Đi làm trễ thì bị phạt tiền thay cho việc xử lý kỷ luật. Hành vi phạt tiền, cắt lương có hợp pháp hay không?
>> Tiết lộ bí mật kinh doanh sẽ bị xử lý như thế nào?
>> Lưu ý đối với các loại “Giấy thông hành” trong mùa dịch.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
1. Đi làm muộn có bị phạt tiền không?
Điều 117 Bộ luật lao động 2019 quy định kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định. Vì vậy, NLĐ có nghĩa vụ trong việc chấp hành đúng nội quy lao động trong thời gian làm việc.
Trường hợp NLĐ đi làm trễ được coi là vi phạm nội quy Công ty, NSDLĐ có quyền áp dụng các hình thức kỷ luật theo Điều 124 Bộ luật lao động 2019 quy định, bao gồm:
Như vậy, NSDLĐ có thể khiển trách hoặc kéo dài thời hạn nâng lương đối với hành vi đi trễ của NLĐ.
Bởi lẽ, luật đã quy định cách hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động tại Điều 127 của Bộ luật này:
Do đó, nghiêm cấm DN dùng các biện pháp xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, phạt tiền, cắt lương… thay cho các hình thức xử lý kỷ luật đối với trường hợp NLĐ đi làm muộn. Quy định này nhằm giúp bảo vệ quyền lợi của NLĐ tránh trường hợp NSDLĐ lạm dụng, chèn ép, gây khó dễ NLĐ.
2. Khi nào trừ lương của NLĐ là hợp pháp?
Khấu trừ lương là trường hợp duy nhất DN được phép trừ lương của NLĐ.
Theo quy định tại Điều 102 Bộ luật lao động 2019 đối với vấn đề khấu trừ lương của NLĐ như sau “Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này”
Như vậy, trong trường hợp NLĐ làm hư hỏng hay làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật bằng cách khấu trừ lương của NLĐ.
3. DN bị phạt khi trừ lương nhân viên:
DN có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng đối với hành vi dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động, căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 18 Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, DN còn phải áp dụng biên pháp khắc phục hậu quả theo khoản 4 Điều này đối với hành vi trừ lương, phạt tiền NLĐ như sau “Buộc trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này”.
Lưu ý:
Căn cứ pháp lý: