Hiện nay tiêu chuẩn Quốc gia nào về đường ống chất dẻo? Cụ thể, ống nhựa nhiệt rắn gia cường sợi thủy tinh được quy định như thế nào? – Thiên Anh (Vĩnh Phúc).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10505-6:2015: Dụng cụ đo thể tích có cơ cấu pittông (Phần 6)
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10097-3:2013: Hệ thống ống chất dẻo (Phần 3: Phụ tùng)
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10967:2015: đường ống chất dẻo-Ống nhựa nhiệt rắn gia cường sợi thủy tinh. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10967:2015 có một số nội dung nổi bật như sau:
Tiêu chuẩn này quy định ba phương pháp xác định các tính chất kéo theo chiều dọc của ống nhựa nhiệt rắn gia cường sợi thủy tinh (GRP). Các tính chất được xác định gồm
- Độ bền kéo theo chiều dọc và
- Phần trăm độ giãn dài tới hạn.
Phương pháp A sử dụng mẫu thử là một dải cắt theo chiều dọc ống.
Phương pháp B sử dụng một đoạn xác định của toàn bộ mặt cắt ngang ống.
Phương pháp C sử dụng một tấm được khía, cắt từ mặt cắt thành ống.
Phương pháp A áp dụng cho các ống có đường kính danh nghĩa lớn hơn hoặc bằng DN 50 với các sợi được quấn theo chu vi, có hoặc không có sợi thủy tinh cắt ngắn và/hoặc roving dệt và/hoặc các chất độn và cho ống đúc ly tâm. Phương pháp này áp dụng cho ống sợi được quấn chéo với đường kính danh nghĩa lớn hơn hoặc bằng DN 200.
Phương pháp B áp dụng cho tất cả các loại ống GRP. Phương pháp này thường được sử dụng cho các ống có đường kính danh nghĩa nhỏ hơn và bằng DN 150.
Phương pháp C chủ yếu áp dụng cho ống quấn chéo với góc quấn không phải là 90°. Phương pháp này cũng có thể sử dụng được cho các loại ống khác.
Các kết quả nhận được từ một phương pháp không nhất thiết phải tương đương với kết quả nhận được từ bất kỳ phương pháp thay thế nào khác. Tuy nhiên, tất cả các phương pháp này đều có giá trị như nhau.
Phụ lục A mô tả các xem xét bổ sung cho phương pháp B, được cho là có hiệu quả đối với các phép thử cho ống quấn chéo có thành mỏng và có thể sử dụng để bổ sung cho phần nội dung chính.
Chú thích: Phương pháp thử này không nhằm mục đích xác định modul kéo theo chiều dọc. Do kết cấu nhiều lớp của nhiều loại ống GRP, việc xác định chính xác biến dạng cần thiết cho xác định giá trị modul có thể rất khó khăn. Nếu có yêu cầu xác định modul theo chiều dọc, nên tham khảo TCVN 4501-4 (ISO 527-4) và/hoặc TCVN 4501-5 (ISO 527-5).
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
- Quấn chéo (helical wound)
Đôi khi còn được gọi là quấn chữ thập, đề cập đến các ống quấn sợi được thực hiện với góc quấn đối xứng.
- Độ bền kéo theo chiều dọc (longitudinal tensile strength)
sLA* sLB* sLC*
Lực kéo tối đa theo chiều dọc trên đơn vị chu vi trung bình khi phá hủy (các chỉ số A, B và C biểu thị phương pháp được sử dụng).
Chú thích 1 Giá trị này được biểu thị bằng niutơn trên milimét chu vi (N/mm).
- Chu vi trung bình (mean circumference)
Chu vi tương ứng với đường kính trung bình nhân với p (p ≈ 3,141 6)
Chú thích 1 Giá trị này được biểu thị bằng milimét
- Đường kính trung bình (mean diameter)
dm
Đường kính của vòng tròn tương ứng ở chính giữa mặt cắt ngang thành ống.
Chú thích 1: Giá trị này được xác định theo một trong các cách sau:
+ Đường kinh ngoài trung bình của ống trừ đi độ dày thành trung bình của ống;
+ Chu vi ngoài của ống chia cho giá trị p (p gần bằng 3,141 6) trừ đi độ dày thành trung bình của ống;
+ Đường kính trong trung bình của ống cộng với độ dày thành trung bình của ống.
Chú thích 2: Giá trị này được biểu thi bằng milimét.
- Ứng suất kéo theo chiều dọc tới hạn (ultimate longitudinal tensile stress)
sL,ULT
Lực kéo theo chiều dọc tối đa trên đơn vị diện tích mặt cắt ngang khi phá hủy.
Chú thích 1: Giá trị này được biểu thị bằng niutơn trên milimét vuông (N/mm2).
- Độ giãn dài tới hạn (ultimate elongation)
εL
Độ giãn dài tương ứng với ứng suất kéo theo chiều dọc tới hạn.
Chú thích 1: Với mục đích của tiêu chuẩn này, giá trị độ giãn bị giới hạn đến khoảng chuyển động của đầu kẹp máy thử độ bền kéo.
Chú thích 2: Giá trị này được biểu thị bằng phần trăm chiều dài đo ban đầu hoặc chiều dài tự do của mẫu thử.
Mẫu thử là các dải được cắt theo chiều dọc từ một đoạn thành ống (phương pháp A) hoặc đoạn ống có chiều dài xác định (phương pháp B) hoặc một tấm được khía cắt từ thành ống (phương pháp C), chịu lực kéo căng theo chiều dọc với một tốc độ không đổi cho đến khi xuất hiện phá hủy trong một thời gian quy định.
Các tính chất bền kéo được xác định bằng cách sử dụng các kích thước ban đầu của mẫu thử, lực kéo và khoảng chuyển động của đầu kẹp.
Chú thích: Coi các thông số thử nghiệm sau được nêu trong tiêu chuẩn viện dẫn đến tiêu chuẩn này:
- Các phương pháp được sử dụng, nghĩa là phương pháp A, phương pháp B hoặc phương pháp C;
- Số lượng mẫu thử (xem 5.5);
- Các yêu cầu về điều hòa, ví dụ nhiệt độ, độ ẩm, thời gian và dung sai, nếu có áp dụng (xem Điều 6);
- Nhiệt độ thử nghiệm và dung sai (xem Điều 7);
- Các tính chất cần đo (xem Điều 8).