Theo quy định mới, khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật thì doanh nghiệp có trách nhiệm gì? Có phải thu hồi sản phẩm, hàng hóa bị khuyết tật không? – Bình An (Kon Tum).
>> Quy định về thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật từ 01/7/2024
>> Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa khuyết tật gây ra từ 01/7/2024
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 được Quốc hội ban hành vào ngày 20/6/2023 và sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024.
Theo đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về trách nhiệm trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật áp dụng kể từ ngày 01/7/2024 như sau:
Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật là sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm sản phẩm, hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng mặc dù sản phẩm, hàng hóa kinh doanh đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, bao gồm:
- Sản phẩm, hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật.
- Sản phẩm, hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ và sử dụng.
- Sản phẩm, hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Trách nhiệm của doanh nghiệp khi sản phẩm, hàng hóa kinh doanh có khuyết tật từ 01/7/2024
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm sau đây:
- Thu hồi và xử lý sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan (Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
- Thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi và xử lý sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật;
- Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trước và sau khi thực hiện việc thu hồi; thực hiện việc thu hồi đúng nội dung đã báo cáo, thông báo và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi.
(Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 32 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023).
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh nơi thực hiện thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện để bảo đảm việc thu hồi đúng nội dung đã báo cáo, thông báo, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và phù hợp với quy định của pháp luật.
Trường hợp việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan ở trung ương có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi.
(Căn cứ theo quy định khoản 2 Điều 32 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023).
Điều 3. Giải thích từ ngữ - Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Người tiêu dùng là người mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và không vì mục đích thương mại. 2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh là tổ chức, cá nhân thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: a) Thương nhân theo quy định của Luật Thương mại; b) Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh. |