Hiện nay tiêu chuẩn Quốc gia nào về dụng cụ đo thể tích có cơ cấu pittông cụ thể về phần sai số khối lượng? Điều kiện thử được quy định như thế nào? – Bình Minh (Hồ Chí Minh).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10097-3:2013: Hệ thống ống chất dẻo (Phần 3: Phụ tùng)
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10097-2:2013: Hệ thống ống chất dẻo (Phần 2)
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10505-6:2015: Dụng cụ đo thể tích có cơ cấu pittông (Phần 6). Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10505-6:2015 có một số nội dung nổi bật như sau:
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp tham chiếu đối với thử nghiệm sự phù hợp của các dụng cụ đo thể tích có cơ cấu pittông, theo đó sai số của phép đo được xác định bằng phương pháp khối lượng. Việc thử nghiệm được áp dụng cho hệ thống hoàn chỉnh bao gồm dụng cụ, thiết bị chính và tất cả các bộ phận được chọn để sử dụng cùng với dụng cụ, dùng một lần hoặc tái sử dụng theo quy trình hút (In) hoặc xả (Ex).
Chú thích: Các yêu cầu chung và các thuật ngữ, định nghĩa được quy định trong TCVN 10505-1 (ISO 8655-1). Đối với các yêu cầu về đo lường, sai số cho phép lớn nhất, yêu cầu về ghi nhãn và thông tin cung cấp cho người sử dụng cho dụng cụ đo thể tích có cơ cấu pittông, xem TCVN 10505-2 (ISO 8655-2) đối với pipet pittông, xem TCVN 10505-3 (ISO 8655-3) đối với buret pittông, xem TCVN 10505-4 (ISO 8655-4) đối với dụng cụ pha loãng và xem TCVN 10505-5 (ISO 8655-5) đối với Dụng cụ phân phối định lượng. Các phương pháp thử thay thế như các phương pháp trắc quang và phương pháp chuẩn độ được quy định trong TCVN 10505-7 (ISO 8655-7).
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
TCVN 6450 (ISO/IEC Guide 2), Tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan - Thuật ngữ chung và định nghĩa
TCVN 10505-1:2015 (ISO 8655-1:2002), Dụng cụ đo thể tích có cơ cấu pittông - Phần 1: Thuật ngữ, các yêu cầu chung và khuyến nghị người sử dụng
TCVN 10505-2:2015 (ISO 8655-2:2015), Dụng cụ đo thể tích có cơ cấu pittông - Phần 2: Pipet pittông
TCVN 10505-3:2015 (ISO 8655-3:2002), Dụng cụ đo thể tích có cơ cấu pittông - Phần 3: Buret pittông
TCVN 10505-4: 2015 (ISO 8655-4:2002), Dụng cụ đo thể tích có cơ cấu pittông - Phần 4: Dụng cụ pha loãng
TCVN 10505-5 (ISO 8655-5:2002), Dụng cụ đo thể tích có cơ cấu pittông - Phần 5: Dụng cụ phân phối định lượng
ISO/TR 20461:2000, Determination of uncertainty for volume measurements made using the gravimetric method (Xác định độ không đảm bảo đo của các phép đo thể tích bằng phương pháp khối lượng)
OIML R 76-1:1992 Non-automatic weighing instruments - Part 1: Metrological and technical requirements - Tests (Dụng cụ đo khối lượng phi tự động - Phần 1: Yêu cầu đo lường và kỹ thuật - Các phép thử).
- Quy định chung
Dụng cụ mà được tháo và lắp lại định kỳ trong phạm vi sử dụng (ví dụ, mục đích làm sạch) phải được tháo và lắp lại ít nhất một lần trước khi thử theo hướng dẫn vận hành của nhà cung cấp.
Dụng cụ phải được vận hành đúng theo hướng dẫn của nhà cung cấp.
- Phòng thử
Phép thử phải được tiến hành trong phòng thoáng khí với môi trường ổn định. Phòng thử phải có độ ẩm tương đối trên 50 % và nhiệt độ ổn định (± 0,5 °C) trong khoảng từ 15 °C đến 30 °C. Trước khi thử, các dụng cụ để thử và nước thử phải được để trong phòng với thời gian cần thiết, tối thiểu là 2 h, để đạt cân bằng với các điều kiện phòng.
Chú thích: Xem 8.3 để hiệu chỉnh khi số đọc cân được quy đổi thành thể tích.
- Sự bay hơi
Đặc biệt đối với các thể tích nhỏ hơn 50 ml, phải tính đến sai số do bay hơi của chất lỏng thử trong quá trình cân. Ngoài thiết kế của bình cân (4.3), thời gian chu kỳ thử là quan trọng.
Để sai số do bay hơi là nhỏ nhất có thể, phải tính đến các yếu tố bổ sung sau đây nếu thể tích thử nhỏ hơn 50 ml:
+ Cân có các phụ kiện phù hợp như cửa chắn; hoặc
+ Chất lỏng thử để cân có thể được xả vào ống mao quản, mặc dù phương pháp này không thay cho phương pháp sử dụng thông thường và người sử dụng nên tự kiểm tra các vấn đề còn tồn tại.
Ngoài các yếu tố trên, sai số do bay hơi trong suốt quá trình đo có thể được xác định bằng thực nghiệm (xem 7.2.8) và được bù về mặt toán học (xem 8.1). Phải tính thêm độ không đảm bảo đo của phần bù này vào độ không đảm bảo của phép đo.
- Thời gian chu kỳ thử
Thời gian chu kỳ thử (thời gian yêu cầu để hoàn thành việc cân một thể tích được xả) phải là tối thiểu. Thời gian lý tưởng không được vượt quá 60 s. Quan trọng là phải đều đặn, cả trong phạm vi mỗi chu kỳ và ngay khi có thể từ chu kỳ này đến chu kỳ khác, sao cho có thể áp dụng được phần bù toán học tin cậy của sai số do bay hơi trong suốt quá trình đo.