Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh các loại pháo trong năm 2024 là như thế nào? Mong được giải đáp cụ thể về vấn đề này. Trân trọng cảm ơn! – Thanh Thúy (Đà Nẵng).
>> Đối tượng và hình thức giám sát khai thác tài nguyên nước từ 01/7/2024
>> Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ năm 2024
Căn cứ Điều 28 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh các loại pháo có trách nhiệm:
- Bố trí kho bảo quản nguyên liệu sản xuất pháo và kho bảo quản pháo thành phẩm theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo.
- Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống cháy, nổ, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc.
- Chỉ được sản xuất, gia công và bán các loại pháo theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo.
- Sản xuất, bảo quản, vận chuyển pháo phải thực hiện đúng quy định đối với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
- Nhập khẩu, xuất khẩu pháo, nguyên liệu là thuốc sản xuất pháo phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo.
- Chỉ được bán pháo hoa cho các cơ quan, tổ chức khi có văn bản cho phép sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Đối với các loại pháo không còn khả năng sử dụng phải lập hội đồng thanh lý, tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Quy định về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh các loại pháo năm 2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 6 Nghị định 96/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 109 Nghị định 31/2021/NĐ-CP), các hành vi bị nghiêm cấm đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (bao gồm kinh doanh các loại pháo) được quy định như sau:
(i) Hoạt động kinh doanh khi chưa được cấp hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
(ii) Lợi dụng hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự, trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
(iii) Cho mượn, cho thuê, mua, bán Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
(iv) Làm giả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; làm giả hồ sơ, tài liệu để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; sửa chữa, tẩy xóa nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
(v) Sử dụng dịch vụ bảo vệ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(vi) Hoạt động dịch vụ bảo vệ có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm mục đích đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(vii) Cản trở hoặc không chấp hành công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm của cơ quan Công an hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
(viii) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây khó khăn để không cấp hoặc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trái với quy định của Nghị định này; cản trở, gây phiền hà, xâm phạm quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân; bao che các hành vi vi phạm pháp luật của người có liên quan đến hoạt động của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh các ngành, nghề sau đây phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự, gồm:
- Kinh doanh công cụ hỗ trợ.
- Kinh doanh các loại pháo.
- Kinh doanh súng bắn sơn.
- Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.
- Kinh doanh casino.
- Kinh doanh dịch vụ đặt cược.
- Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.
- Kinh doanh tiền chất thuốc nổ.
- Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.
- Kinh doanh dịch vụ nổ mìn.
- Kinh doanh dịch vụ vũ trường.
- Kinh doanh dịch vụ lưu trú (đối với cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp).
- Kinh doanh súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ.