Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia nào về cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình yêu cầu thiết kế? Cụ thể về vấn đề này là như thế nào? – Hải Đăng (Vĩnh Phúc).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 17/09/2023
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 16/09/2023
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13606:2023: Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình yêu cầu thiết kế. Trong đó, có những nội dung đáng chú ý như sau:
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13606:2023 quy định các yêu cầu thiết kế các công trình cấp nước bao gồm các công trình thu, trạm bơm, trạm xử lý/nhà máy nước, mạng lưới đường ống và các công trình, thiết bị trên mạng lưới.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13606:2023 có thể áp dụng khi thiết kế xây dựng cải tạo mở rộng các hệ thống cấp nước đồ thị, các điểm dân cư nông thôn và các khu công nghiệp.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13606:2023. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thi áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4037, Cấp nước - Thuật ngữ và định nghĩa.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9068:2012, Vật liệu lọc dạng hạt dùng trong xử lý nước sạch - Yêu cầu kỹ thuật.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13606:2023 sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa được nêu trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4037 và các thuật ngữ và định nghĩa sau:
- Hệ thống cấp nước (Water supply systems): Tập hợp các công trình thu nước, trạm bơm, trạm xử lý, bể chứa, mạng lưới đường ống để cung cấp nước có chất lượng, số lượng và áp lực bảo đảm tới các đối tượng dùng nước.
- Công trình thu nước (Water intake): Công trình tiếp nhận nước từ nguồn nước vào bể thu hoặc giếng thu để bơm nước đến trạm xử lý.
- Trạm bơm nước thô (Raw water pumping station): Công trình đưa nước từ công trình thu tới công trình xử lý nước.
- Trạm xử lý nước (Water treatment plant) - Nhà máy nước: Tập hợp của các công trình xử lý và công trình phụ trợ để làm sạch nước đạt yêu cầu chất lượng nước, đáp ứng yêu cầu sử dụng.
- Bể chứa nước sạch (Treated water tank): Công trình dự trữ nước sau xử lý, điều hòa giữa chế độ chảy đến và chế độ bơm nước đi, dự trữ lượng nước dùng cho bản thân trạm xử lý/Nhà máy nước và nước sinh hoạt cho người làm việc tại nhà máy.
- Trạm bơm nước sạch (Treated water pumping station): Công trình đưa nước sạch từ bể chứa nước sạch tới mạng lưới cấp nước.
- Mạng lưới đường ống và công trình phụ trợ cấp nước (Water supply network and supporting works): Hệ thống đường ống dẫn nước sạch từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, bao gồm mạng cấp I, mạng cấp II, mạng cấp III và các công trình phụ trợ có liên quan.
- Mạng lưới cấp nước vòng (Round water supply network): Mạng lưới cấp nước đến nơi sử dụng từ hai hướng, các đường ống tạo thành một vòng kín.
- Mạng lưới cấp nước cụt (Branch water supply network): Mạng lưới cấp nước đến nơi sử dụng từ một hướng, các đường ống tạo thành hình nhánh (cành cây).
- Mạng cấp I (Water supply network level 1): Hệ thống đường ống chính có chức năng vận chuyển nước tới các khu vực của vùng phục vụ cấp nước và tới các khách hàng sử dụng nước lớn.
- Mạng cấp II (Water supply network level 2): Hệ thống đường ống nối có chức năng, điều hoà lưu lượng cho các tuyến ống chính và bảo đảm sự làm việc an toàn của hệ thống cấp nước.
- Mạng cấp III (Water supply network level 3) - Mạng dịch vụ: Hệ thống các đường ống phân phối lấy nước từ các đường ống chính và ống nối dẫn nước tới các khách hàng sử dụng nước.
- Tiểu vùng cấp nước (District meter area) – DMA: Tiểu vùng cấp nước nơi có thể theo dõi lượng nước đầu vào và lượng nước tiêu thụ.
- Vùng cấp nước (District meter zone) - DMZ: Vùng cấp nước gồm nhiều DMA.
- Van giảm áp (Pressure reducing valve): Van để giảm áp lực cho phần mạng lưới ở phía sau van khi áp lực trước van quá lớn.
- Van chống va (Surge valve): Van lắp đặt trên đường ống đẩy của trạm bơm và trên mạng lưới tại nơi có áp lực cao để giảm áp lực trên đường ống đẩy khi xảy ra hiện tượng nước va.
- Hệ thống thông tin địa lý (Geological information system) – GIS: Hệ thống dùng công nghệ thông tin để phục vụ việc theo dõi, quản lý tài sản, giám sát, quản lý mạng lưới cấp nước.
- Hệ thống SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition): Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu, phục vụ việc theo dõi, giám sát, quản lý, vận hành mạng lưới cấp nước từ xa.
- Đài nước (Pressurized water tank): Công trình điều hòa lưu lượng giữa trạm bơm nước sạch và nơi tiêu dùng, ngoài ra còn dự trữ lượng nước chữa cháy trong 10 min đầu khi máy bơm chữa cháy chưa làm việc hoặc dự trữ nước để rửa bể lọc.
- Trạm bơm tăng áp (Booster pumping station): Trạm bơm có chức năng tăng áp lực cho phần mạng lưới phía sau khi mạng lưới có dạng kéo dài hoặc nơi có độ cao địa hình đột biến để giảm áp lực cho trạm bơm chính.
- Bơm tăng áp trực tiếp từ đường ống (Booster pump in pipeline): Máy bơm đặt ngay trong đường ống để tăng áp lực cho phần mạng lưới phía sau mà không cần hút từ bể chứa.
- Công trình thu nước dạng tia (Water-intake well with perforated filter and self-flow bleed of underground water): Công trình thu nước ngầm mạch nông bằng các ống khoan lỗ hoặc đường hầm ngang có dạng hình nam quạt để thu nước đến giếng tập trung nước.
- Công trình thu nước dạng nổi (Float water collection works): Công trình thu đặt trên phao nổi hoặc xà lan để di động được theo sự thay đổi của mực nước.
- Công trình thu nước dạng ray trượt (Sliding rail water collection works): Công trình di chuyển được trên đường ray để thay đổi chiều cao hút của máy bơm đặt trên hệ thống trượt khi mực nước ở nguồn nước thay đổi.
- Nguồn nước nhiễm mặn (Salty water): Nguồn nước có chứa hàm lượng lớn các chất muối hòa tan (chủ yếu là NaCI) vượt qua ngưỡng cho phép các quy định hiện hành về chất lượng nước.
- Cạn kiệt nguồn nước (Exhausted water resources): Sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của nguồn nước, làm cho nguồn nước không còn khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng và duy trì hệ sinh thái thủy sinh.
- Máy biến tần (Inverter): Thiết bị thay đổi tần số để điều khiển sự thay đổi số vòng quay của máy bơm theo lưu lượng và áp lực yêu cầu.
- Bể lắng Lamen (Lamenlla selting tank): Thiết bị lắng nông bao gồm các tấm chắn hoặc cụm ống với các dạng hình học đa dạng, được sử dụng để nâng cao đặc tính lắng của bể lắng.