Theo quy định mới, khi sản phẩm, hàng hóa khuyết tật thì tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm bồi thường thiệt hại? Khi nào được miễn trách nhiệm bồi thường? – Tố Quyên (An Giang).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 30/08/2023
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 được Quốc hội ban hành ngày 20/6/2023 và sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024.
Theo đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa khuyết tật gây ra kể từ ngày 01/7/2024 như sau:
Theo Điều 34 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật gây ra được quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại nêu tại Mục 2.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nêu trên bao gồm:
(i) Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hóa.
(ii) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa.
(iii) Tổ chức, cá nhân gắn tên thương mại lên sản phẩm, hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại khác cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa.
(iv) Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động trung gian thương mại đối với sản phẩm, hàng hóa.
(v) Tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp sản phẩm, hàng hóa cho người tiêu dùng.
(vi) Tổ chức, cá nhân khác chịu trách nhiệm về sản phẩm, hàng hóa theo quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân kinh doanh tại các đoạn (i), (ii), (iii), (iv) và (vi) nêu trên thì tổ chức, cá nhân kinh doanh quy định tại đoạn (v) có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh cùng gây thiệt hại thì các tổ chức, cá nhân kinh doanh đó phải liên đới bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
- Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa khuyết tật gây ra từ 01/7/2024
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại Điều 35 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, tổ chức, cá nhân kinh doanh nêu tại Mục 1 được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
- Khi chứng minh được khuyết tật của sản phẩm, hàng hóa không thể phát hiện được với trình độ khoa học, công nghệ của thế giới tính đến thời điểm sản phẩm, hàng hóa gây thiệt hại.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh đã áp dụng đầy đủ các biện pháp quy định tại Điều 32 và Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, người tiêu dùng đã tiếp nhận đầy đủ thông tin nhưng vẫn cố ý sử dụng sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật gây thiệt hại.
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
[Xem chi tiết TẠI ĐÂY].
Điều 3. Giải thích từ ngữ - Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh là tổ chức, cá nhân thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: a) Thương nhân theo quy định của Luật Thương mại; b) Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh. |