Tôi đang tìm hiểu về các Tiêu chuẩn xây dựng. Hiện nay đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia nào về Cốt liệu cho bê tông cản xạ? Xin cảm ơn – Vĩnh Thành (Sóc Trăng).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11676:2016: Công trình xây dựng-Phân cấp đá trong thi công
>> Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10667:2014: Cọc bê tông ly tâm-Khoan hạ cọc-Thi công và nghiệm thu
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12208:2018 về Cốt liệu cho bê tông cản xạ. Theo đó, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12208:2018 có những nội dung đáng chú ý sau đây:
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7572-1:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử. Phần 1: Lấy mẫu.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7572-2:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử. Phần 2: Xác định thành phần hạt.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7572-4:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử. Phần 4: Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và và độ hút nước.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7572-5:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử. Phần 5: Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước của đá gốc và hạt cốt liệu lớn.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7572-8:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử. Phần 8: Xác định hàm lượng bùn, bụi, sét trong cốt liệu và hàm lượng sét cục trong cốt liệu nhỏ.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7572-9:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử. Phần 9: Xác định tạp chất hữu cơ.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7572-12:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử. Phần 12: Xác định độ hao mòn khi va đập của cốt liệu lớn.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7572-14:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử. Phần 14: Xác định khả năng phản ứng kiềm - silic.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7572-15:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử. Phần 15: Xác định hàm lượng clorua.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9205:2012, Cát nghiền cho bê tông và vữa.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10552:2014 (ISO 549:1981), Quặng Mangan - Xác định hàm lượng nước liên kết - Phương pháp khối lượng.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12208:2018 sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
- Bê tông cản xạ (Radiation-shielding concrete): Bê tông nặng có khả năng ngăn cản các loại bức xạ anpha, bêta, tia gamma, tia X và nơtron.
- Cốt liệu cho bê tông cản xạ (Aggregates for radiation-shielding concrete): Cốt liệu đặc biệt có khối lượng riêng cao hoặc có chứa nước liên kết hoặc cả hai dùng để chế tạo bê tông cản xạ.
Cốt liệu cho bê tông cản xạ thuộc tiêu chuẩn này gồm các loại sau:
- Cốt liệu tự nhiên: các quặng, đá chứa chủ yếu các khoáng có khối lượng riêng cao, không hoặc có chứa nước liên kết như serpentin, limonit, gơtit, barit, ilmenit, hematit, magnetit, v.v...
- Cốt liệu nhân tạo: sắt, thép, ferô phốtpho và frit bo hoặc các hợp chất khác của bo.
- Mỗi chuyến hàng phải có phiếu kiểm tra chất lượng kèm theo, trong đó ghi rõ:
+ Tên và địa chỉ, điện thoại, fax của cơ sở cung cấp cốt liệu;
+ Loại cốt liệu;
+ Số chuyến hàng và khối lượng;
+ Kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu của cốt liệu theo tiêu chuẩn này.
- Cốt liệu có thể được vận chuyển bằng xà lan, tàu hỏa, ô tô hoặc bằng các phương tiện khác không gây ảnh hưởng xấu đến các tính chất cơ, lý, hóa và phải để riêng từng loại, từng cỡ hạt (nếu có).
Khi bảo quản, phải để cốt liệu riêng từng loại và từng cỡ hạt (nếu có) trong kho có mái che hoặc ở sân bãi nơi khô ráo.