So với Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Điều 63 của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đã điều chỉnh giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông trong các tổ chức tín dụng.
>> Lệ phí cấp Sổ đỏ tỉnh Hà Giang mới nhất
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 06/9/2024
Căn cứ khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 63 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông trong tổ chức tín dụng được quy định như sau:
(i) Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu cổ phần vượt quá 05% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng (không thay đổi so với Luật Các tổ chức tín dụng 2010).
(ii) Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu cổ phần vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
Trước đây, một cổ đông là tổ chức không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng (khoản 2 Điều 55 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (đã hết hiệu lực)).
(iii) Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 05% vốn điều lệ trở lên của một tổ chức tín dụng khác.
Trước đây, theo khoản 3 Điều 55 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Luật số 17/2017/QH14 (đã hết hiệu lực), cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 55 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác.
Lưu ý: Tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định tại khoản (i) và khoản (ii) Mục này bao gồm cả số cổ phần sở hữu gián tiếp. Tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định tại khoản (iii) Mục này bao gồm cả cổ phần do cổ đông ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần và không bao gồm sở hữu cổ phần của người có liên quan là công ty con của cổ đông đó theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (theo khoản 5 Điều 63 Luật Các tổ chức tín dụng 2024).
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
Tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Quy định tại khoản (ii) và khoản (iii) Mục 1 không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
(i) Sở hữu cổ phần tại công ty con, công ty liên kết là tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 111 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 bao gồm:
- Ngân hàng thương mại phải thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết khi thực hiện hoạt động kinh doanh:
+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu.
+ Cho thuê tài chính.
+ Bảo hiểm.
- Ngân hàng thương mại được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản, kiều hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng.
(ii) Sở hữu cổ phần nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa.
(iii) Sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.
(Theo khoản 4 Điều 63 Luật Các tổ chức tín dụng 2024)
Căn cứ khoản 6 Điều 63 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, trong thời hạn 05 năm kể từ ngày tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lập phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
Trong đó, các cổ đông sáng lập là pháp nhân phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% tổng số cổ phần do các cổ đông sáng lập nắm giữ.
Căn cứ khoản 7 Điều 63 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam.
Hiện nay việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam được quy định tại Nghị định 01/2014/NĐ-CP