Trong năm 2024, quy định về thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thông qua như thế nào? Rất mong được giải đáp chi tiết! – Chiến Thắng (Phú Thọ).
>> Quy trình thương lượng tập thể tại công ty năm 2024
>> Quyền thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động trong công ty 2024
Thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thông qua 2024 vẫn được thực hiện theo quy định tại Điều 72 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
- Nguyên tắc, nội dung thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia được thực hiện theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật Lao động 2019 (xem chi tiết tại bài viết: Thương lượng tập thể và nội dung thương lượng tập thể 2024).
- Quy trình tiến hành thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia do các bên thỏa thuận quyết định, bao gồm cả việc thỏa thuận tiến hành thương lượng tập thể thông qua Hội đồng thương lượng tập thể quy định tại Mục 2 bên dưới.
- Trường hợp thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thì đại diện thương lượng do các bên thương lượng quyết định trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận.
Bộ luật Lao động 2019 và văn bản hướng dẫn (có hiệu lực từ 18/9/2023) |
Quy định về thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thông qua 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo Điều 73 Bộ luật Lao động 2019, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thông qua Hội đồng thương lượng tập thể được thực hiện như sau:
- Trên cơ sở đồng thuận, các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc nơi do các bên lựa chọn trong trường hợp các doanh nghiệp tham gia thương lượng có trụ sở chính tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Hội đồng thương lượng tập thể để tiến hành thương lượng tập thể.
- Khi nhận được yêu cầu của các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể để tổ chức việc thương lượng tập thể. Thành phần Hội đồng thương lượng tập thể bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng do các bên quyết định và có trách nhiệm điều phối hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể, hỗ trợ cho việc thương lượng tập thể của các bên.
+ Đại diện các bên thương lượng tập thể do mỗi bên cử. Số lượng đại diện mỗi bên thương lượng tham gia Hội đồng do các bên thỏa thuận.
+ Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Hội đồng thương lượng tập thể tiến hành thương lượng theo yêu cầu của các bên và tự chấm dứt hoạt động khi thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia được ký kết hoặc theo thỏa thuận của các bên.
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể tại Chương III Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.
Căn cứ tại Điều 74 Bộ luật Lao động 2019, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thông qua có trách nhiệm như sau:
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể cho các bên thương lượng tập thể.
- Xây dựng và cung cấp các thông tin, dữ liệu về kinh tế - xã hội, thị trường lao động, quan hệ lao động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy thương lượng tập thể.
- Chủ động hoặc khi có yêu cầu của cả hai bên thương lượng tập thể, hỗ trợ các bên đạt được thỏa thuận trong quá trình thương lượng tập thể; trường hợp không có yêu cầu, việc chủ động hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ được tiến hành nếu được các bên đồng ý.
- Thành lập Hội đồng thương lượng tập thể khi có yêu cầu của các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thông qua Hội đồng thương lượng tập thể quy định tại Mục 2 bên trên.