“Giấy thông hành” là cái tên đang được quan tâm trong tình hình dịch bệnh hiện nay, nó ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của người dân. Vậy muốn có được “Giấy thông hành” phải làm như thế nào? Cách sử dụng ra sao?
>> Quy định về tiền lương đối với NLĐ ngừng việc khi cách ly tại nhà
>> 04 lưu ý về tiền lương trong tình hình dịch bệnh năm 2021
Ảnh minh họa: Nguồn internet
1. Thế nào là “Giấy thông hành”? Xin ở đâu?
Được cho là Kết quả xét nghiệm âm tính virus Covid-19 hay Giấy xác nhận cấp cho NLĐ của cơ quan làm việc để phục vụ đi lại do nhu cầu công việc. Đây là các loại giấy tờ giúp mọi người có thể đi qua các chốt kiểm soát dịch hiện nay.
- Đối với Giấy xét nghiệm âm tính virus Covid:
Danh sách các đơn vị đã được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19
- Đối với Giấy xác nhận cấp cho NLĐ đi làm việc thì đơn vị sử dụng lao động sẽ chủ động cấp cho NLĐ.
2. Cách sử dụng “Giấy thông hành”:
- Người dân thuộc các trường hợp được ra khỏi nhà trong thời gian giãn cách xã hội cần đem theo các loại giấy tờ tùy thân cùng với “Giấy thông hành” có liên quan, chẳng hạn:
Theo quy định tại Mục 3 Công điện 08/CĐ-BGTVT quy định:
“ Tất cả người điều khiển, người phục vụ, hành khách trên phương tiện vận chuyển hành khách, hàng hóa khi từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh/thành phố khác hoặc từ tỉnh/thành phố khác đến thành phố Hồ Chí Minh bắt buộc phải có Giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực (theo quy định hiện hành của Bộ Y tế), trừ trường hợp phương tiện vận chuyển người dân đi, đến bệnh viện, trung tâm y tế trong trường hợp cấp thiết nhưng phải được theo dõi, kiểm soát y tế và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.”
Trong quy định có đề cập “Giấy Xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực”. Vậy như thế nào là còn hiệu lực?
Về cơ bản, Giấy xét nghiệm Covid chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định, kết quả xét nghiệm âm tính có nghĩa là không mắc bệnh tại thời điểm đó, còn khi rời chỗ xét nghiệm đi ra ngoài, người đó có nhiễm hay không cũng không thể khẳng định. Do đó, chỉ nên coi kết quả xét nghiệm âm tính là “Giấy thông hành” tạm thời. Tùy vào từng địa phương sẽ đặt ra quy định khác nhau đối với “tuổi thọ” của Giấy xét nghiệm, ví dụ:
…
Hay trong các trường hợp thật sự cần thiết theo quy định tại Mục 1 Chỉ thị số 16:
1. Thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16/CT-TTg, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng. Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết:
…
- Đối với “Giấy xác nhận” dành cho NLĐ:
Hiện tại, chưa có quy định rõ ràng về hình thức và nội dung của Giấy xác nhận mà đơn vị sử dụng lao động cấp cho NLĐ. Do đó, việc cấp Giấy xác nhận chỉ sẽ dựa trên những nội dung cơ bản (thông tin của Nhân viên, Địa điểm đi và về…) và Chỉ thị số 16 nhằm tạo điều kiện để NLĐ có thể đi qua các chốt kiểm dịch một cách thuận tiện, phục vụ công việc.
Theo Công văn 2601/VPCP-KGVX hướng dẫn Chỉ thị 16/CT-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Các ngành, các cấp, các địa phương đã nghiêm túc triển khai theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng.
1) Thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16/CT-TTg, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng. Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết:
…
Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người trở lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m.
2) Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…); cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... được tiếp tục hoạt động. Người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch, trong đó có các biện pháp:
Như vây, căn cứ vào Mục 2 của Chỉ thị 16 đã nếu rõ đối với người dân thuộc diện được phép ra khỏi nhà để đến nơi làm việc- những nơi được phép hoạt động trong mùa dịch (ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp …) nếu muốn qua chốt phải xuất trình CCCD/CMND và Giấy xác nhận của cơ quan để chứng minh.
Lưu ý: NLĐ chỉ sử dụng “Giấy xác nhận” được đơn vị sử dụng lao động cấp để tiện cho việc đi lại, không được lạm dụng với các mục đích không chính đáng.
Căn cứ pháp lý: