Thủ tục chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh ngân hàng thương mại giữa các tỉnh mới nhất được hướng dẫn cụ thể tại Quyết định 1640/QĐ-NHNN năm 2024.
>> Quy định áp dụng lãi suất với tiền gửi bằng đô la Mỹ tại tổ chức tín dụng
>> Các trường hợp kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn năm 2024
Căn cứ Mục 2 Phần II Quyết định 1640/QĐ-NHNN năm 2024, thủ tục chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh ngân hàng thương mại giữa các tỉnh mới nhất được thực hiện như sau:
Bước 1: Ngân hàng thương mại lập 01 bộ hồ sơ theo quy định gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi dự kiến đặt trụ sở chi nhánh.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi dự kiến đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch có văn bản lấy ý kiến:
(i) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi chi nhánh, phòng giao dịch hiện đang đặt trụ sở về phương án giải quyết các tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan và lý do thay đổi địa điểm.
(ii) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự kiến đặt trụ sở chi nhánh về sự cần thiết có thêm chi nhánh trên địa bàn trong trường hợp thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh ở trong nước giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi dự kiến đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch, Ngân hàng nhà nước chi nhánh nơi chi nhánh, phòng giao dịch hiện đang đặt trụ sở, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự kiến đặt trụ sở chi nhánh có ý kiến bằng văn bản về các nội dung được đề nghị.
Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ ý kiến tham gia của các đơn vị, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi ngân hàng thương mại dự kiến đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch có văn bản gửi ngân hàng thương mại chấp thuận hoặc không chấp thuận việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch; trường hợp không chấp thuận, văn bản gửi ngân hàng thương mại nêu rõ lý do.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
Thủ tục chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh ngân hàng thương mại giữa các tỉnh mới nhất (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
(i) Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
(ii) Dịch vụ bưu chính.
(i) Văn bản của ngân hàng thương mại đề nghị chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch; trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung:
- Tên, địa điểm hiện tại, địa điểm dự kiến chuyển đến.
- Lý do thay đổi địa điểm.
- Kế hoạch chuyển trụ sở để đảm bảo tính liên tục trong hoạt động.
- Cam kết đáp ứng điều kiện theo quy định chậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày dự kiến khai trương hoạt động tại địa điểm được chấp thuận.
(ii) Phương án giải quyết các tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định.
- Ngân hàng thương mại là đối tượng thực hiện thủ tục.
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi dự kiến đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch là cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
Văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch.
(i) Có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch; trụ sở, trừ trụ sở phòng giao dịch, phải đảm bảo lưu trữ chứng từ, thuận tiện và an toàn cho giao dịch, tài sản, có đầy đủ hệ thống đảm bảo an ninh, bảo vệ, hệ thống cấp điện, liên lạc duy trì liên tục, đáp ứng yêu cầu phòng, chống cháy nổ.
(ii) Trụ sở chi nhánh có kho tiền đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp ngân hàng thương mại có hơn một chi nhánh trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngân hàng thương mại phải có tối thiểu một chi nhánh có kho tiền theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và phải chịu trách nhiệm chuyển tiền của các chi nhánh không có kho tiền về chi nhánh có kho tiền sau khi kết thúc giờ giao dịch mỗi ngày làm việc.
(iii) Chi nhánh, phòng giao dịch có hệ thống công nghệ thông tin kết nối trực tuyến với trụ sở chính và phòng giao dịch kết nối trực tuyến với chi nhánh quản lý; đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu hoạt động liên tục, an toàn, bảo mật cho các hoạt động nghiệp vụ.
(iv) Chi nhánh, phòng giao dịch có đầy đủ nhân sự điều hành tối thiểu gồm Giám đốc chi nhánh, Giám đốc phòng giao dịch hoặc chức danh tương đương và đội ngũ nhân viên thực hiện nghiệp vụ tại phòng giao dịch, chi nhánh, trong đó Giám đốc chi nhánh, Giám đốc phòng giao dịch này không được kiêm nhiệm Giám đốc chi nhánh, Giám đốc phòng giao dịch khác và Giám đốc chi nhánh không được kiêm nhiệm Giám đốc phòng giao dịch.
(v) Giám đốc chi nhánh hoặc các chức danh tương đương (đối với trường hợp khai trương hoạt động chi nhánh) đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 41 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
(vi) Chi nhánh, phòng giao dịch phải có thời gian hoạt động tối thiểu 03 năm tính đến thời điểm đề nghị thay đổi địa điểm.