Giao dịch từ xa là gì? Doanh nghiệp có trách nhiệm gì khi thực hiện giao dịch từ xa? Rất mong được giải đáp thắc mắc. Trân trọng cảm ơn! – Thanh Anh (Thành phố Hồ Chí Minh).
>> Quy định về mã ngành nghề kinh doanh 2024 và một số điểm cần lưu ý
>> Điều kiện thành lập cơ sở tiêm chủng năm 2024
Giao dịch từ xa là khái niệm hoàn toàn mới so với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010. Căn cứ khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024), giao dịch từ xa là giao dịch được thực hiện trên không gian mạng, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác mà người tiêu dùng không được kiểm tra, tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi tham gia giao dịch.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Trách nhiệm của doanh nghiệp trong giao dịch từ xa có hiệu lực từ 01/7/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 37 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, doanh nghiệp trong hoạt động giao dịch từ xa có trách nhiệm:
(i) Cung cấp chính xác và đầy đủ cho người tiêu dùng các thông tin sau đây:
- Tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ khác (nếu có) của doanh nghiệp hoặc của đại diện của doanh nghiệp tại Việt Nam (nếu có).
- Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác.
- Đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, nguồn gốc, xuất xứ, thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
- Chi phí giao hàng (nếu có).
- Phương thức, thời hạn thanh toán; thời gian, địa điểm, phương thức bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; điều kiện và phương thức đổi, trả sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
- Thời gian có hiệu lực của đề nghị thực hiện giao dịch.
- Thông tin về các khoản phí, chi phí, thuế giá trị gia tăng, cách thức tính phí, chi phí có thể phát sinh và các điều kiện giao dịch chung áp dụng trong quá trình cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng.
- Chi tiết về công dụng, cách thức sử dụng, bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
- Quyền của người tiêu dùng quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023.
- Quy trình xử lý việc đổi, trả sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoặc chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết.
- Quy trình tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng.
(ii) Trường hợp giao dịch được thực hiện thông qua điện thoại hoặc hình thức liên lạc, đàm thoại khác, doanh nghiệp có trách nhiệm thông tin ngay từ đầu về tên, địa chỉ của mình và mục đích của cuộc đàm thoại.
(iii) Trường hợp giao dịch được thực hiện trên không gian mạng, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, pháp luật về thương mại điện tử và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Căn cứ Điều 22 Nghị định 55/2024/NĐ-CP, ngoài những thông tin quy định tại Mục 2 bài viết này, doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp các thông tin sau trong hoạt động giao dịch từ xa:
(i) Cung cấp thông tin về quy trình xử lý việc đổi, trả sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, gồm có:
- Thời hạn cụ thể cho phép người tiêu dùng được thực hiện đổi, trả.
- Các bước và thời hạn thực hiện từng bước trong quy trình.
- Thông tin liên hệ của bộ phận có trách nhiệm xử lý trong trường hợp người tiêu dùng phản ánh, khiếu nại về việc thực hiện quy trình này.
(ii) Cung cấp thông tin về quy trình tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng, gồm có:
- Phương thức tiếp nhận phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng.
- Các bước và thời hạn thực hiện từng bước trong quy trình.
- Các trường hợp được ưu tiên tiếp nhận, giải quyết.
- Hướng dẫn về thông tin, tài liệu cần cung cấp để phục vụ quá trình tiếp nhận, giải quyết (nếu có).