Thành lập công đoàn trong Công ty Cổ Phần
Nguồn: Internet
1. Vai trò của tổ chức Công đoàn là gì?
- Công đoàn là tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
- Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải có số lượng tối thiểu thành viên là người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ. Ban lãnh đạo do thành viên của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp bầu. Thành viên ban lãnh đạo là người lao động Việt Nam đang làm việc tại doanh nghiệp; không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích do phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, các tội xâm phạm sở hữu theo quy định của Bộ luật Hình sự.
2. Điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở tại công ty cổ phần
Trước khi thành lập Công đoàn tại công ty cổ phần (sau đây gọi tắt là Công đoàn) người lao động sẽ phải tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Ban vận động) và nên liên hệ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ việc thành lập Công đoàn.
Ban vận động đóng vai trò là một tập thể tiên phong; có trách nhiệm vận động, dẫn dắt và đứng ra chủ trì, thực hiện các công việc cụ thể cho đến khi bầu được Ban chấp hành của Công đoàn.
Những người lao động có ý nguyện gia nhập Công đoàn sẽ tự tập hợp lại và bầu ra trưởng Ban vận động. Trường hợp có 01 người lao động đã là đoàn viên Công đoàn thì người này có quyền tập hợp người lao động và làm trưởng Ban vận động; nếu số đoàn viên Công đoàn nhiều hơn thì bầu trưởng Ban trong số đoàn viên đó.
Trong quá trình vận động, Ban vận động gửi Đơn xin tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam đến những người lao động để họ hoàn tất và thu thập lại làm cơ sở xem xét có đủ điều kiện để thành lập Công đoàn hay chưa.
Điều kiện để có thể thành lập Công đoàn là phải có ít nhất 05 đoàn viên Công đoàn Việt Nam; hoặc, phải có ít nhất 05 người lao động có đơn tự nguyện xin gia nhập Công đoàn Việt Nam.
3. Hội nghị thành lập Công đoàn tại công ty cổ phần
Sau khi đáp ứng được điều kiện về số lượng như trên thì Ban vận động sẽ tiến hành bước tiếp theo là tổ chức Hội nghị thành lập Công đoàn để giải quyết các nội dung sau:
1. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
2. Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và công tác chuẩn bị tổ chức thành lập công đoàn cơ sở.
3. Công bố danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.
4. Tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở.
5. Đại diện công đoàn cấp trên phát biểu (nếu có).
6. Người sử dụng lao động phát biểu (nếu có).
7. Bầu cử ban chấp hành công đoàn cơ sở. (Tham khảo mẫu Phiếu bầu cử tại Hội nghị thành lập Công đoàn)
8. Bầu cử chủ tịch công đoàn cơ sở.
9. Thông qua kế hoạch hoạt động của công đoàn cơ sở.
4. Hồ sơ đề nghị thành lập Công đoàn tại công ty cổ phần
Ban chấp hành Công đoàn và hoạt động Công đoàn chỉ được công nhận sau khi có quyết định công nhận của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nên trong thời hạn 15 ngày kể từ khi kết thúc Hội nghị, Ban Chấp hành Công đoàn có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ra quyết định công nhận đoàn viên và Công đoàn tại doanh nghiệp
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
1. Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở;
2. Danh sách đoàn viên, kèm theo Đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động;
3. Biên bản hội nghị thành lập Công đoàn;
4. Biên bản kiểm phiếu bầu cử Ban chấp hành Công đoàn, kèm theo lý lịch trích ngang của các thành viên Ban chấp hành.
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở sẽ giải quyết việc công nhận hay không trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Công đoàn cơ sở.
Lưu ý:
- Trình tự thành lập công đoàn ở mỗi địa phương có thể sẽ có sự khác nhau (trong hồ sơ phải nộp); vậy nên, người sử dụng lao động và người lao động rất cần phải liên hệ với Công đoàn cấp trên trực tiếp của mình để được hướng dẫn, hỗ trợ việc thành lập Công đoàn.
- "Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở" bao gồm:
+ Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là liên đoàn lao động cấp huyện);
+ Công đoàn ngành địa phương;
+ Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp);
+ Công đoàn tổng công ty;
+ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.
Tham khảo thêm mẫu Văn bản đề nghị thành lập Công đoàn cơ sở.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Bài viết liên quan:
- Hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc năm 2023
- Theo nhu cầu, doanh nghiệp có thể làm một số công việc sau
- Mức phạt hành chính trong lĩnh vực công đoàn mà DN cần lưu ý
Câu hỏi thường gặp:
- Công ty nợ lương, người lao động có được tự ý nghỉ việc?
- Vi phạm về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập tổ chức đại diện người lao động 2023 sẽ bị phạt thế nào?
- Nghĩa vụ của công ty đối với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở năm 2023?
- Điều lệ tổ chức của người lao động tại công ty 2023 phải có nội dung nào?
- Việc thành lập, gia nhập tổ chức của người lao động tại công ty 2023 được quy định như thế nào?
- Tỉ lệ đóng đoàn phí, kinh phí công đoàn của doanh nghiệp và người lao động là bao nhiêu?