Hiện nay, Nhiều tổ chức, doanh nghiệp tuyển sinh đi du học gắn với việc làm thêm có thu nhập cao ở nước ngoài nhưng "thực chất là một dạng xuất khẩu lao động, gây nguy cơ hậu quả khó xử lý". PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP sẽ tư vấn về các trường hợp và thủ tục thực hiện tố cáo công ty xuất khẩu lao động.
>> Điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
>> Nghỉ việc nhiều ngày mà không có lý do thì có bị đuổi việc không?
1. Thế nào là tố cáo công ty xuất khẩu lao động?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, có thể hiểu Tố cáo về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (xuất khẩu lao động) là việc cá nhân báo cho người có thẩm quyền biết hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực xuất khẩu lao động gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Căn cứ Điều 45 Nghị định 24/2018/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Theo đó, Luật Tố cáo 2018 quy định về trình tự, thủ tục tố cáo như sau:
Thẩm quyền giải quyết:
Các cơ quan sau có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm của công ty xuất khẩu lao động:
- Cục trưởng cục Quản lý lao động ngoài nước giải quyết tố cáo
- Bộ trưởng Bộ lao động – thương binh và xã hội xem xét xử lý tố cáo mà Cục trưởng Cục quản lý lao động nước ngoài đã giải quyết nhưng vẫn có tố cáo tiếp hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết.
Hình thức tố cáo:
Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Trình tự thực hiện tố cáo:
Bước 1: Thụ lý tố cáo
Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật Tố cáo;
- Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
- Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
- Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.
Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo
- Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo.
- Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.
Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo
Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.
Bước 4: Công khai kết luận nội dung tố cáo
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tố cáo.
Trên đây là quy định về Hướng dẫn thủ tục tố cáo công ty xuất khẩu lao động. Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: