạt được

Địa chỉ ứng dụng (nếu có)

Ghi chú

1

2

3.3. Tính ưu việt của sản phẩm

(Đánh giá một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các sản phẩm, công nghệ của nhiệm vụ so với các sản phẩm tương tự trong và ngoài nước; so sánh với các phương án nhập công nghệ hoặc mua sản phẩm tương tự để đánh giá hiệu quả của nhiệm vụ như: trình độ khoa học và công nghệ, tính phù hợp, hiệu quả kinh tế,...)

3.4. Tiềm năng ứng dụng, thương mại hóa của sản phẩm (khả năng về thị trường, khả năng về kinh tế,...)

4. CÁC LỢI ÍCH MANG LẠI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan

4.2. Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu

4.3. Đối với kinh tế - xã hội và môi trường

5. Tài liệu tham khảo

Liệt kê các tài liệu tham khảo liên quan.

6. Phụ lục

(Các phụ lục liên quan trực tiếp đến nghiên cứu cần thiết làm sáng tỏ và hoàn chỉnh báo cáo)

………, ngày… tháng…… năm 20....
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Họ và tên, chữ ký; đóng dấu nếu là tổ chức)

Phụ lục 3 - GXNKQKHCN

GIẤY XÁC NHẬN KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Trên cơ sở Biên bản họp Hội đồng tư vấn đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thành lập theo Quyết định số...

………….. (Cơ quan thực hiện đánh giá) cấp Giấy xác nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước đối với:

Tên nhiệm vụ khoa học và công nghệ:………………………………………………

Tổ chức/cá nhân đề nghị xác nhận kết quả nhiệm vụ(2):

Danh mục kết quả hình thành từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ:

1…………………………………………………………………………………………………

2…………………………………………………………………………………………………

3…………………………………………………………………………………………………

Khuyến nghị đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ cần phải thẩm định (nếu có)

Kết quả thực hiện nhiệm vụ có tiềm ẩn yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, môi trường, tính mạng sức khỏe con người, đề nghị phải được thẩm định trước khi ứng dụng.

Nơi nhận:
- Tổ chức, cá nhân...;
- Lưu: VT.

…….., ngày... tháng... năm...
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THỰC HIỆN
ĐÁNH GIÁ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Tên thủ tục hành chính: Thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước mà có tiềm ẩn yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, môi trường, tính mạng, sức khỏe con người.

Lĩnh vực: Hoạt động khoa học và công nghệ.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ mà mà có tiềm ẩn yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, môi trường, tính mạng, sức khỏe con người gửi hồ sơ theo quy định đến Sở Khoa học và Công nghệ để thẩm định trước khi ứng dụng.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm tiếp nhận:

Bộ phận nhận hồ sơ và trả kết quả, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa (Số 17 Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian tiếp nhận:

Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định).

c. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:

a) Đối với tổ chức, cá nhân: Hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

b) Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

- Hướng dẫn để tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;

- Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận hồ sơ, tài liệu cho cá nhân, tổ chức.

Bước 3. Xử lý hồ sơ:

- Kể từ khi nhận được hồ sơ, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, Sở Khoa học và Công nghệ xem xét những nội dung sau:

+ Xem xét hồ sơ và xác định các điều kiện tổ chức thực hiện việc thẩm định. Đối với những kết quả thực hiện nhiệm vụ mà Sở Khoa học và Công nghệ không đủ điều kiện thẩm định, Sở Khoa học và Công nghệ gửi công văn (kèm theo hồ sơ) đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện thẩm định, đồng thời thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị biết về cơ quan thực hiện thẩm định.

+ Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung trong thời hạn 30 ngày.

- Sở Khoa học và Công nghệ cấp Giấy xác nhận được thực hiện trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ cần được đo kiểm thì thời gian đo kiểm không được tính vào thời gian thực hiện đánh giá.

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm trả:

Bộ phận nhận hồ sơ và trả kết quả, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa (Số 17 Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian trả kết quả:

Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định).

2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a. Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Giấy đề nghị thẩm định của tổ chức, cá nhân ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (có mẫu).

+ Văn bản cho phép ứng dụng của tổ chức, cá nhân chủ trì kết quả thực hiện nhiệm vụ (có mẫu).

+ Tài liệu về kết quả thực hiện nhiệm vụ: Thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được phê duyệt (nếu có); Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và các tài liệu kèm theo; Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu kết quả nghiên cứu và Biên bản đánh giá của Hội đồng nghiệm thu các cấp (nếu có).

+ Thuyết minh chi tiết việc ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ vào sản xuất, đời sống (có mẫu).

+ Bản sao Dự án đầu tư ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (nếu có).

+ Bản sao quyết định thành lập, đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ (đối với tổ chức khoa học và công nghệ) hoặc đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh (đối với doanh nghiệp) của tổ chức đăng ký ứng dụng; Bản sao Chứng minh thư nhân dân đối với cá nhân đăng ký ứng dụng.

+ Bản chính tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân đăng ký ứng dụng.

+ Bản sao Giấy xác nhận kết quả thực hiện nhiệm (nếu có).

+ Bản sao Giấy xác nhận thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ đã được cấp (nếu có).

+ Những tài liệu khác có liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần thẩm định.

b. Số lượng: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

b. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d. Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

7. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Giấy đề nghị thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước. (Phụ lục 1-GĐN)

- Văn bản cho phép sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ. (Phụ lục 2-VBCPSD)

- Thuyết minh chi tiết việc ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước vào sản xuất và đời sống. (Phụ lục 3- TMUDKQ)

8. Phí, lệ phí: Không.

9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước có tiềm ẩn yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, môi trường, tính mạng, sức khỏe con người.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khoa học và Công nghệ;

- Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.

- Thông tư số 02/2015/TT-BKHCN ngày 06 tháng 3 năm 2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc đánh giá và thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ không sử dụng ngân sách nhà nước.

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Có.

Phụ lục 1 - GĐN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

GIẤY ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định)

Căn cứ Thông tư số ……/2015/TT-BKHCN ngày... tháng... năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc đánh giá và thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước;

……… (Tên tổ chức, cá nhân)…….. đề nghị:

□ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

□ Thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

□ Đặc cách xác nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ:

Tên kết quả thực hiện nhiệm vụ: .......................................................................

Lĩnh vực khoa học và công nghệ: ....................................................................

Lĩnh vực ứng dụng: .........................................................................................

Thông tin về tổ chức, cá nhân đề nghị3:

Tên tổ chức đề nghị: .......................................................................................

□ Là đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ.

□ Là đơn vị ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Địa chỉ: ...........................................................................................................

Điện thoại………………………………… Fax .......................................................

Website: .........................................................................................................

Họ tên người đề nghị: .....................................................................................

□ Là cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ

□ Là cá nhân ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ;

Địa chỉ: ...........................................................................................................

Điện thoại: ………………………………..Email: ...................................................

Tổ chức/cá nhân cam kết:

1. Tính chính xác và trung thực của hồ sơ gửi kèm theo;

2. Tuân thủ các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật khác có liên quan;

3. Đảm bảo kinh phí đánh giá, thẩm định theo đúng quy định.

Liệt kê hồ sơ gửi kèm theo (Quy định tại Điều 8, Điều 13, Điều 20 Thông tư này):

- …………….

- …………….

…………, ngày…… tháng…… năm 20....
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Họ và tên, chữ ký; đóng dấu nếu là tổ chức)

Phụ lục 2 - VBCPSD

VĂN BẢN CHO PHÉP SỬ DỤNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định)

Chúng tôi là (Tên tổ chức chủ trì kết quả thực hiện nhiệm vụ; địa chỉ; điện thoại; email...) hoặc (Cá nhân chủ trì kết quả thực hiện nhiệm vụ; địa chỉ; số chứng minh thư; điện thoại...) là chủ trì nhiệm vụ (Tên nhiệm vụ):

1. Đồng ý cho: Tổ chức/cá nhân (Tên/Thông tin) được sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ nêu trên để ứng dụng vào sản xuất và đời sống tại...(Tên tỉnh, thành phố ứng dụng).

2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ trên đã được thực hiện đánh giá, thẩm định như sau (liệt kê nếu có):

- Được cấp Giấy xác nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Được cấp Giấy xác nhận thẩm định lần 1 tại tỉnh, thành phố...

- Được cấp Giấy xác nhận thẩm định lần 2 tại tỉnh, thành phố...

- ………………………………………………………………

Chúng tôi cam kết về tính chính xác của các thông tin trên.

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ
(Họ, tên, chữ ký; đóng dấu nếu là tổ chức)

Phụ lục 3 - TMUDKQ

THUYẾT MINH CHI TIẾT VIỆC ỨNG DỤNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀO SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG

I. THÔNG TIN CHUNG

1

Tên kết quả nhiệm vụ:

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

2

Thời gian nghiên cứu: ……………tháng

(Từ tháng... /năm... đến tháng... /năm...)

3

Tổ chức/cá nhân chủ trì kết quả nhiệm vụ

Họ và tên: ……………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh:……………………………. Giới tính: Nam □ / Nữ: □

Chức danh khoa học: ……………………………… Chức vụ ……………………………

Điện thoại tổ chức: ……………… Nhà riêng: ……………… Mobile: ……………………

Fax: ……………………………… E-mail: ……………………………………………………

Nơi công tác: ……………………………………………………………………………………

Địa chỉ tổ chức: …………………………………………………………………………………

Địa chỉ nhà riêng: ………………………………………………………………………………

II. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ỨNG DỤNG

4

Tổ chức, cá nhân ứng dụng kết quả nhiệm vụ

Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………………………………………………

Điện thoại:…………………………. Fax: …………………………………………………….

Website: …………………………………………………………………………………………

Địa chỉ ứng dụng: ………………………………………………………………………………

Số tài khoản: …………………………………………………………………………………..

Kho bạc nhà nước/Ngân hàng: ………………………………………………………………

Tên cơ quan chủ quản: ……………………………………………………………………….

5. Lĩnh vực ảnh hưởng:

- Lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh

- Môi trường

- Tính mạng, sức khỏe con người

- Khác

6. Địa điểm ứng dụng: Toàn quốc □; Liên tỉnh □; Tỉnh………… □.

7

Mục đích ứng dụng

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

8

Tổng quan tình hình nghiên cứu ứng dụng, luận giải về mục tiêu và những nội dung ứng dụng

8.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ứng dụng (Phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu ứng dụng trong nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu của kết quả nhiệm vụ, đặc biệt phải nêu cụ thể được những kết quả nhiệm vụ KH&CN có liên quan đến lĩnh vực ứng dụng)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

8.2. Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu ứng dụng

(Luận giải và cụ thể hóa mục tiêu đặt ra của kết quả nghiên cứu và những nội dung cần thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

9

Phương án phối hợp với các cơ sở sản xuất trong nước

(Trình bày rõ phương án phối hợp: các cơ sở sản xuất hoặc những người sử dụng kết quả nghiên cứu; khả năng đóng góp về nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng-nếu có)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

10

Phương án hợp tác quốc tế (nếu có)

(Trình bày rõ phương án phối hợp: tên đối tác nước ngoài; nội dung hợp tác, hình thức thực hiện. Phân tích rõ lý do cần hợp tác và dự kiến kết quả hợp tác, tác động của hợp tác đối với kết quả nghiên cứu)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

11

Khả năng ứng dụng

11.1. Khả năng về thị trường (Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, nêu tên và nhu cầu khách hàng cụ thể nếu có; điều kiện cần thiết để có thể đưa sản phẩm ra thị trường)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

11.2. Khả năng về ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh (Khả năng cạnh tranh về giá thành và chất lượng sản phẩm)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

11.3 Khả năng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

12

Phạm vi và địa chỉ (dự kiến) ứng dụng các kết quả nghiên cứu

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

13

Sản phẩm khi ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

13.1. Mô tả đặc tính của sản phẩm

(Mô tả một số đặc tính nổi bật, cơ bản của sản phẩm)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

13.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm

(Kê khai đầy đủ, phù hợp với những kết quả đã nêu tại mục 13.1)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

13.3. Tính ưu việt của sản phẩm

(Đánh giá một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các sản phẩm, công nghệ của nhiệm vụ so với các sản phẩm tương tự trong và ngoài nước; so sánh với các phương án tương tự để đánh giá hiệu quả của nhiệm vụ như: trình độ khoa học và công nghệ, tính phù hợp, hiệu quả kinh tế,...)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

13.4. Tiềm năng ứng dụng, thương mại hóa của sản phẩm

(Khả năng về thị trường, khả năng về kinh tế,...)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

14

Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

14.1. Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan

(Nêu những dự kiến đóng góp vào các lĩnh vực khoa học công nghệ ở trong nước và quốc tế)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

14.2. Đối với lợi ích quốc gia; quốc phòng an ninh; môi trường; sức khỏe con người; kinh tế - xã hội

(Nêu những tác động dự kiến của kết quả nghiên cứu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; an ninh quốc phòng; môi trường và sức khỏe con người)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

14.3. Dự báo rủi ro và phương án khắc phục khi ứng dụng kết quả nhiệm vụ KH&CN vào sản xuất và đời sống.

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

15. Kết luận và kiến nghị

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

………, ngày… tháng… năm 20…
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ỨNG DỤNG
(Họ và tên, chữ ký; đóng dấu nếu là tổ chức)

Phụ lục 4 - GXNTĐ

CƠ QUAN THỰC HIỆN THẨM ĐỊNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/.../GXNTĐ

GIẤY XÁC NHẬN

THẨM ĐỊNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÓ TIỀM ẨN YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI ÍCH QUỐC GIA, QUỐC PHÒNG, AN NINH, MÔI TRƯỜNG, TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Trên cơ sở Biên bản họp Hội đồng thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thành lập theo Quyết định số... ngày... tháng... năm... của ………

(Cơ quan thực hiện thẩm định) ………… thông báo về kết quả thẩm định nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước đối với:

Tên kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ: …………………………………

Thông tin về tổ chức/cá nhân đề nghị xác nhận kết quả nhiệm vụ(4): …………………….

Thời gian thực hiện: …………………………………………………………………………….

Kết quả thẩm định:

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

(Lưu ý: Giấy xác nhận này không thay thế giấy cấp phép sản xuất, lưu hành sản phẩm do các Bộ, ngành quản lý chuyên ngành quy định).


Nơi nhận:
- Tổ chức, cá nhân...
- Lưu: VT.

……, ngày... tháng...năm...
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THẨM ĐỊNH
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Tên thủ tục hành chính: Đánh giá đồng thời thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước mà có tiềm ẩn yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, môi trường, tính mạng, sức khỏe con người.

Lĩnh vực: Hoạt động khoa học và công nghệ.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu được đánh giá và thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ mà có tiềm ẩn yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, môi trường, tính mạng, sức khỏe con người hoặc trường hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ chưa có địa chỉ ứng dụng gửi hồ sơ theo quy định đến Sở Khoa học và Công nghệ để đánh giá và thẩm định trước khi ứng dụng.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm tiếp nhận:

Bộ phận nhận hồ sơ và trả kết quả, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa (Số 17 Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian tiếp nhận:

Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định).

c. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:

a) Đối với tổ chức, cá nhân: Hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

b) Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

- Hướng dẫn để tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;

- Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận hồ sơ, tài liệu cho cá nhân, tổ chức.

Bước 3. Xử lý hồ sơ:

- Kể từ khi nhận được hồ sơ, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, Sở Khoa học và Công nghệ xem xét những nội dung sau:

+ Xem xét hồ sơ và xác định các điều kiện tổ chức thực hiện việc đánh giá và thẩm định. Đối với những kết quả thực hiện nhiệm vụ mà Sở Khoa học và Công nghệ không đủ điều kiện thẩm định, Sở Khoa học và Công nghệ gửi công văn (kèm theo hồ sơ) đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện đánh giá và thẩm định, đồng thời thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị biết về cơ quan thực hiện thẩm định.

+ Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung trong thời hạn 30 ngày.

- Việc cấp Giấy xác nhận được thực hiện trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ cần được đo kiểm thì thời gian đo kiểm không được tính vào thời gian thực hiện đánh giá.

- Đối với trường hợp Thủ trưởng cơ quan thực hiện đánh giá và thẩm định không nhất trí với kết quả đánh giá, thẩm định của Hội đồng thẩm định, cơ quan thực hiện thẩm định thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị biết (trong đó nêu rõ lý do không đồng ý với kết luận của Hội đồng) và xem xét, thực hiện đánh giá, thẩm định lại kết quả thực hiện nhiệm vụ. Thời gian đánh giá, thẩm định lại và trả lời tổ chức, cá nhân đề nghị được thực hiện trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được biên bản đánh giá, thẩm định của Hội đồng thẩm định.

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm trả:

Bộ phận nhận hồ sơ và trả kết quả, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa (Số 17 Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian trả kết quả:

Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định).

2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a. Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Giấy đề nghị đánh giá, thẩm định của tổ chức, cá nhân ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (có mẫu).

+ Văn bản cho phép ứng dụng của tổ chức, cá nhân chủ trì kết quả thực hiện nhiệm vụ (có mẫu).

+ Tài liệu về kết quả thực hiện nhiệm vụ: Thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được phê duyệt (nếu có); Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và các tài liệu kèm theo; Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu kết quả nghiên cứu và Biên bản đánh giá của Hội đồng nghiệm thu các cấp (nếu có).

+ Thuyết minh chi tiết việc ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ vào sản xuất, đời sống (có mẫu).

+ Bản sao Dự án đầu tư ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (nếu có).

+ Bản sao quyết định thành lập, đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ (đối với tổ chức khoa học và công nghệ) hoặc đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh (đối với doanh nghiệp) của tổ chức đăng ký ứng dụng; Bản sao Chứng minh thư nhân dân đối với cá nhân đăng ký ứng dụng.

+ Bản chính tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân đăng ký ứng dụng.

+ Bản sao Giấy xác nhận kết quả thực hiện nhiệm (nếu có).

+ Bản sao Giấy xác nhận thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ đã được cấp (nếu có).

+ Những tài liệu khác có liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần thẩm định.

b. Số lượng: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

b. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d. Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

7. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Giấy đề nghị đánh giá, thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước. (Phụ lục 1-GĐN)

- Văn bản cho phép sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ. (Phụ lục 2- VBCPSD)

- Thuyết minh chi tiết việc ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước vào sản xuất và đời sống. (Phụ lục 3-TMUDKQ).

8. Phí, lệ phí: Không.

9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận đánh giá và thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khoa học và Công nghệ;

- Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

- Thông tư số 02/2015/TT-BKHCN ngày 06 tháng 3 năm 2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc đánh giá và thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ không sử dụng ngân sách nhà nước.

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Có.

Phụ lục 1 - GĐN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐÁNH GIÁ, THẨM ĐỊNH
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định)

Căn cứ Thông tư số ………/2015/TT-BKHCN ngày... tháng... năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc đánh giá và thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước;

……… (Tên tổ chức, cá nhân) ………đề nghị:

□ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

□ Thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

□ Đặc cách xác nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ:

Tên kết quả thực hiện nhiệm vụ: .......................................................................

Lĩnh vực khoa học và công nghệ: ....................................................................

Lĩnh vực ứng dụng:..........................................................................................

Thông tin về tổ chức, cá nhân đề nghị5:

Tên tổ chức đề nghị: .......................................................................................

□ Là đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ.

□ Là đơn vị ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Địa chỉ: ...........................................................................................................

Điện thoại…………………………………… Fax ...................................................

Website: .........................................................................................................

Họ tên người đề nghị: .....................................................................................

□ Là cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ

□ Là cá nhân ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Địa chỉ: ...........................................................................................................

Điện thoại:……………………………………… Email: ...........................................

Tổ chức/cá nhân cam kết:

1. Tính chính xác và trung thực của hồ sơ gửi kèm theo;

2. Tuân thủ các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật khác có liên quan;

3. Đảm bảo kinh phí đánh giá, thẩm định theo đúng quy định.

Liệt kê hồ sơ gửi kèm theo (Quy định tại Điều 8, Điều 13, Điều 20 Thông tư này):

- ………………

- ………………

………, ngày……. tháng…... năm 20....
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ỨNG DỤNG
(Họ và tên, chữ ký; đóng dấu nếu là tổ chức)

Phụ lục 2 - VBCPSD

VĂN BẢN CHO PHÉP SỬ DỤNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định)

Chúng tôi là (Tên tổ chức chủ trì kết quả thực hiện nhiệm vụ; địa chỉ; điện thoại; email...) hoặc (Cá nhân chủ trì kết quả thực hiện nhiệm vụ; địa chỉ; số chứng minh thư; điện thoại...) là chủ trì nhiệm vụ (Tên nhiệm vụ):

1. Đồng ý cho: Tổ chức/cá nhân (Tên/Thông tin) được sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ nêu trên để ứng dụng vào sản xuất và đời sống tại...(Tên tỉnh, thành phố ứng dụng).

2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ trên đã được thực hiện đánh giá, thẩm định như sau (liệt kê nếu có):

- Được cấp Giấy xác nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Được cấp Giấy xác nhận thẩm định lần 1 tại tỉnh, thành phố...

- Được cấp Giấy xác nhận thẩm định lần 2 tại tỉnh, thành phố...

- ………………………………………………………………………

Chúng tôi cam kết về tính chính xác của các thông tin trên.

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ
(Họ, tên, chữ ký; đóng dấu nếu là tổ chức)

Phụ lục 3 - TMUDKQ

THUYẾT MINH CHI TIẾT VIỆC ỨNG DỤNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀO SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG

I. THÔNG TIN CHUNG

1

Tên kết quả nhiệm vụ:

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

2

Thời gian nghiên cứu: ……………tháng

(Từ tháng... /năm... đến tháng... /năm...)

3

Tổ chức/cá nhân chủ trì kết quả nhiệm vụ

Họ và tên: ……………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh:……………………………. Giới tính: Nam □ / Nữ: □

Chức danh khoa học: ……………………………… Chức vụ ……………………………

Điện thoại tổ chức: ……………… Nhà riêng: ……………… Mobile: ……………………

Fax: ……………………………… E-mail: ……………………………………………………

Nơi công tác: ……………………………………………………………………………………

Địa chỉ tổ chức: …………………………………………………………………………………

Địa chỉ nhà riêng: ………………………………………………………………………………

II. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ỨNG DỤNG

4

Tổ chức, cá nhân ứng dụng kết quả nhiệm vụ

Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………………………………………………

Điện thoại:…………………………. Fax: …………………………………………………….

Website: …………………………………………………………………………………………

Địa chỉ ứng dụng: ………………………………………………………………………………

Số tài khoản: …………………………………………………………………………………..

Kho bạc nhà nước/Ngân hàng: ………………………………………………………………

Tên cơ quan chủ quản: ……………………………………………………………………….

5. Lĩnh vực ảnh hưởng:

- Lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh

- Môi trường

- Tính mạng, sức khỏe con người

- Khác

6. Địa điểm ứng dụng: Toàn quốc □; Liên tỉnh □; Tỉnh………… □.

7

Mục đích ứng dụng

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

8

Tổng quan tình hình nghiên cứu ứng dụng, luận giải về mục tiêu và những nội dung ứng dụng

8.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ứng dụng (Phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu ứng dụng trong nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu của kết quả nhiệm vụ, đặc biệt phải nêu cụ thể được những kết quả nhiệm vụ KH&CN có liên quan đến lĩnh vực ứng dụng)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

8.2. Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu ứng dụng

(Luận giải và cụ thể hóa mục tiêu đặt ra của kết quả nghiên cứu và những nội dung cần thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

9

Phương án phối hợp với các cơ sở sản xuất trong nước

(Trình bày rõ phương án phối hợp: các cơ sở sản xuất hoặc những người sử dụng kết quả nghiên cứu; khả năng đóng góp về nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng-nếu có)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

10

Phương án hợp tác quốc tế (nếu có)

(Trình bày rõ phương án phối hợp: tên đối tác nước ngoài; nội dung hợp tác, hình thức thực hiện. Phân tích rõ lý do cần hợp tác và dự kiến kết quả hợp tác, tác động của hợp tác đối với kết quả nghiên cứu)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

11

Khả năng ứng dụng

11.1. Khả năng về thị trường (Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, nêu tên và nhu cầu khách hàng cụ thể nếu có; điều kiện cần thiết để có thể đưa sản phẩm ra thị trường)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

11.2. Khả năng về ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh (Khả năng cạnh tranh về giá thành và chất lượng sản phẩm)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

11.3 Khả năng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

12

Phạm vi và địa chỉ (dự kiến) ứng dụng các kết quả nghiên cứu

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

13

Sản phẩm khi ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

13.1. Mô tả đặc tính của sản phẩm

(Mô tả một số đặc tính nổi bật, cơ bản của sản phẩm)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

13.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm

(Kê khai đầy đủ, phù hợp với những kết quả đã nêu tại mục 13.1)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

13.3. Tính ưu việt của sản phẩm

(Đánh giá một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các sản phẩm, công nghệ của nhiệm vụ so với các sản phẩm tương tự trong và ngoài nước; so sánh với các phương án tương tự để đánh giá hiệu quả của nhiệm vụ như: trình độ khoa học và công nghệ, tính phù hợp, hiệu quả kinh tế,...)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

13.4. Tiềm năng ứng dụng, thương mại hóa của sản phẩm

(Khả năng về thị trường, khả năng về kinh tế,...)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

14

Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

14.1. Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan

(Nêu những dự kiến đóng góp vào các lĩnh vực khoa học công nghệ ở trong nước và quốc tế)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

14.2. Đối với lợi ích quốc gia; quốc phòng an ninh; môi trường; sức khỏe con người; kinh tế - xã hội

(Nêu những tác động dự kiến của kết quả nghiên cứu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; an ninh quốc phòng; môi trường và sức khỏe con người)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

14.3. Dự báo rủi ro và phương án khắc phục khi ứng dụng kết quả nhiệm vụ KH&CN vào sản xuất và đời sống.

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

15. Kết luận và kiến nghị

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

………, ngày… tháng… năm 20…
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ỨNG DỤNG
(Họ và tên, chữ ký; đóng dấu nếu là tổ chức)

Phụ lục 4 – GXNĐGTĐ

CƠ QUAN THỰC HIỆN THẨM ĐỊNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/.../GXNĐGTĐ

GIẤY XÁC NHẬN

ĐÁNH GIÁ VÀ THẨM ĐỊNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Trên cơ sở Biên bản họp Hội đồng thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thành lập theo Quyết định số... ngày... của ………

………… (Cơ quan thực hiện thẩm định) cấp Giấy xác nhận đánh giá và thẩm định ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước đối với:

Tên nhiệm vụ khoa học và công nghệ: …………………………………

Thông tin về tổ chức/cá nhân đề nghị đánh giá, thẩm định kết quả nhiệm vụ(6): …………

Thời gian thực hiện nhiệm vụ: ……………………………………………………………………

Danh mục kết quả hình thành từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ:

1……………………………………………………………………………………………………

2……………………………………………………………………………………………………

3……………………………………………………………………………………………………


Nơi nhận:
- Tổ chức, cá nhân...;
- Lưu: VT.

……, ngày... tháng...năm...
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THẨM ĐỊNH
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Tên thủ tục hành chính: Cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Lĩnh vực: Hoạt động khoa học và công nghệ.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị Hồ sơ:

Doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) đầy đủ theo quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm:

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa (số 17, đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian:

Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định).

Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:

Đối với doanh nghiệp: Hồ sơ đóng thành tập, có đủ thành phần, số lượng theo theo quy định.

Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Kiểm tra hồ sơ theo quy định.

- Nếu hồ sơ đầy đủ và đúng theo quy định thì viết giấy biên nhận

- Nếu các hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không đúng thì hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ đầy đủ và đúng theo quy định.

Bước 3. Xử lý hồ sơ:

Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa tổ chức Hội đồng tư vấn để thẩm định hồ sơ:

- Nếu doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của quy định hiện hành, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.

- Trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm trả: Bộ phận nhận hồ sơ và trả kết quả, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa (số 17, đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định).

2. Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, Sở Khoa học và Công nghệ hoặc qua đường bưu điện.

3. Thành phần số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Giấy đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

+ Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao có chứng thực trong trường hợp Hồ sơ được gửi qua đường bưu điện);

+ Dự án sản xuất, kinh doanh (những nội dung liên quan đến kết quả khoa học và công nghệ là cơ sở đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ);

+ Đối với doanh nghiệp thành lập từ việc chuyển đổi tổ chức khoa học và công nghệ công lập, trong hồ sơ phải có thêm Quyết định phê duyệt Đề án chuyển đổi của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ gốc

4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Doanh nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và có đủ điều kiện để được công nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

8. Phí, lệ phí: Không.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Giấy đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Mẫu kèm theo).

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Đối tượng thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ hoàn thành việc ươm tạo và làm chủ công nghệ từ kết quả khoa học và công nghệ được sở hữu, sử dụng hợp pháp hoặc sở hữu hợp pháp công nghệ để trực tiếp sản xuất thuộc các lĩnh vực: công nghệ thông tin - truyền thông, đặc biệt công nghệ phần mềm tin học; công nghệ sinh học, đặc biệt công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thủy sản và y tế; công nghệ tự động hóa; công nghệ vật liệu mới, đặc biệt công nghệ nano; công nghệ bảo vệ môi trường; công nghệ năng lượng mới; công nghệ vũ trụ và một số công nghệ khác do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

- Chuyển giao công nghệ hoặc trực tiếp sản xuất trên cơ sở công nghệ đã ươm tạo và làm chủ hay sở hữu hợp pháp công nghệ theo quy định trên.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

- Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

- Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 của liên bộ Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Thông tư liên tịch số 17/2012/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 10/9/2012.

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Không.

Phụ lục I

(Kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/06/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

GIẤY ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN
DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ.

Kính gửi:………………………………………………………….

1. Tên doanh nghiệp:

- Tên viết tắt (nếu có):

- Tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài (nếu có):

- Tên viết tắt theo tiếng nước ngoài (nếu có):

2. Trụ sở chính:

- Địa chỉ

- Điện thoại:

- Fax:

- Email:

3. Đại diện doanh nghiệp:

- Họ và tên:…………………………………………. Giới tính: …………………………

- Số chứng minh nhân dân:……………….. do…………… cấp ngày...tháng… năm.,..

- Hộ khẩu thường trú:

4. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:……… ngày…. tháng.... năm 20..., do……… cấp.

5. Quyết định phê duyệt đề án chuyển đổi tổ chức và hoạt động để thành lập doanh nghiệp KH&CN (nếu có) số……… ngày… tháng… năm… do………… cấp.

(Chỉ yêu cầu đối với doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở chuyển đổi tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp khoa học và công nghệ công lập)

6. Kết quả KH&CN thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp:

- Tên kết quả:……………………… Nguồn gốc……………… Lĩnh vực…………………….

- Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp như: Văn bằng bảo hộ; Quyết định giao quyền sử dụng hoặc sở hữu kết quả KH&CN; Hợp đồng,...

7. Quá trình ươm tạo và làm chủ công nghệ của doanh nghiệp:

Giải trình rõ việc sử dụng kết quả KH&CN như sau:

- Tự nghiên cứu hoặc nhận chuyển giao kết quả KH&CN sau đó ươm tạo và làm chủ công nghệ và chuyển giao công nghệ đó.

- Tự nghiên cứu hoặc nhận chuyển giao kết quả KH&CN sau đó ươm tạo và làm chủ công nghệ và trực tiếp sản xuất trên cơ sở công nghệ đó.

8. Danh mục các sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ:....

9. Phần cam đoan: Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng và hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung kê khai trong Hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Nếu được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tôi cam đoan hoạt động đúng quy định của pháp luật, đúng nội dung đề nghị chứng nhận và chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình trước pháp luật.

………, ngày... tháng… năm 20...
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(ký và ghi rõ họ tên)

Tên thủ tục hành chính: Cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Lĩnh vực: Hoạt động khoa học và công nghệ.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện

Bước 1. Chuẩn bị Hồ sơ:

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ bị mất Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ hoặc Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ bị rách, nát hoặc bị tiêu hủy, chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm tiếp nhận:

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa (Số 17, đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian tiếp nhận:

Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định).

c. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:

a) Đối với doanh nghiệp: Hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

b) Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Kiểm tra hồ sơ theo quy định.

- Nếu hồ sơ đầy đủ và đúng theo quy định thì viết giấy biên nhận.

- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không đúng thì hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ đầy đủ và đúng theo quy định.

Bước 3. Xử lý hồ sơ:

Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa tổ chức thẩm định hồ sơ:

+ Nếu Doanh nghiệp khoa học và công nghệ đáp ứng các yêu cầu của quy định hiện hành, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

+ Trong trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm trả:

Bộ phận nhận hồ sơ và trả kết quả, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa (Số 17, đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa),

b. Thời gian trả kết quả:

Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định).

2. Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp khoa học và công nghệ nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, Sở Khoa học và Công nghệ hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

+ Văn bản, tài liệu chứng minh doanh nghiệp đã thông báo về việc mất Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN trên phương tiện thông tin đại chúng trong trường hợp mất Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN;

+ Bản chính Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN đã được cấp trong trường hợp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ bị rách, nát.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ gốc.

4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

b. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d. Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

7. Tên mẫu đơn, tờ khai:

Đơn đề nghị thay đổi, bổ sung, cấp lại giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí: Không.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Trường hợp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN bị mất, doanh nghiệp KH&CN có trách nhiệm khai báo với cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi mất và thông báo ít nhất 03 (ba) lần trên phương tiện thông tin đại chúng. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày có thông báo lần cuối, doanh nghiệp đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.

- Trường hợp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN bị rách, nát, doanh nghiệp KH&CN đăng ký cấp lại.

- Trường hợp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN bị tiêu hủy, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có văn bản đề nghị để được cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN trong đó nêu rõ lý do.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

- Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

- Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 của liên Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Thông tư liên tịch số 17/2012/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 10/9/2012.

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Không.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Không.

Tên thủ tục hành chính: Sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Lĩnh vực: Hoạt động khoa học và công nghệ.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ chuẩn bị nộp hồ sơ đăng ký sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm tiếp nhận:

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa (Số 17, đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian tiếp nhận:

Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định).

c. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:

a) Đối với doanh nghiệp: Hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

b) Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

- Nếu hồ sơ đầy đủ và đúng theo quy định thì viết giấy biên nhận.

- Nếu các hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không đúng thì hướng dẫn doanh nghiệp khoa học và công nghệ lập hồ sơ đầy đủ và đúng theo quy định.

Bước 3. Xử lý hồ sơ:

Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa tổ chức thẩm định hồ sơ:

+ Nếu doanh nghiệp khoa học và công nghệ đáp ứng các yêu cầu của quy định hiện hành, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo các nội dung sửa đổi, bổ sung.

+ Trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm trả:

Bộ phận nhận hồ sơ và trả kết quả, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa (Số 17, đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian trả kết quả:

Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định).

2. Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ về nội dung sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa hoặc qua đường bưu điện

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

+ Bản chính Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN;

+ Văn bản, tài liệu chứng minh về việc thay đổi thông tin liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ gốc.

4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

b. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d. Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các doanh nghiệp khoa học và Công nghệ.

7. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không.

8. Phí, lệ phí: Không.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Các doanh nghiệp khoa học và công nghệ thay đổi thông tin liên quan đến tên gọi, đăng ký doanh nghiệp, người đứng đầu doanh nghiệp đề nghị cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

- Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

- Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 của liên Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Thông tư liên tịch số 17/2012/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 10/9/2012.

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Không.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Không.

Tên thủ tục hành chính: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ)

Lĩnh vực: Hoạt động khoa học và công nghệ.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị Hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ đầy đủ theo quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm:

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa (số 17, đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian:

Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định).

Bước 3. Xử lý hồ sơ của cá nhân, tổ chức:

Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức xem xét hồ sơ:

+ Nếu tổ chức, cá nhân đáp ứng được các yêu cầu theo những quy định hiện hành, Sở Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.

+ Trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 4. Trả kết quả

a. Địa điểm trả: Bộ phận nhận hồ sơ và trả kết quả, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa (số 17, đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Khoa học và Công nghệ hoặc qua đường bưu điện.

3. Thành phần số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.

+ Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển giao công nghệ bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trong trường hợp các bên tham gia chuyển giao công nghệ là tổ chức, cá nhân Việt Nam thì chỉ cần bản hợp đồng chuyển giao công nghệ bằng tiếng Việt. Hợp đồng phải được các bên ký kết, đóng dấu và có chữ ký tắt của các bên, đóng dấu giáp lai vào các trang của hợp đồng và phụ lục nếu một trong các bên tham gia hợp đồng là tổ chức.

+ Giấy chứng nhận đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư, Đăng ký kinh doanh, Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ,....) của các bên tham gia hợp đồng.

+ Giấy xác nhận tư cách pháp lý của người đại diện các bên tham gia trong hợp đồng.

+ Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ (nếu có sử dụng vốn nhà nước).

+ Giấy ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ).

b) Số lượng hồ sơ: 03 bộ hồ sơ, trong đó có ít nhất 01 bộ hồ sơ gốc.

4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

b. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d. Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ).

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.

8. Phí, lệ phí:

Đối với các Hợp đồng chuyển giao công nghệ đăng ký lần đầu thì phí thẩm định Hợp đồng chuyển giao công nghệ được tính theo tỷ lệ bằng 0,1% (một phần nghìn) tổng giá trị của Hợp đồng chuyển giao công nghệ nhưng tối đa không quá 10.000.000 (mười triệu) đồng và tối thiểu không dưới 3.000.000 (ba triệu) đồng.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (Mẫu kèm theo).

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Trong trường hợp có nhu cầu đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, bên nhận công nghệ (trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam) thay mặt các bên phải gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chuyển giao công nghệ ngày 29/11/2006;

- Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ, được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 103/2011/NĐ-CP ngày 15/11/2011 và Nghị định số 120/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014;

- Thông tư số 200/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định Hợp đồng chuyển giao công nghệ.

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Không.

Mẫu

Đơn đề nghị đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ
(Ban hành theo 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------

Tỉnh (thành phố), ngày... tháng... năm...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ
HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Kính gửi: hoặc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

I. Các bên tham gia hợp đồng chuyển giao công nghệ:

1. Bên giao công nghệ:

Tên (tổ chức, cá nhân):

Địa chỉ:

Tel: ; Email: ; Fax:

Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính:

Tên người đại diện: ; Chức danh:

2. Bên nhận công nghệ:

Tên (tổ chức, cá nhân):

Địa chỉ:

Tel: ; Email: ; Fax:

Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính:

Tên người đại diện: ; Chức danh:

II. Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ:

1. Sản phẩm của công nghệ được chuyển giao

- Tên, ký hiệu sản phẩm.

- Tiêu chuẩn chất lượng (theo tiêu chuẩn cơ sở, Việt Nam, quốc tế...)

- Sản lượng:

- Tỷ lệ xuất khẩu (nếu xác định được):

2. Nội dung chuyển giao công nghệ:

Nội dung

Không

Ghi chú

+ Bí quyết công nghệ

+ Tài liệu kỹ thuật

+ Đào tạo

+ Trợ giúp kỹ thuật

+ Li xăng các đối tượng sở hữu công nghiệp (sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hóa...)

Số đăng ký:

II. Các văn bản kèm theo Đơn đề nghị đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ:

- Hợp đồng bằng tiếng Việt

□, số lượng bản:......

- Hợp đồng bằng tiếng (nước ngoài)....

□, số lượng bản: ……

- Các văn bản khác:

+ Giấy chứng nhận đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư, Đăng ký kinh doanh, Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ,....) của các bên tham gia hợp đồng.

+ Giấy xác nhận tư cách pháp lý của người đại diện các bên tham gia hợp đồng

+ Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ (nếu có sử dụng vốn nhà nước).

+ Giấy ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ).

Chúng tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

TM. CÁC BÊN
BÊN NHẬN
(chữ ký, tên, chức vụ người ký và đóng dấu) đối với chuyển giao công nghệ trong nước hoặc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam

Hoặc
BÊN GIAO
(chữ ký, tên, chức vụ người ký và đóng dấu) đối với chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài

Lưu ý: Đối với ô trống □ nếu có (hoặc đúng) thì đánh dấu X vào trong ô trống.

Tên thủ tục hành chính: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển giao công nghệ (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ).

Lĩnh vực: Hoạt động khoa học và công nghệ.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ đầy đủ theo quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm:

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa (số 17, đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian:

Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định).

Bước 3. Xử lý hồ sơ của cá nhân, tổ chức:

Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức xem xét hồ sơ:

+ Nếu tổ chức, cá nhân đáp ứng được các yêu cầu theo những quy định hiện hành, Sở Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ.

+ Trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm trả: Bộ phận nhận hồ sơ và trả kết quả, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa (số 17, đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Khoa học và Công nghệ hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị đăng ký sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển giao công nghệ.

+ Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển giao công nghệ bổ sung, sửa đổi bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trong trường hợp các bên tham gia chuyển giao công nghệ là tổ chức, cá nhân Việt Nam thì chỉ cần bản hợp đồng chuyển giao công nghệ sửa đổi, bổ sung bằng tiếng Việt. Hợp đồng phải được các bên ký kết, đóng dấu và có chữ ký tắt của các bên, đóng dấu giáp lai vào các trang của hợp đồng và phụ lục nếu một trong các bên tham gia hợp đồng là tổ chức.

+ Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ và Giấy chứng nhận đăng ký sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được cấp (nếu có).

+ Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ sửa đổi, bổ sung những nội dung thuộc thẩm quyền chấp thuận của cơ quan quyết định đầu tư (nếu có sử dụng vốn nhà nước).

+ Giấy ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ).

b) Số lượng hồ sơ: 03 bộ hồ sơ, trong đó 01 bộ hồ sơ gốc và 02 bộ sao chụp.

4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ đối với những trường hợp không thuộc thẩm quyền do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

b. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d. Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ.

8. Phí, lệ phí:

Đối với các Hợp đồng chuyển giao công nghệ đề nghị đăng ký sửa đổi, bổ sung thì phí thẩm định Hợp đồng chuyển giao công nghệ được tính theo tỷ lệ bằng 0,1% (một phần nghìn) tổng giá trị của Hợp đồng sửa đổi, bổ sung nhưng tối đa không quá 5.000.000 (năm triệu) đồng và tối thiểu không dưới 2.000.000 (hai triệu) đồng.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị đăng ký sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển giao công nghệ (Mẫu kèm theo).

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chuyển giao công nghệ ngày 29/11/2006;

- Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ, được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 103/2011/NĐ-CP ngày 15/11/2011 và Nghị định số 120/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014;

- Thông tư số 200/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định Hợp đồng chuyển giao công nghệ.

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Không.

Mẫu

Đơn đề nghị đăng ký sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển giao công nghệ
(Ban hành theo Nghị định số 103/2011/NĐ-CP ngày 15/11/2011 của Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

Tỉnh (thành phố), ngày... tháng... năm...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa

I. CÁC BÊN THAM GIA HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ:

1. Bên giao công nghệ:

Tên (tổ chức/cá nhân): .................................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

Tel:............................; Email:……………………………………; Fax: ................................

Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính: ......................................................................

Tên người đại diện:…………………………………………; Chức danh: ..............................

Số CMT/hộ chiếu: ........................................................................................................

2. Bên nhận công nghệ:

Tên (tổ chức/cá nhân): .................................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

Tel:...................................; Email:………………………………; Fax: ...............................

Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính: ......................................................................

Tên người đại diện:……………………………………; Chức danh: ....................................

Số CMT/hộ chiếu: ........................................................................................................

II. HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ĐÃ ĐƯỢC CẤP ĐĂNG KÝ

1. Giấy chứng nhận đăng ký:

- Số GCN: ...................................................................................................................

- Ngày cấp: .................................................................................................................

- Nơi cấp: ...................................................................................................................

2. Tên công nghệ: .......................................................................................................

3. Nội dung chuyển giao công nghệ (nêu cụ thể nội dung chuyển giao: Bí quyết công nghệ, tài liệu kỹ thuật, đào tạo, trợ giúp kỹ thuật và các đối tượng SHCN):.................................................................................

4. Sản phẩm của công nghệ chuyển giao:

- Sản phẩm (tên, ký mã hiệu sản phẩm): .......................................................................

- Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn VN hay tiêu chuẩn cơ sở,...):

...................................................................................................................................

- Tỷ lệ xuất khẩu: .........................................................................................................

5. Dạng chuyển giao công nghệ:

- Độc quyền

Không độc quyền

- Được chuyển giao lại

Không được chuyển giao lại

6. Phạm vi lãnh thổ công nghệ được chuyển giao:

- Lãnh thổ được chuyển giao: ......................................................................................

- Vùng, miền được chuyển giao (miền Bắc, miền Trung, miền Nam):...............................

(Ghi cụ thể địa bàn chuyển giao)

7. Giá công nghệ chuyển giao:

- Phương thức thanh toán: ...........................................................................................

- Mức phí: ...................................................................................................................

8. Thời hạn hợp đồng chuyển giao công nghệ: .............................................................

9. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ: ..........................................

10. Số lần bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ: ....................................

- Sửa đổi, bổ sung lần 1: .............................................................................................

+ Nội dung sửa đổi, bổ sung: ......................................................................................

+ Số GCN đăng ký sửa đổi, bổ sung: ..........................................................................

- Sửa đổi, bổ sung lần 2: .............................................................................................

+ Nội dung sửa đổi, bổ sung: ......................................................................................

+ Số GCN đăng ký sửa đổi, bổ sung: ..........................................................................

- .................................................................................................................................

III. HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

- Nội dung sửa đổi, bổ sung (nêu cụ thể bổ sung, sửa đổi điều khoản nào trong hợp đồng chuyển giao công nghệ):

- Nội dung sửa đổi, bổ sung khác: ...............................................................................

- Lý do sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển giao công nghệ: ........................................

...................................................................................................................................

- Mức phí (nếu có - nêu rõ sự thay đổi phí chuyển giao công nghệ khi có sự sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển giao công nghệ): .........................................................................................................................

IV. CÁC VĂN BẢN KÈM THEO ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ BỔ SUNG, SỬA ĐỔI HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ:

- Hợp đồng CGCN sửa đổi, bổ sung bằng tiếng Việt, số lượng bản: .............................

- Hợp đồng CGCN sửa đổi, bổ sung bằng tiếng (nước ngoài), số lượng bản: ................

- Các văn bản khác:

+ Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ và Giấy chứng nhận đăng ký sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được cấp (nếu có).

+ Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ sửa đổi, bổ sung những nội dung thuộc thẩm quyền chấp thuận của cơ quan quyết định đầu tư (nếu có sử dụng vốn nhà nước).

+ Giấy ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ sửa đổi, bổ sung).

Chúng tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

TM. CÁC BÊN
BÊN NHẬN
(Chữ ký, tên, chức vụ người ký và đóng dấu)
đối với chuyển giao công nghệ trong nước hoặc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam

Hoặc
BÊN GIAO
(Chữ ký, tên, chức vụ người ký và đóng dấu) đối với chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài

Tên thủ tục hành chính: Khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế.

Lĩnh vực: Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Cá nhân, tổ chức có nhu cầu khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế với công suất trên mức miễn trừ khai báo cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm tiếp nhận:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa (Số 17 đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian tiếp nhận:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

c. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:

- Đối với tổ chức, cá nhân: Không.

- Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Không.

Bước 3. Xử lý hồ sơ:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có thiết bị X-quang nộp phiếu khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán y tế cho Sở KH&CN.

Bước 2: Sở Khoa học và Công nghệ xem xét phiếu khai báo và đề nghị bổ sung thông tin (nếu có).

Bước 3: Sở Khoa học và Công nghệ cấp Giấy xác nhận đã khai báo.

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm trả:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa (Số 17 đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian trả kết quả:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định).

2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Phiếu khai báo thiết bị X quang chẩn đoán y tế: 01 bản (có mẫu).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

7. Tên mẫu đơn, tờ khai: Phiếu khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán y tế.

8. Phí, lệ phí: Không.

9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận khai báo.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

- Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/07/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Không

Mẫu

Phiếu khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán y tế
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------

PHIẾU KHAI BÁO THIẾT BỊ X-QUANG CHẨN ĐOÁN Y TẾ

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1. Tên tổ chức, cá nhân:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại: 4. Fax:

5. E-mail:

II. ĐẶC TÍNH CỦA THIẾT BỊ

1. Tên thiết bị:

2. Mã hiệu (Model):

3. Hãng, nước sản xuất:

4. Năm sản xuất:

5. Điện áp cực đại (kV):

6. Dòng cực đại (mA):

7. Mục đích sử dụng;

Soi, chụp chẩn đoán tổng hợp

Soi chẩn đoán có tăng sáng truyền hình

Chụp can thiệp

Chụp răng

Chụp vú

Chụp cắt lớp CT

Đo mật độ xương

Chụp thú y

Mục đích khác (ghi rõ):

8. Cố định hay di động:

□ Cố định

□ Di động

9. Nơi đặt thiết bị cố định (ghi rõ vị trí phòng đặt thiết bị):

III. ĐẦU BÓNG PHÁT TIA X

1. Mã hiệu (Model):

2. Số sêri (Serial Number):

3. Hãng, nước sản xuất:

4. Năm sản xuất:

IV. BÀN ĐIỀU KHIỂN

1. Mã hiệu (Model):

2. Số sêri (Serial Number):

3. Hãng, nước sản xuất:

IV. BỘ PHẬN TĂNG SÁNG (đối với thiết bị tăng sáng truyền hình)

1. Mã hiệu (Model.:

2. Số sêri (Serial Number):

3. Hãng, nước sản xuất:


NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)

……, ngày.... tháng... năm....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN KHAI BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế).

Lĩnh vực: Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Cá nhân, tổ chức có sử dụng thiết bị X-quang trong y tế cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm tiếp nhận:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa (Số 17 đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian tiếp nhận:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

c. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:

- Đối với tổ chức, cá nhân: Không.

- Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Không.

Bước 3. Xử lý hồ sơ:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế nộp hồ sơ cho Sở KH&CN.

Bước 2: Sở Khoa học và Công nghệ xem xét hồ sơ và tổ chức thẩm định:

+ Nếu đủ điều kiện theo quy định hiện hành, Sở Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế).

+ Trong trường hợp không cấp giấy phép, Sở Khoa học và Công nghệ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm trả:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa (Số 17 đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian trả kết quả:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định).

2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a. Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn đề nghị: 01 bản (có mẫu);

+ Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn: 01 bản (có mẫu);

+ Phiếu khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế: 01 bản (có mẫu);

+ Báo cáo đánh giá an toàn: 01 bản (có mẫu);

+ Bản sao quyết định thành lập tổ chức, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy đăng ký hành nghề. Trường hợp các loại giấy tờ này bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ký quyết định thành lập hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy đăng ký hành nghề;

+ Bản sao tài liệu của nhà sản xuất cung cấp thông tin như được khai trong phiếu khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế. Trường hợp không có tài liệu của nhà sản xuất về các thông tin đã khai báo, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải tiến hành xác định lại các thông số kỹ thuật của thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế;

+ Bản sao hợp đồng dịch vụ xác định liều chiếu xạ cá nhân với tổ chức, cá nhân được cấp giấy đăng ký hoạt động dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân;

+ Bản sao chứng chỉ nhân viên bức xạ của người phụ trách an toàn. Trường hợp chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 22 của Thông tư 08/2010/TT-BKHCN cùng hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ;

+ Bản dịch các tài liệu tiếng nước ngoài.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế).

8. Phí, lệ phí:

- Phí thẩm định an toàn:

+ Thiết bị X-quang chụp răng:

1.500.000 đồng/1 thiết bị

+ Thiết bị X-quang chụp vú:

1.500.000 đồng/1 thiết bị

+ Thiết bị X-quang di động:

1.500.000 đồng/1 thiết bị

+ Thiết bị X-quang chẩn đoán thông thường:

2.000.000 đồng/1 thiết bị

+ Thiết bị đo mật độ xương:

2.000.000 đồng/1 thiết bị

+ Thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình:

4.000.000 đồng/1 thiết bị

+ Thiết bị X-quang chụp cắt lớp vi tính:

6.000.000 đồng/1 thiết bị

+ Hệ thiết bị PET/CT:

12.000.000 đồng/1 thiết bị

- Lệ phí cấp giấy phép:

100.000 đồng

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (Mẫu kèm theo).

- Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn bức xạ (Mẫu kèm theo).

- Phiếu khai báo thiết bị X-quang (Mẫu kèm theo).

- Báo cáo đánh giá an toàn, bao gồm: Trang bìa chính, trang bìa phụ và nội dung báo cáo (Mẫu kèm theo).

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

- Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/07/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.

- Thông tư số 76/2010/TT-BTC ngày 17/05/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Không.

Mẫu

Đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ

(.......7.......)

Kính gửi: ………………………8…………………………

1. Tên tổ chức9/cá nhân đề nghị cấp giấy phép:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại: 4. Fax:

5. E-mail:

6. Người đứng đầu tổ chức10:

- Họ và tên:

- Chức vụ:

- Số giấy CMND / Hộ chiếu:

7. Đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ sau:

TT

Tên công việc bức xạ

Nơi tiến hành công việc bức xạ

1

2

….

8. Các tài liệu kèm theo:

(1)

(2)

……

Tôi cam đoan các khai báo là đúng sự thật, bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ và các điều kiện ghi trong giấy phép.

……, ngày.... tháng... năm...
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Mẫu

Phiếu khai báo nhân viên bức xạ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

PHIẾU KHAI BÁO NHÂN VIÊN BỨC XẠ

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1. Tên tổ chức, cá nhân:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại: 4. Fax:

5. E-mail:

II. NGƯỜI PHỤ TRÁCH AN TOÀN

1. Họ và tên:

2. Ngày tháng năm sinh: 3. Giới tính:

4. Số CMND / Hộ chiếu: Ngày cấp: Nơi cấp:

5. Trình độ nghiệp vụ:

6. Phòng/khoa/phân xưởng đang làm việc:

Điện thoại:

8. Số quyết định bổ nhiệm phụ trách an toàn11: Ký ngày:

9. Giấy chứng nhận đào tạo về an toàn bức xạ:

- Số giấy chứng nhận:

- Ngày cấp:

- Cơ quan cấp:

III. NHÂN VIÊN BỨC XẠ KHÁC

Tổng số: ………nhân viên

TT

Họ và tên

Năm sinh

Giới tính

Đào tạo an toàn bức xạ

Chứng chỉ nhân viên bức xạ12

Chuyên môn nghiệp vụ

Công việc đảm nhiệm

Nơi làm việc khác có tiếp xúc với bức xạ

1

Số chứng nhận:

Ngày cấp:

Cơ quan cấp:

Số chứng chỉ:

Ngày cấp:

Cơ quan cấp:

2

3

…, ngày.... tháng... năm....
NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN KHAI BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Mẫu

Phiếu khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán y tế
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

PHIẾU KHAI BÁO THIẾT BỊ X-QUANG CHẨN ĐOÁN Y TẾ

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1.Tên tổ chức, cá nhân:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại: 4. Fax:

5. E-mail:

II. ĐẶC TÍNH CỦA THIẾT BỊ

1. Tên thiết bị:

2. Mã hiệu (Model):

3. Hãng, nước sản xuất:

4. Năm sản xuất:

5. Điện áp cực đại (kV):

6. Dòng cực đại (mA):

7. Mục đích sử dụng;

Soi, chụp chẩn đoán tổng hợp

Soi chẩn đoán có tăng sáng truyền hình

Chụp can thiệp

Chụp răng

Chụp vú

Chụp cắt lớp CT

Đo mật độ xương

Chụp thú y

Mục đích khác (ghi rõ):

8. Cố định hay di động:

□ Cố định

□ Di động

9. Nơi đặt thiết bị cố định (ghi rõ vị trí phòng đặt thiết bị):

III. ĐẦU BÓNG PHÁT TIA X

1. Mã hiệu (Model):

2. Số sêri (Serial Number):

3. Hãng, nước sản xuất:

4. Năm sản xuất:

IV. BÀN ĐIỀU KHIỂN

1. Mã hiệu (Model):

2. Số sêri (Serial Number):

3. Hãng, nước sản xuất:

IV. BỘ PHẬN TĂNG SÁNG (đối với thiết bị tăng sáng truyền hình)

1. Mã hiệu (Model.:

2. Số sêri (Serial Number):

3. Hãng, nước sản xuất:


NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)

……, ngày.... tháng... năm....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN KHAI BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Mẫu

Báo cáo đánh giá an toàn
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

... TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP...

(trang bìa chính.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN

(TÊN CÔNG VIỆC BỨC XẠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP)

(Địa đanh), tháng... năm…

... TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP...

(trang bìa phụ)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN

(TÊN CÔNG VIỆC BỨC XẠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP)

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

(Người đứng đầu tổ chức ký, ghi họ tên, đóng dấu)

(Địa danh), tháng... năm…

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN

(Sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế)

Phần I. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép

- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy phép; địa chỉ nơi đặt trụ sở chính; địa chỉ gửi thư (nếu khác so với địa chỉ nơi đặt trụ sở chính); điện thoại liên lạc, số fax, e-mail; địa chỉ nơi tiến hành công việc bức xạ.

- Họ tên, chức vụ, địa chỉ liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail) của người đứng đầu tổ chức.

- Họ tên, chức vụ, địa chỉ liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail) của Lãnh đạo được phân công trách nhiệm tổ chức quản lý an toàn (nếu khác với người đứng đầu tổ chức).

- Họ tên, địa chỉ liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail), trình độ chuyên môn, chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ (số giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ, nơi cấp và ngày cấp giấy chứng nhận); số và ngày ký quyết định bổ nhiệm của người phụ trách an toàn.

Phần II. Tổ chức quản lý an toàn bức xạ

- Trình bày sơ đồ tổ chức các phòng ban, đơn vị trong cơ sở và vị trí của phòng, ban, đơn vị trực tiếp tiến hành công việc bức xạ.

- Nêu rõ chính sách quản lý an toàn bức xạ của cơ sở (quan điểm và cam kết trong việc bảo đảm an toàn bức xạ).

- Liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng làm căn cứ khi xây dựng chương trình quản lý an toàn bức xạ tại cơ sở.

Phần III. Các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ

- Mô tả cách thức lập hồ sơ quản lý cho từng thiết bị X-quang; quy định về kiểm kê, kiểm tra định kỳ đối với các thiết bị X-quang.

- Mô tả biện pháp bảo vệ chống chiếu ngoài, bao gồm: các biện pháp kiểm soát người ra vào phòng đặt thiết bị X-quang (kiểm soát hành chính, sử dụng biển cảnh báo, tín hiệu cảnh báo); thiết kế của phòng đặt thiết bị X-quang và thuyết minh tính toán che chắn bức xạ; các trang thiết bị bảo hộ cá nhân chống bức xạ hiện có.

Đối với trường hợp sử dụng thiết bị X-quang di động, mô tả quy trình tiến hành chụp và biện pháp bảo vệ chống bức xạ trong quá trình chụp.

- Mô tả chi tiết quy trình vận hành thiết bị X-quang và quy trình sửa chữa, bảo dưỡng.

Phần IV. Kiểm soát liều chiếu xạ nghề nghiệp và sức khỏe nhân viên bức xạ

- Nêu rõ quy định nội bộ về việc sử dụng liều kế cá nhân; tần suất đo, đánh giá liều chiếu xạ cá nhân; đơn vị cung cấp dịch vụ đo, đánh giá chiếu xạ cá nhân; cách thức lập và quản lý hồ sơ liều chiếu xạ cá nhân của nhân viên bức xạ; quy định về việc thông báo kết quả đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ.

- Liệt kê danh sách nhân viên bức xạ được đo, đánh giá liều chiếu xạ cá nhân.

- Nêu rõ quy định về kiểm tra sức khỏe khi tuyển dụng và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên bức xạ, tần suất kiểm tra.

- Liệt kê danh sách nhân viên bức xạ đã được khám sức khỏe khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

Phần V. Bảo đảm an toàn bức xạ đối với bệnh nhân

- Nội quy an toàn bức xạ đối với bệnh nhân.

- Các quy định về kiểm tra các thiết bị X-quang, nêu rõ tần suất kiểm tra.

- Kết quả kiểm tra của từng thiết bị khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

Phần VI. Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ

Trình bày kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, bao gồm các nội dung:

- Liệt kê các tình huống sự cố bức xạ có thể xảy ra.

- Phân công trách nhiệm xử lý khi cố sự cố xảy ra.

- Quy trình ứng phó cho từng tình huống sự cố.

- Quy định về huấn luyện.

- Quy định lập và lưu giữ hồ sơ về sự cố.

- Họ và tên người được phân công phụ trách ứng phó sự cố.

Phần VII. Các tài liệu kèm theo

- Sơ đồ mặt bằng tổng thể khu vực nơi lắp đặt, sử dụng thiết bị X-quang.

- Bản vẽ thiết kế xây dựng phòng đặt máy X-quang.

- Bản sao quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn.

- Bản sao nội quy an toàn bức xạ.

- Bản sao quy trình vận hành, sử dụng thiết bị X-quang.

- Bản sao biên bản đo kiểm tra an toàn bức xạ.

- Kết quả đọc liều cá nhân của nhân viên bức xạ trong thời gian thời hạn của giấy phép (áp dụng đối với trường hợp gia hạn giấy phép).

- Bản sao biên bản kiểm tra thiết bị X-quang do tổ chức được phép kiểm tra thực hiện.

- Bản sao kế hoạch ứng phó sự cố.

- Danh sách nhân viên bức xạ mới so với hồ sơ đề nghị cấp phép lần trước (áp dụng đối với trường hợp gia hạn giấy phép).

Tên thủ tục hành chính: Gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế).

Lĩnh vực: Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu yêu cầu gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế) cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm tiếp nhận:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa. (Số 17 đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian tiếp nhận:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định).

c. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:

- Đối với tổ chức, cá nhân: Không.

- Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Không.

Bước 3. Xử lý hồ sơ:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có yêu cầu gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế) nộp hồ sơ cho Sở KH&CN.

Bước 2: Sở KH&CN xem xét hồ sơ và tổ chức thẩm định:

+ Nếu đủ điều kiện theo quy định hiện hành, Sở Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (gia hạn).

+ Trong trường hợp không cấp giấy phép, Sở Khoa học và Công nghệ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Sở Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế).

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm trả:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa. (Số 17 đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian trả kết quả:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn đề nghị: 01 bản (có mẫu);

+ Phiếu khai báo đối với nhân viên bức xạ hoặc người phụ trách an toàn bức xạ mới so với hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép lần trước: 01 bản (có mẫu);

+ Báo cáo đánh giá an toàn bức xạ (tương ứng với công việc bức xạ đề nghị gia hạn): 01 bản (có mẫu);

+ Bản sao giấy phép đã được cấp và sắp hết hạn.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (gia hạn).

8. Phí, lệ phí:

- Phí thẩm định an toàn: 75% mức thu phí thẩm định cấp giấy phép mới.

- Lệ phí cấp phép: 100.000 đồng.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

60 ngày trước khi giấy phép hết hạn, người được cấp giấy phép phải đề nghị gia hạn giấy phép. Nếu người được cấp giấy phép đề nghị gia hạn sau thời gian quy định này, thì hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép sẽ không được xem xét và cơ sở phải làm thủ tục xin cấp giấy phép mới.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

- Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/07/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.

- Thông tư số 76/2010/TT-BTC ngày 17/05/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Không.

Mẫu

Đơn đề nghị gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ

Kính gửi: ……………………13………………………..

1. Tên tổ chức / cá nhân đề nghị gia hạn giấy phép:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại: 4. Fax:

5. E-mail:

6. Người đứng đầu tổ chức14:

- Họ và tên:

- Chức vụ:

- Số giấy CMND / Hộ chiếu:

7. Đề nghị gia hạn giấy phép sau:

- Số giấy phép:

- Cấp ngày:

- Có thời hạn đến ngày:

8. Các tài liệu kèm theo:

(1)

(2)

(3)

Tôi cam đoan các khai báo là đúng sự thật, bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ và các điều kiện ghi trong giấy phép.

……, ngày.... tháng... năm...
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Tên thủ tục hành chính: Sửa đổi, bổ sung giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế).

Lĩnh vực: Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân.

NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân có yêu cầu sửa đổi, bổ sung giấy phép tiến hành công việc bức xạ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

1. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa. (Số 17 đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian tiếp nhận:

Theo giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trừ ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định.

3. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:

a. Đối với tổ chức cá nhân: Không.

b. Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Không.

Bước 3. Xử lý hồ sơ:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có yêu cầu sửa đổi, bổ sung giấy phép tiến hành công việc bức xạ nộp hồ sơ cho Sở KH&CN.

Bước 2: Sở KH&CN xem xét hồ sơ và tổ chức thẩm định:

+ Nếu đủ điều kiện theo quy định hiện hành, Sở KH&CN cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sửa đổi, bổ sung).

+ Trong trường hợp không cấp giấy phép, Sở KH&CN trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Sở KH&CN cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sửa đổi, bổ sung).

Bước 4: Trả kết quả:

a. Địa điểm trả kết quả:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa. (Số 17 đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian trả kết quả:

Theo giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định).

2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

3. Thành phần số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị: 01 bản (có mẫu);

+ Bản gốc giấy phép cần sửa đổi;

+ Các văn bản xác nhận thông tin sửa đổi cho các trường hợp thay đổi tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax.

+ Bản sao hợp đồng chuyển nhượng đối với trường hợp giảm số lượng nguồn thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sửa đổi, bổ sung).

8. Phí, lệ phí:

- Phí thẩm định an toàn: Không.

- Lệ phí cấp phép: 100.000 đồng.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

- Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/07/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.

- Thông tư số 76/2010/TT-BTC ngày 17/05/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Không.

Mẫu

Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép tiến hành công việc bức xạ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ

Kính gửi: …………………15……………………..

1. Tên tổ chức / cá nhân đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại: 4. Fax:

5. E-mail:

6. Người đứng đầu tổ chức16:

- Họ và tên:

- Chức vụ:

- Số giấy CMND / Hộ chiếu:

7. Đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép sau:

- Số giấy phép:

- Ngày cấp:

- Có thời hạn đến ngày:

8. Các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung:

(1)

(2)

……

9. Các tài liệu kèm theo:

(1)

(2)

……

Tôi cam đoan các khai báo là đúng sự thật, bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ và các điều kiện ghi trong giấy phép.

……, ngày.... tháng... năm...
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Tên thủ tục hành chính: Cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế).

Lĩnh vực: Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân.

NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Cá nhân, tổ chức có yêu cầu cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm tiếp nhận:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa. (Số 17 đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian tiếp nhận:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

c. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:

- Đối với tổ chức, cá nhân: Không.

- Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Không.

Bước 3. Xử lý hồ sơ.

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có yêu cầu cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ nộp hồ sơ cho Sở KH&CN.

Bước 2: Sở KH&CN xem xét hồ sơ và tổ chức thẩm định:

+ Nếu đủ điều kiện theo quy định hiện hành, Sở KH&CN cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (cấp lại).

+ Trong trường hợp không cấp giấy phép, Sở KH&CN trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Sở KH&CN cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (cấp lại).

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm trả:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa. (Số 17 đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian trả kết quả:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định).

2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn đề nghị: 01 bản (có mẫu);

+ Xác nhận của cơ quan công an về việc khai báo mất giấy phép và giấy biên nhận của cơ quan báo, đài về việc nhận đăng thông báo mất giấy phép khi đề nghị cấp lại giấy phép do bị mất;

+ Bản gốc giấy phép khi đề nghị cấp lại giấy phép do bị rách, nát.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

7. Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại giấy đăng ký, giấy phép.

8. Phí, lệ phí:

- Phí thẩm định an toàn: Không.

- Lệ phí cấp phép: 100.000 đồng.

9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (cấp lại).

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Khi mất giấy giấy phép, tổ chức, cá nhân được cấp phải khai báo ngay với cơ quan công an nơi mất, cơ quan cấp giấy phép và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo, nếu tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép không tìm được, thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy giấy phép.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

- Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/07/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.

- Thông tư số 76/2010/TT-BTC ngày 17/05/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Không.

Mẫu

Đơn đề nghị cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ

Kính gửi: ………………………………

1. Tên tổ chức / cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại: 4. Fax:

5. E-mail:

6. Người đứng đầu tổ chức:

- Họ và tên:

- Chức vụ:

- Số giấy CMND / Hộ chiếu:

7. Đề nghị cấp lại giấy phép sau:

- Số giấy phép:

- Ngày cấp:

- Có thời hạn đến ngày:

8. Lý do đề nghị cấp lại:

9. Các tài liệu kèm theo:

(1)

(2)

Tôi cam đoan các khai báo là đúng sự thật, bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ và các điều kiện ghi trong giấy phép.

……, ngày.... tháng... năm...
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Tên thủ tục hành chính: Cấp và cấp lại chứng chỉ nhân viên bức xạ (người phụ trách an toàn cơ sở X-quang chẩn đoán trong y tế).

Lĩnh vực: Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Cá nhân, tổ chức có yêu cầu cấp và cấp lại chứng chỉ nhân viên bức xạ (người phụ trách an toàn cơ sở X-quang chẩn đoán trong y tế) cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm tiếp nhận:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa. (Số 17 đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian tiếp nhận:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

c. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:

- Đối với tổ chức, cá nhân: Không.

- Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Không.

Bước 3. Xử lý hồ sơ.

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có yêu cầu cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ (người phụ trách an toàn cơ sở X-quang chẩn đoán trong y tế) nộp hồ sơ cho Sở KH&CN.

Bước 2: Sở Khoa học và Công nghệ xem xét hồ sơ và tổ chức thẩm định:

+ Nếu đủ điều kiện theo quy định hiện hành, Sở Khoa học và Công nghệ cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ (trừ người phụ trách an toàn cơ sở X-quang chẩn đoán trong y tế).

+ Trong trường hợp không cấp chứng chỉ, Sở Khoa học và Công nghệ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm trả:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa. (Số 17 đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian trả kết quả:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định).

2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn đề nghị: 01 bản (có mẫu);

+ Bản sao giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ tại cơ sở được Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép đào tạo;

+ Bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhiệm;

+ Phiếu khám sức khỏe tại cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên được cấp không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ;

+ 03 ảnh cỡ 3x4.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

7. Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.

8. Phí, lệ phí: 100.000 đồng.

9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ nhân viên bức xạ.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

- Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/07/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.

- Thông tư số 76/2010/TT-BTC ngày 17/05/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Không.

Mẫu

Đơn đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

Ảnh 3 x 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ NHÂN VIÊN BỨC XẠ

Kính gửi:…………………17…………………

1. Tên cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ:

2. Số giấy CMND / Hộ chiếu: Ngày cấp: Nơi cấp:

3. Địa chỉ:

4. Điện thoại: 5. E-mail:

6. Tên tổ chức nơi làm việc:

7. Đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ để đảm nhiệm công việc sau:

□ Kỹ sư trưởng lò phản ứng hạt nhân;

□ Trưởng ca vận hành lò phản ứng hạt nhân;

□ Người phụ trách an toàn;

□ Người phụ trách tẩy xạ;

□ Người phụ trách ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;

□ Người quản lý nhiên liệu hạt nhân;

□ Nhân viên vận hành lò phản ứng hạt nhân;

□ Nhân viên vận hành máy gia tốc;

□ Nhân viên vận hành thiết bị chiếu xạ sử dụng nguồn phóng xạ;

□ Nhân viên sản xuất đồng vị phóng xạ;

□ Nhân viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp.

8. Các tài liệu kèm theo:

(1)

(2)

……

Tôi cam đoan các khai báo là đúng sự thật.

………, ngày.... tháng... năm...
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân cấp cơ sở (đối với công việc sử dụng thiết bị X-quang y tế).

Lĩnh vực: Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Cá nhân, tổ chức đề nghị phê duyệt bản kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân cấp cơ sở cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm tiếp nhận:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa. (Số 17 đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian tiếp nhận:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

3. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:

- Đối với tổ chức, cá nhân: Không.

- Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Không.

Bước 3. Xử lý hồ sơ:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt bản kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở phải lập hồ sơ theo quy định và gửi 01 bộ hồ sơ về Sở KH&CN.

Bước 2: Sở KH&CN tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định.

+ Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở KH&CN tiến hành thẩm định hồ sơ và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân nếu hồ sơ đáp ứng yêu cầu theo quy định.

+ Trường hợp không đồng ý phê duyệt, Sở KH&CN phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm trả:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa. (Số 17 đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian trả kết quả:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định).

2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Công văn đề nghị phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp cơ sở (bản chính);

+ Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp cơ sở.

b) Số lượng hồ sơ: 03 Bản kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp cơ sở (bản kế hoạch phải có chữ ký của người đứng đầu cơ sở và dấu của cơ sở, có dấu giáp lai các trang và có trang bìa cứng).

4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

7. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không.

8. Phí, lệ phí: Không.

9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

- Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/07/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.

- Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Không.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Không.

Tên thủ tục hành chính: Cấp Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.

Lĩnh vực: Sở hữu trí tuệ.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Tổ chức có nhu cầu cấp giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm tiếp nhận:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa. (Số 17 đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian tiếp nhận:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

c. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:

- Đối với tổ chức: Không.

- Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Không.

Bước 3. Xử lý hồ sơ:

- Thẩm định hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đáp ứng các quy định, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp;

+ Trường hợp hồ sơ thiếu sót hoặc không đáp ứng các quy định, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hồ sơ, nêu rõ lý do để tổ chức nộp hồ sơ sửa chữa hoặc có ý kiến phản đối. Nếu tổ chức nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót, hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ra quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định (nêu rõ lý do).

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm trả:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa. (Số 17 đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian trả kết quả:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định).

2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ khai: 02 bản (có mẫu);

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp), Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã), Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ (đối với đơn vị sự nghiệp là tổ chức khoa học và công nghệ), Quyết định thành lập và Giấy đăng ký hoạt động (nếu pháp luật quy định phải đăng ký hoạt động - đối với đơn vị sự nghiệp không phải là tổ chức khoa học và công nghệ) hoặc Giấy đăng ký hoạt động đối với tổ chức hành nghề luật sư (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực);

+ Bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động giữa tổ chức và giám định viên sở hữu công nghiệp hoạt động cho tổ chức (xuất trình bản chính để đổi chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Sở Khoa học và Công nghệ).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

4. Thời hạn giải quyết: 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

7. Tên mẫu đơn, tờ khai: Áp dụng tương tự mẫu Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp

8. Phí, lệ phí:

- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp: 200.000 đồng.

- Phí thẩm định hồ sơ yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp: 300.000 đồng.

- Lệ phí công bố Quyết định ghi nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp: 150.000 đồng.

- Lệ phí đăng bạ Quyết định ghi nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp: 150.000 đồng.

9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp;

- Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện thành lập Tổ chức giám định:

- Có nhân lực, cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đối với tổ chức hoạt động giám định theo quy định của pháp luật;

- Có chức năng thực hiện hoạt động giám định về sở hữu công nghiệp được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;

- Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức ủy quyền có Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp.

Tổ chức giám định sở hữu công nghiệp chỉ được thực hiện hoạt động giám định trong lĩnh vực đã đăng ký hoạt động.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009;

- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ;

- Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc cấp, thu hồi thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2009/TT-BKHCN ngày 27/3/2009, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011 và Thông tư số 04/2012/TT-BKHCN ngày 13/02/2012;

- Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Không.

Tờ khai yêu cầu cấp/cấp lại giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

TỜ KHAI

YÊU CẦU CẤP/ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN TỔ CHỨC ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ
386 Nguyễn Trãi, Hà Nội

Tổ chức dưới đây yêu cầu cấp/cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định viên sở hữu công nghiệp *

DẤU NHẬN ĐƠN
(Dành cho cán bộ nhận đơn)

j

TỔ CHỨC YÊU CẦU CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

Tên đầy đủ:

Địa chỉ:

Điện thoại:

k

NỘI DUNG YÊU CẦU

□ Cấp Giấy chứng nhận lần đầu

□ Cấp lại Giấy chứng chứng nhận

Số Giấy chứng nhận đã cấp:

Lý do cấp lại:

□ Giấy chứng nhận bị mất

□ Giấy chứng nhận bị lỗi

□ Giấy chứng nhận bị hỏng

□ Thay đổi thông tin trong Giấy chứng nhận:

l

DANH SÁCH GIÁM ĐỊNH VIÊN THUỘC TỔ CHỨC

STT

Họ và tên

Số Thẻ giám định viên

Chuyên ngành

m

CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN

KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU
(Dành cho cán bộ nhận đơn)

□ Tờ khai theo mẫu

□ Bản sao GCN đăng ký doanh nghiệp, GCN đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy đăng ký hoạt động đối với tổ chức hành nghề luật sư

□ Bản gốc để đối chiếu

□ Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động giữa tổ chức và giám định viên thuộc tổ chức (trừ trường hợp cấp lại)

□ Bản gốc để đối chiếu

□ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (nếu nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục SHTT)

Cán bộ nhận đơn
(ký và ghi rõ họ tên)

n

CAM KẾT CỦA NGƯỜI KHAI ĐƠN

Tôi xin cam đoan các thông tin, tài liệu trong đơn là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khai tại: ngày... tháng... năm...
Chữ ký, họ tên người khai đơn
(ghi rõ chức vụ và đóng dấu)

____________

* Chú thích: Trong Tờ khai này, người yêu cầu đánh dấu "x" vào ô vuông □ nếu các thông tin ghi sau các ô vuông là phù hợp; Trường hợp yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên thì chỉ phải khai những thông tin liên quan đến lý do yêu cầu cấp lại Thẻ.

Tên thủ tục hành chính: Cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.

Lĩnh vực: Sở hữu trí tuệ.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Tổ chức có nhu cầu cấp lại giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm tiếp nhận:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa. (Số 17 đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian tiếp nhận:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

c. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:

- Đối với tổ chức: Không.

- Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Không.

Bước 3. Xử lý hồ sơ:

- Thẩm định hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đáp ứng các quy định, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ra quyết định cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp;

+ Trường hợp hồ sơ thiếu sót hoặc không đáp ứng các quy định, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ sẽ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hồ sơ, nêu rõ lý do để tổ chức nộp hồ sơ sửa chữa hoặc có ý kiến phản đối. Nếu tổ chức nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót, hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ra quyết định từ chối cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định (nêu rõ lý do).

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm trả:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa. (Số 17 đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian trả kết quả:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định).

2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ khai: 02 bản (có mẫu);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Sở Khoa học và Công nghệ).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

7. Tên mẫu đơn, tờ khai: Áp dụng tương tự mẫu Tờ khai yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.

8. Phí, lệ phí:

- Lệ phí cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định: 200.000 đồng.

- Phí thẩm định hồ sơ yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định: 300.000 đồng.

Lệ phí công bố Quyết định cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định: 150.000 đồng.

- Lệ phí đăng bạ Quyết định cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định: 150.000 đồng.

- Trường hợp Giấy chứng nhận tổ chức giám định bị lỗi do Sở Khoa học và Công nghệ gây ra, việc cấp lại được thực hiện miễn phí.

9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định cấp lại/từ chối cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp;

- Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định viên sở hữu công nghiệp:

- Giấy chứng nhận bị mất, bị lỗi, bị hỏng (rách, bẩn, phai mờ...) đến mức không sử dụng được;

- Có sự thay đổi về thông tin đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc cấp, thu hồi thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2009/TT-BKHCN ngày 27/3/2009, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011 và Thông tư số 04/2012/TT-BKHCN ngày 13/02/2012;

- Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Không.

Tờ khai yêu cầu cấp/cấp lại giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

TỜ KHAI

YÊU CẦU CẤP/ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN TỔ CHỨC ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ
386 Nguyễn Trãi, Hà Nội

Tổ chức dưới đây yêu cầu cấp/cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định viên sở hữu công nghiệp

DẤU NHẬN ĐƠN
(Dành cho cán bộ nhận đơn)

j

TỔ CHỨC YÊU CẦU CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

Tên đầy đủ:

Địa chỉ:

Điện thoại:

k

NỘI DUNG YÊU CẦU

□ Cấp Giấy chứng nhận lần đầu

□ Cấp lại Giấy chứng chứng nhận

Số Giấy chứng nhận đã cấp:

Lý do cấp lại:

□ Giấy chứng nhận bị mất

□ Giấy chứng nhận bị lỗi

□ Giấy chứng nhận bị hỏng

□ Thay đổi thông tin trong Giấy chứng nhận:

l

DANH SÁCH GIÁM ĐỊNH VIÊN THUỘC TỔ CHỨC

STT

Họ và tên

Số Thẻ giám định viên

Chuyên ngành

m

CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN

KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU
(Dành cho cán bộ nhận đơn)

□ Tờ khai theo mẫu

□ Bản sao GCN đăng ký doanh nghiệp, GCN đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy đăng ký hoạt động đối với tổ chức hành nghề luật sư

□ Bản gốc để đối chiếu

□ Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động giữa tổ chức và giám định viên thuộc tổ chức (trừ trường hợp cấp lại)

□ Bản gốc để đối chiếu

□ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (nếu nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục SHTT)

Cán bộ nhận đơn
(ký và ghi rõ họ tên)

n

CAM KẾT CỦA NGƯỜI KHAI ĐƠN

Tôi xin cam đoan các thông tin, tài liệu trong đơn là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khai tại: ngày... tháng... năm...
Chữ ký, họ tên người khai đơn
(ghi rõ chức vụ và đóng dấu)

________________

* Chú thích: Trong Tờ khai này, người yêu cầu đánh dấu "x" vào ô vuông □ nếu các thông tin ghi sau các ô vuông là phù hợp; Trường hợp yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên thì chỉ phải khai những thông tin liên quan đến lý do yêu cầu cấp lại Thẻ.

Tên thủ tục hành chính: Đăng ký chủ trì thực hiện dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ.

Lĩnh vực: Sở hữu trí tuệ.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Tổ chức có nhu cầu chủ trì thực hiện dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm tiếp nhận:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa. (Số 17 đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian tiếp nhận:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

c. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:

- Đối với tổ chức: Không.

- Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Không.

Bước 3. Xử lý hồ sơ:

- Sở Khoa học và Công nghệ tiếp nhận và mở công khai các hồ sơ để xem xét, đánh giá hình thức hồ sơ. Đại diện các đơn vị nộp hồ sơ đăng ký chủ trì thực hiện dự án và các đơn vị, cá nhân có liên quan khác được mời tham dự.

- Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức họp Hội đồng đồng chuyên môn để đánh giá, nội dung hồ sơ đăng ký chủ trì thực hiện dự án.

- Sở Khoa học và Công nghệ yêu cầu các đơn vị đăng ký chủ trì thực hiện dự án sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đăng ký để đáp ứng các yêu cầu theo kiến nghị của Hội đồng chuyên môn (nếu có).

- Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức họp Hội đồng thẩm định dự toán kinh phí dự án.

- Sở Khoa học và Công nghệ yêu cầu các đơn vị đăng ký chủ trì thực hiện dự án chỉnh sửa, hoàn thiện dự toán kinh phí thực hiện dự án (nếu có).

- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt kết quả tuyển chọn đơn vị chủ trì thực hiện dự án.

- Ký Hợp đồng giao chủ trì thực hiện dự án cho các đơn vị.

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm trả:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa. (Số 17 đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian trả kết quả:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định).

2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Phiếu đăng ký chủ trì thực hiện dự án (có mẫu);

+ Thuyết minh dự án (có mẫu);

+ Lý lịch khoa học của chủ nhiệm dự án;

+ Thuyết minh về khả năng chủ trì thực hiện dự án của đơn vị đăng ký chủ trì thực hiện dự án;

+ Giấy xác nhận phối hợp thực hiện dự án;

+ Tài liệu chứng minh đã hoàn thành đúng hạn việc thanh quyết toán các đề tài, dự án có sử dụng ngân sách nhà nước đã được Bộ Khoa học và Công nghệ giao thực hiện (nếu có);

+ Tài liệu chứng minh khả năng huy động vốn từ nguồn khác (trường hợp kinh phí thực hiện dự án cần huy động từ nguồn khác ngoài nguồn kinh phí của Chương trình).

Hồ sơ phải được niêm phong và ghi rõ bên ngoài các thông tin liên quan đến đơn vị đăng ký chủ trì và dự án đăng ký chủ trì.

Trước ngày hết hạn nộp hồ sơ, đơn vị đăng ký chủ trì thực hiện dự án có quyền rút hồ sơ, thay hồ sơ mới, bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ đã nộp. Mọi sửa đổi, bổ sung hồ sơ phải được nộp trong thời hạn và là bộ phận cấu thành của hồ sơ.

b) Số lượng hồ sơ: 13 bộ (01 bản gốc và 12 bản sao).

4. Thời hạn giải quyết: Không quy định về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính.

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các đơn vị có nhu cầu đăng ký chủ trì thực hiện dự án do Trung ương ủy quyền cho địa phương quản lý thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ.

7. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Phiếu đăng ký chủ trì thực hiện dự án.

- Thuyết minh dự án.

8. Phí, lệ phí: Không.

9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt kết quả tuyển chọn dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Điều kiện về quyền đăng ký chủ trì, chủ nhiệm dự án và phối hợp thực hiện dự án:

+ Mỗi đơn vị chỉ được đồng thời đăng ký chủ trì thực hiện tối đa 03 dự án thuộc Chương trình, trong đó không quá 02 dự án cùng loại.

+ Mỗi cá nhân không được đồng thời đăng ký làm chủ nhiệm quá 01 dự án thuộc chương trình.

+ Mỗi đơn vị, cá nhân chỉ được đồng thời đăng ký phối hợp thực hiện tối đa 03 dự án thuộc Chương trình, trong đó không quá 02 dự án cùng loại.

+ Các đơn vị không được đăng ký chủ trì thực hiện dự án nếu chưa hoàn thành đúng hạn việc quyết toán các đề tài, dự án có sử dụng kinh phí nhà nước được Bộ Khoa học và Công nghệ giao thực hiện.

- Điều kiện đối với đơn vị chủ trì thực hiện dự án:

+ Đăng ký chủ trì thực hiện dự án theo quy định;

+ Có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực của dự án;

+ Có đủ năng lực (cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực), khả năng phối hợp, liên kết với các tổ chức, cá nhân khác để thực hiện thành công dự án;

+ Có khả năng huy động tài chính cho thực hiện dự án;

+ Có cá nhân làm chủ nhiệm dự án đáp ứng các điều kiện quy định.

- Điều kiện đối với chủ nhiệm dự án:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chuyên môn phù hợp với lĩnh vực của dự án;

+ Có kinh nghiệm, khả năng tổ chức, quản lý thực hiện dự án;

+ Có đủ thời gian để thực hiện nhiệm vụ của chủ nhiệm dự án.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015;

- Thông tư số 03/2011/TT-BKHCN ngày 20 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn tuyển chọn và quản lý dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015;

- Thông tư liên tịch số 112/2011/TTLT/BTC-BKHCN ngày 02 tháng 8 năm 2011 của liên bộ Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý tài chính đối với Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 -2015.

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Không.

Mẫu

Phiếu đăng ký chủ trì thực hiện dự án
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2011/TT-BKHCN ngày 20 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

…….., ngày .... tháng … .năm 201…

PHIẾU ĐĂNG KÝ
CHỦ TRÌ THỰC HIỆN DỰ ÁN
thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ

Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ (*)
(Văn phòng Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ)

386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Đơn vị dưới đây đăng ký chủ trì thực hiện dự án:

1. Tên dự án .....................................................................................................................

Ký mã hiệu:.........................................................................................................................

2. Đơn vị đăng ký chủ trì thực hiện dự án

Tên: .....................................................................................................................................

Địa chỉ: ...............................................................................................................................

Điện thoại:

Email:...................................................................

Số tài khoản: .......................................................................................................................

Đại diện pháp lý (của đơn vị đăng ký chủ trì): ............................................................

3. Cá nhân đăng ký chủ nhiệm dự án

Họ và tên: ........................................... Chức vụ:...............................................................

Học hàm:............................................. Học vị:..................................................................

Địa chỉ:................................................. Điện thoại:...........................................................

4. Tài liệu kèm theo

(i) Thuyết minh dự án (........... bản);

(ii) Lý lịch khoa học của chủ nhiệm dự án (.........bản);

(iii) Thuyết minh về khả năng chủ trì thực hiện dự án của đơn vị đăng ký chủ trì thực hiện dự án (........ bản);

(iv) Tài liệu xác nhận về sự đồng ý của các đơn vị, cá nhân phối hợp thực hiện dự án (........ bản);

(v) Tài liệu chứng minh khả năng huy động kinh phí từ nguồn khác để thực hiện dự án (...... bản).

Chúng tôi cam đoan những nội dung và thông tin kê khai trong Hồ sơ là đúng sự thật và cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm của đơn vị chủ trì thực hiện dự án khi được tuyển chọn.

Cá nhân đăng ký chủ nhiệm dự án
(Họ, tên và chữ ký)

Đơn vị
đăng ký chủ trì thực hiện dự án

(Ký và đóng dấu)

Ghi chú: (*) Đối với dự án do Trung ương ủy quyền cho địa phương quản lý, Phiếu đăng ký được gửi đến Sở Khoa học và Công nghệ địa phương

Mẫu

Thuyết minh dự án
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2011/TT-BKHCN ngày 20 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

THUYẾT MINH DỰ ÁN

thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1. Tên dự án: .......................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

Ký mã hiệu:...........................................................................................................................

2. Thời gian thực hiện:........tháng (từ tháng.......năm 201........đến tháng......năm 201.....)

3. Cấp quản lý: ....................................................................................................................

4. Đơn vị đăng ký chủ trì thực hiện dự án:

Tên đầy đủ:...........................................................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Điện thoại:........................................................... Email:.....................................................

Số tài khoản: ........................................................................................................................

Đại diện pháp lý: .................................................Chức vụ: ……………………..………..

5. Cá nhân đăng ký chủ nhiệm dự án:

Họ và tên: …………………………………….....................................................................

Đơn vị công tác: …………………………………………………………….……………..

Chức vụ:................................................................................................................................

Học hàm:............................................................ Học vị…………………….…………….

Điện thoại:........................................................... Email: ………………………………….

6. Dự kiến kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí thực hiện dự án:.............................................................................triệu đồng

Trong đó:

- Từ ngân sách Trung ương:.................................................................................triệu đồng

- Từ ngân sách địa phương:..................................................................................triệu đồng

- Kinh phí đối ứng:……………............................................................................triệu đồng

II. PHẦN THUYẾT MINH CHI TIẾT

1. Căn cứ xây dựng dự án

(Căn cứ pháp lý: Chủ trương, chính sách, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, Quyết định phê duyệt Danh mục các dự án;

Căn cứ thực tiễn: Nhu cầu của doanh nghiệp, ngành, địa phương; vấn đề và nhiệm vụ đặt ra cần giải quyết và tính cấp thiết cần xây dựng và triển khai dự án).

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

2. Mục tiêu của dự án (Mục tiêu chung, cụ thể và mục tiêu nhân rộng từ mô hình dự án):

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

3. Nội dung của dự án (Các nội dung và các hạng mục công việc cụ thể phải thực hiện để đạt được mục tiêu của dự án):

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

4. Phương án triển khai dự án

a) Phương án tổ chức thực hiện: ...........................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

b) Phương án về chuyên môn: ……………………………………………………………..

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

c) Phương án về tài chính: …………………………………………………………………

……………………………………………………………….……………………………..

……………………………………………………………….……………………………..

5. Tiến độ thực hiện dự án

STT

Công việc thực hiện các nội dung dự án

Mục tiêu/kết quả/sản phẩm phải đạt

Thời gian (bắt đầu và kết thúc)

6. Đơn vị, cá nhân phối hợp thực hiện dự án

STT

Tên đơn vị, cá nhân;
Cá nhân
(Cơ quan công tác)

Nội dung công việc thực hiện

Kết quả/sản phẩm phải đạt

Thời gian
(bắt đầu và kết thúc)

7. Sản phẩm, kết quả của dự án

STT

Kết quả, sản phẩm và các tiêu chí đánh giá chủ yếu

Đơn vị đo

Mức phải đạt

Ghi chú

8. Kinh phí thực hiện dự án và nguồn huy động cho các khoản chi

Dự toán và phân chia kinh phí thực hiện dự án

Đơn vị: triệu đồng

STT

Nguồn kinh phí

Tổng số kinh phí

Trong đó:

Chi phí lao động trực tiếp

Thuê khoán chuyên môn

Nguyên vật liệu, năng lượng

Máy móc, thiết bị

Chi quản lý dự án và chi khác

Tổng

Trong đó:

1

Ngân sách Trung ương

2

Ngân sách địa phương

3

Kinh phí đối ứng

Trong đó:

Khoản 1. Chi tiết khoản chi phí lao động trực tiếp, thuê khoán chuyên môn

Đơn vị: triệu đồng

STT

Nội dung chi

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

ĐP

Khác

Tổng

Khoản 2. Chi tiết khoản nguyên vật liệu, năng lượng

Đơn vị: triệu đồng

STT

Nội dung chi

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

ĐP

Khác

Tổng

Khoản 3. Chi tiết khoản máy móc, thiết bị

Đơn vị: triệu đồng

STT

Nội dung chi

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

ĐP

Khác

Tổng

Khoản 4. Chi tiết khoản chi quản lý dự án và các khoản chi khác

(Công tác phí: lưu trú, đi lại...; tổ chức và quản lý dự án; chi phí kiểm tra, nghiệm thu dự án; chi phí tổ chức hội nghị; viết báo cáo; in ấn tài liệu và các khoản chi khác)

Đơn vị: triệu đồng

STT

Nội dung chi

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

ĐP

Khác

Tổng

9. Đối tượng tham gia/hưởng lợi/sử dụng kết quả của dự án (Tiêu chí lựa chọn đối tượng tham gia/hưởng lợi/sử dụng kết quả của dự án; dự kiến số lượng, danh sách đối tượng tham gia/hưởng lợi/sử dụng kết quả của dự án):

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

10. Dự kiến hiệu quả kinh tế - xã hội (Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp của dự án và theo khả năng nhân rộng từ mô hình của dự án):

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

11. Dự báo rủi ro và giải pháp phòng ngừa (Dự báo các rủi ro có thể xảy ra gây ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án; các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro):

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

12. Kiến nghị (Các kiến nghị, đề xuất để đảm bảo thực hiện hiệu quả dự án):

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

Ngày.......tháng.........năm .........
Cá nhân đăng ký chủ nhiệm dự án
(Họ, tên và chữ ký)

Ngày........tháng..........năm .........
Đơn vị đăng ký chủ trì thực hiện dự án
(Ký tên và đóng dấu)

Tên thủ tục hành chính: Đăng ký công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận.

Lĩnh vực: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Cá nhân, tổ chức có nhu cầu công bố Hợp chuẩn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm tiếp nhận:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa (số 15 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian tiếp nhận:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

c. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:

- Đối với tổ chức, cá nhân: Lập 02 bộ (01 bộ nộp cho Chi cục; 01 bộ do tổ chức, cá nhân lưu).

- Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Không.

Bước 3. Xử lý hồ sơ:

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây viết tắt là Chi cục) thông báo bằng văn bản đến tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định. Sau 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản mà hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Trường hợp hồ sơ công bố hợp chuẩn đầy đủ và hợp lệ, Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.

- Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn đầy đủ nhưng không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm trả:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa (số 15 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian trả kết quả:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

2. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Bản công bố hợp chuẩn (có mẫu).

+ Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật).

+ Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố.

+ Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp kèm theo mẫu dấu hợp chuẩn.

Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Đối với hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn không đầy đủ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn, Chi cục thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Đối với hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn đầy đủ theo quy định, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn, Chi cục phải tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn để xử lý như sau:

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn đầy đủ và hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn đầy đủ nhưng không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

7. Tên mẫu đơn, tờ khai: Bản công bố hợp chuẩn.

8. Lệ phí: 150.000 đồng.

9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Bản thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006.

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Thông tư số 231/2009/TT-BTC ngày 09/12/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Không.

Mẫu số: BCBHC/HQ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

Bản công bố hợp chuẩn/hợp quy

Số …………..

Tên tổ chức, cá nhân:....................................................................................................

Địa chỉ: ...........................................................................................................................

Điện thoại: ............................................... Fax: ............................................................

E-mail............................................................................................................................

Công bố:

Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,... )

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Phù hợp với tiêu chuẩn /quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp chuẩn, phương thức đánh giá sự phù hợp...):

.................................................................................................................................................

…………….(Tên tổ chức, cá nhân) cam kết và chịu trách nhiệm về tính phù hợp của (Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường)…….. do mình sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, khai thác

………, ngày… tháng… năm………
Đại diện Tổ chức, cá nhân
(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)

Tên thủ tục hành chính: Đăng ký công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.

Lĩnh vực: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Cá nhân, tổ chức có nhu cầu công bố Hợp chuẩn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm tiếp nhận:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa (số 15 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian tiếp nhận:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

c. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:

- Đối với tổ chức, cá nhân: Lập 02 bộ (01 bộ nộp cho Chi cục; 01 bộ do tổ chức, cá nhân lưu).

- Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Không.

Bước 3. Xử lý hồ sơ:

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây viết tắt là Chi cục) thông báo bằng văn bản đến tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định. Sau 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản mà hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Trường hợp hồ sơ công bố hợp chuẩn đầy đủ và hợp lệ, Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.

- Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn đầy đủ nhưng không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm trả:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa (số 15 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian trả kết quả:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

2. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Bản công bố hợp chuẩn (có mẫu).

+ Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật).

+ Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố.

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng (có mẫu) và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý.

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…), thì hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực.

+ Báo cáo đánh giá hợp chuẩn (có mẫu) kèm theo bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Đối với hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn không đầy đủ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn, Chi cục thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Đối với hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn đầy đủ theo quy định, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn, Chi cục phải tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn để xử lý như sau:

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn đầy đủ và hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn đầy đủ nhưng không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

7. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Bản công bố hợp chuẩn (Mẫu kèm theo).

- Kế hoạch kiểm soát chất lượng (Mẫu kèm theo).

- Mẫu báo cáo đánh giá hợp chuẩn (Mẫu kèm theo).

8. Lệ phí: 150.000 đồng.

9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Bản thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006.

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Thông tư số 231/2009/TT-BTC ngày 09/12/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Không.

Mẫu số: BCBHC/HQ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

Bản công bố hợp chuẩn/hợp quy

Số ……….

Tên tổ chức, cá nhân:....................................................................................................

Địa chỉ: ...........................................................................................................................

Điện thoại: ............................................... Fax: ............................................................

E-mail............................................................................................................................

Công bố:

Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,... )

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Phù hợp với tiêu chuẩn /quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp chuẩn, phương thức đánh giá sự phù hợp...):

.................................................................................................................................................

…………….(Tên tổ chức, cá nhân) cam kết và chịu trách nhiệm về tính phù hợp của (Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường)…….. do mình sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, khai thác

………, ngày… tháng… năm………
Đại diện Tổ chức, cá nhân
(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)

Mẫu

KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012)

KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

Sản phẩm/hàng hóa/dịch vụ/quá trình/môi trường: ……………………………….

Các quá trình sản xuất cụ thể

Kế hoạch kiểm soát chất lượng

Các chỉ tiêu giám sát/kiểm soát

Tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật

Tần suất lấy mẫu/cỡ mẫu

Thiết bị thử nghiệm/ kiểm tra

Phương pháp thử/kiểm tra

Biểu ghi chép

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

…………., ngày …… tháng …… năm ..….
Đại diện tổ chức
(ký tên, đóng dấu)

Mẫu

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HỢP CHUẨN/HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có)
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ……...........

………, ngày … tháng …. năm …..

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ HỢP CHUẨN/HỢP QUY

1. Ngày đánh giá:..................................................................................................................

2. Địa điểm đánh giá:............................................................................................................

3. Tên sản phẩm:..................................................................................................................

4. Số hiệu tiêu chuẩn /quy chuẩn kỹ thuật áp dụng:.............................................................

5. Tên tổ chức thử nghiệm sản phẩm:..................................................................................

6. Đánh giá về kết quả thử nghiệm theo tiêu chuẩn /quy chuẩn kỹ thuật áp dụng và hiệu lực việc áp dụng, thực hiện quy trình sản xuất:..................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

7. Các nội dung khác (nếu có):..............................................................................................

8. Kết luận:

□ Sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật.

□ Sản phẩm không phù hợp tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật.

Người đánh giá
(ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của lãnh đạo tổ chức, cá nhân
(ký tên, chức vụ, đóng dấu)

Tên thủ tục hành chính: Đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận.

Lĩnh vực: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Cá nhân, tổ chức có nhu cầu công bố Hợp quy cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm tiếp nhận:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa (số 15 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian tiếp nhận:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

c. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:

- Đối với tổ chức, cá nhân: Lập 02 bộ (01 bộ nộp cho Chi cục; 01 bộ do tổ chức, cá nhân lưu).

- Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Không.

Bước 3. Xử lý hồ sơ:

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo trình tự sau:

- Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây viết tắt là Chi cục) thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

- Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm trả:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa (số 15 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian trả kết quả:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Bản công bố hợp quy (có mẫu).

+ Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật).

+ Bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có công chứng.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Đối với hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, Chi cục thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày Chi cục gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Đối với hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, Chi cục phải tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký công bố hợp quy để xử lý như sau:

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy.

8. Lệ phí: 150.000 đồng.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản công bố hợp quy.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006.

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Thông tư số 231/2009/TT-BTC ngày 09/12/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Không.

Mẫu số: BCBHC/HQ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

Bản công bố hợp chuẩn/hợp quy

Số ………..

Tên tổ chức, cá nhân:....................................................................................................

Địa chỉ: ...........................................................................................................................

Điện thoại: ............................................... Fax: ............................................................

E-mail............................................................................................................................

Công bố:

Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,... )

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Phù hợp với tiêu chuẩn /quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp chuẩn, phương thức đánh giá sự phù hợp...):

.................................................................................................................................................

…………….(Tên tổ chức, cá nhân) cam kết và chịu trách nhiệm về tính phù hợp của (Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường)…….. do mình sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, khai thác

………, ngày… tháng… năm………
Đại diện Tổ chức, cá nhân
(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)

Tên thủ tục hành chính: Đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.

Lĩnh vực: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Cá nhân, tổ chức có nhu cầu công bố Hợp quy cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm tiếp nhận:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa (số 15 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian tiếp nhận:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

c. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:

- Đối với tổ chức, cá nhân: Lập 02 bộ (01 bộ nộp cho Chi cục; 01 bộ do tổ chức, cá nhân lưu)..

- Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Không.

Bước 3. Xử lý hồ sơ:

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo trình tự sau:

- Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây viết tắt là Chi cục) thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

- Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm trả:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa (số 15 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian trả kết quả:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Bản công bố hợp quy (có mẫu).

+ Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật).

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ đăng ký công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng (có mẫu) và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý.

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ đăng ký công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực.

+ Bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.

+ Báo cáo đánh giá hợp quy (có mẫu) kèm theo mẫu dấu hợp quy và các tài liệu có liên quan; trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có công chứng.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Đối với hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, Chi cục thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày Chi cục gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Đối với hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, Chi cục phải tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký công bố hợp quy để xử lý như sau:

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy.

8. Lệ phí: 150.000 đồng.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Bản công bố hợp quy (Mẫu kèm theo).

- Kế hoạch kiểm soát chất lượng (Mẫu kèm theo).

- Mẫu báo cáo đánh giá hợp quy (Mẫu kèm theo).

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006.

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Thông tư số 231/2009/TT-BTC ngày 09/12/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Không.

Mẫu số: BCBHC/HQ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

Bản công bố hợp chuẩn/hợp quy

Số ……….

Tên tổ chức, cá nhân:....................................................................................................

Địa chỉ: ...........................................................................................................................

Điện thoại: ............................................... Fax: ............................................................

E-mail............................................................................................................................

Công bố:

Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,... )

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Phù hợp với tiêu chuẩn /quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp chuẩn, phương thức đánh giá sự phù hợp...):

.................................................................................................................................................

…………….(Tên tổ chức, cá nhân) cam kết và chịu trách nhiệm về tính phù hợp của (Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường)…….. do mình sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, khai thác

………, ngày… tháng… năm………
Đại diện Tổ chức, cá nhân
(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)

Mẫu

KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012)

KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

Sản phẩm/hàng hóa/dịch vụ/quá trình/môi trường: ……………………………….

Các quá trình sản xuất cụ thể

Kế hoạch kiểm soát chất lượng

Các chỉ tiêu giám sát/kiểm soát

Tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật

Tần suất lấy mẫu/ cỡ mẫu

Thiết bị thử nghiệm/ kiểm tra

Phương pháp thử/ kiểm tra

Biểu ghi chép

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

…………., ngày …… tháng …… năm ..….
Đại diện tổ chức
(ký tên, đóng dấu)

Mẫu

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HỢP CHUẨN/HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có)
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ……...........

………, ngày … tháng …. năm …..

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ HỢP CHUẨN/HỢP QUY

1. Ngày đánh giá:................................................................................................................

2. Địa điểm đánh giá:..........................................................................................................

3. Tên sản phẩm:................................................................................................................

4. Số hiệu tiêu chuẩn /quy chuẩn kỹ thuật áp dụng:...........................................................

5. Tên tổ chức thử nghiệm sản phẩm:.................................................................................

6. Đánh giá về kết quả thử nghiệm theo tiêu chuẩn /quy chuẩn kỹ thuật áp dụng và hiệu lực việc áp dụng, thực hiện quy trình sản xuất:..................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

7. Các nội dung khác (nếu có):.............................................................................................

8. Kết luận:

□ Sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật.

□ Sản phẩm không phù hợp tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật.

Người đánh giá
(ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của lãnh đạo tổ chức, cá nhân
(ký tên, chức vụ, đóng dấu)

Tên thủ tục hành chính: Xét tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia cấp sơ tuyển.

Lĩnh vực: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm tiếp nhận:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa (số 15 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian tiếp nhận:

Tổ chức, doanh nghiệp đăng ký tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia trước ngày 01/5 và nộp hồ sơ tham dự trước ngày 15/6 hàng năm tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định).

c. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:

- Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Nộp hồ sơ tham dự trước ngày 15 tháng 6 hằng năm.

- Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Không.

Bước 3. Xử lý hồ sơ:

- Hội đồng sơ tuyển (do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) có nhiệm vụ:

+ Tiếp nhận bản đăng ký và hồ sơ tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia của tổ chức, doanh nghiệp.

+ Tiến hành xem xét, đánh giá trên hồ sơ và đánh giá tại chỗ tổ chức, doanh nghiệp tham dự.

+ Lập hồ sơ đánh giá và đề xuất với Hội đồng quốc gia danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề nghị trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

+ Thông báo bằng văn bản kết quả đánh giá và các thông tin phản hồi khác cho tổ chức, doanh nghiệp sau khi có kết quả đánh giá của Hội đồng sơ tuyển.

Căn cứ và kết quả đánh giá trên hồ sơ và đánh giá tại tổ chức, doanh nghiệp, Hội đồng sơ tuyển quyết định danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề xuất xét tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia và gửi các hồ sơ liên quan cho Hội đồng quốc gia (thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) trước ngày 01 tháng 8 hàng năm.

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm trả:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa (số 15 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian trả kết quả:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1. Bản đăng ký tham dự theo mẫu quy định;

2. Báo cáo giới thiệu chung về tổ chức, doanh nghiệp;

3. Báo cáo tự đánh giá theo bảy tiêu chí của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia;

4. Tài liệu chứng minh về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (bản sao chứng chỉ hoặc tài liệu liên quan);

5. Tài liệu chứng minh về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa chính với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (bản sao);

6. Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt và các kết quả quan trắc hằng năm theo quy định của pháp luật trong 03 năm gần nhất (bản sao);

7. Xác nhận kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động hằng năm trong 03 năm gần nhất (bản chính hoặc bản sao);

8. Các tài liệu chứng minh khác về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất, nếu có (bản sao).

b) Số lượng hồ sơ: 05 bộ và 01 đĩa CD.

4. Thời hạn giải quyết: Trước ngày 01 tháng 8 hằng năm.

- Thông báo kết quả xét tuyển của HĐST và thông tin phản hồi cho các doanh nghiệp tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

- Hội đồng sơ tuyển quyết định danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề xuất xét tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia và gửi các hồ sơ liên quan cho Hội đồng quốc gia.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, doanh nghiệp.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

- Hội đồng sơ tuyển Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

- Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo kết quả xét tuyến của HĐST và thông tin phản hồi cho các doanh nghiệp tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

8. Lệ phí: Không.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản đăng ký tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là các tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đã hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ liên tục tại Việt Nam và không vi phạm các quy định của pháp luật trong thời gian ít nhất 36 tháng, tính đến ngày 01 tháng 5 của năm tham dự.

- Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đã đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia, nếu đáp ứng điều kiện trên đây thì sau 03 năm kể từ năm được Thủ tướng Chính phủ tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia tiếp tục được tham dự lại Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

- Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đã đạt Giải Bạc Chất lượng Quốc gia, nếu đáp ứng điều kiện nêu trên thì được tiếp tục tham dự lại Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Thông tư số 17/2011/TT-BKHCN ngày 30/06/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định Giải thưởng chất lượng quốc gia. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2011.

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Không.

MẪU BẢN ĐĂNG KÝ THAM DỰ GTCLQG

BẢN ĐĂNG KÝ THAM DỰ
GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA NĂM 20…..

1. Tên tổ chức, doanh nghiệp: ...............................................................................

Tên giao dịch:........................................................................................................

Tên tiếng Anh: .......................................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: ...........................................................................................

Điện thoại:………………………………………. Fax: ...................................................

Email:……………………………………… Website: ....................................................

Mã số thuế:............................................................................................................

Số tài khoản: ........................................................................................................

Tại Ngân hàng:.......................................................................................................

3. Họ và tên Tổng giám đốc/Giám đốc: ..................................................................

Điện thoại:…………………………………….; di động: ...............................................

Fax:……………………………………………….Email: .................................................

4. Họ và tên người liên hệ: .....................................................................................

Chức vụ:………………………………………. Đơn vị: .................................................

Điện thoại:……………………………………..; di động: ..............................................

Fax:…………………………………………. Email: ......................................................

5. Lĩnh vực hoạt động chính: ..................................................................................

6. Nếu tổ chức, doanh nghiệp trực thuộc một tổ chức, doanh nghiệp khác, xin cung cấp các thông tin sau:

Tên tổ chức, doanh nghiệp mà đơn vị trực thuộc: ...................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................

Điện thoại:……………………………………. Fax: ......................................................

Email:……………………………………….. Website: ..................................................

7. Số lượng nhân viên chính thức trong 3 năm gần nhất, kể cả năm tham dự (có hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên);

Năm 20…………….

Năm 20…………….

Năm 20…………….

8. Các năm đạt Giải thưởng Chất lượng Việt Nam / Giải thưởng Chất lượng Quốc gia:

9. Doanh thu trong 3 năm gần nhất, kể cả năm tham dự:

Năm 20……………. triệu VNĐ

Năm 20……………. triệu VNĐ

Năm 20 …………….triệu VNĐ (ước tính của năm tham dự)

10. Các địa điểm sản xuất, kinh doanh chính: ..........................................................

11. Các hệ thống quản lý đang áp dụng:

ISO 9001

ISO 14001

ISO 22000

GMP

HACCP

ISO 17025

SA 8000

OHSAS 18001

Khác: …………………………………………………………………………………………………

Chúng tôi cam đoan những thông tin trên là hoàn toàn chính xác.

Ngày tháng năm
TỔNG GIÁM ĐỐC/GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

Tên thủ tục hành chính: Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Lĩnh vực: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Cá nhân, tổ chức có nhu cầu kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm tiếp nhận:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa (số 15 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian tiếp nhận:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

c. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:

- Đối với tổ chức, cá nhân: Không.

- Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Không.

Bước 3. Xử lý hồ sơ:

Cơ quan kiểm tra tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo tình tự sau:

1) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu; vào sổ đăng ký và ký tên, đóng dấu bản đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu.

2) Tiến hành kiểm tra hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và phù hợp: Trong thời hạn (03) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm tra phải ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng gửi tới người nhập khẩu để làm thủ tục thông quan cho lô hàng.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ nhưng không phù hợp cơ quan kiểm tra xử lý như sau:

* Trường hợp hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về nhãn, Cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng, trong Thông báo nêu rõ các nội dung không đạt yêu cầu gửi tới người nhập khẩu, đồng thời yêu cầu người nhập khẩu khắc phục về nhãn hàng hóa trong thời hạn không quá (10) ngày làm việc. Cơ quan kiểm tra chỉ cấp Thông báo lô hàng nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng khi người nhập khẩu có bằng chứng khắc phục nhãn hàng hóa của lô hàng.

* Trường hợp hàng hóa nhập khẩu có chứng chỉ chất lượng không phù hợp với hồ sơ của lô hàng nhập khẩu hoặc chứng chỉ chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, Cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng, trong thông báo nêu rõ các nội dung không đạt yêu cầu gửi tới cơ quan Hải quan và người nhập khẩu, đồng thời báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để xử lý theo thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008.

+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, Cơ quan kiểm tra tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, đồng thời xác nhận các hạng mục hồ sơ còn thiếu trong phiếu tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu người nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời gian (25) ngày làm việc. Trường hợp quá thời hạn trên mà vẫn chưa bổ sung đủ hồ sơ thì người nhập khẩu phải có văn bản gửi cơ quan kiểm tra nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành. Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được thực hiện sau khi người nhập khẩu hoàn thiện đầy đủ hồ sơ.

Trường hợp người nhập khẩu không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ trong thời hạn quy định thì trong thời hạn (03) ngày làm việc kể từ ngày hết hạn thời gian bổ sung hồ sơ, Cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, trong thông báo nêu rõ “Lô hàng không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ” gửi tới người nhập khẩu và cơ quan Hải quan. Đồng thời chủ trì, phối hợp cơ quan kiểm tra liên quan tiến hành kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa tại cơ sở của người nhập khẩu.

3) Khi kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm tra phát hiện thấy hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra theo nội dung quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 thì trong thời hạn (03) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, trong Thông báo nêu rõ các nội dung cần tiếp tục kiểm tra gửi người nhập khẩu, đồng thời tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 của Thông tư.

- Trường hợp kết quả đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng gửi tới người nhập khẩu để làm thủ tục thông quan cho lô hàng.

- Trường hợp kết quả đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, cơ quan kiểm tra xử lý theo trường hợp hồ sơ đầy đủ nhưng không phù hợp quy định tại phần 2) trên đây.

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm trả:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa (số 15 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian trả kết quả:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu: 04 bản (có mẫu).

+ Bản photocopy các giấy tờ sau: Hợp đồng (Contract), Danh mục hàng hóa (nếu có) kèm theo (Packing list).

+ Một hoặc các bản sao chứng chỉ chất lượng (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực) hoặc bản chính.

+ Các tài liệu khác có liên quan: Bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có) (C/O-Certificate of Origin); ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa; mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định); chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan kiểm tra tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng.

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

(trừ các loại hàng hóa thuộc thẩm quyền kiểm tra của Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa).

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa.

7. Tên mẫu đơn, tờ khai: Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu (Mẫu kèm theo).

8. Lệ phí: 150.000 đồng.

9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thuộc Danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn hoặc hàng hóa khác khi có dấu hiệu, nguy cơ gây mất an toàn thì người nhập khẩu phải đăng ký kiểm tra chất lượng trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

- Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Thông tư số 231/2009/TT-BTC ngày 19/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

- Thông tư 01/2009/TT-BKHCN ngày 20/3/2009 quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Không.

Mẫu 1. ĐKKT

27/2012/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐĂNG KÝ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC
VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Kính gửi: Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Thanh Hóa

Người nhập khẩu: ...................................................................................................

Địa chỉ: ....................................................................................................................

Điện thoại:.............................................................. Fax:..........................................

Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa sau:

Số TT

Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại

Đặc tính kỹ thuật

Xuất xứ, Nhà sản xuất

Khối lượng/ số lượng

Cửa khẩu nhập

Thời gian nhập khẩu

Địa chỉ tập kết hàng hóa: ..........................................................................................

Hồ sơ kèm theo gồm có các bản sao sau đây: .........................................................

- Hợp đồng (Contract) số: .....................................................................................

- Danh mục hàng hóa:……………….......................................................................

- Vận đơn (Bill of Lading) số: ..................................................................................

- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số: ........................................................................

- Giấy chứng nhận xuất xứ C/O (Packing list):........................................................

- Giấy chứng nhận hợp quy hoặc Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu hoặc Giấy giám định chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu:………. do Tổ chức ……. cấp ngày: ……/….. /……. tại: …………………………………………………………………………..

- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý số :.............................................................do Tổ chức chứng nhận:…………………. cấp ngày:……… /…… / ……..tại:…………………………….

- Hóa đơn (Invoice) số: ...........................................................................................

- Giấy Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có):..................................................

- Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa, mẫu nhãn hàng nhập khẩu, nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định).

Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật ……………… (hoặc tiêu chuẩn………..).

CHI CỤC TIÊU CHUẨN
ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG THANH HÓA
Vào sổ đăng ký: số ……/TĐC-TH
Ngày…… tháng…… năm 20....
CHI CỤC TRƯỞNG
(ký tên, đóng dấu)

…….ngày…..tháng……..năm 20...
NGƯỜI NHẬP KHẨU
(ký tên, đóng dấu)

Tên thủ tục hành chính: Công bố sử dụng dấu định lượng.

Lĩnh vực: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng đóng gói sẵn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại mục 3 của thủ tục này.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm tiếp nhận:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa (số 15 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian tiếp nhận:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

c. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:

- Đối với cơ sở: Không.

- Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Không.

Bước 3. Xử lý hồ sơ:

Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ khi nhận được bản công bố, nếu bản công bố chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản cho cơ sở những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh.

Sau thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng gửi thông báo, nếu cơ sở không bổ sung bản công bố đầy đủ, đúng quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ hủy bỏ việc xử lý đối với bản công bố này

Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ khi nhận được bản công bố, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ký xác nhận, đóng dấu tiếp nhận vào hai (02) bản công bố và gửi lại một (01) bản cho cơ sở.

Cán bộ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng lập sổ theo dõi, quản lý tiếp nhận công bố.

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm trả:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa (số 15 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian trả kết quả:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Bản công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn (có mẫu).

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng đóng gói sẵn nhóm 1.

7. Tên mẫu đơn, tờ khai:

Bản công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn.

8. Lệ phí: Không.

9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Bản công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở đáp ứng các điều kiện sau đây được chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn của hàng đóng gói sẵn

Đối với cơ sở sản xuất

1. Được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Đã thiết lập, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý định lượng theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này;

3. Kết quả đánh giá tại cơ sở đối với lượng của hàng đóng gói sẵn phải phù hợp với yêu cầu quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông 21/2014/TT-BKHCN .

Đối với cơ sở nhập khẩu

1. Phải thể hiện dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn nhóm 2.

2. Ban hành và thực hiện các biện pháp kiểm soát về đo lường để bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đo lường ngày 11/11/2011;

- Nghị định 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

- Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa;

- Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN ngày 15/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với lượng của hàng hóa đóng gói sẵn.

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Không.

Mẫu số: Mẫu 1. CBDĐL

21/2014/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

BẢN CÔNG BỐ SỬ DỤNG DẤU ĐỊNH LƯỢNG
TRÊN NHÃN HÀNG ĐÓNG GÓI SẴN

Số: ………………

Tên cơ sở sản xuất, nhập khẩu: ………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………; Fax: ……………………; Email: ……………………………

Địa chỉ văn phòng giao dịch (nếu có): ……………………………………………………………

Địa chỉ nơi sản xuất (nếu khác với trụ sở chính) hoặc nơi nhập khẩu: ………………………

………………………………………………………………………………………………………..

CÔNG BỐ

Sử dụng dấu định lượng “V” trên nhãn hàng đóng gói sẵn sau đây:

TT

Tên hàng đóng gói sẵn

Lượng danh định (Qn)

Khối lượng bao bì

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận bản công bố. Lần tiếp nhận: ………
……….., ngày ... tháng ... năm ...
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

……….., ngày ... tháng ... năm ...
Người đứng đầu cơ sở sản xuất (nhập khẩu)
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

Ghi chú: Bản công bố này gồm 02 bản, Cơ sở giữ 01 bản và Chi cục lưu 01 bản.

Tên thủ tục hành chính: Điều chỉnh nội dung bản công bố sử dụng dấu định lượng.

Lĩnh vực: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Cơ sở sử dụng dấu định lượng khi có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung của bản công bố đã được tiếp nhận nộp bản công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn và cơ sở có nhu cầu tiếp nhận lại, cá nhân, tổ chức sản xuất, nhập khẩu hàng đóng gói sẵn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại mục 3 của thủ tục này đến Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi đăng ký trụ sở chính.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm tiếp nhận:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa (số 15 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian tiếp nhận:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

c. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:

- Đối với cơ sở: Không.

- Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Không.

Bước 3. Xử lý hồ sơ:

Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ khi nhận được bản công bố, nếu bản công bố chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản cho cơ sở những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh.

Sau thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng gửi thông báo, nếu cơ sở không bổ sung bản công bố đầy đủ, đúng quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ hủy bỏ việc xử lý đối với bản công bố này.

Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ khi nhận được bản công bố, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ký xác nhận, đóng dấu tiếp nhận vào hai bản công bố và gửi lại một (01) bản cho cơ sở.

Cán bộ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng lập sổ theo dõi, quản lý tiếp nhận công bố.

Số thứ tự lần tiếp nhận trong bản công bố được đánh liên tục từ lần xác nhận và đóng dấu tiếp nhận đầu tiên đến các lần tiếp nhận công bố lại tiếp theo.

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm trả:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa (số 15 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian trả kết quả:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Bản công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn (có mẫu).

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng đóng gói sẵn nhóm 1.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn.

8. Lệ phí: Không.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn. (Mẫu kèm theo).

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở đáp ứng các điều kiện sau đây được chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn của hàng đóng gói sẵn.

Đối với cơ sở sản xuất

1. Được thành lập theo quy định của pháp luật

2. Đã thiết lập, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý định lượng theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này;

3. Kết quả đánh giá tại cơ sở đối với lượng của hàng đóng gói sẵn phải phù hợp với yêu cầu quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này.

Đối với cơ sở nhập khẩu

1. Phải thể hiện dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn nhóm 2.

2. Ban hành và thực hiện các biện pháp kiểm soát về đo lường để bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đo lường ngày 11/11/2011.

- Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường.

- Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa.

- Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN ngày 15/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với lượng của hàng hóa đóng gói sẵn.

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Không

Mẫu số: Mẫu 1. CBDĐL

21/2014/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

BẢN CÔNG BỐ SỬ DỤNG DẤU ĐỊNH LƯỢNG
TRÊN NHÃN HÀNG ĐÓNG GÓI SẴN

Số: ………………

Tên cơ sở sản xuất, nhập khẩu: ………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………; Fax: ……………………; Email: ……………………………

Địa chỉ văn phòng giao dịch (nếu có): ……………………………………………………………

Địa chỉ nơi sản xuất (nếu khác với trụ sở chính) hoặc nơi nhập khẩu: ………………………

………………………………………………………………………………………………………..

CÔNG BỐ

Sử dụng dấu định lượng “V” trên nhãn hàng đóng gói sẵn sau đây:

TT

Tên hàng đóng gói sẵn

Lượng danh định (Qn)

Khối lượng bao bì

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận bản công bố. Lần tiếp nhận: ………
……….., ngày ... tháng ... năm ...
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

……….., ngày ... tháng ... năm ...
Người đứng đầu cơ sở sản xuất (nhập khẩu)
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

Ghi chú: Bản công bố này gồm 02 bản, Cơ sở giữ 01 bản và Chi cục lưu 01 bản.

Tên thủ tục hành chính: Đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn nhập khẩu.

Lĩnh vực: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Cơ sở nhập khẩu lập hồ sơ đăng ký kiểm tra khi nhập khẩu theo quy định tại mục 3 của thủ tục này.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm tiếp nhận:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa (số 15 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian tiếp nhận:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, trước ngày 01/5 hàng năm (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định).

c. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:

- Đối với cơ sở: Không.

- Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Không.

Bước 3. Xử lý hồ sơ:

Lập phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường theo Mẫu 2.PTNHSĐK tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN và vào sổ đăng ký và ký tên, đóng dấu vào bản đăng ký kiểm tra của cơ sở nhập khẩu:

- Trường hợp hồ sơ đăng ký không đầy đủ, hợp lệ, cơ quan kiểm tra xác nhận các hạng mục hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ trong phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường và yêu cầu cơ sở nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn năm (05) ngày làm việc. Trường hợp quá thời hạn trên mà vẫn chưa bổ sung đủ hồ sơ thì cơ sở nhập khẩu phải có văn bản gửi Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Thanh Hóa nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành. Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được thực hiện sau khi cơ sở nhập khẩu hoàn thiện đầy đủ hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Thanh Hóa thông báo bằng văn bản cho cơ sở nhập khẩu về việc kiểm tra đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn khi nhập khẩu.

- Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày cơ sở nhập khẩu nhận được văn bản thông báo, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Thanh Hóa phải hoàn thành việc kiểm tra và ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về đo lường (theo Mẫu 3.TBKQKT tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN) gửi cho cơ sở nhập khẩu.

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Thanh Hóa tiến hành kiểm tra theo quy định tại Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN và ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về đo lường (theo Mẫu 3.TBKQKT tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN) gửi cơ sở nhập khẩu và cơ quan Hải quan.

- Trường hợp phát hiện sự không phù hợp, việc xử lý thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 28/2013/TT-BKHCN .

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm trả:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa (số 15 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

b. Thời gian trả kết quả:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Giấy “Đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường” (theo Mẫu 1.ĐKKT tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN); (có mẫu)

- Bản chính hoặc bản sao có kèm bản chính để đối chiếu: Hợp đồng, tờ khai hàng hóa nhập khẩu; danh mục hàng hóa (packing list); giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) (nếu có); thuyết minh kỹ thuật của phương tiện đo (bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt hoặc cả hai thứ tiếng) (trường hợp nhập khẩu phương tiện đo).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn lập phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký và vào sổ đăng ký: ngay tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

- Thời hạn bổ sung hồ sơ: 05 ngày làm việc.

- Thời hạn ra thông báo về việc kiểm tra sau khi hồ sơ hợp lệ: 03 ngày làm việc.

- Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra và ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về đo lường: 10 ngày làm việc.

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở nhập khẩu: phương tiện đo phải phê duyệt mẫu thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2; hàng đóng gói sẵn thuộc Danh mục hàng đóng gói sẵn nhóm 2. Phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có thông báo của cơ quan thực hiện kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng về việc không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định và đề nghị tăng cường kiểm tra khi nhập khẩu;

- Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường;

- Thông tin, cảnh báo của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài về phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường có nguy cơ xâm phạm quyền và lợi ích chính đảng của tổ chức, cá nhân khác;

- Kết quả khảo sát về đo lường đối với phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn trên thị trường, trong sử dụng phát hiện sự không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường theo quy định.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về đo lường.

8. Lệ phí

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường: Mẫu 1.ĐKKT tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN .

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

- Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

- Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN ngày 17/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định kiểm tra nhà nước về đo lường.

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có.

MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Không.

Mẫu 1. ĐKKT
28/2013/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐĂNG KÝ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ ĐO LƯỜNG

Kính gửi: ……………………………… (Tên Cơ quan kiểm tra) ………………………

Cơ sở nhập khẩu: …………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………………………. Fax: …………………………

Đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường đối với (phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn) sau:

Số TT

Tên đối tượng, nhãn hiệu, kiểu loại

Đặc tính kỹ thuật

Xuất xứ, Nhà sản xuất

Khối lượng/ số lượng

Cửa khẩu nhập

Thời gian nhập khẩu

Địa điểm lưu giữ (phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn):………………………………

Hồ sơ kèm theo gồm có các bản sao (có xác nhận sao y bản chính của cơ sở nhập khẩu) sau đây:

□ Hợp đồng (Contract) số:

□ Danh mục hàng hóa (Packing list): ……………………………………………………

□ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số: ………………………………………………………

□ Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) số: ……………………………………………………

Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm các đối tượng nhập khẩu phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định.

Vào sổ đăng ký: số:….. / (1)
Ngày ... tháng ... năm ...
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN KIỂM TRA
(ký tên, đóng dấu)

…, ngày... tháng ... năm....
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ NHẬP KHẨU
(ký tên, đóng dấu)

(1): Viết tắt tên cơ quan kiểm tra.

Mẫu 2. PTNHSĐK
28/2013/TT-BKHCN

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /TN-(1)

…, ngày … tháng … năm …

PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ
ĐĂNG KÝ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ ĐO LƯỜNG

Cơ sở nhập khẩu: …………………………………………………………………………

Địa chỉ:.………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………………………… Fax: ………………………

Đã nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường đối với (phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn) như sau:

STT

HẠNG MỤC KIỂM TRA

Có/Không

Ghi chú

1

Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước đo lường

2

Hợp đồng (Contract) (bản photocopy).

3

Danh mục hàng hóa (Packing list) kèm theo hợp đồng (bản photocopy).

4

Tờ khai hàng hóa nhập khẩu

5

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)

KẾT LUẬN

Hồ sơ đầy đủ về số lượng:

tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra các bước tiếp theo.

Hồ sơ không đầy đủ về số lượng:

tiếp nhận hồ sơ nhưng cần bổ sung các mục: ….. trong thời gian …. ngày. Sau khi hồ sơ đầy đủ thì kiểm tra các bước tiếp theo theo quy định./.

Người nộp hồ sơ

Người tiếp nhận

(1): Viết tắt tên cơ quan kiểm tra.

Mẫu 3. TBKQKT
28/2013/TT-BKHCN

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /TB-(1)

…, ngày … tháng … năm …

THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ ĐO LƯỜNG

1. Đối tượng kiểm tra:

2. Nhãn hiệu, kiểu loại: ……………………………………………………………………

3. Đặc tính kỹ thuật: ………………………………………………………………………

4. Xuất xứ/ Nhà sản xuất: ………………………………………………………………..

5. Khối lượng/Số lượng: ………………………………………………………………….

6. Cửa khẩu nhập: …………………………………………………………………………

7. Thời gian nhập khẩu: ……………………………………………………………………

8. Thuộc lô hàng có các chứng từ sau: ………………………………………………….

- Hợp đồng số: ………………………………………………………………………………

- Danh mục hàng hóa số: ………………………………………………………………….

- Giấy chứng nhận xuất xứ số (C/O): …………………………………………………….

- Tờ khai hàng nhập khẩu số: …………………………………………………………….

9. Cơ sở nhập khẩu: ……………………………………………………………………….

10. Số đăng ký: ……………………… ngày ... tháng ... năm ...

11. Địa điểm lưu giữ: …………………………..

12. Căn cứ kiểm tra: ………. Yêu cầu kỹ thuật đo lường ………………………………

KẾT QUẢ KIỂM TRA

(Số lượng, tên, nhãn hiệu, kiểu loại phương tiện đo, hàng đóng sói sẵn)
Đạt (hoặc không đạt) yêu cầu kỹ thuật đo lường.


Nơi nhận:
- Cơ sở nhập khẩu;
- Cơ sở nhập khẩu;
- Hải quan cửa khẩu;
- Lưu VT; cơ quan kiểm tra.

THỦ TRƯỞNG
CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký tên, đóng dấu)

(1): Viết tắt tên cơ quan kiểm tra.



[1] Trường hợp tổ chức đề nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ: kê khai thông tin về tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ.

(2) Đối với cá nhân: Họ và tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ cư trú;

Đối với tổ chức: Tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính, điện thoại, fax.

3 Trường hợp tổ chức đề nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ: kê khai thông tin về tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ.

(4) Đối với cá nhân: Họ tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ cư trú;

Đối với tổ chức: Tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính, điện thoại, fax.

5 Trường hợp tổ chức đề nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ: kê khai thông tin về tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ.

(6)Đối với cá nhân: Họ tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ cư trú;

Đối với tổ chức: Tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính, điện thoại, fax.

7 Ghi rõ tên (các) công việc bức xạ đề nghị cấp giấy phép.

8 Ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định tại Điều 23 Thông tư 08/2010/TT-BKHCN .

9 Tổ chức đề nghị cấp giấy phép là tổ chức có quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh đoanh, có con dấu riêng do cơ quan công an có thẩm quyền cấp và phải trực tiếp tiến hành công việc bức xạ.

10 Là người đại điện theo pháp luật của tổ chức. Trường hợp cá nhân đề nghị cấp giấy phép thì chỉ cần khai Số giấy CMND / Hộ chiếu.

11 Nếu chưa có quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn thì không phải khai mục này.

12 Chỉ áp dụng đối với những nhân viên đảm nhiệm công việc quy định tại Điều 28 Luật NLNT.

13 Ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định tại Điều 23 Thông tư 08/2010/TT-BKHCN .

14 Là người đại diện theo pháp luật của tổ chức. Trường hợp cá nhân đề nghị cấp giấy phép thì không phải khai mục này.

15 Ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định tại Điều 23 Thông tư 08/2010/TT-BKHCN

16 Là người đại diện theo pháp luật của tổ chức. Trường hợp cá nhân đề nghị cấp giấy phép thi không phải khai mục này.

17 Ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ theo quy định tại Điều 23 Thông tư 08/2010/TT-BKHCN .

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4539/QĐ-UBND ngày 22/11/2016 công bố thủ tục hành chính đã được chuẩn hóa nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.414

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.203.255
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!