Văn khấn cúng đưa ông bà dịp Tết Nguyên đán 2025. Các hoạt động tổ chức tôn giáo được thực hiện sau khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo theo quy định pháp luật.
>> Văn khấn cúng rước ông bà 2025 chuẩn nhất
>> Câu chúc Tết 4 chữ hay nhất 2025
Theo truyền thống lâu đời của người Việt, lễ cúng đưa ông bà, hay còn được gọi là lễ Tạ năm mới, là một nghi thức quan trọng được tổ chức mỗi khi kỳ nghỉ Tết kết thúc. Đây là dịp để con cháu trong gia đình bày tỏ lòng thành kính, tri ân với ông bà, tổ tiên, đồng thời tiễn các bậc tiền nhân trở về cõi âm sau những ngày sum vầy bên con cháu trong dịp Tết Nguyên Đán.
Trong lễ cúng đưa ông bà, các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đầy đủ và chu đáo, bao gồm nhiều lễ vật mang ý nghĩa tượng trưng và đặc trưng của ngày Tết. Những lễ vật này thường có hương, hoa tươi để dâng cúng, các loại trái cây phong phú để bày biện, trà và rượu để mời tổ tiên, bánh mứt tượng trưng cho sự ngọt ngào và đoàn viên, và vàng mã tùy theo phong tục của từng gia đình hoặc vùng miền.
Ngoài ra, mâm cúng thường được bày biện với các món ăn quen thuộc trong ngày Tết, thể hiện sự ấm no, đủ đầy và lòng hiếu thảo của con cháu. Các món ăn thường thấy trên mâm cúng bao gồm xôi, gà luộc, bánh chưng hoặc bánh tét, cùng các món ăn truyền thống khác như giò chả, nem rán, canh măng, hoặc thịt đông. Tất cả đều được chuẩn bị tươm tất, sạch sẽ, mang ý nghĩa cầu mong một năm mới trọn vẹn và sung túc.
Dưới đây là gợi ý văn khấn cúng đưa ông bà mà bạn có thể tham khảo trước thềm năm mới – Tết Nguyên đán 2025:
Văn khấn cúng đưa ông bà dịp Tết Nguyên đán 2025:
|
Lưu ý, nội dung trên chỉ mnag tính tham khảo.
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
Văn khấn cúng đưa ông bà dịp Tết Nguyên đán 2025 (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người:
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này.
Các hoạt động tổ chức tôn giáo được thực hiện sau khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 gồm:
a) Tổ chức các cuộc lễ tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo, giảng đạo, bồi dưỡng giáo lý;
b) Bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc;
c) Sửa chữa, cải tạo trụ sở;
d) Tham gia hoạt động từ thiện, nhân đạo;
đ) Tổ chức đại hội thông qua hiến chương.