Văn khấn cúng rước ông bà 2025 chuẩn nhất. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay. Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng theo quy định pháp luật.
>> Câu chúc Tết 4 chữ hay nhất 2025
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 20/01/2025
Theo phong tục truyền thống của người Việt, vào buổi chiều cuối cùng của năm, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên như một nghi thức quan trọng để thể hiện sự đoàn tụ, ấm cúng và no đủ. Đây cũng là dịp để gia đình mời ông bà, tổ tiên về cùng ăn Tết, thể hiện lòng thành kính và biết ơn.
Thông thường, mâm cỗ cúng được đặt trên một chiếc bàn nhỏ phía dưới, trong khi bàn thờ chính chỉ bày hoa tươi, mâm ngũ quả và một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng.
Sau khi hoàn tất việc bày biện mâm cỗ, gia chủ sẽ thắp hương và đọc văn khấn gia tiên, thể hiện sự kính trọng và lời mời tổ tiên về chứng giám, cùng hưởng hương hoa. Các thành viên trong gia đình sau đó sẽ lần lượt làm lễ vái, cầu chúc một năm mới an lành, hạnh phúc.
Dưới đây là gọi ý bài văn khấn rước ông bà 2025 chuẩn nhất để các gia đình Việt có thể sử dụng trong nghi thức cúng tất niên, giữ gìn nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc:
Văn khấn rước ông bà tổ tiên chuẩn nhất vào dịp tết 2025:
|
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
Văn khấn cúng rước ông bà 2025 chuẩn nhất (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cụ thể như sau:
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
3. Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng
Theo Điều 10 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về các nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng được quy định cụ thể như sau:
1. Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.