Hiện nay đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia nào về công trình xây dựng, phân cấp đá trong thi công? Mong được giải đáp. Xin cảm ơn – Công Thành (Bình Phước).
>> Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10667:2014: Cọc bê tông ly tâm-Khoan hạ cọc-Thi công và nghiệm thu
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8664-4:2011 về Phòng sạch và môi trường kiểm soát liên quan (Phần 4)
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11676:2016 về Công trình xây dựng - Phân cấp đá trong thi công. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11676:2016 có những nội dung đáng chú ý sau đây:
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4253:2012 Công trình thủy lợi - Nền công trình thủy công - Yêu cầu thiết kế;
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7572-10:2006 Xác định cường độ và hệ số hóa mềm của đá gốc;
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8477:2010 Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế;
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8733:2012 Đá xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp lấy mẫu, vận chuyển, lựa chọn và bảo quản mẫu đá dùng cho các thí nghiệm trong phòng.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9156:2012 Công trình thủy lợi - Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chất công trình tỷ lệ lớn;
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
- Nguyên tắc phân cấp:
+ Phân cấp đá được thực hiện dựa vào cường độ kháng nén một trục (Rn) của mẫu đá ở trạng thái khô. Theo đó, đá được phân thành bốn cấp (cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4) như quy định tại Bảng 1 của tiêu chuẩn này. Thí nghiệm xác định cường độ kháng nén (chịu nén) của mẫu đá ở trạng thái khô thực hiện theo TCVN 7572 - 10 : 2006.
+ Trong quá trình thi công công trình phải thực hiện công tác mô tả địa chất theo quy định trong TCVN 8477 : 2010. Nếu phát hiện có sự sai khác so với hồ sơ thiết kế (sau đây gọi tắt là phát sinh), thì tiến hành phân cấp theo thực tế thi công. Trình tự và phương pháp phân cấp có thể tham khảo Phụ lục B của tiêu chuẩn này để thực hiện.
- Phân cấp đá:
Bảng 1 - Bảng phân cấp đá theo cường độ kháng nén
Cấp đá |
Cường độ kháng nén một trục (Rn) (mẫu đá ở trạng thái khô) |
Đá cấp 1 |
Đá đặc biệt cứng đến rất cứng, có Rn trên 1000 kG/cm2 |
Đá cấp 2 |
Đá cứng, có Rn trên 800 kG/cm2 đến 1000 kG/cm2 |
Đá cấp 3 |
Đá cứng, có Rn trên 600 kG/cm2 đến 800 kG/cm2 |
Đá cấp 4 |
Đá cứng vừa, mềm đến rất mềm, có Rn từ 10 kG/cm2 đến 600 kG/cm2 |
Chú thích: 1) Mức độ cứng của đá tham khảo TCVN 4253 : 2012. 2) Biện pháp đào phá đá của các cấp tương ứng tham khảo Phụ lục D của tiêu chuẩn này để thực hiện. |
- Nguyên tắc phân nhóm:
+ Căn cứ điều kiện địa chất và biện pháp thi công, đá cấp 4 được phân thành 4 nhóm (nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4) và xác định theo các chỉ tiêu sau: Cường độ kháng nén một trục (Rn) của mẫu đá ở trạng thái khô, mức độ nứt nẻ và mức độ phong hóa của đá. Cụ thể phân nhóm như quy định tại Bảng 2 của tiêu chuẩn này.
+ Dựa vào tác động của quá trình phong hóa, tham khảo Phụ lục E của TCVN 8477 : 2010, đá được phân chia thành các cấp độ phong hóa như sau:
++ Đá Phong hóa hoàn toàn (Completely Weathered - CW / P.H): Đá đã bị biến màu hoàn toàn, không ánh. Hầu hết đá đã biến thành đất hoặc dăm cục, tỷ lệ dăm cục thường nhỏ hơn 5%. Dăm cục dễ bóp thành đất, tuy nhiên chúng vẫn giữ được cấu trúc của đá mẹ, bỏ vào nước thấy xuất hiện nhiều bọt khí. Đào được dễ dàng theo biện pháp thông thường.
++ Đá Phong hóa mạnh (Hightly Weathered - HW / P.M): Đại bộ phận đá bị biến màu, hầu hết fenspat chuyển thành màu đục, các khoáng vật Fe, Mg bị mờ và chuyển thành đất sét có màu nâu. Đất chiếm nhỏ hơn 50%. Đá phần lớn mềm bở, dùng búa đập nhẹ các khe nứt bị tách rời, bẻ được bằng tay, tiếng búa đập nghe đục, cấu trúc của đá mẹ vẫn còn tồn tại. Bỏ vào nước không có hoặc có nhưng rất ít bọt khí xuất hiện. Đào được theo biện pháp thông thường, tuy nhiên cá biệt có đôi chỗ tương đối khó đào, phải dùng tới biện pháp khoan nổ mìn.
++ Đá Phong hóa vừa (Moderately Weathered - MW / P.V): Bề mặt của đá và mặt khe nứt hầu hết bị biến màu, oxy hóa (có thể sâu theo khe nứt tới (1 đến 5) cm). Đá phong hóa vừa là đới trên của đá cứng, nứt nẻ khá mạnh, cấu trúc nguyên thủy của đá hoàn chỉnh, dùng búa đập bình thường các khe nứt dễ bị tách rời, lõi đá cứng, không bẻ được bằng tay; các khoáng vật kém bền vững (như fenspat), bị phân giải gần hết hoặc bị biến mềm; dùng búa đập nghe tiếng vang hơi đục. Đào chủ yếu bằng biện pháp khoan nổ mìn, cá biệt có vị trí đào được bằng biện pháp thông thường.
++ Đá phong hóa nhẹ (Slighly Weathered - SW / P.N): Bề mặt của đá và khe nứt có sự biến đổi màu nhẹ. Các khe nứt thường kín hoặc mở rộng không quá 1 mm. Đá liền khối, cứng nhắc. Đào bằng biện pháp khoan nổ mìn.
++ Đá không phong hóa (đá tươi) (Unweathered or Fresh - UW / K.PH): Màu đá sáng tươi, các thành phần khoáng vật tạo đá không bị biến màu, khe nứt đặc biệt kín hoặc độ mở rộng không quá 0,5 mm. Dùng búa đập khó vỡ, tiếng vang của búa khi đập nghe trong và thanh. Đào bằng biện pháp khoan nổ mìn.
+ Dựa vào mức độ nứt nẻ của khối đá, đá được phân chia thành các cấp độ nứt nẻ như sau:
++ Đá nứt nẻ yếu:
++ Đá nứt nẻ vừa:
++ Đá nứt nẻ mạnh:
++ Đá nứt nẻ rất mạnh:
++ Đá nứt nẻ đặc biệt mạnh:
Khi RQD từ 90% đến 100%;
Khi RQD từ 75% đến dưới 90%;
Khi RQD từ 50% đến dưới 75%;
Khi RQD từ 25% đến dưới 50%;
Khi RQD từ 0% đến dưới 25%;
Chú thích: Phương pháp tính toán giá trị RQD của khối đá thực hiện theo Phụ lục A của tiêu chuẩn này.
- Phân nhóm:
Bảng 2 - Bảng phân nhóm đá cấp 4 theo phương pháp chấm điểm cho khối đá
Đá cấp 4 |
Tổng số điểm |
Nhóm 1 |
Từ 20 trở lên |
Nhóm 2 |
Từ 15 đến dưới 20 |
Nhóm 3 |
Từ 10 đến dưới 15 |
Nhóm 4 |
Dưới 10 |
Chú thích: 1) Điểm để phân nhóm là tổng số điểm của ba chỉ tiêu quy định tại mục 5.1.1. Phương pháp chấm điểm cho các chỉ tiêu thực hiện theo các Bảng C.1, C.2 và C.3 ở Phụ lục C của tiêu chuẩn này. 2) Biện pháp thi công đào phá đá của các nhóm tương ứng tham khảo Phụ lục D của tiêu chuẩn này để thực hiện. |