Từ ngày 01/7/2024, đối tượng và hình thức giám sát khai thác tài nguyên nước được quy định như thế nào? Rất mong được giải đáp cụ thể vấn đề này! – Minh Hoàng (Bình Thuận).
>> Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ năm 2024
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 17/05/2024
Ngày 16/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Tài nguyên nước 2023. Theo đó, đối tượng và hình thức giám sát việc khai thác tài nguyên nước từ ngày 01/7/2024 được quy định cụ thể tại Điều 86 Nghị định 53/2024/NĐ-CP như sau:
Căn cứ Điều 86 Nghị định 53/2024/NĐ-CP, đối tượng và hình thức giám sát khai thác tài nguyên nước từ ngày 01/7/2024 được quy định cụ thể như sau:
Đối tượng giám sát việc khai thác tài nguyên nước là các công trình khai thác nước mặt, nước dưới đất, nước biển thuộc trường hợp phải đăng ký, phải có giấy phép khai thác tài nguyên nước.
Quan trắc trong việc giám sát khai thác tài nguyên nước được thực hiện như sau:
- Đối với công trình thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác tài nguyên nước, thực hiện việc quan trắc để giám sát theo quy định tại các Điều 88, Điều 89, Điều 90, Điều 91, Điều 92 và Điều 93 của Nghị định 53/2024/NĐ-CP và được cập nhật, kết nối, truyền dữ liệu vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia để giám sát hoạt động khai thác tài nguyên nước.
Lưu ý: Khuyến khích các tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp phải quan trắc, giám sát chất lượng nước thực hiện việc quan trắc, cập nhật số liệu chất lượng nước khai thác vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
- Đối với công trình thuộc trường hợp phải đăng ký, thực hiện việc quan trắc để giám sát theo quy định tại Điều 94 của Nghị định 53/2024/NĐ-CP.
Theo đó, có 03 hình thức giám sát khai thác tài nguyên nước sau đây:
- Giám sát trực tuyến: theo dõi số liệu đo đạc, quan trắc tự động, liên tục được kết nối và truyền trực tiếp vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
- Giám sát định kỳ: theo dõi số liệu đo đạc, quan trắc được cập nhật định kỳ vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
- Giám sát bằng camera: theo dõi hình ảnh bằng camera được kết nối và truyền trực tiếp, liên tục vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
Thông tin số liệu quan trắc khai thác tài nguyên nước do các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước cung cấp vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu vi phạm hành chính, hình sự trong việc tuân thủ quy định của giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các quy định của pháp luật về tài nguyên nước khi thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Giải đáp thắc mắc, đối tượng và hình thức giám sát khai thác tài nguyên nước từ 01/7/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 42 Nghị định 53/2024/NĐ-CP thì hạn ngạch khai tài nguyên nước là giới hạn lượng nước cho phép khai thác của công trình khai thác tài nguyên nước do cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác tài nguyên nước quyết định trên cơ sở trạng thái nguồn nước trên lưu vực sông, nhu cầu sử dụng nước và các yêu cầu về bảo vệ tài nguyên nước thông qua giấy phép khai thác tài nguyên nước và phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước khi có dự báo trạng thái nguồn nước tương ứng trạng thái quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 42 Nghị định 53/2024/NĐ-CP. Việc quyết định hạn ngạch khai thác tài nguyên nước được thực hiện như sau:
- Trường hợp hiện trạng và dự báo nguồn nước trên lưu vực sông ở trạng thái bình thường thì hạn ngạch khai thác tài nguyên nước được thực hiện theo giấy phép khai thác tài nguyên nước.
- Trường hợp hiện trạng hoặc dự báo nguồn nước ở trạng thái thiếu nước thì hạn ngạch khai thác tài nguyên nước thực hiện theo hoạt động điều hòa, phân phối tài nguyên nước tương ứng với trạng thái của nguồn nước quy định tại khoản 3 Điều 40 của Nghị định 53/2024/NĐ-CP.