Có phải mới đây Bộ Tài chính đã ban hành văn bản hợp nhất Nghị định về hóa đơn, chứng từ; Thông tư về thuế hay không? Thanh Đức (Hậu Giang).
>> Từ 30/10/2022, không khai thuế nếu không phát sinh khấu trừ thuế TNCN
>> Toàn văn điểm mới Nghị định 91/2022/NĐ-CP về quản lý thuế
Ngày 24/10/2022, Bộ Tài chính ban hành Văn bản hợp nhất 25/VBHN-BTC quy định về hóa đơn, chứng từ. Theo đó, hợp nhất 02 Nghị định sau đây:
- Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
- Nghị định 41/2022/NĐ-CP ngày 20/6/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ ngày 19/10/2020 của Chính phủ và Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Văn bản hợp nhất mới nhất về hóa đơn, chứng từ; hướng dẫn thuế GTGT, TNCN |
Văn bản hợp nhất mới nhất về hóa đơn, chứng từ; hướng dẫn thuế GTGT, TNCN
Ngày 24/10/2022, Bộ Tài chính ban hành Văn bản hợp nhất 24/VBHN-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh. Theo đó, hợp nhất 02 Thông tư sau đây:
- Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
- Thông tư 100/2021/TT-BTC ngày 15/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Ngoài Văn bản hợp nhất 24/VBHN-BTC và Văn bản hợp nhất 25/VBHN-BTC nêu trên, ngày 30/10/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế 2019. Quý khách hàng có thể xem thêm tại các bài viết sau đây:
>> Toàn văn điểm mới Nghị định 91/2022/NĐ-CP về quản lý thuế
>> Từ 30/10/2022, không khai thuế nếu không phát sinh khấu trừ thuế TNCN
>> Tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị định 91/2022/NĐ-CP, có gì mới?
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ PHÁP LỆNH HỢP NHẤT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 2012 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Pháp lệnh này quy định về việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản) do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan trong việc hợp nhất văn bản, trình tự, kỹ thuật hợp nhất văn bản nhằm góp phần bảo đảm cho hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Hợp nhất văn bản là việc đưa nội dung sửa đổi, bổ sung trong văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản đã được ban hành trước đó (sau đây gọi tắt là văn bản sửa đổi, bổ sung) vào văn bản được sửa đổi, bổ sung theo quy trình, kỹ thuật quy định tại Pháp lệnh này. 2. Văn bản được hợp nhất là văn bản sửa đổi, bổ sung và văn bản được sửa đổi, bổ sung. 3. Văn bản hợp nhất là văn bản được hình thành sau khi hợp nhất văn bản sửa đổi, bổ sung với văn bản được sửa đổi, bổ sung. 4. Ký xác thực văn bản hợp nhất là việc người có thẩm quyền ký xác nhận tính chính xác về nội dung và kỹ thuật hợp nhất của văn bản hợp nhất. Điều 3. Nguyên tắc hợp nhất văn bản 1. Chỉ hợp nhất văn bản do cùng một cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 2. Việc hợp nhất văn bản không được làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất. 3. Tuân thủ trình tự, kỹ thuật hợp nhất văn bản. Điều 4. Sử dụng văn bản hợp nhất Văn bản hợp nhất được sử dụng chính thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật. |