Hiện nay Tiêu chuẩn Quốc gia nào quy định về Gạch gốm ốp, lát? Xác định độ bền rạn men đối với gạch men như thế nào? Mong được giải đáp. Xin cảm ơn! – Hồng Phúc (Trà Vinh).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12302:2018 về tấm tường nhẹ ba lớp xen kẹp
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12208:2018 về Cốt liệu cho bê tông cản xạ
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6415-11:2016 về Gạch gốm ốp, lát - Phương pháp thử - Phần 11: Xác định độ bền rạn men đối với gạch men. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6415-11:2016 có những nội dung đáng chú ý sau đây:
Trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6415-11:2016 sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
Vết rạn (Craze): Đường nứt nhỏ như sợi tóc trên bề mặt men của viên gạch.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Xác định độ bền rạn men bằng cách đặt mẫu thử vào môi trường hơi nước áp suất cao (autoclave), sau đó kiểm tra các vết rạn bằng phương pháp bôi chất màu lên bề mặt men.
Nồi hấp (Autoclave), có dung tích đủ để chứa được 5 mẫu thử, sao cho các mẫu thử không tiếp xúc với nhau. Duy trì áp suất ở (500 ± 20) kPa trong thời gian 2 h, nhiệt độ hơi nước là (159 ± 1) ºC.
Có thể sử dụng nồi hơi đốt trực tiếp.
- Mẫu thử gồm 5 viên gạch nguyên.
- Gạch có kích thước lớn có thể được cắt ra để vừa với kích thước thiết bị, nhưng tất cả những mảnh cắt ra đều phải được thử. Cắt viên gạch sao cho mỗi mảnh có kích thước càng lớn càng tốt.
- Trước hết, mẫu thử phải được kiểm tra các khuyết tật trông thấy bằng mắt thường hoặc sử dụng kính mắt đảm bảo thị lực từ khoảng cách 25 cm đến 30 cm dưới cường độ sáng 300 Lux. Không dùng mẫu có khuyết tật trông thấy để kiểm tra độ rạn men. Có thể dùng dung dịch xanh methylen (6.3) để phát hiện các vết rạn từ trước. Trừ trường hợp thử nghiệm gạch mới nung xong trong chương trình đảm bảo chất lượng thường xuyên, gạch được chuẩn bị bằng cách nung đến (500 ± 15) °C với tốc độ không lớn hơn (150 ± 15) °C/h và ngâm nước không ít hơn 2 h.
- Đặt các viên mẫu thử vào nồi hấp (4.1) sao cho không tiếp xúc với nhau. Tăng dần áp suất bên trong nồi hấp với thời gian khoảng 1 h để đạt được (500 ± 20) kPa, nhiệt độ (159 ± 1) °C, giữ ở áp suất này trong 2 h. Sau đó ngắt nguồn hơi nước (hoặc nguồn nhiệt đối với nồi hấp được đốt trực tiếp), để giảm xuống áp suất thường càng nhanh càng tốt và để mẫu nguội trong nồi hấp khoảng 0,5 h, đặt mẫu nhẹ nhàng lên mặt phẳng, tiếp tục để mẫu nguội trong 0,5 h.
- Bôi chất màu thích hợp, thường là dung dịch xanh methylen 1 % có chứa một lượng nhỏ chất làm ẩm lên bề mặt men của mẫu thử. Sau 1 min, lau sạch bề mặt bằng khăn vải ẩm.
- Kiểm tra mẫu xem có vết rạn hay không, bỏ qua vết nứt và vết xước.
Điều 6. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật - Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 1. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế. 2. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khoẻ con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. 3. Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Việc xây dựng tiêu chuẩn phải bảo đảm sự tham gia và đồng thuận của các bên có liên quan. 4. Việc xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải: a) Dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội; b) Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó không phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia; c) Ưu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa; hạn chế quy định các yêu cầu mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết; d) Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam. |