Tạm đình chỉ công việc là các biện pháp đối với người lao động trong một số trường hợp được quy định trong bộ luật lao động 2019. Trên thực tế do thiếu hiểu biết các quy định pháp luật về việc tạm đình chỉ mà ít nhiều quyền lợi của người lao động bị xâm phạm.
>> Hướng dẫn thủ tục tố cáo công ty xuất khẩu lao động
>> Điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật lao động 2019, có thể hiểu việc Tạm đình chỉ công việc là buộc người lao động phải ngừng việc tạm thời để điều tra, xác minh những vụ vi phạm kỉ luật lao động phức tạp mà người lao động đó là đương sự, do người sử dụng lao động áp dụng theo quy định của pháp Luật.
Đối với Người sử dụng lao động có thể áp dụng biện pháp Tạm đình chỉ công việc trong một số trường hợp nhất định trước khi xử lí kỉ luật người lao động nhằm các mục đích cụ thể như để có thời gian điều tra xác minh hành vi vi phạm kỉ luật của người lao động. Theo đó thì thông thường đối với những vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp và nếu trong trường hợp xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh thì đối với phía người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động theo quy định của pháp luật nhưng phải thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động (nếu có)
Khoản 2 Điều 128 Bộ luật lao động 2019 quy định:
Điều 128. Tạm đình chỉ công việc
…
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Như vậy, thời gian người sử dụng lao động tạm đình chỉ công việc của người lao động không được quá 15 ngày. Trường hợp đặc biệt như liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động thì thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 90 ngày.
Khi bị tạm đình chỉ công việc thì Quyền lợi mà người lao động được hưởng khi tạm định chỉ công việc như sau:
- Trong trường hợp bị tạm đình chỉ công việc thì người lao động được 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. như vậy để đảm bảo cho thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc vẫn đảm bảo cuộc sống sinh hoạt bình thường thì đây là các biện pháp hữu hiệu nhất
- Trong các Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động và người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng của công ty
- Trong các Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật
- Người bị tạm đình chỉ công tạm thời việc nếu thấy không thỏa đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động va khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật hiện hành quy định.
Căn cứ theo điều 128 Bộ luật lao động 2019 quy định thì đối với trường hợp tạm đình chỉ công việc của người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, thời gian đó người lao động vẫn được tạm ứng 50% tiền lương và sau khi có kết luận người lao động có vi phạm và bị xử lý kỷ luật lao động thì công ty không phải trả nốt 50% còn lại tuy nhiên người lao động cũng không phải hoàn trả 50% tiền lương đã tạm ứng theo quy định của pháp luật.
Trong các Trường hợp không chứng minh được lỗi vi phạm của người lao động thì Doanh nghiệp đó có trách nhiệm trả nốt 50% tiền lương còn lại trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc của người lao động và đối với hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Doanh nghiệp thì Doanh nghiệp có thể khởi kiện dân sự người lao động ra Tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trên đây là quy định về Tạm đình chỉ công việc của người lao động. Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: