Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là việc người lao động hoặc người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động không tuân thủ các trường hợp mà pháp luật cho phép. Cụ thể như sau:
>> Tiền lương của NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
>> Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2022 với NLĐ, cán bộ, CC, VC
Ảnh minh họa
1. Trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật
NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật là trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không đúng quy định tại Điều 35 Bộ luật lao động 2019:
Căn cứ Điều 35 Bộ luật lao động 2019 thì NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
- Nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn thì phải báo trước ít nhất 45 ngày;
- Nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng thì phải báo trước ít nhất 30 ngày.
- Nếu làm việc nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
- Nếu NLĐ làm ngành, nghề, công việc đặc thù đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
+ Nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên thì phải báo trước ít nhất 120 ngày;
+Nếu làm việc theo HĐLĐ đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng thì phải báo trước ít nhất bằng một phần tư (1/4) thời hạn của HĐLĐ.
Trong đó, các ngành, nghề, công việc đặc thù ở đây bao gồm:
+ Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không, nhân viên điều độ, khai thác bay;
+ Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
+ Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài;
+ Trường hợp khác do pháp luật quy định.
Như vậy: NLĐ vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì bị coi là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.
Tuy nhiên người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
2. Trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật
NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật là trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không đúng quy định tại Điều 36, 37 Bộ luật lao động 2019:
Căn cứ Điều 36 Bộ luật lao động 2019, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
(4) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
(5) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
(6) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
- Nếu NLĐ làm ngành, nghề, công việc đặc thù đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
+ Nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên thì phải báo trước ít nhất 120 ngày;
+Nếu làm việc theo HĐLĐ đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng thì phải báo trước ít nhất bằng một phần tư (1/4) thời hạn của HĐLĐ.
Trong đó, các ngành, nghề, công việc đặc thù ở đây bao gồm:
Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Như vậy: Các trường hợp NSDLĐ bị coi là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật bao gồm:
- Vi phạm quy định về các trường hợp được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động.
- Vi phạm thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động.
- Đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động trong trường hợp không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
Trường hợp người sử dụng lao động và người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ chịu những hậu quả pháp lý sau:
Trên đây là Thế nào là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật? Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.